Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:41:18 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4  (Đọc 8132 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #140 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2022, 10:11:22 am »

ANH HÙNG U RE
(LIỆT SĨ)


U Re sinh năm 1948, dân tộc Xê-đăng, quê ở xã Đắc Kôi, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Khi hy sinh, đồng chí là tiểu đội phó du kích làng Kon Lo, xã Đắc Kôi, huyện Kon Plông, tỉnh Gia Lai - Kon Tum, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 2 nãm 1965 đến năm 1966, U Re tham gia du kích. Đồng chí đã đánh 25 trận, trận nào cũng lập công xuất sắc, góp phần bảo vệ tinh mạng và tài sản của nhân dân.


Năm 1966, 1 đại đội Mỹ kéo tới bản càn quét đánh phá. U Re chỉ huy tổ ba người kiên quyết chặn đánh: chờ địch đến cách trận địa phục kích 5 mét, cà tổ đồng loạt nổ súng, diệt tại chỗ 11 tên, làm chúng hoảng sợ lui ra xa, từ ngoài bắn đạn cối dữ dội vào trận địa. Một người hy sinh, bản thân cũng bị thương nặng, nhưng U Re đã động viên giao nhiệm vụ cho người du kích còn lại cõng thi hài đồng đội về phía sau và hướng dẫn nhân dân sơ tán, mình đồng chí ở lại kiên quyết đánh địch tới cùng.


Địch phản kích lần thứ hai. U Re đánh trả quyết liệt cho đến lúc hết đạn, chỉ còn một quả mìn duy nhất còn lại trong người. Đồng chí giả vờ chết và chờ cho bọn Mỹ kéo đến, xúm lại xung quanh, liền giật kíp mìn làm 7 tên chết và nhiều tên khác bị thương. Hành động vô cùng dũng cảm đó đã làm cho bọn giặc còn lại hốt hoảng tháo chạy.


U Re đã chấp nhận sự hy sinh để bảo vệ đồng đội, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Tấm gương đó được các lực lượng vũ trang trong huyện học tập.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, U Re được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #141 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2022, 10:11:53 am »

ANH HÙNG HỒ VĂN NHÁNH
(LIỆT SĨ)


Hồ Văn Nhánh sinh năm 1955, dân tộc Kinh, quê ở xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, tham gia du kích năm 1968. Khi hy sinh đồng chí là du kích xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.


Tháng 12 năm 1968, mới 13 tuổi, Hồ Văn Nhánh đã tham gia du kích mật và từ đó tới ngày 15 tháng 9 năm 1969, phục vụ bộ đội đánh Mỹ ở căn cứ lớn Đồng Tâm. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng sớm có lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Hồ Văn Nhánh đã kiên quyết vượt, qua khó khăn, nguy hiểm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nhiều lần bò vào khu vực hàng rào căn cứ Đồng Tâm tháo gỡ được hơn 4.000 quả mìn các loại và phục vụ bộ đội chiến đấu 30 trận.


Tháng 1 năm 1969, việc tiếp tế vũ khí gặp khó khăn, thấy đơn vị đóng quân trong xã Long Hưng thiếu mìn đánh   địch,   Hồ Văn Nhánh đã táo bạo bò vào hàng rào căn cứ Đồng Tâm đào một quả mìn phóng đem về cho bộ đội, sau đó, hàng ngày lại cải trang làm trẻ chăn trâu vào gỡ được hàng chục quả khác. Kinh nghiệm gỡ mìn của Hồ Văn Nhánh trở thành phổ biến trong 6 xã vành đai Bình Đức (vành đai diệt Mỹ nổi tiếng ở tỉnh Mỹ Tho cũ).


Trưa ngày 15 tháng 9 năm 1969, Hồ Văn Nhánh đã anh dũng hy sinh khi đang gỡ mìn trong hàng rào căn cứ Đồng Tâm.


Hồ Văn Nhánh được du kích và chi đoàn thanh niên xã làm lễ truy nạp vào Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng.


Hồ Văn Nhánh được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Hồ Văn Nhánh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #142 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2022, 10:12:22 am »

ANH HÙNG TRẦN THỊ ĐIỀU


Cụ Trần Thị Điều sinh năm 1903, dân tộc Kinh, quê ở xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Tham gia cách mạng năm 1940, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi được tuyên dương Anh hùng, cụ là du kích xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang.


Cụ Trần Thị Điều tham gia cách mạng từ năm 1940. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tuy tuổi cao, sức yếu nhưng cụ vẫn hăng hái tổ chức và dẫn đầu hơn năm trăm cuộc đấu tranh trực diện với địch. Nhiều lần địch bắt tù đày, đánh đập, nhưng cụ luôn luôn giữ vững tinh thần đấu tranh, không chịu khuất phục. Từ năm 1964, địch tiến hành "bình định", đánh phá ác liệt, cụ kiên cường bám đất, bám dân, đào hầm bí mật nuôi giấu cán bộ, hàng ngàn lần làm việc liên lạc chuyển công văn, giấy tờ và theo dõi giặc hoạt động, phục vụ bộ đội, du kích chiến đấu. Có lần, cụ vừa hướng dẫn cho du kích chặn đánh địch vừa vận động đồng bào ra đấu tranh làm thất bại âm mưu đóng thêm dồn bốt của chúng, tạo thuận lợi cho việc bảo vệ cơ sở, giữ vững phong trào cách mạng ở địa phương.


Có lần, cụ tìm cách vào tận trận địa lấy được 11 thi hài liệt sĩ về và vận động nhân dân chôn cất chu đáo. Một cán bộ của ta bị địch phục kích bắn bị thương phải tạm lánh vào bụi rậm cách đồn giặc 300 mét. Cụ mưu trí tìm cách đưa được đồng chí cán bộ về nơi an toàn.


Tuy nhà nghèo nhưng cụ vẫn dành dụm từng bát gạo nuôi du kích. Hơn 30 năm hoạt động cách mạng, cụ Trần Thị Điều luôn luôn nêu cao vai trò gương mẫu, được nhân dân địa phương mến phục.


Cụ được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, được tặng nhiều bằng khen và giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, cụ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #143 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2022, 10:12:56 am »

ANH HÙNG LÊ THỊ NHIỄM


Cụ Lê Thị Nhiễm sinh năm 1902, dân tộc Kinh, quê ở huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, trú quán ở nhà số 15, đường Cách mạng Tháng Tám, phường Bến Thành, quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, tham gia cách mạng năm 1945. Khi được tuyên dương Anh hùng, cụ là chiến sĩ giao liên tình báo thuộc Đoàn 22, Cục tham mưu Bộ tư lệnh Miền.


Từ năm 1945 đến tháng 4 năm 1975, cụ là chiến sĩ giao liên tình báo và là cơ sở của các đầu mối tình báo quan trọng trong thành phố Sài Gòn. Tuy tuổi già, sức yếu, hoạt động ở nội thành có nhiều khó khăn, nguy hiểm, có lần bị địch bắt tra tấn rất dã man, nhưng cụ vẫn kiên cường chịu đựng và luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ. Thoát khỏi nhà tù, cụ lại hăng hái hoạt động, đã hàng trăm lần đưa công văn, tài liệu, đón nhiều cán bộ tình báo vào thành phố công tác.


Năm 1964, một cán bộ tình báo của ta bị địch bắt giam, cụ đã đến các cơ quan ngụy quyền từ cấp tỉnh đến trung ương, vừa dùng tiền mua chuộc vừa thuyết phục đấu tranh buộc chúng phải thả đồng chí đó ra.

Từ tháng 7 năm 1969 đến tháng 2 năm 1970, bị địch bắt tra tấn rất dã man, cụ vẫn không chịu khuất phục, luôn luôn giữ vững khí tiết cách mạng và còn động viên chị em khác tích cực tham gia các cuộc đấu tranh với địch.


Cụ Lê Thị Nhiễm là một chiến sĩ tình báo trung kiên, một cơ sở phục vụ đắc lực cho cách mạng.


Cụ được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất và được tặng nhiều bằng khen, giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, cụ Lê Thị Nhiễm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #144 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2022, 10:13:24 am »

ANH HÙNG NGUYỄN THỊ RÀNH


Cụ Nguyễn Thị Rành sinh năm 1900, dân tộc Kinh, quê ở xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, tham gia dân quân năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng, cụ là dân quân xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.


Từ năm 1960 đến tháng 4 năm 1975, cụ phục vụ dân quân du kích xã chiến đấu.


Địch đánh phá địa phương rất ác liệt, mở nhiều cuộc càn quét, dồn dân lập ấp, đốt phá nhà cửa, cụ vẫn kiên trì bám đất, bám dân tích cực đấu tranh với giặc. Có lần chúng bắt và tra tấn dã man nhưng cụ luôn luôn trung thành với cách mạng, không chịu khuất phục.


Sau mỗi lần Mỹ - ngụy đốt nhà, cụ làm lại nhà và tiếp tục đào hầm bí mật nuôi giấu cán bộ, cất giấu vũ khí, tiếp tế cho du kích và đã bảo vệ an toàn cho hàng trăm người trong những trường hợp địch càn quét, lùng sục ở địa phương.


Ngoài ra, cụ còn tích cực động viên con cháu đi bộ đội, vào du kích đánh giặc, sẵn sàng chịu đựng và hy sinh lợi ích cá nhân, phục vụ lợi ích cách mạng. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước, tám người con trai của cụ lần lượt đi bộ đội, vào du kích chiến đấu và tất cả đã anh dũng hy sinh. Cụ lại tiếp tục động viên ba cháu đi bộ đội đánh giặc, cứu nước. Tấm gương tiêu biểu về tinh thần triệt để cách mạng của cụ Nguyễn Thị Rành có tác dụng động viên, lôi cuốn nhân dân địa phương hăng hái tham gia cách mạng.


Cụ được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất và được tặng nhiều bằng khen, giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, cụ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #145 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2022, 10:49:53 pm »

ANH HÙNG ĐỖ THỊ PHÚC


Cụ Đỗ Thị Phúc (thường gọi là mẹ Gấm) sinh năm 1906, dân tộc Kinh, quê ở xã Phương Xá, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Hà; trú quán ở xã Nam Thái Sơn, huyện Châu Thành A, tỉnh Kiên Giang. Khi được tuyên dương Anh hùng, cụ là dân quân xã Nam Thái Sơn, huyện Châu Thành A, tỉnh Kiên Giang.


Trong kháng chiến chống Pháp, cụ tham gia Hội mẹ chiến sĩ, tích cực phục vụ bộ đội chiến đấu. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cụ tiếp tục tham gia công tác cách mạng. Hoạt động ở vùng tranh chấp giữa ta và địch, tuy có nhiều khó khăn, nguy hiểm nhưng cụ kiên quyết ở lại nhà mình, nuôi giấu cán bộ, bộ đội, không chịu vào "ấp chiến lược" của chúng. Có lần, cụ đã lấy thân mình che miệng hầm không cho địch ném lựu đạn vào giết hại các chiến sĩ cách mạng.


Cụ đã dẫn đầu 40 cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân với địch. Có lần, cụ cầm cờ lên tận thị xã Rạch Giá đòi Mỹ - ngụy phải bồi thường nhân mạng. Cụ còn ngồi ngay trước mũi xe tăng, ngăn không cho giặc ủi phá xóm làng.


Nhà nghèo và neo người, song cụ không tiếc của cải, công sức, tích cực giúp đỡ cán bộ, bộ đội chiến đấu.


Từ năm 1963 đến năm 1973, cụ Đỗ Thị Phúc có sáu người con, cháu hy sinh nhưng đã nén đau thương, hăng hái tham gia công tác. Cụ được nhân dân xã Nam Thái Sơn yêu mến, kính phục.


Cụ được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, cụ Đỗ Thị Phúc được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #146 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2022, 10:50:26 pm »

ANH HÙNG VŨ THỊ THỪA


Cu Vũ Thị Thừa sinh năm 1915, dân tộc Kinh, quê ở xã Duy An, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, hoạt động cách mạng năm 1954. Khi được tuyên dương Anh hùng, cụ là dân quân xã Duy An, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.


Năm 1954, chồng cụ là cán bộ được Đảng phân công ở lại địa phương hoạt động. Gia đình cụ trở thành cơ sở cách mạng. Từ năm 1955 đến năm 1963, cụ vừa làm nhiệm vụ theo dõi hoạt động của địch vừa nhận báo cáo của các cơ sở cách mạng chuyển lên căn cứ cho tổ chức, đồng thời cụ còn đảm nhận việc chuyển lương thực, thực phẩm nuôi cán bộ. Địch kiểm soát gắt gao nhưng cụ đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Từ năm 1964 đến tháng 3 năm 1975, Mỹ - ngụy ra sức càn quét, đánh phá địa phương, bản thân cụ liên tiếp nhận được tin đau đớn: chồng bị địch bắn chết, sau con trai là bộ đội và du kích đều anh dũng hy sinh.


Biến đau thương thành sức mạnh, cụ càng tích cực hoạt động phục vụ cách mạng, tự tay đào nhiều hầm bí mật nuôi giấu du kích. Nhiều lần giặc nghi ngờ đến nhà dọa nạt, xăm hầm, cụ bình tĩnh đấu lý hoặc tìm cách đánh lạc hướng để bảo vệ an toàn lực lượng của cách mạng.


Bị địch theo dõi, kiểm soát chặt chẽ nhưng cụ vẫn tìm mọi cách vận động nhân dân cùng mình mua được hàng chục tấn lương thực cho bộ đội.


Cụ Vũ Thị Thừa là tấm gương tiêu biểu về tinh thần hy sinh tận tụy phục vụ cách mạng. Cụ đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, cụ Vũ Thị Thừa được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #147 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2022, 10:50:59 pm »

ANH HÙNG HUỲNH THỊ TÂN


Cụ Huỳnh Thị Tân (tức Má Tám) sinh năm 1906, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ Quới, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Khi được tuyên dương Anh hùng, cụ là dân quân xả Mỹ Quới, huyện Thạnh Trị, tỉnh Hậu Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1955 đến tháng 4 năm 1975, cụ tham gia phục vụ chiến đấu ở xã. Tuy tuổi già sức yếu, gia đình có nhiều khó khăn về kinh tế nhưng cụ vẫn tích cực nuôi giấu cán bộ, bộ đội, tiếp tế lương thực, vũ khí cho du kích chiến đấu. Nhiều lần, cụ trực tiếp đi trinh sát nắm tình hình địch phục vụ cho các trận đánh. Bốn lần bị giặc bắt, đánh đập dã man, nhưng cụ luôn luôn giữ vững khí tiết cách mạng, kiên quyết không khai báo, buộc chúng phải thả.


Kết quả, cụ đã nuôi giấu được hàng trăm cán bộ, bộ đội, vận động nhân dân tiếp tế cho cách mạng hàng chục tấn lương thực và phục vụ du kích chiến đấu diệt 400 tên địch.


Từ năm 1968 đến năm 1971, địch kìm kẹp gắt gao, cụ đã bí mật đến từng gia đình trong xã vận động nhân dân đóng góp được 40 tấn thóc nuôi du kích và bộ đội chiến đấu.


Tháng 10 năm 1974, cụ tìm cách đưa hai nữ du kích vào đồn địch giữa ban ngày để trinh sát, nhờ đó, đội du kích đã tiến công diệt gọn đồn này.


Từ năm 1971 đến năm 1975, cụ nhiều lần theo dõi nắm chắc tình hình quy luật hoạt động của địch, sau đó hướng dẫn du kích đặt mìn, cài lựu đạn góp phần diệt 300 tên.


Ngoài ra, cụ còn tích cực vận động quần chúng đấu tranh chính trị với giặc; trực tiếp vận động lập được Hội phụ nữ làm công tác bí mật, Hội mẹ chiến sĩ và Nông hội, tập trung được hầu hết quần chúng cách mạng trong xã. Mỗi khi địch bắt lính, gom dân, cụ là người dẫn đầu quần chúng đấu tranh, buộc chúng phải thực hiện nhiều yêu sách, hạn chế được thiệt hại cho bà con ở địa phương.


Cụ có năm con trai lần lượt đi bộ đội giải phóng và đều đả hy sinh anh dũng. Cụ lại tự nguyện cử một cháu nội vào bộ đội và con gái út vào du kích.


Tấm gương sáng ngời của cụ Huỳnh Thị Tân đã động viên nhân dân toàn xã tham gia hoạt động phục vụ cách mạng.


Cụ được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, và được tặng nhiều bằng khen và giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, cụ Huỳnh Thị Tân được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #148 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2022, 10:51:29 pm »

ANH HÙNG JIỚN


Cụ Jiớn, tức Chrđel sinh năm 1897, dân tộc Cà Tu, quê ở xã Chà Val. huyện Giằng, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Khi được tuyên dương Anh hùng, cụ là dân quân xã Chà Val, huyện Giằng, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1945 đến năm 1954, cu Jiớn tham gia công tác Hội phụ nữ xã, cụ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.


Từ năm 1954 đến năm 1957, là cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng của xã và huyện, cụ đã góp phần quan trọng nuôi dưỡng và bảo vẹ hai cán bộ nòng cốt của địa phương trong thời kỳ địch bắt bớ những người kháng chiến cũ.


Từ năm 1958 đến năm 1975, tuy tuổi già, sức yếu nhưng cụ vẫn hăng hái phục vụ chiến đấu, hai lần dẫn bộ đội vào đánh đồn Đắc Lon, diệt 2 trung đội địch. Cụ vận động nhân dân đóng góp hàng chục tấn gạo, hàng nghìn gốc sắn, hàng tạ muối và nhiều trâu, bò, lợn, gà cho bộ đội. Riêng bản thân cụ đóng góp 5 tấn lúa, 5 tạ muối, 2 con bò, 15 con lợn và 100 con gà.


Năm 1972, tuy đã ngoài 70 tuổi, nhưng cụ vẫn xung phong đi dân công, gùi bốn quả đạn súng cối 82 mi-li-mét trên chặng đường dài hơn mười ki-lo-mét đèo dốc. Hành động của cụ cổ vũ nhân dân địa phương hăng hái vận chuyển đạn kịp thời phục vụ chiến đấu.


Trong mười lăm năm, tính chung cụ đã góp 2.000 công vận tải và làm đường phục vụ chiến đấu.


Cụ Jiớn là tấm gương tiêu biểu về tinh thần tận tụy phục vụ chiến đấu trong đồng bào dân tộc miền tây tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.


Cụ được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, cụ Jiớn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #149 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2022, 10:52:04 pm »

ANH HÙNG HOÀNG THỊ NGHỊ


Hoàng Thị Nghị (tức Năm Hà) sinh năm 1929, dân tộc Kinh, quê ở thị trấn Đồ Sơn, thành phố Hái Phòng, nhập ngũ tháng 2 năm 1948. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu tá, cán bộ Cục Địch vận, Tổng cục Chính trị, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 1 năm 1948, Hoàng Thị Nghị tham gia công tác phụ nữ xả. Tháng 2 năm 1948 đồng chí vào bộ đội và làm cán bộ địch vận ở huyện Kiến Thụy tới năm 1954. Hoàng Thị Nghị đã tích cực vận động gia đình và binh lính ngụy, giác ngộ được hơn 100 tên bỏ ngũ về nhà làm ăn. Đặc biệt, đồng chí còn vận động được 1 trung đội lính Âu - Phi ở đồn Ngọc Hải (Đồ Sơn) mang súng chạy sang hàng ta.


Tháng 2 năm 1955, Hoàng Thị Nghị được giao nhiệm vụ vào miền Nam làm công tác binh vận cho đến năm 1975. Qua 20 năm hoạt động, công tác ở miền Nam, đồng chí đã dũng cảm, táo bạo, vượt qua mọi thử thách ác liệt, kiên trì vận động binh lính địch, xây dựng nhiều cơ sở trong hàng ngũ của chúng, góp phần làm rã ngủ nhiều đơn vị địch, cung cấp được nhiều tin tức, tài liệu cho cách mạng. Hai lần bị địch bắt, trải qua hơn 10 năm tù đày, chịu đựng mọi cực hình tra tấn, Hoàng Thị Nghị luôn luôn giữ vững khí tiết cách mạng, không chịu khuất phục trước kẻ thù. Bản thân còn tích cực tham gia lãnh đạo đấu tranh với địch ở trong tù.


Tháng 2 năm 1955 đến tháng 3 năm 1956, tuy mới vào sống ở Sài Gòn (lúc đó Hoàng Thị Nghị 26 tuổi), nhưng do có quyết tâm cao, biết dựa vào quần chúng, nhanh chóng tạo thế hợp pháp, đồng chí đã tổ chức được nhiều nơi ăn, ở cho cán bộ địch vận của ta và giác ngộ được một số hạ sĩ quan, binh lính địch ngay trong các đơn vị ở nội thành. Hoàng Thị Nghị là người có nhiều đóng góp trong việc xây dựng cơ sở hoạt động của bộ phận binh vận ở Sài Gòn trong những ngày đầu có nhiều khó khăn.


Từ tháng 3 năm 1956 đến tháng 12 năm 1960, Hoàng Thị Nghị bị địch bắt giam ở nhiều nhà tù, bị tra tấn đánh đập dã man kết hợp với mua chuộc, dụ dỗ xảo quyệt nhưng đồng chí vẫn nêu cao dũng khí đấu tranh, vừa tranh thủ bọn thẩm vấn, vừa giáo dục thức tỉnh người đã báo tung tích của mình. Nhờ thế, đồng chí giữ được bí mật của tổ chức, buộc giặc chỉ kết án được là "tình nghi chính trị".


Mùa Xuân năm 1968, Hoàng Thị Nghị lãnh đạo cơ sở trong hàng ngũ địch ở đại đội bảo an Lai Cua (Long An) vận động binh lính nổi dậy diệt 58 tên ác ôn, đưa toàn bộ đơn vị (gần 100 người và hơn 100 cây súng) trở về với cách mạng.


Tháng 7 năm 1969, Hoàng Thị Nghị bị địch bắt lần thứ hai, chúng đã biết rõ lai lịch của đồng chí nên đánh đập rất dã man. Tuy vậy, ở nhà tù nào, nhất là lúc ở Côn Đảo, Hoàng Thị Nghị luôn luôn tham gia lãnh đạo anh em đấu tranh, tuyên truyền và phân hóa hàng ngũ địch, sử dụng chúng cung cấp tin tức cho ta.


Gần 30 năm liên tục công tác, Hoàng Thị Nghị đã hiến cả tuổi trẻ của mình, không xây dựng gia đình, một lòng một dạ hoạt động, chiến đấu cho sự nghiệp cách mạng.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, được tặng nhiều bằng khen và giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Hoàng Thị Nghị được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM