Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 11:10:33 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Quân sự  (Đọc 7410 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #60 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2021, 08:19:16 am »

II- NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 - 1975)

Chiến tranh là sự tổng hợp tất cả các mặt đấu tranh quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao, tư tưởng, văn hoá... của các bên đối chiến. Các mặt đấu tranh đó tuy đều liên quan mật thiết với nhau, chi phối, tạo điều kiện thúc đẩy lẫn nhau nhưng đấu tranh vũ trang là đặc trưng cơ bản của chiến tranh. Nghệ thuật quân sự, hiểu một cách chung nhất, là nghệ thuật chỉ đạo các hoạt động đấu tranh vũ trang trong chiến tranh, là một bộ phận rất quan trọng của phương thức tiến hành chiến tranh và của nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh. Như thế, nghệ thuật quân sự trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là nghệ thuật chỉ đạo các hoạt động đấu tranh vũ trang của cuộc chiến tranh nhân dân trên cả hai miền Nam, Bắc.


Kế thừa thành quả và kinh nghiệm của kháng chiến chống thực dân Pháp, Chiến tranh nhân dân trên cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã phát triển lên một tầm cao mới với nội dung và hình thức đấu tranh hiệu quả và rất phong phú. Đó là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện nhằm mục tiêu giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước. Lực lượng tiến hành chiến tranh là "toàn dân đánh giặc, gồm lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân làm nòng cốt và lực lượng chính trị quần chúng: lực lượng chính trị quần chúng vừa là cơ sở để xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang, vừa là chỗ dựa vững chắc để lực lượng vũ trang hoạt động tác chiến, vừa phối hợp với lực lượng tiến công, phản công quân địch... Trọng kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, lực lượng chính trị được tổ chức thành những đội quân chính trị trong đó có bộ phận xung kích của phụ nữ là đội quân tóc dài"1 (Trung tâm từ điển bách khoa quân sự BQP: Từ điển BKQSVN, Nxb QĐND, HN.1976, tr.174). Phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước không chỉ bó hẹp trong hoạt động đấu tranh vũ trang (mà nghệ thuật chỉ đạo tiến hành hoạt động đó chính là nghệ thuật quân sự). Phương thức đó còn có phạm vi rộng lớn hơn, tầm vóc cao hơn. Một cách tổng quát, có thể thấy rằng, phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là "cả nước tổ chức thành một mặt trận rộng lớn, mỗi người dân yêu nước là một chiến sĩ, mỗi làng, xã, đường phố là một pháo đài, mỗi chi bộ Đảng là một bộ phận tham mưu, phát huy sức mạnh tổng hợp của sự kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang trên cả 3 vùng chiến lược, đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và binh vận (ba mũi giáp công), kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị với đấu tranh ngoại giao, kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng, kết hợp tiêu diệt địch với giành và giữ quyền làm chủ, chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, kết hợp chiến tranh nhân dân địa phượng với chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực"2 (Sđd, tr.174).


Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được tiến hành dựa trên cơ sở của đường lòi, phương châm và chiến lược tổng hợp của chiến tranh nhân dân chống Mỹ, cứu nước, nhằm tạo nên sức  mạnh hiện thực để đánh thắng chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ. Đó là sự phát triển phương pháp cách mạng và phương thức tiến hành chiến tranh trên hai miền Nam Bắc, phù hợp với sự phát triển của hai chiến lươc cách mạng (cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc) và gắn bó chặt chẽ với quá trình cách mạng và chiến tranh cách mạng của ba nước Đông Dương trong xu thế phát triển mạnh mẽ của các trào lưu cách mạng thời đại. Đó còn là nghệ thuật kết hợp tiến công địch ở miền Nam với bảo vệ miền Bắc, đánh thắng chiến tranh phá hoại của không quân, hải quân Mỹ trên vùng trời vùng biển miền Bắc với tăng cường sức mạnh mọi mặt cho miền Nam; phối hợp chặt chẽ giữa các chiến trường Nam Bắc Việt Nam với chỉến trường hai nước bạn Lào và Cam-pu-chia trên một thế chiến lược tiến công của nhân dân ba nước Đông Dương.


Trong toàn bộ nội dung trên của chiến tranh nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đấu tranh vũ trang và nghệ thuật điều hành nó - tức nghệ thuật quân sự chỉ là một hộ phận cấu thành cơ bản và là đặc trưng nổi bật của toàn bộ cuộc chiến tranh này. Dưới đây, sẽ chỉ mới đề cập tới nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.


Quá trình vận động, phát triển của đấu tranh vũ trang và nghệ thuật điều hành mặt đấu tranh này gắn bó với các giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nói cách khác, trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam, trên cơ sở kế thừa thành quả và kinh nghiệm của nghệ thuật quân sự thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp gồm 3 bộ phận hợp thành là chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, đã phát triển lên một trình độ cao hơn, trước một đối tượng tác chiến mới chiếm ưu thế về số lượng, trang bị vũ khí là quân đội Sài Gòn, quân Mỹ và quân đội một số đồng minh của Mỹ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #61 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2021, 08:21:09 am »

1. Chiến lược quân sự

Chiến lược quân sự là lĩnh vực cao nhất, có địa vị chủ đạo của nghệ thuật quân sự. Sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đề ra cho chiến lược quân sự nhiều vấn đề có tính nguyên tắc về chuẩn bị lực lượng và kế hoạch, về chỉ đạo tiến hành đấu tranh vũ trang nhằm thực hiện những nhiệm vụ chiến lược trong đấu tranh vũ trang, đánh thắng địch về quân sự, đánh bại ý chí xâm lược của chúng, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi mục đích chính trị của cuộc chiến tranh chống Mỹ.


Chiến lược quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là chiến lược tiến công. Đó là chiến lược toàn dân đánh giặc dựa vào sức mạnh tổng hợp của hai lực lượng quân sự và chính trị, dựa vào sự kết hợp hai hình thức đấu tranh quân sự và chính trị, kết hợp giữa tác chiến của lực lượng vũ trang với khởi nghĩa của quần chúng cách mạng; là chiến lược tiến công địch bằng ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích), trên cả 3 vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng, đô thị); kết hợp giữa đánh địch với giành quyền làm chủ, làm chủ đề tiêu diệt địch và tiêu diệt địch để làm chủ ngày càng vững chắc hơn. Đó còn là chiến lược luôn giành thế chủ động và quyền chủ động tiến công địch về mặt quân sự, tiến công một cách tích cực, kiên quyết và liên tục ở mọi nơi, mọi lúc, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta, hạn chế tối đa sở trường của địch.


Khả nảng tiến công của quân và dân ta cả ở chiến trường miền Nam (cũng như trên vùng trời, vùng biển miền Bắc), dựa trên sự đánh giá tương quan lực lượng giữa ta và địch theo quan điểm cách mạng và khoa học, đặc biệt là đánh giá chính xác sức mạnh và khả năng thực tế của địch trong chiến tranh, ngay tại chiến trường; đánh giá đúng ưu thế về sức mạnh tổng hợp của chiến tranh cách mạng, của con người Việt Nam, truyền thống văn hoá Việt Nam; vận dụng và phát huy hiệu lực các phương thức tiến công của các lực lượng trên các mặt đấu tranh ở cả 3 vùng chiến lược, ở miền Nam (và trên vùng trời, vùng biển miền Bắc): tận dụng thế trận tiến công tổng hợp rất hiểm của chiến tranh nhân dân để đánh địch một cách chủ động, linh hoạt và hiệu quả ngay trên đất đai Tổ quốc mình.


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chiến lược quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam ở miền Nam gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, đó là nghệ thuật kết hợp chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy. Kế thừa truyền thống đánh giặc của tổ tiên, đặc biệt là những kinh nghiệm tích lũy được trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tốc độ phát triển từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy và hình thái kết hợp giữa hai loại hình chiến tranh này trong kháng chiến chống Mỹ. cứu nước, trên từng vùng chiến lược ở miền Nam và trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, có những bước phát triển mới, rất sáng tạo và đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, đó là nghệ thuật kết hợp các phương thức tác chiến chiến lược của chiến tranh nhân dân đánh thắng các biện pháp chiến lược của địch từ càn quét, bình định trong những năm 1955 - 1964, "tìm - diệt" và bình định trong những năm 1965 - 1968, "chiến tranh giành dân" trong những năm 1969 - 1972, "lấn chiếm và bình định" trong 2 năm 1973, 1974. Phương thức tác chiến chiến lược đó bao gồm 6 nội dung:

- Đẩy mạnh hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực bằng các chiến dịch vừa và lớn.

- Đẩy mạnh chiến tranh du kích lên trình độ cao.

- Đánh phá căn cứ hậu cần, kho tàng, sân bay, bến cảng, cơ quan đầu não địch.

- Triệt phá đường giao thông thuỷ bộ, tạo thế bao vây, chia cắt...

- Đẩy mạnh hoạt động ở đô thị bằng cả quân sự và chính trị.

- Tác chiến kết hợp với binh vận...


Thứ ba, đó là nghệ thuật tổ chức, bố trí lực lượng và thế trận mạnh, hiểm trên thế chiến lược tiến công, kết hợp tiêu diệt địch để làm chủ, làm chủ đề tiêu diệt địch và mở rộng không ngừng quyền làm chủ của nhân dân ta trên cả ba vùng chiến lược.


Thứ tư, đó là nghệ thuật kết hợp các nhân tố thế, lực và thời cơ, hình thành thế mạnh, đánh địch bất ngờ.


Thứ năm, đó là nghệ thuật kết hợp giữa tiền tuyến với hậu phương, giữa đánh địch trong cuộc chiến tranh trên bộ ở miền Nam với đánh thắng chiến tranh phá hoại của không quân, hải quân Mỹ ở miền Bắc và chiến tranh ngăn chăn của Mỹ ngụy trên tuyến vận chuyển chiến lược Bắc - Nam bảo vệ vững chắc miền Bắc, giữ vững và phát triển nguồn chi viện toàn diện, mạnh mẽ, liên tục cho chiến trường miền Nam.


Thứ sáu, đó là nghệ thuật phối hợp chiến đấu với quân đội Lào, Cam-pu-chiạ, thực hiện: Đông Dương - một chiến trường đánh Mỹ.


Toàn bộ nội dung trên đây của chiến lược quân sự được quán xuyến trong quá trình xây dựng kế hoạch tác chiến chiến lược cho từng giai đoạn cũng như cho toàn bộ cuộc chiến tranh, trong đó, việc chọn hướng tiến công chiến lược chủ yếu và việc xác định nguyên tắc tác chiến của lực lượng vũ trang trên hướng đó là nội dung quan trọng bậc nhất của kế hoạch tác chiến chiến lược - một bộ phận hợp thành của chiến lược quân sự. Giải quyết các nội dung trên đây của chiến lược quân sự, ở từng giai đoạn cũng như trong toàn bộ 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chúng ta đã tổ chức và thực hiện thành công các hoạt động tác chiến chiến lược, các đòn tiến công và phản công chiến lược, tạo nên những bước chuyển biến lớn, làm thay đổi cục diện chiến trường có lợi cho ta và bất lợi cho đối phương.


Đó là việc Đảng ta quyết định chuyển cách mạng miền Nam từ Đồng khởi tiến lên thành chiến tranh cách mạng, đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công về chiến lược. Đó còn là hoạt động tiến công quân sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng trong Đông Xuân 1964 - 1965 với những chiến dịch quân sự khởi đầu như Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài làm nòng cốt, đánh bại chiến lược ”Chiến tranh đặc biệt" khi quân ngụy còn nguyên vẹn 11 sư đoàn bộ binh. Trong những năm Mỹ tiến hành chiến lược "Chiến tranh cục bộ", ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đánh bại cố gắng chiến tranh cao nhất của Mỹ, tạo ra bước ngoặt quyết định của cuộc chiến tranh. Cuộc phản công có ý nghĩa chiến lược trên mặt trận Đường 9 - Nam Lào (Xuân 1971) của ta đã đánh thắng một bước quan trọng về quân sự chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Mỹ ngụy. Tiếp đó, cuộc tiến công chiến lược năm 1972 với 3 chiến dịch tiến công ở Quảng Trị, An Lộc, Kon Tum và 2 chiến dịch tổng hợp. Khu 5, Khu 8 đã làm thay đổi cục diện chiến trường miền Nam. Thắng lợi này cùng với chiến thắng trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng đập tan cuộc tập kích chiến lược của không quân Mỹ đã buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Pa-ri. Trên đà thắng lợi, đầu năm 1975, ta mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu non sông về một mối, hoàn thành vẻ vang sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước...


Những hoạt động tiến công và phản công chiến lược nêu trên thể hiện hiệu lực của chiến lược quân sự Việt Nam cũng như sự tài giỏi trong việc tổ chức, điều hành của các cơ quan chỉ đạo chiến lược trên mặt trận đấu tranh quân sự nói riêng, trên các mặt đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao nói chung. Đó là một chiến lược quân sự tiến công chủ động, đầy sáng tạo: một chiến lược quân sự của toàn dân đánh giặc lấy lực lượng vũ trang 3 thứ quân làm nòng cốt, phối hợp chặt chẽ hành động tác chiến của lực lượng vũ trang với đấu tranh chính trị và nổi dậy của quần chúng cách mạng và đó cũng là cơ sở để giải quyết thành công những vấn đề thuộc về nghệ thuật chiến dịch, chiến thuật trên chiến trường miền Nam.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #62 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2021, 08:23:03 am »

2. Nghệ thuật chiến dịch

Nghệ thuật chiến dịch là một bộ phận trong thể thống nhất và hoàn chỉnh của nghệ thuật quân sự. Về hình thức, nó là khâu trung gian nối giữa chiến lược quân sự với chiến thuật; về nội dung, nó có tính chất độc lập tương đối, sử dụng các hoạt động chiến thuật của bộ đội để hoàn thành nhiệm vụ mà chiến lược quân sự đặt ra. Một cách tổng quát, nghệ thuật chiến dịch nghiên cứu và giải quyết các vấn đề vể chuẩn bị, tổ chức, chỉ huy chiến dịch quân sự; về sắp xếp các trận chiến đấu của lực lượng vũ trang 3 thứ quân; về việc kết hợp hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang với hoạt động của các mặt đấu tranh khác - mà trước hết là đấu tranh chính trị, làm cho các trận chiến đấu và các mặt hoạt động khác diễn ra trong mối liên quan mật thiết trên một không gian và trong một khoảng thời gian nhất định, nhằm những mục đích nhất định, theo một kế hoạch và dưới sự chỉ huy thống nhất, tập trung, thực hiện nhiệm vụ mà chiến lược quân sự đặt ra.


Kế thừa những kinh nghiệm chiến dịch và nghệ thuật chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến dịch và nghệ thuật chiến dịch trong kháng chiến chống Mỷ, cứu nước phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn chỉnh đến hoàn chỉnh, từ quy mô nhỏ và vừa (liên trung đoàn, sư đoàn) lên quy mô tương đối lớn (vài sư đoàn, quân đoàn hoặc tương đương) và cuối cùng là nhiều quân đoàn; từ tác chiến trên bộ đến tác chiến đất đối không... Sự phát triển của chiến dịch và nghệ thuật chiến dịch trong thời kỳ này gắn liền với sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân ta trên cả hai miền Nam, Bắc; gắn liền với việc đương đầu và đánh bại lực lượng quân sự trên bộ của đốỉ phương - lực lượng này từ chỗ ban đầu gồm 30 - 40 vạn quân ngụy đến lúc tăng lên hơn 1 triệu tên Mỹ, ngụy, đồng minh của Mỹ.


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, sự phát triển phong phú về các loại hình chiến dịch là đặc trưng nổi bật của quá trình phát triển và hoàn chỉnh nghệ thuật chiến dịch Việt Nam. Sự phát triển đó được quy định bởi các nhân tố chủ yếu như: đường lối chiến tranh nhân dân và chiến lược tổng hợp của cuộc kháng chiến; sự chỉ đạo đúng đắn, sắc sảo của cấp chiến lược về mặt quân sự và sự phát triển phong phú, sáng tạo của chiến thuật; hậu phương miền Bắc và hậu phương tại chỗ, bao gồm cả tuyến vận tải chiến lược 559 ngày càng được củng cố vững chắc và không ngừng lớn mạnh...


Các loại hình chiến dịch thời kỳ này nếu xếp theo phương thức tiến hành chiến tranh thì gồm chiến dịch của chiến tranh du kích (chiến tranh nhân dân địa phương) và chiến dịch chính quy đánh tập trung; nếu xếp theo lực lượng tiến hành thì gồm chiến dịch của chủ lực, chiến dịch địa phương, chiến dịch tổng hợp; theo hình thức tác chiến, gồm chiến dịch tiến công, chiến dịch phản công, chiến dịch phòng ngự, chiến dịch chống càn (mang tính chất tiến công), chiến dịch phòng không. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ta đã thực hiện trên dưới 50 chiến dịch mà phổ biến nhất là loại hình chiến dịch tiến công.


Một cách tổng quát, có thể phân chia các bước phát triển chiến dịch và nghệ thuật chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước thành các giai đoạn lịch sử sau đây:

- Từ 1964 đến 1965: là giai đoạn ta bắt đầu vận dụng nghệ thuật chiến dịch tiến công qua các chiến dịch khởi đầu như chiến dịch Bình Giã (từ 2-12-1964 đến 7-3-1965), chiến dịch Đồng Xoài (từ 10-5 đến 2-7-1965), chiến dịch Ba Gia (từ 29-5 đến 20-7-1965). Đây là các chiến dịch tiến công có quy mô sử dụng lực lượng liên trung đoàn, phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương, được sự đảm bảo một phần về hậu cần của nhân dân địa phương trên địa bàn chiến dịch, đánh vào đối tượng chủ lực ngụy là chính, diễn ra ở khu vực rừng núi hoặc giáp ranh trên một không gian khoảng 2 đến 3 huyện và trong thời gian từ 1 đến 2 tháng. Đặc điểm của các loại hình chiến dịch tiến công thời kỳ đầu này là mang tính chất tổng hợp - kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng nhằm thực hiện mục tiêu tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ.


- Từ giữa năm 1965 đến năm 1968: là giai đoạn ta trực tiếp đánh quân viễn chinh Mỹ. Trong giai đoạn này, có các chiến dịch tiến công Plây Me, Tây Nguyên (từ 19-10 đến 26-11-1965), chiến dịch tiến công Bầu Bàng - Dầu Tiếng ở Đông Nam Bộ (từ 1-11 đến 27-11-1965), chiến dịch tiến công Tây Sơn Tịnh ở Quảng Ngãi (từ 20-2 đến 20-4-1966), chiến dịch tiến công Sa Thầy ở Tây Nguyên (từ 18-10 đến @-12-1966), chiến dịch phản công đánh bại cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ti, Đông Nam Bộ (từ 22-2 đến 15-4-1967), chiến dịch tiến công Đắc Tô ở bắc Tây Nguyên (từ 3 đến 23-11-1967). Chiến dịch tiến công Đường số 9 - Khe Sanh ở bắc Quảng Trị (Xuân Hè 1968) và các cuộc tiến công vào nội đô Sài Gòn và Huế trong cuộc Tổng tiến công và nổi đậy Xuân Mậu Thân 1968 có quy mô như những chiến dịch tiến công mang tính chất chiến lược... Như thế, về loại hình, bên cạnh các chiến dịch tiến công, đã xuất hiện các chiến dịch phản công; về quy mô, lực lượng tham gia chủ yếu là cấp sư đoàn hoặc sư đoàn tăng cường cùng lực lượng vũ trang địa phương; về cách đánh chiến dịch và sự chỉ đạo vận dụng chiến thuật trong chiến dịch cũng như nghệ thuật vận dụng các mưu kế, lập thế trận chiến dịch, nghệ thuật tổ chức, điều hành chiến dịch có sự phát triển cao hơn giai đoạn trước.


- Từ 1970 đến năm 1971: là giai đoạn Mỹ ngụy mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn Đông Dương. Đây là giai đoạn ta mở các hoạt động và các chiến dịch phản công như: hoạt động phản công làm thất bại cuộc tiến công sang Cam-pu-chia của Mỹ, ngụy; ba chiến dịch phản công đánh bại ba cuộc hành quân quy mô lớn của địch ở Đường số 9 - Nam Lào, đông bắc Cam-pu-chia và Đường số 6 (Công Pông Chàm - Công Pông Thom). Nghệ thuật chiến dịch phản công của ta đã phát triển lên một trình độ mới, khá hoàn chỉnh: Lực lượng sử dụng lên tới tương đương cấp quân đoàn, diễn ra ở vòng ngoài chiến trường chính miền Nam Việt Nam, giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, tạo thế và lực cho cuộc tiến công chiến lược 1972.


- Năm 1972, lần đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ta tiến hành đồng thời 3 chiến dịch tiến công lớn với lực lượng sử dụng ở mỗi chiến dịch tương đương cấp quân đoàn tăng cường, trên 3 hướng chiến lược quan trọng thuộc chiến trường chính miền Nam là Trị Thiên, Bắc Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; đột phá thẳng vào hệ thống phòng ngự kiên cố của địch. So với các chiến dịch tiến công giai đoạn trước, đây là những chiến dịch có quy mô lớn hơn, không gian rộng hơn, thời gian dài hơn. Bên cạnh các chiến dịch tiến công của các binh đoàn chủ lực, ta còn liên tiếp mở 2 chiến dịch tiến công tổng hợp ở Bắc Bình Định (Trung Bộ) và ở Khu 8 (Nam Bộ). Trên miền Bắc, Quân chủng Phòng không - Không quân cùng lực lượng Phòng không địa phương tiến hành chiến dịch phòng không quy mô lớn đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng. Ở Bắc Lào, ta và bạn thực hiện thắng lợi chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Như vậy, đây là giai đoạn mà các loại hình chiến dịch của ta phát triển phong phú, nghệ thuật chiến dịch phát triển toàn diện và khá hoàn chỉnh.


- Từ năm 1973 đến năm 1975, trên cơ sở tạo thế, tạo lực của 2 năm 1973, 1974, ta mở 3 chiến dịch lớn kế tiếp nhau là Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh với quy mô lực lượng lớn, trên một không gian rộng, trong một thời gian ngắn. Với 3 chiến dịch này, loại hình chiến dịch tiến công đã có bước phát triển mới, mang ý nghĩa chiến lược. Nó có các đặc điểm chủ yếu như: do cấp chiến lược trực tiếp chỉ đạo, dọ từng tập đoàn chiến dịch binh chủng hợp thành tương đối lớn thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ của bộ đội địa phương, dân quân du kích trên địa bàn chiến dịch, nhằm mục đích tiêu diệt và làm tan rã lớn từng tập đoàn chiến dịch - chiến lược của địch, giải phóng từng địa bàn chiến lược, tạo nên sự đột biến chiến dịch và đưa đến sự phá vỡ thế chiến lược của địch; các hình thức chiến thuật phát triển phong phú và ở trình độ cao, nhất là nghệ thuật tổ chức thực hành các trận then chốt...
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #63 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2021, 08:23:55 am »

Nhìn chung, trong kháng chiến chống Mỹ, nghệ thuật chiến dịch của chiến tranh nhân dân phát triển lên một trình độ mới. Sự phát triển này được biểu hiện trên những nội dung thuộc về nghệ thuật chiến dịch như chọn hướng, mục tiêu, đối tượng tác chiến chiến địch; tổ chức, sử dụng lực lượng; lập thế trận; chọn cách đánh; chuẩn bị và thực hành chiến dịch; chỉ đạo chiến thuật trong chiến dịch; tổ chức chỉ huy, bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; phát huy nhân tố chính trị - tinh thần trong chiến dịch... Tựu trung, nghệ thuật chiến dịch quân sự Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đã giải quyết thành công các nội dung trên đây, trong đó đặc biệt đáng chú ý các nội dung chủ yếu sau:


Thứ nhất, nghệ thuật lập thế trận chiến dịch của ta, phá thế trận chiến địch của địch có bước phát triển mới. Sự phát triển đó gắn liền với thế trận chiến tranh nhân dân phát triển đến trình độ cao, trên khắp cả 3 vùng chiến lược. Thế trận đó lồng xen với vùng địch kiểm soát, áp sát và bao vây các vùng ven đô thị, các căn cứ quân sự, hậu cần và các tuyến giao thông huyết mạch trên khắp chiến trường miền Nam. Thế trận đó cho phép quân và dân ta thực hành chiến lược tiến công bằng hai lực lượng quân sự, chính trị, buộc địch luôn phải dàn mỏng lực lượng và bị động chống đỡ ở khắp mọi nơi, vào mọi lúc... Dựa trên thế trận chiến tranh nhân dân phát triển, ở các chiến dịch, ta đã bố trí, triển khai các lực lượng và thiết bị chiến trường một cách thích hợp; đã xây dựng được thế trận chiến dịch vững chắc, hiểm hóc và cơ động. Nhìn chung, nghệ thuật tạo thế trận chiến dịch của ta trong kháng chiến chống Mỹ rất linh hoạt, biến hoá theo sự thay đổi về so sánh về thế và lực giữa địch - ta và theo yêu cầu nhiệm vụ chiến lược...


Thứ hai, việc xác định hướng (khu vực) và mục tiêu chiến dịch đúng đắn, sát hợp là một trong những thành công nổi bật của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Vấn đề này trước hết tuỳ thuộc vào sự so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch về chiến dịch, vào yêu cầu nhiệm vụ chiến lược, vào điều kiện đảm bảo vật chất - kỹ thuật và vào điều kiện địa hình. Ví như những năm khi Mỹ đưa quân Mỹ vào miền Nam trực tiếp tham chiến, lúc đầu ta chọn vùng rừng núi và vùng giáp ranh làm hướng chủ yếu để mở các chiến dịch. Đến đầu năm 1968, đồng thời với địa bàn trên, ta chọn đô thị, nhất là các đô thị lớn làm hướng tiến công chủ yếu. Tiếp đó, năm 1972, ta chọn tuyến phòng ngự chiến lược cơ bản của địch để mở 3 chiến dịch tiến công lớn. Trong các chiến dịch tiến công tổng hợp đánh phá chương trình "bình định", ta đã chọn đúng hướng để mở mảng, mở vùng là khu vực đồng bằng đông dân cư, nơi có tầm quan trọng chiến lược đốĩ với cả hai phía: ta và địch... Đặc biệt, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, việc chọn Tây Nguyên làm địa bàn mở đòn tiến công chiến lược đầu tiên và việc chọn Buôn Ma Thuột làm mục tiêu đột phá là một mẫu mực mang tính kinh điển về nghệ thuật chọn hướng, chọn mục tiêu chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.


Thứ ba, tổ chức lực lượng và tổ chức chỉ huy chiến dịch có bước phát triển mới. Ví như, trong giai đoạn từ năm 1964 đến khi kết thúc chiến tranh cục bộ (1968), về quy mô lực lượng chiến dịch, ta sử dụng từ liên trung đoàn lên tới sư đoàn, sư đoàn tăng cường rồi liên sư đoàn; về chỉ huy chiến dịch, ta thành lập Bộ chỉ huy tiền phương và cơ quan chiến dịch tiền phương. Năm 1972, khi quy mô lực lượng sử dụng trong các chiến dịch trên các hướng chiến lược lên tới quân đoàn, quân đoàn tăng cường thì về mặt tổ chức chỉ huy, trên các hướng đó, ta đều tổ chức các Bộ tư lệnh chiến dịch và cơ quan chiến dịch có nhiều quyền hạn hơn trước. Đối với các chiến dịch tiến công tổng hợp, trong điều kiện sử dụng bộ đội chủ lực quân khu, bộ đội địa phương tỉnh, huyện và dân quân du kích xã ấp phối hợp chiến đấu với quần chúng trên địa bàn mở chiến dịch thì về mặt tổ chức chỉ huy, ta tổ chức cơ quan chỉ đạo chỉ huy thống nhất gồm các đồng chí chủ trì cấp uỷ địa phương và các đồng chí chỉ huy quân sự... Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 là đỉnh cao về nghệ thuật tổ chức lực lượng, tổ chức chỉ huy. Về tổ chức lực lượng chiến dịch, ta sử dụng từng tập đoàn chiến dịch binh chủng hợp thành (bao gồm từ 1 đến 2 quân đoàn và tương đương đến 5 quân đoàn và tương đương). Về tổ chức chỉ huy, trong chiến dịch Tây Nguyên, bên cạnh Bộ Tư lệnh chiến dịch còn có đại diện Bộ Tổng tư lệnh thay mặt Bộ Tổng tư lệnh quyết định trực tiếp các tình huống chiến dịch quan trọng; trong chiến dịch Huế - Đà Nẵng, trên thực tế, Bộ Tổng tư lệnh trực tiếp chỉ huy các cánh quân tiến công Đà Nẳng; đến chiến dịch Hồ Chí Minh, Tư lệnh chiến dịch là đồng chí Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị Trung ương Đảng. Tổng tham mưu trưởng Quân đội; Chính uỷ chiến dịch là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Cục kiêm chính uỷ Miền... Một bộ tư lệnh như vậy có đủ khả năng và quyền hạn để chỉ huy tập trung, thống nhất toàn bộ các lực lượng tham gia chiến dịch lịch sử mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, kết thúc thắng lợi sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.


Thứ tư, xác định cách đánh chiến dịch đúng đắn, sáng tạo là một nội dung nổi bật của nghệ thuật chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Cách đánh là lĩnh vực biểu hiện tập trung nhất tính sáng tạo của nghệ thuật chiến dịch, là căn cứ quan trọng để tiến hành tổ chức chuẩn bị và thực hành chiến dịch. Nó tuỳ thuộc vào các yếu tố như mục đích, nhiệm vụ chiến dịch, tình hình địch - ta, địa hình, thời tiết... trên địa bàn chiến dịch. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cách đánh chiến dịch gắn liền với quá trình phát triển của cuộc kháng chiến nói chung, của thế trận chiến lược và lực lượng vũ trang nhân dân nói riêng. Nói cách khác, cách đánh chiến dịch của ta trong kháng chiến chống Mỹ là sự kế thừa và phát triển lên một trình độ mới cách đánh chiến dịch thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đó là cach đánh chiến dịch của chiến tranh nhân dân ngày càng phát triển trên cả 3 vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng, đô thị), là sự vận dụng tổng hợp cách đánh của lực lượng vũ trang ba thứ quân có kết hợp ở những mức độ khác nhau với lực lượng chính trị, là sự kết hợp nhiều phương thức và quy mô tác chiến, trong đó, phương thức tác chiến hợp đồng binh chủng ngày càng giữ vị trí quan trọng và về cuối cuộc chiến, giữ vai trò chủ yếu.


Các chiến dịch của ta mở ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nhằm một số mục đích quan trọng, nhất là tiêu diệt sinh lực địch vì đó là tiền đề để đạt các mục đích khác. Thực tiễn lịch sử kháng chiến chống Mỹ cho thấy, để đạt mục đích chủ yếu trên đây, về cách đánh chiến dịch, về việc tạo tình huống và thời cơ để thực hành các trận then chốt và trận then chốt quyết định, phải vận dụng mưu kế trong chỉ huy để đảm bảo tính chủ động, bất ngờ, linh hoạt, chắc thắng...


Trên cơ sở quán triệt những đặc điểm, yêu cầu trên đây, cách đánh chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ được vận dụng và phát triển phù hợp với các loại hình chiến dịch khác nhau như chiến dịch tiến công, chiến dịch phản công, chiến dịch phòng ngự.


Đối với chiến dịch tiến công - một loại hình chiến dịch chủ yếu, chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số các chiến địch được mở thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cách đánh được thể hiện tập trung ở hai phương thức tác chiến cơ bản: tiến công địch ở ngoài công sự bằng cách đánh vận động là chủ yếu và tiến công khu vực phòng ngự của địch bằng đánh trận địa. Thuộc loại hình này còn có chiến dịch tiến công tổng hợp. Cách đánh của loại chiến dịch này là tiến hành đồng thời và phối hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng trên địa bàn mở chiến dịch để tiêu diệt sinh lực địch, giành đất, giành dân, giành quyền làm chủ.


Đối với loại hình chiến dịch phản công, cách đánh chủ yếu là kết hợp chặt chẽ giữa tác chiến ngăn chặn của các lực lượng vũ trang tại chỗ với tác chiến của các đơn vị chủ lực cơ động nhằm tiêu diệt những bộ phận lực lượng chủ yếu của địch, bẻ gãy từng mũi, từng cánh, từng đợt phản công của địch.


Phòng ngự là loại hình chiến dịch ít được tổ chức. Tuy nhiên thực tiễn cũng đã cho thấy, cách đánh chiến dịch phòng ngự là kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngự và tiến công kiên quyết giữ vững trận địa với tích cực phản kích và tiến công ra ngoài trận địa, chớp thời cơ, mở các trận phản đột kích then chốt tiêu diệt lực lượng tiến công nòng cốt của địch.


Nhìn chung lại, trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nghệ thuật chiến dịch Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới. Đó là nghệ thuật chọn hướng, chọn mục tiêu, chọn đối tượng tác chiến; nghệ thuật tạo thế ta, phá thế địch; nghệ thuật phân tán, chia cắt, cô lập địch và tập trung lực lượng ưu thế để đánh đòn quyết định vào nơi và vào lúc quyết định. Đó còn là nghệ thuật tổ chức và sử dụng lực lượng hợp lý, hiệu quả; nghệ thuật lựa chọn và vận dụng cách đánh đảm bảo đánh trúng, đánh hiểm, đánh tiêu diệt, tạo sự đột biến về chiến dịch và chiến lược, góp phần dẫn đến các bước ngoặt trong cục diện chiến tranh.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #64 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2021, 08:25:26 am »

3. Chiến thuật

Chiến thuật là bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự, gồm lý luận và thực tiễn chuẩn bị và thực hành các trận chiến đấu, chịu sự chỉ đạo của chiến lược và nghệ thuật chiến dịch. Trận chiến đấu là hành động cơ bản của đấu tranh vũ trang, là biểu hiện cụ thể của chiến dịch và chiến lược. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trên nền chung của thế trận chiến tranh nhân dân phát triển cao ở cả hai miền Nam, Bắc, các trận chiến đấu không phải chỉ là đấu tranh vũ trang có tổ chức của các đơn vị chủ lực, các binh đoàn chủ lực mà còn là của các đơn vị bộ đội địa phương, dân quân du kích, tự vệ, nhân dân có tổ chức hoặc tự động đánh giặc...


Kế thừa thành quả và kinh nghiệm của chiến thuật trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, chiến thuật trong kháng chiến chống Mỹ phát triển lên một tầm cao mới với hình thức và nội dung rất phong phú, sáng tạo. Đó là chiến thuật của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong cuộc đối đầu và đánh bại đội quân xâm lược và đội quân tay sai là quân viễn chinh Mỹ và quân đội Sài Gòn, bao gồm chiến thuật của các quân chủng, binh chủng, bộ đội các binh chủng hợp thành; của từng cấp (đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn); của lực lượng dân quân, du kích các địa phương, các chiến trường...


Sự hình thành và quá trình phát triển của chiến thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước liên quan tới các yếu tố tác động chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, đó là truyền thống độc đáo về nghệ thuật quân sự của quân dân Việt Nam trong trường kỳ lịch sử, mà biểu hiện tập trung nhất là ở việc toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt.


Thứ hai, đó là đối tượng chiến thuật của ta gồm quân Mỹ, quân đội Sài Gòn, quân một số nước đồng minh của Mỹ. Mỗi đối tượng có đặc điểm riêng nhưng cũng có điểm chung như vũ khí, trang bị, quân số, hoả lực, sức cơ động, đảm bảo hậu cần vượt trội so với ta song lý tương và tinh thần chiến đấu lại non kém.


Thứ ba, đó còn là một số nhân tố liên quan tới tình hình ta như lòng dân ở hậu phương và nơi tiền tuyến cũng như trong vùng địch kiểm soát luôn hướng về cách mạng, một lòng đi theo Đảng, bằng nhiều hình thức giúp đỡ, chở che đùm bọc bộ đội và tham gia phục vụ chiến đấu và chiến đấu; lực lượng vũ trang được tổ chức, xây dựng và tăng cường theo một đường lối đúng đắn, có ý chí, quyết tâm kinh nghiệm và sức sáng tạo trong chiến đấu.


Thứ tư, địa hình, thời tiết, khí hậu khá phức tạp, hình thành nhiều vùng khác nhau, tác động tới chiến thuật của các bên tham chiến. Có điều, dựa trên thế trận chiến tranh nhân dân ngày càng phát triển, lực lượng vũ trang ta đã khéo lợi dụng và khai thác tốt điều kiện địa hình, thời tiết, khí hậu để phục vụ cho ý đồ chiến thuật của mình.


Căn cứ vào những yếu tố tác động có liên quan (tình hình địch, ta, đối tượng tác chiến...) và sự vận dụng, phát triển của các loại hình chiến thuật, có thể phân chia quá trình phát triển của chiến thuật thời kỳ này thành 3 giai đoạn sau đây:

Giai đoạn đầu, từ phong trào Đồng khởi đến đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965). Trong giai đoạn này, bộ đội ta trên chiến trường miền Nam chủ yếu vận dụng các hình thức chiến thuật đã được tổng kết trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là chiến thuật vận động tiến công, đánh địch đổ bộ đường không, tập kích.


Giai đoạn thứ hai, giai đoạn đánh thắng chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968). Trước đối tượng có quân số đông, vũ khí trang bị dồi dào, hiện đại, có hoả lực và sức cơ động cao, lại chiếm ưu thế áp đảo trên biển, trên sông, trên không nên trong giai đoạn này, để đương đầu và đánh bại địch, ta chủ trương đẩy mạnh đánh đêm và đánh gần, "bám thắt lưng Mỹ mà đánh". Vì vậy, ở miền Nam, hình thức chiến thuật mà lực lượng vũ trang ta vận dụng và phát triển rộng rãi là tập kích (chiếm 54,14% trong tổng số trận đánh), vận động tiến công (thường là vận động tiến công kết hợp chốt), phục kích.


Giai đoạn thứ ba, giai đoạn đánh thắng chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" (1969 - 1975). Trong giai đoạn này, lực lượng vũ trang ta trên chiến trường vận dụng và phát triển các loại hình chiến thuật như tập kích, vận động tiến công địch đang cơ động, tạm dừng hoặc mới chuyển vào phòng ngự nhưng chưa có công sự vững chắc; tiến công địch phòng ngự trong công sự vững chắc, phòng ngự.


Trải qua 15 năm chiến đấu (1961 - 1975), chiến thuật của lực lượng vũ trang ta trong kháng chiến chống Mỹ có sự phát triển liên tục, mạnh mẽ, với những hình thức và thủ đoạn chiến thuật chủ yếu như:


Chiến thuật của chiến tranh du kích là hình thức chiến thuật cơ bản trong hoạt động đấu tranh vũ trang của đông đảo quần chúng cách mạng, bao gồm cả lực lượng vũ trang ở các thôn, ấp, bản, xã, xí nghiệp, thị trấn, thành phố và những đơn vị vũ trang tập trung như của các địa phương và một số đơn vị chủ lực hoạt động phân tán. Cách đánh của các lực lượng này là sử dụng lực lượng nhỏ, cơ động, linh hoạt, bằng mọi loại vũ khí sẵn có, tổ chức đánh tỉa, phục kích, tập kích nhỏ lẻ, phá huỷ phương tiện và trang bị, vũ khí, cơ sở hậu cần của địch, hệ thống đường giao thông, sở chỉ huy, đồn bốt...


Chiến thuật tác chiến chính quy (của đánh tập trung) là hình thức sắp xếp, tổ chức tiến hành các trận chiến đấu lực lượng vũ trang tập trung đóng vai trò chủ yếu (trong tác chiến hiệp đồng). Các trận chiến đấu này gồm các hình thức: chiến đấu tiến công, phản công, phòng ngự; trong đó, phản công và tiến công là hình thức tác chiến chủ yếu, cơ bản nhằm tiêu diệt địch, giải phóng dân, giành đất, hoàn thành nhiệm vụ của chiến dịch hoặc chiến lược...
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #65 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2021, 06:46:51 am »

Chiến thuật trong kháng chiến chống Mỹ gồm có các đặc trưng chủ yếu:

- Chiến thuật của ta phát huy ưu thế chính trị - tinh thần của lực lượng vũ trang cách mạng, xem đó là một trong những nhân tố cơ bản để khắc phục mọi thiếu thốn, khó khăn về vũ khí, phương tiện chiến tranh, đảm bảo hậu cần; để xây dựng và củng cố ý chí, quyết tâm chiến đấu, là điều kiện thiết yếu để vận dụng sáng tạo và phát triển các hình thức chiến thuật trong các tình huống mới của cuộc chiến. Chính vì thế, công tác đảng, công tác chính trị trước, trong và sau mỗi trận đánh được lãnh đạo, chỉ huy đặc biệt chú ý nhằm xây dựng ý chí và quyết tâm chiến đấu cao, phát huy mạnh mẽ bản lĩnh chiến đấu, tính năng động, sức sáng tạo, sự linh hoạt của từng người, từng bộ phận để tạo nên sức mạnh to lớn.


- Chiến thuật của ta là chiến thuật tiến công kiên quyết, phòng thủ kiên cường, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta, vào nơi và lúc do ta lựa chọn. Các trận chiến đấu thời kỳ này của ta thường được thực hiện vào ban đêm là lúc địch khó quan sát, ta dễ che giấu lực lượng, có điều kiện áp sát mục tiêu để tạo thế bất ngờ. Ngoài ra, khi quân Mỹ vào tham chiến, cách đánh của ta là đánh gần, đánh quần lộn, "bám thắt lưng Mỹ mà đánh", không cho địch phân tuyến và chính cách đánh này của ta đã hạn chế ưu thế về vũ khí, hoả lực, phương tiện chiến tranh dồi dào, hiện đại vốn là ưu thế của địch. Lối đánh tiến công kiên quyết và chủ động, phòng thủ kiên cường của bộ đội ta đã làm cho chiến thuật của địch bị "tréo giò", bị động, chắp vá, kém hiệu quả bởi quân Mỹ, quân đồng minh và quân Sài Gòn được huấn luyện để tiến hành chiến tranh mà chúng gọi là "chiến tranh quy ước" - kiểu chiến tranh phân vùng, phân tuyến rõ rệt; lực lượng quân sự hai bên dàn thành trận tuyến...


- Chiến thuật của ta phát huy mạnh mẽ tính mưu trí, sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ, chú trọng công tác nắm địch, khéo tạo và tận dụng thời cơ, đánh bất ngờ, kiên quyết, táo bạo và dũng mãnh, nhằm vào chỗ sơ hở, hiểm yếu của địch. Tất thảy điều đó đảm bảo để trong mỗi trận chiến đấu, chúng ta đánh địch trên thế mạnh, thế bất ngờ, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, lấy ý chí, trí tuệ con người để thắng vũ khí và phương tiện chiến tranh của địch.


- Chiến thuật của ta là chiến thuật hiệp đồng ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ), hiệp đồng các binh chủng, quân chủng; là chiến thuật kết hợp tính linh hoạt, táo bạo, bí mật, bất ngờ của cách đánh du kích với tính tể chức, kỷ luật "bài bản" và kiên quyết của cách đánh tập trung, chính quy. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cùng với nhịp độ phát triển của cuộc chiến tranh và gắn với các bước trưởng thành, lớn mạnh của lực lượng vũ trang cách mạng, sự kết hợp, hiệp đồng trên đây diễn ra ngày càng nhịp nhàng, ngày càng hiệu quả trên cơ sở mỗi chiến sĩ, mỗi bộ phận, mỗi đơn vị phát huy cao độ tính độc lập và chủ động của bản thân để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được phân công.


Tóm lại, thời kỳ này, chiến thuật của chiến tranh cách mạng miền Nam có bước phát triển mạnh mẽ, sinh động. Đó là sự kết hợp nhiều phương pháp và hình thức đánh địch, sử dụng mọi lực lượng, mọi thứ vũ khí, trang bị hiện có, tận dụng mọi điều kiện thời tiết và địa hình, đánh địch trong mọi tình huống, ở mọi nơi, vào mọi lúc... Lối đánh đó dựa vào tính năng động chủ quan, trí thông minh, sự sáng tạo và lòng dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang; dựa trên thế trận chiến tranh nhân dận phát triển ở cả ba vùng chiến lược và dựa vào sự che chở, đùm bọc, giúp đỡ, tham gia hiệu quả của nhân dân các địa phương.


Trên những nét phát triển mới, nghệ thuật quân sự Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có một số đặc điểm chủ yếu sau đây:

Đó là nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc lấy lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân làm nòng cốt, trong cuộc chiến tranh nhân dân phát triển cao ở cả ba vùng chiến lược, kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao;

Đó là nghệ thuật quân sự lấy nhỏ thắng lớn, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, lấy trang bị, vũ khí ít hơn và kém hiện đại hơn đánh thắng quân địch có trang bị kỹ thuật dồi dào và hiện đại;

Đó là nghệ thuật kết hợp lực, thế, thời, hình thành thế mạnh, đánh địch bất ngờ;

Đó là nghệ thuật phát huy ưu thế về chính trị - tinh thần, kết hợp quyết tâm, ý chí, bản lĩnh và trí tuệ để tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn;

Đó là nghệ thuật tác chiến cả chiến lược, chiến dịch, chiến đấu; đánh theo cách đánh do ta lựa chọn, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta...


Hình thành và phát triển trong cuộc chiến tranh cách mạng, nghệ thuật quân sự Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một nhân tố góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam, nền văn hoá Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù, hoàn thành mục tiêu giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước. Với tất cả sự phát triển trên các lĩnh vực chiến lược, nghệ thuật chiến dịch, chiến thuật, nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận khoa học quân sự cách mạng Việt Nam.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #66 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2021, 06:49:29 am »

Phần hai
MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

HỌC THUYẾT MÁC - LÊNIN VỀ CHIẾN TRANH VÀ QUÂN ĐỘI


Học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội là hệ thống quan điểm lý luận khoa học về chiến tranh và quân đội, có vai trò rất quan trọng đối với nhận thức và hoat động quân sự, đặc biệt là trong thời đại ngày nay.


Học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội nghiên cứu chiến tranh và quân đội như một hiện tượng chính trị - xã hội, một loại hình đặc thù của hoạt động xã hội, làm sáng tỏ nguồn gốc, bản chất, các quy luật cơ bản, trước hết về mặt chính trị - xã hội chi phối sự vận động, phát triển của các hiện tượng đó.


Học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội trang bị cơ sở lý luận, phương pháp luận khoa học cho việc nghiên cứu các cuộc chiến tranh và các loại hình quân đội nói chung cùng như sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


I- HỌC THUYẾT MÁC - LÊNIN VỀ CHIẾN TRANH

1. Nguồn gốc, bản chất, tính chất xã hội của chiến tranh

a) Khái niệm chiến tranh, nguồn gốc chiến tranh

Nhiều nhà tư tưởng trước Mác đã quan tâm nghiên cứu về chiến tranh, song do nhiều nguyên nhân, họ chưa giải đáp được một cách thật sự khoa học nguồn gốc và bản chất của chiến tranh.

Chủ nghĩa Mác - Lênin, bằng cách nhìn khoa học và biện chứng trên lập trường chính trị của giai cấp vô sản, đã khẳng định: Chiến tranh là hiện tượng chính trị - xã hội có tính lịch sử, là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các giai cấp, các nhà nước, các lực lượng xã hội đối kháng nhằm đạt mục đích chính trị nhất định. Nói một cách khác, chiến tranh là kế tục chính trị bằng thủ đoạn bạo lực.


Như vậy, chiến tranh là hiện tượng chính trị - xã hộí. Chiến tranh là một phạm trù lịch sử. Nó gắn liền với chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và đối kháng giai cấp. Chiến tranh bao giờ cũng nhằm đạt tới mục đích chính trị của giai cấp, nhà nước, lực lượng xã hội nhất định. Hình thức chủ yếu nhất của chiến tranh là đấu tranh vũ trang; công cụ chủ yếu, quan trọng nhất để tiến hành chiến tranh là lực lượng vũ trang.


Chiến tranh chi phối mọi mặt hoạt động của xã hội, của nhà nước và nhân dân. Do vậy, chiến tranh, nhất là trong thời đại ngày nay, là cuộc đọ sức toàn diện về quân sự, chính trị, kinh tế, khoa học - công nghệ, ngoại giao, tâm lý, tư tưởng... giữa các bên tham chiến.


Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người từ trước đến nay, không phải xã hội nào cũng xảy ra chiến tranh. Ở xã hội công xã nguyên thủy, trình độ sản xuất còn thấp kém, tư liệu sản xuất là của chung toàn xã hội. Trong thời kỳ này, giữa các bộ lạc, bộ tộc có sự xung đột với nhau nhưng không phải vì mục đích chính trị nên không thể gọi đó là chiến tranh. Khi xã hội chuyển sang chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, sự phân hoá giai cấp xuất hiện, đồng thời nhà nước và quân đội cũng xuất hiện. Ở xã hội chiếm hữu nô lệ, giai cấp chủ nô đã tổ chức ra quân đội làm công cụ bạo lực để bảo vệ lợi ích cho giai cấp mình, đàn áp những cuộc đấu tranh của nô lệ hoặc đi xâm lược. Chiến tranh xuất hiện và nó đã trở thành phương tiện, công cụ quan trọng nhất để nô dịch các dân tộc khác và để củng cố địa vị thống trị, bóc lột ở trong nước. Khi xã hội loài người phát triển lên các hình thái kinh tế - xã hội phong kiến, tư bản chủ nghĩa thì chiến tranh diễn ra liên miên. Nhiều cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc, dã man do chủ nghĩa đế quốc gây ra đối với các dân tộc để lại những hậu quả rất nặng nề về sinh mạng con người cũng như của cải vật chất của xã hội.


Tổng kết sâu sắc thực tiễn lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng, chiến tranh có nguồn gốc kinh tế và nguồn gốc xã hội. Chiến tranh xuất hiện và tồn tại gắn liền với sự ra đời, tồn tại của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự đối kháng giai cấp.


Sự xuất hiện, tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là nguồn gốc kinh tế, nguồn gốc sâu xa, suy đến cùng làm nảy sinh chiến tranh. Đồng thời, sự ra đời, tồn tại của các giai cấp (lực lượng xã hội) đối kháng là nguồn gốc xã hội trực tiếp dẫn đến chiến tranh. Chiến tranh, do vậy, trở thành "kẻ đồng hành" của chế độ tư hữu và đối kháng giai cấp trong xã hội. Đến giai đoạn phát triển nhất định của xã hội, khi chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và đối kháng giai cấp không còn nữa thì chiến tranh cũng không còn cơ sở nảy sinh và tồn tại.


Bàn về nguồn gốc của chiến tranh, V.I.Lênin khẳng định: "Chừng nào xã hội còn phân chia thành giai cấp, chừng nào còn có người bóc lột người thì chiến tranh là không thể tránh khỏi"1 (V.I.Lênin, Toàn tập, tập 10, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.1979, tr.379). Và "Không thể xoá bỏ được chiến tranh, nếu không xoá bỏ các giai cấp và không thiết lập chủ nghĩa xã hội"2 (V.I.Lênin, Toàn tập, tập 10, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.1979, tr.379).

Như vậy, để loại bỏ chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội phải xoá bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và giai cấp đối kháng.

Nguồn gốc của chiến tranh không đồng nhất với nguyên nhân chiến tranh. Nguyên nhân của chiến tranh bao giờ cũng gắn với các cuộc chiến tranh cụ thể, gắn với thời gian, không gian cụ thể của mỗi cuộc chiến tranh. Nguyên nhân của chiến tranh có các cấp độ khác nhau: nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân đặc thù, nguyên nhân đơn nhất.


Nguyên nhân cơ bản phản ánh sự tương tác sâu sắc giữa phương thức sản xuất bóc lột và sự vận động chính trị - xã hội do chính phương thức sản xuất ấy sinh ra dưới hình thức bạo lực vũ trang của giai cấp (nhà nước) này đối với giai cấp (nhà nước) khác. Những mâu thuẫn giai cấp trong xã hội ngày càng gay gắt, xung đột chính trị - xã hội xảy ra. Điều này tất yếu dẫn tới việc sử dụng chiến tranh để giải quyết các mâu thuẫn giữa các giai cấp và các nhà nước. Như vậy, nguyên nhân cơ bản giữ vai trò quyết định làm nảy sinh chiến tranh.


Nguyên nhân đặc thù của chiến tranh là sự vận động của nguyên nhân cơ bản trong những điều kiện lịch sử cụ thể nhất định như trạng thái xã hội ổn định hay khủng hoảng, cán cân so sánh giữa các lực lượng hoà bình và lực lượng hiếu chiến... Nó phản ánh mối quan hệ giữa phương thức sản xuất có mâu thuẫn đối kháng với những điều kiện lịch sử cụ thể.


Nguyên nhân đơn nhất là sự tác động của nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân đặc thù với các nhân tố cá biệt như hoạt động của các cá nhân, các nhà lãnh đạo chính trị, các tập đoàn xã hội trong các tình huống đặc biệt như: sai lầm về đường lối chính trị, tập đoàn cầm quyền phản động, hiếu chiến của giai cấp thống trị muốn dùng chiến tranh để giải quyết mâu thuẫn hoặc đi xâm lược nước khác...


Các loại nguyên nhân làm nảy sinh chiến tranh luôn tác động biện chứng, thống nhất với nhau. Mối quan hệ và sự biểu hiện của chúng trong mỗi cuộc chiến tranh không giống nhau, trong đó nguyên nhân cơ bản giữ vai trò quyết định, chi phối các nguyên nhân khác.


Nguyên nhân chiến tranh cũng không đồng nhất với nguyên cớ. Nguyên cớ chỉ là hiện tượng bên ngoài, ngẫu nhiên, tạo cớ để gây chiến tranh. Ví như sự kiện Vịnh Bắc Bộ, ngày 5-8-1964 Mỹ vu cáo Việt Nam tấn công tàu hải quân của họ rồi vin vào cớ đó tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #67 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2021, 06:50:30 am »

b) Bản chất của chiến tranh, mối quan hệ giữa chiến tranh và chính trị

Bản chất chiến tranh là một trong những vấn đề quan trọng nhất của học thuyết Mác- Lênin về chiến tranh. Dựa trên thế giới quan duy vật biện chứng hoàn bị và triệt để, chủ nghĩa Mác - Lênin đã đưa ra quan niệm khoa học về bản chất của chiến tranh: "Chiến tranh chỉ là một sự tiếp tục của chính trị bằng những biện pháp khác (cụ thể là bằng bạo lực)"1 (V.I.Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.1995, tr.163).


Chính trị mà chiến tranh kế tục là một chính thể thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội bao gồm quan hệ chính trị, tổ chức chính trị, hệ tư tưởng chính trị... phản ánh lợi ích kinh tế cơ bản của giai cấp, nhà nước nhất định. "Chính trị là sự phản ánh tập trung của kinh tế"2 (V.I.Lênin, Toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.1976, tr.349). "Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc"3 (V.I.Lênin, Toàn tập, tập 49, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.1978, tr.500).


Đường lối chính trị của một giai cấp, nhà nước thể hiện tập trung, đầy đủ nhất lợi ích cơ bản của giai cấp, nhà nước ấy; là sự thống nhất giữa đường lối đối nội và đường lối đối ngoại; trong đó đường lối đối nội giữ vai trò quyết định. Vì vậy, chính trị mà chiến tranh kế tục, trước hết là đường lối chính trị của giai cấp, nhà nước nhất định.


Chủ nghĩa Mác - Lênin xem xét bản chất chiến tranh trên hai phương diện cơ bản: đường lối chính trị của giai cấp, nhà nước nhất định và sự tiếp tục chính trị ấy bằng bạo lực vủ trang. Đường lối chính trị là yếu tố cơ bản nhất, giữ vai trò quyết định đối với chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, là mục đích của bạo lực vũ trang. Bạo lực vũ trang là công cụ, phương tiện chủ yếu để thực hiện mục đích chính trị, là yếu tố đặc trưng không thể không có trong chiến tranh. Mọi mục tiêu, nhiệm vụ chính trị trong chiến tranh chủ yếu được thực hiện thông qua đấu tranh vũ trang. Ngược lại, mọi tiến trình, kết quả của đấu tranh vũ trang tác động sâu sắc đến đường lối chính trị, thậm chí có khi làm thay đổi cả đường lối chính trị. Như vậy, mối quan hệ giữa đường lối chính trị và bạo lực vũ trang là mối quan hệ cơ bản - quan hệ bản chất, quyết định sự nảy sinh, tồn tại, phát triển của chiến tranh.


Mối quan hệ chiến tranh và chính trị là mối quan hệ xuyên suốt cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, cũng như mọi sự vật hiện tượng khác, mối quan hệ giữa chiến tranh và chính trị cũng mang tính lịch sử cụ thể. Nó luôn vận động và phát triển.


Thời đại hiện nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, trong đó các mâu thuẫn cơ bản của thời đại vẫn tồn tại và phát triển. Sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, tình hình chính trị thế giới có những biến đổi lớn. Phong trào cách mạng thế giới và chủ nghĩa xã hội lâm vào thoái trào. Chủ nghĩa đế quốc tăng cường phản kích vào lực lượng cách mạng. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại có tác động lớn đến đời sống chính trị thế giới và đến chiến tranh.


Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã làm xuất hiện chiến tranh sử dụng vũ khí kỹ thuật công nghệ cao. Song bản chất chiến tranh vẫn là sự kế tục chính trị của nhà nước, giai cấp nhất định. "Chiến tranh chẳng qua là chính trị từ đầu tới cuối"1 (V.I.Lênin, Toàn tập, tập 32, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.1981, tr.356). Dù vũ khí kỹ thuật trong chiến tranh được sử dụng là vũ khí kỹ thuật công nghệ cao, do đó phương thức tiến hành chiến tranh có những bước phát triển mới, làm cho tính chất gay go quyết liệt và cái giá phải trả cho chiến tranh ngày càng lớn, thì chiến tranh rốt cuộc vẫn là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị của giai cấp, nhà nước nhất định.


Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất của chiến tranh, mối quan hệ giữa chiến tranh và chính trị là cơ sở lý luận, phương pháp luận giúp chúng ta nghiên cứu, phân tích một cách khoa học bản chất các cuộc chiến tranh từ nội dung chính trị - giai cấp, từ đường lối, mục đích chính trị của giai cấp, nhà nước tiến hành chiến tranh, từ đó có thái độ đúng đắn trong đấu tranh giữ vững hoà bình, bảo vệ vững chắc Tổ qưôc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #68 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2021, 06:51:25 am »

c) Tính chất xã hội của chiến tranh

Tính chất xã hội của chiến tranh là phạm trù chỉ sự đánh giá về vai trò của chiến tranh đối với tiến bộ xã hội dựa trên hệ thống tiêu chuẩn chính trị - xã hội đặc trưng để phân biệt chiến tranh chính nghĩa hay phi nghĩa, tiến bộ hay phản động.


Theo V.I.Lênin: "Đối với người mác xít thì làm sáng tỏ tính chất của chiến tranh là tiền đề cần thiết để giải quyết vấn đề thái độ của mình đối với chiến tranh"1 (V.I.Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.1980, tr.30). Căn cứ vào chính trị mà chiến tranh đang tiếp tục, vào giai cấp tiến hành và mục đích chính trị của cuộc chiến tranh đó, V.I. Lênin đã chỉ ra: "Có nhiều loại chiến tranh, có chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phản động, có chiến tranh của những giai cấp tiên tiến và chiến tranh của những giai cấp lạc hậu, có chiến tranh nhằm củng cố ách áp bức giai cấp và chiến tranh nhằm lật đổ ách áp bức ấy"1 (V.I.Lênin, Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.1981, tr.403-404).


Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh do giai cấp có vai trò lich sử tiến bộ, cách mạng tiến hành nhằm thực hiện mục tiêu đường lối chính trị tiến bộ, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, với xu hướng chung của thời đại, với nguyện vong và quyền lợi của đông đảo nhân dân lao động.


Chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh do giai cấp lạc hậu, phản động tiến hành, nhằm theo đuổi mục đích chính trị phản động, trái quy luật phát triển của lịch sử xã hội, đi ngược lại lợi ích và nguyện vọng của nhân dân lao động.


Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh: những cuộc chiến tranh như chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa chống xâm lược, chiến tranh cách mạng của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động các nước có đối kháng giai cấp và bóc lột; chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia của các nước chống đế quốc... là những cuộc chiến tranh chính nghĩa. Những cuộc chiến tranh của các nước đế quốc chống các nước xã hội chủ nghĩa, chiến tranh của giai cấp bóc lột chống giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước có đối kháng giai cấp và bóc lột; chiến tranh của chủ nghĩa đế quốc xâm lược các nước là những cuộc chiến tranh phi nghĩa.


Để đánh giá tính chất xã hội của chiến tranh là chính nghĩa hay phi nghĩa phải dựa vào hệ thống tiêu chuẩn chính trị - xã hội. Tiêu chuẩn quan trọng nhất, cơ bản nhất là tiêu chuẩn chính trị - giai cấp, tức là phải căn cứ vào đường lối, mục đích chính trị của cuộc chiến tranh và giai cấp tiến hành cuộc chiến tranh đó có phù hợp với yêu cầu phát triển, tiến bộ của xã hội hay không.


Cùng với tiêu chuẩn chính trị - giai cấp còn phải xem xét đến các tiêu chuẩn khác như:

- Tiêu chuẩn đạo đức: Cuộc chiến tranh đó có phù hợp với chuẩn mực đạo đức, với lương tri của nhân loại không? Giải phóng con người hay chống lại con người?

- Tiêu chuẩn luật pháp: Cuộc chiến tranh đó có phù hợp với các công ước và luật pháp quốc tế để bảo vệ quyền bình đẳng giữa các quốc gia, các dân tộc, bảo vệ quyền con người hay ngược lại.

Ngoài ra, đánh giá tính chất xã hội của một cuộc chiến tranh còn có thể theo tiêu chuẩn thẩm mỹ...

Phạm trù ”tính chất xã hội của chiến tranh” biểu hiện phương hướng giai cấp - xã hội của chiến tranh, sự phù hợp hay không phù hợp của mục tiêu chính trị chủ yếu của các bên tham chiến với tiến bộ xã hội trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Do đó, chủ nghĩa Mác - Lênin "đòi hỏi phải phân tích theo quan điểm lịch sử đối với từng cuộc chiến tranh ấy có thể được coi là một cuộc chiến tranh tiến bộ không, có phục vụ lợi ích của chế độ dân chủ hay lợi ích của giai cấp vô sản không, và theo ý nghĩa đó có thể được coi là cuộc chiến tranh chính đáng, chính nghĩa... không"1 (V.I.Lênin, Toàn tập, tập 30, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.1981, tr.105-106).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #69 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2021, 06:52:26 am »

d) Các loại hình chiến tranh

Loại hình chiến tranh là một phạm trù dùng để chỉ các cuộc chiến tranh có đặc điểm chính trị - xã hội giống nhau, do những quan hệ kinh tế, chính trị và mâu thuẫn giữa các nhà nước, các dân tộc, các giai cấp trong một thời đại lịch sử quy định. Căn cứ chủ yếu để phân chia các loại hình chiến tranh là các mâu thuẫn cơ bản giữa các giai cấp, các dân tộc, các nhà nước trong một thời đại lịch sử.

Trong thời đại chiếm hữu nô lệ có các loại hình chiến tranh cơ bản là:

+ Nội chiến giữa nô lệ và chủ nô;

+ Chiến tranh giữa các nhà nước chiếm hữu nô lệ và cậc bộ lạc.


Loại hình chiến tranh cơ bản trong thời đại phong kiến:

+ Nội chiến giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến;

+ Chiến tranh xâm lược của các nhà nước phong kiến đối với các quốc gia dân tộc khác.


Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền (chủ nghĩa đế quốc) có các loại hình chiến tranh:

+ Nội chiến giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động với giai cấp tư sản;

+ Chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc với các dân tộc;

+ Chiến tranh giữa đế quốc với đế quốc.


Thời đại hiện nay - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, trong đó bốn mâu thuẫn cơ bản vẫn tồn tại: mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản; mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động với giai cấp tư sản; mâu thuẫn giữa chủ nghĩa thực dân, đế quốc với các dân tộc độc lập; mâu thuẫn giữa các nước tư bản, đế quốc với nhau. Đó là những khả năng khách quan dẫn tới sự xuất hiện bốn loại hình chiến tranh cơ bản.


Chiến tranh giữa các nước tư bản chủ nghĩa với các nước xã hội chủ nghĩa: Đây là loại hình chiến tranh tiêu biểu nhất, quyết liệt nhất trong thời đại ngày nay nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản bằng bạo lực vũ trang. Trong lịch sử loại hình này đã từng diễn ra hai hình thức: chiến tranh giữa một nước xã hội chủ nghĩa với một nước tư bản chủ nghĩa; hoặc chiến tranh giữa một nước xã hội chủ nghĩa với nhiều nước tư bản chủ nghĩa.


Trong loại hình chiến tranh trên lại bao hàm hai kiểu chiến tranh hoàn toàn đối lập nhau, về phía các nước xã hội chủ nghĩa, đó là cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mang tính tự vệ, tính chính nghĩa sâu sắc, tính cách mạng triệt để nhất trong lịch sử, đồng thời có tính nhân dân, tính toàn diện, tính hiện đại và tính quốc tế. Về phía các nhà nước tư bản chủ nghĩa, đó là cuộc chiến tranh phản cách mạng nhằm mang lại lợi ích cho một nhóm nhỏ các nhà tư bản độc quyền, đi ngược lại lợi ích chính đáng của nhân dân lao động, trái với xu thế của thời đại và quy luật phát triển của lịch sử nên mang tính chất phi nghĩa, phản động.


Nội chiến là cuộc chiến tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại giai cấp tư sản và các lực lượng phản động trong các nước tư bản. Lênin chỉ rõ ”... nội chiến, nghĩa là những cuộc chiến tranh do giai cấp bị áp bức tiến hành chống giai cấp áp bức mình, do những người nô lệ tiến hành chống bọn chủ nô, do những người nông nô chống bọn địa chủ, do những người làm công tiến hành chống giai cấp tư sản"1 (V.I.Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.1980, tr.390). Và "Không thể mở rộng quá khái niệm nội chiến vì như thế sẽ làm lu mờ bản chất của cuộc chiến tranh giữa những người lao động làm thuê chống giai cấp tư sản"2 (V.I.Lênin, Toàn tập, tập 49, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.1980, tr.159-160). Nội chiến có hai hình thức cơ bản: cuộc chiến tranh giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động với giai cấp tư sản và cuộc chiến tranh giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động với lực lượng phản động có sự can thiệp của chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng quốc tế. Nội chiến có thể xảy ra trước hoặc sau khi giai cấp vô sản giành chính quyền và về phía giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đây là cuộc chiến tranh hoàn toàn chính đáng, chính nghĩa.


Chiến tranh giữa bọn thực dân, đế quốc với các dân tộc tiến hành đấu tranh giành và giữ quyền độc lập dân tộc. Loại hình chiến tranh này thường tồn tại dưới hai hình thức chủ yếu. Một là cuộc chiến tranh của các dân tộc chống lại sự thống trị áp bức của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, giành độc lập dân tộc. Hai là chiến tranh của các dân tộc đã giành được độc lập chống lại âm mưu phục hồi chủ nghĩa thực dân của bọn tư bản đế quốc. Xét dưới góc độ chính trị - xã hội, loại hình chiến tranh trên cũng bao gồm hai kiểu chiến tranh, về phía chủ nghĩa tư bản, đế quốc, đó là cuộc chiến tranh hoàn toàn phi nghĩa, đi ngược lại quy luật của lịch sử và xu thế của thời đại. Ngược lại, về phía các dân tộc tiến hành đấu tranh giành và giữ quyền độc lập dân tộc thì đó là cuộc chiến tranh hoàn toàn chính nghĩa, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng, thúc đẩy tiến bộ xã hội, mang tính cách mạng sâu sắc.


Chiến tranh giữa các nước tư bản với nhau: Trong thời đại hiện nay, loại hình chiến tranh này đã xuất hiện dưới hai hình thức: chiến tranh giữa các nhóm tư bản với nhau để phân chia lại thuộc địa hoặc chiến tranh của một đế quốc lớn xâm lược một nước tư bản yếu hơn. Xét về bản chất và xu hướng phát triển, về nội dung chính trị - xã hội, đây là loại hình chiến tranh đặc biệt mà ở đó cẫ hai bên tham chiến đều phi nghĩa, phản tiến bộ xã hội, đe dọa nền hoà bình và sự tồn vong của nhân loại.


Các loại hình chiến tranh trong thời đại ngày nay rất đa dạng. Vì vậy, nghệ thuật chỉ đạo tiến hành chiến tranh đòi hỏi phải nhận dạng chính xác loại hình chiến tranh để từ đó đề ra chiến lược, sách lược phù hợp nhằm giành thắng lợi.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM