Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Năm, 2024, 05:31:40 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tháng Tư ác liệt  (Đọc 57922 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #60 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2009, 01:45:26 pm »

Báo chí đã đưa nhiều tin ngay từ đầu cuộc họp này làm cho nhân dân hiểu rõ là tổng thống Ford quan tâm tới số phận của miền Nam VN.
Đầu tiên, người ta đề cập đến vấn đề dân sự và quân đội.
Người Mỹ đã nhấn mạnh :
“Cần phải giải quyết vấn đề những người chạy trốn, và nhất là về vấn đề gia đình của binh lính. Những gia đình này không được ở trong những vùng chiến sự”.
Viên đã phản kháng ngay :
“Không thể buộc các quân nhân phải tách rời gia đình của họ. Nếu như vậy binh lính sẽ không còn tinh thần chiến đấu”.
Đoàn đại biểu Mỹ muốn chính phủ Sài Gòn giải thích rõ hơn về hoàn cảnh của nhân dân. Cần phải tránh cho họ trở thành nạn nhân của những lời đồn đại sai trái đang lan truyền bởi những người CS. Đoàn đại biểu yêu cầu Sài Gòn phải có 1 chiến thắng, dù rằng rất khiêm tốn. Điều đó sẽ giúp thêm cho họ có được vài trăm triệu USD.
Chính phủ Sài Gòn thấy cũng cần phải có 1 chiến thắng để gây ấn tượng đối với những nhà lập pháp và dư luận công chúng Mỹ, nhất là để ngăn được cuộc tiến quân của Bắc Việt. Khốn thay, bộ tham mưu lại không có trong tay những đơn vị dự bị. Cần phải rút bớt những đơn vị phòng thủ Sài Gòn. Người ta lại nói đến máy bay B52. Người Mỹ có mặt tại hội nghị đều thấy tình hình hiện nay những pháo đài bay ấy là không đủ để cứu vãn được tình hình, vả lại cũng không thể có vấn đề đó…
Von Marbod yêu cầu các đội quiân của miền Nam VN không thể phân phối đạn dược theo hạn định. Được Martin khuyến khích, Marbod cam đoan nếu Quốc hội chấp nhận những dự định của tổng thống, thì các thứ phụ sẽ được nhanh chóng gửi sang ngay cho VN.
- Chúng tôi có những kho dự trữ vũ khí đạn dược quan trọng có thể sử dụng ngay được ở Okinawa và ở Nam Triều Tiên.
Marbod cũng thấy ngay, trong việc sơ tán các phương tiện vật chất, đã tổn thất rất nhiều trong những cuộc rút lui vừa qua của quân đội miền Nam VN
Người Việt muốn có thứ vũ khí thần diệu. Có thể chuyển nhượng cho họ loại bom khủng khiếp “Daisy Cutter”.
Người Mỹ thường sử dụng loại bom này để phá bỏ, san bằng rừng rú và sửa sang các sân để cho máy bay hạ cánh. Hiệp ước Paris lại cấm việc dùng các loại vũ khí mới khác ở Việt Nam.
Không cần! Weyand hứa sẽ cho chuyển đến Việt Nam loại bom “Daisy Cutter” và các nhân viên kỹ thuật cần thiết để sử dụng những quả bom ấy.
Carver, người thấp nhỏ, béo tròn, trông như con cú sau cặp kính to lớn, đã đối chiếu song song giữa quân đội nước Anh năm 1940 và quân đội miền Nam VN năm 1975, nói :
“Một trận Dunkerque đã thấy thấp thoáng ở chân trời”
Carver hay chọc tức đại sứ Martin. Nhưng trước mặt Thiệu, người ta cố tránh 1 vấn đề nóng bỏng, thấy cần thiết phải chấp nhận vai trò quyết định cho Bộ tham mưu miền Nam VN. Bộ tham mưu này phải có quyền hành và không thể để nó cứ bị tổng thống chặn ngang ngăn cản. Trong cuộc gặp gỡ lần này, hầu hết các thành viên của đoàn Weyand đếu có cảm nghĩ là Thiệu không có ý thức gì về hoàn cảnh nghiêm trọng hiện nay của miền Nam VN.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #61 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2009, 01:46:00 pm »

Trong 1 cuộc họp khác, Thiệu đã hùng hồn giải thích, sau cuộc bầu tổng thống vào tháng 10 năm 1975 này, Chắc chắn Thiệu sẽ được bầu làm tổng thống, và chắc chắn Thiệu sẽ cho nhiều đảng chính trị mới được phép thành lập. Lần này người ta sẽ thực sự mở rộng thể chế dân chủ.
Thomas Polgar cho rằng tất cả những việc đó là rất hay, nhưng trước hết lúc này là cần quân tâm đến vấn đề quân sự. Thomas Polgar nhấn mạnh đến những cuộc tiến công của Bắc Việ và yếu đuối của bộ máy miền Nam VN, đến sự hỗn loạn ở Đà Nẵng.
Bất chợt ông tổng thống của Cộng hòa miền Nam VN chảy nước mắt khóc.
Còn có nhiều cuộc họp khác giữa người Mỹ và VN rất căng thẳng và gay gắt. Người Mỹ cho rằng người VN thiếu chủ nghĩa hiện thực. Người VN cho rằng người Mỹ thiếu hiểu biết về các vấn đề của họ
Tướng Weyand đã soạn thảo bản báo cáo dày 28 trang. Trong bức giác thư mở đầu vụ khai kiện, Weyand viết :
“Hoàn cảnh quân sự hiện nay là đáng phê phán và khả năng đứng về sự sống sót của miền Nam VN cũng như vận mệnh đất nước…, bên ngoài lề… người Mỹ phải giúp đỡ họ… Có 1 đề tài khác mà chúng ta phải chú ý, Hoa Kỳ phải chuẩn bị di tản khoảng 6.000 công dân Mỹ và vài chục ngàn người miền Nam VN… đối với những công việc đó, chúng ta bắt buộc phải có biện pháp bảo vệ những người đó”.
Weyand cũng yêu cầu phải cho Hà Nội biết rõ ràng “vào lúc thích hợp”. Hoa Kỳ cũng đã có “ý định dùng sức mạnh để di tản những người của họ khỏi miền Nam VN không gặp trắc trở gì”.
Weyand kết thúc lời mào đầu bằng những tiếng “thanh la” thông dụng :
“Ở Việt Nam, tính đáng tin cậy của Hoa Kỳ và đồng minh đều có liên quan với nhau”.
Kissinger còn gì vui lòng hơn nữa.
Theo Weyand, quân đội Bắc Việt có mặt ở miền Nam là rất mạnh, gồm có :
152.000 người, tổ chức thành :
74 trung đoàn bộ binh
5 trung đoàn xe thiết giáp
14 trung đoàn trọng pháo, và
33 trung đoàn pháo cao xạ.
Còn ở miền nam VN chỉ tập hợp có :
59.000 người
19 trung đoàn bộ binh
5 lữ đoàn xe thiết giáp
5 đội biệt động quân
4 lữ đoàn quan dù, và
2 lữ đoàn lính thủy đánh bộ

Tóm lại, quân CS Bắc Việt chiếm ưu thế tối đa về người, lấy 3 chọi 1.
Weyand giải thích rằng, mọi mức độ về các mặt xã hội dân chúng và quân sự, người miền Nam Vn đều tin chắc là họ “đã bị bỏ rơi và cả sự phản bội” bởi Hoa Kỳ. ý nghĩ này càng càng ở cấp cao càng thấy mạnh hơn.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #62 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2009, 10:40:07 am »

Những người lính đã bắn vào máy bay trực thăng trong đó có người chụp ảnh của tổng thống Ford. Những dư luận bàn tán cuối cùng ở Sài Gòn là : Các sỹ quan miền Nam VN sẽ bắn hạ máy bay trực thăng nếu Hoa Kỳ chỉ chở sơ tán những người của họ.
Weyand nghĩ rằng cần phải có 722 triệu USD giúp đỡ quân sự. Nhưng trong những tuần lệ gần đây tình hình đã chuyển biếntheo sự mất mát như sau :
Theo giá trị bằng triệu USD :
- Vũ khí đạn dược (chỉ tính riêng ở các kho) : 107,0
- Vũ khí cá nhân và tập thể : 24,6
- Pháo đại bác : 16,1
- Xe kéo : 85,6
- Xe bình thường : 67,0
- Các trang bị về liên lạc : 15,6
- Chất đốt : 4,8
- Thuốc men và dụng cụ y tế : 7,9
- Công binh : 1,8
- Dự trữ toàn bộ : 67,4
---------------------------------------------------------------------------
Tổng cộng : 397,2
Hơn nữa lực lượng máy bay của miền Nam VN đã để lại phía sau là 628 máy bay, 66,8 triệu USD các mảnh rời và 48 triệu USD đạn dược. Hải quân miền nam VN đã mất 3 tầu chiến. Những con số mà Weyand đưa ra, đã không kể đến giá trị của những vũ khí đạn dược bị các đơn vị tháo chạy, các vị trí quân sự, các hải cảng và các sân bay phải bỏ lại.
Kết luận của bản báo cáo gửi cho tổng thống Ford là có sự thận trọng tuyệt vời. Weyand không thể bảo đảm cho “một hay tất cả các biện pháp khác”, mà Weyand chỉ đề xuất là “như vậy sẽ đủ để ngăn chặn hay là làm chậm lại một chiến thắng hoàn toàn của Bắc Việt”.
Khi tướng Weyand rời Sài Gòn về Washington để báo cáo cho Bộ trưởng Quốc phòng thì nhận được điện đến thẳng Palm Springs để phúc trình thẳng với tổng thống Ford. Vào lúc bi khịch như thế này, Gerald Ford vẫn thản nhiên đến Palm Springs để chơi Golf với ánh nắng mặt trời. Những người đồng hương với Ford lại thấy ông vụt quả banh nhỏ, và vài giây sau ông lại cùng các đồng hương ngồi xem mục thời sự của đài truyền hình, truyền đi cảnh tượng di tản của các thành phố Việt Nam.
Ron Nessen, tùy viên báo chí của tổng thống, cho biết rằng Ford không xem xét đến khả năng dùng biện pháp ném bom để trợ giúp cho quân đội miền Nam VN, vì luật đã cấm. Và những khuynh hướng của tổng thống cũng chống lại điều đó.
Nessen nói thêm :
- Tổng thống có nhiều cảm tình và lòng trắc ẩn tới dân tộc Việt Nam.
Trong hoàn cảnh này, lòng trắc ẩn liệu có ích gì?
Vì vậy Hà Nội đã vui mừng báo trước và tin tưởng là : Những máy bay B 52 sẽ không trở lại nữa.

Những người tham dự cuộc họp ca tụng ý nghĩa có sự giúp đỡ để cung cấp cho Sài Gòn 744 khẩu trọng pháo, 100.000 súng bộ binh, 6.000 súng máy, 11.000 súng phóng lựu đạn, 1.300 đại bác và 120.000 tấn đạn dược.
Kissinger không có ảo tưởng gì. Ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn, người ta cũng cần phải hành động như cách đã nắm được những hoàn cảnh đó. Như vậy nếu muốn cứu miền Nam VN thì chúng ta phải đề nghị với Quốc hội duuyệt chi 722 triệu USD. Dù là thành thật hay chỉ là đạo đức giả thì chiến thuật này cũng có cái lợi. Nếu Quốc hội từ chối, không chấp nhận sự giúp đỡ cho miền Nam VN, và nều mọi việc trở nên rất xấu ở Đông Dương, người ta có thể trách các ông nghị sỹ và các ông đại biểu. Điều mà người đã bắt đầu làm là “meffa voce” – (những cách làm tốn tránh và bí mật).
Các cố vấn của Ford không đồng tình với cách làm như vậy. Họ không muốn cứu Việt nam, mà muốn bảo vệ Ford khỏi mọi chuyện ở Việt Nam.l Còn Kissinger thì thúc đẩy, tổng thống sẽ yêu cầu 722 triệu USD giúp đỡ về quân sự và 250 triệu giúp đỡ về kinh tế và nhân đạo; Kissinger đã nhấn mạnh đến số phận cay đắng của nhân dân Việt Nam.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #63 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2009, 10:40:55 am »

David Kennerly đã mang về nhiều ảnh chụp ở Đông Dương và đưa trình cho Ford xem bằng cách treo, dán lên tường các lối hành lang của Nhà Trắng.
Kennerly nói với tổng thống :
- Bất kể các vị tướng nói với ngài như thế nào… Họ sẽ kể cho ngài nghe về những điều ngu ngốc, kể cả việc họ nói rằng Việt Nam chỉ còn hơn 3 hay 4 tuần lễ nữa để sống
Ở Hà Nội, Tiến, 1 thanh niên có tham vọng về nghề điện ảnh, Tiến đã đi xem tất cả những bộ phim và các vở kịch ở nhà Hát mà Tiến có thể dự được. Phần lớn những bộ phim dài được trình chiếu vẫn là của Liên Xô. Chàng thanh niên này luôn nghĩ đến việc được sang Liên Xô hay Cộng hòa dân chủ Đức để theo đuổi việc học tập về nghề điện ảnh. Không ai nói đến việc động viên Tiến. Tiến theo các lớp học của mình, tận dụng những đặc quyền của mình, không phải lo nghĩ về những điều hạn chế trong sinh hoạt. Khẩu phần ăn của tháng 3 đã kém hơn khẩu phần ăn của tháng 1.
Chính phủ đưa ra cuộc vận động mới :
“Dành thực phẩm cho miền Nam. Những người con ở miền Nam ra miền Bắc chia khẩu phần làm 2 để có một nửa giúp cho miền Nam”.
Phần đông các công dân mỗi tháng chỉ được 250 gram đường. Thanh niên được cấp 1 kg đường và 1 hộp sữa đặc. Ở Thủ đô, tùy theo các chuyến hàng đến, mà rất thất thường, mỗi công dân được phép mua 120 gram thịt của Trung Quốc. Nếu người Trung Quốc không chuyển hàng sang thì mọi người được phân phối thứ bột trứng. Người trẻ tuổi được 1 kg thịt tươi, phần lớn là thịt lợn.
Tháng 1 và tháng 2, Chính phủ vẫn lo sợ Mỹ cho máy bay ném bom trở lại, nên càng ngày càng có nhiều người lao động khơi lại các hầnm trú ẩn và các hố cá nhân đào trên các hè đường. Người ta vẫn nghĩ rằng sẽ vẫn phải dùng đến các hầm, hố này. Nhưng rõ ràng với các thanh niên, thì họ lại cho rằng không cần phải dùng đến các hầm hố ấy nữa. Tiến không có quan niệm về chính trị chắc chắn, mà trước hết chỉ muốn được về Sài Gòn, thăm người mẹ và tìm lại các bạn thân cũ. Chiến thắng đang báo tin gần đến ngày trở về Sài Gòn của Tiến.
Một hôm đang ở trong lớp học, thì Tiến được báo ra khỏi lớp. Một đại úy đang chờ Tiến.
- Anh có 1 nhiệm vụ đặc biệt.
Chàng thanh niên nhận được lệnh chuẩn bị 1 vài vật dụng. Người ta đưa Tiến đến Bộ Tham mưu bằng xe Jeep. Ở nơi “tập trung đặc biệt”, Tiến thấy có độ 50 thanh niên đều là người miền Nam. Hồi tháng 4-1971, có vài người đã cùng đi với Tiến trên con đường mòn Hồ Chí Minh.
Người ta đưa cho Tiến xem bản đồ sài Gòn và hỏi anh có thấy người Sài Gòn đã thay đổi, vẽ lại vài đường phố hay vài đại lộ không? Sài Gòn có xây dựng thêm những ngôi nhà lớn nào không? Chàng thanh niên nói là anh biết khá rõ khu phố ở sân bay.
Trong 4 hôm, Tiến học kỹ các đường phố Sài Gòn trên các tấm bản đồ và bình luận về khoa đo vẽ địa hình của thành phố. Người ta phát cho tiến bộ quân phục. tiến sẽ làm trinh sát và cảm thấy phấn khởi vì sắp được nhìn lại miền Nam.
Tiến cùng với 17 người đồng hành trèo lên xe buýt đi qua cầu Doumer cũ (Long Biên). Ở sân bay Gia Lâm, nhóm người nhỏ này có các sỹ quan vây quanh đã gặp nhà thơ Tố Hữu, nhà thi sỹ có chức trách của chế độ và là ủy viên Trung ương Đảng. Các thi sỹ nổi tiếng cũng như các vị tướng xuất sắc đều nhập vào bộ máy nhà nước và họ trở thành quan trọng.
Với giọng nói nặng, tình cảm và xúc động, Tố Hữu nói với các thanh niên :
- Nhiệm vụ của các cháu rất quan trọng. Chúc may mắn!
Những nhà nhiếp ảnh chụp ảnh từng người. Tiến tự nhủ : “Nếu mình chết, người ta sẽ đăng ảnh mình lên báo, một tấm ảnh của người anh hùng”.
Người ta phát cho Tiến 1 khẩu súng ngắn và 1 khẩu AK-47. Tiến đi cùng với những người đứng tuổi, im lặng, ít nói. Nhóm thanh niên này lên chiếc máy bay của quân đội miền nam VN.
Khi đêm xuống, máy bay mới cất cánh. Nhiều giờ trôi qua. Máy bay đỗ xuống 1 nơi để lấy thêm chất đốt. Nhiều hành khách xuống máy bay. Tiến nghĩ rằng mình đã đặt chân lên vùng cao nguyên vì thấy đất đỏ.
Người ta cũng không nói gì với Tiến, mà chỉ đưa Tiến đi bằng xe ô tô. Tiến không hỏi gì và người ta cũng không cho Tiến biết mọi thông tin, mà anh chỉ biết mỗi việc là đã đặt chân xuống miền Nam Việt Nam
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #64 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2009, 10:41:21 am »

3- KHÔNG CÓ MỘT SỢI CHỈ,
CŨNG KHÔNG CÓ MỘT CHIẾC KIM
.

Cộng đồng người Pháp ở Sài Gòn giữ thái độ im lặng, họ sống tập trung ở những đại độ lớn và ầm thầm chuẩn bị. Patrick Hays, ông chủ hãng Michelin ở Việt nam – Một cựu sỹ quan giải ngũ, không có một chút e ngại gì về xuất thân quân sự của mình. Để thoát ra khỏi tình thế này, Thiệu phải tìm ra 1 giải pháp chính trị. Phần đông những người Pháp ở Sài Gòn đều sống hòa hợp với Patrick Hays. Họ có tới vài ngàn người ở Sài Gòn, làm các nghề : chủ quán ăn, chủ khách sạn, người bảo hiểm, đã sống ở đây từ lâu rồi> Những người hợp tác với chính quyền Sài Gòn đã không còn. ố người khác sống ở đây từ 3 đến 5 năm, là người làm thuê, hay chủ các công ty Pháp như Michelin, đồn điền trồng cây ở miền đất đỏ, hãng rượi bia hay sản xuất nước đá ở Đông Dương.
Người ta nói chính xác là nhà máy và các kho hàng của hãng rượu bia ở Đà Nẵng đã bị cướp hết và hủy hoại. Các nhà máy thuốc lá, xe Peugeot, xe Renault, xe Citroen, nhà băng Pháp ở châu Á, hãng France – Chinoise (Pháp – Trung Quốc), cửa hàng Chargeurs Réunis (chủ hãng cung cấp tổng hợp), hãng Messageries Maritimes (vận tải biển) có thuê rất nhiều người làm công. Vậy thì số phận của các hãng pháp sẽ ra sao, nếu CS chiếm lấy? Cóp nên cho đàn bà và trẻ em trở về chính quốc không?
Ông đại sứ Pháp liền triệu tập Patrick Hays, Jean Marie Mérillon chịu trách nhiệm về những người làm công trong các hãng của họ, những người chủ đồn điền từ các tỉnh trở về Sài Gòn cùng với những người buôn bán và các linh mục, tu sỹ.
Mérillon đã nói với ông đại sứ :
“Chúng ta phải hình dung ra 1 giải pháp liên tục giữa việc quân đội miền Nam VN tháo chạy tán loạn và việc thiết lập trật tự của CS. Mọi chuyện ở Sài Gòn có thể lại xảy ra giống như ở Đà Nẵng. Chúng ta phải nghĩ đến có những toán binh lính đào ngũ và cướp bóc lang thang ở Sài Gòn sẽ tấn công cướp phá cả những người Pháp. Chúng ta phải hình dung thành phố này chỉ còn máu và lửa. Vậy thì chúng ta sẽ tập trung các đồng hương của chúng ta ở đâu? Ở bệnh viện Grall à, hay ở trường Saiut – Exupéry? Chúng ta sẽ phải tổ chức những trung tâm đón tiếp người Pháp và làm thế nào để chúng ta bảo vệ tất cả mọi người được? Có vài người lính ở Pháp đã sang để tăng cường bảo vệ an ninh cho tòa đại sứ, nhưng như thế cũng không đủ để có thể làm được việc này. Chúng ta còn phải chuẩn bị những kho đồ hộp thực phẩm, gạo, nước uống
Hays là cựu trung úy Trung đoàn Dù lê dương số 1, nhưng vấn đề là liệu ông ta có chịu nhận chăm sóc bảo vệ những trung tâm đón tiếp người Pháp không? Một ông đại sứ không thể cho phép mình tổ chức riêng 1 đội cảnh binh. Hays sẽ được rảnh rỗi hơn, đã cùng với Mérillon nghĩ đến một số người được xác định là có thể giúp cho Sài Gòn tránh được thảm cảnh như Đà Nẵng. Hays tập hợp độ 15 người tốt và có tín nhiệm là chủ đồn điền trồng cây, là giáo sư trung tâm văn hóa đã qua chế độ quân sự vũng vàng, và nhất là người phụ tá của Hays, ông Michel Hamiaux, 1 người cao lớn không thể lay chuyển, nao núng, đã có 27 tháng trong quân ngũ ở Algéria và đã xứng đáng được Bắc đẩu bội tinh.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #65 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2009, 10:41:54 am »

Người ta cần phải có những chiếc xe cộ chạy trân đường không có khó khăn gì. Hays lấy 4 xe jeep ở đồn điền, sơn thành màu trắng và in hình chữ thập đỏ lên xe, may những lá cờ đỏ của Hồng thập tự. Dù trong hoàn cảnh nào thì xe của Hồng thập tự vẫn di chuyển được dễ dàng hơn các loại xe khác về vấn đề vũ khí, Hays đã giải thích công việc của mình cho người bạn thân là tướng Lê Quang Lương, chỉ huy sư đoàn lính dù mà phần lớn các đơn vị này đã được rút về Sài Gòn.
Lương đã cung cấp cho Hays số vũ khí cần thiết. Cùng với nhóm người can thiệp của mình, hays không có ý định chống lại đội quân Bắc Việt. Đơn giản nếu chỉ có sự hỗn loạn trong thành phố, nếu chỉ là những nhân tố không kiểm soát được tấn công vào trung tâm đón tiếp người Pháp, thì qua máy liên lạc vô tuyến, Hays sẽ cùng với 1 số người của mình đi xe Jeep đến ngay “để giải quyết hậu quả xảy ra” trong khả năng có thể.
Hays tổ chức luân chuyển số người trong nhóm của mình tập trung, chờ đợi tình hình xấu xảy ra. Trong kho đó họ chỉ ngồi đánh bài để giết thời giờ. Tất cả những người Pháp ở Việt Nam, tất cả những người nước ngoài, ở Sài Gòn hay ở đâu đó đều trông chờ vào Hays.

Người Việt Nam cũng hết sức căng thẳng. trong sân và vườn của những căn biệt thự cho người Mỹ thuê đều chất đống các va li kiểu hãng Samsonite và Vuilton của người Mỹ. Các gói hàng bằng các-tông, các gói bọc bằng chất dẻo ít nhiều đều được chằng buộc cẩn thận.
Các cơ quan của đại sứ quán Mỹ đã lên danh sách những người Việt nam có thế lực được di tản, theo những chuẩn mực khó khăn để ngừng lại và hạn chế. Nhưng làm sao để quyết định ai sẽ là người được ưu tiên di tản?
Đứng đầu bản danh sách này là những người có nguy cơ bị chết, nếu CS đến. Hầu hết những người làm việc cho Mỹ và cả gia đình của họ sẽ có con số là 100.000, 200.000 hay 300.000 người? Ở Sài Gòn và ở Washington người ta cũng đã gợi ra con số 1 triệu người phải di tản.
Sau đó đến những người Việt nam có thể tái định cư ở Hoa Kỳ như kỹ sư, bác sỹ, kế toán viên, tất cả những người nói tiếng Anh có thể gọi là chấp nhận được.
Và cuối cùng là những người nào muốn ra đi.
Người Mỹ cũng tự hỏi có 1 số viên chức Mỹ làm việc ở đại sứ quán hay những người đã phục vụ cho quân sự lâu nămb ở đây, họ không có thể hình dung ra sụ sụp đổ. Họ đã gắn bó sâu sắc với Việt Nam, qua hương vị của “phở”, hay mùi vị của đường phố, 1 phong cảnh ruộng đồng, rừng rú, và ở cao nguyên. Đất nước này thật là hấp dẫn.
Đối với những người Mỹ ấy dù là dân sự hay quân sự, già hay trẻ, tốt bụng hay vô sỷ, đều đã có những người bạn thân ở Việt Nam, đôi khi là 1 phụ nự hay người tình. Đất nước Việt Nam kỳ lạ và thân thiết, thủ đô quyến rũ đến nay đang trở thành cột mốc cho thời tuổi trẻ của họ, và là 1 chân trời xa lạ đối với tuổi già.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #66 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2009, 10:44:34 am »

Lịch sử tiến rất nhanh. Chỉ mới 2 năm nay, người ta còn cảm thấy sự thán phục đối với kẻ thù. Họ có thể tàn bạo, nhưng chỉ trong cách đối xử với báo chí nước ngoài hay tỏ ra kín đáo hơn đối với những “tội ác” của người miền Nam VN hay của người Mỹ. Các nhà quân sự và ngoại giao đều tức đến điên người vì Bắc Việt không gây cho họ 1 hoen ố nào, 1 sự tàn bạo hay 1 ngôi làng bị đốt cháy. Báo chí có mặt ở khắp nơi, trừ trong vùng của Việt Cộng. Các phóng viên chiến trường cũng có lúc rơi vào tay các đội quân Mỹ, hay miền Nam VN. Tưởng họ nếu bị CS bắt sẽ bị hành hạ, đóng đanh câu rút hay bị thiến… nhưng các phóng viên lại chỉ chứng kiến và thuật lại hầu hết những sự kinh hoàng của cuộc chiến tranh mà Mỹ và của miền Nam VN gây ra.
Những người phóng viên này đã tả lại những cuộc ném bom, những chất độc làm cho cây rừng và cây cối trong làng mạc phải rụng lá. Ai cũng kể lại những vụ bắt cóc hay xử tử những người đứng đầu các làng mạc, thôn xóm chống lại người Mỹ. Từ năm 1957 đến 1973 đã có hơn 36.000 người bị giết và hơn 58.000 người bị bắt đi…
Tất cả những điều đó đã qua lâu rồi. Ngày nay, ở Sài Gòn, người ta chỉ nói đến Việt Cộng là hiện giờ có tới 10, 15 sư đoàn Bắc Việt ở miền Nam VN. Hay cũng có thể là 20 sư đoàn. Con số đó lên tới 200.000 người. Quân đội Bắc Việt khi ra trận, nếu có người bị bắt làm tù binh, họ đều nhất quyết giấu tên nên không thể nắm biết được gì về họ. Điều đó khiến họ là người chiến thắng.
Trong nhiều năm, người Mỹ ở Sài Gòn, ở Pleiku, Huế, Đà Nẵng, trong các tỉnh thành và thị trấn, họ đã phải sống trong cảnh bị tấn công, rồi phản công. Người ta mất đi, giành lại rồi lại mất đi 1 thôn xóm, 1 đồn điền, 1 quả đồi, 1 thung lũng, hay 1 vạt rừng rậm không rõ ràng nào, để đánh dấu vào những điểm đó trên bản đồ quân sự. Không có ai có thể biết đúng sự thật. Thời kỳ ấy đã qua rồi. Có những tỉnh hoàn toàn, những thành phố mà người ta tưởng rằng không thể mất được thì nay đã chiếm tất cả. Đà Nẵng, Huế đã ở trong tay Việt Cộng. Người Mỹ cũng như những người VN ở Sài Gòn đều hiểu rằng, lần này, họ không có thể tái chiếm lại những thành phố ấy được.
Người ta không lường đến thảm họa, người ta không có thể thống kê được sự thèm muốn của những người Việt Nam chạy chốn. Dù sao cũng có cuốn sách chỉ dẫn, định lượng được sự sợ hãi ấy bằng 1 cách không thể bác bỏ. Đó là giá của tờ $ ở chợ đen Sài Gòn. Ngày 29-3, tờ 100$ bằng 5.000 đồng của miền Nam VN. Vài ngày trước, người ta chỉ đổi chác hết 4.000 đồng. Nỗi sợ hãi in đậm trong cái giá leo thang ấy. Người ta có thể thấy được ý định của người mua $ để chuẩn bị cho việc ra đi. Còn những ai mua vàng là người đó có ý định ở lại Sài Gòn
Ngày thứ hai đúng vào ngày lễ Phục sinh (Pâques) nhưng ông giáo sư cuối cùng của trường đại học vẫn còn ở lại, và đang chuẩn bị rời bỏ thành phố. Ngày hôm kia, cách Sài Gòn 60 km, gần 1 đồn điền trồng chè, người ta đã bị bại trận. Người ta kể có 1 linh mục người Pháp bị đạn đại bác làm gẫy 1 bên đùi. 1 bác sỹ Bắc Việt đã mổ không có thuốc gây tê. Người Bắc Việt không dễ dàng như thế đối với người Mỹ.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #67 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2009, 10:45:02 am »

Con đường ở phía Nam về Sài Gòn cũng đã bị cắt. Người ta phải qua Phan Rang. Cha Jea Mais chở các giáo sư bằng chiếc xe Citroen của ông. Đi cùng với họ là 1 thanh niên mồ côi người Việt Nam 18 tuổi, được họ nhận đỡ đầu. Cha Mais cho xe xhạy về đèo Bellevue. Ông đuổi kịp những người chạy trốn trên chiếc xe Peugeot 203 gia nua cũ kỹ chở độ 10 hành khách, bắt gặp những chiếc Honda chở cả gia đình, nồi niêu, xoong chảo, chăn chiếu… Bên cạnh đường có vài người lính miền Nam đang muốn bán da con hổ bị trúng mìn chết. Da con hổ ấy chắc sẽ khó có thể tìm kiếm được, nhưng không ai muốn dừng lại trong lúc này.
Khi đã đổ các giáo sư xuống Phan Rang, cha Mais lại đi ngược lên theo dọc bờ biển, ngược lại chiều các đội quân đang chạy trốn, về phía Nha Trang để nắm được tin về các linh mục khác trong các phái đoàn của người nước ngoài. Ở Nha Trang nhiều cha còn ngần ngừ. Có vài người đã về Sài Gòn ngay tối hom ấy. Còn số khác cho rằng họ không thể bỏ các giáo dân sứ đạo.
Đến tối, Mái lại đánh xe trở về Phan Rang cùng với người thanh niên được đỡ đầu, và dừng lại ở xứ đạo Sông Pha, trong 1thung lũng âm u. Suốt đêm linh mục Mais không ngủ được. Ông ra khỏi nhà để hóng mát. Bất chợt ở phía đèp Belllevue, Mais thấy có hàng trăm ánn đèn pha ô tô. Một đoàn xe xuất hiện. Những người lính đóng quân ở Đà Lạt và cả gia đình họ đã bỏ chạy.
Một chiếc xe Jeep dừng lại. 1 viên đại tá xuống xe, bắt tay cha Jean Mais, nói :
- Chúng tôi vừa nhận được lệnh phải bỏ Đà Lạt.
Một sỹ quan khác nói :
- Chúng tôi đang cố tập hợp quân tại Phan Rang.
Cũng như Đài Truyền hình và các báo chí, những sỹ quan này luôn nói đến việc “tập hợp lại quân”. Nhưng đây chì cách “nói khéo”, để che dấu sự thất bại không thể chống lại được.
Linh mục Mais trở về nhà ngủ. Sáng hôm sau, một ban an ninh của CS đã được thành lập trong làng. Viên cựu chỉ huy quân đồn trú miền Nam VN ở đây đã bỏ trốn.
Jean Mais lại ra đi. Ở đèo Bellevue, những ủy viên của ban an ninh khác hỏi giấy tờ của ông. Sau cuộc thương lượng dài dòng, có một người phụ tá của môn khoa học tại trường đại học ở Đà Lạt biết linh mục Mais. Nhờ có người này nên cha Mais lại có thể đi tiếp con đường của mình.
Các cửa hiệu ở Đà Lạt đều đóng cửa. Các quán hàng ở trong chợ vẫn bày các hoa quả, rau, các tảng thịt và cá đã ôi thiu. Ở thư viện của những phái đoàn nước ngoài, đã có vài sự cướp phá làm các ngăn đựng sách tan hoang, các tủ lạnh bị cậy mất hộp máy trống rỗng. Cha Mais nhặt lên vài cuốn sách. Trong thành phố Đà Lạt. Mais lại gặp người phụ tá Pháp của ông. Cùng đi với 1 toán thanh niên, người trai trẻ mồ côi đi cùng Mais đã thu dọn lại chợ.
Người phụ ta Pháp của Mais nói :
- Chúng ta chờ họ (Bắc Việt) đến. Cần phải làm cho thành phố sạch sẽ.
Ở trường đại học, Jean Mais lại gặp chủ nhiệm khoa văn. Ông này không muốn ra đi cùng với những người khác mà ông cho là hèn nhát. Cả linh mục Jean Mais cũng thế. Ông là nhà truyền giáo nên sẽ lại làm việc ở trường đại học được mở lại. Ông tự nhủ : “Đối với Đà Lạt như thế là thành công rồi!”.
Ở Sài Gòn, nhà văn Duyên Ánh nhắc đi nhắc lại mãi một câu hỏi : có phải ra đi không? Nếu quân đội Bắc Việt đến, người Mỹ đã báo trước là sẽ có cuộc tắm máu. Có nhiều bài của Duyên Ánh đã chống lại CS. Nhà văn sẽ bị xử tội chết. Duyên Ánh xin ghi tên vào bản danh sách những người ra đi của các cơ quan thông tin Mỹ. Chắc chắn là Duyên Ánh sẽ ghi thêm cả tên người vợ và 3 đứa con. Việc mất nhiều tỉnh, thành của miền Nam VN không làm cho kỹ sư Vân bối rối. Ông nghĩ rằng khó có thể dẫn đến 1 giải pháp chính trị!
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #68 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2009, 10:45:39 am »

Cùng với 9 cụ già đáng kính và 20 ông sư của chùa Quan Thế Âm, sư Thiện Huệ đã chăm sóc cho gần 60 người di tản. Họ thường tụ trong các đền chùa. Đàn bà bận bịu về bếp nước. Trẻ em khóc lóc và la hét. Những nhà sư thường có những vấn đề về vệ sinh kín. Các vật phẩm của những người khách thập phương tín ngưỡng có thể nuôi được những người chạy trốn. Họ lo lắng về ruộng đồng, về nhà cửa và những người thân đã mất tích. Họ chỉ là người dân bình thường, không quan tâm đến việc mở mang chính trị. Họ chỉ muốn nhanh chóng được trở về thôn xóm của họ..
Nhà sư trẻ chăm chú đến tình hình thời sự. 2 người anh lớn của sư Thiện Huệ đều là sỹ quan trong quân đội miền Nam VN. Nếu Bắc Việt đến đây thì 2 người anh của sư Thiện Huệ có phải là nạn nhân của sự trả thù?
Người ta đồn rằng những người CS vô thần sẽ bắt buộc các nhà sư phải vào quân đội. Ở miền Bắc người ta cấm việc xin ở chùa để làm chú tiểu học việc nhà chùa và bắt họ phải vào bộ đội. Nhà sư trẻ Thiện Huệ nghĩ rằng : “Khi Bắc Việt đến đó là nghiệp chướng cho hành động của chúng ta!”
Cha mẹ Thiện Huệ khuyên nhà sư nên ra đi. Một trong số người anh rể của Thiện Huệ là 1 trung tá không quân, công nhận là các sỹ quan cao cấp được phép đưa cả gia đình ra nước ngoài, nhưng nhà sư trẻ từ chối. Nhà sư không thể nào bỏ được cái nghiệp tu hành của mình. Nhà sư phải chấp hành những đau khổ khi nó xảy ra.
Tầu chở dầu không ngược sông sài Gòn. Ét-xăng đã khan hiếm. Người ta xếp hàng dài ở những câu bán xăng. Trong thành phố có đến hàng ngàn những lời đồn đại khác nhau.
Thiệu xuất hiện trên truyền hình để biện bạch :
“Người Mỹ không muốn bán vũ khí cho chúng ta. Chúng ta phải tiết kiệm từng viên đạn”.
Đôi khi tổng thống còn kỳ cục tỏ ra khôi hài :
“Trên chiến trường, dù sao chúng ta cũng không đến nỗi phải bám vào Việt Cộng để cắn họ!”
Patrick Hays ghi :
“Lúc này tình hình diễn biến như thế nào? Bản báo cáo mới của quân đội thấy rõ : Lối thoát bằng quân sự rõ ràng là không có thể làm được. Ngay cả khi họ phải chiến đấu trước cửa ngõ Sài Gòn. Cần phải có người như ông De Lattre hay đức thánh bà Geneviève… may ra mới cứ được hoàn cảnh bại trận này…”
Sau khi Vùng 2 chiến thuật cũng sụp đổ, tướng Phú chạy về Nha Trang, 1 thành phố yên ổn.
Một sáng, ông tỉnh trưởng Nha Trang, không cần báo trước cho tướng Phú và cả người Mỹ đã ra lệnh đóng cửa các phòng làm việc. Phú đã lập bản doanh trú tạm trong 1 ngôi nhà lớn để làm việc. Trước hết, Phú không nhận được tin gì về các viên chức dân sự đã ra đi. Đến lúc sau buổi sáng, bất chợt Phú chạy khắp các tầng gác do quân đội của mình chiếm đóng, gào lên :
- Chạy đi! Chạy đi!
Phú hớt hơ hớt hải tìm người lái máy bay trực thăng riêng của mình và bảo :
- Chúng ta phải đi ngay.
Vào lúc 13 giờ, Phú đã bay đi thoát 1 mình trong nỗi hoảng hốt, và cả kinh ngạc và tin lan truyền. Nha Trang chưa bị tấn công, nhưng nhiều người thề rằng họ đã thấy những đơn vị quân đội Bắc Việt đang ở cửa ngõ thành phố! Người dân đổ xô về sân bay hy vọng kiếm được 1 chỗ trên máy bay, hay đến được bến cảng, tìm một chiếc thuyền hay chiếc xuồng máy.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #69 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2009, 10:46:09 am »

Trong thành phố, binh lính đập phá các cửa hiệu để xông vào cướp bóc, tay cầm vũ khí bắn vào những người qua lại để chiếm đoạt thực phẩm, vàng bạc, đồ trang sức. Trên cảng, nhiều người chờ đợi đã lội cả xuống nước đến nửa người. Nhiều trẻ em, người già chết ngạt. Lại thêm 1 phiên bản nữa như đã từng xảy ra ở Đà Nẵng…
Sự hoảng sợ lan rộng. Với ông Phó lãnh sự Pháp Henri Strahleim, ông tổng lãnh sự Mỹ Moncrieff Spear đã thổ lộ là không có vấn đề gì để trả lời. Những người Pháp di tản bằng máy bay do sứ quán của họ thuê. Chỉ có 3 linh mục và 1 bà tín đồ trong ban nhiệm vụ của nước ngoài đã tự nguyện ở lại. Phụ thuộc vào lãnh sư Hoa Kỳ, có 2 công dân Mỹ và còn có nhiều viên chức người Việt đã cùng với gia đình họ chen chúc nhau ở trong sân. Họ muốn nhận được tiền lương để ra đi. Khốn thay, cô thủ quỹ đã 1 mình di tản cùng với hòm tiền. Để ngăn chặn những người Việt Nam khác đang xin đang ký ra đi tấn công lãnh sự quán, vài lính thủy đánh bộ đã va chạm và làm bị thương 1 số người. Cần phải lập 1 đường con thoi trực thăng để chở những người chạy trốn đến sân bay cách đấy 6 km.
Howrard Archer, nhân viên của CIA cùng với 4 đồng nghiệp chạy suốt các phòng ở tầng 4 để tháo rỡ các máy móc truyền tin. Mặc dầu có nhiều sự cố gắng của những người này, nhưng CIA vẫn phải bỏ lại nhiều hồ sơ, nhiều tài liệu và các viên chức Việt Nam làm công.
Cuộc di tản không có tổ chức không có tổ chức nên rất hỗn loạn. Và chuyến máy bay cuối cùng cất cánh khỏi sân bay đã vắng đến 1 nửa số người. Một nhân viên CIA khác, John Lerwis đã can đảm và bền bỉ cố đi tìm những người Việt Nam cộng tác với họ trong thành phố Nha Trang. John Lerwis đã bị bỏ quên lại ở trong thành phố và bị quân đội Bắc Việt bắt làm tù binh.
Chiếc máy bay trực thăng cuối cùng rời bỏ lãnh sự quán. Có 1 ông già, chìa đứa cháu nhỏ khẩn nài người Mỹ bên cạnh chiếc máy bay. Một hành khách trên máy bay đã dùng chân đạp vào mặt ông già. Đứa bé ngã lăn ra đất.
Ở Nha Trang, người phụ trách cơ quan CIA chỉ chịu trách nhiệm về những người Mỹ. và vì thế nên người này có quyền đạp vào mặt ông già Việt Nam? Từ nhiều tuần lễ nay, những người Việt Nam chạy trốn cũng đã bỏ rơi những người Mỹ.
Sự di tản ấy là vô ích. Và trong trường hợp này cũng là quá sớm. Không có quân đội Bắc Việt nào đang ở cửa ngõ Nha Trang.
Vị chỉ huy trưởng quân đội Bắc Việt quyết định bao vây thành phố. Ông ra lệnh cho Sư đoàn 316 và 320 tiến thẳng từ cảng Cam Ranh, cách phía Nam thành phố 35 km vào Nha Trang. Căn cứ Hải quân Cam Ranh cách Sài Gòn 260 km
Trong các phòng làm việc của CIA ở Sài Gòn, người ta tiêu hủy các tấm phích và hồ sơ mà quên rằng cảnh sát quốc gia Việt Nam cũng có những bản sao của những tấm phích và hồ sơ mật ấy.
Thomas Polgar rất bối rối. Để đề phòng, Polgar đã để vợ chạy sang Bangkok. Sau đó Polgar viết thư thông báo cho vợ biết là hoàn cảnh không đáng lo ngại. Tin tưởng như vậy nên bà vợ Polgar lại trở về Sài Gòn mà không báo cho chồng biết. Bà này bắt gặp Polgar đang vui vẻ với 1 cô gái Việt Nam. Khi chứng kiến cảnh này, bà Feudeau cảm thấy bị xúc phạm nên quyết định ly dị với chồng. Polgar bối rối về chuyện gia đình nên không còn tâm trí nào kiểm soát công việc ra đi của người Mỹ.
Có nhiều cơ quan khác của Mỹ cũng đã có những cuộc di tản chính thức. Vì thế bà vợ của người đứng đầu cơ quan tình báo miền Nam VN cũng được ông đại sứ Mỹ thỏa thuận cho chạy ra đảo Hawaii. Nhiều người VN năn nỉ nhờ vả những bạn bè quen biết ở đại sứ quán Mỹ để xin được di tản cùng với người Mỹ. Các chuyến bay quốc tế vẫn hoạt động đều đặn, nhưng những chuyến bay nội địa của hãng Air Việt Nam đã phải cất cánh thay từ 4 lần cho 40 lần trong 1 ngày. Miền đất của Cộng hòa VN đang teo lại dần dần.
Có hàng dài người nối đôi nhau chờ đợi ở trước các tòa nhà của nhà bank VN to lớn nhất đất nước. Người ta muốn có ngoại hối, có vàng. Giá đồng $ cao vọt. Giá gạo rau, các đồ gia vị cũng tăng gấp đôi. Các chợ đều thiếu mặt hàng chè, cà phê… những thứ hàng này đến từ vùng cao nguyên, nay không còn nữa. Các luật sư cũng từ Ban Mê Thuột đổ về Sài Gòn.
Thiệu ra lệnh thiết lập 1 hành lang y tế vệ sinh vững chắc quanh Sài Gòn. Những người chạy trốn ở các nơi đổ về Sài Gòn đã bị hàng rào chắn giữa lại. Nỗi ám ảnh về gián điệp lan đi khắp nơi. Người ta thấy đâu cũng có các trinh sát của Bắc Việt. Chính quyền quân sự tuyên bố tất cả mọi người chống lại mọi vỉệc bắt bớ sẽ bị bắn ngay tại chỗ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM