Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 03:27:09 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện của một thời  (Đọc 284891 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #180 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2011, 09:21:14 am »

Đề nghị hai bác tanvinhprc25 và sauchinbaymot cùng các bác cựu A12 tổ chức phổ biến kinh nghiệm cho anh em vào cuối tuần này để anh em được mở mang tầm mắt
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #181 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2011, 12:38:06 pm »

@6971, ChienC3 và các bác:  6971 làm tôi liên tưởng đến câu chuyện tên trộm đêm mò vào nhà định khoắng một mẻ bẫm nhưng nhìn thấy bà chủ nằm ngủ trông "ngon" quá nên không tập trung vào "chuyên môn" mà lại đị sờ soạng bà chủ thế là hỏng việc.

Nhân theo dõi vụ bê bối Trinh sát nghe trộm điện thoại ở Anh, lại nhớ đến các bác A12.

Hóa ra các nhà báo của tập đoàn truyền thông khổng lồ liên quốc gia Murdoch chính là các chiến binh A12! Họ nghe lén hàng bao nhiêu năm rồi mà không ai biết. Họ nghe lén điện thoại của các chính khách, của các nhân vật liên quan tới các sự kiện giật gân, hot, ... để lấy thông tin, lăng lên các tờ báo lá cải, đắt như tôm tươi.

Vụ vỡ lở là liên quan tới cô gái Milly, mất tích năm 2002. Khi cả nước Anh đang xôn xao về vụ mất tích thì các "nghe trộm viên" nhanh chóng đột nhập vào hộp thư thoại của Milly để khai thác thông tin. Theo như tôi nhớ, Tanvinhprc25 có nói rằng: một nguyên tắc của nghe lén là chỉ nghe, tuyệt đối không được nói. Nhưng các trinh sát Anh quốc lại không biết luật này.

Khi hộp thư của Milly bị đầy do quá nhiều người gửi đến, các nghe trộm viên đã xóa bớt thư cũ đi để có thể tiếp tục khai thác. Song song với các nhà báo, bên cảnh sát cũng đang theo dõi hộp thư thoại của Milly. Họ ngạc nhiên và vui mừng thấy hộp thư vẫn sống, vẫn có người xóa thư, và công bố: Có thể Milly vẫn sống, điện thoại của cô ấy vẫn được dùng.

Ít ngày sau, họ tìm thấy xác Milly đã bị giết từ rất lâu trước đó cùng với chiếc điện thoại đã hỏng. Cảnh sát Anh bị một trận tẽn tò. Nhưng thế thì ai xóa thư của Milly. Cuộc điều tra sau đó đã châm ngòi làm bùng lên vụ bê bối Murdoch mà mấy ngày nay trên TV liên tục nhắc đến. Hóa ra A12 Anh thường xuyên hoạt động, nhưng trình độ kém hơn A12-f325 của ta ở Quảng Trị! 

Họ cũng khôn chán đấy, có điều họ ham chuyên môn quá mà thành ra sơ hở, mà bị lộ thôi, còn các TS Anh nóng vội quá không theo dõi thêm mà lại vội tuyên bố như vậy nhỉ.

Trinh sát phải không bị lộ, không được sơ hở,  phải không bác C20.
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #182 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 03:19:05 pm »

      
Sắp đến kỷ niệm 40 năm ngày nhập ngũ 6/9/71-6/9/2011, những người trở về sau cuộc chiến giờ tóc đã bạc, đã bước sang sườn dốc của cuộc đời không khỏi bồi hồi nhớ về nhừng người bạn đồng đội còn nằm lại nơi chiến trường xa xôi ngày nào. Xin được chía sẻ cùng các bác CCB một thời và các bạn những dòng ghi chép của tôi về những người bạn thời ấy, nhân Ngày Thương binh, Liệt sỹ .




                                                          Hai người bạn nhập ngũ 6/9/71



      Ba chúng tôi cùng nhập ngũ một đợt, cùng học một lớp hết ĐH năm thứ hai. Quê quán mỗi thằng một tỉnh, Hải Dương, Thái Bình và Hà Tây. Khi lên đường mỗi thằng đều có một tí tình vắt vai. Gọi là một tí vì tình chỉ mới chớm, chưa đâu vào đâu nhưng dù sao nó cũng vui vui và lãng mạn cho suốt 3 tháng tân binh tập tành gian khổ ở đồi núi Hà Bắc.

      Vũ Bình người béo đậm, lầm lì nhưng rất dí dỏm khôi hài mỗi khi nói chuyện và nghịch ngầm. Chiến Trường thì thanh mảnh, nhanh nhảu, làm cái gì cũng nhanh còn tôi thì nhì nhằng, chẳng béo mà cũng chẳng gầy gò quá, chẳng có gì đặc biệt.

      C3 toàn lính sinh viên các trường, đóng quân ở xóm Trại Găng, xóm Núi huyện Việt Yên. Ba thằng cùng tiểu đội thuộc B3 , ở mấy nhà dân quanh cái ngõ nhà B trưởng Sách, cách một đoạn đường xóm là đến nhà ăn đại đội.

      Hàng sáng anh em tập trung B tại sân nhà B trưởng để đi thao trường. Chiến Trường tính nhanh nhảu nên nó hay đến sớm hơn mọi người. Ban đầu tôi nghĩ thế, chỉ đơn giản là nó tính nhanh nhẹn, chấp hành điều lênh về giờ giấc như thế là tốt quá, mình phải học tập nó thôi. Nhưng rồi vỡ ra không hẳn là như vậy. Mà là, nhà B trưởng ở có cô con gái đâu 17 hay 18 tuổi trông cũng đường được. Một hôm, gần đến giờ tập trung, một tốp chúng tôi đi vào đến đầu ngõ nhà B trưởng thì anh D. nói “ Chúng mày nhìn kìa. Nhìn thằng Chiến Trường đang đứng ở sân giếng tán em kìa”. Chúng tôi nhìn về phía cái giếng nước ở góc sân thấy Chiến Trường ta đang cười nói rất vui với em gái đang đứng múc nước. Em đứng múc nước thì cậu đứng, em cúi xuống đổ nước vào chậu thì cậu cũng cúi xuống theo, em ngồi xuống giặt thì cậu cũng ngồi xổm xuống trò chuyện. Chúng tôi nhìn thấy vui và buồn cười. Anh D. buông một câu “ Đúng là ông “nóng máy”. Thế là từ đấy anh em gọi nó là thằng “nóng máy”.

     Nghỉ hè hết năm thứ hai, tôi đi tàu HN-HD về nhà Chiến Trường chơi. Nó có  môt tệp 3 đứa em gái cũng không kém tuổi nó nhiều lắm, ngày đi bộ đội chúng tôi 19 tuổi thì mấy đứa em nó khoảng 14-17 tuổi gì đó. Chơi được ít hôm, “Nóng máy” nói với tôi “ 3 đứa em tao mày có thích đứa nào thì tao bảo cho” ! Tôi chỉ cười hề hề. Đúng là thằng “nóng máy”.


     Trong lớp ở ĐH, có mấy thằng nữa cùng quê Thái Binh mà tôi cũng chơi thân, thằng thì Vũ Thư, đứa thì Tiền Hải còn Vũ Bình thì Đông Hưng. Phòng ở ngay trong trường, có 4 dãy nhà ngói cấp 4 quây vào nhau như hình chữ nhật, ở giữa là cái sân xi măng rộng, hai bên sát với hiên của 2 dãy nhà dài có xây mấy bệ và bồn bằng xi măng hình lòng máng để giặt quần áo, dài  khoảng hơn mét có vòi nước máy. Chúng tôi hay ra đấy đánh răng, rửa mặt. Sinh viên lười dội nước nên xà phòng đánh răng bám đầy thành bồn xi măng, trông trắng bợt như bãi cứt cò, ở góc xa chiếc bồn chỗ nhiều người hay đánh răng ở đấy thì đọng trắng một bãi to như cái nắp vung. Một hôm mấy thằng cùng ra đánh răng tối, thằng Bình chỉ vào bãi trắng to nhất bảo chỉ có tôi hay đánh răng ở chỗ ấy nên mới đọng trắng lên như thế. Mấy thằng khoái chí cười hềnh hệch.

     Cứ mối lần về Tết hay hè lên thì rôm rả lắm, là vì mấy thằng đất lúa chúng nó mang nhiều gạo lên chống đói. Gạo đổ rải vào đáy hòm gỗ sinh viên, quần áo xếp ở trên, đêm khuya hoc bài xong đói lại lạch xạch nấu cơm với nhau. Cái giống học ngoại ngữ năm đầu học phát âm phải đọc nhiều nên nhanh đói lắm, cứ đến độ 10 giờ tối là thấy đói cồn cào rồi. Thằng Bình nấu cơm rất thạo và chăm chỉ dọn dẹp.
Nói đến học ngoại ngữ lại nhớ chuyện vui mà các lần hội lớp anh em vẫn thường kể. Khoá chuyên ngữ đầu tiên chỉ có 2 lớp, tiếng Anh và tiếng Pháp. Bọn con trai 2 lớp ở nội trú chung phòng, chung giường tầng. Thằng Phượng già người Nghệ An giọng rât to, lớp tiêng Pháp, nằm tầng trên đang ra rả như cuốc kêu học thuộc lòng bài khóa tiếng Pháp còn thằng Khánh ga Vũ Ẻn lớp tôi nằm tầng dưới cũng đang tụng kinh bài text tiếng Anh nhưng volume thì kém hẳn thằng Phượng. Học dễ đến nửa buổi thì thằng Khánh thấy mệt và thấy cũng sắp thuôc bài rồi nên nghỉ thôi không đọc nữa. Ngó lên vẫn thấy thằng Phượng già ngồi, hai tay tì hai đầu gối đang gật gù đọc oang oang. Khánh ta ngả lưng nghe Phượng già học. Đến gần trưa thì Phượng già nghỉ. Khánh hỏi “ đã thuộc chưa? “, Phượng lắc đầu. Khánh bảo để nó đọc bài của Phượng xem có đúng không. Khánh đọc xong, Phượng già sửng sốt “ mi nghe choa đọc mà lại thuộc bài của choa hơn cả choa à “ !


      Thời gian huấn luyện ở Trại Găng, lính cũng hay “tút” về Hà Nội. Tối thứ Bảy mò ra ga Sen Hồ đi tàu hỏa , tối Chủ nhật lại mò lên. Một lần tôi cũng liều, dặn 2 thằng ở nhà lo biến báo giúp nếu A trưởng điểm danh. Chả là khi khăn gói từ trường về nhà để đi bộ đội thì lúc đó quê tôi đang lũ lụt lớn do thuộc vùng phân lũ Sông Hồng nên cũng sốt ruột với tình hình gia đình ở quê. Từ xóm Trại Găng ra đến ga Sen Hồ xa khoảng  20 cây số, từ Hà Nội về quê tôi 29 cây. Ga Sen Hồ lúc ấy có vệ binh gác kiểm tra lính cho nên khi gần tới ga, lính “tút” như tôi phải thay quần áo như dân thường để vào ga lên tàu dễ dàng. Đêm hôm sau lên đơn vị, được biết tý chết nếu không có thằng Chiến Trường “nóng máy” van xin A trưởng. Nghe anh em kể lại là  khi A trưởng biết tôi “tút” về HN thì ông ấy làm toáng lên và định đi báo cáo cấp trên, Chiến Trường nhanh nhẹn lao đến ôm giữ ông ấy lại, cứ một xin  anh hai xin anh  “ tha cho nó, tối mai nó lên, tối mai nhất định nó lên, nhà nó lũ lụt, nhà nó phân lũ sông Hồng, khổ lắm, xin anh tha cho nó...nó cũng ở Hà Tây đồng hương với anh...” Cứ thế thằng “ nóng máy” vừa ôm giữ A trưởng vừa van xin A trưởng đừng đi báo cáo.


      Sau 3 tháng huấn luyện, một số được điều đông về các đơn vị như Phòng không, pháo hay tên lửa gì đó đi ngay vào mặt trận Khu 4 hay còn đi đơn vị quân binh chủng nào tôi không rõ, số còn lại dồn thành D10 chờ đợi, đóng quân lui về chỗ Quán Rãnh, gần ga Sen Hồ hơn. Tôi cùng một số anh em được điều về huyên Văn Giang, Hải Hưng để nhận tân binh, trong vai A trưởng khung tuy rằng vẫn hàm Binh nhì nhưng sĩ diện nên chúng tôi không đeo quân hàm. Bọn lính mới  tò te này cứ một thủ trưởng, hai thủ trưởng với chúng tôi suốt cả tháng trời cho đến tận ngày chúng tôi bàn giao họ cho các A trưởng thật tại Yên Dũng, Bắc Giang. Lúc chia tay các cậu mới biết chúng tôi chỉ là A trưởng tạm, A trưởng rởm. Xong việc chúng tôi lại về D10 chờ đợi.

      Từ đây 3 thằng chúng tôi đi 3 ngả. Chiến Trường thì đi F304, Vũ Bình đi C20E95F325 còn tôi thì A12,C20F325. Thời gian đó là  đầu năm 72.

( còn tiếp )
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Bảy, 2011, 03:36:47 pm gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
chientruong
Thành viên
*
Bài viết: 47


« Trả lời #183 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 04:09:28 pm »

Tanvinh thân mến,
Cac ông tinh vi quá đâys, Ông có biết em bé múc nươc tên gì không??? chắc là chả nhớ đâu. Em tên là Hương Nhài, năm đó vừa trong 18 tuổi. Tôi tiết lộ cho ông tin này nhé. Em say tôi như điếu đỏ-Sinh vien mà, lại kẻng trai nữa chứ. Luc chia tay đi B, Em cứ khóc hoài. nước mắt đẫm cả khăn mùi xoa em tăng tôi.Chia tay em mà long cư bồi hồi, rạo rưc hàng tuần đấy. Sau này chiến trận, bom đạn củng không biết chiêc khăn mùi xoa đó thất lạc nơi đâu. Định ngày trở về TRẠI GĂNG thăm Em bé-Chăc bây giờ  cùng lên chức Bà rôi mà đã đi đươc đâu. Hẹn Ông hom nào tôi bố trí xe đi cùng tôi lên xóm NÚI  nhe.
Logged
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #184 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 04:33:41 pm »

Trích:
Trinh sát phải không bị lộ, không được sơ hở,  phải không bác C20.

---------------
Thưa bác TANVINHprc25.

Bác cũng ở trinh sát mà lại còn phải hỏi. Đây là nguyên tắc tối thượng của lính trinh sát mà, phải không bác (không kể yêu cầu về chuyên môn, tố chất...).

Có những việc phải bí mật với địch, nhưng cũng có việc phải bí mật với cả "ta". Khoản sau này còn khó hơn bác ạ, theo kinh nghiệm của em là thế, tuy có trường hợp không gây chết người.

Có nhiều chuyện chỉ giữ bí mật được khi chỉ có 1 người biết. Đến 2 người biết là trước sau cũng lộ bác ạ.

Vài lời múa rìu qua mắt thợ, bác bỏ quá cho nhé.

Rất trân trọng và kính trọng các bác C20f325 cả về chuyên môn lẫn tính cách.
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #185 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 05:17:51 pm »


Chào bạn Trinh Sát, cảm ơn bạn đã giao lưu, nịck của bạn thân thuộc với ae TS chúng tôi lắm. Câu hỏi về giữ bí mật của lính TS là tôi đùa bạn 6971 thôi, còn thì ae bộ đội nói chung coi bí mật là một nguyên tắc rồi, ai cũng biết cả. TS thí lại càng phải "đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng". Bạn nói đúng, nhiều việc kể cả với ta cần bí mật thì cũng phải giữ, đành phải "một mình mình biết, một mình mình hay" thôi, nói một mình đây nghĩa là chỉ nội bộ biết hoặc chỉ những người liên quan biết. Chứ việc lính thì chẳng thể có chuyện bí mât một mình được.

Mà bí mật cũng mang tính thời gian. Đến một khoảng lùi nhất định nào đó thì cái gọi là bí mật cũng tự nó trở thành không còn bí mật nữa. Có giữ hoặc lộ ra, nói ra cũng chẳng có ý nghĩa gi nữa, kiểu như " đồng tiền cũ không ai tiêu phải vứt" ấy. Lại có cả bí mật theo người ta mãi suốt cuộc đời đến lúc chết cũng chẳng ai biết được bí mật đó.

Vài dòng cho vui, cảm ơn TrinhSat đã vào đọc topic này, mong được tiếp tục giao lưu.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #186 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 06:23:48 pm »

Trích:
Trinh sát phải không bị lộ, không được sơ hở,  phải không bác C20.

---------------
Thưa bác TANVINHprc25.

Bác cũng ở trinh sát mà lại còn phải hỏi. Đây là nguyên tắc tối thượng của lính trinh sát mà, phải không bác (không kể yêu cầu về chuyên môn, tố chất...).

Có những việc phải bí mật với địch, nhưng cũng có việc phải bí mật với cả "ta". Khoản sau này còn khó hơn bác ạ, theo kinh nghiệm của em là thế, tuy có trường hợp không gây chết người.

Có nhiều chuyện chỉ giữ bí mật được khi chỉ có 1 người biết. Đến 2 người biết là trước sau cũng lộ bác ạ.

Vài lời múa rìu qua mắt thợ, bác bỏ quá cho nhé.

Rất trân trọng và kính trọng các bác C20f325 cả về chuyên môn lẫn tính cách.


@trinhsat & TV: thứ bẩy này về quê Duyên, để thứ bẩy sau mời bac TS hội ngộ cuối tuần với anh em mình. Tôi sẽ chủ động gọi bác TS. 
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #187 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 06:34:43 pm »

Nhất trí bác Tường, gọi cả TS đi nhé.
Thế mà tôi không nhớ ra, cuối tuần này rồi nhỉ.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Bảy, 2011, 08:10:45 pm gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #188 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 08:06:51 pm »

@Chientruong:  Ông có kỉ niệm đẹp thế mà giờ mới kể. Thế thì nhất định phải đi thăm lại chốn xưa ấy rồi Smiley Smiley Smiley

« Sửa lần cuối: 19 Tháng Bảy, 2011, 08:36:25 pm gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #189 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2011, 05:01:06 pm »

                                           Hai người bạn nhập ngũ 6/9/71                ( tiếp )


Giáp Tết 1972 chúng tôi lên tàu rời miền Bắc vào Hà Tĩnh huấn luyên tiếp trước khi vào B tháng 7/72. Khi ở Quảng Trị, tuy cùng Sư đoàn, tôi và Bình cùng lính TS, nhưng chúng tôi cũng không gặp được nhau lần nào. Bình vẫn ở C20E95 làm thông tin. Thời gian này chiến sự Thành Cổ - Thị xã Quảng Trị đang rất ác liệt. Một hôm tôi biết tin qua anh em C20 Sư là Bình đã hi sinh trong Thành Cổ những ngày giữ thành ác liệt đó. Bình cùng 6 anh em nữa thuộc mấy đơn vị khác nhau ở cùng hầm trong ngôi nhà 2 tầng chỉ còn trơ khung tường đã bị trúng đạn pháo sập hầm. Khi nghe tin, tôi lặng người thương thằng bạn thân cùng lớp.
 
Sang năm 73 chiến trường ngừng bắn. Tết năm ấy chúng tôi được ăn một cái Tết thanh bình tại chiến trường Quảng Trị, nhớ Bình tôi có ghi vào sổ tay ít dòng, xin chép ra đây như một nén hương nhớ thương bạn.

Tuổi 20

        Nhớ bạn Vũ Bình
            
Biết mấy buồn thương, ơi Vũ Bình
Ngày vui thì bạn đã hi sinh.

Nhớ sao thủa ấy cùng đơn vị
Cùng A, cùng lớp mấy đứa mình...

Xa nhau, mỗi đứa từ ngày ấy
Theo khúc quân hành đời chiến binh.

Bình ơi, tôi nhớ bạn vô cùng
Ngày về hò hẹn có nhớ không
Bạn hi sinh  một ngày tháng Tám
Trong Thành Quảng Trị, đất anh hùng!

Buồn sao nói hết, hỡi Vũ Bình
Bạn còn nằm đó trong Thành Cổ
Tuổi 20, mùa xuân đẹp nhất
Dâng cho đời trong ánh bình minh.


   Quảng Trị,
           Mồng 6 Tết Quí Sửu 1973



Chiến Trường bị thương ở trân địa Đông Ông Do, tây Quãng Trị. Chữa trị xong ở Quảng Bình, Chiến Trường trở lại đơn vị đang dừng chân ở Đầu Mầu Đường 9. Đơn vị đang củng cố, bổ xung toàn lính mới nên lại huấn luyện để chuẩn bị chiến đấu. Khoảng giữa năm 74 đơn vị E66 F304 đánh Thượng Đức, Quảng Nam, nó ở cối 82, D8. Nó kể trận này gian nan và ác liệt lắm. Vốn dĩ người không to khỏe lại ở đơn vị cối thì đúng là vất vả. Khi hành quân, ngoài ba lô và các thứ quân tư trang đã nặng, nó còn phải mang 1 quả đạn cối và cái đế súng cối to như cái mâm nhôm nặng thêm đến vài chục cân .Nó buộc cái mâm thép ấy úp vào lưng ba lô. Lúc nào nghỉ giải lao thì tìm chỗ có gò đất thấp mà ngả tựa cả cái đống trên lưng vào mà nằm thở, nếu không thì chỉ còn cách là ngồi bệt xuồng đường rồi nằm ngửa trên ba lô mà nghỉ thôi. Chiến Trường được kết nạp Đảng trong trân Thượng Đức. Nó bảo chỉ huy định điều nó đi tăng cường làm C trưởng bộ binh nhưng nó không dám nhận vì nó vần còn bị đau tai từ hồi bị thương ở trận Đông Ông Do. Nó quá vất vả nhưng cũng còn may mắn lành lặn sau trận này. Sau trận Thượng Đức nó được ra Bắc học Sỹ quan Lục quân.

Còn tôi là thằng may mắn hơn 2 thằng bạn, không bị thương gì. Vài ba lần chết hụt ở Phú Lộc, ở  Phan Rang rồi Long Khánh trên đường tiến vào Sài gòn chẳng là gì so với vất vả gian truân của Chiến Trường, sự hy sinh của Vũ Bình và các anh em đồng đội khác.


Sau giải phóng Sài gòn, đơn vị tôi lui dần từ Căn Cứ Hải quân Cát Lái,  ra Phú Hội bên này sông SG ở nhà dân, rồi đến Thành Tuy Hạ và dừng chân hẳn ở Căn cứ Nước Trong, Long Thành. Ở đây đến 28/6/75 thì tôi và 5 lính sinh viên cùng C20 được lên đường trở về trường học tiếp, chúng tôi may mắn còn lành lặn cả, sau gần 4 năm từ Hà Bắc vào được đến giải phóng Sài Gòn.

Lại nhớ hồi chờ đợi ở D10, Quán Rãnh lính sinh viên cũng hay nghịch ngợm và quân lệnh cũng trùng xuống trong thời gian đó, D viên trưởng có lần họp tiểu đoàn đã nổi cáu nói với chúng tôi:“ tôi nói cho các anh biết, các anh không phải là những người lính cuối cùng của cuộc chiến tranh này đâu”. Chẳng thể ngờ hôm nay chiến tranh đã kết thúc nhanh thế. Ngày về thật như một giấc mơ !  8 giờ 20 xe chuyển bánh.  Lại lên đường, nhưng là chiều ngược lại.

Lòng vòng thế nào khi về lại trường tôi gặp lại Chiến Trường, nó chuyển ngành khỏi Sỹ quan Lục quân, cũng về lại trường kịp năm học mới cùng đợt với chúng tôi Tôi quyết tâm không học lại mà vào học luôn năm tiếp theo còn Chiến Trường sợ theo tiếp luôn thì vất vả nên nó đã quyết định học lại 1 năm cho chắc. Nó không còn “nóng máy” như hồi huấn luyên tân binh nữa. Tai nó kém rồi, nó bảo tôi, nó là thương binh theo cố làm gì cho khổ, sống mà về được thế này là sướng lắm rồi, chỉ thương thằng Vũ Bình.....

Ba thằng bạn thân cùng lớp xếp bút nghiên lên đường ra trận, nay chỉ có 2 trở về, còn 1 mãi mãi nằm lại đất Quảng Trị ở tuổi 20.


TANVINHprc25,  
7/2011
Kỉ niệm 40 năm ngày nhập ngũ
6/9/1971-6/9/2011


             Ảnh chụp với thầy giáo ngoại ngữ trước ngày lên đường nhập ngũ 9/71.
             Từ trái qua: TANVINHprc25, Chiến Trường, thầy giáo Kỳ Anh, Vũ Bình.



« Sửa lần cuối: 20 Tháng Bảy, 2011, 05:20:25 pm gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM