Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Năm, 2024, 05:01:36 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tháng Tư ác liệt  (Đọc 57919 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #90 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2009, 01:31:27 pm »

Theo Martin thì có rất nhiều người dân Mỹ coi mọi chuyện là bình thường và tin là sẽ có cuộc phản công của quân lực miền Nam VN. Martin vừa mớn trớn, vừa đe dọa những người “ăn phải bả hoa sen”. Trong 3 tuần lễ, Martin sẽ cho 750 kiều dân Mỹ ra đi, nên đã giữa lại những phi công của hãng hàng không Air America, vì theo Martin thì những người dân Mỹ chưa có gì bị nguy hiểm. Người ta còn có thời gian là “1 tháng hay 6 tuần lễ” để ra đi. Martin cũng còn chờ xem tổng thống Thiệu có ra được 1 quyết định quan trọng nào không. Nếu Martin thấy Thiệu “bướng bỉnh” và có tư tưởng “muốn bỏ trốn” thì lúc đó Martin sẽ thúc đẩy nhanh việc di tản những người Mỹ. Martin triệu tập bộ tham mưu của mình để có nhận xét và đánh gia chung tình hình thời sự. Hà Nội có thể sẽ đánh chiếm Sài Gòn vào dịp kỷ niệm ngày sinh Hồ Chí Minh 19-5, nhưng cũng có khả năng đúng là nếu bắt được Thiệu, hà Nội sẽ thiết lập ở Sài Gòn 1 chính phủ trung lập, sau đó sẽ loại bỏ dần những người không thuộc của chính phủ cách mạng..
Mặc dầu đã có những ý kiến đóng góp của những người dưới quyền, Frank Snepp và Polgar, cũng như Martin, tin là khả năng sẽ có sự thương lượng. Ông chủ CIA chợt nhận được điện thoại của đại tá người Hung là Toth. Snepp và Polgar có thể tiếp Toth được không? Và cuối cùng họ đồng ý mời Toth ăn bữa trưa ở nhà Polgar.
Đại tá Toth hỏi:
- Các ông có chấp nhận ý nghĩ là miền Nam VN đã bại trận và sẽ kéo theo những hậu quả xấu về chính trị không thể tránh khỏi?
Polgar nhượng bộ:
- Có chứ!
- Nếu các ông chấp nhận, chúng tôi sẽ có thể thu xếp được cuộc dàn xếp để tránh những cuộc chiến đấu trên đường phố Sài Gòn…
Polgar nói tiếp:
- Ông nói như vậy là nhân danh bạn bè của ông đấy chứ? (chỉ Việt Cộng)
- Không! Nhưng qua bao nhiêu lần trao đổi chuyện trò với họ, tôi có cảm nghĩ là họ không muốn làm nhục Hoa Kỳ.
Nói chung Toth còn phụ thuộc vào những tin tức từ hà Nội gửi về, mà không chỉ đơn thuần là tin tức từ Chính phủ Cách mạng lâm thời. Toth hiểu rằng Chính phủ Cách mạng lâm thời chỉ là 1 hư cấu của Polgar. Toth muốn chuyển những điều kiện tiên quyết thành 1 cuộc thương lượng. Từ “tiên quyết” được Toth dùng thường xuyên. Polgar dè chừng việc làm của Toth và biết được những tin tức sai lạc của Toth. Nhưng về kế hoạch quân sự thì rõ ràng là bỏ đi rồi. Cần phải tìm lối thoát bằng chính trị. Những người quan sát như Malcolw Browne, phóng viên của báo New York Time, mà Polgar vẫn có quan hệ, đã khẳng định la Chính phủ Cách mạng lâm thời muốn thương lượng. Đây là 1 hợp xướng đáng khuyến khích.
Polgar nói ngay:
- OK. Vậy thì bắt đầu tiến hành từ đâu?
Toth liệt kê ra những điều kiện tiên quyết:
- Thiệu phải xin từ chức không có điều kiện gì cả
- Cần phải thành lập 1 chính phủ gồm những người mà Bắc Việt chấp nhận được.
- Hoa Kỳ không được có 1 sự viện trợ về quân sự cho chính phủ ấy.
- Đại sứ quán Mỹ phải hoạt động hoạt chế…
Tất cả những điều này không mơi mẻ gì, nhưng nếu không có thì kẻ địch sẽ có dự kiếnm về sự tồn tại của đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn.
Polgar rất bị kích thích đã báo cáo lại việc này cho Martin vào lúc 10 giờ ngày 19-4, và Martin đã gửi điện tín về ngay cho Kissinger. Tất cả mọi việc đều đáng quan tâm. Nhưng còn động cơ của Toth thì sao? Martin đã bị mê hoặc bởi ý nghĩ về việc tồn tại đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Martin phàn nàn về người này, người khác trong bức điện gửi về Mỹ. Những sỹ quan chịu trách nhiệm về việc di tản, tuyên bố là họ cần ngay 800 lính thủy. Martin lại chỉ muốn có hơn 300 lính thủy vì vẫn bị ám ảnh bởi cách làm việc bàn giấy quan liêu của Washington. Theo ông thì qua các tin tức tình báo đã “hình dung ra điều xấu tệ hại. Đó không phải là điều thực tế, nhưng vẫn cần phải bảo vệ những tin tức ấy”. Các quân nhân của Bộ Quốc phòng đã sẵn sàng máy bay của họ - “và nếu tình hình xấu xảy ra thì Bộ Quốc phòng sẽ thực hiện tất cả mọi việc mà họ có thể làm, và nếu có xảy ra điều gì cho những người Mỹ thì đó không phải là lỗi ở họ…”
Martin ra lệnh cho Polgar phải giữ mối quan hệ chặt chẽ với đại tá người Hung, mà không cần để ý đến những dư luận của hạ cấp như Frank Snepp…
Kissinger lại không chú ý đến những cuộc gặp gỡ bí mật giữa những người đứng đầu CIA ở Sài Gòn với đại tá người Hung. CS không có thói quen tham dự vào các cuộc thương lượng nghiêm túc qua những nhân vật trung gian.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Giêng, 2009, 01:34:15 pm gửi bởi baoleo » Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #91 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2009, 01:32:09 pm »

Cuộc chiến ở Xuân Lộc đã kết thúc xấu đối với miền Nam VN và hoàn cảnh về quân sự càng tỏ ra thảm hại. CS có thể đập tan những đội quân phòng ngự xung quanh Sài Gòn. Ở phía Bắc thành phố họ không chỉ tập trung các sư đoàn mà là các quân đoàn. Họ đã có mặt ngày càng nhiều ở vùng châu thổ. Tướng Nguyễn Văn Toàn được Thiệu chỉ định là Tư lệnh Vùng 3 chiến thuật gồm Sài Gòn và Xuân Lộc.
Toàn to lớn, béo đẫy và có tư cách của 1 quân nhân tốt, đã xác nhận trước Tổng tham mưu trưởng:
- Chúng ta không còn quân dự bị. Chúng ta không còn có thể chiến đấu được nữa. Về mặt quân sự thì như vậy chiến tranh đã chấm dứt. Cần phải thương lượng với CS.
Sáng 20-4, Martin đến Dinh Độc Lập, phân tích cho Thiệu rõ về tương quan các lực lượng quân sự hiện tại và tình hình này dù cho Mỹ có giúp thì Sài Gòn vẫn sẽ đi đến những kết cục thảm hại. Nếu Hà Nội muốn tiêu diệt quân lực miền Nam VN thì Sài Gòn cũng sẽ không có thể cầm cự được trong 1 tháng, mặc dù có sự phòng thủ tích cực.
Chắc là Hà Nội mong chiếm được nguyên vẹn Sài Gòn, còn nếu sự thương lượng không được tiến hành thì người ta chỉ có thể thấy Bắc Việt chiếm được thành phố tàn hại.
Thiệu hỏi ngay Martin:
- Vậy thì những viễn cảnh về sự viện trợ ra sao?
Martin trả lời:
- Còn mờ mịt lắm.
Thiệu tỏ ra bình tĩnh đúng mực khi Martin phác họa những nét lớn của sự thất bại tan nát. Martin nói với Thiệu về tất cả mọi việc trong tình thế như hiện nay của Thiệu ở Sài Gòn thì từ số 10 phố Downing Street ở London, đến điện Elysée, Kremlin hay Nhà Trắng (đều là nơi chủ tịch của các nước trên ở đều có 1 vấn đề chung là: không bao giờ người ta hiểu được rõ sự tình ra sao, bởi vì người ta không nói rõ sự thực của tình thế cho họ biết. Người ta thường nói dối họ, ngụy trang trong những bản báo cáo chỉ để rút ra những mối lợi cho cá nhân hay cho tệ bàn giấy quan liêu, và cũng để không làm tổn thương tới vai trò của những người giữ quyền lực tối cao. Cũng có thể là vì họ sợ và không muốn bị coi như kẻ mang đến những tin xấu.
Thiệu kiên nhẫn chăm chú nghe.
Martin nói với Thiệu là việc gợi ý ấy không phải là ở cương vị ông đại sứ Hoa Kỳ, mà chỉ là lời góp ý của cá nhân Martin, là người đã làm việc lâu dài và hiểu được những phức tạp của mọi vấn đề về VN. Hoàn cảnh quân sự hiện nay là đáng lo ngại và nhân dân miền nam VN đã cho rằng Thiệu phải chịu trách nhiệm về việc này. Martin cho rằng nếu Thiệu không hành động nhanh chóng thì các tướng ta của Thiệu cũng yêu cầu thiệu phải ra đi.
Thiệu đặt ra những câu hỏi chứng tỏ là có lúc cũng như ông đại sứ, đã mất tiếp xúc với thực tế. Vậy thì nếu Thiệu từ chức có ảnh hưởng gì tới Quốc hội và việc bầu cử của mình vào chức vụ này?
Martin trả lời:
- Có thể ảnh hưởng trong vài tháng
Nhưng lúc này Martin không tin chắc vào điều gì. Sự quan trọng sẽ là kết quả của việc Thiệu ra đi “thuộc về mặt khác”. Đại sứ cho rằng Hà Nội sẽ phản đối bất kỳ người nào có nghị lực của chế độ miền nam VN. Tất cả những đồng nghiệp, những ủy viên trong chính phủ của Thiệu đều có cảm nghĩ là việc ra đi của thiệu phải khẩn trương, Martin cho rằng niềm hy vọng ấy là có ít, nhưng người ta lại có thể dựa vào sự sống còn của 1 nước VN độc lập.
Thiệu trả lời sẽ có quyết định tốt nhất vì lợi ích của đất nước. Martin không tin ở Thiệu dẽ còn suy nghĩ.
Cuộc nói chuyện của 2 người diễn ra trong 1 giờ rưỡi.
Đến lúc sau buổi trưa, đại sứ quán Pháp lại một mình tới Dinh Độc lập. Thiệu đón tiếp Mérillon và chỉ có 2 người nói chuyện với nhau.
Mérillon liệt kê ra những việc làm mà Thiệu bắt đầu hiểu ra. Có ¾ đất nước của Thiệu đã mất mà không thể khôi phục lại được.
Nếu không có những hoàn cảnh nghiêm trọng như vậy, Mérillon sẽ không được phép… Xin ngài hãy thấy rõ hoàn cảnh hiện nay của ngài. Đó là rõ ràng vi…
Đại sứ Mérillon gợi ý lại về ý nghĩa lịch sử, danh dự - Tổng thống có thể phục vụ nhân dân bằng 1 việc làm xuất sắc. Qua những cuộc thương lượng không thể tránh khỏi, người ta có thể hy vọng 1 vài sự đặc thù của miền Nam VN có thể sẽ được bảo vệ.
Thiệu chỉ nghe mà không có phản kháng – Cuộc tiếp xúc kết thúc bằng 1 nhận xét nhàm cán:
- Muốn ra sao thì ra.
Mérillon cũng như Martin, rời khỏi Dinh Độc Lập và tin chắc là điều gì sẽ xảy ra. May thay là Thiệu đã không yêu cầu nước Pháp việc được cứ trú chính trị.
Vào lúc 8 giờ 20 phút ngày 21-4, Polgar lại tiếp xúc với đại tá Toth. Polgar nói với Toth người ta đã hiểu và sẽ xem xét kỹ những nhận định của Toth. Trước khi bình luận đến nội dung chính, người Mỹ mong muốn được làm sáng tỏ về hoàn cảnh của phe bên kia. Nhất là CS đã chờ đợi gì ở lời tuyên bố của Hoa Kỳ? Và ở đâu, bao giờ có thể tiến hành việc thương lượng?
Trong khi Toth và Polgar muốn dựng lại cho VN thì đại tá Võ Văn Cẩn, tham mưu đặc biệt của tổng thống Thiệu đã đến trụ sở của Đài vộ tuyến truyền hình, mang lệnh của Thiệu đến cho giám đốc Đài phát thanh truyền hình Lê Vinh Hoa, tồ chức cuộc phát sóng trực tiếp.
Lê Vinh Hoa cùng 1 số người độ 20 kỹ thuật viên của đài đã đến ngay Dinh Độc Lập.
Sau mấy ý kiến ngắn gọn, báo cho các ông bộ trưởng biết Thiệu đã có quyết định. Vào lúc 14 giờ, Thiệu đến gặp Lê Vinh Hoa, giám đốc Đài phát thanh truyền hình lúc này đã chuẩn bị xong mọi dụng cụ tại chỗ, bảo Hoa:
- Có thể phát sóng vào lúc 18 giờ tối nay được không? Để điều chỉnh ống kính, ông hãy chọn 1 người nào có khổ người như tôi.
Vào lúc 15 giờ, Tư lệnh cảnh sát quốc gia thông báo rằng tổng thống sẽ nói trước màn hình vào tối hôm nay. Đến 17 giờ, thiệu triệu tập Lê Vinh Hoa đến phòng làm việc của mình.
- Tôi sẽ nói vào lúc 19 giờ 30. khi kết thúc ông hãy lưu lại trên màn hình hình ảnh của tôi 1 lúc. Và phát lại liên tiếp lời tuyên bố của tôi trong 2 giờ.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #92 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2009, 01:32:46 pm »

Thiệu đã triệu tập các nghị sỹ và các thượng nghị sỹ vào phòng lớn ở tầng dưới của Dinh Độc Lập. 2 máy camera đặt trên bục gỗ. Công chúng lo lắng, bối rối và thấy nhẹ mình. Thiệu nắm quyền hành từ gần 10 năm nay. Thiệu đã vững vàng, chống lại mọi kẻ thù muốn lật đổ mình. Đến nay Thiệu sẽ ra đi. Có phải đây là 1 cuộc “thay ngựa giữa dòng” của Người Mỹ?
Thiệu nói trước:
Thưa các bà, thưa các ông, các anh chị em thân mến, đây là chiến lược của CS: Có sức mạnh về quân sự, họ chiến đấu quyết liệt và những cuộc thương lượng và yếu ớt. nếu về mặt quân sự bị yếu thì họ sẽ càng lớn tiếng…
Thiệu tô vẽ thêm cho lịch sử trước đây. Tiếng nói của Thiệu cao giọng. Đôi lúc cử chỉ của Thiệu như bị sai khớp
… Có sự thỏa hiệp giữa CS và Hoa Kỳ để đi đến Hiệp ước Paris năm 1973. vào thời kỳ đó, tôi đã thẳng thắn nói với ông bộ trưởng Bộ Ngoại giao Kissinger: nếu ông chấp nhận Hiệp ước ấy thì ông cũng đã chấp nhận bán miền Nam VN cho CS ở Bắc Việt. Còn tôi, nếu tôi chấp nhận Hiệp ước ấy, tôi sẽ là 1 tên phản bội…
Thiệu đã từ chối không chịu ký vào Hiệp ước Paris trong 3 tháng. Lần đầu tiên Nixon tuyên bố công khai: Mọi việc chống lại việc ký vào Hiệp ước sẽ dẫn đến việc cắt toàn bộ mọi viện trợ.
Thiệu đọc và ứng khẩu dài dòng, quanh co, người dự thấy khó chịu, nhưng vẫn nghe lời tuyên bố của Thiệu nói về lịch sử với vẻ trịnh trọng.
Thi thoảng, Thiệu lại tỏ ra bịo kích động, thể hiện sự giận dữ của mình, rồi im lặng 1lúc như để tìm lại dòng của bài diễn văn. Bài diễn văn sao dài đến thế! Những giây phút im lặng vẫn được chiếu trên màn hình. Thiệu tỏ ra cứng rắn đối với người Mỹ.
- Tôi đã nói với người Mỹ: Mấy ông bảo chúng tôi làm những việc mà chính mấy ông với nửa triệu lính binh hùng tướng mạnh xài gần 300 tỷ USD trong 6 năm trời, nhưng không muốn nói là bị CS đánh bại ở VN thì cũng phải nói 1 cách khiêm nhường là mấy ông không có thắng lợi ở VN mà mấy ông tìm 1 cái lối ra danh dự. Thì bây giờ với cái quân đội này, súng thiếu, đạn thiếu, thuốc thiếu, xăng thiếu, máy bay thiếu, không có B-52 lại bảo tôi làm cái chuyện đội đá vá trời thì có khác gì mấy ông cho tôi 3 Mỹ kim: tôi cho ông 3 Mỹ kim mà tôi bảo ông đi máy bay hạng nhất, qua ở phòng ngủ 1 ngày 30 Mỹ kim, ăn 1 ngày 4-5 miếng thịt bò, uống 1 ngày 7-8 ly rượu. Không làm được, phi lý…
Những người xem truyền hình cảm thấy đây không phải là bài diễn văn mang tính cách ngoại giao, mà chỉ như là 1 bài chúc thư. Thiệu tỏ ra bồn chồn, mồ hôi vã ra trên trán. Thiệu diễn đạt không tốt, nhưng lại tỏ ra thành thật, nói:
Tôi công nhận có vài người chỉ huy quân sự, mà không phải là tất cả, đã tỏ ra hèn yếu trong những cuộc chiến trận mới xảy ra gần đây. Nhưng trong vài vùng, các chiến binh của chúng ta đã chiến đấu thật dũng cảm… Tôi có thể tiếp tục công việc tổng thống của mình để tự đứng đầu chỉ huy cuộc chống cự. Nhưng tôi không thể cung cấp cho các chiến binh phương tiện để chiến đấu… Nhân dân có thể hiểu lầm tôi, coi tôi như 1 vật cản cho hòa bình… Giải pháp thứ 2 là từ chức. Sự từ chức của tôi chỉ là 1 hy sinh nhỏ nhoi…
Thiệu yêu cầu mọi người hãy giúp đỡ phó tổng thống Trần Văn Hương, người sẽ thay Thiệu tiếp tục nhận vai trò tổng thống.
Hương tỏ ra rất xúc động sau cặp kính đen của ông. Thiệu nói tiếp:
… Đây không phải là do sức ép của đồng minh chúng ta, hay do những khó khăn trong cuộc chiến chống CS, mà tôi rời bỏ nhiệm vụ. Trong 10 năm ấy, tất cả những tháng, năm, tất cả những ngày và giờ của cuộc đời tôi đếu rất khó khăn như trong lá số tử vi đã tiên đoán.
Những cử tọa muốn Thiệu kết thúc bài diễn văn dài dòng ấy, nhưng Thiệu vẫn tiếp tục:
… Tôi đã sẵn sàng đón nhận những lời xét đoán và những lời kết tội của đồng bào của tôi. Người ta không đòi hỏi cuộc sống của cả 1 dân tộc như cuộc sống của con cá ngoài chợ.
Cuối cùng Thiệu tuyên bố:
… Tôi xin từ chức mà không phải đào ngũ
Đến tổng thống mới Trần văn Hương phát biểu. Người ta phải đỡ ông Hương đi đến trước micro. Hương, 72 tuổi, lưng còng như bị suy bại do thấp khớp, nói với các quân nhân:
- Dù các vị có chiến đấu lâu dài đến đâu, tôi vẫn luôn ở bên cạnh các vị. Đau khổ đã rơi xuống đất nước chúng ta, xương cốt của tôi sẽ an nghỉ bên cạnh các thui hài của các anh em chiến binh. Đây là khát vọng thân thiết nhất của tôi.
Nói với nhân dân, Hương tuyên bố:

- Đoàn kết là sống! Chia rẽ là chết!
Nhà văn Duyên Ánh đã nghe lời phát biểu của Thiệu tự nghĩ thầm: “Thiệu không phải là thiên tài, nhưng được Mỹ tin dùng. Nếu người Mỹ bỏ rơi Thiệu thì tất nhiên phải là cuộc ra đi.”
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #93 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2009, 01:33:20 pm »

Nhà sư Thiện Huệ đứng giữa đám người chạy trốn đang trú ngụ trong chùa, nghe Thiệu phát biểu trên truyền hình. Mọi người đều hoan hỷ. Thiệu đã mất hết tín nhiệm đối với công dân của mình. Thiệu ra đi là hợp lòng dân. Với người lãnh đạo khác, hoàn cảnh của đất nước có thể được cải thiện.
Kỹ sư Vân không tỏ ra hài lòng. Làm sao những người miền Nam VN đang ở thế yếu kém lại có thể thương lượng được? Ông Hương là tổng thống mới, là 1 người chống cộng từ đầu đến chân. Để có cuộc thương lượng thì cần có người mềm dẻo hơn.
Ở Đà Lạt, cha Jean Mais chúi đầu trong nhà ăn tập thể của trường đại học, nghe Thiệu phát biểu trên vô tuyến truyền hình; tất cả các cánh cửa nhà ăn được đóng kín. Linh mục Mais thấy lòng mình trào lên sự tức giận. Thiệu đã tuyên bố là sẽ nắm lại nghề nghiệp tướng lĩnh của mình. Nhưng cha Jean Mais nghĩ rằng: Chắc chắn Thiệu đã có trong túi chiếc vé máy bay để đi ra nước ngoài.
Hai giờ sau buổi lễ bàn giao quyền lực của Thiệu, Đài Giải phóng và Đài Hà Nội đã công bố:
“Đây chỉ là chế độ Thiệu mà không có Thiệu. Một chế độ bù nhìn khác sẽ tiếp theo…”
Mặc dù Thiệu không còn ở cương vị chèo lái, nhưng vẫn không chịu rời bỏ con tàu. Thiệu không hình dung ra việc rời bỏ Việt Nam
Trong khi Thiệu từ chức, thì những đơn vị cuối cùng của Sư đoàn 18 miền Nam VN đã rút khỏi Xuân Lộc. Chỉ huy Sư đoàn 18 đã được giúp đỡ để rút lui bằng cuộc ném bom dữ dội loại bom “Gặt hái hoa cúc mùa thu” (loại bom nặng hơn 350 kg) xuống Sư đoàn 341 của Bắc Việt đang vây quanh vị trí ban chỉ huy của Sư đoàn, trong suốt cả đêm.
Những làn sóng tấn công làm rung động cả thành phố Xuân Lộc như trong trận động đất. Có nhiều bộ đội và sỹ quan của quân đội Bắc Việt đã hy sinh trong đợt ném bom ấy. Những quả bom đã làm mất hết khí oxygene trong bán kính là 250 mét, giết tại trận những người này do ngạt thở mà không để lại thương tích nào.
Eric Von Marbod đã hứa cho ném 27 quả bom “Gặt hái hoa cúc mùa thu”. Ngày 16-4, ba quả bom loại này được chuyển sang miền Nam VN cùng với người thợ kỹ thuật Mỹ để hướng dẫn cho người miền Nam VN cách móc và thả bom trên chiếc máy bay C-130. Người ta đã rất khó khăn tìm được 1 phi công của miền nam biết cách thả lần đầu tiên loại bom này. Phi công Mỹ lại hứa không VN, nên sau đó người ta không thả loại bom này nữa.
Cuộc rút lui ở Xuân Lộc được tiến hành khá thuận lợi. Những đơn vi cuối cùng của Sư đoàn 18, binh đoàn lính dù số 1 đã được thả xuống trong đêm 23-4. các lính dù tập trung trên đường để bảo vệ lối vào cảng Cap Saint – Jacques.
Bộ chỉ huy Bắc Việt quyết định đi vòng qua Xuân Lộc tiếp tục tiến về Biên Hòa nằm ở giữa Xuân Lộc và Sài Gòn. Trong cuộc chiến đấu ở Xuân Lộc, tướng Dũng đã mất 34 xe tăng T54
Ở Sài Gòn, những nhà ngoại giao Pháp hoạt động gấp. Họ muốn tránh cho Sài Gòn khỏi bị đốt phá v2 đưa quân bài Minh “lớn” cho Bắc Việt nếu hà Nội chấp nhận ông này? Sài Gòn thành phố không còn ý chí, bối rối, không còn hy vọng, hầu như rơi vào sự trống rỗng. Mérillon và Brochand thấy cần phải ổn định tâm lý và chính trị cho người dân. Người Pháp tin rằng người Mỹ chỉ muốn cứu lấy động sản của họ.
Sau khi Thiệu từ chức, nước Pháp đề nghị có sự can thiệp hòa giải. Tổng thống Haléry Gicard d’ Estaing chào mừng “tinh thần trách nhiệm” của ông cụu tổng thống miền Nam VN. Còn tại đại sứ quán Pháp ở sài Gòn thì sơ đồ của việc “thay thầy, đổi chủ” như thế là bình thường: cần thiết phải đưa Minh lớ`n vào quỹ đạo chính trị để đạt được việc thương lượng.
Ở Nhà Trắng, người ta không nao núng, khẳng định là họ không yêu cầu Thiệu phải ra đi. Đúng thế, họ sợ có người nào ở Sài Gòn đã nói điều đó với Thiệu.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #94 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2009, 01:33:48 pm »

Vẫn còn lại vấn đề di tản. Vấn đề để cho người VN ra đi chưa thu xếp xong. Ở Sài Gòn, các đơn từ xin di tản không được xem xét nữa mà phải đình chỉ lại. Người VN đến trước cổng đại sứ quán Mỹ chỉ được đọc 1 ghi chú đánh bằng máy chữ, sao chụp lại:
“Vì còn phải ứng xử với nhiều việc quan trọng, tạm thời chúng tôi phải ngừng việc tiếp nhận đơn xin cho cha mẹ, anh chị em được ra đi. Đề nghị mọi người không đứng xếp hàng ở đây vì mục đích ấy. Chúng tôi mong sớm lại được phép nhận đơn xin cho cha mẹ, anh chị em được di cư…”
Kissinger điện cho Martin:
“Khi sân bay Tân Sơn Nhất nằm dưới hỏa lực của quân địch các cơ quan tuỳ viên quân sự (đang đóng ở khu vực sân bay) phải di tản ngay bằng máy bay. Tôi nhắc lại: Không được di tản bằng máy bay trực thăng…”
Kissinger nhấn mạnh ông ta không dính líu với các công việc hoạt động của những người ngoại giao Pháp đang tiến hành.
Ở Honolulu, đô đốc Noel Gayler chỉ huy toàn bộ hạm đội Thái Bình Dương quyết định thành lập 1 cầu hàng không tới Sài Gòn. Hàng ngày, những máy bay C.141 bay đi, bay lại như con thoi. Còn ban đêm là nhiệm vụ của máy bay C.130. Ở Quốc hội Mỹ lại xảy ra cuộc chiến mới về tài chính và cuối cùng chính phủ đã đạt được sự thỏa thuận của Quốc hội cho phép chi 165 triệu USD giúp đỡ về kinh tế và nhân đạo cho miền Nam VN.
Ở Sài Gòn, binh lính đào các hố cá nhân, rải các hàng rào chạy theo chữ chi, đổ đầy cát vào các bao tải, tổ chức các ụ súng máy, súng cối. Dinh Độc Lập và các khu vườn vẫn sáng rực ánh đèn. Các vòi nước phun vẫn hoạt động
Nhân danh Bộ chính Trị, hà Nội đã điện cho tướng Dũng:
“Hàng ngày… phải liên tiếp mở các cuộc tấn công ở tất cả mọi phía… mọi sự chậm chễ sẽ kép theo hậu quả tồi tệ kể cả kế hoạch quân sự lẫn chính trị.”
Đảng CS lo sợ 1 kế hoạch chính trị sẽ tước đi cho Bắc Việt thời cơ chiến thắng hoàn toàn. Không có nhà lãnh đạo lịch sử quên được năm 1954 đã phải lập biên giới ở vĩ tuyến để phân chia thành 2 nước VN.
Tiến, một người say mê về điện ảnh, rất hài lòng. Một sỹ quan chỉ cho tiến biết lúc này nhiệm vụ của anh là gì.
- Anh sẽ phải hướng dẫn đoàn chiến xa khi chúng ta tiến vào Sài Gòn
Ở Sài Gòn, Hương đảm nhiệm chức vụ tổng thống 1 cách chậm chạp. Hương thấy khó nhọc vì mắc bệnh huyết áp cao và rối loạn nhịp tim. Điều Hương quan tâm trước hết là việc chỉ định người vào nội các và bầu cử nghị viện. tát6 cả mọi việc phải được đâu vào đấy trước khi Hương chọn người làm thủ tướng. Hương tỏ ra chăm chú đến việc hình thành chính phủ hơn là quan tâm tới tình hình chính sự và những hành động của chính quyền mới trong tương lai. Còn Thiệu vẫn ở lại trong dinh Độc Lập để bàn giao các cố vấncủa mình cho tổng thống mới.
Hương tỏ ra cho thấy sự lẫn lộn giữa lời nói và hành động. Hương đọc bài diễn văn trên vô tuyến truyền hình và chỉ nói đơn giản là cho phép đàn bà và trẻ em được phép rời bỏ đất nước nếu họ muốn. Còn đàn ông phải ở lại VN để chiến đấu.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #95 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2009, 01:34:38 pm »

Các máy bay vận tải ở Tân Sơn Nhất liên tục cất cánh. Ngày 22-4 chính thức có 3.300 người chạy trốn đi từ Sài Gòn trên các máy bay quân sự Mỹ. Ở Washington, Kissinger đã nhận được 1 đạo luật bỏ mọi thứ cản trở về việc di cư của 50.000 người VN “có nguy cơ bị trả thù cao”. Đây là sự nhượng bộ phi thường vì theo hệ thống quota, không có nước nào có quyền cấp hơn 20.000 hộ chiếu trong 1 năm. Lúc này Kissinger thay Martin đã cố kìm hãm việc di tản. Kissinger yêu cầu Martin phải giải quyết số người Mỹ ở VN là 800 người trong 4 ngày.
Ở Paris, tổng thống Giscard d’Estaing triệu tập Paul d’ Ornano, nghị sỹ Pháp chịu trách nhiệm về người nước ngoài, là chủ đồn điền cũ ở Đông Dương sẽ phải đến Sài Gòn. Tổng thống Cộng hòa Pháp nghĩ rằng phải duy trì sự có mặt của người Pháp ở miền Nam VN. Và Ornano phải nói với mọi người Pháp là cứ ở yên tại chỗ.
Tổng thống muốn đưa ra các mệnh lệnh cho mọi viên chức và những lời khuyên cho mọi công dân.
Kissinger và Martin trao đổi tình hình với nhau rất sôi nổi. Ngày 23-4, Kissinger giải thích cho đại sứ Martin là có “2 cách tiến hành theo dự kiến về hoàn cảnh chính trị ở Sài Gòn. Chúng ta có thể duy trì 1 tổ chức chính phủ có thể đứng vững được, nghĩa là người ta phải ngăn chặn 1 chính phủ mà khi dựng lên có thể nhìn thấy sự tan rã. Chúng ta phải tìm cách đạt được 1 người có quan hệ và tình cảm gần gũi với ngừơi Pháp. Phải đưa ra được sự thay đổi cho tới khi chúng ta tìm được 1 tổ chức chính phủ để miền Bắc chấp nhận được… Trong khi chờ đợi, tôi gợi ý là ông hãy làm tất cả mọi việc để giúp cho Hương và nội các của ông ta…
Về việc di cư, lầu Năm Góc vẫn tiến hành gấp rút. Trogn trường hợp Sài Gòn bị tấn công thì không được để các vật chất và đạn dược rơi vào tay CS”
Người của Thiệu chuẩn bị ra đi. Cựu thủ tướng Khiêm cũng đã gửi đi hàng tấn hòm xiểng ra nước ngoài. Vài giờ sau đó, vào cuối buổi sáng bngày 23-4, thống chế không quân Nguyễn Cao Kỳ đã dùng máy bay trực thăng hạ cánh xuống dinh Độc Lập mà tổng thống Hương đang chờ đón. Kỳ nói:
- CS có thể đến Sài Gòn trong vài ngày hay vài giờ.
Hương:
- Cần phải thương lượng với họ. Mérillon và nhiều người khác thúc đẩy tôi trao lại quyền hành cho Minh. Quân đội không còn có thể chống cự lại được nữa. Có phải đúng là họ thiếu thốn đạn dược không?
Kỳ nghĩ rằng cần thiết phải có người dẫn dắt kiên quyết có năng lực, nên nói với Hương:
- Chỉ cần những gì chúng ta hiện đang có, chúng ta vẫn có thể cầm cự được 1 hay 2 năm. Hãy xin cử tôi ra làm Tổng tham mưu trưởng liên quân.
Hương quanh co từ chối:
- Một người đã từng là thủ tướng và phó tổng thống như ông không thể trở thành 1tham mưu trưởng bình thường được. Trong ít lâu nữa, tôi sẽ bổ nhiệm ông làm cố vấn đặc biệt cho chính phủ.
- Nhưng thưa tổng thống, thời gian còn rất ít.
Kỳ bực tức ra về cho rằng mọi người là yếu đuối, mọi người là chần chừ. Người Pháp và người Mỹ tin vào Minh cũng đều yếu đuối. Nếu Minh lên nắm quyền hành, hay sau này họ sẽ giao quyền hành ấy cho ông, bởi vì Minh không bao giờ tự ý làm mọi việc mà tất cả là do người ta giao cho ông, người ta bảo gì thì ông làm việc đó. Kỳ tiếc là không tổ chức ngay cuộc đảo chính. Vài ngày trước khi Thiệu ra đi, 1 viên chỉ huy phi đội đã đề nghị với Kỳ cho ném loại bom “Gặt hái hoa cúc mùa xuân” xuống dinh Độc Lập.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #96 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2009, 01:35:06 pm »

Người Pháp khuyến khích Minh ít ra lúc đầu hãy nhận chức thủ tướng. Vào lúc buổi tối, Minh họp với các cố vấn của mình, nói:
“Việc đề cử này “không hợp” nên chỉ làm cho tôi trở thành thủ tướng miễn cưỡng. Tôi muốn nhận chức vụ này trước nhân dân. Ví dụ như, phải có sự đồng tình của những nhóm tôn giao lớn có uy tín và những người khác…”
Minh hình dung ra có nhiều nhóm khác nhau sẽ chấp nhận vai trò thủ tướng của Minh qua sự uỷ quyền của nhân dân. Minh nói với 1 cố vấn của mình là cần phải liên hệ với những hiệp hội chuyên ngành như: Luật sư, giáo sư, các nhà kinh doanh, các nhà báo. Về phía quân sự thì Minh cảm thấy yên tâm hơn vì vài giờ trước đây, các tướng lĩnh đã họp ở Bộ thyam mưu có mặt của viên tổng tham mưu trưởng, đã đánh giá cho rằng thể chế này phải bãi bỏ và Minh phải được đề cử làm người đứng đầu nhà nước. Nhưng ai sẽ đề cử? Minh đã trả lời ngay:
- Nhân dân sẽ đề cử tôi! Những người đứng đầu tôn giáo, các hiệp hội chuyên ngành và trời sẽ phù hộ cho tôi.
Minh hiểu rằng ông tổng tham mưu trưởng đã sẵn sàng để tuỳ Minh sử dụng trong mọi trường hợp. Nếu người ta thuyết phục được Minh lên nắm quyền lực tối cao thì nhiều tướng lĩnh và các sỹ quan cao cấp đang định chạy trốn sẽ ở lại và tuân theo lời chỉ đạo của Minh.
Minh thở dài: Muốn thương lượng thì cũng phải có một vài toán có kỷ luật.
Ở Đà Lạt, uỷ ban thị trấn đã cấp giấy phép cho linh mục Jean Mais được đi lại. Mais đi chiếc xe Honda màu đỏ cùng với 1 người bảo vệ xuống đường quốc lộ số 1, giữa các làn sóng người chạy trốn và các đoàn xe của Bắc Việt. Vào giữa trưa đến Can Chu, 1 làng cách thị xã Xuân Lộc độ 20km thì mais và người bảo vệ bị các công dân đeo băng đỏ ở cánh tay giữ lại:
- Ông đi đến đâu?
- Đến Già Kiệm thăm 1 cha xứ bị ốm.
Mais đã trả lời người dân quân bằng tiếng Việt rất sõi.
Có vài người dân mặc thường phục đeo súng lục và 2 bộ đội Bắc Việt đã xem kỹ lưỡng thẻ căn cước Pháp, và tấm thiếp của tòa xứ linh mục. Một vài người mặc thường phục mời Mais và người bảo vệ vào 1 ngôi nhà khác và ở đây họ để cho Mais và người bảo vệ phải đứng. Một người dân độ 50 tuổi tự giới thiệu là người chịu trách nhiệm về an ninh, lạnh lùng hỏi Mais. Người này đứng cách xa 1 khoảng với Mais và gọi là ông (Monsieur).
- Ông là ai? Ông từ đâu đến? Ông định đi đến đâu? Ông không cần thiết phải đi nữa. Tôi không đảm bảo an toàn cho tính mạng của ông được.
Một người thứ hai đến, gọi Mais là giáo sư (professeur). Mais và người bảo vệ chờ đợi và được mời ngồi xuống ghế đẩu. Một người thứ 3 đến lễ phép gọi Mais là cha (Père).
Người ta thu lại các giấy tờ của 2 người và đưa họ lên gác 2 gặp người đứng đầu của làng là 1 nông dân, dạy giáo lý Cơ đốc. Đêm xuống, người ta đem cơm nguội, và canh rau, cho 2 người an, và chiếu cho 2 người nằm. Những người gác mặc quần áo ka ki hay bộ bà ba màu đen đều là những thiếu niên độ 15 tuổi. Qua giọng nói của những người gác trẻ tuổi này, Mais nhận ra họ đều là người miền Trung. Mais đưa ra những câu hỏi, người ta trả lời:
- Trường hợp của ông chưa giải quyết xong.
Ở Sài Gòn, nhân dân đang chờ mong sẽ có 1 thỏa thuận ngừng bắn. Một dự án, một ảo ảnh đang lượn trong không khí với hình ảnh: 3 người Việt nam: 1 ở miền Bắc là CS, 1 ở miền Trung với chế độ liên hiệp, và 1 ở miền Nam thành lập 1 chính phủ mở rộng để thương lượng với Hà Nội.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #97 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2009, 01:35:34 pm »

Sáng ngày 24-4, tổng thống Hương và Minh “lớn” đã bí mật tới sân bay Tân Sơn Nhất. Bí mật thật không? Nhưng tất cả Sài Gòn đều đã được biết tin này chỉ sau vài giờ.
Hương vẽ nên bức tranh ảm đạm về hoàn cảnh quân sự. Chính phủ chỉ còn tổng cộng có hơn 5 sư đoàn phải đối chọi với 5 quân đoàn của bộ đội Bắc Việt. Tốt nhất là người ta vẫn phải đưa ra 1 trận đánh danh dự. Hương định thuyết phục Minh “lớn” ra làm thủ tướng. Minh từ chối bình tĩnh. CS đã kết tội Minh là nắm quyền hành và được hợp pháp hóa là thành viên của bọn “Thiệu” Điều đó làm giảm hiệu lực của Minh trong việc thương lượng. Minh gợi ý là Hương nên tự nguyện từ chức.
Nhưng ông tổng thống già yếu này không chịu nhượng bộ, còn nói đùa:
- Việc đơn giản nhất để gạt tôi đó là cuộc đảo chính. Điều ấy là tự nhiên.
Khi Hương chống chiếc gậy lụ khụ ra đi thì như có vẻ ngả nghiêng cânh nhắc, nhưng chưa có quyết định nào dứt khoát.
Lúc 17 giờ, Minh đã họp với vài nhà báo.
- Tôi từ chối chức vụ thủ tướng mà ngài tổng thống của miền Nam cộng hòa đã mời tôi. Nếu tôi chấp nhận việc này thì tôi không có thể ngồi bàn thương lượng với phía bên kia mà họ đang đòi tôi phải ra đi.
Những người cộng tác với Minh chen vào nói với các nhà báo:
- Ông già Hương sẽ sớm từ chức. Đó là giải pháp duy nhất
Tại đại sứ quán Mỹ, Martin và Polgar xem xét cái “mê cung” này trong việc trao đổi và thương lượng của người Sài Gòn từng giờ, từng phút. (ý nói các người trong phe phái của chính quyền Sài Gòn). Polgar tin vào Minh “lớn” hơn là Martin.
Cuối cùng, ngày 24-4, Martin chính thức cho phép những cá nhân người VN làm việc cho đại sứ quán Mỹ được di tản. Người ta dự kiến sẽ có 1 khối đông lượng người VN ra đi ở Cap Saint – Jacques. Polgar vẫn giữ mối liên hệ với tư lệnh hải quân VN và được họ đảm bảo sẵn sàng bảo vệ cho cuộc di tản về cho Washington biết là hải quân miền Nam VN đã cộng tác với người Mỹ.
Để duy trì trật tự, đề phòng những người lính miền Nam VN có thể đụng độ. Polgar đã điện về Mỹ là: “cho phép lính thuỷ Mỹ được dùng mọi biện pháp cần thiết”. Nếu bất ngờ những người chạy trốn bị đánh chết trong sự tranh dành hỗn loạn thì tốt nhất là nên dùng lính thuỷ của miền Nam VN can thiệp vào chuyện này.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #98 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2009, 01:36:05 pm »

Jim Eckes ra vào tự do sân bay Tân Sơn Nhất. Đã từ lâu, giới quân sự vào cảnh sát canh gác đã quen biết chiếc Volkswagen sơn màu trắng của ông giám đốc hãng máy bay Continental Air Services.
Cứ nửa giờ cách nhau, máy bay lại liên tục cất cánh, chở theo những người chạy trốn hoặc không có thứ giấy tờ nào. Trên 1 đường băng, chiếc máy bay của hãng hàng không Pan Am chở chuyến cuối cùng gồm 600 người là những viên chức của công ty hàng không này cùng với gia đình của họ.
Eckes gặp 1 toán đàn bà VN đều mặc đồng phục tiếp viên của hãng Pan Am. Có vài người lụng thụng trong chiếc váy, vài người khác lồng chân vào những đội giày cao gót, nhăn nhó vì đau chân. Bất ngờ, từ dưới cầu thang 1 phụ nữ trong số này, tụt đôi giày ở chân ra và bước 4 bậc một lên máy bay. Eckes hiểu ngay có 1 số chiêu đãi viên thực thụ của hãng Pan Am đã cho những người phụ nữ này mượn đồng phục có thể là chị em hay bạn bè để đi khỏi sài Gòn. 600 hành khách chen nhau ngồi trong số 350 ghế. Bên cạnh có 1 thanh tra người Mỹ của hãng hàng không liên bang đứng nhìn mà không nói gì. Người ta đóng cửa máy bay. Có 2 tiếp viên người Mỹ vẫn còn ở trong nhà ga sân bay. Người ta lại phải đi tìm họ.
Máy bay vẫn đỗ chờ trên đường băng. Đài kiểm soát chưa cho máy bay cất cánh. Jim Eckes gặp 1 sỹ quan miền nam VN, tay cầm máy bộ đàm, chìa ra cho sỹ quan này 200 USD. Người sỹ quan nói qua máy bộ đàm với đài kiểm soát. Máy bay được phép cất cánh.
Eckes nghĩ “Bây giờ tất cả các bạn thân và những người quen biết của tôi mới được ra đi”.
Eckes rơm rớm nước mắt.
Phạm văn Ba, đại diện cho Chính phủ Cách mạng lâm thời ở Paris báo cho Quai biết: Một thể thức chính trị đưa tướng Minh lên đứng đầu nhà nước là có thể chấp nhận được, với điều kiện Minh phải thể hiện 1 chính phủ có tư tưởng tái hòa hợp quốc gia. Mình cần phải tìm những người vào chức trách trong chính phủ có thể khiến “Chính phủ cách mạng lâm thời chấp nhận được. Như vậy cũng có nghĩa là Hà Nội chấp nhận được”?
Trong vài người của nhóm ngoại giao người Paris, người ta tin là có sự bất đồng giữa Chính phủ Cách mạng lâm thời với Hà Nội, và ngay cả trong nội bộ Chính phủ Cách mạng lâm thời.
.
Lúc đầu Mérillon còn tưởng là chuyện đùa nhả khi nghe người phụ nữ coi tổng đài điện thoại ở sài Gòn nói:
- Ngài tổng thống cộng hòa muốn nói chuyện với ông. Không phải là tổng thống của chúng tôi mà là tổng thống của ông.
Valéry Giscard khuyến khích Mérillon:
- Điều ông làm là rất tốt. Tôi gửi lời khen ngợi đến ông. Nhưng ông đừng quan tâm nhiều tới những bất trắc…
Giscard thân mật nói thêm:
- Tất cả những sáng kiến của ông đều là những sáng kiến tốt.
- Tôi không có sáng kiến gì mà chỉ làm theo chỉ thị của ngài.
Một sự trung gian hòa giải chính trị: Ở Paris hay ở Sài Gòn, người ta đã chính thức tuyên bố cuộc gọi điện thoại ấy của tổng thống Pháp chứng tỏ Paris muốn chơi quân bài Minh “lớn”. Công tác ngoại giao của Pháp đã tự đặt lên hàng đầu.
Ông già Hương đã tiếp Mérillon, và Mérillon đã kiên quyết khuyên Hương nên nhường chức tổng thống cho Minh. Miền Nam VN chỉ còn là 1 người hấp hối chờ chết. cần phải mổ xẻ nó. Ông già khó nhọc vin vào cớ những trở ngại của thể chế. Tổng thống muốn từ chức nhưng không thể trao lại quyền hành cho bất kỳ ai. Nếu ông trao quyền cho tướng Minh thì sẽ gây ra sự khinh nhờn hiến pháp.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #99 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2009, 01:36:31 pm »

Ở Washington, Quốc hội lại đưa ra tranh cãi về VN, đã chấp thuận duyệt chi 327 triệu USD để viện trợ nhân đạo, cao hơn 7 triệu so với Thượng nghị viện. Các nghị sỹ và đại biểu cho phép Toth dùng quân lực Mỹ để bảo vệ cuộc di tản.
Ở đại sứ quán Mỹ, Martin ngả về Hương, còn Polgar lại thêin về Minh hơn. Bộ trưởng cố vấn Lehmann đảm bảo với các khách đến thăm là mọi việc sẽ diễn ra thuận lợi. Người Canada phụ trách về thương mại đến chào vĩnh biệt Lehmann. Ngày mai ông ta sẽ ra đi. Lehmann cam kết:
- Không, ông không nên ra đi. Còn chúng tôi vẫn còn ở lại đây. Người Bắc Việt sẽ không chiếm Sài Gòn. Sẽ có sự dàn xếp.
Sau đó Lehmann hơi có chút ngần ngừ:
- Trong mọi trường hợp, nếu có diễn biến xấu xảy ra thì vẫn còn chỗ cho ông. (ý ngầm nói là trong máy bay của chúng tôi vẫn dành cho ông 1 ghế).
Polgar lại thấy phấn khởi vì mới gặp người Hung ưa thích đại tá Toth.
Theo Toth thì người của Chính phủ Cách mạng lâm thời và Bắc Việt đã đánh giá việc mở rộng chính trị trong mấy ngày qua “về bản chất một sự xây dựng”. Họ lạc quan đánh giá là người ta sẽ tìm ra được những giải pháp “cũng có ý tốt cho cả 2 bên”.
Nắm được tin về cuộc tranh luận này, Kissinger chỉ ghi lại những lời nói đó nhưng ông không tin về sự thật. Việc ngừng bắn của CS Việt Nam đâu chỉ tuỳ thuộc vào những cuộc tiến trình vận động của 1 ông đại tá người Hung.
Đối với một số người như Jean – Marie Mérillon thấy vụ Minh tiến triển khá tốt. Martin cũng bắt đầu vuốt ve giải pháp này. Ông đại sứ Mỹ nghĩ đơn giản rằng sứ quán Pháp muốn “thay thế vai trò của mình ở Đông Dương”, nhưng dù sao Martin cũng có chút tin tưởng vào Mérillon. Tại sao lại không chơi quân bài Minh? Martin nghĩ rằng tướng Minh “lớn” chỉ thích nghỉ ngơi. Trong những năm qua, con người khôn ngoan này đã làm gì? Minh chỉ chơi quân vợt, chăm chút sưu tập các loài hoa phong lan và các loài cá ở miền nhiệt đới. Hừ! Muốn thu được thắng lợi trên trường chính trị thì việc phải hết sức thông minh chưa phải là điều cần thiết. Lúc này còn cần phải có lòng kiên quyết và có tính cách. Minh có tính cách tốt ư? Có đúng là ông ta có tính cách không? Có vài người cho rằng ông ta chỉ là “con voi có bộ óc con chim sẻ”. Martin và Rérillon chỉ đồng tình với nhau về 1 điểm: 100% giải pháp CS đều là tai hại. Nếu quân đội Bắc Việt chiếm được Sài Gòn thì sau đó họ sẽ chiếm lấy tất cả miền Nam VN và tất cả sẽ rơi vào tay CS.
Người Pháp có sự cảm tình thực thụ với tướng Minh. Khác hẳn với những tướng lĩnh khác do Minh đào tạo, tướng Minh là thân Pháp. Trong trò chơi chính trị, Minh có nhiều mánh khóe. Tại sao lại không dựa tối đa vào Minh? Những nhà ngoại giao Pháp thấy vui mừng sau sắc là Polgar và ngay cả “con chim cắt” Martin đã dần dần nghiêng về giải pháp của người Pháp. Tệ hại hơn là 1 giả định chính phủ liên minh xảy ra vào hoàn cảnh thương lượng để tránh cuộc chiến trong Sài Gòn. Người Pháp tin vào tính hợp lý của VN là: Theo lợi ích của Hà Nội, ít ta trong thời kỳ chuyển đổi, họ sẽ chấp nhận 1 chính phủ mang màu sắc của lực lượng thứ 3, mà CS không chế ngự hoàn toàn. Một chế độ “coi được” ở Sài Gòn, còn dân chủ hơn là ở Bắc Việt sẽ có giá trị về những điểm tốt cho phương Tây.
Thượng nghị sỹ Paul Ornano đã tới Sài Gòn. Tham dự vào lệnh của tổng thống Pháp Giscard, Paul Ornano đã nói với mọi người là hãy “ở yên vị trí”. Cộng đồng Pháp ở Sài Gòn loan báo vài tin lạc quan. Với những người Mỹ như Snepp đều có cảm tưởng thái độ lạc quan của người Pháp ảnh hưởng rấy nhiều tới người VN. Nếu những người Pháp không ra đi thì điều đó có nghĩa là việc dàn xếp có thể đã là cái mầm mống một Nhà nước miền Nam VN không có CS. Đại sứ quán Pháp ở Sài Gòn vẫn làm việc ở trụ sở. Còn đại sứ quán Pháp ở Hà Nội lại không tin vào việc này.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM