Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:00:43 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Theo dòng "Những năm tháng Máu và Hoa"  (Đọc 286654 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tinh_nhue
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #520 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 09:34:24 pm »

mấy bác đã một thời ở K, nghe bài hat trong fim { những năm tháng máu và hoa} có xúc động không, chứ em thì cữ bồi hồi nhớ bao kỷ niệm noi chien trường K.
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #521 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 09:43:15 pm »

"Tài liệu" thiệt quá hay bác yta!  Grin
Sợ mai mốt sắp tới bác chun vô "Tham khảo đặc biệt" roài!  Grin
Logged
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #522 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 09:45:49 pm »

mấy bác đã một thời ở K, nghe bài hat trong fim { những năm tháng máu và hoa} có xúc động không, chứ em thì cữ bồi hồi nhớ bao kỷ niệm noi chien trường K.
Xúc động chớ bác, nếu không thì làm gì có topic này, tối nay trên kênh 9 đài truyền hình Tp Hồ Chí Minh ( HTV9 ) chiếu lại bộ phim này tập 3 rồi. Bác mới coi xong hả ?
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
vubang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 131


« Trả lời #523 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2009, 08:26:36 am »

@Yta262: Giọng văn này cần phải nhắc đến Hồ Biểu Chánh, nhưng tớ quan tâm đến nội dung hơn. quả thật rất phức tạp. tiếp đi bác yta
Logged
ThangLong69
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 162


« Trả lời #524 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2009, 11:19:17 am »


Đính chính của Ban Biên tập Chuyên đề ANTG
16:53:00 19/02/2009
Chú thích ảnh bài bài “Công lý và lẽ phải” chưa chính xác.

Trong bài “Công lý và lẽ phải” ở trang 6, Chuyên đề ANTG số 831 ra ngày thứ Bảy, 14/2/2009 có một chú thích ảnh với nội dung “Dân thường Campuchia bị lính Khmer Đỏ đưa đi hành quyết (năm 1977)”. Sau khi kiểm tra, Ban Biên tập Chuyên đề ANTG xác định chú thích như trên là không đúng. Đây là lỗi của KTV khi khai thác ảnh. Xin đọc lại chú thích ảnh này là là “Tù binh Khmer Đỏ”.

Ban Biên tập Chuyên đề ANTG xin thành thật cáo lỗi cùng quý độc giả và tác giả

Cheesy Cheesy  Cheesy  Cheesy

        Ơ ! cái BBT chuyên đề ANTG này hay nhẩy ! sau khi đính chính thì độc giả sẽ lại hiểu là " tù binh Khmer Đỏ bị bộ đội Việt Nam đưa đi hành quyết( năm 1977)" Huh.
        Chết thật, chúng nó làm ăn củ chuối quá thể !
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Hai, 2009, 11:24:57 am gửi bởi ThangLong69 » Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #525 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2009, 11:28:06 am »

Vụ lỗi ảnh bên ANTG dù xác định trách nhiệm biên tập của tờ báo, nhưng lỗi chính là do tay cộng tác viên cẩu tả nào đó làm liều. Những vụ kiểu này ngày trước tôi vẫn hay điện cho mấy thư ký tòa soạn kiêm quản cộng tác viên như ẻm Hoàng Anh ở 100 Yết Kiêu để nhắc nhở.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #526 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2009, 08:39:13 pm »

Hừ, đọc người chuyện mà nhớ chuyện mình! Trăm năm sau nó vẫn vậy.
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #527 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2009, 09:21:43 pm »

Trong thời gian đó, tụi Thổ chẳng những cấm nhà người Hoa không được chấp chứa người Việt, mà còn cấm xe hơi, tàu hay ghe đò đưa rước người Việt đi đâu hết. Nếu nó bắt gặp chở người Việt, nó tịch thâu xe cộ hay ghe tàu mình chở đó. Còn nó gặp người nào mà nó nghi là người Việt thì nó hỏi tiếng Việt, nếu người đó trả lời bằng tiếng Việt thì nó bắt liền. Thấy ai bận áo bà ba cũng bắt, vì chỉ có người Việt mới mặc loại áo đó thôi. Thật là tàn nhẫn hết sức. Nó muốn giết người Việt ở Vĩnh Châu chết hết sao? Như không cho ở thì cho người ta đi, nhưng cũng không cho. Người Việt có làm gì đâu mà người Miên oán thù dữ vậy? Ðêm nào nó cũng rượt bắt người ở phía sau nhà chú Háo nghe rầm rập dữ dội, la hét um trời. Trong nhà vợ chồng HƯNG nghe sợ thất thanh. Vợ HƯNG được người ta cho một cái áo xẩm bận, còn con Lan, con Hương, con Cúc thì cắt tóc ngắn tới vai, bận áo xẩm để giả làm xẩm nữa.
 
Lật bật mà Tết tới, nhưng dường như không ai hay, ai biết Tết vì chợ búa không nhóm, nhà 2 bên dãy phố đóng cửa lại hết, không bán buôn gì cả. Cách ngày đầu mấy bữa rồi mà tụi nó còn đi ngang đi dọc, cầm dao mác mài sáng trưng để kiếm người Việt bắt. Riết rồi tụi nó muốn kiếm chuyện gây gổ với người Hoa Kiều nữa. Vợ HƯNG thấy Tết tới nên càng tủi thân khóc nhiều hơn nữa. HƯNG bèn khuyên dứt vợ: “Mình ở đậu nhà anh em, người ta tử tế mới lãnh mình về, rồi lại còn cho ở đậu trong nhà, mà mình lại khóc kể trong những ngày gần Tết như vậy, không sợ vợ chồng chú Háo buồn sao, vì trù ẻo chú xui xẻo trong ngày đầu năm mới.”

NĂM BÍNH TUẤT
(1946)

Tết năm nay, khỏi nói ai cũng hiểu biết cho tâm trạng và tình cảnh của những người Việt ở Vĩnh Châu nầy. Ăn Tết bằng những giọt nước mắt đau sầu thảm thiết. Những ai còn sống đều mất hồn bạt vía, đâu còn nhớ Tết là gì.
 
Qua đến ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch, tụi Thổ đi cùng chợ khắp xóm truyền rao bằng loa rằng: “Các người Hoa Kiều và mấy người Việt Nam! Lúc nầy yên ổn rồi, cứ ra buôn bán, làm ăn như thường đi! Còn những người Việt Nam nào bỏ nhà đi thì phải về, hạn kỳ trong 5 ngày ai không về thì bị tịch thu nhà cửa, đồ đạc...”
 
HƯNG nghe truyền rao như vậy nên tin là yên thiệt, tưởng bây giờ nó thôi bắt rồi, chắc nó cũng muốn cho yên đặng ra làm ăn. HƯNG mới nghĩ đồ trong nhà mình nó đã đập bể hư nát, nếu thật yên mình moi móc, sửa chữa lại có thể xài đặng. Hoặc là cái nào còn tốt bán đi cũng được 5, 7 trăm hay 1 ngàn, mình xài cũng đỡ. Nếu mình sợ, không về thì nó tịch thu hết đồ đạc. Do đó HƯNG mới tính ngày mùng 10 tháng giêng sẽ về nhà cũ, chỉ ở ban ngày cho có mặt, còn ban đêm thì lợi ngủ nhờ nhà chú 3 Háo, chớ không dám ngủ nhà mình, sợ nửa đêm nó lợi kêu cửa bắt dẫn đi, đâu có ai hay biết mà ra nói xin giùm.
 
Qua ngày mùng 9 âm lịch, HƯNG ăn cơm sáng rồi, bèn đi ra nhà trước uống nước, mới đứng trước cửa ng“Anh là người Việt Minh, còn em anh là người du kích đánh tụi tôi đây. Bây giờ gặp anh đây thì bắt anh dắt đi chém cho rồi.” HƯNG nghe nói như vậy, hồn vía mất hết. Ba Háo ở nhà sau ra nói: “Người nầy lúc trước bị bắt, ông lớn xét thấy không phải Việt Minh mà là người tử tế làm ăn, nên mới thả cho về, có giấy tờ đây.”  Nó không coi giấy tờ chi hết, cứ lấy cái khăn tắm của nó trói HƯNG lại, biểu đi với nó. Chú Háo mới chạy cho người trong hội hay. Ông chủ hội Hoa Kiều lợi năn nỉ nó, chịu cho nó 500 đồng, nó mới chịu tha cho. Như vậy là tụi nó không còn bắt đặng ai nữa, bèn dụ ra mà bắt thêm. Thật là quân tráo trở, hèn mạt!
 
Nó đi rồi, mấy người trong hội Hoa Kiều mới nói: “Anh ở đây đâu đặng nữa. Ý là nó có rao nói đã yên rồi, và kêu gọi anh em về làm ăn mà nó còn kiếm bắt anh. Bây giờ anh hết tiền thì anh biết, chớ nó đâu có biết, nó theo bắt đặng làm tiền anh hoài thì tiền đâu mà chịu cho nổi với tụi nó. Vậy anh tính coi dời đi ở đỡ chỗ nào một thời gian nữa, chờ cho thật yên rồi sẽ trở lại ở. Chớ anh ở đây, nó còn kiếm chuyện bắt anh nữa.” HƯNG bèn nói: “Nó cấm xe, tàu, đò, ghe, không cho chở người Việt, làm sao tôi ra khỏi chỗ nầy đặng?” Mấy người Hoa Kiều mới nói: “Nếu anh muốn đi, tụi tôi lập thế cho anh đi.” HƯNG mới yêu cầu trong hội giúp đỡ giùm, hầu ra khỏi chỗ nầy mà về Long Xuyên. Trong hội Hoa Kiều mới cho HƯNG một cái phù hiệu gắn nơi cánh tay. HƯNG còn kiếm xin cái áo chệt bận giả làm Khách Trú nữa. HƯNG tính đi về Long Xuyên là cậy có người anh rể thứ 3 chánh gốc Hoa Kiều, định nhờ ảnh xin giấy tờ và đem ghe xuống chở vợ con HƯNG và vợ con KHUÔNL về xứ. Do đó HƯNG mới gởi vợ con ở lại nhà 3 Háo ở đỡ ít ngày nữa, rồi giã từ vợ con ở lợi, hẹn đi chừng 5, 10 ngày có lẽ ghe xuống tới.
 
HƯNG đi bữa đó nhằm đò chèo nên phải đi theo con nước. Tối mùng 9 rạng mùng 10, lối 1 giờ khuya nước mới ròng, đò mới nhổ sào. Lối 12 giờ rưỡi, mấy người trong hội mới kêu một tốp canh đi lợi nhà 3 Háo kêu HƯNG ra, đưa HƯNG xuống đò cho tụi Thổ đừng biết, tưởng là tốp canh của người Huê Kiều đi canh cũng như thường bữa vậy. Từ nhà 3 Háo xuống tới bến đò chừng trăm ngoài thước. Ði tới đò, nước chưa ròng, nhưng mấy người canh biểu đò nhổ sào đi nên ghe đò rời bến lui ra nước ngược.
 
HƯNG xuống ghe đò gặp anh 5 Lân cũng trốn về Nam Vang. (Anh 5 Lân có nhà ở Xây Xà Lấp, Nam Vang, xuống Vĩnh Châu đặng thăm bà già vợ, là vợ quản Chúa, cũng bị bắt, bên vợ mới lo chuộc ra đặng, nay mới trốn đi). Thấy HƯNG nói chuyện với anh 5 Lân, chủ đò dặn đừng nói chuyện bằng tiếng Việt, chỉ nói tiếng Tiều hoặc tiếng Thổ là 2 thứ tiếng mà HƯNG còn nói đặng chút ít. Còn anh 5 Lân thì không biết tiếng Tiều cũng không biết tiếng Miên, phải giả điếc.
 
Ðò đi qua khỏi cầu sắt có một tốp Thổ canh cầu kêu ghe lại xét. Mấy người chèo đò nói: “Ở tại bến đò mới xét rồi, nên đò mới xô ra đi. Vậy để cho tôi đi cho kịp nước ra Cổ Cò.” Tụi nó làm thinh để cho đò đi luôn, không ghé. Cũng may, nếu bị xét hỏi thì không biết sẽ ra sao nữa. Chắc nhờ Trời Phật phù hộ khiến nó bỏ qua.

Từ đó ra tới Cổ Cò cũng có 2, 3 chỗ kêu xét, nhưng ở dưới ghe đều xin được khỏi xét hết. Cứ mỗi lần tụi nó kêu xét thì HƯNG sợ hết hồn, luôn van vái cho chủ ghe nói được suông sẻ và ghe được cho qua, còn nếu có bị ghé thì gặp tụi Thổ lạ mặt, không biết HƯNG là người Việt. Vì HƯNG giả chệt, biết tiếng Tiều, tiếng Miên nên có thể trả lời chúng nó đặng, sợ rủi gặp mấy người quen thì khó mà giả được. Ðò đi tới Cổ Cò, trời cũng gần sáng, lối 6 giờ.
 
Tới Cổ Cò thấy chợ búa cũng tiêu điều, không nhóm, không ai buôn bán chi hết. HƯNG gặp người quen nói: “Bây giờ ở Bãi Xàu, Tây nó lấy rồi nên nó kiếm bắt người An Nam đặng đi lính cho nó. Nó đón xét xe hoặc đò hay ghe, hễ gặp người An Nam nó bắt đi đánh Việt Minh. Nó để cho mấy người An Nam đi trước đỡ đạn Việt Minh, kế đó cho tốp Thổ đi đặng giựt đồ của dân lành, sau hết mới tới tụi Tây đi ruồng bắt Việt Minh.
 
HƯNG nghe người ta đồn nói như vậy, sợ thất thanh, giống như con chim bị tên hễ thấy cái chi cong cong cũng hoảng hồn vía vì tưởng là cung ná. HƯNG rầu lo không biết tính phương cách chi đi cho khỏi bị bắt. Thật là đời lộn xộn, đi đâu cũng khổ. Ði tới thì sợ Tây bắt, trở lui thì sợ Thổ giết, tấn thối lưỡng nan. Nghĩ suy rốt cuộc, HƯNG nhứt định liều mạng đi ghe đò ra Bãi Xàu, cầu may mình còn tới nhà được đặng đem ghe xuống chở vợ con và đám gia đình KHUÔNL về xứ. Vì vậy HƯNG không có thối chí nữa, nếu thối chí thì ở đây cũng không đặng, do chỗ nầy cũng có Thổ nữa.
 
Khi ghe đò đi gần tới chợ Bãi Xàu, HƯNG nói với mấy người chèo đò ghé lợi chỗ vắng trước khi tới bến đậu, cho HƯNG và anh 5 Lân lên đi bộ lợi chợ coi có quả thật như lời người ta đồn không. Nếu quả như lời đồn, mình sẽ liệu kế mà đi.
 
Tại Bãi Xàu, nhà cửa chợ búa cũng đều tiêu tan do bị tụi Thổ phá, người ta tản cư hết. HƯNG hỏi thăm mấy người còn trong nhà, họ nói: “Chừng 10 bữa nay có ông quan 3 Tây lại, nên Thổ mới ít phá và hơi yên một chút. Do đó người ta tựu họp lợi đây ở cũng nhiều, đông đúc.”
 
Kế gặp lại KHUÔNL. Anh em mới mừng rỡ hỏi thăm xem mấy ngày qua ở đâu và tới đây bao lâu rồi. KHUÔNL chưa trả lời vội mà nói: “Ðể tôi dắt anh lợi nhà tôi ở đặng nghỉ ngơi rồi sẽ nói chuyện sau, chớ ở đây bây giờ rất nghiêm nhặt.” Chỗ nhà nó ở là nhà ngói 1 căn rộng rãi, cửa nẻo bể hết, đồ đạc trống trơn vì cũng bị Thổ phá lấy đồ ráo, chủ đi tản cư chưa về. HƯNG hỏi: “Người ta đồn nói Tây bắt người Việt để đi đỡ đạn, vậy mà có thật không?” KHUÔNL mới trả lời: “Tây đâu có bắt đi đánh đấm gì. Có bữa hổm xét một người thấy có dao con chó trong túi áo nên lính bắt vô cho ông quan ba. Với lại người nào mà có bỏ hộp quẹt trong túi cũng bị bắt nữa. Nay ông quan ba Tây lợi đặng chiêu an. Thật là dễ cho dân chúng quá. Như người nào không có giấy thì lợi ổng cho cái giấy tản cư ở đây. Còn như ai có bịnh gì thì lợi ổng cho thuốc uống hoặc là chích cho, miễn phí.” KHUÔNL mới kể luôn chuyện từ ngày ở Trà Nho: “Chiều bữa ấy, tôi đi theo coi cho tốp du kích đi đánh với Thổ. Thổ la quá, nghe rền tứ phía hết, người chỉ huy là ông đốc Bửu hoảng hồn, bỏ chạy trước. Tôi cũng hoảng sợ mới trốn theo, chạy đường bộ ra Cổ Cò, rồi lội tuốt ra Bãi Xàu mấy hôm nay. Tôi cũng lo sợ cho gia đình của anh chị và cho vợ con tôi ở trỏng không biết lành dữ ra sao. Tôi gặp người quen hỏi thăm hoài. Họ đồn nói ở trỏng nó làm dữ quá, tôi nghe cũng ghê nên ở đỡ tại đây chờ thời. Như tới bữa cơm thì xin người ta cho ăn, hoặc có ai mướn làm cái chi thì làm giùm cho họ đặng xin cơm ăn. Ở ngoài nầy bây giờ họ còn đang kiếm bắt mấy người làm thợ bạc vì được tin mấy người ấy làm bì đạn cho Việt Minh. Như anh Xồi là chủ lò thợ bạc ở Sóc Trăng, Tây đòi vô hỏi sao đó rồi bắn ảnh chết, tội nghiệp quá.”
 
KHUÔNL còn nói có gặp anh 6 Cốc chạy ra ngoài này nữa nên HƯNG biểu nó dắt đi kiếm ảnh rồi gặp ảnh cũng ở đậu nhà người quen. Anh 6 Cốc mới thuật lại chuyện của ảnh cho HƯNG nghe: “Bữa 23 tháng chạp hôm đó, 2 vợ chồng của dượng chạy xuống ghe rồi, tôi mới đóng cửa trước, cửa sau, rồi trốn trong nhà. Chẳng dè tụi Thổ xuống tới chợ, la hét nghe rởn óc, nghe nó đập cửa nhà nầy, rồi lại nghe nó nói chém người kia, nghe họ la họ khóc rùm trời.Ban đầu tôi còn ở dưới đất trong nhà, sau nghe la quá, tôi mới leo lên nằm trốn sát trên máng xối nhà mình. Lên trốn vừa rồi thì tụi nó phá cửa nhà vô tới, nó đập đồ đạc và nói lăng xăng, tôi không hiểu nó nói giống chi. Nó lục lạo cùng hết, rồi dọn đồ đem đi. Tôi nằm trên máng xối, không dám cục cựa hay thở mạnh, chịu trận như vậy sáng đêm, tới trời gần sáng tôi mới leo xuống dưới đất, lén dòm ra ngoài đường thì gặp một tốp Hoa Kiều đi canh, tôi mới tháp tùng đi theo tốp ấy qua khỏi nhà máy xay lúa Nghi Lợi. Vì mắc đi tiêu nên tôi vô cầu đi tiêu, chừng xong đi trở ra thì tốp canh đó đi tuốt mất, lúc ấy tôi mới bơ vơ không biết tính sao, tôi bèn lội đại trong lúa ra Cổ Cò. Ði dọc đường thấy thây người ta chết trôi tấp lỉnh nghỉnh. Phần sợ Thổ đàng sau rượt theo, phần đói bụng quá nên không kể chi thây chết, tôi đi riết đến trưa khoảng 12 giờ thì tới Cổ Cò, giò cẳng gì đều đứt hết, tới bữa nay còn chưa lành. Từ Cổ Cò tôi lội ra đây mới bớt sợ, hổm rày tôi cũng ở đậu đây đặng đón nghe tin tức cô dượng coi thể nào. Tôi cũng tính cô dượng đi không khỏi tụi nó, chắc tụi nó bắt hết, phần cô 10 ốm yếu, lại phần mấy đứa nhỏ liu chiu lít chít, mắc bồng mắc ẵm, gặp tụi nó mà chạy như tôi sao nổi. Nay gặp dượng và hay tin đặng bình yên, tôi cũng mừng cho cô dượng và các cháu còn sống. Còn đồ đạc thì không sao, hễ còn người thì còn tạo ra của, miễn mình mạnh giỏi thôi.”
 
HƯNG nóng lòng muốn về Long Xuyên ngay nên mới hỏi thăm đường xá đi Long Xuyên có êm không. Người ta nói: “Ði đường bây giờ khó lắm, tới Sóc Trăng gặp lính gác xét giấy tờ không có thì bị nó bắt, tới ngã ba Vĩnh Trạch thì cũng có lính Thổ ở đó canh gác, nó gặp mình thì xét, chẳng những lấy tiền bạc hết mà còn đánh đập mình là khác, rồi mới thả cho đi. Còn đi đường sông cũng vậy, tới ngã tư Văn Cơ có lính Thổ ở đó canh gác, hễ ghe nào đi ngang, nó xét lấy đồ đạc, quần áo hết rồi mới cho ghe đi.” HƯNG nghe nói mà buồn bực trong lòng. HƯNG nóng lòng vợ con đang trông đợi mình, mà mình thì bị kẹt lại đây, đi không đặng, nếu liều đi, rủi bị bắt lấy đồ hay là bị đánh đập bịnh hoạn thì biết chừng nào mới tới nhà ở Long Xuyên đặng đem ghe xuống chở vợ con ra khỏi chốn hiểm nguy.

Bảy, tám ngày trôi qua ở Bãi Xàu rồi. HƯNG nóng về Long Xuyên nên rủ anh 5 Lân cùng đi. Ảnh cũng nóng về nhà nên cả 2 nhứt định đi. HƯNG có rủ KHUÔNL nhưng nó vẫn không dám đi. Anh 6 Cốc thấy vậy cũng đi theo nữa cho có bạn. Do đó 3 anh em xuống mé sông, kiếm ghe đặng quá giang đi đường sông cho tiện. Có một chiếc ghe đi Vàm Tấn, HƯNG xin cho quá giang, họ không dám chở người vì sợ gặp Tây bắt bớ, kiếm chuyện khó dễ. 3 anh em bèn năn nỉ riết rồi chịu 30 đồng tiền trà nước cho, chủ ghe mới xiêu lòng và dặn chừng nào ghe đi sẽ xuống đi, chớ đừng xuống trước, rủi gặp Tây đi tuần thấy có nhiều người đờn ông quá, nó cũng bắt nữa. Phải chờ khuya mới có nước ra Vàm Tấn. 3 anh em về từ giã KHUÔNL và mấy người ở tản cư gần đó, chúc họ ở lại mạnh giỏi. 3 anh em mới đi trước xuống mé sông ngủ đặng chờ ghe, chừng nào đi thì xuống cho dễ, chớ khuya thiết quân luật đi không đặng. Ráng đợi cho tới gần 3 giờ sáng, nước mới ròng. Vì vậy đêm ấy HƯNG đâu dám ngủ thức chờ ghe, sợ họ bỏ.
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #528 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2009, 09:26:47 pm »

Ðến giờ, ghe nhổ sào đi cũng êm. Gần tới ngã tư Văn Cơ thì ngực HƯNG đánh lô-tô vì quá lo sợ. HƯNG vái Trời Phật thánh thần phò hộ cho đi suông sẻ, ông bà cửu huyền thất tổ độ trì cho đừng xảy ra chuyện gì. Thật là người ta đồn nghe dữ dội, chớ ghe đi tới đó, nào có thấy kêu xét chi đâu, chừng ghe đi khỏi đồn rồi, HƯNG mới hoàn hồn và mừng hết sức. Ghe tới Vàm Tấn cỡ 12 giờ trưa, 3 anh em mới dắt lên bờ kiếm cơm xin ăn. Xong anh 6 Cốc mới dắt đi bộ lên Cái Sách kiếm nhà quen ăn nhờ buổi chiều và ngủ đỡ 1 đêm. Sáng bữa sau mới kiếm ghe quá giang tới Cái Côn.
 
Sáng ra HƯNG và anh 5 Lân từ giã bác gái và 8 Sành rồi quá giang ghe lên tới Mái Giầm. (Lúc đó lộn xộn không có ghe nào đi xa cả, nên phải đi quá giang từng chặng mới được). Khi ghe tới Mái Dầm thì nghe mấy người đồn nói ở Cần Thơ bây giờ khó lắm (lại tiếng đồn nữa!‘lát-xê pát-xê’ (laissez passer, tức giấy thông hành) thì nó bắt phạt xay lúa, giã gạo không có ngày về. Còn muốn xin cái giấy đó thì lại thầy cai tổng xin mới đặng, mỗi cái phải tốn 50 đồng, mà chờ chừng nửa tháng mới có. HƯNG nghe qua thật là xót ruột đau lòng. Ðã ăn tiền của người ta mà không làm cho mau, cho chóng giùm. Lại còn vụ xét mà không có giấy thì phạt không có ngày về nữa. Luật chi mà ác đức quá vậy?! Thật là đi tới đâu cũng toàn nghe chuyện khó khăn hoài. HƯNG mới suy nghĩ: nếu ở chờ xin giấy thì tiền đâu có mà xin, dầu có tiền đi nữa mà chờ tới nửa tháng thì cơm đâu ăn, chỗ đâu ở, hay dầu xin giấy không tốn tiền hay là có chỗ ăn chỗ ở đi nữa mà chờ lâu như vậy, HƯNG thấy cũng không tiện, vì HƯNG nóng việc nhà chẳng khác nào lửa đốt. Chỉ muốn sao đi cho tới nội trong 1 ngày đặng đem ghe xuống rước vợ con HƯNG và vợ con KHUÔNL tránh khỏi chỗ hiểm nguy.
 
HƯNG bèn liều mạng, chẳng kể những lời người ta đồn, tính kiếm ghe đi đại. Anh 5 Lân nghe cũng sợ nên bàn: “Vậy mình nghe lợi cho kỹ càng rành rẽ rồi mình hẳn đi.” HƯNG nhứt định đi, không chờ hỏi ai nữa hết. Thấy HƯNG quyết định đi, anh 5 Lân cũng đi theo. Quá giang ghe lên tới Cần Thơ, trời vừa chạng vạng tối, 2 anh em mới xin chủ ghe cho ngủ đỡ ở trước mũi ghe tới sáng rồi sẽ đi bộ lên Long Xuyên.

Tảng sáng sớm, 2 anh em mới liều đi đại lên bờ, không dám ghé chợ búa chi hết, cứ lầm lũi trực chỉ thẳng đường đi Long Xuyên. Thật là may, không có ai hỏi han chi hết. Nếu như lúc ấy có người nào dầu quen thân mà kêu HƯNG thì HƯNG cũng vía hoảng hồn kinh, hay là có ai hỏi: “Cần Thơ bây giờ chợ búa ra sao? Có nhóm chợ không?” thì HƯNG cũng không biết đâu mà trả lời. Ði qua khỏi chợ rồi gần tới cầu Cái Khế có một người Tây đứng gác đầu cầu bên nầy, ở bên kia cũng có một người đứng gác nữa, 2 anh em thấy mới hoảng hồn, bây giờ mới tính sao đây. Anh 5 Lân nói: “Mình đã nói liều mạng rồi thì bây giờ cũng liều mạng nữa chớ sao, cùi không sợ gì lở mà!” HƯNG bàn: “Vậy thì mình đi chậm lại, coi mấy người đi trước ra sao, có bị xét hỏi hay làm khó dễ gì không, hay là nó làm cách nào thì mình sẽ liệu.” Hai anh em đứng chờ một chút, có người đi qua rồi mà Tây cũng chẳng kêu xét gì hết. Có lẽ nhiệm vụ của nó chỉ là gác cầu cho khỏi bị phá hoại. Vì cấp nầy chợ búa ít ai mua bán, ít có người đi trên đường, nên 2 anh em mới lo sợ. Nếu có người qua lại nhiều thì mình lẫn lộn với họ cũng đỡ. Bây giờ thì đành liều mạng đi. Hai anh em qua khỏi cầu rồi mà 2 người Tây không có nói chi hết, mới khấp khởi mừng. Ði một đỗi nữa gặp 1 người Tây với 3 người Việt đang sửa dây thép. Họ thấy mình thì cũng không có xét hỏi gì tới, nên 2 anh em vững bụng khoái chí đi nhanh, bất kể mệt nhọc. Tới trưa trời nắng gắt, phần mệt đi không muốn nổi, phần đường cao su gặp nắng nóng dữ dội, thắm chưn nóng quá, lại càng cực hơn. Cũng tại mình hồi nào tới giờ chưn guốc chưn giày, ra đường một bước là lên xe xuống ngựa, nay phải lội bộ đi chưn không, thì phải bị nóng cẳng nóng chưn. Dọc đường thì thấy cầu kỳ không còn nguyên vẹn, cái thì gãy lan can, cái thì gãy nhịp, có cái ván lót mất tiêu, còn nhà cửa thì hư sập, có chỗ cháy rụi, có nhà ngói chỉ còn trơ nền và vách gạch. Mấy lẫm lúa cháy âm ỉ tới giờ đó vẫn còn khói. Cây cối gần nhà cháy bị nám đen gần chết.

Ði tới Ô Môn cũng không dám ghé chợ mua đồ ăn hay là uống nước, 2 anh em cũng chỉ thẳng mặt đi riết cho qua khỏi chợ, không dám dòm coi chợ búa ra sao. 
 
Ði đến 2 giờ chiều mới tới Thốt Nốt, 2 anh em bèn ghé lại một nhà bên đường xin nước uống và nghỉ chưn một chút. Anh 5 Lân nói: “Hai bàn chưn tôi phồng hết, đường cao su thật nóng quá!”HƯNG coi lại 2 chưn mình cũng phồng nhưng ít hơn ảnh. Ảnh bàn để xin chủ nhà cho ngủ đỡ một đêm, bữa sau sẽ thức dậy đi sớm. Cũng may họ thương tình nên bằng lòng cho nghỉ nhờ.

Hai anh em ở ngủ nhờ nhà ấy tới sáng thức dậy, anh 5 Lân nói chịu thua, hết đi nổi nữa. Ảnh năn nỉ người em ở trong nhà ấy kiếm mướn xuồng đưa 2 người đi, rồi trả tiền cho xài. Người ấy tìm được xuồng đưa 2 anh em đi ngay. Xuống tới Cái Sắn gặp một chiếc ghe chở đồ đi Châu Ðốc, anh 5 Lân bèn nói: “Thôi để tôi quá giang ghe nầy đi Châu Ðốc đặng kiếm ghe về Nam Vang, chớ tôi cũng nóng lòng quá xá.” HƯNG mời ảnh ghé nhà chơi ít ngày cho khoẻ rồi sẽ đi. Ảnh nói: “Tôi cảm ơn chú nhiều vì có chú cùng đi hổm rày nên mới tới đây, chớ một mình tôi thì không dám đi. Cái chi mua hay mướn, chú cũng trả tiền hết.” HƯNG nhắm cầm ảnh không đặng mới lần lưng móc túi áo coi còn đặng bao nhiêu tiền đặng tặng ảnh đi đường vì ảnh còn đi xa nữa, còn mình thì đã gần nhà rồi. Té ra chỉ còn có 8 đồng, ảnh không chịu lấy và nói: “Hổm rày tôi mang ơn chú nhiều lắm. Tiền gì chú cũng ra trả, nay còn đưa nữa.” HƯNG nói: “Anh em mà, giúp nhau trong lúc nguy mới phải. Tôi chỉ còn có 8 đồng, phải chi anh ghé nhà tôi, tôi xin tiền anh chị tôi cho nhiều một chút đặng giúp anh về tới Nam Vang. Còn hổm rày xài hay ăn uống dọc đường, đâu đáng kể. Ấy là khó giúp nhau mới thảo, giàu tương trợ ai màng."
 
Ảnh không chịu lấy tiền và từ giã sang qua ghe kia. HƯNG nói riết thêm, ảnh mới chịu lấy số tiền ấy và nói: “Ơn chú tôi không khi nào quên. Vậy chú về Long Xuyên rồi, có đem ghe xuống rước thiếm tư và mấy cháu đặng rồi thì gởi thơ cho tôi hay, hoặc là khi nào chú có đi Nam Vang thì chú phải ghé nhà tôi chơi. Tôi ở tại chợ Xây Xà Lấp, tiệm thợ bạc hiệu Kim Cang, chủ nhơn Phạm Ngọc Lân. Chú thấy cái bảng ở trước như vậy là tiệm tôi đó. Vái Trời Phật cho chú đi về, mau đem ghe xuống rước gia đình lên cho chóng.” Tới đó có gió lớn nên ghe bên ảnh bọc buồm chạy lướt lên , còn xuồng bên HƯNG thì nhỏ lại sợ sóng nên vẫn bơi gần bờ, mà cũng gần tới nhà của HƯNG nên 2 đàng phân tay từ giã và chúc đi đường mạnh khoẻ.
 
Xuồng về tới nhà, ai nấy đền nhìn không ra HƯNG hết. Mọi lần về thì bằng xe hơi, đồ đạc lùm tum. Còn nay về thì mặc một bộ đồ khách trú đen cũ, đầu đội nón lá rách, mặt mày bị nắng ăn đen thui. Ðến chừng HƯNG lột nón ra, người nhà thấy mới biết mà mừng rỡ. HƯNG mới xin tiền trả cho xuồng đưa.
 
Ông già của HƯNG với mấy anh, mấy chị mới xúm lợi hỏi thăm công chuyện ở Trà Nho, sao mà đi về nhà chuyến nầy như thế. HƯNG mới thuật lại hết mọi chuyện ở Trà Nho về tụi Thổ dậy với đầy đủ chi tiết giết người cướp của, còn hãm hiếp ác ôn. Trong nhà ai nghe cũng chắt lưỡi hít hà. Ở lối xóm thấy HƯNG về đều xúm lợi hỏi thăm. HƯNG cũng thuật lại công chuyện ở dưới như vậy. Họ nghe rồi mà không tin những lời HƯNG nói. Họ còn nói: “Sao mà mầy nói quá xá. Như ở trên nầy đây, hồi Hoà Hảo đứng dậy, bắt người ta giết rồi xỏ nhượng thả trôi đầy sông. Còn đồ đạc thì có nhà lấy, nhà chừa. Vậy mà ở đây cho như vậy là quá xá chịu không nổi rồi. Nay mầy về nói sao bằng mười ở trên nầy nữa.” HƯNG thấy người ta không tin mình thì cũng không cãi, vì cãi thì có mích lòng. Với lại mình nói cũng không có chứng cớ chi, vì nếu chém chết hết mỗi nhà thì tại sao nhà HƯNG lại còn vợ con sống đầy đủ hết.

Cách qua ngày sau, chị 2 Thuận mới kêu HƯNG mà nói (nhà chỉ hồi đó ở kế nhà ông già): “Em lấy ghe của qua rồi anh 2 em đi giùm cho. Em kêu chệc xin giấy tờ bên Hoa Kiều đi và mướn thêm vài người bạn nữa.” HƯNG nghe chị 2 biểu như vậy nên mừng quá nói: “Tôi có ghe mà lấy đi không đặng nên tôi không dám hỏi chị hay là hỏi ai hết. Nay chị thấy tôi thất vọng rầu buồn, chị kêu cho mượn ghe, lại còn để anh 2 đi tiếp nữa, tôi rất cám ơn anh chị nhiều lắm.” Ông già HƯNG mới lên chợ xin giấy tờ bên Hoa Kiều, xác nhận ổng là người Minh Hương, lại có xin giấy bên toà hành chánh nữa cho đủ phép đi đường xa. Anh 2 Nhuận (chồng chị 2 Thuận) kiếm mướn được 2 người bạn nữa.
 
Xin giấy tờ xong xuôi rồi, qua bữa sau mới ra đi. HƯNG không biết chèo chống nên coi lái. Anh 2 với 2 người bạn chèo mũi. Ông già HƯNG ở trong mui làm chủ. Lúc ghe đi dọc đường, tới mỗi đồn đều bị kêu ghé, xét đủ giấy tờ mới cho đi, vì là lúc nầy Tây làm chủ nên xét nghiêm ngặt lắm, sợ chở đồ tiếp tế cho Việt Minh. Ghe đi tới Cổ Cò rồi, HƯNG mới cậy người ở đó đi mướn giùm 3 người bạn Hoa Kiều để đổi 3 người ở dưới ghe lên bờ, vì cần phải có người Hoa Kiều mới đi vô Trà Nho đặng. HƯNG với anh 2 và 2 người bạn ở lại Cổ Cò. HƯNG bèn kiếm nhà quen ở đỡ ít ngày. Lúc đó 2 người bạn mướn đi theo mà được cho ở lại, mới có dịp nghe chủ nhà với mấy người ở tại đó thuật lại chuyện tàn nhẫn của Thổ, chúng chém giết người vô số kể, còn đồ đạc cái nào vừa ý thì đem về xài, cái nào không muốn thì đập bể tan nát hết, lại còn đốt nhà rụi tàn nữa, ngoài ra chúng còn làm những điều tồi bại, không sao kể xiết. Họ kể còn nhiều hơn những điều HƯNG kể ở Long Xuyên nữa. Chừng ấy mấy người bạn mới tin là HƯNG nói thật và sau khi nghe rồi, họ không dám ra khỏi nhà mà lên trên lầu ở miết trên đó, hễ có xuống thì ở nhà sau, chớ không dám ra nhà trước. Họ cứ ngóng trông cho ghe mau ra đặng đi khỏi chỗ nầy là xứ nguy hiểm.
 
Ghe vô trong Trà Nho chở đồ mà đi tới 3 ngày mới ra tới Cổ Cò. Vợ HƯNG mới thuật chuyện lại cho mọi người nghe. Lúc ghe mới vô tới, ông già HƯNG đem giấy tờ trình bên hội Hoa Kiều, rồi với ông lớn của tụi nó đặng chở đồ. Ông lớn cũng ký giấy cho chở, đến chừng đem đồ xuống thì có một tốp Thổ lợi cản và làm dữ, còn đòi dắt ông già đi chém nữa. Nó nói sao ông già là Hoa Kiều mà đi ghe An Nam chở đồ cho Việt Minh. Nó bảo ổng là Kiều gian, rồi làm khó làm dễ, không cho đem đồ xuống ghe, và dắt ông già đi. 3 Háo mới chạy đi cho trong hội Hoa Kiều hay đặng lợi can thiệp. Người trong hội Hoa Kiều nói: “Người nầy ở xứ An Nam nên chỗ ấy không có ghe cà-vom. Ổng chính là người Hoa Kiều nên có giấy tờ đàng hoàng. Ổng đi chở đồ cho con ruột của ổng chớ đâu phải chở đồ cho ai, đâu phải là Việt Minh.” Rốt cuộc rồi cũng tốn chút đỉnh cho tụi nó mới êm mà chở đồ đi ra.

HẾT
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Hai, 2009, 09:32:04 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #529 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2009, 09:49:28 pm »

" Theo dòng máu và hoa " : Với hồi ức của người thân yta về quan hệ  Việt Miên Hoa trong bối cảnh " thiên hạ đại loạn " hai cao thủ giang hồ đại đạo Tây , Nhật vờn nhau ! cũng hợp cảnh và hấp dẫn lắm đấy ytá !  Wink
Trong bối cảnh những ngày này sau 30 năm, quan hệ Việt Cam Hoa lại có những dấu ấn : Cả hai bên Việt , Hoa đều im lặng ! và anh Cam lôi cái anh diệt chủng ra xử với sự ôkê của một lô đại gia , cao thủ giang hồ có dính líu với ngầm ý : tất cả cũng tại cái thằng này mà ra cớ sự !
Hồi 45 thì Việt, Miên, Hoa, Tây, Nhật ; 30 năm sau thì thêm anh Mỹ, Xô, Thái...
ba mươi năm sau nữa thì còn ai nữa ...?!
Tiếp đi yta ơi ! Grin
Theo ytá nghĩ sở dĩ năm 1945-46 người Miên ở Vĩnh Châu không dám đụng tới người Hoa là vì người Miên theo Tây (Tây theo chân quân Anh giải giới Nhật Bản, rồi Tây trở lại chiếm nước ta năm 1945). Khi đó miền Bắc có quân dội Tưởng Giới Thạch đến giải giới quân Nhật, cho nên Tây không muốn đụng tới người Hoa vì sợ phiền phức với quân Trung Hoa ở phía Bắc, để Tây hợp với các sắc dân thiểu số (như người Khmer Nam Bộ) rãnh tay đối phó với Việt Minh. Bác dksaigon nói đúng, hầu như các cường quốc mạnh nhất thế giới, trong đó có ngũ cường (Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc) trong Liên Hiệp Quốc đều đã đưa quân đội tới Việt Nam "làm việc". Sau đó là quân đội đồng minh: Thái, Phi Luật Tân, Nam Hàn, Đài Loan, Úc, Tân Tây Lan, Mã Lai, Indonesia nữa! VN mình gần như là nơi tỷ thí của thiên hạ thời bấy giờ!
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM