Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:43:50 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Huyền thoại Trường Sơn  (Đọc 99871 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #190 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2016, 06:59:49 pm »

       
       
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI MỘT CHUYẾN VỀ NGUỒN ĐÁNG NHỚ

        Có những mảnh đất đem đến cho ta sự ngưỡng mộ qua những trang sách, vần thơ và nốt nhạc, và khi được chiêm ngưỡng nó, mỗi người thấy hiển hiện lên sự vĩ đại của cả một dân tộc anh hùng. Trường Sơn là hình tượng tiêu biểu cho điều đó.

        Chuyến đi được hoài thai từ buổi gặp mặt ấm cúng giữa lãnh đạo Ngân hàng với các cán bộ, nhân viên thân nhân là thương binh, Liệt sỹ nhân ngày 27/7/2005. Tôi còn nhớ các chú và các anh chị trong Ngân hàng tâm sự rất nhiều về sự dũng cảm, hy sinh quên mình của các lớp cha anh đi trước. Một câu nói in đậm trong tâm khảm của tôi, đó là một cảm giác cực kỳ đặc biệt khi đứng giữa Nghĩa trang Trường Sơn, cái cảm giác trống rỗng, nhỏ bé dâng lên trong mỗi con người khi đứng giữa bạt ngàn ngôi mộ của các chiến sỹ giải phóng quân. Và thanh niên chúng tôi xin nhận nhiệm vụ tổ chức một chuyến về nguồn đầy ý nghĩa này trong năm 2005. Nhưng, tháng 8, 9, 10 miền Trung vào mùa lũ lụt, tháng 11, 12 toàn Ngân hàng hướng về ngày hội mừng đơn vị tròn 11 tuổi và công việc của tháng cuối năm; tháng 1, 2/2006 các tổ chức chính trị, phòng ban chi nhánh, công ty trực thuộc tập trung vào công tác tổng kết, thi đua khen thưởng và tổ chức đón tết nguyên đán cho anh chị em; Tháng 3 Đại hội cổ đông thường niên, tháng 4 Công đoàn tổ chức đi Huế - Hội An,... Món nợ tâm linh vì thế cứ lớn hơn, chất cao dần và trở thành nỗi dằn vặt triền miên.




        Rồi cơ hội cũng tới, quyết tâm tổ chức, chúng tôi đã có được kế hoạch cho chuyến đi. Sau 3 cuộc họp, không biết bao nhiêu cú điện thoại trao đổi vói các đơn vị trong toàn hệ thống, lấy thêm một số nếp nhăn trên trán của đồng chí Bí thư Đảng uỷ, thấm nhuần tâm huyết của Tổng giám đốc, Ban lãnh đạo và sự háo hức của mọi thành viên thì ngày 23/6 cũng tới. Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của vợ chồng chị Vân (phòng Hành chính Hội sở), cơ số thuốc men, vật phẩm của lễ dâng hương, đồ ăn thức uống dọc đường được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo. Chúng tôi tay xách, nách mang chuẩn bị hành hương về nguồn.

        Đoàn khi xuất phát có 47 người, đồng chí Lê Công - Bí thư Đảng uỷ, Phó Tổng Giám đốc làm trưởng đoàn, và một nhân vật đặc biệt, đó là nữ cựu Thanh niên xung phong của chiến trường Miền Trung: Giám đốc tài chính Phậm Thị Tỷ. Chi nhánh Hải Phòng có 3 đại biểu, khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có 6 đại biểu (chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, Chi nhánh Gò Vấp, chi nhánh phía nam của Công ty chứng khoán Thăng Long), khách sạn ASEAN có 6 đại biểu, chi nhánh Đà Nẵng 3 đại biểu, số còn lại là của Hội sở, Sở giao dịch và chi nhánh Điên Biên Phủ. Có lẽ chưa bao giờ Ngân hàng TMCP quân đội có một chuyến đi mà hội tụ đầy đủ cả 3 miền như vậy.

        Đúng 6 giờ 30 phút sáng, chậm so với lịch trình 30 phút, xe lăn bánh hướng về phía Nam. Từng gương mặt ánh lên những cảm xúc khác nhau, sự xúc động của người thương binh trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (chú Hoà, khách sạn ASEAN), sự háo hức đến những địa danh lịch sử của những người trẻ tuổi lớn lên chưa từng chứng kiến hoặc chưa biết cảm giác của chiến tranh, sự mong mỏi gặp lại đồng đội cũ từng vào sinh ra tử cùng nhau của cô Tỷ, dù rằng noi đó chỉ còn được gặp lại qua những tấm bia mộ... Tất cả nói lên một điều, chúng tôi mang tói Trường Sơn tấm lòng chân thành, sự biết ơn sâu sắc của gia đình Ngân hàng Quân đội tới các chú, các anh, những người chiến sỹ bộ đội cụ Hồ đã nằm xuống cho chúng tôi hôm nay.

        Xe chạy, con đường tói Miền Trung dường như xa hơn, mặc dù hầu hết ai cũng biết khoảng cách địa lí là như vậy, chắc bởi ai cũng muốn nhanh chóng được đặt chân lên những địa danh đã đi vào huyền thoại.

        14h30, vào tói cầu bến Thuỷ, bên kia sông đã là Hà Tĩnh, tròi nắng chang chang; tôi tự hỏi không biết cái nắng và sự ác liệt của tuyến lửa miền Trung trong những năm chống Mỹ cộng lại thì sẽ có cảm giác như thế nào và sức lực nào để con người kiên cường bám trụ đánh Mỹ. Xe vào Can Lộc, câu hát “trời mô xanh bằng tròi Can Lộc,...” đột nhiên bật trên môi, thế mới biết mỗi câu hát được sáng tác bởi thế hệ nhạc sỹ trong những năm kháng chiến có sức truyền cảm và sức sống mạnh mẽ vô cùng. 15h chiều, đoàn xe tới địa chỉ đỏ đầu tiên của cuộc hành trình, Ngã ba Đồng Lộc. Đón chúng tôi là anh Thắng, uỷ viên của Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, trưởng ban quản lý khu di tích. Các anh đã giới thiệu về địa danh Ngã ba Đồng Lộc. Vói chất giọng đầm ấm, truyền cảm của người Hà Tĩnh, hướng dẫn viên Phan Văn Lệ của khu di tích mô tả lại tuyến đường huyết mạch 15A và vị trí yết hầu của tuyến đường qua Ngã ba Đồng Lộc. Nơi đây, hố bom chồng lên hố bom trong những năm chống Mỹ, lực lượng thanh niên xung phong, trong đó có 10 cô gái anh hùng của tiểu đội 4, đã sống chung với bom Mỹ. Bom Mỹ vừa rải phá huỷ tuyến đường xong, thì cuốc, xẻng của các anh, các chị đã lao ra lấp hố, san đường để giao thông được thông suốt. Tất cả vì Miền Nam ruột thịt. Hôm đó là ngày 24/7/1968, như thường lệ, máy bay giặc vừa rải bom xong, các chị lại thực hiện công việc quen thuộc đầy nguy hiểm của mình, bất ngờ, chúng quay lại. Dù trong hầm trú ẩn, nhưng sức tàn phá, sức ép của bom đạn tạo ra quá lớn, hầm bị sập và cả 10 chị ra đi'trong lứa tuổi đẹp nhất của người con gái, lứa tuổi căng tràn nhựa sống, đầy khát vọng, ước mơ, người lớn nhất cũng mới 20 tuổi và người nhỏ nhất mới 17 tuổi. Hầu như cả đoàn không ai cầm được nước mắt. Chúng tôi làm lễ dâng hương tưởng niệm ở hai nơi trên địa danh huyền thoại này: Khu tưởng niệm lực
lượng thanh niên xung phong toàn quốc và khu mộ của 10 cô gái anh hùng.

        20h30, tinh thần phấn chấn khi vừa làm xong một công việc đầy ý nghĩa, chúng tôi hành quân về Nhật Lệ, quê hương của Mẹ Suốt, trạm dừng chân trước khi tiếp tục lên đường thăm nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trưòng Sơn.

        7h00 sáng ngày 24/6, cả đoàn cùng thẳng tiến lên đường. Ấn   tượng nhất là cô   Tỷ: hôm nay, cô mặc lại bộ quần áo của những người cựu thanh niên xung phong, đầu đội mũ tai bèo. Chắc hẳn cô muốn những đồng đội cũ dễ dàng nhận ra mình. Dãy Trường Sơn hùng vĩ loang loáng trong ánh nắng, chạy lùi lại phía sau chúng tôi. Chắc ai cũng đang cố tưởng tượng cảnh xe nối xe, người nối người, tiếng hát nối tiếng hát của các thanh niên xung phong, chiến sỹ giải phóng trên con đường huyền thoại này. Qua gần 90 cây số, cuối cùng thì chúng tôi cũng tới nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn. Một cảm giác nao nao bất chợt cuộn trào lên trong lòng. Khu nghĩa trang lớn hơn, đẹp hơn, có hồn hơn so với suy nghĩ của tôi về một địa danh nằm trên đất lửa. Hệ thống giao thông, hệ thống cây xanh được chăm sóc cẩn thận... Nghĩa trang có 10. 263 ngôi mộ của các liệt sỹ, chia thành 5 khu, trong đó có 68 ngôi mộ Liệt sỹ vô danh. Khu ít nhất là khu Hà Nội - Bình Trị Thiên - Các tỉnh phía Nam thì cũng đã có hơn 900 ngôi mộ, khu tập trung mộ chí Liệt sỹ nhiều nhất là khu 4, khu của các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh, với trên 3.200 ngôi mộ. Các khu còn lại bình quân có trên dưới 2000 ngôi mỗi khu, gồm các Liệt sỹ của các Tỉnh phía Bắc còn lại.

        Anh Hồ Tất Ái, trưởng ban quản lí nghĩa trang ra đón đoàn, không khí thiêng liêng bao trùm lên gần 50 con người ngồi trong phòng tiếp khách. Ở phía đầu bàn, cô Tỷ chăm chú tìm địa chỉ mộ của hai ngưòi bạn thanh niên xung phong thân thiết của mình, tổ hậu cần do cô Nhung tổng đài phụ trách tất bật với công việc phân chia đồ lễ và hơn 10 ngàn nén hương cho 5 nhóm. Mỗi nhóm sẽ đảm nhận một khu tương ứng từ khu số 1 đến khu số 5.

        Điểm dâng hương đầu tiên là tại khu tưởng niệm trang tâm, nơi tưởng nhớ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và các anh hùng liệt sỹ của cả nước. Tại đây, thay mặt đoàn, đồng chí Lê Công đã tặng món quà công đức 10 triệu đồng của Ngân hàng TMCP Quân Đội để cùng đồng bào, chiến sỹ cả nước góp sức tôn tạo, gìn giữ địa chỉ thiêng liêng này. Điểm dâng hương thứ hai là tượng đài tưởng nhớ tới các anh hùng liệt sỹ an táng tại nghĩa trang Trường Sơn, cách nhà tưởng niệm trung tâm 500m. Nhắc tới tượng đài này, chúng tôi lại nhớ tới những câu chuyện tâm linh được anh Ái và các cán bộ của nghĩa trang chứng kiến. Đó là câu chuyện vào một buổi chiều, người cán bộ quản lý nghĩa trang đi qua tượng đài trung tâm, anh thấy một chiến sỹ đang ngồi trầm ngâm trên đó. Tiến lại gần, người cán bộ hỏi, 20m, 15m vẫn không thấy trả lời, 10m, hỏi lại, người chiến sỹ đó mói ngẩng lên và nói: ‘Tôi là liệt sỹ ở nơi khác đến đây để thăm đồng đội”. Thế mới biết tình đồng chí vẫn tồn tại kể cả khi con ngưòi ta đã đi vào cõi vĩnh hằng. Rồi câu chuyện về cây bồ đề thiêng, khi xây dựng nghĩa trang vào năm 1975, một thời gian sau khi xây dựng xong tượng đài, có một cây bồ đề tự mọc ngay phía sau. Cây bồ đề vốn là một loài cây gắn liền với cửa phật, dường như cây này mọc lên để tỏa bóng mát, che chở và giúp các anh hùng liệt sỹ của chúng ta được siêu thoát. Câu chuyện về những người chăm sóc nghĩa trang, cứ ngày rằm, mồng một, hơn 20 con người của ban quản lý lại đi thắp hương cho từng ngôi mộ, cứ qua mỗi ngôi mộ là các anh chị lại nhận được những câu chào, câu hỏi thăm sức khỏe của các liệt sỹ. Câu chuyện về những buổi sáng các liệt sĩ nơi đây gọi nhau dậy, rầm rập đi tập thể dục như các anh, các chị vẫn trong quân ngũ thuở nào,... Tôi không thể hiểu được liệu có cơ sở nào để giải thích được những câu chuyện trên nhưng chỉ thấy rằng người kể với một sự chân thành tận đáy lòng về những gì mình chứng kiến.

        Trời Quảng Trị nắng như đổ lửa, tôi có cảm giác nếu mình châm một que diêm và ném xuống đất thì có lẽ ngọn lửa sẽ cháy bùng lên. Nếu ngày xưa, người nối người, xe nối xe xẻ dọc Trường Sơn, thì giờ đây, chúng tôi chỉ được thấy mộ nối mộ trải rộng trên khắp gần bốn chục ha đồi núi. Cảnh tượng hùng vĩ mà bi tráng. 11h00, sau gần 3 tiếng đồng hồ, các nhóm chúng tôi đã thắp hương được cho từng liệt sỹ, một tâm nguyện lớn nhất của đoàn khi tổ chức viếng nghĩa trang Trường Sơn, đã được thực hiện. Cô Tỷ đã tìm được mộ của hai người bạn thanh niên xung phong, bạn Mai (diễn viên múa của Đoàn thanh niên), bạn Trang cũng đều thấy được mộ của người bác, người chú của mình... Tâm nguyện hoàn thành, ý nghĩa của chuyến đi càng được tô đậm, chúng tôi thanh thản, trong lòng lâng lâng bước lên xe quay trở lại Quảng Bình đi thăm động Phong Nha.

        Bốn ngày đi thăm Trường Sơn, bốn ngày sống cùng những kỷ niệm hào hùng của Trường Sơn, chúng tôi thấy giữa mình và các đơn vị trong toàn hệ thống hiểu nhau nhiều hơn, càng tự hào khi mình được làm việc trong một doanh nghiệp vinh dự có hai chữ Quân đội. Chia tay Trường Sơn, trong mỗi chúng tôi đều mong có ngày được hành quân trở lại thăm địa chỉ huyền thoại này.

N.H.       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #191 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2016, 05:42:06 am »

       
ĐẤT LỬA CÕI NGƯỜI


(Ngân hàng Công thương Việt Nam với phong trào Đền ơn đáp nghĩa)
Bút ký       

        Từ thành phố Đồng Hới, đi trên Đường 12A tới nghĩa trang liệt sĩ huyện Tuyên Hoá khoảng 100 km, nhiều đoạn đang thi công nên rất khó đi. Chiếc xe 18 chỗ xả bụi mù mịt, thỉnh thoảng lại bồng lên, hụp xuống theo độ cong của mặt đường. Gần trưa thì tới nơi. Đang giữa hè, tôi hiểu thế nào là “nắng trưa Quảng Bình” như câu thơ của Tố Hữu.

        Những ngày cuối tháng 7 năm 2006, đất miền Trung tràn nắng. Với tôi, cũng là một dịp đáng nhớ. Khi cả nước đang đấy lên các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” thì tôi lại có mặt trên dải đất một thời đầy khói lửa chiến tranh, được chứng kiến những việc làm thơm thảo, hiếu nghĩa của nhiều tổ chức, các nhà hảo tâm. Một tuần liền xuôi ngược trên ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, tôi có dịp tới 6 nghĩa trang, trong đó có Nghĩa trang Quốc gia Đường 9 và Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, gặp nhiều nhân chứng, thành kính tưởng niệm trước tượng đài Mẹ Suốt, xúc động khi bên mộ anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân, anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Tấn...

        Hôm ấy Nghĩa trang huyện Tuyên Hoá khá đông người vì là ngày khánh thành công trình tôn tạo, tu sửa nghĩa trang liệt sĩ. Ngoài thân nhân liệt sĩ, đại diện chính quyền, các ban, ngành của địa phương, còn có đoàn cán bộ của Ngân hàng Công thương Việt Nam từ Hà Nội vào. Đây chính là đơn vị đã hỗ trợ huyện Tuyên Hoá 800 triệu đồng để tôn tạo, tu bổ lại nghĩa trang liệt sĩ và xây nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn.


Tổng giám đốc Phạm Huy Hùng, cùng đoàn cán bộ NHCT Việt Nam thăm và tạng quà Trung tâm điều dưỡng thương binh nạng Hà Nội

        Tôi tìm gặp Tiến sĩ Đặng Minh Châu, Phó chủ tịch thường trực Công đoàn Ngân hàng Công thương Việt Nam để tranh thủ phỏng vấn. ông Châu là người khá dí dỏm, hoạt ngôn, rất say mê với hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa. Biết tôi công tác tại báo Quăn đội nhân dân, ông hồ hởi: “Rất cảm ơn anh. Tôi có cảm tình đặc biệt với báo ta, nhưng đừng gọi là phỏng vấn, mình tâm sự, trao đổi một chút thôi”.

        Rồi giọng ông bỗng nên trầm xuống:

        - Phải nói thật, chúng tôi không bao giờ có ý nghĩ đánh bóng tên tuổi, thương hiệu qua hoạt động từ thiện, nhân đạo. Đây là việc nghĩa, hoàn toàn xuất phát từ tình cảm, tấm lòng của cán bộ, nhân viên ngân hàng đối với các liệt sĩ. Việc đóng góp, hỗ trợ một phần kinh phí cho hoạt động này, tôi nghĩ, đó là ý thức, sự tự nguyện, là cái đạo của những người đang sống với những chiến sĩ đã ngã xuống. Anh biết không, trong cả hộ thống Ngân hàng Công thương hiện nay gồm 13.000 người, trong đó cũng có tới 130 người là thương binh, rất nhiều gia đình chính sách. Chúng tôi không chỉ chăm lo chu đáo trong nội bộ ngàn hàng mà hướng mạnh hoạt động này ra ngoài xã hội.

        Vẫn theo tiễn sĩ Châu, đã thành quy chế, mỗi năm cán bộ, đoàn viên Công đoàn của Ngân hàng sẽ trích bốn ngày lương cho các hoạt động xã hội, chưa kể những lần quyên góp đột xuất. Lãnh đạo ngân hàng cũng thống nhất, dù trong điều kiện kinh doanh như thế nào thì mỗi năm sẽ trích năm phần trăm Quỹ phúc lợi của toàn hệ thống NHCT cho các hoạt động từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa... Toàn hệ thống Ngân hàng Công thương đang nhận chăm sóc, phụng dưỡng hơn 300 Mẹ Việt Nam anh hùng và các thương binh nặng.

        - Số tiền đóng góp cho các hoạt động này có nhiều không anh? - Tôi hỏi.

        - Bình quân mỗi năm cỡ vài tỉ đồng. Năm nay chúng tôi sẽ chi hơn 5 tỉ đồng đóng góp vào quỹ xoá đói giảm nghèo, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, hỗ trợ kinh phí phẫu thuật cho trẻ em bị dị tật, tàn tận bẩm sinh hoàn cảnh gia đình khó khăn, học sinh nghèo vượt khó, trong đó riêng hoạt động Đền ơn đáp nghĩa khoảng 1,2 tỉ đồng. Chủ yếu là xây Nhà bia tưởng niệm, tôn tạo, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ cho ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, những địa phương có truyền thống cách mạng nhưng cũng gặp nhiều đau thương, mất mát.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #192 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2016, 08:22:32 am »

        Cuộc trao đổi của chúng tôi kết thúc khi tiến sĩ Châu phải vào dự lễ cắt băng khánh thành nghĩa trang và viếng các liệt sĩ. Tôi theo mọi người lên thắp hương trên đài tưởng niệm, rồi xuống viếng mộ hai anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân và Nguyễn Văn Tấn. Phần mộ hai anh hùng liệt sĩ đặt trang trọng trước khu vực đài tưởng niệm, được xây cất công phu, trang trí hoa văn rất đẹp. Tại đây, tôi gặp mẹ Lê Thị Thục, ở xã Thuận Hoá, huyện Tuyên Hoá, là mẹ đẻ của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Tấn - người đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và anh dũng hy sinh cho sự nghiệp quốc tế cao cả.

        Tôi hỏi: “Thưa mẹ! Mẹ có biết anh Tấn hy sinh trong trường hợp nào không?”. “Không biết chi. Chỉ nhớ bữa nớ nhập ngũ chưa phải đến lượt nó, răng có người khác bị ốm, rứa là nó xung phong đi thay. Đi rồi, không báo cho mệ và vợ biết. Lúc tới đơn vị mới viết thư về, nói con đi chiến trường. Rứa là nó đi luôn”.

        Mẹ Thục trước đây cũng tham gia Hội mẹ chiến sĩ, chăm sóc thương binh, bệnh binh, tiếp tế lương thực cho bộ đội. Đất Quảng Bình vốn đã nghèo, thời chiến tranh càng khó khăn hơn, nhà mẹ lại đông con. Nhưng mẹ vẫn chắt chiu từng bát gạo, rổ khoai, củ sắn đem cho bộ đội. Mẹ bảo: “Thương lắm, mấy đứa ni chỉ bằng tuổi con nớ. Chỉ vì thằng Mỹ mà phải lặn lội từ Bắc vô đây chiến đấu”.

        Hôm nay, mẹ Thục được lãnh đạo huyện mời lên phát biểu, nhưng mẹ chỉ nói vẻn vẹn được mấy câu: “Tui không biết nói chi mô. Tui chỉ xin cảm ơn các cấp lãnh đạo, các cơ quan Nhà nước đã quan lầm tới gia đình tui. Thằng Tấn con tui nằm kia chắc sẽ rất vui, tui cũng rất vui, vì thấy bữa ni nó có mồ yên, mả đẹp, được nhiều người thắp hương khấn vái. Tui chỉ biết nói ngắn như rứa thôi!”.

        Rồi mẹ chậm rãi bước đến thắp hương mộ con. Mẹ không khóc. Đôi mắt già nua, nhăn nheo, ánh lên niềm thương cảm xen lẫn sự tự hào. Sau đó, mẹ sang thắp hương mộ anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân - người chính trị viên trước lúc hy sinh đã tạc vào thế kỷ một câu nói nổi tiếng: “Hãy nhằm thẳng quân thù mà bắn!”. Sự hy sinh anh dũng của liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân đã làm xúc động hàng triệu trái tim, thúc dục lớp lớp thanh niên lên đường đánh giặc. Nhưng cái giá phải trả cho độc iập, tự do là rất lớn. Trong những ngày xuôi ngược trên dải đất miền Trung, tôi nhìn thấy rất nhiều nghĩa trang liệt sĩ. Riêng tại Quảng Bình, có 25.000 liệt sĩ trong cả nước được quy tập tại 81nghĩa trang, gần 9.000 liệt sĩ là con em địa phương, trong đó huyện Tuyên Hoá cũng có gần 1.000 người con ngã xuống.

        Ông Trần Văn Tuân, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh - Xã hội nói với chúng tôi: Quảng Bình là một tỉnh có điểm xuất phát thấp, chịu nhiều đau thương mất mát trong chiến tranh, tỉ lệ hộ nghèo hiện vẫn chiếm gần 33%. Tuy vậy, hàng năm tỉnh vẫn giành một khoản kinh phí, huy động sức lao động, sự đóng góp của các tổ chức, đơn vị tại địa phương để tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ, xây dựng nhà bia tưởng niệm, nhà tình nghĩa... Mặc dù vậy, vẫn chưa thể đáp ứng với nhu cầu thực tế và nguyện vọng của các thân nhân liệt sĩ. Sự chung tay, đóng góp của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân cả nước đối với hoạt động Đền ơn đáp nghĩa tại địa phương là vô cùng cần thiết, một nghĩa cử cao đẹp mang tính cộng đồng sâu sắc.

        Hẳn thế. Nghĩa cử đó chính là sự thơm thảo của đạo người, của truyền thống “Ăn quả nhớ người trồng cây”. Viết đến đây, tôi bỗng nhớ lời tâm sự của Tiến sĩ Phạm Huy Hùng, Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam trong Lễ cầu siêu các liệt sĩ tại nghĩa trang xã Hải Thượng (Quảng Trị): “Đất nước được như hôm nay là bởi có sự hy sinh xương máu của bao liệt sĩ. Những người đang sống phải luôn khắc cốt, ghi công. Đối với chúng tôi, bằng tấm lòng thành, sẽ thể hiện điều ấy bằng các hoạt động cụ thể của mình”. Những lời mà Tổng giám đốc Hùng vừa nói hoàn toàn không mang tính xã giao. Anh là người khởi xướng nhiều hoạt động từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa tại ngân hàng. Buổi tối trước hôm làm lễ khánh thành, tôi chứng kiến vị Tổng giám đốc này lặng lẽ đi thắp hương hàng trăm ngôi mộ liệt sĩ trong nghĩa trang xã Hải Thượng. Chính anh đã cho mời gần 20 tăng ni, phật tử, do Đại đức Thích Minh Hiền, Phó trưởng Ban Văn hoá, Trung ương Hội Phật giáo Việt Nam dẫn đầu, vào tận Quảng Trị để làm Lễ cầu siêu cho các liệt sĩ.

        Tôi đã gặp Đại đức Thích Đạo Hoà - hiện đang tu tại chùa Phúc Lâm (Hoà Bình) là thành viên trong Đoàn cầu siêu - để hỏi về ý nghĩa của việc này, nhà sư giải thích: “Cầu siêu là cầu mười phương Chư Phật, Chư Đại Bồ tát, giúp cho người đã khuất được siêu sinh, siêu thoát. Hiểu theo nghĩa đời, thì những lời cầu nguyện, chú nguyện cũng là một hình thức để chúng sinh tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì dân, vì nước”. Rồi ông đọc luôn mấy câu: “Nào nào các anh hùng hào kiệt, quyết đem thân kéo lại giang sơn, chẳng may gió bụi một cơn, mà đem xương máu chẳng tiền xác tan..."

        Lễ cầu siêu cho hơn 2.000 liệt sĩ yên nghỉ tại nghĩa trang xã Hải Thượng, và 10.087 liệt sĩ tại Nghĩa trang Quốc gia Đường 9, đều thuộc tỉnh Quảng Trị, đã để lại ấn tượng đẹp đối với nhân dân và chính quyền địa phương. Điều đó không chỉ là hoạt động “tốt đời”, đạo lễ, mà còn mang ý nghĩa của văn hoá tâm linh, văn hoá tôn giáo. Anh Nguyễn Tính, Trưởng ban Quản lý Nghĩa trang Quốc gia Đường 9 nói với tôi: “Nếu chứng kiến việc làm có ý nghĩa này của các nhà sư, chắc các gia đình có con em nằm tại nghĩa trang sẽ rất yên lòng, cảm động”.

        Sẽ là thiếu sót nếu như trong bài viết này tôi không nhắc đến việc làm thầm lặng của những người quản trang. Họ là những người ngày đêm sống và làm việc bên những khu mộ. Công việc của họ là chăm sóc, vệ sinh, tu sửa các mộ và đài tưởng niệm, bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự, đón tiếp khách, phục vụ lễ viếng, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Anh Hồ Tất Ái, Trưởng ban Quản lý Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn cho biết: “Mặc dù quân số chỉ có chỉ gần 20 người, nhưng bọn tui luôn xác định làm bằng cái tâm của mình, làm hết việc chứ không hết giờ, không quản ngại thời gian, mưa nắng, đảm bảo cho nghĩa trang luôn luôn sạch đẹp, thành một địa điểm văn hoá đón nhân dân đến thăm viếng”.

        Vẫn theo anh Ái, trong 6 tháng đầu năm 2006, lượng khách đến viếng tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là gần 80.000 người, 2.011 đoàn, đó là số người đăng ký viếng. Các anh còn viết 42 bức thư, nhận và trả lời hơn 600 cuộc điện thoại cho thân nhân các liệt sĩ. Anh bảo: “Chú hè, ngày đêm sống ở đây, bọn tui đã chứng kiến những điều tưởng như không tin nổi. Tui nghĩ, dường như có một thế giới tâm linh nào đó. Rồi anh kể những điều “tai nghe, mắt thấy” khi đi chăm sóc phần mộ các liệt sĩ, đặc biệt là vào những buổi tối mùa đông mưa phùn, gió bấc... Tôi nghe cảm thấy gai người.

        Anh Hồ Tất Ái nói rằng, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ban quản lý Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là tổ chức nhiều hoạt động trong công tác chăm sóc, bảo vệ nghĩa trang, xây dựng nơi đây thành điểm giao lưu văn hoá, để lớp trẻ hôm nay ôn lại truyền thống hy sinh anh dũng, vẻ vang, tự hào của các thế hệ cha anh...

***

        Trước khi ra Bắc, tôi ngủ lại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình một đêm. Trên dòng sông Nhật Lệ, gần bến đò Mẹ Suốt năm xưa nay mọc lên một cây cầu cao dài sừng sững, nườm nượp người xe. Đứng bên tượng đài Người mẹ Anh hùng, tôi thầm khấn gọi: “Mẹ Suốt ơi! Tấm thân gầy hiên ngang giữa mênh mông sông nước, giữa đạn bom quân thù là biểu tượng, là khí phách của con người Việt Nam. Đã qua rồi những ngày mưa bom, bão đạn, vùng Đất lửa năm xưa đã ngút ngàn màu xanh cây trái, trỗi dậy sức sống tương lai. Cúi ơn mẹ hãy ngậm cười nơi chín suối!”.

        Đất lửa miền Trung, một thời chiến tranh - một thời hoà bình. Sẽ còn mãi niềm tự hào về những con người đã anh dũng ngã xuống. Sẽ lắng ịđọng với thế nhân bởi cõi người thơm thảo, thanh cao...

LÊ THIẾT HÙNG             
(Báo Quân đội nhân dân)        
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #193 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2016, 06:59:51 am »

        
NGHĨA TRANG LIỆT SĨ TRƯỜNG SƠN NƠI CẢM NHẬN QUÁ KHỨ VÀ TƯƠNG LAI

        Hàng năm, cứ vào những ngày tháng 7, cả nước lại nhớ về các anh hùng, liệt sĩ, những người sống mãi với thời gian, với non sông đất nước, vì máu thịt của họ đã hòa trong đất đai Tổ quốc.

        Tháng 7 năm 2004, lần đầu tiên chúng tôi hành hương về với Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, nơi quy tụ lớn nhất các anh hùng, liệt sĩ của cả nước. Trên xe chúng tôi, hầu như tất cả đều có người thân trong gia đình là bộ đội và liệt sĩ. Trưởng đoàn, có bố là liệt sĩ thời chống Mỹ, tôi có bố là sĩ quan quân đội và cậu ruột hy sinh ở chiến trường Quảng Đà năm 1969, các thành viên còn lại đều là con em gia đình sĩ quan quân đội.

        Trời Quảng Trị những ngày cuối hạ trong xanh và nắng vàng rực rỡ. Theo đường 9, qua những địa danh nổi tiếng nơi xưa như Cồn Tiên, Dốc Miếu chúng tôi hướng về A Lưới. Sau bao năm, dấu tích chiến tranh đã bị xóa mờ. Thiên nhiên nhiệt đới trùm lên một màu xanh mơn mởn, bất tận che khuất những miền đất trần trụi do chất độc màu da cam đổ xuống trước đây.

        Tôi đã từng được đi qua khắp dải miền Trung sau chiến tranh nên càng cảm nhận được sức sống đang trào dâng trên những mảnh đất khô cằn, xạm cháy năm nào.

        Con đường chạy miên man giữa bạt ngàn cao su mới trồng của các nông trường đưa chúng tôi vào đường Trường Sơn mới. Con đường trải nhựa phẳng lỳ dài tít tắp băng qua những quả đồi, những cánh rừng, con suối. Con đường 559 ngày xưa in dấu dép cao su của các thế hệ cha anh xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước nay vang tiếng xe ôtô mang theo niềm tin đưa đất nước vào tương lai.

        “Đến nơi rồi.”! Mọi người trong xe reo lên vui sướng khi xe rời đường Hồ Chí Minh rẽ vào Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Đây đó hai bên đường băng rôn, biểu ngữ của chương trình “Đêm Trường Sơn huyền thoại” mà chúng tôi được xem trên truyền hình Trung ương, vẫn còn tươi rói. Lượn quanh mấy hồ nước chúng tôi dừng chân ngay trước khu tượng đài chính. Một cảm giác khó tả trào dâng trong mỗi con tim.

        Trong nắng vàng rực rỡ, phía xa kia là Trường Sơn bạt ngàn trải dài và ngay dưới tán thông reo vi vu nơi đây là cả vạn các anh, chị đang yên nghỉ trong yên bình và tĩnh lặng đến vô cùng.

        Lúc sống, các anh, chị là những người chiến sĩ đứng trong hàng ngũ lớp lớp người ra trận thì nay các anh chị vẫn xếp hàng bên nhau theo đội ngũ, cũng như trong các Nghĩa trang liệt sĩ khắp mọi miền Tổ quốc.

        Lần lượt đi thắp hương các khu mộ của các tỉnh, thành chúng tôi càng thêm cảm nhận thẳm sâu trong tiềm thức- cả nước đã hiến dâng biết bao người con, bao xương máu, bao của cải vô giá cho công cuộc giải phóng đất nước mình. Các anh chị cùng bao bậc cha anh chúng tôi đã đem thân mình chắn che cho Tổ quốc, đã làm nên hai cuộc kháng chiến vang dội địa cầu để đất nước ta ngày nay liền một dải, vĩnh viễn không còn bóng quân xâm lược.

        Trong tiếng thông reo, chúng tôi như nghe đâu đây tiếng vọng ngàn xưa tụ lại của tổ tiên: tiếng vó ngựa oai hùng của Quang Trung, tiếng hịch của phong trào Cần Vương, tiếng súng từ căn cứ Vụ Quang của nghĩa quân Phan Đình Phùng cùng bao thế hệ trước dội lại.

        Nhớ lại thời chiến tranh chống Mỹ, trong tôi lại hiện lên cảnh cha mẹ, anh chị lưu luyến tiễn đưa con em lên đường, cảnh những đôi trai gái bịn rịn chia tay, cảnh học sinh gác bút nghiên lên đường, cảnh những đoàn quân xanh màu lá hối hả hành quân ra mặt trận. Nơi hậu phương, những bà mẹ, chị em lao động hết mình trên đồng ruộng, trong xưởng máy. Những thầy cô miệt mài trên bục giảng. Những trẻ thơ đầu đội mũi rơm, trong cặp sách là bông băng, thanh nẹp, ríu rít tới trường... Rất ít kẻ run sợ trong cuộc chiến đấu này. Tất cả dân tộc đều hướng về tiền tuyến lớn; tất cả rạng ngời một niềm tin- chúng ta nhất định thắng.

        Đứng trên đồi cao nhìn ra bốn phía, non sông gấm vóc trải dài bất tận, con đường Trường Sơn mới chạy xuyên tít tắp, chúng tôi như trào dâng một sức sống mới - sức mạnh của quá khứ thôi thúc chúng tôi trước ngưỡng cửa của một thời cơ, vận hội mới - đưa đất nước Việt Nam thống nhất đang ở một vị thế mới đi vào tương lai.

        Cũng từ đây nảy sinh trong chúng tôi nhiều trăn trở mới: làm thế nào đây để xứng đáng với cha anh đi trước? Thế hệ trước đã làm cho Việt Nam từ chỗ không có tên trên bản đồ thế giới, được thế giới biết đến như là nơi thể hiện lương tri và phẩm giá con người, nơi đã làm được điều mà thế giới tưởng như không thể: trí tuệ, khát vọng của một dân tộc đã làm cho vũ khí tối tân hiện đại phải khuất phục.

        Vậy thế hệ chúng tôi phải làm gì đây? Không có con đường nào khác - thế hệ chúng tôi phải đưa được Việt Nam phát triển thành một quốc gia hiện đại, hùng cường, sánh vai cùng năm châu, bốn bể như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay cho các lớp cha anh mong muốn.

        Chúng tôi cũng mong sao cho lớp cháu con sẽ phải sát thành đội ngũ như các anh, chị; hãy cùng nhau chung sức, sẻ chia trong khó khăn cũng như thuận lợi, hãy sống có niềm tin, lý tưởng và khát vọng, phải biết hiến dâng.

        Trong cuộc chiến đấu mới chống đói nghèo để phát triển đất nước hôm nay, dân tộc Việt chúng ta đang đứng trước thời cơ và thách thức mới. Trong kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, khi mà vấn đề vốn và máy móc thiết bị không còn đóng vai trò to lớn như thế kỷ trước thì con người chính là nhân tố quyết định.

        Chúng tôi tin tưởng rằng, với phẩm chất của con người Việt Nam, với trí tuệ Việt Nam thể hiện qua tiến trình lịch sử, chúng ta sẽ đi vào tương lai với vận hội mới và niềm tin tất thắng. Rời Trường Sơn, chúng tôi mang theo bên mình bao ấp ủ, dự định, cùng niềm tin, mong ước đến tương lai.

Trường Sơn bên nắng, bên mưa
Ai chưa đến đó như chưa biết mình
Trường Sơn đây nghĩa, đây tình
Biết bao liệt sĩ dáng hình còn đây
Yên bình dưới bóng hàng cây
Để non sông gấm vóc này nở hoa
Khắp nơi vang vọng tiếng ca
Chung tay xây dựng nước nhà - Việt Nam

Kỹ sư TRẦN ANH TUẤN                    
Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Việt        
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #194 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2016, 04:12:40 am »

   
THƠ VÀ CA KHÚC VỀ NHỮNG NĂM THÁNG TRƯỜNG SƠN KHÔNG THỂ NÀO QUÊN



Phần này do các Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý - Đoàn Mạnh Phương tuyển chọn và giỏi thiệu



TỐ HỮU

Nghĩa trang Trường Sơn

Trời Quảng Trị trong veo, xanh thẳm
Nắng nghĩa trang thơm ngát khói hương
Nghe gió hú Trường Sơn nghìn dặm
Tưởng quân đi, rầm rập chiến trường




CHẾ LAN VIÊN

Pháo binh

Pháo binh ta trên đỉnh nhọn Trường Sơn
Vai thâm tím và ngón chân đỏ táy
Chưa tháo giầy máu ứ đã trào tuôn
Câu thơ phải biết đau từ chỗ ấy.




CHÍNH HỮU

Đường ra măt trận

Những buổi vui sao cả nước lên đường
Xao xuyến bờ tre từng hồi trông giục
Xóm dưới làng trên con trai con gái
Xôi nắm cơm đùm ríu rít theo nhau
Súng nhỏ súng to chiến trường chật chội
Tiếng cười hăm hở đầy sông đầy cầu

Bộ đội dân quân trùng trùng điệp điệp
Chào nhau không kịp nhớ mặt
Dô hò nón vẫy theo
Hàng ngũ ta đì dài như tiếng hát
Chào những ngôi trường ngói đỏ bình yên
Lấp lánh cánh đồng đang gặt đang hái
Xuôi ngược công trường những bánh xe reo
Ngọn khói con tàu như tay vẫy gọi

Đất nước mình đây
Hai mươi năm
mưa, nắng, đêm, ngày
Hành quân không mỏi
Sung sướng bao nhiêu tôi là đồng đội
Của những người đi vô tận hôm nay

Yểm hộ miền Nam
Thình thình đại bác
Nhịp những bước chân
Cả nước Lên đường.

1965


NGUYỄN ĐỈNH THI

Lá Đỏ

Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường,
như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường

Đoàn quân vẩn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa
Chào em, em gái tiên phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

Em vẫy cười đôi mắt trong.

Trường Sơn 12-1974
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #195 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2016, 10:47:54 am »

  
NGUYỄN KHOA ĐIỀM

Những bài hát,
con đường và con người



Những bài hát không ai hát nữa
Đã vỡ trên môi anh ngọn gió dịu dàng
Sẩm bên đường mỗi sợi cỏ hoàng hôn
Nghe thương mến lại thắp từng ngọn lửa
Những bài hát không ai hát nữa
Đã vỡ trên môi anh ngọn gió dịu dàng.

Những con đường không ai trở lại
Đã xuyên qua anh những mạch máu âm thầm
Anh nghe đạp những bước chân đồng đội
Bao lối mòn chớp lửa chiến tranh.
Những con đường không ai trở lại
Đã xuyên qua anh những mạch máu âm thầm

Những con người không ai gặp nữa
Đã đặt lên vai anh gánh nặng cuối cùng
Bao khuôn mặt gầy xanh, mơ mộng
Như cánh rừng, đã thuộc về anh.
Những con người không ai gọi nữa
Đang sống cùng anh trọn tuổi xuân...

7-1984        



ĐẶNG TÍNH1

Qua đèo 700

Bình minh rạng chân trời
Trường Sơn của ta ơi
Núi rừng sao hùng vĩ
Đỉnh 700 đây rồi.

Chao, đèo cao hiểm yếu
Dốc ngoặt gấp cheo leo
Bom giặc cày phá trụi
Xe ta băng qua đèo

Lại đi dưới đường dây
Cây cao xanh trùng điệp
Lim, săng lẻ, lồ ô
Lá xanh như màu thép.

---------------
1.Đặng Tính - Chính ủy Bộ tư lệnh Trường Sơn. Liệt sĩ hy sinh năm 1973



NGUYỄN ĐỨC MẬU

Hành quân thần tốc

Ồ mới hôm qua, xa lắm đâu
Hàng ngàn xe tải nôi đuôi nhau.
Đội hình chủ lực hành quán gấp
Đi dọc Trường Sơn xanh chất ngất.

Đường xóc đèo cao, núi lắc lư,
Lính ngồi xe tải ngỡ như mơ
Sài Gòn phía trước đang gân lại
Khắp ngả rừng sáu đã đỏ cờ.

Giờ nghỉ ven đường, bếp nhóm vội
Nấu chưa kịp chín, lệnh hành quàn
Bê nồi cơm sống lên xe tải
Không cần đũa bát, chẳng cần mâm,
Đường dài xe chạy, người ăn bốc
Một miếng cơm nhai có bụi lầm!

Nước chưa kịp nấu bi đông cạn
Ngầm rộng: xe đi chậm đội hình,
Ta múc sông mời nhau uống tạm
Mũ cối chuyên tay tôi với anh.

Ngỡ như lạc tới hành tinh khác
Trường Sơn sức gió nối nhau về
Ầm ầm sắt thép rung tròi đất
Một luồng gió lớn thổi say mê

Rừng già dày lá, thêm rừng áo,
Cơn gió xoay vòng quay bánh xe
Gió lùa đêm rộng sao trôi dạt
Gió thổi qua ngày lấp tiếng ve
Núi bớt chênh vênh, rừng mở cửa,
Nhịp cầu vừa bắc vội qua khe
Trường Sơn dồn gió cho thành phố
Đường mở thênh thang đón gió về.
Đường mở thanh thanh đón gió về

Hôm qua uống nước dòng sông Bạc
Rừng khộp khô cong ngọn gió Lào,
Nay đã gặp sông Ba tấm mát
Tây Nguyên thẻ núi dựng trời cao
Ô vừa chợp mắt: màn đêm khép
Bồng bềnh giấc ngủ lẩn vì sao
Cánh rừng, dòng suối trôi đi mất
Thức giấc: bình minh mọc lúc nào?...

Đây cuộc hành quân hùng vĩ nhất
Đi từ phương Bắc tới phương Nam
Bánh xe lăn suốt hai miền đất
Một dải Trường Sơn gió thổi tràn
Bánh xe lăn suốt vòng đêm rộng
Sức người chuyển núi vượt thời gian
Đội ngũ dập dồn vào trận lớn
Sài Gòn xanh áo lá Trường Sơn.

(Trích “Cánh rừng vào thành phố”) - 1973        



NGUYỄN TRỌNG OÁNH

Buổi chiều trên đỉnh Trường Sơn

Chiều nay
Từ đỉnh Trường Sơn sừng sững
Nhấp nhô mũi súng cồn mây
Chúng ta đi
Bỗng nghe
Đất nước dưới chân mình thao thức

Ta đi men những ngọn đồi
Có những bếp tro vừa tắt
Có những lán nhỏ vừa nằm
Bàn chân còn in dấu những bàn chân
Ta đi nghe tiếng người giục giã
Một vết dao mở rừng
Một con đường đất đỏ
Một nhịp cầu tre lưng đồi ghép dở
Cô dân công ngừng tay cuốc bên đường
ơi nhịp cầu dài trăm mến ngàn thương
Dưới bước chân ta
Nghe hơi ấm bàn tay cô gái nhỏ
Nghe cuồn cuộn nước xô về biển cả
Người đi nối tiếp người đi
Ôi hai mươi năm đường đánh Tây chống Mỹ
Hai mươi năm một phần năm thê kỷ
Ta đi không nhớ hết những tên làng
Những con sông, những ngọn núi, những người thương.
Mà sao đó
Nẻo rừng xanh bỡ ngỡ
Một con suôi, một lùm cây ta nhớ
Dáng hình đất nước thân yêu
Trường Sơn ơi, mỗi sớm, mỗi chiều
Dưới bước chân ta
Bát ngát bờ xanh
Trắng phau nội cát
Biển lúa ta reo
Rừng dương ta hát
Mà đạn bom cháy đỏ những chân trời
Ôi đường ta mỗi phút dễ chi nguôi
Đau đáu thù xưa, căm căm chuyện mới,
Ấp chiến lược chăng gai rào đêm tối
Xích xe lăn cắn nát những đường làng
Qua bảy ngàn đêm ăn đất nằm sương
Ta bỗng thấy thêm
Một trăm lần ta yêu đất nước.

Chiều nay
Từ đỉnh Trường Sơn gió nổi
Cuồn cuộn bước ta đi
Lại âm vang tiếng hát bốn phương vê:
“Ôi xương tan máu rơi”
“Lòng hận thù ngút trời ”
Tiêng hát bỗng rung rung đầu súng
Chập choạng chiều mây núi rừng chao động
Gió ngàn mở cánh nguy trang
Thác suối gầm reo cùng cất bước lên đường.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #196 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2016, 05:47:21 am »

     
TRẦN NHẬT THU


Cái điểm sáng ấy

Cái điểm sáng ấy anh từng gặp bao đêm
Trên những con đường đuổi giặc
Xe đi qua thung lũng mờ sương
Dốc đèo cheo leo nơi nào cũng gặp.

Ôi những cánh rừng lạ như thời cổ sơ
Anh chưa thuộc đường, thuộc tên, thuộc lối,
Một bóng nhỏ thoáng qua khi xe lao vội
Một bàn tay vẩy gọi cuối con đường,
Cái điểm sáng lạ lùng dẫn xe anh lên.

Anh nói với bạn bè, chắc chắn là em,
Khi những cánh rừng bên đường cháy trụi,
Dáng em nhỏ nhoi đứng trong tầm bom giội
Bằng cảm giác khác thường, anh nhận ra tay em.

Năm ngón tay, năm tia sáng đầu tiên,
Qua trọng điểm đầu tiên anh đã gặp,
Đến “cửa tử”, trời ơi! anh vẫn gặp
Màu áo trắng ngời lẻn trong chớp bom.

Mấy năm rồi chạy trên tuyến Trường Sơn
Có đêm nào như đêm nay nhớ mãi
Những cọc tiêu là những cô em gái
Thanh thản đứng bên đường trọng điểm - xe lên.

Cái điểm sáng lạ lùng phát sáng tự tay em.
Trường Sơn, 3-1971



LỀ THỊ MÂY

Khúc hát rừng

Đường có tên khi có bàn chân
Khi có bánh xe đầu tiên lao tới
Đoàn dân công như nguồn con nước mới
Mang hậu phương trên vai trên lưng.

Nơi đóng quân là giữa đèo mây
Nơi đóng quân là thung lũng nắng
Nơi suối chảy những hòn đá trắng
Làm ghế làm bàn cho buổi họp bên nhau

Mái lán không kề trước kề sau
Cây cổ thụ làm tán che mắt địch
Những đêm bám quân ta đi truy kích
Giấc ngủ rừng ấm mỗi gốc cây.

Ở rừng nhìn cái gì cũng xanh
Dốc thác trắng pha chút màu nõn lá,
Nhìn cây rừng, cây nào cũng lạ
Không thấy hoa, trái cứ rụng đầy!

Ôi Trường Sơn, xưa đội chín tầng mây
Màu xanh thẳm dấu rừng vàng rừng bạc
Giờ mỗi búp lá non giàu thêm tiếng hát
Giàu thêm tâm hồn người...
1971



NGUYỄN HỮU QUÝ

Khát vong Trường Sơn

Nằm kê nhau
Những nấm mộ giống nhau
Mười nghìn bát hương
Mười nghìn ngôi sao cháy
Mười nghìn tiếng chuông ngân trong im lặng
Mười nghìn trái tim neo ở đầu nguồn
Mười nghìn đôi vai từng gánh Trường Sơn
Mười nghìn đôi tay mở rừng, xẻ núi
Mười nghìn đôi chân bám trên trọng điểm
Mười nghìn đôi mắt ngước hái mây chiều...
Mười nghìn ngọn đèn thắp miền dông bão
Mười nghìn bếp ấm giữa lòng rừng xanh
Mười nghìn cơn mưa, mười nghìn cơn nắng
Mười nghìn trận sốt bạc rừng nguyên sinh
Mười nghìn chiếc gậy của thời đôi mươi
Mười nghìn nếp nhăn hằn lên trước tuổi
Mười nghìn vết đau - mười nghìn vòng trắng
Mười nghìn mái tóc bị phát quang dần
Mười nghìn Trường Sơn trong một Trường Sơn
Mười nghìn lời ca trong bài ca lớn

Mười nghìn cái tên trong đêm đêm mẹ nhắc
Mười nghìn giấc mơ của mẹ chờ ta
Mười nghìn con đồ thương vê bến đợi
Mười nghìn hạt giông chưa vê phù sa...

Mười nghìn tấm bia, còn mười nghìn nữa
Mười nghìn đồng đội nằm rải Trường Sơn
Mười nghìn hài cốt chưa về khói hương
Mười nghìn đơn côi nằm trong cõi vắng
Mười nghìn cô quạnh lang thang nẻo rừng...

Mười nghìn khát vọng được về bên nhau!



DƯƠNG KỲ ANH

Bài thơ người đi tìm phần mộ cho em trai mình

(Cho hương hồn em Việt)

Mười bảy tuổi em lên đường
Chưa hề nắm tay một người con gái
Lá đơn tình nguyện em viết bằng máu ...
của chính mình chích từ đầu ngón tay
Những ngón tay gầy đen đúa.

Buôi tối đi ngủ em xoa bàn chân đất vào mùn rơm .
Bát cơm trộn khoai em sẻ anh một nửa
Mẹ mất sớm, ba anh em mình như ba chân kiềng tựa vào nhau
Trước gió bão cuộc đời trôi dạt.
Giờ em nằm nơi đây trong đất lành TỔ quốc
Anh đi tìm phần mộ em suốt mười mấy năm trời
Anh đi tìm-nắm-đất-cuộc-đời-em, chỉ gặp toàn kỷ niệm
Đứa em trai hay cười
Năm hạn hán mất mùa em kéo cày cho anh cày ruộng
Đêm đập lúa hò khoan
Trưa tắm sông em làm con rái cá
Ngụp lặn trong lòng nước phù sa đỏ ngầu
Tháng ba mưa rào sấm ran đồng lúa
Anh em mình đi bắt cá rô ron...
Giờ anh đi tìm em ở nghĩa trang Trường Sơn
Ở thành cổ Quảng Trị
Gió Lảo thổi héo cỏ cây
Thổi rát mặt người, bụi mù đất đỏ
Anh bổng nhận ra rằng
Em như muôn ngàn người lính vô danh
Đến nắm-đất-đời-mình cũng không để lại.
Đứa em trai hay cười
Để bây giờ anh đọc câu thơ của người xưa mà trào nước mắt.
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #197 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2016, 06:39:52 am »

   
PHẠM NGỌC CẢNH


Văn bia đọc ở nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn

Các anh có nhận ra giọng người đến đọc văn bia
Đang ngưng lắng chỗ toan trào nước mắt
Như cung chuyên khép xong bom tràn tím mặt
Hơi thở cuối cùng vô vọng hắt sang tôi
Nỗi đau ấy đặt lên vành lái
Xe lăn trong tang khúc cháy run người...

Không, các anh không còn nghe được nữa đâu
Tôi tin vậy nên ghìm tiếng nấc
Tôi tin vậy nên đọc trầm trong gan ruột.
Tên các anh như tiếng gọi hướng sang mình
Như ngọn gió bóp nhàu mây tưởng niệm
Như mảnh tang xưa cài ngang trọng điểm.
Đã hoá làm vệt máu chảy qua đêm
Nay lại hoá nghìn tay nhào nặn đất
Hoá nghìn mắt để biết nhìn rất thật
Chỗ giọt mồ hôi trát mạch công trình.

Tôi ngồi trong thoáng đăng gió nồm lên
Phía bên này rặng núi
Góp nhặt âm vang của từng giọng nói
Trong buồng lái không đèn
Trong trận cười không rõ mặt

Trong hẻm đá khói bom đầy mũ sắt
Mà bàn tay lần mãi xuống tim đường
Trong trang thư cháy nửa phần câu thương của vợ.
Nửa cuộn cháy nụ xoè cho tuyến lửa
Trong so le từng giọng hát truyền sâu
Trong nhát xẻng cắm vào đâu cũng gặp
Hơi núi bốc lên mùi thịt da mình
Văn bia đặt chỗ binh đoàn khởi xuất
Mở tuyến đường băng lên.

Phác thảo văn bia tôi mang lên giàn giáo đang xây
Gặp thớt vữa cát sông nhào đặc sánh
Gặp anh em đã vượt tuyến đường này
Gặp anh em vừa rời trận đánh

Gặp vai áo cồn cào thương nhớ bạn
Bổ sung cho ý này...

Phác thảo mang ra bãi đước đang quây
Gặp anh em lội bùn nuôi tôm nước lợ
Gặp anh em ngồi nhìn bếp lửa
Bổ sung cho ý này...

Mẹ chúng ta chưa rời tiếng khóc đâu anh
Khi người đến che nghĩa trang này bằng vạt áo
Nét chạm văn bia sẽ hồng lên
Như máu truyền nuôi nấng mỗi dòng tên

Bia đã khắc rồi tôi đến đọc
Muốn các anh bổ sung cho ý này
Cho khoảng trống ngôn từ bất lực.
Tôi về viếng các anh
Cái bóng tôi in vào khoảng đất
Gió lại đẩy như là giằng giật
Với nỗi đau riêng mình
Với mười sáu năm trời thương nươc1
Hai triền núi chúng mình xẻ dọc
Bây giờ còn đậm mỗi dòng tên.

1997          
---------------
1. Đường Trường Sơn thời chống Mỹ (1959 - 1975).



NGUYỄN HỔNG HÀ

Chúng tôi đi bốc mộ ở Trường Sơn

Tháng ba rồi tròi đang tiết thanh minh
Chúng tôi vào Trường Sơn bốc mộ
Hoa cánh trắng dắt tay vào lôi cũ,
Chim gọi tên đồng đội khắp rừng già...

Có gió bấc gì đâu mà mảnh đạn dưới da
Lại lần nữa cứa tôi nhức nhối
Có thể nào những người đồng đội
Tôi gọi tìm trong khoảng đất hiu hiu?

Có nghe chăng đồng đội thán yêu
Chúng tôi đi từ phía bờ biển sáng
Nơi mặt trời mọc lên đỏ thắm
Nơi các anh nằm định hướng giữa rừng sâu.

Đón các anh vé dưới đó chẳng xa đâu
Đoạn dốc cuối của con đường lịch sử
Đã có mẹ và em đứng đợi
Chúng tôi đi lối đã bằng rồi...

Đưa các anh về dưới đó cũng có đồi
Có làng ve, chìm vườn, hoa lá
Có tiếng sóng và bước chân của mẹ
Ru các anh đêm ngày...

Đưa các anh về có cả màu mây
Với nắm đất các anh nằm lại
Vài thứ đơn sơ đời bộ đội
Con dao mở rừng đôi dép gói trong tăng.

Từ Trường Sơn vé lối đã thong dong
Xin đưa các anh lên đường xe sớm
Đêm vụt biến cho ngày rộng đến
Khắp quê hương đã giải phóng rồi!

Các anh về không ở Trường Sơn
Chỉ có chúng tôi rồi đây trở lại
Mẹ đã đưa hạt cây gieo vãi
Để ngày vê mang quả viếng các anh

Lòng mẹ bốn mùa trên mộ các anh
Có đĩa quả ở Trường Sơn mẹ hái.

12-6-1977        



PHÙNG NGỌC HÙNG

Tìm con ở nghĩa trang Trường Sơn

Mẹ đến tìm con ở nghĩa trang Trường Sơn
Lưng mẹ còng trên hàng mộ chí
Những tấm bia - trang sách thời gian
Tấm bia nào ghi tên con của mẹ?

Nước mắt nhoà mẹ nhìn không rõ nữa
Dòng chữ nào mẹ cũng ngỡ có tên con
Mẹ lặng nhìn hàng mộ chí không tên
Bóng mẹ nhoà trong bóng thông, bóng núi

Những đứa con nơi Trường Sơn yên gửi
Tuổi xuân xanh chưa hò hẹn một lần
Chưa một lần kịp về thăm mẹ
Muôn đời trọn nghĩa với nước non

Những lá thông già rơi trên nghĩa trang
Những đám cỏ lên xanh quanh hàng mộ chí
Khói hương bay thơm hồn liệt sĩ
Những tàn nhang để lại dấu hỏi vô tình

Mẹ đến tìm con nhưng gặp lại mình
Bao vất vả suốt đời mẹ chịu
Đôi vai gầy đòn gánh đè nặng trĩu
Mẹ đứng lên gánh cả trời chiều...

Nghĩa trang, Trường Sơn 12-1996      



ĐINH NAM KHƯƠNG

Nhớ Trường Sơn

Tưởng nhớ đồng đội của tôi đã anh dũng hy sinh
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Nếu bây giờ trở lại Trường Sơn ta không còn thấy nữa
Tuổi hai mươi cỏ đã phủ kín rồi
Cây mắc võng đã thành cây cổ thụ
Sốt rét không còn, chỉ còn gió rung thôi!...

Không còn nữa chiếc bi đông bẹp dúm
Đạn quân thù lố chỗ xuyên qua
Cơn khát ấy chảy vào lòng đất
Để bây giờ đất khát bài ca!...

Không còn nữa bếp Hoàng Cầm giấu khói.
Những chiều mưa nhóm lửa dưới chân đồi.
Bom Mỹ đánh - Rừng thêm nhiều đom đom1
Nhớ thương người! Mây trắng hoá mồ côi!...

Chỉ còn lại những linh hồn trong đất
Nói cùng ta vê cuộc chiến năm nào
Yêu người sống - Nên nhiều người đã chết
Trên nóc rừng - Cờ đỏ mãi bay cao!...


----------------
1. Viết theo ỷ thơ của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #198 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2016, 04:42:39 am »

     
NGUYỄN THỊ PHƯỚC


Lời ru ở nghĩa trang Trường Sơn

À ơi! ơi à...
Bao nhiêu ngôi mộ
Rưng rưng vòm trời
Bấy nhiêu ngôi sao
Sáng miền thương nhớ.

Hoa oi hãy nở
Đều cho từng người
Hương ơi hãy toả
Làm thơm mây tròi!

Cố tích cuộc đời
Ngàn trang tươi rói
Vê đây đọc lại
Để mà tin yêu!

Ai làm cỏ đau
Muôn sau sẽ biết
Lá sẽ không hát.
Cho tim vô tình...

Ru tóc các chị
Ru tóc các anh
Ru hoài ru mãi
Một lời ru xanh.

2002        



NGUYỄN KHẮC THẠCH

Những câu hỏi bâng quơ

Ai đã nghe những ám thanh của dấu lặng
Bài hát chiến tranh người lính không trở về

Ai đã thấy những gì cao hơn các tượng đài
Những gì sáu hơn đáy cốc trên bàn tiệc

Ai đã từng lấy ngực che Tổ quốc
Còn ai đem Tổ quốc che thân

Có người mẹ thành nghĩa trang của sáu nấm mồ con
thắp hương trong ruột
Là câu trả lời những câu hỏi bâng quơ...



ĐOÀN MẠNH PHƯƠNG

Khát vong

Người tắt bóng lâu rồi, hồn vẫn còn nổi gió
Nước mắt cỏ còn tươi, như thể vừa máu đổ
Hồn
        như mưa như nắng
Hồn
        như gần như xa
Hồn
        như máy như bão
Nơi đại ngàn bước ra...

Như vẫn còn đâu đó, một chuỗi cười trẻ tươi
Một giấc mơ thiếp ngủ
Dưới cỏ cây
và Trời

Như vẫn cồn in dấu, một mối tình trẻ thơ
Mãi mãi là ngây dại
Mãi mãi là xa xưa

Vẫn còn trong sâu thẳm một bóng quê êm đém
Một ngọn đèn..
             Mái rạ...
Quên
hay là Nhớ hơn?
Chiều — Những chiều bình yên
Sau cồn cào bão táp
Niềm khao khát khôn cùng
Trong
như

nước
mắt...

Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn 7 - 2005



ÁNH TUYẾT

Ru anh
Kính tặng những người vợ liệt sĩ

Ngủ ngon đi, ngủ đi anh
Yêu thương em khẽ cất thành lời ru
Từ trong sâu thẳm mịt mù
Dịu đau những vết quân thù bắn anh

Gió xanh ru ngọn cỏ xanh
Khói bom đã hết yên lành giấc say
Cánh diều ru những làn mày
Lứa thơm nếp mới hương bay đồng vàng.

Hàng cây ru mát đường làng
Mẹ đang phơi thóc con đang học bài
Năm ru tháng, tháng ru ngày.
Tay gầy lại nắm vai gầy... đêm đêm.

Dáng em giờ chẳng còn mềm
Tóc em sợi trắng sợi đen nhiều rồi
Anh còn mãi tuổi đôi mươi
Biết làm sao xứng với người ngày xưa...

Dịu đi cái nắng gọi mưa
Để em ru những giấc mơ cho chồng.




TRỊNH QUANG KHANH

Trường Sơn Môt khúc tráng ca
(Kính tặng hương hồn các liệt sĩ Trường Sơn)

Thời đánh Mỹ
Các chị, các anh đều mười tám, đôi mươi,
Có người chưa tròn mười bảy Tuổi “bẻ gãy sừng trâu”
                      Ăn không thấy no
                                     Ngủ không biết chán

Quê mình ngày đó quá nghèo
Mỗi người lớn lên bằng củ khoai, củ sắn
Bằng hạt bo bo nhai sái cả quai hàm
Thế mà vẫn lớn, vẫn xinh, vẫn ước mơ cháy bỏng:
Trở thành người làm vườn có nhiều kinh nghiệm
Tạo nên những mùa vàng;
Là Bác sĩ, Kỹ sư
Là Văn nghệ sĩ hay Nhà giáo Nhân dán...

Giặc Mỹ tới!
Chúng rắp tâm hủy diệt màu xanh
Muốn biến quê ta quay về thời kỳ đồ đá
Bắt dân ta sông kiếp ngựa trâu!

Tổ quốc lâm nguy
Làm trai thời loạn
Hết thảy chung một nỗi lo:
“Không được đi đánh giặc!”

Rồi một ngày niềm vui đã đến
Các chị các anh
Để lại cuốc cày tạm gác bút nghiên
Tạm biệt quê hương, lên đường đánh Mỹ

“Ra đi quyết giữ lời thề:
Chưa giết hết giặc chưa vê quê hương!”
Lời thề đó thúc giục bước quân hành
Của các chị, các anh
          Những người làm nên những khúc tráng ca!

Mười sáu năm, gần sáu ngàn ngay1
Chiến trường Trường Sơn trải dài hơn mười sáu ngàn cây số
Bọn giặc điên cuồng trút xuống Trường Sơn
Bảy triệu năm trăm hai sáu ngàn bảy trăm quả bom các loại
Chúng vẫn không diệt được màu xanh của bốn mươi thế kỷ
Sự bạo tàn chỉ làm hoen ố thanh danh nước Mỹ!

Đèo Mụ Dạ, cua chữ A
Ngầm Talê, dốc Cô Tiên, ngã ba Chà Là
Cổng Trời, ngã ba Đồng Lộc...
Mỗi tấc đất trộn lẫn mảnh bom dầy
Con chim bay không còn cây để đậu!
Thế mà các chiến sĩ Trường Sơn vẫn luôn có mặt.
Địch đánh, ta sửa ta đi
Lấp hố, tạo ngầm, mở đường, thông tuyến
Đảm bảo đường ra tiền tuyến, dự trữ kho lương, cứu thương
tải đạn...
Tất cả đều do các chiến sĩ Trường Sơn đảm nhiệm
Có biết bao huyền thoại vê các chị, các anh
*       *           *
Hơn ba mươi năm rồi, đất nước không còn bóng giặc
Hàng triệu chàng trai, cô gái chưa một lần về lại quê hương!
Trong đó có các anh, các chị:
                                          10.263 liệt sĩ Trường Sơn
“Sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm!”
Bến Tắt - Do Linh - Quảng Trị
Nơi an nghỉ của các chị, các anh
Quân phục trắng phau, hàng ngũ chỉnh tề
Sáng sáng vẫn vọng về tiếng tập: “Một, hai!”2
Đất thiêng phun dòng nước ngọt3
Để anh tắm mát, để chị gội đầu.
Phật thương xòe tán Bồ - đề4
Che mát vong linh các anh, các chị.

Công đức ngàn đời ghi nhớ
Nhân dân mãi mãi phụng thờ.
Hàng dương xanh quanh năm hát ru các anh, các chị
An giấc ngàn thu!
3-2-2007          

---------------
1. Kể từ ngày thành lập Binh đoàn Trường Sơn 19/5/1959 đến 30/11/1975.
2. Theo các đồng chí quản trang kể: Thi thoảng vào buổi sớm vẫn nghe thấy tiếng hô “Một hai...” của các liệt sĩ.
3. Sau khi quy tập thi hài các liệt sĩ vé xây dựng nghĩa trang Trường Sơn, giữa vùng đồi cát khô cằn, tự nhiên có một dòng nước phun lên tạo thành hổ nước mál quanh năm.
4. Cây Bồ đề không ai trổng nhưng cũng mọc lên từ buổi đầu có nghĩa trang Trường Sơn. Hiện nay tán đã che mát khu trung tâm nghĩa trang.

« Sửa lần cuối: 12 Tháng Hai, 2016, 09:56:38 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #199 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2016, 10:35:49 am »

   
Bài ca Trường Sơn
Nhạc: TRẦN CHUNG          
Lời: Trích thơ GIA DŨNG        




   
Bước chân trên dải Trường Sơn
       Nhạc: VŨ TRỌNG HỐI          
Lời: Trích thơ ĐĂNG THỤC (Tào Mạt)       




   
Chiếc gậy Trường Sơn
        Nhạc và lời: PHẠM TUYÊN       




   
Đường Trường Sơn xe anh qua
        Nhạc và Lời: VĂN DUNG       

« Sửa lần cuối: 12 Tháng Hai, 2016, 02:45:08 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM