Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 04:00:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đất miền Đông: Cuộc chiến đấu trên đường 13  (Đọc 86214 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #80 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2010, 12:19:18 am »

Bình ngồi chồm hổm giữa hầm chữ A, cây M.79 tựa vào vai. mắt nhìn chiếc hầm đung đưa, vặn vẹo. Bọn địch đang ném đợt bom cuối cùng. Bình ngơi lên cửa hầm nhìn sang hai bên- Quả khói bom cuồn cuộn, anh đoán chắc chưa có quả bom nào rơi xuống khu vực trung đội bố trí, nhưng phía trước phía sau, bên phải, bên trái đâu cũng có. Bình không lo pháo bằng lo bom. Đất đã tơi ra. rất xốp. không còn độ rắn. nên dù pháo khoan cũng không đào sâu được Trúng pháo khoan. hầm có bị ảnh hưởng nhưng không bị phá huỷ hoàn toàn, còn bom, nhất là bom đìa thì thật tai hại. Nếu như dứt loạt bom này, không trái nào rơi vào khu vực của trung đội. nhất định bọn bộ binh địch sẽ biết tay. Bỗng một luồng gió rất mạnh thốc vào cửa hầm, đẩy mình ngã sấp xuống, Bình thấy_ù tai. váng óc. ngực đau nhói. ruột gan cuộn lên. Bình vật vã, rồi lịm dần đi. Bình không biết mình ngất bao lâu. nhưng khi tỉnh lại ngước mắt lên. Bình thấy như có ánh nắng lướt qua cửa hầm. Bình chống tay ngồi dậy. đầu chạm vào xà ngang chiếc hầm đã oằn thấp xuống như sắp gãy. Bình nhớ nhanh mọi chuyện xảy ra. giật mình, trườn ra cửa hầm. gắng đứng lên- ánh mặt trời từ phía tây chiếu chếch vào trận địa làm Bình nhói mắt. Bình giụi mắt, điều Bình nhận ra đầu tiên là trời đã về chiều. Bình vẫn đang đứng trên khu vực trung đội bố trí. Trước mặt Bình là hố bom đìa lớn. mấy xác lính ngụy vắt trên miệng hố bom.
Bình nhìn kỹ, nhìn rộng ra trước trận địa trung đội, mặt Bình bỗng tươi lên " Không phải chỉ có mấy xác kia, nhiều lắm - Bình nói thầm - phía Tạo, phía Quỳnh, phía Tân, chỗ nào cũng nhiều" Bình đưa mắt nhìn hầm anh em. không thấy chiếc nào cả. Bình định gọi. nhưng sợ lộ. Bình tin bọn địch chưa chiếm được vạt đất này. tức là anh em còn sống. Xác lính ngụy vắt trên miệng hố bom nói lên điều đó Bình đưa mắt nhìn về hai phía- Phía chốt Mỹ. một đám địch bám được bờ tường ủi đang đào công sự đặt súng máy. Phía cống ông Tề. chừng một đại đội đang theo đội hình hàng dọc bò lên khoảng hở giữa Bình và Lê Cam. Lát sau. trước mặt Bình cũng có chừng một đại đội nữa bò lên. Chúng chỉ cách Bình hơn trăm mét.
Thế là mình không tham gia được từ đầu - Bình nghĩ thầm - may sao đã tỉnh lại, cũng còn kịp chán.
Các loại vũ khí vẫn còn nguyên. Bình dồn về góc phải cho dễ lấy, và cầm cây M.79 đặt -lên cửa hầm. Bình nhìn cả ba hướng. quyết định cách đánh. Nhưng phía trước mặt và phía bên phải bọn địch đã dừng lại. chúng đào công sự. Hình như chúng đang chờ lệnh Bình hiểu bọn địch đang chuẩn bị thật chu đáo cho trận tiến công cuối cùng trong ngày. Bình chăm chú theo dõi mọi hoạt động của hai đại đội địch- Nhưng, mắt Bình bỗng nhòa đi. Bình không nhìn thấy địch nữa, chỉ thấy đất là đất màu đất nửa xám nửa nâu trải rộng ra trước mắt Bình. Bình đang trôi trong sự so sánh hư hư thực thực. Thật ra màu đất trước mắt không giống như mắt Bình nhìn thấy. nhưng không hiểu sao. những mẩu ký ức chìm sâu trong người, đột nhiên hiện ra. một sự liên tưởng hiện ra, những hình ảnh quê hương hiện ra. những kỷ niệm cũng hiện ra. Và. đột nhiên hình ảnh Loan từ chỗ nào đó trong trái tim của Bình cũng hiện ra. ' Không - Bình lắc đầu – mình không hẹn gì với cô ta, cô ta cũng không hứa gì với mình. Có lẽ cô ta đã quên mình rồi. đừng nghĩ tới nữa ".
Bỗng một loạt pháo trùm xuống vùng đất xung quanh làm Bình sực tỉnh. Hình ảnh Loan vụt biến mất. Bình chớp mắt. Anh lại nhìn thấy bọn địch đang ở tư thế chuẩn bị bò lên. Bình thở một hơi mạnh, tức ngực quá. bụm miệng nhưng không nén được. Bình khạc một cái. một cục máu màu đỏ bầm bệt  vào đất trên miệng hầm. Bình lau miệng. đưa cây đại liên đuôi cá đặt bên cạnh cây M.79- Chiếc băng đầy đạn dài như một con rắn, thòng xuống tận đáy hầm.
Đại đội địch phía bên phải bò nhanh quá. chúng chỉ cách Bình chừng dầm chục mét. chúng đang bắn các loại súng cối vào sườn Lê Cam. Bình nghiến răng lại. ướm báng súng vào vai. hướng mũi cây đại liên vào lưng, vào sườn đại đội địch đang phơi ra trước mặt. Bình nhấc chân, tìm tư thế đứng thật thoải mái. Bình chùi mắt nhìn cho rõ, chùi cả hai bàn tay nhớp nháp mồ hôi vào quần để nắm súng cho chặt. Bình ghì báng súng vào vai. nửa người trên như đè lên súng, Bình nhìn đội hình địch lần nữa. chọn nơi mạnh nhất của chúng. Bình rít qua kẽ răng:
- Này quân chó đẻ kia, tao vẫn còn sống đây!
Bình nheo mắt lại. từ từ siết cò- Cây đại liên đuôi cá bất thần rít lên từng chập dài, tuôn ra những tràng đạn rất căng, phạt ngang vào sườn, vào lưng đại đội địch. Cùng lúc đó phía bên trái, tiếng trung liên, rồi tiếng tiểu liên cũng đột nhiên nổ giòn. Bình mỉm cười
Thằng Quỳnh, thằng Tạo vẫn còn sống. chắc chúng nó sướng lắm!".
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #81 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2010, 01:26:01 am »

III

Các mũi tiến công của địch bị đánh bật về tuyến xuất phát, cách trận địa chừng trên dưới trăm mét. Bọn địch đang đào công sự. Trời đã về chiều. ánh nắng tắt dần. những đám mây màu chì tụ dần thành từng mảng lớn chậm chạp kéo qua bầu trời. toả xuống trận địa một màu sâm sẫm. Bọn địch đã ngừng tiến công, nhưng Lê Cam vẫn đứng như trồng ở cửa hầm. Phải cảnh giác! Bọn địch không rút về tuyến sau như các đợt tiến công trước. Tụi nó ở lại bám lấy tuyến xuất phát.
Chúng định áp dụng chiến thuật gì đây? Lê Cam lừ mắt từ phải qua trái- Anh bổng nhếch mép cười nửa. giọng thách đố:
- Mày óanh " tới mức đó mà không lấy được cống ông Tề, mày nghĩ sao hả Tư?
Lê Cam tưởng như Lê Văn Tư đang khoanh tay cúi đầu trước mặt anh. và anh đang nghiêng đầu nheo mắt nhìn hắn. Còn tụi mày. thằng Hoàn, thằng Học, thằng Bình. tất cả đại đội đều đã "oánh" rất giỏi. Nhất là thằng Bình mày biết cất dành cái miếng lợi hại đó. mày biết dùng nó đúng lúc cần phải dùng. Cây đại liên đuôi cá của mày đã chém một nhát sâu vào mạng sườn tụi nó đúng lúc bên này gay go. Nhưng mày chém chưa đứt, tao đã thấy một chớp lửa xanh loé lên ở chỗ mày. mày có sao không Bình ơi? Sao mày không bắn tiếp nữa?
Lê Cam muốn gọi to, nhưng anh không gọi được. Tụi địch ở gần quá Lê Cam giậm chân, đầu lắc qua lắc lại. tay bóp vụn từng cục đất. Anh nóng ruột, anh bồn chồn. Anh lấy đất bột cháy đen trát lên mặt, lên tay, lên bắp đùi, trải khắp quần áo. anh vừa trát vừa nói với Thận:
- Nè Thận, mày ở nhà, tao sang bên thằng Bình coi sao.
Không nghe Thận trả lời. Cam cúi xuống. anh đá vào chân Thận
- Nhỏ. ngủ sao mày?
Thận choàng dậy:
- Địch tiến công hả anh?
- Đâu có tụi nó đang đào hầm. gần tối rồi. chắc tụi nó thôi luôn. Nhưng mày dậy đi, tao sang thằng Bình đây, nóng ruột không chịu được.
- Để em đi cho.
- Để tao đi. mày theo dõi cho chặt nghe, tụi nó nằm la liệt trước mặt kia.
Lê Cam cầm AK, anh lấy một cục đất tung ra ngoài. lắng nghe động tĩnh. Cục đất vừa rơi xuống thì một loạt M-16 từ đâu đó vọng tới. đất rơi mù trước mặt. Lê Cam ép sát mình xuống cửa hầm trườn lên. anh nằm gọn trên mặt đất, bắt đầu trườn đi. Nhưng anh vừa mới dũi lên được một mét. thì tất cả các loại súng bộ binh của địch đã nổ ran. đạn vây bọc xung quanh. Thận vươn tay ra nắm lấy bàn chân Lê Cam kẻo anh xuống hầm:
- Chưa đi được đại đội trưởng ơi. Trống trơn thế. chúng nó thấy rõ lắm. Đánh nhau cả ngày không sao. Em không cho đại đội trưởng đi đâu.
Lê Cam thở dài đánh sượt. mặt nhăn lại:
- Chịu thua nó sao mày?
- Đâu phải thua. đại đội trưởng - Thận cãi - Nán lại chút nữa an toàn hơn. Đại đội trưởng nghỉ đi. em quan sát cho.
Lê Cam không còn cách nào khác. anh ngồi xoài xuống hầm, lưng tựa vào vách. mắt lim dim. Hơn mười năm trước đây, Lê Cam là diễn viên của một đoàn xiếc ở Sài Gòn. Chuyện Lê Cam trốn khỏi Sài Gòn, nhảy lên rừng vào Quân giải phóng như thế nào, cả trung đoàn ai cũng biết. Nghề làm xiếc đã luyện cho anh sự nhanh nhẹn, dẻo dai. mưu trí. Anh biến hóa các tư thế, các động tác một cách đột nhiên, bất ngờ, không một tay trinh sát. đặc công nào theo kịp. Lại thêm cái vốn kinh nghiệm chíến đấu phong phú, sự hiểu biết tường tận tính năng tác dụng từng loại súng của địch, các kiểu cách bắn của chúng, nên Cam di chuyển trên trận địa cũng tài giỏi như làm xiếc. Thế nhưng lúc này, Cam phải bó gối. Bọn địch ở gần quá trận địa đại đội bị bom đào xới, một số hầm phơi cả cây que lên. Hàng trăm mũi súng đang chĩa vào từng tấc đất trên trận địa. Thận nói đúng. nóng ruột hay liều lĩnh lúc này là phiêu lưu. Nguy hiểm. Bây giờ không phải lúc làm xiếc!
Mắt lim dim nhưng Lê Cam không ngủ, anh đang nghĩ tới từng anh em trong đại đội. Không biết Lê Cam đang nghĩ về ai. nghĩ chuyện gì, nhưng bỗng anh mở mắt nhìn Thận. anh nói:
- Nè Thận, tao thấy mày đủ tiêu chuẩn đảng viên rồi đó, hôm nào ngơi ngơi mày làm đơn đi.
- Làm đơn xin vào đảng à đại đội trưởng? Em còn kém lắm, chưa xứng đáng đảng viên đâu.
Cam xuỳ một tiếng:
- Kém chi nữa. gần sáu chục ngày nay. mày có rời trận địa giờ nào đâu, mày đánh giỏi. mày gan, mày như đại đội phó của tao. ông Khiêm không về, tao quên cả nhiệm vụ bí thư chi bộ.
Thận cười:
- Thì đại đội trưởng vẫn làm tốt cả nhiệm vụ bí thư chi bộ rồi còn gì?
- Làm tốt? Mày dẫn chứng tao nghe coi.
- Đây nhé đại đội trưởng gương mẫu này, đi sát anh em, động viên chỉ bảo anh em cách đánh này, thương anh em. đoàn kết với anh em này, lãnh đạo đại đội giữ vững trận địa này. Như vậy không tốt sao?
- Tao tưởng những việc đó là của đại đội trưởng chứ mày?
- Em nghĩ đại đội trưởng hay bí thư thì công việc cũng như nhau, cuối cùng phải làm sao cho đại đội giữ vững trận địa. làm tròn nhiệm vụ trên giao-
- Mày có nghe anh em nói gì về các đảng viên không? Mày có ý kiến gì không?
Thận im lặng một chút rồi nói:
- Với các anh đảng viên khác anh em khen. chỉ có anh Hậu-
- Ờ thằng Hậu, đúng đó Thận ạ. Tao biết nó sợ chốt chặn, tao có nói với nó vài lần. nhưng làm sao cho nó hết sợ thì tao chưa có cách. Mày có cách gì không?
Thận lắc đầu:
- Em chịu.
- Để tao bàn với thằng Hoàn coi sao. còn mày, nhớ làm đơn đi tao là người giới thiệu thứ nhất, tao tin chi bộ sẽ đồng ý, đảng uỷ cấp trên sẽ đồng ý. Đảng không kết nạp những đứa như mày, như thằng Thư thì kết nạp ai?
- Để em nghĩ đã. em còn phải rèn luyện nhiều nữa. mới xứng đáng đảng viên. Đôi lúc em vẫn sợ chết đấy. đồng chí bí thư không biết được đâu-

Cam nhìn mái tóc rồi bù của Thận, anh mỉm cười. nghĩ sang chuyện khác. Im lặng một chút Cam hỏi:
- Nè Thận. mày đoán xem bên chỗ thằng Bình, bên chốt Mỹ thế nào?
- Bên chốt Mỹ thế nào em không biết, chứ bên chỗ anh Bình em thấy giỏi quá. em thích nhất cú đại liên lướt sườn. Cây đại liên ấy mới toanh đại đội trưởng ạ_
Cam lẩm bẩm:
- Đại đội nào ở trong chốt Mỹ kìa? 116 - 117 - 118 Thằng Kỳ, thằng Đại? thằng Kiên? Này Thận. rồi tụi mình phải hỏi cho được đại đội nào giữ chốt Mỹ ngày hôm nay.
- Hỏi làm gì anh?
- Hỏi để hoan hô nó, để trả ơn nó, không có tụi nó lướt sườn vào mũi tiến công thằng Bình, thì thằng Bình khó giữ được nơi tiếp giáp đó, thằng Bình không giữ được. thì làm sao thằng Bình lướt sườn vào tụi đánh anh em mình. Phải vậy không? Trung đoàn chỉ nhắc một câu chú ý các nơi tiếp giáp. vậy là thằng nào cũng hiểu ra ngay, phối hợp không chê được. cứ như làm xiếc ấy mày ạ. Đúng phải hỏi cho được đại đội nào của Tiểu đoàn 18 ở chốt Mỹ. nó là thằng lập công to nhất trong trận ngày hôm nay. Phải hỏi để trả ơn. tao còn sống tao sẽ trả, đời tao không trả được. tao nói với con tao-
Thận bật cười:
- Ơn với huệ gì. đó là trách nhiệm phải chi viện cho nhau-
Cam lắc đầu. đập tay vào đùi, nói như gắt:
- Sao mày nói vậy? Sao lại không gọi là ơn được? Hai đại đội thọc vào hai nơi tiếp giáp. như hai gọng kìm kẹp lại. xe tăng phía trước cứ ủi tới, chỉ còn nước hô khẩu hiệu, rồi rút lựu đạn chia đôi với tụi nó. Tự nhiên có những lưỡi dao thần chém phập vào lưng tụi địch bên trái thằng Bình. thằng Bình có điều kiện chép phập vào lưng tụi địch bên trái anh em mình. Mày cũng thấy tụi nó chết sắp lớp trước mấy cái hầm của thằng Bình chớ? Mày cũng thấy tụi nó chết lơ chơ lỏng chỏng trước chốt Mỹ khi tụi nó tháo lui chớ, chính mày cũng sướng đến phát khóc lên chớ? Sao lại không gọi là ơn được? Tao lên rừng từ năm 63, năm nay 72. mười năm đánh nhau rồi. chưa bao giờ người tao nổi gai như hồi chiều. khi tao quyết định hô khẩu hiệu. chờ chúng nó tới, rồi rút lựu đạn nhảy lên chia đôi. cũng chưa bao giờ tao được nghe những tràng súng máy lạ lùng của thằng Bình. của anh em bên chốt Mỹ quét vào lưng vào sườn tụi địch. Mày đánh nhiều rồi. mày hiểu tiếng súng đó chớ ? Vậy sao không gọi là ơn được?
- Ừ thì ơn, sẽ trả ơn, đại đội trưởng ạ - Thận vừa quay lại nhìn Lê Cam vừa nói tiếp - Với anh với em với cả Đại đội 111 thì được, nhưng làm sao anh tìm được con anh để nói với nó?
- Tìm được chớ - Giọng Cam đây tin tưởng - Tao còn nhiều bạn ở Sài Gòn, tao sẽ hỏi dò.
- Anh có nói với vợ anh không? Biết đâu vợ anh đã thành bà chủ gánh xiếc?
- Chủ thì chẳng đến phần đâu mày ơi - Mắt Cam bỗng như mờ đi, anh thở dài - Tao đồ chừng sau khi đã thèm thằng chủ ném cho vợ tao ít tiền rồi đuổi vợ tao ra khỏi gánh xiếc. chớ đời nào hắn lấy một đứa nghèo khổ như vợ tao. Thằng chủ có tới ba vợ chính thức kia. còn bồ bịch thì không kể xiết. Vợ tao lại chui vào một cái bùng binh nào đó. không ăn xin thì làm chiêu đãi viên. không chiêu đãi viên thì đi bán mình - Cam hực lên một tiếng - Đó mày xem. cứ riêng chuyện của một mình tao cũng phải đánh đến ba đời mới hả giận huống chi là chuyện của cả dân tộc- Tao nói đến trả ơn. vì tao tưởng chiều nay là ngày cuối cùng của đời tao. tao chết thì còn làm sao trả thù được nữa.
Thận thở dài. nhìn đại đội trưởng. Thận muốn khóc. Chuyện của anh Cam ai nghe cũng thương. Chỉ mong sao anh ấy sống được đến ngày vào giải phóng Sài Gòn. Thận chớp mắt. lái sang chuyện khác:
- Chuyện đó tính sau đại đội trưởng ạ. trời sập tối rồi. Anh định sao bây giờ. đường dây đứt. bộ đàm hỏng. làm sao báo về tiểu đoàn? Anh định ở đây hay sao?
- Không ở đây còn đi đâu? - Cam lại nói như gắt, tính Cam vốn vậy. nhưng bụng dạ không có gì. anh em trong đại đội đã quen với lối nói lục cục ấy - Không có lệnh tự động rút thì đứt đầu.
Không có người về báo thì tiểu đoàn sẽ cho người ra nắm tình hình.
- Chắc ở nhà tưởng anh em mình chết sạch rồi đấy anh nhỉ?
- Sao lại tưởng vậy được? Họ nghe súng họ biết chớ - Cam trở người. từ từ nhô đầu lên cửa hầm - ủa. mãi vẫn không tối cho. Thận. mày đưa súng máy ra đây yểm hộ để tao bò sang bên thằng Bình xem sao nhá. nóng ruột không chịu được. nhưng mà thôi. bắn nhau với tụi nó bây giờ chẳng có lợi gì, làm tụi nó chú ý hơn. Chịu lụt thêm vậy.
Cam bậm môi. đấm mạnh vào bờ đất. anh bứt rứt không chịu được Ngoài hầm Cam và Thận đang ngồi. đại đội còn bảy cái hầm khác hai của Bình. hai của Hoàn. một của Hậu, một của thông tin. một của quân y. Trận đánh kết thúc được hơn tiếng, nhưng hầm nào cũng lặng như tờ. Chờ mãi rồi trời cũng phải tối, những tảng mây  đen từ phía tây lần lượt trôi về phía đông. trời chuyển gió, bóng tối lảng vảngtrên trận địa bắt đầu tụ dần dưới những hố bom, mỗi lúc một đen và dày. Cam nắm chặt cây M.79 nói với Thận:
- Đi được rồi Thận ạ. mày đứng ở đây theo dõi cánh Chiến đoàn 46. Chú ý quan sát phía sau bắt liên lạc. coi chừng không bắn lầm nhau đó. nhớ mật khẩu và ám tín hiệu không?
- Nhớ đại đội trưởng ạ - Thận cũng thò cổ lên hầm - Anh cứ phải bò lên cho chắc ăn, đi là chúng nó thấy ngay đấy.
- Ừ thì bò. nào mày tránh ra đi.
Thận lùi lại Cam thu mình rồi bất ngờ trườn lên khỏi cửa hầm nhanh như một con rắn mối. Cam nằm im sau mô đất, vừa quan sát, vừa nghe ngóng. Không thấy động tĩnh gì, Cam bò tiếp. Cam quyết định bò sang bên kia đường. nơi trung đội Bình bố trí, gần khu vực chốt Mỹ. Với những động tác thuần thục. chỉ lát sau Cam đã tụt xuống cái rãnh bên đường. Anh dừng lại đặt tay lên mặt đường. rồi thọc ngón tay vào lớp đất bột. Anh muốn đo xem lớp đất mướn này dày bao nhiêu. Ngón tay anh như một cái thuốn cứ luồn sâu xuống. cho đến khi đầu ngón tay chạm phải mặt nhựa láng mịn, anh mới rút tay lên. và rất ngạc nhiên khi thấy lớp đất mướn sâu tới ngang cổ tay. Anh nhìn con đường 13 chạy về phía nam đen ngòm. hun hút như con đường hầm. Cam bỗng thấy rằng với sự quen thuộc và khả năng của mình. nội đêm nay anh có thể theo đường 13. tránh tất cả bọn địch rải ra trên đường về tới ngoại ô Sài Gòn. Cam mỉm cười nghĩ thầm - Nhưng về một mình thì làm được gì? Phải về với cả trung đoàn, sư đoàn kia. Kỳ thiệt! Cam lắc đầu - Cam từ Sài Gòn ra đi, anh đi theo một con đường vòng. từ Quảng Nam tên Tây Nguyên, từ Tây Nguyên vào miền Đông. từ biên giới miền Đông xuống đây- Sài Gòn chỉ còn cách anh hơn bảy mươi ki lô mét- Để về tới đây anh đã mất trọn mười năm. Và còn phải bao lâu nữa mới về tới Sài Gòn? Cam rút tay ra khỏi những lớp đất mướn, bò qua đường.
   
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #82 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2010, 01:29:44 am »

Vào khoảng chín giờ đêm. từ trong rừng. nơi Tiểu đoàn 19 đặt sở chỉ huy, một đoàn cán bộ và chiến sĩ theo đội hình hàng dọc đi thẳng về phía nam cầu Tàu Ô. Họ mang đầy đủ trang bị chiến đấu. gồm súng. rất nhiều đạn và gạo sấy, ngoài súng. mỗi người còn vác theo một đoạn cây, có người vác hai đoạn. Mang vác nặng nhưng họ đi rất nhanh. họ vừa đi vừa ngã xuống hố bom. hố pháo. Không ai nói với nhau một lời nào cả. Đến điểm cao bên tây đường. một số dừng lại, số còn lại tiếp tục vượt qua đường sang điểm cao bên phía đông. Theo sau họ, các chiến sĩ thông tin mang nhiều cuộn dây lớn. vừa đi vừa tỏa mạng. một số chiến sĩ thông tin khác dùng xẻng lấp đường dây. hoặc nọc những cây có mấu ghìm chặt đường dây lại. Có ba bóng người - Các chiến sĩ dễ dàng nhận ra dáng quen thuộc của họ là Đào - Đại đội trưởng trinh sát, Xương Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 19 và Trung đoàn trưởng Đoàn vũ - Ba người tách khỏi đội hình, đi trên mặt đường vòng quanh điểm cao bên đông rồi sang điểm cao bên tây đường.
Đoàn Vũ đưa Tiểu đoàn 19 vào chiếm lĩnh trận địa chốt cơ bản, cũng là trận địa chốt cuối cùng trên dải chốt chặn Tàu Ô. Mười giờ sáng hôm nay, khi sở chỉ huy trung đoàn mất liên lạc hoàn toàn với chốt Mỹ và trận địa cống ông Tề. mọi người có mặt ở sở chỉ huy trung đoàn lặng hẳn đi. Từ Tham mưu trưởng Diễn. Chủ nhiệm chính trị Hòa. đến các trợ lý đều đưa mắt nhìn nhau. không ai nói gì cả, thỉnh thoảng lại lắc đầu. Không khí từ chỗ nhộn nhịp, căng thẳng. bồng chùng xuống, trầm hẳn đi- Thấy vẻ bi quan hiện lên trên khuôn mặt từng người, Chính uỷ Nguyễn Tính đứng ngay dậy, anh gạt mớ tóc sang một bên. đôi mắt nhỏ nhìn hết người này sang người khác:
- Các đồng chí làm gì mà như sắp đi đưa đám ấy - Anh nắm tay lại. môi thoáng một nụ cười - Cứ cho rằng bọn địch đã chiếm được chốt Mỹ và chốt cống ông Tề đi, thì nội trong ngày hôm nay chúng có lên được cầu Tàu Ô không? Không chứ? Vậy thì việc gì phải buồn thiu như vậy? - Anh bật cười - Chiến sĩ họ nhìn thấy vẻ mặt này của các đồng chí họ không bằng lòng đâu- Họ cười. họ bơ đi đấy. Mất chốt Mỹ. mất chốt cống ông Tề, chiều sâu trận địa còn lại không đầy hai ki lô mét. từ chỗ ta có bảy trận địa chốt. nay chỉ còn có hai. chốt đáy cuối cùng bị uy hiếp trực tiếp từ ba phía, nhưng rõ ràng chúng ta vẫn còn đất để tiếp tục đào trận địa. vẫn còn chốt để tiếp tục giữ kia mà. Lê Văn Tư tưởng dùng chiến thuật luồn lách. tước bỏ chỗ mạnh đánh vận động của ta, hất đẩy ta vào rừng, để hắn dễ dàng dùng hai chiến đoàn thọc hai mũi lên Tàu Ô, nhưng hắn nhầm to. Hắn làm mất thế cũ của ta thì ta tạo thế mới. Hắn phá bỏ chỗ mạnh xuất kích vận động của ta, thì ta phát huy chỗ mạnh xen kẽ. bám sát. Hắn tưởng ta thất thế thì sẽ nản lòng.và bỏ cuộc. nhưng chúng ta không bỏ. trái lại chúng ta sẽ đeo riết, bám riết tới cùng. Lê Văn Tư chắc chắn rất hí hửng khi tạo ra được thế mới này. Qủa cái thế của địch hiện nay rất nguy hiểm. nhưng chỉ nguy hiểm với những kẻ thiếu quyết tâm, hoặc quyết tâm đã lung lay. Còn với chúng ta, tôi nghĩ chúng ta có đầy đủ khả năng làm nản lòng chúng. buộc cả hai chiến đoàn địch lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. Chúng ta hiểu địch, nhưng địch không hiểu chúng ta là chỗ đó. Các đồng chí có hiểu như vậy không? Có đồng ý như vậy không?
Thấy mọi người vẫn nhìn mình bằng những cặp mắt hơi lạ. Nguyễn Tính quay sang Đoàn vũ:
- Anh Vũ. đến lúc rồi đấy anh ạ, anh trình bày quyết tâm mới của đảng uỷ và thủ trưởng đi.
Đoàn Vũ bảo mọi người lên bàn cát. Anh nhặt các ký hiệu biểu hiện lại tình hình chiến sự. đội hình đôi bên qua tin mới nhất. theo quyết tâm của đảng uỷ và thủ trưởng. Thực hiện quyết tâm này. Trung đoàn buộc lòng phải bỏ chốt Mỹ. dùng Tiểu đoàn 18 rải đội hình song song với đội hình của Chiến đoàn 50. thay chiến thuật một chốt. hai vận động. băng chiến thuật ba chốt, mỗi chốt bám chặt một " khúc sườn" của Chiến đoàn 50. Sử dụng biện pháp vây lấn, tấn ép, kết hợp với công kích. tiêu diệt từng bộ phận quân địch, không ngừng nâng đội hình lên thật sát địch, luồn lách vào giữa đội hình của chúng. không để cho chúng trườn lên phía bắc- Dùng đại đội 25 đặc công trung đoàn. thường xuyên tập kích vào từng mắt cái sườn dài của
Chiến đoàn 50, đi tới chỗ mỗi đại đội đóng cho được một cái đinh vào từng " khúc sườn" của địch. Trung đoàn cũng sẽ bỏ trận địa cống ông Tề. rút Đại đội 111 của Tiểu đoàn 19 về giữ chốt cầu Tàu Ô. giao khu vực chốt Mỹ và cống ông Tề cho hoả lực trung đoàn, hoả lực sư đoàn tăng cường. Đặc biệt đoạn đường 13 từ cống ông Tề lên nam chốt Tàu Ô một trăm mét, giao cho một khẩu cối 120 ly đặc trách đảm nhiệm. Tiểu đoàn 17 sẽ giữ chặt tuyến đường sắt, bất cứ tình thế nào cũng không được lùi sang bên này đường sắt, cũng dùng chiến thuật ba chốt. đóng ba cái đinh vào cánh sườn dài của Chiến đoàn 46. Như vậy hai tiểu đoàn sẽ kìm chặt hai con trăn khổng lồ, không cho nó trườn lên Tàu Ô. Riêng Tiểu đoàn 19 dùng hai đại đội giữ hai trận địa chốt bên đường 13, nơi có hai điểm cao. Đại đội bộ binh thứ ba vừa làm nhiệm vụ thay thế. vừa xuất kích đánh vận động trước mặt hai chốt đáy.
- Trọng tâm của chúng ta lúc này là giữ chốt chứ không phải đánh vận động - Đoàn Vũ nói sau khi đã bố trí xong lực lượng và phân tích sơ qua - Với tình hình mới này. với cách đánh mới của chúng ta có những vấn đề gì đặt ra? Anh chống cây chỉ bàn cát  xuống đất. nhìn từng người rồi nói tiếp - Một: địch nóng ruột thay chiến thuật đánh vỗ mặt bằng luồn lách từng đơn vị lớn. mưu toan muốn giải toả nhanh. Nhưng các đồng chí thấy đó, dù lực lượng địch có là hai chiến đoàn đi nữa. nhưng cả đêm, cả ngày luôn luôn bị đối phương đánh riết vào cạnh sườn. chặn từng khúc sườn. thì chúng có thể tự do trườn lên phía bắc được không? Bọn địch không cho chúng ta xuất kích, vận động. thì chúng ta cũng không cho chúng thẳng lưng lên mà đi. Chúng ta sẽ buộc chúng suốt ngày chui rúc dưới đất. Chứng ta có khả năng làm việc đó chớ? Hai: ngoài hai chốt đáy phi pháo địch còn có điều kiện oanh tạc bừa bãi. thì suốt hai cạnh sườn, với sự bám sát và xen kẽ như vậy. rõ ràng giảm bớt tác dụng của súng cối cỡ nhỏ M.79, súng bắn thẳng. mìn, lựu đạn. Đây là sở trường về chiến thuật của chúng ta. Đấy là chưa kể chúng ta sẽ nổ lực chặt đứt sườn địch ra làm hai đoạn, cài chặt từng đoạn, bao vây từng đoạn. Và thứ ba: Đoàn Vũ giơ nắm tay lên, anh nói như kết luận - Các đồng chí đều thấy rõ là việc giữ Tàu Ô từ hôm nay trở đi không phải tính từng ki lô mét. mà tính từng trăm mét một. không phải tính từng tuần lễ, mà tính từng ngày. Chúng ta phải thấy rõ điều đó, để củng cố quyết tâm thật vững chắc.
Nghiên cứu và bố trí xong hai trận địa chốt hai bên đường. Đoàn Vũ, Xương, Đào và chừng mười hai chiến sĩ theo đường 13 đi xuống khu vực cống ông Tề- Đoạn đường này đã được đặt mìn chống tăng từ hồi đầu chiến dịch và sức nặng của người giẫm lên mìn chưa đủ sức làm mìn nổ. nhưng để bảo đảm an toàn bí mật. Đoàn Vũ ra lệnh chia số người làm hai nhóm, đi theo hai rãnh nhỏ hai bên đường.
Tuy mất liên lạc với chốt Mỹ và trận địa cống ông Tề từ mười giờ sáng. nhưng lúc ba giờ chiều ở sở chỉ huy. Tiểu đoàn trưởng Xương vẫn nghe rất rõ tiếng súng máy, tiếng lựu đạn, tiếng B.40 của ta nổ từng hồi dài. Xương khẳng định Đại đội 111 hỏng máy bộ đàm. đường dây đứt, bị thương vong nhiều, nhưng vẫn còn giữ được chốt. Vì vậy việc đưa thêm mười hai chiến sĩ cùng đi xuống cống ông Tề là để giúp Đại đội 111 giải quyết nhanh gọn mọi khó khăn, để Đại đội 111 kịp rút về giữ chốt đáy bên tây đường trước lúc trời sáng. Mười hai chiến sĩ đi theo chỉ mang đòn khiêng và võng, cơm nước để cả ở chốt mới.
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #83 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2010, 11:38:26 pm »

Vì không nắm được tình hình cụ thể. nên đến cách chốt cống ông Tề chừng một trăm năm mươi mét, Đại đội trưởng Đào đề nghị Đoàn Vũ, Xương và anh em dừng lại. Đoàn Vũ thấy phải. anh ngồi xuống rãnh, các chiến sĩ ngồi xuống theo. Đào cũng để cây AK lại. chỉ cầm một trái lựu đạn, trái thứ hai cài ở thắt lưng Đào cởi quần dài. lấy đất và tro xát vào hai đùi, vào cánh tay, rồi khom người dò từng bước. Thấy Đào đi một mình, Tiểu đoàn trưởng Xương cầm ngay cây AK của Đào bước theo sau. Anh không thể ngồi đợi đến khi Đào về.
 Đoàn Vũ ngồi chân co, chân duỗi, ở tư thế nấp cũng nhanh, bắn cũng nhanh và cất mình bước đi cũng nhanh. Bàn tay anh vuốt vuốt lên lớp đất bột dày hàng tấc trên mặt đường, vuốt chán lại bốc từng vốc, vốc nào cũng nặng mỗi vốc có đến năm sáu mảnh thép, Cùng một lúc các giác quan đều làm việc. Mắt nhìn chăm chăm vào đêm tối đợi bóng của Đào hiện ra, tai lắng nghe mọi động tĩnh, tay sờ tìm từng mảnh đạn. còn ruột gan thì bồi hồi. Những gì đã diễn ra trên mảnh đất cách anh chừng trăm rưởi mét? Các chiến sĩ của Đại đội 116 ở chốt Mỹ đã đánh trận cuối cùng như thế nào? Có còn đồng chí nào về được không? Đêm nay Tiểu đoàn 18 có lần ra chốt Mỹ tìm anh em không? Lấy đâu ra người để bổ sung vào những tổn thất ngày hôm nay. Anh bỗng nhớ đến ngày cuối cùng ở Điện Biên Phủ, khi trung đội của anh vượt qua cầu Mường Thanh cũng chỉ còn hai mươi bảy tay súng. Còn hôm nay ở đây, mỗi trung đội chỉ còn bốn năm tay súng, có trung đội chỉ còn bốn tay súng, có trung đội chỉ còn một vài chiến sĩ, đã phải sáp nhập lại. Mỗi đại đội hồi đầu chiến dịch có trên dưới một trăm tay súng. hôm nay cũng chỉ còn vài ba chục, quân số ra chốt đếm một lần trên đầu ngón tay. chứ không phải đếm lần thứ hai. Thế nhưng chưa một ai từ chối ra chốt.
chưa một ai tự động rời trận địa-
Một loạt pháo bất ngờ rít trên đầu. rồi nổ dội lên phía cầu Tàu Ô cắt đứt luồng suy nghĩ của Đoàn Vũ. Anh quay đầu lại nhìn, không biết anh em xuống hầm chưa hay còn lảng vảng trên mặt đất- Những loạt pháo bất ngờ thường rất tai hại.
- Thú trưởng ơi !
Đoàn Vũ quay lại. rướn người lên.
- Đào phải không?
- Vâng
Bóng Đào hiện ra rõ dần. Đoàn Vũ kéo Đào ngồi xuống bên cạnh.
- Tình hình thế nào? Xương đâu? Cam đâu?
Đào vừa thở vừa nói:
- Báo cáo thủ trường anh Xương đang phụ với anh Cam và anh em khiêng thương binh tử sĩ. Thương binh đã đưa về hết khu vực hầm đại đội. tử sĩ cũng đã đặt ở dưới hầm. Hầm chiến đấu bị sụp hết. có hầm tróc cả lên. anh em vẫn giữ vững trận địa, bọn địch không chiếm được hầm nào. nhưng chúng ở gần lắm. Đoàn Vũ suy nghĩ một chút rồi nói nhỏ với từng chiến sĩ.
- Cứ hai người một lần lượt xuống cõng thương binh tử sĩ lên. đến gần phải bò, hết sức giữ bí mật không để địch phát hiện, võng và đòn khiêng để lại.
Anh dặn Đào thật kỹ, rồi lần lượt cắt hai người một đi theo Đào. Đoàn Vũ đi sau cùng. cách cống ông Tề chừng năm mươi mét. anh nằm xuống bắt đầu bò. Anh vừa bò vừa đếm số thương binh tử sĩ anh em đưa lên. Mỗi người cõng một thương binh hoặc tử sĩ sau lưng. Vài phút sau anh em ra khỏi vùng nguy hiểm. Đoàn Vũ bò tới hầm của Cam. Anh ôm chặt lấy Cam. ghé sát miệng vào tai Cam hỏi thầm:
- Địch Ở đâu?
Cam né đầu đưa tay chỉ và cũng ghé sát miệng vào Đoàn Vũ:
- Cách bảy mươi mét. chúng đóng hai cụm mỗi cụm một trung đội. Tôi đề nghị với anh Xương đi tập kích. Thủ trưởng cho ý kiến đi.
Đoàn Vũ quan sát một lúc rồi kẻo Cam ngồi xuống hầm:
- Tập kích cũng ngon đấy- Nhưng thôi, để lần khác. cậu phải về chiếm lĩnh chốt đáy cho kịp- Đại đội còn bao nhiều người chiến đấu được?
- Báo cáo thủ trưởng cả tôi nữa là năm-
- Này. có nắm được tình hình bên chốt Mỹ không?
- Báo cáo thủ trưởng, chúng tôi giữ được trận địa là nhờ anh em bên chốt Mỹ đó. các đồng chí bất ngờ đánh vào sườn một đại đội địch đánh vào trận địa chúng tôi. Nhưng từ chiều đến giờ không nghe tiếng súng nào nữa. Không biết bên đó ra sao?
- Trung đoàn đã triển khai lực lượng theo kế hoạch mới. Tiểu đoàn 19 về giữ chốt đáy.
- Vậy là bỏ chốt Mỹ và cống ông Tề phải không thủ trưởng?
Đoàn Vũ gật đầu. nhưng sợ Cam không thấy. anh lại ghé sát miệng vào tai Cam:
- Các cậu hoàn thành nhiệm vụ ở đây rồi. Thôi, kiểm tra lại lần nữa, nhất là thương binh tử sĩ và vũ khí rồi rút. - Rõ, tôi kiểm tra rồi. thủ trưởng rút trước đi. tôi đi gài lựu đạn sáng mai bọn địch sẽ mò sang. không ăn đòn tập kích cũng phải ăn đòn lựu đạn gài.
Đoàn Vũ bóp mạnh vào vai Cam rồi thả ra. Cam xách một chùm lựu đạn bò lên hầm- Đoàn Vũ quay lại hỏi Xương:
- Cậu chuẩn bị số quân cho Cam chưa?
- Báo cáo chuẩn bị rồi.
- Được mấy người?
- Được mười người, nhưng cậu Biên đại đội phó cứ cáo ốm hoài. không còn ai ra thay Cam.
- Cái cậu Biên ấy thế nào nhỉ? Mình không hiểu được cậu ta.
- Tôi cũng không hiểu được, hơn hai tháng chốt chặn. cậu ta ra chốt được hai lần. mỗi lần một ngày. Cậu Khiêm đi từ hồi Bàu Lòng. nghe nói hỏng cánh tay trái, nên chỉ một mình Cam quần suốt ngoài chôt. Cậu Biên cứ ì ra đó. nên chưa đề nghị trung đoàn nhắc Bình lên được.
- Cả Bình và Hoàn đều lên đại đội phó được. để bọn mình nghiên cứu.
Xương lắc đầu:
- Nhưng cả hai đều bị thương hôm nay rồi. Bình bị thương nặng không biết có sống được không, trúng mảnh ở ngực, Hoàn bị vào tay trái.
- Tiểu đoàn phải chú ý giúp đỡ cậu Biên, có nhiều ý kiến xì xào đấy. cả Hậu nữa, nghe nói đuối lắm phải không?
- Không có Cam và mấy tay kia làm nòng cốt thì gay thủ trưởng ạ. Không biết rồi sẽ ra sao, những tay giỏi. những tay vững vàng đều lần lượt bị thương hoặc hy sinh.
- Phải tiếp tục bồi dưỡng những đồng chí có triển vọng.
Cam đi gài lựu đạn đã về. Cam tụt xuống hầm đưa tay sờ soạng:
- Thủ trưởng còn đây à? Vậy mà tôi định rút đi luôn, may chớ không lại đi tìm nhau suốt đêm- Gài sáu trái thủ trưởng ạ, cứ cho nổ ít nhất là ba, cũng phải được mười thằng. Thủ trưởng còn việc gì ở đây nữa không?
Đoàn Vũ nắm tay Cam kẻo sát vào người:
- Bọn mình chờ cậu, thôi ta đi.
Đoàn Vũ bò lên hầm trước, rồi đến Xương. Cam gài trái lựu đạn thứ 7 vào cửa hầm của mình rồi bò lên sau cùng. cây AK nằm trên lưng. cây M.79 cầm tay phải. cổ tròng túi mìn mo đầy lựu đạn. Chỉ một loáng, Cam đã theo kịp Xương. Một chập pháo lại bất thần rít trên lưng ba người, lao thun thút xuống cầu Tàu Ô. Ý định của dịch phơi bày trong từng loại pháo.

Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #84 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2010, 11:45:15 pm »

CHƯƠNG TÁM

Số thương binh của Đại đội 111 sắp về đến sở chỉ huy tiểu đoàn thì bị một chập pháo chụp gần đội hình. Đoàn Vũ và Xương cùng đi trong đoàn khiêng thương binh tử sĩ. Dứt loạt pháo Đoàn Vũ nhổm người lên hỏi ngay:
- Có việc gì không?
Có tiếng một chiến sĩ ở phía đầu đoàn tải thương nói vọng xuống:
- Có, báo cáo thủ trưởng đồng chí Bình lại bị thương tiếp đấy.
Các chiến sĩ lồm cồm bò dậy. người khiêng, kẻ cõng anh em đi nhanh về sở chỉ huy- Chính trị viên Lâm đã chờ sẵn ở đó, anh bổ sung thêm lực lượng rồi tiếp tục cho đưa thương binh tử sĩ về hậu cứ. Đoàn Vũ theo kịp chiếc cáng thương cuối cùng, anh cúi xuống. nhận ra Bình trung đội trưởng. Một tay Bình đặt lên bụng. một tay nắm lấy mép võng. răng nghiến chặt như gắng sức chống lại cơn đau. Bình nói thều thào:
- Thôi. không.-- phải khiêng nữa. có ai... đấy... không?
- Có - Đoàn Vũ ngồi xuống nắm lấy tay Bình - Mình đây. cậu có nhận ra mình không? Cậu bị thương chỗ nào?
- A... thủ trưởng - Bình nghiêng đâu về phía Đoàn Vũ - Em. Em không nhìn thấy gì. nhưng em... em nghe thủ trưởng nói... Em... khát quá...
Đoàn Vũ hỏi cậu chiến sĩ khiêng thương:
- Cậu ấy bị thương thêm ở đâu?
- Báo cáo thủ trương ở đùi, em băng rồi nhưng máu vẫn ra nhiều lắm.
Đoàn Vũ gọi to:
- Có quân y đấy không?
Có tiếng cậu chiến sĩ nào đó sau lưng đáp ngay:
- Báo cáo. quân y sĩ đi với thương binh của Đại đội 112.
- Thôi Bình đưa tay sờ soạng - Không phải gọi quân y sĩ nữa - Bình thở mạnh. giọng tự nhiên trở lại bình thường - Đây là đâu? Có phải cống ông Tề không thủ trưởng?
Đoàn Vũ đặt tay lên trán Bình:
- Bình ơi, này. đây là sở chỉ huy tiểu đoàn. anh em vừa đưa cậu từ cống ông Tề về đây. Bọn địch chưa chiếm được cống ông Tề đâu Cậu để anh em khiêng cậu đi trạm phẫu cho kịp. _
- Đừng. không phải khiêng đi nữa. Em biết em không sống được đâu thủ trưởng ạ. em sắp chết rồi , em bị thương ở ngực từ chiều - Bình lại sờ soạng. Đoàn Vũ nắm lấy tay Bình - Thủ trưởng ngồi với em một chút nữa, pháo địch trên xe tăng bắn trúng hầm. Em thấy chớp lửa xanh. Cây đại liên còn nhiều đạn lắm. Bọn địch không chiếm được trận địa của trung đội ba phải không thủ trưởng?
- Không, bọn địch không chiếm được một hầm nào hết.
- Hà... tay thủ trưởng đây rồi. Hà... bọn địch không chiếm được hầm nào hết... Em hoàn thành nhiệm vụ rồi phải không thủ trưởng? . Em... khát quá... Em có cái thư trong túi áo. nói với Hoàn gửi giúp em... Em tiếc không sống đến ngày vào Sài Gòn - Em...
Đoàn Vũ cúi sát xuống tận mặt Bình, nhưng anh không nghe  Bình nói gì nữa. Bình nấc lên mấy tiếng, đầu ngoẹo sang một bên, Bình thở hắt ra, Đoàn Vũ lần tay vào ngực Bình, khung ngực trai trẻ vẫn căng phồng, nhưng đã lạnh hẳn đi. Đoàn Vũ nhẹ nhàng gỡ những ngón tay của Bình đang nắm chặt cánh tay mình, anh nắn cho những ngón tay thẳng ra, anh đặt hai tay Bình duỗi dài theo người, vuốt vừng trán đầy đất và máu của Bình. Anh cắn môi để kìm lại tiếng nấc. Đoàn Vũ đứng dậy gần như lảo đảo, giọng anh lạc hẳn đi.
- Bình hy sinh rồi, các đồng chí đưa Bình về hậu cứ đi.
Hai chiến sĩ khiêng thương cúi xuống nâng chiếc võng lên. Họ bước chệnh choạng qua những hố bom hố pháo chồng chéo lên nhau- Đoàn Vũ đứng lặng một lúc rồi đi về phía hầm chỉ huy. Đoàn Vũ đi khỏi, thì từ phía trận địa có một bóng người đi nhanh về chỗ Đoàn Vũ vừa đứng. Bóng người đứng lại nhìn về phía sở chỉ huy vừa lắng tai nghe ngóng. nửa muốn đi vào, nửa không. Vai phải anh ta mang AK. cánh tay trái cộm lên những vòng băng trắng đút qua một vòng dây cũng bằng băng trắng quàng qua cổ. Bóng người đứng chừng vài phút rồi tặc lưỡi đi nhanh về hậu cứ- Bóng người đó là Trung đội phó Hậu.
Trong trận đánh kéo dài suốt từ sáng đến chiều, Hậu không bị thương, một trái bom nổ gần cuốn đi lớp đất trên hầm làm Hậu và một chiến sĩ nữa hơi tức ngực. bị sơ qua như vậy thì mùi mè gì, nhưng Hậu cứ ôm lấy ngực, lùi sau vào phía trong hầm nơi đất còn nguyên. không thò đầu lên cửa hầm lần nào, cho đến khi Cam bò tới gọi, Hậu mới lên khỏi hầm. Nắm được khả năng, tinh thần tư tưởng của Hậu, nên Cam không bố trí trung đội của Hậu ở phía trước và những nơi quan trọng. Trung đội thường ở chếch phía sau đội hình đại đội, làm lực lượng dự bị, vừa chi viện. vừa bổ sung quân số cho hai trung đội  phía trước- Suốt ngày hôm nay tuy không ngoi lên cửa hầm lần nào. không bắn phát súng nào. nhưng Hậu vẫn phải chịu những trận bom pháo giội xuống khu vực trận địa. Ngồi thu mình trong góc hầm. Hậu như người lên cơn động kinh- Mỗi lần tiếng động cơ máy bay gầm rú trên đầu. Hậu co rúm người lại, mồ hôi tháo như tắm. Hậu bịt tai, nhắm mắt, bom nổ xong, Hậu mở choàng mắt, hai tay thúc ngược lên nóc hầm như muốn chọc thủng hầm bỏ chạy- Mấy năm trước Hậu không đến nỗi ngán phi pháo như bây giờ. Một phần vì phi pháo địch không tập trung. một phần vì đơn vị thường đánh vận động, đánh xong di chuyển ngay, rộng đường xoay xở. Bước vào chiến dịch này, Hậu biết sẽ lắm phi pháo, nhưng những trận như Hồng Tâm, Bàu Lòng, Hậu vẫn còn chịu được, tuy có chốt chặn cũng chỉ vài ba ngày và phi pháo cũng chưa nhiều lắm. Từ lúc chuyển về Tàu Ô đến nay, đêm ngày, lúc nào cũng có bom có pháo. Hậu thấy mình như bị nhốt trong một cái túi đầy lửa đạn. Những ngày đầu tuy sợ, nhưng Hậu còn cố giữ để khỏi ảnh hưởng đến anh em- Hậu mong đợi đơn vị bạn đến thay phiên. Hậu hy vọng có một công tác gì đó về phía sau- Nhưng chờ mãi không có ai đến thay. mong mãi không có công tác gì. Hậu nảy ra ý muốn ốm một trận thật nặng, hoặc là bị thương, nhưng bị thương nhẹ thôi, đừng gãy tay, gãy chân, đừng sây sát mặt mày. Hậu sẽ về quân y, về phía sau. về được thì chuyện tìm lý do để khỏi trở lại đơn vị là điều không khó. Nhưng Hậu vẫn không ốm, vẫn không bị thương. Tuy vậy. cũng nhiều lúc Hậu đấu tranh tư tưởng kịch liệt. Gương chiến đấu của các bạn đồng cấp, của ngay chiến sĩ trong trung đội làm cho Hậu suy nghĩ. Những con người ấy cũng thịt xương như mình, nhưng sao họ chịu đựng mọi ác liệt có vẻ thản nhiên như vậy. Họ bình tĩnh, họ xử trí chính xác. họ còn nói chuyện, pha trò, cười đùa với nhau. Những câu chuyện của họ nhiều khi rất rôm rả. Hậu có nghe nhiều tiếng xầm xì, nhiều lời bình phẩm của anh em nước da ông Hậu dạo này tái tợn,  lúc nào ông ấy cũng giật mình ". "ông Hậu nhát quá chừng. nhát hơn cả tân binh", "ông Hậu nghĩ đến chữ thọ nhiều quá sinh ra lầm lì, cáu gắt". Hậu không bỏ ngoài tai những nhận xét ấy. Đôi ba lần hội ý cán bộ, đồng cấp phê bình,
Hậu bí quá nói liều “ Tôi bị bệnh thần kinh không chịu được phi pháo". Nghe Hậu nói ai cũng bật cười. Dư luận Hậu muốn hể chiến đấu đến tai Chính trị viên Lâm. rồi đến tai trung đoàn. Hai lần về hậu cứ xả hơi, Chính trị viên Lâm tranh thủ gặp riêng Hậu. Một lần khác xuống họp với Tiểu đoàn 19. Nguyễn Tính cũng tranh thủ gặp riêng Hậu. Tất nhiên hai ông cán hộ chính trị nói nhiều, phân tích nhiều Hậu hứa khắc phục khuyết điểm. không làm ảnh hưởng đến anh em. Nhưng ra đến trận địa, Hậu lại sợ, nỗi sợ dường như mỗi ngày mỗi nhiều thêm. Cũng có những lúc Hậu tự hỏi " Hay là mình bị bệnh thần kinh thật?" Hậu gõ tay lên đầu. sờ nắn mặt mũi. Tay chân, thử lại trí nhớ. Không, Hậu rất khoẻ, mắt nhìn tính, tai nghe thính. Hậu còn nhớ rất rõ những chuyện vụn vặt hồi con nít, nhớ cả những chi tiết những biểu hiện nhỏ nhất về thái độ, cử chỉ, về tình cảm mỗi lần gặp người yêu. Lúc có điều kiện, Hậu vẫn ngủ rất tốt, đầu không đau nhức gì cả. Quanh co mãi với đồng đội. với cấp trên và chính cả với mình, cuối cùng Hậu đành phải thú nhận rằng mình đúng là quá sợ chết. Đó là vào lúc đêm thật khuya. không có phi pháo, trong hầm cũng như trên trận địa hoàn toàn im ắng. chỉ có tiếng gió thổi ào ào, lọt qua cửa hầm như mang đến nỗi buồn, nỗi nhớ. Đó là lúc Hậu tựa lưng vào vách hầm. nhìn qua cửa hầm lên bầu trời đen, điểm lại những bạn bè lần lượt ngã
xuống, đứa góc rừng này, đứa đoạn đường nọ. Đó là lúc những nỗi khổ cực ở chiến trường, cứ mỗi năm mỗi tăng lên, kéo dài vô tận. và những thèm khát tầm thường từ ngóc ngách nào đó trong người xô ra đòi hỏi.
Càng sợ chết thì Hậu không còn nghĩ được gì ngoài chuyện chết. Bởi vậy nên khi rời khỏi khu vực cống ông Tề- Hậu đã nảy sinh ra một ý định ghê gớm. Hậu định bắn vào tay. Bằng cách đó Hậu sẽ rời khỏi trận địa như một người thương bính. Nhưng khi ướm mũi súng vào tay Hậu bỗng lắc đầu. Trận địa đang im lặng, một phát súng nổ bất ngờ là mục tiêu cho bọn địch bắn pháo tới, với lại như vậy sẽ bại lộ mất.
Khi về đến điểm cao nam cầu Tàu Ô tưởng đại đội được thay phiên, Hậu đã mừng. Nhưng khi thấy Đại đội trưởng Cam kẻo đi nhận hầm và hiệp đồng chiến đấu. thì Hậu bồn chồn không yên. Hậu không có lý do gì để xin về phía sau cả. Hoàn, Bình bị thương. cán bộ trung đội còn minh Hậu và Học. Có xin vì lý do tức ngực Cam cũng không cho. Mà ở lại.-. Hậu bỗng rùng mình- Trận bom. trận pháo ở cống ông Tề ngày hôm nay đã làm Hậu teo hết mật hết gan Chiếm được cống ông Tề, bọn địch sẽ thọc thẳng lên Tàu Ô, bom đạn pháo tha hồ dộng xuống. Chết trăm phần trăm. Trong lúc chưa nghĩ được cách gì, thì pháo địch bắn tới, Hậu nhảy xuống hầm, hai tay sờ soạng, bàn tay chạm phải một mảnh đạn pháo rất sắc Hậu mở trừng mắt nhìn ra cửa hầm. Một ý nghĩ vụt loé lên trong óc- Hậu bặm miệng, cắn răng, cầm mảnh đạn rạch một đường vào phần mền cánh tay trái. Hậu sờ lên vết rạch, chưa có máu. Hậu lại nhắm mắt rạch mạnh lần thứ hai. Lần này thì Hậu thét lên một tiếng. Cậu chiến sĩ ngồi phía trong gọi giật.
- Cái gì thế anh Hậu?
Hậu ném mảnh đạn đi. nói bình tĩnh:
- Tao bị thương vào cánh tay trái, mày lấy băng cuốn giúp
Cậu chiến sĩ băng rất nhanh. không dám riết mạnh sợ Hậu kêu đau, băng xong cậu ta còn cắt đoạn băng khác làm thành cái dây đeo cổ để Hậu tròng tay vào. Hậu thở dài đánh sượt: _
- Cậu sửa hầm đi, tớ lên báo cáo anh Cam.
Hậu bắt đầu rên khe khẽ từng tiếng, răng nghiến chặt cố làm ra vẻ đấu tranh dữ đội với cơn đau, rồi chui lên hầm. Hậu đến thẳng hầm của Cam, từ ngoài cửa Hậu nói một cách khó nhọc:
Báo cáo-.- Báo cáo đại đội. tôi bí thương rồi.
Cam nhô người ra cửa hầm, rồi đứng lên. giọng gắt gỏng:
- Hậu phải không? Bị thương sao?
- Báo cáo đại đội, đợt pháo vừa rồi, mảnh pháo làm nát cánh tay trái - Hậu vừa nói vừa cố chìa cánh tay trái ra- Cam cầm lấy. Hậu vội co lại:
- A..- đau anh-
- Mày ráng ở lại bữa nay đi, không đánh được thì ngồi dưới hầm chỉ huy anh em- Thằng Hoàn, thằng Bình bị thương cả rồi.
- Báo cáo đại đội. tôi sợ vết thương nhiễm trùng, sợ để chậm phải cưa thì nguy.
- Mày muốn xin về chớ gì? Thì về đi. cắn răng lại, đừng có kêu rên, thằng Bình nó nát cả ngực ra, nó có kêu rên gì đâu. Giao trung đội cho thằng Quỳ.
 Hậu đáp nhỏ, ngồi một chút rồi đứng dậy:
- Báo cáo đại đội tôi về.
Hậu nghiến răng thành tiếng, cốt để Cam hiểu Hậu đang cố chịu đau, bước đi chuệnh choạng. Khi biết chắc Cam không nhìn thấy nữa. Hậu đi nhanh về hầm Quỳ. Hậu cúi xuống trước cửa hầm nói vọng xuống:
- Quỳ ơi! ra nhận nhiệm vụ ngay.
- Có tình hình gì thế anh Hậu - Quỳ từ dưới hầm đứng phắt lên vừa hỏi vừa sờ vào người Hậu. Hậu chìa tay trái bó băng trắng ra cho Quỳ thấy- Hậu vừa thở vừa nói:
- Tớ bị pháo dập trúng đậy nè. Tớ báo cáo với đại đội cậu chỉ huy trung đội thay tớ. Tớ về mấy bửa, khỏi vết thương tớ ra. Nhớ động viên anh em giử vững trận địa.
- Anh về một mình sao?
Hậu lắc đầu đứng dậy:
- Còn ai nữa đâu. tớ gắng về một mình vậy.
Quỳ tặc lưỡi:
- Thôi anh về đi cho kịp; trời sắp sáng rồi. Anh cứ yên tâm.
Sở dĩ Hậu không ghé vào sở chỉ huy tiểu đoàn vì sợ tiểu đoàn hỏi. Màn kịch đã trót dựng thì phải diễn cho hết. Hậu về đến cứ của đại đội thì trời đã sáng. Cũng may ở nhà rất vắng. Y tá đại đội hộ tống thương binh lên trạm phẫu sư đoàn. một số anh em khoẻ đi chôn cất tử sĩ. còn lại Hoàn nằm trên võng
và Côi nấu cơm dưới bếp. Chớp thời cơ- Hậu đi thẳng về hầm của trung đội. Hậu nhìn quanh một lần nữa rồi bắt đầu mở băng xem vết thương. Lúc này thì đau thật rồi. máu khô cắn vào băng. Không thấm nước khó mà gỡ hết. Vết thương bắt đầu nhức. không khéo nhiễm trùng thật cũng nên. Hậu buộc băng lại ngồi thừ ra thở dài. Hậu bắt đầu lo, hai vết vạch một sâu. một nông, nhưng không liền nhau- Không có một thứ mảnh nào lại trúng như thế này cả. hoặc găm sâu vào. hoặc cắt hẳn một miếng thịt- Dưới mắt quân y. vết thương này là những dấu hỏi lớn. Họ sẽ hỏi và Hậu trả lời thế nào?
Hậu ngồi lặng im đầu gục xuống. hai vai rũ ra. Hậu xấu hổ thấy giận mình vô cùng. Nhưng Hậu bỗng giật mình. tiếng động cơ máy bay khu trục trầm và nặng mỗi lúc một to dần. Hậu tặc lưỡi rồi đứng dậy lấy bòng xuống. Hậu nhét bao gạo, hăng gô. muối, võng vào bồng, buộc lại. Hậu đeo AK lên cột mắc võng, lùi lại nhìn khẩu súng. thở dài:
Ném lao thì phái theo lao. đành liều vậy". Hậu lên hầm đi thẳng xuống bếp. nét mặt trở lại nhăn nhó, đau đớn. Thấy Hậu. Côi nói:
 - Anh cũng bị thương à?
Hậu gật đầu:
- Mình bị thương lúc gần sáng, trúng mảnh pháo - Này Côi! mình đi quân y đây, có ai hỏi cậu báo giùm nhé. Mình lo vết thương nhiễm trùng quá.
- Anh định đi quân y nào? Còn giấy giới thiệu. giấy cung cấp làm sao?
- Mình lên quân y sư đoàn. Ở trung đoàn nghe nói đông lắm rồi Giấy tờ gửi sau cũng được, cùng sư đoàn lo gì!
- Thôi được anh cứ đi, ít bữa lành lại về.
- Vết thương chắc cũng chóng lành thôi - Hậu đặt tay lên ngực - Nhưng cái này mới lâu Côi ạ. ho ra máu nhiều lắm, một trái bom dập gần hầm, đất đè lên.
- Chết thôi - Cán bộ trung đội anh hy sinh. anh bị thương. Làm sao?
Hậu đứng dậy, quay đi, nhưng sực nhớ.,Hậu lại hỏi:
- Cậu có tiền không?
Côi ngạc nhiên:
- Tiền gì?
Tiền Rịa(l).
- Anh đi đâu tận bên K mà cần tiền Ria, quân y sư đoàn ở gần đây thôi
Hậu tái mặt biết mình lỡ lời. Hậu cười xòa. lắc đầu. rồi mặt lại nhăn nhó:
- Mình nợ thằng bạn trên sư đoàn hơn trăm Ria, có thì giả nó,
không thì thôi. Thôi. mình đi đây, có ai hỏi cậu nói mình lên quân y sư đoàn.
Côi nhìn theo Hậu, gọi to:
- Ăn cơm rồi đi có được không anh Hậu. Kìa, cái ông Hậu này, cứ như là sắp chạy trốn ấy-
Hậu có nghe Côi gọi ăn cơm. Nhưng thôi. ăn uống gì nữa. Đã trót phải trét. Không nhanh, y tá về còn đi đâu được. Hậu xuống hầm lấy bồng, mắt lấm lét như một tên ăn trộm. Hậu tạt vào rừng, cắt đường đi về hướng bắc. Hậu không vào quân y sư đoàn. Hậu sẽ đi ngược lên Lộc Ninh, vào trạm quân y sư đoàn bạn, hay của hậu cần chiến dịch. Ở đó không ai biết Hậu, nói sao chẳng trôi. Vết thương lành Hậu sẽ tính tiếp.
Khu trục bắt đầu giội bom ở phía sở chỉ huy tiểu đoàn. Pháo bầy hết loạt này đến loạt khác dồn dập trút xuống như giả gạo- Hậu đứng lại hướng về phía trận địa lắng nghe. Hậu lẩm bẩm: "Hừ, ở đây tiếng nổ nghe lại to hơn ngoài trận địa, lạ thật" Hậu tặc lưỡi, rồi quay người đi thẳng.

(1) Tiền Riel : tiền K
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #85 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2010, 11:49:48 pm »

Chôn cất xong bốn tử sĩ. Biên bảo anh em về trước, Biên đứng tựa lưng vào gốc cây, đưa cặp mắt buồn bã, thất vọng nhìn từng ngôi mộ. Mộ quay đầu về một hướng nhưng không thành hàng lối. mộ nào cũng nằm gần một gốc cây để sau này dễ tìm. Biên đếm từng ngôi. Đến sáng nay nữa là hai mươi chín mộ, chưa kể hàng chục anh em bị bom pháo làm mất xác ngoài trận địa. Đây là số chết, còn số bị thương gấp đôi thế này. Biên lắc đầu và bỗng tự hỏi: "Bao giờ đến lượt mình? Và mình sẽ nằm bên gốc cây nào trong vạt rừng này?"  Biên giật thót người, rùng mình, đảo mắt nhìn quanh, vẻ sợ hãi. khi câu hỏi ghê gớm đó đột nhiên hiện ra trong óc, bật thành lời trên miệng Biên. Câu hỏi có hai vế, thật rõ ràng, thật cụ thể, thật mãnh liệt. khiến Biên không thể nào lẩn tránh, không thể nào xua đuổi được.

Cán bộ đại đội chỉ còn có hai người. Cam luôn luôn ở phía trước. Đó là lý do chủ yếu để Biên tránh khỏi cái chết. Biên cho sớm muộn rồi cũng sẽ đến lượt mình, bởi vì Biên không thể lẩn tránh ở nhà mãi được, rồi Biên cũng phải ra thay cho Cam, hoặc Cam hy sinh- Nếu việc đó xảy ra, thì hôm nay đứng đây, tự chọn trước cho mình mảnh đất, bên gốc cây nào đó, như câu nói đáng sợ kia, chắc không có gì lạ.
Bốn tháng trước; sau khi giao quân xong, Biên và những cán bộ trong đoàn chuẩn bị trở lại hậu phương. Trong những ngày chờ chuyến đi ra. Biên vào rừng bắn chim, phát hiện được một kho xe đạp thồ đã hỏng. Mấy ngày liền Biên hì hục tháo từng chiếc xe, lấy được hàng ki lô bi. hơn chục chiếc gồm trục, moay ơ, xích líp còn tốt Biên gói lại thật kỹ, cho vào ba lô để cạnh cân mì chính. Số mì chính này phát cho đại đội ăn dọc đường. Biên không chi hết- Với những thứ này mang ra Bắc, chắc chắn Biên có món tiền kha khá. Nhưng sau đó, đoàn cán bộ giao quân được lệnh ở lại, bổ sung cho các sư đoàn đang chuẩn bị chiến dịch lớn. Cầm quyết định trong tay, Biên trằn trọc mấy đêm liền.
Tháng bảy năm 1956. không có hiệp thương tổng tuyển cử- Việc trở về quê hương đột nhiên lùi xa. không còn nhìn thấy cái đích cuối cùng ấy. con đường dài trở nên hun hút. Biên bắt đầu suy nghĩ, chuẩn bị tạo lập cho mình một cuộc sống mới theo ý muốn.
Năm 1964. Biên tốt nghiệp lớp 10 ở một trường học sinh miền Nam, Biên thi vào Đại học Bách Khoa. Cộng thêm điểm ưu tiên. Biên có tên trong số học sinh được chọn đi học nước ngoài. Tháng 8 năm 1964 . Mỹ ném bom miền Bắc, đưa quân viễn chinh vào miền Nam. Nhiều cán bộ. bộ đội miền Nam tập kết lần lượt trở về miền Nam- Thanh niên miền Bắc sôi nổi nhập ngũ, chờ ngày ra chiến đường đánh Mỹ. Trong những ngày chờ đợi. Biên suy nghĩ rất nhiều. " Vào miền Nam đánh Mỹ. tức là mình trực tiếp tham gia việc giải phóng quê hương. những Mỹ mạnh. Mỹ giàu như thế đánh đến bao giờ nó mới chịu thua. Đánh Mỹ nhất định ác liệt. Chắc gì mình còn sống để về quê hương? Còn đi học nước ngoài? ừ đúng rồi - Biên tự nhủ - Có lớp thanh niên trực tiếp vào miền Nam đánh Mỹ, giải phóng đất nước, có lớp thanh niên đi học nước ngoài để sau này về xây dựng miền Nam. Hai con đường ngược chiều nhau, nhưng cuối cùng sẽ gặp nhau  một điểm. Mình lại tránh xa được cuộc chiến tranh. Vậy còn phải suy nghĩ, đấu tranh gì nữa"
Nhưng chiến tranh ngày càng mở rộng, ác liệt, nhiều kế hoạch cũ phải thay đổi, đảo lộn. Biên không đi học nước ngoài- Năm 1966  lệnh động viên cực bộ ban hành. Biên vào bộ đội được
chọn đi học sĩ quan. Biên nghĩ " Thôi không tránh được xa thì phải tránh được gần" Biên ra sức học, tốt nghiệp đạt loại giỏi về các môn lý thuyết, nhất là khả năng huấn luyện. Biên cạy cục xin về một đơn vị huấn luyện tân binh. Với chỗ đứng an toàn này, Biên phát huy mọi khả năng sẵn có. Biên có tín nhiệm trong đơn vị. Biên có thể làm công tác đó cho đến khi kết thúc chiến tranh. Nhưng để trả xong món nợ tinh thần chưa ra chiến trường nên Biên xin đi giao quân cho chiến trường. Hoàn thành đợt giao quân này, hẳn sẽ không còn ai nói bóng gió gì về việc Biên chưa ra chiến trường nữa.
"Chiến tranh làm đảo lộn tất cả" - Biên rút ra được điều đó qua mấy đêm không ngủ - Đảo lộn cả những dự định của cá nhân". Không còn cách nào khác. Biên mang ba lô xuống Trung đoàn 29, rồi xuống thẳng Đại đội 111 làm đại đội phó. Biên xuống đúng ngày làm lễ xuất quân. Khẩu hiệu lớn "tiến sâu. tiến xa. tiến đến thắng lợi cuối cùng" và không khí sôi nổi, phấn khởi, hào hứng cuốn Biên vào đội hình. Biên bỏ lại gói phụ từng xe đạp ở dưới hầm. giao cân bột ngọt cho Côi. "Con đường từ chỗ này về đến quê hương chẳng còn bao xa nữa. Tuy đầy bom đạn, đầy ác liệt. nhưng mình sẽ tìm cách tránh né".
Biên tự an ủi mình như vậy.
Sau lần ngồi hầm. làm nhiệm vụ nhét nút ở cầu Cần Lê trong trận ngã ba Hồng Tâm, tuy chưa có gì ác liệt, nhưng Biên đã thấy trước việc tránh né khỏi bom đạn ở ngay một đại đội bộ binh là một việc hết sức khó khăn, có khi không thực hiện được. Trên đường hành quân xuống Bàu Lòng. nhân lúc nghỉ, Biên tìm gặp Nguyễn Tính. Biên tự giới thiệu rất khéo léo về mình. thăm dò chính uỷ về hai công việc Biên nghĩ ra khi bước lên khỏi chiếc hầm chật chội ở cầu Cần Lê. Việc thứ nhất xin về trường hạ sĩ của sư đoàn. với lý do Biên có khả năng huấn luyện, đã nhiều năm làm công việc đó. Việc thứ hai xin lên trung đoàn, hoặc sư đoàn làm trợ lý dân vận, với lý do Biên người địa phương, thuộc vùng sư đoàn đang tác chiến, Biên có thể cống hiến khả năng vào việc móc ráp cơ sở, nắm tình hình địch. phục vụ cho đơn vị chiến đấu. Lần đó Nguyễn Tính nghe rất chăm chú, vừa nghe vừa nhìn sâu vào đôi mắt Biên khiến Biên chột dạ. Nguyễn Tính cho Biên biết cả hai việc đó đều có người chịu trách nhiệm rồi, việc cần nhất bây giờ là ở lại đơn vị trực tiếp chiến đấu và chỉ huy anh em. Ý kiến dứt khoát của Nguyễn Tính làm Biên thất vọng "à, thì ra ở chiến trường hoàn toàn khác với hậu phương. Hậu phương rộng đường xoay xở, còn ở chiến trường đâu đã vào đó mọi lối đi đều chật hẹp, khó lòng luồn lách". Biên chấp nhận nhiệm vụ ở dưới một đại đội bộ binh như chấp nhận một số phận- ở Bàu Lòng. Biên tham gia mấy trận, Biên nhìn thấy những tên địch đầu tiên bằng mắt. Biên cúi sát đầu xuống cửa hầm để kéo trọn băng đạn này đến băng đạn khác. Biên hiểu thêm rằng việc quật ngã những tên địch kia. việc được đề bạt lên một cấp không phải là một việc dễ. Trong lúc chưa nghĩ được cách gì để khỏi phải ra trận địa, thì chính trị viên Khiêm bị thương nặng đi quân y. Lê Cam tự nhận lấy phần việc ở phía trước, dĩ nhiên Biên nhận phần việc phía sau. Nhưng dù Biên có làm tốt công việc phía sau đến đâu đi nữa, thì vẫn không tránh được những nhận xét. những ý kiến. đến cả những dư luận của những người xung quanh về việc Biên ít ra trận địa. Biên ngại trực tiếp chiến đấu- Biên hiểu trong mắt mọi người, Biên vẫn chưa được công nhận là cán bộ thực sự của một đại đội bộ binh. nghĩa là công việc chiến đấu là nhiệm vụ hàng đầu. dựa vào đó mới kết luận và đánh giá được.
Nguyễn Tính và Lâm chính trị viên tiểu đoàn, một vài lần gặp Biên gợi ý về chuyện đó. Biên không có lý do gì để lẩn tránh. cuối cùng phải nói thật rằng mình hoàn toàn chưa có kinh nghiệm chỉ huy chiến đấu, phải học hỏi và tập dượt dần dần. Biên có thể cúi đầu, ngoảnh mặt trước mọi lời bình phẩm, có thể gan lì trước mọi nhận xét, quý hồ qua được cái chặng chốt chặn Tàu Ô này, rồi sau đó sẽ liệu
Nhưng cái việc ngày nào cũng phải đi khiêng thương binh, chôn cất tử sĩ đã làm cho Biên bị tác động ghê gớm. Mục đích to lớn của chiến dịch xem ra khó đạt được. Cái bề thế của cuộc ra quân mỗi ngày một teo lại. Bọn địch rõ ràng còn rất mạnh, binh lực đông, hoả lực nhiều, cường độ của chiến tranh mỗi ngày một dữ dội. Mặt trận Quảng Trị quân ta đang đi vào phòng ngự. Lính dù, lính thuỷ đánh bộ đang phản kích chiếm lại thị xã Quảng Trị và Thành cổ. Mặt trận Tây Nguyên đang đánh giằng co ở những vùng phía bắc thị xã Kom Tum- Mặt trận đường 13 mắc nghẽn ở An Lộc. Tàu Ô- Bỏ Bàu Lòng, lùi về Ngọc Lầu. Bỏ Ngọc Lầu lùi về Tàu Ô. Bỏ Tàu Ô sẽ lùi về đâu? Lại lùi về biên giới thôi!
Gần năm tháng chiến đấu. nhưng chưa được bổ sung quân số. Mỗi đại đội chỉ còn vài ba chục, quân số trực tiếp cầm súng chỉ được mười lăm người. Gạo tính bữa. đạn tính viên. Nguồn tiếp tế chủ yếu từ hậu phương vào mất hút giữa Trường Sơn. Mỹ dùng mìn phong toả vùng biển, dùng bom đạn phong toả hai tuyến đường sắt vùng biên giới. Có thể Mỹ đã ngăn chặn có hiệu quả sự chi viện vũ khí, lương thực của các nước xã hội chủ nghĩa vào miền Bắc. ngăn chặn có kết quả việc đưa người và vũ khí từ miền Bắc vào chiến trường. Quân Sài Gòn được trang bị thêm những vũ khí tối tân: tên lửa chống tăng, đại bác tầm xa 175 ly. vua chiến trường, máy bay phản lực F.5 và xe tăng hạng nặng M.48. Hy vọng và ước mơ về vùng ven Sài Gòn. Biên vẽ ra trong cái đêm ngồi dưới hầm vứt bỏ mọi thứ phụ tùng xe đạp, xem ra ngày càng xa vời. Còn cái việc ngắm trước một miếng đất, chọn trước một cái cây trong vạt rừng không tên tuổi này sẽ là điều không tránh khỏi.
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #86 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2010, 11:54:47 pm »

Tiếng trọng pháo nổ gần làm Biên giật mình, Biên chớp mắt nhìn xung quanh- Biên như vừa sống qua một giấc mộng. Biên nhìn những ngôi mộ, nhìn thân cây đang tựa, nhìn mảnh đất đang đứng. Biên thở dài ngao ngán: " Mình sẽ không được gặp gia đình nữa sao? Mình sẽ nằm đây. bên cạnh gốc cây này, ngay chổ mình đang đứng sao?". Biên nghĩ thầm và bỗng hết sức sợ hãi, Biên càng mở to mắt nhìn gốc cây, nhìn mảnh đất. Biên lùi từng bước. vừa lùi vừa tự hỏi "Phải chăng đây là điềm báo trước? Là linh tính? Là số phận của mình phải như thế?"  Biên bỗng hét to: "Không. không thể như thế được ta còn cần phải sống, đây không phải là chỗ dành cho ta". Biên hốt hoảng nhìn xung quanh, không có ai cả, chỉ có những ngôi mộ im lìm và tiếng đại bác. Biên lùi thật nhanh, rồi quay đần chạy một mạch.
Về đến cứ. Biên thấy Chính uỷ Nguyễn Tính đang ngồi nói chuyện với Hoàn, Hoàn ngồi trên võng. bàn tay trái đã thay băng mới trắng toát. hình như Hoàn đang kể cho chính uỷ nghe trận đánh ở cống ông Tề. bàn tay đau làm cho Hoàn khó biểu hiện trong khi miêu tả trận đánh. nhưng vẻ say sưa thì bừng lên trên khuôn mặt thông minh, thanh tú. Thấy Biên đi qua, Nguyễn Tính vẫy lại.
- Lại đây Biên. cậu đi đâu về đấy?
Không lẩn tránh được, Biên phải bước tới:
- Báo cáo chính uỷ tôi đi chôn cất tử sĩ.
- Cậu có lấy cái thư trong túi áo Bình ra không?
Hoàn nói ngay:
- Báo cáo chính uỷ, anh em đã đưa cho tôi. Có hai thư. một thư gởi cho mẹ, một thư gửi cho cô Loan, bạn của Bìn,. lúc có điều kiện tôi sẽ gửi.
- Cậu ấy dán thư lại chưa?
- Báo cáo chưa.
- Cậu cho mình xem qua một cái. Cậu xem chưa?
- Báo cáo thủ trưởng tôi xem rồi.
Nguyễn Tính cầm thư. Anh mân mê hai chiếc phong bì làm bằng giấy xé từ cuốn vở học sinh. Anh rút tờ giấy từ trong chiếc phong bì đề gởi cho mẹ. Đây cũng là tờ giấy xé từ cuốn vở, chữ viết nghiêng ngả. không phải viết một mạch. mà viết nhiều bữa- ánh mắt Nguyễn Tính như soi từng chữ:
Mẹ kính yêu của con.
Con định viết thư cho mẹ và gia đình từ ngày chưa bước vào chiến dịch, những công việc chuẩn bị liên miên. không thể nào viết được mẹ ạ. Vào chiến dịch tưởng sẽ tranh thủ viết, nhưng chiến dịch này chúng con đánh suốt ngày này qua ngày khác. Thật là không ngừng, không nghĩ mẹ ạ. Thư này con viết cho mẹ trong lúc đang ngồi dưới hầm ngoài trận địa. sau một ngày đánh lui nhiều đợi tiến công của địch. Anh em đang ngồi. Con khát nước, đốt thuốc mìn lên nấu nước. Tự nhiên con nhớ mẹ và gia đình quá. Con không viết thư luôn cho mẹ vì đường rất xa, dọc đường cũng lắm bom đạn. không biết thư có ra tới nơi không. nhưng lúc nào con cũng nhớ mẹ, thương mẹ và gia đình. Nghe đài. biết bà con quê ta làm ăn giỏi. chúng con vui lắm. Đài đưa chúng con về gần gia đình , về gần quê hương đấy mẹ ạ. Chiến đấu bom đạn nhiều, ác liệt là chuyện thường thôi, mẹ đừng lo gì cho con. Con vẫn mạnh khoẻ, vui vẻ , cùng anh em đồng đội chiến đấu cho đến ,ngày vào được Sài Gòn. Mẹ ơi! Vào được Sài Gòn là xem như con sắp được về thăm mẹ, thăm gia đình, thăm quê hương rồi đó. Đã bảy năm xa mẹ rồi, chắc không lâu nữa đâu mẹ nhỉ!

Bức thư tạm dừng ở đó. Chắc Bình còn muốn viết nữa, nhưng không hiểu sao chưa tiếp tục- Nguyễn Tính rút bức thư thứ hai:
Thân mến gởi Loan
Chào em! Anh viết cho em từ trong một chiếc hầm ngoài trận địa.
...Câu chuyện giữa anh và em. suốt sáu năm qua anh đã kể cho đồng đội nghe không biết bao nhiêu lần - ở chiến trường được nghe chuyện riêng của nhau, giống như được đọc một cuốn sách hay vậy. Em đừng cười, đừng trách, đừng giận, đừng cho rằng những người lính không tế nhị. kém văn hóa. đã đem những chuyện riêng tư cả những chi tiết. những rung cảm nhỏ của mình nói cho
nhau nghe...

Nguyễn Tính đọc lại. lật nhìn cả hai mặt. đây là trang Bình viết ngắn nhất. những dòng cuối ngoệch ngoạc, vội vã. Nguyễn Tính đọc sang tờ thứ ba:
Loan ơi! Em hiểu cho rằng những chuyện chiến đấu, cảnh sinh hoạt ở chiến trường, sự ác liệt, căng thẳng trong bom đạn không phải là cái gì mới mẻ đối với những người lính, những lúc rỗi rãi, bọn anh lục tìm kho kỷ niệm còn ít ỏi của mình. Cái kho kỷ niệm mà mỗi người đều có, nhưng với bọn anh. nó được bổ sung không đều, không cân đối. Tuy vậy cái kho kỷ niệm còn ít ỏi đó vẫn giữ vị trí xứng đáng trong đời sống tinh thần của mỗi người lính ở lâu trên chiến trường. Loan ơi! Trong chiến đấu ác liệt. người lính không giữ riêng cho mình cái gì cả, từ tính mệnh đến tình cảm riêng tư. Người lính luôn luôn đương đầu với cái chết, nên rất quý sự sống, rất quý tình cảm. Người lính khát khao sự sống, khát khao ình cảm. Người lính cũng lại sẵn sàng hy sinh, vi cần phải hy sinh. Có lẽ chính vì vậy mà cuộc sống của người lính ở chiến trường rất mãnh liệt?
Loan ơi! Em đừng cười đấy. Những suy nghĩ trên, như người ra nói - vừa rút ra được trong cuộc sống của bọn anh ở chiến trường đấy. Anh viết ra cho nhớ. Anh nói với chính mình, với chính những người lính!...

Nguyễn Tính đọc sang tờ thứ tư. tờ này Bình viết kín cả hai mặt giấy. gạch xóa khá nhiều.
Anh với em, chúng ta là mối tình đầu của nhau. Sự trẻ thơ đã làm chúng ta không biết nói gì với nhau trước lúc chia tay. Chúng ta không hứa gì với nhau cả. Biết đâu giờ đây em đã khác đi nhiều lắm ?
Bởi vì em không bị ràng buộc bởi cái gì cả. Thế mà đã bảy năm rồi Thời gian giúp anh nhận ra rằng. sự không hứa hẹn gì giữa hai chúng ta là đúng. Anh đã hăm hở ra đi. cũng tức là anh đã vui vẻ nhận lấy sự hy sinh. Không sao cả. Em cứ xây dựng một tổ ấm đi, cư hưởng hạnh phúc chính đáng đó đi, thứ hạnh phúc mà anh đã tự hào là có mồ hôi và máu của chính anh đóng góp. Cuộc chiến tranh rồi
sẽ kết thúc thắng lợi. Tổ quốc sẽ thống nhất. Đất nước sẽ giàu có và hùng mạnh. Cuộc sống sẽ đầy đủ hơn. hạnh phúc của em. gia đình em cũng một ngày mỗi tốt đẹp và phong phú hơn. Những người lính
các anh tin chắc như thế. Những để được như thế, cả dân tộc ta đã phải bền gan chiến đấu đã phải hy sinh. chịu đựng tất cả. Biết bao đồng đội anh, hết lớp này đến lớp khác đã lần lượt ngã xuống, anh
vẫn tin chắc cuộc sống mai sau sẽ như thế. Anh vẫn vui sướng khi tưởng tượng ra hạnh phúc tương lai của em. Lúc đó nụ cười đã tắt trên môi anh. đôi mắt anh đã anh viễn khép lại. và ý nghĩ cuối cùng
anh muốn nhắn gởi với em là, em đừng bao giờ quên anh, đừng bao giờ quên sự hy sinh của những người lính. Có thể em cho là vô lý. anh cũng thấy vô lý! Quyền quên, quyền nhớ là quyền của em, quyền của mỗi người. Việc đó do mỗi tấm lòng thôi em ạ! Loan ơi!... Dù sao chăng nữa. anh vẫn không có một lời nào oán trách em, không một mảy may coi thường em. Còn anh, trong những ngày chiến đấu rất quyết liệt này, những ngày như sờ thấy cái chết, nhiều lúc anh đã gặp lại em từ sâu trong trái tim anh bước ra. ôi chao! Em vẫn Ià cô Loan của những ngày thơ trẻ trước lúc chia tay. Và,anh nói thật lòng nhé, anh vô cùng cám ơn em . . .

Nguyễn Tính đọc lại hai lần trang thư này. anh ngồi lặng đi, nét mặt nghiêm trang- Một lát anh lật tờ thứ năm. Trang thư vẻn vẹn mấy dòng:
Loan ơi! Mấy ngày đêm qua là những ngày đêm ác liệt nhất kể từ ngày anh ra chiến trường. Anh bị sức ép nặng phải vê hầm quân y. Anh thiếp đi không biết bao nhiêu lâu. Anh choàng tỉnh vì sư đoàn đã được lệnh cùng các sư đoàn bạn tiến vào giải phóng Sài Gòn. Nhưng khi mở mắt thì không phải em ạ. Đó là giấc mơ! Bọn anh vẫn còn cách Sài Gòn hơn bảy mươi cây số. Giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam là bọn anh đã trả xong món nợ lớn nhất của người con trai đối với Đất nước. Món nợ thiêng liêng nhất của những thế hệ người Việt Nam chúng ta!
Em ơi! Ngày đó, ngày giải phóng Sài Gòn...

Trang thứ năm Bình chỉ mới viết được đến đó. Có thể lúc đó Cam tới. rồi đêm đó Bình đưa trung đội ra chiếm lĩnh doi đất giữa chốt Mỹ và cống ông Tề.
Nguyễn Tính ngồi im một lúc, anh nhìn lên những tàn cây xanh sẫm. rồi đọc lại hai bức thư. rồi lại nhìn lên tàn cây- Anh cố kìm tiếng thở dài. một nỗi buồn, một tình yêu thương và cả sự kính trọng cùng diễn ra trong lòng anh. Anh gấp những tờ giấy lại. nhẹ nhàng cho vào hai phong bì. đặt trong lòng bàn tay vẻ nâng niu. trân trọng. Đôi mắt anh hiện lên sự phán xét " Mình chưa hiểu được thế giới nội tâm phong phú, đẹp đẽ của anh em - Nguyễn Tính gật đầu - "Mình chưa hiểu hết cuộc sống của anh em ở chiến trường".
Hoàn đọc được điều đó trong mắt chính uỷ, Hoàn thở một hơi nhẹ:
- Em sống với nó hơn ba năm. nhưng đọc hai bức thư này mới hiểu nó thủ trưởng ạ.
Nguyễn Tính mở xắc bỏ hai phong thư vào. anh nói:
- Cậu cho mình mượn vài bữa. rồi mình sẽ giao lại cho cậu, được không?
- Vâng. được ạ.
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #87 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2010, 12:00:36 am »

Nguyễn Tính quay sang Biên đang ngồi hút thuốc. Anh bảo Biên:
- Ta về hầm đi. tôi muốn trao đổi công việc với đồng chí một lát.
- Rõ!
Biên đứng dậy đưa Nguyễn Tính về hầm đại đội. Nguyễn Tính chờ Biên lên ngang mình, anh hỏi:
- Cậu nắm được tình hình chiến đấu của đại đội ngày hôm qua chưa?
- Báo cáo thủ trưởng, tôi mới nắm sơ qua rồi vội đi làm công tác tử sĩ
- Ngày hôm qua đại đội thương vong cao, nhưng là một ngày chiến đấu rất anh dũng. Bọn địch chiếm được một phần chốt Mỹ, phối hợp với xe tăng phía trước và Chiến đoàn 46 bên sườn phải tiến công vào trận địa. nhưng chúng không chiếm được một hầm nào. Anh em rất kiên cường. cậu đã biết những, gương chiến đấu đó chưa?
- Dạ, có biết sơ.
- Rồi cậu phải hỏi kỹ từng anh em, hỏi Hoàn ấy, cậu ta sẽ kể cho cậu nghe- Những gương chiến đấu của anh em củng cố thêm lòng tín cho mình. những người cán bộ trực tiếp chỉ huy họ -
Nguyễn Tính đứng lại. anh nhìn vào đôi mắt Biên - Biên ạ, ở chiến trường người chiến sĩ mất lòng tin thì không chiến đấu được. Người cán bộ chỉ huy mất lòng tin thì không chỉ huy được. có thể phạm những sai lầm ân hận suồt đời- Lòng tin giúp cán bộ chiến sĩ vượt qua được mọi thử thách gay go. Cậu có hiểu điều đó không?
- Báo cáo thủ trưởng. Tôi hiểu.
Biên đáp như một cái máy- Thực tình trong bụng Biên rất lo, có thể chính uỷ đã đoán được những diễn biến trong tư tưởng của Biên, nên mới nói đến lòng tin, đến những gương chiến đấu của anh em. Biên hết sức lúng túng. nhưng vẫn cố làm ra vẻ tự nhiên để Nguyễn Tính khỏi nghi. Biên nói:
- Báo cáo thủ trưởng, đã mấy lần tôi đề nghị anh Cam về nghỉ để tôi ra thay, nhưng anh Cam không chịu về. Anh ấy bảo những công việc ở nhà linh tính quá, anh ấy không thích. Thủ trưởng biết đấy. khả năng chỉ huy chiến đấu của tôi không bằng cán bộ cũ ở đây. tôi chưa từng đánh nhau. Không thể tránh được những khuyết điểm.
Nguyễn Tính dừng lại trước cửa hầm. anh ngồi xuống chiếc ghế bằng tre. Biên cũng ngồi xuống theo. Nguyễn Tính gật đầu:
- Về cậu Cam thì tôi biết. quả là cậu ta thích đánh nhau hơn làm những việc trong hậu cứ. điều đó không phải bây giờ cậu ta mới có. Còn đồng chí, tôi thấy phải cố gắng nhiều- Chiến đấu với hình thức này. không ở ngoài trận địa luôn khó lòng quen được. Vấn đề là phải xác định dứt khoát. rõ ràng. phải học tập anh em -
Anh nhìn Biên bỗng hỏi - Đồng chí đang gặp khó khăn gì phải không? Đồng chí đã được tin gì về gia đình chưa?
Biên chột dạ, nhưng thấy vẻ mặt, vẻ nhìn của chính uỷ không có gì đáng ngờ. Biên nói thong thả:
- Báo cáo chính uỷ tôi chưa tới được cơ quan địa phương để nhờ hỏi tin, còn khó khăn thì không có gì. Chỉ có điều anh em không thông cảm hết hoàn cảnh của tôi, nên có xì xầm điều này, tiếng nọ.
- Về chuyện gia đình thì thư thả rồi hãy liên lạc, mười tám năm còn chịu được. huống là bây giờ đã về gần đây. Còn việc bảo anh em không thông cảm thì mình thấy chính cậu chưa thông cảm với anh em. Cậu xem những tân binh đấy, họ cũng đã chiến đấu đâu, họ cũng đã qua chiến trường đâu, vậy mà trận đầu họ đã lập được công. Vấn đê ở cái này - Nguyễn Tính chỉ lên đầu - và cái này nữa cậu ạ - Nguyễn Tính chỉ lên ngực bên trái - ý chí và quyết tâm, đó là điều quan trọng nhất. Nếu quả cậu có gì khó khăn thì cứ báo cáo thực với tập thể. Tập thể sẽ giúp đỡ, trong cuộc chiến đấu ác liệt này, sống lẻ loi, suy nghĩ lẻ loi, tình cảm lẻ loi sẽ rất nguy hiểm. Cậu hiểu điều đó chứ?
- Dạ hiểu-
- Cậu có thể gặp đồng chí Lâm chính trị viên tiểu đoàn. gặp Hoàn. Cam. cán bộ trong đại đội. cậu gặp tôi cũng được- Anh em đơn vị, tiểu đoàn. trung đoàn sẵn sàng giúp đỡ cậu tiến bộ- Đại đội 111 đã lập được nhiều thành tích trong chiến dịch này. Trung đoàn chúng ta đang quyết tâm làm tròn nhiệm vụ ở đây. đừng làm một việc gì ảnh hưởng đến đơn vị Biên nhé. Cậu hiểu ý tôi không?
- Dạ hiểu.
Nguyễn Tính biết một người như Biên thì khó lòng động viên cậu ta nói thật những điều cậu ta nghĩ. Những điều anh biết về quá khứ của người cán bộ này có thể nói không có gì, nhưng những biểu hiện mấy tháng ở chiến trường của Biên đã làm anh suy nghĩ. Tuy Biên ít ra trận địa, nhưng rất tháo vát trong các công việc ở phía sau- Vì vậy cũng không thể nói gì hơn ngoài những điều anh vừa nói. Anh đứng dậy:
- Thôi mình phải sang Tiểu đoàn 17 đây. Cậu tiếp tục làm việc đi
- Dạ, thủ trưởng về.
Biên đứng dậy đưa Nguyễn Tính đi một đoạn rồi quay lại chui xuống hầm nằm dài ra trên võng, trăn trở, băn khoăn. Biên lẩm bẩm: "ông ấy đã đoán được những ý nghĩ của mình chăng? ông ấy vừa nói gì với mình nhỉ? "

Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #88 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2010, 12:02:56 am »

II

Hoàn dạo quanh khu vực hậu cứ của đại đội. Hơn một tháng không về nhà - Hoàn mỉm cười. nụ cười hết sức bằng lòng - hết sức sung sướng - Có thể gọi là nhà quá đi chứ. mỗi hầm được đắp đất dày trên mặt. san thành nền. mái nhà che kín hầm. lớp lá trung quân, hầm này sang hầm khác đều có hào giao thông, từng đoạn hào giao thông đều có bệ bắn và hầm ếch. vừa để đi lại những lúc bom pháo nhiều. vừa sẵn sàng chiến đấu với bộ binh. Mỗi hầm thùng đều thông với một hầm kèo hết sức kiên cố. Đường đi. lối lại có hàng rào, những chỗ sình lầy đều lát cây. nhà ăn, nhà bếp. Nhà họp đường hoàng - mỗi nhà là một cái hầm lớn không có nắp. nhưng quanh hầm đều có ngách ăn thông với hầm kèo và hào giao thông bảo đảm khi có lệnh sơ tán. trong vòng một phút, anh em tản hết đi các ngả. Trong nhà họp có bàn. ghế, tú lơ khô, cờ tướng. cờ suý Ngoài suối có bến tắm. có sào phơi quần áo dưới bóng cây, có hố vệ sinh cẩn thận, sạch sẽ. Bên bờ suối. trên những vạt đất trống. mọc lên từng đám rau muống. chưa đến mùa rau cải. nhưng Côi vẫn gieo một liếp cải. rau muống rất xanh. rau cải cũng đã mọc được ba bốn lá. Nơi đặc biệt hơn hết khiến Hoàn phải đứng lại rất lâu. vừa xúc động, vừa cảm phục là chuồng lợn và chuồng gà phía sau bếp. Trong chuồng có một chú ỉn chừng vài chục cân. còn gà thì liếp nhiếp khắp rừng. một con gà trống rất đẹp cứ thỉnh thoảng lại đập cánh, vươn cao cổ, nhưng không gáy được.
Thấy Hoàn ngắm nghía một cách tò mò còn gà trống, Côi nói ngay:
- Tôi khâu mấy mũi chỉ dưới cổ cho nó khỏi gáy. để nó gáy lộ bí mật-
Hoàn quay lại nhìn Côi, mắt bỗng rưng rưng:
- Thế này thì không chốt chặn đến cùng không được ông Côi ạ! các ông làm những việc ghê gớm thế này mà ở ngoài trận địa chúng lôi không biết tí gì. Trời đất! Có khác gì một căn cứ đóng quân lâu dài để huấn luyện và học tập như hồi nào. Ai nghĩ ra những chuyện này hở ông Côi?
Côi cười tủm tỉm. khuôn mặt vuông vuông. vừa hiền vừa thật. ửng đỏ:
- Khẩu hiệu trung đoàn đề ra chốt chặn lâu dài. chốt chặn đến cùng. chốt chặn đến khi thắng lợi. Phía trước. các anh đánh địch cả đêm cả ngày. đánh tháng này qua tháng khác. thì phía sau chúng tôi cũng phải tính chứ. Khi đã có quyết tâm là kế hoạch thì việc gì chẳng làm được. Chúng tôi lo cho sức khoẻ của anh em. nên cứ làm tới.
Hoàn chỉ con lợn và đàn gà:
- Những thứ này mua ở đâu?
- Thiếu gì trên vùng Lộc Ninh. anh quên là vùng giải phóng rất rộng rồi sao?
- Ừ nhỉ ! - Hoàn cười - Nhưng tại sao không nói tí gì với anh em ngoài trận địa?
- Cậu tính có thì giờ đâu - Côi lại cười. như phân bua - Trườn bò ra được tới hầm đã đút hơi. rồi còn cơm nước: cây que. Thương binh. tử sĩ. còn có phút nào hở để nói với nhau, mà cũng không dám
nói nữa kia, địch gần như thế. Vả lại, chúng tôi nghĩ những chuyện vặt vãnh ấy nói làm gì.
Hoàn lắc đầu. cánh lay phải huơ lên một vòng:
. - Xây dựng cả một hậu cứ khang trang. vững chắc đầy đủ như thế này là chuyện vặt vãnh sao?
Côi gật đầu:
- Thì bọn tôi cho những việc làm thế này là rất bình thường, vặt vãnh nên không ai nói. Chỉ có cậu mới đánh giá như thế. Chính ngoài trận địa mới không bình thường. không vặt vãnh.
- Không phải đâu anh Côi ạ. đúng là không có thì giờ để hỏi han, chuyện này chuyện khác. suốt ngày suốt đêm cái đầu để cả ở thằng địch. căng óc lên nghĩ cách đánh lại nó, nên anh em đã bỏ qua những chuyện này - Hoàn mỉm cười - Một mình phía trước chốt chặn không được, mà cả trước cả sau, đều phải quyết tâm chốt chặn. Bữa cơm rời có canh rau. bữa cơm nắm có nhiều thức ăn ngon. chúng tôi chỉ việc chén. có biết đâu ở nhà anh em phục vụ đã vắt hết mồ hôi mới làm được như thế này. Nếu biết được tỉ mỉ, cụ thể tình hình phía sau. những việc anh em phía sau đã làm thì anh Côi ạ, quyết tâm của anh em càng thêm vững chắc. Thôi được. Vài bữa nữa vết thương lành, ra ngoài đó tôi sẽ kể hết với anh em, ông Cam chắc phải bật ngửa người ra cho mà xem.
Hoàn đi vào bếp, tò mò ngắm nghía mọi thứ, từ cái rổ, cái rá. đến cái giàn, cái gác, chỗ để bát đĩa, thau chậu, đến bếp lò đào kiểu chống ánh sáng, chống khói. Cái nào cũng đẹp, cũng gọn. Hoàn
nghĩ thầm: "Chốt chặn như thế này mới gọi là triệt để, tích cực. Nếu bọn địch nhìn thấy tận mắt cái cứ nhỏ của một đại đội bộ binh đang chốt chặn ở Tàu Ô, có lẽ chúng sẽ thôi không đánh nữa. vì có đánh đến mấy cũng chẳng ăn thua gì". Hoàn mỉm cười với ý nghĩ hay hay đó.
Thấy Hoàn cười. sực nhớ ra, Côi hỏi:
- Này Hoàn. cậu đã gặp nó chưa?
Hoàn ngơ ngác:
- Gặp ai?
- Gặp nó chứ còn ai, mày làm ra bộ giả vờ.
Hoàn càng ngạc nhiên:
- Gặp Hậu ấy à?
Côi bật cười:
- Ông Hậu đi quân y rồi. gặp là gặp, cô Thuỷ ấy.
- Gặp Thuý - Hoàn lắc đầu - Không. không gặp, cô ấy về sư đoàn rồi mà.
- Chưa. còn ở trên tiểu đoàn. đang tập tiết mục mới sáng tác, biết tin cậu bị thương về cứ, thế nào nó cũng xuống. Cậu biết không, từ ngày tổ văn công xuống trung đoàn vừa phục vụ vừa thâm nhập thực tế, cứ vài ngày nó lại xuống đây. xuống lúc nào là lăn vào công việc lúc đó, khi thì kiếm củi. khi tìm măng, lúc giặt giũ, lúc khâu vá, làm luôn tay. tớ can thế nào cũng không được- Nó dò hỏi tình hình cậu khéo lắm, mới nghe không ai đoán được tình ý đâu. Con bé hay và ngoan đáo để Hoàn ạ.
Hoàn cười. bước sát tới bên Côi hỏi thầm:
- Hay và ngoan như thế nào? Anh nói tôi nghe đi.
Côi chưa kịp nói. thì có tiếng gọi: -
- Anh Hoàn ơi!
Hoàn chưa kịp quay ra. đã có cậu nào đó gọi tiếp:
- Anh Hoàn có dưới bếp không? Khách đặc biệt đến tìm anh đây này.
Côi chạy ra. thấy Thuý đang đứng giữa sân. Côi mừng quá vẫy vẫy tay. vừa gọi:
- Cô Thuý ơi, Hoàn ở đây này - Côi quay lại đắc chí – trăm phần trăm nhé. tớ nói có sai đâu.
Thuý nửa muốn đi nhanh xuống bếp, nửa cố kìm lại đi thong thả. mặt chưa chi đã đỏ ửng lên. Thuý biết xung quanh đang có nhiều cặp mắt kiểm tra mình. Dù đã lên sân khấu. đã biểu diễn hàng trăm lần trước đông người. nhưng lúc này cô văn công nổi tiếng đằm thắm đang rất ngượng ngùng, lúng túng, lòng dạ xôn xao không tả được.
Thuý đã nhìn thấy Hoàn đứng sau lưng Côi. Không kìm được, cô bước nhanh. cô nghe xung quanh có những tiếng cười khúc khích. có cả tiếng vỗ tay nữa.
- Anh... Anh Hoàn-.- Sực nhớ ra Thuý líu cả lưỡi - Em-.-. Em chào anh Côi. em chào hai anh..-
Côi rất vui, lập tức đóng ngay vai ông anh đã được hai người thừa nhận:
- Ngồi đây chơi. nói chuyện, tớ có việc.
Thuý nắm tay Côi kẻo lại:
- Việc gì? Anh định đi đâu?
Côi gỡ tay ra. lúng túng:
- Tớ... tớ đi tìm măng, ở nhà có khối việc đấy. các cậu có rỗi thì giúp tớ.
Nói xong. Côi đi nhanh ra giữa sân. Côi nắm tay lại đe mấy chiến sĩ đang tò mò nhìn xuống bếp-

Trong bếp còn lại hai người. Bếp dường như rộng thêm ra, trống tra trống trếnh. Mọi vật xung quanh cũng dường như trở nên xa lạ. Hai người nhìn nhau. Xung quanh họ không còn ai nữa. Họ lặng đi một
lúc Thuý chớp mắt, cô lên tiếng giọng run run và như hết hơi:
- Anh... Anh bị thương thế nào? Có nặng không anh? Có đau lắm không anh? Sao anh không đi quân y cho mau lành?
Thuý tới sát bên Hoàn. Cô đưa cả hai bàn tay đỡ lấy cánh tay bị thương của Hoàn. Hoàn không trả lời   được ngay. Cổ Hoàn khô đi mắt chớp liên tục. Không. không phải là tương tượng. không phải là mơ. Thuý đang đứng đây, mái tóc, giọng nói, đôi mắt, đôi mắt đang ngước lên nhìn Hoàn vui sướng, lo lắng, chờ đợi. Hoàn mỉm cười. Chàng thượng sĩ Đông Dương đang đi qua sự xúc động mới lạ, chưa từng thấy.
- Em hỏi như pháo cấp tập ấy, anh trả lời sao kịp. Một viên AR.15 xuyên qua phần mềm ở bắp tay. còn chỗ này mảnh M.79 hớt mất một mẩu thịt. Có thế thôi. không cầm súng được nên phải về cứ
ít bữa. Nhưng làm sao em biết anh bị thương?
Thuý nhìn quanh:
- Anh ngồi xuống kia - Thúy trở lại bình tĩnh. Cô dìu Hoàn tới khúc gỗ tròn Côi dùng làm ghế ngồi. Cô dịu dàng. thận trọng. giống hệt cô y tá đang dìu một thương binh nặng.
- Anh ngồi xuống đi. Anh ốm hơn hồi xuống đường. lại đen nữa- Tóc dài quá. áo rách hết rồi. ác liệt lắm phải không anh?
Hoàn ngoan ngoãn ngồi xuống khúc gô. Chàng thượng sĩ nổi tiếng bướng bỉnh trông hiền khô:
- Hơn các chiến dịch trước. nhưng cũng chịu được.
Thuý nhìn quanh bếp.
- Anh Côi bảo khối việc. À kia rồi. Em sàng gạo nghe anh?
Hoàn hơi nheo mắt lại:
- Em cũng biết sàng gạo ư? Anh tưởng em chỉ biết lấy mủ cao su và biết hát thôi chứ !
Đôi môi đẹp của Thuý hơi giẩu ra. duyên dáng:
- Để anh coi em có biết sàng gạo không nè!
Thuý đổ gạo vào sàng. Cô bắt đầu sàng. Hai bàn tay rất dẻo. vòng sàng hẹp, tròn, gạo xuống đều. thóc nhóm lại. Hoàn say sưa ngắm đôi bàn tay- Cô em gái của Hoàn cũng sàng gạo khéo như thế-
Thuý cảm thấy đôi bàn tay mình dường như nóng lên. cô đặt sàng. giọng lại run lên:
- Anh... ! Vậy là em được gặp anh rồi! Sáng nay đang chuẩn bị tập tiết mục mới. được tin anh bị thương về hậu cứ. em xin đồng chí tổ trưởng xuống đây. Cứ tưởng anh đã đi quân y. Từ tiểu đoàn xuống đây em đi một hơi, vấp hoài. Vậy là em được nhìn thấy anh rồi Em xuống biểu diễn phục vụ đơn vị. Em hát qua máy điện thoại. không biết anh có nghe được không? Em hát những bài anh thích. có bài " Trên quê hương quan họ". Em gởi lời chào anh. Thăm anh, nhưng anh thì...
Đôi mắt Thúy dần dần đỏ hoe. Thuý nhìn xuống. chiếc sàng quay từng vòng nhỏ. không nhịp nhàng như vừa rồi. Chiếc sàng cũng đang run lên. Hoàn muốn giữ đôi bàn tay thon nhỏ ấy lại.
Hoàn thở mạnh:
- Anh xin lỗi - Hoàn ngồi dịch tới, đưa tay phải giữ chiếc sàng lại Thúy để yên. Thuý buông sàng, mấy ngón tay sờ nhẹ lên lớp băng trên tay Hoàn- Hoàn nhìn những ngón tay ấy, muốn nắm lấy
bàn tay nho nhỏ ấy đưa lên môi. Thúy vừa vuốt ve lớp băng trắng. giọng nói vừa yêu thương vừa giận dỗi:
- Anh chiến đấu liên miên ngoài trận địa. đâu có thì giờ nghĩ đến ai. Mong mãi không thấy một lời hỏi thăm...
Hoàn thở nhẹ, nhịp thở nhanh. Chàng thượng sĩ lại xúc động!
Đôi mắt Hoàn hạ dần xuống. ánh mắt như đọng lại trên đôi môi phơn phớt hồng. hơi mọng, nơi vừa phát ra những lời nũng nịu, trách móc dễ thương. Hoàn nghĩ nhanh: " Thằng Bình nói đúng thật. Tình yêu có sự ngọt ngào đặc biệt". Những dòng chữ trong bức thư của Bình hiện ra, hình ảnh của Bình hiện ra. " Bình ơi. mày ngã xuống rồi, nhưng suy nghĩ của mày tao vẫn nhớ. lời nói của mày tao vẫn nghe".
- Em... giọng Hoàn trở nên thảng thốt nhưng nghiêm trang
- Anh không gửi lời hỏi thăm em. Nhưng hễ có điều kiện anh lại nghĩ đến em. Thật đấy. Trong đêm ngồi dưới hầm nghe em hát, anh không chú ý tới lời của bài hát như những lần trước. Anh lắng nghe giọng hát của em. Anh muốn tìm tâm sự của em từ- trong giọng hát. Anh muốn tìm được điều em muốn nói, nói với đồng đội, nói với riêng anh- Sau đêm đó, bọn anh không ngủ được pháo địch bắn nhiều. nhưng chính là vì tìm được những điều em đã nói. Cậu Bình ghé vào tai anh. cậu ta không cho tiếng trọng pháo chen vào. cậu ta nói từng tiếng: khi tình yêu đến thì đừng từ chối. dù là hoàn cảnh nào. Một tình yêu đẹp đẽ, chân chính bao giờ cũng đem đến cho mình sức mạnh"- Em có đồng ý như vậy không Thuý?
Thuý gật đầu. Cô chỉ gật đầu mà không nói. Đôi mắt đen của cô nhìn Hoàn. Cô nhìn mái tóc cứng, rậm, bướng bỉnh. Cô nhìn vầng trán thẳng băng đầy nghị lực. Cô nhìn đôi mắt thông minh, sắc
sảo Đôi mắt ai cũng bảo có cái vẻ châm biếm, tinh nghịch. Không, lúc này đôi mắt không như thế. đôi mắt anh ấy đang nói với mình. mình cũng đang nói với anh ấy bằng đôi mắt.
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #89 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2010, 12:02:49 am »

Có tiếng bước chân từ ngoài đi vào- Hoàn và Thuý cùng quay lại Côi xách một gói trà, một bịch đường, một gói gì nho nhỏ. Chưa vào đến cửa Côi đã nói to, giọng nói vừa vui. vừa nghịch :
- Quà của cô văn công gửi cho "Chàng thượng sĩ Đông Dương" của cô ta đó- Tớ để trong bóng rồi quên mất. Đầu óc chỉ nhớ có chuyện cơm nước, lú lẫn quá. Tớ xin lỗi cô em, còn chàng thượng sĩ thì thông cảm nhé. Để tớ pha trà cho các cậu uống.
Hoàn giữ tay Côi lại:
- Anh để đấy, có Thúy đây. cô ấy sẽ pha trà.
- Cô ấy là khách mà, ai lại thế - Sực nhớ, Côi nói - Hôm nọ tư lệnh mặt trận xuống đây, tư lệnh ngồi chổ kia, tớ cũng lú lẫn quá, quên cả pha nước mời thủ trưởng.
Thuý cười đứng ngay dậy đỡ lấy gói trà.
- Em là người nhà chớ đâu phải khách. anh Côi.
Côi tủm tỉm cười:
- Thôi được tuỳ anh chị. Tớ lại đi kiếm rau đây.
Côi bước nhanh về phía suối, gật gù chúng nó gặp nhau rồi. Sướng thật! "Đẹp đôi quá!"
Côi đi rồi Thuý quay lại- Cô nhìn Hoàn, chợt nhớ, cô vừa cười cười hỏi:
Anh.. tại sao anh em, cả anh Côi nữa. ai cũng gọi anh là "Chàng thượng sĩ Đông Dương" nói cho em nghe đi anh?
Hoàn tủm tỉm cười, lắc đầu:
- À bí mật quân sự.
Thuý lườm Hoàn, ánh mắt đằm thắm:
- Bí mật cả với em sao?
Hoàn chỉ cười. Cánh tay đau của chàng thượng sĩ động đậy. Chàng cảm thấy dưới lớp băng trắng, các tế bào đang nảy nở, đang phát triển, bắp thịt đang tìm cách nới rộng những vòng băng để được tự do hoạt động- "Chàng thượng sĩ" lắng nghe sự chuyển động đó. Chàng gật đầu- Đôi mắt chàng âu yếm nhìn cô gái đứng trước mặt. cô đang ngước cặp mắt đen, trong sáng như hai giọt nước mê mẩn ngắm chàng, đôi môi chàng động đậy. chàng nghe rõ trái tim non trẻ, sôi nổi của chàng đang đập những tiếng trầm trầm, vừa thổn thức vừa say đắm. Chàng thở mạnh, đưa bàn tay không bị thương nắm lấy tay người con gái như muốn bảo "Nào, em hãy ngồi xuống đây".
Thuý ngồi xuống cạnh Hoàn, cô gần như nép mình vào người Hoàn, ánh mắt dịu dàng vẫn không ngừng vuốt ve khuôn mặt sạm đen vì nắng gió, vì lửa đạn của người con trai giờ đây, cô cảm thấy như đã trở thành một nửa của cơ thể mình, một nửa của cuộc đời mình. Hoàn lặng lẽ nhìn Thúy: Hoàn bỗng mỉm cười:
- Em muốn biết vì sao anh em gọi anh là "chàng thượng sĩ Đông Dương" phải không? Đơn giản thôi em ạ. Đây, vì những cái này...
Hoàn lần lượt xắn tay áo lên. ngoài vết thương mới bị tối vừa rồi, còn có nhiều vết thương cũ trên cả hai cánh tay. rồi ở cả hai chân. cả trên vai, trên ngực. bên sườn, lớn nhỏ, mới cũ. Thuý đếm được mười vết thương. Đôi mắt Thúy rưng rưng, Thuý chỉ muốn gục đầu vào ngực Hoàn, muốn đặt môi lên những vết thương đã thành sẹo, cái nhỏ tròn như một đồng xu, cái lớn bằng hai ngón tay đặt ngang, hình bầu dục, có cái như một vết chém, hai mép da liền lại nổi lên một đường gờ nhỏ. Lớp da trên những vêt thương đã láng bóng, màu da, chất da rất khác với màu da xung quanh. với độ to nhỏ, với hình thù của những vết thương để lại, Thuý có thể phân biệt được tính chất nguy hiểm, mức độ trầm trọng của từng vết thương. Hoàn chỉ từng vết thương, kể cho Thúy nghe những vết thương đó Hoàn bị thương ở đâu, trận đánh đã diễn ra thế nào. Những vết thương như dấu ấn của chiến tranh. để lại trên cơ thể Hoàn theo thời gian và không gian Hoàn đã đi trong những năm chiến đấu của mình. Những vết thương trên đất Lào, những vết thương trên đất Tây Nguyên, những vết thương ở chiến trường Đông Bắc Cam Pu Chia. bên bờ sông Mê Kông, những vết thương ở ngoại ô Sài Gòn, những vết thương trên đất miền Đông. Mỗi vết thương là dấu vết của một trận đánh ác liệt, của những tình huống chiến đấu gay go. phức tạp.
Hoàn chỉ vào vết thương trên ngực bên phải nói với Thúy. giọng gần như thản nhiên:
- Cái này là ở ngoại ô Sài Gòn tháng 5 năm 1968  đấy em ạ. Anh bị thương trong lúc đánh nhau với bọn lính dù chặn đường đơn vị anh tiến công vào Sài Gòn. Anh ngất đi, một tàu dừa nước che khuất người anh. Có lẽ thế nên anh em không tìm được, hai ngày sau một tổ du kích nữ vùng Lái Thiêu tìm được anh. Họ vừa khóc vừa khiêng anh ra khỏi bờ kênh. Họ đào một cái huyệt trong vườn cây ăn quả bỏ hoang. Tiếng xẻng đào huyệt và tiếng khóc của họ đã làm anh tỉnh lại, anh mở mắt nhìn thấy công việc họ đang làm, anh hiểu ra mọi chuyện. Anh rên một tiếng khẽ, rồi cựa mình, họ bỏ rơi xẻng, đứng sững ra nhìn anh, anh chớp chớp mắt mấy cái liền. Có một cô cúi xuống, cô ta đặt tay lên ngực anh. rồi ghé sát tai vào miệng anh. anh thều thào với cô ta " Chưa vào được Sài Gòn là tôi chưa chịu chết đâu". Hình như lúc đó anh đã cười với các cô ấy, thế là họ vội vã khiêng anh đi trạm phẫu. Các cô ấy không kịp lấp cái huyệt - Hoàn nheo mắt lại, Hoàn nắm chặt lấy cổ tay Thuý - Bốn năm rồi. nhưng anh vẫn nhớ rõ hình thù cái huyệt dành cho mình và khuôn mặt những cô du kích trẻ ấy.
Hoàn ngước mắt nhìn lên vòm cây trụi lá. ánh mắt vụt trở nên xa xăm... Bốn năm qua cứ mỗi trận đánh, Hoàn đều nhớ đến câu dạo đó "Chưa vào Sài Gòn được là tôi chưa chịu chết đâu". Đúng. Sài Gòn là mục tiêu cuối cùng phải đánh chiếm của cuộc chiến tranh này. Từ ngày rời khu gang thép Thái Nguyên để đi bộ đội. Hoàn đinh ninh như thế, nên Hoàn đã tìm cách xin đi chiến trường Lào, trốn khỏi chiến trường Tây Nguyên. vào tận miền Đông. Mỗi lần xin đi hoặc trốn đi như thế. Hoàn đều phải trả giá, giá xương máu và giá tiến bộ. Sau Mậu Thân. Hoàn mới được vào Đảng, mới được đề bạt lên tiểu đội trưởng. Tuy vào Đảng muộn, chậm được đề bạt, nhưng được ở chiến trường này, được một lần nhìn thấy Sài Gòn. tuy nhìn từ xa, nhưng thực sự là một niềm sung sướng lớn lao.
Hoàn không thắc mắc gì cả. Hoàn nghĩ trên đời này không có việc làm nào không phải trả giá. Trả giá để đạt được nguyện vọng và ước mơ tốt đẹp thì cứ vui vẽ thôi. Mấy năm qua Hoàn cứ nghĩ ngày vào Sài Gòn, Hoàn cũng chỉ có chiếc bồng dính sau lưng, một khẩu súng đeo trên vai, một khẩu súng cầm tay, trước mặt, sau lưng, bên phải, bên trái, đều là đồng đội quen thuộc. Nhưng bây giờ bỗng có thêm Thuý. Thuỷ ngồi bên cạnh và Thúy trong tâm hồn. Thuý cũng là đồng đội. nhưng là một đồng đội rất khác, rất lạ, một đồng đội đặc biệt Hoàn chưa hình dung được cụ thể những trận chiến đấu sắp tới trên những chặng đường còn lại để vào Sài Gòn, sẽ diễn ra như thế nào, nhưng chắc chắn sẽ vô cùng gay go ác liệt. Có thể Hoàn có thể Thuý, có thể cả hai người sẽ ngã xuống trên đoạn đường cuối cùng trước cửa ngõ Sài Gòn. thậm chí ngã xuống trên đường phố Sài Gòn. Hai người sẽ không được nhìn thấy lá cờ chiến thắng tung bay trên đỉnh dinh Độc Lập, trên sào huyệt cuối cùng của kẻ thù. Nhưng điều an ủi sâu sắc nhất. điều sung sướng lớn lao nhất là Hoàn và Thuý đã chiến đấu vì mục tiêu cuối cùng đó. Đã không ngừng nghĩ tới mục tiêu đó trong suốt bao nhiêu năm tháng gian lao khổ sở - Hoàn quay lại và bỗng hỏi Thuý:
- Có phải thế không em?
Thuý ngạc nhiên. đôi mắt mở to:
- Cái gì hả anh?
Hoàn sực nhớ. Hoàn cười:
Anh vừa nghĩ tới ngày vào giải phóng Sài Gòn. Em cùng đi với anh vào giải phóng Sài Gòn chứ em?
 - Dạ!
Tiếng dạ của Thuý ngọt ngào, êm dịu như tia nắng ban mai rọi vào tâm hồn. như làn nước mát ngấm vào cơ thể. như giọt mật thấm tận đáy lòng. làm cho anh con trai hai mươi sáu tuổi, đã dạn dày lửa đạn cũng phải rưng rưng nước mắt vì cảm động, vì sung sướng.
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM