Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 06:38:16 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 388712 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #330 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2010, 04:14:31 pm »

 Kính tặng bác Lexuantruong1972 và các bác 2 bức ảnh cuối cùng.

  Cánh đồng thôn Thường lệ(em cứ tưởng Đường lệ) ngày nay, bạt ngàn hoa hồng!



 Ga Hương canh ngày nay, nó chẳng khác so với những năm 198x em đi qua


« Sửa lần cuối: 25 Tháng Chín, 2010, 04:24:29 pm gửi bởi GiangNH » Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #331 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2010, 05:28:34 pm »


NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)


 
Từ bến sông chúng tôi theo người dẫn đường về e bộ. Những gì còn sót lại của trận chiến bảo vệ cảng Cửa Việt dường như còn nóng hổi: xác xe tăng M48, M41,M113 nằm ngổn ngang dọc theo mép biển, có những chiếc hầu như còn nguyên vẹn. Những công sự bao cát của địch ngổn ngang khắp nơi với vỏ lon bia, vỏ đồ hộp, túi cơm sấy, vỏ súng M72 và các loại thùng đạn…. Từ trên đồi cát cảm nhận của tôi với vùng đất mới này là chỗ nào cũng cắm cờ giải phóng, phía cảng Mỹ 1 cột cờ cao lồng lộng một lá cờ nửa đỏ nửa xanh khổ lớn tung bay giữa biển cát trắng xóa và mầu xanh biếc của biển và trời Cửa Việt. Không xa về hướng Nam những dãy cờ giải phóng chạy dài chênh chếch về phía Tây Nam xen lẫn với những lá cờ vàng ba sọc của địch - đấy chính là tuyến giáp ranh giữa ta và địch theo HĐ Paris.



Giá mà bác LXT1972 chốt được vài cái mốc thời gian nhỉ. Vì cũng quanh quanh vùng ấy, quãng ấy, 6971 cũng ở miền Đông.
Logged

Nhật ký Viết lại
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #332 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2010, 01:08:58 pm »


NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)
...........
Thấy tôi ngạc nhiên vì đây là lần đầu mới gặp anh ta mà anh lại biết tôi rõ thế. Anh ta cười bảo: “ Riêng việc ông đeo kính đi đánh nhau là chúng tôi biết ông là ai rồi ”. Thế đấy việc nhớ tên của cán bộ quân lực thì đây là nghề nghiệp của họ, ngoài ra họ còn phải biết những đặc điểm riêng nữa, thật là bái phục.
..........
(còn tiếp)  

Đùa vui một chút:
Phải nói là " đeo đít chai và cắm cù dìa sau túi đi đánh nhau " bác Tường ạ. Nếu ông điêu khắc nào tạc tượng sv các trường trong mùa hè đỏ lửa, em đề nghị phải điển hình hóa được tính cách sv các trường mới hay.

Năm 72 bọn em còn nhỏ nhưng vẫn nhớ xóm làng vắng hoe. Người đã vét cạn. Ở nhà chủ bọn em sơ tán, mấy đứa vẫn đi học, đi chơi, làm các việc giúp gia đình nhà chủ, thấy máy bay Mỹ chưa biết sợ còn chạy ra sân xem, khiến bà chủ nhà phải quát vào hầm. Trong nhà chủ, cha mất sớm, một bà mẹ khoảng ngoài 40 nhưng già trước tuổi, một đàn con lít nhít, cậu con lớn học lớp 10 trường huyện nhưng vẫn chơi đùa với chúng em như cùng lứa. Tranh thủ về nhà lúc nào, giúp bu, gia đình cấy hái. Một chiều tối bọn em đi ăn cơm về tới, thấy trong nhà có tiếng thút thít, cô em kế mắt đỏ hoe, bà mẹ từ trong buồng bước ra lấy đuôi khăn chấm mắt, anh con trai thì lầm lì. Một không khí nặng nề bao trùm căn nhà tranh vách đất bé nhỏ. Sáng hôm sau anh ấy phải tập trung theo mấy bạn cùng trang lứa nhập ngũ. Mà cũng còn trong xóm mấy ai đâu. Ra đến đầu xóm, anh ấy bảo: chúng máy về đi. Năm 73, ngày tết hòa bình năm ấy thật náo nức khó quên. Ra Hồ Gươm, một thằng bạn bảo : tao vừa thấy ông Đ, ngồi một mình trên ghế đá, giống lắm, nhưng đông người quá không gọi được. Từ ấy về sau bao nhiêu năm, cho đến tận những năm cuối 80, theo một thằng cùng khóa đại học, cùng đơn vị trong Cam Ranh, quê gần đó, trở lại thăm gia đình xưa. Tấm bằng liệt sỹ để trên bàn thờ, bà mẹ đã mất 5 năm sau ngày anh con trai hy sinh năm 72. Đợt anh ấy đi bộ đội quãng mùa hè, giữa năm 72, hình như là vừa thi xong tốt nghiệp.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Chín, 2010, 08:35:05 pm gửi bởi qtdc » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #333 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 02:20:45 pm »


NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)


 
Từ bến sông chúng tôi theo người dẫn đường về e bộ. Những gì còn sót lại của trận chiến bảo vệ cảng Cửa Việt dường như còn nóng hổi: xác xe tăng M48, M41,M113 nằm ngổn ngang dọc theo mép biển, có những chiếc hầu như còn nguyên vẹn. Những công sự bao cát của địch ngổn ngang khắp nơi với vỏ lon bia, vỏ đồ hộp, túi cơm sấy, vỏ súng M72 và các loại thùng đạn…. Từ trên đồi cát cảm nhận của tôi với vùng đất mới này là chỗ nào cũng cắm cờ giải phóng, phía cảng Mỹ 1 cột cờ cao lồng lộng một lá cờ nửa đỏ nửa xanh khổ lớn tung bay giữa biển cát trắng xóa và mầu xanh biếc của biển và trời Cửa Việt. Không xa về hướng Nam những dãy cờ giải phóng chạy dài chênh chếch về phía Tây Nam xen lẫn với những lá cờ vàng ba sọc của địch - đấy chính là tuyến giáp ranh giữa ta và địch theo HĐ Paris.



Giá mà bác LXT1972 chốt được vài cái mốc thời gian nhỉ. Vì cũng quanh quanh vùng ấy, quãng ấy, 6971 cũng ở miền Đông.

Khoảng thời gian đó cuối tháng 3 đầu tháng 4/1973 thì phải.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #334 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 02:46:59 pm »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Người đầu tiên tôi gặp là Trình ba toác - cái tên từ khi còn huấn luyện. Trình trước là giáo viên cấp 2 quê Lập Thạch, Vĩnh Phú, khi ở huấn luyện là b phó, vào đến đây là b trưởng, giờ là c phó. Trình cho tôi biết số người cũ chẳng còn mấy: mấy thằng cùng trường như Chiến, Sơn ra học Đại học kỹ thuật quân sự, số anh em chiến đấu với nhau người thì hy sinh, người bị thương đi viện. Thằng M. đảo ngũ ngay cái hôm vào trận, nó là cái thằng khi huấn luyện ngoài Bắc luôn luôn tỏ ra mình là một người cấp tiến, cứ leo lẻo cái mồm, phát ngôn như 1 chính trị viên thực thụ lại còn lên mặt phê phán tôi và mấy người khác về tội phát biểu không có lập trường. Khi về cùng c3 nó ở b2, tôi ở b1, mãi cho tới đêm vào trận tôi mới thấy mặt nó khi nó bắt tay tôi động viên: “Cố gắng nhé”. Chuyện đi hay ở là chuyện của nó nhưng nó đừng có vơ vét hết quân tư trang của anh em để chuồn. Về sau tôi mới biết khi nó ra đến Gio Linh, Cam Lộ gì đó thì bị bắt đưa về một đơn vị vận tải. Cho tới năm 1975 khi tôi về trường thì nó đã về trường từ  lúc nào, nó có đến hỏi thăm tôi sau đó mất dạng. Nghe nói nó bây giờ đang giữ một trọng trách về xây dựng hay giao thông gì đó ở một tỉnh gần Hà Nội. Trận đó Triệu mất tích hiện đang ở diện nghi vấn. Bắc "điếc" chết rồi, nó đi tải đạn về gần hầm không nghe tiếng xoẹt của pháo, nếu như thằng Th. kéo nó vào ngay thì cũng chưa chắc đã chết. 1 mảnh pháo phạt vào gáy, tội quá. Nhớ đến nó tôi nhớ tới những lúc nó tần ngần giở những tờ bạc không kịp gửi về cho mẹ và khi nó cứ lầm bầm đọc kinh mỗi khi pháo địch dội trên hầm.

Tôi nhìn thấy cái ba-lô của tôi ở góc hầm, Trình đang dùng nó. Những ngày chiến đấu anh em thường lấy những quân trang của những người đi viện để dùng. Tôi hy vọng những cuốn sách của tôi nhặt được vẫn còn nhưng chẳng còn gì ngoài cái ba-lô vẫn đề tên tôi trên nắp. Đổi cho Trình cái ba-lô mang từ Bắc vào, tôi lấy lại cái ba-lô cũ, với nó tôi cảm nhận tất cả những gì từ khi nhập ngũ. Nếu ai có dịp qua nhà tôi, tôi sẽ cho các bạn xem cái ba-lô thủng lõ chỗ vì mảnh pháo đó cùng những gì tôi còn giữ lại cho đến bây giờ như như hăng-gô, bình tông, xanh-tuya-rông, dao găm…những đồ này sau này mới có. Nhưng quý nhất là chiếc ba-lô suốt từ khi nhập ngũ 27/5/1972; cái thìa US, cái mở đồ hộp và bật lửa Zippo là những chiến lợi phẩm vẫn nóng hổi của trận chiến cho đến bây giờ.
 
Đơn vị hầu như toàn những người mới là quân bổ sung từ Thanh Hóa, Hải Phòng, Nam Hà. Tôi lại về a3, tiểu đội hầu như người mới cả.

Cảm giác trên đường trở lại đơn vị nao nức bao nhiêu thì khi về đến đơn vị lại buồn bấy nhiêu. Cánh Đông tạm thời ngưng tiếng súng, sự chia sẻ đồng cảm nhau trước cái chết tạm thời lui ra thay thế vào đó là mối quan hệ đồng hương, bè phái mà xuất phát từ những ý nghĩ địa phương, cục bộ của một số cán bộ. Ông Tr. giờ là cv trưởng, trong thời gian đánh nhau đã có lúc sợ quá đến nỗi đi vệ sinh ngay trong hầm và sai liên lạc đem đổ. Giờ ông ta huênh hoang khoác lác trước những đồng hương là lính mới bổ sung về những ngày đánh nhau ở ven Thành Cổ mà không một chút ngượng mồm. Mà hình như ông ta rất dị ứng với tôi khi biết tôi nắm rất rõ cái sự tích ống cóng đó. Biết tôi bơi tồi nhưng ông ta vẫn cử tôi đi theo bè chở vật liệu từ Ái Tử hoặc chở gỗ từ thượng nguồn Bến Hải về Cửa Việt. Mỗi lần đi như thế anh em giúp tôi rất nhiều nhất là khi đi bè tôi thường được vác ba lô lương thực, thực phẩm đi ven sông để chuẩn bị chỗ ăn nghỉ cho anh em.

(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2010, 04:56:01 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #335 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 03:40:23 pm »

Bác chụp ảnh cái ba lô cùng mấy đồ, lên đây cho anh em ngắm tý.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #336 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 04:42:21 pm »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Nghe nói nó bây giờ đang giữ một trọng trách về xây dựng hay giao thông gì đó ở một tỉnh gần Hà Nội.
 

(còn tiếp)
Thời nào thì cũng có những con người như vậy mà bác.
Ấy nhưng các chiến hữu còn giữ lại ba lô cho bác là lịch sự rồi. Sách thì phải tịch thu thôi. Đọc sách do miền nam xuất bản hồi đó chắc tội to lắm. Nhà sách Khai Trí ở SG hồi mới giải phóng đã đốt bao nhiêu là sách quý.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #337 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 12:14:25 pm »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Đơn vị hầu như toàn những người mới là quân bổ sung từ Thanh Hóa, Hải Phòng, Nam Hà. Tôi lại về a3, tiểu đội hầu như người mới cả. A trưởng là Hảo quê Nghĩa Hưng, Nam Hà đồng hương với ông Khảm c trưởng. Cậu ta thuộc quân U38 của Nam Hà tăng cường cho đơn vị sau trận Cửa Việt. Tiểu đoàn này ngoài những tân binh còn có 1 số anh em lính cũ trong diện thu dung. Số quân Hà Nội ngoài tôi còn có 2 người nữa là D. và S. cũng là diện thu dung trở về. Số người đã tham chiến ở An Tiêm, Chợ Sãi, Nại Cửu bị thương trở về cũng không còn nhiều. Có một điều đặc biệt số quân Hải Phòng khá đông nhưng lại tập hợp lại theo kiểu bè đảng khống chế những anh em khác. Ngay ngày đầu tiên trở về tốp quân HP này đã cho người gây sự với tôi theo kiểu dằn mặt lính cũ. Hôm đó sau buổi tập trung cả c, thằng C. ở b2 cố tình huých tôi, khi tôi hỏi: “Sao vậy ?” liền đó 2, 3 thằng xông vào dùng mũ cối đập tôi, tôi né tránh được, nhưng sau đó phải chịu trận vì 1 thằng xông lại ôm lấy tôi. Trước tình thế đó tôi quẫy ra được và quay ngay mũi khẩu AK ở trên vai lên đạn chĩa vào chúng nó và quát: “Muốn chơi nhau thì 1 chọi 1,còn chơi hội đồng tao cũng chơi ! Chết tao cũng chẳng sợ nói gì mấy thằng hèn”. Chúng nó lui ra ngoài, và lảng ra khi mấy vị cán bộ c xuất hiện. Bản lĩnh được tôi luyện khi sinh ra và lớn lên ở khu ga Hàng Cỏ khiến tôi không ngán mọi sự va chạm nào nhưng tâm trạng rất buồn vì mối quan hệ đồng đội như vậy, cán bộ của đơn vị hình như né tránh những chuyện như thế. Buổi chiều, tôi lên thẳng hầm c bộ và thẳng thừng tuyên bố: sẽ không chịu trách nhiệm những gì sẽ xảy ra một khi chuyện sáng nay lặp lại.   Các ông ấy bảo tôi về và sẽ xem xét giải quyết, nhưng rồi chuyện đó cũng bèo dạt mây trôi không thấy quay trở lại.

Cuối tháng 1/1973, sau Hiệp định Paris ta đập tan tham vọng chiếm lại cảng Cửa Việt của địch, tiêu diệt lữ đoàn đặc nhiệm 147 TQLC với hơn 100 xe tăng và xe bọc thép của chúng, đẩy chúng về vị trí cũ trước khi Hiệp định được ký kết, khu vực Nam Cửa Việt tạm thời im tiếng súng. Trung đoàn chúng tôi chấn giữ một dải cát trắng từ Lệ Xuyên, Long Quang, Thanh Hội ra tới cảng. Những ngày này đơn vị phải làm nhiệm vụ trực tiếp tiếp xúc với địch, sẵn sàng chiến đấu tại tuyến giáp ranh đồng thời phải xây dựng tuyến phòng thủ Nam Cửa Việt để bảo vệ tuyến vận tải huyết mạch từ biển qua Cửa Việt để ngược lên cảng Đông Hà. Khu vực Nam Cửa Việt chỉ có những cồn cát trắng đến nhức mắt, xây dựng công sự chiến đấu ở đây cực kỳ vất vả vì luôn luôn bị gió cát vùi lấp. Chúng tôi phải thay phiên nhau cử người ra Ái Tử để khai thác vật liệu như ghi sân bay, cột điện gỗ thông, vỏ thùng phuy, bao cát, cọc dây thép gai, dây thép gai, lưới chống B40, gỗ dán...và tất tần tật những gì có thể lấy được ở cái dạ dày này cho xuống bè để xuôi về Cửa Việt. Ngày ấy ở Cửa Việt với những cồn cát nóng bỏng dân cư thưa thớt, suốt từ 7 giờ sáng cho tới 4 giờ chiều chỉ có một thứ gió từ miền Tây thổi về, gió thổi phần phật nhiều lúc như bão cuốn theo những luồng cát bỏng rát lấp đầy các công sự hầm hào. Muốn ăn được bát cơm không bị trộn cát chỉ còn mỗi 2 cách: thứ  nhất là chui xuống hầm, thứ hai là chui vào màn. Gió cát dữ dội đến nỗi sau một vụ mưa các công sự được làm bằng ghi sắt gỉ vàng nhưng chỉ có vài ngày những tấm ghi được cát đánh sạch bong. Có những đợt gió mạnh làm cho những cồn cát di chuyển nhiều khi lấp hết cả hầm hào công sự. Nắng nóng, gió cát và bọ chét là 3 đặc sản thứ thiệt mà lính cánh Đông được hưởng miễn phí, thằng nào thằng ấy cũng đen cháy, chân tay toàn những vết thâm tím do bọ chét cắn, thằng nào giữ da thì chân tay lở loét. Nhớ lại dịp đoàn Văn công hải quân vào biểu diễn phục vụ các đơn vị tại Nam Cửa Việt, nhìn những diễn viên múa với những vết bọ chét cắn để lại trên thân thể sao mà ái ngại đến thế.  

(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Chín, 2010, 08:06:53 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #338 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 03:09:22 pm »

Chà, giang hồ đất cảng thử xin số bác Tường thôi mà.
Về khoản cát bay em thấy giống hệt bác, cả bọ chét cũng vậy. Chúng em ở Cam Ranh sống dở chết dở với cát mùa gió chướng. Thằng Nga nó ở trong wagon bịt kín, có điều hòa không sao. Mình buổi trưa ăn cơm nhai toàn cát. Chui vào màn cũng đỡ tí ti thôi. Đấy là bọn em đã ở trong các nhà vòm bằng gỗ dán, có chiều cao và nhịp gấp đôi hangar máy bay vẫn thấy ở NB hay TSN, đóng cửa lại, mà cát nó vẫn len vào tận nơi.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #339 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 04:01:26 pm »

Chà, giang hồ đất cảng thử xin số bác Tường thôi mà.
Về khoản cát bay em thấy giống hệt bác, cả bọ chét cũng vậy. Chúng em ở Cam Ranh sống dở chết dở với cát mùa gió chướng. Thằng Nga nó ở trong wagon bịt kín, có điều hòa không sao. Mình buổi trưa ăn cơm nhai toàn cát. Chui vào màn cũng đỡ tí ti thôi. Đấy là bọn em đã ở trong các nhà vòm bằng gỗ dán, có chiều cao và nhịp gấp đôi hangar máy bay vẫn thấy ở NB hay TSN, đóng cửa lại, mà cát nó vẫn len vào tận nơi.

Nhớ hồi ấy sao lại như vậy, bây giờ nghĩ lại mà cảm thấy mình hơi bị thấp hèn. Nếu bây giờ có xảy ra có lẽ phải gài số lảng thôi, một điều nhịn chín điều lành mà.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM