Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 06:35:46 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Huyền thoại Trường Sơn  (Đọc 99719 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2015, 01:44:21 am »

   
HÌNH ẢNH NHỮNG THÁNG NĂM KHÔNG THỂ NÀO QUÊN



Đ\c Nguyễn Văn Linh Bí thư Trung ương Cục Miền Nam và các đ/c Hoàng Văn Thái, Võ Vãn Kiệt thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Trường Sơn tháng 4.1973


Đại tướng Võ Nguyên Giáp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Bộ Tư lệnh Trường Sơn bàn mở đường Đông Trường Sơn và chuẩn bị cho chiến dịch phản công đường 9 Nam Lào.


Đổng chí Lê Đức Thọ ủy viên Bộ Chính trị TƯ Đảng gặp gỡ động viên cán bộ chiến sĩ công binh Trường Sơn.


Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Đoàn Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng cố vấn, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam thăm bộ đội Trường Sơn, năm 1974.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2015, 03:34:53 am »

 

Trung tướng Đinh Đức Thiện Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần vào thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Trường Sơn


Đổng chí Tố Hữu (đứng thứ hai, hàng đầu từ phải sang) • Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng phái đoàn Trung ương Đảng, ủy ban thống nhất và một số cơ quan Nhà nước vào tham Bộ đội Trường Sơn (tháng 4-1973)
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tám, 2015, 03:58:37 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2015, 03:59:33 am »

 
ĐOÀN 559 - BINH ĐOÀN TRƯỜNG SƠN LỊCH SỬ VÀ HIỆN THỰC HÀO HÙNG *

        Suốt 16 năm bền bỉ và anh dũng chiến đấu, Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh đã hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh lịch sử mà Đảng, quân đội, nhân dân giao phó, thực hiện thắng lợi sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa cho tiền tuyến lớn miền Nam, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

        Lịch sử Đoàn 559 - Binh đoàn Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh gắn liền với toàn bộ tiến trình của cuộc kháng chiến chống Mỹ - những năm tháng chiến đấu quyết liệt nhất, hào hùng nhất và chiến thắng vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20.

        Đó là lịch sử khai phá và phát triển, giữ vững và phát huy vai trò, tác dụng của hệ thống đường chiến lược từ hậu phương lớn ra tiền tuyến lớn. Từ những ngày đầu soi đường, mở lối tổ chức gùi thồ, giao liên, len lỏi qua rừng rậm, cheo leo bên sườn núi đá cao, địa hình phức tạp, khí hậu nghiệt ngã cho đến giai đoạn địch đánh phá huỷ diệt, ngăn chặn ác liệt lớp lớp cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong nam và nữ đã “xẻ dọc” Trường Sơn, bắc cầu làm ngầm qua sông, suối xây dựng nên hệ thống đường vận tải và hành quân cơ giới với tổng chiều dài gần 17.000km gồm nhiều trục dọc trục ngang nối từ miền Bắc vào tới các chiến trường miền Nam, Trung - Hạ Lào, đông bắc Cam-pu-chia. Quá trình mở đường cũng là quá trình chiến đấu vô cùng quả cảm và mưu trí của tất cả các lực lượng trên tuyến, làm thất bại và vô hiệu hóa cuộc chiến tranh huỷ diệt bằng vũ khí công nghệ cao của đế quốc Mỹ, làm giảm bớt và khắc phục sự phá hoại của thiên nhiên để giữ vững các con đường, bảo đảm thông suốt liên tục, tạo thế trận liên hoàn vững chắc của hệ thống đường chi viện chiến lược từ hậu phương lớn ra tiền tuyến lớn. Cùng với việc xây dựng hệ thống đường vận tải cơ giới, bộ đội Trường Sơn đã xây dựng trên 3.000km đường giao liên, gần 1.350km đường thông tin tải ba, 14.000km đường thông tin hữu tuyến dây bọc và thiết bị tiếp sức, 1.400km đường ống dẫn xăng dầu, hàng trăm ki-lô-mét đường kho, tạo nên một hạ tầng cơ sở đồng bộ, liên hoàn vững chắc đảm bảo thực hiện chi viện chiến lược thắng lợi.

        Đó là lịch sử tổ chức, chỉ huy và thực hành vận tải chiến lược, bảo đảm hành quân đường dài, quy mô ngày càng lớn từ hậu phương ra tiền tuyến của tất cấ'các lực lượng trên tuyến, đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu về lực lượng vũ khí và vật chất của các chiến trường trong các giai đoạn chiến tranh. Từ những ngày đầu các chiến sĩ giao liên “đi không dấu” hàng gùi trên lưng, súng giao cho chiến trường từng khẩu, dần dần trở thành đội quân nhiều binh chủng: vận tải, phòng không, bộ binh, công binh, giao liên chuyển thương, thông tin... được tổ chức chỉ huy thống nhất trên toàn tuyến và trên từng cung chặng, lấy vận tải cơ giới làm trung tâm, trong tình huống nào cũng “mở đường mà tiến, đánh địch mà đi”, lấy chiến tranh chống ngăn chặn để đánh thắng chiến tranh ngăn chặn của địch, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chi viện cho các chiến trường.

        Suốt 16 năm không một ngày ngưng nghỉ trước sự đánh phá ngăn chặn ác liệt của kẻ thù, bộ đội vận tải đã chuyển được trên một triệu tấn vật chất, vũ khí giao các chiến trường và bảo đảm chỉ huy hành quân cho hơn hai triệu lượt người vào chiến trường hoặc ra miền Bắc, vận chuyển cơ động 10 lượt sư đoàn, 13 quân đoàn, hộ tống 90 đoàn binh khí kỹ thuật tham gia các chiến dịch, góp sức và tiếp sức cho các chiến trường đánh bại từng chiến lược chiến tranh của địch, giành thằng lợi từng bước và cuối cùng dốc toàn lực trực tiếp tham gia Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh, cùng các chiến trường giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

        Đó là lịch sử chiến đấu và chiến thắng một phương thức chiến tranh mới - chiến tranh ngăn chặn bằng không quân và bộ binh với trang bị kỹ thuật điện tử và vũ khí công nghệ cao của đế quốc Mỹ, trên một hướng chiến trường trọng yếu của cuộc kháng chiến. Khởi xướng từ một lý thuyết phản cách mạng: “Có thể bóp chết một cuộc cách mạng bằng cắt đứt nguồn chi viện từ bên ngoài cho cuộc cách mạng ấy. Với tính toán của bộ óc “điện tử”, giới quân sự Mỹ, Lầu năm góc cho rằng: “Ngăn chặn được chi viện của miền Bắc, ngăn được đường Trường Sơn, chiến tranh sẽ kết thúc, thắng lợi sẽ thuộc về Mỹ”. Từ ảo tưởng đó, Trường Sơn trở thành mục tiêu đánh phá ngăn chặn hàng đầu của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, một chiến trường bị đánh phá huỷ diệt tàn khốc. Trên 4 triệu tấn bom đạn của địch đã được ném xuống tuyến đường. Mỗi cung đường đều trở thành một mặt trận. Mỗi cửa khẩu, điểm vượt sông, nơi địa hình phức tạp dễ bị chia cắt đều trở thành trọng điểm bị đánh phá ác liệt. Mỗi đêm lên mặt đường của các đơn vị công binh, thanh niên xung phong, mỗi chuyến xe chở hàng vào chiến trường của các chiến sĩ lái xe đều là những trận chiến đấu cực kỳ căng thẳng, quyết liệt. Núi đồi bị san phẳng. Rừng đại ngàn bị cháy trụi, nhiều đoạn đường hầu như không còn dấu vết. Hai vạn cán bộ, chiến sĩ Trường Sơn anh dũng hy sinh, 3 vạn người bị thương, khoảng 14.500 lần chiếc xe máy các loại, 400 lần khẩu pháo, 9 vạn tấn hàng bị phá hỏng và phá hủy.

----------------
* Đầu bài do ban biên tập đặt
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2015, 04:15:33 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2015, 02:47:56 am »

        Song vì miền Nam ruột thịt, vì độc lập và thống nhất đất nước, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng trên tuyến đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh đã lấy mặt đường làm trận địa, anh dũng và mưu trí đánh trả 151.133 trận đánh phá của không quân địch, bắn rơi 2.455 máy bay các loại. Đồng thời đã đánh bộ binh địch 2.500 trận lớn nhỏ, diệt 18.740 tên, làm thất bại cuộc chiến tranh huỷ diệt và ngăn chặn bằng vũ khí tối tân hiện đại, dai dẳng, ác liệt, quy mô lớn chưa từng có của đế quốc Mỹ, giữ vững tuyến chi viện chiến lược thông suốt trong mọi tình huống, góp phần phát huy vai trò quyết định của miền Bắc, căn cứ địa cách mạng cả nước, phát huy vai trò của hậu phương lớn đối với các chiến trường miền Nam; trực tiếp góp phần đẩy mạnh chiến tranh cách mạng, cùng quân và dân cả nước đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn của tên đế quốc mạnh nhất trong thế kỷ 20, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

        Lịch sử Đoàn 559 - Binh đoàn Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh còn là lịch sử xây dựng và phát huy vai trò của một hướng chiến trường trọng yếu, một căn cứ chiến lược đối với chiến trường ba nước Đông Dương, vừa thường xuyên cung cấp lực lượng vật chất cho các chiến trường, vừa trực tiếp chiến đấu với không quân và bộ binh địch, thực hiện yêu cầu phối hợp giữa các chiến trường theo sự chỉ đạo của chiến lược thu hút và phân tán một bộ phận quan trọng lực lượng, bom đạn của địch, góp phần tăng cường liên minh chiến đấu giữa quân và dân ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia cùng chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ xâm lược.

        Thực tiễn lịch sử cho thấy, hệ thống đường chi viện chiến lược trên dãy Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ không chỉ là con đường nối liền giữa hai miền của đất nước, giữa hậu phương lớn với các chiến trường ba nước Đông Dương, mà còn mang tính chất chức năng như một chiến trường hoàn chỉnh, một căn cứ chiến lược của ba nước Đông Dương. Ở đây, Bộ đội Trường Sơn không chỉ là binh đoàn vận tải bộ đội hợp thành mà còn là lực lượng tác chiến tại chỗ hùng mạnh, một binh đoàn dự bị chiến lược của Bộ ở sát chiến trường chủ yếu có vai trò quan trọng trong các đòn chiến lược quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nhà báo phương Tây - Van Geirt trong cuốn sách “Đường mòn Hồ Chí Minh” đã nhận xét: Đường mòn Hồ Chí Minh không chỉ là một con đường tiếp tế. Nó là biểu tượng của cả cuộc chiến tranh Việt Nam. Nó không chỉ là một con đường cụ thể mà là một luồng tư tưởng.

        Lịch sử Đoàn 559 - Binh đoàn Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh cũng là lịch sử về chủ nghĩa anh hùng cách mạng sáng ngời của tập thể cán bộ, chiến sĩ cực kỳ mưu trí, dũng cảm được hun đúc bởi tư tưởng lớn “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, bởi ý chí gang thép “Tất cả vì giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tất cả cho chiến trường, tất cả vì nghĩa vụ quốc tế”. Là lịch sử vận dụng sáng tạo khoa học, nghệ thuật quân sự: đánh giá đúng địch - ta, lợi dụng thiên thời, địa lợi, nhân hòa, tổ chức thế trận vận tải, xây dựng lực lượng bộ đội hợp thành, định hình chiến thuật tác chiến các binh chủng, tổ chức chiến dịch vận tải bằng sức mạnh chiến đấu hiệp đồng binh chủng. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tư duy khoa học, nghệ thuật quân sự của bộ đội Trường Sơn những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là động lực chủ yếu trực tiếp đem lại thắng lợi to lớn của tuyến chi viện chiến lược.
Một tập thể bộ đội Trường Sơn gang thép cùng 81 đơn vị từ cấp đại đội đến cấp sư đoàn và 48 cán bộ, chiến sĩ các binh chủng thuộc Bộ tư lệnh Trường Sơn được Đảng và Nhà nước tuyên dương công trạng, tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân là minh chứng cho những gì mà Bộ đội Trường Sơn đã thực hiện. Đó là phần thưởng cao quý góp phần tô thắm truyền thống quang vinh của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

*

*       *

        16 năm xây dựng, chiến đấu và thực hiện nhiệm vụ chi viện chiến lược, Đoàn 559 - Binh đoàn Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh đã “lớn mạnh nhanh chóng, lập công đặc biệt xuất săc”1 và có những cống hiến lịch sử đối với thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

        Khát vọng độc lập thống nhất đất nước của toàn dân, tư tưởng: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành sức mạnh chiến thắng hào hùng của Bộ đội Trường Sơn trên đường Hồ Chí Minh.

        Thắng lợi của cuộc chiến đấu vĩ đại ấy là thắng lợi của tư tưởng, quan điểm, đường lối cách mạng của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị; sự lãnh đạo chặt chẽ của Chính phủ, Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng; sự chỉ đạo sát sao và đốc lòng giúp đỡ của Bộ Tổng tham mưu, Tổng cuc Chính tri, đặc biệt là của Tổng cục Hậu cần; sự chỉ đạo và giúp đỡ của các Bộ trong Chính phủ, nhất là Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban kế hoạch nhà nước; sự chăm lo đùm bọc, tiếp thêm sức mạnh của nhân dân cả nước, nhất là nhân dân Quảng Bình, Quảng Trị, Vĩnh Linh; sự phối hợp và giúp đỡ của các chiến trường, các quân binh chủng nhất là Quân chủng Phòng không - Không quân, Binh chủng Công binh, Thông tin; sự giúp đỡ quý báu của bạn bè quốc tế nhất là Liên Xô, Trung Quốc, đặc biệt là tình đoàn kết chiến đấu của hai nước Lào và Cam-pu-chia anh em là cội nguồn mọi thắng lợi của Binh đoàn Trường Sơn trong công cuộc thực hiện sự chi viện chiến lược giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

(Theo “Lịch sử đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh ’’)

--------------------
1. Lời tuyên duơng công trạng bộ đội Trường Sơn của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2015, 03:30:33 am »

   
HÌNH ẢNH NHỮNG THÁNG NĂM KHÔNG THỂ NÀO QUÊN



Hội nghị cán bộ Đoàn 559 tháng 6-1959 bàn mở đường vào Nam


Chính trị viên tiểu đoàn 301 Nguyễn Danh cùng các chiến sĩ trong đơn vị kiểm tra tuyến giao liên vận chuyển bí mật ở Đông Trường Sơn tháng 9-1959


Hội nghị Ban cán sự Đảng Đoàn 559 do đổng chí Võ Bẩm chủ trì bàn triển khai nhiệm vụ năm 1960
   
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2015, 04:38:41 am »

 

Cán bộ, chiến sĩ binh trạm vạn tấn trong lễ ra quân vận tải mùa khô trên tuyến đường Trường Sơn 1968 - 1969 tại Lùm Bùm


Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên thăm một đơn vị bộ đội vận tải ôtô trên đường Trường Sơn


Bộ Tư lệnh Trường Sơn họp triển khai nhiệm vụ năm 1974
 
 
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2015, 01:28:52 am »

 
CHIẾN TRƯỜNG TRƯỜNG SƠN - ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH
NHỮNG BÀI HỌC QUÝ VỀ KHOA HỌC VÀ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ

        Lần đầu tiên trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta xuất hiện một hệ thống đường chi viện chiến lược, một tổ chức lực lượng gồm nhiều binh chủng hợp thành, thực hiện phương thức vận tải cơ giới đường dài bằng sức mạnh tổng hợp trong điều kiện địa hình thời tiết phức tạp và chiến đấu chống chiến tranh ngăn chặn bằng vũ khí công nghệ cao, kỹ thuật điện tử tinh vi cùng những biện pháp đánh phá tổng hợp của địch. Bên cạnh những cống hiến lớn, trực tiếp góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hoạt động xây dựng, chiến đấu và vận tải chi viện chiến lược của Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh đã để lại những kinh nghiệm lịch sử vô cùng quý báu, những giá trị sáng tạo mới về khoa học và nghệ thuật quân sự:

        QUÁN TRIỆT ĐƯỜNG LỐI CHIẾN LƯỢC CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC CỦA ĐẢNG. THỰC HIỆN NGHIÊM CHỈNH, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, BỘ CHÍNH TRỊ, QUÂN UỶ TRUNG ƯƠNG, CHỈ THỊ, MỆNH LỆNH CỦA CHÍNH PHỦ; BỘ TỔNG TƯ LỆNH LÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN THẮNG LỢI NHIỆM VỤ CHI VIỆN CHIẾN LƯỢC.

        Là tuyến vận tải chiến lược chi viện chiến trường, hình thành và phát triển trong cuộc chiến tranh giải phóng quy mồ ngày càng lớn và trong bối cảnh quốc tế có những diễn biến phức tạp..., việc tổ chức, xây dựng lực lượng, mọi hoạt động mở đường, chiến đấu và vận tải... đều phải căn cứ vào tình hình nhiệm vụ cụ thể của cách mạng trong từng giai đoạn; quán triệt sâu sắc chủ trương và sự chỉ đạo chiến lược của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương; thực hiện nghiêm chỉnh, chủ động và sáng tạo mọi chỉ thị, mệnh lệnh của Chính phủ, Bộ Tổng tư lệnh, mới có thể giành thắng lợi trong thực hiện nhiệm vụ chi viện chiến lược, kịp thời đáp ứng nhu cầu của các chiến trường.

        Khi cách mạng miền Nam chuyển sang thế tiến công, tiến hành đấu tranh chính trị có vũ trang tự vệ, Trung ương Đảng và Bộ Chính trị đã có quyết định mở đường chi viện chiến lược. Nhưng do tình hình cụ thể những năm đó, các lực lượng trên tuyến mới tổ chức soi tìm đường, đặt trạm, đưa quân đi lẻ và gùi thồ nhỏ bằng phương thức bí mật đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng...”

        Đầu những năm 60, khi cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, ta đã kịp thời lật cánh sang tây Trường Sơn, phối hợp với lực lượng của bạn đánh địch, giải phóng một số vùng, mở tuyến chi viện mới, từng bước đưa vận tải cơ giới vào tuyến.

        Khi chiến tranh lan rộng ra cả nước, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân viễn chinh vào miền Nam và dùng không quân, hải quân đánh phá, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc, các lực lượng trên tuyến đã được phát triển lên quy mô lớn, thực hiện “mở đường mà tiến, đánh địch mà đi’, lấy vận tải cơ giới bằng sức mạnh binh chủng hợp thành trên toàn tuyến làm chủ yếu bảo đảm cho các chiến trường phát triển lực lượng, giữ vững và đẩy mạnh chiến lược tiến công, đánh bại các cuộc phản công quy mô lớn của địch.

        Chiến tranh phát triển, quân và dân ta trên các chiến trường liên tiếp mở các chiến dịch, các cuộc tiến công chiến lược; các lực lượng, phương thức vận tải chi viện cũng được phát triển lên quy mô mới, vừa tổ chức lực lượng, thực hành vận tải chi viện chiến lược, vừa tổ chức phục vụ trực tiếp cho các chiến dịch.

        Khi cục diện chiến trường, tương quan lực lượng đã thay đổi có lợi cho ta, đặc biệt là sau thắng lợi “đánh cho Mỹ cút”, Hiệp định Pa-ri được ký kết, tuyến đường Hồ Chí Minh đã phát triển nhanh chóng, toàn diện, quy mô lớn trên tất cả các mặt, tạo thêm căn cứ và là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định để Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương hạ quyết tâm, xây dựng kế hoạch chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam, đủ sức đảm bảo cho quân và dân cả nước thực hiện thắng lợi cuộc tổng tiến công và nổi dậy thần tốc, giành thắng lợi hoàn toàn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ,

        XÂY DỰNG CON NGƯỜI CÓ Ý CHÍ QUYẾT CHỊẾN, QỤYỂT THẮNG, CÓ DŨNG, CÓ MƯU, CÓ TRÌNH ĐỘ NĂNG LỰC HÀNH ĐỘNG LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THẮNG LỢI.

        Trong cuộc chiến đấu quyết liệt với cuộc chiến tranh ngăn chặn bằng vũ khí kỹ thuật hiện đại và những thủ đoạn thâm hiểm của địch; trên chiến trường rừng núi xa hậu phương, để vượt qua những thử thách nghiệt ngã đầy hy sinh, gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật..., vấn đề xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng cho cán bộ, chiến sĩ trên toàn tuyến, xây dựng tổ chức, hạt nhân là tổ chức Đảng vững mạnh, xây dựng những con người, mà nòng cốt là cán bộ đảng viên có bản lĩnh kiên cường, dũng cảm và mưu trí, có đủ năng lực, có trình độ kỹ thuật, chiến thuật, tổ chức chỉ huy để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ là nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi, là nội dung cơ bản có tầm quan trọng hàng đầu của công tác Đảng, công tác chính trị.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Tám, 2015, 01:46:24 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2015, 08:40:52 am »

 
DẤU ẤN TRƯỜNG SƠN

Chùm tranh của họa sỹ Đức Dụ người chiến sỹ của Trường Sơn năm xưa


Sở chỉ huy tiền phương


Trọng điểm Tha Mé đường Trường Sơn 1968


Đỉnh đèo Tha Mé

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2015, 12:44:33 am »

        Xây dựng con người, trước hết là giác ngộ sâu sắc tinh thần yêu nước, lý tưởng cách mạng, tình hình và nhiệm vụ làm cho cán bộ, chiến sĩ các lực lượng trên tuyến đường Hồ Chí Minh toàn tâm, toàn ý, muôn người như một, tập trung về một hướng, nhằm thẳng một mục tiêu, suy nghĩ và hành động bằng sức mạnh thôi thúc từ trái tim: “Tất cả vì giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”; “Tất cả cho chiến trường”, “Tất cả vì nghĩa vụ quốc tế cao cả” là giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng, coi hy sinh, chịu đựng, quả cảm, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, nhân ái, đoàn kết và kỷ luật là nhân cách sống, lao động và chiến đấu của mỗi con người trên tuyến Trường Sơn... Đó cũng là nội dung cơ bản nhất, được quán triệt sâu sắc, thống nhất tuyệt đối trong các hội nghị quân chính, các kỳ sinh hoạt chi bộ, chi đoàn, các đợt sinh hoạt chính trị, các đợt thi đua đột kích và tổng công kích.

        Cùng với việc nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng, tình cảm cách mạng, ý chí chiến đấu cho bộ đội, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Trường Sơn rất chú trọng đến việc nâng cao năng lực, trình độ khoa học, kỹ thuật, chiến thuật, làm cho bộ đội nhất là cán bộ có năng lực đánh giá đúng địch ta, biết bày mưu kế đánh địch và thắng địch. Toàn bộ nội dung và phương hướng xây dựng con người được khái quát thành phương châm chỉ đạo hoạt động của từng lực lượng:

        Bộ đội công binh, thanh niên xung phong, công nhân giao thông “Tường đồng vách sắt”, kiên cường trụ bám cầu đường, trọng điểm, coi “mặt đường là trận địa”, đường chưa thông công binh chưa nghỉ, trong tình huống nào cũng kiên quyết mở đường mà tiến, đánh địch mà đi”.

        Bộ đội vận tải cơ giới “Gan vàng dạ ngọc”, còn người lái còn xe, xe trước bị đánh cháy, xe sau tiến lên luôn phấn đấu để tăng chuyến vượt cung, đưa nhanh và đủ hàng đến đích.

        Bộ đội pháo cao xạ “Đánh giỏi bắn trúng” kiên cường trụ bám trọng điểm, quay nòng pháo theo bánh xe lăn, thực hiện đánh mạnh, tiêu diệt máy bay địch và bảo vệ mục tiêu.

        Các đơn vị bộ binh luôn bám sát địch, đánh chắc, tiêu diệt gọn giải phóng đất đai, bảo vệ dân, bảo vệ kho tàng và sở chỉ huy, làm tốt chính sách thương binh - liệt sĩ, bắt tù hàng binh, thu chiến lợi phẩm, góp phần bảo vệ vững chắc tuyến chiến lược và phát huy vai trò của căn cứ chiến lược.

        Các đơn vị làm nhiệm vụ vận động quần chúng và chuyên gia giúp bạn, xây dựng cơ sở, luôn luôn nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng, góp phần tăng cường tình hữu nghị đặc biệt Việt - Lào.

Bộ đội giao liên chuyển thương “đôi chân vạn dặm”, tận tình với đồng chí, tận nghĩa với chiến trường, thực hiện khẩu hiệu đường hành quân “trên không va, dưới không vấp, leo dốc có bậc, qua suối có cầu”, nấu ăn không khói, nằm ngủ không ướt, không muỗi, đảm bảo quân đến chiến trường, thương binh về hậu phương nhanh gọn, an toàn, có sức khoẻ. Bộ đội thông tin liên lạc coi “dây như ruột”, coi “cột như xương”, mạng lưới thông tin như hệ thống tuần hoàn từ tim đến khắp cơ thể, trong tình huống nào cũng bảo đảm thông suốt liên tục, có chất lượng, góp phần bảo đảm cho chỉ huy và hiệp đồng các lực lượng trên toàn tuyến.

        Lực lượng quân y tận tình cứu chữa kịp thời thương bệnh binh trên tuyến, phục vụ thương bệnh binh qua tuyến như những “người mẹ hiền”.

        Các lực lượng bảo đảm kỹ thuật xe, máy, súng, pháo ... thường xuyên bám sát các đoàn xe, các trận địa, lấy bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa tại chỗ là chính, góp phần nâng cao hệ số kỹ thuật và hiệu quả hoạt động của các phương tiện.
Ý chí quyết chiến, quyết thắng được nuôi dưỡng phát huy và được vận dụng thích hợp đối với từng lực lượng, trở thành sức mạnh vật chất, với những sáng tạo vô cùng phong phú trong hành động cụ thể của mỗi đơn vị, mỗi cán bộ, chiến sĩ trên tuyến đường mang tên Bác.

        XÁC ĐỊNH ĐÚNG VỊ TRÍ, TẦM QUAN TRỌNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG, LẤY XÂY DỰNG MẠNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG VÀ THÔNG TIN ĐI TRƯỚC MỘT BUỚC LÀ VẤN ĐỂ SỐNG CÒN CỦA TUYẾN CHI VIỆN CHIẾN LƯỢC - ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH; đồng thời là khâu đột phá đầu tiên bảo đảm cho vận tải cơ giới lớn và chiến đấu chống chiến tranh ngăn chặn ác liệt của địch.

        Ngay từ khi có chủ trương chi viện chiến lược miền Nam, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã đặt nhiệm vụ mở đường, bảo vệ đường là vấn đề tiên quyết đồng thời quyết định các trục đường vào Nam đều xuất phát từ tỉnh Quảng Bình, chạy theo các tỉnh đông tây Trường Sơn vào đến ngã ba biên giới nam Đông Dương. Đây là quyết định thể hiện tầm nhìn chiến lược chuẩn xác. Tuyến chiến lược xuất phát từ Quảng Bình chạy theo hướng đó, sẽ nằm ở vị trí trung tâm giữa các chiến trường miền Nam và chiến trường nước bạn, độ dài của trục đường được rút ngắn, chính diện rộng, địa hình nhiều chỗ tương đối bằng phẳng, có nhiều rừng già che khuất, thuận lợi cho việc xây dựng các căn cứ tập kết kho tàng, phương tiện, binh khí kỹ thuật, xe, pháo, lại có điều kiện mở các đường ngang vào các chiến trường miền Nam, Trung-Hạ Lào và đông bắc Cam-pu-chia.

        Trong chiến tranh, việc xây dựng cầu đường đi trước một bước không những là yêu cầu của nhiệm vụ thực hiện chi viện chiến lược mà còn là một trong những biện pháp quan trọng bậc nhất để cản phá sự ngăn chặn chia cắt của không quân kể cả bộ binh địch. Vì vậy quá trình hình thành và phát triển tuyến chi viện chiến lược là quá trình bộ đội Trường Sơn liên tục mở đường: đường dọc, đường ngang, đường vòng, đường tránh, đường tây Trường Sơn, đường đông Trường Sơn, hình thành một mạng đường hàng vạn ki-lô-mét liên hoàn vững chắc, chạy từ hậu phương lớn miền Bắc đến tiền tuyến lớn miền Nam, chiến trường Trung - Hạ Lào, đông bắc Cam-pu-chia. Một mạng đường mà phương Tây ví là “trận đồ bát quái xuyên rừng rậm”, địch không sao cắt đứt được.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2015, 04:25:31 am »

        Xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là xây dựng mạng đường giao thông với phương châm cầu đường đi trước một bước là một bài học vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính chiến thuật, đảm bảo thắng lợi cho nhiệm vụ thực hiện chi viện chiến lược và phục vụ chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ.

        Tổ chức vận tải cơ giới trong điều kiện chiến tranh ngăn chặn của địch, mạng thông tin chí huy là một công trình cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng giống như hệ thần kinh từ bộ não chạy khắp cơ thể. Không có nó không thể chỉ huy chống chiến tranh ngăn chặn bằng sức mạnh bộ đội hợp thành được.

        Những năm 1965 - 1966, khi bước vào vận chuyển với quy mô toàn tuyến, ta gặp khó khăn rất lớn trong tổ chức chỉ huy gây nên tổn thất lớn, hiệu quả vận tải thấp, một phần là do chưa kịp xây dựng hoàn chỉnh mạng thông tin theo yêu cầu.

        Từ năm 1967, Bộ tư lệnh 559 đã tập trung xây dựng tuyến thông tin tải ba nối với trạm cơ vụ A72 của Bộ tư lệnh Thông tin liên lạc (đặt tại Lệ Thủy, Quảng Bình). Đến năm 1971, hệ thống đường thông tin dây trần đã kéo dài trên suốt trục dọc tuyến chi viện chiến lược, với tổng chiều dài trên 1 .OOOkm, bảo đảm liên lạc vững chắc, thông suốt, bí mật, có chất lượng giữa Bộ tư lệnh với các đơn vị trên toàn tuyến. Sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, cùng với công trình xây dựng đường đông Trường Sơn, đường thông tin tải ba được kéo đến nam Tây Nguyên (Đắc Lắc) vào miền Đông Nam Bộ (Bù Đăng). Cùng với mạng thông tin vô tuyến, đường thông tin tải ba xuyên Bắc - Nam đã thực hiện xuất sắc chức năng vừa phục vụ cho chỉ đạo, chỉ huy chiến lược (giữa Trung ương và các chiến trường), vừa đảm bảo chỉ huy thông suốt các ỉực lượng trên toàn tuyến trong điều kiện hoạt động chiến đấu của các binh chủng hợp thành cũng như xử lý kịp thời tình huống đột xuất ở mọi nơi, mọi lúc trên toàn tuyến. Cùng với việc mở đường vận tải cơ giới và xây dựng mạng thông tin, hộ thống đường ống xuyên Bắc - Nam qua địa bàn Trường Sơn là cơ sở hạ tầng của việc chuyển tải xăng dầu cung cấp cho các chiến trường ta, bạn và các lực lượng vận tải, là một sáng tạo chiến lược. Từ năm 1968 đến năm 1975 khi chiến tranh ngăn chặn ở mức cao nhất, Quân uỷ Trung ương chỉ đạo xây dựng tuyến đường ống từ tỉnh Quảng Bình (nối với tuyến đường ống quốc gia từ cảng Cái Lân - Quảng Ninh) vượt sang tây Trường Sơn kéo thẳng xuống biên giới ba nước; sau đó mở thêm tuyến đường ống ở đông Trường Sơn qua Hướng Hóa xuống Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) vào đến Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước). Lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh hiện đại của thế kỷ 20, một tuyến đường ống xuyên rừng núi dài hàng nghìn ki-lô-mét xuất hiện trên tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn, tạo nên một phương thức vận tải nhiên liệu lỏng hiện đại, nhanh, tiết kiệm, an toàn, đáp ứng nhu cầu vận tải cơ giới quy mô lớn, cơ động binh khí kỹ thuật, đảm bảo nhu cầu cho các chiến trường và có dự trữ. Đó là một thành công lớn của trí tuệ, ý chí và tài năng của con người Việt Nam trong tổ chức thực hiện chi viện chiến lược.

        TRONG CÔNG CUỘC CHI VIỆN CHIẾN LƯỢC TỪ HẬU PHƯƠNG LỚN MIỀN BẮC ĐẾN TIẾN TUYÉN LỚN MIỀN NAM NHẰM ĐÁNH THẮNG CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA ĐẾ QUỐC MỸ - CƯỜNG QUỐC ĐẾ QUỐC CHỦ NGHĨA, NHẤT THIẾT PHẢI KHẲNG ĐỊNH VẠN TẢI CƠ GIỚI LÀ PHƯƠNG THỨC CHỦ YẾU NẰM TRONG THẾ BẢO ĐẢM CỦA BỘ ĐỘI HỢP THÀNH.

        Từ năm 1965 ta phát triển vận tải cơ giới trên địa bàn tây Trường Sơn. Vì hòa bình chuyển sang chiến tranh tương đối nhanh, nên ta chưa có kinh nghiệm, chưa có đủ các điều kiện để khắc phục khó khăn về cầu đường và chống trả sự đánh phá, ngăn chặn của không quân địch, dẫn đến tổn thất lớn về người và phương tiện. Trước tình hình đó trong lãnh đạo nảy sinh các ý kiến khác nhau. Có người cho rằng ta khó chống đỡ nổi sự đánh phá của địch và sự phá hoại của thời tiết. Vì vậy nên quay lại phương thức vận tải thô sơ. Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh đã khẳng định phải lấy vận tải cơ giới là chính mới đảm bảo cho chiến trường đánh to thắng lớn. Vấn đề chính là tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục sự đánh phá ngăn chặn của địch và thời tiết.
Quán triệt quan điểm đó, bộ đội vận tải chiến lược trên tuyến Trường Sơn đã phát triển không ngừng từ quy mô nhỏ đến qui mô lớn, từ hình thức tiểu đoàn xe trực thuộc binh trạm đến trung đoàn xe cơ động trực thuộc Bộ tư lệnh khu vực. Những năm cuối chiến tranh, nhằm đáp ứng yêu cầu tạo thời cơ giành thắng lợi ở chiến trường miền Nam, bộ đội vận tải cơ giới đã phát triển lên hai sư đoàn ô tô và một số trung đoàn ô tô độc lập trực thuộc Bộ tư lệnh Trường Sơn, được trang bị trên 6.000 xe vận tải, tạo nên quả đấm quyết định trong thực hiện chi viện chiến lược bảo đảm cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, đồng thời cơ động các quân đoàn thần tốc đánh đòn quyết định chiến lược thực hành chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

        Trong quá trình thực hiện chi viện chiến lược, bộ đội vận tải cơ giới không thể “đơn thương độc mã” trên đường mà phải có sức mạnh bảo vệ và phối hợp hoạt động của bộ đội hợp thành.

        Bộ đội cao xạ phải đủ mạnh để cơ động và chốt ở các trọng điểm, đánh trả quyết liệt máy bay địch, trực tiếp bảo vệ đội hình xe, bảo vệ cầu, đường. Bộ đội công binh phải dũng cảm bám trụ mặt đường, nhất là ở các “trọng điểm”, kịp thời khôi phục hậu quả đánh phá của địch và sự phá hoại của thời tiết, bảo đảm cầu đường thông suốt. Bộ đội xe vận tải phải hành tiến theo đội hình, mật tập vượt trọng điểm bằng sức mạnh chiến đấu hiệp đồng binh chủng. Lực lượng xếp dỡ hàng, cung cấp xăng dầu, bảo đảm kỹ thuật... phải nhanh chóng “giải phóng” xe, tạo điều kiện cho đội hình xe tranh thủ thời cơ, thời gian xuất kích. Bộ đội thông tin phải giữ vững đường dây bảo đảm chỉ huy thông suốt.

        Tổ chức chỉ huy thống nhất bộ đội hợp thành là phạm trù vận dụng nghệ thuật quân sự để tạo nên sức mạnh tổng hợp trong các chiến dịch. Quy mô và mục đích có khác nhau, nhưng từ chiến thuật chiến dịch đến chiến lược đều phải hội tụ được yếu tố sức mạnh tổng hợp. Khi tương quan lực lượng ta yếu hơn địch, thì ta sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp để dần đần chuyển hoá từ yếu sang mạnh. Khi tương quan lực lượng ta mạnh hơn địch, thì ta sử dụng sức mạnh tổng hợp binh, quân chủng hợp thành, cộng với các yếu tố cơ bản khác của thời đại, của dân tộc, của nhân dân để giành thắng lợi quyết định.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2015, 04:42:09 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM