Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 30 Tháng Năm, 2024, 03:17:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tháng Tư ác liệt  (Đọc 58020 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #50 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2009, 01:40:46 pm »

Viên đại tá, bác sỹ, nhà phẫu thuật Jean Fourré, một người thẳng tính, đã làm việc 3 năm ở Đông Dương – Lào, nhận trách nhiệm phụ trách nhà thương Grall và là sự có mặt của Pháp ở Sài Gòn. Grall tự cấp vốn và chỉ có các thầy thuốc người Pháp do Paris cử sang.
Fourré ngạc nhiên khi thấy thuộc địa của Pháp đang mất dần và Pháp vẫn giữ thái độ im lặng.
Ở tòa soạn đại sứ Mỹ, Fourré chỉ thích quan hệ với tùy viên quân sự là đại tá Yves Gras. Ông này giải thích cho Fourré là quân đội Bắc Việt đang tập trung và chờ đôi. Họ có thể chiếm được thủ đô của Nam VN. Nhưng họ không làm thế. “Ông có biết là ở chấu Á, người ta không thể làm mất mặt nhau. Hà Nội không muốn làm nhục Sài Gòn. Có thể những người Việt ấy sẽ mở cuộc tấn công nhưng nó chỉ đến vào sau mùa mưa”.
Fourré tự nghị dù thế nào thì những người của tòa đại sứ chúng ta cũng đều phải biết được tình hình này.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #51 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2009, 01:41:10 pm »

Tổng thống Thiệu hiểu là phải chiến đấu cả về mặt chính trị. Ngày thừ ba 25-3, ông triệu tập họp Hội đồng, hỏi thủ tướng Khiêm :
- Ông Khiêm! Tôi nghĩ rằng đây là lúc cần phải thay đổi lại nội các của các ông để đương đầu với hoàn cảnh mới. Cần phải có nội các đấu tranh gồm những người yêu nước vũng vàng, năng động và quyết đoán.
Những thành viên của chính phủ hiện nay chưa được như vậy?
Tổng thống không có 1 ám chỉ nào về hoàn cảnh quân sự!
Có thể cho rằng hoàn cảnh này sẽ làm cho Khiêm bị bãi bỏ chức vụ. Nhưng ít khi Khiêm dám chống lại Thiệu. Lần này Khiêm đã lớn tiếng, phát biểu là tất cả các ông bộ trưởng hiện tại đều nghĩ rằng : cần phải kìm ngay lại mọi cuộc tấn công của CS, củng cố lại mặt trận và cần giúp những người di tản.
Phó thủ tướng Hảo cũng reo lên :
- Thưa ngài tổng thống, người ta sẽ không được rút lui như hiện nay nữa. Cần phải chặn đứng cuộc tấn quân của Bắc Việt. Ngài nghĩ xem nên làm như thế nào?
Thiệu đến chỗ bản đồ Việt nam lớn treo trên tường, nói 1 cách quả quyết :
- Người ta không được lui một bước nào nữa. Ở Vùng 1 chiến thuật, chúng ta có 1 thế đất vững chắc ở Đà Nẵng. Các ông sẽ thấy Đà Nẵng sẽ là Stalingrad của chúng ta. Ở đây có điều kiện thuận lợi là dễ dàng phòng thủ và tiếp tế quân dụng.
Thiệu đã lẫn lộn trong việc so sánh của mình quên rằng quân Đức bao vây Stalingrad đã bị đánh bại.
Tổng thống ngồi xuống nói tiếp :
- Vả lại, tôi sẽ ra lệnh cho quân đội cầm cự tại chỗ cho đến lúc cuối cùng.
Thiệu tỏ ra tin tưởng vào lời tuyên bố của mình. Dùng chiếc bút máy, Thiệu ghi vội vài dòng của bản diễn thuyết – tuyên bố sẽ đọc cao giọng. Phó tổng thống Hương nguyên là một nhà giáo nên đề nghị Thiệu thay đổi vài ý nghĩa.
Ngay tối hôm ấy, đài phát thanh truyền hình đã đưa tin về sự cương quyết của tổng thống :
“Động viên tất cả lực lượng hiện có của đất nước… Chặn đứng cuộc tấn công của CS… Cứu giúp ngay những người di tản…”
Huế, thủ đô của miền Trung, nơi có nền văn hóa cao, là 1 thành phố nổi tiếng của toàn cõi VN sau Hà Nội và Sài Gòn.
Trong 1 đất nước bị chiến tranh tàn phá và theo chủ nghĩa hiện đại, nhà cửa hiện nay chỉ lợp bằng mái tôn và chất dẻo, thì Huế vẫn giữa được nét cổ kính của kinh đô hoàng gia. Ngay cả trong mùa khô, sương mù vẫn bao phủ các ngọn núi Ngự Bình, trên mặt nước yên lặng, lững lờ của dòng sông Hương. Thành phố được xây dựng 2 bên bờ con sông Hương. Ở bờ bên trái là kinh thành hoàng gia hình vuông và có công sự tháp canh theo kiểu Vauban. Bao quanh các lăng tẩm, mộ của các hoàng đế VN, là những lâu đài, đền tạ bị đạn pháo súng cối phá lỗ chỗ. Ở bờ bên trái con sông Hương, thành phố cổ đầy ắp những người di tản, ngắm nhìn những chiếc thuyền khách sạn, nơi mà khi cuộc sống diễn ra bình thường thì ban đêm lại trở thành những con thuyền đi chơi đêm của khách làng chơi.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #52 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2009, 01:41:44 pm »

Những đợt sóng xe tải nhà binh, xe hơi của tư nhân và của quân đội, mô tô, xe bò, xích lô, xe đạp ùn tắc trên cầu, đổ tràn ra làn sóng người về Dinh Độc Lập. Ở đây đã thấy có mặt của các lãnh sự nước ngoài. Người thấy những người di tản nằm, ngồi ngổn ngang trên các thảm cỏ, lẫn lộn với những người lính mà người ta không biết rõ họ là đội tuần tra bình thường hay những toán quân chạy trốn.
Về việc mất Ban Mê Thuột, Phước Long cũng như sự thảm bại về cuộc rút lui ở Kontum và Pleiku thì Thiệu còn chưa phải chịu trách nhiệm. Nhưng Huế thất thủ thì rõ ràng trách nhiệm là của Thiệu. Sau khi tướng Trưởng gặp tổng thống Thiệu ở Sài Gòn, trở về bản doanh ở Đà Nẵng cách phía Nam Huế 75 km, thì tình hình đã xấu lắm rồi. Những chiếc xe tăng của CS đã quét sạch các lực lượng quân sự ở vùng Quảng Trị, cách phía Bắc Huế 50 km, tướng Trưởng vội đến huế và ra lệnh cho tướng Lâm Quang Thi chuẩn bị lực lượng bảo vệ Huế và cho sơ tán các đơn vị trọng pháo 175 có máy kéo và các xe tăng M-48 về Đà Nẵng.
Lúc 13 giờ 30, Trưởng nghe được bài diễn văn của Thiệu ra lệnh phải bảo vệ Huế bằng tất cả mọi giá.
Lúc 19 giờ 30, ở bản doanh tại đà Nẵng, Trưởng nhận được bức điện của Tổng tham mưu trưởng Cao văn Viên :
“Sẽ không phải phòng thủ Huế”
Nhưng cùng lúc đó đài phát thanh quốc gia tiếp tục phát đi bài diễn văn lịch sử của Thiệu kêu gọi tử thủ ở Huế.
Phủ Tổng thống chắc quên không truyền lệnh cho giám đốc đài phát thanh và truyền hình những mệnh lệnh mới của Thiệu.
Trưởng ra lệnh cho quân đội ở Huế di tản và đã đề ra 1 kế hoạch can đảm. Ở phía Đông thành phố cách khoảng 30 km là hòn đảo lớn Vĩnh Lộc. Quân của Sư đoàn 1 sẽ tiến về bờ biển, vượt qua đảo, bỏ lại các vũ khí nặng không có thể vận chuyển bằng phà, xe lửa hay bằng tàu, Khoảng giữa phía Nam đảo và đất liền, công binh sẽ lập chiếc cầu tạm có thể dẫn tới bờ biển Đà Nẵng. Đồng thời cùng lúc đó, các đội quân sẽ rút lui theo đường biển. Ở sài Gòn, đô đốc cang đã cử 1 đại đội lớn đển tiếp đón.
Mặc dù bị trọng pháo của Bắc Việt nã như giã gạo, cuộc rút lui lúc đầu vẫn diễn ra suôn sẻ. Nhưng đến ngày 25-3, những người dân thường và quân đội trong khi rút khỏi Pleiku đã hòa trộn lẫn lộn làm đảo tung cả trật tự hành quân rút lui của các lực lượng ở Huế. Ở ven bờ hòn đảo, nhiều người chờ đón tàu đang đi lại ở ngoài khơi, nhiều người khác tiến về phía Nam nơi lính công binh đang xây dựng cầu. Biện động mạnh. Kỷ luật trở nên vô kỷ luật. Nhiều người sốt ruột lại lội xuống biển vào bờ để chạy trốn bằng đường bộ, gặp lúc thủy triều lên nên đã có người chết đuối. Số lớn khác định bơi ra tàu đậu ở ngoài khơi cũng bị chết đuối.
Ở Hà Nội, ngày 25-3, Bộ Chính trị Đảng CS đưa ra 1 tuyên bố quan trọng :

“Cuộc tổng tấn công của chúng ta đã bắt đầu từ chiến dịch trên cao nguyên. Thờ cơ chiến lược đã đến. Tất cả mọi điều kiện đều tập trung cho việc thực hiện càng nhanh càng tốt việc giải phóng miền nam. Bộ Chính trị hứa sẽ thực hiện, trong thời hạn ngắn nhất, sẽ tập trung mọi vũ khí, lương thực và vật chất, khí tài để giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa”.
Tổ chức chính trị quân sự đã được thành lập. Toàn bộ chiến dịch sẽ do đồng chí Lê Đức Thọ và tướng Dũng chỉ huy, cuộc tấn công vào Sài Gòn sẽ do Phạm Hùng, Bí thư Đảng Trung ương Cục miền Nam VN và tướng Trần Văn Trà phụ trách. Tất cả các sư đoàn dự bị của Bắc VN sẽ được đưa vào tham gia cuộc chiến.
Ở Hà Nội, người ta tin vào các nhà quân sự; ở Washinhton, Nhà Trắng đang tìm 1 lối thoát bằng ngoại giao và người ta xun xoe Quốc Hội, đang nghỉ hè 10 hôm từ 27-3.
Kissinger khá bi quan, xuất hiện trược công chúng trong 1 cuộc họp báo :
"Chúng ta không được bỏ rơi đồng minh của chúng ta. Điều đó sẽ có nhiều hậu quả nghiêm trọng đ8ối với khắp thế giới”
“Điều đó sẽ có’ mà không phải là “điều ấy đã có”. Đây là lối nói nhịu của ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao? Đối với Kissinger, cuộc chơi đã tiến hành. Đối với Ford vẫn tiếp tục khuyến khích Quốc hội cần có sự giúp đỡ phụ cho thiệu.
Một nhà báo đã hỏi Kissinger :
“Nếu không phải đơn giản đang cần phải tranh thủ thời gian”
Kissinger ấp úng trả lời :
“… Có vài vấn đề không có 1 thời hạn dứt khoát… Hoàn cảnh này còn tùy thuộc vào hành động của Bắc Việt”.
Trong cuộc họp ở Nhà Trắng có mặt Kissinger, tướng Frederic Weyand, Tham mưu trưởng bộ binh và Graham Martin vừa được yêu cầu trở về Washington. Một thính giả bất ngờ là David Kennerly, nhân viên nhiếp ảnh đặc biệt của Tổng thống Ford, đề nghị với Kissinger là cứ ở lại trong phòng.
Người ta ý thức được tầm nghiêm trọng của hoàn cảnh trong toàn cõi Đông Dương. Dù sao Martin cũng khuyên : “Cần có liều lượng về sự hoài nghi” về những thông tin cuối cùng gần đây, nhân vật số 2 của tòa đại sứ là Wolfgang Lehmann đã tò ra rất bi quan. Nhưng Lehmann không yêu cầu có sự trợ giúp về máy bay Mỹ. ông ta hiểu rằng Tổng thống Ford không thể chấp nhận được yêu cầu đó, và đã đề nghị 1 “mẹo lừa” tung ra đến tối đa công khai về số phận của những người VN chạy trốn để gây xúc động cho dư luận Mỹ và làm ảnh hưởng tới các nghị sỹ và các đại biểu. Nhưng Washington không trả lời cho Lehmann.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #53 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2009, 01:42:06 pm »

Tướng Weyand sẽ đến Sài Gòn với 2 nhiệm vụ : Soạn thảo 1 báo cáo về tình hình quân sự, và nói với tổng thống Thiệu là chính phủ Hoa Kỳ sẽ ủng hộ miền Nam VN với khả năng có thể, nhưng người Mỹ không tham chiến ở VN, kể cả các mặt, trên không, trên biển và trên đất liền.
Cuối cuộc họp, nhân viên nhiếp ảnh Kennerly xin phép tổng thống được đi cùng với tướng Weyand. Ford nuông chiều Kennerly với vẻ trìu mến như tình cha con nên đã cho phép Kennerly được làm việc đó.
Kissinger cười nói với Martin :
- Ông có đồng ý đi cùng với Weyand không? Nếu mọi điều kết thúc tồi tệ thì người ta sẽ có thể chỉ rõ thêm một người phạm tội là ông.
Martin không thích chuyện cợt nhả kỳ cục như vậy
Sau buổi trưa ngày 26-3, trong hầm của đại bản doanh, tướng Dũng xem xét các kế hoạch của ông. Trược khi tấn công Sài Gòn, ông muốn xóa sổ mọi cuộc chống cự trong Vùng 1chiến thuật của miền Nam VN. Vị chỉ huy trưởng Bắc Việt không muốn để lại phía sau những mảnh đất còn nằm trong tay quân đội miền Nam VN, kể cả vùng bờ biển.
Ngay hôm ấy, người ta khẳng định với ông tin “giải phóng” Huế. Mọi cuộc chống cự đã chấm dứt. Tướng Dũng châm điếu thuốc nói : “Tôi đã cai hút thuốc lá từ lâu rồi, nhưng mỗi lần có 1vấn đề gay go, khó khăn được giải quyết xong, hay có 1 chiến thắng mới… tôi mới lại đốt 1 điếu thuốc để đánh dấu thắng lợi ấy”.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #54 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2009, 01:42:32 pm »

Ở Nha Trang, tướng Phú đã có bản tường trình về Vùng 2 chiến thuật. Phú không nắm chắc được thực tại :
- Những chiến binh của Vùng 2 chiến thuật đã hoàn toàn loại bỏ danh tiếng của 2 sư đoàn Bắc Việt. Nhưng giá trị hơn là các sư đoàn của Phú cũng bị loại bỏ. Phú dài dòng nói về sự thất bại của mình trong những dòng chữ theo đúng công thức của những ông tướng bại trận : “Sự vận động của các đội quân”, “ngăn chặn bước tiến của các lực lượng mạnh”…
Phù hợp với những thông tin làm thỏa mãn về sự “thắng lợi” do tướng Phú cung cấp, đài phát thanh truyền hình miền Nam VN đã chuyển đổi sự tan vỡ rút lui bằng việc khá thắng lợi
Phú xuất hiện trên đài vô tuyến nói chi tiết về những gì xảy ra như là 1 chiến thắng :
- Đoàn người chạy trốn khỏi họa chủ nghĩa CS đã lợi dụng được sự giúp đỡ đến tối đa của các chiến binh. Trên suốt chặng đường, các đơn vị công binh đã làm quang đường và xây dựng 28 cây cầu đủ các kích thước
Viên tướng như tin tưởng vào những chủ định quyết tâm của mình. Nhưng ở đại bản doanh tại Đà Nẵng, tướng Trưởng lại ít thấy lạc quan. Cuộc di tản ở Huế đã diễn ra rất xấu. Có rất ít binh sỹ về được Đà Nẵng với nguyên vẹn 1 đơn vị. Trưởng không còn thời gian và cũng không có biện pháp cần thiết để tổ chức lại cuộc phòng thủ.
Ngẫm nghĩ về hiện tượng 1 cuộc rút lui sau cuộc chiến thất bại, Clausewitf đã viết :
“Cuộc thất trận đã làm tan vỡ sức mạnh tinh thần của quân đội ghê gớm hơn là sự tan vỡ về thể chất. Nếu không có sự thay đổi thậun lợ về hoàn cảnh, thì cuộc chiến thứ 2 cũng sẽ kết thúc bằng sự thất bại hoàn toàn, thậm chí đến tiêu diệt. Đó mới là 1 tiền đề về quân sự… Để không mất thêm 1 tấc đất nào nữa, trước hết cần phải duy trì được tinh thần với mức độ cao có thể, sau đó cần thiết phải lui quân từ từ, thận trọng và chống lại mọi cuộc truy kích bằng tinh thần anh dũng và quả cảm, để thu được tối đa lợi ích. Những cuộc rút lui của các vị tướng vĩ đại và của những đội quân thiện chiến đều giống như những con sư tử bị thương phải rút lui, nhưng vẫn còn rất nguy hiểm cho người đuổi theo. Và đó là lý thuyết tốt nhất, không thể tranh cãi được”.
Vậy thì có vị tướng nào của miền Nam VN đã trở thành con sư tử như vậy?
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #55 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2009, 01:42:58 pm »

Sau Sài Gòn, Đà Nẵng, mà người Pháp gọi là Jourane, là thành phố lớn thứ 2 của miền nam. Không có thành phố nào khắp nơi trên toàn cõi Đông Dương lại không có dấu ấn của chiến tranh. Đà Nẵng là nơi tập trung chiến lược có 2 cảng quân sự, 3 sân bay có thể tiếp nhận hàng ngàn máy bay và trực thăng. Vẻ đẹp của thành phố đã bị biến mất dưới sự lộn xộn của các kho quân nhu đạn dược và chất đốt, những trại lính, nhà thương. Cần phải có nơi giải trí cho binh lính và trong cái mớ bòng bong ấy mọc lên các phòng ăn, các rạp chiếu bóng và bên ngoài phạm vi quân sự còn có các quán rượu, phòng nhảy, các quán ăn rẻ tiền và những nhà chứa gái.
Đà Nẵng có 600.000 người dân và cũng có thêm chừng ấy người di tản đang trú lại trong thành phố. Những đoàn người cứ từ từ thâm nhập vào Đà Nẵng, và trong vài ngày, Đà Nẵng như miếng bọt xốp đã hút hết những người chạy trốn. Nhiều người trú chân trong các trường học (may thay Đà Nẵng có tới 100 trường học). Những người di tản, được sự giúp đỡ của các hiệp hội từ thiện, đã tự tổ chức lấy đời sống. Người ta mang gạo, quần áo, chăn, màn, nhưng không bao giờ cung cấp đủ cho hàng ngàn đàn bà, đàn ông và trẻ em vẫn đang đổ về thành phố.
Những người lính từ Huế chạy về, trà trộn trong nhân dân với cái nhìn buồn thảm. Không còn kỷ luật gì nữa. Có nhiều binh sỹ không muốn tìm đến nhập vào các đơn vị cũ của họ. Binh lính, hạ sỹ quan và sỹ quan đều tìm về gia đình của họ.

Trưởng có 2 gánh nặng : Toàn bộ những người di tản không phải chỉ ở mạn Bắc chạy xuống, mà còn có nhiều người dân từ mạn Nam chạy lên. Đường ven biển đã bị cắt ở khắp nơi. Những người dân và binh sỹ muốn thoát ra khỏi Đà Nẵng chỉ còn có con đường biển. Người ta loan tin là những đội quân Bắc Việt đã có mặt cả ở phía bắc, phía tây, và phía nam thành phố. Lương thực thiếu. Để sống được, người ta đã phải cướp bóc. Các kho lương thực bị cướp phá, các cửa hàng bị vơ vét sạch sành sanh. Giữa người lính và người dân đã sảy ra những cuộc đánh lộn, tranh giành nhau các vật cướp được.
Người ta báo tin là vẫn còn vài chuyến bay của hãng máy bay Việt Nam, cất cánh từ sân bay dân dụng. Vé máy bay về sài gòn từ 50$ đã tăng lên 140$.
Ngày 27-3, đại bác của quân đội Bắc việt đã bắn vào Đà Nẵng tới tấp, gây nên sự hoảng loạn. Lúc này tướng Trưởng có 2 công việc không thể cáng đáng nổi là :
- Duy trì trật tự trong thành phố, và
- Tổ chức lại các đơn vị chiến đấu.
Vào lúc 12 giờ, cơ quan tình báo của Bộ Tham mưu ở Sài Gòn gửi đến thông báo cho Trưởng biết : Quân đội Bắc Việt sẽ mở cuộc tấn công vào thành phố ban đêm.
14 giờ, lực lượng quân đội địa phương ở vành ngoài xung quanh Đà Nẵng đã tự giải tán. Người trông coi các kho quân nhu, đạn dược và chất đốt đã bỏ trốn.
Sài gòn lại có lệnh mới :
“Sơ tán ngay các máy bay quân sự và trực thăng ra khỏi Đà Nẵng”
May ra người ta có thể cứu được những chiếc máy bay ấy, còn không có thể sử dụng để kìm cho cuộc rút lui bằng đường biển.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #56 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2009, 01:43:29 pm »

Những con tàu đã tập hợp ở ngoài khơi. Pháo của quân đội Bắc Việt đã bắn trả vài khẩu đại bác 175 của quân đội miền nam VN và bắn tập trung vào bản doanh của sở chỉ huy binh đoàn 1 và của căn cứ hải quân.
Dưới làn đại bác rất ác liệt, trong căn hầm boong-ke rộng độ 100 m2, các sỹ quan đã tập hợp quanh tướng Trưởng. Vào lúc 20 giờ 30, Trưởng ra lệnh cho phó chỉ huy, tướng Lâm Quang Thi ra chiếc tàu của hải quân đang đậu ở ngoài khơ để tổ chức 1sở chi huy mới. Trưởng không còn người để tổ chức mặt trận chia cắt trong thành phố. Có thể chỉ còn ít thời giờ để cứu các đơn vị tác chiến. Trưởng đã dự đoán cuộc tháo chạy vào lúc 6 giờ sáng.
Thi đứng lên trên hầm boong-ke nhìn thấy căn cứ hải quân chính cũng đã tràn ngập những người dân chạy trốn. Họ hy vọng là lên được tàu chiến. Trong số những người dân ấy họ phát hiện có 3 quan sát viên đội quân Bắc Việt, có trang bị máy radio. Ho chỉ tầm bắn cho các khẩu trọng pháo
Trưởng gọi dây nói về Dinh Độc Lập ở Sài Gòn đề nghị cho bắt đấu tháo chạy bằng đường biển. Thiệu còn ngần ngừ. Trong khi họ còn đang trao đổi truyện trò thì đạn pháo của quân đội Bắc Việt đã bắn trúng vào trung tâm Đà Nẵng. Việc tiếp xúc với Sài Gòn bị cắt.
Từ Sài Gòn, ông Phó thủ tướng miền Nam VN đã gửi thông điệp tới Liên Hiệp Quốc, tới Cao ủy di cư và Hội chữ thập đỏ quốc tế kêu gọi sự giúp đỡ để di tản 100.000 người mỗi ngày. Ở Liên Hiệp Quốc, ông Tổng thư ký Kurt Waldheim không tiếp người quan sát của miền Nam VN. Đối mặt với VN, Liên Hiệp Quốc đã đứng ngoài cuộc về về việc không có khả năng to lớn như vậy. Có phải ông Tổng thư lý Liên Hiên Hiệp Quốc cố tình làm theo cách chơi của Hà Nội
Ở ngoài khơi Đà Nẵng, 1hạm đội của miền Nam VN, của Hàn Quốc, của Đài Loan đã tập trung sẵn sàng. Úc, Anh và Phillippine cũng đã tham dự vào chiến dịch này. 6 máy bay của úc chở lương thực và thuốc men đang chờ đợi ở sân bay Malaisia.
Tổng thống Ford đã phái gấp các tàu của Mỹ, các đơn vị lính thủy và các tàu chở hàng đến giúp miền Nam VN. Washington tuyên bố những con tàu dân sự ấy không hề có trang bị vũ khí. Hơn nữa những con tàu chỉ đổ bộ vài đơn vị lính thủy để duy trì trật tự. Không có vấn đề khiêu khích quân đội Bắc Việt mà chỉ có chiến dịch cứu vớt nhân đạo.
Hà Nội tố cáo :
“Có sự can thiệp quân sự mới của Mỹ”.
Ở Washington, người ta tuyên bố :
“Chúng tôi hoạt động hết sức thận trọng”.
Điều đó có nghĩa là những con tàu của Mỹ không cập vào bờ mà chỉ đậu ở ngoài hải phận của Việt nam. Lầu năm Góc khẳng định là chỉ có những viên chức dân sự hoạt động.
Ở Đà Nẵng, hầu hết mọi gia đình không muốn các quân nhân ra đi mà không có họ. Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định 1 binh sỹ tách rờ khỏi đơn vị, không mang theo vũ khí thì coi như 1 người dân thường. Nhưng trong nội bộ người ta nói với nhau, những con tàu của Mỹ có thể chở vài đại đội binh sỹ miền Nam VN trong khi những con tàu của miền Nam không đủ sức vận chuyển hết binh sỹ quân đội miền Nam.
Trừ tàu Mỹ, còn những con tàu của miền Nam VN được quyền cập vào bờ. Bình minh ngày 28-3, 1 màn sương dày bao phủ cả vùng ven biển đã gây ra nhiều khó khăn, nếu không nói là làm cho các con tàu không thể cập vào bờ.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #57 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2009, 01:44:01 pm »

Ở Đà Nẵng đã bao trùm sự hỗn loạn. Có nhiều toán binh sỹ tự tách rời ra khỏi đơn vị, nổ súng bắn vào nhân dân, tranh cướp những thứ thực phẩm còn lại trong các cửa hiệu. 3 người lính quan sát của quân đội Bắc Việt bị bắt làm tù binh đã gây ra hội chứng về “đội quân thứ 5”. Những binh lính của miền Nam VN săn đuổi những người lính quan sát của Bắc Việt thực tế hay chỉ là tưởng tượng.
Trong tòa nhà lớn màu trắng của lãnh sự Mỹ, từng cá nhân đã tự hỏi làm thế nào để ra đi được. Ở sân bay dân sự, ông tổng lãnh sự Al Francis định cùng với vài viên chức của mình lên máy bay cùng với quân đội miền Nam VN. Có 2 người Anh làm việc trong tổ chức nhân đạo đã can thiệp và cứu được ông tổng lãnh sự Mỹ. Al Francis đã không thuyết phục được tòa đại sứ Mỹ ở sài Gòn là hoàn cảnh cực kỳ thảm hại.
Khi Graham Martin trở lại Sài Gòn cùng với tướng Frederick Weyand và vài viên chức cao cấp Mỹ khác, đã nói vẩn vơ :
“Không nên quan trọng hóa vấn đề”
Wolfgang Lehman, nhân vật thứ 2 sau Graham Martin của tòa đại sứ, yêu cầu thủ tướng miền Nam VN phải can thiệp :
“Cần phải ổn định lại trật tự ở sân bay dân sự tại Đà Nẵng”
Khiêm đã gọi dây nói cho tướng Trưởng là sẽ gửi đến Đà Nẵng 2 tiểu đoàn biệt động quân, những người Mỹ ở tòa lãnh sự tại Đà Nẵng đã phân tán trong các xe vận tải để đến bến cảng. Họ bỏ rơi lại nhiều viên chức làm công và cả những nhân viên của CIA. Người Mỹ hứa với họ là sẽ quay trở lại.
Ở Sài Gòn có 1 người Mỹ khác to béo và thô bạo là Ed Daly, chủ 1 hãng máy bay cho thuê riêng “Word Airways” ra lệnh tổ chức 1 cầu hàng không ở Đà Nẵng. Là người mở đường cho hãng máy bay thuê, có 1 cơ đội máy bay Boeing 727.
Những tin tức từ Đà Nẵng về là dứt khoát, rõ ràng : sân bay chính có thể hạ cánh theo đường băng dài là không còn sử dụng được nữa. Khắp nơi trên các đường băng, người dân chạy trốn và các binh sỹ thất trận cứ đi lang thang, ngăn cản không còn chỗ cho máy bay hạ cánh.
Người ta cấm các máy bay của hãng Word Airways không được cất cánh. Daly vội vàng xông tới đại sứ quán, chạy vào văn phòng của ông đại sứ, rống lên :
- Có việc gì xảy ra ở sân bay Tân Sơn Nhất không, nếu tôi cho máy bay cất cánh?
Martin trả lời : “Chắc chắn họ sẽ bắn”
- Thế còn ông! Ông làm gì?
- Tôi sẽ vỗ tay hoan nghênh
Ông đại sứ rất ghét tính bừa bãi và thô tục của Daly, nhất là con người này lại hay nốc rượu quá nhiều. Và Martin không ưa gì những tổ chức tư nhân như hãng máy bay Word Airways của Daly dính vào các công việc theo thẩm quyền của tòa đại sứ của ông.
Mặc dù thế nào, Daly cũng quyết định tự mình cho cất cánh 2 chiếc Boeing 727. Trong chuyến “đi dạo” này Daly đã mang theo 2 nhà báo là Mike Marriolt, người quay camera của hãng C.B.S và Tom Aspell, người quay camera của hãng I.T.N và 1 người Tân Tây Lan làm cho hãng A.B.C. Như vậy có 2 trong 3 kênh truyền hình lớn của Mỹ đã có mặt.
Sau 45 phút bay, 2 chiếc Boeing 727 đã ở trên bầu trời Đà Nẵng và đội kiểm soát sân bay đã cho phép 2 máy bay này hạ cánh. Các đường băng ngổnm ngang các xe Jeep, xe tải, đàn bà, trẻ em và binh lính. Chỉ duy nhất 1 máy bay Boeing 727 hạ cánh được. Những đám đông người xúm đến vây quanh chiếc máy bay. Họ đánh nhau để tranh giành lên máy bay.
Binh sỹ nổ những tràng đạn dài của súng M-16. Để muốn làm cho ấn tượng thêm đối với những người này, Daly cũng nổ vài phát súng ngắn lên trời. 1 người phóng viên quay camera xuống máy bay, đã không trở lên được nữa.
Trong 10 phút, máy bay đã đầy ắp người. Trong khi máy bay cất cánh đã có nhiều binh lính bám vào bánh xe. Lúc máy bay lên độ cao độ 200 mét, 1 người trong số họ đã buông tay rời tay rơi xuống đất. một người khác bị kẹt vào bánh xe.
Máy bay bay về hướng Sài Gòn, cùng với chiếc Boeing thứ 2 không thể hạ cánh xuống sân bay được.
Khi máy bay về đến sân bay Tân Sơn Nhất đã đổ xuống 256 binh sỹ, 1 người đàn bà và 3 đứa trẻ. 40 người “hành khách” lộ ra trong khoang hầm máy bay. Daly vội vàng đến đại sứ quán Mỹ, lao vào phòng làm việc của Martin, mở lấy lối đi và vô ý đã chạm vào hệ thống báo động, và khi ông đại sứ hỏi đến Daly thì hắn đã ngủ mê mệt
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #58 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2009, 01:44:30 pm »

Ở Phước Bình, Ban Mê Thuột, Kontum, Pleiku hay Huế không có nhiều phòng sự bằng hình ảnh. Nhờ có 2 người quay camera, nhờ có những tấm ảnh của của 1 người Việt Nam là Viễn Hương và 1 bài phóng sự của 1 nhà báo U.P.I là Paul Vogle, nên toàn thế giới đã được nhìn thấy những mẩu đoạn của “chuyến đi vào địa ngục” ở Đà Nẵng. Năm 1975, những sự kiện ở VN thường thấy ở khắp nơi. Dư luận công chúng Mỹ đã hiểu được những sự việc mất phẩm giá như vậy. Và bây giờ, họ đã nhìn thấy rõ sự hỗn loạn.
Trước chuyến bay cuối cùng bị cấm ấy, đại sứ quán Mỹ đã hủy bỏ hợp đồng ký với Daly. Đối với chuyến bay đã thực hiện và tất cả những chuyến sau này, Daly sẽ phải tự bỏ tiền túi cho mọi chi phí.
Việc tháo chạy ở Đà nẵng vượt qua mọi điều mà người ta đã tả, ảnh chụp, truyền hình cho đến lúc đó mới chỉ là những cảnh tàn bạo. Lúc này, kể cả binh lính và dân thường đều không còn chạy trốn được bằng đường biển.
Trên bến cảng, người ta gào thét, khóc lóc, đánh nhau lẫn lộn để dành chỗ trèo lên những con thuyền gỗ, thuyền nam, xuồng để có thể ra được tới những con tàu.
Trên bến cảng, bãi cát, và các vũng cạn, ngổn ngang đủ loại vũ khí, những chiếc xe tăng lún trong cát, những hòm đạn dược vứt lăn lóc, những chiếc va li bị rạch toang trống hoác, và những chiếc máy bay trực thăng đã hết tác dụng nằm ngổn ngang.
Trên mặt biển dập dềnh những chiếc thùng rỗng, phao bơi, nhiều binh lính đang cố bám vào những chiếc phao tiêu cuối cùng. Tiếng chó sủa. Khắp nơi nồng nặc mùi nước tiểu, cứt và xác chết. Có những chiếc thuyền nan nhỏ chở nặng người chạy trốn đã lật úp ngoài biển. Đàn ông, đàn bà, trẻ con chới với rồui chìm nghỉm dưới những làn sóng biển. Có vài lính thủy đánh bộ cũng tranh chỗ của những người chạy trốn, đã bắn chết họ để giữa được chỗ trên thuyền.
Không còn có chỉ huy, không còn có đạo đức, tinh thần, không còn có kỷ luật, vài trăm binh lính say mềm, hoặc quá hoảng sợ đã gây nên những thảm họa.
Những người chạy trốn lèn chặt trên các con tàu, đôi khi mỗi con tàu phải chở đến 8000 người, không có nhà vệ sinh, lương thực không đủ. Trong các khoang hầm, binh lính áp bức người dân, lột hết tiền bạc, tài sản của họ, các đồ trang sức, lấy cắp, hãm hiếp, giết người. Một linh mục thấy những chuyện bỉ ổi như vậy, đã can thiệp liền bị số binh lính chạy trốn tàn sát rất dã man. Những trẻ sơ sinh, các trẻ nhỏ và cả những thanh thiếu niên đã có nhiều người bị chết ngạt.
Người chụp ảnh của tổng thống Ford, David Kennerly, cũng đến Việt Nam trên chuyến bay cùng với tướng Weyan, sau đó đã dùng trực thăng lượn trên hạm đội để chụp ảnh, liền bị binh lính miền Nam VN nổ súng bắn vào trực thăng. Tướng Trưởng đã dùng canô riêng chạy ra biển đến 1 con tàu của Việt Nam. Có vài người chạy trốn đã phải mất 3 ngày mới đổ bộ lên được những hòn đảo đón tiếp.
Thiệu đã ra lệnh không để cho những người chạy trốn, kể cả binh lính và dân thường đoể về Sài Gòn, vì như vậy sẽ làm mất tinh thần của nhân dân và binh sỹ.
Người ta đã tổng kết : 50.000 dân thường và 16.000 binh sỹ đã thoát được khỏi Đà Nẵng. Trong thành phố lúc đó vẫn còn 1 triệu người dân và những người chạy trốn chưa đi thoát khỏi Đà Nẵng.
Chủ nhật ngày 30-3, đúng ngày lễ phục sinh, quân đội Bắc Việt đã hoàn toàn chiếm được Đà Nẵng. Quân đội Bắc Việt bắt hàng ngàn tù binh. Họ không có khó khăn gì khi phát hiện ra những cảnh sát hay các viên chức ở những cơ quan đặc biệt là người miền Nam VN. Danh sách này được chính cảnh sát trưởng Đà Nẵng cung cấp.
Người này có phải nhân viên tình báo của Việt Cộng không?
Câu trả lời để lại cho lịch sử.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #59 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2009, 01:44:56 pm »

Để đón tiếp phái đoàn của tướng Weyand tới Sài Gòn, tổng thống Thiệu đã cho may và treo những băng-rôn khẩu hiệu mới. Những khẩu hiệu bằng tiếng Anh được ghi : “Nhân dân Việt nam sẵn sàng chiến đấu nếu được người Mỹ giúp đỡ”.
Weyand đến Sài Gòn vào ngày 27-3, cùng với đại sứ Graham Martin, Eric Von Marbod, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ted Shackley và Geoge Caver là 2 nhân vật quan trọng của CIA, 1 đám người giúp việc. Có 1vài người đã tưởng được dự vào cuộc vũ ba lê nhỏ nên bắt bẻ nhau tỉ mẩn về chức vụ của mình. Martin nằn nì với Weyand nhường cho mình xuống máy bay đầu tiên. Martin thấy bị người ta báo cáo “thổi phồng đến quá mức” hoàn cảnh về Đà Nẵng
- Tôi sẽ tự đi xem xét Đà Nẵng.
Nhưng Lehmann đã trả lời ngay :
- Không có chuyện đó nữa.
Tướng Weyand đã gặp Tham mưu trưởng quân đội miền Nam VN. Cao Văn Viên đã giữ chức vụ này lâu rồi. Frderic Weyand đã chỉ huy miền Nam nhiều năm, nên nói được tiếng Việt, hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu của các cấp bậc quân sự sài Gòn. Đồng thời, Weyand cũng thấy hầu như Hoa Kỳ không có thể bị đánh bại thay cho Việt Nam được.
Viên đã giải thích những khó khăn :
“Hoa Kỳ cần gửi máy bay B52 sang VN lần nữa, phải tiêu diệt các đội quân tập trung của Bắc Việt”
Nhưng Weyand đã trả lời là :
“Tất cả mọi việc can thiệp bằng quân sự của Mỹ vào VN đều phải do Quốc hội cho phép và có ít may mắn cho lời thỉnh cầu ấy”.
Những cuộc họp giữa người Mỹ và người Việt Nam được tiếp tục tiến hành. Weyand muốn gặp riêng Thiệu, nhưng Martin vẫn dự vào cuộc hội kiến riêng ấy. tầm quan trọng nhất đã diễn ra trong phòng lớn mà cả 4 bức tường đều treo đầy những tấm bản đồ.
Thiệu mặc bộ đồ đi săn chủ trì cuộc họp, có Martin ngồi ở bên phải và phó tổng thống Hương ngồi ở bên trái. Cả Martin và Hương đều mặc âu phục may bằng vải Paka, tướng Weyand, Von Marbod, và Carver ngồi đối diện với Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên và Thủ tướng Khiêm.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM