Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:30:08 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện của một thời  (Đọc 284562 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #30 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2011, 01:20:47 am »

hehe dạ em không phải là lính TS , em là lính thông tin 2w  Grin Máy PRC25 sau này bóng đèn già yếu lắm rồi + nguồn không tốt nên cự ly liên lạc ngắn . Bọn em dùng 12 cục pin con ó ( 1.5 v ) đấu 8 cục vào nguồn phát và 4 cục vào nguồn thu . Thời gian sử dụng tùy thuộc mình phát nhiều hay thu nhiều , phát hao điện hơn thu gấp nhiều lần , tháng nào tác chiến nhiều bọn em phải lên máy thường xuyên thì 1 lố pin 12 cục hết vèo ngay trong đó 8 cục phát hết sạch điện , 4 cục thu thì còn tí điện để dùng cho bóng đèn pin hoặc nghe đài . Phải chi hồi đó tụi em được phát ắc qui khô như thời các bác thì sướng hết biết , tiết kiệm được nhiều mồ hôi thậm chí là máu của anh em ( vác máy đi tác chiến cứ lo nữa chừng hết pin mất liên lạc là chết cả bọn  Grin )
Hehe do bác là TSKT nghĩa là cũng dính dáng đến mã hóa nên em rất thích hóng hớt chuyện của bác để xem thế hệ đàn anh đánh vật thế nào với mớ chữ nghĩa lộn xôn nhức cả đầu kia  Grin
Bọn em thỉnh thoảng cũng phát những bức điện giả được mã hóa sơ sài với mục đích cho địch thu và dịch được , không biết hồi đó các bác có hay dùng chiêu này không  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #31 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2011, 03:14:41 am »

 Trời ! Mình thức khuya mai ngủ bù , còn tay "thầy cãi" mai lên tòa làm sao mà cãi khi đói ngủ gục lên gục xuống trên tòa ? Grin
 Máy thông tin vô tuyến PRC25 nếu dùng pin Zin của nó là 20 cục dài hơn pin bình thường tý chút và được kết nối với nhau rất chắc chắn , thời đầu ở BGTN hay mới GP K thì còn pin zin mở cái nắp phía dưới cho xuống đáy máy rất gọn và tiện lợi , nhưng sau này thì dùng bằng pin Made in VN rất khổ .
 Pin zin dùng được 4h thu phát liên tục , sau đó pin yếu đi phải thay và bọn tôi hay lấy lắp vào đèn pin hoặc nghe đài còn dùng rất tốt , nhưng phải cưa bớt 1 cục cho vừa với đèn pin 3 cục của TQ .
 Nhiều thằng lính thông tin PRC25 mới lúc bị pháo cối đạn nhọn địch bắn dữ quá cuống lên mật khẩu mật mã quên dáo tinh nói thẳng . Grin Những lúc dầu sôi lửa bỏng mấy ông cán bộ C hay bực mình vì chuyện dài dòng của mật mã thông tin mà giằng máy chửi nhau oang oang trên PRC25  Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #32 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2011, 06:22:15 am »

 Thời đánh Quảng trị mà có máy PRC 25 ,chắc toàn máy mới và đang trong giai đoạn được bảo dưỡng đúng chế độ , nhưng vì bạn Tanvinhprc25@ chỉ nghe không phát nên đèn CS phát không dùng, chỉ có độ nhậy máy thu  mới thì còn tốt lắm , vì không để lộ mình nên bên TT đã cắt bỏ mạch mồm nói đi mà chỉ để lại tai nghe thôi ,giắc cắm tổ hợp vẫn vậy  , thợ TT chỉ cắt mạch nói trong tổ hợp nhưng chắc chỉ dùng tổ hợp quàng đầu cho tiện.
  Còn thời Haanh@ là máy chiến lợi phẩm, mới nhất là mới xuất kho dù máy mới xuất kho nhưng cũng đã ít nhất là 5  năm không được bảo dưỡng còn thì là máy đã dùng rồi,đèn điện tử vừa già, chế độ bảo dưỡng  không được duy trì đúng chế độ , đặc biệt là pin dùng không đúng qui định  lại còn anten nữa vì chiến đấu  luồn rừng ,bản làng nên anten sáng tạo   không chuẩn vì vậy cự li TT bị giảm đi nhiều , máy đến tay Haanh@ so với máy thời Tanvinhprc25@ một trời một vực rồi các bạn ạ.
Logged
chientruong
Thành viên
*
Bài viết: 47


« Trả lời #33 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2011, 07:39:44 am »

Chào các bạn CCB , Chào bạn TANVINH prc25@,
Mình cũng là lính 6971 đây. Mình ở đơn vị C8D8E66F304. Mình rất ấn tượng và tâm đắc với Topic “ Chuyên của một thời” để chúng ta cùng nhau nhớ lại một thời vất vả, gian truân của người lính chiến, những hi sinh mất mát của đồng đội suốt chiều dài của dải đất hình chữ S trong cuộc kháng chiến trường kỳ  vì độc lập tự do của dân tộc.

TanVinh Prc25@  thân mến,
6971 – chữ số này không thể phai mờ đối với những người lính sinh viên, những CCB may mắn sống sót
trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
Mình còn nhớ, ngày nhập ngũ hôm đó bọn mình đến tập kết tại một thôn nhỏ ở huyện Thanh Trì, Hà Nội
Nhận quần áo, quân trang sau đó anh em ĐHNT được biên chế thành một trung đội.Anh K., anh em cứ gọi đùa là chị K., được chỉ định tạm thời là B phó. Sau vài ngày ổn định, chúng ta được đưa đến vùng trung du của tỉnh Hà Bắc, ở Xóm Núi, Việt Tiến, Việt Yên, để luyên quân. Ngày đi thao trường, tối thì hành quân rèn luyện, mang những viên cay nặng trịch. Còn nhớ, mối đêm hành quân về đều được chủ nhà bồi dưỡng một nồi con củ vùi trấu ( khoai lang ) thât đã nhỉ. TanVinh còn nhớ, dạo ở xóm Núi ít ngày thì cuối tuần vợ anh D. ( Mr Mãi vẫn giàu ấy ) đến, tôi và ông được B trưởng bảo đi vác mấy tấm ván ra nhà trẻ ở ria đồi vắng vẻ cho vợ chồng anh ấy không ?
Ngày đó thế mà đã 40 năm trôi qua, không biết bây giờ ai còn ai mất ? Có gặp lại nhau mà ôn lại ki niệm của một thời đã qua ?

Sau những tháng ngày miệt mài huấn luyện, mùa hè 72 chúng mình ra  ga Sen Hồ lên tàu nhằm phương nam hành quân. Đên Hà Tĩnh rồi vào Bố Trạch Quảng Bình, qua phà Xuân Sơn thì được giao liên dẫn đường đi B theo đường Trường Sơn, từ đó ngày đi đêm nghỉ, vượt đèo, lội suối, băng rừng vào đến Quảng Trị tháng 7/72. Mình được biên chế vào C8 D8 E66 F304. Lúc này đơn vị đang chiến đấu tại mặt trận Mỹ Chánh, Hải Lăng. A trưởng của mình là anh C. người Hương Sơn, Hà tĩnh khoảng trên 40 tuổi. Sau này đơn vị đi chiến đấu thì anh được ở lại hậu cứ và phục viên, giờ còn sống thì phải đên 80 rồi! Còn B trưởng là anh T. quê Nghệ an. Anh hi sinh khi bọn mình đi tìm trận địa để đặt cối 82. Đêm trước anh biết tin vợ ở hậu phương có con với du kích quê nhà. Anh nói sau này còn sống trở về anh sẽ tha thứ cho vợ thế mà anh đã ra đi mãi mãi. Thật đau xót.
Lúc này cuộc chiến đấu đang ác liệt, ta với địch giành nhau tựng ngọn đồi ở khu vực Động Ông Do. Hàng ngày đạn pháo của địch trong đất liền cũng như ngoài biển bắn vào, B52, phản lực A37 trut hàng nghìn tấn bom đạn xuống trận địa hòng đẩy lùi quân ta và chiếm lại những điểm cao then chốt để giành lại Quảng Trị.
Mình còn nhớ những đêm không ngủ khi mùa mưa đến, nằm chốt ở Mỹ Chánh, hải Lăng. Hầm chữ A ngập đầy nước. Khi pháo bắn thì lao vào hầm tránh, khi ngừng lại bật ra khỏi hầm ngay. Lúc đó địch đang phản công quyết liệt. Có một chuyện mà đến giờ mình vân cứ thắc mắc và tự hỏi tại sao khi D8 ( gọi là D nhưng lúc đó quân số chỉ còn vài chục người thôi vì bị thương và hi sinh  ) bọn mình bị vây chặt ở khu vực đồi 32 gần QL1. Đêm đó D trưởng quyết đinh phá vây, mọi người đã quyết định quyết tử, tất cả đã sắn sàng. Nhưng lạ thay khi đi qua chân đồi 32 mình có cảm giác là địch ở trên đỉnh đồi đã phát hiện quân ta di chuyển nhưng không hiểu tại sao chúng  không bắn. Phải chăng bọn địch trên đồi hôm đó sợ chết hay họ  là người của VC Huh

Sau khi rút khỏi đồng bằng, đơn vị hành quân về cứ, trên đường rút ra mình bị thương và được cáng đi trạm quân y Trung đoàn, sau đó được đưa ra Bảo Ninh, Quảng Bình chữa thương. Ra viện mình trở lại đơn vị đang đóng quân ở Đầu Mầu, dưới chân điểm cao 241. C8 của mình lúc đó chỉ còn vài người là lính cũ, còn toàn là lính mới bổ xung, quê Hà Tây, Hải Phòng, Thái Bình, C trưởng và C viên trưởng đều người Thanh Hóa. Từ đây đơn vị chuyển vào Hương Hóa-Quảng Trị  để tập luyện. Đến hè 1974, đơn vị được lệnh chuyển quân vào Quảng Nam tham gia chiến dịch đánh căn cứ quận lỵ Thượng Đức, lá chắn thép của VNCH ở tây Đà Nẵng.
Chuẩn bị chiến dịch, bọn mình còn tham gia làm đường để kéo pháo vào chiếm lĩnh các điểm cao. Những ai tham gia đánh trận Thượng Đức không thể quên được gian khổ và ác liệt, hi sinh nhiều của bộ đội ta.

.

Sau này được biết ta hí sinh hơn nghìn chiến sỹ, còn luc đó mình thấy  liên tục bổ xung quân, lính mới từ
Bắc vào hoặc bổ xung từ các đơn vị chủ lực khác, chỉ vài ngày quân số lại thiếu hụt. Mình còn nhớ, cạnh hầm chữ A của mình có tiểu đội 12ly7 có 4 người trong hầm, không may dính 1 quả đạn pháo khoan thẳng xuống hầm nhưng may làm sao quả đạn không nổ, nhưng anh N. quê Thái Bình từ đó bị cấm khẩu ( mất tiếng không nói được) phải đi viện . Không biết sau như thế nào, có nói được không Huh
Sau khi đánh chiếm được quận lỵ Thượng Đức, mình được cấp trên điều động ra Bắc đào tạo. Ngày ra đến trường Lục Quân cũng đúng là ngày giải phòng hoàn toàn Miền Nam.Sau 1 năm học tập, do sức khỏe không đảm bảo mình được chuyển ngành về lại trường tiếp tục sự nghiệp còn dang dở.

Thông qua trang “ Chuyện của một thời” mình muốn gửi tới các anh em CCB, những bạn bè đồng đội cùng chiến hào, cùng đơn vị cùng may mắn còn sống trở về lời chúc sức khỏe, may mắn và thành đạt trong cuộc sống và hi vọng nhận được thông tin của các bạn xa gần.

Chào thân ái.   
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #34 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2011, 08:14:52 am »

Chào các bạn CCB , Chào bạn TANVINH prc25@,
Mình cũng là lính 6971 đây. Mình ở đơn vị C8D8E66F304. Mình rất ấn tượng và tâm đắc với Topic “ Chuyên của một thời” để chúng ta cùng nhau nhớ lại một thời vất vả, gian truân của người lính chiến, những hi sinh mất mát của đồng đội suốt chiều dài của dải đất hình chữ S trong cuộc kháng chiến trường kỳ  vì độc lập tự do của dân tộc.

TanVinh Prc25@  thân mến,
6971 – chữ số này không thể phai mờ đối với những người lính sinh viên, những CCB may mắn sống sót
trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
Mình còn nhớ, ngày nhập ngũ hôm đó bọn mình đến tập kết tại một thôn nhỏ ở huyện Thanh Trì, Hà Nội
Nhận quần áo, quân trang sau đó anh em ĐHNT được biên chế thành một trung đội.Anh K., anh em cứ gọi đùa là chị K., được chỉ định tạm thời là B phó. Sau vài ngày ổn định, chúng ta được đưa đến vùng trung du của tỉnh Hà Bắc, ở Xóm Núi, Việt Tiến, Việt Yên, để luyên quân. Ngày đi thao trường, tối thì hành quân rèn luyện, mang những viên cay nặng trịch. Còn nhớ, mối đêm hành quân về đều được chủ nhà bồi dưỡng một nồi con củ vùi trấu ( khoai lang ) thât đã nhỉ. TanVinh còn nhớ, dạo ở xóm Núi ít ngày thì cuối tuần vợ anh D. ( Mr Mãi vẫn giàu ấy ) đến, tôi và ông được B trưởng bảo đi vác mấy tấm ván ra nhà trẻ ở ria đồi vắng vẻ cho vợ chồng anh ấy không ?
Ngày đó thế mà đã 40 năm trôi qua, không biết bây giờ ai còn ai mất ? Có gặp lại nhau mà ôn lại ki niệm của một thời đã qua ?

Sau những tháng ngày miệt mài huấn luyện, mùa hè 72 chúng mình ra  ga Sen Hồ lên tàu nhằm phương nam hành quân. Đên Hà Tĩnh rồi vào Bố Trạch Quảng Bình, qua phà Xuân Sơn thì được giao liên dẫn đường đi B theo đường Trường Sơn, từ đó ngày đi đêm nghỉ, vượt đèo, lội suối, băng rừng vào đến Quảng Trị tháng 7/72. Mình được biên chế vào C8 D8 E66 F304. Lúc này đơn vị đang chiến đấu tại mặt trận Mỹ Chánh, Hải Lăng. A trưởng của mình là anh C. người Hương Sơn, Hà tĩnh khoảng trên 40 tuổi. Sau này đơn vị đi chiến đấu thì anh được ở lại hậu cứ và phục viên, giờ còn sống thì phải đên 80 rồi! Còn B trưởng là anh T. quê Nghệ an. Anh hi sinh khi bọn mình đi tìm trận địa để đặt cối 82. Đêm trước anh biết tin vợ ở hậu phương có con với du kích quê nhà. Anh nói sau này còn sống trở về anh sẽ tha thứ cho vợ thế mà anh đã ra đi mãi mãi. Thật đau xót.
Lúc này cuộc chiến đấu đang ác liệt, ta với địch giành nhau tựng ngọn đồi ở khu vực Động Ông Do. Hàng ngày đạn pháo của địch trong đất liền cũng như ngoài biển bắn vào, B52, phản lực A37 trut hàng nghìn tấn bom đạn xuống trận địa hòng đẩy lùi quân ta và chiếm lại những điểm cao then chốt để giành lại Quảng Trị.
Mình còn nhớ những đêm không ngủ khi mùa mưa đến, nằm chốt ở Mỹ Chánh, hải Lăng. Hầm chữ A ngập đầy nước. Khi pháo bắn thì lao vào hầm tránh, khi ngừng lại bật ra khỏi hầm ngay. Lúc đó địch đang phản công quyết liệt. Có một chuyện mà đến giờ mình vân cứ thắc mắc và tự hỏi tại sao khi D8 ( gọi là D nhưng lúc đó quân số chỉ còn vài chục người thôi vì bị thương và hi sinh  ) bọn mình bị vây chặt ở khu vực đồi 32 gần QL1. Đêm đó D trưởng quyết đinh phá vây, mọi người đã quyết định quyết tử, tất cả đã sắn sàng. Nhưng lạ thay khi đi qua chân đồi 32 mình có cảm giác là địch ở trên đỉnh đồi đã phát hiện quân ta di chuyển nhưng không hiểu tại sao chúng  không bắn. Phải chăng bọn địch trên đồi hôm đó sợ chết hay họ  là người của VC Huh

Sau khi rút khỏi đồng bằng, đơn vị hành quân về cứ, trên đường rút ra mình bị thương và được cáng đi trạm quân y Trung đoàn, sau đó được đưa ra Bảo Ninh, Quảng Bình chữa thương. Ra viện mình trở lại đơn vị đang đóng quân ở Đầu Mầu, dưới chân điểm cao 241. C8 của mình lúc đó chỉ còn vài người là lính cũ, còn toàn là lính mới bổ xung, quê Hà Tây, Hải Phòng, Thái Bình, C trưởng và C viên trưởng đều người Thanh Hóa. Từ đây đơn vị chuyển vào Hương Hóa-Quảng Trị  để tập luyện. Đến hè 1974, đơn vị được lệnh chuyển quân vào Quảng Nam tham gia chiến dịch đánh căn cứ quận lỵ Thượng Đức, lá chắn thép của VNCH ở tây Đà Nẵng.
Chuẩn bị chiến dịch, bọn mình còn tham gia làm đường để kéo pháo vào chiếm lĩnh các điểm cao. Những ai tham gia đánh trận Thượng Đức không thể quên được gian khổ và ác liệt, hi sinh nhiều của bộ đội ta.

.

Sau này được biết ta hí sinh hơn nghìn chiến sỹ, còn luc đó mình thấy  liên tục bổ xung quân, lính mới từ
Bắc vào hoặc bổ xung từ các đơn vị chủ lực khác, chỉ vài ngày quân số lại thiếu hụt. Mình còn nhớ, cạnh hầm chữ A của mình có tiểu đội 12ly7 có 4 người trong hầm, không may dính 1 quả đạn pháo khoan thẳng xuống hầm nhưng may làm sao quả đạn không nổ, nhưng anh N. quê Thái Bình từ đó bị cấm khẩu ( mất tiếng không nói được) phải đi viện . Không biết sau như thế nào, có nói được không Huh
Sau khi đánh chiếm được quận lỵ Thượng Đức, mình được cấp trên điều động ra Bắc đào tạo. Ngày ra đến trường Lục Quân cũng đúng là ngày giải phòng hoàn toàn Miền Nam.Sau 1 năm học tập, do sức khỏe không đảm bảo mình được chuyển ngành về lại trường tiếp tục sự nghiệp còn dang dở.

Thông qua trang “ Chuyện của một thời” mình muốn gửi tới các anh em CCB, những bạn bè đồng đội cùng chiến hào, cùng đơn vị cùng may mắn còn sống trở về lời chúc sức khỏe, may mắn và thành đạt trong cuộc sống và hi vọng nhận được thông tin của các bạn xa gần.

Chào thân ái.  


Chào bác chientruong.

Thế là lại có thêm 1 Cựu SV-CS Quảng Trị có mặt trên diễn đàn. Rất mong bạn tham chiến với chúng tôi đều đều nhé. Trên diễn đàn này còn thiếu những chia sẻ của các Cựu SV-CS của 304. Với chúng tôi, những thằng lính 325, các chiến tích của 304 luôn luôn làm chúng tôi bái phục, các bác xứng đáng là f chủ công của mặt trận QT thời kỳ đầu và của QD2 giai đoạn sau.

Bác ở trường nào đi ? Anh em SV sang 304 có một số, tôi biết Trần Quốc Hưng SV ĐHSP Toán là lính của e 68PB/304. Bác đọc thông báo về Kỷ niệm 40 năm nhập ngũ (6/9/1971 - 6/9/2011) và Thành cổ QT trái tim bạn & tôi.
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,20537.170.html

Bác có gì thông báo cho anh em Cựu SV - CS bên 304 nhé, bên hội SV - CS Thành cổ Quảng Trị 1972 rất ít anh em 304 và 308.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #35 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2011, 01:14:29 pm »

Thời đánh Quảng trị mà có máy PRC 25 ,chắc toàn máy mới và đang trong giai đoạn được bảo dưỡng đúng chế độ , nhưng vì bạn Tanvinhprc25@ chỉ nghe không phát nên đèn CS phát không dùng, chỉ có độ nhậy máy thu  mới thì còn tốt lắm , vì không để lộ mình nên bên TT đã cắt bỏ mạch mồm nói đi mà chỉ để lại tai nghe thôi ,giắc cắm tổ hợp vẫn vậy  , thợ TT chỉ cắt mạch nói trong tổ hợp nhưng chắc chỉ dùng tổ hợp quàng đầu cho tiện.
  Còn thời Haanh@ là máy chiến lợi phẩm, mới nhất là mới xuất kho dù máy mới xuất kho nhưng cũng đã ít nhất là 5  năm không được bảo dưỡng còn thì là máy đã dùng rồi,đèn điện tử vừa già, chế độ bảo dưỡng  không được duy trì đúng chế độ , đặc biệt là pin dùng không đúng qui định  lại còn anten nữa vì chiến đấu  luồn rừng ,bản làng nên anten sáng tạo   không chuẩn vì vậy cự li TT bị giảm đi nhiều , máy đến tay Haanh@ so với máy thời Tanvinhprc25@ một trời một vực rồi các bạn ạ.

@hatuyenha, chào chị, nói đến máy móc ttin thì đúng vào chuyên môn của chị rồi. Ngày ấy máy được cấp trên trang bị, chắc đã qua bên kỹ thuật thông tin của chị xử lý ô-tê-ka trước khi giao cho bên TSKT sử dụng. Quen mắt với máy thông tin của ta mà mỗi lần hành quân ở đơn vị nhìn thấy ae ttin vất vả đeo máy và đeo ba lô, cứ gọi đùa là thằng 2 ba lô, đến khi nhìn thấy máy prc25 và làm việc với nó hàng ngày thì không khỏi chạnh lòng, cứ "khen phò mã tốt áo" - sao máy của nó tốt và đẹp thế, trông khỏe khoắn từ cái màu xám sẫm dữ dằn, đến những cái núm cọc trên mặt máy, cái tay xách...sau này lúc thì nhặt được cái mở hộp, lúc thì con dao nhiều lưỡi, cái ca uống nước của bi-đông, cái bật lửa ở các công sự hầm hố của lính Mỹ còn sót lại trên các điểm cao phía tây QT mới thấy các đồ trang bị lính "made in USA" thật hữu dụng và chất lượng cao. Thành ra, sau này thời bình tôi tìm mua bằng được 1 con dao đa năng made in usa tại Mỹ gần 100$ hiệu Leatherman - super tool, tuy rằng đã có con dao đa năng của Thụy Sĩ cũng đẹp. Ấy chết, tôi lan man và khen Mỹ nhiều rồi. Nói thế chứ cũng có thứ của Mỹ mà lính chúng tôi chê, đó là khẩu súng tiểu liên cực nhanh AR 15, chỉ được cái nhẹ thôi, còn thì hình thức xấu, không gọn, không uy lực bằng AK, lính chúng tôi thích AK hơn. Lính TS đươc trang bị AK báng gấp gọn, tiện lợi lắm.
Chúc chị khỏe và mong có nhiều góp lời của chị.
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #36 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2011, 02:45:34 pm »


 Máy thông tin vô tuyến PRC25 nếu dùng pin Zin của nó là 20 cục dài hơn pin bình thường tý chút và được kết nối với nhau rất chắc chắn , thời đầu ở BGTN hay mới GP K thì còn pin zin mở cái nắp phía dưới cho xuống đáy máy rất gọn và tiện lợi , nhưng sau này thì dùng bằng pin Made in VN rất khổ .
 Pin zin dùng được 4h thu phát liên tục , sau đó pin yếu đi phải thay và bọn tôi hay lấy lắp vào đèn pin hoặc nghe đài còn dùng rất tốt , nhưng phải cưa bớt 1 cục cho vừa với đèn pin 3 cục của TQ .
 Nhiều thằng lính thông tin PRC25 mới lúc bị pháo cối đạn nhọn địch bắn dữ quá cuống lên mật khẩu mật mã quên dáo tinh nói thẳng . Grin Những lúc dầu sôi lửa bỏng mấy ông cán bộ C hay bực mình vì chuyện dài dòng của mật mã thông tin mà giằng máy chửi nhau oang oang trên PRC25

Chào BY1960, lính thông tin bên kia khi chiến trận nước sôi lửa bỏng thì cũng cuống lên, cũng “sơ hở” trong liên lạc, chỉ huy cũng có lúc chửi đổng trên máy. Con người cả thôi.mà.
Chúng tôi chỉ nghe để khai thác tin tức, không có dùng chiều phát (nói ) nên không có việc gửi mật mã như bạn Haanhnói. Sau này các bạn dùng máy PRC25 như chức năng đầy đủ của nó là liên lạc vô tuyến 2 chiều nên chỉ huy sốt ruột với lối nói vòng vo , “Thúy Kiều Thúy Vân” Smiley, trong khi ông cần ra mệnh lệnh gấp thế thì sốt ruột quá chứ nhất là quân ta đang trong tình thế khó khăn chẳng hạn, nên mới thế.
Dạo ấy chắc ta dùng PRC25 là dùng thêm, vẫn có loại khác của qđ ta, hay là dùng toàn bộ prc25, dùng ở cấp đơn vị nào ?
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2011, 03:04:04 pm gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #37 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2011, 05:20:02 pm »


Dạo ấy chắc ta dùng PRC25 là dùng thêm, vẫn có loại khác của qđ ta, hay là dùng toàn bộ prc25, dùng ở cấp đơn vị nào ?

Thời 1978 đến 1983 mà bọn em ở K thì vẫn thấy máy PRC25 ở cấp C D E và cả cấp F cũng sử dụng nó , còn cấp cao hơn nữa thì BY em không biết , chưa bao giờ bước chân tới đó nên em cũng không hiểu cấp QD QK có dùng nó không . Grin
 Không phải dùng thêm đâu bác ạ , dùng chính đấy ở cấp những đơn vị chiến đấu phía dưới , không còn loại máy vô tuyến nào ngoài máy PRC25 , nhất là cấp D mỗi khi đi xa E ngoài tầm sóng lính thông tin rất vất vả , họ phải lộn lại rất xa rồi trèo lên cây mà nối ăng ten bắt sóng liên lạc với E nhận lệnh rồi quay lại vị trí của đơn vị đang dừng chân .
 Một lần đi tác chiến thì bọn em có gặp 1 nhóm anh em thông tin F , họ dùng máy 2W với bộ phát điện quay tay nghe reo reo khi liên lạc , trong đội hình hành tiến của chiến dịch GP K có thấy máy thông tin to xù trên cái xe Jeep với cần ăng ten vắt vẻo nhưng bọn em cũng không hiểu nó là loại máy gì bởi không biết chuyên môn , hình như máy của Mỹ .
 Đời lính của em mất 2 năm đầu luôn ở cạnh thằng lính thông tin PRC25 xuống phối thuộc cùng C bb nhưng máy của nó thì chẳng dám nghịch bao giờ , thỉnh thoảng vẫn nghe ké khi phát hiện đài địch phát sóng và khi  nó thay pin máy thì em lấy trước thừa ra mới đến người khác xin để dùng , trong tác chiến thì em ở đâu thằng thông tin ở đó , nó cần em bảo vệ nó vì nó không có súng . Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #38 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2011, 05:30:05 pm »

Chào các bạn CCB , Chào bạn TANVINH prc25@,
Mình cũng là lính 6971 đây. Mình ở đơn vị C8D8E66F304. Mình rất ấn tượng và tâm đắc với Topic “ Chuyên của một thời” để chúng ta cùng nhau nhớ lại một thời vất vả, gian truân của người lính chiến, những hi sinh mất mát của đồng đội suốt chiều dài của dải đất hình chữ S trong cuộc kháng chiến trường kỳ  vì độc lập tự do của dân tộc.




@Chientruong,    sắp tới dịp 6/9 ông lên HN giao lưu với anh em cho vui, không đi được QT thì giao lưu ở KS Khăn Quàng Đỏ và ĐHBK, chắc ông sẽ gặp lại ae đồng đội F304 đấy, a Hải cùng D dạo bị thương ở trận Mỹ Chánh Hải Lăng QT vẫn gặp gỡ ae CCB dịp năm ngoái đấy. Còn ông Tuấn cùng D ông ở E66, làm quân nhu D cũng lính 6971 từ ĐH Ngoại ngữ chắc là sẽ có mặt hôm 6/9 tới ở ĐHBK.
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #39 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2011, 09:24:38 pm »


... Mình cũng là lính 6971 đây. Mình ở đơn vị C8D8E66F304. ...

Chào bác chientruong,

Mới đọc qua một đoạn ngắn của bác mà đã "ngửi" thấy lại mùi CHIENTRUONG ác liệt 40 năm trước của bác và các đồng đội f304. Mong được chia sẻ tiếp.

Bác kể vào f325 rồi sang f304. Tiện thể hỏi bác: Khi nhập ngũ vào f325, bác vào d/e nào? Sau đó có chuyển về d10, đóng ở Quán Rãnh không? Nếu có thì "số phận" d10 hồi đó thế nào? Tôi cứ tưởng tất cả d10 chuyển sang f308. 
Logged

Nhật ký Viết lại
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM