Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:38:03 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 5 - Chuyên đề chung sức của các thành viên  (Đọc 305085 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
phungthihoa
Thành viên
*
Bài viết: 15


« Trả lời #180 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2011, 01:55:07 pm »

Em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến tất cả các bác, đặc biệt là bác quangcan đã nhiệt tình giúp đỡ nhà em tìm liệt sỹ.
Hôm trước em có hỏi và mẹ em có cho em biết thêm một thông tin như sau: Một bác CCB cùng quê (Nam Cường - Nam Đàn) có kể lại, khoảng cuối năm 1972 (không nhớ rõ ngày tháng) bác đi điều dưỡng tại tiểu đoàn 27 (??) thì gặp Liệt sỹ nhà em cũng điều dưỡng do bị thương khi chiến đấu. Nghe bảo khu vực đó là Đức Cơ, đánh địch ở đồn Chương Nghé (Lệ Ngọc), đồn Phượng Hoàng. Người đó xũng xác nhận là liệt sỹ thuộc E48, F320A, còn đại đội thì nhớ mang máng là C14. Thông tin cũng không rõ ràng lắm, mong các bác chắt lọc giúp.
Nói thực với các bác là gia đình không có điều kiện và thiếu hiểu biết nên không biết đường đi nước bước để tìm liệt sỹ. Nay em muốn nhờ các bác tư vấn giúp gia đình trình tự cách tìm, làm đơn từ như thế nào, ai xác nhận, gửi cho ai...để gia đình có thể tiến hành. Vẫn biết là việc này không hề đơn giản, nhưng hy vọng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác liệt sỹ nhà em sẽ có ngày được về lại quê hương.
P/s: Mong phần tiếp theo của Mod.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tám, 2011, 03:31:39 pm gửi bởi phungthihoa » Logged
nguyenninh
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #181 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2011, 04:00:23 pm »

Kính gửi Bác Ditimlietsy69
Em đã báo cáo với các Bác là em vẫn luôn tiếp tục tìm kiếm thêm thông tin nên có thêm thông tin gì là em gửi lên diễn đàn nhờ các Bác giúp đỡ. Người CCB cho em thêm thông tin là bạn cùng làm lái xe tại công ty vận tải thủy bộ Hoàng Liên Sơn và cùng nhập ngũ tháng 07/1968. Sau hai tháng huấn luyện tại tỉnh Lào Cai thì theo một đoàn tàu trở tất cả các chiến sỹ của tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn 2 tiến quân vào Nam. Theo lời Bác CCB kể lại trên đường hành quân vào chiến trường thì đến tỉnh Tây Ninh hay KonTum gì đó LS nhà em ốm nặng nên nhập viện K53 vào năm 1969 (vì bệnh viện nằm giữa rừng nên bác CCB không xác định được BV thuộc tỉnh nào?). Từ năm 1969 đến năm 1970 thì LS được giao công việc tạm thời trong bộ phận văn hóa thông tin của bệnh viện K53 còn bác CCB được phân vào QK7 làm giáo viên lái xe. Đến năm 1970 bác CCB nghe tin BV K53 bị ném bom liền trở lại bệnh viện thăm bạn thì BV đã sơ tán đi nơi khác từ đó hai người mất liên lạc.
Logged
ta van manh
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #182 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2011, 06:18:31 pm »

Thân chào các bác và các chú cùng các gia đình liệt sĩ.
- tôi có một thông tin rất cần cho các gia đình có các liệt sĩ thuộc đơn vị  C3 - D6 - E12 - F3 Hy sinh vào cuối năm 1968 & đầu năm 1969 tại mặt trận KN đây
- Hiện nay trong đơn vị C3 - D6 - E12 - F3 ( ĐOÀN SAO VÀNG ANH HÙNG ) còn một bác cựu chiến binh duy nhất trong trân càn tại mặt trân THANH DANH - ĐẬP ĐÁ còn sống sót vào ngày 29 / 02 / 1969 Nếu các thân nhân LIỆT SĨ có cùng đơn vị nêu trên muốn tìm mộ liệt sĩ trong thời gian nêu trên thì vui long liên hệ với tôi để tôi chỉ dẫn tới gặp bác đó vì bác đó còn sống và trí nhớ rất minh mẫn HY VỌNG sẽ có thêm thông tin hữu ích để các gia đình tìm thấy người thân (đây là số điện thoại của tôi 0988 161 317 ) xin nói thêm là tôi cũng có bác là LIỆT SĨ cùng đơn vị bác ấy bác đã giúp tôi rồi nên tôi biết nên tôi đăng vào đây.
Logged
ditimlietsy69
Đại uý
*
Bài viết: 276


« Trả lời #183 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2011, 06:31:01 pm »

Trích dẫn

Theo lời Bác CCB kể lại trên đường hành quân vào chiến trường thì đến tỉnh Tây Ninh hay KonTum gì đó LS nhà em ốm nặng nên nhập viện K53 vào năm 1969 (vì bệnh viện nằm giữa rừng nên bác CCB không xác định được BV thuộc tỉnh nào?). Từ năm 1969 đến năm 1970 thì LS được giao công việc tạm thời trong bộ phận văn hóa thông tin của bệnh viện K53 còn bác CCB được phân vào QK7 làm giáo viên lái xe. Đến năm 1970 bác CCB nghe tin BV K53 bị ném bom liền trở lại bệnh viện thăm bạn thì BV đã sơ tán đi nơi khác từ đó hai người mất liên lạc.
bạn ơi đường 559 có hai hình thức vận chuyển bằng giao liên và ô tô, bạn hỏi lại các bác mà bảo vào k53 đó vào viện đó là cụ thể tháng nào, nghĩa là định hình đường đi ,đi đến đâu?
hỏi lại các cụ cố nhớ lại xem,đầu năm 1970 các cụ quay lại thăm viện K53 thì các cụ từ đâu quay lại,
đi tới đó mất bao lâu, đi ô tô hay giao liên,
các cụ vào qk7 rồi mà thăm lại,ai thăm lại?
Hay là đoàn hoàng liên sơn cũng có D trưởng,D phó,CTV trưởng,CTV phó.khi giao xong quân cho Qk7 quay ra đến viện đó thì biết viện K53 bị ném bom.
bạn tìm lại ông CTV và D trưởng xem giờ họ ở đâu, nguồn này quý đấy,
Logged

ditimlietsy69
Đại uý
*
Bài viết: 276


« Trả lời #184 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2011, 06:35:36 pm »

Trích dẫn
Thân chào các bác và các chú cùng các gia đình liệt sĩ.
- tôi có một thông tin rất cần cho các gia đình có các liệt sĩ thuộc đơn vị  C3 - D6 - E12 - F3 Hy sinh vào cuối năm 1968 & đầu năm 1969 tại mặt trận KN đây
- Hiện nay trong đơn vị C3 - D6 - E12 - F3 ( ĐOÀN SAO VÀNG ANH HÙNG ) còn một bác cựu chiến binh duy nhất trong trân càn tại mặt trân THANH DANH - ĐẬP ĐÁ còn sống sót vào ngày 29 / 02 / 1969 Nếu các thân nhân LIỆT SĨ có cùng đơn vị nêu trên muốn tìm mộ liệt sĩ trong thời gian nêu trên thì vui long liên hệ với tôi để tôi chỉ dẫn tới gặp bác đó vì bác đó còn sống và trí nhớ rất minh mẫn HY VỌNG sẽ có thêm thông tin hữu ích để các gia đình tìm thấy người thân (đây là số điện thoại của tôi 0988 161 317 ) xin nói thêm là tôi cũng có bác là LIỆT SĨ cùng đơn vị bác ấy bác đã giúp tôi rồi nên tôi biết nên tôi đăng vào đây.
Vâng cám ơn ban ta van manh
có gì em lưu số điện thoại của bác ,báo bác trước có lúc làm phiền ạ
Logged

thanglicogi
Thành viên
*
Bài viết: 24


« Trả lời #185 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 09:03:47 am »

Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn đến tất cả các bác, đặc biệt là bác quangcan đã nhiệt tình giúp đỡ gia đình đi tìm Liệt sỹ!!!
Cảm ơn Bác Trung uy đã hồi âm cho tôi, xin chia buồn với gia đình Bác, thôi thì anh em ta cũng cứ phải cố gắng hết mình thôi bác nhỉ, vậy trường hợp nhà bác cũng khá giống với trường hợp nhà Henno bác nhỉ? Thật buồn quá!
Chào Bác ta van manh, rất vui được làm quen với Bác> em đang nhờ Bác QuangCan giúp đỡ nhiệt tình và hết mình. nhân tiện biết bác có thông tin về F3, em cũng xin mạo muội nhờ Bác xem bác có biết Bác nào là CCB của C93,D9,E22, QK5 còn sống không thì giúp em với nhé,cảm ơn Bác trước!!!
À em xin hỏi, có Bác nào biết về trận đánh của C93,D9,E22, QK5 vào cái ngày 02/05/1967 bi tráng nhưng hào hùng của Liệt sỹ nhà em không ạ. Dánh ở đâu và đánh trận gì không ạ? Chống càn; chiến dịch.......và đánh với bọn nào không các bác? Nếu bác nào biết cho em biết với nhé!
Vẫn biết là việc này không hề đơn giản, nhưng hy vọng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác, gia đình em sẽ có ngày tìm thấy liệt sỹ nhà em,được thắp hương lên phần mộ của người thân ruột thịt của mình và đưa về quê hương.
.
QuangCan ơi! Rất nhiều người đang trông chờ vào Chú đấy, cố lên em nhé!!! Grin
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tám, 2011, 09:29:22 am gửi bởi thanglicogi » Logged
henno
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #186 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 03:29:58 pm »

Kính chào các bác, thế là sau gần 2 tháng tiếp tục gửi đơn, liên lạc đến các cơ quan để lần tìm thông tin của liệt sĩ cậu em (đây là lý do mà em mất tích thời gian qua, mong các bác thông cảm nhé, kẻo lại trách em khi có việc thì xuất hiện, không có việc thì mất tin, mất tích, tội nghiệp em, vì em đang chờ đủ các thông tin phản hồi từ các nơi về). Báo cáo các bác thế này: Từ thông tin được biết cậu em thuộc D9,E31 (đồng đội cung cấp), em liên lạc tới phòng CS sư đoàn 2 An Khê - Gia Lai, phòng CS E31-F309 - Biên Hòa - Đồng Nai, tiếp tục hỏi lại QK5, các CCB của E31 mà em có số liên lạc, đều trả lời không có/không biết cậu em; và mới sáng hôm nay đã nhận được trả lời bằng văn bản của Cục Chính sách - TCCT (em đến đó thứ 3 tuần trước), ở Cục CS, em gặp nhiều trường hợp báo tử giống trường hợp cậu em (báo tử sau 1975), và các gia đình đó đều chung tâm trạng rất buồn xen lẫn sự thất vọng khi nhận được câu trả lời: "Mong gia đình thông cảm, rất tiếc không có hồ sơ lưu tại Cục CS", vậy là tiếp tục phải chờ đến khi nào Bộ QP thực hiện xong việc giải mã phiên hiệu đơn vị thì may ra các gia đình mới biết thân nhân nhà mình nằm đâu.
Em quay trở lại vạch xuất phát, mong các bác có kinh nghiệm chỉ giúp em phải bắt đầu từ đâu?
Cảm ơn các bác.
đây là văn bản trả lời của Cục CS
http://i1140.photobucket.com/albums/n563/nhnam74/IMG_5093.jpg
Logged
hoaiban2
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #187 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 03:38:51 pm »


Giông giống Chakiphin - một điểm tập kết của quân ta gần khu vực đường 9 - ở bên Lào thế?
[/quote]
Vâng, không biết lfa nó không vậy. Theo tôi tìm hiểu được thì bản Chakiphin này nằm gần bản Đông ở Lào và là nơi chiến sự ác liệt nhất chiến dịch Đường 9, gần với khu chiến của con đường máu lửa. Bác nào biết rõ hơn thì cho em biết với
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #188 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 04:04:57 pm »

@thanglicogi: cám ơn bác động viên,  Grin.

@ta van manh: người quen đây, có nhận ra không? trận Thanh Danh - làng Phương Danh Nam là một trong những trận đánh kiêu hùng của D6 E12 F3. Chiến đấu đến người cuối cùng, chiến đấu đấu vì đồng bào và nhân dân Bình Định, trả thù giặc Nam Hàn hung ác - lời thề đó đã theo các anh trong suốt cuộc chiến đấu không cân sức, một mất một còn. Sau trận đó, chỉ còn 6 người lính ở các đại đội khác nhau và không hiểu vì sao mình còn sống, vượt qua được quy luật của chiến tranh.  Wink.

@phungthihoa: tiếp theo nhé, xin lỗi mấy hôm tôi bận quá,  Grin.

Với chiến thuật đó, địch tập trung quân chiếm Chư Bồ, hai trung đoàn 41 và 45 tập trung chiếm Đức Cơ và chốt giữ đường 10 đoạn từ Đức Cơ đến Thanh An (nằm trên đường QL 19). Sau thành công đó, địch liều lĩnh ném tiểu đoàn 11 và tiểu đoàn 22 biệt động quân vào sâu hậu phương ta, cách Thanh Giáo khoảng 15 km. Sau khi cân nhắc, sư đoàn quyết định giao cho trung đoàn 48 đang củng cố ở tây-nam Thanh Giáo tiêu diệt tiểu đoàn 22.
Tính đến thời điểm 16/1/73. địch rút trung đoàn 45 về tăng cường cho mặt trận Công Tum, trung đoàn 41 đi Plây Cu làm lực lượng dự bị. Và mặc dù quá trình chiến đấu liên tục, quân số thiếu hụt, mỗi đại đội chỉ còn 25-30 người; cá biệt có đại đội còn 15 - 20 người nhưng E48 - trung đoàn mang tên thành Thăng Long anh dũng - vẫn chuẩn bị cho đợt tấn công mới.
BTL F 320A ra lệnh: trung đoàn 64 tập trung lực lượng tiến công tiểu đoàn 23 (ở tây Thanh An xuống Đức Cơ và Chư Bồ) bằng bất cứ giá nào trong thời gian ngắn nhất. Đồng thời lệnh cho trung đoàn 48 (thiếu tiểu đoàn 3) đưa quân ra Thanh Giáo ép địch về đồn 30. Khi trung đoàn đang thực hiện nhiệm vụ truy ép địch, giải phóng đồn 30 thì sáng ngày 26 tháng 1, BTL điện xuống: Khẩn trương tổ chức cho tiểu đoàn 2 và các lực lượng phối thuộc như đã dự định do phó trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu Ưng và phó chính ủy Lý Sĩ Điềm chỉ huy hành quân xuống đường 14 hiệp đồng với tiểu đoàn 12 địa phương chiếm cắt một đoạn trên khu vực giữa Phù Mỹ đi Mỹ Thạch. Mọi công việc phải hoàn thành trong đêm 27 tháng 1.

Trận chiến của tiểu đoàn 2 trung đoàn 48 Thăng Long sư đoàn 320A trên đường 14 đã bắt đầu như sau:

Trích dẫn
Ở hướng đường 14, ngày 28/1/1973 trước thời điểm ngừng bắn có hiệu lực hai giờ, cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 2 và các đơn vị phối thuộc đã làm chủ khu vực quy định, sẵn sàng đánh trả các cuộc hành quân lấn chiếm của địch. Các chiến sĩ Tiểu đoàn 2 hiểu rằng địch đang cay cú trước thất bại trên đường 19, chúng sẽ bất chấp lệnh ngừng bắn, tiếp tục tiến công trên hướng này hòng vá víu lại thế trận ĩa bị thu hẹp.

Quả đúng như vậy, mới mờ sáng ngày 29 tháng 1, địch đã cho máy bay L19 trinh sát các khu vực kiểm soát của ta, 30 phút sau, hai tốp AD6 nối đuôi nhau quần đảo trên không phận khu vực Tiểu đoàn 2 rồi lần lượt bổ nhào đánh vào khu cột cờ của ta trên đường 14. Địch đánh phá đến lần thứ ba nhưng cột cờ vẫn không gãy. Lá cờ giải phóng vẫn phấp phới tung bay như thách thức kẻ thù.

Đúng 9 giờ, sau hàng chục lần dùng máy bay và pháo binh bắn pháo, địch bắt đầu cho chi đoàn 3 thiết đoàn 21 xe tăng M48 (loại xe tăng hạng nặng mới xuất hiện lần đầu ở chiến trường Tây Nguyên) và hai đại đội bảo an từ Mỹ Thạch hành quân lên quyết san bằng khu vực kiểm soát của ta. Tại sở chỉ huy trung đoàn, trung đoàn phó Nguyễn Hữu Ưng, sau khi xem xét, phán đoán hàng loạt những phản ứng của địch, đã thông báo cho tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Trần Văn Thân về âm mưu thủ đoạn của địch. Anh nhấn mạnh loại xe tăng M48 mới xuất hiện là không có gì ghê gớm. Các huyền thoại "bắn không thấu" là không thực tế vì chiến trường Quảng Trị đã tiêu diệt nó hồi đầu năm 1972 rồi, trung đoàn phó dặn đi dặn lại: “anh em hãy bình tĩnh để chúng vào thật gần mới bắn. Trận đầu quyết cho thiết đoàn "con cưng" đo ván”.
Cùng lúc đó, chi đoàn 1 và hai đại đội bảo an triển khai đội hình hai bên đường 14 tiến vào trận địa Đại đội 5.
Tiếng xe tăng địch mỗi lúc một gần. Bảy chiếc theo đội hình chữ chi đang tiến vào chốt đại đội, bộ binh địch lố nhố theo sau. Đồng chí Hải xạ thủ B41 nhìn rõ chiếc xe tăng đi đầu nóng lòng giục đại đội trưởng Đỗ Ngọc Toán cho bắn, Toán nhoài người ra khỏi hầm đứng khom người quan sát bầy xe tăng đang tiến vào trận địa rồi nói với Hải "Hãy thật bình tĩnh khi nào tớ ra lệnh cậu mới được bắn". 200 mét, 100 mét. Khi chiếc xe tăng cánh trái vào sát tổ chốt, Hải mới nghe tiếng đại đội trưởng vang lên: "Bắn!". Anh siết cò. Sau tiếng nổ dữ dội, chiếc xe tăng bị vầng lửa da cam chụp lấy, bốc cháy. Ở bên phải, trung đội trưởng Lê Bá Dong bắn cháy một chiếc nữa. Đại đội 5 tập trung hoả lực bắn vào đội hình địch. Bằng và Đoàn được lệnh dẫn hai tổ xuất kích. Bộ binh địch bỏ chạy, xe tăng hốt hoảng lùi ra xa cùng với máy bay địch đánh phá chốt. Tốp đi sau có năm chiếc dẫn bộ binh vòng sang phía tây đường tiến lên đánh vào sườn Đại đội 5 bị vấp vào chốt của Đại đội 6. Xạ thủ Nguyễn Đình Giao bí mật chờ chiếc đi đầu đến thật gần mới nổ súng. Nó chồm lên rồi dừng lại bốc khói; nòng pháo của xe cách hầm của Giao chừng chục bước. Một chiếc xe khác bị Nguyễn Văn Thân cho một quả B40 nổ tung. Số còn lại quay đầu tháo chạy. Lại một chiếc nữa vấp mìn của công binh, nằm chết gí... Thấy thời cơ thuận lợi xuất hiện, bộ đội ta nhảy ra khỏi hầm truy kích địch, bắt tù binh, thu vũ khí.

Trước cán bộ chỉ huy Tiểu đoàn 2, hai tên tù binh Phạm Chi và Nguyễn Hữu Quý - lính chi đoàn 3 thiết đoàn 21 ngơ ngác khi ta hỏi: "Các anh có biết gì về Hiệp định Pa-ri không? " Quý thưa: "Tôi được nghe láng máng là sắp có hoà bình nhưng Hiệp định Pa-ri thì hoàn toàn không biết...". Như vậy ngay trong ngày lệnh ngừng bắn có hiệu lực với ý chí quyết chiến quyết thắng, giữ vững vùng giải phóng, cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 48 và Tiểu đoàn 12 địa phương đã bắn cháy 9 xe tăng, xe bọc thép (trong đó có 5 xe tăng M48), bắt nhiều tù binh, thu nhiều vũ khí, giữ vững vùng giải phóng, giáng một đòn phủ đầu chí mạng vào thiết đoàn 21 quân đoàn 2 ngụy. ... Tháng 3 năm 1973, sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 320 đã triệu tập hội nghị quân chính mở rộng (đến tiểu đoàn trưởng) để triển khai nhiệm vụ mới.

Lấy cái bản đồ giao thông này để làm chi tiết minh họa một chút ý tưởng về trận đánh của C5, C6 D2 E48 lúc đó. Tôi nghĩ rằng, trong khoảng thời gian 29/1 đến thời điểm LS hy sinh (10/2) thì C6 vẫn nằm ở vị trí đó. Một điểm chốt bảo vệ sườn cho C5 bám đường 14.


Còn đây là bản đồ chi tiết về đoạn Phú Mĩ (Phù Mỹ) đến Mỹ Thạnh trên đường 14; tôi lười nối ảnh, chị xem cứ nhìn đường đỏ trên bản đồ là đường 14 là ra thôi. Tôi cho rằng điểm chốt của C5, C6 sẽ nằm trên bản đồ Mỹ Thạnh, chị cũng có thể thấy một số các điểm cao chốt sát với đường 14 về phía tây như 660, 600, 640, ....



Có lẽ cụ thể điểm cao nào hay về chi tiết hơn nữa thì chỉ có các bác CCB hoặc Ban chính sách QĐ 3 mới trả lời được câu hỏi này thôi. Chị đã hỏi họ chưa nhỉ? làm cái đơn và photo giấy báo tử gửi chưa?

P/s: hết nợ hôm 27/7 nhé  Grin, trường hợp hy hữu chưa thực hiện đúng quy định của box đấy nhé. Chúc may mắn. Grin
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #189 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 04:54:57 pm »

Bác lexuantuong1972 có nhờ em xem giúp về thông tin của một LS sau:

Em đã có bài viết trả lời riêng qua e-mail nhưng không được chi tiết lắm và cần cần sự giúp đỡ của các bác khác nên đưa lên đây, bác nào biết thì tham gia giúp em một tay nhé,  Grin.
-------------------------

Căn cứ thông tin trong giấy báo tử và một số thông tin khác, cháu gửi chú một số tư liệu sau:

1. Về đơn vị của LS:
- Trung đoàn pháo phòng không 284 (đoàn Sông La) có 3 đại đội 20, 28 và 52 pháo 57mm và 3 tiểu đoàn 7, 15 và 120 pháo 37 ly,
- Tiểu đoàn 15 Trung đoàn 284 là đơn vị AH LLVTND được tuyên dương ngày 11 tháng 1 năm 1973
- tiểu đoàn trưởng Đỗ Hải và chính trị viên Đào Quang Phưởng.

2. Thời điểm LS hy sinh:
Sử F367:
-Thực hiện quyết định số 44/TM-QĐ ngày 19 tháng 7 năm 1969 của BTTM, tháng 8/1969, Bộ tư lệnh sư đoàn tiếp nhận ba trung đoàn pháo phòng không 282, 284, 224 từ Bộ tư lệnh 500, tổ chức triển khai chiến đấu bảo vệ khu vực cửa khẩu, hành lang đường số 12, 18 và 20. ...Do có sẵn kinh nghiệm chiến đấu bảo vệ giao thông vận chuyển ở miền rừng núi phía nam Quân khu 4 nên đến ngày 16 tháng 10 năm 1969 Trung đoàn 284 đã triển khai xong đội hình chiến đấu. Tiểu đoàn 7 ở cửa khẩu Mụ Giạ. Tiểu đoàn 15 ở khu vực Lằng Khằng. Tiểu đoàn 110 ở khu vực Bãi Dinh, ki-lô-mét 050. Sở chỉ huy tiền phương 1 ở Cổng Trời. Sở chỉ huy Tiền phương 2 ở hang đá Na Tông.
- Ngày 20/7/1971, Bộ tư lệnh Quân chủng ra quyết định số 580/BTL, xác định lại tổ chức cho Sư đoàn 367: sư đoàn gồm 4 phòng như hiện nay và các trung đoàn pháo phòng không 241, 280, 230. Quân chủng sẽ tổ chức 8 tiểu đoàn pháo 37mm, súng máy phòng không 12,7mm và 14,5mm, giao cho sư đoàn chỉ huy, quản lý sử dụng và chuẩn bị mọi mặt để khi có lệnh đi B (miền Nam) được ngay.  Chấp hành quyết định của Quân chủng, Bộ tư lệnh sư đoàn tổ chức tiếp nhận Trung đoàn 241 (có biên chế thêm tiểu đoàn 39 của Quân chủng) và nhận đại đội pháo 37mm lắp trên xe ATC của Sư đoàn 361 cho Trung đoàn 230. Sư đoàn còn tổ chức bàn giao Trung đoàn 224 cho Sư đoàn 377, giao các trung đoàn 282, 284, các tiểu đoàn 1, 2, 4, 24, 111 và đại đội pháo 100mm cho Sư đoàn 365; giao Trung đoàn tên lửa 238 cho Sư đoàn 363. Riêng Trung đoàn tên lửa 237 bàn giao các tiểu đoàn hoả lực về các đơn vị cũ và chuyển thành trung đoàn tên lửa vác vai A-72 trực thuộc Quân chủng.
- Ngày 26/5/1972. Bộ tư lệnh Tiền phương Quân chủng Phòng không- không quân ra mệnh lệnh số l53/ML, chuyển thuộc các trung đoàn pháo phòng không 250, 284. 243 và Trung đoàn tên lửa 236b của Sư đoàn 365 cho Sư đoàn 367. Trung đoàn 284, lực lượng dự bị của chiến dịch, là đơn vị có truyền thống chiến đấu liên tục, đã tham gia chiến đấu trong đội hình binh chủng hợp thành ở phía bắc của mặt trận, bắn rơi 11 máy bay địch, hoàn thành tết nhiệm vụ trong đợt 1 và đợt 2. Khi về với sư đoàn được giao nhiệm vụ trước mắt bố trí ở Quai Vạc, động Lôn, Vĩnh Phước chống quân đổ bộ đường không bảo vệ ái Tử, sau đó vượt sông Quảng Trị vào nam Như Lệ, Long Hưng, sẵn sàng cơ động thọc sâu cùng Sư đoàn bộ binh 308.
- Ban đầu, Bộ tư lệnh chiến dịch dự định mở cuộc tiến công đợt 3 vào ngày 21/5/1972. Nhưng do địch đánh phá ác liệt phà Phương Thuý, lũ lụt kéo dài nên các lực lượng, phương tiện kỹ thuật, hậu cần từ tuyến sau cơ động, vận chuyển ra tuyến trước không thực hiện đúng kế hoạch. Trước tình hình đó, Đảng uỷ và Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định lui ngày mở màn tiến công đợt 3 một tháng để tiếp tục chuẩn bị chiến đấu. Bộ tư lệnh chiến dịch còn quyết định thành lập Bộ tư lệnh Công-Pháo hỗn hợp để chỉ huy các lực lượng làm nhiệm vụ giải toả và bảo vệ phà Phương Thuý. Lực lượng của Bộ tư lệnh Công- Pháo hỗn hợp gồm có lực lượng tác nghiệp của bộ đội công binh và các trung đoàn pháo phòng không 230, 284, 250. Đồng chí Hiểu, Tham mưu phó Mặt trận B5 làm tư lệnh. Đồng chí Nhãn, Phó chính uỷ Bộ tư lệnh Công binh làm chính uỷ. Đồng chí Nguyễn Văn Thụ, Phó tư lệnh Sư đoàn 367 làm phó tư lệnh.
- Đến ngày 5 tháng 7, đợt đánh địch phản kích đầu tiên của Sư đoàn 367 kết thúc. Các đơn vị lần lượt được lệnh cơ động ra phía bắc sông Quảng Trị để củng cố lực lượng và triển khai đội hình chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng. Đội hình chiến đấu của sư đoàn:
Trung đoàn 280 gồm tiểu đoàn 102 và tiểu đoàn 216 về Mai Lộc bảo vệ vùng giải phóng, kết hợp đánh quân đổ bộ. đường không và sẵn sàng cơ động bảo vệ pháo binh chiến dịch.
Tiểu đoàn 105 về bắc động ông Do bảo vệ trung đoàn pháo binh 58 của Sư đoàn bộ binh 308.
Tiểu đoàn 103 phối thuộc chiến đấu với Trung đoàn 241 bảo vệ chốt 235 và điểm cao 367. Sở chỉ huy trung đoàn cơ động về đông bắc Động Toàn.
Trung đoàn 230 cơ động về Mai Lộc bảo vệ pháo binh chiến dịch, kết hợp bảo vệ vùng giải phóng. Ngày 10 tháng 7, ba đại đội được lệnh vào tăng cường cho Trung đoàn 250 bảo vệ ái Tử, Phượng Hoàng, sẵn sàng đánh quân đổ bộ đường không.
Trung đoàn 241 về phía tây động ông Do củng cố, sau đó được lệnh cùng với Trung đoàn 250 cơ động đánh quân đổ bộ đường không ở ái Tử. Tiểu đoàn 39 phối thuộc Sư đoàn bộ binh 304 chiến đấu tại chỗ, bảo vệ chốt 156 - ở Trường Phước và phía nam điểm cao 105, sau đó về phía nam động ông Do.
Tiểu đoàn 24 hiệp đồng với bộ binh bảo vệ chết 360, các điểm cao 551, 372 và bảo vệ giao thông trên đường số 12. Tiểu đoàn 28 phối thuộc Sư đoàn bộ binh 308 bảo vệ chốt, đánh quân đổ bộ đường không ở Đá Bạc, Cái Mương.
Trung đoàn 250 được tăng cường tiểu đoàn 8 Trung đoàn 241, tiểu đoàn 216 Trung đoàn 280 và tiểu đoàn 123 Trung đoàn 230 bố trí ở Phượng Hoàng, ái Tử yểm hộ cho bộ đội hợp thành giữ thành Quảng Trị.
Trung đoàn 284 bố trí ở Động Lân, Quai Vạc để củng cố. Đến giữa tháng 7 năm 1972 trung đoàn được lệnh về Vĩnh Linh bảo vệ hậu phương trực tiếp của chiến dịch từ Thác Cóc đến bắc Bến Xe.
Trung đoàn tên lửa 236 do Trung đoàn trưởng Hoàng Bát và Chính uỷ Hà Bá Viết chỉ huy tiếp tục làm nhiệm vụ bảo vệ hậu phương chiến dịch và chi viện cho đội hình binh chủng hợp thành ở phía trước.
Trung đoàn 243 tiếp tục bảo vệ trọng điểm giao thông Bến Than. Đầu tháng 8 năm 1972 tiểu đoàn 4 đi làm nhiệm vụ bảo vệ đội hình pháo binh chiến dịch ở đông Bái Sơn.

Em định viết vài đoạn về cách tác chiến của pháo binh trong chiến dịch Quảng trị 1972 nhưng có lẽ thôi, không cần thiết,  Grin






3. Nơi LS hy sinh:
- Động Lân, Quai Vạc thì chú biết rồi, cháu không trao đổi nữa.
- Còn Thác Cóc và Bến Xe là 2 địa danh - nó là các bến phà, bến vượt mà E284 phải bảo vệ; thác Cóc thuộc Phú Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình và Bến Xe thuộc Vĩnh thủy, vĩnh linh, quảng trị.
Cháu có 2 cái bản đồ khu vực trên gửi chú.

4. Hỗ trợ:
- các thông tin chính sách hỗ trợ của nhà nước thì trên trang mình có rồi, chú vào phần quy định.
- Theo hồi ức của CCB này: http://vietbao.vn/Xa-hoi/Mot-thuong-binh-va-cuon-sach-doi-minh/70056464/157/ - thì thời điểm 20/7/72, C10, D15, E284 vẫn ở Ái Tử. Tuy vậy, sợ có sự nhầm lẫn trong việc truyền đạt của nhà báo.
- trung đoàn 284 hiện ở quế võ, bắc ninh. Có sử riêng của e284 đấy, cháu không có cuốn này.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM