Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 12:40:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Theo dòng "Những năm tháng Máu và Hoa"  (Đọc 286820 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SAM 2
Thành viên
*
Bài viết: 118


« Trả lời #540 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2009, 10:35:31 am »

Các bác ơi, cháu vừa mới biết tin NXB văn học in cuốn Ma Chiến Hữu (tác giả Mạc Ngôn) có nội dung "ca ngợi" những tên lính Trung Hoa xâm lược, nhân vật chính là Tiền Anh Hào. Trong ấy còn có đoạn mô tả lính TQ chúc nhau giết nhiều giặc (cụ thể là QĐVN).
Tác phẩm như sách giới thiệu là ca tụng về chủ nghĩa anh hùng. Câu này in rõ ở bìa sau.
TRÍCH DẪN TỪ WEB THACHGIATRANG.COM
Đề cập đến những người lính đã hy sinh anh dũng trên đất Lạng Sơn- Việt Nam tháng hai năm 1979. Những trận đánh ác liệt trên những cao điểm, tiêu diệt được rất nhiều tên địch.

Chúng ta hay nghe lời của vị chính ủy sư đoàn nói trong sách.

'' chúng ta hy sinh vinh quang, quá khứ của chúng ta là vinh quang, lúc này cũng vinh quang, tương lai cũng vinh quang. Bất kỳ sự hoài nghi nào về vinh quang của chúng ta đều là sai lầm, những sai lầm cực kỳ nghiêm trọng''
Khi đọc vài trang cuốn sách này tôi thực sự kinh hoàng. Có lẽ nào nhà xuất bản Văn Học lại cho ra một cuốn sách ca ngơi những kẻ thù đã xâm lược, giết hại đồng bào của mình. Trong cuốn sách có những trang mà quân Trung Quốc chúc nhau giết được nhiều địch để rạng danh quân đội anh hùng. Kẻ địch trong cuốn sách này nói chính là những người lính quân đội nước CHXHCN Việt Nam.
Cái này là do cháu vừa nghe xong, bức xúc quá nên báo ngay. Nhỡ có lạc đề hay gì đó thì mod xoá hộ ạ.
Logged

Gương người dũng cảm đi thẳng vào lịch sử
Vang vọng lại lời ca, lớp lớp lên đường
Để trở thành tư thế Việt Nam, tự hào thế hệ
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #541 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2009, 11:08:42 am »

Tớ thấy nếu để tìm hiểu về van hóa TQ mà đọc Mạc Ngôn thì thật sai lầm.
Logged

Chết vì ghét người!
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #542 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2009, 01:29:15 pm »

Tớ thấy nếu để tìm hiểu về van hóa TQ mà đọc Mạc Ngôn thì thật sai lầm.
Thật vậy hả SAM 2 ? Lạy trời hết biết .. nhưng để đọc xem ..
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #543 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2009, 01:34:44 pm »

Bạn SAM2 chạy mau ra mua một cuốn về đọc, kẻo hết, hình như là 22-23 ngàn gì đấy!
Logged
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #544 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2009, 02:25:23 pm »

sao lại có chuyện đó được nhỉ ?thấy hơi lạ .ban văn hóa tưởng họ làm ăn lạ nhỉ ,xin bái các cụ  Huh
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #545 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2009, 06:16:21 pm »

Chú yta262
  Đọc xong những dòng hồi kí của dòng họ chú, tự nhiên cháu thấy... nỗi gai óc, những chuyện mà chú viết ra đây, không ngờ là hơn 40 năm sau nó lại diễn ra nữa đó chú ạ. Vào khoãng cuối những năm 80, cháu không biết chính xác năm nào, vì khi đó cháu còn nhỏ, mà những chuyện này thì cũng không dám hỏi trực tiếp người lớn, vì hình như người lớn chổ cháu cũng không thích (muốn) nhắc lại chuyện này, không biết vì sợ hay vì tình cảm anh em Kinh-Khmer nữa? những địa danh mà nhân vật Hưng nói đến, phần lớn là cháu biết, duy chỉ có Vĩnh Châu thì không rõ, hay là tên gọi khác của Vĩnh Bình(Tra Vinh ngày nay). Tất cả những tình tiếc diễn ra khi đó sau này đều giống như vậy, cũng la hét, cũng chém người, cũng lên ghe chạy ra giữa sông... híc híc. Quê cháu ở Tra Vinh, không biết các chú các bác có ai biết không, trước giờ chỉ đọc, chưa post bài lần nào, nhưng khi đọc bài của chú yta thấy ...quen quen nen mạo mụi spam 1 post, và không biết có bác này ở đây có ai biết chuyện này không?
hehe , vụ việc xảy ra ở quê bạn không ai biết đâu hoặc có biết cũng lờ mờ vì lý do gì thì chắc bạn cũng biết ;DChuyên án này kết thúc cũng bi hài lắm.
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
SAM 2
Thành viên
*
Bài viết: 118


« Trả lời #546 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2009, 07:46:30 pm »

Bạn SAM2 chạy mau ra mua một cuốn về đọc, kẻo hết, hình như là 22-23 ngàn gì đấy!

Chỗ cháu chắc không có bán đâu, nếu có cháu chẳng thèm mua. Một cuốn truyện tranh cũ về anh hùng Lý Trung Phẩm (của bác caytrevietnam) còn có giá hơn cả ngàn bản sách đó. Các bác xem xong kể lại tóm tắt cho cháu nghe cũng được ạ.
Logged

Gương người dũng cảm đi thẳng vào lịch sử
Vang vọng lại lời ca, lớp lớp lên đường
Để trở thành tư thế Việt Nam, tự hào thế hệ
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #547 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2009, 11:46:16 pm »

Các bác ơi, cháu vừa mới biết tin NXB văn học in cuốn Ma Chiến Hữu (tác giả Mạc Ngôn) có nội dung "ca ngợi" những tên lính Trung Hoa xâm lược, nhân vật chính là Tiền Anh Hào. Trong ấy còn có đoạn mô tả lính TQ chúc nhau giết nhiều giặc (cụ thể là QĐVN).
Tác phẩm như sách giới thiệu là ca tụng về chủ nghĩa anh hùng. Câu này in rõ ở bìa sau.
TRÍCH DẪN TỪ WEB THACHGIATRANG.COM
Đề cập đến những người lính đã hy sinh anh dũng trên đất Lạng Sơn- Việt Nam tháng hai năm 1979. Những trận đánh ác liệt trên những cao điểm, tiêu diệt được rất nhiều tên địch.

Chúng ta hay nghe lời của vị chính ủy sư đoàn nói trong sách.

'' chúng ta hy sinh vinh quang, quá khứ của chúng ta là vinh quang, lúc này cũng vinh quang, tương lai cũng vinh quang. Bất kỳ sự hoài nghi nào về vinh quang của chúng ta đều là sai lầm, những sai lầm cực kỳ nghiêm trọng''
Khi đọc vài trang cuốn sách này tôi thực sự kinh hoàng. Có lẽ nào nhà xuất bản Văn Học lại cho ra một cuốn sách ca ngơi những kẻ thù đã xâm lược, giết hại đồng bào của mình. Trong cuốn sách có những trang mà quân Trung Quốc chúc nhau giết được nhiều địch để rạng danh quân đội anh hùng. Kẻ địch trong cuốn sách này nói chính là những người lính quân đội nước CHXHCN Việt Nam.
Cái này là do cháu vừa nghe xong, bức xúc quá nên báo ngay. Nhỡ có lạc đề hay gì đó thì mod xoá hộ ạ.

Xin phép mod copy blog này về đây cho các bạn đọc:

Ma chiến hữu

Trên blog đang ồn ào bàn tán về cuốn Ma chiến hữu của Mạc Ngôn do dịch giả Trần Trung Hỷ dịch, công ty Phương Nam và Nhà xuất bản Văn học xuất bản. Có thể đọc ở trên blog Người buôn gió và blog Hoang Linh. Cũng xem thêm nhận xét của Trương Thái Du trên BBCVietnamese:

Tôi đã đọc cuốn này sau khi được biết (qua blog Trương Thái Du) rằng cuốn này đề cập tới số phận những người lính Trung Quốc trong chiến tranh Việt-Trung 1979. Tôi nghĩ một cuốn sách đề cập tới một cuộc chiến tranh với góc nhìn từ phía bên kia sẽ gợi mở nhiều điều thú vị. Tôi tìm đọc cuốn này cũng như trước kia từng tìm đọc các cuốn The Quiet American của Graham Greene, The Things They Carried của Tim O''Brien hay Tree of Smoke của Denis Johnson, hoặc xem các phim Trung Đội, Trời và Đất, Rambo, Apocalyse Now, Full Metal Jacket...

Tôi chưa đọc bản tiếng Hoa của cuốn sách (và cũng không biết tiếng Hoa để đọc) nên không thể nói về nguyên bản mà chỉ có thể nói về bản dịch của Trần Trung Hỷ. Cũng không rõ bản dịch tiếng Việt có cắt xén gì so với bản tiếng Hoa không. Nhìn chung, tôi nghĩ Ma Chiến Hữu là một cuốn sách hay. Cuốn sách đề cập tới thân phận của những người lính Trung Quốc tham chiến tại Việt Nam. Họ đều là những thanh niên nông thôn nghèo thất học. Họ tham chiến mà không biết rõ lý do tại sao lại tham chiến, chỉ đơn giản là bị bắt lính và đi lính thì đỡ miệng cơm ở nhà, nếu chết trận thì gia đình ở nhà cũng được một khoản tử tuất còm. Đến khi kết thúc chiến tranh thì kẻ còn, người mất, những kẻ sống sót cũng có số phận mạt rệp, nghèo khổ, cùng quẫn, chịu ảnh hưởng bởi di chứng chiến tranh. Không những thế, họ còn bị chính quyền và nhân dân lãng quên. Trong truyện có đoạn các hồn ma tử sĩ Trung Quốc khóc than đau đớn khi biết tin Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ và họ cảm thấy rằng cái chết của họ là vô nghĩa.

Tôi nghĩ chủ đề cơ bản của cuốn sách này mà tác giả của nó là một nhà văn quân đội rất nổi tiếng của Trung Quốc là phản chiến. Đứng trên phương diện người Trung Quốc, tác giả cho rằng cuộc chiến Việt-Trung vô nghĩa và người mất mát và hy sinh, rốt cục, lại cũng chỉ là những người lính thường nghèo khổ. Trong bản dịch tiếng Việt, tôi cũng không thấy có những chi tiết nhạo báng, chửi bới, nhục mạ người Việt hay quân đội Việt Nam. Đúng là có những chi tiết những người lính Tàu chúc tụng nhau lập nhiều chiến công, giết nhiều quân địch (như trong trích dẫn trên blog Người buôn gió)...nhưng đó là những việc xảy ra ở bất cứ quân đội nào, trong bất cứ cuộc chiến nào. Tiểu thuyết này còn có sự mỉa mai châm biếm khi nhân vật được coi là anh hùng, tài giỏi nhất truyện, thượng sĩ Tiền Anh Hào- người được bạn đồng ngũ kỳ vọng sẽ lên làm Tư lệnh trong tương lai- lại chết lãng nhách, khi chưa giết được một người Việt nào chỉ bởi cái mông nhô quá cao của viên Tiểu đội trưởng khiến cả tiểu đội lính Tàu hứng trọn trận pháo Việt. Và cũng không có dòng nào mô tả ai trong các cựu chiến binh ấy đã giết được người Việt như thế nào.

Tôi có thể hiểu sự phẫn nộ của nhiều người đọc với những người chịu trách nhiệm trong việc dịch và in cuốn Ma Chiến Hữu ra tiếng Việt. Tuy nhiên, tôi không cho rằng cuốn sách này là một cuốn ca ngợi chủ nghĩa anh hùng như lời PR ngu xuẩn của nhà xuất bản Văn học ở bìa 4. Không phải là ca ngợi mà đó là sự nhạo báng, lên án của một nhà văn quân đội Trung Quốc đối với một cuộc chiến tranh vô nghĩa, vô lý và không cần thiết. Với những người lính Tàu sống hay chết tại cuộc chiến thì Mạc Ngôn có một sự cảm thông sâu sắc, nhưng cái khiến tác phẩm sống động cũng không phải là ở "chủ nghĩa anh hùng" mà là ở tình đồng đội. Đó chính là lý do khiến cuốn sách này có tên là "Chiến hữu trùng phùng" trong bản tiếng Hoa. Nhưng chính điều đó lại càng khiến lời PR trên bìa 4 của tác phẩm ("Một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng") thêm phần ngu xuẩn và phản cảm. Bởi lẽ khi tán tụng chủ nghĩa anh hùng của các quân nhân Trung Quốc trong cuộc chiến chống Việt Nam thì NXB Văn học đã xúc phạm tới những người Việt đã hy sinh trong cuộc chiến đó dưới bàn tay của các "anh hùng" Trung Quốc. Hơn thế, như tôi đã nói, nó còn sai lệch so với chủ đề tác phẩm.

Dù sao, tôi nghĩ nên đón đọc cuốn sách này một cách bình tĩnh. Chúng ta có thể xem phim, đọc sách của người Mỹ về chiến tranh Việt Nam đứng trên phương diện của người Mỹ thì việc đọc sách của người Tàu viết về chiến tranh Việt Trung trên quan điểm của người Tàu cũng là chuyện bình thường, để có thể hiểu thêm những góc độ khác của chiến tranh (miễn là những tác phẩm đó không xuyên tạc, bôi nhọ một cách có dụng ý).

Như vậy, tự thân nó thì việc dịch, xuất bản và đọc cuốn sách này ở Việt Nam thực ra không có vấn đề gì cả. Nó cũng tương tự với việc ở Mỹ người ta xuất bản Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Nhưng nó chỉ là bình thường với một điều kiện: đó là sách vở, báo chí Việt Nam được tự do bàn luận tới chiến tranh biên giới, được tri ân những liệt sĩ hy sinh, được bình luận, phê phán những góc độ khác nhau của chiến tranh... Nếu điều kiện đó không được đáp ứng thì việc xuất bản cuốn sách này lại là một việc rất bất thường và phản cảm.

Nó cho chúng ta thấy sự méo mó, dị hợm, nhược tiểu, hèn nhát của chúng ta. Trong khi người Trung Quốc có thể viết sách về chiến tranh Việt-Trung, xuất bản chúng thì người Việt Nam không thể: từ tiểu thuyết của Trần Thu Trang bị yêu cầu cắt xén vài câu liên quan tới chiến tranh Việt Trung cho tới tập truyện ngắn của Vũ Ngọc Tiến bị thu hồi và nhà xuất bản Đà Nẵng bị đóng cửa bởi lý do trên. Trong khi người Việt không thể đọc được những tác phẩm của các nhà văn Việt Nam viết về chiến tranh Việt-Trung thì lại có thể dễ dàng mua được sách của người Trung Quốc viết về chiến tranh này. Trong khi báo chí Việt Nam không được đề cập tới chiến tranh Việt Trung thì lại vẫn có thể đọc thông tin từ các trang mạng bán chính thức của Trung Quốc về vấn đề này*.

Đó quả là nghịch lý. Và đáng buồn là cái nghịch lý ấy lại phổ biến đến mức thành chân lý, cứ như tằm ăn rỗi, nuốt trọn dần tâm thức người Việt, khi mà phim ảnh, sách báo Trung Quốc tràn ngập thị trường văn hóa Việt Nam. Rồi cứ đà này, người Việt sẽ chỉ biết Càn Long là vị minh quân thánh chúa chứ không biết y là kẻ xâm lược Việt Nam năm 1789. Sẽ chỉ biết Đặng Tiểu Bình là vị lãnh tụ xuất chúng siêu quần chứ không biết y là kẻ xua quân đánh Việt Nam năm 1979. Sẽ chỉ biết Hứa Thế Hữu là lão tướng tài năng được Mao Chủ tịch yêu dấu chứ không biết y là kẻ đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, Lạng Sơn và Cao Bằng 1979 (cho dù vị "tướng tài" mà báo Hà Nội Mới ca ngợi đó đã bị quân địa phương Việt Nam gây thiệt hại nặng nề đến mức bị Đặng tước quyền Tổng tư lệnh cuộc chiến xâm lược Việt Nam năm 1979). Sẽ chỉ biết tới những anh hùng quân đội Trung Quốc như "liệt sĩ" Tiền Anh Hào trong cuộc chiến Việt-Trung chứ không thể thuộc tên một anh hùng quân đội, một liệt sĩ Việt Nam nào trong cuộc chiến này.

Và rồi cuối cùng, chúng ta sẽ nhìn lịch sử Việt Nam bằng mắt của người Trung Quốc.

*Gọi là "bán chính thức" theo nghĩa các trang này được chính phủ Trung Quốc cho phép thành lập hay trực thuộc một cơ quan của chính phủ, chịu sự kiểm duyệt về nội dung của chính quyền tuy nội dung là do các thành viên đưa lên. Có thể lấy ví dụ về sự kiện trang sina.com đưa "kế hoạch" tiến chiếm Việt Nam (mà Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối) hay gần đây hơn, việc một số trang web Trung Quốc đưa tin, bình luận về cuộc chiến "tự vệ" của Trung Quốc trước Việt Nam (gọi là "tự vệ" theo cách gọi chính thức của Trung Quốc với chiến tranh biên giới Việt-Trung)

Nguồn: http://blog.360.yahoo.com/blog-LHs64Q8nc6oA.KIg0brqXw--?cq=1&p=19462#comments
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
smilingmen
Thành viên
*
Bài viết: 363


« Trả lời #548 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2009, 05:02:48 am »

Cũng theo blog này, tại entry "chiến tranh và sự lãng quên" có đoạn: "...Nhưng dẫu chiến tranh Cambodia (được gọi tên chính thức là chiến tranh biên giới Tây- Nam và chiến tranh giải phóng nhân dân Campuchia khỏi ách diệt chủng Pol Pot) có không ít những sai lầm, song hành với thói kiêu ngạo và những tham vọng điên rồ của một số ai đó thì người Việt vẫn có thể tự hào vì đã có công diệt trừ một trong những ách cai trị khủng khiếp nhất, dị dạng nhất trong lịch sử, và chặn đứng tệ diệt chủng ở nước láng giềng này- kể cả khi kết quả đó không thực sự là mục đích của cuộc chiến này.." --> chả hiểu tác giả căn cứ vào đâu mà phát biểu thế này? Huh Sad
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #549 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2009, 08:27:07 am »

Sau đây là một trong những cái mà chính phủ liên hiệp nhiều thành phần: Khmer Đỏ Pôn Pốt-Ieng Sary, Son Sản (Fara) và Sihanouk có chung mục đích, họ lúc nào cũng hô hào cho một Khmer Krom tự trị (đương nhiên là thân Campuchia):


Địa lý

Khmer Krom có nghĩa là "Cam-pu-chia miệt dưới" hoặc "Nam Cam-pu-chia". "Krom" trong Khơ-me cũng có nghĩa là dưới để cho biết "phía Nam." Khmer Krom là phần chót nhất của lãnh thổ của đế chế Khmer, và nó đã được biết đến như là một phần của Đông Dương thuộc Pháp. Đây là khu vực phía Tây Nam Phần của Việt Nam. Nó bao gồm một diện tích 89.000 km2, với Cam-pu-chia ở phía bắc, Vịnh Thái Lan ở phía tây và Biển Đông ở phía nam, và các lãnh thổ của người Chăm vào phía đông bắc.

Prei Nokor là một trong những thành phố thương mại quan trọng nhất của Khmer Krom. Các chính phủ của Việt Nam đã thay đổi tên thành Sài Gòn, sau đó, là thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1975. Việt Nam đã biến hầu hết các tên địa phương tiếng Khơ-me phát âm khó khăn để thành tiếng Việt cho dễ phát âm. Những tên mới bằng tiếng Việt không có ý nghĩa, trong khi các tên theo tiếng Khmer gắn liền với lịch sử có liên quan đến các sự kiện lịch sử hay sử sách.

Có hai con sông dài: các con sông Mekong (Cửu Long) và Bassac (Vàm Cỏ). Đồng bằng sông Cửu Long rộng 40000 km2, rất dồi giàu tài nguyên rừng và lúa gạo. Có một di tích lịch sử kênh Chum Nik Prek Teng hoặc Te Ong Anussa (Vĩnh Tế) từ Mot Chrouk (Châu Đốc) đi Peam (Hà Tiên). Kênh dài 53 km, rộng 25 mét. Có những ngọn núi Cheung Baa Deng (Bà Đen) thuộc tỉnh Raung Damrey (Tây Ninh) và Bảy núi (Ktau, Tà Khvaa, Ook Yaum, Po Peal, Nak Tạ thnauk, Phnom Rau và Phnom Trà Daak) thuộc địa bàn tỉnh Mot Chrouk (Châu Đốc). Khmer Krom gồm bốn tỉnh DO Nai, Long HỒ, MOT CHROUK và PEAM, sau đó chia thành 21 tỉnh thành:

 Khmer Name Vietnamese Translation
1 Preah Trapeang Tra Vinh (Vinh Binh)
2 Khleang  Soc Trang 
3 Mort Chrouk  Chau Doc 
4 Kramuon Sor  Rach Gia 
5 Pol Leav  Bac Lieu 
6 Tuk Khmau  Ca Mau 
7 Peam  Ha Tien 
8 Prek Russey  Can Tho 
9 Long Hor (Long Hồ) Vinh Long 
10 Peam Barach  Long Xuyen 
11 Raung Domrei  Tay Ninh 
12 Prey Nokor  Ho Chi Minh city (Saigon) 
13 Tuol Tamoak  Thu Du Mot 
14 Changva Trapeang Sraka Trey  Bien Hoa 
15 Me Sor  My Tho 
16 Preah Suorkea  Baria 
17 Koh Koang  Go Cong 
18 Kampong Russey  Ben Tre 
19 Kampong Kou  Tan An 
20 O Kab  (Ô Cấp) Vung Tau 
21 Koh Tralach (Tralach Island)  Con Dao (Con Son) 
22 Koh Trol (Trol Island)  Phu Quoc island 

Không xét đến chuyện đúng hay sai, ytá cứ chiếu theo tài liệu này thì họ muốn đòi là:
 
1. Các bác TQNam, Haanh, Thanglong69, Tuaans ... đang sống ở thành phố Pờ-rây Nôko (cùng họ với Prey Chi-rúc?)
2. Các bác Dksaigon, Vubang, Hiephoa2000, Vovanha đang sống ở tỉnh Đô Nai
3. Bác matkieng hiện ở Kampong Ku (cùng họ với Kampong Thơm, Kam Pong Chàm?)
4. Cháu nguyetdinh ở tỉnh Preah Trapeang (cùng họ với Preah Vihear?)
của Khmer Krom đấy nhé  Grin

nguồn: http://www.khmerkrom.org/?q=node/26
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Hai, 2009, 09:07:23 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM