Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:49:55 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Tây nguyên  (Đọc 275772 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #210 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2012, 09:10:33 am »

@nguyentrongluan: mấy thằng lính chiến có thể trông chết cười ngạo nghễ nhưng khi chứng kiến những cái chết của đồng đội, đồng loại thì lại khác hẳn: xót xa, thương cảm, kinh sợ...
...Có ai đó đã nói rằng sau mỗi cuộc chiến, có kẻ thắng, có người thua nhưng đó là nói về các thế lực chính trị đối kháng nhau còn phần thua thiệt nặng nề rơi xuống đầu người dân (bao hàm theo nghĩa là con người ở cả phía bên này và bên kia)...
Bạn cũng như tôi, chúng ta đều mắc phải hội chứng sau chiến tranh, bây giờ có tuổi ngồi lại lôi những ký ức một thời ra đề gậm nhấm nhưng...Cũng như những CCB về lại chiến trường xưa , chúng tôi trở về đây không phải kiếm tìm vinh quang, gặm nhấm gì nơi quá khứ, chúng tôi trở về vì mắc nợ với quá khứ, mắc nợ với đồng đội và cả những linh hồn của những con người xấu số.
Buồn một nỗi có những món nợ không bao giờ trả được.
Chiều mai trời ấm lên rồi. Hẹn 19C Ngọc Hà nhé bạn.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #211 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2012, 10:18:47 am »

@nguyentrongluan: mấy thằng lính chiến có thể trông chết cười ngạo nghễ nhưng khi chứng kiến những cái chết của đồng đội, đồng loại thì lại khác hẳn: xót xa, thương cảm, kinh sợ...
...Có ai đó đã nói rằng sau mỗi cuộc chiến, có kẻ thắng, có người thua nhưng đó là nói về các thế lực chính trị đối kháng nhau còn phần thua thiệt nặng nề rơi xuống đầu người dân (bao hàm theo nghĩa là con người ở cả phía bên này và bên kia)...
Bạn cũng như tôi, chúng ta đều mắc phải hội chứng sau chiến tranh, bây giờ có tuổi ngồi lại lôi những ký ức một thời ra đề gậm nhấm nhưng...Cũng như những CCB về lại chiến trường xưa , chúng tôi trở về đây không phải kiếm tìm vinh quang, gặm nhấm gì nơi quá khứ, chúng tôi trở về vì mắc nợ với quá khứ, mắc nợ với đồng đội và cả những linh hồn của những con người xấu số.
Buồn một nỗi có những món nợ không bao giờ trả được.
Chiều mai trời ấm lên rồi. Hẹn 19C Ngọc Hà nhé bạn.

Tôi nhất trí với những gì mà các bạn đã chia sẻ. Vào trận thấy đồng đội mình ngã xuống cũng uất lắm chứ nhưng sau rồi mới thấm nỗi đau của đồng loại.

Nhưng có một cảm xúc không thể nguôi ngoai đi mà ngày một dâng lên trong lòng tôi đó là ngày này 33 năm về trước máu của chúng ta lại tiếp tục đổ sau hơn ba mươi năm chinh chiến không 1 phút ngơi nghỉ vì sự phản bội của những kẻ luôn luôn to mồm là người bạn lớn của chúng ta.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Hai, 2012, 01:55:14 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #212 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2012, 11:17:29 am »


Nhưng có một cảm xúc không thể nguôi ngoai đi mà ngày một dâng lên trong lòng tôi đó là ngày này 33 năm về trước máu của chúng ta lại tiếp tục đổ sau hơn ba mươi năm chinh chiến không 1 phút ngơi nghỉ vì sự phản bội của những kẻ luôn luôn to mồm là người bạn lớn của chúng ta.


Em thấy người ta dễ dàng tha thứ cho kẻ thù hơn là kẻ phản bội, đúng không anh lexuantuong1972 . Trên phương diện ngoại giao nói gì thì nói , nhưng em nghĩ người dân Việt chẳng ai tin vào người bạn lớn này nữa .

Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #213 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2012, 12:03:44 pm »



...Trên phương diện ngoại giao nói gì thì nói , nhưng em nghĩ người dân Việt chẳng ai tin vào người bạn lớn này nữa .


Có một nhà ngoại giao Đức kỳ cựu đã nói thế này: " Ngoại giao chỉ là những lời nói xuất phát từ cổ họng mà thôi". Vì vậy chúng ta cứ bình tâm mà xem VTV 1 lúc ăn cơm tối.
Còn việc "người bạn lớn" của ta có nói hay nói ho như mấy cô hướng dẫn viên du lịch của mấy tua du lịch TQ, thì cũng biết vậy, để vậy, bởi thực tế là chính trên internet của họ cũng đầy rẫy những đoạn phim trong " Vòng tròn bất tử " ấy mà . Cô bác anh chị cứ search vào youtube chữ trên là thấy ngay ngoại giao có như ông người Đức nói không.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Hai, 2012, 01:33:31 pm gửi bởi HaHoi » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #214 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2012, 03:51:42 pm »


Nhưng có một cảm xúc không thể nguôi ngoai đi mà ngày một dâng lên trong lòng tôi đó là ngày này 33 năm về trước máu của chúng ta lại tiếp tục đổ sau hơn ba mươi năm chinh chiến không 1 phút ngơi nghỉ vì sự phản bội của những kẻ luôn luôn to mồm là người bạn lớn của chúng ta.


Em thấy người ta dễ dàng tha thứ cho kẻ thù hơn là kẻ phản bội, đúng không anh lexuantuong1972 . Trên phương diện ngoại giao nói gì thì nói , nhưng em nghĩ người dân Việt chẳng ai tin vào người bạn lớn này nữa .
 

@BH : Em nói đúng, kẻ thù với chúng ta là 2 chính kiến khác nhau nhưng kẻ phản bội lại chính là những người đã cùng chúng ta chung chiến hào giờ lại đâm dao vào mạng sườn của chúng ta. Làm sao có thể quên được những dã tâm của kẻ phản bội đó qua biết bao thế hệ cha ông ta phải đương đầu với chúng. 
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #215 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2012, 07:37:42 pm »

Các đồng đội thân mến của tôi .

Hôm nay 17/2
Cái ngày mà dân tộc ta trong thế kỉ 20 và 21 không quên .Chúng mình không quên . Tiếng súng đã nổ trên dải biên cương phía bắc . Máu của người Việt nam đã đổ vì kẻ thù truyền kiếp láng giềng .
Dẫu diễn dàn này không phải là nơi làm nhiệm vụ chính trị . Dẫu thời gian có lùi xa . Nhưng lịch sử thì nguyên vẹn không thể đổi khác . Những người lính chúng mình nhắc nhau để nhớ về ngày mà có bao đồng đội ngã xuống ngoài biên ải . Nơi bao đồng bào vô tội hiền lành bị sát hại .
Chúng ta không quên . mãi mãi không quên .
Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #216 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2012, 08:29:57 pm »

Hôm nay, ngày 17 tháng 2 năm 2012, trên tờ lịch treo tường nhà tôi có trích dẫn câu nói của J.F.Kennedy:
"Đừng bao giờ thương thuyết vì sợ, nhưng đừng bao giờ sợ thương thuyết."
Câu nói đó rất đúng trong bối cảnh của ta và cũng không phải ngẫu nhiên người ta trích dẫn nó đúng vào ngày này.
Có phải không các bác?
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #217 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2012, 03:52:47 pm »

 



                                                      Tứ Râu



                                                                                                                       Kỉ niệm 22/12
                                                                                                        Viết nhớ những người bạn cũ cùng ở lính  
                                                                                                                       Trọng Luân


          Bây giờ hắn ở đâu , mình chả rõ . Một hồi biết hắn làm quản đốc ở nhà máy SX kính Đáp Cầu . Râu vẫn rậm , mũi vẫn khịt khịt . Mình có cảm giác thằng cha này quanh năm ngạt mũi . Nhớ dạo đi trinh sát với Ngô Thịnh , nó bảo mình mà mắc cái tội khịt mũi như thằng Tứ là bị loại ngay về bộ binh đánh nhau thí cố .
Khi mới vào trường , những buổi chiều , nắng tàn sau những đồi bạch đàn xanh xám , nhìn bọn nó đá bóng trong sân khoá 5 cả gái lẫn trai cứ dõi theo Tứ Hải Dương , Chu Hà Bắc mà xuýt xoa :  giỏi ! giỏi ! Mỗi tội nó chỉ cao gần 160 cm  và  Chỉ nặng cỡ ngót 50 kí .
    Vào bộ đội tôi và Tứ cùng B . Nó ở A8 tôi A9 . Tiểu đội nó có 2 thằng sinh viên Cơ điện . Tứ và Dương phỉ . Bao tội lỗi Dương phỉ gây ra , Tứ gánh hộ . Dương đi chơi muộn giờ Sinh hoạt Tứ bảo : Dương đưa người nhà ra ga Lương sơn . Dương ngủ dậy muộn , lè phè chăn màn Tứ khai : Dương ốm hai hôm nay vẫn cố gắng đi tập . Chỉ đến cái đận Dương bỏ đi Thái nguyên 2 ngày thì Tứ chịu . Đó là lúc xắp xửa đi B . Cả đại đội báo động có người đảo ngũ . Tứ bị bắt làm người dẫn đường đi tìm Dương . Tứ dẫn một mũi lên thành phố Thái nguyên tìm đến nhà thằng Quân (k4 nhuận xuống k5 ) . Để bọn lính ngồi hàng nước gần nhà Quân , Tứ lẻn vào xúi Duơng đi tắt về đơn vị trước . Đội hình đi bắt đảo ngũ thất thểu về tới Phú Bình thì thấy Dương nhe nhởn ở nhà . Mùa đông năm ấy , xắp đến ngày đi B . Thằng Ngũ em trai Tứ đưa bà già lên thăm . Trời Thái nguyên rét quá , có bao chăn chiếu mấy thằng gom lại cho bà cụ nằm còn thằng Dương , Tứ và thằng Ngũ nằm ổ rơm dưới bếp nhà chủ . Chúng tôi ngồi nướng khoai lang đợi sáng .
Đi chiến trường , leo dốc trường sơn Tứ gập người vác thêm cả súng hộ thằng ốm . Sao nó khoẻ thế nhỉ , trong đêm nhìn cái bóng đen nào bé nhất trong đội hình ấy là Tứ . Chưa một lần nào trong suốt 110 ngày đi trường sơn mình thấy Tứ về sau đội hình . Nó bảo chúng mày có đá bóng đ.  đâu mà biết thế nào là dai sức . Có thế thật , nó chạy hai tiếng đồng hồ không mệt trong khi chỉ canh rau muống và mì luộc . Ra sân vẫn khịt khịt cười phơ phơ như không .
Nó có câu nói hay nhất tôi nhớ tới bây giờ .
Chuyện thế này :
Đoàn 3002 vào đến T5 Kon tum thì dừng lại chuyển giao cho cán bộ sư đoàn 320 nhận quân . Toàn bộ đội hình này đi tiếp sang Căm pu chia ( mất 6 ngày hành quân nữa ) . Nhiệm vụ là : Đi mót sắn .
Sao lại đi mót sắn mà không đi đánh nhau ? Cán bộ nhận quân nói chúng mày không biết là ở đơn vị đói thế nào đâu , phải mót sắn rồi thái ra gửi về Sư đoàn cho những người ở nhà ăn mà tác chiến . Chao ôi , phía trước chưa biết đánh đấm ra sao mà đã đói khát vậy ư? Hoang mang quá . Bỗng nhớ câu thơ chả biết của ai  
....Anh hoang mang khi chưa biết tình hình
    Biết tình hình rồi tình hình rất hoang mang .
 

Gần hai tháng đào sắn chúng tôi chỉ một bữa cơm hẻo và toàn sống bằng sắn . Sắn luộc , canh sắn , sôi sắn , rau sắn . ăn cho thật nhiều , cho đầy bụng để có sức mà đi đào , thái , gùi đi 20 km ra bờ sông Pô Kô . Chúng tôi kiếm đủ thức ăn trong rừng , môn thục , búng báng , rau dớn , nấm , mộc nhĩ . Rừng vùng này nhiều mộc nhĩ vô kể . Nấu cháo sắn với mộc nhĩ ăn nóng ran cả bụng . Mộc nhĩ nó không tiêu ỉa ra vẫn là mộc nhĩ . Khiếp . Vì chỉ có sắn nên cứt như cứt trâu loang ra như cái sàng , may ngồi trong rừng nên ôm quần di chuyển hai ba lần mới xong .
Đêm , rừng Miên thâm u ngột ngạt những muỗi vắt , Chân thằng nào cũng bê bết bùn cứ lồng vào bít tất co lên võng .  Nằm trên võng thằng Tứ bảo :
 - Cứt to nhất trong đời là cứt bộ đội .
 Cả lũ cười phá lên .
 - Quá mày bảo chúng tao là trâu à ?
Tứ râu bảo .
 - Mày nặng bằng 1/ 7 con trâu mà đống cứt của mày nặng bằng ½ đống cứt trâu thì mày chả to gấp 3 con trâu à ?
Hơ hơ đúng thật nhỉ . Đúng quá . Chua xót quá .
  Hành quân trên rừng Trường sơn cứ khoảng 20 km là lại có mùi cứt . Đang hành quân mà ngửi thấy mùi cứt là sướng rơn củ tỷ , là biết xắp được nghỉ lại . mùi cứt thum thủm như mùi cá khô là còn hơi xa trạm một chút . Nhưng đến lúc ngửi thấy nồng nồng ngái ngái là đến trạm ngay rồi . Cũng thật hay . Cứt bộ đội trường sơn ngày ấy mà đủ Prôtít như bây giờ thì hùm beo cũng phải chạy tháo thân chứ đừng nói đến người .
Mãi về sau , người khác thì chả biết thế nào chứ tôi khi nghĩ đến cái “  mùi sung sướng trường sơn “ lại cười khoái trá một mình . Lúc ấy lại nhớ Tứ . Tứ râu có những ý kiến như định lí vậy .
Về đơn vị chiến đấu , nó vào đại đội hoả lực C8 . Nó ở trung đội 12,7 li . Còm như nó vác cái bầu nòng 12li 7 lưng lại càng rạp xuống mỗi lần xuất kích . Có đêm , dẫn bộ đội vào chiếm lĩnh đánh địch . Thịnh tồ khoa điện bảo tôi : Tứ k6 kìa ! Cái bầu nòng 12,7 li lạnh tanh , vênh váo trên cái lưng còng của nó . Nó vẫn khịt khịt , nó bảo đời thằng “ Mục “ mà , thằng nào chả cố đỉn như thằng nào . Ở đại đội nó có thằng Lương xuân Cảnh khoa điên , lớp k5IB . Khổ nỗi thằng Cảnh cũng chỉ cao hơn Tứ 3 phân , gầy lăng nhẳng như cái quẩy cũng lại bắn 12,7  . Không biết trời thử sức Sinh viên  hay sao mà đưa hai thằng về đó. Trong chiến dịch xuân 75 , thằng Cảnh một hôm gặp mình nó bảo : Tao và thằng Tứ bắn hai khẩu của C8 . Thằng Mão B trưởng người Đông Triều nể lính Cơ điện lắm . Mình tin , vì mình từng nghe lão Đán C trưởng C8 đi trinh sát với mình khen lính đại học nhiều lần .
Tứ râu , cũng hút thuốc nhưng chắc vì ngạt mũi kinh niên nên hút ít hơn bọn mình . Có lần gặp tụi nó xuất kích mình móc bẹn nó có cục thuốc đồng bào , nó khịt khịt : tao để giành cho mấy thằng lính mới vào , mày lấy ít thôi .
 Kể từ 5/1973 nó và Dương phỉ không ở với nhau . Dương về trinh sát tiểu đoàn 9 . Chỉ có bọn mình lính trinh sát còn thi thoảng gặp nhau . Mỗi đận gặp Dương phỉ , nó  trầm ngâm , mẹ kiếp không có thằng Tứ mình bị lưu ban ở lại ngoài bắc rồi . Hôm đi B , mẹ nó ốm nặng , thằng Ngũ đánh thư lên , nó ra bờ ao ngồi khóc . Thế mà lúc vào tập hợp nó cười phơ phơ như không . Mẹ kiếp những thằng rậm râu khó hiểu thật .
31/3/1975 . Mình phụ trách một tổ dẫn đường cho mũi phục kích đánh địch ở đèo Cả Phú yên . Mũi ấy có Đại đội Tứ râu và Cảnh K5IB . Đêm men theo dường sắt bò sấp qua cầu Sông Ván vào chân núi đá .  Bố trí trung đội 12,7 ở ngọn Giục kinh giáp đường tàu hoả . Sáng 31/3 địch bắt đầu vào đúng tầm bắn . ngót một trăm xe đang rì rì  , lính nguỵ đang thận trọng hành quân . Xe dân và xe lính cài răng lược vào nhau . Lệnh : bắn .  Tứ không bắn , B trưởng quát  : bắn bắn đi !  Tứ gục đầu xuống kéo cò . Dân đông quá , xe dân 10 thì xe lính chỉ 3,4 . Mình ngồi trên mỏm đá đặt làm sở chỉ huy với tiểu đoàn phó Lương Minh Khoa nhìn rõ đạn ăn tà dương , những vạch lửa chan chát lên sườn đá  một chập  rồi tắt ngấm . Bỗng súng lại nổ , luồng đạn lửa găm vào đoàn xe bùng bùng ,  vài chiếc xe bốc cháy , cả biển người tán loạn ...
Sau ngày 30/4 Chúng tôi về đóng ở Củ chi . Thằng Cảnh nó kể , thấy dân nhiều quá chúng nó không dám bắn , lệnh rát quá nên toàn bắn tà dương . B trưởng lao vào ôm súng bắn thẳng . Tứ và tao nước mắt đầm đìa , tao chả biết mình sai hay đúng nữa . Rồi , quân địch tan loạn chạy ra đồng , Đèo Cả bị chặt đứt , Phú yên Giải phóng . Chúng tao như những thằng vừa bị cảm gió vác súng về tập trung trong thị xã , đói không ra đói no chẳng ra no . Bải hoải  bài hoài .
Tôi  hỏi
-  Sao hôm ấy chúng mày không bị kỉ luật ? Cảnh lặng im một hồi rồi nói -   Thằng B trưởng nó cũng khóc đấy , nó không hề nhắc lại chuyện tao và Tứ bắn nghếch cao nòng hôm ấy . Hoà bình rồi thằng B trưởng lên C phó nó quí tao và Tứ lắm .
 Sáng 30/4/75
Tôi và Ngô Thịnh dẫn mũi của Tiểu đoàn 8 đánh từ Lăng Cha Cả theo đuờng Trương minh Giảng vào nội đô . ( E 64 đi phối thuộc với Sư 10 được lệnh luồn sâu  ) . Ở Lăng Cha cả 4 xe tăng của ta bị bắn cháy . Chúng tôi toàn chặn xe của dân , thậm chí cả xe đò , xe lam . Lúc vượt qua cầu Trương Minh Giảng ( bây giờ nằm trên đương Lê văn Sĩ ) tôi lại nhìn thấy Tứ râu , chúng nó vác súng ì ạch chạy trên đường nhựa chiu chíu đạn của lính dù  bắn lại . Tiểu  đoàn tôi chốt chặn trên đường Phan đình Phùng ( bây giờ là đường Nguyễn Đình Chiểu ). Chiều tối 30/4 Tứ râu mò sang A trinh sát của tôi  ( đóng ở ngôi nhà 158 Phan Đình Phùng ) tay nó dấu sau đít . Té ra nó mang cho tôi mấy hộp cá mới lấy được trong kho của bộ Dân Vận Chiêu hồi . Vài  ngày sau chúng tôi rút ra Củ Chi . Chiến tranh lùi lại sau những cờ đỏ , cờ nửa xanh nửa đỏ và một thành phố ngát xanh màu áo lính .
Chỉ hơn tháng sau kể từ 30/4. Tứ râu không phải ôm đại liên nữa , gặp Tứ râu ngoài sân Việt Kiều Củ chi . Đội bóng đá sư đoàn đá với Việt kiều Nông Pênh .
Mới hôm nào đây thôi , những cầu thủ kia còn là lính bộ binh , lính quân y , có cả những thằng mang chức vụ đại đội , trung đội . Phía bên kia là những cầu thủ có nghề , thế mà trận đấu tưng bừng như một trận đánh . Dân đi xem đông như hội . Trong cái nắng tháng 6 Sài gòn cả bộ đội và dân địa phương hể hả . Họ không ngờ , bộ đội ở rừng về mà đá banh giỏi thế . Những thằng Sinh viên Cơ điện tự hào về Tứ , giống như bọn ĐH Lâm nghiệp tự hào về Trần Chiến , đại học y tự hào về Đinh Ngọc Sỹ .
Nhìn Tứ râu đứng hàng hậu vệ , mình nôn nao nhớ về trường Đại học Cơ Điện xa đã gần 4 năm . Nơi chiều chiều chúng tôi nhìn các bạn đá bóng hét vang rừng bạch đàn Bắc Thái .
Lúc ấy  ước ao có ngày trở về trường , lại muốn từng chiều xem Tứ râu và các bạn tôi  múa may trên sân cỏ .

     Thế mà đã 40 năm kể từ ngày vào lính D76F304B . Nay cả tôi và các bạn đều tóc bạc nhiều , chân run nhiều , răng cũng mất vài cái . Bao lo lắng dựng nhà đẻ con , lầm lũi công ăn việc làm , cuối chiều rồi chăm lo cháu nội cháu ngoại lụi cụi bên vợ già . Thế mà nhớ lại thời quân ngũ , thời SV vẫn mới như ngày hôm qua , thấy mình trẻ lại , khoẻ laị , bỗng lại thấy yêu đời , ngồi xem TV lẩm nhẩm hát bài  “ Bác đang cùng chúng cháu hành quân “ khiến mắt đứa cháu nội đang học mẫu giáo cũng phải ngơ ngác .


    Tứ ở đâu Tứ ơi !
Tao  chắc mày cũng về hưu rồi . Tao cũng muốn nhắn với mày thằng Duơng phỉ nó về Cao bằng , cũng đơ đơ  sau một kì tại nạn xe máy . Thằng Khuất Duy Hoan sau 40 năm lính  cũng vừa nghỉ rồi . Thằng Thịnh kều ở trên đầu dốc Hàng Than . Tao cũng nghỉ hưu . Mộ thằng Độ vẫn ở Phú yên , mộ thằng Lương Lợi đưa về Mĩ Đức rồi . Tao mới vào thắp hương cho thằng Độ , thằng Lợi  . Cả lũ A8, A9 chúng mình ngày xưa lên lão cả . Mày ở đâu lên tiếng   biết để chúng tao đi thăm .   Lính mà Tứ

  
NTL
Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #218 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2012, 12:12:47 am »

Tôi lại tạm bổ sung tập thơ của bác Luân ở tệp gửi kèm.

Bài thơ cũ mới gửi của bác Luân tôi thấy cũng rất hay.

Giáo trình cũ lại mở  ra
Nhập nhòe thấy toàn súng nổ
Bao đứa hy sinh hiện rõ
Nhìn tôi nhấm nháy cười cười



Em xin phép chèn một ít ảnh vào tập thơ để thêm phần sinh động.

http://www.mediafire.com/?bbf9e1ezj0te5hf
Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #219 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2012, 06:01:57 am »

Hai anh em tổ chức xuất bản tập thơ đi thôi


THƠ NGUYỄN TRỌNG LUÂN

Thơ: Nguyễn Trọng Luân
Biên tập: tralientay
Minh họa: hahoi
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Hai, 2012, 02:28:18 pm gửi bởi chienc3.1972 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM