Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:51:17 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một cây cầu quá xa  (Đọc 132194 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #240 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2015, 08:25:59 am »

Ông ta đã hy vọng quá sớm. Những tuyến đường phụ nằm phía tây xa lộ chính đi Nijmegen-Arnhem đã trở thành những nút cổ chai khi 2 lữ đoàn của Thomas, có tổng cộng 3000 quân - 1 tiến công sang phía đông bắc chiếm Elst còn 1 thì lên phía bắc tới Driel - cùng cố di chuyển qua 1 ngã tư. Đám đông lộn xộn, bát nháo lại còn bị quân địch pháo kích nữa. Do vậy mà đến tối thì đại bộ phận lữ đoàn 130 mới có thể tiến đến Driel - quá trễ để gia nhập với lính Ba lan thực hiệnviệc vượt sông có tổ chức.

Quá nửa đêm, thì quân Ba Lan - dưới hỏa lực chi viện mạnh mẽ của pháo binh - bắt đầu sang sông. Lần này thì dùng 16 chiếc thuyền mà sư đoàn 82 đã dùng để vượt sông Waal. Họ bị quân địch bắn dữ dội và chịu thiệt hại nặng nề. Chỉ có 250 lính Ba Lan là sang tới bờ bắc và chỉ 200 người trong số ấy vào tới được chu vi phòng thủ ở Hartenstein.

Trong cái ngày buồn thảm ấy, Horrocks và Thomas nhận được 1 tin tốt lành: Hành lang phía bắc Veghel đã lại được khai thông lúc 4g chiều, xe cộ đã có thể đi lại. Trong đội hình của công binhcó mang theo thêm nhiều thuyền xung kích và ông tướng Horrocks cứng đầu hy vọng họ có thể tiến gấp để kịp đưa bộ binh qua sông vào đêm Chủ nhật.

Thế nhưng liệu sư đoàn không vận còn có thể trụ nổi thêm 24 tiếng nữa ko? Tình cảnh của Urquhartđang xấu đi 1 cách nhanh chóng. Trong báo cáo gửi cho Browning tối hôm thứ 7, Urquhart viết:

232015: Địch tấn công nhiều trong ngày bằng cách sử dụng những toán bộ binh nhỏ, xe tăng có cả loại phun lửa và pháo tự hành. Mỗi đợt tấn công đều đi kèm pháo kích rất dữ dội bằng pháo binh và súng cối vào chu vi phòng thủ của sư đoàn. Sau nhiều đợt công kích chúng tôi vẫn giữ vững, tuy chỉ còn rất mỏng. Vẫn chưa tiếp xúc được với quân bên phía bờ nam. Việc tiếp tế đã thất bại, chỉ thu gom được rất ít đạn dược. Tinh thần chung vẫn tốt nhưng việc bị súng cối và pháo binh oanh kích liên tục cũng có ảnh hưởng nhiều. Trúng tôi sẽ cố giữ hy vọng tình hình sáng sủa hơn trong 24 tiếng tiếp theo.

Lượng tàu lượn khổng lồ của Đồng Minh hồi chiều đã làm cho thống chế Walter Model bị bất ngờ. Ông ko nghĩ quân đồng Minh lại  tiếp tục cho quân đổ bộ đường không vào những ngày cuối cùng này của trận đánh. Lực lượng tăng viện mới này đến đúng ngay lúc ông sắp sửa phản công, có thể sẽ đảo ngược tình thế trận chiến. Đây là lần đầu tiên kể từ khi quân Đồng Minh tiến công, ông bắt đầu thấy hoài nghi về thắng lợi.

Ông đi xe đến Doetinchem gặp tướng Bittrich, đòi vị tư lệnh Quân đoàn II xe tăng SS, theo như ông này nhớ lại: "Khẩn trương kết liễu quân Anh ở Oosterbeek." Model cần huy động tất cả xe tăng và lính. 1 lực lượng quá lớn đã bị trói chặt trong cái trận đánh "mà lẽ ra đã phải kết thúc từ mấy ngày trước." Bittrich nhớ rằng: Model  "đang rất kích động" và cứ hỏi đi hỏi lại "Liệu đến bao giờ thì mới dứt điểmchỗ ấy được?"

Bittrich nhấn mạnh là: "Chưa bao giờ chúng tôi đánh mạnhđến như thế." Ở Elst, thiếu tá Hans Peter Knaust đã chặn đứng được đoàn xe tăng và bộ binh Anh đang cố tiến trên hành lang tới Arnhem. Nhưng Knaust ko thể vừa giữ Elst vừa tấn công quân Anh và Ba Lan tại Driel được. Bittrich phân trần là lúc xe tăng hạng nặng Tiger của ông ta tiến vào vùng đất lấn biển thì chúng lại bị mắc lầy. Thế nên hiệm vụ tấn công về hướng Drielđành do bộ binh và xe hạng nhẹ đảm trách.Bittrich nói: "Chẳng bao giờ Model quan tâm đến những lời thanh minh nhưng ông ấy cũng đã hiểu cho tôi. Dù thế, ông cũng chỉ cho tôi 24 tiếng đồng hồ để kết liễu quân Anh."

Bittrich lên xe đến Elst gặp Knaust. Viên thiếu tá đang rất lo lắng. Lực lượng đối địch ngày càng trở nên mạnh hơn. Vẫn biết xe tăng Anh ko thể rời trục đường chính nhưng ông lại rất lo khả năng bị địch tiến đánh từ hướng tây. Bittrich cảnh báo: "Phải chặn đứng mũi đột phá của bọn Anh bằng mọi giá." "Liệu anh có thể trụ thêm 24 giờ nữa để bọn tôi quét sạch Oosterbeek được ko?" Knaust cam đoan với Bittrich là mình làm được. Rời chỗ Knaust, vị Quân đoàn trưởng quân đoàn xe tăng lập tức lệnh cho trung tá Harzer và sư đoàn Hohenstaufen "ngày mai tăng cường tấn công bọn quân dù. Tôi muốn toàn bộ phải chấm dứt."

Harzer cũng đang gặp nhiều vấn đề nan giải. Dù đã bao vây hoàn toàn Oosterbeek, nhưng phố xá nhỏ hẹp của nó khiến xe tăng rất  khó cơ động, đặc biệt là mấy chiếc Tiger nặng 60 tấn. "Chúng phá nát mặt đường khiến cho phố xá giống như ruộng cày vậy. Cứ mỗi khi chuyển hướng là lại lật tung vỉa hè lên."Ngoài ra Harzer còn nói với Bittrich"khi chúng tôi ép mạnh 'cái túi' lính dù, càng thu hẹp nó lại thì có vẻ như nó càng được tổ chức chặt chẽ hơn và lính Anh chống lại cũng dữ hơn." Bittrich đã khuyên Harzer: "nên đánh mạnh từ cả phía đông và phía tây vào đáy chu vi phòng thủ để cắt rời quân Anh ra khỏi sông Rhine."

Tướng Harmel, tư lệnh sư đoàn Frundsberg, người đã đánh bật quân Đồng Minh ra khỏi khu vực Nijmegen-Arnhem cũng nghe Bittrich khuyên như thế. Quá trình tập trung toàn bộ sư đoàn của ông ta đã bị chậm trễ vì những đống đổ nát trên cầu Arnhem. Harmel ko thể tạo ra 1 chính diện khóa chặt cả 2 bên đường xa lộ. Đòn tấn công của quân Anh vào Oosterbeek đã làm lực lượng của ông bị chia cắt. Khi quân Anh tấn công thì chỉ có 1 phần sư đoàn đang ở bên phía tây. Số quân và trang thiết bị còn lại lúc này vẫn còn ở xa về phía đông xa lộ. Harmel đã cam đoan với Bittrich sẽ giữ được Elst. Quân Anh sẽ ko thể tiến lên theo trục đường chính. Tuy nhiên ông đã bất lực trong việc chặn địch cơ động tới Driel. Ông nói với Bittrich: " Tôi ko thể ngăn chúng tới lui chỗ đó." Vị tư lệnh Quân đoàn II xe tăng SS vẫn kiên quyết. 24 giờ nữa sẽ rất quan trọng. Ông dặn Harmel: "Bọn Anh đang tìm đủ mọi cách để tăng viện cho đầu cầu và xông tới Arnhem." Đòn tấn công của Harzer vào Oosterbeek sẽ thành công nếu Harmel trụ được. Bittrich đã nói thế này: "Chúng tôi sẽ chiếm cái móng tay còn anh thì phải cắt ngón tay ấy."
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #241 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2015, 08:17:07 am »

Pháo của sư đoàn 43 bắn ầm ầm như sấm dậy tạo ra 1 thứ quầng sáng kỳ quái, lung linh, vàng vọt ở góc tây nam chu vi Oosterbeek trên sông Rhine. Khi leo khỏi thuyền lên bờ bắc, thượng tá Charles Mackenzie mới hiểu tại sao mình được cảnh báo qua điện đài là phải chờ người dẫn đường. Chẳng còn nhận ra đâu là bờ sông nữa. Thuyền vỡ, cây đổ, hố đạn pháo đã làm con đường về lại đầu cầu mất tích. Nếu ông cố đi một mình thì chắc chắn sẽ bị lạc. Lúc này có 1 công binh tới dẫn ông về Hartenstein.

Mackenzie giữ nguyên những những ý mình định báo cáo với Urquhart. Trong khi đợi thuyền chèo sang chu vi phòng thủ sư đoàn, ông lại nghĩ đến lựa chọn kia. Tuy đã chứng kiến công tác chuẩn bị ở Driel và bên bờ nam, ông vẫn ko tin những sự trợ giúp ấy tới kịp với sư đoàn mình và cảm thấy cắn rứt vì mình đã quyết định báo cáo như thế này. Dù vậy vẫn ông vẫn hy vọng quan điểm riêng của mình là quá bi quan.

Urquhart vẫn đang chờ trong hầm rượu khách sạn Hartenstein đổ nát. Mackenzie đã báo cho viên chỉ huy quân dù quan điểm chính thức: "Cứu viện đang trên đường đến. Chúng ta cần phải giữ vững." Mackenzie còn nhớ Urquhart: "lắng nghe tin báo với vẻ bình thản, ko hề tỏ vẻ chán nản hay vui mừng." Dù chẳng nói ra nhưng 2 người đều có chung 1 câu hỏi: Họ cần phải trụ bao lâu nữa? Vào lúc này, trong những giờ đầu tiên của ngày Chủ nhật, 24/9, sau 8 ngày chiến đấu, quân số của Urquhart ước tính đã rút xuống còn chưa tới 2500 người. và tất cả bọn họ đều có chung 1 câu hỏi: Khi nào thì quân của Monty mới tới? Họ đều nghĩ về điều ấy khi ngồi lẻ loi trong chiến hào, hố cá nhân và chốt cảnh giới, trong những căn nhà đổ, bệnh viện và trạm sơ cứu nơi có những thương binh khắc khoải nằm khắp nơi mà chẳng hề kêu ca lấy nửa lời.

Với việc bộ binh đã tiến tới bờ nam thì lính dù giờ cứ chắc mẩm rốt cuộc tập đoàn quân 2 sẽ vượt được qua sông. Họ chỉ tự hỏi liệu mình có còn sống để được nhìn thấy viện binh ko?, những người mà họ đã phài chờ đợi quá lâu rồi. Giờ khắc càng trôi qua thì nỗi sợ ấy càng tăng lên. Để bớt sợ các binh sĩ cố làm mọi cách để vực lại tinh thần cho đồng đội.Việc thương binh ko chịu rời vị trí, mặc kệ thương tích của mình, lại trở thành hành động rất phổ biến. Dưới hòn tên mũi đạn họ vẫn đùa vui. Vượt lêntất cả là lòng tự hào của những binh sĩ dưới quyền Urquhart. Họ kể chưa bao giờ trong đời mình có được tinh thần mạnh mẽ như trong những ngày ấy.

Trong số đồ đạc mà hạ sĩ pháo binh James Jones mang theo chỉ có 1 thứ đồ duy nhất ko liên quan gì đến quân sự - đó là cây sáo của anh hồi còn bé. Anh nhớ lại "tôi chỉ muốn được thổi nó lần nữa. Đạn pháo và cối cứ rơi xuống như mưa liên miên suốt 3-4 ngày nay đã làm tôi sợ chết khiếp. Tôi lôi cây sáo ra rồi bắt đầu thổi." Trung úy James Woods, chỉ huy khẩu đội, ở cạnh anh lại có ý khác. Cho Jones đi đầu, trung úy Woods cùng 2 pháo thủ theo sau leo ra khỏi hào rồi bắt đầu diễu hành vòng vòng quanh khẩu đội. Họ vừa sắp thành hàng 1 thì trung úy Woodsbắt đầu hát. 2 người lính đi sau gỡ mũ sắt ra rồi lấy mấy cái que gõ vào mũ. Những binh sĩ tả tơi nghe được những điệu nhạc "British Grenadiers" và "Người Scotland can trường"lan dần trên khắp khu vực. Dần già các binh sĩ khác cũng hát theo trong khiWoodslúc đó "đang gân cổ hát to nhất có thể". Rồi các khẩu đội pháo khác cũng hát ầm ĩ.

Tại khách sạn Schoonoord nằm trên con đường Utrecht-Arnhem, khoảng giữa mặt đông chu vi phòng thủ, những tình nguyện viên người Hà Lan cùng lính cứu thương Anh đang chăm sóc cho hàng trăm người bị thương dưới con mắt đầy cảnh giác của lính canh Đức. Hendrika van der Vlist đã viết thế này trong nhật ký:

Chủ nhật ngày 24/9. Hôm nay là ngày của Chúa. Chiến tranh vẫn đang diễn ra khốc liệt bên ngoài. Tòa nhà chao đảo dữ dội khiến cho các bác sĩ chẳng thể nào mà mổ được.Cũng ko thể nào rửa các vết thương vì chẳng ai dám ra ngoài kiếm nước trong điều kiện nguy hiểm như thế. Vị tuyên úy đang viết nguệch ngoạc gì đó lên cuốn sổ. Tôi hỏi ông khi nào mới hành lễ được đây?

Cha tuyên úy G. A. Pare đã ghi chép xong. Ông cùng Hendrika đi thăm khắp khách sạn. Ông còn nhớ: pháo kích " ầm ĩ ghê lắm. Tiếng pháo nỗ bên ngoài át cả giọng của ông." Tuy nhiên đến khi "nhìn mặt những người lính đang nằm dài trên sàn nhà" cha Pare lại "thấy sự yên bình của Chúa trong này đã chiến thắng tiếng ồn của trận đánh ngoài kia." Cha Pare dẫn lời thánh Matthew: "Đừng nghĩ đến ngày mai. Các con sẽ ăn gì, uống gì hoặc mặc những gì." Rồi giống như những người lính pháo binh ông cũng bắt đầu hát. Khi ông mới hát bài "Abide With Me - cùng cam chịu ", thì các binh sĩ chỉ im lặng lắng nghe. Thế rồi bọn họ cũng bắt đầu ngâm nga khẽ hát. Đối nghịch với tiếng ầm ầm như sấm ngoài kia, hàng trăm người lính đang bị thương hoặc hấp hối đã hát thế này: "Khi mọi sự cứu giúp đều thất bại, mọi niềm an ủi đã vỗ cánh bay xa, Chúa đã bất lực, xin hãy cam chịu cùng tôi."

Đối diện nhà thờ Oosterbeek, Kate ter Horst đã cho 5 đứa con cùng 11 thường dân khác xuống trú trong hầm rượu nhà mình và còn tìm cách đưa thương binh đến nằm bên trên. Giờ chẳng ai còn nhận ra ngôi nhà cổ có 14 phòng, 200 năm tuổi của cha xứ khi xưa nữa. Các cửa sổ đã biến mất và bà ter Horst nhớ lại: "tất cả sảnh lớn, phòng ăn, phòng đọc, phòng ngủ, bếp,hành lang và gác mái đều chật ních thương binh." Họ nằm cả ở trong nhà để xe và dưới gầm cầu thang. Cả thảy đã có hơn 300 thương binh chen chúc nhau trong nhà nhưng cứ vài phút thì lại có thêm người được đưa đến. Sáng chủ nhật khi nhìn ra ngoài, chị Kate ter Horst chỉ thấy 1 màn khói mù mịt treo lơ lửng trên chiến trường. Chị viết: "Bầu trời màu vàng với những đám mây đen kịt ướt át.." chị thấy những xác chết nằm dưới đất ướt nhẹp vị nước mưa. Họ vẫn nằm chồng lên nhau như hồi hôm kia, hôm kìa - xác người lính có râu tóc rối bù, người có khuôn mặt đen thui và nhiều người nữa. Cuối cùng thì 57 người lính cũng đã được đem chôn trong vườn. Chị Kate ter Horst  viết: "1 trong số họ chỉ là 1 cậu bé, cậu đã chết trong nhà vì ko đủ dưỡng khí." Vị bác sĩ duy nhất trong toán quân y trong nhà là đại úy Randall Martin đã bảo chị Kate ter Horst là cậu ta "cứ đập đầu vào lò sưởi cho đến khi tắt thở."
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #242 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2015, 08:28:39 am »

Vừa cẩn thận rón rén đi về phòng, Kate ter Horst vừa nghĩ tới chồng mình là Jan, người mà đêm thứ 3 đã lấy xe đạp đi thám sát khu vực để cung cấp thông tin về các vị trí quân Đức cho 1 sĩ quan pháo binh. Chu vi phòng thủ được thiết lập sau khi Jan ra đi và giờ thì anh chẳng thể về nhà vì giao tranh quá ác liệt. Họ sẽ còn xa nhau thêm 2 tuần nữa. Từ lúc làm việc với bác sĩ Martin cùng các hộ lý hôm thứ 4 đến giờ, chị Kate ter Horst hầu như ko ngủ. Đi hết phòng này sang phòng khác, chị cùng cầu nguyện với các thương binh và đọc Thánh thi cho họ nghe.

Đến lúc này, sau tất cả những chuyện hồi sáng, 1 tên bắn tỉa đã xâm nhập vào trong chu vi phòng thủ đêm trước bắt đầu khai hỏa. Chị viết "Thằng vô liêm sỉ nấp trong 1 ngôi nhà bắn ra. Đạn bay viu víu vào các căn phòng và hành lang đông lúc nhúc những con người ko thể tự vệ. 2 hộ lý đã bị bắn khi đang khiêng cáng đi ngang qua cửa sổ. Thế rồi cái việc mà mọi người e sợ nhất đã xảy ra: bác sĩ Martin bị thương. Ông nói với bà ter Horst "Chỉ vào mắt cá chân thôi mà. Tới chiều tôi sẽ lại nhảy nhót cho coi."

Ngoài nhà thì đạn bắn tỉa nhường chỗ cho đạn pháo. Kate ter Horst  ghi lại: Tiếng nổ rền vang của những loạt đạn cối "chẳng thể nào tả được". Binh nhất Michael Growe còn nhớ; "người phụ nữ có vẻ rất bình tĩnh chứ chẳng hề bối rối." Growe đã bị thương vào đùi do mảnh pháo giờ lại bị thương thêm ở bàn chân trái. Lính cứu thương vội chuyển Growe cùng mấy người mới bị thương tránh xa khỏi dãy cửa sổ xây kiểu Pháp.

Hạ sĩ nhất Daniel Morgans bị thương vào đầu và đầu gối bên phải trong khi phòng thủ ở gần nhà thờ Oosterbeek đã được đưa tới nhà bà Ter Horst ngay khi 1 xe tăng Đức tiến đến. 1 lính quân y phân trần với Morgans rằng: "họ đã hết sạch bông, băng thuốc mê lẫn thực phẩm. Nước thì chỉ còn lại 1 ít." Cỗ xe tăng nã 1 phát đại bác vào ngôi nhà. Từ trên lầu, binh nhất Walter Boldock, bị thương do đạn bắn vào lưng, hãi hùng nhìn chiếc xe tăng "đang lăn bánh dưới đất. Tôi nghe thấy tiếng súng máy nổ lắc rắc rồi 1 quả đạn pháo lao đánh sầm vào bức tường đằng sau. Gạch vỡ, mảnh đạn văng tung tóe khắp nơi đã giết chết nhiều thương binh." Hạ sĩ nhất E. C. Bolden, 1 lính cứu thương ở tầng dưới, đã giận điên lên. Vớ lấy lá cờ chữ thập đỏ, anh phóng ra khỏi nhà chạy thẳng về phía chiếc xe tăng. Hạ sĩ nhất Morgans nghe rõ tiếng Bolden quát tay trưởng xe Đức: "Chúng mày làm cái quái gì vậy? Nhà này rõ ràng đã treo cờ chữ thập đỏ rồi mà. Cút đi!" Những thương binh đang lo lắng nghe thấy tiếng xe tăng lùi lại. Morgans còn nhớ Bolden quay về nhà "trông vẫn tức giận như lúc xông ra. Bọn tôi hỏi anh xem chuyện gì xảy ra." Bolden trả lời cộc lốc. "Thằng Đức đã xin lỗi và sẽ ko bắn nữa."

Dù ngôi nhà ko bị pháo nữa nhưng tiếng súng vẫn nổ rền. Kate ter Horst viết: "Người hấp hối ở khắp nơi. Họ phải thở những hơi cuối cùng trong cơn cuồng phong thế này sao? Chúa ơi! Xin người ban cho chúng con 1 chốc im lặng. Xin cho im lặng dù chỉ trong chốc lát để họ được chết bình an. Hãy ban cho họ giây phút im ắng thiêng liêng ấy để họ thanh thản đi sang cõi vĩnh hằng."

Trên khắp chu vi phòng thủ, xe tăng đã chọc thủng phòng tuyến của những người lính mệt lả, đứng ko vững sắp kiệt sức tới nơi. Nỗi kinh hoàng hiện diện khắp nơi - đặc biệt từ những súng phun lửa. Có 1 sự việc đã chứng tỏ sự tàn ác của quân SS. 1 xe jeep trở thương binh có mang cờ chữ thập đỏ đã bị 4 lính Đức chặn lại. Trong khi 1 lính cứu thương cố giải thích mình đang chở thương binh về trạm sơ cứu thì lính Đức đã phụt súng phun lửa vào người anh rồi bỏ đi. Tuy vậy, trong suốt cả trận đánh, ở cả cầu Arnhem lẫn chu vi phòng thủ vẫn còn 1 số ví dụ về tinh thần mã thượng.

Trên khu vực cố thủ của đại tá Hackett ở phía đông chu vi, 1 sĩ quan Đức đã đi trên 1 xe ô tô mang cờ trắng tới yêu cầu được gặp người chỉ huy. Hackett ra gặp và biết quân Đức "đang sắp sửa tấn công và sẽ cho pháo, cối dập xuống những vị trí tiền tiêu của bọn tôi trước tiên." Đến khi tay Đức biết có 1 trạm sơ cứu nằm ngày trên tuyến tấn công. Ông ta yêu cầu Hackett lùi những vị trí tiền tiều lại 600m. Tay Đức giải thích "Bọn tôi ko muốn pháo chuẩn bị bắn phải thương binh". Hackett biết mình chẳng thể làm theo lờiyêu cầu ấy. Sau này tướng Urquhart đã viết: "Nếu phòng tuyến lùi lại 1 khoảng như quân Đức yêu cầu. Thì bộ chỉ huy sư đoàn sẽ nằm lọt sau chiến tuyến Đức 200m". Cho dù mình ko thể di chuyển vị trí, Hackett cũng nhắc người Đức phải bắn pháo chuẩn bị cẩn thận xuống phía nam trạm cứu thương kia.

Ở Tafelberg, 1 bác sĩ khác là thiếu tá Guy Rigby-Jone,ngườitừng tiến hành phẫu thuật ngay trên bàn bi a trong phòng giải trí của khách sạn,và đã bị mất hết đồ nghề vì 1 quả đạn pháo 88 ly trổ nóc nhà rớt xuống. Kể từ thứ 5 ông ko còn mổ được nữa dù 1 đội cứu thương dã chiến đã tới lập phòng mổ trong khách sạn Petersburg. Ông nhớ lại: "Chúng tôi có 1200 -1300 thương binh và ko đủ người và phương tiện để cứu chữa cho họ. Chúng tôi chỉ có morphin để làm họ bớt đau. Đồ ăn, thức uống là vấn đề chính yếu. Chúng tôi đã phải rút lấy nước từ hệ thống sưởi. Đến khi hết mổ được nữa thì tôi trở thành 1 sĩ quan hậu cần ko hơn ko kém, luôn cố tìm cách nuôi thương binh." 1 trong số đó là thiếu tá John Waddy thuộc tiểu đoàn 156, đã bị trúng đạn bắn tỉavào háng từ hôm thứ 3, nay lại bị thương tiếp. 1 quả đã cối rơi xuống bệ cửa sổ lớn rồi nổ tung. Mảnh đạn cối đã cắm vào bàn chân trái của Waddy. Thế rồi căn phòng lại bị trúng 1 phát trực xạ nữa. Vai phải, mặt và cằm của Waddy bị mảnh gạch vỡ và dằm gỗ găm phải.Bác sĩ Graeme Warrack, chủ nhiệm quân y sư đoàn, chỉ huy sở đóng ở Tafelberg vội lao ra ngoài. Waddy nhổm người lên thấy Warrack đang đứng trên phố hét về phía quân Đức "Lũ khốn khát máu! chúng mày ko nhận ra dấu hiệu chữ thập đỏ sao?"
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #243 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2015, 08:41:12 am »

Gia đình nhà Van Maanen - gồm Anje cùng anh trai là Paul và người dì - đang làm việc quần quật cả ngày lẫn đêm ở Tafelberg dưới sự hướng dẫn của bác sĩ van Maanen. Paul, trước là sinh viên y khoa nhớ lại: "Ngày chủ nhật thật khủng khiếp. Hình như lúc nào chúng tôi cũng bị bắn. Phải ko được tỏ ra sợ hãi trước mặt thương binh còn tôi thì chỉ muốn chạy ra khỏi phòng để mà la hét. Nhưng thương binh thì rất bình tĩnh nên tôi đã ko làm thế." Paul  nhớ khi thương binh được chuyển từ phòng bị hư hại sang phòng khác: "chúng tôi bắt đầu hát. hát cho người Anh, người Đức và cho chính mình. Rồi thì hình như mọi người đều hát theo. Phải mất 1 lúc khóc vì cảm động rồi mọi người mới làm việc tiếp được.

Với cô gái trẻ Anje van Maanen, giấc mơ lãng mạn được những anh lính trẻ trung, dũng cảm, rạng rỡ tới giải phóng đã tan thành mây khói. Nhiều người dân Hà Lan sống ở Tafelberg đã bị tử thương: Anje ghi trong nhật ký "2 cô gái dễ thương, trượt băng rất giỏi mới 17 tuổi, trạc tuổi mình. Vậy mà giờ đây tôi sẽ chẳng bao giờ gặp lại họ nữa." Theo Anje thì hình như khách sạn bị trúng pháo liên tục. Cô bắt đầu ngồi khóc trong hầm rượu. Anje viết: "Tôi sợ chết lắm. Tiếng nổ lớn quá, đạn pháo đã giết rất nhiều người rồi. Sao mà Chúa lại để cái địa ngục này hiện diện vậy?"

Đến 9g30 sáng Chủ nhật, bác sĩ Warrack quyết định phải làm gì đó để chấm dứt cái địa ngục này. Cả 9 trạm cứu thương và bệnh viện trong khu vực đều đã chật ních thương binh của cả 2 bên và ông cảm thấy "trận đánh ko thể cứ tiếp tục theo kiểu này nữa". Các đơn vị quân y "đã làm việc trong những điều kiện quá khó khăn, thậm chí 1 số đội còn ko có cả dụng cụ phẫu thuật." Quân Đức càng đánh mạnh thì thương vong cằng tăng cao - trong số đó có cả vị đại tá can đảm Shan Hackett. Ông này bị nhiều vết thương ở bụng và chân vì 1 quả đạn cối vào lúc gần 8g sáng.

Kế hoạch mà Warrack dự định cần được tướng Urquhart chuẩn y, do đó ông mới tới Hartenstein. Warrack kể: "Tôi nói với ông tướng các bệnh viện vẫn bị pháo kích dù đã treo cờ chữ thập đỏ. Có cái bị pháo tới 6 lần và đã bị cháy khiến chúng tôi buộc phải sơ tán khẩn trương 150 người bị thương. Thương binh chẳng thể chịu nỗi nữa nên đã đến lúc ta phải thỏa thuận với quân Đức." Vì chẳng thể sơ tán thương binh qua sông Rhine được nên Warrack tin mình sẽ cứu được nhiều người " nếu ta chuyển giao thương binh cho phía Đức để họ được điều trị tại các bệnh viện ở Arnhem".

Warrack nhớ Urquhart lúc đó "có vẻ cam chịu". Ông đã chấp nhận kế hoạch trên. Nhưng ông vẫn dặn Warrack "ko được để kẻ thù nghĩ rằng thế trận quân ta đã bắt đầu rạn vỡ." Warrack phải nói rõ cho phía Đức biết việc làm trên chỉ hoàn toàn vì lý do nhân đạo. Urquhart nói có thể tiến hành đàm phán: "với điều kiện phía Đức coi anh là 1 bác sĩ đại diện cho thương binh của mình chứ ko phải là sứ giả chính thức của sư đoàn." Warrack được phép yêu cầu 1 khoảng ngừng bắn vào buổi chiều để gom hết thương binh trên chiến trường trước khi "2 bên tiếp tục giao chiến."

Warrack vội vã đi tìm thiếu tá hải quân Arnnoldus Wolters, sĩ quan liên lạc Hà lan cùng bác sĩ Gerritt van Maanen để nhờ họ giúp trong việc đàm phán. Wolters sẽ phiên dịch và do anh là sĩ quan Hà Lan nên: "nên có thể sẽ rất mạo hiểm khi tới bộ chỉ huy quân Đức." Do đó Warrack gán cho anh biệt danh là "Johnson". 3 người nhanh chóng đến khác sạn Schoonoord để tiếp xúc với chủ nhiệm quân y của sư đoàn Đức.

Đúng là trùng hợp ngẫu nhiên khi mà viên sĩ quan này, thiếu tá Egon Skalka, 29 tuổi, cũng đi đến 1 quyết định tương tự như Warrack. Theo Skalka nhớ thì vào sáng Chủ Nhật đó anh cũng cảm thấy "phải làm điều gì đó ko chỉ với thương binh mình mà còn với người Anh trong "chảo lửa" kia." "Thương binh nằm khắp nơi, ngay cả dưới đất " trong khách sạn Schoonoord. Skalka kể mình đang định "tới gặp sĩ quan quân y trưởng của Anh để đề nghị tiến hành dọn dẹp chiến trường" thì Warrack đến. Dù là ai nghĩ ra sáng kiến trước thì lúc này họ cũng đã gặp nhau. Ấn tượng của Warrack trước viên bác sĩ Đức trẻ tuổi "lúc mới gặp thì trông anh ta có vẻ ẻo lả nhưng tỏ vẻ rất cảm thông và hình như đang cố lấy lòng người Anh - để phòng xa." Đối diện với viên sĩ quan mảnh dẻ, bảnh bao nhìn rất đẹp trai trong bộ quân phục may rất khéo, Warrack, được "Johnson" phiên dịch, bắt đầu đưa ra đề nghị của mình. Vừa nói chuyện Skalka vừa quan sát Warrack: " đó là 1 đồng nghiệp tóc đen, cao lêu đêu, có vẻ phớt tỉnh như mọi người Anh khác. Hình như ông ta có vẻ mệt mỏi nhưng ko hề ủ rũ". Skalka sẵn sàng đồng ý với kế hoạch sơ tán của Warrack nhưng vẫn nói: "ta phải đến bộ chỉ huy trước để xin phép chỉ huy trưởng bên tôi." Skalka từ chối chobác sĩ van Maanen đi cùng. Skalka lái chiếc xe jeep lấy được của quân Anh chở Warrack và "Johnson" đến Arnhem. Skalka nhớ mình đã: "lái xe rất nhanh, lạng tới lạng lui vì ko muốn Warrack định hướng được đường đi. Bọn tôi phóng rất nhanh, có lúc chạy dưới lằn đạn rồi mới bất ngờ chuyển hướng chạy vào thành phố."

Với Wolters thì quãng đường ngắn tới Arnhem "thật buồn và thê lương". Khắp nơi toàn là cảnh đổ nát. Nhà cửa thì tan tành hoặc nghi ngút khói. Đường xá bị xe tăng phá nát, chằng chịt hố đạn pháo "giống như ruộng mới cày vậy." Pháo hỏng, xe jeep lật, thiết giáp cháy cùng "những cái xác nhăn nhúm" rải đầy trên đường đến Arnhem. Vì Skalka ko bịt mắt 2 người nên Wolters chẳng hề cảm thấy mình đang bị anh ta cố tình làm cho ko nhận ra đường. Anh cứ nghĩ là tay sĩ quan quân y SS đang "muốn chúng tôi thấy sức mạnh của quân Đức." Chạy ngang qua những con phố đổ nát còn đang cháy dở của Arnhem, Skalka lái lên phía đông bắc tới chỗ ngôi trường học ở Hezelbergherweg là nơi đóng bộ chỉ huy của trung tá Harzer.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #244 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2015, 08:27:54 am »

Harzer, được điện thoại báo cho biết trước đã chờ sẵn dù các sĩ quan của bộ tham mưu rất bất ngờ khi thấy Warrack và Wolters đến. Skalka để 2 người sĩ quan ở phòng ngoài rồi vào trình diện chỉ huy trưởng của mình. Harzer rất bực mình, ông kể: “Tôi rất sửng sốt khi thấy Skalka ko bịt mắt bọn họ. Giờ thì họ đã biết đích xác vị trí bộ chỉ huy của tôi.”Skalka cười lớn rồi nói để Harzer yên tâm: “ Với kiểu lái của tôi thì bọn họ chẳng cách nào lần ra đường tới đây đâu.”

2 sĩ quan Đức ngồi xuống tiếp mấy đặc sứ Anh. Harzer kể: “Viên sĩ quan quân y đề nghị cho di tản thương binh Anh khỏi chu vi phòng thủ vì chẳng còn đủ chỗ cũng như đồ tiếp tế để chăm sóc họ nữa. Tức là kêu gọi 1 lệnh ngừng bắn trong vài tiếng đồng hồ. Tôi nói mình rất lấy làm tiếc vì 2 nước đã giao chiến với nhau. Vậy thì tại sao ko ngừng lại? và chấp thuận đề xuất của anh ta. Wolters – “1 lính Canada có tên là Johnson” do Warrack giới thiệu – lại nhớ về cuộc hội đàm ấy theo cách hoàn toàn khác. Anh kể “Lúc đầu viên trung tá Đức từ chối ko chịu thỏa thuận ngừng bắn.” Có nhiều sĩ quan khác cũng ở trong phòng, trong đó có đại úy Schwarz, tham mưu trưởng. Anh này quay sang nhắc Harzer phải báo toàn bộ vấn đề này cho tướng quân. Sau đó người Đức rời căn phòng.

Wolters kể: “Trong khi chờ đợi, chúng tôi được phát bánh mì sandwiche và rượu mạnh. Warrack cảnh báo tôi ko được uống khi bụng đang đói kể cả ăn chung với bánh sandwiche có kẹp 1 lớp hành tây. Khi người Đức quay lại “tất cả mọi người đều dập gót đứng nghiêm miệng hô “Hailơ Hitler”, Tướng Bittrich, ko đội mũ mặc áo khoác da dài màu đen bước vào. Wolters nhớ : “Ông ta chỉ lưu lại có 1 lát”. Sau khi quan sát 2 người xong, Bittrich nói: "Ich bedauere sehr diesen Krieg zwischen unseren Vatertandem –Tôi lấy làm tiếc khi 2 nước chúng ta lại đánh nhau". Vị tướng lặng lẽ lắng nghe kế hoạch sơ tán của Warrack rồi chấp thuận. Bittrich nói: “Tôi đồng ý, vì con người ko thể đánh mất hết nhân tính ngay cả trong 1 trận chiến tàn khốc nhất.” Sau đó Bittrich đưa cho Warrack 1 chai rượu mạnh bảo : “Hãy đưa nó cho tướng quân của anh” rồi quay gót.

Đến 10g30 sáng Chủ Nhật thì thỏa thuận ngưng bắn đã thành công dù Wolters nhớ là: “Vẫn thấy phía Đức có vẻ lo lắng. Cả 2 khác sạn Tafelberg và Schoonoord đều nằm trên tuyến đầu và phía Đức ko thể dám chắc có thể ngăn pháo và cối rót trúng được.” Mối quan tâm chủ yếu của Harzer liệu có thể kiểm soát được pháo kích tầm xa của quân Anh phía nam sông Rhine trong quá trình sơ tán thương binh hay ko? Skalka nói sau khi thỏa thuận xong anh đã nhận được điện tín của Bộ tư lệnh Tập đoàn quân 2: Nó ghi đơn giản là gửi cho sĩ quan quân y sư đoàn 9 xe tăng SS và hỏi liệu thời gian ngưng bắn có đủ lâu để cho quân Anh đưa thuốc men, dụng cụ y tế sang sông Rhine hay ko?” Skalka điện trả lời: “Chúng tôi ko cần trợ giúp mà chỉ yêu cầu không quân các anh ngừng việc ném bom liên tục vào xe tải mang phù hiệu chữ thập đỏ của chúng tôi.” Anh được trả lời ngay là: “Thật ko may những cuộc tấn công kiểu vậy là do lỗi của cả 2 bên”. Skalka nghĩ bức điện này thật là lố bịch và giận dữ trả lời: “Xin lỗi. Nhưng suốt 2 năm nay tôi chưa từng được thấy không lực của quân mình.” Điện đáp lại của quân Anh. “Chỉ tôn trọng theo thỏa thuận kia thôi.” Skalka lúc ấy giận điên đến nỗi đã gửi điện trả lời thế này: “Mút c tao này”*

*Chú thích: Những ghi chép của Skalka về việc trao đổi điện tín có lẽ là có thật. Nhưng những câu chữ trong các điện văn ấy ắt hẳn là có vấn đề. Đặc biệt là khi anh ta trả lời về Không quân Đức, trong khi chúng ở trên trời quấy phá cuộc thả dù suốt cả tuần. Hơn nữa nó còn có vẻ như xem thường lực lượng của đất nước mình. Đánh giá thấp bên mình so với kẻ thù kiểu như thế là rất hiếm gặp trong lực lượng SS.”

Cuối cùng thì mọi việc cũng dàn xếp xong. Lệnh ngừng bắn sẽ được bắt đầu lúc 3g chiều và kéo dài trong 2 tiếng đồng hồ. Thương binh sẽ ra khỏi chu vi phòng thủ theo 1 con đường được qui định gần khách sạn Tafelberg. Mọi nỗ lực đã được thực hiện để: “hỏa lực giảm bớt hoặc ngưng hoàn toàn”. Binh sĩ 2 phe giữ nguyên vị trí và được cảnh báo là ko được phép bắn. Skalka đã ra lệnh “mọi xe cứu thương và xe jeep có sẵn phải tập trung phía sau phòng tuyến.” Warrack và Wolters khi sắp quay về chiến tuyến quân nhà đã được phép lấy đầy túi morphine cùng dụng cụ y tế. Wolters rất vui khi được rời khỏi đó nhất là từ lúc nghe Schwarz nói: “Anh nói tiếng Đức chẳng giống như người Anh”
 
Warrack và Wolters được 1 sĩ quan quân y Đức khác hộ tống đi xe jeep cắm cờ chữ thập đỏ quay về chu vi phòng thủ. 2 người được phép dừng lại bệnh viện St. Elisabeth để kiểm tra tình trạng và thăm thương binh Anh ở đây. Trong số đó có cả đại tá Lathbury, ông này đã lột bỏ cấp hàm, cấp hiệu và trở thành 1 hạ sĩ. Họ được đại úy Lipmann Kessel,bác sĩ trưởng; thiếu tá Cedric Longland, chỉ huy đội phẫu; cùng vị bác sĩ phẫu thuật cao cấp của Hà Lan là bác sĩ van Hengel ra đón; Warrack nhớ: "Tất cả đều cực kỳ lo lắng về những tin tức". Giao tranh ác liệt đã từng lan đến bệnh viện. Kessel báo đã có lúc nổ ra 1 trận đánh dữ dội ngay trong tòa nhà, đạn quân Đức bay vù vù qua đầu thương binh. Nhưng kể từ thứ 5 thì khu vực này khá là yên tĩnh. Warrack nhận ra là trái ngược với những khổ cực mà những người bị thươngđang phải chịu trong chu vi phòng thủ thì ở St. Elisabeth "thương binh Anh được nằm giường, trải ga, có mền đắp và được các bác sĩ cùng nữ tu người Hà Lan chăm sóc chu đáo". Sau khi báo trước cho Kessel biết là sắp có rất đông thương binh đổ đến, 2 người quay về Oosterbeek , Warrack còn nhớ vừa kịp lúc "chui đầu vào 1 trận pháo kích bằng súng cối gần Tafelberg."
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #245 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2015, 08:43:06 am »

Đến 3 giờ chiều thì thỏa ước ngừng bắn cục bộ bắt đầu. Tiếng súng bỗng giảm dần rồi hoàn toàn im hẳn. Hạ sĩ Percy Parkes vốn đã quen với "những âm thanh chát chúa thì nay lại thấy sự yên lặng này rất chi là kỳ cục đến nỗi anh đã thoáng nghĩ là mình đã chết." Các sĩ quan quân y của Đức và Anh tổ chức các xe cứu thương và xe jeep của mình đi chở thương binh. Trung sĩ Dudley R. Pearson, đội trưởng đội văn thư tiểu đoàn dù 4 được đưa lên 1 xe jeep cạnh cáng thủ trưởng của mình. Đại tá Hackett nói: "Vậy là cả cậu cũng bị, Pearson ạ". Pearson đang cởi trần, vai phải bị mảnh bom xuyên thủng quấn đầy băng. Mặt Hackett xám ngắt cho thấy hẳn là vết thương ở bụng đã làm ông rất đau. Trên đường đến Arnhem, Hackett nói:"Pearson, tôi ko muốn lấy cấp bậc ra để được ưu tiên, nhưng chắc là hiện tôi đang đau hơn cậu. Nếu bệnh viện làm cho tôi trước thì liệu cậu có phiền ko?"*

*Chú thích: Cả Lathbury và Hackett đều trở thành 'hạ sĩ' tại bệnh viện. Trung sĩ Dave Morris, người đã cho Hackett máu trước khi mổ đã được dặn là ko được tiết lộ danh tính ông đại tá. Lathbury, đã vào viện hôm 19, và lần đầu tiên biết được tin về sư đoàn khi thương binh ở Oosterbeek đến nơi. Trong đó có cả tin Urquhart đã về lại được sư đoàn và quân của Frost đã giữ cầu Arnhem trong gần 4 ngày. cả 2 vị đại tá sau đó đều được người Hà Lan giúp thoát khỏi bệnh viện và đi trốn. Cuối cùng Lathbury nhập bọn cùng thiếu tá Digby Tatham-Warter trong vỏ bọc dân sự đang hoạt động cùng phe kháng chiến Hà Lan, ông này "đi lại khá thoải mái và có lần còn phụ đẩy 1 xe tham mưu Đức ra khỏi rãnh." Lathbury cùng 1 toán gồm khoảng 120 binh sĩ, phi công được những người Hà Lan che dấu và dẫn đường đã vượt qua được sông Rhine và sang tới chỗ quân Mỹ ở bờ nam. Tatham-Warter đã giúp khoảng 150 quân nhân Anh trốn thoát. Phải mất đến 7 năm và do sự tình cờ thì tác giả mới tìm được nơi ông ở. 1 người bạn trong nhà xuất bản đã gặp được ông ở Kenya, nơi ông tới sống sau khi chiến tranh kết thúc.Tatham-Warter nói " "tôi đem ô ra trận vì mục đích nhận dạng chứ ko phải bất cứ thứ gì khác, đó là vì tôi luôn quên mất mật khẩu"

Trung úy Pat Glover, người đã nhảy dù cùng cô gà Myrtle cũng "chuyển tới St. Elisabeth trong cơn đau đớn. 1 viên đạn đã cắt đứt 2 tĩnh mạch trên bàn tay phải của anh. Trên đường về trạm cứu thương Schoonoord anh lại bị mảnh bom găm trúng bắp chân phải. Do có ít morphin quá nên anh nói sẽ ko cần tiêm chừ khi thấy thật cần thiết. Và Gloverkohề đòi tiêm lần nào hết. Lúc này trong trạng thái lơ mơ, anh nghĩ tới Myrtle. Anh chẳng thể nhớ cô gà đã bị giết ngày nào nữa. Trong lúc chiến đấu, anh cùng với cậu 'lính hầu' là binh nhất Joe Scott thường thay nhau đeo cái túi chứa Myrtle. Thế rồi, trong 1 cái hào dưới làn đạn địch, Glover bỗng chẳng thấy cái túi đựng Myrtle đâu nữa. Anh hét lên hỏi Scott: "Myrtle đâu rồi?" "Nó trên kia, thưa sếp." Scott chỉ lên đỉnh chiến hào. Myrtleđang nằm chỏng gọng trong chiếc túi của mình. Đêm ấy, Glover cùng Scott đem chôn con gà trong 1 cái hố nông cạnh hàng rào. Trong lúc phủ đất lên, Scott nhìn Glover rồi nói: "Vâng, Myrtle đã gan dạ đến phút cuối cùng, thưa sếp." Glovervẫn nhớ mình đã ko gỡ huy hiệu dù của Myrtle ra. Lúc này, trong cơn đau, anh rất hài lòng vì đã chôn nó 1 cách danh dự theo đúng nghi thức - với đủ quân hàm quân hiệu - y như 1 liệt sĩ.

Ở Schoonoord, Hendrika van der Vlist đang đứng xem lính quân y Đức chuyển thương binh ra thì bỗng có tiếng súng. 1 lính Đức hét lớn: “Nếu ko ngừng bắn thì bọn tôi sẽ khai hỏa và đến lúc đó thì cả thương binh, bác sĩ, y tá đừng ai hòng sống sót.” Hendrika chẳng thèm để ý. Cô nói: “Kẻ hét to nhất luôn là mấy tay lính trẻ. Chúng tôi đã quá quen với việc bị quân Đức dọa rồi.” Súng thôi ko bắn nữa và việc tải thương lại tiếp tục.

Trong khi đoàn thương binh cuốc bộ hay đi trên xe ô tô đang trên đường đến Arnhem, đã có mấy lần súng nổ. Tướng Urquhart nhớ lại: “đã có những hiểu lầm. Thật rất khó để làm 1 trận đánh đang diễn ra dịu lại.” Các bác sĩ ở Tafelberg đã có “những lúc bực mình vì phải đuổi đám lính Đức hiếu chiến ra khỏi chỗ của mình.” Gần như tất cả đều nhớ rằng lính Ba Lan mới đến ko biết sự cần thiết của lệnh ngừng bắn này. Urquhart nói: “Bọn họ có nhiều ân oán cần giải quyết nên thấy chả có lý do nào chính đáng để phải ngừng bắn cả. Nhưng rốt cục họ cũng được thuyết phục và phải kìm bớt sự hăng máu cho đến khi việc sơ tán xong xuôi.”

Thiếu tá Skalka, cùng đi với bác sĩ Warrack coi sóc việc di chuyển của đoàn xe suốt buổi chiều. Có khoảng 200 thương binh phải đi bộ, hơn 250 người nữa thì được đi xe. Skalka kể lại: “tôi chưa từng thấy thảm cảnh ở đâu như Oosterbeek. Chẳng có gì ngoài xác chết và những đống đổ nát.”

Tại St. Elisabeth, trung úy Peter Stainforth đang dần khỏi vết thương vào ngực lãnh ở Arnhem, thì thấy những thương binh đầu tiên đi bộ tới. Anh kể: “bỗng thấy phấn khởi trong người và chưa bao giờ cảm thấy tự hào đến thế. Người nào cũng râu ria cả tuần chưa cạo, quân phục rách rưới dơ dáy; trên mình thì quấn đủ loại bông băng đẫm máu, bẩn thỉu. Điều thuyết phục nhất là đôi mắt của họ - đỏ quạch, trũng sâu, u buồn trên khuôn mặt hốc hác vì thiếu ngủ; thế nhưng họ bước đi trong tư thế của kẻ bất khả chiến bại. Nhìn họ dữ tợn như là có thể chiếm lấy chỗ này ngay tắp lự vậy.”

Khi đoàn xe cuối cùng đã rời khỏi Oosterbeek, Warrack nói lời cảm ơn sự giúp đỡ của viên sĩ quan quân y SS: “Skalka nhìn vào mắt tôi rồi hỏi: Có thể viết nó ra giấy cho tôi được ko?” Warrack lờ đi như ko nghe thấy. Đến 5g chiều thì trận đánh lại tiếp tục như chưa bao giờ dừng lại. Tại vị trí đặt pháo của hạ sĩ Percy Parkes gần hiệu giặt Dolderen “hỏa ngục lại bùng lên, bọn Jerry trút lên đầu chúng tôi mọi thứ.” Sau khoảng thời gian sơ tán thương binh tương đối yên tĩnh giờ thì Parkes cảm thấy nhẹ cả người. “Mọi thứ lại trở về như bình thường và tôi lại tiếp tục công việc ‘kinh doanh’ của mình như trước đây.” Lợi dụng lúc ngừng bắn quân Đức đã xâm nhập vào nhiều nơi. Chỗ nào cũng nghe thấy tiếng súng bắn và tiếng la hét khi lính Anh, lính Đức săn lùng nhau ngoài phố hay trong vườn. Từ trong hào, Parkes thấy 1 cái xe tăng phóng qua đám bắp cải xông tới sở chỉ huy pháo đội. 2 pháo thủ vội vàng kéo 1 khẩu pháo chống tăng 6-pounder ra đường.(loại pháo chống tăng 57mm của Anh .ND) Khi mấy người lính khai hỏa, Parkes sửng sốt nhìn mấy cái bắp cải đang rớt xuống hào mình. “Lực của khẩu pháo đã nhổ bắp cải bật ra khỏi đất, ném chúng lên trời. Rồi có 1 tiếng nổ rất lớn và chúng tôi thấy quả đạn bắn trúng chiếc xe tăng.”
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #246 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2015, 08:18:37 am »

Thiếu tá Robert Cain vừa nghe tiếng người thét “Bọn Tiger!” liền lao ngay tới khẩu pháo chống tăng đặt bên hông 1 ngôi nhà. 1 pháo thủ cũng chạy ra đường để giúp anh. 2 người lăn khẩu pháo vào vị trí. Cain hét: “Bắn!” và thấy quả đạn bắn trúng chiếc xe tăng, vô hiệu hóa nó. Anh hô: “Bồi thêm phát nữa cho chắc.” Cậu pháo thủ nhìn Cain lắc đầu nói: “Ko được đâu sếp. Pháo tiêu rồi. Cơ chế giật bị hỏng.”

Tiếng ầm ầm kinh khủng đã khiến cho mọi người trong nhà Ter Horst mụ mẫn và điếc đặc. Kate ter Horst đột ngột thấy “ 1 chấn động khủng khiếp. Gạch, gỗ đổ ầm ầm cùng những tiếng kêu la”. Vụ nổ đã làm cửa hầm bị kẹt. Trong màn mây bụi bốc lên mù mịt trong căn phòng nhỏ, chị nghe tiếng người dùng thuổng và các công cụ khác để cưa, phá gỗ…tiếng chân bước lạo xạo trên gạch vỡ và tiếng đạn cối…tiếng những đồ đạc nặng nề được đẩy tới đẩy lui.” Cửa hầm bị phá bung, không khí mát mẻ tràn vào. Khi lên trên Kate thấy 1 phần hành lang và phòng nhìn ra sân đã bay mất. Vụ nổ ném mọi người nằm chồng chéo khắp nơi. Bác sĩ Martin lại bị thương và chẳng thể đi được nữa. 1 anh lính được mang đến đây mấy ngày trước giờ đang bị sốc cứ đi lang thang qua những cảnh tàn sát trong nhà. Anh ta nhìn Kate ter Horst chằm chằm rồi nói: “tôi nghĩ đã gặp chị ở đâu đó rồi.” Chị nhẹ nhàng đưa anh ta vào hầm rồi tìm 1 chỗ cho anh trên sàn đá. Gần như anh thiếp đi ngay lập tức. Khi thức dậy sau đó, anh đến chỗ chị ter Horst và khẽ khàng nói. “Chúng ta có thể làm được bất cứ lúc nào” rồi lại ngủ tiếp. Mệt mỏi dựa người vào tường, cùng 5 đứa con bên cạnh, Kate chờ đợi trong khi “những giờ kinh khủng cứ kéo dài ra mãi”.

Trong 1 chiến hào cách vị trí của thiếu tá Cain ko xa, trung sĩ Alf Roullier nhìn thấy 1 xe tăng khác hiện ra trên phố. Anh cùng với 1 pháo thủ vọt tới khẩu pháo chống tăng duy nhất. 2 người vừa đến được khẩu pháo thì chiếc xe tăng xoay về phía họ. Họ bắn và thấy chớp sáng khi cỗ xe tăng bị bắn trúng. Đúng lúc ấy thì 1 khẩu súng máy nhả đạn. Người pháo thủ đi cùng Roullier thở dốc rồi ngã đè lên người anh. Khi Roullier quay qua để anh ta gục xuống thì bị 1 viên đạn đã xé toạc bàn tay trái. Nó bắt đầu run lên và ko thể điều khiển được nữa, Roullier nghĩ viên đạn cắt đứt mất dây thần kinh rồi. Xốc nhẹ người pháo thủ lên lưng, Roullier bò về chiến hào mình. Anh nói với người lính máu me bê bết. “Tôi sẽ tìm người đến giúp.” Đến nhà Ter Horst thì Roullier dừng lại mà chẳng muốn vào. Anh nghe thấy tiếng người la hét, nói lắp bắp xin nước uống và gọi tên thân nhân. Roullier thốt lên: “Chúa ơi! Mình vào đây làm gì?”. Đúng lúc đó hạ sĩ nhất pháo binh E. C. Bolden xuất hiện và nói khi nhìn thấy ban tay run lẩy bẩy của Roullier. “Ôi, anh bạn. Cậu đang đánh máy đấy hả?”. Roullier giải thích là mình đang tìm người tới cứu cậu pháo thủ bị thương. Bolden vừa nói vừa băng tay cho Roullier: “Được thôi. Tớ sẽ đi” . Trên đường về, khi đi ngang vườn nhà Ter Horst , Roullier bỗng dừng lại nhìn vẻ kinh hoàng. Anh chưa từng nhìn thấy chỗ nào có nhiều người chết đến thế. Mặt của 1 số người được phủ vải nhưng những người khác thì chẳng có gì đậy điệm cả và “mắt họ cứ nhìn chằm chắp về nhiều hướng”. Xác người chất thành đống và anh lính ko thể nào bước qua được.

Roullier đợi trong chiến hào cho đến khi Bolden cùng 2 lính mang cáng đến. Bolden nói với anh “Đừng lo” rồi giơ ngón tay cái lên “Mọi thứ sẽ ổn thôi.” Nhưng Roullier chẳng nghĩ như vậy. Hồi còn ở Anh, anh lính 31 tuổi này từng phải năn nỉ đi chiến đấu. Tuổi tác chống lại anh, tuy là lính pháo binh nhưng việc của anh trung sĩ nuôi quân. Nhưng rồi Roullier cũng thắng và được cho đi. Giờ đây khi nhìn đám lính vừa đói khát, vừa mệt mỏi, anh thấy " có cái gì loé lên trong óc. Tôi quên bẵng trận đánh đi và chỉ chăm chăm nghĩ tới việc kiếm gì đó bỏ vào miệng." Anh chẳng biết mình lọ mọ hết bao lâu trong mấy khu vườn tan nát, những nhà cửa bị phá huỷ, lục lọi trên kệ, trong hầm nhà tìm kiếm những mẩu thức ăn. Chẳng biết tìm đâu ra 1 cái chậu nhôm còn tốt, anh ném tất cả mọi thứ mình tìm được vào trong - mấy củ cà rốt héo, ít hành, 1 túi khoai tây, muối cùng 1 ít bột canh. Anh thấy cạnh ngôi nhà có 1 cái chuồng gà . Trong đó chỉ có 1 con còn sống. Roullier lượm nó luôn.

Trên nền đá trong 1 căn nhà đổ, anh lấy mấy hòn gạch kê cái chậu lên. Anh xé giấy dán tường cùng vài thanh gỗ rồi nhóm lửa. Chẳng còn nhớ đến trận đánh vẫn còn đang hoành hành trên đường phố, anh mò ra ngoài 1 bận nữa để tìm nước rồi loạng choạng khiêng về được chừng lưng chậu. Nhổ lông làm thịt con gà rồi bỏ nó vào cái chậu. Đến chiều tối thì coi như món hầm đã chín, anh xé vải trải giường lót tay cầm cái 'nồi' nóng rồi cùng 1 binh sĩ khác đưa nó về chiến hào. Sau suốt mấy giờ, đến lúc này anh mới lần đầu để ý tới đạn cối đang rót xuống. 2 người lính đi được 1 quãng rồi lại phải dừng lại mỗi khi có đạn nổ gần, sau đó lại đi tiếp. Về tới chỗ đặt pháo, Roullier gọi: "Lại đây ăn này!". Rất sửng sốt, các chú lính dần dần hiện ra mang theo cà mèn, ống bơ vẻ dè chừng. Rồi cứ vừa lắp bắp cảm ơn đầy kinh ngạc, họ vừa múc thức ăn trong chậu rồi lại biến mất vào trong bóng tối nhập nhoạng. Chỉ 10 phút là món hầm đã biến mất. Nhìn vào đáy chậu, Alf Roullier chỉ thấy còn vài miếng khoai tây nhỏ. Anh vớt chúng ra. Đây là lần đầu tiên trong ngày anh được ăn. Roullier chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc hơn lúc ấy.

Trong 1 chiến hào có 5 người tại khách sạn Hartenstein, trung sĩ Leonard Overton - phi công tàu lượn, đăm đăm nhìn trời bắt đầu tối dần. 4 người lính cùng chung chiến hào với anh đã biến mất. Đột nhiên, trong bóng tối nhập nhoạng, Overton nghe tiếng người nói khẽ: "Bọn mình đây." Khi 4 người kia nhảy xuống hào, Overton thấy họ cầm theo 1 bọc vải nhựa. Mấy người lính cẩn thận mở bọc vải ra, đặt cái lon chặn lên, rồi trút gần nửa lít nước vào cái hộp. 1 cậu móc ra 1 bánh trà vuông rồi cho vào nước khuấy lên. Overton nhìn sững sờ. Anh kể "Hôm đó bọn tôi chẳng được ăn uống gì cả,  2 cái bánh qui cứng ngắc thì đã chia nhau từ hôm thứ 7 rồi." Sau đó trong khi Overton chưa hết ngạc nhiên, mấy cậu lính kia đưa cái lon cho anh. Anh nhấp 1 ngụm rồi truyền cho người khác. 1 người khẽ nói: "Chúc mừng sinh nhật!". Overton đã quên bẵng Chủ nhật đó, ngày 24/9 là sinh nhật thứ 23 của mình.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #247 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2015, 08:07:58 am »

Những ca bị thương nặng cùng những thương binh có thể đi bộ được ở Schoonoord đều đã đi hết. Nhưng anh lính bị chấn thương tâm lý vẫn còn ở lại khách sạn. Khi tuyên uý Pare đi ngang qua 1 căn phòng vắng tanh thì nghe thấy vọng ra giọng  run rẩy của ai đó trong toà nhà đang hát bài: "Just a song at twilight - bài hát lúc chạng vạng tối". Trèo lên gác, cha Pare tới quì bên cậu lính trẻ bị chấn thương tâm lý nặng. Cậu ta hỏi" Cha ơi! Cha đắp chăn cho con nhé? Con sợ tiếng ồn lắm." Pare ko có chăn nhưng ông vẫn giả bộ phủ nó lên người cậu lính. "Tốt rồi thưa cha. Giờ con đã cảm thấy ổn hơn nhiều. Cha có thể làm giúp con 1 việc chứ?". Pare gật đầu. "Hãy đọc kinh lạy cha cho con." Pare làm theo. Ông xoa nhẹ tóc chàng trai trẻ rồi bảo: "Nào, nhắm mắt lại. Ngủ ngon nhé. Chúa phù hộ cho con." Người lính mỉm cười: " Chúc cha ngủ ngon. Chúa phù hộ cho cha". 2 tiếng sau đó 1 lính cứu thương tới gặp Pare. "Cha biết chàng trai đã cầu nguyện cùng chứ?". Pare hỏi lại: "Có chuyện à?". Người lính cứu thương gật đầu. "Cậu ấy vừa mới chết. Cậu bảo tôi nói với ông là cậu ấy ko chịu nổi tiếng ồn ngoài kia".

Khi trời sập tối, thượng tá R. Payton-Reid tại khu vực của lính biên phòng Scotland trong chu vi phòng thủ rất chán trường khi thấy: "24 tiếng qua trôi qua ngày càng buồn nản. Hy vọng về quân cứu viện mặt đất tới nhanh giờ đã tan biến..”

Vào đêm chủ nhật, trung úy Neville Hay, thuộc đơn vị thông tin Phantom được gọi tới phòng của tướng Urquhart trong tầng hầm khách sạn Hartenstein. Anh kể: “ông ấy đưa tôi 1 bức điện dài và bảo tôi khi nào mã hóa xong thì đem trả lại. Tôi còn nhớ lúc ấy ông còn nói rằng chẳng hề muốn gửi nó đi.” Hay choáng người khi đọc điện văn: “Nội dung của nó là họ phải đến cứu hoặc là chúng tôi sẽ bị tiêu diệt.” Hay mã hóa bức điện rồi trả lại nó cho Urquhart. Hay nói: “Tôi cũng chẳng muốn sếp phải gửi nó đi đâu.” Nội dung bức điện khi được gửi đi như sau:

Urquhart gửi Browning: Cần phải báo cho ông biết là trừ phi viện binh tới nơi sáng ngày 25/9, chứ chúng tôi ko chắc còn có thể cầm cự lâu hơn được nữa. Tất cả chúng tôi đều đã kiệt lực. Thức ăn, đạn dược, nước uống đều thiếu. Số sĩ quan bị thương vong cao. Kẻ thù chỉ cần đánh nhẹ nữa là cũng có thể tan rã hoàn toàn. Nếu việc đó xảy ra xin được lệnh dùng mọi cách để phá vây về đầu cầu chứ ko đầu hàng. Hiện ko thể vận động trước mặt quân thù. Điều tốt nhất chúng tôi có thể làm lúc này là cố kéo dài càng lâu càng tốt.*

*Chú thích: 1 số dị bản của bức điện này đã xuất hiện trong nhiều ghi chép khác về trận đánh. Bản nêu trên là bản gốc. Trung úy Neville Hay trong nhật ký của đội Phantom và cung cấp chúng cho tôi. Tôi vô cùng biết ơn về sự hợp tác này.

Trong 2 đêm liên tiếp, những nỗ lực để chuyển người và tiếp liệu sang cho Urquhart đều thất bại. Tuy nhiên, tướng Horrocks, vị tư lệnh bướng bỉnh của quân đoàn 30 vẫn chưa chịu buông xuôi. Phải cứu được đầu cầu và giải vây cho Urquhart trong đêm Chủ Nhật. 1 lần nữa thời tiết lại ko thuận lợi. Chẳng thể mong chờ vào các phi vụ chi viện hoặc tiếp tế của máy bay từ Anh sang. Nhưng lúc này ở khu vực Driel-Nijmegen đã có lực lượng mạnh và Horrocks – đã hoàn thành công việc hầu như ko thể là đưa toàn bộ quân đoàn lên tuyến hành lang hẹp chỉ rộng vừa 1 chiếc xe tăng tiến tới đầu mút sông Rhine – giờ đang bị ám ảnh trước khoảng cách 400m ngăn ông với quân dù. Khoảng cách ấy dường như đang trêu tức ông. Ông lệnh sư đoàn 43 Wessex của tướng Thomas thực hiện nỗ lực cuối cùng: số quân Ba Lan còn lại và lính tiểu đoàn 4 Dorsets của trung tá Gerald Tilly sẽ đánh qua sông tiến đến đầu cầu lúc 10g tối.

Việc điều quân của Tilly đi sẽ là bước đầu tiên của 1 kế hoạch to lớn hơn. Sau này Horrocks viết: “Nếu mọi thứ ổn thỏa, tôi hy vọng đưa được sư 43 sang sông Rhine ở xa hơn nữa về phía tây và thực hiện 1 cú móc trái đánh vào lực lượng quân Đức đang tiến công lính dù.” Đây là giải pháp để thay thế cho việc triệt thoái. Đến ngày thứ 8 của Market-Garden rồi mà Horrocks vẫn ngoan cố ko chịu đối diện với lựa chọn ấy. Tuy nhiên, nhiều người khác vẫn đang nghiêm túc lập kế hoạch này.

Theo tham mưu trưởng của Quân đoàn Không vận I là đại tá Gordon Walch thì tướng Browning giờ đã “khá cởi mở khi bàn tới việc triệt thoái.” Trong khi sư đoàn 43 Wessex vẫn đang tiến đến Driel thì ngay vào lúc họ gặp khó khăn, Browning đã bảo bọn tôi “phải tìm cách rút quân của Urquhart ra.” Tư lệnh tập đoàn quân 2 Anh, tướng Miles C. Dempsey, cũng có nhận định tương tự. Ông ko gặp Horrocks từ lúc bắt đầu khởi sự tiến công. Đến giờ, khi mà thời gian đã hết, Dempsey gọi Horrocks theo hành lang về họp ở St. Oedenrode. Theo hệ thống chỉ huy thì Dempsey phải chịu sự chỉ đạo của Montgomery, người sẽ có tiếng nói quyết định. Và cái quyết định đau đớn phải chịu này của họ lại phụ thuộc vào 1 người khác nữa – đó là thống chế Model.

Trong khi Horrocks lên xe xuôi nam về St. Oedenrode thì tiểu đoàn 4 Dorsets của trung tá Tilly chuẩn bị vượt sông đêm. Tiểu đoàn của ông gấp rút đến khu vực tập kết ở Driel, 1 số tàu tấn công đang trên đường tới – sau khi hành lang được khai thông trở lại. Chỉ thị cho Tilly rất rõ ràng. Đại tá Ben Walton, lữ đoàn trưởng đã phổ biến riêng cho Tilly phải: “Mở rộng đáy chu vi phòng thủ.” Điểm vượt sông được chọn ở chỗ bến phà cũ, cách Oosterbeek khoảng chừng 8 dặm. Khi sang được rồi thì lính Dorsets sẽ “ bám trụ cho đến khi quân tăng viện tới nơi.” Họ chỉ được trang bị nhẹ với thức ăn và đạn dược cho 3-4 ngày. Tilly , viên trung tá 35 tuổi coi binh sĩ dưới quyền “như 1 lực lượng đặc nhiệm đi tiên phong cho toàn bộ Tập đoàn quân 2 của Dempsey.” Ông nhận thức sâu sắc là phải làm sao nhanh chóng tới được với quân của Urquhart. Theo những gì ông biết thì sư đoàn này đang hấp hối từng giờ.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #248 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2015, 10:13:47 am »

Vào sáng chủ nhật, Tilly đã 3 lần trèo lên gác chuông nhà thờ bị tàn phá tại Driel để quan sát khu vực đơn vị mình sẽ đổ bộ lên trên bờ bắc sông Rhine. Tới chiều thì ông đứng ngồi ko yên trong sở chỉ huy trong khu vườn nằm ở phía nam Driel đợi tiểu đoàn mình từ làng Homoet, cách đó vài dặm về phía tây nam cùng các tàu tấn công đang theo hành lang tới đầy đủ.

Vừa qua 6g chiều thì đại tá Ben Walton gọi Tilly đến. Trong căn nhà đóng bộ chỉ huy ờ phía nam Driel, Tilly cứ nghĩ lữ đoàn trưởng chỉ muốn duyệt lại lần nữa kế hoạch chi tiết của cuộc hành quân đêm này thế nhưng thay vào đó, Walton lại bảo kế hoạch đã bị thay đổi. Walton nói, theo tin nhận được thì: “toàn bộ cuộc hành quân – cuộc vượt sông qui mô lớn – đã bị bãi bỏ.” Tiểu đoàn của Tilly thì vẫn sang sông, nhưng nhằm mục đích khác. Càng nghe Tilly càng chán nản. Quân của ông sẽ giữ đáy chu vi phòng thủ để cho sư đoàn của Urquhart triệt thoái! Ông sẽ chọn ra 1 số quân - “chỉ vừa đủ làm nhiệm vụ này”, gồm khoảng 400 binh sĩ và 20 sĩ quan. Tilly cũng chẳng cần phải đi. Ông có thể chỉ định cấp phó là thiếu tá James Grafton thực hiện nhiệm vụ này. Dù Tilly đã trả lời rằng mình: “sẽ suy nghĩ”, ông vẫn quyết định dẫn lính vượt sông. Khi rời bộ chỉ huy của Walton, Tilly cảm thấy quân của mình đang bị đem ra làm vật hy sinh. Chẳng hề thấy Walton đả động gì đến việc đưa họ về cả. Tuy nhiên Tilly cũng hiểu Walton cũng đâu thể làm gì để thay đổi. Nhưng ông vẫn thắc mắc: tại sao lại thay đổi kế hoạch?

Quyết định rút lực lượng Urquhart về - cho tới mãi 9g30 sáng thứ 2 ngày 25/9 mới được Montgomery chuẩn y- nó đạt được sau buổi họp giữa tướng Dempsey với các tướng Horrocks và Browning tại St. Oedenrode chiều Chủ nhật. Sau khi nghe vị tư lệnh quân đoàn của mình trình bày kế hoạch vượt sông Rhine bằng toàn bộ lực lượng, Dempsey đã bác bỏ. Ko giống như Horrocks, Dempsey chẳng hề tin cuộc đột kích ấy sẽ thành công. Ông nói với Horrocks: “Không! Đưa họ ra đi.” Dempsey quay sang hỏi Browning: “Anh thấy vậy được ko?” sau 1 thoáng im lặng, Browning gật đầu. Dempsey lập tức cho tướng Thomas ở Driel biết tin.

Ngay vào lúc cuộc họp ở St. Oedenrode đang diễn ra thì quân Đức lại 1 lần nữa cắt đứt hành lang ở bắc Veghel. Horrocks đã phải dùng 1 xe bọc thép chọc thủng phòng tuyến địch chạy về bộ chỉ huy của mình ở Nijmegen. Cuộc tấn công sau cùng này của thống chế Model sẽ khiến hành lang bị tắc nghẽn hơn 40 giờ nữa.
Lúc này tại Driel, hầu hết tiểu đoàn của trung tá Tilly đã tới nơi. Ông bước giữa đám binh sĩ để chọn ra người thực hiện nhiệm vụ. Vừa vỗ vai người chiến sĩ, Tilly vừa nói “cậu đi”…”cậu ko đi”. Mục đích thực sự của trận đột kích vẫn phải bảo mật do vậy ông chẳng biết nói gì khi những người lính phản đối vì bị bỏ lại phía sau. Tilly chỉ “chọn những cựu binh mà mình thấy thật cần thiết – và để những người khác ở lại.”

Đó là 1 quyết định thật cay đắng. Đứng nhìn những sĩ quan, binh lính mà mình tin: “sẽ đi vào cõi chết”, Tilly nói với thiếu tá Grafton: “Jimmy à, tôi nói cho anh biết chuyện này vì ngoài tôi ra phải có người nữa biết được mục đích thực sự của chuyến vượt sông”. Sau khi kể sơ qua sự thay đổi trong kế hoạch, Tilly bình thản nói thêm: “Tôi e rằng ta đang bị đem đi phung phí.”

Grafton choáng người nhìn Tilly chằm chằm. Ông này nói tiếp. “Việc này rất hệ trọng và ko được nói cho ai biết” rồi giải thích thêm “sẽ cực kỳ liều lĩnh đấy.”

Grafton hiểu Tilly muốn nói gì. Nếu các binh sĩ biết được sự thật thì đó sẽ là 1 đòn khủng khiếp giáng xuống tinh thần họ. Khi Grafton chuẩn bị rời bước, Tilly còn nói: “Jimmy, tôi hy vọng anh biết bơi.” Grafton cười đáp “Tôi cũng hy vọng thế”.

Khi lính của Tilly xuống sông lúc 9g30 tối thì xuồng tấn công vẫn chẳng thấy tăm hơi đâu cả. Tilly hỏi sĩ quan phụ trách công binh là trung tá Charles Henniker. “Thế quái nào mà họ lại mong tôi vượt được qua sông mà chẳng có thuyền thế này?”. Đồ ăn cho binh sĩ cũng chưa thấy tới. Gánh nặng cùng với sự bực bội vì biết được lý do thực sự của chuyến vượt sông khiến Tilly bộc bạch với trung tá Aubrey Coad, chỉ huy tiểu đoàn 5 Dorsets: “ Cái gì cũng ko xong. Tàu thì chẳng đến, đồ ăn cũng ko. Nếu cứ như thế này thì tôi sẽ đếch đi nữa.” Coad lệnh cho tiểu đoàn mình đưa thức ăn sang cho lính của Tilly.

Lực lượng của Tilly đợi xuồng tấn công dưới trời mưa phùn lạnh lẽo suốt 3 tiếng đồng hồ. Đến nửa đêm thì mấy cái xuồng đó mới tới Driel. Tuy nhiên chỉ có 9 chiếc là vượt đến được. Trong đêm tối, 1 số xe tải đã rẽ nhầm và chạy về phía chiến tuyến địch; 2 chiếc khác thì bị trượt khỏi con đường đê lầy lội và coi như là mất. Tại chỗ hẹn, xuồng sẽ được lính bộ binh khiêng vượt qua 1 bãi lầy rộng 600m ra tới điểm xuất phát. Những người lính vừa loạng choạng trượt ngã vừa đánh vật trong bùn lầy hơn 1 tiếng đồng hồ mới mang được xuồng xuống sông. Phải đến hơn 2 g sáng thứ 2, ngày 25/9 thì việc chuyển thuyền mới xong xuôi.

Khi các binh sĩ chuẩn bị xuất phát, Tilly giao cho thiếu tá Grafton 2 thông điệp gửi đến tướng Urquhart: 1 là thư của tướng Browning; cái kia là bức điện được mã hóa mô tả kế hoạch triệt thoái của tướng Thomas. Các thông điệp này có 2 bản. Trung tá Eddie Myers, sĩ quan phụ trách công binh của Urquhart, vừa từ Nijmegen về sau khi gặp tướng Browning, giờ cũng mang theo những lá thư tương tự đợi sang bên kia sông. Tilly bảo Grafton: “Việc của cậu là mang thư đến chỗ Urquhart nếu cái bộ trong cặp ông sĩ quan công binh kia ko tới được.” Tilly còn dặn thêm là tờ giấy chứa đựng kế hoạch triệt thoái “cực kỳ quan trọng”.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #249 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2015, 08:27:32 am »

Bên kia sông rõ ràng quân Đức đã sẵn sàng chờ đợi 1 cuộc vượt sông nữa. Tất cả phía Anh chỉ có 15 xuồng tấn công – kể cả 3 chiếc DUKW cùng mấy xuồng sử dụng đêm trước còn lại. Vào phút cuối cùng do thiếu xuồng nên mũi vượt sông vu hồi của quân Ba Lan ở phía đông chỗ vượt sông của lính Dorsets đã phải cho ngưng lại. Quân của Tilly sẽ qua sông trong 5 đợt. Trong khi sửa xoạn, đạn cối địch cứ rót sang bờ nam còn súng máy thì hình như căn sẵn nhằm vào 2 cạnh đáy chu vi phòng thủ và sát mép nước. Trung tá Tilly bước lên thuyền. Đợt vượt sông đầu tiên bắt đầu. Dù tất cả pháo binh Anh hiện có ở phía nam đều khai hỏa lập 1 bức màn đạn pháo che chở cho các binh sĩ Dorsets, đợt vượt sông vẫn bị đánh tơi bời. Những con thuyền làm bằng vải bạt, khung gỗ bị bắn nát, thủng lỗ chỗ và quét sạch. 1 số chiếc, như thuyền của thiếu tá Grafton đã bị cháy khi chưa kịp rời khỏi bờ nam. Grafton nhanh chóng chuyển sang thuyền khác. Được nửa đường thì ông nhận ra thuyền mình là chiếc duy nhất còn lại trong đợt đầu. Grafton đã sang được sông sau 15 phút, và cảm thấy “rất hạnh phúc vì mình còn sống.”
Trong đêm mưa, dưới hỏa lực ác liệt của súng máy địch, đợt vượt sông nào cũng bị tổn thất nặng. Nhưng kẻ thù tồi tệ nhất lại chính là dòng chảy. Ko quen đi thuyền cộng với dòng chảy bất ngờ, sau nửa đêm thì càng chảy xiết, lính Dorsets bất lực nhìn thuyền bị đẩy dạt vào tay quân thù. Rải rác cuốt nhiều dặm, những toán lính nhỏ nhanh chóng bị chia cắt và bao vây. Trong số 420 sĩ quan binh lính tiến hành vượt sông thì chỉ có 239 người sang được đến bờ bắc. Khi cặp bờ, trung tá Tilly nhận được cả 1 cơn mưa lựu đạn từ trên đồi quăng xuống, ông hô lớn “Dùng lê xử chúng nó!” rồi dẫn quân của mình xông lên cố thoát khỏi cảnh rùng rợn trên.*

*Chú thích: 1 trái lựu đạn quả thực đã rơi trúng đầu Tilly và phát nổ. Thật khó tin khi ông chỉ bị thương nhẹ, vẫn sống và phải làm tù binh cho đến khi chiến tranh kết thúc.

Lính Dorsets ko thể bắt tay với quân Urquhart như 1 đơn vị còn khả năng chiến đấu nữa. Chỉ có 1 số là đến được Hartenstein, trong đó có thiếu tá Grafton với bản kế hoạch triệt thoái còn nguyên vẹn. Ông tới được vị trí của thiếu tá Dickie Lonsdale gần nhà thờ Oosterbeek. Trung tá Myers cùng số tài liệu mang theo cũng tới được sở chỉ huy của Urquhart. Chẳng ai trong số họ biết được nội dung bức điện mã hóa của Thomas hay cái tên đầy mỉa mai của nó. Nỗ lực lúc đầu của Montgomery ép Eisenhower tiến hành “1 đòn đột kích mạnh mẽ, tổng lực tiến tới Berlin…kết thúc chiến tranh” đã từng bị từ chối và phải thay thế bằng chiến dịch Market-Garden. Vậy mà giờ đây kế hoạch triệt thoái cho số quân tơi tả của Urquhart lại được chính thức đặt cho cái tên ấy. Những gì còn lại của sư đoàn 1 Không Vận Anh sẽ được sơ tán dưới mật danh “chiến dịch Berlin.”


 
 

4
 
Đến giờ thì MARKET-GARDEN, chiến dịch mà Montgomery đã kỳ vọng có thể kết thúc nhanh chóng chiến tranh, đang trôi theo đà diệt vong mà ko cách nào hãm lại nổi, Các binh sĩ vẫn đang cố bám trụ ở những cây cầu và chiến đấu trên trục đường duy nhất, là hành lang hẹp, trên suốt 60 dặm đường kinh hoàng. Trong khu vực của tướng Maxwell Taylor ở phía bắc Eindhoven, các binh sĩ được xe tăng và bộ binh Anh hỗ trợ đã bị đẩy lùi vì 1 trận công kích mãnh liệt sau khi cố gắng khai thông đoạn xa lộ kéo dài tại Uden. Trong khu vực sư đoàn 82 của tướng Gavin, cây cầu lớn Waal liên tục bị bắn phá. Địch quân từ Reichswald đang tiếp tục gia tăng sức ép ngày càng mạnh mẽ. Thái độ coi như chiến tranh gần sắp kết thúc 1 tuần trước đó, đã tan biến. Những đơn vị địch đã bị xóa sổ giờ lại thấy tham chiến. Bộ máy chiến tranh của Đức Quốc xã, được cho đang trên bờ vực sụp đổ hồi những tuần đầu tháng 9, bỗng sản xuất 1 cách thần kỳ thêm 60 chiếc xe tăng Tiger, và chuyển giao chúng cho Model sáng ngày 24/9.*

*Chú thích: Tướng Hamel đã ghi chú trong phụ lục 6 cuốn nhật ký chiến trường của mình là: “Xe tăng tới vào đầu buổi sáng”. Ông còn viết thêm “ Bộ tư lệnh Quân đoàn II xe tăng đã phân phối phần lớn chi đội này, 45 xe Tiger, cho sư đoàn 10 SS Frundsberg.”

Market-Garden vốn đã bị bóp nghẹt thì nay đến mục tiêu chính của kế hoạch, chỗ đứng chân bên kia sông Rhine, bàn đạp để tiến vào Ruhr, cũng đành phải rút bỏ. Đúng 6g05 ngày thứ 2, 25/9, tướng Urquhart nhận được lệnh rút lui.

Theo kế hoạch, ngưởi ta hứa hẹn với Urquhart khi hành quân vào Arnhem là sẽ được tăng viện trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Tướng Browning đã dự kiến sư đoàn 1 Không Vận có thể trụ 1 mình tối đa ko quá 4 ngày. Các binh sĩ của Urquhart đã làm được điều mà chưa sư đoàn không vận nào làm được.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM