Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 03:24:38 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội nhớ về Hà Nội  (Đọc 252357 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Duc18153
Thành viên
*
Bài viết: 139


« Trả lời #200 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2011, 09:58:00 pm »

Nhà tôi ở số153, khoảng giữa ngõ Văn chương và Văn hương cách nhà bác NHL.C17 độ 200m...đó là trước 75 ,bây giờ thuộc chủ khác rồi .!

@ Duc18153 Số nhà 153 nằm phía dưới ngõ Huy Văn  đoạn đó gần đối diện ngõ Thịnh Hào 2
@Thaiminhhung.. đúng đấy bác ,mới năm kia thôi số nhà 153 vẫn còn là 2 tầng ,lợp ngóinay cho cửa hàng bán xe máy thuê... tôi nhớ : hồi 6x, bên kia đường là ga tầu điện ,có một máy nước CC. cạnh đó là nhà thờ Hàng bột ...
Logged

Không lấy cái kim sợi chỉ của dân ...
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #201 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2011, 10:33:45 pm »

Hôm nay phải đi sớm qua huyện Chương Mỹ quê hương của bác TVprc25, Wanta & BH tranh thủ lúc ngồi trên ô tô chụp một số ảnh về huyện Chương Mỹ:

Huyện Chương Mỹ  ( Đây là một lối rẽ từ QL6 vào, tại ngã 3 phía trước khoảng 500m chân đồi tượng Bụt có đường rẽ vào thị trấn Chúc Sơn rông rãi hơn. Thị trấn của huyện CM cách QL6 khoảng hơn 1km )



Còn đây là chợ Trường Yên ( Chợ này ở đầu xã Trường Yến bên tay trái, tên chợ là Chợ Đông Phương Yên vì nó nằm trên đất của xã Đông Phương Yên. Địa điểm này còn có tên goi là Cây Hai Chín ( Km29 từ trung tâm HN theo QL6 cũ, bây giờ đường mới thí chỉ là Km 25 thôi.
Chợ này gây cản trở giao thông nhiều vì đây có đường từ làng của TânVĩnh ra, chợ họp lấn ra sát ra ria đường, nhiều lần dẹp nhưng đâu lại vào đấy)





Bác TMH,

Có vài lời như trong ngoặc. Đất ở quanh khu vực ấy, mặt đường QL6 và mặt đường làng quê tôi giá bây giờ khoảng 20 tr./m2. Đoạn mặt đường QL6 cách chợ khoảng 300m lùi lại phía HN vào, hơn chục năm trước xã tôi có chia lô bán, 105m2/lô  (khoảng >5m mặt tiền x 20m sâu ), tôi về dự đấu thầu trả giá vọt lên trúng được 1 lô đẹp nhất ( có sườn và sau là đường nội bộ) giá 103 tr.,( khoảng 20 cây), thanh toán 100% được giảm giá 5% !
Sau mấy năm cho chú em mượn làm nhà tạm để ở và sản xuất kinh doanh hàng mây tre đan trên đó cho thuận tiện vận chuyển, mấy năm trước tôi bán rồi !


Đường đầu làng Yên Trường, xã Trường Yên rẽ từ QL6 ( bên tay trái phía HN vào ), ngay chỗ họp chợ đối diện bên kia QL6 :





« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười, 2011, 02:44:30 pm gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #202 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2011, 10:49:05 pm »

Các bác ở HN có bác nào học ở trường Lycée Albert Sarraut không?

@ linh thong tin,

  Tầm tuổi chúng ta ít Bác được học  Trường '" Tây " ( Lycée Albert Sarraut ) .  Giờ là Trường  Trung học phổ thông Trần Phú Hoàn Kiếm (8 Hai Bà Trưng Hà Nội) . ( Giờ cũng là một trường nổi tiếng của Hà Thành  đấy nhưng chưa phải về học tập đâu )
 Bạn của các Ô anh  tôi có học ở trường đấy phải  là Thế hệ < =  năm 50 mới  học ở trường đấy . Còn sau này đã có thay đổi.

Theo em nhớ thì Lycée này còn một địa điểm nữa ở phố Hoàng Văn Thụ phía bên rìa sân trước lăng Bác, đoạn gần đến Phủ Chủ tịch, nằm ở đoạn giữa Nguyễn Cảnh Chân và Hùng Vương, không biết có đúng không. Ngoài ra trong những năm 196x-7x số 8 Hai Bà Trưng còn là địa điểm trường Phổ thông Công nghiệp nữa thì phải. Nhạc sỹ Phú Quang, nghệ sỹ Ái Vân học ở số 8 Hai Bà Trưng này. Các bác biết xác nhận giùm.

Còn ở đoạn Giám, bên cạnh khu Quốc Tử Giám phía Sinh Từ thời 8x có bến xe bán vé lên phía Bắc, em đi đưa các bác lên biên giới phía Bắc từ đây khá nhiều lần. Tết đến thì đây là điểm bán lá dong theo tem phiếu gì đấy.

Lứa chúng tôi có những người bạn học Lycée Albert Sarraut trên tôi 1, 2 lớp. Nhưng đến hết năm học 1963-1964 thì trường này giải thể để trở thành trường PT công nghiệp và Hoàn Kiếm và sau này là Trần Phú. Tôi được biết là theo sự thỏa thuận giữa ta và Pháp thì Lycée Albert Sarraut được duy trì 10 năm từ 1954 đến 1964.

Ngày xưa trước năm 1945 và trong KCCP, Lycée Albert Sarraut chính là ở Hoàng Văn Thụ nay là trụ sở của BCHTW Đảng. Chính vì thế mới có chuyện tuần nào cũng có đánh nhau giữa HS VN của trường Bưởi với tây con ở Lycée Albert Sarraut (đây là lớp người cha chú chúng ta)   
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #203 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2011, 11:30:22 pm »

  LÍNH HÀNG BỘT  ( 2 )[/size]


Mấy đứa chúng tôi ở Hàng Bột  có thể xếp vào thời cuối 5X đầu 6X. Nhà tôi chuyển về đấy năm 58, tôi nhớ  từ lúc đi học vỡ lòng thì  nhà mấy thằng “ lính Hàng bột”  ấy đã ở các địa chỉ ấy rồi.
Hàng Bột lúc ấy vắng vẻ, con đường nhựa nhỏ  có đường tầu điện chạy . Đoạn từ đầu phố Nguyễn thái học qua Phan văn trị  đường tàu  chạy giữa phố, còn đoạn từ nhà thờ Hàng bột xuống đến  đầu Ô  ( Ô chợ dừa) đường tàu chạy sát vỉa hè bên phía nhà thờ. Vỉa hè  thời ấy  hầu hết là  đường đất,  khá rộng - hai bên đường trồng cây. Đoạn phố “ bang “ tôi trồng cây Me xen có một vài cây bàng. Mùa hè  me nở chùm hoa vàng rực, đám trẻ con  bẻ hoa và quả để chơi “ đồ hàng “.  Đến giữa hè , sau khi đánh bi – đánh đáo dưới bóng mát của cây bàng chán thì ném, trọc  những quả bàng chín ăn. Gè vỡ hạt bàng lấy nhân ,  nhớ cái  nhân bàng sao nó bùi mà thơm vậy !. Giờ thì đô thị hóa, vỉa hè lát gạch trọc lốc  phơi ra nắng– chả còn cái cây nào- chỉ để khoe mặt  cửa hàng  ra  phố dễ cho kẻ bán -người mua.
Phố Hàng bột bắt đầu từ ngã tư giao với phố Nguyễn thái Học, cũng là nút giao của đường xe điện chạy xuống Cầu giấy và đi Hà đông. Từ nút giao này  đường tàu mới rẽ thành hai nhánh ,còn trước đấy hai tuyến tàu điện đi chung suốt từ Bờ hồ qua hàng Bông rồi dọc theo phố Nguyễn thái Học. Ở cái góc rẽ đường tàu ấy có ngôi nhà  gạch xây nho nhỏ cho bác công nhân bẻ ghi trực, bên cạnh còn có cái miếu thờ, cả hai được che bóng bởi một cây gạo lớn sát với tường Quốc tử Giám. Ngôi miếu và cây gạo rất thiêng – chả biết vì sao thế.  Tối nào cũng vậy, Cứ tối đến  là có người đến thắp hương – cầu khấn xì xụp. Sau khi bỏ nhà trực bẻ ghi lúc bỏ đường tàu điện năm 91, thấy người  cúng bái nhiều người ta phá bỏ miếu – mọi ngừoi vẫn đến thắp hương và khấn quanh cái cây gạo; chân hương cắm đầy thân cây – là dấu tích cho ta thấy. Thế rồi chả biết sao, cây gạo cũng bị chặt mất .Cho đến giờ thì người ta lại đặt một viên gạch lát to trên vỉa hè với mấy viên gạch xây ở chỗ đấy –  để cắm hương và khấn hàng đêm. ( Bác nào có nhã ý  buổi tối ghé thăm sẽ thấy)- Dấu tích  này cho đến giờ dù đã mai một đi nhưng vẫn còn vang bóng lịch sử từ xưa ấy.
Vườn hoa Giám  từ đầu phố chạy dọc đến ngã tư Quôc tử Giám – Cát linh. Nó có một thời được dùng tạm để họp chợ - tên là chợ Giám. Khi nhà tôi chuyển về Hàng bột đã có chợ ở đấy rồi. Mẹ tôi mở cửa hàng may ở phố để kiếm thêm, hàng sáng sai tôi cầm chiếc Camen nhôm ra  hàng thịt của bác Minh ở ngay đầu chợ - rồi đến trưa tôi lại ra  chỗ  Bác lấy Camen về - trong đấy  để sẵn có thịt và một dẻ sườn thăn  -  Bác ấy nhẹ nhàng và thân thiết như người nhà  bởi  Bác gửi cô con gái học nghề may ở cửa hàng  Mẹ tôi. Khoảng năm 59 chợ Giám rời  vào khoảng đất trống chỗ khu chợ Ngô sỹ Liên bây giờ để trả lại  làm vườn hoa. Với đứa trẻ như tôi - Cuộc sống những năm đó thật là  êm đềm và nhẹ nhàng .
Rồi sau bắn phá 68 , người trở về phố đông, nhiều hơn.  Chiều đến vườn hoa Giám  trở thành sân bóng đá của đám thanh niên  và đám trẻ nữa . Ở đây có sân “ Phủi “ nổi tiếng , các anh tài bóng đá vang bóng một thời như  “ Ba Đẻn “, “ Cao Cừơng”…. của Thể công hay của  CA Hà nội cũng đã để lại dấu tích nơi đây.  ( Còn tiếp )
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #204 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2011, 11:35:13 pm »

 Gửi  2 Bức ảnh về Hàng bột thời nay để các Bác " dòm "
 
  Ngã tư Quốc tử Giám -  Hàng Bột hiện nay.
 Chỉ còn lại Đồn Công an ở góc đường ( ngôi nhà màu vàng )  gần như nguyên dạng từ thời những năm 60 -  riêng có mái lợp tôn đỏ trên cái mái ngói nguyên bản -Còn lại hầu như  nhà  trên phố đã đổi thay nhiều

       

   Vườn hoa Giám hiện nay với  nhà mái cong mới làm vài năm gần đây.
   Cây cối trong vườn  cũng được trồng mới


Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #205 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2011, 12:39:10 am »

TMH và các bác,

Nhân TMH có đi qua đầu làng tôi, nhắc đến tên quê tôi, tuy chưa tạt vào thăm một làng quê có đặc biệt về địa hình như điểm nối giữa vùng trung du và đồng bằng, TMH có chụp bức ảnh cái chợ ở đầu làng làm cho " máu quê" của tôi như nóng lên, tôi xin gửi các bác đôi điều về quê tôi. Nơi tôi đã sinh ra, lớn lên với đồng ruộng, con trâu, ao hồ, đường làng, những mái trường làng... suốt những năm tháng tuổi thơ. Gạo đồng làng và nước giếng quê đã nuôi tôi lớn lên để rồi từ đường làng tôi đã ra đi. 42 năm đã trôi qua, đường làng đã nâng bước chân tôi đi các nẻo đường đất nước từ Bắc vào Nam và cả nhiều nước trên thế giới nhưng tôi không thể quên được hình ảnh thân quen và sâu lắng của quê mình...


Làng quê tôi


Xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ (tỉnh Hà Tây trước đây) giáp với QL6  HN - Hòa Bình-Sơn La, Mộc Châu ( vùng Tây Bắc), cách trung tâm HN khoảng 25km. Xã có 2 làng (thôn) là Phù Yên và Yên Trường, 2 thôn có những nét khác nhau như giọng nói khác nhau hoàn toàn, Phù Yên có nghề mộc truyền thống, Yên Trường chủ yếu làm nông nghiệp, làm hàng thủ công và giỏi chợ búa kinh doanh. Kinh tế YT năng động và đa dạng hơn PY, đông dân và làng lớn hơn với những di tích nổi tiếng đều ở làng YT. Về cơ cấu chính quyền thường hài hòa giữa 2 thôn, bên này làm Bí thư thì bên kia Chủ tịch hoặc ngược lại, bao nhiêu năm nay thấy thế. Xã Trường Yên là xã có truyền thống cách mang, được phong tặng Xã Anh Hùng của thời kỳ KCCP.

Mấy năm nay khi nhập vào Hà Nội mở rộng, màu sắc độ thị hóa đã về đến làng Yên Trường. Hai thị trấn chỉ cách làng răm sáu km được qui hoach thành đô thị sinh thái ( Chúc Sơn) và đô thị vệ tính ( thị trấn Xuân Mai) - 2 thị trận này đều của huyện Chương Mỹ, càng làm cho làng Yên Trường đô thị hóa nhanh hơn nhưng cũng tiềm ẩn những mặt trái của đô thị hóa.
Làng quê không còn yên ả thanh bình như ngày xưa nữa. Đường làng ồn ã tiếng xe, vườn và cây ít đi, mái ngói thay bằng nhiều nhà bê tông làm cho làng quê trở nên chật hẹp và ngột ngạt. Rồi vệ sinh môi trường, rồi đất trồng lúa thu hẹp dần...

Làng Yên Trường là một làng cổ có từ thời Hai Bà Trưng đặc trưng của vùng quê Bắc Bộ với "cây Đa giếng nước ven Đình", nhưng hiện tại những dòng họ lớn trong làng đều mới định cư và phát triển từ thời Lê - Trịnh. Nơi đây còn lưu giữ những di tích như Bãi Pháo, Bãi Giỗi nơi diễn ra những trận đánh giữa quân của Hai Bà Trưng và quân xâm lược nhà Hán. Đình làng Yên Trường là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Trước đây làng có nghề truyền thống là nghề làm thúng, nhưng do quá trình đô thị hóa nghề này đã mai một dần, hiện không còn nữa. Những năm gần đây, làng phát triển nghề thủ công mây, tre, giang đan xuất khẩu nhưng vài ba năm nay ngành nghề này đang khó gặp khó khăn về lao động và thị trường.

Đình làng là điểm nhấn về lịch sử văn hóa của làng Yên Trường. Đình nằm ở bãi đất cao giữa làng, nhìn xuống ao lớn, bên kia là một gò đồi thấp có trường THCS của xã giáp với thôn Phù Yên. Hồi Pháp thuộc, đình làng bị đốt cháy. Dân làng chạy tản cư kịp dấu chiếc chuông đồng lớn xuống ao làng nên chuông này còn đến ngày nay. Mỗi lần đánh chuông, tiếng chuông  ngân xa cả làng xã. Đình làng được dựng lại mới hơn chục năm nay chính trên nền đất đình làng trước đây.

Hàng năm vào ngày mồng 8 tháng Giêng Âm lịch là ngày hội làng ( nhưng thấy làng tổ chức lễ hội vào tháng 8 có lẽ cho phù hợp hơn chăng thay vì ngày 8 Tết ? ).  Đây thực sự là Lễ hội văn hóa lớn nhất của làng, là ngày toàn bộ nhân dân và những người con của làng định cư ở các địa phương khác tề tựu đông đủ tham gia vào các hoạt động văn hóa hướng về cội nguồn, tổ tiên.


Cửa tam quan Đình làng Yên Trường



Trụ sở UB nằm gần Đình làng trên dải đất cao nhìn xuống đường làng và hồ nước Đình làng


Quán Bơi, xóm Đông




« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười, 2011, 02:58:35 pm gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #206 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2011, 01:58:03 am »

xóa bỏ
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười, 2011, 02:17:08 am gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #207 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2011, 05:02:51 am »

Cháu nhớ hồi cháu còn bé, vườn hoa quanh Quốc Tử Giám không có rào sắt như sau này. Bác cháu làm rể phố Hàng Bột (đầu gần Giám) nên hồi bé vẫn hay được đưa lên đó chơi. Sau này ra HN nhiều, hầu như lần nào cũng đi ngang Hàng Bột và Giám.

Trích dẫn
Hàng năm vào ngày mồng 8 tháng Giêng Âm lịch là ngày hội làng ( nhưng thấy làng tổ chức lễ hội vào tháng 8 có lẽ cho phù hợp hơn chăng thay vì ngày 8 Tết ? ).  Đây thực sự là Lễ hội văn hóa lớn nhất của làng, là ngày toàn bộ nhân dân và những người con của làng định cư ở các địa phương khác tề tựu đông đủ tham gia vào các hoạt động văn hóa hướng về cội nguồn, tổ tiên.

Cháu thấy các làng ở Hà Tây (cũ) và Bắc Bộ mà cháu được biết thì Hội làng thường làm trước Rằm tháng Giêng, chắc là do thời điểm đấy nông nhàn và vẫn là "Tháng ăn chơi"
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #208 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2011, 10:30:39 am »

Gửi  2 Bức ảnh về Hàng bột thời nay để các Bác " dòm "
 
  Ngã tư Quốc tử Giám -  Hàng Bột hiện nay.
 Chỉ còn lại Đồn Công an ở góc đường ( ngôi nhà màu vàng )  gần như nguyên dạng từ thời những năm 60 -  riêng có mái lợp tôn đỏ trên cái mái ngói nguyên bản -Còn lại hầu như  nhà  trên phố đã đổi thay nhiều

       

   


    Ngã năm Ô Chợ dừa điểm cuối của phố Hàng Bột cũ nay là Phố Tôn Đức Thắng

       

câu chuyện kể về , mở rộng ngã Năm Ô chợ dừa những năm 1977-1978, sẽ được viết sau khi Bác NHL kết thúc phần của bác.
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #209 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2011, 11:32:10 am »


    Ngã năm Ô Chợ dừa điểm cuối của phố Hàng Bột cũ nay là Phố Tôn Đức Thắng

       

    câu chuyện kể về , mở rộng ngã Năm Ô chợ dừa những năm 1977-1978, sẽ được viết sau khi Bác NHL kết thúc phần của bác.


@TMH,
  Bác chọn được ngày nào "đẹp' hay " lành" thì cứ " Bơm ra"  Wink cho A-E còn đựoc thưởng thức chứ chờ tôi kết thúc thì  E lâu quá ( mà khả năng bài nó kéo dài đấy - tôi lại còn đa mang bên mục  'Người lính công binh' bên MÁU VÀ HOA '  nữa ) . Nhiều Bác ở đây đã qua tuổi " hẹn hò " hay " chờ đợi " rồi nên tính hay sốt ruột lắm . Ở nhà ngày xưa bao cấp bụng rất " đói" vẫn vui vẻ chờ được chứ giờ là đến bữa chưa thấy dọn đã quát " loạn " cả lên  Huh Chưa già mà đã nóng tính! . Mà sao hả bác TMH  Huh  Huh  Huh
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM