Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Năm, 2024, 03:07:42 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hành trình thuận chiều  (Đọc 25255 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« vào lúc: 16 Tháng Hai, 2008, 11:35:29 am »

HÀNH TRÌNH THUẬN CHIỀU

Khuất Quang Thụy
Bút ký

TẢN MẠN TRƯỚC MỘT CHUYẾN ĐI
Trước hết, tôi xin phép được giải thích đôi chút về cái "tít" có vẻ hơi kỳ quặc của bài viết này. Chẳng là, trong hai số tạp chí Văn nghệ Quân đội đầu năm nay (số 2 và số 3) tôi đã đưa đăng bài bút ký "Hành trình ngược chiều", đó là một bài bút ký điều tra về những hiện tượng phạm tội trong hoạt động kinh tế của một vài người trong ngành hàng không dân dụng. Theo phân công của Tòa soạn, tôi đang say sửa với "Hành trình ngược chiều" của mình để "truy tìm" bọn tội phạm: (dĩ nhiên chỉ bằng con đường của một nhà văn). Trên bàn làm việc của tôi còn xếp một chồng hồ sơ các vụ án mà Cục điều tra hình sự cho mượn về nghiên cứu. Cuộc "hành trình" này quả là chẳng vui vẻ gì nhưng tôi cũng hy vọng sẽ góp được một tiếng nói vào sự nghiệp đổi mới của đất nước và của quân đội thông qua việc nhìn thẳng vào sự thật, dù là sự thật "ngược chiều" với bản chất, truyền thống của quân đội ta. Nếu cuộc hành trình đó của tôi mà "thuận buồm xuôi gió" thì bạn đọc còn có dịp đọc thêm những bài bút ký điều tra nữa trong những số báo tới. Nhưng... bõng đùng một cái "biển Đông nổi sóng", sự kiện Trường Sa nổ ra đã gây nên sự xúc động lớn cho cả nước. Lần đầu tiên bào đăng danh sách 74 chiến sĩ thân yêu của chúng ta bị mất tích trong cuộc chiến đấu trên biển. Như thường lệ, Tòa soạn của chúng tôi lại sôi sục lên. Và... tôi nhận được lệnh hãy để bọn tội phạm hình sự đấy, chuẩn bị cho một chuyến đi viết về những ngườu chiến sĩ anh hùng của chúng ta đang chiến đấu bảo vệ Trường Sa.

Thế là tôi lại được phóng về hướng thuận chiều, hướng quen thuộc, hướng đi đến với những con người đại diện cho phẩm chất truyền thống anh hùng của quân đội ta. Kể cũng thú vị. Giống như một con lắc đang ở cực này văng sang cực kia. Sự "chuyển gam" như vậy có lẽ cũng rất có ích đối với tôi, nhưng sẽ vất vả. Bởi, lần này không phải là chỉ sang Cục điều tra hình sự mượn tài liệu về đọc hay nghe các đồng chí cán bộ điều tra kể chuyện, mà sẽ phải có một chuyến đi xa. Nhưng khi gặp các chiến sĩ Trường Sa, tôi cũng sẽ có nhiều chuyện kể với họ, tôi sẽ kể cho họ nghe về bọn tội phạm, về cuộc đấu tranh chống tiêu cực, chống bảo thủ để đổi mới đang diễn ra quyết liệt trên đất liền, làm trong sạch lại bầu không khí xã hội. Tôi nghĩ rằng, những điều đó sẽ giúp cho những người lính ở phía trước tin tưởng hơn ở hậu phương thân yêu, tin tưởng hơn và Đảng vào dân mà vững vàng thêm tay súng.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Hai, 2008, 11:35:11 am gửi bởi Triumf » Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #1 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2008, 11:54:23 am »

Trong những ngày tháng tư này ở khắp đất nước mọi người đều nói tới Trường Sa, đều băn khoăn, lo lắng. Ở Hà Nội cũng vậy. Báo chí đã đưa tin đối phương chiếm mất một số đảo. Nhiều người băn khoăn tự hỏi "Liệu chúng ta có giữ vững được lãnh thổ và lãnh hải của mình không?". Nhân dân khắp nơi, thông qua các cơ quan đoàn thể đều tìm cách biểu hiện sự quan tâm của mình tới Trường Sa bằng cách gởi nhiều quà biếu cho chiến sĩ Trường Sa. Nhưng tôi tin rằng ít người biết hết, hiểu hết được nỗi gian khổ, hy sinh của những người lính Trường Sa.

Đọc trên báo Nhân dân, trong bản danh sách những người mất tích tôi thấy có một người cùng quê; anh Kiều Văn Lập ở thôn Phú Long, xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Làng Phú Long của anh chỉ cách làng tôi một cánh đồng. Những năm chiến tranh, trường cấp III Phúc Thọ đã sơ tán về đây, hàng ngày tôi vẫn đi qua cánh đồng đó đến lớp. Tôi không biết anh, nhưng tôi biết khá rõ về cái làng nhỏ ở ven đô sông Hồng ấy. Khi báo chí đưa tin về những người mất tích, Hội Phụ nữ Hà Nội và một vài cơ quan chính quyền ở địa phương đã tới thăm và an ủi gia đình anh. Nhưng, không ai có thể trả lời rằng liệu anh có còn trở về nữa không. Không ai trả lời được. Những người có lương tri trên thế giới bắt đầu lo ngiạ nhìn về Thái Bình Dương.

Cũng phải nói rõ thêm một sự thật khác, rằng ở hậu phương không phải không có những người chẳng hề quan tâm tới sự kiện nóng bỏng này. Họ cữ ngở rằng... Trường Sa xa lắm! Trên biên giới súng nổ ình ình quanh năm còn chẳng ăn nhằm gì nữa là nhăm nhe mấy cái đảo đá tít mù ngoài khơi. Lại nghe nói có những cái đảo chỉ nhỏ như cái sân bóng, lại còn chìm dưới nước hoặc chỉ nổi lập lờ khi triều xuống! Thế thì... béo bở gì mà phải giữ cho mệt?  Nhưng phải nhắc lại rằng, hầu như tất cả mọi cuộc xâm lăng của kẻ thù vào đất nước chúng ta đã bắt đầu từ biển vào đó sao? Thời đại ngày nay, khoảng cách mấy trăm hải lý đâu đã phải là một khoảng cách an toàn? Cha ông ta từ xa xưa cũng đã nghĩ tới những hòn đảo tiền đồn này rồi, phên dậu nước nhà cần phải được củng cố vững chắc mọi hướng. Với một dải bờ biển kéo dài tới 3.500km thì chiến lược phòng thủ Tổ quốc trong tương lai phải được xây dựng trên từng ngọn sóng của hải phận. Mỗi hòn đảo trong hải phận của Tổ quốc sẽ trở thành một tiền đồn. Ấy là chưa kể đến nguồn lợi kinh tế mà những kẻ xâm lược luôn luôn thèm muốn trên thềm lục địa của nước ta.

Vì vậy tôi nghĩ rằng Trường Sa rất gần gũi với mọi người. Hãy nghĩ tới những người lính của chúng ta đang đứng chơi vơi nơi đầu sóng, đối mặt với một hạm đội mạnh có tới gần sáu trăm tàu có trang bị tên lửa và pháo 130 ly, với âm mưu thâm hiểm và tham vọng biến biển Đông thành ao nhà của họ. Hãy nghĩ tới 74 chiến sĩ mất tích trên mặt biển và trên những hòn đảo san hô.

Trong mấy năm qua, tình hình kinh tế của đất nước sút kém, đời sống đang khó khăn, lòng tin bị xói mòn, kỷ cương lỏng lẻo, lẽ công bằng bị xâm phạm... Từng ấy thứ đã khiến chúng ta có lúc nghĩ tới "chủ nghĩa anh hùng Việt Nam" như một cài gì đó có vẻ "tô hồng". Thậm chí có người đã nghi ngờ nó và cho rằng đó chỉ là sản phẩm của một thời lãng mạn đã qua. Từ một hiện thực phức tạp người ta đi đến sự hoài nghi cả quá khứ. Có lẽ đó không phải là tâm lý lành mạnh.

Vì vậy, cuộc hành trình theo chiều thuận này trước hết là có ích với bản thân tôi. Đó là hành trình để nhận thức lại về bản thâm mình, về dân tộc mình.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Hai, 2008, 11:58:20 am gửi bởi Triumf » Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #2 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2008, 04:31:00 pm »

NƠI CON TÀU RỜI BẾN
Nói tới biển có nghĩa là nói tới những người thuỷ thủ và những con tàu. Nói tới Trường Sa cũng có nghĩa là nói tới trách nhiệm nặng nề và thiêng liêng mà Tổ quốc trao cho Hải quân nhân dân.

Chúng tới Hải đoàn M28 và nhập ngay vào không khí chiến đấu sôi sục. Sở chỉ huy Hải đoàn vắng ngắt, tất cả đều đã ra biển hoặc đang ở trên cảng, tham gia vào việc chuẩn bị cho những con tàu rời bến. Tới đây chúng tôi mới hiểu cuộc chiến đấu ở ngoài khơi xa kia phụ thuộc vào đất liền biết bao. Đất liền không phải chỉ nơi thường xuyên chi viện cơ sở vật chất, từ giọt nước tới viên đạn, mà còn là niềm tin, là chỗ dựa cho người lính đang chốt giữ trên các hòn đào san hô giữa trùng khơi. Đất liền vững vàng và hùng mạnh thì người lính đảo càng chắc tay súng, đất liền sống trong sáng đẹp đẽ thì người lính đảo cũng thanh thản vô tư.

Những ngày vừa qua, đọc trên báo thấy địa phương nào, đoàn thể nào cũng có những hoạt động hướng về Trường Sa, nhiều địa phương, cơ sở sản xuất đã quyên góp ủng hộ các chiến sĩ Trường Sa. Tôi đã thử làm một con số thống kê căn cứ vào những bài đăng trên báo và ngạc nhiên khi thấy con số giá trị đã lên đến hàng trăm triệu đồng.

Nếu tất cả những số tiền và hàng hoá đó đến được tận tay những người lính bảo vệ Trường Sa thì thực sự có một sức mạnh. Trước hết, người lính đảo sẽ yên tâm rằng đất liền luôn nhớ tới họ, tin tưởng và hy vọng ở họ. Hàng ngày, đứng trên những đảo đá san hô chỉ nhỏ như những quả trứng trước đại dương mênh mông, những người lính giữ đảo luôn hướng về đất liền mà trông đợi. Họ reo lên sung sướng mỗi khi nhìn thấy bóng dáng một con tàu. Và, mỗi khi tàu cập đảo thì thực sự là một ngày hội. Có những đảo xa, sáu bảy tháng mới có một lần tàu cập đảo. người trên tàu, người trên đảo vừa ôm nhau vừa rưng rưng nước mắt!
- Các anh từ cảng nào đến với chúng tôi vậy?

Đó là một trong những câu hỏi đầu tiên mà các thuỷ thủ thường phải trả lời những người giữ đảo. Đất nước ta có tới 3.500km bờ biển. Từ bất cứ miền nào dọc theo cái hình chữ S ấy cũng có thể xuất phát một con tàu. Nhưng... nếu là con tàu ấy xuất phát từ những nơi gần quê hương mình hơn thì vẫn thích hơn chứ.

Chúng tôi đang ở một trong những nơi xuất phát những con tàu ấy.

Bạn đọc có thể ngạc nhiên nếu tôi nói ngay rằng đây là một đoàn tàu làm kinh tế biển, một đoàn tàu đánh cá của hải quân nhân dân chứ không phải là một đoàn tàu chiến hùng hậu... Nhưng... hãy khoan, ở đây tôi không định kể chuyện cá mú, mặc dù cũng có rất nhiều điều thú vị xung quanh đề tài này. Chúng ta đang nói chuyện về những ngày tháng sôi sục vừa qua ở Trường Sa. Đây là câu chuyện về những người thuỷ thủ đã một sớm một chiều từ người lính đánh cá trở thành lính chiến, giành giật từng hòn đảo san hô với địch như thế nào?
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Hai, 2008, 04:32:38 pm gửi bởi Triumf » Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #3 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2008, 04:50:53 pm »

Trung tá, Phó đoàn trưởng về chính trị Triệu Đức Hiển đã dành thời gian để kể cho chúng tôi nghe về quá trình hình thành và phát triển của hải đoàn M.28. Sau chiến tranh chống Mỹ, do chủ trương kết hợp kinh tế với quốc phòng mà đoàn M28 được thành lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Cục kinh tế, Bộ Tư lệnh Hải quân. Đoàn M28 có nhiệm vụ vừa đánh cá vừa kết hợp tuần tra, kiểm soát trên biển bằng các loại tàu nhỏ có vũ trang. Sau mấy năm làm ăn, đoàn đã chuyển dần từ bao cấp sang hạch toán kinh tế. Nghĩa là những người lính đã có thể khai thác tài nguyên trên biển để tự nuôi nhau và nuôi những con tàu của mình. Nói thì đơn giản, nhưng hãy thử hình dung mỗi tháng đoàn phải kiếm cho ra gần bốn triệu đồng tiền lương và cũng tương đương một số tiền như vậy để nuôi tàu. Mỗi khi có một con tàu phải lên đốc sửa chữa là hàng triệu đồng đi đứt. Những trường hợp phải đại tu thì tốn phí có thể lên tới hàng chục triệu. Duy trì được một đoàn tàu đánh cá là cả một kỳ công. Ngay các xí nghiệp đánh cá quốc doanh của nhà nước được đầu tư lớn được quyền chủ động trong kinh doanh mà vẫn còn đang toát mồ hôi ra vì thua lỗ. Có lẽ vì thế mà một thời gian ở các cơ quan trên Bộ, người ta đã đề xuất phương án "xoá sổ" các đơn vị hải quân làm kinh tế trên biển. Những luận cứ của quan điểm này cũng không phải không có lý - Muốn quân đội tiến lên chính quy, hiện đại thì "quân đổi phải ra quân đội", chú không thể cứ du kích, nửa ngư dân nửa lính thuỷ được! Nhưng, Bộ tư lệnh hải quân nhân dân và những người lãnh đạo, chỉ huy bộ đội Hải quân làm kinh tế trên biển đã căn cứ vào tình hình thực tiễn của đất nước và kinh nghiệm của hải quân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước đi đến kết luận rằng: phương hướng kết hợp kinh tế với quốc phòng là phương hướng đúng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay để đảm bảo cho Hải quân vừa xây dựng, củng cố lực lượng vừa bảo vệ được lãnh hải của Tổ quốc. Hải quân của ta chưa mạnh, chưa có đủ những đoàn tàu chiến hoạt động dài ngày và có sức cơ động lớn trên biển, lãnh hải của ta lại rộng lớn, vì vậy chỉ có cách duy trì những đoàn tàu nhỏ, sức giãn nước vài trăm tấn, tiêu hao nhiên liệu ít, có thể hoạt động liên tục dài ngày trên biển, vừa đánh cá tự nuôi mình, nuôi tàu, vừa làm nhiệm vụ tuần biển, rèn luyện thuỷ thủ thì mới có thể hoàn thành được sứ mạng của Hải quân nhân dân mà Tổ quốc đã giao cho là bảo đảm an toàn lãnh hải của Tổ quốc. Các đoàn tàu chiến của ta chưa nhiều. Vả lại, trong điều kiện đất nước còn nghèo, bảo đảm cho một đoàn tàu chiến hoạt động trên biển không phải là chuyện đơn giản. Một tàu tuần biển loại vừa, chưa phải loại hiện đại, hoạt động một giờ trên biển đã đốt hết hàng chục tấn dầu, chưa kể tới những chi phí khác. Với nhiên liệu ấy, một tàu đánh cá vũ trang cỡ nhỏ có thể hoạt động hàng tuần trên biển.

Nhưng, điều đáng nói nhất là, thông qua hoạt động kinh tế kết hợp với quốc phòng trên biển, bộ đội Hải quân đã đào tạo được một đội ngũ thuyền trưởng và thuỷ thủ dàn dạn sương gió, quen thuộc biển cả, luồng lạch. Để có những thuỷ thủ và thuyền trưởng cự phách như vậy, không một trường huấn luyện nào có thể làm nổi. Những người lính dày dạn sóng gió và thuộc biển như lòng bàn tay ấy vừa qua đã trở thành những người anh hùng trên biển. Chính họ đã làm nên những kỳ tích.
Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #4 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2008, 11:51:23 am »

Tôi đã nhận thức ra điều đó trong những ngày làm việc ở đoàn M28. Con số 1037 tấn cá và 626 ngàn lít nước mắm đoàn sản xuất được trong năm 1987, tạo ra 15 triệu đồng tiền lãi, không phải là không hấp dẫn. Nhưng hấp dẫn hơn cả là thông qua quá trình lao động, rèn luyện trên biển cả, đoàn M28 đã tạo dựng nên những người lính biển dày dạn, dũng cảm và trong sáng. Điều đó thật khó mà có thể "hạch toán được".

Sự kiện Trường Sa được cả nước biết đến kể từ sau ngày 14 tháng 3, khi máu đã thực sự đổ ra trên biển. Nhưng cuộc chiến đấu của những người lính hải quân bảo vệ Trường Sa đã bắt đầu từ lâu.

Tôi muốn trở lại một cái mốc thời gian gần nhất, đó là cuối tháng 10 năm 1987.

Vào thời điểm này, ý đồ của nhà cầm quyền Bắc Kinh xâm chiếm một số đảo trên quần đảo Trường Sa của ta đã lộ rõ. Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đã có mặt quanh khu vực Trường Sa và trên Vịnh Bắc Bộ. Bộ đội Hải quân ta đã phải sẵn sàng chuẩn bị để bước vào chiến đấu. Một loạt tàu đánh cá, tàu vận tải của Hải quân ta hoạt động khắp nơi dọc theo bờ biển của đất nước đã được lệnh báo động, một số tàu đánh cá được gọi gấp về căn cứ nhận nhiệm vụ mới. Trong số những con tàu ấy có hai con tàu số 701 và 712 của đoàn M.28 mà bây giờ đây tên tuổi đã trở nên quen thuộc với tất cả chúng ta.

Đang đánh cá ở vùng biển Cát Bà, hai tàu 701 và 712 vội vã trở về căn cứ.Vừa cập cảng, hai thuyền trưởng quần áo vẫn còn tanh mùi cá, đã nhận được lệnh chuẩn bị gấp để lên đường ra chi viện cho Trường Sa.

Lệnh bốn ngày phải nhổ neo. Bốn ngày, hàng ngàn công việc phải chuẩn bị cho con tàu. Bốc cá lên, sửa chữa sơ qua những chỗ hỏng hóc, nạp nhiên liệu, nước ngọt, hàng chi viện cho đảo, lương thực, thực phẩm, súng đạn... Không ai có thời gian để nghĩ đến mình, đến gia đình. Thuyền trưởng tàu 712, Nguyễn Văn Thuỷ vợ sắp đẻ đến nơi rồi nhưng anh cũng không có thời gian để giúp vợ "nằm ổ". Trung uý Hoàng Minh Thao thợ máy, được lệnh điều động gấp xuống tàu trước ba tiếng khi tàu nhổ neo. Đến xếp lại cái ba lô cũng vội, chưa nói gì đến chuyện riêng tư. Mà trong những ngày thàng này, mỗi người đều có bao nhiêu điều phải lo nghĩ, bao nhiêu điều còn phải để lại trên bờ (Hoàng Minh Thao đang làm nhiệm vụ trên biển thì được tin mẹ mất, Nguyễn Văn Thuỷ nhổ neo sáu ngày thì vợ đẻ con trai - lại một thuỷ thủ tương lai). Nhưng quyền lợi của dân tộc, của đất nước lúc này đã được đặt lên trên hết. Chính vì vậy mà tất cả các con tàu đều nhổ neo đúng giờ quy định. Như đã nói ở trên, để những người lính trên biển hoàn thành nhiệm vụ, đất liền phải cố gắng rất nhiều, phải xứng đáng hơn.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Hai, 2008, 12:09:27 pm gửi bởi Triumf » Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #5 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2008, 12:08:18 pm »

Ở đây tôi đang nói về đất liền, nói về nơi những con tàu rời bến.Tôi chưa kể về hành trình của những con tàu. Vì vậy, chúng ta hay vui lòng lướt qua một quãng thời gian để đến với đêm giao thừa Tết Mậu Thìn vừa qua.

Đêm ba mươi Tết, cơ quan đoàn bộ M28 đang chuẩn bị cho buổi đón giao thừa thì có lệnh gọi đoàn trưởng Lê Văn Giá và đoàn phó Triệu Đức Hiền lên cơ quan cấp trên nhận nhiệm vụ gấp. Hai tiếng sau, khi hai thủ trưởng đoàn trở về thì mọi người được biết rằng trên biển đã diễn ra những sự kiện hết sức quan trọng và xúc động. Tàu 601 do biên đội trưởng Nguyễn Văn Tân và thuyền trưởng Hà Văn Thái chỉ huy đã lao lên đảo Đá Lớn, hy sinh con tàu để khẳng định chủ quyền của Tổ quốc đối với hòn đảo này trước mũi một biên đội tàu chiến của đối phương đang lăm le định lên chiếm đảo. Bộ Tư lệnh đã lệnh cho đoàn phải sửa chữa gấp tàu 709 để khẩn cấp lên đường đi chi viện.

Thế là buổi đón giao thừa lập tức biến thành buổi giao ban tác chiến để bàn thực hiện nhiệm vụ. Khi tiếng pháo nổi giòn khắp các thôn xóm, báo hiệu sự bắt đầu của một năm mới thì phương án sửa chữa, khôi phục con tàu, phương án biên chế tàu và các phương án bảo đảm khác cũng đã hình thành. Ngay lập tức, các cơ quan đoàn bộ phóng người đi thu gom anh em thuỷ thủ, thợ máy đang nghỉ tết ở các địa phương về để đi nhận nhiệm vụ.Ban kỹ thuật của đoàn lập tức triển khai phương án sửa chữa tàu.

Cũng phải nói qua một chút về tàu 709. Đây là loại tàu đánh cá 400 mã lực, sức giãn nước khaỏng 350 tấn, được thiết kế và đóng tại Trung Quốc theo đơn đặt hàng của Việt Nam từ những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thời  hạn sử dụng theo thiết kế đã hết từ lâu, thời hạn kéo dài sử dụng "để tiết kiệm" cũng đã hết... Con tàu đã hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ của mình và đã "về hưu". Nghĩa là đã được đưa tới bãi thải, chuẩn bị thanh lý. Tàu đã nhừng hoạt động hơn một năm, đoàn thuỷ thủ của tàu đã mỗi người một ngả đi nhận nhiệm vụ khác.

Với một điều kiện như vậy, mà tàu 709 phải bằng mọi giá "hồi sinh" trong vòng một tuần lễ để đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, thì thật là một điều kỳ diệu! Và... 709 đã hồi sinh. Trước hết là đoàn thuỷ thủ, tối mồng một Tết thì cả mười hai người, từ thuyền trưởng đến các thuỷ thủ, thợ máy đã được triệu tập về đủ. Trong khi đó, trạm sửa chữa của đoàn bắt đầu công việc của mình, anh em thợ của trạm chia làm ba ca làm việc liên tục để hồi sinh con tàu. Tất cả cán bộ từ đoàn trưởng, đoàn phó đến trợ lý các cơ quan được huy động để tham gia công tác đảm bảo hậu cần cho tàu. Từ viên đạn, hạt gạo, lít nước ngọt, bó rau xanh đều được đưa xuống tận cầu cảng.
Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #6 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2008, 08:01:42 pm »

Trong khi ấy cả nước đang đón xuân. Tết năm nay mưa gió suốt mấy ngày trời, người ta ít ra khỏi nhà hơn mọi năm, lượng rượu thịt, cà pgê, thuốc lá... vì thế có lẽ cũng được tiêu thụ nhiều hơn mọi năm. Có một ông giám đốc công ty khoe với tác giả của bài viết này rằng, tết năm nay ông ta vừa tròn sáu chục tuổi, được anh em trong công ty thương yêu rất mực nên tổ chức một lễ mừng thủ trưởng "lên lão" rất sang trọng, với hai chục mét pháo mừng, hơn năm mươi chai rượi ngoại và bảy két bia...

Trong khi đó con tàu 709 đang được hồi sinh.

Trong khi đó thuỷ thủ của tàu 701 chốt trên con tàu của mình vừa tự mình đánh chìm trên đảo Đá Lớn, lênh đên giữa trời nước, cũng đang đón xuân với hào phóng khí trời và nước biển. Nắm hương của họ mang đốt lên trên mũi con tàu đã cháy hết, họ nhìn về đất liền và tự hỏi "không biết ở trong kia năm nay người ta ăn tết có vui không?".

Trong khi đó, ở nhiều đảo trên quần đảo Trường Sa các chiến sĩ của chúng ta không nhận được hàng tết. Họ sẽư không trách đồng đội, khi họ biết rằng nhiều tàu đang chở hàng tết ra cho đảo đã đột ngột được lệnh thay đổi nhiệm vụ đi chốt giữ những nơi hiểm yếu trên biển.

Nhưng đồng đội ở đất liền luôn nghĩ tới họ. Và vì họ mà con tàu 709 đã hồi sinh vào ngày mồng năm tết, ngày Quang Trung vào thành Thăng Long. và, ngày mồng 6 tết tàu 709 đã rời đốc, nổ máy ra khơi luôn, không một gờ chạy thử. Con tàu đã chấp nhận mạo hiểm. Mười hai thuỷ thủ trên con tàu đã chấp nhận mạo hiểm? Có lẽ, trên thế giới này, chỉ có những người thuỷ thủ Việt Nam mới dám chấp nhận ra khơi xa với những con tàu nhỏ rách nát ọp ẹp như vậy. An ninh Tổ quốc đang bị đe doạ và đồng đội của họ ngoài khơi xa kia đang mỏi mắt ngóng chờ. Vì vậy, phải ra khơi. Trên bến cảng chỉ có những người lính đưa tiễn những người lính.

Vào cuối tháng 3, đoàn thuỷ thủ của tàu 701 đã trở về căn cứ. Họ đã trở về nguyên vẹn, không thiếu một ai, trừ con tàu mà họ đã để lại trên đảo Đá Lớn như một tấm bia chủ quyền. Đồng chí tư lệnh hải quân đã tới thăm hỏi họ và nghe họ kể về những giờ phút quyết định nhất, khi họ chấp hành mệnh lệnh lao tàu lên đảo Đá Lớn. Nghe xong, ông vui vẻ kết luận: "Chúng ta đã hành động đúng vào những giây phút quyết định đó. Mất một con tàu nhưng chúng ta đã bảo vệ được chủ quyền của một hòn đảo!".
Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #7 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2008, 08:23:47 pm »

Sau ít ngày nghỉ ngơi, đoàn thuỷ thủ tàu 701 lại được lệnh tiếp nhận một con tàu mới. Lần này là một con tàu lớn, sức giãn nước tới 1.500 tấn. Nhưng... cũng lại là một con tàu đã đến tuổi thanh lý từ lâu. Nó có tên là Sông Thao, do công ty vận tải biển III bàn giao cho. Con tàu này được hạ thuỷ từ năm 1960. Nghĩa là đã có tới 28 năm thâm niên hoạt động trên sông biển. Cùng với xêry với nó có 2 con tàu khác, cũng được Liên Xô chuyển nhượng cho ta một lần, đều đã được thanh lý. Riêng Sông Thao vẫn kiên cường hoạt động theo phương châm tiết kiệm của Việt Nam. Nó cũng đã già lão, ọp ẹp. Khi mới nhìn thấy nó trên cảng, anh em thuỷ thủ tàu 701 cũng thấy khoái mắt. Tàu Tây hẳn hoi cơ mà! Nhưng, khi bắt đầu làm thủ tục tiếp nhận nó, hiểu hết những ngóc ngách của nó, sự già lão của nó, mới thấy đáng sợ. Nhưng trong lúc nước sôi lửa bỏng như thế này, có được một con tàu có sức chở lớn như vậy cũng là quý rồi.

Đoàn M28 lại sôi sục lên vì con tàu mới. Mệnh lệnh là phải khẩn trương, tiếp nhận sửa chữa, củng cố, học thao tác, sử dụng trong vòng... nửa tháng, để chuẩn bị ra khơi. Thế là, lại như mấy ngày tết chuẩn bị cho 709 lên đường, toàn đoàn M28 lại làm việc quên ngày quên đêm. Một đồng chí trợ lý ở cơ quan đoàn bộ đã tóm tắt nỗi vất vả ấy thành một câu:
Từ ngày có cái Sông Thao
Râu ria ông nào cũng thấy dài ra!


CHUYẾN ĐI BIỂN CUỐI CÙNG CỦA TÀU 701
Trước khi bắt đầu cuộc hành trình của tàu Sông Thao chúng ta hãy trở lại cuộc hành trình cuối cùng của con tàu 701 anh hùng trên hải phận của Tổ quốc.

Từ căn cứ của hải đoàn, tàu 701 cùng tàu 712 hình thành một biên đội do đại uý Nguyễn Văn Tân làm biên đội trưởng, đại uý Đặng Ngọc Thuần làm phó biên đội trưởng về chính trị, đi làm nhiệm vụ ở vùng biển phía nam. Nhưng vào tới Cam Ranh tàu 712 bị hỏng máy, phải sửa chữa nên tàu 701 chuẩn bị lên đường ra tiếp tế cho Trường Sa với tàu 671. Biên đội ghép này vẫn do đại uý Nguyễn Văn Tân chỉ huy. Lần này ra đảo, hai tàu 701 và 671, ngoài cơ số lương thực, thực phẩm, nước ngọt của mình và những hàng hoá vật liệu chở ra đảo theo nhiệm vụ, còn mang theo cả nhu yếu phẩm và hàng tết cho anh em trên đảo trong đó có cả bò và lợn, gà. Nhiệm vụ trên giao vẫn như vậy, vừa làm nhiệm vụ vận tải vừa trinh sát tuần biển và sẵn sàng cơ động khi cần thiết.

Ngày 31 tháng 1 biên đội xuất phát. Ra đến Trường Sa Lớn, biên đội gặp một biên đội bạn, hai bên cập mạn trao đổi tình hình. Biên đội trưởng Nguyễn Văn Tân gặp các thuyền trưởng của hai tàu bạn và biết rằng hiện nay tàu đối phương đã neo ở bãi Đá Chữ Thập, rất nhiều chiếc tàu khác đang lảng vảng quanh các đảo của ta. Chính họ đã bị hai tàu chiến này đuổi theo, áp hai bên mạn khiêu khích liên tục một tiếng đồng hồ.

Theo lịch trình, biên đội tiếp tục phải đi đến Nam Yết để trả hàng và đưa mươi càn bộ, chiến sĩ đi công tác trở về đảo. Nhưng, trước tình hình đó trên đã điện cho biên đội, ra lệnh đi đảo Đá Lớn ở vĩ độ Bắc 10 độ 04 phút 30 giây và kinh độ Đông 114 độ 0 "00"! Nhiệm vụ, trinh sát và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đảo.

Từ nhiệm vụ vận tải, biên đội lập tức chuyển sang trạng thái sẵn sàng làm nhiệm vụ chiến đấu. Theo lệnh của biên đội trưởng Nguyễn Văn Tân cả hai tàu 701 và 671 chuyển hướng, nhằm đảo Đá Lớn mà đè sóng lướt tới.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Hai, 2008, 09:44:28 am gửi bởi Triumf » Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #8 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2008, 10:40:33 am »

Gió mùa đông bắc về. Mưa suốt ngày. Mặt biển sục sôi, sóng cấp 6 cấp 7. Đã được rèn luyện nhiều trên biển nên hầu hết thủy thủ trên hai tàu vẫn tỉnh táo. Chỉ có gió lớn, không đun nấu gì được, anh em phải ăn uống thất thường nên sức khỏe có giảm sút đôi chút. Hai giờ chiều ngày 6 tháng 2 năm 1988, biên đôi đến đảo Đá Lớn. Quan sát trên mặt biển không thấy bóng tàu đối phương, biên đội trưởng Nguyễn Văn Tân ra lệnh cho tàu 701 neo ở Nam đảo, tàu 671 neo ở Bắc đảo. Triển khai xong, báo cáo về Bộ chỉ huy và nhận được mệnh lệnh: “Chốt lại giữ đảo cho đến khi có lệnh mới!”.

Đảo Đá Lớn là một hòn đảo nằm án ngữ phía tây cụm đảo phía bắc của quần đảo Trường Sa. Đảo có chiều dài hai chục km, chiều ngang hơn một ngàn mét. Toàn bộ hòn đảo còn chìm dưới sóng nước, chỉ nổi lên mặt nước chừng hơn một mét vào những giờ thủy triều xuống thấp nhất. Vào những giờ triều lên, đảo nằm sâu dưới một mét tám mươi phân nước. Trong tương lai, do những biến động của vỏ trái đất, khi đảo hoàn toàn nổi lên trên mặt nước thì đảo này sẽ là một hòn đảo lớn, có vị trí hết sức quan trọng và có tiềm năng kinh tế lớn. Trên đảo có một hồ rộng, hình miệng núi lửa, rất đẹp và nhiều cá. Đá Lớn là hòn đảo đã được khẳng định chủ quyền của Việt Nam từ lâu nhưng ta chưa đủ lực lượng để chốt giữ. Vì thế, trong tình hình cẳng thẳng như này, hai tàu 701 và 671 phải làm nhiệm vụ của những người lính canh giữ đảo.

Tết nhất sắp đến rồi. Nhìn thấy đống hàng tết của anh em trên một số đảo vẫn còn nằm trên tàu mà sốt ruột. Nhưng… biết làm sao được? Giữ đảo là trên hết, hàng tết có đến chậm hẳn anh em mình cũng rộng lượng mà thể tất cho. Trên tàu 701 có một chú bò. Do không dự kiến được tình hình đột xuất này nên tàu không dự trữ đủ cỏ khô cho chú ta. Ăn hết cỏ khô, chú bắt đầu rống suốt ngày vì đói ăn. Bí quá, anh em thủy thủ trên tàu nghĩ ra cách cho chú nhai thử bìa các tông của các kiện hàng đồ hộp. Thứ này quả là không hấp dẫn gì với họ nhà bò. Nhưng… đói quá chú nhai tuốt. Đến khi… không còn một mảnh bìa các tông nào cho chú nhai nữa, anh em thủy thủ nghĩ rằng người ăn cơm mà sống được thì tại sao bò lại không thể ăn cơm nhỉ? Thế là nhà bếp được báo thêm một suất nữa cho ông khách quý hóa này… Nhưng… vì thiếu “chất tươi” và vì sóng to gió lớn, chú bò thân yêu đã lăn đùng ra chết. Con lợn có vẻ chịu sóng gió tài hơn, nó đã sống được cho đến khi phải “hy sinh vì nhiệm vụ”.

Biên đội chốt trên đảo Đá Lớn cho đến ngày 14 tháng 2. Buổi chiều hôm đó có ba tàu chiến của đối phương tiến vào phía nam đảo. Chúng chạy đi chạy lại chờ vờn, giương oai diễu võ gần tàu 701 của ta. Thủ đoạn của chúng là đe dọa, nếu ta non gan nhổ neo là lập tức chúng sẽ lao lên chiếm đảo.

Lệnh sẵn sàng chiến đấu được truyền cho các tàu. Thông tin trên tàu trực canh, liên tục giữ liên lạc với Sở chỉ huy và với cụm đảo.

Đêm 14 tháng 2. Gió lớn. Mưa rền rĩ trên biển. Sóng cấp 7. Biển tối đen như mực. Tàu đối phương vẫn lảng vảng đâu đó. Hình như chúng tắt đèn, thả trôi, chờ thời cơ lên chiếm đảo của ta.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Hai, 2008, 10:56:39 am gửi bởi Triumf » Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #9 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2008, 10:52:54 am »

21 giờ. Lệnh của Sở chỉ huy: Lợi dụng thủy triều, đưa tàu lên mặt đảo. Nhắc: Chú ý bảo đảm an toàn, bằng giá nào cũng phải lên được mặt đảo, không được để tàu lật hoặc va vào đá vỡ tàu. Nếu tàu lật hoặc vỡ tàu sẽ lập tức bị sóng cuốn ra biển, sự hy sinh con tàu sẽ trở nên vô ích và tất cả thành viên trên tàu cũng rất ít khả năng sống sót.

Biên đội trưởng Nguyễn Văn Tân ở trên tàu 701 lập tức thông báo mệnh lệnh của Bộ chỉ huy cho tàu 671 và cùng thuyền trưởng tàu 701 Hà Văn Thái bàn phương án lên đảo. Chi bộ Đảng trên tàu lập tức được triệu tập để nghe thông báo quyết tâm của người chỉ huy và bàn cách thực hiện quyết tâm ấy. Cả bảy đảng viên của chi bộ đều biểu lộ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Mọi người trở về vị trí của mình và thông báo cho thủy thủ trên tàu biết nhiệm vụ và quyết tâm của chỉ huy và chi bộ tàu.

Lệnh nhổ neo.

Biển động dữ dội. Tàu lần theo mép đảo, lúc nào cũng có nguy cơ bị hất vào đá. Nước triều chưa lên cao, loay hoay hơn một giờ mà tàu vẫn chưa tìm được luồng lạch thuận lợi để lên đảo. Thuyền trưởng Hà Văn Thái quyết định cho tàu lùi ra để tính toán lại luồng lạch.

1 giờ 30 phút, thuyền trưởng và biên đội trưởng quyết định cho tàu lao vào lần thứ hai. Nước triều đã bắt đầu xuống, bụng tàu bị sóng đập thình thình trên đá. Biết chắc chắn là đáy tàu sẽ bị vỡ nhưng những người chỉ huy vẫn kiên quyết cho tàu lao tới. Cuối cùng, tàu đã lên được mặt đảo. Một con sóng lớn hất văng tàu quay mũi ra phía biển, tưởng tàu có nguy cơ bị sóng hất ra, nhưng may mắn sao, tàu rơi vào đúng một gộp đá, mắc cứng lại.

Tàu 701 đã vĩnh viễn nằm lại trên đảo Đá Lớn. Nước bắt đầu ào vào, chìm hết khoang hàng và boong tàu. Thuyền trưởng Hà Văn Thái ra lệnh cho thuỷ thủ dọn đồ đạc đem lên cabin chỉ huy và điện báo về đất liền xin phương tiện cấp cứu anh em trên tàu.

Lệnh của Sở chỉ huy: Để lại một tổ chốt trên đảo còn toàn bộ thuỷ thủ của tàu 701 bơi ra tàu 671 tiếp tục nhiệm vụ bảo vệ đảo. Tàu 671 vũng đã lên đảo an toàn vì tàu nhỏ và cơ động thuận lợi hơn nên Sở chỉ huy đồng ý cho tàu 671 rút ra để đón anh em trên tàu 701.

7 giờ 30 phút sáng (27 tết) ba tàu chiến của đối phương trong đó có một tàu chiến loại lớn mang số hiệu 164 tiến vào đảo. Chiếc tàu này yểm trợ cho hai chiếc tàu loại nhỏ hơn mang số 551 và 552 tiến sát vào tận mép đảo. Lúc này nước triều đã xuống, đảo Đá Lớn đã nổi lên trên mặt đại dương. Bọn xâm lược nhìn lên và giật mình kinh ngạc khi thấy trên đảo đã có một con tàu của Việt Nam đứng sừng sững. Chúng lồng lộn, quay cuồng một lát rồi vội vã kéo nhau đi.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Hai, 2008, 04:01:59 pm gửi bởi Triumf » Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Trang: 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM