Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Năm, 2024, 02:43:27 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: KGB Hồ sơ bí mật  (Đọc 80327 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« vào lúc: 22 Tháng Mười, 2008, 08:49:15 pm »

Tên sách: KGB Hồ sơ bí mật
Tác giả: Vladimir Tchikov (với sự cộng tác của Gary Kern)
Người dịch: Đình Hiệp-Thanh Huyền-Hải Nam
Nhà xuất bản: Công an nhân dân
Năm xuất bản: 2004
Số hoá: ptlinh, chuongxedap








LỜI CIỚI THIỆU


… “Việc sử dụng bom A chống Nhật Bản, các vụ thử chất phóng xạ ở Mỹ cũng như ở Liên bang Xôviết, cuộc chạy đua vũ trang không ngừng giữa hai cường quốc, các thảm họa hạt nhân đã xảy ra hoặc sắp xảy ra trong tương lai, sự tàn phá của các loại rác hạt nhân... Vấn đề nguyên tử vốn không thể tránh khỏi từ bản chất, sẽ ngày càng trở thành một phần không thể tách rời của lịch sử thế giới. Nhưng vấn đề này sẽ tồn tại mãi với thời gian...”

Gary Kern, nhà văn Mỹ, người hợp tác viết nên cuốn sách này khẳng định.

Thật vậy, sức tàn phá và sự hủy diệt ghê gớm của vũ khí hạt nhân, vũ khí hủy diệt không cần phải bàn cãi, thế nhưng tại sao một vài cường quốc vẫn tiếp tục chạy đua vũ trang? Phải chăng họ đang khẳng định sức mạnh về quân sự nhằm “cân bằng” thế giới như nhiều chính trị gia phân tích?

Cuốn sách “KGB - Hồ sơ bí mật” hé mở những thông tin có tính tối mật lần đầu tiên được tiết lộ trong tập hồ sơ mang mã số: 13676 được cất giấu trong kho lưu trữ của KGB, tổ chức tình báo nổi tiếng của Liên bang Nga sẽ giúp độc giả có thêm thông tin về quá trình chạy đua vũ trang mà cụ thể là việc nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm bom nguyên tử của Nga và Mỹ, hai cường quốc vẫn được coi là mạnh nhất trên thế giới.

Nhà xuất bản Công an Nhân dân tổ chức dịch và xuất bản cuốn “KGB - Hồ sơ bí mật” trên tinh thần tôn trọng ý kiến dù còn trái ngược nhau ngay trong nội dung cuốn sách và tất nhiên các thông tin trong cuốn sách chỉ được coi như những tài liệu có tính chất tham khảo.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách tới độc giả.


                                                                                              Hà Nội, tháng 10 năm 2004
                                                                                          NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #1 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2008, 08:55:40 pm »


LỜI TỰA CỦA ROBERT LAMPHERE


Tôi không có ý định phê phán toàn bộ cuốn sách này nhưng tôi chỉ dám đưa ra một vài nhận xét mà tôi được biết, theo quan điểm của một nhân viên làm việc cho FBI - người không đứng về phía tác giả, người không cùng gặp những khó khăn trong cuộc chiến giữa Cơ quan tình báo Xôviết và Mỹ. Tôi hy vọng rằng những nhận xét này sẽ giúp ích cho độc giả khi muốn tìm hiểu về lịch sử của các điệp viên tình báo Xôviết được cài bí mật vào trong dự án Manhattan.

Từ năm 1945, tất cả những cố gắng đầu tiên của tôi đều nhằm mục đích phá hoại hoạt động tình báo của Xôviết. Đến thời kỳ này, tôi đã có bốn mươi năm kinh nghiệm, với cương vị là một điệp viên đặc biệt của FBI. Trong suốt những năm chiến tranh, tôi đã cống hiến tất cả, không chỉ để đấu tranh chống lại bọn tội phạm của Liên bang mà còn đấu tranh để chống lại hoạt động gián điệp của bọn Đức quốc xã. Một lần bọn Đức quốc xã đã bị bại trận, FBI tỏ ra rất hài lòng về việc làm của họ. Tuy nhiên, một vài năm tiếp theo, FBI chỉ quan tâm đến một lĩnh vực chuyên biệt. Mặt khác, vấn đề chống đối với Cơ quan tình báo Xôviết trong thời gian này, dường như ngày càng không rõ ràng. Ban đầu, tôi sợ rằng con đường tôi đang đi không có lối thoát và tôi cũng cảm thấy bất bình khi đề cập đền vấn đề này.

Tuy nhiên, tôi đã hoạt động trong lĩnh vực này, chính xác là mười năm liên tục. Năm 1947, tôi bị chuyển từ New York đến Tổng hành dinh của FBI ở Washington và được đề bạt làm Cảnh sát trưởng của một đội chuyên phụ trách vấn đề hoạt động gián điệp của Xôviết. Sau đó tôi chịu trách nhiệm trong một đơn vị chuyên phân tích, giải mã những bức thông điệp giữa lãnh sự quán của Xôviết ở New York và Trung tâm của KGB ở Matxcơva. Mật hiệu của KGB đã bị khám phá. Chúng tôi đã có tất cả những dữ liệu cần thiết trong những bức điện chặn được. Tôi đã nhắc lại câu này trong một cuốn sách của tôi có tên Chiến tranh FBI-KGB; Lịch sử một điệp viên đặc biệt (1986), được viết với sự hợp tác của Tom Schachtman và tôi sẽ nói một vài từ có ẩn ý xa hơn. Từ một cách tổng quát, những đánh giá ban đầu của tôi rất chính xác: Cơ quan tình báo Xôviết hoạt động thực tiễn không ngừng. Đó là một hành động nhằm vào lợi ích của người Mỹ. Công việc đã cho phép tôi tiếp xúc với những nhà cựu Cộng sản Mỹ trước đây như Elisabeth Bentley chẳng hạn, hay với một số điệp viên tình báo Xôviết như thám tử về bom nguyên tử Klaus Fuchs. Đấy là không kể đến một số trường hợp làm tôi cảm động và bối rối như Julius và Ethel Rossenberg.

Hiếm khi người ta nhắc đến, đặc biệt trong các tác phẩm việt về chiến tranh lạnh, việc FBI không tập trung duy nhất đến sự đe dọa của Xôviết trong nửa cuối những năm bốn mươi. Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, FBI ra sức bảo vệ Mỹ chống lại hoạt động gián điệp và sự phá hoại được thực hiện bởi sức mạnh của Xôviết. Dường như tất cả sức lực và nhân lực của FBI đều dành cho lĩnh vực này. Chẳng hạn như năm 1944, FBI có tổng số bảy nghìn nhân viên, trong đó hơn một nghìn người hoạt động tại văn phòng ở New York. Đây là những nhân vật quan trọng nhất và hoạt động hiệu quả nhất. Trong số hàng nghìn điệp viên này, có khoảng năm mươi hoặc sáu mươi điệp viên trong một đơn vị chuyên phụ trách về vấn đề hoạt động gián điệp của Xôviết. Những điệp viên khác phụ trách một số vấn đề như “tội phạm Liên bang” hay “những điệp viên phát xít”. Trong cuốn sách của tôi có viết về việc săn lùng, chống lại tên gián điệp của Đức quốc xã Erich Gimpel và đưa ra ý kiến về sự phân bố sức mạnh của chúng.

Trong những năm ba mươi và đầu những năm bốn mươi, tổ chức phản gián Mỹ phải đương đầu với nhiều kế hoạch của Xôviết, nhưng với FBI thì đó chỉ là điều thứ yếu. Khi tra cứu những hồ sơ của cơ quan, tôi được biết và rất ngạc nhiên khi thấy lĩnh vực này hoạt động rất ít. Những lời cảnh báo của kẻ phản bội người Xôviết Victor Kravtchenko ở FBI năm 1944 về ý định chống đối của Liên bang Xôviết và trò chơi hai mặt của Stalin là một tiết lộ đối với tôi. Tiếp theo đó, những kinh nghiệm cho thấy rằng, FBI có quá nhiều lý do trong lĩnh vực này. Tất cả những phương cách có lợi cho Liên bang Xôviết, “Một đồng minh lớn” của chúng tôi trong thời gian chiến tranh, “Một ông bác Joe dũng cảm” theo như cách gọi của báo chí Mỹ đối với Stalin, để cài người bí mật vào Chính phủ Mỹ và hoạt động gián điệp phá hoại chương trình chế tạo bom nguyên tử của chúng tôi. Điều mà họ làm đã thể hiện được tính cách và tài năng thực sự trong cơ quan tình báo của họ. Cơ quan tình báo NKVD-KGB (tiền thân của KGB) luôn có những cuộc chạy đua đối đầu với FBI.

Trên thực tế, việc cài lén người Xôviết vào trong Chính phủ Mỹ đã bắt đầu từ những năm ba mươi. Khi đó, một điệp viên tình báo Xôviết tên là Gaik Ovakimia đã được cài lén vào Chính phủ Mỹ với sự giúp đỡ của một viên chức Cộng sản tên là Jacob Golos. Năm 1941, FBI đã bắt sống tên này. Khi Bộ trưởng Tư pháp đang chuẩn bị buộc tội ông ta thì Hội đồng Nhà nước đã can thiệp và để cho Gaik trở về Xôviết. Sau khi Liên bang Xôviết bị Đức quốc xã tấn công, họ đã có một “chính sách không rõ ràng” khi đưa ra xét xử một trong những điệp viên chủ chốt của họ ở Mỹ. Từ Mỹ trở về Matxcơva, Ovakimia và một số sĩ quan khác của NKVD-KGB được FBI biết đến như Vassili Zaroubine (hay còn gọi là Zoubiline), Anatoli Yatskov (hay còn gọi là Yakovlev) và William Fisher (biệt danh là Rudolf Abel). Độc giả sẽ gặp một nhà vật lý đã làm việc phía sau những dây thép gai của Los Alamos, một người đàn ông mà hiện nay đã xây dựng và tiết lộ những bí mật cho Xôviết, bí danh của ông là Persée.

Một vài năm sau, sau những sự kiện này, đặc biệt là sau khi Los Alamos bị cài người bí mật, tôi mới có ý thức về những kế hoạch đe dọa của NKVD ở Mỹ trong chiến tranh lạnh. Năm 1948, tôi đã phải trang bị cho mình một nhân viên giải mã siêu hạng tên là Merdith Gardner, người mà tôi đã cung cấp những tài liệu, thông tin ông ta cần. Quả thực, tôi rất khâm phục trước sự khéo léo của ông ta. Với sự khéo léo ấy, ông đã đọc được những mật mã của NKVD vẫn còn hiệu lực từ năm 1944 đến mùa xuân năm 1945. Giải mã được những bức thông điệp mật của Xôviết là niềm mơ ước của một người hoạt động trong lĩnh vực chống phản gián. Bởi vì khi những bức thông điệp này được ghi ngày thì việc giải mã được là một việc rất quan trọng. Công việc đã cho phép chúng tôi nhận dạng được hơn hai trăm người có liên quan đến hoạt động gián điệp của Xôviết. Điều đó có nghĩa là một số người trong bọn họ đã bị theo dõi.

Những bức thông điệp được giải mã cho chúng tôi biết rằng, Trung tâm Matxcơva đã chỉ đạo các kế hoạch ở Mỹ như thế nào. Ở Matxcơva, người ta đã quyết định những phương pháp như thế nào, về cách tuyển mộ, thậm chí cả những chi tiết về thời gian biểu, nơi hoạt động, mật khẩu và những cuộc gặp ở New York ra sao đều được giải mã. Không một điệp viên nào ở Mỹ chỉ làm việc duy nhất cho ông chủ của mình mà họ đều có mối liên hệ thường xuyên với người cấp trên của họ ở Loubianka. Cuốn sách của Vladimir Tchikov được viết dựa trên bộ hồ sơ số 13676 của KGB sẽ giới thiệu với chúng ta một bức tranh toàn cảnh về sự tác động tương hỗ này, đặc biệt là sự phối hợp thường xuyên giữa các điệp viên tình báo của Xôviết ở New York với Trung tâm Matxcơva.

Tuy nhiên, những bức điện được giải mã mà Tchikov sử dụng không trùng khớp với trí nhớ của tôi về những bức điện mà tôi và Gardner đã đọc được. Chúng quá dài dòng và hoàn chỉnh. Những bức điện mà chúng tôi đã giải mã đều được soạn thảo bằng ngôn ngữ điện báo, nó không giống với ngôn ngữ mà FBI đã sử dụng. Duy nhất chỉ có một từ “ERPT”, có nghĩa là “hãy gửi câu trả lời bằng máy điện báo đánh chữ” (một loại máy in văn bản từ xa). Phần mở đầu của tác giả cho tôi hiểu rằng, Tchikov đã quyết định truyền những bức điện đó bằng một thứ ngôn ngữ mang tính văn học hơn. Với vốn hiểu biết của mình, ông đã tránh được sự tương đồng ngôn ngữ văn học với ngôn ngữ địa phương, giúp người ta giải được một số mật mã. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng ông ta là một người đáng tin hơn, cũng có thể năng động hơn khi gửi cho người Xôviết những bức điện với văn phong ngắn gọn như vậy.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #2 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2008, 08:56:27 pm »


Vì sự bí mật trong việc này, tôi luôn khát khao được thăm lại “thế giới tình báo” của Xôviết một lần nữa, nhờ cuốn sách này của Tchikov. Khi đi tản bộ trên các khu phố lân cận của Thành phố New York, nơi mà một người đàn ông trong chiếc áo măng-tô dài, lấy phấn đánh dấu lên đường hay lên những chiếc ghế của công viên. Ông ta hỏi người qua đường một cách bâng quơ: “Năm ngoái chúng ta không thấy gì ở Madrid?”. Tôi đã học được nhiều điều mới lạ ở bậc thầy trong ngành tình báo Anatoli Yatskov. Tôi cũng biết rằng ông Yatskov - phó đại sứ của Xôviết luôn theo dõi tôi. Khi gặp Morris và Lona Cohen, những người mà tôi chưa biết mặt nhưng tôi chắc chắn rằng, họ có quan hệ với Đại tá Rudolf Abel và Julius, Ethel Rosenberg. Tôi cũng được biết một số thông tin về cuộc tiếp xúc giữa Cohen với một tên gián điệp về nguyên tử khác, trong đó Tchikov khẳng định rằng, ông ta luôn sống ở Mỹ và hoàn toàn tự hào về những gì mà ông ta đã thu được và tiết lộ cho Xôviết, những kế hoạch chế tạo bom nguyên tử của Mỹ. Tuy nhiên, những kế hoạch đó vẫn còn ở trong bóng tối chưa được xác minh. Chính bí mật về nhân vật mang tên Persée (bí danh của Mlad được các phương tiện thông tin đại chúng của Mỹ và Xôviết gọi) là trung tâm điểm của cuốn sách này.

Bí danh của tên gián điệp này mượn theo tên gốc của thần thoại Hy Lạp. Những bức thông điệp của KGB mà chúng tôi giải mã được có rất nhiều bí danh, thường được lấy từ tên gốc của Hy Lạp. Homère là bí danh quan trọng nhất. Hắn ta đã câu kết với một kẻ phản bội người Anh là Donald Maclean, thành viên của mạng lưới tình báo nổi tiếng Cambridge của Anh. Trong cuốn “Chiến tranh thầm lặng của tôi” của ông ta, Kim Philby, một thành viên khác của mạng lưới này đã nhắc lại những ý định của FBI, là muốn nhận dạng Homère. Tôi luôn nghĩ rằng, đoạn này trong cuốn sách là một bức thông điệp, đã khéo léo để các nước phương Tây biết rằng, ông ta đã tiết lộ với KGB các giải mã của chúng tôi về những bí danh của họ. Một bí danh khác được lấy từ thời cổ đại; Tyr, có nghĩa là New York. Tôi có cảm giác rất rõ là một ai đó trong bộ máy của NKVD-KGB có sở thích về thần thoại Hy Lạp.

Về vấn đề vợ chồng nhà Rosenberg đối với Tchikov chẳng có gì đáng nói cả. Là Đại tá của KGB, ông phụ thuộc vào bản phác thảo chính thức của Cơ quan tình báo này về vấn đề vợ chồng họ, bản phác thảo mà trong suốt bốn lăm năm luôn phủ nhận rằng, họ là điệp viên tình báo của Xôviết. Sự phủ nhận này hoàn toàn trái ngược với lời nói của Nikita Khrouchtchev, người khẳng định là đã nghe Stalin và ông Bộ trưởng Ngoại giao Molotov nhận xét rằng, vợ chồng nhà Rosenberg đã cung cấp cho Xôviết những thông tin rất quý giá. Những thông tin này hoàn toàn trái ngược với cuốn hồi ký của một cựu điệp viên tình báo Pavel Soudoplatov. Theo ông, có thể điệp viên Ovakimian đã tuyển mộ vợ chồng nhà Rosenberg, họ đều là những điệp viên quan trọng. Chủ đề này đã bị một công bố của CIA bác bỏ vào năm 1995, khi họ chặn lén được bốn mươi chín bức thông điệp của Xôviết, trong đó có lời giải thích của vợ chồng nhà Rosenberg về nghề hoạt động gián điệp nguyên tử của họ. Những bức thông điệp này đã được Meredith Gardner cung cấp, giải mã hàng loạt, và việc công bố hai nghìn tài liệu khác cũng được biết đến. Ít nhất thì Tchikov cũng mô tả được một chân dung mà nhà Cohen và chính họ mong muốn tìm kiếm.

Tôi đã gặp Đại tá Vladimir Tchikov ở Matxcơva. Chúng tôi đã nói chuyện cùng nhau và cùng làm ba bộ phim. Năm 1990, tôi đã quay phim riêng để đưa ra ý kiến của cá nhân tôi về vợ chồng nhà Cohen và về hoạt động gián điệp của Xôviết nói chung, và nó đã được thể hiện trong bộ phim tài liệu của Nga. Bộ phim này có sự cộng tác của Tchikov với tư cách là một người cố vấn bộ phim “Nửa thế kỷ bí mật”. Những thước phim này đã được sử dụng trong một bộ phim của Anh “Những người hàng xóm xa lạ” (1991). Cuối cùng, Tchikov và tôi đã quay một bộ phim tài liệu ba phần với tiêu đề “Quả bom đỏ” đã được kênh truyền hình Discovery của Mỹ phát năm 1994.

Những lần gặp gỡ với Tchikov là những kỷ niệm rất đáng nhớ đối với tôi. Ông ta xiết chặt tay tôi với vẻ thân thiện và oai nghiêm như “những ngôi nhà ở Loubianka”, cứ như thể chúng tôi đã là bạn cũ của nhau và cuộc chiến giữa FBI và KGB đã thuộc về quá khứ xa xưa. Sau đó ông ta đã chuẩn bị cho tôi một chuyến viếng thăm bảo tàng của KGB, đặc biệt là thăm bên trong tòa nhà này. Nó đã được sửa sang rất cẩn thận từ hai năm trước. Chính nơi đây tôi đã được nhìn thấy những tài liệu, những đồ vật, chúng gợi cho tôi nhớ tới những con người mà tôi đã biết, như Rudolf Abel chẳng hạn. Một lần khác, chúng tôi cùng nhau đến bờ sông Moskova, lúc đó có cả một người phiên dịch và một người quay phim cũng đi cùng. Người dựng chương trình yêu cầu tôi bỏ áo khoác ngoài nhưng không có nó tôi cảm thấy lạnh vô cùng. Tôi liên tục đặt câu hỏi cho Tchikov và ông ta cũng trả lời tôi không ngừng, nhưng chúng tôi không giữ lại được trong mình bao nhiêu và cảnh quay này không có trong phim. Tôi để ý thấy, mỗi một lần tôi đặt câu hỏi hay đề cập đến một vấn đề vẫn còn gây cản trở đối với người Nga, đặc biệt một thời gian ngắn sau khi Liên bang Xôviết sụp đổ, những người khác thì rất lúng túng nhưng Tchikov lúc nào cũng trả lời một cách thẳng băng, không do dự. Ông ta là người có năng lực nhất.

Đối với tất cả những gì thuộc về lịch sử mà ông ta đã kể trong cuốn sách này về chủ đề ông Persée và nhà Cohen, tôi vẫn cần ở nhà hoạt động tình báo này những bằng chứng và nhân chứng có sức thuyết phục hơn. Tôi không chấp nhận khả năng có một điệp viên khác hoạt động bên trong dự án Manhatta và chúng tôi không bao giờ lật tẩy ý đồ này. Chúng tôi đã biết được năm người cài lén vào, nhưng tại sao lại không phải là một người nữa? Các chuyên gia sẽ thành công trong việc nhận diện Persée ngay sau khi đọc những thông tin mà Tchikov cung cấp trong cuốn sách của ông, đó là một sự hồi hộp.

Một điều chắc chắn rằng, Léontine Cohen là một người đưa thư cho Persée và Klaus Fuchs. Nhóm quay phim “Nửa thế kỷ bí mật” nói về mối quan hệ của Cohen - Fuchs, mối quan hệ mà tôi đã phủ nhận. Bây giờ tôi mới thấy mối quan hệ đó đã thất bại. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng vợ chồng nhà Cohen đã có những điệp viên liên lạc giữa Đại tá Abel và vợ chồng nhà Rosenberg sau khi ông Yatskov, một sĩ quan tiếp xúc với gián điệp của họ rời Mỹ năm 1946. Theo cách nhìn nhận này, tôi rất lấy làm lạ khi Youri Sokolov được phái đến nhà Cohen tháng sáu năm 1950, ra lệnh cho họ rời Mỹ, sau đó vợ chồng nhà Rosenberg đã bị bắt. Ông ta nhắc lại cho tôi sự ảnh hưởng này ở Matxcơva, chính xác là trong những thuật ngữ mà Tchikov đã sử dụng ở chương năm của cuốn sách. Tôi hỏi Sokolov là, tại sao Abel không bị phái đi nhưng ông ta không trả lời. Đây chính là một trong những điều bí mật của thời kỳ này. Điều đó chứng tỏ rằng lịch sử rộng lớn hơn những gì mà chúng tôi đã biết.

Tchikov đã đi theo dấu vết của vợ chồng nhà Cohen sau khi họ trốn khỏi Matxcơva. Ông đã làm nảy sinh mối liên hệ giữa những hoạt động trong quá khứ của họ ở Mỹ cùng với Persée, Abel và công việc của họ ở Anh với Gordon Lonsdal.

Một nửa thứ hai trong hành trình rất dài của họ trên đường hoạt động tình báo đã bị “che giấu”, đó là kế hoạch Portland, xuất phát từ những dữ liệu bí mật về phương pháp dò tìm tàu ngầm nguyên tử lấy cắp của Hải quân Hoàng gia ở Dorset được chụp vào những thước phim nhỏ và chuyển về Matxcơva. Kế hoạch này đã được báo chí Anh đưa tin, đặc biệt là việc bắt giữ, vụ án vợ chồng nhà Cohen và Lonsdale năm 1961, đã có rất nhiều cuốn sách viết. Tchikov đã kể lại những thời kỳ của “hậu trường” mà nó đã sinh ra những thay đổi, mối quan hệ giữa cuộc sống và câu chuyện này. Thậm chí những chi tiết được xây dựng dựa trên “ngôi nhà nhỏ nông thôn nổi tiếng của điệp viên tình báo” của Ruislip ở ngoại ô Luân Đôn, nơi mà vợ chồng nhà Cohen ở và sau đó là nhà Kroger.

Ở chương cuối, tác giả để cho Cohen và Kroger tự nói về mình. Ông đã được phỏng vấn cho một bộ phim năm 1989 nhưng có thể nó lại không được sử dụng. Họ đã gợi lại những năm trong quá khứ, tình cảm của họ với Chủ nghĩa Cộng sản, sự kiên nhẫn trong công việc của họ đối với sự tính toán của Cơ quan tình báo Xôviết. Tôi thấy rằng mục đích và sự tận tâm của họ đều là vì Chủ nghĩa Cộng sản và Liên bang Xôviết - Nơi đã khích lệ vợ chồng nhà Rosenberg, họ muốn chết hơn là tiết lộ những gì họ biết. Lòng tin của họ quá ngây thơ đến nỗi tôi không thể căm ghét họ như tôi đã căm ghét Kim Philby, một sự phản bội đối với văn phòng Tổng hành dinh của FBI. Ngược lại, tôi thấy vợ chồng nhà Cohen và Kroger cũng rất thống nhất, cũng xúc động và tôi lấy làm ngạc nhiên về sự tin cậy của KGB đã đặt nơi họ. Tôi thường nói, có thể họ chỉ là những con tốt trong tay để KGB sử dụng. Nhưng dù sao đi chăng nữa, tôi vẫn cảm thấy hài lòng khi biết rằng họ đã sống khá lâu để nhìn nước Nga bị sụp đổ với toàn bộ hệ thống Chủ nghĩa Cộng sản và Liên bang Xôviết mà họ đã từng yêu quý và phục vụ. Đó là một niềm an ủi nho nhỏ đối với tôi khi thấy cuộc sống của họ ở Matxcơva, sau tám năm trong nhà tù của Anh, không có gì hạnh phúc hơn và họ cũng mang nỗi niềm nhớ nhung nước Mỹ, đất nước mà họ đã từng muốn tiêu diệt.


Robert Lamphere
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #3 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2008, 09:00:29 pm »


PHẦN MỞ ĐẦU
MỘT CHUYẾN VIẾNG THĂM NƠI LƯU TRỮ TÀI LIỆU


Hai năm trước khi Liên bang Xôviết sụp đổ, tôi đã được hưởng một ân huệ đặc biệt của Chính phủ, đó là được xem tập hồ sơ về bom nguyên tử từ lâu đã được KGB giữ bí mật. Ngày đầu tiên của tôi ở Sở lưu trữ là một dấu ấn không thể phai nhòa được. Nó đã bắt đầu bởi một chặng đường ngắn ngoài thành phố.

Khi đó tôi trèo lên một trong những chiếc xe ca công cộng mà mỗi buổi sáng nó vẫn thường rời Matxcơva, điểm xuất phát là Trung tâm KGB. Trên xe đã đầy khách. Sau khi tôi chú ý đến sự có mặt của người này hay người khác, và họ đã ngồi xuống ghế và chìm trong suy tư của họ. Ai có thể biết được công việc gì đang chờ đợi họ đây? Phần tôi, tôi cũng tiến hành công việc như một ngày bình thường, chẳng có gì đặc biệt để làm. Nhưng trong thâm tâm tôi lại có một sự xúc động mạnh, bởi vì hôm trước tôi mới nhận được câu trả lời đồng ý yêu cầu của tôi về việc tiếp xúc với bộ hồ sơ “tuyệt mật” này, nó xuất hiện một cách thần diệu không thể tin được. Tôi sợ rằng Chính quyền thay đổi ý kiến trước khi tôi đến nơi lưu trữ tài liệu này. Chính vì lo sợ việc đình chỉ đó nên tôi đã leo lên chiếc xe car này.

Tiết trời tháng mười có mưa rất lạnh. Chúng tôi đi trong cơn gió lốc. Người lái xe nhìn vào đồng hồ rồi phóng rất nhanh và bất thần. Rời khỏi trung tâm thành phố chỉ trong vài phút, chiếc xe car vượt rất nhanh giữa làn sóng những người đi đường. Những người lái xe khác cũng hoàn toàn biết rằng, những người trên xe này đang có việc gấp vì ai. Chẳng mấy chốc chúng tôi đã vượt ra khỏi con đường vòng bao quanh thành phố và chúng tôi tiếp tục đi thẳng theo hướng Đông - Nam. Một rừng thông men theo con đường và một tấm pa-nô vụt qua nhanh như chớp trong mắt tôi với dòng chữ: “Khu vực bảo vệ nước”. Tôi nghĩ rằng chúng tôi đang nhìn thấy một tấm pa-nô giống như tấm pa-nô nhỏ ở trên đường Langley-Virgine. Chúng tôi đã chạy xe trong gần một giờ đồng hồ.

Mục đích của tôi về vấn đề bom nguyên tử chính là chủ đề mà chúng tôi đã nghĩ tới ở Nga cách đây hai năm, nhưng lúc đó còn quá sớm để nghĩ đến việc nài xin được mở bộ hồ sơ đã bị “đóng”- đó là cách diễn tả của người Nga để nói lên sự “kín đáo” hay “bí mật”. Những cuộc nói chuyện của tôi với những sĩ quan có thâm niên trong ngành tình báo như Antoli Yatskov và Vladimir Barkovski đã cho tôi biết sự tồn tại của cặp vợ chồng người Mỹ Kroger, đã bị bắt vì làm gián điệp ở Anh trong suốt hơn tám năm trời nhưng lại không bị kết tội ở Mỹ.

Tôi thấy rất kỳ cục rằng, sự liên lụy của ông ta trong dự án Manhattan Engineer District (tên gọi chính thức dự án bom A của Mỹ) cũng không được biết đến, thậm chí cả sự nghi ngờ của chính quyền Mỹ. Ở Mỹ, sự chú ý tập trung chủ yếu vào vợ chồng nhà Rosenberg hơn là nhà Kroger. Bởi vì người Mỹ coi nhà Rosenberg như những điệp viên của Anh. Tôi cũng muốn biết rõ về sự tính toán này của họ.

Cuối cùng chúng tôi đã đến Yassenevo, trụ sở đầu tiên của Cục tình báo Nga (KGB) (hay còn gọi là ủy ban An ninh Quốc gia). Ban lãnh đạo này đôi khi được gọi tên là “Rừng” vì lý do môi trường thiên nhiên của nó, do ngành tình báo về nước ngoài phụ trách. Trụ sở này của KGB được đặt ở Yassenevo từ năm 1972 - khi đó rời từ văn phòng ở Quảng trường Dzerjinski (nay là Quảng trường Loubianka). Nó được gọi là Trung tâm hay trái tim của Matxcova. Sự chuyển chỗ này không chỉ vì sự phát triển trường tồn của nhiều cơ quan tình báo khác nhau, của các “Organe”, tên người ta thường gọi để chỉ các phòng ban của KGB, mà nó còn là mong muốn duy trì của những người tập sự để cử đi hoạt động ở nước ngoài, tách riêng với những người đi du lịch. Tòa nhà hai hai tầng mới toanh chìa ra khu rừng với vẻ kiêu hãnh, bề ngoài được bao bọc bởi lớp kính và kim loại, thường được nước mưa rửa sạch. Chiếc xe ca của chúng tôi đi chậm và dừng lại trước trạm kiểm tra, sau đó chúng tôi đi tiếp vào bãi đỗ xe mới xuống.

Tôi bắt đầu bước chân vào những căn phòng nằm sát ngay lối đi vào. Khi qua cửa soát vé, tôi đưa hộ chiếu và giấy thông hành của tôi cho họ xem. Bởi vì tính rất cẩn thận, tôi đã gọi điện từ hôm trước nên cũng không phải đợi lâu. Sau khoảng năm phút, người ta đưa cho tôi một chiếc thẻ bị đục lỗ màu kem, trên đó có ghi lời giới thiệu đồng ý cho tôi đi thẳng về phía bức tường bê tông, sau đó lại vượt qua hàng rào dây thép gai để đi tới vùng cấm. Những người vệ binh và những chú chó đang tuần tra ở đó. Một tòa nhà chính cách lối vào gần ba trăm mét, được xây thành hai cánh rất giống chữ Y đặt trên đất. Càng đi vào trong, người ta có thể đọc được một cuốn sách khổng lồ mở sẵn dựng lên bầu trời xám xịt. Tôi đi qua một chiếc cửa kính đôi mà không phải xuất trình chiếc thẻ có những lỗ đục chỉ dẫn nơi tôi được vào. Tôi được tiếp đón bởi một bức tượng nửa người của Felisks Dzerjinski - Người sáng lập ra Tchéka (Ủy ban đặc biệt - tên gọi trước đây của KGB). Ở phần dưới bức tượng được điểm tô bằng những bông hoa tươi mới hái. Đã trang bị những chỉ dẫn cần thiết, tôi đi qua một dãy tiền sảnh lát đá hoa và đến một chiếc thang máy chạy rất nhanh. Nó chạy với một tốc độ rất nhanh nhưng lại rất nhẹ nhàng như đang dằn một khối lượng vào cái dạ dày trống rỗng của tôi. Các kiến trúc sư Phần Lan đã thiết kế ngôi nhà này với chiếc thang máy cực kỳ hiện đại. Tôi ra khỏi tầng thứ hai mươi và bắt đầu tiến hành điều tra nơi để những tài liệu lưu trữ.

Tôi được hộ tống đến một chiếc ca bin, nơi những tập hồ sơ đang đợi tôi. Họ bỏ ra hết và giao cho tôi một chuyên viên lưu trữ cùng với một chiếc tủ sắt. Trên bàn, tôi đã phát hiện ra hàng nửa tá hộp cáctông lớn màu thép, được gắn xi niêm phong. Mỗi một chiếc đều mang một dòng chữ to:

HỒ SƠ “DATCHNIKI 13676”
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #4 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2008, 09:04:03 pm »


Từ Datchniki (có nghĩa là người đi nghỉ mát vào mùa hè) làm tôi nghĩ đến một cái phòng của nhà văn Maxime Gorki. Chính câu chuyện của nhà tư sản thất tình này đã được dựng thành những bi kịch cá nhân vào mỗi mùa hè trong các biệt thự của người Nga ở vùng lân cận của Matxcơva. Từ này thường được viết trên những tấm áp-phích sân khấu dán ở Matxcơva và sau đó là ở phòng của Maxime Gorki, với người hùng Vlas trong giai cấp vô sản của ông, và là danh mục các vở kịch thường được biểu diễn ở Xôviết. Đặc biệt nhà hát kịch Maly đã rất giỏi khi diễn Datchniki trong những năm bản lề của thế kỷ, trước những cuộc cách mạng. Tuy nhiên tôi biết rằng, “Hồ sơ Datchniki 13676” không chỉ liên quan đến những người đi nghỉ mát vào mùa hè ở nông thôn Nga, mà còn liên quan đến những người thuê một ngôi nhà nhỏ tạm thời ở nông thôn nước Anh xa xôi. Đó chính là “hồ sơ của những người ở trong những ngôi nhà nhỏ đó”. Tôi cũng biết rằng bộ hồ sơ này không chỉ kể về những câu chuyện của những kỳ nghỉ hè mà còn kể về một câu chuyện cực kỳ nghiêm túc có pha chút tình cảm.

Người nhân viên đưa cho tôi một cuốn sổ hướng dẫn. Tôi ký vào đó và tôi chỉ rằng tôi đã có giấy phép để phá xi niêm phong những hộp cáctông trước mặt tôi. Tôi tiến hành như theo giấy phép của đích thân ông chủ của KGB Vladimir Krioutchkov và theo lời thỉnh cầu của người đứng đầu ban lãnh đạo Leonid Chebarchine. Tôi đã gửi đề ghị ban đầu đến ông Chebarchine, đến nỗi mà ông ấy nói quá rằng, dự án của tôi đã được sự đồng ý của hai sếp. Tôi chỉ sợ rằng họ thay đổi ý kiến sau khi suy nghĩ, hoặc theo gợi ý của một ai đó. Thời gian tiền định đã đến. Tôi không thể chần chừ khi phá dấu niêm phong này: tôi có cảm giác rằng mình đang đi vào một lãnh địa mà hôm qua vẫn còn bị cấm.

Tôi phá dấu niêm phong một cách cẩn thận và giữ cái nắp hộp cáctông đầu tiên. Tôi phát hiện ra ở bên trong có một tập hồ sơ bằng giấy màu vàng rất to. Ở góc bên trái phía trên có dòng chữ ngắn gọn và nét chữ rất to, đại ý là: “Tuyệt mật”, phía dưới có dòng chữ “Không được tiết lộ khi không có giấy phép của các giám đốc”. Và cuối cùng, ở giữa có một dòng chữ đậm:

“Hồ sơ 13676”.

Và ở dưới dòng chữ này ghi:

Bắt đầu từ năm 1938

Quyển I


Một trang hồ sơ đã bị vàng úa đi bởi thời gian và trang đầu tiên đã bị rách ra khỏi bộ hồ sơ. Nó mang dòng chữ: “Danh sách những người có thể được tiếp xúc với bộ hồ sơ này”. Nó bao gồm sáu người, tất cả những người này tôi đều biết. Đó là những người đàn ông đã chỉ huy những kế hoạch tình báo ở nước ngoài, một số người trong bọn họ đã được làm việc trực tiếp với “Những người ở những ngôi nhà nhỏ”. Tôi đã thêm những chỉ dẫn của riêng mình:

Họ và tên: Tchikov Vladimir Matveievitch

Cấp bậc: Đại tá KGB của Liên bang Xôviết

Chức vụ: Cố vấn thứ nhất Văn phòng báo chí

Tôi thêm những mô-típ và những nghiên cứu tìm tòi của tôi để làm gì: “Chúng ta hãy nghiên cứu một tài liệu viết về vợ chồng nhà Kroger, người đã hợp tác với Cơ quan tình báo Xôviết ở New York và Luân Đôn. Những điệp viên này đã được cài lén vào dự án Manhattan của Mỹ trong khuôn khổ dự án bom nguyên tử đã được sáng lập. Họ đã lấy được những thông tin bí mật ở căn cứ hải quân của Portland của Anh, nơi có những người làm việc liên quan đến vũ khí sinh học đã được thực hiện”.

Những thỏa thuận sơ bộ ban đầu đã được giải quyết. Tôi đọc nhanh bộ hồ sơ đầu tiên trong hộp các tông đầu tiên. Tổng số có mười bảy hộp, mỗi một hộp chất đầy những hồ sơ và tài liệu có giá trị không thể tưởng tượng nổi: những bản hồi ký được đánh máy, những thông điệp viết tay, những văn bản đã được giải mã, lời dẫn tiểu sử, giấy chứng nhận, những bức ảnh, các văn kiện và tài liệu có nguồn gốc từ rất lâu hoặc gần đây, tất cả đều có liên quan đến thế giới không nhìn thấy được mà nó đang ở cạnh cái thế giới nhìn thấy được này, một thế giới được biết đến với tên gọi “những kế hoạch bí mật”. Chắc chắn nơi này lưu trữ tất cả những “chú cá” đã vượt qua mắt lưới trong mẻ lưới rộng lớn của ngành phản gián Mỹ và Anh. Bởi vì cả FBI, CIA và MI5 (cục Tình báo Quốc phòng Anh) cũng rất muốn nhúng tay vào? Nhưng thời gian đã thay đổi, chiến tranh lạnh đã kết thúc và tôi đã có cơ may làm quen với thế giới này. Tôi đã lấy quyển sổ ra khỏi túi sách và tôi bắt đầu từ những trang cuối cùng. Tôi cầm lấy một bộ hồ sơ mang tên “Tuyệt mật, được bảo vệ vô thời hạn” và tôi bắt đầu làm việc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #5 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2008, 10:17:06 pm »


NHỮNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ TRONG CUỐN SÁCH


Sau chuyến viếng thăm đầu tiên này, tôi thường xuyên quay trở lại Yassenevo cho dù trời mưa hay tuyết rơi, thậm chí trong cái nóng nực của mùa hè, để nghiên cứu từng hộp cáctông, từng bộ hồ sơ, từng tập tài liệu. Đã đến lúc một cuộc viếng thăm nơi lưu trữ tài liệu là cần thiết để xác minh hay làm một việc duy nhất; đôi khi tôi cũng cần đọc lại một tài liệu một cách tổng thể và hoàn tất những ghi chép của tôi. Tôi đã làm việc với bộ hồ sơ mang số 13676 từ tháng 10 năm 1989 đến tháng 8 năm 1990.

Tất nhiên những khai thác của tôi trong tập hồ sơ này đã gợi cho tôi những tìm tòi nghiên cứu thêm. Khi biết rằng vợ chồng nhà Kroger sống ở Matxcơva với những chiếc chứng minh thư giả, tôi đã được phép xem tất cả những thứ đó. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với họ cho tôi biết được những thông tin chi tiết cá nhân không có trong bộ hồ sơ chính thức. Tôi đã phỏng vấn ông Yatskov, một sĩ quan tiếp xúc với gián điệp của họ ở Mỹ, và một số nhân vật khác có liên quan. Những hồ sơ của KGB có liên quan đến dự án bom A của Xôviết được tập hợp dưới đầu đề Enormoz. Đó là bí danh theo sự bố trí của Tình báo Xôviết và theo sự chỉ đạo của dự án Manhattan (một sự sao chép của người Nga theo từ tiếng Anh Enormoz, từ tiếng Nga có nghĩa là énorme1. Khi tiếp xúc với toàn bộ hồ sơ Enormoz, được rất ít người Nga đồng ý, tôi có thể khẳng định rằng tôi đã nhìn thấy nhiều hơn những gì tôi tưởng. Tôi đã góp phần mình cùng những nhà nghiên cứu khác, đặc biệt là những tiết lộ về vụ “thời kỳ chính trị trong sáng” và về những chủ đề lịch sử khác của Xôviết.

Khi cuốn sách của tôi bắt đầu hình thành, tôi đã phải chuẩn bị những mẩu tin mật cho bản tin đặc biệt của KGB. Tôi cũng không thể không cho đăng tải những bức thông điệp của câu chuyện này trên phương tiện thông tin đại chúng. Trong suốt năm 1991, tôi đã viết ba bài báo dài. Đầu đề của phần một có tên “Cơ quan Tình báo Xôviết đã phân hạch từ bom nguyên tử của Mỹ như thế nào?” được xuất bản trong hai số liên tiếp ngày 16 và 17 trên tuần báo Temps Nouveau (nó còn được xuất bản bằng tiếng Anh trên tờ New Times). Lần đầu tiên tôi kể về vợ chồng nhà Kroger với cương vị là một “điệp viên tình báo nguyên tử”, bài báo đã tạo ra một lợi ích đáng kể không chỉ ở Nga mà còn ở nước ngoài.

Hai bài báo kia chỉ được xuất bản ở Nga. Bài “Từ Los Alamos đến Matxcơva” trên tờ Soyouz, phụ chương của tuần báo Izvestia, phát hành số 21 và 22. Còn bài “Vợ chồng nhà Kroger” đăng trên nguyệt san của Artem Bonovik, Soverchenno Sekretno (có nghĩa là cực kỳ bí mật) ra số 6. Cả ba bài báo này là dịp đầu tiên đăng tải những hồi ký của nhà vật lý Xôviết Igor Kourchatov về những thông tin liên quan đến bom A.

Những ngày cuối cùng tiếp xúc với những bộ hồ sơ này của tôi đó là vào mùa hè năm 1991. Khi đó cuộc đảo chính giữa người đứng đầu KGB Vladimir Krioutchko nổ ra thất bại và ông đã bị bắt tù với tư cách là thành viên của Ủy ban khẩn cấp (GKTCHP). Tuy nhiên giấy phép mà ông đã đồng ý cho tôi hay những nhà nghiên cứu khác vẫn có giá trị (tháng 1 năm 1994, ông đã được Đuma Quốc gia Nga ân xá). Nước Nga đã đi vào thời kỳ thay đổi tăng tốc. Khi Liên bang Xôviết tan rã, Cộng đồng các quốc gia độc lập tách ra và KGB cũng được tách ra làm hai. Có thể gọi cơ quan thứ nhất là cơ quan tình báo phụ trách ở nước ngoài (theo tiếng Nga là Sloujba Vnechenei Razvedki Rossii). Trung tâm này đã thành lập Cơ quan phản gián Liên bang (FSK) phụ trách an ninh trong nước. Dù sao thì nó cũng có một cái gì đó phức tạp dưới nhiều phương diện khác nhau. Nhưng những thay đổi này không thể ngăn cản tôi theo đuổi công việc của mình.

Năm 1992, bản thảo của chương đầu tiên “Những điều phi pháp” đã được hoàn thành. Theo nguyên tắc ở cơ quan tình báo này, tôi phải viết tay gửi cho KGB để được sự đồng ý của họ. Lý do của nguyên tắc này là tất nhiên: cho phép cơ quan này xác minh rằng việc sử dụng những bộ hồ sơ là hợp lý, nếu những hồ sơ được sao chép lại một cách trung thực, kết quả cuối cùng không “thân tình” với cơ quan này. Năm trăm trang viết tay chứa đựng một số lượng lớn những tài liệu, cho dù đầy đủ, trong một đoạn hay tóm tắt tôi cũng đã hoàn thành được trang cuối cùng: “Không phải biện bác những điểm có liên quan đến những hoạt động của Ủy ban An ninh quốc gia” (KGB)

Không phải bình luận

Được ký: A.P. Kandaourov
ngày 03 tháng 7 năm 1992
”.

Kể từ năm 1992, chương “Những điều phi pháp” đã có những thay đổi đáng kể, nhưng phần tài liệu quan trọng còn lại giới thiệu về cuốn sách mà Stalin đã lấy được bí mật về bom nguyên tử của Mỹ như thế nào. Vậy là tôi có thể khẳng định rằng mối quan hệ mà tôi đã làm về lịch sử của các điệp viên tình báo Xôviết được biết đến dưới cái tên “Vợ chồng nhà Kroger”, dựa trên những nguồn tài liệu lưu trữ bí mật mà tính chính xác của nó đã được KGB xác nhận. Tất nhiên, tôi là người có trách nhiệm duy nhất viết thành thể loại văn học và giải thích tính lịch sử của những tài liệu này.
_________________________________
1. Khổng lồ, lạ thường (ND).
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #6 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2008, 10:17:47 pm »


Để thu tóm những nguồn thông tin, tài liệu đầu tiên mà tôi sử dụng là bộ hồ sơ số 13676 của KGB. Đầu đề của chương “Những người đi nghỉ mát mùa hè” được lấy từ mười bảy hộp cáctông tài liệu, ba trăm năm mươi đến bốn trăm trang sách bằng cáctông, tổng số là hơn sáu trăm trang. Duy nhất tôi và sáu nhà nghiên cứu khác được tiếp xúc với những hồ sơ này. Thứ hai, những cuộc tiếp xúc của tôi với những nhân vật chủ chốt trong bộ hồ sơ, vợ chồng nhà Kroger, những sĩ quan tình báo tiếp xúc với gián điệp của họ và những thành viên khác của KGB. Điều thứ ba mà tôi phải làm là, tìm những hồ sơ khác của KGB, những cuộc nói chuyện, những tác phẩm ấn hành bao gồm: các bài báo và những quyển sách, ít nhiều vẫn còn mới và chủ yếu được xuất bản ở Nga. Tôi không do dự khi sử dụng những bài phát biểu, những tài liệu còn khiếm khuyết, cùng với sự tưởng tượng để biến nó thành cái của riêng mình. Về phía Mỹ, các tài liệu và những phân tích được nhà biên dịch Gary Kern của tôi giúp đỡ. Trừ những chỉ dẫn trái ngược, những ghi chú phía dưới trang là của ông ấy. Tôi nghĩ rằng độc giả sẽ bắt đầu quan sát các yếu tố khác nhau cấu thành nên cuốn sách trong tổng thể của nó.

Cuốn sách này được viết dưới dạng một “câu chuyện mang tính chất tài liệu” hay “tính lịch sử”. Ở Nga đó là loại sách khơi lại truyền thống cổ xưa và nổi tiếng. Cách sử dụng chủ yếu ở đây được dựa trên một loạt tài liệu, trao đổi thư tín, những nhân chứng, đặt vào các tình huống và tập hợp chúng thông qua những cảnh có thể chấp nhận được những cuộc hội thoại hay sự miêu tả của các cá nhân có liên quan. Trong một số trường hợp, những cảnh này có thể được dựng lại, những cuộc hội thoại có thể được bịa, những điệu bộ được giả vờ. Nhưng công nghệ tưởng tượng văn học không phủ nhận tính hiệu lực của các yếu tố cấu thành cuốn sách này; độc giả phải hiểu rằng, đơn giản đó chỉ là những cách thức được sử dụng để đem lại cho cuộc sống một câu chuyện thật lịch sử. Trong những trường hợp khác, những cảnh, những cuộc hội thoại, những miêu tả được sử dụng một cách cẩn thận theo nguồn tài liệu nói hoặc văn bản viết khi các nhân chứng và tài liệu vẫn tồn tại. Tôi cố gắng xác định những phân biệt này dần dần theo sự tiến triển trong câu chuyện.

Tôi muốn nói thêm rằng, những tài liệu, những bức thư v.v… thì không bao giờ được bịa. Tất cả đã được rút ngắn, những cấu trúc sao chép được sửa lại. Về vấn đề những tài liệu mật của cơ quan tình báo, chủ yếu là những văn bản đã được giải mã, ngôn ngữ có thể đã được sửa lại để tránh sự khô khan của văn phong trên điện báo hay tránh sự trùng khớp văn học với những mật mã hoặc văn phong hành chính. Hiện nay những thông tin được coi là bí mật đã bị xóa đi. Tuy nhiên, không một nội dung của văn bản nào được phép thay đổi, không bao giờ nói X mà lại gặp Y hay thực tế cuộc gặp này không diễn ra, hoặc ngược lại.

Kiểu phong cách này hay được sử dụng ở Nga. Ở Mỹ, tờ Nouvel of Fact cũng biết khá rõ, thậm chí cả trên truyền hình Docdrama cũng biết. Dù sao những cách này được giới thiệu dựa trên sự giống nhau với truyện tài liệu ở Nga và một sự khác biệt phải được kiểm tra. Tờ Nouvel of Fact và truyền hình Docdrama đưa ra một vấn đề khá giật gân; họ dám dựng lại những cảnh có thể chấp nhận được là có thật hoặc tưởng tượng, đôi khi được thêm một số chi tiết, một sự kiện đã đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng được độc giả biết đến. Chúng được coi như những tác phẩm thuần túy mang tính chất giải trí hơn là những nguồn thông tin nghiêm túc.

Ngược lại, truyện tài liệu của Nga thường được chấp nhận như là kể lại những sự việc trước đây chưa được biết đến. Trong thời kỳ của thuyết không tưởng và sự phản đối chính sách của Chính phủ Xôviết, những nghiên cứu lịch sử và các khảo cứu của các giáo sư đều bị theo dõi một cách cẩn thận và bị quy chế hóa. Dạng kể chuyện thường được phép giao cho những thông tin chưa được xuất hiện ở đâu bởi vì nó có nhiều điểm chung với sự tưởng tượng.

Dường như điều chính xác nhất giống với phương Tây về cách mà tôi sử dụng đó là “truyện lịch sử”. Chúng tôi nói về lịch sử mới đây, một thể loại mà tôi không được phép thay đổi những chữ hay làm giả mạo những kết luận, hay bất kỳ sự tự do tưởng tượng nào. Mục đích của tôi là kể lại sự thật lịch sử về những điệp viên tình báo của bom A, đồng thời sắp xếp những tài liệu thực, những hồi ký, những nhân chứng cũng như những giả thiết, một nguyên do duy nhất cuối cùng là tất cả những điều đó đã được nghiên cứu tường tận.

Tôi vô cùng biết ơn về sự hợp tác không thể đánh giá được của Leontine và Morris Cohen, “vợ chồng nhà Kroger” đã tiếp đón tôi tại nhà họ ở Matxcơva, và đã trả lời rất kỹ những câu hỏi của tôi, đã chịu đựng với lòng khoan dung nhân từ những cuộc viếng thăm liên tiếp của tôi.

Anatoli Yatskov đã kể cho tôi biết về kế hoạch mà Cơ quan Tình báo Xôviết tiến hành ở Mỹ để khám phá ra bí mật của bom A và với quan điểm của một trong những người chủ chốt của kế hoạch, Vladimir Barkovski, Leonid Kvasnikov, Alexandre Feklissov, Youri Sokolov và Youri Permogorov, tất cả những cựu chiến binh của ngành tình báo “nguyên tử” Xôviết đã đồng ý cho những cuộc gặp gỡ của tôi và họ đã đưa ra những quan điểm của mình, đồng thời đưa ra những kết luận đặc biệt. Những kỷ niệm mà tôi có được càng trở nên quý giá hơn khi mà một trong những người này qua đời: Leontine Cohen (1992), Anatoli Yatskov (1993) Leonid Kvasnikov (1993) và Morris Cohen (1995). Youri Drozdov đã từng là người đứng đầu của một số kế hoạch bí mật ở nước ngoài, làm cố vấn của tôi và có trách nhiệm xác minh những vụ việc nói đến trong bản thảo viết tay bằng tiếng Nga. Ông Boris Kozlobov, giám đốc Viện Nghiên cứu Lịch sử khoa học tự nhiên và công nghệ đã đọc văn bản tiếng Nga với cách nhìn nhận khoa học, cũng như Tiến sĩ Vật lý toán học Vladimir Vizghine đã làm điều đó. Igo Preline, một tác giả đã có hơn ba mươi năm kinh nghiệm trong ngành tình báo đã đọc lại bản thảo viết tay cuối cùng dưới hai góc độ nghề nghiệp và văn học đã đưa ra nhiều gợi ý và nhiều sửa chữa. Đương nhiên tôi là người duy nhất chịu trách nhiệm cuối cùng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #7 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2008, 10:20:11 pm »


QUÁ NHIỀU ĐIỆP VIÊN


Tiết lộ xúc động mạnh nhất của tập hồ sơ mang số 13676 đó là sự tồn tại của một điệp viên thứ hai của Xôviết hoạt động ở Los Alamos, Nouveau - Mexique, nơi chế tạo bom A trong khuôn khổ dự án Manhattan. Điều ngạc nhiên thứ hai là, Klaus Fuchs, người đàn ông đã bị lật tẩy và bị bỏ tù năm 1950 vì đã giao bí mật về bom nguyên tử cho Xôviết. Bởi vì Fuchs, người điệp viên thứ hai này là một nhà nghiên cứu khoa học về bom nguyên tử, là người trực tiếp liên lụy đến việc chế tạo bom. Những thông tin do ông ta cung cấp trong những lần tiếp xúc với những người Xôviết trong đó có Leontine Cohen là rất quan trọng, nếu không cấp trên đã lấy thông tin từ Fuchs. Khi những dòng này được viết thì ông vẫn còn sống. Ông được gọi là Persée, trong những bài viết mới đây về điệp viên nguyên tử của Xôviết, nhưng mật danh thực sự của ông là Mlad, người ta có thể dịch là “Jeunot”.

Chúng ta sẽ thấy rằng Fuchs và Mlad không phải là những điệp viên duy nhất hoạt động ở Los Alamos. Ý định đầu tiên của tôi là vượt ra khỏi “sự hạn hẹp” đến một bước tiến bộ hơn trong cuốn sách này nhưng những tình huống bất ngờ xảy ra buộc tôi từ bây giờ phải đề cao. Tình huống bất ngờ mà tôi nghe được đó là sự xuất bản cuốn hồi ký của một sĩ quan của KGB đã nghỉ hưu. Cuốn sách này đã từ chối tất cả những gì mà chính tôi và bất kỳ ai biết về điệp viên bom nguyên tử của Xôviết: cuốn những điệp vụ đặc biệt; hồi ký của một bậc thầy điệp viên Xôviết Pavel Soudoplatov (được viết với sự hợp tác của Anatoli Soudoplatov, con trai của tác giả và cặp vợ chồng người Mỹ Jerrold và Leona Schechter). Cuốn sách này chủ yếu bàn về các tác phẩm trong nghề hoạt động gián điệp như: Những vụ ám sát, những vụ bắt cóc, sự phá hoại và sự quấy phá thường xuyên. Những vấn đề này không thuộc phạm vi của tôi nên tôi không tranh luận. Tuy nhiên cuốn sách này có một chương viết về “những điệp viên nguyên tử” mà tôi tự ý bình luận.

Soudoplatov khẳng định rằng Robert Oppenheimer, người chỉ đạo về vấn đề khoa học của dự án Manhattan, đã đồng tình với Enirico Fermi và Leo Szilard, một trong số nhà vật lý có danh tiếng tầm cỡ quốc tế, có thể đã hợp tác với một số điệp viên của Xôviết và giao cho họ những bí mật về bom nguyên tử. Soudoplatov viết: họ hành động không như những điệp viên đã được tuyển mộ mà như những tổ chức hoạt động độc lập, muốn làm trái với nguyên tắc hay muốn xem xét những nơi khác, trong khi đó những nhà bác học trẻ hơn lại hoạt động theo sự tính toán của NKVD để cướp đoạt phòng thí nghiệm của họ. Họ đã làm bản báo cáo dài dòng về hoạt động của họ và thể hiện sự hợp tác rất nhiệt tình. Vả lại Soudoplatov bị George Gamow theo đuổi, nhà vật lý nổi tiếng hoạt động cho Xôviết, đã bị buộc phải hợp tác vì sự đe dọa của gia đình ở Ucraina. Kể cả Szilard và Gamow đều không làm việc ở Los Alamos nhưng Soudoplatov khẳng định rằng những đồng nghiệp của họ thường xuyên hỏi và nài xin họ những phân tích khác nhau về các vấn đề được đặt ra. Ông đòi hỏi một khả năng về điệp viên nguyên tử, về phẩm chất của người đứng đầu một phòng ban của NKVD, phòng S.

Việc xuất bản cuốn sách của Soudoplatov đã gây ra một cú sốc đối với cơ quan tình báo nước ngoài (SRE). Tác giả không nói một câu với các cựu đồng nghiệp của mình, dù sao ông cũng đã gặp một vài người như Vladimir Barkovski, chỉ một vài ngày trước khi cuốn sách ra đời vào tháng 4 năm 1994. Những nghiên cứu được hối thúc trong những hồ sơ của Enormoz. Nhưng không gì có thể tìm ra được những luận cứ của ông đã khẳng định liên quan đến Oppenheimer, Szilard, Fermi và Gamow. Yatskov, người đã đánh giá cao những luận cứ này theo kinh nghiệm của riêng ông thì vừa qua đời. Tất nhiên theo lời gỡ tội của Soudoplatov, người ta có thể nhắc lại rằng, mức độ tuyệt mật, dưới chế độ Stalin có thể định nghĩa là “tiếng kêu mạnh mẽ” như điều mà Robert đã quan sát và viết lời tựa cho cuốn sách. Tuy nhiên có cả những nguồn thông tin khác được nói đến trong hồ sơ, đến nỗi mà những người đàn ông này có quyền nói dối chính họ. Thêm vào đó, Soudoplatov chỉ tiếp xúc với những hồ sơ của Enormoz vào tháng 9 năm 1945 đến tháng 10 năm 1946, ngày mà phòng S của ông bị thanh lý. Tóm lại, nhân chứng của ông về các điệp viên nguyên tử xuất hiện không được đầy đủ thông tin, còn sai sót và lạm dụng sự thổi phồng của và SRE đã cho biết quan điểm này trên báo chí.

Một bài báo của tờ Izvestia đã nhạo báng với đầu đề “Robert Oppenheimer chỉ có thể là một điệp viên của Xôviết khi ông ta có một mạng lưới tình báo chẳng biết gì”, đồng thời đưa ra danh sách các điệp viên được biết đến để hoạt động cho kế hoạch ở Los Alamos. Serguei Leskov, một chuyên gia của tờ Izvestia về vấn đề bom nguyên tử đã viết: “Ông ta đã thông báo với chúng tôi ở SRE. Chúng tôi có những nguồn thông tin khác, còn những nguồn thông tin mà Soudoplatov cung cấp không phải là nguồn thông tin này. Theo những người thân cận của kế hoạch Manhattan cho biết, trong dự án này có những hoạt động của một số điệp viên Xôviết mà tên tuổi của họ cho đến nay vẫn chưa được tiết lộ. SRE thừa nhận rằng Klaus Fuchs đã bị kết án 14 năm tù ở Anh vì tội hoạt động gián điệp và Mlad đã bị nêu trên báo chí. Xôviết bố trí mười điệp viên trong hàng ngũ có thể so sánh được, trong đó có sáu người hoạt động ở Mỹ còn bốn người hoạt động ở Anh. Đó là những gương mặt đầu tiên cho kế hoạch của cơ quan tình báo, đến tận ngày mà họ vẫn chưa biết gì về FBI”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #8 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2008, 10:21:04 pm »


Bản tin chính thức của Văn phòng báo chí thuộc SRE đã được hãng tin Itar-tass đưa tin ngay sau đó, rất chính xác vào ngày mùng sáu tháng năm. Dưới chữ ký của Tatiana Samdlis, thư ký văn phòng báo chí, ông đã viết rằng:

Vũ khí nguyên tử, rồi vũ khí nhiệt hạch đã được chế tạo ở Xôviết chủ yếu nhờ vào một tiềm lực khoa học kỹ thuật rộng lớn kết hợp với sự tiến bộ kỹ thuật và trí tuệ. Trong trường hợp này phải kể đến sự đóng góp quyết định của một nhóm rất đông các nhà nghiên cứu Xôviết. Việc góp phần của cơ quan tình báo vào việc chế tạo bom A của Xôviết, hành động đáng kể và tài năng của họ trong lợi ích của nhà nước đóng vai trò thứ yếu. Liệu người ta có nhận xét rằng những hồ sơ lưu trữ của SRE, như cuốn “những điệp vụ đặc biệt” là một sự kiện được xác nhận, một phát minh khám phá trong sáng và đơn giản. Trên nguyên tắc chung, những cơ quan đặc biệt tránh bình luận về phương pháp làm việc và nguồn thông tin của họ. Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt này, chúng tôi có thể tự cho phép mình khẳng định rằng những luận cứ có trong cuốn sách mà Cơ quan Tình báo Xôviết đã có được, những dữ liệu về bom nguyên tử của các nhà khoa học như E.Fermi, L.Szilard, R.Oppemheimer và những nhà khoa học khác thì không phù hợp với thực tế”.

Người đọc bản thảo của Soudoplatov có thể đánh giá rằng, từ then chốt trong văn bản này là từ “trực tiếp”, trong trường hợp của R.Oppenheimer có thể là một nguồn “gián tiếp” Tôi có một ý kiến khác, tôi sẽ giải thích tại sao? R.Oppenheimer đã được tuyển mộ, sắp đặt và đối xử như thế nào? Chúng ta thấy vấn đề này ngày càng gần hơn.

Soudoplatov thừa nhận là giao việc tuyển mộ của R.Oppenheimer cho Grigori Heifetz, “trụ sở” chính của NKVD ở San Francisco, hoạt động dưới sự chỉ đạo của lãnh sự quán và ông Brown - phó lãnh sự quán. Theo lời ghi chú trong tiểu sử, có thể Grigori Heifetz đã gặp Oppenheimer lần đầu tiên vào tháng 12 năm 1941 trong một buổi tối quyên góp qũi dành cho những người tỵ nạn Tây Ban Nha. Một cuộc gặp gỡ khác trong buổi tiệc cốc-tai và cuối cùng ông đã gặp và đối đầu với Oppenheimer trong một dịp ăn trưa cùng tháng đó. Một nhà vật lý tầm cỡ đã báo cho ông ta biết về mối lo sợ của ông rằng, những người Đức quốc xã có thể chế tạo được một quả bom nguyên tử trước các đồng minh của mình. Ông đã truyền thông tin này cho Trung tâm qua một thông điệp đã giải mã từ Đại sứ quán của Washington. Bức điện này mang một lời khẳng định khác đến từ Luân Đôn thông báo rằng, Anh đang chế tạo một loại bom có chứa Uranium (chúng ta sẽ trở lại bức điện này ở chương đầu). Vì vậy, Trung tâm đã gửi Semion Semionov sang Mỹ và bố trí ở đó một mạng lưới gián điệp về bom nguyên tử. Trong thời gian này Heifetz đối xử với Oppenheimer như một người bạn thân và duy trì mối quan hệ với ông thông qua người vợ của ông làm trung gian. Một điệp viên khác của NKVD, Elisabeth Zaroubine cũng làm như vậy. Thậm chí Soudoplatov chỉ thực hiện trong ít ngày. Chúng tôi thực sự ở trong thời kỳ của Los Alamos, nơi mà tháng 11 năm 1942 Oppenheimer đã được chọn để thực hiện dự án Manhattan. Soudoplatov khẳng định rằng, những thông tin đã bị lấy cắp ở Los Alamos đã được truyền đến Washingtơn và New York, từ đó ở Matxcơva, trong một số trường hợp, qua một cửa hàng ăn của Santa Fe, nơi mà người ta gọi là “trạm bất hợp pháp”. Năm 1944, theo đuổi Soudoplatov, Heifetz trở lại Matxcơra “và bắt đầu tính toán đến những cảm giác của mình liên quan đến Oppenheimer và những nhân vật quan trọng có liên quan đến việc nghiên cứu nguyên tử”.

Điều mà Soudoplatov không nói rõ chính là Heifetz không có trong hồ sơ Enormoz. Người ta không thấy bất kỳ một bản báo cáo hay một bức thông điệp nào của ông có liên quan đến Oppenheimer hay bom A. Trở về Matxcơva năm 1944, ông được giao trách nhiệm soạn thảo một bản báo cáo về những hoạt động ở Mỹ. Bản báo cáo này đã được lưu giữ ở đó, ông không hề nêu tên Oppenheimer hay bom nguyên tử nào cả. Cũng không tồn tại ít nhất một bộ hồ sơ nào để khẳng định vai trò quan trọng mà Soudoplatov đã đóng góp cho Heifetz trong khuôn khổ của kế hoạch Enormoz. Cũng không có hồ sơ nào về Oppenheimer, Fermi, Bohr hay những nhân vật khác. Thậm chí tên của họ cũng không xuất hiện trong các bức thư. Và người ta tìm kiếm một cách vô ích trong các hồ sơ của quán rượu Santa Fe vì chắc chắn rằng, nơi này là chỗ che giấu và bảo đảm cho hoạt động. Soudoplatov đã dành cho Oppenheimer một con đường rất thú vị, hay đúng hơn là cách mà ông đã sử dụng:

Oppenheimer và Fermi, với tư cách là đầu mối của những thông tin, đã trao cho những bí danh: Etoile là Editeur, Etoile không chỉ dùng cho bí danh của Oppenheimer mà còn dùng cho những nhà vật lý và nhà nghiên cứu khác của dự án Manhattan. Với những tên này ông đều tiếp xúc, mà thực tế họ là những điệp viên đã được tuyển mộ. Những bí danh này được thay đổi theo thời gian khác nhau vì lý do an toàn; mặt khác, biệt hiệu Etoile có thể để chỉ cả Oppenheimer và Fermi”.

Tôi mong muốn độc giả tưởng tượng về sự lầm lẫn giữa hai hay nhiều nguồn thông tin - mà những thông tin này gán cho cùng một bí danh. Tất nhiên là có thể ghép cùng một bí danh cho cùng một nhóm người, tuy nhiên mỗi thành viên trong nhóm phải có sự chỉ định riêng của mình (chúng ta sẽ quan sát hiện tượng này trong câu chuyện về một nhóm có tên là “Volontaires”. Trên thực tế, theo như Soudoplatov đã viết, những bí danh này thường xuyên được thay đổi vì lý do an toàn. Nhưng để giải quyết những chuyện này bằng một cách nào đó, không một ai, thậm chí cả Trung tâm cũng không thể biết những thông tin nào xuất phát từ một cá nhân (Oppenheimer) hay một nhân vật khác (Fermi) hay một nhân vật thứ ba đi ngược lại với lẽ thường và chẳng có gì để nói về nguyên tắc của cơ quan tình báo. Tình thế bắt buộc tôi phải nhìn nhận rằng, hình ảnh một nhà vật lý vĩ đại đã xuất hiện trong cuốn “Những điệp vụ đặc biệt” không phù hợp với thực tế.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #9 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2008, 10:22:09 pm »


Rõ ràng là đã tồn lại một điệp viên của Xôviết có bí danh là Star (gốc tiếng Nga có nghĩa là Già nhưng theo tiếng Anh lại là một người thuộc về thế giới của Chúa). Chúng ta sẽ gọi bí danh này là Bạn Già. Thật vậy, ông đã có một trong những cuộc tiếp xúc của Persée - Mald nhưng những cuộc tiếp xúc này đã không thể xác minh được. Tuy nhiên tôi có đủ tư cách để khẳng định rằng, ông ta không phải là Oppenheimer và cũng không phải là Fermi.

Một điểm cuối cùng, Soudoplatov đã kể với chúng tôi về niềm đam mê lịch sử của một nhà bác học trẻ mà NKVD đã gửi đến Đan Mạch tháng 11 năm 1945 để tham khảo ý kiến của nhà vật lý nổi tiếng Niels Bohr về một vấn đề quan trọng, đó là việc xây dựng nhà máy phản ứng hạt nhân đầu tiên của Xôviết. Soudoplatov khẳng định là đã nói điều này với Yakov Terletski một thời gian ngắn trước khi ông này qua đời vào năm 1993 và đã nghe ông ta kể rằng Bohr rất run sợ khi thực hiện lời yêu cầu mà người ta yêu cầu ông hợp tác với Xôviết; có thể ông đã chế ngự được tình cảm của mình và xây dựng một biểu đồ để đưa ra những lý do thất bại - vấn đề này đã được giải quyết.

Trên thực tế, những vấn đề đó diễn ra một cách khác nhau. Trong chương năm của cuốn sách sẽ nhắc lại cho chúng ta bản tường trình nhiệm vụ có chữ ký của Lavrenti Beria, lãnh đạo cao cấp của NKVD trong thời kỳ của ông chủ lớn Soudoplatov. Tiếp theo đó, một bản báo cáo của Terletski về nhiệm vụ này đã được công bố sau cuốn sách của Soudoplatov; nó cũng sẽ được kể đến. Trong thời kỳ của Bohr đã có một bàn tay run rẩy nhưng không phải là một nắm tay.

Stalin đã đánh cắp được bom nguyên tử của Mỹ như thế nào, được hưởng lợi trong vụ việc của Soudoplatov về một điểm quan trọng; nó đã dẫn đến một bản tin của SRE đăng trên tờ Ivestia khẳng định về sự tồn tại của Persée. Độc giả không tin tưởng vào mình tôi để biết rằng ông ta đã sống ở Los Alamos với một điệp viên của Xôviết và Klaus Fuchs - một điệp viên chưa bao giờ bị lật tẩy và hiện nay ông ta vẫn còn sống. Chính vợ chồng nhà Kroger và Persée - điệp viên Mald là những người mà tôi muốn nói đến chứ không phải Oppenheimer.

Cuốn “Việc thu gom những đồ tước đoạt và những khó khăn của thực tế”, đã viết về một trong những lời phê bình của Soudoplatov. Có thể không ai biết rõ về lịch sử bom A của Xôviết. Theo sự hiểu biết của tôi thì chẳng có ai tiếp xúc hoàn toàn với các bộ hồ sơ ở các nơi lưu trữ trong thời kỳ hậu Xôviết. Người có khả năng tiếp xúc rộng nhất có thể lại không biết nơi để những hồ sơ có liên quan. Họ có thể là những chuyên gia trong một vài lĩnh vực, tất nhiên là không thể biết hết. Tốt hơn hết là chúng ta hãy khai thác những hồ sơ mà chúng ta biết, trích những thông tin có giá trị và những quyển sách của nhà nước. Đó là điều mà tôi dự định làm.

Nhưng trước khi kể về câu chuyện của Mald và vợ chồng nhà Kroger, tôi sẽ phải trả lời ba câu hỏi: Trước tiên là, người ta đã gọi “bí mật” về bom nguyên tử là gì? Ngoài một khái niệm chung về bí mật khoa học, chúng ta không thể nói một cách thích đáng về tất cả những gì đã bị lấy cắp ở Los Alamos và nơi khác? Thứ hai, các nhà nghiên cứu Xôviết đã làm gì trong thời kỳ này? Họ chỉ là những người sao chép thông thường những khám phá của nước ngoài hay họ tạo ra một tiềm năng khoa học tuyệt vời? Và cuối cùng, NKVD đóng vai trò gì trong việc chế tạo bom A?

Tôi sẽ cố gắng trả lời ba câu hỏi này trong hai chương đầu. Con đường tôi phải đi là, cố gắng chỉ ra chương trình này của Xôviết đã diễn ra như thế nào và tại sao lại diễn tiến như vậy. Rất nhiều tài liệu được sử dụng trong những chương này chưa được công bố bao giờ, một số tài liệu khác chỉ mới được công bố trong những năm gần đây. Và cuối cùng tôi đã sử dụng chúng - những tài liệu mới nhất, không có sẵn như các nhà nghiên cứu khác.

Câu chuyện về vợ chồng nhà Kroger và Mald được bắt đầu ở chương ba. Chương này chủ yếu dựa trên tập hồ sơ nổi tiếng mang số 13676, các chương tiếp theo cũng vậy. Khi những sự kiện và những lời phân tích thêm là cần thiết, tôi đã phải tìm thêm nguồn thông tin khác. Tôi nhấn mạnh về điểm này bởi vì những lời phê bình vụn vặt có thể là phê bình tác giả vì đã sử dụng tài liệu chưa được công bố (chúng ta có thể thẩm định như thế nào?), hay những tài liệu đã được công bố (điều gì còn mới nữa? Tất cả điều đó đều biết rồi). Tôi phải nhờ đến tài liệu này hay tài liệu khác nhưng chủ yếu là những cuốn sách được viết dựa trên các hồ sơ, phụ đề của chúng từ đâu.

Câu chuyện sẽ được sáng tỏ dần từ bên trong vấn đề vũ khí nguyên tử. Nó sẽ tiết lộ về những hoạt động của hai điệp viên Xôviết khó nắm bắt nhất, lợi hại nhất. Câu chuyện sẽ nói về vai trò của họ trong cái gọi là kế hoạch gián điệp của thế kỷ - vụ đánh cắp bom A. Tôi sẽ giải thích động cơ và phương pháp của họ, tôi sẽ chỉ rõ cách mà họ đã sử dụng trong hồ sơ đầu tiên. Tôi sẽ đi theo dấu vết của họ và vụ bom A. Nó khiến tôi nhớ lại những vấn đề lịch sử, chính trị và đạo đức. Qua đó đưa ra sự đánh giá về thành công và thất bại của họ, và đưa độc giả đến những kết luận mà nó vẫn chưa được rõ ràng.

Vì thế cuốn sách này không thể trả lời được tất cả các vấn đề, nó chỉ trả lời được một vài vấn đề và làm mất đi một vài nghi ngờ - trong một lĩnh vực vẫn còn được giữ bí mật, tôi không thể làm gì hơn được.

                                                                                                               Vladimir Tchikov
                                                                                                                Matxcơva 1995
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM