Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 11:07:25 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Tây nguyên  (Đọc 275644 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #300 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2012, 02:58:38 pm »

Chào các bác,

Tôi vẫn soạn sơ bộ tập thơ theo ý khi trao đổi với bác Luân. Tất nhiên quyền tối cao là của bác Luân. HaHoi và tôi chỉ giúp đưa các ý ấy vào tập thơ thôi. Ý kiến anh em QS để làm tốt hơn.

Tiếp thu ý kiến các bát, tôi để tạm mấy bài thơ (cho đến tối qua) ở tập không có hình, theo nhóm chủ có chủ đề gần nhau đề các bác xem thử xem sao.
Tôi đang trên đường về nhà và không kịp viết dài, mong các bác thông cảm. Tôi sẽ bổ sung các bài bác Luân mới gửi.

Thân mến,
TLT
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #301 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2012, 03:02:59 pm »



Gửi bác Luân để hồi âm giao lưu với bác NVLAC một niên trưởng ccb chiến trường K.



NVLAC
Thành viên
*
Bài viết: 207


người khoác chiếc chiến y, thì nào ước mơ gì ...


   
   
XIN PHÉP
« Trả lời #582 vào lúc: Hôm nay lúc 01:42:18 PM »
   
Xin chào Bác LUÂN,
      Nick của tôi là NVLAC,năm nay 65 tuổi - đã về hưu;  viết nhạc thì để nghệ danh là Nguyễn Tiêu Dao, có một số bài hát được anh em VMH mình nghe. Tôi phải tự giới thiệu để xin phép thưa bác thế này :
Tôi đọc qua các bài thơ của bác do mấy anh em tập hợp, lót hình nền ... Tôi đã trích trong vài bài thơ của bác, mỗi bài một số câu (phần chính nằm trong 2 bài : Người lính và quán bia hơi Hà nội và bài Những mùa Xuân để nhớ), do cần phải uốn theo của giai điệu bản nhạc, tôi có biên tập vài câu chữ (xin bác thông cảm) đã phổ thành một bản nhạc, tôi định đặt tựa là BÊN NHAU ĐỂ NHỚ - trích thơ : nguyễn trọng luân & nhạc : nguyễn tiêu dao .  Tôi đang chỉnh sửa lại một số câu chữ, nốt nhạc. Nếu Bác đồng ý cho tôi làm điều đó thì tôi sẽ đưa đi phối và nhờ người hát và sẽ trình làng với anh em VMH.
     Tôi cũng đang đọc bài thơ NỖI NHỚ HOA CỎ MAY (tặng một người con gái Củ Chi); nhạc cảm tôi đang hình thành, bao giờ xong tôi sẽ báo cho Bác. Tôi mong được sự hồi đáp.
« Sửa lần cuối: Hôm nay lúc 01:49:47 PM gửi bởi NVLAC »    Logged


                        Chào các bác! Tranphu341 rất vui và rất trân trọng những bài thơ, bài viết của bạn NTL. Giờ đây lại được bác Tiêu Dao- NVL Lựa chon ghép thêm phần, phổ nhạc thành bài ca thì tuyệt vời quá, giá trị quá còn gì bằng nữa. Lời thơ đã đẹp. Ý thơ đã sâu. Giờ đây lại được bác Lạc thổi hồn , chắp thêm cánh vào thì đúng là: TRÊN CẢ TUYỆT VỜI.

                         Hoan hô bác Nguyễn van Lạc-Tiêu Dao!!!!Hoan hô bác Nguyễn Trong Luân.

                         TP CHÚC CÁC BẠC LUÔN MANH KHỎE, SỚM CHO AE TA ĐƯỢC THƯỞNG THỨC BÀI CA ĐẦY CHẤT LÍNH ĐÓ!
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #302 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2012, 03:18:31 pm »

             Chào các bác! Tranphu341 thấy nếu có điều kiện, các bạn in thêm 1 số bài viết như mấy bài nói về đồng đội chẳng hạn. Có thể là tập thơ cùng truyện ngắn cũng càng tốt.

                              Đúng là Ngyễn trong Luân là người thật có khiếu, có tài văn thơ!
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Hai, 2012, 08:10:07 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #303 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2012, 03:27:31 pm »

Kính bác NVL - Tiêu Dao :
Người viết thơ ai cũng mong thơ mình được đồng cảm . Bác chọn thơ em viết thành lời cho ca khúc thì vinh dự cho em lắm . Cám ơn bác trước .
Còn khi dùng , bác có thể giữ nguyên ý mà thay chữ thì đó cũng không sao bác ạ . Viết về đồng đội mà anh em đồng đội thích thì là tài sản chung rồi . kính bác . NTL
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #304 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2012, 04:19:56 pm »

Tôi tin tưởng tập Thơ sẽ sớm ra đời và mong đón chờ nó như bao thành viên khác.

Bác NguyenTrongLuan thật có khiếu và có hồn thơ. Các bài thơ của bác gửi lên, bài nào đọc cũng gây xúc động (Nhất là đối với lính), dù mỗi bài một vẻ.

Rất cảm phục bác, lính Tây nguyên mà viết thơ đọc cứ như  của lính tham gia Quảng trị vậy. Thế mới biết cái tình và cái hồn thơ của bác nặng lắm.

(Nói câu này xin bác đừng cho là nịnh: Bác mà tập trung vào nghiệp thơ có lẽ thành nhà thơ lính một thời, xếp sau nhà thơ PTD được đấy, giống như KQ Thụy đi vào nghiệp văn mà thành lính-nhà văn).

Chúc bác khỏe và hoàn thành sớm tập thơ.
Logged

nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #305 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2012, 04:30:49 pm »

@trongc6 ;
Ngày ở lính đã mấy lần tôi đến E9 tìm người làng mà không gặp . Thằng ấy tên là Hiển . người Hạ hòa . Nhưng sau này mới biêt Hôm đánh ở Cẩm ga Thuần mẫn trên đường 14 nó cũng lập được thành tích . Rồi khi đấnh về Phú yên , xong đợt ấy nó bỏ đơn vị trốn ở lại lấy vợ trong đó . vài năm sau mò về làng trở thành người sống tự do không hộ khẩu . Khổ thân nó , rồi chết vì ngộ độc rượu .
Tháng 6/75 E9 chuyển đi , đồng hương Hạ hòa cũng đi hết .
Hồi đó , ở dưới bộ binh cũng thỉnh thoảng làm báo tường bằng cách viết trên cái ống lồ ô cạo cái vỏ xanh bên ngoài đi thành một trang giấy quay tròn . Bác vui thì động viên tôi vậy , chứ các anh PTD hay KQT là người tài theo làm sao được bác trongc6
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #306 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2012, 04:34:11 pm »


                                                  Ba người bạn lính    (tiếp theo và hêt )



               Chuyện người bạn thứ ba:
         

Cuối năm 74. Chuẩn bị vào chiến dịch lớn , cả chiến trường háo hức , nôn nao . Thôi thì đủ thứ phỏng đoán . Nào đi sâu , nào rút ra cao nguyên Pôlôven , rồi lại có tin vào B2. Đi đâu thì đi . Chỗ nào chả là lính , mà là lính thì chỗ nào chả đánh nhau . Nghĩ cho mệt . Tuy vậy , khi thấy tiểu đoàn thông báo rút tôi lên trinh sát thì cũng hơi lấn cấn . Lên trinh sát ác liệt nguy hiểm nhưng thoả trí tung hoành . Ở lại cũng tốt , mà ở lại sẽ lên thay B trưởng để anh Luật lên C phó . Nhưng mãi tới khi bạn tôi, Mạnh Tiêu a trưởng bị thương què cẳng ở trận Củng sơn thì tôi đành vác ba lô về trinh sát . Ngay chiều hôm đầu tiên về nhận chức A trưởng ở hang đá hòn Một , tôi gặp Minh . Chẳng xa lạ gì nhau cả . Tôi biết Minh từ hồi Minh làm tiểu đội trưởng cảnh vệ trên trung đoàn . Nó ỉ eo xin xỏ về đơn vị chiến đấu từ đầu 74. Cú gặp nhau với Minh là từ năm 73 cơ . Hồi ấy , có thời gian tôi lên ban tuyên huấn trung đoàn 2 tháng viết chèo cho đội tuyên văn . Các ban từ tham mưu , chính trị , hậu cần đều phải lo tăng gia tự túc lương thực . Người đi tăng gia thường là lính tẩy hoặc mấy anh trợ lí le ve . Tôi là lao động không biên chế, thật là tiện lợi cho quí ban . Tôi sang bắc đường 19 . Vừa tăng gia vừa viết chèo , nhất cử lưỡng tiện . Một buổi trưa , có lệnh của chủ nhiêm chính trị tôi về nam đường nhận nhiệm vụ gấp . Sau này tôi mới biết đó là về sở chỉ huy phụ trách việc làm riêng một cái  nhà đón tiếp mấy thím văn công . Khiếp chưa, văn công khu năm dám xuống tận đơn vị tác chiến , mà nghe toàn ca sĩ oách . Oách thật đấy, trong đó có cô ca sĩ Trà My rất xinh đẹp và hát hay (  sau này chả biết đi đâu ) . Vì là cán bộ của ban đi công tác nên phải có một vệ binh đi cùng  . ( mãi về sau tôi biết chủ nhiệm chính trị quí tôi nên mới cho cái ân huệ ấy ) Khi tôi lên , anh lính cao to , da trắng , tóc xoăn đứng chờ. Hắn nói rõ to . Tôi ,chiến sĩ Nguyễn Minh nhận nhiêm vụ bảo vệ đồng chí , xin mời đi theo tôi . Ngại quá , mình là lính chứ thủ trưởng đâu kia chứ , tôi cố giải thích cho hắn nghe , hắn tỉnh khô, tôi chỉ nhận lệnh đưa thủ trưởng đi công tác chứ không nhận lệnh đưa lính đi công tác bao giờ . Vì vậy đồng chí đi sau tôi 10 mét . gặp địch tôi đánh đồng chí nấp đắng sau . Cay mũi quá , tôi bảo này ông , tôi ở tiểu đoàn 8 đấy , ở chốt Chư krônkrang về đấy. Hắn quay nhìn tôi rất nhanh , cái nhìn dịu hơn tí chút . Chiều tối , nghỉ ở suối ialeo. Hai đứa cắm chạc đốt lửa ca cóng . Ngồi ăn , thò hai chân xuống suối hắn hỏi , ông lính đợt nào? Tôi cho biết lính sinh viên . Mắt hắn sáng lên , tuyệt quá , tôi thích bọn ông lắm . Kì lạ thật , mấy ông cán bộ thì ngán mấy thằng nhiều chữ hay lí sự , còn thằng cha này lại khoái tụi công tử sao ? hắn giải thích , có văn hoá đánh đấm vẫn khác hơn . Câu nói của hắn sau này tôi mới hiểu hết ý nghĩa cả đen lẫn bóng của nó.
Thế rồi thi thoảng hai thằng vẫn gặp nhau trong những lần tác chiến . Minh dẫn đường cho tụi bộ binh chúng tôi nhiều lần . Lần nào đi đánh cùng nhau hắn cũng ném cho tôi bao thuốc chiến lợi phẩm mà tụi trinh sát thường ăn mảnh được . Đêm nay là đêm đầu tiên hai đứa cùng đi với nhau . Tôi là tiểu đội trưởng , Minh dưới sự chỉ huy của tôi . Phía đường số 1 địch căng ra nhiều chốt chặn . Chiến xa chạy ngược chạy xuôi ầm ầm , bắn đổ đạn vào khu rừng chúng tôi náu quân . Chiều đỏ ối , gió biển Tuy hoà mát rười rượi . Hai đứa nửa nằm nửa ngồi trên tảng đá phẳng nghiêng như mái nhà . Nó bảo ; đêm nay bò đường 1 đoạn cầu Bàn thạch nhiều mìn lắm . Tôi ừ . Minh lại tiếp , mày để tao bò trước , mày bò sau . Sao lại thế? Tôi bẳn giọng . Nó ngập ngừng .. rồi nói rất nhỏ , tao mới học lớp 9 còn mày đã học lớp 13, 14 mày chết thì phí hơn tao. Ô hay , nó cho sự phí phạng mạng người đơn giản thế sao . Tôi quay mặt sang nó . Minh cúi đầu, nhìn con chuồn chuồn vô tư đậu trên mép đá . Dáng điển trai lãng tử mất biến chỉ còn khuôn mặt thằng đàn ông ngây ngô trong chiều tối trước khi đi vào chỗ chết . Suốt đêm bám địch , lội ì õm dưới đồng lầy . Người nhão ra , đói , khát thèm hút thuốc . Mấy chú du kích dẫn đường , chắc lần đầu ra trận hồi hộp nên cổ họng chỉ muốn ho .  Ho bây giờ thì chết . Lấy tay chẹt ngang cổ mà họng mấy thằng cứ muốn toé ra . Minh cúi xuống vê cục đất tròn như viên bi đưa cho chú du kích thì thầm , đấy là thuốc chống ho của trinh sát . Quả hiệu nghiêm , từ ấy trở đi cơn ho của anh chàng du kích tắt hẳn . Hôm giải phóng Tuy hoà mấy đứa con gái trong tiểu đoàn phú yên cứ túm lấy Minh hỏi xin thuốc chống ho . Giải phóng xong phú yên , đơn vị tôi quay lại đường 7 đón xe đi chiến dịch Saigon . Suốt con đường hãi hùng còn bao cảnh tượng đau thương mà bút mực đều bất lực tái tả . Tôi thấy Minh khóc nhiều lần khi nhìn dàn dạt xác người dân chết dọc sông dọc suối . Những lúc ấy, nó không còn là thằng Minh của những đêm bám địch luồn sâu . Nó yếu đuối như chàng công tử  chưa biết chiến tranh là gì .
Trận đánh cuối cùng mà chúng tôi bên nhau là trận đánh mở đường vào Sài gòn ngày 29/4 ở cầu Bông . Mấy đêm trước , tôi và Minh cùng Ngô Thịnh bò 2 lần vào đồn Tân phú Trung để xác định hướng bắn cho hoả lực tiểu đoàn , rồi lại bò cầu Bông với trinh sát của E198 . Ngày hôm sau , bộ binh đánh từ sáng sớm tới gần trưa vẫn không vào được đồn ấp Chợ . Hoả lực trống trải không ngóc lên mà phát huy tác dụng . Mặc dù không phải nhiệm vụ của mình , nó lao ra trận địa 12,7 li nâng khẩu súng của một tử sĩ vừa gục xuống bắn sối xả . Vừa bắn vừa la to , xông lên nhanh lên , vừa chửi những thằng nhát gan nằm bẹp dưới ruộng . Rồi hu hu khóc gỡ tay người bạn đã chết bên khẩu súng nóng bỏng . 30/4/75 cái ngày huy hoàng của bọn tôi ở Saigon , tiểu đội lạc mất Minh . Nó đâu có lạc Nó một mình một súng chui vào dinh Độc lập từ lúc xe tăng ta lao vào cổng. Kệ , mọi chuyện sảy ra xung quanh , nó chui lên mò xuống mọi xó sỉnh rồi ra bến Bạch đằng . Đêm 30/4 phải đến 11 giờ nó mới tìm về tiểu đội . Nó bảo nó đưa hết những gói lương khô cho đám tàn binh . Nó còn kiếm được cả tiền Trần Hưng Đạo , nó cũng cho bọn ấy để tìm đường về quê . Hắn trầm ngâm , chúng nó cũng tội . Cái thằng đánh nhau thì ác liệt thế mà lại thương hại kẻ thù . Tôi băn khoăn , hay nó hữu khuynh tư tưởng.
Rồi những ngày huy hoàng trôi nhanh . Cả tôi và nó đều thay đổi đơn vị . Minh về làm B trưởng bộ binh . Tôi lên trung đoàn viết lách chừng 3 tháng rồi ra bắc. Trước khi đi , về đại đội thăm nó , nó cười khanh khách chạy ra hàng rào nhặt vào cái túi mìn clêmo đầy đất . Nó phủi đất nhăn nhở, tặng mày, mày về đeo đi học .( nó coi mình học đại học giống như trường làng chắc?). Thế mà cái túi ấy bây giờ trở thành vật xót lại duy nhất của tôi về những ngày chiến đấu . Vài năm sau khi chia tay nhau , Minh lại bị thương ở chiến trường tây nam . Nghe nói Minh ra quân với một bộ răng giả.
Cho tới 25 năm sau , một buổi chiều run rủi , nó tìm đến tôi . Bảo vệ cơ quan vào báo cho tôi có ông lái xe tải nào đó cứ đòi gặp chú để thanh toán. Quái lạ , việc thanh toán là của kế toán sao lại đòi gặp tôi . Chắc có gì khuất tất mắc mớ đây . Minh vào , đứng lừng lững , trân trố nhìn tôi rồi lắc đầu mày gầy quá , khổ quá hả . Hai đứa nghẹn ngào sau bao năm xa cách , rồi nó rút ra cái ống nhòm Mỹ cũ rích . Tao trả lại mày , tao lấy của mày từ hồi 75 bây giờ trả về chủ cũ . Trời ơi ,  hoá ra nó bảo thanh toán là thanh toán cái ống nhòm mà nó đã lấy của tôi từ hồi tôi rời trinh sát lên  trung đoàn . Nó còn bảo , ngày mai nó đi Thanh hoá . Đi để thanh toán mấy thứ còn nợ mấy thằng quê ở Thạch Thành . Nợ đời thì nhiều lắm mày ơi , trả bao giờ hết . Minh bảo trả được bao nhiêu cố mà trả . Chỉ có nợ những thằng chết thì mới không trả không đền được thôi còn thì trả được cả đấy . Đừng có ăn quỵt cuộc đời mày ạ .



 Chắc Minh nói  đúng . Với bạn bè đã hi sinh thì không trả nợ được , còn thì tôi ăn quyt bạn tôi nhiều.

                                                           
                                                                                   Xắp tết 2007
                                                                           
                                   
Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #307 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2012, 04:50:09 pm »

Chào bác Luân và các bác,
Hôm nay em vẫn đang có việc cơ quan, mãi chưa dứt để tham gia với nhà mình ,  thấy các bác giao lưu và tranh luận rôm rả quá mà em chỉ có thời gian đọc lướt lướt, nhìn thèm quá !  Hết ngày mai em mới hòm hòm xong việc, em sẽ bắt tay khẩn trương vào nhiệm vụ của mình , mong bác Luân và các bác thông cảm.
HaHoi
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #308 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2012, 07:53:03 pm »


...



...

@ TLT & HaHoi,

Tôi có ý trao đổi về 2 bài thơ và minh họa cho 2 bài " Nghĩa trang dưới lòng sông " và  “ Thạch hãn.”
  Hai bài thơ và hai tên khác nhau nhưng cùng viết về con sông THẠCH HÃN với nhiều dấu ấn không quên và có những ý tương đồng  của lời thơ .   Trích và dẫn dưới đây :

Nghĩa trang dưới lòng sông 

 Mở đầu :
      Ngàn vạn bông hoa ngàn vạn ngọn lửa
      Ngàn vạn cuộc đời nức nở
      Tháng bẩy này áp mặt xuống dòng sông
      Nghĩa trang dưới kia bia mộ xếp hàng dài ra bể
  ….
Kết :
      Rồi sẽ có cây cầu mới xây
      Soi hình qua nghĩa trang nơi đáy nước
      Bao đồng đội tôi ngâm mình cùng câu hò thấm ướt 
      Chiều 
                Thạch hãn 
                                  … rưng rưng

Sự hy sinh mất mát không kể xiết  của  các LS  năm xưa  mang lại sự hồi sinh, một tương lai hôm nay 


Thạch hãn 

Mở đầu :

      Hoa phượng đỏ chớm bờ , nước xanh veo dưới sông
      Thành cổ hiền , vòm trời treo bông gòn trắng
      Em gái tan trường
      Áo dài buông ngang dòng Thạch hãn
  …
      Mấy chục năm hoa vẫn rực trời
      Có tiếng hò ngọt con thuyền xuôi cửa Việt
      Li nước mía đổ mồ hôi

  …

Kết :
      Thạch hãn ơi
      Đêm mùa hè bên sông
      Những chân nhang, những ngọn chông có lửa

Cuộc sống  đang hồi sinh, thanh bình hôm nay có được  từ hy sinh máu đổ  của người ngã xuống hôm  qua   


Và giữa là  
       Tình cảm của người đang sống  :  Nỗi nhớ, niềm tiếc thương đồng đội đã hy sinh, sự tri ân những người đã ngã xuống nơi dòng sông này.  Dòng sông mang trong lòng nó và  trên đôi bờ  vô vàn những  hy sinh thầm lặng ấy … 

TLT và HaHoi sẽ  sắp xếp khéo  và   minh họa thể hiện để người đọc thấy cái hay hai bài  mà không  thấy chùng lặp. Đặc biệt là hình minh họa cần có cái nhìn bao quát  chọn hình ảnh  “ đắt “ để thể hiện 2 bài này.

Tôi gửi thêm  mấy Ảnh để HaHoi có thể chọn,  minh họa cho “ bật ý “  thơ. ( hiện Tôi thấy có chỗ hơi trùng ,  chưa thoát )

  Thạch Hãn đang hồi sinh  dù vẫn mang trên mình tàn tích của cuộc chiến  xưa :

[/url]
   Đôi bờ Thạch hãn tại thị xã QUẢNG TRỊ

Cầu THẠCH HÃN hôm nay và sự sống đang trở lại :


  Sông THẠCH HÃN tại QUẢNG TRỊ

[url=http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/6785068542/]

  Cầu Quảng trị trên sông Thach hãn
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #309 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2012, 09:18:23 pm »

  Grin Grin Grin BY em chờ ngóng mỏi cả cổ để được xem cho hết 3 người bạn của bác thế nào? Grin Grin Grin

 Người bạn thứ nhất: Bác Kim Bằng, "hận thù" lớn quá, chỉ muốn nhân ở cuộc chiến đó tìm thấy ánh hào quang cho mình để khẳng định cái TÔI trước những người không đáng để họ sáng mắt ra. Grin Vì muốn sớm để "khẳng định" nên đã dẫn đến hành động sai và sai một ly đi một dặm.

  Hết rồi , chấm dứt rồi , sạch sẽ hết mọi thứ rồi ... ối cha mẹ ơi.  Grin Vâng, hết thật, chẳng còn gì nữa thật. Nhưng dù sao thì BY em cũng ghi nhận, anh Kim Bằng ấy là người lính sống sôi nổi và là người dũng cảm, dũng cảm cả ở hành động cuối cùng với 10 cái kíp nổ số 8 ấy, chỉ có điều mục đích mà anh ấy cố gắng tìm kiếm để đạt được thì "lệch lạc". Dẫu sao thì đó cũng là số phận một người lính. Grin

 Người bạn thứ hai: Anh Nhớn. Grin Một người ít học thiếu văn hóa nhưng lại có cái hoàn cảnh cùng đời sống giống như bao người lính khác và sang đến thế hệ lính như BY em sau này vẫn hay gặp trong đơn vị, sống tình cảm hết lòng vì đồng đội cùng luôn cố gắng học hỏi ở những gì mình không có điều kiện học trước kia và thường là những người khá thông minh, nhanh nhậy. Bản chất thật thà đối với những người như vậy thì thường cái tôi luôn đứng sau người khác bởi tình cảm của anh ấy Nhớn hơn dành cho mọi người. Những người như vậy thường chỉ có vốn sống và kinh nghiệm thực tế khó có tầm phát triển rộng bởi ít chữ, nếu chúng ta chứng minh được khả năng để họ thấy nể phục thì niềm tin đó ở trong họ mang theo đến hết đời. Biết đâu giờ này cũng có một anh Nhớn nào đó ở Hưng Nhân Thái Bình đang mơ màng nhớ lại một thằng bạn nguyentrongluan nào đó những năm tháng chiến trường Tây Nguyên cùng đầy vơi kỷ niệm. Grin

 Người bạn thứ ba: Anh Minh. Grin Một người bạn dám chia mạng sống của mình cùng với đồng đội nếu gặp khó khăn, lính tụi em sau này gọi loại lính này là: Lính dám chơi dám chịu, vào trận với loại lính này có thể yên tâm ít nhất nếu bỏ chạy họ cũng không quên gọi mình. Anh Minh này trình độ văn hóa không nhiều nhưng lại có cái nhìn khá tổng thể về cuộc chiến, biết sót xa trước nỗi khổ đau của nhân dân đồng bào, ở thời điểm 30.4.1975 không nhiều những người có cái nhìn sâu rộng được như vậy.

 Về tổng thể thì anh Minh này có được tất cả những đức tính tốt đẹp nhất của cả 2 anh trên cộng lại khi còn là lính. Lớp lính đàn em sau này trên chiến trường K cũng được mấy anh loại lính này dìu dắt truyền đạt kinh nghiệm chiến đấu nhiều. Grin

 Lính thì muôn hình muôn vẻ, nhiều trường phái tính cách khác nhau, có người đáng để anh em nhớ mãi suốt đời và cũng có cả những người chán chả buồn nhìn mặt nếu cứ thù lâu nhớ dai. Quan niệm của BY em về những người đồng đội cũ thế này: Nếu như chúng ta cứ sống mãi với những quá khứ không đáng nhớ về họ mãi cũng khiến tâm chí mình nặng nề. Nên thôi, cứ cởi lòng mình ra và hãy nhớ về anh em cũ với những gì tốt đẹp nhất của họ thì mình sẽ thấy thanh thản hơn.  Grin

 Cám ơn bác nguyentrongluan với ký ức về ba người bạn lính Tây Nguyên của bác rất hay, BY em đọc mà như đang được nghe chính bác thủ thỉ kể chuyện về đồng đội của mình vậy. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM