Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:15:07 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4  (Đọc 8079 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #30 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2022, 08:56:10 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN THANH BẢNH


Nguyễn Thanh Bảnh sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là huyện đội phó huyện đội Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1968 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Thanh Bảnh đã trực tiếp chỉ huy đội du kích đánh hơn 200 trận; có trận đồng chí phụ trách tổ đánh lui 2 đại đội địch, diệt nhiều tên. Có trận Nguyễn Thanh Bảnh chỉ huy một tổ đánh lui 7 đợt phản kích của 2 tiểu đoàn địch, diệt 38 tên. Nhiều lần, đồng chí chỉ huy đội du kích cải trang lọt vào thị trấn giữa ban ngày diệt và bắt sống bọn tề ngụy ác ôn khiến địch hoang mang, gây niềm tin tưởng phấn khởi trong quần chúng.


Đội du kích do Nguvễn Thanh Bảnh chỉ huy đã diệt hơn 600 địch, bắt 200 tên, hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh ở địa phương. Riêng đồng chí diệt và làm bị thương 323 tên, bắt 53 tên, phá hủy 6 xe quân sự, đánh sập 3 cầu, thu 15 súng các loại.


Nguyễn Thanh Bảnh còn xây dựng được nhiều cơ sở cách mạng trong thị trấn, vận động 28 thanh niên vào du kích.


Nguyễn Thanh Bảnh luôn luôn đi sát, gần gũi quần chúng, được nhân dân tin yêu, đồng đội mến phục.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Nguyễn Thanh Bảnh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #31 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2022, 08:12:42 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN TƯ


Nguyễn Văn Tư (tức Tư Nhà Mới), sinh năm 1927, dân tộc Kinh, quê ở xã An Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ. Trú quán xã Vĩnh Hòa Hưng, huyện Gò Quao, tỉnh Rạch Giá, nhập ngũ tháng 1 năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, trợ lý công binh thuộc Bộ chỉ quân sự tỉnh Rạch Giá nay là tỉnh Kiên Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1968 đến năm 1972, Nguyễn Văn Tư làm nhiệm vụ đánh tàu địch trên sông Cầu Đúc và sông Nhà Ngang, đồng chí luón luôn vượt khó khăn, nguy hiểm, nghiên cứu tìm ra nhiều cách đánh hay, mưu trí, táo bạo. Bản thân đã cùng đơn vị đánh 35 trận, đánh chìm 32 tàu chiến (có 2 tiểu pháo hạm của địch). Riêng đồng chí đánh chìm 16 tàu (có 1 tiểu pháo hạm), diệt 200 tên địch, phá hủy 4 chiếc phà, 6 xe vận tải quân sự, thu 16 súng các loại.


Trận đánh tàu trên sông Cầu Đúc ngày 23 tháng 11 năm 1968, Nguyễn Văn Tư đã tích cực theo dõi đường đi của tàu địch, tự mình lặn xuống sông đặt bom và đánh đắm chiếc tiểu pháo hạm. Kết quả, hơn 100 tên địch cùng chiếc tiểu pháo hạm bị nhận chìm!


Tàu địch đi trên sông Cầu Đúc bị đánh nhiều lần nên chúng đối phó bằng cách cho một tàu đi trước rà cắt dây bom, mìn. Nguyễn Văn Tư lặn xuống đáy sông đào đất chôn dây. Kết quả, nhiều tàu địch vẫn tiếp tục bị đánh chìm. Trận đánh ngày 22 tháng 6 năm 1969, Nguyễn Văn Tư gặp một tình huống khó khăn là tàu địch lọt vào trận địa ta nhưng pháo địch đã bắn đứt một đoạn dây gần bờ sông. Đồng chí liền bơi ra chỗ đoạn dây bị đứt, dùng tay kéo hai đầu dây lại nối mạch kịp thời cho đồng đội điểm hỏa, nhận chìm một tàu địch.


Nguyễn Văn Tư tích cực bồi dưỡng lực lượng vũ trang huyện về kỹ thuật, chiến thuật đánh tàu, được đồng đội tin yêu, mến phục.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 4 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Nguyễn Văn Tư được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #32 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2022, 08:13:12 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN XUÂN LIÊM


Nguyễn Xuân Liêm sinh nãm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Thăng Long, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 4 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, chính trị viên đại đội 1 thiết giáp, tiểu đoàn 21 Bộ chỉ huy Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 10 năm 1974 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Xuân Liêm chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam Bộ, đồng chí cùng đơn vị phát huy được sức mạnh đột kích của xe thiết giáp, diệt nhiều xe tăng và hỏa điểm của địch, đã dẫn dắt và cùng bộ binh xung phong tạo điều kiện nhanh chóng giành thắng lợi cho trận đánh.


Ngày 6 tháng 1 năm 1975, Nguyễn Xuân Liêm tham gia đánh chiếm thị xã Phước Long. Khi quân ta mở cửa mở, địch tập trung hỏa lực ngăn chặn và chống cự quyết liệt. Hai xe thiết giáp của ta bị trúng đạn, còn một xe của đồng chí chiến đấu ở cửa mở, Nguyễn Xuân Liêm vẫn bình tĩnh tăng tốc xông lên, vừa đè các lớp rào vừa bắn mạnh diệt các hỏa điểm địch, mở được cửa mở cho bộ binh xung phong vào căn cứ. Nguyễn Xuân Liêm đã dẫn đầu 3 xe tăng từ phía sau chi viện tới, cùng bộ binh đánh thẳng vào sân bay, làm cho địch hoang mang, rối loạn và thất bại nhanh chóng.


Trận tiến công thị xã Xuân Lộc ngày 9 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Xuân Liêm chỉ huy 4 xe yểm trợ cho bộ binh đánh vào hướng chủ yếu. Địch dùng máy bay và pháo binh ném bom, bắn phá rất ác liệt, đồng thời cho xe tăng ra phản kích ngăn chặn; Nguyễn Xuân Liêm đã chỉ huy đơn vị xông thẳng vào đội hình xe tăng địch bắn cháy luôn 3 chiếc, những chiếc khác phải bỏ chạy; xe tăng của ta tiếp tục dẫn dắt và cùng bộ binh đánh chiếm hoàn toàn sở chỉ huy chiến đoàn 52 ngụy.


Nguyễn Xuân Liêm sống chân thật, giản dị, khiêm tốn.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, được tặng 16 bằng khen và giấy khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Nguyễn Xuân Liêm được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #33 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2022, 08:13:36 pm »

ANH HÙNG LÂM SẮT


Lâm Sắt (tức Hai Dựng), sinh năm 1919, dân tộc Khơ-me, quê ở xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, đại đội trưởng đoàn 804C vận tải thuyền, Cục Hậu cần. Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến tháng 4 năm 1975, Lâm Sắt lúc làm chiến sĩ pháo binh, khi giữ kho vũ khí hoặc làm chiến sĩ vận tải thuyền, nhiệm vụ nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc.


Đặc biệt đối với nhiệm vụ vận tải hàng quân sự trên sông và biển thuộc miền Tây Nam Bộ, Lâm Sắt đã vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm, mưu trí và dũng cảm, đưa hàng tới đích an toàn. Nhiều chuyến đi bị địch chặn lại lục soát, nhưng do khéo cất giấu, ngụy trang hàng nên đều trót lọt. Có lúc đơn vị gặp khó khăn về đường vận chuyển, Lâm Sắt tích cực đi trinh sát tim ra đường đi mới an toàn, thuận lợi. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị chở được hàng nghìn tấn hàng. Riêng Lâm Sắt chở được 355 tấn.


Lâm Sắt tuy tuổi cao, sức yếu nhưng luôn luôn nhận những phần việc khó, nhường thuận lợi cho đồng đội.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần được, bầu là Chiến sĩ thi đua, được tặng 7 bằng khen và giấy khen.


Ngày 15 tháng 1 nảm 197S, Lâm Sắt được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #34 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2022, 08:14:05 pm »

ANH HÙNG PHAN CÔNG KHÁNG


Phan Công Kháng sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 9 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại đội trưởng đại đội 2 đặc công, tiểu đoàn 407 Quân khu 5.


Từ năm 1964 đến mùa Xuân 1975, Phan Công Kháng đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ ở các cương vị trinh sát, trợ lý tác chiến, đại đội trưởng đặc công...


Nhiều lần đi trinh sát, Phan Công Kháng phải ăn lương khô, rau rừng 5, 6 ngày liền, có lần phải vùi người dưới cát, chịu nóng, chịu đói khát suốt ngày để theo dõi địch. Do có sự điều tra tình hình cụ thể, chính xác nên đồng chí đã giúp trên hạ được quyết tâm chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.


Phan Công Kháng đã cùng đồng đội diệt hàng trăm tên địch. Riêng đồng chí diệt 23 tên, đốt cháy 6 triệu lít xăng, phá sập 3 lô cốt, 1 nhà lính.


Trận đánh kho xăng Ô Vũ (gần Cam Ranh) đêm 11 tháng 6 năm 1972, Phan Công Kháng chỉ từng mục tiêu cho từng mũi đánh và tự tay đặt mìn đánh hai bồn xăng (4 triệu lít). Kết quả toàn đơn vị đả đốt cháy 20 triệu lít xăng của địch.


Phan Công Kháng chịu khó, khiêm tốn học hỏi, rút kinh nghiệm, luôn luôn nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật và chỉ huy, lãnh đạo đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 4 iần là Dũng sĩ và được tặng 5 bằng khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Phan Công Kháng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #35 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2022, 08:14:53 pm »

ANH HÙNG HỒ VĂN SINH


Hồ Văn Sinh sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 12 năm 1969. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, đại đội phó đại đội 53 đặc công, trung đoàn 113, đoàn 2 Bộ chỉ huy Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 1 năm 1972 đến tháng 4 năm 1975, Hồ Văn Sinh chiến đấu ở khu vực Biên Hòa. Khi làm nhiệm vụ trinh sát, đồng chí đã trực tiếp đi điều tra hàng chục mục tiêu quan trọng, phục vụ đơn vị đánh thắng nhiều trận. Hồ Văn Sinh trực tiếp đánh 9 trận. Riêng đồng chí phá hủy 34 xe quân sự, 2 máy bay, 4 kho xăng và 2 kho đạn chứa hơn 20 vạn tấn.


Tháng 8 năm 1973, trước khi tiến công sân bay Biên Hòa, Hồ Văn Sinh chỉ huy một tổ kiên trì bám sát mục tiêu trong 10 ngày đêm, có ngày phải nằm lại trong hàng rào căn cứ để theo dõi hoạt động của địch được chính xác hơn. Khi đánh, đồng chí dẫn đầu tổ, đột nhập phá hủy 5 máy bay F.5 của địch. Riêng Hồ Văn Sinh phá hủy 2 chiếc. Trận đánh có hiệu quả lớn, trừng trị đích đáng bọn địch vi phạm Hiệp định Pa-ri.


Kho bom Bình Ý nằm sát sân bay Biên Hòa, xung quanh có nhiều lớp rào và vật chướng ngại, hàng ngày địch canh phòng rất cẩn mật. Nhiều lần đơn vị cử người đi điều tra nghiên cứu cách đánh nhưng không kết quả. Hồ Văn Sinh xung phong đi tiếp. Sau 4 ngày đêm nghiên cứu, bản thân đã nắm được tình hình, quy luật hoạt động của địch, đồng chí mạnh dạn táo bạo đề xuất phương án tác chiến; chọc thẳng qua sân bay vào đánh kho. Hướng đột kích bất ngờ đó được đơn vị chấp nhận. Trận đánh diễn ra vào tháng 4 năm 1975 do Hồ Văn Sinh trực tiếp chỉ huy đã thu được thắng lợi lớn: phá hủy 50 vạn tấn bom đạn. Riêng đồng chí phá 2 kho lớn chứa 20 vạn tấn.


Hồ Văn Sinh luôn luôn xung phong gương mẫu, nhận công việc khó khăn về mình và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 4 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Hồ Văn Sinh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #36 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2022, 08:15:47 pm »

ANH HÙNG TRẦN HÙNG VÁCH


Trần Hùng Vách sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 4 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, trung đội trướng đại đội 6, tiểu đoàn 2, trung đoàn 273 thiết giáp, Quân đoàn 3, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1967 đến năm 1971, Trần Hùng Vách là vệ binh thành đội Huế, tham gia chiến đấu 6 trận, diệt 8 tên Mỹ.


Từ năm 1971, sau khi tốt nghiệp trường sĩ quan thiết giáp, Trần Hùng Vách tham gia chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên và Nam Bộ. Đồng chí chỉ huy trung đội tăng đánh 5 trận, trận nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Riêng bản thân diệt được 75 tên địch, bắn cháy 2 xe quân sự, phá hủy 10 súng đại liên, 2 súng M.72 và 6 lô cốt.


Đặc hiệt trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, chiến đấu ở Buôn Ma Thuật, Tuy Hòa và tây - bắc Sài Gòn, ba lần bị thương, Trần Hùng Vách vẫn tiếp tục chỉ huy trung đội tăng dũng mãnh xông lên đánh địch, góp phần vào thắng lợi chung của các trận đánh.


Trần Hùng Vách được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Trần Hùng Vách được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #37 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2022, 08:16:13 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN QUANG TRUNG


Nguyễn Quang Trung sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Dương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 8 năm 1969. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, đại đội phó đại đội 2 bộ binh, tiểu đoàn 4 trung đoàn 148 sư đoàn Quân đoàn 3, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1969 đến năm 1973, Nguyễn Quang Trung là chiến sĩ, tiểu đội trưởng trinh sát, đồng chí đã vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm để bám địch, điều tra tình hình chính xác phục vụ cho trung đoàn chiến đấu thắng lợi trên chiến trường Lào tại các điểm cao 1900, 1236, bản Lem, Phu Mộc, Long Chẹng, Pha Khảo, Bom Lọng, Mường Sủi, v.v...


Ở Mường Sủi, địch chiếm đóng trên một điểm cao độc lập, vách đá dựng đứng. Nguyễn Quang Trung xung phong dẫn một tiểu đội, công kênh nhau vượt qua vách đá, bí mật áp sát địch. Sau 28 phút chiến đấu, tiểu đội của đồng chí đánh bật được 1 đại đội địch ra khỏi điểm cao, góp phần quyết định cho trận đánh thắng lợi.


Trận Buôn Ma Thuột ngày 10 tháng 3 năm 1975, khi đơn vị vào sát hàng rào thì địch bắn ra rất ác liệt, Nguyễn Quang Trung bình tĩnh động viên chiến sĩ giữ vững quyết tâm, tổ chức lại đội hình đột phá cửa mở và dẫn đầu đại đội xông lên đánh thẳng vào giữa vị trí địch. Sau 30 phút chiến đấu, đơn vị diệt gọn sở chỉ huy tiểu đoàn địch, giết và bắt sống gần 100 tên, phá hủy 7 xe tăng, 1 kho đạn, thu 30 xe quân sự.


Nguyễn Quang Trung luôn luôn nhiệt tình chăm lo xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 lần được bầu là Dũng sĩ và được tặng 5 bằng khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Nguyễn Quang Trung được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #38 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2022, 08:16:49 pm »

ANH HÙNG HÁN DUY LONG


Hán Duy Long, sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê ở xã Hương Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ tháng 1 năm 1971. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng đại đội 9 bộ binh, tiểu đoàn 3 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1971 đến năm 1973, Hán Duy Long chiến đấu ở Quảng Trị, đồng chí luôn luôn hăng hái, dũng cảm, dẫn đầu đơn vị trong các trận đánh, năm lần bị thương vẫn không rời vị trí chỉ huy. Hai lần bị thương nặng, tuy vết thương chưa lành hẳn, Hán Duy Long đã xin trở về đơn vị tiếp tục chiến đấu. Đồng chí cùng đồng đội diệt hàng trăm địch. Riêng Hán Duy Long diệt 90 tên, thu một máy thông tin và 8 khẩu súng các loại.


Trận đánh điểm cao 30 (tây thị trấn Đông Hà) ngày 27 tháng 4 năm 1972, địch bắn mạnh, đơn vị không lên được Hán Duy Long đã lợi dụng địa hình dùng trung liên bắn thu hút hỏa lực địch về phía mình, tạo thuận lợi cho đồng đội xông lên đánh chiếm hoàn toàn điểm cao. Trận này, đồng chí diệt 15 tên, thu 1 súng.


Từ ngày 6 tháng 7 đến ngày 25 tháng 8 năm 1972, ở Quảng Trị, Hán Duy Long đã chiến đấu liên tục, bền bỉ, mưu trí, táo bạo, lập được nhiều chiến công. Có lúc trung đội chỉ còn 5 tay súng nhưng đồng chí vận động anh em giữ vững trận địa, bảo vệ thương binh. Lợi dụng đêm tối, nhiều lần Hán Duy Long dẫn tổ bất ngờ tiến công địch ở ngoài khu vực chốt, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Có trường hợp hết đạn, đồng chí bí mật vận động ra khỏi công sự, lấy súng đạn của những tên địch chết mang về phân phát cho anh em. Trong 49 ngày liên tục chiến đấu, Hán Duy Long đã bị thương 4 lần nhưng vẫn không rời vị trí, tiếp tục chỉ huy đơn vị diệt gần 200 tên địch. Riêng đồng chí diệt 38 tên, thu 4 súng các loại.


Hán Duy Long luôn luôn chăm lo đến sự tiến bộ của đơn vị. Trung đội đồng chí phụ trách là đơn vị dẫn đầu mọi mặt trong tiểu đoàn.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 lần là Dũng sĩ và được tặng 4 bằng khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Hán Duy Long được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #39 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2022, 08:17:28 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN VI HỢI


Nguyên Vi Hợi sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã Phú Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Vĩnh Phú. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ trung đội phó thuộc đại đội 9 bộ binh, tiểu đoàn 9 trung đoàn 64 sư đoàn 320 Quân đoàn 3, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1972 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Vi Hợi chiến đấu ở Tây Nguyên và Nam Bộ, đồng chí đã chỉ huy tiểu đội, trung đội đánh 14 trận, diệt 200 địch, bắt gần 300 tên (trong đó có một chuẩn tướng ngụy). Riêng
bản thân diệt 43 tên, bắt 120 tên, bắn cháy 6 xe tăng, xe bọc thép, thu 8 chiếc khác.


Ngày 19 và 20 tháng 3 năm 1975, tiểu đội Nguyễn Vi Hợi làm nhiệm vụ chốt chặn địch rút chạy ở phía nam Cheo Reo (đường số 7). Ngay từ đầu, Nguyễn Vi Hợi đã bắn hai quả đạn B.40 diệt hai xe tăng địch. Bọn địch ùn lại, hoảng sợ chạy tán loạn. Đồng chí tiếp tục chỉ huy tiểu đội vừa chiến đấu, vừa truy lùng, kêu gọi địch đầu hàng. Kết quả trong hai ngày, tiểu đội Nguyễn Vi Hợi đã diệt 40 tên, bắt 46 tên, bắn cháy 9 xe tăng, xe bọc thép. Riêng đồng chí diệt 21 tên, bắn cháy 6 xe.


Ngày 1 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Vi Hợi dẫn đầu tiểu đội truy kích địch trên đường số 5, đánh vào sân bay Đông Tác (Phú Yên), bắt được tên tướng Cẩm phó tư lệnh quân đoàn 2 ngụy và gọi hàng 47 tên.


Ngày 29 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Vi Hợi chỉ huy trung đội dũng cảm đánh lui nhiều đợt phản kích ác liệt của địch, bảo vệ chốt Cầu Bông (tây bắc Sài Gòn), góp phần vào thắng lợi của cuộc tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.


Nguyễn Vi Hợi luôn luôn đoàn kết, giúp đỡ đồng đội cùng tiến bộ, được đơn vị tin mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công giải phóng hạng ba, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Nguyễn Vi Hợi được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM