Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:16:26 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 388722 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #230 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2010, 11:28:23 pm »




Nam Thanh nằm kề đường 46, đây là một vùng đồi núi bán sơn địa. tầm quá trưa tôi đến nơi và xuất trình giấy tờ cho trạm. Họ bố trí tôi vào nhà dân để nghỉ ngơi. Tại đây ta sẽ đi đâu ? Theo anh em TB cho biết về đến đây sau khi phân loại ai ổn định sẽ về Đoàn 200 ở Quỳ Hợp để an dưỡng sau đó về đơn vị, ai bị nặng hơn sẽ chuyển tiếp ra trạm CT12B ở Nghĩa Đàn rồi ra Bắc. Lần này mà được ra Bắc thì sung sướng quá, chỉ cần được nhìn thấy Mẹ và những người thân xong rồi đi ngay là toại nguyện lắm rồi.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Chín, 2010, 11:43:03 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #231 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2010, 11:29:49 pm »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)

Thấm thoắt đã bước sang tháng 11, trời bắt đầu se lạnh. Hết lượt đợt thương binh này đến và và đi. Các vết thương của tôi cũng đã lành, chỉ còn vết thương ở ngón tay cái tuy đã khô nhưng chạm vào vẫn còn đau và xám ngoét. Theo bác sĩ điều trị vết thương này cần theo dõi thêm vì sợ viêm xương. Thường xuất viện đầu tiên, hôm chia tay nó hẹn ngày gặp lại. Tối hôm trước chúng tôi có 1 buổi liên hoan nhỏ với các chị Quyên, Duyên và Bích để chia tay với Thường. Sáng hôm sau Thường đi sang CT12A để nhập trạm, ai ngờ ra đến đầu xóm đã gặp em Lan đứng đợi ở đấy. Anh chị tần ngần tiễn biệt nhau. Quả là cũng không ngờ anh chị có tình ý với nhau. Em Lan giúi vào tay Thường chiếc ba-lô căng phồng chẳng biết trong đó có gì. Lại nói thêm 3 thằng chúng tôi chỉ có Thế Anh là có ba-lô, Thường chỉ có cái túi mìn mo (claymore-mìn định hướng của Mỹ) trong đó có độc một mảnh chăn dù thám báo, còn tôi duy nhất có cái thìa dắt ở túi sau. Tôi giục Lan quay về còn tôi và Thế Anh đưa Thường qua Kim Liên để chia tay với anh Biên và chị em Trâm ,Oanh. Oanh lấy xe đạp đưa Thường đến Nam Thanh nơi trạm CT12A đóng quân.Cái thằng Thường này thế mà duyên ghê ở đâu cũng có các em chăm sóc nhiệt tình. Sau này mới biết anh chị không đưa nhau về CT12A ngay mà còn về Đô Lương mấy hôm rồi mới quay lại. Mãi đến sau chiến tranh khoảng tháng 8/1975 khi ấy tôi đã ra quân, tình cờ tôi gặp lại Lan ở Ga Hàng Cỏ để chờ tầu về Vinh. Mời Lan vào nhà nghỉ để chiều lên tầu, tôi biết được em đã ra quân về làm tại một trạm thủy sản tại Diễn Yên, Diễn Châu gần nhà. Lan cũng đã tìm đến nhà Thường ở Kim Anh. Tôi không muốn gợi lại câu chuyện của họ vì biết rằng chẳng giúp được gì. Đưa Lan lên chợ Đồng Xuân sắm đồ mà Lan có mua được gì đâu, hỏi gì cũng gật nhưng lại không mua... Ôi những cuộc tình trên những nẻo đường chiến tranh là như thế sao ?

Mấy hôm nay nghe tin địch ngừng ném bom từ Thanh Hóa trở ra, ở đây ban ngày chỉ thỉnh thoảng thấy máy bay địch bay qua nhưng ban đêm thì chúng tọa độ những khu vực xung quanh cách đây không xa. Có một điều khu vực Kim Liên cho đến lúc này không hề bị đánh phá, trong khi đó ngoài trục đường 46 cách đấy mấy cây số bom đạn địch đánh tơi bời.

Thế Anh cũng ra viện ra viện trước tôi, nó cũng lại về CT12A. Mấy hôm sau tôi được xuất viện. Chẳng có gì nặng vì quân trang không có gì ngoài bộ quân phục trên người mặc từ khi đánh nhau. Viện cấp cho 1 giấy ra viện và 1 giấy cung cấp tài chính xác nhận tiêu chuẩn ăn tính đến ngày ra viện và 2 phong lương khô ăn đường, 1 hộp sữa bột, nửa cân đường. Tất cả cho vào cái túi đựng hăng-gô xin của 1 cậu cùng lán. Chị Duyên, Quyên và Bích giúi cho tôi 10 đồng và 2 phong lương khô 702 (loại của sĩ quan chắc của bố chị Quyên gửi cho). Tờ Giấy ra viện nhỏ bằng lòng bàn tay với lời nhân xét: ý thức kỷ luật kém hay bỏ Viện đi chơi.

Chia tay với những người bạn ở ĐT42 và ở Bảo tàng Kim Liên để lên đường về CT12 tại Nam Thanh. Mọi người khuyên tôi nên đi vào lúc chiều tà để tránh giờ máy bay hoạt động nhưng tôi chọn đi buổi sáng vì còn phải hỏi đường. Về đến Nam Thanh hai chục cây số có ít đâu, trời mà tối thì biết hỏi ai vả lại mật độ oanh kích về đêm nhiều hơn ban ngày vì địch biết xe cộ của ta hoạt động về đêm, ban ngày mình còn chủ động tránh được.

Đường 46 từ Vinh lên Thanh Chương, Đô Lương rồi gặp đường 15. Con đường vắng tanh không một bóng người, nham nhở những hố bom, cầu bị phá sập phải qua ngầm. Đoạn đường này hình như ít xe chạy vì không thấy những vệt bánh xe hằn trên đường. Ghé vào 1 quán nước được đào vào trong đồi, tôi bỏ lương khô ra để ăn, bà cụ bán nước đưa tôi bát chè tươi nóng đặc sánh hỏi:

- Chú đi mô ?

-  Con về Nam Thanh. Còn xa không mẹ ?

-  Chừng chục cây nữa, chắc chú vừa ra viện.

-  Sao mẹ biết ?

-  Ở vùng này bộ đội đi một mình mà hỏi Nam Thanh chỉ có ở viện ra.


Nam Thanh nằm kề đường 46, đây là một vùng đồi núi bán sơn địa. Quá trưa tôi đến nơi và xuất trình giấy tờ cho trạm. Họ bố trí tôi vào nhà dân để nghỉ ngơi. Tại đây ta sẽ đi đâu ? Theo anh em TB cho biết về đến đây sau khi phân loại ai ổn định sẽ về Đoàn 200 ở Quỳ Hợp để an dưỡng sau đó về đơn vị, ai bị nặng hơn sẽ chuyển tiếp ra trạm CT12B ở Nghĩa Đàn rồi ra Bắc. Lần này mà được ra Bắc thì sung sướng quá, chỉ cần được nhìn thấy Mẹ và những người thân xong rồi đi ngay là toại nguyện lắm rồi.

(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2010, 09:45:14 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #232 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 12:25:15 am »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)
...
còn tôi duy nhất có cái thìa dắt ở túi sau.
....

(còn tiếp)
Hề hề, đúng là "truyền thống" của trường! Grin Sv được thầy gọi lên bảng, cả lớp cười ồ vì thấy cái thìa giắt túi sau. Đang không hiểu chúng nó cười gì mình, quay xuống thì nghe cái "keng": thìa rơi xuống đất. Grin
Sau này trường cấm không cho sv ăn thìa nữa bác Tường ạ! Grin
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #233 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 11:11:59 am »

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
(tiếp theo)
...
còn tôi duy nhất có cái thìa dắt ở túi sau.
....

(còn tiếp)
Hề hề, đúng là "truyền thống" của trường! Grin Sv được thầy gọi lên bảng, cả lớp cười ồ vì thấy cái thìa giắt túi sau. Đang không hiểu chúng nó cười gì mình, quay xuống thì nghe cái "keng": thìa rơi xuống đất. Grin
Sau này trường cấm không cho sv ăn thìa nữa bác Tường ạ! Grin

Qtdc à! K14 của mình học ở khu C (Chợ Yên,Tiền Phong, Mê linh bây giờ). Ngày ấy 6 thằng 1 máng đựng cơm (làm bằng gỗ hình khối hộp hình thang vuông), 1 chậu men canh lõng bõng, đĩa thức ăn chỏng chơ vài miếng thịt mỏng quẹt (thỉnh thoảng mới có). Đầu tiên vào trường thằng nào cũng có 1 bát men (bát B52) với đũa nghiêm chỉnh, sau rồi phải dùng thìa mới tác chiến được nhanh. Tiếp đến bát men đập hết chôn tròn thung lủng như cái gáo dừa mục đích để ăn thật nhanh cho khỏi nóng tay cuối cùng đến đỉnh điểm là vứt hết bát chỉ dùng thìa. Động tác dùng thìa để tác chiến trong chậu canh cũng thiện nghệ lắm: thằng lùa, thằng đánh chặn để truy bắt tàn binh.
Ôi một thời đâu dễ quên !
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #234 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 11:24:54 am »

còn tôi duy nhất có cái thìa dắt ở túi sau.

       Bác Tường lúc nào cũng sẵn sàng chiến đấu nhể ! Vẫn là cái thìa ở Đầu Kênh phải không bác ?
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #235 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 12:06:33 pm »

còn tôi duy nhất có cái thìa dắt ở túi sau.

       Bác Tường lúc nào cũng sẵn sàng chiến đấu nhể ! Vẫn là cái thìa ở Đầu Kênh phải không bác ?

Đấy là hồi chưa đi bộ đội còn sau khi ra quân chuyển về ĐHSP ngọai ngữ thì về ăn cơm với Mẹ. Thằng nào còn học ở ĐHXD thì nguyễn y vân như ngày trước.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
THANHSON2003
Thành viên
*
Bài viết: 33



« Trả lời #236 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 12:23:28 pm »

[
[/quote]

Đấy là hồi chưa đi bộ đội còn sau khi ra quân chuyển về ĐHSP ngọai ngữ thì về ăn cơm với Mẹ. Thằng nào còn học ở ĐHXD thì nguyễn y vân như ngày trước.
[/quote]

Không phải chỉ thời đó đâu anh T ơi, 20 năm sau vẫn cái thìa nhôm dắt túi quần chỉ khác "máng ..ợn" làm từ nhôm lá dập thành 3 ngăn, thịt vẫn mỏng như giấy pơ-luya, canh vẫn "mò" cả ngày không thấy quê hương. Bọn ở KTX có bên nữ hay tự nấu ăn hoặc lên nhà ăn mang cơm về sợ nhất mấy ông "công binh" đi đâu cũng giắt thìa, nó mà sà vào thì mối "gàu" đi nửa suất!
Logged
tranlam99
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #237 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 02:09:17 pm »

---
Nếu TranLam99 muốn biết chuyện bác Bảo vượt sông Thạch Hãn bao nhiêu lần, như thế nào thì cứ để bác Bảo tự kể. Bác ấy cũng mới tham gia quân sử và cũng đang thảo luận ở topic này đấy. Thể nào cũng có lúc lộ diện. Cứ tinh ý một tý. Bác ấy là lính trinh sát đại đội 20 sư đoàn 325 mà không phải hai cái tên SauChinBayMot hay TichTuongNhuLe.
---

Thế này thì tôi cũng chui ra khỏi "hầm" thôi.
(hôm nọ đi gặp đại trưởng Ngơi, tụi tôi 6971, TTNL và tôi cũng nhớ lại nhiều hồi tập đào và năm hầm bí mật, cũng là những kỷ niệm nhớ mãi).

Do bị thương trong đợt đi công tác địch hậu và chuyển ra Bắc ngay, tôi thất lạc tất cả sổ sách ghi chép và không nhớ các chi tiết (rất nể thấy bác Tường, TTNL, 6971 ... nhớ và kể được rất nhiều chi tiết), tôi xin kể những sự kiện chính. Gần 40 năm, rất nhiều chi tiết đã nhòe dần.

Cuối tháng 8, thủ trưởng Luyến phó ban trinh sát sư đoàn xuống chỉ huy nhóm trinh sát gồm tiểu đội tiểu đội tôi của c20 sư đoàn và nhóm c20 trung đoàn (e95). Tối 13/9, có lệnh trinh sát sang thị xã lấy tin. Tôi và một người của trung đoàn đi.

Mấy hôm đó nước sông đã lớn. Thành đã bị vây ba mặt, và mặt còn lại quay ra bờ sông cũng bị thu hẹp dần, chỉ còn quãng trên dưới 200 mét. Hai chúng tôi với trang bị nhẹ, ngụy trang bơi qua không bị lộ và không gặp pháo dù mặt sông bị pháo sáng soi khá rõ.

Hầm của Ban chỉ huy bảo vệ thị xã nằm dưới tầng hầm nhà tỉnh trưởng, được đào sâu và kiên cố. Có nhiều hầm nhỏ nối vào hầm chính (bọn tôi chỉ ở đó). Hầm khá ngột ngạt và chật vì nhiều thuơng binh chưa đưa được qua sông. Tôi nhớ, sau khi nhận tin và trước khi về, một anh trung đội trưởng trong số thương binh đó kể là bị thương cách hầm có mấy chục mét mà bò hai ngày đêm mới về tới đó.

Sau khi nhận được báo cáo về tình hình hai đứa tôi bơi về. Thời gian ở đấy chỉ hơn một tiếng. Về bên sông kể lại chi tiết để thủ trưởng Luyến làm báo cáo gửi điện lên sư đoàn và mặt trận.

Tối 14/9, 15/9 tụi tôi trinh sát không sang sông vì không thấy lệnh, chỉ quan sát từ đài bên Nhan Biều. Tôi không rõ các bộ phận khác như cứu thương, vận tải, ... có sang và sang được thị xã không. Nhưng ấn tượng về những người còn lại trong hầm là rất mạnh khi chúng tôi bơi về.

Tụi tôi chỉ đến hầm chỉ huy lấy tin. Có nhiều chốt quanh hầm chỉ huy trong một diện tích nhỏ bị thu hẹp dần. Cách đây hơn ba tuần, tình cờ tôi gặp lại Vũ Thạch Lương ở thành phố HCM, người bạn cùng trường, cùng tiểu đội khi huấn luyện ở Hà Bắc. Chúng tôi không có liên lạc từ lúc chia tay sau ba tháng huấn luyện đến giờ.  Lương ở đại đội cối của e95, đánh nhau trong thị xã từ khi trung đoàn làm nhiệm vụ ở đây cho đến tối 15/9 bị thương nặng và được đưa ra ngoài. Như vậy, trong các đêm 14/9, 15/9, các bộ phận cứu thương vẫn còn hoạt động. Hôm trước tôi cũng dự định mời Lương tham gia viết lại những câu chuyện đánh nhau trong thị xã. Lương là người của e95 tham gia cả 2 tháng bảo vệ thị xã.

Xin thêm vài chuyện quanh ngày 16/9.

Nghe kể sáng 16/9 khi giao ban, tướng Lê Quý Hai tư lệnh mặt trận đã nổi nóng nghe tin ta rút khỏi thị xã, và nói sẽ đưa quân chiếm lại.

Sau khi chiếm lại thị xã, trưa 16/9 quãng từ 11 giờ đến 1 giờ, pháo các loại bắt đầu bắn nhiều qua Nhan Biều, ở đoạn trông qua thị xã. Tụi tôi chưa lúc nào bị pháo nhiều và lâu như vậy. Liên tục là pháo phá, pháo chụp và pháo khoan xen kẽ, bắn dày đặc trên một diện tích nhỏ. Tôi nghiệm thấy khi đã ra khỏi hầm sẽ rất tập trung để quan sát, di chuyển, ... nhưng khi ngồi trong hầm bị pháo bắn trong một quãng thời gian dài (lần khác với tôi là khi trong hầm lúc máy bay đánh tập trung ở đầu cầu trong vòng 1 tiếng), thì hết sức căng thẳng. Căng thẳng vì không biết quả pháo khoan tiếp có trúng hầm mình không.

Quãng 2 giờ chiều tt Luyến gọi qua, nói mặt trận có lệnh cho trinh sát tối sang thị xã điều tra để đêm dẫn bộ đội đánh chiếm lại. Lệnh giao cho một trinh sát trung đoàn và tôi ở sư đoàn làm nhiệm vụ. Có vẻ ngậm ngùi, nên tt Luyến lấy hộp thịt dự trữ ở đáy ba lô ra cho hai đứa ăn. Bữa đó có quyết định hai đứa không mang súng, chỉ một con dao găm và một lựu đạn cho dễ bơi và tiềm nhập, với lời dặn nếu lộ dù sao cũng không cho địch bắt.

Chiều đó trời lâm thâm mưa. Quãng gần 5 giờ, anh Thời c phó (tôi không nhớ anh Thời xuống Nhan Biều khi nào), một b trưởng trinh sát trung đoàn, 2 đứa tôi (và một người nữa) bò ra bờ sông (khu vực hầm cách bờ Thạch Hãn vài trăm mét, phải qua đường 1). Vừa đến mép đường 1 thì bị trận pháo giã đúng chỗ, chúng tôi nhào ra nằm quanh. Cách chưa đầy 2 mét, chợt thấy xác một đồng đội đã căng phồng và có mùi. Có lẽ tải thương đến đây bị pháo bỏ lại hoặc thương vong hết, cũng phải đã vài ba ngày trước (kể lại để thấy ngay cả bờ bên mình, không phải mọi thứ đều được lo chu đáo và rõ ràng).

Ngớt pháo chúng tôi bò tiếp ra bờ sông. Bên kia, trên con đường sát ngay bờ sông, một chiếc tăng đi đi lại lại, nổ động cơ gầm rú thị uy. Trong khung cảnh trời dần chiều lúc ấy, uy lực của một chiếc tăng như lớn hơn nhiều.

Dùng ống nhòm quan sát kỹ, bờ Tây bên này thoai thoải xuống nước nhưng bờ Đông bên kia thị xã là con đường và bờ sông gần dựng đứng. Cách mấy bước là một ụ súng chĩa xuống nước. Pháo sáng bắn thế, hai gã trinh sát tay không có thể bơi qua không bị lộ, nhưng làm sao đưa được cả đoàn quân với súng ống qua mà không lộ? Nếu lộ làm sao tránh được các ổ súng đang chĩa xuống sông kia? Nêu ra các câu hỏi không khó trả lời này, anh Thời quyết định hai đứa tôi không qua sông nữa, mà tất cả quay về báo cáo lên trên. Một bức điện được soạn ra, nêu nhận định của trinh sát, và đề nghị cấp trên không tổ chức đánh đề chiếm lại thị xã.

Rất tốt là mặt trận cũng quyết định dựa theo báo cáo này của trinh sát. Sau này mỗi khi nghĩ lại, tôi luôn cho rằng đây là một quyết định dũng cảm và đầy trách nhiệm của anh Thời.

Ngày 19/9, tiểu đội tôi được rút về phía sau nghỉ ngơi sau hai tháng tham gia phục vụ chiến đấu bảo vệ thị xã.


Cảm ơn bác Bảo, đúng là quá nhiều máu và hoa. Theo tôi được biết qua nhiều thông tin thì căn hầm ngầm đã bị đánh sập và nhiều người trong đó có nhiều anh em thương binh đã nằm lại tại đó trên mảnh đất Thành cổ.   

Xin thắp một nén nhang viếng những người đã hy sinh trên mảnh đất Quảng Trị anh hùng.
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #238 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 03:07:39 pm »

    LXT@ Hôm nào em gặp chị Oanh sẽ mách chuyện bác  viết chuyện riêng của chị ấy lên mạng , bác đừng có trách nghe .
 TLT@ Có thể thủ trưởng Luyến của bác đã cùng  nằm chung một phòng với em năm ngoái ở V108. bác Luyến to cao  da trắng ,đánh Tây nam năm 79 là E tr hay E phó  gì đó , sau lên F phó 325 rồi về làm hiệu trưởng trường quân sự Q Đ 2 , bác ấy bị động mạch vành cấp cứu mấy lần , bây giờ chưa chắc đã còn sống
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #239 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 04:12:21 pm »

    LXT@ Hôm nào em gặp chị Oanh sẽ mách chuyện bác  viết chuyện riêng của chị ấy lên mạng , bác đừng có trách nghe .
 

Nếu bác gặp Oanh thì tôi rất mừng vì đó là những ký ức không thể nào quên. Mình cũng hơi tị với bạn mình vì vô duyên quá chẳng ai để mắt tới. Trâm nghe nói mở 1 hiệu ảnh ở Cửa Nam ở Vinh. Nếu có dịp nào gặp được những con người đó thì vui biết bao nhiêu.

Mình có mấy người bạn quê ở Đô Lương nhưng không ai biết hiệu ảnh Tháng Tám, hay là nó chỉ còn trong ký ức mà thôi.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM