Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:44:36 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đừng bắt anh làm hươu cao cổ...(phần 6)  (Đọc 193376 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #270 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2013, 09:51:08 pm »

...
 Hai bác C16@ và loc85c5@ rủ nhau "đấu gụ" Long An để phân cao thấp rồi cả 2 lăn ra mà "phàm tửu" thì còn biết trời đất quái gì nữa? Grin Tôi có đề nghị 2 bác thế này: Cùng nhau đấu trà, tôi làm trọng tài cho và cứ yên tâm rằng tôi có đủ khả năng để chấm điểm phân định tài cao thấp của 2 bác. Grin
"Đấu trà", tui chưa từng làm vụ này, không biết luật lệ chơi ra sao, bác đặt giao ước thử. Huh
Trà khi uống nhiều thì bị mất ngủ, xót ruột và "thái đức", ngoài ra còn hơn thua nhau chỗ nào nữa tui chưa rành lắm.
Nhớ thời đi uống trà ké mấy vị sĩ quan, mấy lính đàn anh (lính mới không có trà), rồi nghe lóm chuyện đời xưa mấy ổng kể với nhau, mấy ổng  nói uống trà quạo để tỉnh ngủ, để có sự cố thì phản ứng nhanh. Trà pha rất đặc, bỏ trà vô cả nửa bình, rồi chế nước xâm xấp, nhấp vô vị chát bám miệng, lưỡi se cứng. Kiểu uống trà này trong Nam không thấy, nhiếu lắm cũng cỡ phần tư, phần ba lượng trà như vừa kể.
Thấy bác Binhyen cũng chinh chiến lắm sao bữa nay nói "giọng phật" nghe hơi lạ. Hình bác đưa lên khi thì phê trên phản, trên võng, hoặc kê mấy cái ghế lại "bay", "thà chết không chạy", khi thì bác chở ông này quắc, ông kia chết về nhà coi cũng ngầu, khi thì đòi bỏ túi người này người kia, tui cũng mong có dịp "thử" với bác, nay nghe bác bàn ra Sad
Tật tui rượu vào lời ra cũng như mọi người, ngoài ra, không phải khoe, còn thêm tật trong mâm còn người thì tui còn hiện diện, bởi vậy ít khi tự về, không biết xếp vô tiên, phàm hay tục tửu nữa.
Bác Loc85c5: Bác nói coi chừng vạ lây của bác chuyền sang là sao? là "hành động tửu" chăng Huh Cần 1 lời giải thích!
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #271 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2013, 11:34:30 pm »

"Đấu trà", tui chưa từng làm vụ này, không biết luật lệ chơi ra sao, bác đặt giao ước thử. Huh
Trà khi uống nhiều thì bị mất ngủ, xót ruột và "thái đức", ngoài ra còn hơn thua nhau chỗ nào nữa tui chưa rành lắm.
Nhớ thời đi uống trà ké mấy vị sĩ quan, mấy lính đàn anh (lính mới không có trà), rồi nghe lóm chuyện đời xưa mấy ổng kể với nhau, mấy ổng  nói uống trà quạo để tỉnh ngủ, để có sự cố thì phản ứng nhanh. Trà pha rất đặc, bỏ trà vô cả nửa bình, rồi chế nước xâm xấp, nhấp vô vị chát bám miệng, lưỡi se cứng. Kiểu uống trà này trong Nam không thấy, nhiếu lắm cũng cỡ phần tư, phần ba lượng trà như vừa kể.
Thấy bác Binhyen cũng chinh chiến lắm sao bữa nay nói "giọng phật" nghe hơi lạ. Hình bác đưa lên khi thì phê trên phản, trên võng, hoặc kê mấy cái ghế lại "bay", "thà chết không chạy", khi thì bác chở ông này quắc, ông kia chết về nhà coi cũng ngầu, khi thì đòi bỏ túi người này người kia, tui cũng mong có dịp "thử" với bác, nay nghe bác bàn ra Sad

 Cám ơn bác c16@ đã có nhã ý muốn "đấu" gụ với BY. Grin

 Ngày còn ở K chúng tôi hay uống rượu thốt nốt do dân K nấu, mua hoặc đổi và cả xin của dân, chẳng biết họ nấu rượu ra sao nhưng loại rượu thốt nốt nó nặng và xóc kinh khủng, mình đã nuốt rồi mà nó cứ đẩy từ cuống họng ra và bốc nhanh lên xừng xừng, mỗi lần chúng tôi uống rượu thì mỗi người 1 bát B52 hoặc 2 người chung nhau 1 bình tông, điều quan trọng là phải nặng tay rót và nhẹ tay gắp vì lúc đó có gì đâu mà gắp. Cái "số" tôi nó vất vả nên đi lính thì biết thêm 2 thứ ngoài thứ QD dậy đó là uống rượu và hút thuốc lá, cũng chính vì thế mà Cụ "khốt" nhà tôi cứ chửi Quân đội đã "dạy" con cháu nhà cụ xa đà vào mấy thứ hại sức khỏe ấy. Khi về đi làm tôi bị 1 lão "dìu vào đời", sáng nào lão ấy cũng rủ rê tôi uống rượu với đậu phụng rang thay cho đồ ăn sáng, lúc đầu 1 2 chén to loại 12 chén = 1 lít, sau thì 3 4 chén mà vẫn thấy bình thường, cho tới 1 ngày tôi có cảm giác uống rượu vào có vị ngọt mềm môi và thấy thơm mùi rượu qua hơi thở. Giật mình tôi vội vã dừng lại không uống nữa. Thế rồi sang thời sống ở suối bia núi thịt, lại uống tiếp, mỗi ngày ít nhất là 10 chai bia trở lên loại 0,65 lít hoặc rượu thì 1 chai conhac 0,5 lít, lại thấy nó có cảm giác quen dần nên nhân mùa đông năm đó quá lạnh, tôi bỏ luôn không uống nữa. Hơn 20 năm tôi không bao giờ uống rượu bia trừ những ngày lễ Tết, nhấm nháp tý chút cho vui chứ rứt khoát không uống cho tới khi vào VMH gặp đồng đội cũ, vui thì uống và từ đầu năm nay tôi lại thấy có vị ngọt khi uống rượu nên vội vàng dừng lại chứ không xa đà vào sâu nữa. Hơn nữa tôi đang bị bệnh dị ứng thời tiết, uống vào nó ngứa ngáy người ngợm rất khó chịu nên tốt nhất là không uống chất có cồn.

 Thật sự là tôi thấy uống rượu được nhiều hay ít là do sức khỏe và tâm trạng lúc uống, sức khỏe tốt và vui vẻ thì uống mấy cũng được hết, uống vào thì người sẽ mệt và mệt thì nằm nghỉ một lúc dậy lại uống tiếp được, khi uống tới mức thật căng rồi thì lại thấy nó bão hòa và lúc đó có thể uống thêm ít nhất 30% của tửu lượng nữa. Song cũng xin nói thật rằng BY tôi chưa bao giờ thấy rượu bia là ngon cả.

 Nhưng trà thì tôi lại uống từ khi mới 5 6 tuổi, có thể nói là gần nửa thế kỷ uống trà rồi, tất nhiên là cũng có những giai đoạn không có trà mà uống. Uống trà có nhiều cách và không hẳn là cứ có nhiều trà, pha thật đặc đã là biết uống trà hay như vậy trà mới ngon, phải bắt đầu từ cách pha trà và loại trà gì, cũng không cứ là loại trà đắt tiền hoặc loại trà có tên tuổi nổi tiếng mới là ngon. Loại trà Thái Nguyên, loại móc câu hái đúng loại lá, không hái trong mùa mưa hay mùa xuân, được sao ủ đúng kỹ thuật thủ công và phải biết cách pha, nước pha phải thật sôi, ấm chén phải nóng và thật sạch, trắng tinh cũng làm tăng cảm giác cho "nghệ thuật" thưởng thức trà lắm. Với tôi thì có thể không ăn sáng và cả không ăn trưa nhưng nước trà buổi sáng thì phải có, nếu không có thì suốt buổi sáng ấy người mình nó cứ bần thần khó tả, làm cái gì cũng không tập trung và chẳng muốn làm gì cả, trong nhà tôi có thể không có gạo nhưng trà thì không bao giờ thiếu, còn cafe thì 100 năm tôi không uống 1 giọt cũng không sao hết. Cách để nhận biết người sành sỏi uống trà thì bắt đầu nhìn nhận từ loại trà mà họ chọn dùng, từ cách lấy trà và số lượng trà mà họ bỏ vào ấm cân đối với số lượng người sẽ uống trà, nhìn bộ ấm chén của họ thì biết họ thuộc loại uống trà như thế nào, cách họ pha trà ra sao và cả cách rót trà cũng thể hiện là người đó ở tầm cỡ nào trong "nghệ thuật" uống trà. Tóm lại là khách tới nhà mà tôi pha trà mời thì chưa thấy ai chê loại trà tôi đang dùng mặc dù nó không quá đắt tiền, từng có 1 "cao thủ" uống trà có thâm niên của QK7 phải giật mình khen: Sao trà của BY pha ngon thế. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #272 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2013, 12:19:53 pm »

Ối giời! Sao bác C16 cứ dí em hoài hà Grin Grin,hết cẩn trọng nay lòi thêm vạ lây,dí nhau hoài bác Wink .
Thôi thế này  Cheesy,nếu bác có nhã ý đối ẩm cùng em thì quá bộ tới đây ạ! Grin Grin. Anh em mình ngồi trên "cái vòng tròn" nhậu thì có ai sánh bằng cơ chứ,ban hơi bòn ơi!
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #273 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2013, 08:58:05 pm »

...
 Ngày còn ở K chúng tôi hay uống rượu thốt nốt do dân K nấu, mua hoặc đổi và cả xin của dân, chẳng biết họ nấu rượu ra sao nhưng loại rượu thốt nốt nó nặng và xóc kinh khủng, mình đã nuốt rồi mà nó cứ đẩy từ cuống họng ra và bốc nhanh lên xừng xừng, mỗi lần chúng tôi uống rượu thì mỗi người 1 bát B52 hoặc 2 người chung nhau 1 bình tông, điều quan trọng là phải nặng tay rót và nhẹ tay gắp vì lúc đó có gì đâu mà gắp. Cái "số" tôi nó vất vả nên đi lính thì biết thêm 2 thứ ngoài thứ QD dậy đó là uống rượu và hút thuốc lá, cũng chính vì thế mà Cụ "khốt" nhà tôi cứ chửi Quân đội đã "dạy" con cháu nhà cụ xa đà vào mấy thứ hại sức khỏe ấy. Khi về đi làm tôi bị 1 lão "dìu vào đời", sáng nào lão ấy cũng rủ rê tôi uống rượu với đậu phụng rang thay cho đồ ăn sáng, lúc đầu 1 2 chén to loại 12 chén = 1 lít, sau thì 3 4 chén mà vẫn thấy bình thường, cho tới 1 ngày tôi có cảm giác uống rượu vào có vị ngọt mềm môi và thấy thơm mùi rượu qua hơi thở. Giật mình tôi vội vã dừng lại không uống nữa. Thế rồi sang thời sống ở suối bia núi thịt, lại uống tiếp, mỗi ngày ít nhất là 10 chai bia trở lên loại 0,65 lít hoặc rượu thì 1 chai conhac 0,5 lít, lại thấy nó có cảm giác quen dần nên nhân mùa đông năm đó quá lạnh, tôi bỏ luôn không uống nữa. Hơn 20 năm tôi không bao giờ uống rượu bia trừ những ngày lễ Tết, nhấm nháp tý chút cho vui chứ rứt khoát không uống cho tới khi vào VMH gặp đồng đội cũ, vui thì uống và từ đầu năm nay tôi lại thấy có vị ngọt khi uống rượu nên vội vàng dừng lại chứ không xa đà vào sâu nữa. Hơn nữa tôi đang bị bệnh dị ứng thời tiết, uống vào nó ngứa ngáy người ngợm rất khó chịu nên tốt nhất là không uống chất có cồn.

 Thật sự là tôi thấy uống rượu được nhiều hay ít là do sức khỏe và tâm trạng lúc uống, sức khỏe tốt và vui vẻ thì uống mấy cũng được hết, uống vào thì người sẽ mệt và mệt thì nằm nghỉ một lúc dậy lại uống tiếp được, khi uống tới mức thật căng rồi thì lại thấy nó bão hòa và lúc đó có thể uống thêm ít nhất 30% của tửu lượng nữa. Song cũng xin nói thật rằng BY tôi chưa bao giờ thấy rượu bia là ngon cả.

 Nhưng trà thì tôi lại uống từ khi mới 5 6 tuổi, có thể nói là gần nửa thế kỷ uống trà rồi, tất nhiên là cũng có những giai đoạn không có trà mà uống. Uống trà có nhiều cách và không hẳn là cứ có nhiều trà, pha thật đặc đã là biết uống trà hay như vậy trà mới ngon, phải bắt đầu từ cách pha trà và loại trà gì, cũng không cứ là loại trà đắt tiền hoặc loại trà có tên tuổi nổi tiếng mới là ngon. Loại trà Thái Nguyên, loại móc câu hái đúng loại lá, không hái trong mùa mưa hay mùa xuân, được sao ủ đúng kỹ thuật thủ công và phải biết cách pha, nước pha phải thật sôi, ấm chén phải nóng và thật sạch, trắng tinh cũng làm tăng cảm giác cho "nghệ thuật" thưởng thức trà lắm. Với tôi thì có thể không ăn sáng và cả không ăn trưa nhưng nước trà buổi sáng thì phải có, nếu không có thì suốt buổi sáng ấy người mình nó cứ bần thần khó tả, làm cái gì cũng không tập trung và chẳng muốn làm gì cả, trong nhà tôi có thể không có gạo nhưng trà thì không bao giờ thiếu, còn cafe thì 100 năm tôi không uống 1 giọt cũng không sao hết. Cách để nhận biết người sành sỏi uống trà thì bắt đầu nhìn nhận từ loại trà mà họ chọn dùng, từ cách lấy trà và số lượng trà mà họ bỏ vào ấm cân đối với số lượng người sẽ uống trà, nhìn bộ ấm chén của họ thì biết họ thuộc loại uống trà như thế nào, cách họ pha trà ra sao và cả cách rót trà cũng thể hiện là người đó ở tầm cỡ nào trong "nghệ thuật" uống trà. Tóm lại là khách tới nhà mà tôi pha trà mời thì chưa thấy ai chê loại trà tôi đang dùng mặc dù nó không quá đắt tiền, từng có 1 "cao thủ" uống trà có thâm niên của QK7 phải giật mình khen: Sao trà của BY pha ngon thế. Grin
Nghe bác BY nói tui cũng hơi ngộ ra luật chơi, đồng thời khẳng định là  ... thua chắc. Grin
Cách cảm thụ, thưởng thức người miền Bắc có vẽ nhẹ nhàng tinh tế hơn người miền Nam, không biết có phải đặc điểm văn hóa vùng miền, VD món phở, người Bắc chỉ ăn với rất ít rau mùi, món bún đậu chỉ kèm với rau thì là, trà miền Bắc không có màu sậm như tronng Nam, ...
Người khác sao không biết, chớ tui nghe bình phẩm trà ngon, trà dở mà hiểu được .... chết liền, dù cũng uống trà 50 năm, nhìn tui uống trà bác biết tui "cỡ" nào liền, khả năng cao nhứt là cảm thấy được trà này hơi ngon hơn trà kia, qua vị giác, không thể nói được ngon chỗ nào và không biết được nhờ gì nó ngon.
Qua những bài viết trao đổi ở đây, tui cũng hơi nổ về nhậu nhẹt một chút cho vui, thiệt tình khi có trận mới đụng chớ không phải ghiền.
Bị cái tật cù nhây (lầy) đôi khi làm mất lòng anh em, chắc cũng phải rút kinh nghiệm chuyển lần qua trà cho phù hợp trình độ và sức khỏe, công tình giữ được gáo về nhà với mẹ thì cũng ráng giữ cho dài lâu, không nên phí phạm. Hoan hô bác! (Nghĩ vậy chớ chưa chắc làm được hi hi).
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #274 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2013, 11:08:17 pm »

Nghe bác BY nói tui cũng hơi ngộ ra luật chơi, đồng thời khẳng định là  ... thua chắc. Grin
Cách cảm thụ, thưởng thức người miền Bắc có vẽ nhẹ nhàng tinh tế hơn người miền Nam, không biết có phải đặc điểm văn hóa vùng miền, VD món phở, người Bắc chỉ ăn với rất ít rau mùi, món bún đậu chỉ kèm với rau thì là, trà miền Bắc không có màu sậm như tronng Nam, ...
Người khác sao không biết, chớ tui nghe bình phẩm trà ngon, trà dở mà hiểu được .... chết liền, dù cũng uống trà 50 năm, nhìn tui uống trà bác biết tui "cỡ" nào liền, khả năng cao nhứt là cảm thấy được trà này hơi ngon hơn trà kia, qua vị giác, không thể nói được ngon chỗ nào và không biết được nhờ gì nó ngon.
Qua những bài viết trao đổi ở đây, tui cũng hơi nổ về nhậu nhẹt một chút cho vui, thiệt tình khi có trận mới đụng chớ không phải ghiền.
Bị cái tật cù nhây (lầy) đôi khi làm mất lòng anh em, chắc cũng phải rút kinh nghiệm chuyển lần qua trà cho phù hợp trình độ và sức khỏe, công tình giữ được gáo về nhà với mẹ thì cũng ráng giữ cho dài lâu, không nên phí phạm. Hoan hô bác! (Nghĩ vậy chớ chưa chắc làm được hi hi).

 Không hẳn là như vậy đâu bác c16@. Grin

 Người VN ở vùng miền nào cũng có những tinh tế riêng theo phong tục tập quán ở nơi mà họ từng sống, người biết và phù hợp về cái này thì không biết hay không phù hợp với cái khác, những nét giá trị văn hóa cuộc sống ấy phụ thuộc vào hoàn cảnh, địa lý của từng phẩm vật mà địa phương họ có thế mạnh để tạo thành nét tinh tế riêng theo vùng miền của mình mà thôi.  Cheesy

 BY xin lấy ví dụ: Món bánh xèo hải sản của Nha Trang, phải nói rằng đó là món ăn trên cả tuyệt vời, cho dù chỉ là quán cóc bên vỉa hè đối diện tháp Bà Ponaga, song mỗi khi ai đó từng thưởng thức 1 lần thì sẽ mãi không quên. Cách ăn cũng giống như bánh xèo của Sài Gòn, cũng lá rau cải xanh hay xà lách cuốn chấm với mắm pha nước chua ngọt. Tuy nhiên chúng ta không thể lấy 2 món bánh xèo ở 2 vùng miền khác nhau đó để so sánh xem bánh xèo ở đâu ngon hơn, bởi mỗi vùng miền đều có nhưng tinh tế riêng trong nghệ thuật ẩm thực. Bánh xèo Nha Trang có cá mực và trứng còn bánh xèo miền Nam thì có tôm, thịt mỡ, trứng và mỗi loại có vị ngon 1 vẻ riêng. Xứ Huế mộng mơ cũng có món ăn tương tự nhưng mang tên gọi khác, bánh khoái và chấm nước lèo, cũng rau sống nhưng kèm theo chút lát vả thái mỏng ăn kèm với nhánh tỏi sống, bánh khoái đúc dầy và dòn chứ không mỏng như bánh xèo miền Nam, nước lèo chấm thì được làm từ gan heo băm nhiễn với đậu phụng xay nhỏ. Cả 3 loại bánh này mang 3 nét tinh tế khác nhau.

 Món bánh xèo Nha Trang người dân thành phố biển đã khai thác thế mạnh của vùng miền này từ nguồn hải sản phong phú để cho ra món ăn phù hợp với điều kiện vùng miền sẵn có. Người miền Nam cũng khai thác những thế mạnh riêng của tôm cá nước ngọt để sáng tạo lên món ăn để đời này và người Huế chế biến thêm món nước lèo cho món ăn ấy mang dáng vẻ riêng vùng miền của mình. Chúng ta không thể "nghiêng" về bên nào được trước 1 món ăn mà cả 3 vùng đều có và mỗi vùng đều có cái tôi riêng của mình ở đó. Grin

 Quay lại chuyện trà ở miền Bắc. Miền Bắc được thiên nhiên ưu đãi cho cả 1 vùng Thái Nguyên là đất hợp với công nghiệp trồng cây chè, thêm vùng Bắc Thái nữa nhưng có lẽ không thể bằng Thái Nguyên được, ngoài ra có rất nhiều vùng khác trồng cây chè nhưng chưa đâu nổi tiếng hơn mặc dù BY xác nhận có 1 vùng tại Quảng Ninh trồng ra loại cây chè làm ra trà rất ngon. Khí hậu miền Bắc có 4 mùa rõ rệt và mùa đông thì rất hợp với uống trà, ngoài trà ngon đã đành rồi nhưng sự cảm nhận của uống trà cũng cần cả cảm giác từ đôi tay người uống trà nữa, cảm nhận độ nóng từ cái ly sứ truyền sang tay mình trong mùa đông giá rét cùng hương trà thơm phảng phất, rồi nguồn nước để pha trà cũng rất quan trọng, có khi vẫn loại trà đó mà mang đến vùng nước có nhiều phèn chua mà pha trà uống thì không còn gì dở bằng, nước có nhiều chất sắt mà pha trà uống thì cũng chẳng ra làm sao cả. Những yếu tố trên đã tạo lên người miền Bắc thích uống trà vào mỗi buổi sáng hơn và mỗi lúc học hỏi rút kinh nghiêm thêm một chút mà tạo lên thành "nghệ thuật" uống trà, không dám nhận uống trà mà thành Đạo trà giống người Nhật bác ạ. Grin

 Còn ở miền Nam, khí hậu quanh năm chỉ có 2 mùa và luôn nắng nóng, cũng vì thế nên miền Nam đã sáng tạo nên món trà đá, nói thật với bác là năm 1975 lần đầu tiên BY được uống món trà đá và ngạc nhiên vô cùng, không phải do miền Bắc không có nước đá mà lúc đó chẳng ai uống trà như vậy cả, thứ nước giải khát dân dã ấy cũng là nét sáng tạo tinh tế của người dân miền Nam để chống lại cái nóng của thời tiết khu vực và hôm nay thì món trà đá ấy cũng tràn ngập khắp miền Bắc VN, không ai còn ngạc nhiên với cái món trà đá giống như BY từ năm 1975 nữa. Chỉ có điều, người bán món trà đá ở miền Bắc bây giờ họ hơi bị "lạm dụng", nước trà sau khi bán trà nóng xong họ đổ thêm nước sôi vào cho ra cái màu nâu nâu, ai uống trà đá thì họ rót nước đó và tương vào cục nước đá là xong, chả còn mấy vị trà nữa chứ không phải là món trà đá nó không ngon nếu họ dùng đúng trà ngon để cho ra ly trà đá. Sự tinh tế ở ẩm thực và thưởng thức của mỗi vùng miền nó mang một nét đặc sắc riêng và nếu ta so sánh nó thì sẽ luôn khập khiễng bác ạ.

 Tuy nhiên, có món bún đậu của người Bắc nào đó mà ăn với rau thìa là thì bác có thể tương thẳng cho nhà "sáng tạo" ấy 1 phát vì họ đã sáng tạo "quá đà", sáng tạo đến mức vượt cả tầm của "thời đại". Rau thìa là người Bắc chỉ ăn với món cá, loại có chất tanh chứ không ai dùng với món bún đậu cả, món bún đậu thì chấm với mắm tôm, rau mùi, thơm và rau kinh giới, gia vị có chanh ớt, bột ngọt, đường và chút tỏi. Họ "sáng tạo" đến thế thì BY xin bái phục họ nhiều lần về độ "ẩu" trong ẩm thực. Món hủ tiếu của miền Nam cũng không thua kém món phở của miền Bắc đâu bác C16@ ạ. Grin
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Hai, 2013, 11:15:13 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #275 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2013, 06:21:05 am »

Xin đính chính, bún đậu ăn với rau kinh giới, 1 đàng lá to đùng, 1 đàng lá nhỏ xíu, lộn tên 1 cái quá hớp, làm bác BY tưởng xuất hiện nhà sáng tạo bún đậu mới. Grin Grin
Logged
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #276 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2013, 09:25:08 am »

 Cheesy Grin thui thui bác C16 Long An ui! Bún đậu,ngoài lá kinh giới ra còn lá chi chi nữa không bác,ví dụ như lá thúi gì đó bác C16@ ?hí.hí..ben...bạn có 2 giây chuẩn bị..tít tắc.tít tắc..t.t. Wink
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #277 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2013, 09:48:47 am »

Thắc mắc về người lính pháo 85 nòng dài ?

Trong tấm hình dười đây duy nhất có một cựu chiến binh đeo mắt kiếng mát (kính râm) đang đứng vỗ tay . Người này nói chuyện với tôi khá nhiều cứ lập đi lập lại cụm từ lính pháo 85 Nòng dài và khẳng định mình là lính 85 nòng dài . vậy cho hỏi bạn LỘc 85 và các bác " HƯƠU cao cổ " có biết người này là ai không ? Thank nhiều .



Logged

loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #278 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2013, 11:13:25 am »

Thắc mắc về người lính pháo 85 nòng dài ?

Trong tấm hình dười đây duy nhất có một cựu chiến binh đeo mắt kiếng mát (kính râm) đang đứng vỗ tay . Người này nói chuyện với tôi khá nhiều cứ lập đi lập lại cụm từ lính pháo 85 Nòng dài và khẳng định mình là lính 85 nòng dài . vậy cho hỏi bạn LỘc 85 và các bác " HƯƠU cao cổ " có biết người này là ai không ? Thank nhiều .




Chào bác chiensivodanh! Bác chỉ nêu là lính pháo thuộc đơn vị pháo 85 li,không nói rõ thuộc đơn vị nào,lính năm nào thì loc85c5@ biết đường mô mà lần!  Cheesy.
E262 ngoài 2 khẩu 85 của  C5 ra,còn có 2 khẩu của C7 D11 trực ngoài Núi đất từ cổ tới kim,nên anh em gần như không biết mặt nhau,ngoài đồng hương của nhau thì không nói.
Bác hỏi thế...bố ai trả lời những thắc mắc của bác vodanh cho được  Grin,gặp mauphuongtim bác chỉ có đỡ đạn "xuyên phá" của cô mauphuongtim dành cho bác thôi Grin
Còn bác hỏi "ông Hưu cao cổ" thì cũng bằng thừa Cheesy,Ổng...là..lăm thôn ôn ơi!  biết chi về "nòng dài" mà bác hỏi cơ chứ Grin

Logged
hungdung1003
Thành viên
*
Bài viết: 284



« Trả lời #279 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2013, 04:18:59 pm »

Thắc mắc về người lính pháo 85 nòng dài ?

Trong tấm hình dười đây duy nhất có một cựu chiến binh đeo mắt kiếng mát (kính râm) đang đứng vỗ tay . Người này nói chuyện với tôi khá nhiều cứ lập đi lập lại cụm từ lính pháo 85 Nòng dài và khẳng định mình là lính 85 nòng dài . vậy cho hỏi bạn LỘc 85 và các bác " HƯƠU cao cổ " có biết người này là ai không ? Thank nhiều .


 .
Chào bác chiensivodanh! Bác chỉ nêu là lính pháo thuộc đơn vị pháo 85 li,không nói rõ thuộc đơn vị nào,lính năm nào thì loc85c5@ biết đường mô mà lần!  Cheesy.
E262 ngoài 2 khẩu 85 của  C5 ra,còn có 2 khẩu của C7 D11 trực ngoài Núi đất từ cổ tới kim,nên anh em gần như không biết mặt nhau,ngoài đồng hương của nhau thì không nói.
Bác hỏi thế...bố ai trả lời những thắc mắc của bác vodanh cho được  Grin,gặp mauphuongtim bác chỉ có đỡ đạn "xuyên phá" của cô mauphuongtim dành cho bác thôi Grin
Còn bác hỏi "ông Hưu cao cổ" thì cũng bằng thừa Cheesy,Ổng...là..lăm thôn ôn ơi!  biết chi về "nòng dài" mà bác hỏi cơ chứ Grin
Đeo mắt kính là Thắng lính 78 đi chung với Chí Phèo.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM