Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Năm, 2024, 06:06:33 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà Giang - Phần 10.  (Đọc 172021 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #300 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2013, 08:56:29 am »

Bác pb47 ơi ! sao bác lại đinh bỏ bọn em cho bon tàu nó làm thịt hay sao ? thẩm nào hôm 12/7 bon em nằm trên 772 chờ mỏi mắt chẳng thấy bác ứng cưú bọn em
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #301 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2013, 10:44:58 am »

Bác pb47 ơi ! sao bác lại đinh bỏ bọn em cho bon tàu nó làm thịt hay sao ? thẩm nào hôm 12/7 bon em nằm trên 772 chờ mỏi mắt chẳng thấy bác ứng cưú bọn em
................
Bác Ngocquyen C6 thân mến - từ 28-6 là bác PB sang phía Đông sông Lô để phối thuộc cho  e 141  của bác Nguyenquangtri mà bác . Bác Quyen đừng lo , bác với bác Vmt cứ đánh hăng vào nhé ... Cố gắng bắt trói nhiều lính Tàu nhé ...nếu còn đứa nào chạy thoát 772, kiểu gì cũng qua cầu Thiên bảo về nhà chúng nó .Lúc đó bác PB ở mạn Đông sông Lô sẽ làm thịt tụi nó .Hic . Đúng không cụ PB ?
.
Thân chào các bác cựu .
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #302 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2013, 11:24:15 am »

   Vào những ngày này của 29 năm trước,tại mặt trận Vị xuyên (Hà giang),đang nóng lên từng giờ,từng ngày.Bên phía ta các lực lượng,từ:đặc công,trinh sát,vận tải thông tin đến công binh ,quân y và các lực lượng pháo binh,bộ binh tất cả đều đã sẵn sàng...

  Từ phía bên kia,quân Trung quốc,dường như chúng đánh hơi được sự phản kháng của ta.Nên hàng ngày pháo binh của chúng bắn suốt ngày đêm,ở thung lũng Thanh thủy đêm đêm pháo sáng bắn lên sáng rực đất trời...

  Ngày đó,chúng ta đâu có biết được rằng,rất nhiều người lính chỉ vài hôm nữa họ sẽ ngã xuống và sẽ vĩnh viễn  nằm lại trên các mỏm đồi núi cho đến tận bây giờ.Chiến tranh ở đâu cũng sẽ rất là ác liệt,sự hy sinh của các anh để giữ từng gang tấc đất thiêng liêng nơi phên giậu của tổ quốc là vô cùng cao cả.Người dân Việt nam,đời đời ghi nhớ công lao của các anh...
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #303 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2013, 11:28:11 am »

  Các bác có bác nào biết chuyện của E 174 - F 316 không ạ !

  Những ngày này, đơn vị chắc cũng đang bí mật hành quân sang Hà giang, những tên địa danh, cao điểm, bình độ chắc đã lên hết sơ đò tác chiến.

   Em cũng thấy bùi ngùi khi nghĩ đến một thế hệ đàn anh đang chuẩn bị bước vào chiến đấu, rất nhiều người mãi mãi không về.

   Tiếc là trên này không có một ai là CCB đơn vị đó !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #304 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2013, 12:12:04 pm »

                    Chào các bác và anh em.

    Diễn đàn HG sau những sự cố đáng tiếc ở phần 9 đã đi được 1/2 chặng đường của phần 10.Trên chặng đường đó đã in đậm dấu vết cống hiến của một số bác gạo cội,trong đó nổi bật có bác 47 với sự kiên trì nỗ lực đầy nhiệt tình không quản ngày đêm,sức khỏe của bác.Bản thân thai60 cũng thường xuyên nhận được sự cảm thông chia xẻ và động viên viết bài tham gia HG của bác.Thiết nghĩ,với một đồng đội đã cao tuổi ,sức khỏe cũng đã có phần suy giảm,mà vãn còn đầy nhiệt huyết với HG như thế,a/e chúng ta sẽ phải thường xuyên quan tâm chăm sóc...bằng những hành động cụ thể thiết thực nhất.Ví dụ các bác QY thì phải bổ sung các loại thuốc bổ "thật và còn hạn"...ông trẻ maianh thì không được soi mói những biểu hiện tư tưởng tình cảm lãng mạn này nọ...tư lệnh 2 w phải săn sóc cụ thể hơn cả phần hồn (khi đói ) và phần xác (khi buồn )...Và quan trọng nhất,không ai được kêu ầm lên hoặc phản ứng nóng vội khi bị lĩnh mảnh do bác 47 bắn (kể cả bắn thẳng có ngắm nghía và bắn hụt tầm vu vơ...).Nếu bác nào bị nện đau quá thì gặp trực tiếp bác 2 w để khiếu nại hoặc đòi bồi thường,cần trao đổi gì với bác 47 thì phải đợi lúc bác ấy không bận PHÁO...

    Vì một bầu không khí trong lành trước khi vào những trận đánh lớn trên mặt trận HG,thai60 mạo muội đề nghị a/e hết sức cảm thông và chia sẻ
    Chào các bác và anh em..
Logged
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #305 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2013, 12:16:06 pm »

LINHQUANYƠi ! mình có thằng em ruột mình nhập ngũ 2/84 đ/v e 174 f316 ngày nó sang hà giang mình ko biết  nhưng trước trận 12/7 mình nằm ở 468 có nghe lãnh đạo nói có e 174 f316 vào hang làng lò chuẩn bị phối thuộc cùng 876. mình xuống hang hỏi thăm phạm ngọc quang người từ liêm có mấy cậu dẫn vào hang đang ngơ ngác thì thấy nó nháy bổ vào ôm mình hai anh em ....các ban có hình dung nổi cảnh tượng đó không....nước mắt ướt đẫm hỏi nhau được mấy câu thi đ/v nó hành quân đi nhìn bóng hút nó mà sót xa...sau trận anh em tôi ơn trời và ơn vong linh mẹ tôi hai anh em lại gạp nhau ở 468 .bây giơ trở về đời thường cuộc sông khó khăn vất nó không tham gia diễn đàn được với anh em.
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #306 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2013, 01:51:19 pm »

  Trung đoàn 174 thuộc sư đoàn 316,ngày mới lên Vị Xuyên nhiều bác cựu nói rằng : " sư 316,con hổ xám của núi rừng Tây bắc lên đây rồi !" .Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,sư đoàn 316 là đơn vị chủ lực đánh vùng rừng núi.chủ yếu là các chiến trường Lào và Tây nguyên...Nay sư đoàn này vẫn đang là sư đoàn thường trực chiến đấu của quân khu 2 ,phải không Linh quany ?

 Câu chuyện bác ngocquyen c6 kể về khỏang khắc trước giờ nổ súng gặp người anh em,thật là cảm động.Đêm trước chiến dịch,tôi đã đi tạo cửa mở ở hướng 233 cho e174.Buổi sáng hôm sau,chứng kiến những người lính bị thương ở các hướng chuyển về hang Làng Lò thật đau sót.Đó là điều tôi còn nhớ mãi trong tâm khảm của mình
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #307 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2013, 03:37:27 pm »

  Trung đoàn 174 thuộc sư đoàn 316,ngày mới lên Vị Xuyên nhiều bác cựu nói rằng : " sư 316,con hổ xám của núi rừng Tây bắc lên đây rồi !" .Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,sư đoàn 316 là đơn vị chủ lực đánh vùng rừng núi.chủ yếu là các chiến trường Lào và Tây nguyên...Nay sư đoàn này vẫn đang là sư đoàn thường trực chiến đấu của quân khu 2 ,phải không Linh quany ?

 Câu chuyện bác ngocquyen c6 kể về khỏang khắc trước giờ nổ súng gặp người anh em,thật là cảm động.Đêm trước chiến dịch,tôi đã đi tạo cửa mở ở hướng 233 cho e174.Buổi sáng hôm sau,chứng kiến những người lính bị thương ở các hướng chuyển về hang Làng Lò thật đau sót.Đó là điều tôi còn nhớ mãi trong tâm khảm của mình

  Vâng bác Laoshan ạ . Sư đoàn 316 hiện nay đứng chân tại ba tỉnh Tuyên Quang - Phú Thọ - Yên Bái. Nếu bác đi Hà giang bây giờ thì đi qua Đoan Hùng lên một tý thấy sư đoàn bộ của nó , đằng sau là E 98 .

  Em vẫn mong tìm nghe câu chuyện về trận đánh đó của E 174 ( đơn vị em ở lâu nhất ) nhưng tiếc là không gặp CCB nào biết cả. Bác Ngọc Quyền C6 có thể lúc nào đó rảnh rỗi gặp người anh em nói chuyện xong kể lại được không ạ !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #308 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2013, 03:48:15 pm »

      Xin chia sẻ với câu chuyện cảm động của bác quyen.Thai60 cũng có 1 thằng em trai,nó cũng nhập ngũ tháng 2/1984,nhưng ở f 355 bên Lào cai thì phải.Hồi đó nghe nói nó ở trinh sát, cũng hay phải sang phía bên kia làm nhiệm vụ ,cũng nguy hiểm lắm.Có đợt tự nhiên thấy nó vắng bặt,không có tin tức gì,lại nghe một vài gia đình đồng đội cùng nhập ngũ của nó nói gần xa hình như nó hy sinh bên kia rồi,gia đình mình sốt ruột quá,bố mình đã phải lặn lội lên tận đơn vị,có lần còn được bác Thanh sư trưởng (bác này hình như sau này có tham gia bên Hà giang,nhưng ở cấp cao hơn F tr ) tiếp,mời cơm.
  Tháng 4/87 thai60 ra quân,đến cuối năm đó lại đi lao động xuất khẩu,nên mãi 4 năm sau khi về phép anh em mới gặp lại,chưa hỏi han nhau gì nhiều thì 60 em lại đi.Mãi đến năm 1996,nghe tin nó bị trọng bệnh vì di chứng chất độc hóa học từ thời ở bộ đội,khó qua khỏi,thai60 đã về phép ngay.Phút đầu tiên từ sân bay về đến nhà,nó khập khiễng từ trong buồng đi ra,một tay ôm ngực ,một tay ôm lấy anh,nghẹn ngào nói :"may quá,anh đã về,mình còn kịp nhìn thấy nhau.Vì chiến tranh,bác đã được biết Tây,Tàu,còn em thì bị như thế này đây.Nhưng thế cũng đã là mãn nguyện,em vẫn còn có được thằng chống gậy lành lặn,hơn khối thằng khác bạn em...".
   Ngay buổi chiều mùa đông đó,60 em đã đun mấy nồi nước thật to,đổ vào cái bồn tắm,cắt tóc gọn ghẽ cho em,tắm một trận thỏa thuê ,kỳ cọ tấm thân chỉ còn da bọc xương cho em,mặc cho em một bộ thể thao thật đẹp mang từ Đức về,mặc cho chú em cứ nằn nì :Bộ này đẹp quá,bác cho em cất đi để dành cho thằng cu,lúc nào lớn nó mặc.
  Hôm đó là ngày 23 Tết năm 1996.Những ngày đó,chú em thai60 luôn chìm trong những cơn đau quằn quại ,nên dù rất muốn ,60 em vẫn không thể hỏi xem hồi ở bộ đội,em đã làm gì mà để di chứng thành K.Vẫn cứ định lúc nào em tỉnh sẽ hỏi cho rõ,nhưng em đã không qua khỏi,đúng ngày rằm tháng giêng năm đó,em đã ra đi.Trong đám tang của em,có nhiều đồng đội cũ,và trong số ấy,có 2 cậu cũng mang những triệu chứng phát bệnh y như chú em của thai60.Sau này được biết 2 chú ấy cũng đã chết cũng vì căn bệnh đó.Chỉ khác một điều,họ là lính hóa học,nhưng cùng làm nhiệm vụ với chú em của 60.Và đến tận bây giờ,60 em vẫn còn mang mãi trong lòng câu hỏi kia mà chẳng thể tự trả lời.
  Và trong tâm khảm thai60 vẫn còn vang mãi câu nói của chú em cái buổi chiều mùa đông ấy..." vì chiến tranh bác đã được biết Tây,Tàu,còn em thì..."
                                    Ôi...CHIẾN TRANH....................../
   
Logged
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #309 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2013, 04:43:14 pm »

  Ôi...CHIẾN TRANH....................../ Thai60.
 Chiến tranh đã đi qua nhưng còn để lại bao mất mát xót thương. Hôm nay đọc bài viết về những ngày tháng chống giặc ở Vị xuyên, tôi đã ứa nước mắt, nổi gai ốc, mặc dù bản thân đã trải qua chiến tranh. Bài viết này  do CCB F356 Doãn Dũng  viết lại những ngày tháng đó. Tôi mạn phép tác giả đưa lên đây để các bác xem ôn lại những năm tháng đó

  Ký ức của âm thanh
 1.Mới vào hạ, nắng đã chói chang. Khán giả ngồi đợi xem trình diễn văn chương, liên tục dùng khăn giấy chấm mồ hôi trên trán. Họ còn rất trẻ, đi hội Đọc sách thấy lạ đứng lại xem.

Lẫn trong đám khán giả trẻ, ở hàng ghế thứ hai, có người đàn ông đứng tuổi, chốc chốc lại chụm đầu rì rầm với một Thượng úy Hải quân. 

Sân khấu rộng bằng dăm manh chiếu, ngổn ngang những chiếc thùng caton đạo cụ mầu xanh cỏ úa, dùng cho tiết mục trình diễn truyện ngắn: “Những vòng đồng ký ức”.

Phía sau sân khấu, các diễn viên  thay quần áo, khoác lên mình bộ quân phục mới tinh còn thơm mùi hồ.


Tác giả truyện ngắn vừa cài khuy, vừa khen: “Quân phục bây giờ đẹp quá. Thời bọn tớ mặc K82, trông như khố tải”.

Phía dưới, người đàn ông đứng tuổi hướng camera lên sân khấu, lẩm bẩm: “Chuẩn bị xuất kích!”.

Một giai điệu trầm buồn vang lên, tác giả bước ra sân khấu. Đầu anh ta hơi cúi xuống, hai tay chắp sau lưng, dáng điệu suy tưởng, chầm chậm bước trong tiếng nhạc. Anh ta từ từ ngẩng lên, mắt nhìn vào khoảng không vô định, giọng kể đều và trầm: “Ngày ấy, chúng tôi chốt trên điểm cao Z4… Chúng tôi làm những chiếc vòng tay bằng vỏ đạn, đeo để theo dõi thời gian. Cứ hết một tuần vòng, tôi lại nhét một viên sỏi vào túi cóc  ba lô. Thỉnh thoảng tôi mang sỏi ra đếm: “À!. Mình đã sống thêm được ngần này ngày!”.

Người đàn ông đứng tuổi nhỏm hẳn dậy, một tay cầm máy quay, tay kia bám chặt vào vai Thượng úy Hải quân ngồi bên cạnh. Cánh tay lồi lõm, sẹo nham nhở.
* * *


Ngọn núi như con thằn lằn khổng lồ dán mình trên mặt đất. Mỏm  Z4 ở phần đuôi, là nơi thấp và gần địch nhất. Hôm nay đại đội 3 đã bẻ gãy bốn đợt tấn công của địch.

Đại đội trưởng Toại đang nhoài người trên bờ hào dùng ống nhòm quan sát trận địa. Quần xắn đến gối để hở hai cẳng chân đen đúa. Ngón chân tòe ra như nan quạt, bám đầy bùn đất.

Dũng, chiến sỹ thông tin 2W đập đập vào  Toại: “Anh Toại!. Trung đoàn trưởng gọi!”. Toại tụt xuống, chui vào hầm,  nói như hét vào tổ hợp: “Báo cáo thủ trưởng! Đại đội 3 vẫn kiên cường giữ vững trận địa.  Quân số thương vong lớn, đạn sắp hết. Xin trung đoàn cho dự bị xuất kích!”.

Dũng ngồi bó gối, lưng tựa vào vách hầm, chăm chú nhìn các búi cơ trên khuôn mặt gày gò của Toại chuyển động như sóng lượn.


Dường như đã đọc được câu trả lời qua nét mặt ấy, cậu vẫn hỏi khi Toại đặt tổ hợp xuống: “Tình hình thế nào đại trưởng?”.

Toại rút hộp tiếp đạn AK ở trong bao xe, vỗ vỗ vào lòng bàn tay rồi vứt toẹt vào góc hầm, thủng thẳng nói: “Đường vận động bị pháo địch chia cắt, áp chế”.

Toại quay sang Dũng hỏi: “Mày còn băng đạn nào không?”. Dũng lắc đầu: “Em còn vài viên. Để xem thằng Hanh còn không”. Toại bảo: “Anh lấy hết của nó rồi”.

Thằng Hanh là liên lạc đại đội, bị thương nằm trong góc hầm, thều thào: “Em còn một quả na, nhưng  cho em giữ đi. Nhỡ đâu…”, Hanh nói nửa chừng thì dừng lại, không biết là bị ngất hay sợ gở mồm!? Tóc Hanh bết máu khô, cứng đơ, xù ra như búi rễ tre. Mặt xám ngoét như người chết rồi.


Toại xách súng lao ra ngoài, còn ngoái cổ lại dặn: “Thằng Dũng cấm bỏ máy đấy. Việc của mày là ở trong này”. Dũng không nói gì, với tay chỉnh lại cái máy 2W mầu xanh, kiểm tra lại tần số. Chiếc anten trông như đuôi cá đuối, lách qua cửa hầm, bị buộc cong lại cho khỏi lộ vị trí.

Thằng Hanh hỏi: “Còn nước không?” Dũng bảo: “Hết rồi. Mà mày cũng không được uống, ra hết máu”.

Thằng Hanh khóc, tiếng khóc khè khè như người lên cơn hen. Nó bị dính mảnh cối từ trưa, người thủng lỗ chỗ như cái tổ ong. Dũng an ủi:  “Sắp tối rồi, bọn C25 sẽ vào khênh mày ra”.

Bên ngoài, văng vẳng tiếng rên của thương binh xen lẫn tiếng đùng đoàng lúc xa  lúc gần. Dũng cảm giác là mình nghe được tiếng rên, chứ thực tình tai cậu điếc đặc, đạn cối 82 nổ gần mà nghe bép bép như pháo tép của trẻ con.


Đại đội trưởng Toại men theo bờ hào, nhiều đoạn phải bò. Ụ chiến đấu trước đó gá khẩu 12,7 mm, nay chỉ còn là hố đất. Khẩu súng  bị ném ra xa, mỗi nơi một mảnh. Lòng hào nhớp nháp máu. Đất đồi trộn với máu thành một lớp bùn trơn nhầy.

Cả đại đội chỉ còn gần hai chục tay súng. Thương binh đã được chuyển vào những  hầm chưa bị đạn pháo cày nát. Thằng bị nhẹ chăm sóc thằng bị nặng. Mùi máu tanh lòm.

Toại đỡ một tử sỹ nằm vắt trên thành hào, cạnh khẩu đại liên K53 hết đạn, bảo: “Xuống đây em nhé. Đừng để dính thêm mảnh nào nữa”

Cái xác vẫn còn ấm, ruột xổ ra một đống xám xịt. Mấy cậu lính mặt ám khói đen xì, ôm súng ngồi bệt dưới lòng công sự, nhướn mắt nhìn Toại. Ánh mắt chăm chắm mong đợi tin tốt lành từ anh.


Anh định lên giây cót thay cho C phó chính trị - chúng ta sẽ chiến đấu đến người cuối cùng - nhưng lại đổi ý, chỉ tay về phía mỏm núi gần nhất, nói: “Dự bị đã xuất kích. Các em yên tâm. C5 ở Z2 cũng sẽ chi viện cho chúng ta”.

Những ánh mắt chậm rãi chuyển sang hướng khác, lách qua  bờ hào sụt chỉ còn ngang đầu gối, lần theo những xác chết nằm rải rác xuống đến chân núi rồi lẫn vào rừng cây đại ngàn. Toại hít một hơi thật sâu nhưng không dám thở mạnh sợ giống tiếng thở dài. Anh đẩy hơi ra từng nhịp ngắn như bị nấc cụt.

C phó Quân sự hi sinh ngay loạt pháo đầu tiên khi đang kiểm tra sẵn sàng chiến đấu tại khu vực tiền duyên. Anh bị mảnh pháo chém xả vai bay mất tay phải.

C phó chính trị bị thương nặng trong trận trưa nay, cũng không chắc qua khỏi. Liệu có đợt thứ năm không? Anh không biết.

Nhưng có một điều anh biết chắc chắn, nếu chúng tấn công lần nữa, mỏm Z4 sẽ không giữ được. Sức tàn đạn kiệt rồi. Anh đã gọi cho tiểu đoàn trưởng xin các mỏm khác chi viện nhưng không được. Các C kia cũng đang căng người ra đánh trả.

Chỉ còn hi vọng vào dự bị của trung đoàn, nhưng pháo địch đã khống chế được con đường vận động chặn bước tiến của cánh quân này.


Chưa bao giờ anh mong trời tối đến thế. Bóng đêm hay đi kèm với bất trắc, nhưng lúc này, bóng đêm là thần hộ mệnh cho anh và đồng đội. Địch sẽ lui quân khi trời tối.

Đang tháng năm, mặt trời sắp khuất sau dãy núi phía tây mà nắng vẫn chang chang.

2. Trên sân khấu, tác giả ngồi trên bục gỗ được phủ một lớp vải dù. Bên cạnh là những thùng caton sơn xanh. Cậu diễn viên nằm gối đầu lên đùi nhà văn. Họ đang truyện trò.
- Hay là ta chuồn!
- Chuồn há? - Tay diễn viên chồm dậy - Ý mày nói đào ngũ? Điên à? Sao không biến ở dưới kia đi, lên đến đây rồi còn kêu chuồn.
- Mày có sợ chết không? – Nhà văn đứng dậy hỏi.
- Chết hả? Tao không sợ. Chết là hết. Tao chưa vợ con, vướng bận gì...

Bên dưới, người đàn ông đứng tuổi thò tay trái xuống bóp bóp bắp chân, quay sang Thượng úy Hải quân hỏi chẳng ăn nhập với tình huống trên sân khấu: “Cái thùng kia là thùng gì cháu nhỉ? Nếu là thùng đạn thì to quá”. Thượng úy trả lời: “Sân khấu mà chú, đạo cụ mang tính ước lệ thôi”. Người đàn ông gật gật đầu rồi quay lên xem tiếp.
* * *


Làng Gạo nép mình bên dòng sông Miện xanh ngắt, cách mặt trận khoảng hai chục cây số. Cổng làng có cây gạo trăm năm, to bằng mấy người ôm. Từ xa đã nhìn thấy cây gạo cổ thụ cao vút, ra hoa đỏ rực in trên nền trời xanh thẳm.

Đây là ngôi làng kinh tế mới của người dưới xuôi đi khai hoang cuối những năm bảy mươi.

Đơn vị Toại chuyển quân từ Lao Cai sang, doanh trại chưa có nên ở nhờ nhà dân.

Toại ở nhà ông bà Phùng ngay đầu làng.

Chiến sự xảy ra, con cái chạy loạn về quê cũ, chỉ còn ông bà và con Mực ở lại trông coi vườn tược lợn gà. Ông Phùng bảo: “Cả đời tao chạy giặc. Vừa chạy giặc đói lên đây chưa ấm chỗ lại chạy nữa sao? Già rồi, chết có gì mà tiếc!”.

Nhà ông Phùng có cây trám trước sân, cành lá sum xuê,  bóng mát che kín mảnh sân  đất nện.


Thằng Phúc mới ba tuổi, nó hay thơ thẩn chơi với con Mực dưới gốc cây. Cả ngày Toại lăn lộn ngoài thao trường. Thằng Phúc được ông bà Phùng để mắt trông nom. Ông bà già cũng đỡ buồn còn anh bớt đi nỗi lo họa sông nước.

Ba tháng trước Toại nhận được điện của cô em gái: “Anh về gấp giải quyết chuyện gia đình”. Vợ Toại  theo một tay lái xe đường dài, để lại lời nhắn: “Anh Toại! Em không thể sống trong cảnh nghèo khổ, có chồng cũng như không thế này. Em vào Nam trước, khi nào ổn định sẽ đón con vào sau. Chúc anh tìm được hạnh phúc”.

Chẳng biết gửi thằng Phúc cho ai, Toại đành ôm con lên đơn vị.

Thằng Hanh trọ ở nhà  bên cạnh. Bên ấy chủ nhà đi sơ tán hết.


Bữa trước Trung đoàn trưởng gọi Toại lên. Ông hỏi: “Thằng bé đã quen sống với lính chưa?”.

Toại cười, nụ cười meo méo như sắp khóc: “Quen ngay chứ ạ. Cháu vui lắm, đùa nghịch suốt ngày”.

Trung đoàn trưởng gật gù, ông xoay xoay chén trà trong lòng bàn tay. Chén trà nguội ngắt mà ông chưa uống. Toại biết ý, hỏi: “Thủ trưởng có điều gì khó nói phải không ạ?”.

Trung đoàn trưởng ngẩng lên, nắm lấy tay Toại, bảo: “Tớ rất hiểu hoàn cảnh của cậu. Nhưng trên vừa quyết định đơn vị ta sẽ lên thay chốt. Tớ nghĩ mãi chưa tìm ra phương án nào thuận lợi cho cậu…”.

Toại ngắt lời: “Thủ trưởng cứ yên tâm, em có cách xử lý…”.

Từ Trung đoàn bộ về đến Đại đội 3 mất nửa tiếng trên con đường đất như một dải lụa bám theo bờ sông.   
   Dáng Toại cao gầy, lầm lũi dưới ánh trăng. Anh chợt nhận ra trăng ở đây không giống những nơi anh từng qua, nó có màu biếc xanh. Tiếng dế kêu nỉ non buồn thảm.

   Bên kia, thỉnh thoảng lại ré lên tiếng cười lanh lảnh của lũ con gái trường Trung cấp Sư phạm tắm sông. Tiếng cười lan trên mặt nước, vượt sang bên này bóp nghẹt trái tim trong lồng ngực lép kẹp của Toại. Anh bước nhanh hơn, như chạy.

   Thằng Phúc gà gật ngồi trên khúc củi khô ngoài sân chờ bố. Con Mực phủ phục bên cạnh. Hoa trám rụng trắng sân. Toại lao tới xốc con lên, dụi mặt vào bụng.


 Thằng Phúc tỉnh ngủ cười sằng sặc. Mùi nước đái hoi hoi len lỏi ngấm vào từng phế nang của Toại. Con Mực chạy vòng quanh, thỉnh thoảng lại nhảy cỡn lên, cào hai chân trước vào đùi Toại.

Thằng Hanh từ sân bên kia, nói vọng sang: “Anh Toại ơi, em bị chó cắn ra nhiều máu quá”.

Toại kẹp nách thằng Phúc, nhảy qua bức tường đất chỉ cao ngang bẹn, bảo: “Đi đứng làm sao mà thế này”.

Thằng Hanh cởi trần, mặc quần đùi, bắp chân trái nhìn rõ vết chó cắn, máu chảy ròng ròng. Toại cúi xuống xem vết thương, hỏi: “Chó nhà ai?” Hanh nói: “Em không biết, chắc chó hoang”.

Toại giục: “Qua C24 ngay đi. Chó dại thì phiền đấy”. Hanh nhanh nhảu: “Bệnh xá trung đoàn không có thuốc chó dại đâu. Chắc lại chuyển em lên viện 93 thôi!”. Toại bảo: “Đi luôn đi”.


Thằng Hanh vâng vâng rồi xách chiếc ba lô tập tễnh bước, bóng nó nhanh chóng khuất sau lùm  găng.

Toại ru thằng Phúc ngủ rồi dậy thu dọn. Đồ đạc của Phúc có nhiều nhặn gì! Mấy manh áo vá, vài món đồ chơi làm bằng vỏ đạn. Toại cẩn thận xếp từng thứ vào ba lô.

Đúng rồi, còn cân đường tiêu chuẩn mới nhận hôm qua. Chiếc áo chưa giặt của Phúc chua như mẻ. Mùi mồ hôi của con làm anh bần thần.  Anh không cất vào ba lô mà để riêng một chỗ. Còn cái gì nữa không nhỉ? Toại tháo cái vòng bằng đồng ở cổ tay, thả vào ba lô rồi treo lên cột.

Toại chui vào màn. Thằng Phúc đang ngủ rất say bỗng xoay ngang người, gác một chân lên mặt Toại. Anh không ngủ được. Thằng Phúc gác thêm cái chân nữa lên ngực anh. Anh cứ để nguyên như thế và mong đêm thật dài.


“Em không thể sống trong cảnh… có chồng cũng như không” - Toại nghe câu nói ấy lần đầu trong đợt nghỉ phép cách đây ba năm, khi vợ sinh thằng Phúc.

Anh mang về tặng vợ chiếc lọ hoa kì công làm từ vỏ đạn cao xạ 37 mm.

Lần nghỉ phép tiếp theo lọ hoa đã không còn, vợ anh đổi được ba cân gạo.

Giờ vợ anh đã vào Nam. Toại thở dài. Cha mẹ đã mất, Toại tính gửi thằng Phúc cho cô em gái mới lấy chồng xóm trên.
  ( Còn nữa)

Sapa tháng 5/2013
DD
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM