Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:16:32 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pháo đài Đồng Đăng  (Đọc 286260 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #60 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2009, 06:43:14 pm »

Có thể bác Do Hoi nghe không rõ,đúng như bác Ahuuls nói đấy,cầu Khánh Khê là một cái ngầm toàn đá,được con người kết nối từ mỏm đá này qua mỏm đá kia bằng những tấm bê tông cốt thép đặc,tạo thành nền cầu bắc qua sông.Từ nền cầu tới mặt nước,khoảng cách rất ngắn và nước lại chảy rất xiết.Trong điều kiện bình thường chui xuống gầm đã là rất nguy hiểm,bố bác có tác nghiệp vào thời điểm đó,theo tôi tác nghiệp ở vị trí sườn dốc bên mép nước bên bờ sông Kỳ Cùng ở bản Kính là lý tưởng nhất.Ở đó cao hơn khoảng 100 đến 150 mét so với mặt nước,lại nằm về phía thượng nguồn khoảng 700 đến 800,bao quát hoàn toàn mặt sông và ngầm phía hạ lưu.Đối diện bờ bên kia của ngầm là dẫy núi lúc đó quân TQ chiếm lĩnh và ta bắn sang cũng rất mãnh liệt,bên này ngầm là quả đồi nằm sát chân cầu độ dốc tương đối đứng,là nơi bộ đội ta phòng thủ và hỏa địch bắn rất dữ dội.Dưới hạ lưu của ngầm bên bờ cùng nơi quả đồi bộ đội ta phòng ngự,đó là bãi cát phẳng chạy theo dọc dòng sông cả 1 km hoàn toàn không có lợi thế.Như vậy để bố bác Do Hoi quay được thước phim quí giá đó theo tôi phải là ở mép nước cạnh bản Kính phía thượng nguồn của cầu Khánh Khê là hợp lý nhất,bởi độ an toàn cao,bao quát rộng được cả hai bên bờ và phía hạ lưu,nơi đó lại nhô ra khỏi dòng sông so với hạ nguồn khoàng gần 100 mét.
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
do hoi
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #61 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2009, 10:14:23 pm »

Trích dẫn
DO HOI thử ướm ông cụ xem nhà báo TAKANO chết ở TX LẠNG SƠN là do TQ hay do đạn lạc vậy
Theo lời cụ kể lại là đoàn cụ và Takano gặp nhau,va nói chuyệntrong nhà UBND tỉnh Lạng Sơn . Taka no không có kinh nghiệm nên đi nguyên xe oto đỗ ngay trước cửa nhà UB ( chắc nghĩ tàu biết nhà báo không bắn. Bên kia Tàu nó nhìn thấy oto nó tưởng có cán bộ lớn nên điều một khẩu đại liên ngắm sẵn và chờ . Lúc đi ra cửa ông già thấy xe oto đõ hớ hênh thế nên không ra ngay ( cụ là lính trung đoàn Tây Tiến sau là E66, F304 cũ ) Takano lên xe là ăn ngay cả băng đại liên. Còn vụ chui gầm cầu Khánh Khê là vi đoàn lên đến nơi chưa biết nếp tẻ gì ( tý nữa chạy vào giữa đội hình Tàu ) ví là đêm nên chạy về gầm cầu Khánh Khê nấp . Cụ còn kể chuyện vào nhà kho của thương nghiệp Lạng sơn lấy tinh dầu hồi pha rươu uống cùng với một cậu tụ vệ người tây nguyên là con rể một ông gì to to ở Lạng sơn rồi bắn chó về nhậu.
Logged
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #62 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2009, 12:00:22 am »

đ
Trích dẫn
DO HOI thử ướm ông cụ xem nhà báo TAKANO chết ở TX LẠNG SƠN là do TQ hay do đạn lạc vậy
Theo lời cụ kể lại là đoàn cụ và Takano gặp nhau,va nói chuyệntrong nhà UBND tỉnh Lạng Sơn . Taka no không có kinh nghiệm nên đi nguyên xe oto đỗ ngay trước cửa nhà UB ( chắc nghĩ tàu biết nhà báo không bắn. Bên kia Tàu nó nhìn thấy oto nó tưởng có cán bộ lớn nên điều một khẩu đại liên ngắm sẵn và chờ . Lúc đi ra cửa ông già thấy xe oto đõ hớ hênh thế nên không ra ngay ( cụ là lính trung đoàn Tây Tiến sau là E66, F304 cũ ) Takano lên xe là ăn ngay cả băng đại liên. Còn vụ chui gầm cầu Khánh Khê là vi đoàn lên đến nơi chưa biết nếp tẻ gì ( tý nữa chạy vào giữa đội hình Tàu ) ví là đêm nên chạy về gầm cầu Khánh Khê nấp . Cụ còn kể chuyện vào nhà kho của thương nghiệp Lạng sơn lấy tinh dầu hồi pha rươu uống cùng với một cậu tụ vệ người tây nguyên là con rể một ông gì to to ở Lạng sơn rồi bắn chó về nhậu.
....Tôi không muốn làm phậy ý các bậc tiền bối đâu nhưng theo lời kể của bác tôi thấy có mấy điều không ổn .......Thứ nhất: Đúng là nhà báo TAKANÔ chết ở trước cửa UBND tỉnh LS nhưng ở đó khuất không thể ngắm bắn từ 4 phía .Xin tả qua địa điểm ông TAKANÔ chết ,nhà UBND tỉnh LS nằm về phía đầu cầu về HÀ NỘI khu vực này có rất nhiều nhà cao tầng từ thời PHÁP xây để lại, cạnh các con đường có rất nhiều cây xanh cổ thụ từ thời Pháp nhất là cây dã hương.Khu này nguyên là khu công sở cũ của Pháp để lại Nếu như UBND tỉnh mà nằm trong tầm bắn của đại liên địch thì lúc ấy chẳng còn ai mà tiếp ông nhà báo nữa đâu, về cái chết này còn nhiều vấn đề ,còn bàn cãi nhiều......Thứ hai  nếu ông cụ mới lên đến nơi mà gặp địch chạy về gầm cầu nấp mà xe tăng chạy trên cầu là không đúng vì xe tăng TQ không thể vào đến cầu KHÁNH KHÊ được vì chỉ có con đường độc đạo 1b thì e112 f3 đã đánh chặn và bắn cháy xe tăng TQ ở NÀ PIA cách cầu KHÁNH KHÊ 5km lính nó phá cầu bằng bộc phá nên làm mồi cho quân ta không ít đâu.Mấy dòng sơ qua như vậy rất mong DO HOI và anh em QSVN minh xét.
Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #63 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2009, 01:03:34 am »

Tình hình chiến trận ở Lạng Sơn tôi cũng chỉ được biết sau khi vào đúng đơn vị đã tham chiến,có hệ thống hơn so với bác Do Hoi.Qua bài viết của bác Ben Hai là lính 337 cũ,tôi được hiểu thêm rằng những nhận thức của tôi trong truyền thống sư Sao Vàng và qua lời kể của rất nhiều người hồi đó còn tại ngũ là không sai lệch mấy.
Ngõ gách thị xã hì tôi không thuộc tỉ mỉ như ở những khu vực sau Đồng Đăng về  Khánh Khê vì đó là nhiệm vụ của chúng tôi phải biết rõ và hiểu kĩ để tiện cho việc tác chiến,khi có chiến sự xẩy ra.
Lúc đó,chiến sự ở dọc đường 1b không cho phép bất cứ ai qua lại được..
dù sao tôi thấy những ký ức của ông cụ nhà bác Do Hoi là rất quí,bác từ khỏi cụ và hệ thống lại chắc lâu rồi cũng quên và lẫn lộn chút ít.Ngay như tôi tuổi còn trẻ hơn cụ nhiều,mà khi muốn lôi lại quá khứ cho có hệ thống mà khó quá ...
Dù sao chúng ta cũng là người nhà cả thôi,quên thì gợi lại để cùng ôn lại,bác đừng áy náy làm gì... Wink Wink Wink
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
linh moi
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 669


« Trả lời #64 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2009, 02:21:16 am »

nhà UBND tỉnh LS nằm về phía đầu cầu về HÀ NỘI khu vực này có rất nhiều nhà cao tầng từ thời PHÁP xây để lại, cạnh các con đường có rất nhiều cây xanh cổ thụ từ thời Pháp nhất là cây dã hương.Khu này nguyên là khu công sở cũ của Pháp để lại Nếu như UBND tỉnh mà nằm trong tầm bắn của đại liên địch thì lúc ấy chẳng còn ai mà tiếp ông nhà báo nữa đâu, về cái chết này còn nhiều vấn đề ,còn bàn cãi nhiều

  Trước tôi cũng không biết UBND tỉnh LS nằm ở đâu , nên cũng muốn hỏi bác . Tính từ ga LS đến cầu Kỳ Lừa , bên tay trái là bến xe , cũng bên tay trái vào sâu hơn 1 tý là chợ (chợ gì ấy nhỉ ? Lâu quá tôi quên tên rồi) . Cũng từ ga theo hướng cầu  hơi chếch bên phải là chỗ bác tả ở trên có phải không ? Tôi ra thị xã hay chơi ở chợ Kỳ Lừa , ít khi qua cầu sang bên ga và bến xe nên bên ấy tôi không thạo lắm .

À ! Bác có biết anh Tuấn người Hà Nội B trưởng B1 C1 ở pháo đài không ? Lúc tôi ra quân (10/86) , anh Tuấn vẫn vẫn ở đấy .   
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Hai, 2009, 06:40:30 am gửi bởi linh moi » Logged
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #65 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2009, 01:29:19 pm »



  Trước tôi cũng không biết UBND tỉnh LS nằm ở đâu , nên cũng muốn hỏi bác . Tính từ ga LS đến cầu Kỳ Lừa , bên tay trái là bến xe , cũng bên tay trái vào sâu hơn 1 tý là chợ (chợ gì ấy nhỉ ? Lâu quá tôi quên tên rồi) . Cũng từ ga theo hướng cầu  hơi chếch bên phải là chỗ bác tả ở trên có phải không ? Tôi ra thị xã hay chơi ở chợ Kỳ Lừa , ít khi qua cầu sang bên ga và bến xe nên bên ấy tôi không thạo lắm .

À ! Bác có biết anh Tuấn người Hà Nội B trưởng B1 C1 ở pháo đài không ? Lúc tôi ra quân (10/86) , anh Tuấn vẫn vẫn ở đấy .   
[/quote]
Bác  còn nhớ tốt lắm, lấy chợ Tỉnh(nằm cạnh Vườn hoa Đắc lắc) làm trung tâm thì UBND tỉnh nằm cách chợ Tỉnh khỏang  500m về phía đầu cầu Kì cùng  nằm trên đoạn đường nằm song song với đường sắt  bây giờ là đại lộ Hùng vương về phía tay phải theo hướng từ cầu đến chợ.Hồi xưa tôi đi học hay đi sang bên ấy chơi còn nhìn thấy ngay cạnh cổng UBND tỉnh có cái bia nho nhỏ ghi là:Nơi đây nhà báo Nhật bản Tacanô bị quân TQ sát hại, đầu ngã tư cách 30m là nhà chứng tích Tội ác quân TQ xâm lược , đến bây giờ chẳng còn thấy gì .vợ ông Tacanô đã sang lấy hài cốt ông ấy về NB rổi.Bác Tuấn thì em không biết vì tháng 10/85 em đi học ở Bắc thái thỉnh thoảng về làm chuyến hàng lấy tiền đi học tiếp.À mấy năm trước có mấy chú lính lên sửa sang lại Pháo đài rồi ,nghe đâu kinh phí là của France cùng đợt sửa chữa cầu Long biên thì phải. các chú ấy không cho dân lên xem ,nghe đâu là đào thông mấy cái cửa hầm ngày xưa bị sập thôi.nếu sửa sang lại và làm đường lại cho ôtô lên làm điểm tham quan chắc kiếm bộn tiền đây.mấy con trăn chắc hết nơi trú ngụ, ngày xưa dân thích chăn trâu trên ấy vì có trăn đi lại nên trâu ăn cỏ ở đấy rất béo ,khoẻ
Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
linh moi
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 669


« Trả lời #66 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 12:13:22 am »

  Xem bác viết thì đúng là chỗ tôi đoán là UBND nên xác nhận với bác , nhà báo Nhật không thể chết do đạn bắn thẳng của TQ như bác Do hoi nói ở đấy được (trừ khi...) , hay là ông ta chết do đạn pháo  Huh Năm 79 tôi nhớ  đài truyền hình VN đưa tin là ông ta chết do đạn phào TQ...

À ! Bác cho hỏi  đồi 339 (giữa Ba Phiêng và Nà Lầm ) bây giờ bỏ hoang hay có bộ đội ở đấy không ? Cả các chốt trước đây của bộ đội , bây giờ thì sao hả bác ? Bởi trên đó rất nhiều hầm bê tông và giao thông hào ...
 
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Hai, 2009, 01:55:24 am gửi bởi linh moi » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #67 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 09:54:19 am »

Nhà báo ISAO TAKANO:

Shot in the head March 7 by a Chinese sniper at Lang Son near the Vietnam-China border.
Logged
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #68 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 11:17:43 am »

 Cách đây vài chục năm có bài hát Tacano nhân chứng quả cảm, không biết có phải nói về ông nhà báo Nhật này không các Bác
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #69 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 11:20:13 am »

Bác còn nhớ ư? Đúng nó đấy! Hồi đấy là phong trào "ca khúc chính trị", các nhóm nhạc toàn chơi nhạc mạnh không, bốc lắm!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM