Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 06:37:25 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Tây nguyên  (Đọc 275554 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #70 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2012, 10:42:57 pm »

tâm sự của :CCBinh
Tuổi sáu mươi
                                                Nguyễn trọng Luân

Giọt sương gõ ngoài cửa
Tưởng như ai gõ trên đầu
Ô hay 60 tuổi đó hở ?
Thế mà đến thật rồi sao

Vợ hì hụi  bữa cơm chiều
Cháu con chúi đầu máy tính
Về hưu rồi không màng lương thưởng
Mưa xuân tí tách rụng thềm

…Chiều nay có thằng bạn già
( bạn lính từ thủa Bê Ba )
Gọi đi ăn thịt chó
Mưa bụi rơi ướt ngõ
Bước ra đường  rồi … lại thôi

Bần thần vào ra  “Quân Sử  “
Thế là  thấy mình trẻ ra
ồn ã bác này bác nọ
Mà vẫn  …dấu vợ ra trò

Cháu cứ bám bà khiến ông thơ thẩn
Cả đêm hết ngồi lại nằm
Ru mãi mà nó không ngủ
Đành vào  “ Quân Sử “ … bâng khuâng .

16/1/2012
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #71 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2012, 10:47:30 pm »

Bài thơ rất hay , thực tế , tình cảm , mộc mạc , lãng mạn .... có đủ cung bậc hết , cám ơn anh NTL , hihi .
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #72 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2012, 09:23:19 am »

Vài ngày nữa là tết rồi . Bây giờ tết vẫn bộn bề lo toan , nếu không phải là tiền nong thì cũng là chuyện gia tiên mồ mả .
Ấy vậy mà cứ động tết là nhớ tết chiến trường , thế mới lạ . Hóa ra cái khoảng đời có bốn năm thôi mà nó ghê gớm thế . Nó đóng đinh vào con người , gỡ mãi cũng không ra , mà ai cũng không muốn gỡ , gỡ ra khỏi trí nhớ về đoạn đời chiên sđấu cua rđời mình là mình đánh mất mình .
Tôi đọc bác tanvinhprc25 mà thấy bác ấy cũng nghĩ như thế , nên bác ấy mới đưa chuyện tết chiến trường lên hôm hôm qua . Tôi treo bài thơ này lên cũng là một sự gửi tình mình tới đồng đội từng chiến đấu ở TN xưa

NHững Mùa xuân để nhớ

Sao ta nhớ những xuân xa đến thế
Những mùa xuân súng nổ cả giao thừa
Quà tết có gì đâu mà chỉa chẳng  hết
Bao bạn bè ngã xuống trước sang canh

Ta trở lại thị thành cơm với áo
Lo bon chen đen bạc với đời
Xuân cứ đến vô tư khi tết đến
Chốn rừng xưa xao xác lá rừng rơi

Rót chén rượu vào hư vô để nhớ
Phút giao thừa ta bạn khóc ôm nhau
Lau nước mắt rồi lao lên trận địa
Biết mùa xuân ngan ngát ở trên đầu

Vẫn vẹn nguyên những mùa xuân xưa cũ
Đồng đội bò lên chúc tết chốt điểm cao
Trong súng nổ miệng cười như thắm lửa
Chén xuân xưa tôi lại uống nhớ người
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #73 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2012, 09:49:46 am »

...Có lẽ do ngay từ những trận đầu đánh nhỏ và liên tục nó tạo cho chúng tôi thích ứng dần dần với chiến trận . Không phải chịu trận đầu ác liệt quá như những đồng đội khác nên về sau khi vào những trận đánh lớn lũ chúng tôi đỡ bỡ ngỡ hơn...
Đúng, nhiều đơn vị mới vào chiến trường hoặc đổi vùng chiến trường xuống vùng đồng bằng thì chỉ trận đầu đã mất quân thiệt tướng kinh khủng; nhiều bài học kinh nghiệm lắm. Thế nên ta thường hay có kinh nghiệm điều một số bác cựu (nhất là cấp đại đội và tiểu đoàn) sang các đơn vị mới để bổ sung thực tiễn trong chiến đấu.

Trích dẫn
Chúng tôi đi B với phiên hiệu 3002 . dọc đường TS tôi mới hiểu con số đầu tiên là con số chỉ chiến trường mình dến . ví dụ số đầu là 1 thì vào B1, số đầu là 2 thì vào B2 ...
Cái này em cũng có nghe qua, nhưng để phân biệt và theo dấu của từng đoàn thì khó quá. Bác có thêm thông tin gì về các đơn vị này không?

Trích dẫn
Hồi ấy nhìn các đoàn đi B2 thích lắm vì gặp những người ở B2 ra ai cũng có đài , có nhiều thứ mà ở ngoài bắc chư athấy bao giờ . Đi B2 là ở với dân đồng bằng là được sống chiến đấu ở miền nam . chiến đấu ở thành phố lãng mạn hào hùng .
Làm gì có đâu bác. Miền Đông gian lao lắm đấy,  Grin
Logged

nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #74 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2012, 12:08:48 pm »

quangcan thân mến . đọc những dòng viết của bạn tôi biết : bạn có kiến thức , trẻ hơn chúng tôi , hiểu biết nhiều lịch sử quân sự . ( đâu có dễ tìm người như bạn ) .  Bạn thân mến . LỊch sử quân sự gắn lien với lịch sử con ngươì . quangcan với chúng tôi thế hệ liền nhau nên cảm thông vơi nhau được , đúng không ?
Tôi sẽ không sa đà vào trận đánh cụ thể đâu , vì nhiều đồng đội đã viết và viết rất tốt . Tôi không nói là viết hay . Đọc lên là dễ khóc lắm bạn ạ . NÓ không giống chuyện trên sách , báo mà các nhà văn , nhà báo dụng công viết lach.
Dựng nước và giữ nước là trang tuyệt vời nhất trong những trang mạng hiện nay mà tôi thấy ( riêng tôi thôi ) . Bởi ở đó nó qui tụ mỗi ngày hàng ngàn người đọc , mà không phải đọc để giải trí như những Blog  ( hot ) khác .
- Về phiên hiệu đoàn đi B , bạn biết không ? tôi đã nói phải một thời gian sau tôi mới hiểu . Những con số trong chiến tranh là những  con số biết nói . Nó có hồn, nó có máu . Những cái tên KP, KT.KN, KB .... là hình bóng một vùng quê hương , là dấu tích của một vùng văn hoá , là xương là máu của hàng vạn con người . Chúng mình không thể vô tình . Thế hệ sau không thể vô tình , mà sẽ có tội nếu vô tình với từng con số hòm thư dấu tích tưởng chừng khô khan ấy . Đừng vội trách Bộ QP không giải mã , mà trách chúng ta sao không vì máu của ông cha , của anh em mình mà đi tìm hiểu mà tìm về với cha anh .Biết quangcan là QT phần Tìm người , tôi vô cùng trân trong . Phải có tâm và am hiểu lắm mới dám làm việc này .Phải là con người của lịch sử mới làm nổi việc này dù trên diễn đàn , bạn đâu vụ lợi điều chi với công việc này . Hương hồn liệt sĩ và chúng tôi những người lính già trân trọng các bạn quản trị  trong từng chủ đề lắm . TRân trọng cám ơn cố gắng của mỗi người dù là quản trị , hay thành viên , hay là khách với trang Dựng nước và Giữ nước
Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #75 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2012, 01:24:17 pm »

   Tôi lính B2 đây các bác. Các bác nói đúng, theo tôi biết khi vào đ/v chiến đấu lính Hà nội vào năm 72 (lính sinh viên) phiên hiệu là 2019, bọn tôi vào sau đoàn 2036. Thoạt đầu khi ra quần áo QK9 các màu xanh, nâu, đen…, sau được nhận quân trang mới (TQ) mũ tai bèo, khăn rằn Nam bộ, sao nửa xanh nửa đỏ , trên mình nai nịt nhìn “khủng” lắm toàn đồ Mỹ (dao găm, bình tông, túi mìn mo…) có thằng mang cả bao đạn Mỹ làm kỷ niệm cũng khoác trên người,  tay đeo đồng hồ otomatich, khoác đài Nhật…Lúc bấy giờ đ/v thành lập hội đồng hương các tỉnh ai ra Bắc được hội này trang bị tất và đầy đủ. Trên đường ra gặp lính ngoài này nhìn đồ bọn tôi với con mắt khó hiểu, thậm chí có lúc bọn tôi mặc quần áo B2 (QK9) vai đeo bồng thì họ chả biết là quân chủng hay lực lượng gì nữa Grin
Logged

tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #76 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2012, 02:11:03 pm »

            Chào các bác! Đọc bìa viết, bài thơ của bạn Nguyentrongluan, Tranphu341 rất lấy làm ngưỡng mộ mến phục. TP CŨNG ĐÃ SANG TUỔI 61. Một vòn 12 con Giáp, cũng có nhiều tâm sự lắm. Mười mấy năm lính được 2 lân ăn tết ở nhà cũng nhiều điều đán nói. TP thấy ae mình cũng đừng quá "nặng nề" quá về cái số 60. Mà hãy hát mãi khúc ca "Cuộc đời vẫn đẹp sao...." cho nó vui tươi và trẻ mãi  Grin Grin Grin

            Đúng là lính miền Đông, B2 khi đã được ra Bắc, Tức là những người thật sự may mắn và được ae trang bị cho các thứ như bạn sudoan5 nói là đúng. Chứ chiến trường Miền Đông cũng không nhàn nhã tý nào đâu.

                      TP CHÚC CÁC BẠN CÙNG GIA ĐÌNH LUÔN KHỎE, CÙNG NHIỀU NIỀM VUI CUỘC SỐNG!
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #77 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2012, 04:38:43 pm »

Hôm trước nghe chuyên mất chốt ở Kon tum của một đồng đội trên đường vào tây nguyên mà bỗng nhớ lại chuỗi ngày toàn đánh nhau ở mùa mưa 73 . Vơi tôi , tôi cứ nhớ đến cái đói và sốt rét những ngày chiến đấu . nó dai dẳng với tôi đến bây giờ
Bác nghe chuyện mất chốt ở Kon tum? Không biết là ở khu vực nào. Chứ bob tui ở chốt từ 1973 đến ngày giải phóng miền nam...Toàn bộ tuyến chốt ở Kon tum do sư 10 đảm nhiệm. Không hề bị mất chốt nào. -Trường hợp chốt ở Krông - Trung nghĩa : có bị mất vài ngày nhưng sau đó ta chiếm lại được. Trận ấy địch tập trung lực lượng lớn xe tăng, pháo binh, máy bay, bộ binh đánh chiếm. ae ta trên chốt ít quá (một trung đội), do thương vong gần hết nên không giữ nổi, phải rút. Nhưng ngay sau đó trung đoàn 66 tổ chức đánh chiếm lại. Bài học mất chốt, rồi chiếm lại chốt của trung đoàn 66 đã được học tập rút kinh nghiệm trong toàn sư 10. trong đó nổi lên tấm gương anh dũng tuyệt vời của anh Nguyễn Đình Kiệp (a Kiệp lúc đó là Trung đoàn phó trung đoàn 66). Anh trực tiếp chỉ huy và trực tiếp dẫn đầu đơn vị xông lên đánh chiếm lại chốt. Vâng! Nếu nói về chuyện mất chốt (1973 ở Kon tum) thì bob tui biết chỉ có trường hợp đó.
 
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #78 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2012, 04:45:01 pm »

bác BOb thân mến ạ .Hôm đi TN tôi nghe kể mất chốt là đúng như bác nói đó . Tôi được nghe địch dùng cả xetawng và phi pháo dữ dội , nhưng sau đó ta lấy lại được . Đánh không dứt điểm đã kỉ luật rồi mà mất chốt chắc không tránh khỏi Kỉ luật nặng phải không bác
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #79 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2012, 07:06:54 pm »

Chào bác Tranphu341 , bác F5 ..
Tôi chưa viết hết , khi chúng tôi đi trên trường sơn gặp Linhd cựu đi ra . Nhìn đâu là B2 đâu là B3 , B5  biết ngay qua trang phục đồ đoàn của họ . Nhìn những bộ sita , bồng vải dù , khăn rằn và phì phèo thuốc lá . Mà thuốc họ thơm lắm nhá . Xin là cho ngay . có một loại mà chỉ B2 mới có là cái hạt gì gọi là hạt é , thả vào nước nó nổi trương lên như trứng ếch , uống ngon tuyệt . Tôi được 2 lần các anh B2 gặp trên đường cho uống và từ đó đến nay chưa bao giờ biết lại .
Nhưng khi đã là lính chiến rồi thì mới hiểu chúng tôi b3 còn có rừng núi mà nấp mà chui . Nhưng B2 mùa nước nổi thì trực thăng địch nó tha hồ tra tấn anh em mình . Thế mới biết , gian lao của miền đông , vất vả của miền tây .
Kể lại , chắc cháu con chẳng bao giờ hiểu nổi bác nhỉ .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM