Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Năm, 2024, 09:38:52 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời " bộ đội "  (Đọc 148661 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #260 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2013, 08:03:08 am »


  Tôi cứ ngẩn ngơ như vậy trước sân trường trong nỗi nhớ những kỷ niệm năm trước và những người bạn học cùng khóa cũ, trong đó có " người ấy"  của tâm hồn mộng mơ tuổi học trò....


Đọc đến đây, chợt thấy giai điệu mượt mà của nhạc sĩ Phạm Duy trong ca khúc Ngày xưa Hoàng Thị:

Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Ôm nghiêng tập vở
Tóc dài tà áo vờn bay

Em đi dịu dàng
Bờ vai em nhỏ ...

Hay lắm, được nghe chuyện chui vào hang tối lo kiếm vàng, nay sắp được nghe tiếp chuyện "đương sự" mộng mơ thuở học trò nữa. Grin Thế nào chả có đoạn đi lén đằng sau đối tác...mươi thước, ngắm mái tóc thề trên bờ vai nhỏ mà mơ tưởng vu vơ, lòng dối lòng. Tối về còn viết ...ối thơ ra, chứ chẳng chơi Grin

  Em vừa mới hé ra tý mà các bác gợi ý em khai rồi  Grin ! Hồi đó em có đôi khi cũng hơi tập sáng tác một tý nhưng không nhiều, lâu em cũng chả nhớ nữa, thỉnh thoảng ngoài viết thơ còn...vẽ thơ nữa kia mỗi khi nhớ đến tóc dài bác ạ !  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #261 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2013, 08:04:27 am »

   Tôi rất hăm hở chuẩn bị cho một năm học mới, tất cả bút sách, đồ dùng học tập đã chuẩn bị đầy đủ, mọi bài vở cũ cũng được lôi ra ôn lại để chuẩn bị thật tốt cho năm cuối cấp, chắc chắn là tôi sẽ học cũng bọn lớp sau, đây là những năm cuối cùng của hệ 10 năm, nếu chểnh mảng đúp lại thì chỉ có nước khóc thét vì nghe nói hệ mười hai năm mới giáo trình học rất khó. Tôi đi học hơi sớm so vói bạn bè nên chuyện học với đàn em là không có vì đa số các bạn học cùng tôi ngày trước đều hơn tuổi tôi, khóa tới chắc cùng lắm bằng tuổi, vẫn hòa nhập với nhau tốt, tôi nghĩ thầm vậy .

   Chỉ còn một tháng nữa thôi, tôi lại tới trường, biết đâu học chậm lại cũng hay , tôi có thể quen vài em mơi mới, cái gì chứ môn này thì chắc các chú cùng lớp thua tôi đứt đuôi con nòng nọc, với kinh nghiệm chinh nhưng chưa chiến thì cũng thừa sức quật đổ bất kỳ em nào và đối thủ muốn đọ sức, Nghĩ đến đây tôi khoái quá muốn ngày mai trường khai giảng ngay và luôn cho sớm . Nhưng, tôi lại gặp phải chữ nhưng khiến tôi tiếp tục trên con đường thử thách gian nan, tiếp tục chậm thêm một năm học nữa. Chuyện lại lùi về những sáu năm trước :

   Chắc các bác còn nhớ vào năm 1985 có một cái mốc quan trọng đánh dấu, đó là đổi tiền, nhưng với gia đình tôi thì lại là một cái mốc có dấu ấn không kém phần quan trọng liên quan đến sau này. Năm đó mẹ tôi cầm hộ tất cả tem phiếu thực phẩm và một số giấy tờ tài chính quan trọng của cơ quan mang về nhà giữ hộ cô kế toán đang nghỉ sinh con, không ngờ làm phúc phải tội, một hôm cả nhà tôi đi vắng kẻ trộm cậy khóa cuỗm sạch mọi thứ, cái hòm của mẹ tôi chứa mớ giấy tờ kia cũng bị khuân mất nốt, toàn bộ tiêu chuẩn vừa lĩnh chuẩn bị phát cho cán bộ, nhân viên cơ quan đều theo tay kẻ trộm. gia đình tôi lao đao , may mà hồi đó cơ quan bố tôi đang làm ăn được nên bố tôi đền được một số, các cô chú cơ quan mẹ tôi thông cảm cũng không làm gắt chuyện này, mọi việc trôi qua im dần cho đến thời điểm này.

   Cơ quan có sự chuyển đổi nên họ thanh tra lại, một số giấy tờ mẹ tôi làm mất cũng bị phanh phui, họ yêu cầu mẹ tôi hoàn trả theo đúng giá trị tại thời điểm đó, cũng là một món tiền khá lớn, lớn đến mức toàn bộ số tiền bố con tôi đi làm dành dụm được và bán nốt cả đám vật liệu chuẩn bị xây nhà kia đi vẫn thiếu. Mẹ tôi chỉ biết nước mắt vòng quanh than vãn vì lương của mẹ tôi phải mấy năm nữa với trả hết số còn lại này . Bố tôi thì cũng đã nghỉ theo chế độ một cục, không có khả năng về tài chính nữa, phải nói là nhà tôi đã rơi vào thế bi đát ....

   Một tối , gia đình tôi vừa ăn cơm xong, đang ngồi uống nước thì có tiếng xe máy vào cổng. Nghe tiếng xe tôi biết ngay của ai. Ông Tư ! đúng là ông Tư đến chơi cùng một thằng bạn cai của tôi và gói quà to tướng toàn bia là chính . Về cơ bản thì chuyện gia đình họ hàng nhà chúng tôi vẫn có mối quan hệ khăng khít, gắn bó, các bác đi đâu làm xa thỉnh thoảng vẫn về thăm ông bà tôi, có nhiều biếu nhiều, có ít biếu ít gọi là,  bố mẹ và các cô chú nhà tôi cũng vậy với các ông bà trên kia vì từ khi tham gia kháng chiến chống Pháp thành công chỉ có mỗi hai anh em nhà ông bà tôi ở lại Tuyên quang công tác, còn bốn năm người còn lại đâu theo sự điều động của tổ chức về Hà nội hay vào Nam, tình máu mủ ruột rà chỉ có vậy nên hai gia đình chúng tôi dạy dỗ con cái lúc nào cũng phải nhớ đến nhau. Câu chuyện cũng nhàn nhạt qua các màn hỏi thăm, đến lúc tâm điểm làm tôi chú ý là ông Tư đề nghị hai bố con tôi tiếp tục sang bên kia làm với anh em nhà ông vì bây giờ ông đang rất cần người .

   Bố tôi chưa kịp trả lời ông thì tôi cướp lời luôn , tôi sẽ đi cùng các ông nhưng với mức tiền công phải được một chỉ vàng một tháng thì tôi với đi. Ông Tư nhìn tôi một lúc với thủng thẳng nói " Hà hà ! Mày cũng kinh phết rồi đấy nhỉ, ai bảo con bố (...) khờ nữa, nói thật nhé ! nếu vẫn rực như khi bác Hai còn sống thì một chỉ vẫn là bé tí cháu ạ ! Mày cứ yên tâm đi, anh em, bác cháu không phải mặc cả với nhau thế đâu " Tôi thì tôi đek tin vì không phải một mình ông cai quản và lúc về tôi phải mưu mẹo lắm với lấy của hai thằng kia chút vàng còm, trong khi đó chúng nó đang giữ cả đống trong tay. Bố tôi nói một mình bố tôi đi còn tôi ở nhà học, mọi việc xong xuôi mọi người đều hoan hỉ mang bia ra uống .

   Khi ông Tư đã về, tôi ngồi nói chuyện với bố mẹ, tôi cố thuyết phục bằng những lời lẽ mà tôi có thể nói được, rằng tôi bây giờ cũng chẳng có đầu óc mà học, rằng tôi chỉ cần lui thêm một năm nữa là có thể giúp gia đình khỏi rắc rối , rằng khối đưá lớn hơn tôi nhiều còn đang học cùng...em gái tôi. Mới đầu bố mẹ tôi phản đối quyết liệt nhưng sau khi nghe tôi dọa không cho tôi đi thì tôi cũng trốn đi làm chỗ khác, đầy bãi vàng tôi biết, mọi người buông xuôi dần, không đồng ý cũng không phản đối . Ngay tối hôm đó tôi đạp xe lên nhà ông Tư báo mấy hôm nữa tôi cũng đi ...

   Một lần nữa tôi lại bước vào con đường của các " bộ đội " sau khi tưởng như đã giã từ được nó !
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Năm, 2013, 08:13:50 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #262 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2013, 08:24:45 am »


Vậy là Linh quany "tua" lại chương đầu của cuốn Tiếng gọi nơi hoang dã của Jack London à Grin

Tinh thần quyết chiến quyết thắng đáng nể thật! Tiếp đi "cựu binh" chốn thâm sơn Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #263 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2013, 08:36:30 am »


          Tôi đang miên man trong suy nghĩ không biết lính quân y sinh năm 197x tuổi dần hay tuổi thìn mà cái máu ăn thua ác chiến thế  Grin

          Mà cũng phải vậy thôi ,là cái thằng con trai lớn trong nhà ,gặp lúc gia cảnh bĩ cực không lao vào xả thân cho gia đình đâu đáng mặt thằng đàn ông phải không ? .Đời tôi cũng vậy ,khi ra quân gia đình tôi bảo quay về trường học tiếp.Thấy hoàn cảnh nhà khó khăn tôi quyết định đi làm để nuôi mình và góp cho gia đình cho hai cô em gái học tiếp đại học và cao đẳng .

        Giờ nghĩ lại tôi chẳng thấy buồn gì cho mình ...Sống hết mình như thế điều để lại cho người thân đó là sự nể phục. Tôi có quan niệm ,nếu mình không chấp nhận hy sinh cho người khác thì đến lúc mình cần chẳng ai hy sinh cho mình cả ( hy sinh ở đấy không tôi không hàm ý nói cái chết ) .

               Bạn kể tiếp chuyện cuộc đời của bạn đi .Cũng đáng nể đấy chứ .
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #264 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2013, 10:22:22 am »

   Cái này gọi là " đói thì đầu gối cũng phải bò " đó thôi bác Huong ạ, hi hi !

   Bác đoán trúng rồi, em kẹp giữa hai cái x đó , nhưng em đâu có ăn thua với ai đâu, em chỉ đúng bản chất là giỏi rình mò các em tắm suối thôi !  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #265 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2013, 11:37:16 am »

Chào LinhQuanY, nể thật đấy ! chưa gặp nhau lần nào, mới chỉ nom thấy LQY trên ảnh, đọc  mấy bài thơ hài, mấy truyện vui dí dỏm,  tưởng cũng chú nai vàng  , hóa ra hổ báo ! 
Mà nếu giỏi rình mò xem các em tắm suối thì ... anh em ta ai cũng  giỏi chiện ấy   Cool
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #266 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2013, 12:52:43 pm »

   Chiếc xe tải già nua cũ kỹ chở đầy gạo ì ạch bò theo con đường ngoằn nghèo đi từ Tuyên quang sang Thác Bà, tôi ngồi trên thùng xe cứ lắc lư theo độ nghiêng ngả mỗi khi xe vào cua hay xuống ổ gà một bên nào đó, lần này chúng tôi không đi đường Yên Bình nữa vì không phải đón người , đi theo đường này sẽ gần và tiện hơn rất nhiều . Họ cho tôi đi trước áp tải lương thực, bố tôi ở lại mua sắm cũng mọi người một số thiết bị rồi sang sau.
  
   Ngày đó con sông Hiên , ranh giới giữa hai tỉnh Tuyên quang và Yên bái chưa có cầu như bây giờ  mà phải sang bằng phà, đây cũng là cản trở duy nhất nếu chẳng may không gặp phà thì chỉ có nước nằm lại bến , con sông nhỏ trong xanh bốn mùa  cũng gắn với tuổi thơ của tôi rất nhiều, ngày xưa nơi đây bố mẹ tôi gặp nhau khi cùng công tác trong một đơn vị đi xây dựng Nông trường chè tháng 10 sau đó mới chuyển ra thị xã nhà ông bà nội tôi sinh ra tôi, thuở nhỏ tôi cũng vào chơi với nhà ông bà ngày xưa nhận bố mẹ tôi làm con, từng chạy nhảy, tắm táp cùng mọi người rất nhiều trên triền sông lô nhô đầy mỏm đá này.

   Thác Bà ! Cái nhà máy thủy điện đầu tiên được xây dựng trên miền bắc XHCN trong những năm chiến tranh hiện ra trên những hàng cây xanh rì và mát rượi, có lẽ trời đang chuyển sang tiết thu nên nơi đây có vẻ quyến rũ lạ thường, từng làn nước trong vắt lăn tăn gợn sóng đuổi nhau xô vào bờ đập, nắng thu nhè nhẹ vàng óng ả trải dài trên từng bờ cây, ngọn cỏ hòa với cái gió hiu hiu làm con người có cảm giác tĩnh lặng, một chút tĩnh lặng khi ngắm cảnh vật mà quên đi rằng nơi ta đi hay đến sẽ đối mặt những gì, sẽ dữ dội như nào, tôi tự nhủ hãy quên đi đừng nghĩ gì , hãy để tâm tận hưởng mọi thứ trước mặt mà hôm nay tôi có thể tận hưởng.





   Xe đến bến, một cảm giác vắng vẻ chứ không nhộn nhịp như các bến thuyền khác. Trong lúc chờ những người công nhân bốc vác vận chuyển gạo xuống thuyền, tôi ra bãi cỏ chân đập nằm dài, kiếm cọng cỏ may quay quay chán lại ngậm vào mồm nhấm nhấm cảm nhận vị chan chát, ngòn ngọt đầu lưỡi và ngắm trời, ngắm nước, ngắm mây , mặc kệ ở chỗ xe mọi người đang ý ới trêu chọc một cô gái rất xinh. Đúng là phí của, con gái ở đâu chả có, nhưng thời gian thư giãn như này thì là hiếm, nói là vậy nhưng tự dưng trong lòng tôi lại nhoi nhói lên nỗi nhớ em Nhu, cách đây vài tháng chúng tôi cũng một chuyến đi rồi quen nhau, mối tình cảm trẻ thơ không mang lại kết quả gì, chẳng biết do tôi chưa đủ lớn để nhận thức tình yêu hay vì cái gì, tuy nhiên như thế cũng để lại trong tôi một cái gì đó rất ngọt ngào mỗi khi nhớ đến người bạn gái đầu đời của mình. Không biết lần này sang có gặp lại em bên đó không nhỉ, mọi người nói về chơi vài ngày lại lên cơ mà, tôi nhen nhóm nỗi hy vọng như vậy.





   Tàu ra khỏi bến, cô gái lúc nãy vẫn đứng nhìn chúng tôi. Ô hay thật ! chẳng biết em phải lòng thằng cha nào trong số chúng tôi rồi, đừng tin " bộ đội" em ( chị ) ạ ! tôi lẩm bẩm trong mồm vậy, một lúc sau ngắm phong cảnh dù sơn thủy hữu tình nhưng mãi cũng cảnh chán tôi liền chui xuống lòng tàu ngủ......







« Sửa lần cuối: 31 Tháng Năm, 2013, 02:19:51 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #267 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2013, 04:33:06 pm »

   Vừa bước chân vào đầu bãi tôi nhận ra ngay có nhiều sự thay đổi sau gần hai tháng qua, cái lán đầu bãi hình như không còn người ở vì cỏ mọc um tùm đến tận chân cầu thang, lơ thơ vài sơi dây leo bò theo các cây cột lên mái, trông thật tiêu điều . Càng đi sâu vào bãi thì càng thấy sự lộn xộn, trừ lán của ông Ba ra còn đâu thì các lán khác đồ đạc quăng quật bừa bãi, họ phơi quần áo khắp nơi,  đầu lán, mái nhà, trên các tảng đá dọc đường đi, có nơi còn đổ đất chắn luôn đường làm mọi người đi phải trèo qua , những bãi cát ngày trước đổ nhìn bằng phẳng thế nay trông chỗ cao chỗ thấp lô nhô như bãi hoang, trông thật chán.

   Nhìn những gương mặt số quen thì ít, số lạ thì nhiều , những người quen thấy tôi dừng tay nhảy ra hỏi thăm " tưởng về ở nhà luôn chứ, hóa ra lại sang à, ừ thôi cũng tốt, sang đây làm ...cho vui" vội móc trong ba lô ra vài bao thuốc lá Du lịch , Điện biên bóc mời mỗi người điếu gọi là có quà thăm hỏi xong tôi bước vội về lán .

   Đập vào mắt tôi ngay khi bước lên sàn là thấy một số ván đã bị dỡ , một góc lán đen ngòm, trơ chọi những mỏm đá dưới gầm nhô lên, khi bắt tay bắt chân mọi người, chuyện trò vui vẻ xong tôi chỉ vào chỗ ấy hỏi tại sao lại dỡ sàn ra thế kia, mấy anh em cũ kể chuyện lại tôi mới biết lý do :

   Hôm vớt người xấu số từ dưới hố nước lên, đêm hôm đó không ai dám thức trông anh ta cả, mọi người còn chưa hoàn hồn nên khênh lên chỗ cửa lán chúng tôi để, chỉ duy nhất bố tôi thức thắp hương cho anh ( May mà có người chạy vào trong làng mua chút hương không có người này nằm lạnh lẽo phơi sương cả đêm ) . Hôm sau bố cùng mọi người hì hục cậy những tấm ván ngoài cùng để đóng cho anh chiếc quan tài ( hòm ), dụng cụ chỉ có mỗi cái cưa tay cùn rỉ nghoèn và một cái búa cùng dăm chiếc đinh nhổ ra từ cột, thứ gỗ ô rô này rất cứng đóng mãi mới được , khi cho anh vào thì một chuyện xảy ra là vai của anh quá rộng, không tài nào xuống lọt được, mọi người gần như bó tay vì kích thước gỗ chỉ có thế , gỗ trên rừng không thiếu nhưng đào đâu ra cưa búa để làm bây giờ...

   Một người lầm bầm khấn xin lỗi xong nhảy lên ngực dẫm uỳnh uỳnh, cũng không xuống,  bố tôi nói thôi tội người ta, đã chết rồi còn không yên thân, định cử người vào trong bản tìm xem chỗ nào có đồ mượn về ( rất khó vì chưa chắc đã có và thợ cũng không nốt, để lâu quá không được )  đang loay hoay thì có một ông già vào nói " Để tôi làm cho !"

   Mọi người tò mò xúm vào nín thở xem ông già là ai, hóa ra là bố anh Bảo làng , ông cũng là thầy mo và cũng chính là người nói chuyện con rắn bữa trước . Thôi thì trăm sự nhờ bác, bọn tôi ...hết cách rồi ! bố tôi nói vậy . Ông bảo mang cho ông cái chiếu của người chết ra cho ông,  ông ngắt vài cọng  đem đo vai , sau đó cầm cọng chiếu ấy đo vào miệng chiếc áo quan, thừa đâu ngắt đó, mồm lẩm bẩm vài câu khấn chú , ngay lập tức người xấu số kia rơi tọt xuống trong ánh mắt ngỡ ngàng của mọi người .

   Số con người này cũng vất vả, khi đem chôn mọi người không biết đem lên đỉnh núi, vài ngày sau bị người trong bản vào yêu cầu rời chỗ khác vì chôn ngay đầu nguồn nước của họ, thế là cha con lại khênh nhau xuống sườn núi, chẳng hiểu ai chỉ đạo lấy chỗ mà mấy hôm sau mưa một trận nước quét bay phần trên mộ, hở cả quan tài ra, anh em lại hè nhau khuân đá đắp thật chắc vì không thể chuyển lần nữa. Nhưng số anh này vẫn chưa yên vì anh bị quật lên một lần nữa để khám nghiệm  theo yêu cầu của các nhà điều tra .

   Có một điều làm tôi rờn rợn, người này chính là người đã đập chết con rắn ở đúng cửa hang nơi anh ta ngã xuống vài tháng trước....
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #268 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2013, 06:27:55 pm »

 Cô Chích chào línhQy. Sao mấy hôm nay không thấy laoshan1234 về nhà nhỉ? Hình như cậu đang lang thang mãi Hà Giang thì phải? Khách thì đến đông vui đùa cười vang khắp cả bãi vàng. Thôi cũng may mà có các anh Hahoi, huonghn76 đến khuấy động cho vơi đi những mất mát đau thương và những nỗi buồn sảy ra trên bãi vàng trong những ngày qua línhQY ạ. Nghe ra lính QY thì cũng chả nghịch ngơm và tò mò tý nào cả mà cứ hở hơi ra cái gì mà liên quan đến các nàng tắm suối là mấy ông anh của lính QY nhảy dô ngay. Anh HaHoi và huonghn76 khôn lắm đấy toàn nhử mồi cho lính QY phun ra hết. Phải nghiên cứu kỹ rồi hãy phun ra nhé! Cô chúc cháu mạnh khỏe tiếp tục mạch truyện.
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #269 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2013, 10:36:39 pm »

   Những ngày tiếp theo tôi với bố bắt tay vào công việc sửa chữa lán trại cho mọi người, họ cho chúng tôi một anh chàng rất khỏe mạnh người Thái bình phụ giúp , công việc cứ gọi là băng băng, chẳng mấy chốc chiếc nhà sàn hai tầng lại đầy đủ như xưa ...

   Họ cũng bắt đầu tuyển thêm người mới, tôi được đi cùng mọi người về Vĩnh phú lấy người, cứ hy vọng về làng em Nhu nhưng không phải ( câu chuyện về một làng trung du tôi đã kể trước trong phần I, không nhắc lại nữa ) đoàn mới này cũng có vài chị em nhưng đa số họ đều lớn tuổi . Chúng tôi , nói đúng hơn là các sếp hứa hẹn với họ rất nhiều khiến họ tràn trề hy vọng ...

   Bãi vàng vào giai đoạn này quân tướng lung tung, mọi người mạnh ai người ấy làm, không cần quan tâm ai với ai, không họp hành, không phân công, phân bổ gì hết,  tôi cứ mơ mơ màng màng chẳng hiểu mình là quân của sếp nào, có hôm mấy sếp gọi đi làm một lúc, có hôm thì ngủ cả ngày vì chẳng ông nào gọi. Tình trạng nhậu nhẹt, cờ bạc bắt đầu có dấu hiệu xuất hiện, chỉ khi xảy ra một vụ cay cú ăn thua khiến hai người hai lán khác nhau đánh lộn thì ông Ba cương quyết đòi đuổi tất về thì chuyện đó lại thôi như chưa từng có .

   Ông Ba dạo này cũng trở thành người khác thường, không nói không rằng, suốt ngày ông lừ lừ, có lúc cứ đứng im như tượng hàng tiếng đồng hồ một chỗ ngẫm nghĩ cái gì đó khiến người ta sợ chết khiếp . Lán của ông ông vẫn duy trì chế độ như lính cho nên tôi lại thích sang đó ngủ vì yên tĩnh ngon giấc hơn, mọi người sống với nhau vẫn có chút gì đó như xưa, tất nhiên là ban tối còn ngày thì tôi chẳng dại vác mặt tới để ông sai việc, nằm ngủ vẫn sướng hơn chứ, ngoài kia cả đống người cơ mà ...

   Bắt đầu xuất hiện một số người lạ mặt đến bãi ở cùng chúng tôi, nhiều người có bộ mặt thật gớm ghiếc, không rõ bạn của ai, chắc chắn không phải của ông Ba vì ông cũng không ưa họ nhưng chẳng liên quan gì đến ông nên ông cũng đành kệ, một người trong số họ một hôm bảo tôi đưa ra làng nhưng tôi không đi cáo bận, đi các ông sẽ mắng , anh ta chửi tôi " tao bảo mày đi thì mày cứ đi, bận để đấy lúc về làm, đ...việc gì phải sợ thằng nào cả !" tôi nói anh không phải sếp của em nên em không thể bỏ việc đấy mà đi khi người khác đang bảo em làm được. Anh ta như phát rồ khi nghe câu nói ấy của tôi liền túm ngay cổ áo tôi, bàn tay cứng như kìm thép làm tôi ngạt thở, từ cái mồm toàn mùi rượu phả vào mặt tôi những câu tục tĩu, mắt tôi mờ dần ...

   - Thằng kia ! bỏ tay ra !

   Tiếng gọi giật giọng làm anh ta quay lại, tôi thấy thở dễ hơn một chút nhưng vẫn bị bàn tay túm chặt cổ :

   - À ! thằng này vô lễ, ông để tôi trị nó cho !

   Ngay lập tức  ông Ba túm lấy tay anh ta bẻ ngược ra đằng sau : Tao đek cần biết mày là giang hồ phương nào,  đây là cháu tao, tao có dạy nó thì dạy còn mày không có quyền, nghe chưa !

   Sự việc xảy ra gần lán ông Ba đúng lúc ông đến, may là không phải bố tôi, khéo lại có chuyện. Sau này tôi với biết người này có dùng " thuốc" mang sang đây được một ít dùng đã hết,  hỏi biết tôi hay ra và quen người trong làng nên dịnh bảo tôi đi cùng ra ngoài hỏi xem có mua vì sắp lên cơn vật ( thảo nào khỏe thế ). Tuy vậy anh ta vẫn rủ rê được người khác đi và chính anh ta mang tệ nạn vào cái bãi này do anh ta là bạn...ông Tư .

   Càng ngày tôi và bố tôi càng chán nản nhưng vì công việc và vì chuyện ở nhà nên vẫn phải làm. Hàng ngày nhìn thấy mọi việc lộn xộn xảy ra trước mắt tôi thầm ao ước : Giá như ông Hai còn sống thì hay biết bao ! sống mũi tôi lại cay cay khi nhớ về ông .

   Xin mượn bài thơ của bác Huong HN.76 thay lời cảm thán cho suy nghĩ của tôi :

TÔI CÓ THỂ NÀO QUÊN

Ơi các bạn và bác Hai ơi !
     Tôi có thể nào lãng quên ,
           Tôi có thể nào vứt bỏ ...
Những năm tháng cuộc đời khốn khó .
Chúng ta cùng nhau kiếm sống trên con đường đời
Có bác Hai dạy dỗ và các bạn giúp tôi ...
Từ ngây thơ ...tôi dũng cảm đương đầu với gió .
Với lao động khốn khó ,tìm mưu sinh...
Chẳng đơn côi ,vì tôi chẳng một mình .
Có bác Hai người đứng đầu che chở .

Nhưng có biết đâu ,sự đời quái gở
Tội ác ngẫu nhiên ...ông dứt áo ra đi .
Bóp nghẹt con tim ,nước mắt trào mi
Tôi khóc ông cả quãng đời còn lại .

Xa ông rồi ...ông ra đi mãi mãi ...
Để lại tôi bươn trải ,quãng thời gian sau .
Cô đơn lẻ loi con tàu không người lái,về đâu
Tôi và các bạn ...mất ông vĩnh viễn ...

Còn lại trong tôi nỗi nhớ về ông ....
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Sáu, 2013, 12:19:29 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM