Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:15:40 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cầu con rồng,Chi ka ren,Siêm riệp,những năm từ 1985 đến 1989  (Đọc 285614 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #580 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2011, 09:39:05 pm »

 Đức Thảo ơi ! ơi ! ơi ! Hai Ruộng mang xị rượu đế với vài con khô sặc qua nè ! Anh em mình làm tiếp đi rủ cã SVAILO nữa . Còn chuyện bọn cướp Biển Đông cứ để đó , khi nào Nhà Nước ta cần chỉ cần hô một tiếng là mấy anh em CCB già mình sẳn sàng đổi mạng với bọn chó cướp đó liền mà một phải đổi 10 hoặc 100 mới chơi . Bây giờ mình cứ nhậu ! dô ....
Logged
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #581 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2011, 09:46:55 pm »

bác cứ nhậu lắm vào còn sức đâu mà chiến với 10 hay 100 Grin Grin Grin
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #582 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2011, 06:04:53 pm »

  Có 1 số chuyện riêng nên để anh em chờ khá lâu,thành thật xin lổi tất cả mọi người.Xin được tiếp tục những đoạn cuối của hồi ức cầu con rồng của duc thao.
NHỮNG ĐỢT HOẠT ĐỘNG DÀI NGÀY CUỐI CÙNG CỦA ĐƠN VỊ Ở KHU VỰC CẦU CON RỒNG.
   Cứ một đợt hoạt động như vậy,cả đ/v cấp D chúng tôi thường phải dắt díu nhau rồng rắn hành quân liên tục ngày đi,đêm nghỉ kéo dài từ 10 đến 15 ngày,vượt qua hàng trăm km bao quanh gần hết địa bàn đảm nhiệm của toàn bộ trung đoàn.Có đợt chỉ ae chúng tôi trong tiểu đoàn với nhau đi theo nhiệm vụ đả được triển khai.Có đợt cũng chỉ chúng tôi,có thêm E trưởng Tám Trung đi theo trong đó.
   Chỉ trong 1 thời gian ngắn thôi,chúng tôi đả phải thực hiện 6 đợt hành quân đi như vậy,từ cái gọi là T1 đến T6 như qui định của E đả đặt ra.Gần như phải hành quân liên tục để gọi là làm trong sạch địa bàn cho thời điểm chuẩn bị rút quân khá cận kề,nhằm đảm bảo đánh dạt địch ra xung quanh,không để chúng bu bám để bàn giao địa bàn cho bạn.
    Đội hình D chúng tôi lúc nầy cứ phải thay đổi liên tục theo nhiệm vụ càn quét nầy mới đảm bảo được vừa giử được an toàn cho trục lộ,vừa hoạt đủ lực lượng thực thi nhiệm vụ của trung đoàn.Có lúc c3 không còn cán bộ c để chỉ huy,vì còn mổi đ/c Chánh c phó ở nhà phải tham gia đợt truy quét,phải điều đ/c Dũng c phó c4 xuống tăng cường chỉ huy thay.Cũng có lúc cả đội hình phải dâng lên hết về hướng bắc,BCH D phải dời vào đứng ở phum Tà Bưa_Ô phơ long,chỉ để lại 1 bộ phận gọi là hậu cứ với 15 đ/c do sức khỏe kém không tham gia hoạt động tác chiến được,và duc thao lại được trên phân công nằm lại để chỉ huy bộ phận nầy để bảo vệ SCH D và các kho tàng của đ/v.
    Chúng tôi,cho đến bây giờ vẩn hay tranh cải về những cái tên của các đợt công tác đó.Người cho rằng đó là sự ngẩu nhiên,người cho rằng chắc E trưởng lấy chữ cái đầu của tên mình ra để đặt,lại còn có ý kiến chắc do tên E trưởng là Trung,cán bộ cấp D thường là đ/c Tạo,còn cấp c thì thường là c2 có đ/c Toàn,Thuận...,c4 có Thảo,Tâm...tất cả điều được E chỉ định đích danh phải tham gia theo tinh thần điện trên triển khai xuống.Vất vả nhất có lẻ là đ/c Chánh c phó c3,vì bch c lúc nầy đi viện,đi phép hết chỉ còn mỗi mình đ/c,nên hầu như đợt công tác nào đ/c nầy cũng phải tham gia,đến độ D phải tăng cường cán bộ c từ c4 xuống chỉ huy thay là vì vậy.Thế là bất kỳ dù đang thực hiện nhiệm vụ gì của D,hay vừa mới tham gia 1 đợt công tác của D mới về,những cán bộ được chỉ định đích danh lại phải nhanh chóng làm công tác chuẩn bị để lên đường thực thi nhiệm vụ tiếp tục.
    Nhưng xét về mặt vất vả chúng tôi vẩn còn có lẻ đở hơn ae lính tráng khá nhiều,vì tinh thần chúng tôi là những cán bộ chỉ huy,việc xác định hoàn thành nhiệm vụ đả thuộc về ý thức.Còn ae chiến sỉ bên dưới,lúc nầy quân số đả mỏng đi nhiều,mà cường độ và lực lượng tham gia lại yêu cầu khá cao,nên xen kẻ nghỉ ngơi theo kiểu lính(nghĩa là hầu như chẳng được nghỉ ngơi gì vì công tác liên tục),cứ 1 đ/c trung bình phải tham gia 2 đợt liên tục,mới được ở nhà 1 đợt làm công tác khác.
    Kể từ ngày được biên chế về đ/v nầy,lúc ở cận biên còn là 1 chiến sỉ,cho đến khi về đây đả được nắm cương vị cán bộ c,qua bao đợt lính bổ xung vào rồi lại ra quân,theo cảm nghỉ của riêng bản thân tôi,đến giờ nầy dù có làm nhiệm vụ mang tính chất khác nhau,lớp lính nào của đ/v chúng tôi cũng đều khá vất vả.Quy luật đứng trước khó khăn thử thách,đồng lòng đoàn kết vượt qua,rồi lại đứng trước những khó khăn mới lại tiếp tục xuất hiện...Cứ như vậy từng lớp cán bộ,chiến sỉ của đ/v chúng tôi cũng theo đó từng bước trưởng thành,thực sự tin tưởng nhau để hoàn thành mọi nhiệm vụ.
    Có nhiều điều bất cập với đ/v chúng tôi lắm,nhất là từ khi được sát nhập về nằm cùng đội hình E7.Ban đầu khi chúng tôi mới về đứng chân ở đây là E điều 1 b3 của c2 chúng tôi lên tăng cường tác chiến cho D2 của E đang đứng chân mãi tận Khơ vao,cực bắc Chi ka ren đội hình E đảm nhiệm.Suốt hơn 1 tháng trời tăng cường,b nầy phải đi truy quét liên tục xung quanh đội hình chốt giử của D nầy,sau đó mới được rút về đội hình của D.Cho đến thời điểm nầy cũng vậy,dù quân số có lẻ đả tương đương với nhau,và 2 D kia theo chúng tôi biết vẩn đang áp dụng đội hình đóng quân thành cụm,nhưng chúng tôi gần như chưa bao giờ thấy họ hoạt động xuống đến địa bàn đứng chân của chúng tôi.Đây là một điều khá bức xúc,dù chúng tôi vẩn xác định nhiệm vụ nào cũng phải cố gắng hoàn thành.
   Cái ý nghĩa thiển cận của những từ con nuôi,con ruột chắc vẩn còn được áp dụng ở đây trong thời điểm nầy,mặc dù chúng tôi đả nằm cùng đội hình của E đả mấy năm có lẻ.Lớp lính thời còn ở với sư 5 đả ra quân hết,chỉ còn lại hoàn toàn là lớp lính được bổ xung ở ngay tại địa bàn E7 nầy.Lớp lính mà đến giờ ae vẩn danh xưng là lính E7 CĐ,MT479.Có thể đây là 1 cách dùng binh của E,chúng tôi cũng không biết được,nhiệm vụ của người lính là phải chấp hành lệnh trên đưa xuống,vì thực ra việc hoàn thành các nhiệm vụ tác chiến sẻ đưa đến sự bình an trong quá trình đứng chân của bất kỳ đ/v nào mà thôi.
    Cứ như vậy chúng tôi tiếp tục lên đường,dù phía sau trục lộ 6 lúc nầy đả rất bình yên,việc đi lại cũng như đời sống ,sinh hoạt của nhân dân rất đả có nhiều thay đổi rất tích cực.Toàn bộ các hoạt động trị an lúc nầy gần như do chính quyền và lực lượng vủ trang bạn đảm nhiệm,và có lẻ họ đả đủ sức thực thi nhiệm vụ nầy.Địch vẩn tiếp tục kéo nhau ra hàng,khi rải rác vài ba tên chúng tôi chỉ nghe thông báo,lúc cả nhóm đến cả chục tên,chúng tôi cũng chỉ đưa quân tới hổ trợ ở một khu vực nào đó khi bạn có yêu cầu,nhưng thường là ở một khoảng cách xa xa,tránh làm cho địch hoảng loạn.Có những tốp địch ở tận địa bàn Kong pong thom không biết sau vẩn bắt liên lạc để ra hàng ở địa bàn nầy.Bây giờ những lần đi thu hồi vủ khí có lúc bạn cũng tự tổ chức đi 1 mình,chỉ còn nhớ có 1 lần hình như chúng cho 1 số tên ra bắt liên lạc thăm dò trước,nhưng do báo lực lượng chúng khá đông,tỉnh phải tăng cường xe thiết giáp về hổ trợ cho huyện ,khiến bọn chúng lo sợ hành quân đi nơi khác,không dám ra.Kiểm điểm lại,đúng là các mặt công tác ở trên triển khai đả thu được khá nhiều thắng lợi,nếu không để tiêu diệt số địch nầy,cái giá ta phải trả có thể là không hề nhỏ.
    Công tác xa cứ miệt mài,nên những ngày được lui về hậu cứ nghỉ ngơi đối với ae thật là quí báu.Tư tưởng hưởng thụ cũng theo đó bắt đầu,mà nói thật tình cảm giửa chúng tôi và dân chúng xung quanh khu vực đóng quân bây giờ theo quy luật cũng nảy sinh khá nhiều tình tiết mới.Chỉ cần là 1 khách trọ gần nhà dăm ba tháng,dù có khi không cùng quốc tịch,nhưng chỉ cần đả quen mặt nhau,cũng đủ để người ta phát sinh thiện cảm với nhau rồi.Trong khi chúng tôi đả ở nơi nầy một thời gian khá dài,cộng với mức độ kỷ luật lúc nầy cũng không còn rắn như xưa nửa,nên 1 thực tế tình cảm đả bắt đầu nảy sinh giửa ta và dân bạn,tình cảm bình thường cũng có,và tình cảm giửa 2 người khác giới với nhau.
     Bây giờ không còn là tiếng xầm xì như những ngày đầu nửa,mà là những sự thật xảy ra ngay trước mắt của cả lính và dân.Mật độ công tác làm tất cả chúng tôi cảm thấy mệt mỏi.Những tin đồn về sự rút quân toàn diện khiến nhiều chỉ huy muốn buông lơi,thậm chí bắt đầu nghỉ về cái tôi của mình,khiến những gì trước đây chỉ dám lén lút,bây giờ gần như công khai toàn bộ.Thời điểm 1985 nếu như tình thế bây giờ,ta sẻ phải trả giá rất đắt,còn bây giờ đả bước vào năm 1988.Duc thao cũng bị cuốn hút rơi vào tình cảnh đó,như là 1 qui luật số đông.Mặc dù nhiệm vụ chỉ huy đ/v vẩn lảnh đạo hoàn thành,nhưng sự kỷ luật đả buông lơi rất nhiều,không còn răn đe đ/v thường xuyên như trước nửa,một số vụ việc xảy ra có lúc cũng buông trôi,do thương ae một phần,nhưng phần lớn cảm giác như không còn cần thiết nửa.Con A...vợ thằng B...,bà N...vợ M...già,nhiều đ/c bây giờ gặp nhau vẩn nói vậy khi nhắc tới những nhân vật ngày đó,như là 1 điều tất yếu vậy,hay nói đúng hơn như một điều ai cũng chấp nhận vào thời điểm đó của ngày xưa,không có gì phải che giấu.
     
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #583 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2011, 07:24:03 pm »

Những tin đồn về sự rút quân toàn diện khiến nhiều chỉ huy muốn buông lơi,thậm chí bắt đầu nghỉ về cái tôi của mình,khiến những gì trước đây chỉ dám lén lút,bây giờ gần như công khai toàn bộ.Thời điểm 1985 nếu như tình thế bây giờ,ta sẻ phải trả giá rất đắt,còn bây giờ đả bước vào năm 1988.Duc thao cũng bị cuốn hút rơi vào tình cảnh đó,như là 1 qui luật số đông.Mặc dù nhiệm vụ chỉ huy đ/v vẩn lảnh đạo hoàn thành,nhưng sự kỷ luật đả buông lơi rất nhiều,không còn răn đe đ/v thường xuyên như trước nửa,một số vụ việc xảy ra có lúc cũng buông trôi,do thương ae một phần,nhưng phần lớn cảm giác như không còn cần thiết nửa.Con A...vợ thằng B...,bà N...vợ M...già,nhiều đ/c bây giờ gặp nhau vẩn nói vậy khi nhắc tới những nhân vật ngày đó,như là 1 điều tất yếu vậy,hay nói đúng hơn như một điều ai cũng chấp nhận vào thời điểm đó của ngày xưa,không có gì phải che giấu.

Năm 88 vào thời điểm gần cuối cuộc chiến này tôi hoàn toàn không hay biết gì về tin tức ở bển. Đôi khi đọc được trên báo một vài bài viết ngắn của bác Phạm Sỹ Sáu kể về việc chuẩn bị rút quân tình nguyện về nước rồi thôi.

Chuyện quan hệ nam nữ ngay từ đầu những năm 80 tại đơn vị tôi cũng khá thoáng. Ai lấy ai mặc kệ. Lính biết, chỉ huy biết nhưng hầu như chẳng ai bị kỷ luật gì về chuyện đó Grin
Logged
sapaco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 847


« Trả lời #584 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2011, 10:44:19 am »

đúng thời gian mà ta chuẩn bị rút quân tình nguyện, rất nhiều điều giờ mới nói ra? cảnh thân mật từ, tình cảm với nhau là điều không thể tránh khỏi.
Mình thì về đã từ lâu rồi, song vẫn còn liên hệ thư từ với những anh em lúc này là sĩ quan, nên cũng hiểu được một số các vần đề gọi là tính kỷ luật giảm sút, nhưng cái giảm sút đấy không gây nguy hại đến tính chiến đấu của anh em mình, ngày xưa thời 1979 - 1980 - 1981 cũng đã có anh em mình bỏ ngũ ( không chính đáng )lấy vợ campuchia, rồi sinh con đẻ cái là chuyện thường, còn cái chính đáng là quân tình nguyện chuyển sang làm chuyên gia ( điều đầu tiên là biết tiếng K, có đơn ) lấy vợ, thậm chí 2, 3 cũng chẳng sao, rồi cũng mang hàm tá, tướng của quân đội hoàng gia sau này. ngày xưa có B trưởng Quách Ngọc Hải sang làm tiểu đoàn trưởng lính K, chắc cái số không lên được nữa vì ăn phải trái K 58, một chân tới đầu gối đã để lại chiến trường, cũng may là anh đã kịp lấy vợ ( người đẹp nhất svai chếch, lại là cô y tá bệnh xá huyện này ) giờ không biết anh còn ở svai chếch nữa không, có điều chắc chắn, mình sẽ ghé svai chếch hỏi đến nơi, đến chốn nơi anh ở cùng nhau ôn lại chuyện chiến trường từ lúc ở snoul - ngày 2 anh em chia tay mỗi đứa mỗi nơi
Logged
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #585 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2011, 02:57:06 pm »

Những người đồng đội ấy - dù bằng lý do này khác - nay đã phải gọi là "những người con xa tổ quốc" hay "người Việt hải ngoại"...
Phần lớn đều nhẫn nại, cần cù với đời viễn xứ! Chỉ một số ít người có mặt tham gia các hoạt động trong cộng đồng người Việt xứ Chùa tháp

Dẫu vậy, qua những lần tổ chức sự kiện hữu nghị, giữa vòng đông đảo náo nhiệt... SGG em từng gặp không ít những người đồng hương, lặng lẽ len lẫn trong một góc nào... với ánh mắt le lói... không ít lần tạo dịp bắt chuyện... để rồi chợt xúc động khi biết họ đến "chỗ vui vầy" với trong túi áo là một tấm hình hoen dấu xưa... như kiểu tấm avatar của lão haanh vậy...
Một thời congtop... dễ ai quên!

p/s: Ngay cả những bạn bè Kam cũng thế, mới gần đây thôi, một quan chức địa phương, không dấu vẻ hãnh diện khi kéo SGG về nhà... lấy trong đáy hộc bàn ra một tấm hình... "ngày xưa tớ ở Sư... mà thôi, không nói đâu!" Grin

Người Việt trầm... lặng là như thế đó! Đâu phải cần ồn ả cả góc "phố" nọ "bang hội" kia...
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #586 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2011, 03:53:09 pm »


Người Việt trầm... lặng là như thế đó! Đâu phải cần ồn ả cả góc "phố" nọ "bang hội" kia...
  Em đố lão SG gùi đồ biết : "bọn" nào hay "Vừa ăn cướp vừa la làng" , hay cãi chày cãi cối ,hay "Giương đông kích tây" , thâm nho nhọ ...mõm nhất  Grin
Em đố lão dám nói thẳng tên cúng cơm bọn chúng ra đấy  Grin
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #587 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2011, 07:25:39 pm »

Chẳng ăn cướp chỉ la làng
Chẳng dương chẳng kích - chỉ giữa làng thả ra
Thả ra, cạnh hiên nhà ta
Một miếng mồi lưỡi - thật là thâm sâu  

Bởi ấy là kế "tá đao"
Nếu thiếu hiểu biết là nhào ra ngay
Rồi thì chỉ chuyện "tôi đây...
xin báo cho biết miếng này của tôi"
Anh em sứt trán xong rồi
Có người "đắc lợi" ghế ngồi "ngư ông"

Mưu gian biết tỏng tòng tòng
Thì ta phải biết vững lòng... ngồi yên
(Ví như tuần trước - chiến liền!
Thì giờ có phải... vô duyên không nào?)


Cái chuyện chó sủa bờ rào
Cho dù ngay cọc cũng là... ngoài sân
Việc hò hét - khác việc... quân
Việc quân thì đến "lai quần cũng chơi"

Ban bè không thích rượu mời
Dẫu là chén phạt cũng thời... kiệm cho!
Lưỡi bò là của... con bò,
Là loài nhai lại - củng chỉ lo nhai hoài!

Chỉ cần học đến lớp hai
Thử hỏi trên biển, có... ai bị mù?
Đường xa, xăng nhớt bộn xu
Mà đòi đánh đấm, chỉ ngu mới liều!

Anh em mình uống bao nhiêu?
"Xuồng chìm tại bến" có liều... vô đây!
Thớt này kể chuyện thằng Tây(nam)
Bs chúng bắt em chỉ ngay thằng Tàu

Rồi... rồi... bài bị xóa thì sao?
Tào lao thì cũng... một vài trông canh!
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #588 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2011, 12:01:53 am »

Bài thơ hay của SGguider vừa rồi có làm cho Bs Chung hài lòng chưa vậy?theo tôi thì chắc Bs Chung đã nhận được câu trả lời rất ư là chính xác rồi đó!
Trở lại với chuyện của mấy ae đang nói về thời kỳ ở K,đv tôi cũng không nằm ngoài về những chuyện lính ta dính dấp với gái bản xứ.Nhưng theo tôi thấy thì vào những năm 1980 ở K,tại đv tôi những anh lính tự động bỏ ngủ ra ngoài sống chung với dân bản xứ đa phần là những anh lính miền bắc nhập ngủ 75 trở lên chứ lính thành phố chưa hề có việc đó.Đv biết nhưng hầu như không làm căng nếu không có vấn đề gì nguy hiểm cho đv mình.Thật phiêu lưu và nguy hiểm với cuộc sống như vậy trên đất nước xa lạ trong khi chưa biết cuộc chiến tranh bao giờ mới kết thúc và kết thúc như thế nào?
Logged
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #589 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2011, 01:32:36 pm »

Lão SGG đang sờ "chúng" bác sờ  rùi ,bác Dathao không nghe bacso chúng cười khanh khách rùi sao  Grin Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM