Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:44:59 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đừng bắt anh làm hươu cao cổ...(phần 6)  (Đọc 193377 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #220 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2013, 08:25:09 pm »

Chào bác DK!  Wink Cheesy Grin,"súng " nhà bác khi bóp cò..chạ.chạ.chạ...chỉ bác C16 "tè" khi nhắc tới tên bác thôi. . Cheesy
Em  Cheesy...hai bên mỗi bên một hũ Qui nin dầu,"buồn buồn" xin thêm Qui nin gì đó,tiêm vào tĩnh mạch cho thêm phê phê,nhẹ thì một ống,riêng em một ống rưỡi chỉ vì "nghiện nặng" .
Riết rồi chả biết ngán sợ loại "súng" như bác DK  Grin nhưng lạ đời "súng" loại như bác càng "bén" càng mòn  Huh,sau thời gian khá dài,nòng "súng" chỉ còn dài bằng phân nữa so với lúc ban đầu!! Vì sao "nên nỗi" bác biết không?  Wink Grin

Ngày xưa lúc học yta mấy thầy có đọc bài thơ đến bây giờ tui còn nhớ "kim tiêm vào thịt thì đau......" còn như bác "mòn" thì tui chưa thấy...


  Hỏi thật bác y tá DK! bác có từng mài Kim lần nào chưa? Riêng em đã từng thấy y tá mài kim,một cây Kim tiêm "xử" vài chục mạng với hai bên mông chai cứng,Kim tiêm phóng nghe sựt sựt,mỗi lần phóng mỗi lần nhổm mông,phóng mãi cũng cùn,cùn thì mài cho nhọn lại,mài đi mài lại mài riết còn phân nữa bề dài cây Kim,lời nói của loc85c5 là thật,không phóng đại tí nào Grin.
Vậy thì có phải "Súng" của các bác càng "bén" càng mòn thì đúng quá đi chứ lị!  Wink Grin.
Logged
ledvu
Thành viên
*
Bài viết: 212



« Trả lời #221 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2013, 08:56:05 pm »

Bác Ledvu có lẽ nhập ngũ trước 1979, 80 - 82 Cong-pong-cham do Sư 317 đảm nhiệm phải không bác? Người dân Congpongcham khá gần gũi với dân mình. Có lần ghé ngang, ngủ đêm ở bến phà, nghe mấy người dân nói chuyện, họ so sánh sự giống nhau về cách phát âm của người miền Bắc và người miền Nam ở 2 nước, họ lấy ví dụ: Siêm riệp tha pram ria (ở Siêm riệp nói năm đồng), Congpongcham tha hạm hịa, co đôi (giống như) Hà Nội tha VÀNG, Sài Gòn tha DÀNG, bộ đội mình ở lâu bên đó về có khi cãi nhau về ngôn ngữ học được.
Bác Xuân_thang sưu tầm hay quá, bắt chước bác tui sợt thử không tìm được, 2 loại ba rây (thuốc điếu) này rất thông dụng, ai có dịp "đón đoàn" buôn đều biết, còn 1 loại cao cấp hơn rất hiếm gặp, tui không nhớ nổi, nó so với samit giống như "ba số" so với "con mèo" vậy.
Tình hình chiến sự chỗ mình những năm 79 - 80 khá yên, tữ giữa cuối năm 80 trở đi, tụi nó mới "sống dậy", đẩy mạnh hoạt động trong nội địa, nhất là 2 huyện Chikaren và Socnikum, có lẽ đây là vùng cung cấp hậu cần cho chúng, vì thông xuống Biển Hồ.
Thời gian trước đó, bộ đội mình có thể dung dăng dung dẻ dạo trăng, leo thốt nốt, lụi thơ năm, sum sì co khắp đồng, không chút ngại ngần, nghe dân báo có Pôn-pốt, gần nhứt cũng mấy cây số, bên C20 cử vài anh hữu tuyến, đi công văn cho Trung đoàn, cuốc bộ mấy chục cây số vô Khơ bau, Svai-lơ như đi chợ.
Tui hồi mới qua Kompungcham thi trực thuộc 310, sau chuyển qua làm nhiệm vụ xây dựng chính quyền thì thành 7702. Thời kỳ đó tương đối yên ổn, chỉ có các nhóm địch nhỏ xâm nhập. Huyện tui đóng quân là đồng bằng, không có chỗ trú quân nên địch chỉ đi qua thôi, trên đường đến những nơi như Mi mốt, Đầm be chẳng hạn.
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #222 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 09:08:28 pm »

Vùng Siêm Riệp mùa khô đúng là ... khô khốc, nước, đi kèm với nó là sự sống biến mất tiêu, nhìn ra xung quanh toàn màu vàng rơm của cây cỏ khô, chú đội mùa này cũng khô vàng mắt như mọi vật khác.
Cải thiện bữa ăn là nhiệm vụ hàng đầu của đơn vị, ngoài chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, mỗi tiểu đội, chừng 4 - 5 chú, phải nỗ lực bung ra dân hay ra đâu đó để kiếm cái gì đó về ăn với cơm, vì tiêu chuẩn phát chỉ có cơm với nước mắm kem.
Để công việc cải thiện được bền, mỗi người được phân cải thiện 1 ngày, đây là lúc để thể hiện tài dân vận và cũng phân biệt đẳng cấp về khả năng "bung ra" của mọi người.
Có anh lẩn quẩn bứt rau muống, rau dền, rau thập cẩm, ... vòng vòng chỗ đóng quân, thường được ít và không ngon.
Có anh siêng, gan, vác súng đi xa vài cây số để kiếm rau thì khá hơn chút đỉnh.
Có anh vác súng rình bầy le le ở đám bưng rất xa (phải đi 2 người), cách bắn: ngắm sẵn xong tạo ra tiếng động cho mấy con le le vừa vỗ cánh bay lên thì bắn, có khi 1 viên trúng vài con, mỗi lần tới phiên anh này cải thiện là tiểu đội trúng mánh.
Mấy anh giỏi tiếng K và có khuôn mặt kịch sĩ thì lân la vô nhà dân kiếm cá khô, bầu bí, mấy anh này đóng góp cũng khá.
Từ khả năng "đóng góp" đó cũng tạo nên 1 tiêu chuẩn để phân biệt "đẳng cấp" nhau, trong đó anh "bứt rau vòng vòng" xếp thấp nhứt, bị cười chê.
Có 1 lần, 1 anh hái về khá nhiều mướp, đem gọt nấu canh với vài cọng rau tập tàng, bưng nồi canh ra thấy rất hấp dẫn, nhưng tới chừng ăn bị đắng quá chừng, đang cơn thiếu đói, ráng nuốt, giữa chừng, anh A trưởng "sợ trách nhiệm" quả quyết bỏ nồi canh vì nghe nói mướp bị đắng như vậy là có độc, mọi người tiếc nhưng cũng ngán, nên đành, rốt cuộc không ai bị sao hết, tiếc nồi canh rau.
Mà hồi đó cơ thể tụi mình có chức năng giải độc hay sao, gà toi, vịt cúm, thực phẩm hết đát, ... đều trở thành chất bổ hết. Grin
Logged
DK1278
Thành viên
*
Bài viết: 422


Chiến binh chùa tháp


« Trả lời #223 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2013, 02:59:45 pm »

Chúc mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11

 Thầy Sáu Đề ! Một người lính, một sỹ quan quân y là một người thầy kính mến...hoàn thành tốt nhiệm vụ của người, người bác sỹ quân y, tận tâm cứu chữa cho thương, bệnh binh trên chiến trường... Về nhà. Trong gia đình thầy là người chồng, người cha, người ông tốt, tấm gương cho con cháu noi theo.
 
Ngày này năm nay CCB chúng tôi không còn gặp Thầy nữa...Thầy đã sống trọn vẹn kiếp người. Người con của tổ quốc, người cha, người ông trong gia đình. Thầy về nơi vĩnh hằng để lại trong lòng CCB chúng tôi một nổi niềm tiết thương vô hạn...

Kỹ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam CCB yta F5 chúng tôi thành kính thắp nén hương nguyện cầu hương linh Thầy Siêu thoát Luân hồi.

Anh em cựu chiến binh yta F5 thăm thầy nhân ngày 20/11/2011tại Bà Rịa Vũng Tàu
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Năm, 2015, 05:32:52 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged

Nhắn tìm đồng đội C19 - E740- 7705: Phạm văn Đông lính 78 Hải Hưng, Nguyễn văn Thành lính 78 Phú Khánh
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #224 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2013, 08:52:37 am »

Chính xác là 105 ngày 12 giờ 38 phút bác Xuan_thang ơi.
Cảm ơn bác nhé, để tui đau nó xuống, quấn cái mền lại, kêu bà xã vói đưa ly cà phê, bật điếu thuốc lên, xong gặm nhấm, nhâm nhi cho nó thấm. Grin
Logged
DK1278
Thành viên
*
Bài viết: 422


Chiến binh chùa tháp


« Trả lời #225 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2013, 05:57:38 pm »

Sau một thời gian (105 ngày)chờ đợi, trông ngóng dài… dài… dài cả cổ (chỉ thua hưu cao cổ một chút Grin Grin Grin)x_t tui hân hạnh nhận được bộ đĩa video “Ký sự đoàn cựu binh D52 thăm lại chiến trường xưa Kampuchia” do bác Cường cà-ma gửi tặng.Trước khi tải bộ video Ký sự nầy, x_t tui không biết nói gì hơn là chân thành cảm ơn bác cùng các anh em khác đã tổ chức chuyến đi thành công tốt đẹp và biên soạn ,lồng tiếng cho bộ phim thêm phần sinh động.Một lần nửa vô cùng cản ơn các bác Cheesy.
http://www.youtube.com/watch?v=bI8c5aJC8g0

Phần hậu kỳ là cây nhà lá vườn dó bác, cũng ae CCB mình tự biên tự diễn Camera - Cường cò ma; lời bình - bác Phúc...
Được như vầy cũng hay lắm rồi...bản quyền này phải bán cho Ban thời sự HTV chuẩn bị cho ngày 22/12 chứ...!
Logged

Nhắn tìm đồng đội C19 - E740- 7705: Phạm văn Đông lính 78 Hải Hưng, Nguyễn văn Thành lính 78 Phú Khánh
DK1278
Thành viên
*
Bài viết: 422


Chiến binh chùa tháp


« Trả lời #226 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2013, 11:08:51 am »

Chính xác là 105 ngày 12 giờ 38 phút bác Xuan_thang ơi.
Cảm ơn bác nhé, để tui đau nó xuống, quấn cái mền lại, kêu bà xã vói đưa ly cà phê, bật điếu thuốc lên, xong gặm nhấm, nhâm nhi cho nó thấm. Grin

Bác C16 này! quấn cái mền, kêu bà xã..... từ hôm wa đến giờ chưa thấy ra để xem tiếp tập 2 phần 1 của bác X_T.
gặm nhấm, nhâm nhi như vậy khi nào mới xong phim bộ nhiều phần, tổng cộng có bốn phần mà o biết bác X_T chép ra bao nhiêu tập..chắc là dài lắm...?
Vậy bác C16 còn phải kêu ba xã dài ...dài...sướng nghe...!
Logged

Nhắn tìm đồng đội C19 - E740- 7705: Phạm văn Đông lính 78 Hải Hưng, Nguyễn văn Thành lính 78 Phú Khánh
xuan_thang
Thành viên
*
Bài viết: 121


sống và khát vọng


« Trả lời #227 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2013, 06:09:06 am »

Ký sự đoàn cựu binh D52 thăm lại chiến trường xưa kampuchia ( tập 3 phần 1)
 http://youtu.be/iMCvIaR8EKU
Logged

Giữa khu rừng ngàn năm âm u nơi biên cương chùa tháp .Cùng chia cho nhau bao hiểm nguy gian khó giữa cơn mưa rừng, lưng tựa vách chiến hào.
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #228 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2013, 08:32:24 am »

Đang phê đã quá bị bác DK1278 kêu chui ra, tui không có lặn mà là chui bác à. Grin
Tui đâu bỏ sót, mà cũng không sợ bị bác Xuan_thang bỏ bom, nhưng cách tiêm của bác Xuan_thang làm tui bị phê quá.
Không chút uổng công "ngàn ngày chờ đợi", mấy bác làm quá công phu, từ khâu tổ chức ban đầu, đến đạo diễn chương trình, biên tập hình ảnh, nội dung, ... rất hay.
Cha nào biên tập nội dung quả có trình độ, nếu cây nhà lá vườn mà được vậy thì tài quá, bác Phúc đọc rất biểu cảm, làm sống dậy ký ức lâu nay.
Tối nay coi lại 3 tập, chắc hết gói luôn quá. Grin
Logged
xuan_thang
Thành viên
*
Bài viết: 121


sống và khát vọng


« Trả lời #229 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2013, 12:08:29 pm »

Ký sự đoàn cựu binh D52 thăm lại chiến trường xưa kampuchia ( tập 4 phần 1)
 http://youtu.be/khwfpu3DmpU
Logged

Giữa khu rừng ngàn năm âm u nơi biên cương chùa tháp .Cùng chia cho nhau bao hiểm nguy gian khó giữa cơn mưa rừng, lưng tựa vách chiến hào.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM