Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 03:57:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những ký ức hào hùng một thời chiến đấu của E726/F309 (đoàn 7704/MT479)  (Đọc 245388 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dungtrinhsatd1
Thành viên
*
Bài viết: 210


« Trả lời #360 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2012, 07:54:04 pm »


[/quote]
Kiều văn Long là bác nào vậy a Dũng Huh Huh Huh
[/quote]
  Kiều văn Long là lính C2 D1 E726  ,nó là thương binh ,khi đánh ở Pai lin do đơn vị thiếu quân và vận động LONG ở lại và chuyển về tiểu đoàn làm quân khí ,hiện nay là ban liên lạc 726 Bình Thuận ,Thể  tsd1,Đỉnh tsd1 ở Tánh linh hay Đức linh gì đó cũng thường xuống gặp LONG Bác LÊ có biết 2 người đó không?
Logged

_Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất
_có thức đêm mới biết đêm dài
dungtrinhsatd1
Thành viên
*
Bài viết: 210


« Trả lời #361 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2012, 08:06:31 pm »

     Chào anh Dũng trinh sát d1! lẹ c18-812 được quân khí viên giới thiệu  anh là nhân chứng tham gia cuộc hành binh lật cánh của E726 và E812-f309 từ chiến trường đông bắc k sang chiến trường tây nam mà điểm dừng chân là trận địa Pailin.mong anh kể lại hồi ức của cuộc hành quân năm xưa trên trang pailin ngày ấy để lớp đàn em được hiểu thêm về. f309 .

   Khi rời khỏi quân trường 860 An sơn - Nghĩa bình ,lính đợt đầu 1978 bổ sung cho 726 nhiều nhất ,vì E726 nguyên gốc là đơn vị làm kinh tế ở sông lũy -Thuận hải (bây giờ là Bình Phước )vì toàn là cán bộ khung nên toàn đợt huấn luyện gồm các đoàn 859 Quế sơn-quãng nam -Đà nẳng, 860 An sơn -Nghĩa bình ,861 Đông tác Tuy hòa_ Phú Khánh ,gom lại dồn quân nhiều nhất cho 726 rồi đến 31,rồi đến 96 ,143...
Logged

_Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất
_có thức đêm mới biết đêm dài
dungtrinhsatd1
Thành viên
*
Bài viết: 210


« Trả lời #362 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2012, 06:25:35 pm »

 nhưng đặc biệt F309 chúng ta là sư đoàn được Bộ quốc phòng điều sang tăng cường cho quân khu 7 tiếp tục giải phóng toàn tỉnh BATTAMBANG ,trong đó PAILIN là nơi đầu tiên E726F309 đặt chân đầu tiên và tiếp tục hành trình thế chân cho sư 10V của quân đoàn 3 rút về nước án ngữ 6 tỉnh phía bắc năm 1979..........
Xin lỗi bác Trinh sát d1 bác nói đơn vị bác đầu tiên đặt chân lên Pailin có lẽ chưa đúng.Khoảng giửa tháng 1/79 Sư 5 giải phóng Sisophon (Q16 Đánh)sau đó phát triển theo lộ 5 lên Battambang cùng F10 QĐ3. Ở Battambang chúng tôi truy quét khu vực ngoại vi thành phố khoảng 2 tuần. ĐV tôi 12.8 ly của Q16 F5 hi si 2 bị thương 2 trong những trận đánh truy quét này.Vào khoảng 26 tết âm lịch 78 qua 79 ( chắc đầu 2/79)tụi tôi bất đầu tiến đánh Pailin theo con lộ từ Battambang lên Pailin (tôi quên tên lộ mấy rồi) .Tôi còn nhớ tụi tôi đánh vào một nhà máy cafe trên Pailin,lính tráng đổ bỏ gạo trong ruột tượng để đóng cafe,(mãi tháng 3 về đánh Âm leng cùng QĐ4 vẫn còn cafe uống)Trong chiến dịch này E174 của F5 đánh chính diện bị hơi nặng.Q16 vu hồi nên không bị thiệt hại nhiều.Sau tết âm lịch mấy ngày thì tụi tôi rút ra không biết đv nào thế chân. Vậy tôi có thể nói F5 là đv đầu tiên đánh lên Pailin .Năm 1980 tôi về học văn hóa để đi học sĩ quan ở trường văn hóa QK7 có một thằng lính F59 cùng về học với tôi tên Khương lính 78 quê Quảng Ninh ,tụi tôi vẫn liên hệ với nhau.



 Xin lỗi bạn Hoang Son  ! như Binh yên 1960 đã nói rất đúng ,E 726 lật cánh từ Đông bắc qua tây nam vào khoảng tháng 3hay tháng 4 năm 1979 mà Dũng không nhớ rõ ,khi qua Pai lin ,qua nhà máy cà phêvà phía trên đồi có 1 đại đội Công an vũ trang của quân khu 7 ,nằm dưới công sự và tôi hỏi họ 1 C có bao nhiêu quân ,đơn vị bạn cho biết có 120 quân ,tôi giật mình bằng cả 1 tiểu đoàn chúng tôi ,nhưng súng ống của đơn vị bạn rất đơn giản chỉ tiểu liên,RPD,RPK,đại liên ganinốp của Nga có 2 cái bánh phía trước ,ngay tối hôm đó đơn vị chúng tôi đánh liền và liên tục khoảng 15 ngày tại Pai lin cho tới khi đụng phum Tà hen và rút về lại Pailin và chốt từ Pai lin cho đến cua chữ V (đường 10),như vậy ai giải phóng Pai lin thì tôi không rõ nhưng chỉ ở trong lòng thôi ,ngoài biên khi E726 tiếp quản là còn nguyên tiểu đoàn 1 E 726 từ Việt nam qua ngày trước và ngày sau đặt chân tới Pai lin là đánh liên tục khoảng nữa tháng ,đại đội CAVT xin theo học kinh nghiệm đánh của chúng tôi ,vì: Pôn Pốt ở nơi đây là tàn dư của sư 81 bị quân khu 5 đánh tanh bành chạy về Battambang  và ở tại Pailin ,nên kinh nghiệm đánh chúng chỉ có sư 309 mới đánh được chúng thôi !
Logged

_Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất
_có thức đêm mới biết đêm dài
dungtrinhsatd1
Thành viên
*
Bài viết: 210


« Trả lời #363 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2012, 07:13:40 pm »

  Khi còn ở Ratntakiri E 726 là đơn vị độc lập ,được quân khu 5 điều về tăng cường cho tỉnh đội Gia lai kom tum ,có tên là Chưproong tỉnh đội 2 ,còn tỉnh đội 1 là E 143 có tên Măng Giang sau này là lính của F307 hay 315 gì đó ?.Tôi còn nhớ klhi mới qua K ,khoảng tháng 10 năm 1978 ,được vài tuần nghe tin E 29 bị xóa sổ ,chỉ còn vài người ,anh cần vụ trung đoàn chạy lạc về E bộ 726 thông tin như vậy và trung đoàn xác nhận tin này là đúng và trong lúc này Sư 81 của Pốt quá mạnh và thiện chiến ,lính ta không quen khí hậu và là mùa mưa nên khí hậu tây nguyên lạnh vô kể nên lính ta thua trận là tất nhiên !lúc đó tinh thần chúng tôi bị dao động và hơn nữa ở 2 ngầm bị Pốt cắt nên không đưa thương tử về sau được ,nên hôi thúi cả khu vực ,lúc đó đơn vị chúng tôi có lệnh đào hố lấp các vật dụng không cần thiết để quân tư trang nhẹ bớt  ,để rời khỏi chốt lui về sau ,cũng may lúc đó E 31 đánh chiếm lại các ngầm và thông đường và đơn vị của Dũng D1E 726 vẫn giữ nguyên vị trí chốt cao điểm 165 ,đồi đá ,đồi không tên .
   
Logged

_Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất
_có thức đêm mới biết đêm dài
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #364 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2012, 07:41:18 pm »

 Tôi công nhận bác dungtrinhsatd1 nói đúng. Grin

 Anh em đơn vị CAVT lúc đó trang bị vũ khí "nghèo" hơn các đơn vị chính quy, tôi đã từng gặp họ trên đường hành quân, những người lính quân hàm xanh cũng chiến đấu như chúng ta, có khi họ còn gian nan hơn vì toàn nằm và tác chiến ở vùng biên giới vô cùng cực khổ, địch thì nó chẳng cần biết lính biên phòng hay bộ đội chính quy, "bắt nạt" được ai là nó làm tới dáo. Anh em CAVT thì trang bị gọn nhẹ hơn, hỏa lực tự có không đủ độ mạnh, pháo binh hay TTG cũng gần như không có chi viện kịp thời nên họ phải chiến đấu khá là chật vật, nếu gặp quân chính quy thiện chiến của địch ngang ngửa quân số thì khả năng "bại trận" vì không chịu nổi nhiệt nhiều hơn.

 Được cái đông quân, 1 C mà những 120 người thì đúng là quân số đủ, ít nhất là gấp 3 lần quân số các đơn vị khác lúc đó. Thực tế chiến đấu cho thấy không cần đông quân chỉ cần đủ để bố trí đội hình và biết cách đánh, vừa dễ chỉ huy và người chỉ huy cũng sâu sát được chi tiết hơn. Khoảng 50 quân số 1C là vừa đủ. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
dungtrinhsatd1
Thành viên
*
Bài viết: 210


« Trả lời #365 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2012, 08:30:05 pm »

  Đúng rồi !khi gặp các anh em CAVT họ thấy vũ khí của chúng tôi ,họ cứ hỏi liên tục làm chúng tôi phát cáu ,vì đơn vị họ không có loại súng của chúng tôi ,vì lúc đó đơn vị chúng tôi trang bị toàn là hỏa lực B40,B41,M72,M79.đại liên M60 của Mĩ,cối 60liđó là trang bị cho lính bb,còn C4,C8.C12 là đại đội hỏa lực trang bị 12li7(7thằng khiêng) cối 82li,DKZ 82 DKZ75....
Logged

_Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất
_có thức đêm mới biết đêm dài
dungtrinhsatd1
Thành viên
*
Bài viết: 210


« Trả lời #366 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2012, 09:48:02 pm »

     Chào anh Dũng trinh sát d1! lẹ c18-812 được quân khí viên giới thiệu  anh là nhân chứng tham gia cuộc hành binh lật cánh của E726 và E812-f309 từ chiến trường đông bắc k sang chiến trường tây nam mà điểm dừng chân là trận địa Pailin.mong anh kể lại hồi ức của cuộc hành quân năm xưa trên trang pailin ngày ấy để lớp đàn em được hiểu thêm về. f309 .

   Khi rời khỏi quân trường 860 An sơn - Nghĩa bình ,lính đợt đầu 1978 bổ sung cho 726 nhiều nhất ,vì E726 nguyên gốc là đơn vị làm kinh tế ở sông lũy -Thuận hải (bây giờ là Bình Phước )vì toàn là cán bộ khung nên toàn đợt huấn luyện gồm các đoàn 859 Quế sơn-quãng nam -Đà nẳng, 860 An sơn -Nghĩa bình ,861 Đông tác Tuy hòa_ Phú Khánh ,gom lại dồn quân nhiều nhất cho 726 rồi đến 31,rồi đến 96 ,143...

  Khi qua đồn 23 biên phòng ,là đơn vị chúng tôi chạm mặt với Pốt và C1 nổ súng ,tôi là lính C2 run bấn người, dù chưa nổ súng ,nhưng tinh thần hổn loạn ,các tư tưởng lần lượt hiện lên nhưng đã muộn và tôi có lần như thế !
    Rồi đơn vị tôi lần lượt từ tỉnh đội 2 gia lai kom tum,rồi E726 F309 và khi có tên trong đội hình 309 là lúc chúng tôi rời khỏi Đông bắc Kam pu chia về Hàm rồng  Pleiku nằm 2 ngày rồi đoàn xe chở về nhà khách Qui nhơn ,1ngày 1 đêm ,rồi ra ga Diêu trì Đoàn tàu Quân sự vào Nam ,trên tuyến Đường ray từ Qui Nhơn đến thành phố mang tên bác ,toàn là KSQS bảo vệ chặc chẻ ,đơn vị chúng tôi nằm tại trạm T15 Hố nai -Biên hòa ,hể bước ra khỏi cổng Trạm T15 được xem như là lính đào ngủ và thu gom cho đơn vị khác ,ở đơn vị chúng tôi có người trốn ra ngoài và bị bắt và thu gom cho tỉnh đội Tây Ninh .
  Nằm ở trạm T15 cũng hơi lâu vì mỗi đơn vị có 1 C đi tiền trạm qua K ,Khoản 10 ngày sau toàn bộ đội hình chúng tôi được Đoàn xe car chở về sân bay Tân sơn nhất  ,trên suốt đoạn đường KSQS đứng đầy dẫy ,bảo vệ chúng tôi trốn khỏi đơn vị , chúng tôi được lên 1 chiếc máy bay của LIÊN XÔ

 
Logged

_Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất
_có thức đêm mới biết đêm dài
dungtrinhsatd1
Thành viên
*
Bài viết: 210


« Trả lời #367 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2012, 06:04:27 am »

 Khi còn ở Ratntakiri E 726 là đơn vị độc lập ,được quân khu 5 điều về tăng cường cho tỉnh đội Gia lai kom tum ,có tên là Chưproong tỉnh đội 2 ,còn tỉnh đội 1 là E 143 có tên Măng Giang sau này là lính của F307 hay 315 gì đó ?.Tôi còn nhớ klhi mới qua K ,khoảng tháng 10 năm 1978 ,được vài tuần nghe tin E 29 bị xóa sổ ,chỉ còn vài người ,anh cần vụ trung đoàn chạy lạc về E bộ 726 thông tin như vậy và trung đoàn xác nhận tin này là đúng và trong lúc này Sư 81 của Pốt quá mạnh và thiện chiến ,lính ta không quen khí hậu và là mùa mưa nên khí hậu tây nguyên lạnh vô kể nên lính ta thua trận là tất nhiên !lúc đó tinh thần chúng tôi bị dao động và hơn nữa ở 2 ngầm bị Pốt cắt nên không đưa thương tử về sau được ,nên hôi thúi cả khu vực ,lúc đó đơn vị chúng tôi có lệnh đào hố lấp các vật dụng không cần thiết để quân tư trang nhẹ bớt  ,để rời khỏi chốt lui về sau ,cũng may lúc đó E 31 đánh chiếm lại các ngầm và thông đường và đơn vị của Dũng D1E 726 vẫn giữ nguyên vị trí chốt cao điểm 165 ,đồi đá ,đồi không tên .
  
 Những ngày ở tại RATNTAKI chốt C2 nằm ở tuyến đầu ,ngay cù lao hình số 8 bên dòng sông TÔNLÊSAN rộng mênh mông, hàng đêm chúng tôi bò ra cài mìn phía trước vọng gác khoảng vài ba chục mét ,sáng ra gở mìn Claymor thấy trái mìn quay mặt vô,chúng tôi khiếp vía và cảnh giác với cao độ ,cứ mỗi vọng gác là mỗi hầm có 2 người ,vọng nào có người ốm là người kia ôm trọn đêm ,nhất là mùa mưa ở Tây nguyên cực khổ vô cùng ,lúc nào áo quần cũng ướt sũng và luôn đi dưới giao thông hào đầy nước ,ngóc đầu lên là phía bên kia cắc cù là toi mạng .
   tháng 12-1978 Mình được cử đi điều nguyên với trinh sát D và E phía bên đồi hoa thị và dưới chân X_B ,hôm đó mình mang phải trái mìn PK2 (số 5) cũng may là bị thương nhẹ ở phần mặt ,vì là mùa mưa ,đất mềm khi vướng mìn trái mìn bị dây kéo nghiêng đi và bay lệch nên khi phát nổ nó ở khá xa nên chỉ bị thương nhẹ thôi ,(nếu là trời nắng thì đâu còn ngồi đây gõ máy vi tính )nhưng máu me tùm lum các đồng đội quấn băng đầy đầu và đưa về phẩu trung đoàn ở dưới chân cao điểm 312, điều trị khoảng 1 tuần hay 10 ngày gì đó, trung đoàn cho mình về cứ và từ đó bắt đầu mở chiến dịch giải phóng Kampuchia
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Chín, 2012, 06:28:04 am gửi bởi dungtrinhsatd1 » Logged

_Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất
_có thức đêm mới biết đêm dài
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #368 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2012, 06:47:18 am »

  Đường ray từ Qui Nhơn đến thành phố mang tên bác ,toàn là KSQS bảo vệ chặc chẻ ,đơn vị chúng tôi nằm tại trạm T15 Hố nai -Biên hòa ,hể bước ra khỏi cổng Trạm T15 được xem như là lính đào ngủ và thu gom cho đơn vị khác ,ở đơn vị chúng tôi có người trốn ra ngoài và bị bắt và thu gom cho tỉnh đội Tây Ninh .
  Nằm ở trạm T15 cũng hơi lâu vì mỗi đơn vị có 1 C đi tiền trạm qua K ,Khoản 10 ngày sau toàn bộ đội hình chúng tôi được Đoàn xe car chở về sân bay Tân sơn nhất  ,trên suốt đoạn đường KSQS đứng đầy dẫy ,bảo vệ chúng tôi trốn khỏi đơn vị , chúng tôi được lên 1 chiếc máy bay của LIÊN XÔ

 Gì mà dữ vậy?

 Tháng 9.1978 chúng tôi hành quân bằng tàu hỏa từ ga Ninh Bình đi Hố Nai vào nhập Binh trạm 15 Tổng kho Long Bình. Suốt dọc đường đi lính là "giặc", chuyến tàu này nổi tiếng đến mức lên cả báo vì độ "phá phách" và đánh nhau dọc đường. Vào trạm 15 không quá 2h đồng hồ là chúng tôi đi vào thành phố Biên Hòa chơi tới đêm mới về, sáng hôm sau dậy lại chuẩn bị đi tiếp vào tp HCM, tối muộn ông già mang xe trở trả về binh trạm lại, anh em bạn bè cũng đi chơi lác đác về muộn và lên đầu xa lộ Biên Hòa ngồi hóng mát kín cả đường. Đi cùng đoàn tân binh còn có cán bộ khung huấn luyện cũ, có chuyện gì họ đứng ra giải quyết liền, giao thiếu quân là họ chịu trách nhiệm, có điều gì cán bộ khung và KSQS làm việc với nhau, đâu dễ bắt người của bên giao quân. Có ai bắt bớ thu gom lính tạt té đi chơi gì đâu? Cán bộ khung đi giao quân bên đơn vị tôi còn "bật đèn xanh" cho anh em đi chơi cho thoải mái tư tưởng trước khi giao về đơn vị mới.

 Chắc các bố sợ kỷ luật, "nhát" nên bị đám cán bộ khung và KSQS nó "dọa ma" rồi. Grin

Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
dungtrinhsatd1
Thành viên
*
Bài viết: 210


« Trả lời #369 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2012, 07:13:57 am »

  Đường ray từ Qui Nhơn đến thành phố mang tên bác ,toàn là KSQS bảo vệ chặc chẻ ,đơn vị chúng tôi nằm tại trạm T15 Hố nai -Biên hòa ,hể bước ra khỏi cổng Trạm T15 được xem như là lính đào ngủ và thu gom cho đơn vị khác ,ở đơn vị chúng tôi có người trốn ra ngoài và bị bắt và thu gom cho tỉnh đội Tây Ninh .
  Nằm ở trạm T15 cũng hơi lâu vì mỗi đơn vị có 1 C đi tiền trạm qua K ,Khoản 10 ngày sau toàn bộ đội hình chúng tôi được Đoàn xe car chở về sân bay Tân sơn nhất  ,trên suốt đoạn đường KSQS đứng đầy dẫy ,bảo vệ chúng tôi trốn khỏi đơn vị , chúng tôi được lên 1 chiếc máy bay của LIÊN XÔ

 Gì mà dữ vậy?

 Tháng 9.1978 chúng tôi hành quân bằng tàu hỏa từ ga Ninh Bình đi Hố Nai vào nhập Binh trạm 15 Tổng kho Long Bình. Suốt dọc đường đi lính là "giặc", chuyến tàu này nổi tiếng đến mức lên cả báo vì độ "phá phách" và đánh nhau dọc đường. Vào trạm 15 không quá 2h đồng hồ là chúng tôi đi vào thành phố Biên Hòa chơi tới đêm mới về, sáng hôm sau dậy lại chuẩn bị đi tiếp vào tp HCM, tối muộn ông già mang xe trở trả về binh trạm lại, anh em bạn bè cũng đi chơi lác đác về muộn và lên đầu xa lộ Biên Hòa ngồi hóng mát kín cả đường. Đi cùng đoàn tân binh còn có cán bộ khung huấn luyện cũ, có chuyện gì họ đứng ra giải quyết liền, giao thiếu quân là họ chịu trách nhiệm, có điều gì cán bộ khung và KSQS làm việc với nhau, đâu dễ bắt người của bên giao quân. Có ai bắt bớ thu gom lính tạt té đi chơi gì đâu? Cán bộ khung đi giao quân bên đơn vị tôi còn "bật đèn xanh" cho anh em đi chơi cho thoải mái tư tưởng trước khi giao về đơn vị mới.

 Chắc các bố sợ kỷ luật, "nhát" nên bị đám cán bộ khung và KSQS nó "dọa ma" rồi. Grin


Té ra "Bình yên 1960 cũng có vào T15" ở ah!
  Giữa chúng tôi và Bình yên khác nhau ở chổ ,BY từ bắc vào nam rồi mới qua K ,còn chúng tôi là lính lật cánh ,đang trong tư thế chiến đấu liên tục và quân của chúng tôi hy sinh quá nhiều nên khi về nước thì đào ngủ vô kể ,như bạn của tôi tên "ĐẶNG ĐÌNH ĐỒNG" thông tin D3 ra thành phố chơi thì bi KSQS bắt và giao quân cho tỉnh đội TÂY NINH ,hiện nay ở Đức Cơ đường 19 gần cửa khẩu Lệ thanh bây giờ nghĩa trang liệt sỹ quân 726 nằm ngổn ngang ở nghĩa trang này ,sao mà không khiếp hả BY?
Logged

_Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất
_có thức đêm mới biết đêm dài
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM