Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 04:07:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler  (Đọc 13952 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #110 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2019, 04:29:49 pm »


        Nhưng nhìn chung, Eisenhower và các tướng lĩnh cấp cao của phương Tây không rút lại sự ngợi ca dành cho Zhukov với tư cách một chiến binh - sự lãnh đạo cương quyết của ông (nhưng thường bị chỉ trích), tình cảm gần như là cuồng tín của ông, lòng can đảm và tính tự chủ của ông. Tuy vậy, đôi lúc, họ cũng cảm thấy khó chịu trước thái độ tàn nhẫn của Zhukov, thế hiện ở việc Zhukov không bao giờ quan tâm đến cái giá sinh mạng của binh lính trong mỗi chiến dịch đế giành được lợi thế quân sự mong muốn. Nhưng công bằng mà nói, có sự khác nhau rất lớn về mức độ ác liệt trên các chiến trường ở mặt trận phía Đông và phía Tây. Hơn nữa, sự tàn khốc của tấn thảm kịch do quân đội Hitler gây ra trên đất nước Xô viết đã thúc đẩy những người lính Hồng quân làm tất cả mọi thứ có thể để đẩy lui quân thù và đào mồ chôn chúng càng sớm càng tốt, bảo vệ Tố quốc họ.

        Eisenhower nói rằng, càng biết nhiều về chiến trường ở phía Liên Xô, ông ta càng hiểu được lòng căm thù của người Nga đối với quân Đức, sẽ là điều hoàn toàn ngạc nhiên nếu Hồng quân không có thái độ hận thù đối với quân Đức và không có thái độ cứng rắn đối với thực tại chiến tranh hơn là đối với trường hợp các nước tránh xa được trạng thái thù địch. Thậm chí ngay trong những chiến dịch thành công, ông nói, quân đội của Zhukov đã phải trả giá đắt cho thắng lợi họ giành được1.

        Tai Hội nghị Postdam tháng 7 năm 1945, Stalin và Zhukov đã bàn về việc mời Eisenhower sang thăm Mátxcơva. Zhukov gợi ý Ike đến thăm Mátxcơva nhân dịp một đại hội thể thao lớn dự kiến diễn ra vào ngày 12 tháng 8. Eisenhower nhận lời và Stalin chỉ thị gửi thư mời chính thức tới Washington, nhấn mạnh rằng, vị tướng Mỹ sẽ là khách mời của cá nhân Zhukov trong thời gian ở Mátxcơva. Điều này có nghĩa là, vị khách Mỹ được mời tới Mátxcơva không phải với danh nghĩa là nguyên thủ hay chính khách mà chỉ là một viên tướng nổi tiếng trong Thế chiến thứ hai.

        “Vì Eisenhower là khách chính thức của tôi”, Zhukov nói, “nên tôi sẽ về Mátxcơva với ông ta và cùng ông ta đi thăm Leningrad, và chúng tôi sẽ cùng bay trở về Berlin”. Ike và Zhukov sẽ có nhiều thời gian để trao đổi quan điểm về những khía cạnh khác nhau của cuộc chiến. Khi hai người anh hùng chiến tranh tới dự một trận thi đấu bóng đá vào một tối tại Mátxcơva, các cổ động viên nhận ra Eisenhower đã đứng dậy hoan hô nồng nhiệt.

        Về những cuộc đàm thoại khá lâu của họ, Zhukov cảm thấy Eisenhower “khá là thẳng thắn trong những gì mà ông ta trình bày” và vấn đề ông quan tâm nhất là những chiến lược trong chiến tranh được triển khai dưới sự chỉ huy của Bộ Tổng chỉ huy các lực lượng Đồng minh tại châu Âu.

        Zhukov nhớ lại những điều Eisenhower nói với ông về năm 1941 định mệnh:

        Mùa hè năm 1941, khi Đức Quốc xã tấn công Liên Xô và Nhật Bản bộc lộ đã tâm gây chiến tại Thái Bình Dương, không quân Mỹ được động viên lên đến 1,5 triệu người. Đối với hầu hết mọi người trong Bộ Chiến tranh và chính quyền Hoa Kỳ, việc Nhật Bản tấn công vào Trân Châu cảng là khá bất ngờ... Khi cuộc chiến của Liên Xô chống quân Đức nổ ra, chúng tôi đã không thể tiên đoán được liệu người Nga sẽ cầm cự được bao lâu và liệu họ có chịu dược đòn tấn công dữ dội của quân Đức hay không. Giới kinh doanh Mỹ cùng với Anh vào thời điểm đó rất quan tâm đến nguồn nguyên liệu thô của Ân Độ, nguồn dầu mỏ ở Trung Đông cũng như cả khu vực Trung Đông và vùng vịnh Persia nói chung.

        Zhukov đã phê phán suy nghĩ trên và những đánh giá của Eisenhower về tình hình năm 1942, vì như những gì người ta biết, Mátxcơva rất hy vọng lực lượng Đồng minh mở Mặt trận thứ hai ở Pháp trong năm đó.

        Từ những gì ông ta (Ike) nói, có thể thấy rõ mối quan tâm cơ bản của nước Mỹ trong năm 1942 là bảo toàn vị thế quân sự và kinh tế của mình hơn là mở một mặt trận thứ hai ở châu Âu. Về mặt lý thuyết, Mỹ và Anh đã bắt đầu suy nghĩ về việc mở một mặt trận thứ hai ở châu Âu vào cuối năm 1941, nhưng đã không có hành động cụ thể nào được thực hiện cho mãi đến năm 1944.

-------------------
        1. Eisenhower ghi nhận rằng, ông ngạc nhiên khi Zhukov có lần nói với ông rằng, bộ đội của Zhukov đã từng tiến công qua một bãi mìn cứ như thể không có mìn ở đó. Trong khi với Ike, ông luôn sử dụng các đơn vị công binh để rà phá mìn ở mức tối đa. Nhưng Zhukov nói rằng, tổn thất trên các bãi mìn chi ngang bằng với những tổn thất do súng máy và pháo nếu quân địch sử dụng để phòng ngự tại những khu vực cụ thể. Eisenhower có ảnh hưởng đặc biệt đối với những viên chỉ huy Anh và Mỹ khiến họ luôn áp dụng chiến thuật tương tự
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #111 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2019, 11:07:01 am »


        “Chúng tôi”. Eisenhower nói với Zhukov, “đã từ chối lời đề nghị  của người Anh mở cuộc tấn công vào Đức qua Địa Trung Hải chỉ thuần tuý là lý do quân sự chứ không vì mục đích nào khác”.

        Zhukov nhận thức đầy đủ về những khó khăn liên quan đến chiến dịch đổ bộ lên Normandy.

        Trong hồi ký của mình, Zhukov viết, quân Đồng minh hiển nhiên là hiểu rõ sức kháng cự của quân Đức dọc theo bờ biến nước Pháp đối diện nước Anh qua eo biển Măngsơ và vô cùng lo lắng về cái gọi là “Bức tường Đại Tây Dương” được tuyên truyền rộng rãi mà Hitle cho xây dựng trên đất Pháp để ngăn chặn một cuộc đổ bộ của Đồng minh. Kế hoạch mở cuộc tiến công qua eo biển Măngsơ cuối cùng đã có được sự nhất trí của người Anh vào tháng 4 năm 1942, nhưng sau đó Thủ tướng Anh Churchill vẫn cố thuyết phục Tổng thống Mỹ Roosevelt tiến hành đổ bộ qua Địa Trung Hải. Theo Eisenhower, không thể mở Mặt trận thứ hai vào năm 1942 - 1943 vì quân Đồng minh chưa chuẩn bị sẵn sàng cho một chiến dịch hiệp đồng có tính chiến lược lớn như vậy. Nhưng Zhukov cũng đồng tình với sự không tin tưởng của các nhà lãnh đạo trong điện Kremlin, cho rằng, phát biểu của Eisenhower là “xa rời thực tế". Zhukov tuyên bố: “Quân Đồng minh lẽ ra đã có thể mở Mặt trận thứ hai vào năm 1943, nhưng họ đã không khẩn trương làm điểu đó, mà lại chờ quân đội của chúng tôi gây thêm nhiều thiệt hại cho quân Đức, chờ cho chúng bị kiệt sức thêm.”

        Trong khi nói chuyện, Zhukov hỏi Eisenhower:

        - Sự thực thì Bức tường Đại Tây Dương là như thể nào?

        - Thực ra không có bức tường nào hết, chỉ là vài cái giao thông hào bình thường và chúng không liên kết một cách liên tục. Có chưa đầy 3.000 khẩu đại bác các cỡ được bố trí trên toàn tuyến “bức tường”, trung bình chỉ có hơn một khẩu pháo trên một km chiều dài. Chỉ có một số công sự bằng bêtông kiên cố được trang bị pháo tầm xa nên chúng không thể ngăn cản được bước tiến của chúng tôi.

        Có vẻ như quân Đức không chú trọng nhiều tới các tuyến phòng thủ của chúng tại Pháp để chống lại một cuộc tấn công quy mô của quân Đồng minh xuất phát từ Anh. Tướng Franz Haider, Tổng tham mưu trưởng quân Đức thừa nhận “sự không tin cậy” của “Bức tường”. Halder viết trong hồi ký: “Quân Đức không có các trận địa phòng ngự chống lại lực lượng đổ bộ của Đồng minh tấn công dưới sự yểm trợ của không quân lúc đó đang làm chủ hoàn toàn bầu trời1.

        Theo Eisenhower, những khó khăn chủ yếu khi tấn công vào Pháp là công tác đảm bảo hậu cần cho quân đổ bộ khi vượt qua eo biển Măngsơ.

        Đăm chiêu nhớ lại những sự kiện trên sau chiến tranh, Zhukov nói, ông băn khoăn khi xem bộ phim “Ngày dài nhất’ của Hollywood vào năm 1965, dựa trên sự kiện lịch sử là cuộc đổ bộ Normandy tháng 6 năm 1944. Ông thấy trong phim quân Đức tỏ ra mạnh hơn hẳn trên thực tế. Zhukov rõ ràng là thất vọng nói: “Ý nghĩa chính trị của bộ phim dễ dàng hiểu được, những rốt cục vẫn có một vài hạn chế". Tuy nhiên, Zhukov cảm thấy ngạc nhiên khi lần đầu tiên ông nghe tới cuộc đổ bộ đó: “Cuộc đổ bộ lên Normandy thực sự là một chiến dịch quy mô lớn và đòi hỏi không được mắc sai lầm. Nếu muốn có thành công thì phải chuẩn bị và thực hiện tốt”.

        Theo quan điểm của Zhukov, quân Đức đã không có bất cứ kháng cự dáng kể nào trước quân Đồng minh cho đến tận tháng 7 năm 1944 khi họ chuyển quân từ bờ biển nước Pháp. Nguyên soái đề cập tới một cuốn sách có tựa để “Bộ Tư lệnh tối cao ” của F.c Pogue, trong đó viết rằng, Tập đoàn quân số 1 của Mỹ dưới sự chỉ huy của tướng George Patton chỉ mất có 3 người lính vào ngày 23 tháng 4 năm 1945, trong khi cùng ngày hôm đó, họ bắt được 9.000 binh lính và sĩ quan Đức. Zhukov hoài nghi về những tốn thất mà đội quân 3 triệu người của Mỹ phải gánh chịu khi tiến quân theo tất cả các hướng từ sông Rhine. Ồng nói rằng, con số thương vong của quân Mỹ chỉ chưa tới 10.000 người, trong khi số tù binh Đức lên đến hàng trăm ngàn.

        Về trận phản kích tại Ardennes của quân đội Hitler, Zhukov nói: “Tôi rất quan tâm đến đòn phản công của quân Đức vào cuối năm 1944 và công tác phòng thủ của quân Đồng minh tại đó”. Ông nhận xét, Eisenhower và tướng lĩnh của ông ta "luôn ngần ngại khi nói về điều đó". Tuy vậy. từ những điều họ nói, có vẻ như trận phản công của quân Đức tại Ardennes diễn ra hoàn toàn bất ngờ đối với Bộ Tổng chỉ huy quân Đồng minh và Bộ Chỉ huy Tập đoàn quân 12 dưới quyền tướng Omar Bradley. Kế hoạch mở chiến dịch đó của quân Đức chung quy là nhằm một lần nữa chọc thủng phòng tuyến của quân Đồng minh mà Hitler đã thực hiện trên hướng Dunkirk hồi tháng 5 năm 1940. Lần này, chúng lại đặt kế hoạch tiến nhanh về phía bờ biển và chia cắt, tiêu diệt các lực lượng Dồng minh, lần này là liên quân Anh - Mỹ.

--------------------
        1. Franz Haider, Nhật ký của Haider, Washington DC, 1950.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #112 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2019, 11:09:05 am »


        Vào đêm Giáng sinh, đội tiên phong của quân Đức đã tiến tới bờ Tây sông Liège. Trên đường rút lui, quân Anh - Mỹ bỏ lại vô khối xe cộ, đạn được và xăng dầu. Quân Đức đã xốc lại lực lượng để mở mặt trận Dunkirk thứ hai. Đến lúc này. Churchill đề nghị Stalin gỡ thế bí cho quân Anh - Mỹ bằng cách mở một chiến dịch tấn công bên phía mặt trận Xô - Đức. Câu trả lời có ngay ngày hôm sau rằng. Hồng quân sẽ bắt đầu các đòn tấn công quân Đức vào ngày 12 tháng Giêng, sớm hơn nhiều so với kế hoạch, ban đầu trên toàn tuyến mặt trận phía Đông, từ Baltic tới Capathians. Diễn biến này đã giúp giảm áp lực lên quân Đồng minh. Cùng lúc đó, Tập đoàn quân 3 của tướng Pattron đã tiến quân với tốc độ truy kích để hỗ trợ quân của tướng Bradley đang chịu những đòn phản công của Đức ở Ardennes.

        Trong hồi ký của mình, Zhukov nêu vấn đề phân bố các khoản viện trợ “cho vay - di mượn”. Liên Xô nhận được những khoản “viện trợ” mà nền kinh tế của họ rất cần: máy móc, thiết bị hạng nặng, nhiên liệu và lương thực, thực phẩm. Ỏng cho biết, Liên Xô đã nhận được 400.000 xe Jeep và xe vận tải, nhiều đầu máy xe lửa và các hệ thống thông tin liên lạc từ Mỹ và Anh. Nhưng ông củng nhấn mạnh, tất cả các đồng nghiệp và các quan chức Bộ Ngoại giao cùng khẳng định, những vật tư, trang thiết bị này không thể đóng vai trò quyết định trong thắng lợi của Liên Xô đối với Đức. Để chứng minh quan điểm của mình, ông nói Liên Xô đã tiếp nhận từ Mỹ và Anh khoảng 18.000 máy bay và hơn 11.000 xe tăng dưới hình thức “vay - mượn” trên, số vũ khí này chiêm chưa tới 10% tổng số vũ khí, đạn được do Liên Xô tự sản xuất cung cấp cho các lực lượng vũ trang trong chiến tranh. Vì vậy, theo ông, các khoan vay - mượn đó không thể đóng vai trò quyết định trên mặt trận Xô - Đức.

        Zhukov cho biết, trong chuyến thăm Liên Xô, Eisenhower đặc biệt quan tâm tới chiến dịch giải vây ở Leningrad củng như các chiến dịch ở Mátxcơva, Stalingrad và Berlin. Khi Ike hỏi Zhukov với tư cách là Tư lệnh Phương diện quân, ông đã phải chịu dựng gian khổ như thể nào về mặt thể chất trong thời gian chỉ huy Chiến dịch Mátxcơva, Zhukov trả lời như sau:

        Chiến dịch Mátxcơva là thử thách với cả chiến sĩ lẫn Tư lệnh. Trong suốt thời gian diễn ra những trận đánh ác liệt nhất đó, từ ngày 18 tháng 11 đến ngày 8 tháng 12, tôi chỉ được ngủ không quá hai giờ một ngày. Để giữ sức khỏe và khả năng làm việc, tôi luôn thực hiện những bài tập ngắn nhưng thường xuyên, uống cà phê đặc và có lúc cho phép bản thân ra ngoài trượt tuyết 15 đến 20 phút. Khi giành được thắng lợi mang tính bước ngoặt, tôi ngủ rất say đến nỗi không ai đánh thức được. Stalin điện thoại cho tôi hai lần và được mọi người thông báo “Zhukov đang ngủ và chúng tôi không thể nào đánh thức được1.”

        Khi Eisenhower và đoàn tùy tùng từ Berlin đến Mátxedva, Stalin lệnh cho Tổng Tham mưu trương A.I. Antonov giới thiệu cho Ike biết toàn bộ các kế hoạch chiến dịch của Hồng quân tại vùng Viễn Đông đã được triển khai mấy ngày trước đó. Ike được đưa vào Phòng Chiến tranh và được đón tiếp một cách thân mật. Stalin nói khá nhiều với Eisenhower về cuộc chiến tranh, nêu quan điểm của ông rằng: Chiến tranh thế giới lần thứ hai là kết qua của những chính trị gia có đầu óc thiển cận đồng loã với thái độ hiếu chiến của Hitler.

        Khi trở về Berlin trên chuyên cơ của Ike, hai người đã có dịp chuyện trò với nhau nhiều hơn. Zhukov cảm thấy hoàn toàn thoải mái trên chuyến bay. Trước khi ngồi xuống ghế, ông cởi áo khoác quân phục, để lộ chiếc áo lót bằng lụa màu xanh. Khi Ike đề nghị Nguyên soái hãy chợp mắt một lát, Zhukov từ chối vì nghĩ rằng chỉ có một chiếc giường trên máy bay và cũng không muốn tỏ ra mệt mỏi. Nhưng còn một chiếc giường khác dành cho Ike và do vậy cả hai đều có thể ngả lưng. Trước lúc máy bay hạ cánh xuống Berlin, Zhukov hỏi mượn Ike mấy cuốn tạp chí cho cô con gái, cả Eisenhower và anh con trai John lướt qua các giá sách, cẩn thận chọn một số quyển tạp chí để chắc chắn không có những bài báo mang nội dung chống Liên Xô trong đó.

        Cuộc gặp cuối cùng giữa Eisenhower và Zhukov diễn ra vào năm 1955 tại Hội nghị thượng đỉnh Geneva giữa Mỹ, Pháp, Anh và Liên Xô. Khi ấy, Eisenhower đã là Tống thống, Zhukov là Bộ trường Quốc phòng. Nhiều nhà quan sát Mỹ cho rằng, sự có mặt của Zhukov trong đoàn dại biêu Xô viết tới Geneva (gồm Bulganin, Khrushchev, Molotov, Zhukov và Gromyko) chủ yếu là “để trang tri'”, nhưng cũng còn là vì môi quan hệ bạn bè trong quá khứ với vị Tổng thống Mỹ.

------------------
        1. Albert Axell, Cuộc chiến của nước Nga. 1941 - 1945, Luân Đôn, 2001.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #113 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2019, 11:11:33 am »


        Tại Geneva, Ike và Zhukov gặp riêng vài lần và nói chuyện không chỉ về những năm tháng chiến tranh và các hoạt động quản lý nước Đức của Hội đồng Kiểm soát Đồng minh mà còn về những vấn đề thời sự như sự cùng tồn tại và nhu cầu tăng cường hòa bình giữa các dân tộc1.

        John Eisenhower nhanh chóng nhận ra lúc này là một vị nguyên soái khiêm nhường hơn lần hai cha con họ gặp trước đây, một vị nguyên soái nói chuyện chậm rãi và mềm mỏng, có vẻ khá là gượng gạo. Điều này không giống với hình ảnh “oai phong” mà họ từng biết hồi ở Đức ngay sau chiến tranh.

        Zhukov cũng nhận ra một Ike khác thay cho người đàn ông mà ông từng cộng tác khá gần gũi ở Đức. “Những gì ông ấy nói giờ đây không giống với hồi năm 1945”. (Hai năm sau Hội nghị thượng đỉnh Geneva, trong chuyến viếng thăm New Delhi, các nhà báo Ấn Độ đã hỏi Zhukov về quan điểm của ông đối với Eisenhower. Vị Nguyên soái thắng thắn trả lời: “Eisenhower là bạn cũ của tôi, với tư cách là một người lính. Tôi không biết cái gì còn lại trong ông... liệu ông có còn như cũ không2”).

        Gần như chắc chắn là cả Zhukov và Eisenhower đều thay đổi. Nhưng trong một thập kỷ sau chiến tranh, tình hình chính trị đã thay đổi rất lớn: sự gia tăng của Chiến tranh lạnh, nhu cầu tăng số lượng vũ khí hạt nhân của mỗi siêu cường và mới đây là chiến tranh Triều Tiên.

        Một nhân chứng tại Geneva, khi đó là Bộ trương Ngoại giao Liên Xô Gromyko, cho biết thêm chi tiết về Hội nghị trên. Theo Gromyko. Zhukov nói rằng trong các cuộc trò chuyện riêng giữa họ không phải do bố trí trước, đơn thuần chỉ là những câu chuyện tẻ nhạt. Được biết, Zhukov đã nói với Gromyko, Liên Xô nên “chuẩn bị khả năng sẵn sàng” ứng phó trong tương lai. Trong hồi ký của mình, Gromyko viết rằng, quan điểm trên đã được chia sẻ với các thành viên trong phái đoàn Xô viết.

        Gromyko cũng tiết lộ một giai thoại xảy ra vài năm sau đó về vợ của Eisenhower, Manie, phán ánh quan điểm của Mỹ đối với Nhà nước Xô viết. Sự việc diễn ra khi Tổng Bí thư Khrushchev, trong chuyến viếng thăm thủ đô nước Mỹ năm 1959, đã mời Eisenhower tới dự bữa tối liên hoan chia tay tại Đại sứ quân Liên Xô ở Washington. Phu nhân Tổng thống Mỹ ngồi bên cạnh Gromyko tỏ ý thông cám với người dân Liên Xô về những mất mát mà họ phải chịu đựng trong chiến tranh. Tuy nhiên, bà ta cũng nhanh chóng chuyển sang công kích:

        - Nhưng giờ đây, có vẻ như người Nga lại muốn áp đặt hệ thống của mình lên các nước khác... Điểu này được viết rất nhiều... Vậy có đúng thể không?

---------------------
        1. Thế giới sẽ không bao giờ biết đầy đủ, chi tiết các cuộc trao đổi riêng giữa Eisenhower và Zhukov, nhưng những nhận xét sau đây của Ike giúp hiểu thêm một vài khía cạnh của chúng. Tháng 7 năm 1957, tại một cuộc họp báo ở Washington, một phóng viên hãng ABC đã hỏi Tổng thống Eisenhower là liệu Ông có mời Georgi Zhukov sang thăm Mỹ không. Sau đây là câu trả lời khá dài dòng của Eisenhower:

        Rõ ràng những thay đổi gần đây trong điện Kremlin là kết quả của những sức ép lớn trong nội bộ nước này. Giờ đây, nhóm ra đi gồm những nhân vật có thể gọi là những phần tử theo chủ nghĩa truyền thông. Họ là cốt lõi của học thuyết Bônsêvích cổ điển, dù những người hiện vẫn tại vị và đường như có vẻ có đầy uy lực và hiển nhiên họ phải chịu trách nhiệm trước quá trình phi tập trung hóa đối với quản lý công nghiệp và tất cả những thứ tương tự như vậy.

        Do đó, những ý tưởng mà họ đang cố gắng làm cho linh hoạt đã đáp ứng nhu cầu, khát vọng, đòi hỏi của người dân. Tôi nghĩ, đường như điều này là to tát. Giờ đây, khi các anh nói về tướng Zhukov thì tôi cần phải nói rằng, trong những năm tôi biết ông ấy, tôi đã có những quan hệ hài lòng nhất và thân thiện với ông.

        Chúng tôi đã có những cuộc thảo luận khá lâu về các học thuyết. Tôi nhớ có một tối chúng tôi nói chuyện suốt 3 giờ đồng hồ. Người này đã cố gắng giải thích với người kia về những cái gì mà hai hệ tư tưởng dành cho các cá nhân, và tôi rất khó khăn đề cập đến nó khi mà ông ta cứ khăng khăng rằng hệ thống của nước mình gắn với chủ nghĩa lý tưởng còn hệ thống của chúng ta gắn với chủ nghĩa vật chất. Tôi cũng đã rất mất thời gian để bảo vệ lập trường của chúng ta, vì ông ấy nói rằng: “Ngài bảo một người rằng anh ta có thể làm khi anh ta thích, anh ta có thể hành động khi anh ta thích, anh ta có thể làm bất cứ cái gì. Mọi thứ là vị kỷ đối với người mà anh yêu cầu và chúng tôi những người Nga, được yêu cầu cần phải hy sinh cho Tô quốc”.

        Chúng tôi cũng có nhiều chủ đề để trao đổi, vì vậy tôi tin rằng ông ấy đã bị cuốn vào niềm tin đối học thuyết của ông và ông đúng là một người trung thực.

        2. A M. Rosenthal, New York Times, ngày 10 tháng 2 năm 1957.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #114 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2019, 11:15:00 am »


        Gromyko trả lời:

        - Không nên tin vào bất cứ cái gì mà bà đọc hay nghe được. Mátxcơva nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.

        - Họ không nói tới điều đó ở đây và tôi chưa từng đọc thấy nó trong Kinh thánh... Kinh thánh là sách gối dầu giường của tôi. - phu nhân Tổng thống đáp.

        Gromyko, vì là người vô thần, chọn cách không tranh cãi với vợ của Ike và thừa nhận đúng là trong Kinh thánh không để cập đến chủ đề này.

        Hồi chiến tranh, Zhukov cũng gặp gỡ một số người Mỹ khác, trong đó có Harry Hopkins, một phụ tá thân cận của Tổng thống Franklin Roosevelt và Eddie Rickenbacker, một phi công đồng thời cũng là bạn của vị Tổng thống này.

        Khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc, nhưng cuộc chiến với Nhật vẫn chưa chấm dứt, Hopkins đã tới Berlin và gặp Nguyên soái. Hai người nhất trí rằng, Tổng thống mới của Mỹ Harry Truman “không phải là người bạn của Mátxcơva” như Roosevelt. Zhukov, hồi đó được chỉ định là người đứng đầu Cơ quan quản lý Xô viết tại Đức, viết trong hồi ký của mình là vào tháng 5 năm 1945, Stalin đã nói với ông: “Vì Tổng thống Roosevelt đã qua dời (tháng 4 năm 1945) nên Churchill sẽ nhanh chóng đồng thuận với các quan điểm của Truman”.

        Đại úy quân đội Mỹ Eddi Rickenbacker, phi công xuất sắc trong Thế chiến lần thứ nhất, đã tới Mátxcơva hồi tháng 6 năm 1943, viết: “Bộ Chiến tranh của chúng tôi có thể không ủng hộ bất cứ hành động nào mà người Nga tiến hành. Nếu họ sụp đổ, như vào năm 1917... thì một vài quân đoàn Đức sẽ được phóng thích để hỗ trợ chúng ta ở phía Tây. Hoặc là người Nga có năng lực và lòng quyết tâm để tiếp tục cuộc chiến chống quân Đức?” Rickenbacker đã gặp Zhukov và hỏi ông về khả năng xảy ra một cuộc phản công của quân Đức. Zhukov nói quân đội Hitler giờ đây tập trung cách Mátxcơva 320 km về phía Nam, Hồng quân đã chặn đứng hai đợt tấn công của Đức vào Mátxcơva và các đội quân Đức đang nghĩ tới việc vòng ra sau để đánh tập hậu Hồng quân.

        Nếu quân Đức tấn công ngay, Hồng quân sẽ phòng ngự, còn nếu đến mùa đông mà chúng vẫn chưa tấn công, “chúng tôi sẽ xé chúng ra thành từng mảnh”, Zhukov nói.

        “Zhukov nhìn tôi quả quyết, tôi hoàn toàn tin vào ông”, Rickenbacker nói và sau đó báo về Washington nhận định của ông, “quân đội Liên Xô sẽ đứng vững và Kremlin sẽ không bao giờ ký kết hiệp định hòa bình với Hitler1”.

        Về vụ thử bom nguyên tử, Zhukov tin rằng Churchill đã đề nghị thông báo cho phái đoàn Xô viết về loại siêu vũ khí mới này để có thể tận dụng nó tại Hội nghị thượng đỉnh Postdam tháng 7 năm 1945. Truman viết trong hồi ký của mình: “Ngày 24 tháng 7, tôi bình thản nói với Stalin rằng chúng ta có loại vũ khí mới với sức mạnh hủy diệt chưa từng thấy. Vị Tổng Bí thư không bày tỏ sự quan tâm đặc biệt nào”. Truman và Churchill nghĩ nhà lãnh đạo Xô viết đã không nhận ra được tầm quan trọng của cái điều ông vừa được nghe.

        Nguyên soái Zhukov nhớ lại:

        “Thực ra khi trở về nơi ở, Stalin đã kể lại cho Molotov về cuộc nói chuyện của ông với Truman, lúc đó tôi cũng có mặt. Molotov liền nói ngay: “Có phải họ muốn nâng giá của họ không?”

        Stalin đáp lại: “Kệ họ. Chúng ta sẽ nói chuyện với Kurchatov và yêu cầu đồng chí ấy đẩy nhanh tiến độ công việc”. (Igor Kurchatov là một nhà vật lý nguyên tử nổi tiếng. Ông là người phụ trách chương trình phát triển bom H đầu tiên trên thế giới)1.

         “Tôi hiểu họ đang nói về chương trình nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử.”

        Zhukov tham dự một vài phiên họp của nguyên thủ 4 cường quốc tại Postdam (từ ngày 17 tháng 7 đến ngày 2 tháng 8 năm 1945), Churchill đã yêu cầu ông nhận xét về các chiến dịch của lực lượng viễn chinh các nước Đồng minh tại Đức; rõ ràng  “ông ta hài lòng khi tôi đánh giá cao về chiến dịch đổ bộ lên Normandy." Zhukov nói.

        - Nhưng tôi sẽ phái làm ngài thất vọng dấy, thưa ngài Churchill. - Zhukov nói thêm.

        - Việc gì vậy?

        - Tôi tin rằng, quân Đồng minh đã phạm phải một số sai sót nghiêm trọng sau khi đổ bộ lên Normandy. Nếu Bộ chỉ huy quân Đức không mắc sai lầm trong việc đánh giá tình hình thì khi đổ bộ xong, bước tiến quân của các lực lượng Đồng minh sẽ bị chặn đáng kể.

------------------
        1. Rickenbacker, Rickenbacker: Câu chuyện của riêng ông, New York, 1967.

        2. Một trong những lý do khiến quân Nga tiến nhanh vào đất Đức là để bắt giữ các nhà khoa học Đức, không chỉ những người tham gia chương trình chế tạo bom nguyên tử mà cả các chương trình phát triển tên lửa đạn đạo mà các nước khác cũng đang rất quan tàm. Theo lời Giáo sư Joseph Rotblat, một nhà vật lý người Anh nổi tiếng, người Nga thành công trong lĩnh vực này nhưng mới ở mức hạn chế, vì những nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lĩnh vực hạt nhân của Đức đã rơi vào tay phương Tây. “Nhưng tôi không nghĩ, Stalin cho rằng điều này có thể cho phép ông chế tạo bom nguyên tử nhanh hơn; tình báo Xô viết đã biết trước được thất bại trong dự án trên của Đức và việc nó chấm dứt vào năm 1942. Sự trợ giúp chính đôi với dự án của người Nga lại đến từ Mỹ qua Klaus Fuchs". Ngài Joseph nói với tác giả là ông ta không cho rằng việc thiếu uranium là nhân tố trì hoãn trong việc tái tạo dự án Manhattan của Mỹ, mà quá trình phân tách uranium-235 mới chính là nguyên nhân của sự trì hoãn này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #115 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2019, 11:15:57 am »

   
        Churchill không phản đối gì cả, ông nói thêm:

        - Rõ rằng là ngài không muốn quan tâm nhiều đến vấn đề  này.

        Trong cuốn “Chiến tranh lạnh và nguồn gốc của nó" (1961), nhà sử học D.F.Fleming đề cập tới việc Eisenhower mời Zhukov sang thăm Mỹ ngay sau chiến tranh và Zhukov đã hủy bỏ chuyến thăm vì “lý do sức khoe '. (Việc này được biết tới là “vụ ốm đau ngoại giao”. Hai người con gái lớn của Zhukov đã xác nhận điều trên với tác giả. Fleming còn nói rằng, chính quyền thành phố New York đã dựng sẵn bục danh dự cho một chuyến viếng thăm như vậy). Theo lời John Gunther, 10 năm sau, Kremlin cũng đánh tiếng cho Washington về khả năng Nguyên soái Zhukov sẽ thực hiện một chuyến thăm tới Mỹ. Nhưng người ta nói rằng Ngoại trưởng Mỹ Dulles đã bác bỏ tin trên.

        Eisenhower viết cuốn hồi ký nổi tiếng nhất của mình -  Cuộc thập tự chinh ở châu Âu - một vài năm trước khi diễn ra Hội nghị Geneva 1955 và trước lúc ông trở thành Tổng thống. Trong cuốn sách đó, ông kể lại mối quan hệ của ông với

        Nguyên soái Zhukov trong Hội đồng Kiểm soát của quân Đồng minh và những thành công trong việc giúp đỡ xây dựng một nước Đức mới. Dưới đây là đoạn mà Ike mô tả thời kỳ đó:

       Một trách nhiệm vô cùng lớn đang đè nặng lên vai chúng tôi tại Berlin. Từng ngày từng giờ, chúng tôi phải đối mặt với những vấn đề đòi hỏi có sự nhất trí cao. Chúng tôi cảm nhận rằng những kết quả đạt được sẽ có ý nghĩa rất tích cực và có tác động nhát định đến toàn bộ vấn đề là liệu phương Đông và phương Tây sẽ tìm ra một con đường để cùng đi với nhau trong cùng một thế giới hay không. Kết cục là, trong các quan hệ cá nhân cũng như các quan hệ công tác, chúng tôi không gặp rắc rối hay trở ngại gì khi bày tỏ sự chân thành, sự tôn trọng và tình hữu nghị.

        Ngày 10 tháng 6 năm 1945, đài phát thanh phát bài phát biểu không lấy gì làm mềm mỏng lắm của Thống chế Bernard Montgomery với nhân dân Đức về tình hữu nghị. (Cũng ngày hôm đó, đài phát thanh cũng đưa tin ông và Eisenhower được Zhukov trao tặng Huân chương Chiến thắng của Liên Xô trong lễ kỷ niệm trọng thể tại tổng hành dinh của Ike ở Frankfurt-am-Main). Thông điệp của Monty chứa đựng một ý tưởng mới lạ lẫm: dân chúng phải chịu trách nhiệm về người lãnh đạo của họ. Nó cũng giải thích tại sao quân lính Anh được lệnh cấm kết thân với dân chúng Đức mặc dù “những người Anh chúng tôi về bản chất là những người thân thiện và tử tể”. Vị Thống chế còn đề cập đến trách nhiệm của Berlin trong hai cuộc đại chiến thế giới và việc thoái thác thực hiện các nghĩa vụ theo Hiệp định Versailles. “Khi các nhà lãnh đạo Quốc xã của các người thành công, các người mừng rỡ, hoan hô và vui cười”, ông ta nói, “trong khi những người lính của chúng tôi chứng kiến đồng đội của họ ngã xuống, nhà cửa của họ bị thiêu trụi, vợ con họ bị đói khát. Họ đã tận mắt thấy những điều khủng khiếp ở nhiều đất nước mà những kẻ cầm quyền của các người tiến hành chiến tranh". Mấu chốt trong bài phát biểu là câu sau: “Người Đức và đất nước này phải chịu trách nhiệm về những nhà lãnh đạo của họ”. Nhưng trong câu kết, Monty nói bóng gió rằng, chính sách không thân thiện sẽ không tồn tại lâu vì “chúng ta đều là người của nước Chúa nên dễ dàng tha thứ cho nhau”.

        Danh tiếng của Montgomery với tư cách là người chống uống rượu được biết đến nhiều, thậm chí cả Zhukov cũng biết. Nhưng có một lần, theo lời thiếu tướng Anh Francis de Guingand, Zhukov hỏi Montgomery liệu ông có thể bỏ qua thói quen chỉ một lần thôi để tham dự một bữa tiệc chiêu đãi với Tống Tư lệnh tối cao Stalin không. Người ta cũng nói rằng, trong tâm trạng phấn chấn trước sự đoàn kết, thống nhất giữa các Đồng minh, Montgomery đã phá lệ và uống một ngụm vodka.

        Trước đó, Monty đã mời một vị nguyên soái Liên Xô nổi tiếng khác, K.K. Rokosovssky, tới tổng hành dinh để trao tặng huân chương. Nhưng trước khi đi, ông được một số nhà báo kỳ cựu thông tin vắn tắt không chính thức về Monty. Vị Thống chế Anh này, theo lời họ, là người chuyên quyền và tự phụ, biết lắng nghe nhưng không để tâm nhiều đến quan điểm của người khác, sống xa lánh ngay cả với những người được coi là gần gũi với ông ta, không có khiếu hài hước, không uống rượu, không chịu được những người đứng gần có mùi rượu và không chịu được cả những người hút thuốc lá. (Khi đề cập đến những tính cách trên của Montgomery, sĩ quan phụ tá của Monty là Johnny Henderson nói với tác giả cuốn sách này vào tháng 12 năm 2002: “Chuyên quyền và độc đoán, có lẽ vậy. Nhưng Montgomery có khiếu hài hước. Tôi là phụ tá của ông ấy trong 4 năm và tôi không thể tiếp tục nhiệm vụ đó nếu như ông ấy không có tính cách này”. Henderson cũng nhớ lại các cuộc gặp định kỳ hàng tháng của Hội đồng Kiểm soát quân Đồng minh, tại đó, Nguyên soái Zhukov luôn thể hiện thái độ thân thiện và thoải mái. ở Berlin, Zhukov có thói quen dùng bữa ăn trưa “thịnh soạn’ với nhiều trứng cá và vodka.)

        Sau khi nghe nói về Monty, Nguyên soái Rokossovsky cười vang rồi quay sang các tướng lĩnh của mình nói với họ với một nụ cười tinh quái:

        - Khi các cậu nói chuyện với viên Thống chế nhớ đừng có hút thuôc, còn trong bữa tối có thế thoải mái uống. Chúng ta sẽ uống vì thắng lợi và tình bạn giữa những người chung một chiến hào.

        Thấy thế một nhà báo Nga ngắt lời:

        - Và đối với một vị vua... Đây là điều cần phải có ở cuối mỗi bữa ăn.

        - Tốt! - Rokossovsky nói - chúng ta hãy xem còn tý rượu nào thừa trong bữa tiệc ấy nữa không, như phong tục ở Anh ấy!

        Zhukov gặp Montgomery lần đầu tiên vào ngày 5 tháng 6 năm 1945 tại lễ ký Tuyên bố đầu hàng của quân Đức. Nguyên soái đã nêu những ấn tượng chung về Monty, nhưng lúc đó, ông tiếp lời của Monty khi ông ta nói rằng hai trận đánh lớn nhất trong cuộc chiến tranh này, trận Stalingrad và E1 Alamein, đều là những bước ngoặt của chiến tranh.

        Trong chiến tranh, Zhukov nói, tôi theo dõi sát sao mọi hành động của quân Anh dưới sự chỉ huy của ông ta. Năm 1940, lực lượng viễn chinh Anh đã phải chịu thất bại nặng nề tại Dunkirk. Sau đó, quân Anh dưới sự chỉ huy của Montgomery đã truy kích quân đoàn Đức của tướng Rommel ở vùng E1 Alamein. Montgomery đã chứng tỏ có tài khi chỉ huy quân Đồng minh trong chiến dịch vượt eo biển Măngsơ, đổ bộ lên Normandy và tiến quân tới sông Seine.

        Montgomery là người tầm thước, lanh lợi, có tác phong nhanh nhẹn của con nhà binh, tạo một ấn tượng về một con người thông minh và linh hoạt. Ông ta bắt đầu nói về các chiến dịch ở E1 Alamein và Stalingrad. Theo quan điểm của ông ta, hai chiến dịch đó có tầm quan trọng như nhau. Tôi không muốn hạ thấp những công lao của quân đội Anh, nhưng tôi buộc phải giải thích với ông ta rằng chiến dịch ở E1 Alamein được thực hiện ở quy mô tập đoàn quân, trong khi Chiến dịch Stalingrad có nhiều phương diện quân tham gia và có ý nghĩa chiến lược trên quy mô lớn. Kết quả của nó là đạp tan một cụm tập đoàn quân lớn của Đức và các nước chư hầu ở khu vực sông Vonga, sông Đông và tiếp đó là Bắc Caucasus. Mọi người đều biết, đó là chiến dịch tạo ra một bước ngoặt cơ bản trong chiến tranh và mở đầu cho giai đoạn tấn công đánh đuổi các đội quân phát xít ra khỏi đất nước chúng ta.

« Sửa lần cuối: 29 Tháng Chín, 2019, 09:29:58 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #116 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2019, 09:34:05 pm »


CHƯƠNG 19

NHỮNG NGƯỜI VỢ VÀ CÁC CON GÁI CỦA ZHUKOV

        Mẹ biết cha chúng tôi là người đản ông tuyệt vời vả cả cách những người phụ nữ đã theo đuổi ông như thế nào... nhưng chiến tranh có những quy luật của riêng nó.
Trích phỏng vấn Ella, con gái của Zhukov       

        Khác với vẻ bề ngoài nghiêm khắc của một vị chỉ huy hàng triệu người, trong gia đình, Nguyên soái Zhukov luôn là một người cha nhân từ. Mỗi lần từ ngoài mặt trận được triệu tập về Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh ở Mátxcơva công tác, dù một hay hai ngày, Zhukov đều cố tranh thủ thời gian ghé thăm vợ và hai cô con gái - Era và Ella. Nhà sử học Nikolai Yakovlev, biết rất rõ về gia đình Zhukov kể rằng, giữa các trận chiến đấu, Zhukov luôn nghĩ về gia đình và mỗi lần về thăm nhà ở Mátxcơva ông có thể ngồi chuyện trò với mọi người hàng giờ liền. Hoặc là, với chiếc đàn accordion trên đùi, ông có thể tạo nên những tiếng cười vui vẻ cho vợ và các con trong không khí gia định đầm ấm. Zhukov tự học nhạc và mỗi người trong gia định có những đánh giá khác nhau về khả năng âm nhạc của ông. Khi mới lên 6 tuổi (năm 1943), Ella đã từng nói với cha mình những suy nghĩ đầy chất trẻ thơ về cách biểu diễn của ông.

        Era sinh năm 1928 và Ella sinh năm 1937 là các con gái của Zhukov với người vợ đầu của ông, bà Alexandra Dievna. Một người con gái khác, Maria, sinh năm 1957, là kết quả của cuộc hôn nhân thứ hai của Zhukov với Galina Semyonova, kém ông 30 tuổi và là đại tá ở một quân y viện. Ngoài ra, ông còn một người con gái nữa là Margarita sinh năm 1929, nhưng không phải là kết quả của cuộc hôn nhân nào.

        Dưới dây là một đoạn trong bài phỏng vấn của một tò báo với Ella:

        Hỏi: Liệu cha của cô có cảm thấy phiền muộn không khi ông chỉ sinh toàn con gái?

        Trả lời: Không bao giờ cha tôi buồn về điêu đó. Thậm chí khi bạn bè nói đùa rằng ông là người đàn ông kém cỏi - ông không thích con trai hay sao? Cha tôi luôn trả lời rằng: “Lũ con trai chỉ tổ gây rắc rối, có khi chúng còn trở thành những kẻ quậy phá. Con gái hiền lành và ngoan hơn".

        Cả hai người con gái, Era và Ella, kế rằng suốt bốn năm chiến tranh, số lần cha con gặp nhau chỉ đếm trên đầu ngón tay, dù ông vẫn thường về Mátxcơva công tác. Nhưng ông thường xuyên viết thư về nhà, trong đó ông kể về những tiến triển khả quan ngoài mặt trận, về sức khỏe của ông và cũng không quên hỏi thăm chuyện học hành của con cái.

        Dưới dây là hai bức thư Zhukov gửi người vợ đầu của ông. Alexandra Dievna. ông viết sau chiến thắng ờ thành phố Stalingrad và ở vòng cung Kursk.

        Bức thư ngày 5 tháng 10 năm 1943

        Em và các con yêu quý!

        Anh nhớ em và con rất nhiều, chỉ mong được ôm hôn em và các con vào lòng.

        Cuộc chiến đấu của chúng ta vẫn đang tiến triển em ạ! Bọn phát xít Đức muốn giữ sông Dnieper bằng mọi giá, nhưng chúng sẽ thất bại. Lúc này, anh đang đi kiểm tra tỉnh hình các đơn vị... Từ đáy lòng mình, anh mong muốn có mặt ở ngoài chiến trường này, sát cánh cùng những người lính; ở dây anh thấy mình củng như mọi người lính khác..

        Em thân yêu, anh vẫn khỏe, chỉ có điều tai của anh nghe không được tốt lắm. Song bận quá nên anh vẫn chưa có thời gian đi điều trị được. Thinh thoảng anh bị váng đầu và đau chân một chút. Thôi anh phải dừng bút dây.

        Em và các con nhớ giữ gìn sức khỏe nhé! Anh yêu của em!

Georgi       

        Bức thư ngày 23 tháng 10 năm 1943

        Shurik1 thân yêu!

        Giờ đây, mọi việc ngoài mặt trận đang tiến triển tốt đẹp em ạ. Tất nhiên vẫn còn trở ngại ở một số khu vực, nhưng đó là điều dễ hiểu khi mà chúng ta đã giành được nhiều chiến thắng lớn như vậy. Anh chi mong sớm kết thúc Chiến dịch Kiev để anh được trở về thủ đô, nhưng thật không may, quân ta không thế tiến quân nhanh được em ạ.

        Sức khỏe của anh vẫn thỉnh thoảng trái gió trở trời như mọi khi thôi. Chân anh lại đau, anh muốn về Mátxcơva để điều trị. Tai của anh vẫn như trước đây - vẫn bị ù em ạ. Có lẽ những dấu hiệu của tuổi già đã đến rồi! (khi đó, Zhukov đã 46 tuổi).

        Nếu mọi việc diễn ra như dự kiến và được phép của Tổng Tư lệnh (Stalin) thì khoảng tám ngày nữa anh sẽ trở về Mátxcơva, anh mong điều đó. Thôi anh dừng bút ở đây. Yêu em!


Georgi       

        Theo nhà sử học Yakolev, những bức thư của Zhukov thể hiện “sự mệt mỏi hết mức” và thực tế cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đã vắt kiệt sức lực, tinh thần của tất cả mọi người.

        Ella nhớ lại, năm 1939, mẹ cô đã rất lo lắng khi cha cô bất ngờ bị gọi về Mátxcơva, bởi hồi đó những lệnh triệu tập không có lý do như thế thường đồng nghĩa với việc bị đẩy vào những phòng tra tấn của Beria. Thời đó, nhiều tướng lĩnh thường chuẩn bị sẵn một túi nhỏ đựng quần áo sạch sẽ ở cạnh giường phòng khi bị bắt vào lúc đêm hôm.

-------------------
        1. Shurik là tên thân mật theo truyền thống của người Nga mà Nguyên soái Zhukov thường gọi vợ mình, Alexandra Dnieva.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #117 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2019, 09:35:14 pm »


        Era kể: “Tôi nhớ hôm chúng tôi đi cùng cha sang Mông Cổ, mẹ đã không thể kiềm chế được và bật khóc. Sau này, trong một bức thư gửi cho chúng tôi, cha nói, những giọt nước mắt của mẹ lúc đó đã tác động rất lớn đối với cha. Cha an ủi, động viên mẹ hãy cố gắng, tin tưởng vào tương lai để ông không phải lo nghĩ nhiều về gia đình và toàn tâm toàn ý cho công việc”.

        Các con gái của vị Nguyên soái kể rằng, ông không thích nhìn thấy nước mắt và ở nhà ông thường không hài lòng với sự mềm yếu như thể.

        Ella và Era cho biết, Zhukov là một người tự tin, ân cần và luôn vui vẻ, thích đùa vui, thích thương thức những món ăn ngon, thích những cuốn sách hay và thích có những người bạn trung thành. “Mỗi khi về nhà, ông rất quan tâm đến chị em chúng tôi”, Era kể, “Tất nhiên là chúng tôi chưa tận mắt thấy ông ở ngoài chiến trường, nhưng chúng tôi biết ông là một người nghiêm khắc, thậm chí rất nghiêm khắc. Ông là một người chỉ huy thực sự”.

        Era cũng cho biết thêm, đúng là tôi chủ yếu thấy cha mình khi ông trở về nhà. Điều này lý giải cho sự nhìn nhận của tôi về ông. Nhưng tôi biết, ông là người rất tự tin vào khả năng của mình, thậm chí khi chiến tranh vừa mới bắt đầu. Năm 1941, óng đã tự tin cho rằng chúng tôi sẽ đánh bại quân Đức và chiếm được Berlin. Kể cả trong những giai đoạn khó khăn nhất của cuộc chiến tranh vào năm 1941, ông cũng đã luôn khẳng định điều này. Thậm chí từ trước đó, trong một bức thư gửi về từ chiến trường Khalkin Gol, Mông Cổ, chống phát xít Nhật, ông đã viết, ông tin vào chiến thắng của đất nước, nhân dân mình và thất bại của quân xâm lược Nhật là tất yếu. Đó là vào năm 1939 lúc ông chưa phải là Nguyên soái quân đội. Còn những ý nghĩ thầm kín của ông về hiện thực thể nào? - điều này không ai biết được. Có thể vào thời điểm nào đấy, ông cũng có những nghi ngờ về suy nghĩ của mình.

        Era kê tiếp: “Cha tôi luôn truyền sự tự tin sang tất cả những người xung quanh, nhất là những sĩ quan chỉ huy và những sĩ quan cấp dưới với niềm tin tuyệt đối vào chiến thắng cuối cùng”.

        Theo Ella và Era thì Zhukov là một người mang tính cách Nga điển hình, bởi ông rất yêu thích cảnh vật làng quê, yêu thích những bài dân ca Nga, những bản nhạc quân đội Nga, thích đi hái nấm mỗi khi có thế, yêu quý những con ngựa, rất hào hứng với việc săn bắn và câu cá. Và đó là một phần trong những thú say mê của ông. Nó rất gần gũi với nét đẹp tự nhiên của đất mẹ Nga. Ông rất thích khiêu vũ, hay hát những bản nhạc cố điển và dân ca. Ông tự chơi được đàn Accordion và trong những giây phút tạm ngớt tiếng súng ngoài chiến trường ông vẫn thường mượn một cây đàn đế thế hiện một giai điệu Nga mà ông biết. Đối với ông, những món ăn Nga là những món ăn ngon nhất.

        Ella còn kể, Zhukov rất ngưỡng mộ những tác giả và tác phẩm văn học kinh điển Nga. Ông thường khuyên các con mình nên đọc các tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ như Pushkin. Ostrovskii, Tolstoi, Turgenev và Chekhov. Một trong những nhà văn đương đại ông yêu thích là Mikhail Sholokhov, tác giả của những cuốn sách viết rất sâu sắc về dân tộc Côdắc (tiêu biểu là cuốn "Sông Đông êm đềm”) và đã giành giải thưởng Nobel về văn học năm 1965. Ngoài ra, ông cùng rất quan tâm đến những học giả quân sự như Napoleon, Clausewitz. Schlieffen. Fuller và Liddell Hart. Ella (sinh năm 1965 ờ Belarus) cho biết, cô rất tiếc là đã không thể sưu tập toàn bộ gia tài sách vở của người cha, khoảng 20.000 cuốn. Ella và Era củng cho biết, họ và ông từng đọc một tiểu thuyết của Mỹ cỏ tựa đề “Bảy ngày trong tháng 5” nói về một âm mưu đảo chính của giới quân sự ở Mỹ và ông đã chế giễu tác giả của cuốn sách này là chẳng có hiểu biết gì về những sĩ quan quân đội  chuyên nghiệp.

        Era và Ella cùng phản bác những hình ảnh mà một số người dựng lên về người cha của họ, rằng ông là một vị chỉ huy thô lỗ, hẹp hòi và độc ác. Hai người cơn gái của Nguyên soái cũng khẳng định, những người dựng lên hình ánh của Zhukov như thế thật ra là họ đã chẳng hiểu gì về ông và cũng chẳng thấy được những đòi hỏi vô hạn, những đòi hỏi mà cuộc chiến tranh tàn khốc đã đè lên cuộc đời của những người chỉ huy. Theo Era và Ella, những đòi hỏi như vậy, một mặt có thể được đáp ứng bơi chỉ cần một thái độ kiên quyết đối với những kẻ lười nhác, nhưng mặt khác lại có thể là của những ké bất tài, những kẻ gieo rắc sợ hãi và những kẻ hèn nhát trong mắt người khác.

        Ella và Era nhớ lại, luôn có sự gần gũi trong gia định họ, mọi người cùng làm việc với nhau mỗi khi có thể. “Một lần", Era kể, “tôi được cùng di săn vịt trời với cha tôi. Lúc đó là sau chiến tranh rồi. Có thể tôi bắn trúng con vịt, cha cũng đã nói vậy, mặc dù cả hai cha con cùng nổ súng, nhung tôi thực sự nghĩ là cha tôi đã bắn trúng”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #118 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2019, 09:36:18 pm »


        Ella bổ sung thèm:

        Chúng tôi có một quy định là, bất kể cha tôi được phân công tác ở đâu thì cá gia đình cũng phải di cùng. Mẹ rất yêu cha tôi và bà không thể sống thiếu ông. Minh chứng cho điều này là trong vòng 10 năm. Era đã phải chuyển trường tới 11 lần. Thậm chí năm 1939, cha muốn chúng tôi đi cùng sang Mông Cổ giữa lúc cuộc chiến đấu chống quân Nhật vẫn chưa chính thức kết thúc. Tuy nhiên sau chiến thắng ở Mông Cô, Chính phủ Mông Cổ đã mời cả gia định sang thủ đô Ulan Bator và cả gia định đã sang đó và ở cùng với ông một thời gian.

        "Tôi còn nhớ”. Era nói, “hồi phát xít Đức xâm lược Liên Xô, vào một đêm cuối năm 1941. cả gia định được đưa tới mặt trận trên một chiếc máy bay đặc biệt. Khoáng tháng 8, chúng tôi lại được đưa đi sơ tán ở Kuibyshev. Siberia và vào đầu năm sau khi chiến sụ đã lan tới sát Mátxcơva. thì Sở chỉ huy của cha được đặt ở Perkhushkovo.”

        Một trong những khoảng thời gian đáng nhớ nhất của tuổi thơ chị em Era và Ella, đó là lần đến thăm cha ở Bộ chỉ huy Phương diện quân miền Tây và được đón năm mới (1942) ở đó. Cả nhà đi máy bay từ Kuibyshev, nơi họ sơ tán khỏi Mátxcơva, đến Perkhushkovo. (Họ ở Kuibyshev mãi tới năm 1943 mới trở về sống lâu dài ở Málxcơva).

        Era nhớ lại, trong lần ghé thăm nhà hồi đó cha cô đã tự tay trang trí một cây thông noel và chuẩn bị một bàn đầy món ăn và bánh kẹo. "Chúng tôi ăn uống thỏa thích mà chẳng sợ bị ngăn cấm. lúc đó thật là vui". Era nói, "và cái cảm giác vui sướng cùng không khí lễ hội đó còn lưu giữ mãi trong chúng tôi đến tận bây giờ... Sau đó. mẹ còn đi theo cha tới gần chiến trường và ở lại với ông trong 10 ngày. Những khi không thể đi thăm cha ngoài mặt trận, mẹ thường gửi hàng túi thức ăn cho cha, nào là cải bắp, nấm, hoa quả khô...”

        Zhukov còn một người con gái nữa là Maria, sinh sau chiến tranh; tháng 6 năm 1974, khi Zhukov mất, Maria mới 16 tuổi. Maria là con gái của Zhukov và Galina Semyonova. Thời gian đó, Maria sống cùng với bà ngoại ở Sosnovka và theo yêu cầu của Chính phủ Liên Xô họ về sống ở vùng nông thôn. Trong suốt những năm cuối đời, Zhukov luôn lo lắng đến việc học hành cùng như tương lai của Maria vì ông cảm nhận được cuộc đời ông đang đi đến hồi kết. Rồi Maria cũng tốt nghiệp một học viện và sau đó xây dựng gia đình. Maria cũng đã rất tích cực trong việc gìn giữ thanh danh của cha mình cũng như góp phần giúp những kỷ niệm về ông luôn được sống mãi. Maria đã bảo quản tốt và còn cung cấp những tài liệu vốn chưa từng được công bố trước đây do chính tay Zhukov viết cho báo chí và cô đã được hãng thông tấn Novosti đánh giá rất cao về những tư liệu quý giá giúp biên tập tập 10 hồi ký của Zhukov. Maria còn là khách mời danh dự của những lễ kỷ niệm các sự kiện chiến tranh và mỗi sự kiện đó đều đã gắn liên với tên tuổi và sự đóng góp to lớn của cha cô trong vai trò một người chỉ huy.

        Các con gái của Zhukov đã và luôn sẵn lòng kể về người cha thân yêu của họ. Không chỉ có Ella và Era, ngay cả Maria và Margarita cũng đều như vậy. (Tác giả của cuốn sách này đã phỏng vấn hai chị em Era va Ella ở Mátxcơva năm 2002). Và những gì dưới dây về cuộc đời khá đặc biệt của Nguyên soái Zhukov chủ yếu là kết quả từ những cuộc phỏng vấn đó.

        Về người vợ đầu tiên của Zhukov, bà Alexandra Dievna: Ella: Bố mẹ tôi quen nhau năm 1920 ở vùng Voronezh, phía Nam Mátxcơva, nơi sinh của mẹ tôi và cũng là nơi cha đến chiến đấu chống lại bè lũ Antonov. Một hôm, mẹ tôi có lời qua tiếng lại với một người lính Hồng quân và cha tôi đã đến và bênh vực bà. Họ đã thích nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên để rồi chẳng bao giờ rời xa nhau nữa. Mẹ đã theo cha đi khắp mọi nơi trên chiếc xe ngựa cà tàng. Họ đã sống trong những chiếc lều không có bếp sưởi. Đó là vào những năm 1920; mẹ tôi đã may cho mình những chiếc váy từ những chiếc áo sơ mi của bộ đội. Mẹ còn lấy những chiếc áo choàng cũ của lính Sa hoàng để may thành những chiếc váy và áo sơ mi bộ đội... Hậu quả của cuộc sống nay đây mai đó là mẹ tôi mất đi người con trai đầu tiên. Lúc đó, người ta còn khuyên mẹ tôi không nên sinh con nữa vì sợ sức khỏe của bà quá yếu. Tuy nhiên, mẹ tôi đã có quyết định của riêng mình và hai chị em tôi được sinh ra ở Belarus1, cách nhau 8 năm.

--------------------
        1. Era kể thêm về mẹ mình: “Sau khi ly dị, mẹ tôi rất suy sụp, bởi sự ra đi của cha cũng có nghĩa cuộc đời còn lại chẳng có ý nghĩa gì đối với bà. Vì vậy suốt một thời gian dài, hai chị em tôi đã không tha thứ cho việc làm này của cha. Chúng tôi đã không có liên hệ gì với cha khoảng chừng   năm cho dù mẹ tôi khuyên chúng tôi không nên làm thế. Sau đó, chúng tôi mới có một đôi lần liên hệ với ông. Tháng 12 năm 1967, mẹ tôi bị một cơn đau tim và vài ngày sau thì mất. Cùng thời gian đó, cha tôi cũng bị ốm rất nặng và ông đã không thể đến dự lễ tang của bà. Nhưng ông củng đã làm tất cả để lo cho lễ tang của mẹ tôi, nếu không bà đã không được an táng ở nghĩa trang Novodevichy, Mátxcơva".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #119 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2019, 09:38:29 pm »


        Về chuyện ly dị của bố mẹ tôi:

        Era: Có lẽ mẹ tôi không còn đủ sức chịu đựng. Nói tóm lại, đó thực sự là một bi kịch đối với cả gia đình. Hậu quả của nó là cha tôi ra đi mãi mãi, tháng Giêng năm 1965, ông làm đơn xin ly dị. Lúc đó cha tôi đã 69 tuổi còn mẹ tôi 65. Mẹ tôi thực sự đã hy sinh cả đời mình cho chồng. Mẹ tôi yêu cha tôi suốt cả cuộc đời mình. Và đây thực sự là vết thường lòng không thể nguôi ngoai.

        Về người vợ thứ hai của Zhukov, bà Galina Semyonova: Ella: Tôi từng một lần trò chuyện với bà ấy khi chúng tôi cùng đi nghỉ ở miền Nam với cha tôi. Bà ấy là người mở đầu câu chuyện, rằng mọi việc xảy ra không phải bắt đầu từ bà và giá như cha tôi không tự quyết định thì chắc là mọi việc đã không xảy ra. Tôi nghĩ bà ấy nói thật. Trước đây, cha tôi dành tất cả sức lực cho công việc, nhưng sau chiến tranh và từ khi bị trù dập, cha tôi chẳng còn gì để mà cống hiến. Nhưng thật không may mắn, Galina xuất hiện và bà đã giúp cha tôi giải quyết vấn đề này.

        Era kể tiếp: Mặc dù có sự cách biệt rất lớn về tuổi tác - họ hơn kém nhau chừng 30 tuổi - nhưng Galina yêu cha tôi thật sự. Bởi khi cha tôi ốm và cần phải đi an dưỡng, bà đã chấp nhận từ bỏ công việc của mình tại bệnh viện Burdenco nổi tiếng ở thủ đô Mátxcơva để luôn ở bên cạnh chăm sóc ông.

        Về quan hệ giữa Zhukov và Eisenhower:

        Era: Cha tôi thường kể về tình bạn giữa ông và tướng Eisenhower. Cha tôi rất quý ông ấy và gọi ông ấy là “người bạn tốt của cha”. Năm 1996, khi sang Mỹ, chúng tôi đến thăm quê của vị tướng này ở Kansas. Chúng tôi cũng dự một lễ tương niệm ở Nghĩa trang quốc gia Arlington và ở đó chúng tôi còn gặp John, con trai Eisenhower. Sau chiến tranh, John cũng đã có lần cùng với cha anh ta đến thăm Mátxcơva. về việc Eisenhower mời Zhukov sang thăm Mỹ:

        Ella và Era: Ban đầu, Stalin đồng ý, nhưng gần đến ngày đi thì Stalin lại thay đổi quyết định. Lúc đó cha tôi thực sự rất muốn đi Mỹ, muốn được gặp những người bạn thời chiến tranh, nhất là hai tướng Eisenhower và Clay. Nhưng thật bất ngờ, ai đó đã ngăn cản chuyến di. Chúng tôi nghĩ rằng chính Stalin đã làm điều đó.

        Về quan hệ giữa Zhukov và Montgomery:

        Ella: Thống chế Montgomery và Nguyên soái Zhukov là những người có tính cách trái ngược nhau. Cha tôi đánh giá Thống chế là một người hơi khô khan và quá dè dặt. Điều này cũng lý giải vì sao mối quan hệ hai người không sâu đậm lắm, hoàn toàn khác với mối quan hệ giữa cha tôi và tướng Eisenhower.

        Về quan hệ giữa Zhukov và Stalin:

        Ella: Hoàn toàn không có một sự thân mật nào giữa cha tôi và Stalin, không có sự đồng cảm, quý mến nhau. Đã rất nhiều lần họ tranh cãi về chiến dịch này hay chiến dịch kia, cũng như ra quyết định này hay quyết định kia. Tất nhiên, cũng có lúc cha tôi chấp nhận quan điểm của Stalin. Tất nhiên, trong một số trường hợp như vậy là sai. Cha tôi đã viết ở đâu đó rằng, giai đoạn trước chiến tranh, Stalin có những sai lầm trong chỉ đạo các trận đánh ngoài mặt trận... Stalin rất biết cư xử trước những công trạng của Zhukov. Ông ta tôn trọng những ai dám phản đối ông nếu người đó thực sự có kiến thức uyên bác. Nhưng ông củng luôn nhớ điều đó và ông ta có một trí nhớ khá tốt.

        Về tính ghen tị của Stalin:

        Era: Cha tôi quá hiểu tính cách này của Stalin. Và đường như ông ta không bao giờ muốn chia xẻ “vầng hào quang” Tổng Tư lệnh tối cao thời chiến tranh, đến mức mà khi chiến tranh kết thúc, ông ta điều những vị chỉ huy cấp cao nhất đến những vùng khác nhau trên lãnh thổ Liên Xô... Chắc bạn cũng hiểu, điều này thường gắn liền với vấn đề quyền lực. Những người nắm quyền bao giờ cũng sợ bị ai đó vượt lên và giành quyền lực từ tay họ, nhất là một người có năng lực và ảnh hương rất lớn như Zhukov; quân đội lại có một sức mạnh ghê gớm. Vì vậy, để giảm bớt ảnh hưởng và mối đe dọa từ những người như cha tôi, người ta đã tìm mọi cách thu thập những tin tức không tốt để gây dư luận, họ đã cố hạ uy tín của Zhukov. Sau này, Khrushchev cũng đã hành động tương tự với cha tôi.

        Về quan hệ giữa Zhukov và Khrushchev:

        Ella và Era: Khrushchev luôn e ngại Zhukov, ông ta càng lo sợ hơn khi Eisenhower trở thành Tống thống Hoa Kỳ vì ông ta nghĩ ngay rằng cha tôi cũng sẽ làm điều tương tự và giành lấy vị trí cao nhất trong Đảng Cộng sản Liên Xô. Tất nhiên, nếu bạn ở địa vị của Khrushchev khi đó, có lẽ bạn cũng tưởng tượng ra những điều tương tự... Trong chiến tranh, chưa bao giờ Zhukov nhắc đến Khrushchev, đơn giản là vì ông ta không đóng vai trò gì quan trọng trong hàng ngũ những chỉ huy quân đội. Khi cha tôi là Bộ trưởng Quốc phòng dưới quyền Khrushchev thì tất nhiên cha tôi phải đặt niềm tin vào ông ta.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM