Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 12:37:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội nhớ về Hà Nội  (Đọc 252326 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Duc18153
Thành viên
*
Bài viết: 139


« Trả lời #340 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2011, 11:32:54 am »

Trường Đh mỹ thuật ĐD, giờ là Bảo tàng Mỹ thuật VN, Phố Cao bá quát ,số nhà thì tôi k để ý...còn bức ảnh chân dung - thì : bó tay chịu trói ...hic
Logged

Không lấy cái kim sợi chỉ của dân ...
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #341 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2011, 11:54:50 am »

Cám ơn bác duc18153 nhưng theo lịch sử nhà trường thì nó ở gần Viễn Đông Bác Cổ tức gần Bảo tàng Lịch sử bây giờ, chắc không phải là Cao Bá Quát đâu.

Cũng trong Bảo tàng Mỹ thuật có một bức tranh khắc gỗ màu Bến thuyền Sông Hồng sáng tác năm 1930 của họa sỹ Đỗ Đức Thuận thấy rất nhộn nhịp, bác nào có ảnh chụp cảnh trên bến dưới thuyền Sông Hồng đoạn Hà Nội xưa thì đưa lên giùm nhé.

Còn bức tranh không phải để đố mà chỉ để hình dung nhà nho xứ bắc đầu thế kỷ 20 nó ra sao.
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #342 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2011, 07:09:06 pm »

Trường Mỹ thuật Đông Dương năm 1929, 102 phố Reinach, có bác nào biết đó là phố nào bây giờ không. Chắc không phải là Yết Kiêu rồi.


Và bức sơn dầu nổi tiếng của họa sỹ Nam Sơn


May quá, trong tay tôi đang có cuốn Từ điển đường phố Hà Nội của NXB Hà Nội in năm 2009 thì phố Reinach là phố Trần Quốc Toản bây giờ.
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #343 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2011, 07:11:46 pm »

Trường Đh mỹ thuật ĐD, giờ là Bảo tàng Mỹ thuật VN, Phố Cao bá quát ,số nhà thì tôi k để ý...còn bức ảnh chân dung - thì : bó tay chịu trói ...hic

Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương từ xưa (năm 1925) đến nay vẫn nằm ở phố Yết Kiêu, chưa bao giờ nằm ở phố Cao Bá Quát cả.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #344 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2011, 07:16:44 pm »

Cám ơn bác linh thong tin. Theo trang web về lịch sử của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thì thông tin là như em nêu trên. Nếu Trần Quốc Toản thì em đang suy nghĩ xem nó ở đoạn nào. Có thể sau 1 vài năm nó mới chuyển về Yết Kiêu, tất nhiên khi đó tên phố sẽ là khác vì nó đang ở dưới thời Pháp thuộc.
Logged
Duc18153
Thành viên
*
Bài viết: 139


« Trả lời #345 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2011, 08:38:02 pm »

Tại sao các bác lại tin vàocác trang web ,khi mà máy vi tính mới ra đời 20 năm ,và những vấn đề đưa ra tham khảolà đầu Tk20.! hic. các bác thấy sao ?
Logged

Không lấy cái kim sợi chỉ của dân ...
Duc18153
Thành viên
*
Bài viết: 139


« Trả lời #346 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2011, 08:51:29 pm »

Theo nhận xét của tôi ,phố Trần quốc toản : là trại lính và trụ sở bộ máy cai trị của thực dân Pháp..như Sở liêm phóng ĐD...
Logged

Không lấy cái kim sợi chỉ của dân ...
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #347 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2011, 09:38:38 pm »

Trường Mỹ thuật Đông Dương năm 1929, 102 phố Reinach, có bác nào biết đó là phố nào bây giờ không. Chắc không phải là Yết Kiêu rồi.


Và bức sơn dầu nổi tiếng của họa sỹ Nam Sơn


@qtdc: Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập năm 1929, có cổng chính ở phố Yết Kiêu, còn 1 cổng như trong ảnh ở 102 phố Reinach. Phố này chính là phố Trần Quốc Toản bây giờ. Ngày xưa phố này chạy từ phố Huế qua Bà Triệu, Quang Trung, Trần Bình Trọng, Yết Kiêu và Nam bộ (giờ là Lê Duẩn). Đoạn từ YK đến LD Bộ Công An lấn chiếm làm đường nội bộ và giờ đây người HN mất 1 đoạn phố và mất luôn cả sự chiêm ngưỡng những tấm phù điêu nghệ thuật chạy dài bên hông của trường Mỹ thuật.Thật là tiếc cho đoạn phố bị mất này Huh Huh Huh.

Nói rõ thêm về đoạn phố này. Trước đây lô đất giờ là Bộ CA là 1 khu triển lãm (trước cả triển lãm Vân Hồ, còn triển lãm Giảng Võ mãi sau này mới có), năm 1958 khi ấy chuẩn bị khai trương triển lãm Trung Quốc thì 1 đám cháy khủng khiếp xảy ra và thiêu trụi toàn bộ khu triển lãm này. Bao nhiêu năm lô đất để hoang phế cỏ mọc tùm lum và dĩ nhiên đoạn phố TQT này vẫn được đi lại và cũng là nơi lũ trẻ chúng tôi đá bóng. Từ khi Bộ CA được xây dựng trên lô đất của triển lãm cháy thì đoạn đường này bị mất và nó dần dần bị quên lãng, và chỉ còn trong tiềm thức của lớp người trạc tuổi tôi mà lại là cư dân ở đấy.

Cũng cần nói rõ thêm đoạn đường TQT từ Trần Bình Trọng đến Yết Kiêu là mặt sau của Nhà hát nhân dân (Cung Văn hóa hữu nghị bây giờ), lúc tôi còn nhỏ đã thấy người ta bịt lại làm khu vực quản lý của Tổng Liên đoàn lao động, bởi thế đoạn từ YK đến LD mới vắng vẻ. Mãi tới khi xây xong Cung văn hóa HNVX năm 1977 thì đoạn phố này mới lại được khai thông nhưng đoạn cuối lại bị người ta chiếm dụng mất. Khổ thân cho con phố mang tên người anh hùng dân tộc trẻ tuổi đã đi vào trang sách trẻ thơ đã bị người ta cắt, xẻ và chiếm dụng. Nhiều năm trước trên diễn đàn báo chí có nhiều bài báo yêu cầu trả lại đoạn phố này nhưng nghe chừng bị chìm mất tiêu.

Tấm ảnh bác giới thiệu là ở góc đường LD và TQT, đây có cửa sau vào trường qua khu ký túc xá ngày xưa. Cái nhà trong ảnh nhiều năm trước vẫn còn với kết cấu lạ mắt. Hồi nhỏ tôi chơi với đám bạn con cái các họa sĩ ở đây nên khá thông thạo ngóc ngách của trường này. Ngõ Tức Mạc nhà tôi đoạn cuối ngõ có bức tường ngăn với trường MT.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Một, 2011, 10:03:37 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #348 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2011, 01:30:20 am »

Rất cám ơn bác Tường và tất cả các bác. Như vậy trụ sở Viễn Đông Bác Cổ (École française d'Extrême-Orient - EFEO) tại Hà Nội chỉ quanh quẩn đấy thôi. Còn bảo tàng Louis Finot tức Bảo tàng Lịch Sử ngày nay chỉ là bảo tàng của VĐBC thôi, không phải trụ sở.


Em nghĩ là cảnh này bên Hồ Gươm, đoạn Bảo Khánh đâm ra hồ. Các bác xem có thật đúng vậy không?
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Một, 2011, 02:07:04 am gửi bởi qtdc » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #349 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2011, 07:42:54 am »

Rất cám ơn bác Tường và tất cả các bác. Như vậy trụ sở Viễn Đông Bác Cổ (École française d'Extrême-Orient - EFEO) tại Hà Nội chỉ quanh quẩn đấy thôi. Còn bảo tàng Louis Finot tức Bảo tàng Lịch Sử ngày nay chỉ là bảo tàng của VĐBC thôi, không phải trụ sở.


Em nghĩ là cảnh này bên Hồ Gươm, đoạn Bảo Khánh đâm ra hồ. Các bác xem có thật đúng vậy không?

@qtdc: Trườngd VĐBC có bao giờ ở gần khu vực trường MT đâu bác, mà nó chính là mặt sau của Bảo tàng lịch sử cửa thông ra Phạm Ngũ Lão. Tên ngày xưa của BTLS là Bảo tàng Viễn đông bác cổ.

Còn tấm ảnh này là góc Hàng Khay và Đinh Tiên Hoàng. Chỗ này trước đây là có kiosque bán hoa hình vòng cung sau đó người ta phá đi cùng với việc tân trang lại Bách hóa tổng hợp để trở thành Tràng Tiền Plaza. Tôi nhìn thấy phía sau cây si là một bệ đá (có thể là 1 vòi nước rửa tay vì có chậu bằng đá như lavabo , không phải đài phun, kiểu vòi nước ta vẫn thấy trên các quảng trường cổ ở nước Ý qua phim ảnh, khách đi qua hứng tay vào vòi để uống). Lúc còn nhỏ tôi qua đây hay trèo lên bệ đá đó, nhưng cây si bấy giờ cũng không còn nữa (có lẽ để xây kiosque bán hoa người Pháp đã chặt bỏ cây si này).    
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Một, 2011, 02:24:35 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM