Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:30:10 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đời tôi - Một trăm giờ với Fidel Castro  (Đọc 92479 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #70 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2013, 02:09:41 pm »

Sau đó Marti đã làm gì? Ông có ở lại Tây Ban Nha một thời gian không?

Sau đó à? Sau đó Marti đã theo học ở Tây Ban Nha. Sức khỏe của ông không tốt lắm - thể trạng của ông hơi yếu - hơn nữa ông lại phải sống trong cảnh lưu đày, ông đã xa đất nước Cuba của mình từ khi còn rất trẻ. Sau đó ông đến Mêhicô và Guatemala, ông trở về Cuba sau “Hiệp ước hòa bình Zanjón”, đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh mười năm, và sau giai đoạn lưu vong lần hai ở Tây Ban Nha, trên đường trở về châu Mỹ latinh, ông đã qua Pháp và Anh. Ông cũng có một thời gian ở Venezuela. Năm 1880 ông còn tới Mỹ.

Rõ ràng là ông rất khâm phục và ngưỡng mộ Marti.

Công lao của Marti, công lao và phẩm chất xuất chúng nhất của ông là ở chỗ: Khi Cuộc chiến mười năm (1868-1878) kết thúc; đến lúc này Marti đã trở thành một trí thức trẻ và một người yêu nước nồng nàn - một nhà thơ, nhà văn, một nhà cách mạng mang tư tưởng độc lập (independentista) - và ở cái tuổi hai mươi lăm đó, người thanh niên Marti đã có những bước đi đầu tiên trên con đường đưa ông trở thành lãnh tụ của những chiến sĩ kỳ cựu từng chiến đấu trong cuộc chiến mười năm vinh quang và anh dũng trước kia -những chiến sĩ kỳ cựu được ông kêu gọi và tập hợp lại vì mục đích đó. Trên thế gian này không còn gì khó khăn hơn việc tập hợp lại những chiến sĩ kỳ cựu đó, nhất là đối với một thanh niên trí thức còn quá trẻ mới từ Tây Ban Nha trở về và chưa bao giờ biết thế nào là chiến tranh. Vậy mà Marti đã tập hợp được những con người can đảm đó! Chắc chắn ông phải là người có tài năng và uy tín phi thường! Với một tinh thần kiên định và sức hút rất lớn! Ông đã hình thành nên một học thuyết, ông đưa ra nền tảng lý luận rất nhân văn cho cuộc đấu tranh giành độc lập cho Cuba cũng như cho tất cả những dân tộc bị áp bức. Đã nhiều lần Marti nói đến lòng căm thù: “Chúng tôi hoàn toàn không căm thù người Tây Ban Nha...”, ông thấu hiểu rất sâu sắc khía cạnh này.

Đó là phẩm chất vĩ đại nhất của ông?

Theo quan điểm của tôi, phẩm chất vĩ đại nhất của Marti là ở chỗ ông đã tập hợp lại được những vị tướng cực kỳ nổi tiếng và lãnh đạo họ về mặt chính trị. Ông có một nhân cách phi thường, một người có khả năng hùng biện và thuyết phục, với những lập luận đanh thép đi thẳng vào lòng người, cho dù có lúc giữa ông và những chiến sĩ kỳ cựu kia cho chút chia rẽ. Nhưng ông đã đoàn kết, thống nhất được những người Cuba lưu vong ở hải ngoại, tổ chức họ lại thành một Đảng chính trị, ông đã có những bài hùng biện lay chuyển lòng người để gây nguồn quỹ phục vụ cho cuộc đấu tranh - ông trực tiếp làm nhiều việc rất cụ thể (ngoài việc hình thành nên nền tảng lý luận cho cuộc đấu tranh giành độc lập) và đa dạng. Chính ông là người hình thành nên ý tưởng về một châu Mỹ Latinh thống nhất - ông vô cùng ngưõng mộ Bolivar, và cũng rất khâm phục Juarez  , cũng như tất cả những người đã đấu tranh cho độc lập của các quốc gia châu Mỹ Latinh. Ông đã viết rằng ngay ngày đặt chân lên đất Venezuela, “trước khi kịp gột rửa bụi đường, điều đầu tiên ông làm là đến thăm tượng Bolivar ở Caracas - một hành động mới đẹp làm sao”. Cũng thật đáng tiếc là những tư tưởng của ông không được phổ biến ở khắp toàn bộ châu Mỹ của chúng tôi.

Tất nhiên là về sau, Marti ngày càng trở nên nổi tiếng và có nhiều ảnh hưởng ở Cuba, ông đã thành công trong việc tập hợp lại những vị tướng nổi danh với những chiến tích huy hoàng, đoàn kết họ với nhau vì lý tưởng ma Đảng của ông theo đuổi, ông phát động cuộc chiến tranh, và khi nó chuẩn bị bắt đầu, thì những vũ khí trang bị của ông lại bị phong tỏa ở Mỹ.

Tuy nhiên, bất chấp điều đó ông vẫn quyết định thực hiện kế hoạch phát động chiến tranh giành độc lập?

Đúng là như vậy. Vũ khí trang bị của ông đã bị phong tỏa, nhưng bất chấp điều đó, ông vẫn ra lệnh Tổng khởi nghĩa, ông không hề trì hoãn quyết định bắt đầu cuộc đấu tranh - thật ra lệnh đã được ban bố từ trước đó. Và vì không còn tiền nên ông tìm cách bổ sung; ông đã tới Santo Domingo để gặp gỡ Maximo Gomez, nhà chiến lược quân sự xuất sắc nhất vùng Caribê. Trong khi đó Maceo ở Trung Mỹ. Các nhà lãnh tụ chủ chốt của cuộc chiến tranh trước ở rải rác nhiều nơi, thậm chí một số người còn phải lánh sang Mỹ. Marti đã tổ chức những cuộc đổ bộ của họ ở đây. Chiến tranh đã nổ ra ở khu vực tỉnh Matanzas, một khu vực tập trung nhiều đồn điền mía với rất nhiều nô lệ, và ở khu vực tỉnh Oriente, nơi mà truyền thống đấu tranh khởi nghĩa vẫn còn đang sôi sục. Marti đã tới Santo Domingo, đưa ra một Tuyên ngôn, hay còn được gọi là “Tuyên ngôn Montecristi”, trong đó ông vạch ra Chương trình then chốt của cuộc cách mạng giành độc lập. Với những nỗ lực phi thường, từ một chiếc tàu của Đức tình cờ đi ngang qua khu vực đó, tên con tàu là Norstrand, ông đã lên tàu rồi vào bờ bằng một chiếc xuồng nhỏ giữa đêm giông bão. Ông đặt chân xuống một nơi được gọi là Playitas, với sáu, bảy người đi cùng.

Những người đến từ Trung Mỹ, như Maceo, cũng phải trải qua rất nhiều khó khăn, không kém gì khó khăn mà chúng tôi phải trải qua khi từ con tàu Granma đổ bộ xuống năm 1956. Nhưng trước đó họ đã là những chiến sĩ kiên cường. Và trong đó lại có cả những người trước kia là thành viên trong các đội có nhiệm vụ chinh phạt người dân bản địa sau đó là đàn áp họ (theo lệnh của quân đội Tây Ban Nha) nên phải nói rằng họ chịu rất nhiều tư tưởng thực dân của người Tây Ban Nha; nói chung đó là những người đáng sợ... Maceo thấy mình bị cô lập sau khi đặt chân lên bờ gần Baracoa, nhưng rồi ông cũng tới được khu vực gần Santiago, và cho đến khi Marti và Maximo Gomez lên bờ mười ngày sau đó, Maceo đã tập hợp được hàng nghìn kỵ binh.

Cuộc chiến đó, với chiến thuật chiến tranh du kích - có giúp ông trong giai đoạn ẩn náu và xây dựng lực lượng trong vùng núi Sierra Maestra sau khi quay về Cuba năm 1956?

Trong cuộc chiến tranh 1895-1898, người Cuba phải đương đầu với 300 nghìn tên lính Tây Ban Nha, một cuộc chiến tranh khủng khiếp, đáng gọi là chiến tranh Việt Nam của thế kỷ 19. Và những chiến sĩ Cuba khi đó, những người mambises, buộc phải tiến hành chiến tranh du kích. Xét trong bối cảnh giai đoạn đó, chiến lược của họ là xâm chiếm và làm tê liệt những khu vực do người giàu kiểm soát ở miền tây hòn đảo. Vì vậy những người mambises đã đốt trụi tất cả trên đường đi của mình.

Chúng tôi thì khác, vì chúng tôi chủ trương một chiến lược phù hợp hơn với tình hình cụ thể khi ấy: chúng tôi không tìm cách phá hủy ngành mía đường. Một khi phá hủy ngành này chắc chắn sẽ chẳng còn nguồn nào mà thu thuế, thì làm sao có thể mua được nhu yếu phẩm rồi lại còn vũ khí trang bị, súng đạn đủ các loại, do vậy chúng tôi không tập trung phục kích những đoàn binh lính được tăng viện để bảo vệ ngành công nghiệp mía đường. Chúng tôi có chủ trương hoàn toàn khác. Chiến thuật chủ đạo của cuộc chiến năm 1895 là ngọn đuốc - họ đốt trụi tất cả, từ những cánh đồng cho tới những nhà máy mía đường. Họ đốt trụi tất cả những đồn điền từ đầu này tới đầu kia hòn đảo, vì nguồn tài chính của quân đội Tây Ban Nha đến từ ngành mía đường của Cuba, ông phải hiểu là thuộc địa này, tức là Cuba chúng tôi, khi đó là nước xuất khẩu đường chủ yếu trên thế giới, và vì thế đã cung cấp cho Tây Ban Nha những nguồn lực khổng lồ. Chúng tôi xuất khẩu đường sang Mỹ, châu Âu, và khắp mọi nơi, nên chủ trương của các chiến sĩ thời kỳ đó là phải phá hủy ngành mía đường để cắt nguồn tài chính của kẻ thù.

Còn chủ trương của chúng tôi là không phá hoại ngành còng nghiệp này, và tranh thủ thu thuế bất kỳ lúc nào có thể. Cuối cùng chúng tôi thu được nhiều thuế đến nỗi khi Cách mạng thành công chúng tôi vẫn còn khoảng 8 triệu đô la tiền mặt. Nhiều chủ đồn điền thanh toán tiền thuế hơi chậm, nhưng cuối cùng họ vẫn trả đầy đủ. Hơn nữa những đồn điền mía đó là nguồn thuê lao động chủ yếu, là nguồn sống của đại đa số người dân lao động và những nông dân ủng hộ cuộc chiến đấu của chúng tôi.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #71 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2013, 02:15:08 pm »

Trong cuộc chiến năm 1895, liệu có sự kèn cựa nào giữa Marti và các nhà lãnh đạo khác không, như với Maceo hoặc Maximo Gomez chẳng hạn?

Marti miêu tả lại toàn bộ quá trình chuẩn bị rất trường kỳ của cuộc chiến và cả khi cuộc chiến bắt đầu. Ông có một cuốn nhật ký về cuộc chiến và ghi chép rất chi tiết, Những gì được ông ghi lại thật tuyệt vời. Tất cả những gì tôi phải bổ sung là: khi Maceo cho rằng khoản tiền ít ỏi mà họ gửi cho ông để đổ bộ lên Cuba là không đủ, Marti đã buộc phải giao cho một nhà lãnh đạo khác nhiệm vụ tổ chức lại đoàn quân với những nguồn lực hạn hẹp khi đó. Vì vậy Maceo - mặc dù là nhà lãnh đạo kinh nghiệm nhất, năng lực nhất và uy tín nhất - đã tới Cuba theo cách đó, dưới sự chỉ huy của một nhà lãnh đao khác, Flor Crombet, người vừa được Marti chọn làm quyền Tư lệnh. Như tôi vừa kể ở trên, Maceo đã phải đổ bộ xuống khu vực Baracoa, trong những hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo, và chỉ sau một thời gian ngắn ông đã chỉ huy hàng nghìn người. Trên mặt đất, ông bao giờ cũng là người kiểm soát tình hình.

Thật khó để thuyết phục Maceo rằng Marti đã làm điều đúng đắn nhất, quyết định hợp lý nhất, trong hoàn cảnh các nguồn lực eo hẹp khi ấy. Khi Maximo và Marti tới trại đóng quân, Maceo đã chào đón họ, nhưng hầu như chỉ với tư cách những vị khách. Marti có viết trong nhật ký rằng đã có lúc Maceo tỏ ra bất mãn. Ngày đầu tiên tới trại đóng quân, họ phải ngủ bên ngoài, và sau đó họ vào trại rồi bàn bạc mọi chuyện, tất nhiên là cuộc bàn bạc - hay nói đúng hon là tranh cãi - diễn ra rất gay gắt. Marti viết rằng Maceo tỏ ra phẫn nộ vì cách mà ông bị đối xử. Ông vẫn còn rất tự ái. Nhưng cuối cùng ông cũng chấp nhận quyết định đó. Ông là một con người cao thượng, trung thực và có tinh thần kỷ luật, và lúc nào ông cũng cư xử như vậy trong suốt toàn bộ cuộc chiến tranh.

Marti có trực tiếp tham gia cuộc đấu tranh không? Vì là một trí thức nên chắc ông không có nhiều kinh nghiệm quân sự?

Vâng, do những lý do mà tôi đã kể với ông, Marti hoàn toàn không có cơ hội nào để tích lũy kinh nghiệm quân sự thực tế. Chỉ vài ngày sau khi ông rời trại đóng quân của Maceo - đó là dịp tháng 5, ngầy 19 tháng 5 năm 1895 - một trận đánh bất ngờ đã diễn ra: một thê đội quân Tây Ban Nha đang hành quân qua và cuộc chạm trán đã nổ ra cách nơi Marti đang ở không xa - Marti sẵn sàng tham chiến. Nhưng Maximo Gomez, một nhà chỉ huy dày dạn kinh nghiệm trận mạc, đã ra lệnh, “Không, cậu phải ở lại đây”, và ông để lại cho Marti một cậu lính liên lạc trẻ. Như thế chẳng khác nào nói với một người trần đầy lòng kiêu hãnh rằng “Nghe này, cậu chẳng biết quái gì về những chuyện như thế này, hãy ở lại đây”. Chuyện như vậy cũng xảy ra với tôi ở Bogota năm 1948. Mặc dù tôi phải nói rằng tôi đã trải qua nhiều kinh nghiệm trận mạc, đã chứng kiến nhiều tình huống nguy hiểm, hơn cả những người chỉ huy đã ra lệnh cho tôi ở lại phía sau.

Năm 1948 là năm Gaitán bị giết 1.

Đúng, và họ cũng bảo tôi hệt như vậy - “Không, cậu phải ở lại” Đó là những người lính Cuba sang thăm Venezuela ở lại trong Lãnh sự quán, nơi một cuộc chạm súng vừa mới nổ ra gần lối vào. Nhưng đó là câu chuyện khác.

Quần chúng khi đó đón nhận Marti với tình yêu thương và lòng kính trọng, họ hô vang tên Marti và chào đón ông như là Tổng thống của mình: Tổng thống muôn năm! Marti muôn năm! Ông nói chuyện với người dân, họ cũng đã hiểu ông rất rõ, chính ông là người tổ chức toàn bộ cuộc khởi nghĩa này, và họ gọi ông là Tổng thống, không thể có người nào khác.

Và Maximo Gomez không thích việc Marti được gọi là Tổng thống?

Không, không phải như vậy đâu. Tổng tư lệnh quân khởi nghĩa, Maximo Gomez, một người gốc Dominica, là một lãnh tụ xuất sắc, một con người cao thượng và có tinh thần kỷ luật rất cao, nhưng tính ông cũng nóng như lửa. Marti có viết trong nhật ký của mình rằng Maximo đã nói thẳng “Không đời nào tôi gọi cậu ta là Tổng thống” - cứ như thể gọi như vậy sẽ tổn hại đến danh tiếng của ông - “Tôi không chấp nhận việc đó đâu. Chừng nào tôi còn sống, sẽ không có chuyện Marti là Tổng thống”. Tôi không nhớ chính xác, nhưng tinh thần thì đúng là như vậy, đó là cách nhớ vấn đề của tôi. Nhưng Gomez còn nói rằng ông nói vậy không phải vì ông không đánh giá cao vai trò và ảnh hưởng của Marti trên cương vị Tổng thống nước Cộng hòa Cuba kháng chiến, mà là bởi vì giữa lúc chiến sự căng thẳng như vậy thì chức vụ Tổng thống chỉ là một điều phi thực tế, thậm chí còn không chỗ nào cố định mà thiết lập bộ máy của Chính phủ nữa là. Nhưng rõ ràng là ông coi Marti như một người có ảnh hưởng rất lớn tới mình.

Sau đó là cái ngày định mệnh trong tháng 5 năm 1895, khi đột nhiên trận bất ngờ đó diễn ra. Marti được lệnh ở lại phía sau cùng một người lính cần vụ, một thanh niên tên là Angel de la Guardia. Nhưng Marti không chịu, ông gọi người lính cần vụ lại và bảo, “Này chàng trai, tấn công thôi!”, rồi ông thúc ngựa lao về phía quân Tây Ban Nha rất mạnh đang đóng trong một trang trại gia súc. Ông hy sinh ngay sau đó.

Chính de la Guardia là người kể lại câu chuyện này, trong một cuốn hồi ký cực kỳ giá trị xuất bản sau chiến tranh. Những chi tiết và sư kiện dẫn tới cái chết của ông được chúng ta biết đến qua những gì chính Marti viết trong nhật ký và những gì do người lính cần vụ khi ấy de la Guardia, kể lại, người tận mặt chứng kiến Marti hy sinh. Trước khi tham gia vào trận đánh, Marti vẫn còn viết nhật ký, và viết nháp một lá thư gửi Manuel Mercado, một người Mêhicô từng là bạn thân của ông trong nhiều năm 2. Trong lá thư dang dở này, Marti đã thừa nhận, “Giờ đây ngày nào tôi cũng đứng trước khả năng hy sinh vì Tổ quốc của mình, vì sứ mệnh mà tôi đã đảm nhiệm - vì tôi ý thức được điều đó và sẵn sàng đón nhận tất cả - tất cả là nhằm nhanh chóng giành độc lập cho Cuba, để có thể ngăn chặn được nước Mỹ đang rắp tâm vươn ảnh hưởng qua toàn khu vực Antilles, rồi từ đó có thể khống chế toàn bộ Mỹ latinh. Tất cả những gì tôi đã, đang và sẽ làm là nhằm mục đích đó”. Và ông viết thêm: “Sứ mệnh đó phải được thực hiện thật âm thầm, và gián tiếp, vì có những chuyện muốn thành công phải được tiến hành thật kín đáo và bí mật; tuyên bố chúng một cách công khai sẽ chỉ mang lại những khó khăn quá lớn đến mức không thể nào vượt qua nổi”. Nguyên văn là như vậy. Ông đã viết những dòng này trong lá thư dang dở của mình.

Đó là những dòng cuối cùng mà Marti viết.

Những gì ông nói thật tuyệt vời: nền độc lập của Cuba, và Puerto Rico sẽ ngăn không cho Đế quốc Mỹ tiếp tục mở rộng ảnh hưởng ra toàn bộ khu vực Antilles và sau đó là châu Mỹ latinh. “Tất cả những gì tôi đã, đang và sẽ làm...”, rồi ông viết tiếp, “Sứ mệnh đó phải được thực hiện thật âm thầm”, sau đó ông giải thích lý do tại sao. Đó quả là một di sản phi thường mà ông để lại cho những người cách mạng Cuba chúng tôi.

----------------------------------------------------------
1. Jorge Eliecer Gaitán (1898-1948), nhà lãnh đạo của Đảng Tự do Colombia và là nhà hùng biện tài ba. Gaitán bị ám sát ngày 9 tháng 4 năm 1948 và cái chết của ông đã khơi dậy một phong trào nổi dậy của quần chúng, nhưng bị chính quyền đàn áp dã man khiến hàng nghìn người bị giết - hành động trả đũa này được gọi là “Bogotazo”.

2.  Manuel Mercado (1838-1909) vào thời gian đó là Trợ lý Bộ trưởng Nội vụ trong Chính phủ Mêhicô. Mercado và Marti là những người bạn rất thân của nhau từ năm 1875 khi Marti còn sống ờ Mêhicô City, cạnh nhà Mercado. Thông tin này và lá thư được đề cập trong phần nội dung của sách được lấy từ cuốn Jose Marti: Những bài viết được lựa chọn do Esther Allen dịch và được xuất bản ở New York năm 2002.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #72 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2013, 02:21:36 pm »

Dường như đó là những dòng đã gây cho ông ấn tượng vô cùng sâu sắc. Ông đã coi đó như phương châm chỉ đạo cương lĩnh hành động của mình 1.

Đúng thế. Chính từ những dòng bất hủ đó mà tôi đã bắt đầu hình thành nên ý thức chính trị của mình, ngay sau khi tốt nghiệp trung học, vì trong suốt thời gian trước đỏ tôi toàn đi học trong những trường tôn giáo mà bố mẹ tôi lựa chọn - đầu tiên là trường La Salle, do người Pháp xây dựng lên, mãi cho đến tận lớp năm; sau đó là trường Dolores, ngôi trường của các Tu sĩ dòng Tên, cho tới năm thứ hai Trung học; và cuối cùng là Trường Bélen ở Havana, cũng dưới sự giảng dạy của các Tu sĩ dòng Tên người Tây Ban Nha, ngay sau khi cuộc Nội chiến khủng khiếp ở Tây Ban Nha kết thúc, mà trong đó cả hai phe đều trả thù nhau bằng những đội hành quyết man rợ.

Đến khi học xong trung học, tôi đã đọc được một số điều; tôi bị lôi cuốn bởi tấm gương đấu tranh anh dũng của những nhà yêu nước Cuba - trong trường học họ cũng dạy một chút về lĩnh vực này. Nhưng vì ai cũng nói rằng nước Cộng hòa Cuba trở nên độc lập như ngày nay là nhờ người Mỹ, nên khi đó tôi không thể hiểu hết vai trò của những người anh hùng yêu nước của Cuba trước kia như thế nào.

Khi còn ở Santiago de Cuba, tôi đã đến thăm El Morro 2; tôi đứng trước pháo đài đó và cái vịnh nhỏ về phía nam nơi đã diễn ra trận thủy chiến nổi tiếng giữa các hạm đội của Mỹ và Tây Ban Nha 3. Tôi không có cách nào để nghiên cứu và tìm hiểu về những gì đã thực sự diễn ra, cũng không biết nguyên nhân của những trận chiến đó. Tôi nhìn thấy những vỏ đạn khổng lồ nằm rải rác khắp noi, minh chứng cho những trận pháo kích dữ dội từng xảy ra - mãi về sau tôi mói được học về những sự kiện này. Vào thời điểm đó tôi hoàn toàn không biết gì về cuộc chiến đó. Vào cái thời mà tôi đang nói tới, một cậu bé lớp bốn, lớp năm, hay lớp sáu không có gia sư, người dạy riêng, hay ai đó để giải thích cho cậu hiểu, thì không thể nào nắm được câu chuyện phức tạp đằng sau những sự kiện to lớn đó.

Nhưng sau đó, khi bắt đầu buớc vào tuổi thanh niên ông đã đọc Marti và hiểu tầm ảnh hưởng về chính trị của nhân vật lịch sử này.

Thứ đầu tiên tôi đọc trong những năm tháng thanh niên là những cuộc chiến tranh giành độc lập, và một số trước tác của Marti. Tôi trở nên bị thu hút bởi Marti khi tôi bắt đầu đọc các tác phẩm của ông. Cũng giống như Bolivar, ngay từ năm 1823 đã có dự cảm về Chủ nghĩa Đế quốc, chúng ta có thể nhận thấy điều này qua những gì ông viết - “dường như nước Mỹ sẽ tự trao cho mình cái quyền khống chế toàn bộ châu Mỹ nhân danh tự do” - thì Marti cũng vậy. Marti là người đầu tiên nói vẻ Chủ nghĩa Đế quốc, về sự manh nha của Chủ nghĩa Đế quốc ở Mỹ. Ông hiểu rõ về Chủ nghĩa bành trướng, về bản chất cuộc chiến tranh Mỹ - Mêhicô, cũng như tất cả những cuộc chiến khác, và ông lên án mạnh mẽ chính sách đối ngoại phản động của Mỹ. Có thể nói ông là một người đi trước thời đại. Trước Lêrvin, Marti đã thành lập một đảng của mình để tiến hành cách mạng - Đảng Cách mạng Cuba. Đó chưa phải là một Đảng Xã hội Chủ nghĩa, vì Cuba lúc đó vẫn là một xã hội sở hữu nô lệ nằm dưới sự cai trị của một nhóm người và các chiến sĩ yêu nước vẫn phải đấu tranh giành độc lập. Tuy nhiên, những tư tưởng của ông vẫn mang tính tiên phong sâu sắc khi ông chủ trương chống chế độ nô lệ, giành độc lập cho Cuba và mang tính nhân văn cao cả.

Liệu Marti đã đọc Karl Marx chưa?

Có vẻ như ông cũng đă đọc một chút tác phẩm của Marx, vì trong những tác phẩm của mình, Marti cũng có nhắc đến nhà tư tưởng vĩ đại của Chủ nghĩa Cộng sản Khoa học. Giờ thì tôi nhớ ra là ông đã nhắc đến Marx như thế này, “Vì ông là người đứng về phía những thân phận cùng khổ, ông xứng đáng được tôn trọng” 4. Và ngoài câu đó ra, còn rất nhiều câu khác thể hiện sự tôn vinh mà Marti dành cho Marx 5.

---------------------------------------------------------
1. Còn có những tranh cãi về việc liệu có phải Marti và tư tưởng của ông là tiền thân của Chủ nghĩa xã hội của Cuba, hay ông chỉ là người ủng hộ các nguyên lý của Chủ nghĩa xã hội. Liên quan đến nội dung luận chiến rất thú vị về đề tài tranh cãi này, có thể xem phần đánh giá của Raymond Carr về 3 cuốn sách - tất cả đều được biên tập bởi Philip Foner và đều được dịch sang tiếng Anh bởi Elinor Randall, vầ tất cả các tác phẩm tuyển chọn, cũng như bài viết về Marti: Trong lòng ác quỉ: Những bài viết về nước Mỹ và chủ nghĩa đế quốc Mỹ; Châu Mỹ của chúng ta: Những bài viết về châu Mỹ La-tinh và cuộc đấu tranh giành độc lập cùa Cuba; và cuốn Bàn về nghệ thuật và văn học: Những bài viết phê bình - trong phần điểm sách của, nhà xuất bản New York, tập 35, số 12 (ngày 21 tháng 7 năm 1988) (website: http://www.nybooks.com) và lá thư sau đó gửi Biên tập viên của Carlos Ripoll (Điểm sách nhà xuát bản New York, tập 35, số 19, ngày 18 tháng 12 năm 1988; www.nybooks.com), lá thư này được gắn kèm thư trả lời của Raymond Carr. Các cuốn sách của Foner cho rằng Chủ nghĩa xã hội và Marti liên quan mật thiết với nhau trong hai cuốn sách rất đồ sộ, trong khi cả Carr và Ripoll đều có bài tranh luận rất ngắn gọn nhưng lời lẽ rất rõ ràng.

2. Một pháo đài rất kiên cố do người Tây Ban Nha xây dựng; còn có những pháo đài khác tương tự - được xây dựng theo cùng một thiết kế - ở Havana và San Juan, Puerto Rico, và Santo Domingo, Cộng hoà Dominica.

3. Trong cuộc chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha, cuộc chiến trên biển ở Santiago de Cuba diễn ra vào ngày 3 tháng 7 năm 1898; đội tàu của Tây Ban Nha dưói sự chỉ huy của Đô đốc Pascual Cervera bị đánh bại thảm hại bới hạm đội của Mỹ với số lượng tàu lớn gấp hai lần đội tàu của Tây Ban Nha. Hạm đội của Mỹ dưới sự chỉ huy của Đô đốc William Sampson. 350 thuỷ thủ Tây Ban Nha thiệt mạng.

4. Trích dẫn chính xác bằng tiếng Anh là: “ông xứng đáng được tôn thờ bởi vì ông đã đứng về phía những kẻ yếu” (Jose Marti: Những bài viết lựa chọn, “Dành tặng Karl Marx, người đã qua đời”, trang 131). Bản gốc “Lá thư từ New York, 29 tháng 3 năm 1883” của Marti được xuất bản trên tờ La Naticion, Buenos Aires ngày 13 và 16 tháng 5 năm 1883. Trong lá thư này Marti thể hiện sự tôn kính đối với người Đức có tâm hồn vị tha và bàn tay thép, một Karl Marx vô cùng nổi tiếng mà cái chết gần đây của ông đã được tôn thờ”. Xem Jose Marti, En los Estado Unidos: Periodismo de 1881 a 1892, Roberto Fernandez Retamar và Pedro Pablo Rodriguez, Madrid/Paris/Havana: ALLCA, 2003.

5. Theo Biên tập viên của cuốn Những bài viết chọn lọc của Jose Marti, 27 tập của bộ Toàn tập Marti, ông đề cập đến Karl Marx chỉ có hai lần trong cuốn “Dành tặng Karl Marx, người đã qua đời”, một lần là khi trích dẫn lời của một tác giả người Pháp mà ông đưa vào cuốn sổ ghi số 8, và lần thứ hai là khi bàn về việc thành lập các tổ chức công đoàn Mỹ, xuất bản trên tờ La Nacion ngày 20 tháng 2 năm 1890. Trong đó ông viết, “Mỗi quốc gia phải tìm cách chữa trị riêng cho mình phù họp với bản chất của mình và liều lượng thuốc riêng cho mình tùy thuộc loại bệnh hoặc có thể tìm một loại thuốc khác hoàn toàn. Không có Thánh Simon, Karl Marx, Mario, hay Bakuin nào có thể giúp được họ. Mà trái lại, cần có những biện pháp phù hợp nhất với cơ thể của chúng ta”.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #73 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2013, 02:26:26 pm »

Ông có cho rằng những quan điểm của Marx đã ít nhiều tác động tới tư tưởng của Marti?

Điểm khởi đầu trong Học thuyết của Marx là sự phát triển của các lực lượng sản xuất trong các nước tư bản phát triển nhất. Marx tin tưởng rằng sự ra đời của giai cấp công nhân sẽ chôn vùi hệ thống Tư bản Chủ nghĩa, ông viết ra nhận định này khi Mỹ đang tiến hành xâm lược Mêhicô và sáp nhập Texas vào lãnh thổ của mình, đó là vào năm 1845. Và theo như tôi biết, Marx đã viết rằng ông coi sự sáp nhập đó là tích cực, vì nó sẽ góp phần thúc đẩy sự trưởng thành của các lực lượng sản xuất, tức là giai cấp công nhân, nó sẽ góp phần làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa và cuộc khủng hoảng dẫn tới thành công của Chủ nghĩa xã hội. Đó là Học thuyết của ông. Khi đó các nhà tư tưởng chưa đề cập đến vấn đề thuộc địa. Lênin là người đầu tiên giải quyết vấn đề thuộc địa, và Chủ nghĩa thực dân, theo quan điểm của một người Cộng sản.

Vậy Marx đã có ảnh hưởng như thế nào tới Marti? Tôi cũng không chắc liệu ngay cả những chuyên gia về tư tưởng Marti có biết về việc Marti chịu ảnh hưởng gì từ Marx, nhưng chắc chắn Marti biết rằng Marx là một người đấu tranh cho những người cùng khổ. Cần nhớ rằng chính Marx đã trực tiếp đấu tranh thành lập những tổ chức công nhân, mà đỉnh cao là Quốc tế Cộng sản. Và tất nhiên Marti biết điều đó, cho dù những vấn đề mà Marx đề cập chủ yếu xoay quanh châu Âu. Khi đó Marti đang đấu tranh cho nền độc lập của một nước thuộc địa trong chế độ sở hữu nô lệ lạc hậu (ở phía bên kia bán cầu).

Một trong những sự kiện có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến Marti chính là việc tám sinh viên Trường Y ở Cuba bị bắn chết một cách dã man năm 1871. Vào thời điểm xảy ra vụ đàn áp đẫm máu này, ngày 27 tháng 11, José Marti mới mười tám tuổi đầu. Ông đã viết một bài thơ sôi sục căm thù, bên cạnh những tác phẩm mà tôi đề cập lúc trước. Bài thơ mang tựa đề: A mis hermanos muertos el 27 de noviembre, “Gửi những người anh em bị sát hại ngày 27 tháng 11”. Và ông cũng biết về việc những công nhân bị đàn áp một cách đẫm máu bằng súng ở Chicago ngày 1 tháng 5 năm 1886 1, về sau ngày này được tổ chức hàng năm với tên gọi ngày Quốc tế Lao động để vinh danh những người công nhân đã dũng cảm hy sinh. Marti cũng đấu tranh, ông đã phát động cuộc khởi nghĩa năm 1895 và hy sinh ngay trong tháng 5 năm đó.

Ông hy sinh khi đang chiến đấu?

Ông đã anh dũng hy sinh trong khi chiến đấu - Marti, một người trí thức, nhưng là một người trí thức với những quan điểm vô cùng sâu sắc.

Ông có những giấc mơ cao cả... ông đã vô cùng khâm phục nhân dân Cuba trong cuộc đấu tranh kiên cường để giành độc lập! Ông kỷ niệm ngày 27 tháng 11 và ngày 10 tháng 10, thời điểm cuộc chiến tranh giành độc lập lần thứ nhắt bắt đầu. Ông là nhà văn, gần như một nhà văn chuyên về viết tiểu sử, người biện giải cho tất cả những nhà ái quốc vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh anh dũng của Cuba. Với một văn phong rất độc đáo. Những bài phát biểu của ông không hề dễ hiểu - chúng là một dòng sông cuồn cuộn những ý tưởng trào ra từ trong đầu ông. Nhiều lúc tôi thường nói thế này: “Một dòng thác ý tưởng trong một con lạch nhỏ”. Dường như trong những câu từ ngắn gọn của ông là cả một vũ trụ mênh mông, hết câu này đến câu khác không ngừng nghỉ, đó là phong cách hùng biện của Marti. Và những bài hùng biện của ông đều rất nổi tiếng, đặc biệt là những bài do ông phát biểu tại những buổi lễ kỷ niệm và tưởng niệm trang trọng.

Cũng giống như tất cả những nhà tư tưởng nhân văn phương Tây, triết lý của Marti chứa đựng những giá trị đạo đức Thiên Chúa giáo nhất định, ông là một vĩ nhân có những tôn chỉ đạo đức sâu sắc... Hệ thống giá trị đạo đức Thiên Chúa giáo đã ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng của Marti, cũng như truyền thống đấu tranh anh dũng giành độc lập của cả châu Mỹ latinh và những cuộc đấu tranh cách mạng ở châu Âu, Cách mạng Pháp, ông còn là nhà báo, nhà văn, nhà thơ, chính trị gia, nhà tư tưởng.

Như tôi đã nói, ông thành lập ra Đảng Cách mạng Cuba, trước khi Lênin tổ chức Đảng Bôn-sê-vích của mình, để dẫn dắt phong trào đấu tranh, và ông phải đấu tranh chống lại những trào lưu chủ trương sáp nhập vẫn còn hiện hữu, rồi còn chống lại cả trào lưu tự trị chứ nhất định không muốn “độc lập” hoàn toàn, và ông đã có những cuộc tranh luận đanh thép, đả phá đại diện của những trào lưu tư tưởng kia. Ông là con người yêu chuộng hòa bình, có tình yêu chân thành và khát khao hướng tới hòa bình, mặc dù ông cũng tin tưởng vào vai trò của chiến tranh, và ông đã kêu gọi quần chúng đứng dậy tham gia vào một “chiến tranh cần thiết và khẩn cấp”; ông muốn tổ chức chiến tranh thật nhanh chóng và khẩn trương để giảm thiểu số nạn nhân. Tất nhiên ông cũng chủ trương xóa bỏ chế độ nô lệ và chống phân biệt chủng tộc; ông đã viết những luận điểm nổi tiếng xung quanh các vấn đề này.

Ông khao khát và tin tưởng vào một nền cộng hòa “cho tất cả và vì lợi ích của tất cả”: người Cuba, người Tây Ban Nha, tắt cả những sắc tộc và màu da không phân biệt. Những lời tuyên ngôn của ông thật đanh thép, hứa hẹn về một tương lai tươi sáng, bản tuyên ngôn có chữ ký của ông và nhà tư lệnh của quân đội khởi nghĩa, Maximo Gomez, khi ở Santo Domingo. Nó thể hiện tư tưởng của ông về những tiêu chí của một nhà nước cộng hòa mới, một nền cộng hòa tiên tiến và đi trước thời đại rất nhiều. Nhưng không thể nói ông đã là một nhà Mác xít, mặc dù hiển nhiên là ông rất “đồng cảm” với giai cấp công nhân và là người ngưỡng mộ những mục tiêu cao cả của Marx. Bản thân Marti cũng là người xứng đáng được “tôn vinh vì đã đứng về phía những người cùng khổ”.

Ông am hiểu tất cả mọi lĩnh vực, thậm chí là kinh tế, với một chiều sâu đáng khâm phục. Những bài viết của ông, rất nhiều bài báo mang tính dự báo mà ông viết khi lần đầu tiên Mỹ đề xuất một hình mẫu FTAA, một Khu vực Mậu dịch Tự do châu Mỹ 2. Marti đã phản đối ý tưởng thành lập một hình mẫu FTAA của thời kỳ đó, và kiến giải một cách triết lý tại sao một cộng đồng kinh tế kiểu như vậy sẽ không mang lại lợi ích cho các quốc gia Mỹ latinh, tại sao một liên minh, một hiệp hội như vậy, với một siêu cường ở trình độ phát triển hơn hẳn, sẽ không mang lại điều gì tốt đẹp.

----------------------------------------------------------
1. Ở đây Castro muốn nói đến những hành động sát hại trong vụ “Những người nổi loạn Haymarket” ở Chicago xảy ra vào ngày 4 tháng 5 năm 1886. Vào ngày 1 tháng 5, những Hiệp sĩ của người lao động Chicago do Albert Parson, nhà hoạt động đồng thời là người tổ chức của những người lao động dẫn đầu đã tuần hầnh yêu cầu được làm việc 8 giờ một ngày; chẳng bao lâu cuộc tuần hành của họ biến thành một cuộc tổng bãi công. Ngày 3 tháng 5, những người biểu tình gặp nhau ở một nhà máy của Công ty cơ khí McCormick ở Chicago, nơi xảy ra ẩu đả và cảnh sát Chicago giết chết 2 người biểu tình đồng thời làm bị thương một số người khác. Hành động này khiến những người chủ trương vô chính phủ kêu gọi một cuộc biểu tình rộng khắp vào ngày hôm sau ở quảng trường Haymarket, Chigaco; những người chủ trương vô chính phủ buộc tội cảnh sát phục vụ “các doanh nghiệp lớn” và giết người để hăm dọa phong trào biểu tình. Cuộc tuần hành ở quảng trường Haymarket diễn ra khá trật tự cho đến khi trời gần tối khi cảnh sát bắt đầu giải tán đám đông những người biểu tình. Có người nào đó - sau này cũng không biết chính xác là ai - đã ném một quả bom (cướp đi mạng sống của 8 cảnh sát trong mấy ngày sau đó) và phía cảnh sát bắt đầu xả súng không thương tiéc vào đám đông biếu tình giết chết 11 người và làm bị thương rất nhiều người khác. (Người dân sợ phải đi bệnh viện vì sẽ bị chính quyền trả đũa). Cuối cùng, 8 người chủ trương vô chính phủ bị bắt và buộc tội; tất cả đều bị buộc tội kích động gây rối. Người ta không tìm thấy chứng cớ nào liên quan đến hành động ném bom kia.

2. Ý tưởng thành lập khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ (FTAA) được đưa ra ngày 1 tháng 6 năm 1990 bởi Tổng Thổng Mỹ khi đó là George Bush (cha) và đã được những người kế nhiệm của ông ủng hộ và bảo vệ là Bill Clinton và George W. Bush. Mục đích của nó là nhằm hội nhập tất cả các nước thuộc khu vực châu Mỹ La-tinh và vùng Ca-ri-bê - ngoại trừ Cuba - vào một khu vực tự do thương mại gồm hơn 800 triệu dân. FTAA là sự mở rộng của Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) vốn chỉ bao gồm Mỹ, Canada và Mêhicô và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994 trên toàn bộ khu vực nửa bán cầu này. Sự phản đối mạnh mẽ của châu Mỹ La-tinh với FTAA vốn được coi là để củng cố vai trò thống trị về kinh tế của Mỹ ở khu vực nửa tây bán cầu này và là cú đấm chết người vào nền kinh tế của các nước châu Mỹ La-tinh, do vậy, cho đến bây giờ Hiệp định này vẫn chưa được ký thông qua và điều đó cũng thể hiện sự thất bại ở tầm chiến lược của chính phủ Mỹ. Dấu hiệu thụt lùi gần đây nhất của Hiệp định này là tại Hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mỹ La-tinh được tổ chức ở Marti del Plata, Ác-hen-ti-na đầu tháng 11 năm 2005, khi Tổng thống Bush không thể tìm cách thông qua được Hiệp định này trước sự phản đối mạnh mẽ của một số đoàn đại biểu thuộc khu vực châu Mỹ La-tinh.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #74 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2013, 02:32:40 pm »

Vậy là Marti chủ trương phản đối một khu vực kinh tế trao đổi tự do.

Marti viết nhiều bài báo phân tích sâu sắc để chống lại ý đồ sáp nhập của Mỹ, những bài báo vẫn còn nguyên giá trị xuất bản trong thời điểm hiện nay - đó chính là nguồn, gốc sâu xa của một số tư tưởng chúng ta đang có trong hiện tại. Qua đó có thể thấy tư tưởng của ông bao quát và sâu sắc đến nhường nào.

Bên cạnh đó, ông còn không chỉ nghĩ tới nền độc lập của Cuba mà còn về nền độc lập của Puerto Rico nữa?

Vâng, nền độc lập của cả hai thuộc địa khi đó. Mục tiêu của ông là giành độc lập thực sự cho cả hai hòn đảo.

Những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua nổi đã lần lượt xuất hiện, những khó khăn mà ông không sao lường trước được, đúng lúc ông chuẩn bị phát lệnh tiến hành cuộc chiến, khi ngày giờ đã được ấn định và vũ khí đã được đặt mua - tôi phải nói là với rất nhiều hy sinh mất mát, bằng tiền mà Marti quyên góp được từ những người công nhân ở Tampa. Marti là lãnh tụ của công nhân Cuba trong giai đoạn đó, và cũng là thủ lĩnh tinh thần của những nhà sản xuất xì gà tại Tampa, chính họ là những người đã góp rất nhiều tiền của cho cuộc đấu tranh giành độc lập.

Những nhà sản xuất xì gà đó là kiều dân Cuba đang làm việc ở Florida.

Có rất nhiều người Cuba tới đó làm việc này việc khác, đúng là như vậy. Họ ủng hộ cách mạng rất nhiệt thành - tôi muốn nói đến những kiều dân Cuba và đặc biệt là những người ở Tampa, những người đã từ Cuba chuyển sang đó sinh sống và trở thành những chuyên gia về sản xuất xì gà, thứ xì gà nổi tiếng của Cuba. Mọi chuyện rất đơn giản: thuốc lá được trồng ở Cuba rồi chuyển sang cuốn ở Florida, ông đã tới đó thực hiện nhiều bài phát biểu; nền tảng cho Đảng Cách mạng Cuba của Marti chính là giai cấp công nhân, cơ bản là những người như vậy. Mặc dù chưa thề nói đến một nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa, nhưng Chương trình hành động mà ông công bố đã tỏ rõ tính nhân văn và tiên phong trong thời kỳ đó. Nếu nghiên cứu sâu về Tư tưởng của Marti, chúng ta sẽ thấy có nhiều điểm trùng họp với Cương lĩnh hành động của một Đảng Xã hội Chủ nghĩa... Đó cũng là những gì được đề cập trong Kinh Tân ước của Thiên Chúa giáo. Từ những điều răn dạy của Thiên chúa giáo, chúng ta cũng có thể hình thành một Cương lĩnh hành động Xã hội Chủ nghĩa, cho dù ta có phải là tín đồ hay không.

Đặc biệt là Bài giảng trên núi 1.

Theo Kinh Thánh, những bài giảng và những câu ngụ ngôn, những suy nghĩ của Chúa Jesus đều được thấm nhuần trong suy nghĩ của những người đánh cá bình thường, những người hoàn toàn mù chữ. Nhiều lúc tôi vẫn nói rằng Chúa đã biến nước thành rượu vang và tạo ra cả núi cá và bánh mì 2, đó chính là những gì chúng tôi cũng muốn tạo ra ở đây - tạo ra thật nhiều cá và bánh mì. Epullion, một người giàu có, đã trả cho người làm việc bốn giờ khoản tiền công bằng của một người làm tám giờ  3, và đó chính là tiêu chí của Chủ nghĩa Cộng sản, tức là còn phát triển cao hơn cả Chủ nghĩa Xã hội. Và chính Chúa cũng có lúc khuyến khích sử dụng bạo lực, khi Người ném những kẻ cho vay nặng lãi ra khỏi đền 4. Tất nhiên sau này cũng xuất hiện nhiều trào lưu tư tưởng không còn mang tinh thần nguyên thủy của Thiên Chúa giáo, vì chúng chủ yếu bảo vệ lợi ích của những kẻ giàu có...

Trong thâm tâm, ông vẫn là một người Thiên Chúa giáo.

Mới đây thôi, tôi vẫn nói với Chavez, Tổng thống Venezuela - vì Hugo Chavez là một người Thiên Chúa giáo và ông ấy rất thích bàn về chủ đề này - rằng “Nếu người ta gọi tôi là một người Thiên Chúa giáo không phải từ góc độ tôn giáo mà từ góc độ quan điểm xã hội, thì tôi cũng tuyên bố tôi là một người Thiên Chúa giáo”. Tức là trên cơ sở những quan điểm và mục tiêu, lý tưởng, mà tôi theo đuổi.

Đó là Học thuyết đầu tiên xuất hiện thời kỳ đó, khi xã hội của con nguời còn ở trình độ rất sơ khai, và chính từ đó đã sản sinh ra nhiều lời giáo huấn mang tính nhân văn sâu sắc. Con người ta không nhất thiết cứ phải là một tín đồ Thiên Chúa giáo, theo góc độ tôn giáo, mới hiểu được những giá trị đạo đức và tinh thần công bằng xã hội mà giáo lý đó truyền bá khắp thế giới.

Tất nhiên, tôi là một người Cộng sản, một người Mác xít-Lênin nít, từ trước đến nay vẫn thế, và cả sau này cũng không bao giờ thay đổi.

Và cũng là một người theo tư tưởng của José Marti...

Đúng vậy, tất nhiên rồi. Trước hết tôi là một người mang tư tưởng của Marti, sau đó trở thành một người Mác xít-Lênin nít.

Ông có góp phần kiến giải và phát triển những tư tưởng của Marti?

Nền tảng lý luận chính trị đầu tiên của tôi chính là chịu ảnh hưởng từ Marti, nhưng khi cuộc tấn công vào trại lính Moncada diễn ra, tôi đã đọc ít nhiều về Chủ nghĩa Xã hội, cách tư duy chịu ảnh hưởng từ Marti của tôi đã phát triển sâu sắc hơn, và tôi cũng bắt đầu tiếp nhận những tư tưởng cấp tiến hơn, cách mạng hơn, đặc biệt là tôi đã hấp thụ những tư tưởng Xã hội Chủ nghĩa, mà tôi vẫn luôn theo đuổi suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Vì vậy, nếu ông nói rằng cuộc Cách mạng Cuba bắt đầu ngày 26 tháng 7 năm 1953, thì chúng tôi lại khẳng định cuộc cách mạng đó bắt đầu từ ngày 10 tháng 10 năm 1868, và vẫn chưa bao giờ kết thúc trong suốt tiến trình lịch sử.

Như vậy tôi đã giải thích về vai trò của Marti và tại sao chúng tôi lại trở thành những người kế thừa và phát triển tư tưởng của ông... Xin thứ lỗi vì tôi hơi dông dài, nhưng đã bàn tới chủ đề này thì tôi cũng phải đề cập tới những vấn đề liên quan.

----------------------------------------------------------
1. Kinh phúc âm của thánh Matthew, chương 5-7. Bài thuyết giảng Sermon on the Mount (Bài giảng đạo của chúa Giêsu Nazareth vào khoảng năm 30 trước Công nguyên trên một đỉnh núi trước các môn đồ và rát nhiều người. Rất nhiều người theo đạo Thiên Chúa cho rằng nội dung của bài giảng này chứa đựng 10 điều răn của Chúa và là những nguyên lý cơ bản trong triết lý của Thiên Chúa giáo) nội dung cốt lõi trong các điều răn của Giêsu và nội dung cơ bản trong học thuyết của Thiên Chúa giáo.

2. Biến nước thành rượu: Kinh Phúc âm của Thánh John quyển 2: điều 1- 11.   Bánh mỳ và cá: Kinh Phúc âm của Thánh Matthew, quyển 14, điều 14-21; kinh Phúc âm của Thánh Mark, quyển 6, điều 34-44; Thánh Luke, quyển 9, điều 12-17; Thánh John, quyển 6, điều 5-14.

3. Kinh Phúc âm của thánh Matthew quyển 20, điều 1-16. Đây là “câu truyện ngụ ngôn về vườn nho”. Trong Kinh Thánh bằng tiéng Anh, tên của người giàu kia không xác định được cụ thể là gì; ông ta chỉ được gọi là “một người chủ gia đình”.

4. Kinh Phúc âm của Thánh Matthew, quyển 21, điều 12-13; Thánh Mark, quyển 11, điều 15-16.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #75 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2013, 03:49:20 pm »

6

“LỊCH SỬ SẼ BÀO CHỮA CHO TÔI”


Bị bắt - Thiếu úy Sarria
- “Nhũng tư tưởng sẽ không bao giờ chết”'
- Phiên tòa xét xử - Bài nói ngắn - Giam cầm


Sau đó, từ trang trại Siboney, ông đã vào thẳng trong vùng đồi núi?

Tôi quyết định tiếp tục cuộc đấu tranh. Tôi đã tập hợp được khoảng gần hai mươi thành viên trong nhóm cũ của mình, mặc dù những vũ khí mà chúng tôi có chỉ tương đối phù hợp cho việc tấn công và chiếm doanh trại quân đội kiểu đánh giáp lá cà, không thực sự hiệu quả cho các kiểu chiến tranh khác. Tôi chuyển vào vùng đồi núi để tiếp tục cuộc chiến du kích. Đó là những gì tôi đã nói với các đồng chí của mình - chuyển vào trong núi.

Ý tưởng ban đầu là băng qua phía bên kia của dãy núi, vòng qua Realengo 18, địa danh lịch sử của cuộc đấu tranh nông dân, và tiếp tục cuộc chiến mà chúng tôi đã bắt đầu ở Moncada trong khu vực đó. Chúng tôi ở ngang với mực nước biển, nên chúng tôi phải trèo lên tận đỉnh núi, cao hơn 1000m, độ cao trung bình của khu vực đó. Còn bọn lính của Batista tất nhiên là đã tới đó trước chúng tới và chiếm lĩnh những điểm cao vì chúng đi bằng xe quân sự đặc chủng dọc theo đường quốc lộ và đường mòn trên núi.

Trong số mười chín người trong nhóm, một số đã bị thương những người khác đều kiệt sức, và hoàn toàn không đủ sức để hành quân trong điều kiện gian khổ như vậy, cho dù là đi ban đêm hay đi ban ngày, để thoát ra khỏi khu vực dày đặc quân lính của Batista - chúng tôi không có người dẫn đường, không có thông tin tình báo, không nước, không thức ăn hay bất kỳ thứ nhu yếu phẩm nào. Quân của Batista vốn khét tiếng dã man, bao giờ chúng cũng tra tấn tù nhân một cách có hệ thống bằng những cách rùng rợn nhất, sau đó chúng sẽ thủ tiêu gần như tất cả các tù nhân. Chuyện đó đã xảy ra không biết bao nhiêu lần. Khắp cả tỉnh Oriente và ở các vùng khác trên cả nước Cuba, người dân đều vô cùng căm phẫn. Tổng Giám mục Santiago, cha Perez Secrantes, và nhiều nhân vật có uy tín khác đã bắt đầu hành động, cố gắng giải cứu những người sống sót sau vụ tấn công.

Trong nỗ lực thoát khỏi vòng vây của kẻ thù trên tuyến đường núi đó, chúng tôi đã nhiều lần suýt chạm trán bọn lính. Những khẩu súng trường và súng máy cỡ nòng .30-06 mà chúng được trang bị có tầm bắn vượt trội so với những khẩu súng trường cỡ nòng .22 và súng săn cỡ 12 của chúng tôi. Đến lúc này, tôi đã đổi khẩu .22 của mình lấy một khẩu có tầm bắn xa và chính xác hơn.

Địa hình khu vực đó toàn đồi núi và đá sỏi trơ trụi. Trung đội nhỏ của chúng tôi lại chịu thêm một số thương vong vì những mảnh đạn lạc. Hoàn toàn không có bác sĩ quân y. Tôi quyết định cử một đồng chí sơ tán những người bị thương và những người kiệt sức về Santiago, để trông đợi người dân ở đó sẽ giúp đỡ và chạy chữa cho họ. Tổng cộng tôi cho sơ tán mười hai người.

Dưới áp lực của quần chúng nhân dân, những màn tra tấn và giết chóc cũng phải giảm dần. Batista và chế độ phản động của ông ta bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu hoang mang. Tôi vẫn còn tám người, năm người có vai trò trách nhiệm nhất định trong tổ chức, nên họ vẫn tiếp tục đi cùng chúng tôi, chúng tôi cần giữ họ lại, mặc dù hầu hết đều đã kiệt sức, ba người còn lại thậm chí còn có cương vị cao hơn năm người kia: Oscar Alcade, người đứng đầu Tổng bộ; José Suarez 1, phụ trách Phái bộ Artemisa; và tôi.

Bất chấp những khó khăn vô cùng to lớn, tôi vẫn không lúc nào từ bỏ ý định tiếp tục cuộc đấu tranh. Tuy nhiên trong những hoàn cảnh như vậy, khả năng chúng tôi có thể vượt qua được dãy núi là hết sức mong manh, vì vậy tôi quyết định thay đổi lộ trình. Chúng tôi thống nhất sẽ đi vòng qua vùng đồng bằng ven biến tới vịnh Santiago de Cuba; tôi dự kiến sẽ tới được một địa điểm có tên là La Chivera, băng qua vịnh trên một chiếc thuyền sang bên kia, rồi từ đó tiến sâu vào trong vùng núi Sierra Maestra ở ngay gần đó.

Nhưng cũng không có cách nào để hoàn thành lộ trình đó trong tình cảnh thể lực kiệt quệ của những thành viên trong nhóm lúc này, nhất là năm thành viên cấp dưới. Cũng còn may là cả ba thành viên cao cấp chúng tôi đều có thể mạo hiểm vượt qua vịnh. Tất cả chúng tôi đều ngồi xuống cùng nhau phân tích tình hình. Alcade, Suarez và tôi đều còn đủ sức khỏe để đi bộ tiếp. Năm người còn lại sẽ tranh thủ sự bảo lãnh của Nhà thờ và những tổ chức nhân đạo khác đang đấu tranh đòi chế độ Batista phải tôn trọng mạng sống và sức khỏe của các tù nhân. Vì đã có một số người sống sót đang được chăm sóc từ trước, nên năm người này sẽ tới gặp họ phổ biến cho họ thông tin cũng như các mệnh lệnh mới.

Sau khi đã thống nhất như vậy, chúng tôi quyết định chờ đêm xuống để tiến vào nhà của một nông dân rất đáng tin cậy, người nông dân này có trang trại nhỏ nằm ngay cạnh đường quốc lộ từ Siboney đi Santiago. Đồng chí đó sẽ giúp liên lạc với Tổng Giám mục và dàn xếp cho năm đồng chí kia ra “đầu thú”.

Đêm đó chúng tôi tiến được vài cây số về phía ngôi nhà, ba người chúng tôi và năm đồng chí kia. Trên đường đi, chúng tôi đã giấu kỹ vũ khí của họ. Trên đường tới ngôi nhà chỉ còn ba chúng tôi là vẫn mang vũ khí.

Chúng tôi thống nhất các chi tiết cụ thể với năm đồng chí đó và bắt đầu rút. Sau đó chúng tôi sẽ phải đợi khoảng một đêm trong khu vực rậm rạp gần đường quốc lộ. Chúng tôi đều tin chắc là mình có thể chui được vào trong rừng trong thời gian ngắn và luồn lách sâu vào trong những lùm cây rậm rạp của dải đồng bằng ven biển, từ đó tìm đường băng ra vịnh một cách nhanh chóng, trước khi kẻ thù đánh hơi được động thái mới của chúng tôi.

Trong tình huống đó, những kinh nghiệm leo núi và đi rừng thời thanh niên của tôi đã có dịp phát huy tác dụng rất nhiều.

Nằm cách bờ vịnh nơi chúng tôi dự định chèo thuyền tới vài cây số có một ngôi làng nhỏ tên là El Cobre, và chắc ông cũng biết là xung quanh ngôi làng đó có vài ngọn núi vươn cao, hầu hết đều là núi cao có cây cối rậm rạp mọc trên đỉnh. Đặc biệt là mạn tây nam của ngôi làng. Khi còn theo học trong Trường Colegio de Dolores tôi đã từng trèo lên những ngọn núi này. Còn giờ đây, chúng tôi đang có kế hoạch băng rừng ra bờ vịnh, bơi thuyền sang bờ bên kia và bắt đầu leo qua dãy núi hiểm trở trước mặt.

Giữa hành trình gian khổ lúc ấy liệu có ai trong chúng tôi có thể hình dung được rằng chỉ ba năm rưỡi nữa thôi tôi lại một lần nữa từ Alegría de Pío tiến về phía đông và cũng phải băng qua chính dãy núi đó?

Nhưng việc phải bơi thuyền qua vịnh hóa ra chỉ là một giấc mộng hão huyền. Chúng tôi đã phạm phải một sai lầm ngớ ngẩn. Sau khi đi bộ vài cây số, leo lên đỉnh một ngọn đồi tìm nơi nghỉ chân và ngủ đợi đến đêm hôm sau, thay vì phải làm những việc chúng tôi vẫn làm hàng đêm trước đó là ngủ trong rừng, thì chúng tôi lại tìm thấy một varaentierra - varaentierra là một ngôi nhà bé tí, chính xác là một túp lều lụp xụp nơi người nông dân nào đó trữ lá cọ và đủ các thứ linh tinh - thế là cả ba chúng tôi, vì đói, rét, mệt mỏi và kiệt sức sau nhiều ngày lẩn trốn vậy mà đêm mai lại còn phải cuộc bộ một hành trình dài ra bờ vịnh Santiago, đã tự cho phép mình nhượng bộ trước sức hấp dẫn của ý nghĩ được ngủ bên trong túp lều đó, gần với nơi chúng tôi đã cất giấu số vũ khí của năm đồng chí mà chúng tôi đã để lại ở nhà người nông dân kia, mà quên mất rằng kẻ thù vẫn đang lùng sục gắt gao quanh đó. Và thế là chúng tôi ngủ một mạch, say như chết - vì không còn phải chịu đựng không khí giá lạnh và ẩm ướt ngoài rừng.

Tôi nhớ là trước khi tôi hoàn toàn tỉnh giấc - trước đó chúng tôi đã ngủ được khoảng bốn hay năm tiếng gì đó - tôi chợt nghe thấy những tiếng động nghe như tiếng vó ngựa bên ngoài, rồi vài giây sau, ai đó giáng báng súng vào cánh cửa túp lều nghe đánh rầm một tiếng cánh cửa bật tung, để lộ ba chúng tôi đang nằm ngủ trong đó, chúng tôi giật mình choàng tỉnh thì đã thấy những họng súng lăm lăm chĩa vào ngực mình. Vậy là chúng tóm được chúng tôi. Chúng tôi đã bị tóm thật bất ngờ, và nhục nhã theo cách đáng buồn đó. Chỉ vài giây sau, bọn chúng đã trói giật tay chúng tôi ra sau lưng.

----------------------------------------------------------
1. Oscar Alcalde (1923-1993), là người tham gia một đội quân tấn công trại lính Moncada cũng là người đã sát cánh cùng với Fidel Castro ở khu vực miền núi Gran Piedra sau vụ tấn công đó. Ông bị bắt, bị buộc tội và bị kết án 13 năm tù. Sau khi có lệnh ân xá dành cho những người tham gia tấn công trại lính Moncada, ông sống lưu vong. Khi Cánh mạng giành chiến thắng, ông đã nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong Chính phủ. Ông qua đời ở Madrid ngày 5 tháng 1 năm 1993.

Jose “Pepe” Suarez Blanco (1927-1991) là một trong những người được giao đánh chiếm vị trí số 3 của trại lính Moncada. Ông đi cùng với Fidel Castro vào hoạt động ở khu vực miền núi Grau Piedra sau vụ tấn công; ông cũng bị bắt, bị kết tội và bị phạt tù. Sau khi được ân xá năm 1955, ông sống lưu vong, ông qua đời ở Havana vào ngày 15 tháng 1 năm 1991.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #76 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2013, 03:51:46 pm »

Khi đó các ông không có vũ khí à?

Cả ba chúng tôi đều còn giữ nguyên vũ khí mà, nhưng của tôi là một khẩu súng trường .22 nòng dài rất bất tiện. Sau này, ở Alegría del Pío, khi chúng tôi đổ bộ từ tàu Granma xuống năm 1956, tôi lại lâm vào hoàn cảnh gần như giống hệt, nhưng tất nhiên là sau này tôi thận trọng và cảnh giác hơn nhiều - bao giờ tôi cũng đi ngủ với nòng súng kê sát dưới cằm, vì trong những lúc mệt mỏi như vậy ai mà chẳng ngủ thiếp đi, tôi không sao cưỡng lại được, sau một trận không kích khủng khiếp với sự tham gia của năm hay sáu chiếc máy bay chiến đấu trang bị súng máy cỡ nòng .50 nã đạn vào chúng tôi một lúc lâu, khiến chúng tôi phải nằm nép mình xuống dưới đống lá mía khô. Lần đó cũng là ba chúng tôi, cũng sau nhiều ngày hành quân mệt mỏi... nhưng đó là một câu chuyện khác.

Còn quay lại với câu chuyện tôi đang kể: vậy là chúng tôi đã bị tốp lính tuần tra đó tóm được. Tại sao ư? Nhiều người cho rằng người nông dân mà chúng tôi tin tưởng giao lại năm đồng chí bị thương kia để ông ta che chở và bảo vệ đã gọi điện cho Tổng Giám mục hoặc ai đó có trời mới biết được. Có thể hình dung ra một số tình huống: thứ nhất, ông ta là một tên chỉ điểm; thứ hai, có chuyện không may đã xảy ra; thứ ba, điện thoại của Tổng Giám mục đã bị nghe trộm. Và rất có thể chính vì thế mà bọn tay sai của Batista đã phát hiện ra chúng tôi có ghé qua nhà của người nông dân, trước khi đi tiếp vào trong rừng.

Và cả buổi sáng hôm đó có mấy đội tuần tra được tung ra tìm dấu vết của chúng tôi, chúng sục sạo khắp cả khu rừng, và thật không may là một đội đã xộc vào đúng chỗ chúng tôi đang nằm ngủ Vậy là chúng đã tóm được chúng tôi.

Tốp lính khoảng hơn chục tên đó rất hung hăng. Tôi không bao giờ quên được cảnh những mạch máu trên cổ chúng căng lên, đập dồn dập. Chúng chỉ muốn giết chúng tôi ngay tại chỗ! Thế là xảy ra một trận chửi rủa om sòm giữa chúng tôi và bọn lính. Ba chúng tôi bị trói chặt, chúng bắt chúng tôi ngồi bệt xuống đất với hai tay bị trói giật sau lưng. Chúng không nhận ra chúng tôi. Chắc trông chúng tôi lúc đó xơ xác và bẩn thỉu đến nỗi chúng không nhận ra chúng tôi là ai. Chúng tra hỏi tên chúng tôi, tôi trả lời chúng bằng một vài cái tên giả. Lúc đó thế nào tôi chợt ra tên của một nhân vật trong một câu chuyện tiếu lâm - hình như tôi đã nói với tên tra hỏi rằng tên tôi là “Francisco Gonzalez Calderín”, cứ thế tôi tự nhiên buột miệng nói ra. Lúc đó mà tôi nói tên thật của mình chắc chắn không ai có thể ngăn những tên lính hung hăng đó lại. Tôi hành động hoàn toàn theo bản năng.

Như tôi đã nói, trận chửi rủa bắt đầu ngay khi chúng bắt được chúng tôi. Chúng thay nhau quát vào mặt chúng tôi, “Nghe cho rõ này, bọn ngu xuẩn kia, chúng tao là hậu duệ của Quân đội Giải phóng đây”, đủ những câu vớ vẩn đại loại như vậy. Những tên lính khốn khổ và tàn bạo đó nghĩ như vậy đấy - người khác đã nhồi vào sọ chúng niềm tin ngu xuẩn đó. Bọn tôi thì lạnh lùng đáp lại, “Chỉ có chúng tao mới xứng đáng được gọi là hậu duệ của Quân Giải phóng”.

Ông nói vậy với chúng sao?

Ồ, vâng, tất nhiên, “Chúng tao mới xứng đáng được gọi là hậu duệ của Quân Giải phóng. Bọn chúng mày là con cháu của Thực dân Tây Ban Nha”. Cảnh tượng khi đó thật căng thẳng, cuối cùng tên Thiếu úy phải ra lệnh, “Đừng bắn”, để kiềm chế quân của hắn lại. Anh ta là một tên lính người da đen, cao lớn, khoảng ba bốn mươi tuổi gì đó. Tên anh ta là Pedro Sarría. Hình như anh ta còn theo học Luật trong những thời gian rỗi. Khi đó chính anh ta là người đã ngăn bọn lính lại - chúng đều là những tên bặm trợn, to lớn, béo trùng trục - chúng đi đến đâu là những bụi cây trong rừng rạp hết cả xuống! Và giờ đây chúng đang đứng đó, hung hăng chĩa súng vào chúng tôi giống như chúng vẫn làm với những tù nhân của mình: tức là sẵn sàng giết người để thỏa mãn thú tính, nhưng chúng không ngờ trong ba người bị bắt có tôi. Tay Thiếu úy cứ lẩm bẩm luôn miệng, “Đừng bắn đừng bắn. Những Tư tưởng sẽ không bao giờ chết. Những Tư tưởng sẽ không bao giờ chết”. Thế là vài phút trôi qua như vậy, tôi có cảm giác là rất lâu, rồi một chuyện tồi tệ đã xảy ra.

Những tên lính đó điên cuồng sục sạo bên trong, chúng hết đi ra lại đi vào túp lều, sau đó chúng phát hiện ra số vũ khí của năm đồng chí kia mà chúng tôi đã cất giấu xung quanh túp lều đó. Trời ạ! Phải nói rằng tình hình khi đó cực kỳ khó khăn, tính mạng của chúng tôi như chỉ mành treo chuông, khi chúng phát hiện ra số vũ khí đó, dường như chúng còn nổi điên hơn cả lúc đầu. Chúng cứ chạy vòng quanh chỗ ba chúng tôi như những con trâu điên, và đến lúc này thì viên Thiếu úy kia không làm sao giữ cho chúng bình tĩnh được nữa. Nhưng anh ta vẫn khăng khăng ra lệnh, “Không được bắn! Bình tĩnh đã! Bình tĩnh đã!” Anh ta liên tục ra lệnh cho chúng không được bắn, đó là điều mà bọn chúng thực sự muốn làm ngay lúc đó, nhưng cuối cùng anh ta cũng giữ cho chúng bình tĩnh lại - đừng hỏi tôi là bằng cách nào, nhưng anh ta cứ lẩm bẩm luôn mồm, “Đừng bắn. Những Tư tưởng sẽ không bao giờ chết”.

Câu đó rất hay.

“Những Tư tưởng sẽ không bao giờ chết”, anh ta cứ lẩm bẩm câu đó như người mộng du đang độc thoại một mình. Tôi nghĩ là tôi nghe rõ anh ta nói hơn cả bọn lính khi đó. Và thế là chúng tôi vẫn sống. Cuối cùng chúng bắt chúng tôi đứng dậy và giải chúng tôi ra đường quốc lộ.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #77 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2013, 03:56:49 pm »

Viên Thiếu úy đó không biết rằng ông là Fidel Castro?

Lúc đó anh ta vẫn không biết - tôi sẽ giải thích tại sao lại như vậy. Chúng bắt chúng tôi đứng dậy và giải chúng tôi ra ngoài. Bất thình lình chúng tôi nghe thấy tiếng súng nổ vọng đến từ hướng chúng đang giải chúng tôi đi. Dường như chính người nông dân mà chúng tôi tin cậy đã liên lạc với một đội tuần tra của quân đội và đội tuần tra này đã tóm nốt cả năm đồng chí kia của chúng tôi thành tù binh. Và đột nhiên tôi thoáng nghĩ rằng tất cả chỉ là một mánh khóe tinh vi, kẻ nào đó đã nổ súng vu vơ để chúng có cớ bắn chúng tôi.

Tôi nhớ là khi đó những tên lính đang áp giái chúng tôi đang rất giận dữ, chúng dường như đã hóa điên. Tất cả những chuyện đó diễn ra trong vài phút - tôi cũng không biết nữa, có thể là tám, mười hay mười lăm phút. Khi nghe thấy tiếng súng nổ, tất cả bọn lính trở nên cực kỳ kích động, chúng giẫm đạp lên các bụi cây mọc lúp súp xung quanh hai bên đường, rồi bất thình lình chúng ra lệnh cho chúng tôi nằm sấp xuống đất. Chúng quát lên giận dữ: “Nằm xuống!” nhưng tôi nói, “Tao sẽ không nằm, tao sẽ không nằm xuống đâu! Nếu chúng mày muốn giết tao, hãy ra tay khi tao đang đứng”. Tôi thẳng thừng từ chối làm theo lệnh của chúng, tôi cứ đứng trơ ra đó. Và rồi Thiếu úy Sarría, người đang đi ngay bên cạnh tôi, bước lại gần và nói, “Các cậu dũng cảm lắm, muchachos”, anh ta nói. “Các cậu dũng cảm lắm các cậu bé ạ”.

Khi tôi thấy anh ta cư xử như vậy tôi đã bảo thẳng với anh ta, “Thiếu úy, tôi muốn nói với ông chuyện này - tôi là Fidel Castro”. Anh ta bèn ngăn tôi lại, “Đừng có nói với bất kỳ ai, đừng có nói”. Vậy là từ đó trở đi, anh ta biết danh tính thật của tôi. Ông biết anh ta đã làm gì không? Chúng tôi tới nhà một người nông dân, sát ngay đường quốc lộ, và ở đó có một chiếc xe tải chờ sẵn. Chúng tôi bị tống lên xe cùng những tên lính và tù nhân khác. Người lái xe đã ngồi chờ sau vô lăng. Tôi được đẩy lên cabin, ngồi ở giữa, ngoài cùng là tay Thiếu úy. Sau đó một chiếc xe chạy tới, xe chở đại úy Perez Chaumont  , một tên giết người, một kẻ ác ôn khát máu, hắn chỉ huy bọn lính giết người khắp trong vùng, và hắn ra lệnh Sarría giao nộp tôi cho hắn.

Tên Perez Chaumont đó mới là cấp trên, trong khi Sarría chỉ là một Thiếu úy.

Perez Chaumont là chỉ huy, nhưng tay Thiếu úy bảo thẳng với hắn rằng anh ta sẽ không giao nộp tôi. “Tên này là tù binh của tôi”, anh ta cứ khăng khăng nói thế. Anh ta từ chối; anh ta cho rằng anh ta chịu trách nhiệm về tôi, và anh ta sẽ tự tay dẫn giải tôi tới Vivac. Và tên chỉ huy đó không làm thế nào để thuyết phục được Sarría, cuối cùng tay Thiếu ũy đã đưa tôi tới Vivac. Giả sử anh ta mà đưa tôi tới trại lính Moncada, thì chắc bọn ác ôn ở đó sẽ xẻ tôi ra thành nhiều mảnh và mang đi nướng - không còn sót lại một mẩu nào. Hãy tưởng tương nếu tôi bị đưa tới đó! Batista rêu rao với tất cả mọi người dân Cuba rằng chúng tôi đã cắt cổ những người lính bị thương đang điều trị trong Bệnh xá của Trung đoàn. Có Chúa mói biết những lời dối trá đó đã khiến biết bao người phải đổ máu.

Sarría quyết định sẽ không đi theo đường Avenida Garzón chạy gần khu trại lính, mà sẽ đi đường vòng qua đó, tới Vivac, một cơ sở nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng cảnh sát. Vivac là một nhà tù dân sự nằm ở Trung tâm thành phố, và một tù nhân bị giam ở đây sẽ được đưa ra tòa xét xử. Không thể có chuyện đưa tám người chúng tôi tới Moncada. Chắc chắn một điều là nếu vậy cả tám người chúng tôi sẽ bị sát hại ngay lập tức. Trại lính đó đẩy những tên thú vật khát máu. Chaumont là tên giết người ác ôn nhất Moncada.

Mọi thứ đều đã được lên kế hoạch. Thậm chí cái chết của tôi đã được thông báo rộng rãi trên các tờ báo.

Chẳng phải là sau sự kiện con tàu Granma cập bến cũng có chuyện đó sao?

Vâng, đúng thế, cả lần đó cũng vậy. Nhưng lần này - ngày 29 tháng 7 năm 1953 - tin tức đã được đăng tải trên báo chí. Trong khi tôi vẫn còn tìm đường trốn trên núi. Tôi thậm chí còn chưa bị bắt. Tin về cái chết của tôi được đăng trên tờ Alaja và một số tờ báo khác. Trong những ngày đó tôi đã chết không biết bao nhiêu lần.

Tôi không nghĩ rằng mọi chuyện sẽ dễ dàng đối với Thiếu úy Sarría.

Có những kẻ không muốn tha thứ cho anh ta vì những gì anh ta đã làm. Khi Đại tá Chaviano, chỉ huy Trung đoàn - hắn ta vốn là Đại úy nhưng đã được Batista thăng lên quân hàm Đại tá sau ngày 10 tháng 3 - xuất hiện, hắn tới thẳng Vivac và đích thân thẩm vấn tôi. Chính tại đây chúng đã chụp ảnh tôi - tấm ảnh tôi đứng trong tù với bức ảnh của Marti treo phía sau. Có vài bức ảnh của tôi được chụp trong phòng thẩm vấn đó... Tôi nhận hết trách nhiệm về mình ngay lập tức. Tôi bảo chúng, “Tôi là người chủ mưu”. Chúng cứ khăng khăng cho rằng cuộc tấn công đó đã được tài trợ bằng tiền của cựu Tổng thống Carlos Prío Socarras, người vừa bị chính Batista lật đổ ngày 10 tháng 3, nhưng tôi khẳng định với chúng rằng tôi chẳng hề có liên can gì đến Prío hay bất kỳ ai cả tất cả những chuyện đó đều sai toét. Tôi giải thích cho chúng hiểu. Tôi chẳng có gì phải giấu cả, và tôi nhận hết trách nhiệm về mình: tôi cho chúng biết rằng chúng tôi đã mua súng ở các cửa hàng bán súng chẳng ai cung cấp súng cho chúng tôi cả, không ai khác phải chịu trách nhiệm trong chuyện này. Sau đó chúng cho phép một số phóng viên vào trong. Trong đó có một phóng viên của một tờ báo lớn và tôi được phép nói chuyện với anh ta. Ngày hôm sau, chúng hoài công tịch thu tất cả những tờ báo được in ra, tìm cách hủy hết, vì trong tâm trạng hân hoan và phấn khích, chúng đã để cho họ đăng mẩu tin, “Bị bắt!” Và giờ thì việc thủ tiêu tôi sẽ không còn dễ dàng cho chúng nữa.

Trước cuộc thẩm vấn, tôi được giam cùng với một số đồng chí còn sống sót. Nhưng sau đó, chúng đã tách riêng tôi ra và cho tôi vào xà lim biệt giam.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #78 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2013, 03:59:30 pm »

Sau đó ông có gặp lại Thiếu úy Sarría không?

Có, tất nhiên rồi, cuộc chiến tiếp diễn và anh ta vẫn ở trong quân đội, mặc dù chế độ Batista không còn tin dùng anh ta nữa - thậm chí anh ta còn bị chúng tống vào tù trong thời gian chúng tôi đang tiến hành đấu tranh trong vùng núi Sierra Maestra - vì chính anh ta là người đã bắt được tôi rồi ngăn không cho chúng giết tôi. Tất nhiên tôi là người duy nhất biết được câu nói nổi tiếng của anh ta, mà chỉ nhiều năm sau tôi mới tiết lộ. Dù sao thì đó cũng là đội lính tuần tra dưới quyền của anh ta. Tôi có thể hiểu là chúng căm thù anh ta như thế nào.

Khi chiến tranh kết thúc năm 1959, chúng tôi phong cho anh ấy quân hàm Đại úy và chọn anh ấy vào chức vụ sĩ quan tùy tùng cho Tổng thống đầu tiên của Nhà nước Cộng hòa. Thật đáng tiếc, anh ấy đã qua đời vài năm sau đó; anh ấy bị một khối u ác tính, anh ấy bị mù, và cuối cùng con người tuyệt vời đó đã qua đời. Đó là một trong những câu chuyện mà nói ra thật sự là nhiều người không dám tin.

Có thể nói anh ta đã cứu mạng ông.

Cứu ba lần là khác!

Anh ta đã không nói ông là ai, đã không giao nộp ông cho cấp trên.

Khi tôi thấy người sĩ quan đó cư xử một cách lịch sự và nhã nhặn tôi đã ghé sát lại bên anh ta như thế này và tôi nói, “Tôi là thế này thế kia”. Và anh ta nói, “Đừng có nói cho bất kỳ ai, đừng nói”. Có nhiều chuyện mà sau này tôi mới biết - như việc anh ta từ chối giao nộp tôi cho Perez Chaumont. Hãy hình dung cảnh anh ấy đặt tôi ngồi ngay cạnh người tài xế, tôi ngồi giữa còn Sarría ngồi bên phải. Ông có thể giải thích điều đó như thế nào? Anh ta là một người được học hành, một người tốt và dũng cảm. Chính vì thế mà tôi đã không bị bọn lính giết ngay từ phút đầu tiên.

Và anh ấy đã cứu mạng tôi lần thứ ba khi anh ấy từ chối đưa tôi tới trại lính Moncada, thay vào đó anh ta đưa tôi tới Vivac.

Và thế là tôi bị giam ở trong nhà tù của tỉnh ở Boniato, rồi sau đó phiên tòa xét xử bắt đầu diễn ra, vào ngày thứ hai, 21 tháng 9 năm 1953, tôi tự bào chữa cho mình. Và với tư cách Luật sư bào chữa tôi bắt đầu vặn hỏi chính những tên ác ôn và tay sai đó, tất cả những nhân chứng, đó là một cảnh tượng thật ngoạn mục... Bọn chúng tức điên không chịu nổi, chúng đã phải đưa tôi ra khỏi phòng xử án vì chũng không thể ngăn tôi lên tiếng buộc tội chúng. Sau đó chúng chỉ xử một mình tôi, cùng một người khác bị thương, trong một căn phòng nhỏ ở Bệnh viện.

Ông tự bào chữa cho mình? Ông không hề có Luật sư à?

Tất nhiên là vậy, và tôi đã vạch mặt chúng một cách đanh thép.

Và ông đã kết thúc phần tự bào chữa của mình với bài nói ngắn, “Lịch sử sẽ bào chữa cho tôi” .

Tôi đã nghĩ rằng bất kỳ lúc nào chúng cũng có thể làm điều gì đó thật tồi tệ, và trong nhà tù ở Boniato, nơi tôi đang bị giam giữ, khi chúng cấm tôi nói chuyện với những đồng đội của mình ở cùng một khu nhà giam và hàng ngày trông thấy họ đi ngang qua xà lim của mình, tôi đã bắt đầu tuyệt thực. Và tôi nói rõ yêu sách của mình. Thế rồi chúng lại biệt giam tôi lần nữa. Tôi phải nằm trong xà lim biệt giam thêm bảy mươi lăm ngày; không ai được phép nói chuyện với tôi. Nhưng tôi vẫn xoay xở tìm được cách duy trì kênh thông tin liên lạc tối thiểu.

Thỉnh thoảng chúng còn phải thay đổi những người lính gác tù vì tôi đã kết bạn với một số người lính gác, thế là chúng kiếm thêm những tên ác ôn, đặc biệt là những tên căm ghét tôi đến tận xương tủy, nhưng chính trong những tên mới này cũng có một người trở thành bạn của tôi. Ba năm sau đó, anh ta ở lực lượng bộ binh trong trận đánh Maffo cuối năm 1958, và lực lượng của chúng tôi đã bao vây anh ta. Tiểu đoàn tăng cường của anh ta đã chống cự rất quyết liệt. Anh ta đã kết bạn với tôi trong tù ở Boniato; anh ta là một trong những người guajiritos trong nhóm lính cứng-như-đinh được cử tới canh gác chúng tôi.

Mỗi khi chúng tới để mang thức ăn cho tôi trong giai đoạn tôi đang tuyệt thực, tôi lại quát vào mặt chúng, “Tao không muốn thứ thức ăn đó, hãy bảo Chaviano tự đi mà tọng vào hậu môn hắn ấy” - Chaviano là tên chỉ huy bốt gác. Tất nhiên là khi đó tôi dùng một từ thông dụng và tục tĩu hơn nhưng không tiện nhắc ra đây. Có thể ông thấy thật điên rồ, nhưng ông phải hiểu trạng thái cảm xúc của chúng tôi trong hoàn cảnh bị giam cầm khi đó, vì chúng tôi đã biết tất cả những gì chúng gây ra, những thủ đoạn tra tấn tàn khốc và những tội ác ghê tởm chúng đã làm đối với đồng chí của chúng tôi...

Khi đó chúng tôi như người đã chết rồi, nên có những hành động liều lĩnh như của tôi cũng chẳng hại gì. Tôi phản đối sự đàn áp dã man của chúng bằng cách tuyệt thực. Và kết quả là chúng đã phải chú ý đến tôi, rồi sau đó chúng cho phép tôi gặp Haydee, Melba và một vài người khác. Qua những đồng chí này tôi được biết rất nhiều chuyện đã xảy ra mà tôi hoàn toàn không hay biết, những chuyện ảnh hưởng rất lớn đến phiên tòa xét xử tôi. Tất nhiên là trước đó tôi đã tuồn những mẩu giấy nhỏ ra ngoài - thỉnh thoảng tôi lại ném ra ngoài một mẩu, bao giờ cũng có một người lính gác bên ngoài, nhưng nhóm tù nhân chúng tôi vẫn xoay xở liên lạc được với nhau. Cuối cùng chúng phải đồng ý để tôi nói chuyện với những người khác thì tôi mói chịu ăn tiếp. Nhưng những tên cai ngục tàn ác đó chỉ giữ lời hứa trong vòng có hai mươi bốn tiếng đồng hồ và sau đó chúng lại biệt giam tôi. Nhưng tôi chiến thắng trong một trận đánh, vì vậy tôi không việc gì phải quay lại với cuộc chiến tuyệt thực của mình. Có thể đó chính là những gì chúng muốn tôi làm, vì lý do gì thì tôi cũng không biết.

Trong suốt những ngày đấu trí căng thẳng với kẻ thù, một trong những tên sĩ quan cao cấp ở đó đến nói chuyện với tôi. Ông có biết hắn đã nói gì không? Hắn bảo, “Anh là một người tử tế, một người được học hành; thật không thể tin được, đừng có nói những lời thô tục như thế chứ”. Tất cả những gì tôi gào thét chửi rủa bọn Giám thị ở đó ngày ba lần đã khiến chúng lo lắng thực sự. Có thể nghe thấy tiếng tôi chửi rủa khắp trong tù, tất cả mọi người, từ lính gác, tù nhân những nhân viên dân sự ở đó, đều nghe thấy. Ai cũng mệt mỏi và chán nản.

Tôi vẫn có một ít sách in để đọc, mặc dù điều đó bị cấm tiệt. Đến lúc này tôi càng cảm thấy biết ơn vì những kiến thức tôi đã tích lũy được khi còn là một sinh viên ngành Khoa học Xã hội và Khoa học Chính trị, những kiến thức đó ít nhiều giúp tôi khuây khỏa trong thời gian ngồi tù. Tôi còn có cả những tác phẩm của Marti.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #79 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2013, 04:02:56 pm »

Giả sử như chiếm được trại lính Moncada, các ông định sẽ làm gì?

Nếu như chiếm được trại lính Moncada, thì sẽ có đến hơn 3000 món vũ khí rơi vào tay chúng tôi. Hãy nhớ là tất cả chúng tôi đều đóng giả làm các Hạ sĩ quan. Một lời tuyên cáo của các “Hạ sĩ quan nổi loạn” sẽ gây rúng động hàng ngũ kẻ thù, những kẻ bị chúng tôi bắt làm tù binh, cùng với tên tuổi và các thông tin mà chúng khai ra, sẽ là đánh điện báo cáo gửi tới bọn chỉ huy của tất cả các đơn vị quân đội trong toàn tỉnh, làm chúng tưởng rằng lại có một cuộc “Binh biến của các Hạ sĩ quan” - mà như tôi đã nói, đó là một sự kiện có tác động lịch sử rất quan trọng đến nước Cộng hòa Cuba. Chúng tôi sẽ dành nhiều thời gian và công sức cho việc tung ra những thông tin sai lệch khiến tất cả phải hoang mang.

Ngay sau đó chúng tôi sẽ bắt đầu tuyên bố ai thực sự là người đã đánh chiếm thành công trại lính Moncada. Có nghĩa là chúng tôi sẽ công khai tuyên bố lực lượng của chúng tôi là những ai. Đồng thời, toàn bộ số vũ khí tịch thu từ trại lính sẽ được phân phát ra khắp thành phố để bảo vệ chúng tôi khỏi một trận không kích của kẻ thù - đề phòng chúng tổ chức ném bom vào khu trại lính, mà chắc chắn chúng sẽ làm như vậy - có thể chắc chắn một điều rằng chúng sẽ không thèm quan tâm đến sinh mạng người của chúng đang bị chúng tôi bắt giữ làm tù binh.

Kế hoạch của chúng tôi là ngay lập tức chuyển vũ khí ra khỏi Moncada và phân chia rải rác chúng ra nhiều tòa nhà khác nhau trong thành phố, vì nhiều khả năng đòn phản công đầu tiên của kẻ thù sẽ là dùng máy bay ném bom. Chúng tôi không lo nhiều về đường sắt vì tuyến đường đó rất dễ bị gián đoạn bằng cách phá hoại; tuy nhiên chúng tôi rất lo lắng về con đường Quốc lộ Trung tâm, kẻ thù hoàn toàn có thể gửi quân tiếp viện đến để tiến hành phản công bằng cách huy động Trung đoàn đóng ở Holguin và những căn cứ khác rải rác trong vùng. Đó là lý do tại sao chúng tôi phải tấn công Bayamo. Bayamo có vị trí cực kỳ then chốt, vì nó kiểm soát cây cầu bắc qua sông Cauto nằm trên tuyến đường Quốc lộ Trung tâm. Khi đó chắc chắn thị trấn sẽ nổi dậy, chúng tôi không việc gì phải nghi ngờ về điều đó, vì bất kỳ ai nổi dậy chống chế độ độc tài của Batista chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của quần chúng ngay lập tức.

Vậy là ngay từ đầu chúng tôi đã đóng giả làm các “Hạ sĩ quan”, và từ bên trong trại lính Moncada, trong khoảng thời gian vài phút đầu tiên, không ai có thể biết được là có chuyện gì đang diễn ra. Từ đó chúng tôi sẽ gửi điện tới tất cả các đơn vị quân đội trong vùng.

Bằng chính thiết bị thông tin liên lạc của chúng.

Vâng, bằng chính đường dây thông tin liên lạc của quân đội chính quy. Với việc sử dụng tên gọi “các Hạ sĩ quan của trung đoàn XYZ”, chúng tôi sẽ thông báo tới toàn thể các doanh trại và căn cứ quân sự xung quanh, để gây ra tình trạng hoang mang và lộn xộn đến mức làm cho bọn chúng hoàn toàn tê liệt không kịp phản ứng gì trong khi chúng tôi vận chuyển vũ khí ra ngoài.

Thoạt tiên ai cũng sẽ đinh ninh đó đúng là một cuộc binh biến của các Hạ sĩ quan và chắc chắn tất cả các đơn vị quân đội sẽ hoang mang, náo loạn.

Rồi trong vòng ba đến bốn tiếng sau đó, chúng tôi sẽ công khai danh tính thực sự của mình và điều đầu tiên chúng tôi làm sẽ là cho phát lại bài phát biểu của lãnh đạo Đảng Chính thống ngay trước khi ông tự sát.

Eduardo Chibas.

Chúng tôi sẽ cho phát lại những lời cuối cùng của ông qua Đài phát thanh Santiago.

Các ông định đánh chiếm cả Đài phát thanh.

Tất nhiên, đó là một trong những mục tiêu cơ bản. Một khi đã chiếm được Moncada.

Sao không tiến hành đồng thời?

Không, không cần thiết phải làm như vậy! Trước hết chúng tôi phải tập trung lực lượng đánh chiếm bằng được khu trại lính, sau đó chúng tôi sẽ có thể chiếm các mục tiêu khác.

Ban đầu chúng tôi chỉ cần đưa ra những tuyên bố trong phạm vi hẹp, một bản thông cáo của “các Hạ sĩ quan” từ Trung tâm liên lạc trong trại lính mà chúng tôi đã chiếm được, tạo nên tình trạng hoảng loạn và hoang mang cực độ trong hàng ngũ binh lính của kẻ thù.

Sau hành động đầu tiên đó, tất cả mọi người đều cho rằng nội bộ quân đội đang đấu đá lẫn nhau, và chính điều đó sẽ gây không khí hoảng loạn và hoang mang trong hàng ngũ kẻ thù trong khi chúng tôi tiếp tục tập hợp lực lượng và chuẩn bị sẵn sàng cho những bước tiếp theo.

Rồi sau đó, chúng tôi mới chiếm Đài phát thanh. Tất cả tài liệu cần thiết đều được chuẩn bị sẵn sàng: những điều luật mà sau này có được đề cập trong Lịch sử sẽ bào chữa cho tôi 1, lời kêu gọi quần chúng, và mệnh lệnh tổng tấn công, vì thời điểm đã chín muồi, đừng chần chừ hay nghi ngờ gì nữa.

Đó chính là những gì chúng tôi đã làm ngày 1 tháng 1 năm 1959, khi, kẻ thù đã bị đánh bại, những nhà lãnh đạo của chúng tôi phát động cuộc đảo chính ở Havana.

----------------------------------------------------------
1. Tiêu đề “Lịch sử sẽ bào chữa cho tôi” được lấy từ những lời cuối trong bài phát biểu rất dài của Fidel Castro để tự bảo vệ cho mình vào ngày 16 tháng 10 năm 1953, trong phiên xét xứ cuối cùng ở Santiago de Cuba những người bị buộc tội đã tham gia tấn công vào khu trại lính Moncada ở thành phố đó và tổ hợp trại lính Carlos Manuel de Cespedes ở Bayamo, cả hai vụ tấn công này đều diễn ra vào ngày 26 tháng 7 năm đó. Tài liệu này là một minh chứng, một cương lĩnh, lời buộc tội, tố cáo, sự bảo vệ về luật pháp, triết lý và đạo đức cho cuộc đấu tranh cách mạng chống chế độ độc tài. Do vậy, bản thân nó đáng được coi là văn kiện nền tảng của Cách mạng Cuba và là những nội dung quan trọng trong triét lý chính trị và hành động cách mạng ở Cuba và châu Mỹ La-tinh. Xem Fidel Castro, la histoiria me absolvera, với phản chú thích của Pedro Alvarez Tabio và Guillermo Alonso, Havana: Oficina de Publication del Consejo de Estado, 1993. (Chú thích của Biên tập viên Cuba).
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM