Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 12:40:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đứa con của đất  (Đọc 57051 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #90 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2011, 08:14:09 pm »

                           tiếp theo :
 
Cần cười:

- Bữa nay ở đâu mà không có thứ nầy. Tôi không ham, dứt trận tôi sẽ gom đồ hộp quảy một bồng về dự trữ làm lương khô cho khẩu đội mình ăn một tháng!

Tôi nói:

- Đồ hộp của nó ăn dở ẹc, ăn còn thua mắm tép, thua khô cá lù đù của mình xa. Hồi nãy tao khui một hộp nếm thử, tưởng gì, té ra là đậu phộng nghiền sền sệt ăn lãng nhách!

Lắm la lên:

- Úy, mầy thử khui trúng hộp bánh bông lang nhân nho, bánh sô-cô-la có kem coi. À, hộp xúp của nó đem về nấu ăn cũng có lý lắm nghe ...

Tôi mồi thêm một điếu Ca-men nữa, tiếp tục chọc Lắm:

- Cái thằng ở ngoài chợ như mầy coi bộ mê tín mấy thứ đó, chớ tao ở ruộng, nói thiệt ăn thì ăn chơi chớ không ghé 1. Tao cũng ăn bộn rồi chớ không phải mới ăn đậu phộng nghiền đâu. Nói tắt là nó dở dở ương ương, mặn không ra mặn, lạt không ra lạt ...

Tôi vừa nói tới đó, bỗng Cần la lên:

- Anh Quyết, hình như tụi nó vô nữa kìa!

Tôi đứng lên, đưa bàn tay che ngang mày nhìn thấy bọn Mỹ lại lục tục kéo vô thiệt:

- Đúng rồi, lính cậu vô nữa đó. Chuẩn bị đi, anh em!

Chúng tôi chuẩn bị một cách thiết thực, đi kéo gom lại chừng mấy chục thây Mỹ chết, chất lên làm công sự vây bọc xung quanh. Dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời chiếu thẳng, mấy tên Mỹ bị thương nặng ban nãy chưa chết giờ đều đã chết. Đó đây còn thấy những chân giầy duỗi đạp lần chót. Tiếng rống, tiếng thở phì phì của chúng đã im đi. Trong lúc đó thì xa xa ngoài đồng trống, dưới ánh nắng lóa sao, bọn Mỹ sống lại vào.

Chúng đi dưới làn súng cối bắn yểm trợ. Đạn cối nổ ở mé vườn, vang động như bưng cả mặt ruộng. Tôi rít nốt điếu thuốc và dặn anh em:

- Lần này hễ đánh lật gọng tụi nó, mình dời chỗ, tới ngay chỗ tụi nó vừa bị hạ. Ở một chỗ lâu rất nguy. Phát hiện ra mình, tụi nó dám thí bỏ xác Mỹ, kêu máy bay hoặc dập pháo hủy diệt. Mình phải dời điểm luôn luôn mới được!

Địch đã đến gần. Chúng bắn M.79 "bóc ... đùng, bóc ... đùng". Những vầng khói do M.79 nổ ra, bốc dậy tùm lum trên ruộng. Vầng khói này vừa tan thì vầng khói mới còn xám đặc đã bục lên làm như tự dưới ruộng khói tỏa dậy. Rồi đại liên, trung liên, M.16 nổ ran.

Chúng đánh vào ba mặt. Tôi đánh cánh địch ở phía bên trái và bên phải trước, rồi mới xả đạn vào bọn đi giữa.

Tôi xoay người theo mũi súng như chong chóng. Phát hiện ra hỏa lực của tôi, bọn Mỹ bắn M.79 và thụt cối tập trung. Miểng cối và M.79 bay rào rào, ghim vô các thây Mỹ mà chúng tôi dựng thành công sự ở xung quanh. Ở trước mặt đã có nhiều tên hốt hải chạy tháo lui. Tên nào trúng đạn nhảy dựng, tôi cầm chắc nó đã chết. Xác Mỹ nằm chất lẫn bên các gốc rạ ngày một nhiều. Trời trưa nắng gắt, tôi không kịp vuốt mồ hôi chảy ròng ròng xuống mặt, vì giữa lúc đó mà chậm một chút là nguy. Lâu lâu, tôi mới đưa tay quệt ngang mồ hôi để trông cho rõ.

Bọn "Anh Cả Đỏ" lại tháo lui, chạy cà còng trên ruộng. Tôi thả tay khỏi nòng, xách súng nhổm dậy cùng anh em dời điểm ngay. Lần này, chúng tôi dời tới một lỗ pháo địch bắn ban sáng. Lỗ pháo tuy không sâu, nhưng chất thêm thây Mỹ xung quanh, nó trở thành một công sự khá tốt. Thiệt tình là tới bữa nay, tôi mới thấy thây Mỹ còn có ích. Thằng nào cũng lớn xác, mập bự, nếu chất hàng ba lượt thây đạn bộ binh thường khó bề xuyên thấu.

Mà chúng tôi không chỉ xếp ba lượt. Có bao nhiêu thằng chết gần đó, chúng tôi đều kéo lại, chất lên hết. Nhưng chính tại cái lỗ pháo này, vào lúc không còn địch ùa tới, Cần lại trúng đạn. Đang kéo chân một thằng Mỹ, thình lình Cần kêu:

- Anh Quyết ơi!

Tôi thấy Cần té chúi mặt xuống đất. Vừa ôm Cần lên, tôi chỉ còn kịp thấy Cần ngước nhìn tôi. Trong đôi mắt mà cặp đồng tử chợt đứng sững lại đó, tôi nhận ra sự nuối tiếc đọng đầy, nhưng sự sống đã dừng ở đó. Một viên đạn thù lạc lõng không phải là viên đạn trong đợt tấn công, đã bắn vào mé thái dương bên phải của Cần.

Vết thương chỉ rỏ một dòng máu nhỏ, ngoằn ngoèo chảy xuống chiếc cằm hơi thốn. Tôi chợt như ngó thấy trước mặt mình một vườn cao-su rì rào vòm lá. Rồi trên nền lá cành cao-su ấy hiện ra khuôn mặt bà mẹ Cần, bà mẹ có hai con mắt bị miểng pháo khoét thành một vùng tối thẳm, bà mẹ đã thúc dục con mình đi bộ đội và mới đây nhận ra con mình không phải bằng mắt mà bằng những ngón tay gầy guộc rờ rẫm lên người con.

Tôi phủi nhẹ bụi đất dính trên mặt Cần, bế Cần xuống công sự lỗ pháo, bảo Lắm và Đó:

- Bây giờ không thể đem Cần ra sau được. Thôi mình cứ để Cần nằm đây, tan trận rồi đem Cần về!

Thấy rải rác quanh công sự có nhiều súng địch, tôi bảo Lắm và Đó chọn lấy đại liên hoặc M.79 của chúng để tăng cường hỏa lực. Đó đi gom về thêm được sáu thùng đạn mở nắp ra nói:

- Hai anh đừng lo, đạn mình có nhiều, cứ bắn xả ga. Hễ bắn hết em đi lượm nữa!

Tôi rất hài lòng về Đó. Từ sáng tới giờ, Đó chịu chơi một cách lặng lẽ. Anh ta kết chặt với chúng tôi, khiến tôi cứ ngỡ anh ta đi với chúng tôi đã lâu chớ không phải cách đây mấy hôm anh còn là lính giặc. Cũng như lần trước, tôi lấy thuốc lá Mỹ đốt hút hết điều này tới điếu khác. Chúng tôi chưa vội xuống công sự, mà ngồi trên ruộng. Bỗng qua làn khói thuốc, tôi thấy cách chỗ tôi chừng năm mét, có vài tên Mỹ đang nằm hình như hơi động đậy. Chưa tin mắt mình, tôi vớ một cục đất chọi tới. Thì thấy chúng nằm im. Sanh nghi, tôi đứng dậy, rón rén đi tới sát bên. Trong số năm bảy tên Mỹ đang nằm, có hai tên nằm nghiêng, mặt dính đầy máu. Tôi nghĩ bụng: "Sao mà mặt có thể dính đầy máu được?" nên càng nghi thêm. Không nói gì, tôi quay lại xách cây đại liên, đến kê vô bụng một thằng giả bộ như sắp xổ vô bụng nó một loạt. Cái thây Mỹ đó bỗng nhổm dậy, dơ tay lên trời. Tôi cười ha hả, chĩa súng vô thằng nằm kế, thì nó cũng nhổm lên y như thằng trước.

Tôi gọi:

- Tụi này bôi máu lên mặt giả đò chết anh em ơi!

Lắm chạy tới:

- Mẹ, khôn dữ ha!

Thừa lúc anh em tôi chỉ chỏ la rùm, hai thằng Mỹ bỏ tay xuống, ù té chạy. Tôi thét kêu chúng đứng lại. Nhưng mặc cho tôi thét, chúng vẫn chạy.

Lắm bảo tôi:

- Kêu chi cho mệt, mày kêu nó có nghe được đâu, xử đi!

Tôi lại kêu và bắn bổng một loạt, nhưng hai thằng Mỹ cứ chạy cả cồng. Sau cùng tôi đành bắn chúng ngã chúi trong đà chạy.

Suốt từ đó cho tới xế chiều, khẩu đội tôi còn lại có ba người, đánh và vận động hằng chục điểm nữa. Điểm nào cũng lấy lỗ pháo hoặc lấy thây Mỹ làm công sự.

Vẫn là cánh đồng đó, quần tới quần lui. Nhưng dù có di động tới điểm mới, tôi vẫn nhớ rõ chỗ Cần nằm. Khi rời chỗ đó, tôi thầm nói: "Cần ơi, mày nằm đây nghe Cần, đánh tan tụi Mỹ rồi chiều tao đem mày về!". Vậy mà cho tới chiều, chúng tôi vẫn chưa quay lại đem Cần về được. Là vì súng vẫn còn nổ khắp ven đồng, và ở khoảng đồng mà chúng tôi chịu chân, chúng còn quá đông, cứ xông vào hết lượt này tới lượt khác như một bầy cọp đói. Quần nhau với chúng không biết là tới lượt thứ mấy mươi, chúng tôi lại dời tới một điểm áp sát một giồng tre thưa mọc chòi ra đồng. Ba đứa tôi nằm bên bờ một hố bom, đợi chúng tràn vô là bắn bắn giáp vòng chung quanh. Đến lúc này, quân Mỹ không chia thành đợt nữa, chúng tràn tới tấp, bắn M.79 hết sức bừa bãi. Nhiều tên Mỹ chưa chết nằm quanh chỗ chúng tôi bị đạn M.79 tất tung lên. Nhân lúc vừa đánh lui một tốp Mỹ vừa tràn tới, tôi xách đại liên phóng theo một đám Mỹ chừng bảy tám tên đang chạy lủi vào bờ tre. Tôi bắn chết thêm vài tên trong đám đó.

Chạy qua một bụi tre, tôi không dè có một thằng núp lại. Thằng Mỹ này thọt mũi súng M.16 ngay hông tôi. Nhanh hơn, tôi co chân đạp nó té ngửa giữa lúc nó đã miết cò. Trọn một băng đạn,sẽ cắm vào tôi, đều bay bổng lên trời. Tôi bước tới, dí đại liên bắn tên Mỹ đó liền. Nó buông cây M.16, nằm ngửa, tay chân run như thằn lằn. Chạy thêm mấy bước, lại có một thằng Mỹ nhảy ra. Thằng này không còn súng ống gì cả quýnh quáng chụp bừa họng đại liên còn đỏ lòm của tôi. Bàn tay lông lá vàng khè của nó vừa quớ họng súng cái xèo thì tôi bóp cò. Nó ngã ngồi xuống. Giữa bộ ngực bị đạn của nó, phổi lòi ra phập phều. Vậy mà nó vẫn chưa chết, vẫn còn ráng với tay tính cầm lấy cây AR15 đánh rớt gần đó. Tôi đạp chân lên tay nó. Nó giương mắt ngó tôi lườm lườm. Để chấm dứt mọi hành động gỡ gạt, tôi bắn vào đầu nó. Bỗng một tràng AR15 nổ rét rét. Một thằng núp gần đó, bắn vào tôi nữa. Mạn lưng tôi rát bỏng. Giận vì nỗi bọn này núp bắn chót chét hoài, tôi ngồi thụp xuống đưa mắt kiếm thằng Mỹ bắn lén.
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #91 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2011, 08:18:36 pm »

                                  Tiếp theo :


Nhờ tre thưa, nên tôi ngó thấy nó ở sau bờ tre. Nó ngồi chò hõ, chìa mũi súng về phía tôi nhưng không bắn. Chắc nó vừa bắn hết băng đạn chót. Tôi muốn tới bắt sống nó, nhưng cũng không biết chắc nó đã hết đạn chưa, nên bắn cài đạn sát gốc tre giết chết nó luôn. Đám Mỹ chạy vô bờ tre không còn tên nào. Tôi xách súng trở ra, gặp lại Lắm và Đó ở một khoảng ruộng trũng. Tôi vạch áo nói:

- Ê Lắm, coi hình như tao bị thương hay sao mà rát quá!

Lắm kéo áo tôi lên coi rồi bảo:

- Đạn nó lẻo qua thôi, bôi thuốc đỏ đi!

Tôi nói:

- Thuốc đỏ đâu mà bôi ... Thôi được, để tao lấy thuốc khác đắp!

Men lại một vũng cạn gần đó, tôi móc một cục đất sét. Lắm chưng hửng:

- Mầy tính làm cái gì vậy?

- Thì đắp vết thương, để nó rỉ máu hoài rin rít khó chịu quá. Hồi đó ba tao bị trầy trụa, ông đều lấy đất trét vô. Ổng nói: "Dân ruộng sống chết gì cũng nhờ đất!".

Thấy tôi trét đất vô vết thương, Lắm nhảy tới cản mà cản không kịp. Đó thì cười bò lăn ra.

Tôi ngồi xếp bằng trên bờ ruộng trũng, uống bia, hút thuốc. Bây giờ tôi đốt thuốc khỏi cần bật lửa, cứ ghé miệng châm thuốc vô nòng đại liên đỏ rồi rít cho cháy. Tôi bảo Lắm và Đó:

- Tụi Mỹ tập trung đánh mấy đứa mình ở đây tao tính có tới hai tiểu đoàn. Nói thiệt hổi giờ mới có bữa nay là đánh Mỹ đã tay nhứt. Mình mất hai, nhưng tụi nó bỏ mạng chắc cả trăm chớ không ít!

Rồi tôi đứng lên đưa tay trỏ bao quát cánh đồng:

- Mấy đứa bây coi, Mỹ nó nằm lềnh khênh coi sướng chưa kìa.

Lắm và Đó cũng đứng lên theo. Ba đứa tôi áo quần tả tơi, dính đầy bụi đất và bê bết máu, đứng nhìn thấy Mỹ nằm có đống trên đồng. Chỗ quân Mỹ nằm chết nhiều nhứt lại là quanh chỗ chúng tôi đang đứng, bởi chỗ nầy sau những lần đánh lui rồi chúng tới tấp tràn vào chúng tôi không kịp dời đi nữa. Có đến ba bốn chục thây Mỹ nằm bu quanh, chưa kể một số tên chưa chết đang oằn oại. Trên đồng chiều, tiếng thở rống, tiếng rên rỉ của bọn Mỹ lần lượt im tắt. Chúng chết lịm sau những hồi cựa quậy, dẫy đạp trên đất đồng nóng hực và dưới bầu trời bây giờ bỗng vần vũ mây đen. Trời đang chuyển mưa. Bởi gió đứng, mây cụm lại, rồi bay sà thấp, vùn vụt. Lát sau gió trở chiều, tôi nghe hơi lành lạnh thì biết chắc thế nào cũng có mưa to. Nhưng quân Mỹ dường như bất kể cơn mưa sắp đổ xuống, chúng rục rịch vô nữa. Tôi bảo Lắm và Đó:

- Gần tối rồi, mà trời lại sắp mưa, mình phải đánh một keo cho tụi nó nhớ đời!

Có thêm khẩu đại liên của Lắm, tôi rảnh tay hơn, nên dồn hỏa lực rất mạnh. Bọn Mỹ lần này đã thưa bớt, không đông như những lần trước. Chúng cố sức xông về phía chúng tôi, nơi khoang ruộng trũng mà bốn bề là thây Mỹ được chúng tôi ken đầy làm công sự. Chính nhờ cái công sự lạ đời đó mà chúng tôi xé rách đám Mỹ cuối cùng chỉ còn vài bước nữa là nhảy tới. Bọn nầy hình như muốn bắt sống chúng tôi hay sao mà khi tới gần thì không bắn, cứ nhảy xổ vào. Đến khi chúng quay đầu bỏ chạy mưa bắt đầu rớt hột trên đồng. Tôi dở chân lên, chợt thấy bàn chân dính đầy máu rít chịt, nóng hổi. Xung quanh bốc dậy một mùi tanh nồng khiến tôi lợm cổ họng. Thì ra máu của giặc Mỹ chết tự nãy giờ từ trên đổ dốc xuống đã biến khoảnh ruộng trũng thành một nơi đọng máu, xâm xấp ngập lên tới mắt cá chân chúng tôi.

Trời đổ mưa rất lớn. Ba anh em mình mẩy ướt mèm lóp ngóp chạy trở lại chỗ xác Cần. Trời tối sầm lại. Máy bay giặc bắt đầu bay tới thả pháo sáng. Khi chúng tôi tìm lại được lỗ pháo chỗ Cần nằm thì mưa ngớt ngay, và pháo sáng do những chiếc C.47 thả xuống soi sáng cánh đồng vừa đổ tối. Những trái pháo sáng bục ra trên thinh không, lôi theo những chiếc dù trắng bằng cái nia, lơ lửng, hạ thấp dần. Đứng trên đồng, tôi nhìn thấy rõ từng bụi rạ, từng đống thây Mỹ ướt sũng, từng khẩu súng M16 loang loáng nước mưa. Chúng tôi bắt đầu nhột nhạt, vì ánh pháo sáng rọi sáng đến nỗi giờ đây chúng tôi ngó thấy cả viên đạn rơi vãi. Sợ máy bay có thể phát hiện, chúng tôi ngồi nép sau các lính Mỹ đã bắt đầu có mùi hôi. Chợt có tiếng trực thăng phành phạch tới gần. Đó nói:

- Chắc nó tới chở thây.

Mới lòn tay bồng xác Cần, tôi ngước lên thấy một bầy năm chiếc HU1A ầm ầm bay tới, chiếc nào chiếc nấy tròn vo. Tôi la lên.

- Nó tới ngay chỗ mình, chém vè tạm vô đám thây Mỹ đi! Nếu chuyến nầy tụi nó chưa rớ tới đống thây Mỹ ở đây thì mình nín luôn. Nếu tụi nó tới chở đống thây này thì mình mới nổ. Sống chết gì cũng phải đem Cần về!

Tôi đặt xác Cần lên trên thây một tên Mỹ rồi nằm ém kế bên bọn Mỹ chết. Lắm và Đó cũng nằm y như tôi. Bầy trực thăng đã khựng lại. Cánh quạt gỗ ép quay vù vù, bành bạch. Gió cuộn dậy trên đồng rạ làm cho tôi có cảm giác không khéo nó lôi cả tôi bay lên. Rề qua rề lại một chốc, những chiếc trực thằng bay sà ngang đầu chúng tôi, rồi đỗ cách đó chừng hai công đất. Trong tiếng động cơ trực thăng hãy còn nổ lạch bạch, tôi thì thào:

- Có lẽ nó chưa chở tới đống thây Mỹ nầy. Ở đằng đó, chắc gì nó đã chở hết. Anh em cứ tỉnh, nếu nó lại đây buộc lòng lắm mình mới đánh. Bây giờ nó lo lấy xác đồng bọn, mình cho nó lấy, để mình đem được Cần về!

Bọn lính Mỹ trên trực thăng đã đem băng-ca xuống để khiêng thây. Chúng chạy xồng xộc, gắng hết sức làm cái việc đó cho thiệt mau, để rời khỏi cánh đồng nầy càng sớm càng tốt. Tôi nghĩ tự nãy giờ, dưới ánh pháo sáng, bọn Mỹ trên máy bay chắc đã nhìn tỏ rõ cánh đồng phẳng rộng coi rất hiền lành mà độc địa thay chỗ nào cũng có đồng bọn chúng nằm chết. Và trong khi làm phận sự thu nhặt xác, chúng lại không gặp xác một kẻ địch nào. Đó mới là điều khủng khiếp nhứt của chúng.

Năm chiếc trực thăng sắp chở đầy xác lính Mỹ thì bọn đi nhặt xác vừa đến gần chỗ chúng tôi núp. Chúng đến gần đến nỗi tôi nghe rõ cả tiếng chúng sù sì tiếng chúng lôi thây đồng bọn xềnh xệch. Tôi hồi hộp nằm im thở, đợi coi chúng có trở lại lấy thêm xác không. Nhưng chúng đã không trở lại. Năm chiếc trực thăng đậu lù lù đen xì trước mặt bỗng nổ máy mạnh . Những cánh quạt quay nhanh hơn. Rồi chúng bốc mình lên khỏi mặt ruộng. Tôi thở phào, bỏ ra khỏi đống xác Mỹ. Lắm và Đó cũng chui ra. Chúng tôi bịt mũi lại cho bớt tanh máu, ngồi xổm nhìn bầy trực thăng nối đèn đỏ đằng sau đít, bay vù đi. Tôi giao cây đại liên cho Đó, cõng xác Cần lên vai và nói:

- Mình đi thôi!

Theo đúng lời Khởi dặn, chúng tôi cùng với gia đình đem chôn Khởi cạnh gốc ổi nơi hồi nhỏ Khởi thường leo bẻ ổi ăn. Nằm bên mả Khởi là mả của Cần. Đó là ý muốn của tôi, muốn hai anh em khi sống có nhau, khi chết được nằm bên nhau. Lắm đặt hai chiếc mũ tai bèo của Khởi và Cần lên mả rồi nâng kèn thổi bản "Hồn tử sĩ". Bài kèn vừa thổi dứt, tôi bắn một loạt đại liên rồi đến đứng dựa lưng vào cây ổi òa khóc lớn.

Cho tới lúc anh em đã dìu mẹ Khỏi về rồi, chỉ còn lại tôi và ông Chín. Ông già ấy không khóc một tiếng, suốt từ lúc xác Khởi được đem về ... ông đã ngồi gần hết đêm bên Khởi và Cần, và ông hoàn toàn nín lặng. Khi sửa soạn tẩm liệm, ông khẽ gạt hết mọi người ra, bảo để tự tay ông tẩm liệm. Một mình ông lót vải, đặt Khỏi và Cần vào hòm. Chính tay ông đóng hòm bằng những cây đinh cau mà ông đã vót sẵn. Ông già nhứt định không chịu dùng đinh sắt mà không nói rõ là tại sao không chịu. Suốt đêm và suốt buổi sáng hôm nay ông lo đưa Khởi và Cần ra nơi yên nghỉ cuối cùng với một vẻ tỉnh táo và im lặng đến lạnh người, giữa tiếng khóc của mẹ Khởi nổi lên không bao giờ dứt.

Giờ đây ông ngồi giữa nắng, ngồi xếp bằng lên đất, không động đậy. Cả tiếng động cơ trực thăng của giặc Mỹ sáng nay ầm ì lui tới đồng Long-phước để lấy nốt xác hầu như ông già cũng không nghe thấy. Tôi về nhà trước, lâu sau mới thấy ông về. Khi tôi sửa soạn dẫn anh Ba Đấu và anh Chánh tiểu đoàn trưởng ra coi lại trận địa, thình lình ông Chín bước sải theo:

- Đợi tao đi với!

Vẫn ở trần phơi tấm lưng rám nắng, vẫn mặc cái quần tiều lỡ dài lỡ ngắn guộn giây lưng lên thành cục, ông già lầm lũi đi theo tôi và các anh chỉ huy. Hồi hôm, khi đem Cần về đến nhà, tôi đến báo cáo trận ác chiến trong ngày với anh Đấu, anh Đấu báo lên thì anh Chánh đòi phải xác nhận lại. Cho nên lúc trực thăng lấy xác xong, tôi dẫn các anh đi xem.

Bốn người (kể cả ông Chín) chúng tôi ra tới đồng lối một giờ trưa. Tất cả xác lính Mỹ đều đã được trực thăng chở đi hết. Còn lại trên đồng là những mũ sắt, bi-đông, giày da khẩu súng gẫy vỡ. Những khẩu súng còn tốt đều bị du kích, thanh niên xung phong lấy hết hồi đêm. Ruồi lằn bay vo vo ở nơi nầy nơi khác. Lát lát chúng tôi lại bắt gặp những mảnh xương sọ Mỹ bể, dính máu.

Anh Chánh hỏi tôi:

- Em ước tính diệt được bao nhiêu thằng Mỹ?

Tôi hơi lúng túng:

- Tụi em bẳn chết dữ lắm, nhưng không biết bao nhiêu, để em đếm nón sắt của nó bỏ lại là biết thôi!

Thế rồi tôi chạy đến từng cụm, đếm nón. Anh Đấu và anh Chánh cùng đếm tiếp tôi. Mất khá lâu mới đếm hết. Tất cả là một trăm tám mươi ba cái nón sắt. Tôi cười nói:

- Vậy cứ kể chắc là một trăm tám mươi ba thằng bỏ mạng!

Anh Chánh xác nhận có thể trên mức đó nhiều, vì số anh em du kích và thanh niên xung phong ra lấy súng hồi đêm thế nào cũng đã thu một mớ nón.

Anh Chánh lại hỏi tôi:

- Em có nhớ đã vận động bao nhiêu điểm không?

- Thì mỗi một cụm nón sắt là một điểm!

Anh Đấu nói với anh Chánh:

- Tôi có đếm, tất cả là bốn mươi lăm điểm, thiệt quá sức tưởng tượng anh!

Tôi gãi đầu:

- Lúc đó tụi em lo quần nhau với tụi nó, không dè vận động tùm lum như vậy!

Bấy giờ ông Chín đứng bên chợt hỏi:

- Còn hai anh em nó hy sinh ở chỗ nào, thằng Quyết mầy dắt chỉ cho tao coi!

Anh Đấu cũng nói:

- Phải đó, em Quyết đưa với mấy anh lại cho đó đi!

Tôi dắt mọi người lại chỗ Khởi đã hy sinh, rồi tới chỗ Cần. Sau rốt tôi dắt hai anh và ông Chín tới khoảnh ruộng trũng cho tới bây giờ vẫn còn đọng máu, nhưng đã đặc lại. Tôi nói:

- Hồi sáng tới giờ nắng lên, máu rút bớt rồi, chớ hồi chiều hôm qua, em rút chân lên thì máu tới nắt cá chân lận!

Ông Chín khom lưng, ngó vũng máu trân trối. Rồi bỗng quay lại phía tôi, ghé tấm lưng trần la lớn:

- Lên đây, thằng Quyết mầy leo lên đây tao cõng mày đi giáp đồng. Trời đất ơi, tao đâu có dè tụi bây đánh nó tận mạng như vậy. Tao hết buồn rồi, tao sướng con mắt tao lắm rồi Quyết ơi!

Day sang anh Chánh và anh Đấu, ông nói tiếp:

- Chưa, hổi giờ chưa có khi nào tao ngó thấy cái cảnh nầy. Lâu nay ở trên đồng nầy, tao chỉ ngó thấy rắn, rùa, le le, cúm núm ... Tự hồi cha sanh mẹ đẻ tới giờ tao chỉ ngó thấy lúa trúng hai chục giạ một công, chớ đâu có thấy cái cảnh máu Mỹ ngập đồng như vầy đâu. Anh tiểu đoàn ơi, Ba Đấu ơi, năm nay tôi đã trên bảy mươi được ngó thấy cảnh này rồi có chết tôi cũng hả!

Vậy rồi ông già đi ùa trên cánh đồng ngập nắng. Ông đi coi lại bãi chiến trường, khi ghé chỗ nầy lúc ghé chỗ nọ. Chỗ nào cũng có vỏ đạn rơi vãi vàng chóe dưới các gốc rạ. Nón sắt Mỹ lăn lóc đây đó, có cái còn nguyên có cái bị đạn xuyên thủng. Gió đồng lát lát thôi qua, phất tới mùi máu giặc, mùi thịt Mỹ rắc rải đã tanh hôi nghe mà lợm giọng. Mặc dù những chuyến trực thăng đã đến đem xác chúng đi hết, nhưng xương thịt máu me của chúng vẫn còn vương vãi khắp đồng. Tất cả những thứ đó giờ đã bắt đầu thối rữa, bắt đằu thấm xuống đất đồng, khởi sự cuộc vun bón. Bỏ mặc chúng tôi đứng đó, ông già vẫn đi một mình trên đồng, đôi lúc như chạy. Cánh đồng đối với ông quen thuộc một đời vậy mà bây giờ tuồng như ông mới biết, bỡ ngỡ, lạ lùng.  ( hết chương 34 )
--------------------------------
1   Không thích.
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #92 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2011, 08:22:49 pm »

                               
CHƯƠNG BA MƯƠI LĂM

Sau trận đánh Mỹ ở đồng Long-phước, bà con đồn đại về tôi rất nhiều. Có người đi kiếm tôi để coi cho biết mặt. Lại nghe đâu tụi Mỹ ở Sư Anh Cả Đỏ cũng nói rằng trong trận đó có một tên Việt cộng đại liên rất khủng khiếp, và tụi Mỹ còn biết cả tên Quyết giò của tôi nữa. Về chuyện này, tôi e không có, nhưng anh em trong đại đội bảo chắc chắn có, vì họ nghe mấy anh cán bộ đâu trên tỉnh đọc thấy trong bản tin địch.

Khẩu đội tôi trở nên nổi tiếng. Đi tới đâu, chúng tôi cũng được cô bác ngợi khen, đãi đằng. Trẻ con trong xóm hễ thấy chúng tôi là kéo theo rần rần. Nhưng về phần tôi mất Khởi và Cần tôi buồn rười rượi. Rời Long- phước trở vô rừng, tôi cũng chưa hết buồn. Đi đâu đứng đâu tôi cũng nhớ tới Khởi, Cần. Đêm đến, tôi thao thức không ngủ được. Tới chừng ngủ được, lại chiêm bao thấy hai đứa nó, còn sống, vui vẻ nói cười. Sực tỉnh dậy, tôi nghĩ tới hai người mẹ của Khởi và Cần. Một người mẹ hãy còn trẻ, ngày nào gặp chúng tôi giữa đường hành quân, đã đem cho chúng tôi thuốc rê và rượu. Một người mẹ già, mắt bị mù mà chúng tôi tìm lại được rồi cõng đưa bà rời khỏi Chòm Cây Gáo về gởi ở Long- tiên. Hôm vào rừng, chúng tôi không kịp ghé qua Long- tiên để gặp má của Cần, nhưng có phân công Biếc ghé qua đó, vì Biếc và một số chị em thanh niên xung phong đưa tân binh về sau.

Chiều hôm qua về tới rừng ở sát Long-phước. Biếc đến gặp chúng tôi, ứa nước mắt kể:

- Khi em tới đó thì má đã hay tin anh Cần hy sinh rồi. Đương đan rổ, má buông ra, cầm lấy tay em. Má lặng thinh, lâu sau mới hỏi em có biết chỗ chôn anh Cần không? Lúc đó em mới nói ra. Má trách đó anh, má trách hỏi liệu em có thể nào đưa má tới mả anh Cần không? Anh Quyết ơi, lúc đó trời đã chiếu rồi, nhưng thiệt em không thể nào từ chối được. Em đã phải cầm gậy, dắt đưa má tới nhà anh Khởi, rồi cùng má anh Khởi đưa má ra mả. Má ngồi rờ rẫm giáp ngôi mả anh Cần, anh Khởi. Má nói má biết anh Khởi, vì hồi đưa má về đây, ảnh cũng có cõng má ... Má hỏi anh nữa má hỏi như vầy: "Còn một thằng cao cao, nó cõng má nhiều nhứt, thằng đó còn sống không?". Thì em biết ngay là anh, em nói anh còn sống. Anh Quyết ơi, má anh Cần lạ lắm, má không có khóc nhiều đâu, mà mình không để ý thì cũng không biết má khóc đâu. Hai hố mắt của má có lúc ráo hoảnh, có lúc lại ngập đầy. Má khóc, nhưng không có tiếng khóc nào. Chính mấy đứa em mới khóc dữ. Khi em nói với má trận vừa rồi Mỹ chết gần năm sáu trăm, và cánh đồng Mỹ chết nhiều nhất, chỗ anh Cần hy sinh, cũng ở kế đấy, thì má hỏi em: "Trời tối chưa con?". Em đáp rằng trời đã sụp tối. Má nói phải chi còn sớm thì làm ơn đưa má ra đó một chút ... Đêm hôm đó má nghỉ lại nhà anh Khởi. Ông nội với má anh Khởi ngỏ ý muốn má Cần ở luôn tại nhà ...

- Vậy má có chịu ở không?

Chưa thấy má vào, nhưng em chắc má đồng ý. Là vì có cánh đồng đó, có cái mả đó. Với lại gia đình anh Khởi tốt lắm. Ông nội và má anh Khởi đều nài nỉ ...

Tôi nói:

- Bà má ở luôn đó thì tốt quá. Má bị mù chớ đương đát giỏi lắm. Không những má đương rổ rá bán đủ sống mà còn bán lấy tiền cho bộ đội nữa kia.

Biếc nhỏ giọng, lo lắng:

- Em chỉ sợ ở Long-phước không yên.

- Sao lại không yên?

- Mình đánh tụi Mỹ chết ở đó nhiều quá, nên thế nào nó cũng trả thù. Tụi nó thù đất Long-phước dữ lắm!

Tôi cười gằn:

- Đất nước mình chỗ nào mà nó không thù, vì chỗ nào nó cũng có gởi xương gởi máu chớ đâu phải riêng gì Long-phước!

Biếc móc trong túi áo ra một tờ truyền đơn đưa tôi:

- Đây nè, tụi nó hăm hủy diệt Long-phước đây. Sáng nay em ở Long-phước sửa soạn đi về trên này thì máy bay C.47 rải giấy trắng đồng, kêu dân phải bỏ Long- phước chạy ra ấp chiến lược ...

Tôi cầm tờ truyền đơn coi, thấy lời lẽ đầy giọng hăm dọa, ngoài ra còn có vẽ hình máy bay trút bom bầy phá làng phá xóm. Tôi xé toạc tờ truyền đơn vụt bỏ, và hỏi Biếc:

- Em thấy cô bác có nao núng không?

- Cô bác hiện đang ra sức củng cố hầm núp, không có ai tính đi đâu hết!

- Phải rồi, ai dại gì chạy vô ấp chiến lược của nó. À, đoàn văn công của em Thắm bữa nay còn ở đó không?

- Hôm qua thì còn, bữa nay đi rồi. Cả đoàn gởi lời thăm mấy anh. Họ nói nếu bữa đó không có khẩu đội của anh thì nguy ... Cái con nhỏ Thắm nó cứ ghẹo em hoài. Trước lúc đi, nó còn dặn chừng nào anh với em có chuyện vui thì cấp tốc báo cho nó hay để nó rủ mấy đứa nữa về lãnh phần liên hoan văn nghệ ...

Biếc kể và bật cười nói thêm:

- Con nhỏ thiệt hết sức. À, nó dặn anh lâu lâu gởi thơ cho nó!

Tôi cũng cười. Cả tôi lẫn Biếc lâu nay chưa tính gì hết. Chúng tôi thương yêu nhau nhưng không tính gấp. Trước mắt chúng tôi chỉ mong sao được như thế này, cùng đi diệt Mỹ, trận nào cũng có mặt bên nhau là vui nhất rồi. Vả lại thực tế cứ mỗi một ngày qua là Mỹ lại đổ thêm quân vào ồ ạt. Cách đây mấy hôm, chúng tôi được phổ biến sẽ phải đánh thêm quân Úc, vì một trung đoàn quân Úc sắp đổ xuống đóng chốt Núi Đất.

Đội quân Úc ấy là một đội quân như thế nào, điều đó anh em chúng tôi chưa được biết rõ, chỉ có đợi giáp trận mới biết. Nhưng anh Ba Đấu có nói vỏn vẹn một câu: "Tụi Úc nầy là một tụi rất thiện chiến!". Anh Sáu Dũng thì có giải thích thêm cho chúng tôi biết rằng nước Úc hiện có một chánh phủ phản động làm tay sai cho Mỹ. Vì phải lệ thuộc Mỹ đủ thứ nên Mỹ khiển nó xâm lược nước mình như tụi Nam Triều Tiên, như tụi Phi Luật Tân, Tân Tây Lan. Anh Dũng bảo đây là điều đáng ghét nhưng cũng đáng mừng là vì Mỹ bị ta đánh phủ đầu nhắm bề không kham nổi nên phải kéo thêm tụi chư hầu tiếp tay. Tất cả những tin tức và những diễn biến mới này rốt cuộc càng làm cho tôi lo lắng về khẩu đội đại liên của mình. Bây giờ ngó khẩu đại liên, tôi muốn ứa nước mắt. Khắp trên thân súng, chỗ nào cũng có vết bom cào đạn cấu. Khẩu súng bị thương bấy cả mình mẩy, nhưng vẫn còn rất tốt. Tuy nhiên, sau trận ác chiến với Mỹ mới rồi, chúng tôi lại phải bỏ hẳn cái nòng đi. Như vậy là chúng tôi đã thay tới cái nòng thứ tám. Chẳng biết chúng tôi sẽ còn thay đến cái thứ mấy nữa.

Sáng nay, Lắm từ trên đại đội vác về cái nòng đại liên mới, và cùng đi về với Lắm có hai anh chiến sĩ mới:

- Mấy ảnh bổ sung hai "chư" này cho khẩu đội mình đây!

Tôi ngó thoáng qua thì đã biết ngay là hai tân binh người dân tộc Châu-ro. Để tranh thủ thời gian, ngay trưa hôm đó tôi gọi hai anh Châu-ro ra giới thiệu khẩu đại liên với họ. Vừa tập cho họ làm quen với khẩu súng, tôi vừa hỏi thăm. Được biết hai anh từ sóc Cà-ná lên. Một anh tên là Luông, một anh tên là Dên. Cả hai có cái cười hồn nhiên chân chất như hầu hết những người Châu-ro khác. Đặc biệt hai anh rất rành rừng, rành suối. Buổi chiều, họ nấu cho khẩu đội một món ăn Châu-ro rất lạ: cá nấu với ngó mây. Hai thứ bỏ một lượt vào ống tre non mà đốt thì do anh Luông bắt dưới suối. Còn ngó mây thì do anh Dên moi về.

Bọn Mỹ đã làm đúng cái điều tàn ác mà chúng đã báo trước. Vài ngày sau khi rải truyền đơn thúc dục bà con rời bỏ xóm làng, tập trung ra ấp chiến lược, chúng bắt đầu liệng bom xuống Long-phước. Ngay từ đầu, địch đã lộ rõ ý định hủy diệt cái xã rất trù phú này. Máy bay phản lực F.105 cùng với loại "Skai-rai-đơ" thay nhau oanh tạc từ sáng tới tối. Tiếng bom vang động đến tận khu rừng chúng tôi đóng quân. Nóng ruột quá, mấy lượt tôi xin với anh Đấu cho khẩu đội tôi bám ra Long-phước bắn máy bay, anh Đấu cương quyết không cho. Cả tiểu đoàn được lệnh phải nín im, tuyệt đối không được nổ một phát súng nào, mặc dù có lúc vòng đảo của máy bay đích lọt vào tầm súng. Thấy tôi chịu không nổi, rột rẹt chạy tới chạy lui hoài. Anh Đấu nói: "Đành chịu thôi em, mình cần thiết phải giữ sao cho nó tưởng mình không có ở đây!".

Đêm đến, một số chúng tôi được lệnh ra Long-phước để đưa tất cả bà con vào rừng, đề phòng ngày mai địch tiếp tục oanh tạc. Khẩu đội tôi ra tới Long-phước vào lối bảy giờ. Chúng tôi đau điếng ngó thấy xóm làng thân yêu bị bom đạn tàn phá dữ dội. Tứ bề đâu đâu cũng có khói và lửa. Trong ánh lửa cháy sáng, tôi thấy những ngọn tre oằn oại, những mái tranh bay tung lên trời.

Và tiếng các mẹ, các chị, các em kêu khóc lẫn trong tiếng tre nổ lốp bốp. Trâu bò lớp còn sống lớp bị thương tháo chạy, kêu rống thảm thiết đầy đồng.

Chúng tôi chạy tới nhà ông nội Khởi thì thấy ngôi nhà đã cháy trụi. Không còn có ai ở đó cả. Tim tôi như rớt đi đâu, cổ họng tôi nghẹn lại. Tôi hô anh em đi cõng các em nhỏ ra khỏi lửa, rồi đưa ngay các em đi. Trên đường vào rừng, tôi cõng xóc một lúc hai em mà chạy, để còn có thể mau mau trở lại, giúp đưa bà con khác đi. Chạy dọc đường, tôi chợt nghe có tiếng ông nội Khởi. Tôi bám tới, gặp ông đang bươn đi với má Khởi. Mừng quá. Tôi hỏi lớn:

- Nội đó hả nội?

- Thằng nào đó bây?

- Con, thằng Quyết đây?

Ông Chín dừng lại, mừng rỡ:

- ủa, mày đó hả Quyết? Tao không có sao đâu, nghe. Nhà thì cháy ráo trụi, mà điều tụi tao thì bình an vô sự ... Còn bà Tư má thằng Cần cũng không sao. Cái con nhỏ gì quen với mầy nó đương cõ bà Tư đi đằng trước kia kìa!

Tôi thở phào, nhẹ cả người. Ông Chín coi có vẻ chẳng tiếc rẻ gì cái nhà cháy cả. Còn Biếc thì tôi phải phục lăn cô ta. Chính cái nỗi lo ghê gớm nhất của tôi, Biếc cũng đã lo và gỡ trước. Tôi cúi người, xốc lại hai em bé gái lạ mặt trên vai, đi rấn tới. Gần đến bìa rừng, tôi bắt kịp Biếc đang cõng bà Tư. Tôi khẽ kêu:

- Biếc đó hả?

- Anh Quyết, anh cõng ai vậy?

- Hai đứa nhỏ, không biết là con ai.

Biếc nói với bà Tư:

- Má ơi, có anh này quen nè, má thử nhận ra coi?

Bà má ngước cặp mắt tối om, hỏi qua vai Biếc:

- Chú nào đó?

- Con đây, con cõng má hồi ở Chòm Cây Gáo đó má ...
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #93 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2011, 08:25:57 pm »

                                 
Giọng bà má rất tỉnh:

- Má nhớ ra rồi. Con là thằng con cao nghều đó chớ gì!

- Dà.

Bà má mù ấy im lặng. Có lẽ bà còn định hỏi tôi câu gì, nhưng rồi không hỏi nữa.

Bây giờ tôi mới hết lo, và có cảm tưởng cái bàn tay vô hình từ trước bóp chặt tim mình, nay chợt nới lỏng ra.

Cả ngày hôm sau, máy bay Mỹ tiếp tục oanh tạc Long-phước và mấy xã kế cận. Trọng pháo mỹ từ các chiến hạm thuộc hạm đội Bảy gầm lên. Những quả đạn lớn không thua trái bom nổ tung giữa xóm, giữa đồng và trong rừng. Dưới sức tàn phá của bom và đại bác cỡ lớn, xã Long-phước hoàn toàn bị hủy diệt. Quân Úc với phương tiện trực thăng vân đã đổ ba tiểu đoàn xuống đóng chốt Núi Đất. Cái đội quân được chở từ xứ Úc đến là một đội quân được huấn luyện đặc biệt đánh rừng núi. Có lẽ chính vì vậy, nên ngay sau khi mới lập nên cứ điểm ở Núi Đất, quân Úc đã sục ngay vào rừng. Chúng tôi hân hạnh được đón tiếp chúng tại suối Lồ-O v một buổi sáng nắng hửng. Bây giờ trên những vành mũ tai bèo của chúng tôi đều cài khẩu hiệu:

"Kiên quyết lấy máu giặc rửa thù Long-phước" và "Quyết đánh thắng quân Úc trong trận đầu trả thù cho đồng bào Long-phước!".

Khẩu đội tôi vừa chiếm lĩnh bờ suối bên này thì địch xuất hiện. Lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy quân Úc qua những cành lá rừng. Bọn chúng vóc dạc rất đều nhau, mặt mày hao hao giống bọn Mỹ, nhưng trang bị khác hẳn. Chúng không đội nón sắt mà lại đội nón vải bẻ quặp vành trông như nón "com-măng-đô" Tây. Chúng tiến quân thận trọng, đội hình không dày, xen kẽ không đều, rõ ràng là rất khó cho thứ hỏa lực nào muốn diệt chúng ở một chỗ. Tôi thầm nghĩ: "Tụi nầy khôn thì tao bắn xé lẻ!" Ngay mấy loạt đầu, tôi chỉ cắt hai ba viên, nhằm vào những tên sắp sửa lội qua suối. Năm sáu tên xấu số nhất trong bọn đã ngả xuống bên bờ suối để không bao giờ có thể trở lại xứ Úc của chúng nữa.

Những tên Úc đi sau, hơi chựng lại, nhưng rồi tức khắc xông lên, tràn qua suối ào ào nhanh đến nỗi tôi có cảm tưởng như chính những viên đạn mình bắn ra đã đẩy chúng vọt tới. Bờ suối mấp mô nhiều tảng đá, vậy mà không có một tên Úc nào vấp víu hoặc trượt té.

Chúng vừa lội qua dòng suối cạn vừa chĩa súng bắn, nhịp tiến bình tĩnh, vững chắc: "Anh Đấu nói đúng, tụi Úc này khá đây!". Tôi nghĩ bụng và bỗng dưng thấy hào hứng. Gần đây tôi có tâm trạng đó, rất ham thích được chạm mặt với bọn địch có danh tiếng hoặc với bọn địch hung hăng ví dụ như Úc, hay Nam Triều Tiên.

Chỗ chúng tôi ở bờ suối bên này có thể cao hơn chừng một thân người, so với chỗ bọn Úc đang tiến lên. Chúng tôi ngó thấy tận mắt từng tên Úc. Phải nói là chúng được tuyển chọn rất khéo, tên nào cũng to lớn, mạnh khỏe y hệt như nhau. Nước da chúng đỏ hồng hào, mắt màu tro, mũi thấp hơn mũi lính Mỹ. Quần áo, súng ống của chúng còn mới tinh, bóng láng. Tóm lại đó là những tên lính coi rất ngon mắt.

Đại đội tôi nổ súng. Riêng tôi bắn xiết một tràng dài. Chỉ có ba tên Úc sống sót chạy tóe nước trở lại bờ bên kia. Chúng bắn trả lại nhiều loạt.

Tôi bỗng thấy đau nhói ở vai trái. Lắm nhìn máu chảy rỏ xuống tay tôi thì giành lấy súng:

- Đưa tao, lo băng

Tôi rờ coi, nhận ra viên đạn cũng chỉ lểu qua, nên nói:

- Không có gì, lát nữa hẵng tính!

ở phía sau, đại đội tôi đang chuẩn bị xung phong.

Anh Ba Đấu bò riết tới chỗ tôi hỏi:

- Sao, bị thương à?

- Nhẹ xều thôi anh!

- Vậy em xiết một giây nữa cho anh em qua!

Tôi gật đầu, bắn rất rát ở quá bờ suối bên kia, nơi bọn Úc đang nhấp nhổm muốn tràn sang. Đại liên tôi nổ vừa dứt, anh Đấu cầm súng ngắn dẫn đại đội ùa qua suối. Quân Úc bị đánh nột, chạy dùa ra cánh đồng ven rừng. Tại đây, chúng bắt dầu dở trò hèn hạ. Tất cả bọn chúng dừng lại giữa đồng mở túi lấy mặt nạ phòng độc ra đeo. Trước trông chúng còn là lính, giờ coi chúng hệt như một bầy heo biết đứng, biết cầm súng. Là vì những mặt nạ phòng độc nầy có cái mõm rất giống mõm heo. Cỡ một trung đội lính Úc sau khi đeo xong những cái mặt nạ kỳ cục ấy, liền dùng vòi mà xịt chất độc hóa học chứa trong các bình chúng mang trên lưng, Chất độc bắt đầu lan tỏa trên cánh đồng như một màn sương.

Đang cho đơn vị truy kích, anh Đấu hạ lệnh dừng lạị. Anh nói ta không dại gì mà quần nhau với chúng trong kiểu chơi trội dó. Chúng tôi bám giữ bìa rừng.

Quân Úc không vào nữa. Đợi hoài thấy chúng tôi không ra, quân Úc bỏ khu rừng mà chúng nhắm bề chưa thể vào được, bỏ lại cánh đồng vừa mới phun chất độc trắng tợ sương đó mà rút về Long-tân. Chúng tôi cũng được rời khỏi nơi đó. Trên đường rút, đại đội tôi bị quân Úc gọi pháo Núi Đất, Cây Cầy, Vườn Tiêu bắn tới. Những loạt pháo bầy nổ xé rừng. Chúng tôi nằm cả xuống. Dứt một loạt pháo, tôi bỗng nghe ở trước tôi có tiếng kêu:

- Quyết ơi! Tôi chạy tới thì gặp anh Sáu Dũng nằm nghiêng, hai chân đều bị mảnh pháo cắt đứt. Anh Sáu Dũng giương mắt nhìn tôi, rồi đưa tày rờ vai rò mặt tôi một cách âu yếm và nói:

- Em cất tài liệu, cất súng cho anh

Tôi tháo lấy cái xắc-cốt và khẩu súng ngắn của anh Dũng đeo lên vai, giao lại khẩu đại liên cho anh Dên, tôi cúi xuống định cõng anh Dũng. Nhưng anh lắc đầu, tỏ ý bảo tôi đừng cõng anh nữa. Trong phút đó, anh không muốn chúng tôi nấn ná lâu bên anh mà muốn chúng tôi vượt nhanh qua khỏi bãi pháo. Nhưng tôi không nghe, vẫn cúi khom lưng một mực kêu anh em đưa anh Dũng lên. Khi quàng hai cánh tay anh Dũng ra trước ngực mình, tôi biết anh khó sống, vì tay anh đuối quá cứ buông thõng thượt. Nhưng càng biết rõ điều đó tôi lại càng quyết đưa anh đi. Pháo vẫn chụp xuống rừng. Cây cối bị mảnh pháo chém sả, gãy rốp rốp. Lá rừng rụng lào xào. Tôị cõng anh Dũng chạy theo sau là Lắm Kèn, Đó, Luông và Dên. Chốc sau, pháo cắm phầm phập vào các thân cây nữa. Nhưng tôi nghe anh Dững nói bên tai, giọng tỉnh táo:

- Trong xắc-cốt có cái giấy trên quyết định chánh thức Đảng cho em, em nhớ nói với anh Ba Đấu để báo trong cuộc họp Chi bộ tới ...

Tự nãy giờ máu nơi chân anh Dũng chảy rất nhiều, chảy rỏ giọt xuống gót chân tôi. Dần dần máu bớt chảy, và tôi không còn thấy máu nhễu xuống gót chân tôi nữa.

Anh Dũng chết trên vai tôi giữa lúc pháo địch hãy còn gầm lên dữ dội.

Một lần nữa, tôi có cảm tưởng lập lại y hệt như lần tôi cõng anh Ba Lúa giao liên ba năm về trước. Cả anh Ba Lúa và anh Dũng đều trút hơi thở cuối cùng và rỏ giọt máu cuối cùng trên vai tôi. Đó là kỷ niệm căm thù, kỷ niệm thươmg yêu luôn trĩu nặng vai tôi suốt đường dài hành quân diệt giặc. Trong nỗi đau đớn mất một người anh, một người chỉ huy đã đánh giặc trước tôi hơn mười lăm năm, tôi lại thấy vinh dự và tự hào được cõng thân xác một con người như vậy trên vai.

Buổi chiều, chúng tôi chôn cất anh Dũng nơi cánh rừng đơn vị đóng tạm lại. Lúc anh Ba Đấu nói qua tiểu sử và quá trình tham gia cách mạng của anh Dũng, tôi mới biết anh thuộc thành phần tiểu tư sản chớ không phải nông dân. Nhờ đi theo cách mạng lâu, anh sống y như chúng tôi, dãi dầu mưa nắng riết rồi không còn màu tiểu tư sản gì nữa. Ngẫm nghĩ cái chỗ đó, tôi càng thêm thương anh. Trời sụp tối chúng tôi lại vội vã hành quân. Ngay trong đêm ấy, chúng tôi tới Long-tân. Và trong vòng nửa tiếng đồng hồ, cả tiều đoàn tôi không còn ở trên mặt đất nữa. Tất cả chiến sĩ và thanh niên xung phong đều xuống hết dưới địa đạo. Chúng tôi được lệnh ém mình dưới các con đường hầm đó cho đến khi nào có lệnh trồi lên xuất kích. Theo tin kỹ thuật thì hai tiểu đoàn quân Úc hiện gom về cụm hành quân dã chiến đóng tại các lô cao-su Long-tân, nhứt thiết ban ngày sẽ bung ra. Tin còn cho chúng sẽ hành quân càn quét trọn một tuần.

Dưới địa đạo hơi ngột ngạt khó thở và có nhiều muỗi. Chúng tôi lấy cơm vắt ra ăn, rồi cầm mũ tai bèo mà quơ muỗi. Trong đường hầm, chúng tôi nói chuyện không thành tiếng, nói như thở, lào xào. Thỉnh thoảng có tiếng cười rúc rích, tiếng thụp lưng, rồi tiếng một anh nào đó thở khì, nằm kềnh ra. Có quãng đường hầm được thắp sáng bởi những cây đèn cầy đỏ. Phần lớn đó là quãng địa đạo của các cô thanh niên xung phong.

Chỉ có các cô mới có sẵn đèn cầy như vậy. Nhờ sự chu đáo lo xa của các cô, mà những quãng hầm kế cận cũng được sáng lây. ấy là nhờ một vài cây đèn cầy của các cô tặng, hoặc các chiến sĩ bò tới xin. Tôi nhìn thấy Biếc ngay từ lúc Biếc thắp đèn cầy, ở tận quãng hầm trong. Đầu tiên tôi thấy cái bật lửa bật nháng lên, cây đèn cầy cháy, rồi khuôn mặt Biếc hiện ra. Tôi đang mệt đuối lại buồn ngủ, định dựa lưng vào vách địa đạo chợp mắt thì ngó thấy Biếc như thế, và tự nhiên hết buồn ngủ. Cuộc chiến đấu đổi hình đổi dạng thiệt mau.

Mới đánh nhau với quân Úc trên mặt đất, ở giữa rừng, bây giờ chúng tôi đã vùi mình xuống lòng đất sâu tới năm bảy thước. Đường hầm nằm trong vùng đất đỏ rói, nên không mấy chốc chúng tôi đều bị nhuộm hồng.
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #94 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2011, 08:28:56 pm »

                                 
                     Tiếp theo :
từ mặt mũi tới áo quần. Cái gì cũng hồng, kể cả thép súng, đôi dép cao su, ánh sáng ngọn đèn cầy đằng chỗ Biếc. Trong quãng hầm nầy còn tối, nên tôi ngờ đâu tôi có thể ngó thấy Biếc mà Biếc chưa nhìn thấy tôi. Không ngờ sau khi thắp sáng cho tiểu đội nữ của mình, Biếc còn đốt thêm một ngọn đèn cầy khác đem lại chỗ chúng tôi.

Lắm Kèn nhổm dậy:

- Thấy chưa, tao đã nói khẩu đội mình có phần, không cần gì lo mà!

Lắm Kèn đón nhận cây đèn cầy của Biếc, nhễu sáp cháy xuống đít cái ca Mỹ để cặm. Lắm đon đả mời Biếc ngồi chơi. Biếc ngồi xuống bên cạnh Lắm và hỏi:

- Sáng nay đụng tụi Úc mấy anh thấy sao?

Lắm chặc lưỡi:

- Riêng tôi thì chưa thấy gì. Công nhận nó mới tới mà đã khôn hơn Mỹ, nhưng cũng không xuất sắc lắm. Mới bị đánh đùa ra đồng đã xài chất độc, rồi thấy mình không chịu chơi thì dông

Tôi nói:

- Tụi nó vận động lẹ làng, đánh kỹ lắm, mình phải coi chừng ... Nhưng bữa nay mới đánh sơ sơ cũng chưa biết, để đụng thêm vài trận nữa coi sao ...

- Không biết mình ém ở đây rồi có đụng tụi nó không, chớ muỗi cắn quá xá!

Biếc nói:

- Tụi em ít bị muỗi cắn, coi như không bị cắn!

- Sao hay quá vậy?

Biếc cười, tiết lộ:

- Tụi em có thuốc muỗi mà!

- Trời đất - Lắm kêu lên: - Cho anh em xin một chút coi, bộ mấy cô này biết trước là sẽ xuống địa đạo hay sao mà thủ đủ thứ hết vậy ta!

Biếc đi về lấy đem lại một chai thuốc trừ muỗi, thứ của Mỹ hay dùng. Lắm mở nút chai, dốc ra xoa tay xoa chân rồi trao cho tôi. Tôi xoa xong chuyền cho Đó. Quả nhiên một lát sau, chúng tôi thấy muỗi không dám xáp vô nữa.

Lắm buột miệng khen:

- Mẹ, ba thằng Huê Kỳ chế thứ này khá thiệt. Muỗi dạt hết trơn!

Tôi bảo:

- Tao thấy đồ Mỹ thứ gì mầy cũng khen.

- Ủa, nó là thằng xấu, nhưng nó chế đồ tốt thì mình phải nhận nó chế đồ tốt chớ!

Tôi gạt ngang:

- Không, nó chế đồ tốt để đi phá xứ mình thì là xấu tao dứt khoát không khen!

Tôi và Lắm thường tranh cãi với nhau nhưng không khi nào ngã ngũ. Biếc cười, đi trở về quãng hầm của tiểu đội nữ rồi mà tôi và Lắm vẫn còn cãi mãi một lúc nữa mới trải ni lông, lăn ra ngủ. Đêm ấy, chúng tôi ngủ tuốt một giấc tới sáng và được đánh thức bằng tiếng pháo địch bay veo véo qua đầu. Sau gần nửa tiếng đồng hồ nã pháo, chúng tôi được biết quân Úc từ cụm đóng quân đã bắt đầu xỉa ra. Hướng xỉa ra của chúng lại nhè đúng vào vùng lô cao-su non mà chúng tôi hờm sẵn ở bên dưới, theo địa đạo hình vòng cung dài tới ba cây số. Trong suốt ba cây số đường hầm đó có rất nhiều miệng hầm trổ ngách mà bên trên mọc những cây cao su non mới ba tuổi. Vùng này tôi đã có lần đến. Đó là một vùng lô cao-su rất đẹp. Đất đỏ như trải thảm hồng, và từng hàng cao su xanh mướt, đều đặn, thẳng tắp.

Quân Úc đang tiến ra giữa những hàng cây cao-su non ấy. Chắc chắn là chúng yên chí cho rằng chúng tôi còn ở cách đó quá xa, ở tận trong khu rừng mà hôm qua chúng vừa rờ đụng. Còn ở đây, chúng chỉ mới rời cụm đóng quân có vài trăm mét mà thôi. Ngồi dưới đường hầm tôi nghĩ mà phục lăn mưu sâu do Ban chỉ huy tiểu đoàn sắp đặt. Lẽ ra thì nhử cọp khỏi rừng, đằng này lại đánh cọp gần hang.

Đại đội hai được lệnh đưa quân từ dưới đất trồi lên, vì trung đội xích hầu Úc đi găm ngay vào khu vực đó. Đại đội tôi vẫn ngồi im dưới địa đạo. Bấy giờ, tất cả chúng tôi đã chực sẵn ở các miệng địa đạo xương sống. Người này ngồi sát lưng người kia, đạn đều lên nòng lửa. Tôi ôm đại liên ngồi ngay sau anh Đấu, nghe súng đại đội hai nổ ran. Tôi nhận ra cả tiếng đại liên anh Bé, thầy đại liên cũ của tôi. Không đầy mười phút, anh Hòa, chiến sĩ thông tin mới điều về, nghe máy PRC10 rồi báo với anh Đấu:

- Trung đội xích hầu Úc đã bị C2 tiêu diệt, C mình chuẩn bị!

Anh Hòa nghe máy, truyền lệnh như gào:

- C1 sẵn sàng, địch đang tiến về phía các đồng chí!

Anh Đấu quay lại dặn tôi:

- Chừng lên, anh sẽ lên trước. Em đưa súng lên cho anh. Dặn chuyền anh em bình tĩnh, chưa phải địch ở ngay trên miệng hầm đâu!

Anh Đấu nói và thít chặt cái khăn rằn buộc đầu, quắc mắt nhìn anh Hòa, chỉ đợi anh Hòa mở miệng là đẩy nắp hầm tung lên. Anh Hòa vẻ mặt căng thẳng, chờ đợi. Bỗng anh áp sát tai vào ống nghe, hỏi giật giọng:

- Sao, thụt lại rồi à? ... Lên hết à?

Nh anh Đấu, anh Hòa nói nhanh:

- Báo cáo anh, tụi Úc đang tiến bỗng nhiên lùi lại. Lệnh của D tất cả lên khỏi địa đạo, đánh thẳng vô cụm đóng quân của tụi Úc. C1 mình có nhiệm vụ đánh thọc vô chỉ huy sở tụi nó ở khu nhà thiếc ...

- Chuyền lệnh: tất cả xuất kích theo tôi. Đại liên Quyết giò xé trước, rõ chưa?

- Rõ!

Anh Đấu xô bật cửa hầm, chỏi tay nhẹ nhàng nhảy phốc lên. Anh cúi xuống vớ khẩu đại liên của tôi. Chúng tôi lần lượt nhảy lên. ánh sáng bên trên làm tôi lóa mắt một chút. Nhưng rồi cảnh vật dịu dần. Trong buổi sớm mát mẻ, không khí đầy ắp, dễ chịu, tôi ngó thấy bóng quân Úc đang lom xom trong lô cao-su non. Xa tuốt trong kia, thấp thoáng những mái màu xám khu nhà thiếc, trước là của hãng Síp nay là chỉ huy sở hành quân của tụi Úc. Anh Đấu trỏ khu nhà thiếc, bảo tôi:
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #95 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2011, 08:31:54 pm »

                                   Tiếp theo :

- Cắt vô đó nghe!

Tôi xốc đại liên, gật đầu. Anh Đấu rút "Côn 12" vung lên, dẫn đại đội chạy tới. Chúng tôi vọt theo, trong tiếng kèn của Lắm đã trỗi dậy, dồn dập: Lắm thôi bản "Tiến binh" ré lên, lảnh lót. Tôi nổ súng như mưa vào khu nhà thiếc, xé tan những tên ức lố nhố trên đường tiến của đại đội tôi. Nhưng bọn địch hai bên bắn chéo sườn và đại liên của chúng từ nhà thiếc đã nổ rộ. Đại đội tôi bị ghìm lại giữa vườn cao-su, không tiến tới dễ dàng như trước. May sao, chúng tôi chiếm được một quãng chiến hào cạn mà quân Úc vừa bỏ chạy.

Chiến hào ngổn ngang xác lính Úc. Chúng tôi kéo những thây lính Úc liệng dồn lại. Tôi đặt súng, bắn thẳng vào khu nhà thiếc cả một thùng đạn chiếc. Trong nhà thiếc, đại liên địch câm bặt. Tôi mừng rơn, tưởng đâu dập tắt được hoả lực đại liên địch là ổn. Nào ngờ, mới vừa nhổm dậy, tôi thấy có cả trăm tên Úc bò đầy trong các lô cao-su trước mặt. Hạ thấp nòng súng, tôi bắn thiệt cắm vào bọn Úc đó. Tiếng kèn của Lắm đang thổi dồn bỗng tắt ngang. Tôi ngó ngoái thấy người Lắm chợt cong lại. Một tay Lắm vẫn cầm kèn nhưng một tay ôm bợ lấy bụng. Biết Lắm đã trúng đạn vào bụng, nhưng tôi vẫn phải bấm môi tiếp tục bắn bọn Úc. Thình lình tôi lại nghe tiếng kèn trỗi dậy. Bản "tiến binh" vang xé hồi dục dã nhút. Dứt loạt đạn, nhân lúc chờ anh Dền kéo đạn trong thùng ra lắp, tôi quay ra sau. Bây giờ Lắm đã đứng thẳng, tay trái ấn nhét mớ ruột hồng hồng của mình trở vào, tay phải cầm kèn thổi. Trong hồi kèn ghê gớm ấy, anh em trong đại đội tôi lắp lê sáng lóe trên đầu súng, nhảy l khỏi chiến hào chạy tới đâm sần sật vào bọn Úc. Giữa những tiếng rú khủng khiếp của bọn Úc và hồi kèn vừa thổi dứt, tôi nghe một tiếng "phịch" ở sau lưng. Quay lại, tôi thấy Lắm vừa ngã xuống, tay vẫn còn cầm kèn.

Lắm đã té xuống chết ngay sau khi thổi dứt hồi kèn dữ dội đó. Đó nhảy tới đỡ Lắm lên. Tôi hổn hển nói:

- Vác Lắm theo tôi!

Tôi nhảy lên khỏi chiến hào, xông thẳng vào nhà thiếc. Trong cái nhà thiếc lớn nhất, có bốn năm tên Úc đang quờ quạng chạy ra. Tôi bắn chúng rồi xổ vào. Trên một cái bàn lớn cùng những chai rượu và ly cốc, có hai máy bộ đàm đang còn kêu rồ rồ. Tôi la:

- Đem Lắm vô đây!

Đó vừa vác Lắm vào, tôi quơ súng gạt đổ tất cả chai rượu, ly cốc, máy bộ đàm xuống đất và phụ với Đó khiêng Lắm đặt nằm ngay lên bàn. Lát sau, anh Đấu vào. Ngó thấy Lắm, anh nhảy tới ôm choàng ngang người Lắm, gục đầu trên ngực Lắm một lúc mà ngẩng dậy. Tôi nói với anh:

Mình chiếm luôn nhà nầy làm chỉ huy sở, anh Ba!

- Được, chiếm luôn!

Ngôi nhà thiếc mới đó còn là chỉ huy sở của quân Úc nay hoàn toàn lọt vào tay chúng tôi. Trước hết, nó được dùng làm chỗ quàn thi thể Lắm cho đến khi chị em Biếc tới đưa Lắm đi. Sau đó, ngôi nhà là nơi tiếp tục làm chết thêm mấy chục tên Úc khác. Bọn Úc này chưa biết chỉ huy sở của chúng đã bị chiếm, cứ nhè đó mà chạy vào. Tới chừng phát hiện được chỉ huy sở đã. bị mất, chúng dùng súng bắn pháo hiệu bắn liên tiếp lên trời mấy trái khói nổ lục bục mấy vầng khói đỏ lòm.

Vào lối mười giờ, cụm đóng quân Úc bị quân ta tràn ngập. Gần bảy trăm tên Úc bị tiêu diệt. Những tên còn lại chạy tháo về Núi Đất. Tới một giờ, có hai chiếc "cầu tiêu" lên quần trên trận địa một lúc rồi thả xuống những trái pháo điểm bốc khói màu da cam.

Chúng tôi được mệnh lập tức rút ra khỏi trận địa, vì Ban chỉ huy nắm được trái khói mầu da cam là ám hiệu địch gọi hủy diệt.

Tối hôm ấy về đến chỗ đóng quân tạm, tôi được tin Biếc đã bị thương trên đường đưa thi thể Chị trung đội trưởng của Biếc nói:

- Tốp khiêng thương của Biếc bị trực thăng bắn ở trảng Ba Mặt. Đang khiêng một đầu võng của Lắm thì Biếc bị đạn ở đùi. Nó ráng sức khiêng gần vô tới bìa rừng mới khuỵu xuống. Tôi cõng nó chạy tới rừng, ngó lại thấy Mỹ nhảy giò đầy trảng ...

Thấy tôi lo lắng ra mặt, chị trung đội trưởng chụp tay tôi lắc:

- Không sao đâu ông ơi, đạn không có trúng xương đâu, nằm quân y ít bữa là lành trơn thôi!

Tôi gỡ tay chị ra, nghĩ bụng: "Sao chị ta lại biết không trúng xương? Chị ta có phải là bác sĩ đâu!".

Lát sau, anh Đấu gặp tôi hỏi:

- Hay tin Biếc bị thương chưa?

Tôi gật. Anh Đấu tiếp:

- Biếc được đưa lên quân y tiểu đoàn rồi. Bác sĩ Quang ở trạm phẫu thuật nói vết thương của Biếc, chắc chắn không chạm xương, vì nếu chạm gẫy xương thì không thể khiêng cáng được ... Đưa mắt nhìn tôi, anh Đấu nói:

- Em ăn cơm chưa, đi ăn cơm đi rồi ngủ một giấc, vì sáng mai em cũng phải đi rồi!

- Đi đâu anh?

- Trên khu mở đại hội chiến sĩ thi đua và dũng sĩ diệt Mỹ. Tiểu đoàn mình cử năm anh, trong đó có em. Ngày mai phải lên đường rồi, vì chỉ còn có một tuần nữa đại hội khai mạc!

- Đi bao lâu anh?

- Bao lâu anh cũng chưa biết Cầm chắc một tháng nhưng cũng có thể hai tháng. Vì sau khi bầu ra chiến sĩ và dũng sĩ tại khu, những anh nào xuất sắc nhất sẽ đi dự đại hội anh hùng toàn miền Nam lần thứ hai ...

Tôi lo lắng kêu lên:

- Cha cha, đi gì mà đi lâu dữ vậy. Thôi mấy anh làm ơn viết giấy kể rõ tụi em đánh Mỹ ra sao, gửi lên trên cũ chớ gì!

- Em nói giỡn hoài. Các em đi đại hội lần này là rất vẻ vang, như đi đánh giặc. Không phải đi cho riêng mình, mà cho cả tiểu đoàn. Thôi lo thu xếp, sáng mai lên tiểu đoàn nghe mấy ảnh nói chuyện. Chiều mai, em có thể tranh thủ ghé qua thăm Biếc, rồi đi luôn. Nói anh dặn Biếc yên tâm điều trị cho lành vết thương. Nay mai anh sẽ tới thăm nó ...

Trưa hôm sau, ở văn phòng Ban chỉ huy tiểu đoàn ra, tôi thương lượng với anh cán bộ chính trị làm trưởng đoàn chiến sĩ đi dự đại hội cho phép tôi ghé vào quân y thăm Biếc. Anh trưởng đoàn đồng ý, nói họ ra trạm giao liên trước và sẽ đợi tôi ở đó.

Tôi rẽ vào ngõ rừng dẫn tới trạm quân y. Vừa thoáng thấy những mái ni-lông, bụng tôi đã hồi hộp không yên.

Đêm qua tôi chỉ chợp mắt có một chốc. Suốt đêm, tôi lo cho Biếc, và nghĩ hoài về cái chết của Lắm. Trong nhịp võng đưa lắc, tôi cứ nghe tiếng kèn vang xé, và Lắm đứng sau lưng tôi đang đưa tay bụm ruột mà thổi tiếp hồi kèn xung trận. Hình ảnh Lắm trong tư thế đó bắt tôi mường tượng Lắm giống như một vị thần, trong số những vị thần hồi nhỏ tôi ngó thấy đứng sừng sững trong đình làng Phước-lai. Nhưng cái khuôn mặt của Lắm hiện ra với tôi bao giờ cũng là một khuôn mặt có in vết sẹo, vết sẹo để đời vì những cái bánh mì. Còn Biếc, tôi rất lo cho vết thương của Biếc, nhưng cũng rất sung sướng vì Biếc đã không phụ lòng tin cậy của chúng tôi, đã khiêng Lắm tới cùng, lúc bị thương rồi vẫn còn khiêng xác Lắm mà chạy ...

Anh bác sĩ trực nhận ra tôi ngay. Chưa cần hỏi tôi đi đâu, anh chụp tay tôi, nhìn ngó:

- Cậu bắn đại liên trứ danh thiệt. Tụi Mỹ tụi Úc nó chạy mặt cậu rồi đó. Anh em mừng lắm. À kỳ này nghe nói cậu đi dự đại hội anh hùng chiến sĩ gì đó hả?

Ê có đi ráng báo thành tích cho tỉ mỉ rõ ràng nghe. Kinh nghiệm là anh em mình làm thì hay mà báo cáo thì dở.

Cha cha, lần này anh hùng toàn Miền hội ngộ đây. Bà- rịa mình có cậu, coi như vững tâm ...

Tôi sốt ruột:

- Dạ anh làm ơn cho tôi vô thăm cô ... cô thanh niên xung phong bị thương hôm qua đưa vô đấy

- Cô nào, phải cô Biếc không?

- Dà ...

- Có, có cô Biếc nằm ở đây! Và nhìn tôi, anh bác sĩ cười hỏi:

- Sao, cô ta ... là gì, với cậu đó?

- Là em tôi.

- Thiệt chơi? Có gì nói thiệt để tụi tôi phụ lo cho. Cha, cái thời đánh Mỹ nầy thiệt ngon lành quá, trai anh hùng sánh gái thuyền quyên ... Thôi mà, dấu tôi chi cậu, tụi tôi biết ráo trọi rồi mà!

Tôi đỏ rừ từ mặt tới vành tai:

- Anh làm ơn cho tôi vô thăm cô ta một chút, bởi tôi phải đi gấp. - Được được, đi theo tôi?

- Nhắm cô ta có sao không anh?

- Không sao. Tụi tôi đã coi, may mà đạn không trúng xương ... Nhưng máu ra bộn. Đêm qua, chúng tôi đã chuyền máu tươi. Bây giờ thì cô ta đã khá hơn. Nhưng tôi cũng chỉ cho phép cậu gặp cô ta mười lăm phút thôi nghe!

Anh bác sĩ đưa tôi vào một cái nhà lợp ni-lông màu rêu. Trên chiếc giường tre sơ sài, Biếc nằm như đang ngủ. Da mặt Biếc xanh nhợt, nhưng khuôn mặt thì coi bình yên, thanh thản. Nghe tiếng động, Biếc khẽ cựa mình và mở mắt. Trông thấy tôi, Biếc nhoẻn cười, làm như dã biết trước rằng thế nào sáng nay tôi cũng đến.

Nụ cười hồn nhiên của Biếc liền xua tan mọi nỗi lo lắng của tôi. Anh bác sĩ trở ra đến cửa, bỗng day lại nói:

- Hồi nẫy tôi nói chơi thôi, chớ cậu muốn ngồi đây tới lúc nào cũng được. Đó, cậu thấy rõ rồi đó, cô ta có làm sao đâu. Nhứt định cô ta sẽ về đơn vị trước cậu.

- Nè, tôi dặn lại, lên trên đại hội cậu cần báo thành tích cho rành rẽ nghe. Anh em hy vọng ở cậu ...

Anh bác sĩ đi ra rồi, Biếc liền hỏi:

- Anh đi đâu vậy, anh Quyết?

Tôi nói lại cho Biếc nghe. Mặt Biếc chợt bừng sáng, như có nắng dọi. Biếc nằm im, rạng rỡ ngước mắt nhìn lên nóc ni-lông nhảy nhót bóng những cành lá. Không rõ Biếc đang nghĩ gì mà vẻ mặt thì vẫn như đang cười nhưng hai bên khóe mắt chợt chảy lăn xuống hai giọt nước mắt lớn trong veo. Tôi đoán chắc Biếc nhớ lại những ngày đã qua. Thiệt ra chúng tôi cũng không nói chi nhiều, chỉ nói chút ít, và lặng thầm nhớ lại rất nhiều thứ: đau đớn, khổ cực, căm thù, vui sướng. Tất cả hiện dài trên một con đường, khi máu chảy, khi lửa khói mịt mù. ấy là con đường chúng tôi đã đi qua và còn đi tiếp. Con đường có ngày mưa tầm tã, có lúc đông nghịt mặt thù, nhưng rồi con đường sáng trưng hiện lên lớp lớp khuôn mặt đồng đội thương yêu người còn, kẻ mất. Tôi lặng lẽ cầm lấy bàn tay xanh xao vừa mới trút bớt nhiều máu của Biếc, bỗng nhiên nhớ lại một ngày đã xa, nơi chòi trâu bốn bề lộng gió.

Lâu lắm, Biếc mới từ từ rút tay khỏi tay tôi. Biếc chậm rãi với tay tháo chiếc kim băng nơi túi áo mình, lấy ra một cái túi vải dù nhỏ đặt vào tay tôi:

- Anh cầm cái này!

Tôi hỏi:

- Cái gì đây?

Biếc tủm tỉm cười nói:

- Em để dành được năm trăm, anh đem theo đường mà xài!   ( hết chương 35 )
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #96 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2011, 08:41:33 pm »

Cuốn này do tuaans số hóa và viết lời giới thiệu ở đầu ebook!
Vào thời điểm làm xong cuốn này, tuaans không post ở forum này mà post ở trang e-thuvien là bởi có lý do.
Nay lại thấy ở đây!
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #97 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2011, 08:59:01 pm »

                               
CHƯƠNG BA MƯƠI SÁU

Ra đi lần ấy, tôi ngỡ đâu mình đi cao lắm chừng một tháng là về. Không ngờ tôi đi tới bốn tháng mới trở về tới Bà-rịa. Là vì sau khi lên khu, tôi lại lên Miền dự Đại hội anh hùng. Chỉ tính đi đường không cũng đã mất gần hai tháng.

Tôi về tới tổng trạm giao liên tỉnh vào lúc xế chiều.

Trình giấy tờ cho một cô giao liên ở trạm trực xong, tôi tháo bồng ngồi nghỉ. Mới lấy túi thuốc rê ra vấn một điếu hút thì chợt nghe từ phía trong trạm có tiếng chân ai lịch phịch đi ra và cất giọng oang oang:

- Trời đất ơi, anh hùng đã về tới rồi đó hả?

Tôi nghe giọng nói rất quen. Ngước nhìn, tôi thấy một phụ nữ tướng tá vạm vỡ, hối hả đi ra. Người đó mặc bà ba đen, đầu buộc khăn rằn, vừa đi riết tới chỗ tôi vừa tiếp tục nói lớn:

- Ngó kỹ coi có quen không?

Tôi vội vàng liệng điếu thuốc đứng bật dậy, nhảy tới chụp cánh tay to lớn của người đàn bà kêu to:

- Chị Tám!

Người đàn bà đó không phải ai lạ, đó chính là chị Tám Mây có biệt hiệu Bà Chủ Rừng, là người cách đây bảy năm đã gặp tôi bên bìa rừng Hắc-dịch. Bây giờ chị Tám Mây vẫn thế, lại còn có vẻ khỏe mạnh hơn trước.

Chị Tám ngó tôi trân trối, lạ lùng, vì chắc là tôi khác trước quá. Trước tôi là đứa trẻ vừa trốn ra khỏi nhà Bảy Vàng, mò vô tới suối Châu-pha rồi đói sốt trong cái chòi hoang lợp vỏ dền. Trong cơn ác mộng gặp lại Bảy Vàng, tôi co chân đạp hắn nhưng lại trúng vào chị.

Tôi đã làm người giao liên trong trạm chị Tám, rồi ra trận, và hôm nay thành người anh hùng.

Chị Tám Mây có sự hãnh diện đặc biệt về chuyện đó. Chị nắm tay dắt tôi vào tổng trạm, kêu vang:

- Anh chị em mình đâu, mau ra đây đón anh hùng của tỉnh mình vừa vinh quy về tới đây nè!

Thế là mọi người trong tổng trạm đồ xô ra vây kín lấy tôi. Chị Tám Mây giới thiệu:

- Chú Quyết đây trước khi đi bộ đội đã từng đi công tác giao liên ở trạm tôi!

Buổi cơm chiều hôm đó, chị Tám ra lệnh làm gà để đãi tôi. Cơ quan tổng trạm giao liên tỉnh rôm rả hẳn lên. Tôi cũng không ngờ việc tôi vừa được tuyên dương anh hùng đã làm cho mọi người vui mừng và hãnh diện tới cái mức đó. Hình như anh chị em càng thêm đắc ý ở chỗ tôi cũng là dân giao liên cũ. Thấy tôi có mang một khẩu súng ngắn K.54 mới tinh bên hông, chị Tám cười hỏi:

- Bộ chú em mầy được thăng cấp rồi sao mà có cây súng này?

- Dạ không, cây súng này là quà tặng của đại hội đó chị. Em tính đem về tặng lại anh Ba Đấu đại đội trưởng đại đội em!

- Ối bây giờ mấy ảnh thiếu gì súng, đủ thứ hết, toàn là súng bén không. Hơn tháng nay, vũ khí đưa về nườm nượp, mới cáo. À em nhắc tới Ba Đấu, chị báo em hay, Ba Đấu đã được đề bạt thăng lên tiểu đoàn trưởng rồi!

Đoạn chị ghé tai tôi:

- Em về kịp thời lắm, sắp làm ăn lớn, rất lớn. Mỹ đã thất bại bước đầu, mình sẽ dồn sức đánh cho nó bại luôn.

- Chị Tám biết đơn vị của em bây giờ ở đâu không?

Chị Tám cười:

- Tức nhiên là chị phải biết, nhưng mà em nóng máu quá vậy. Được rồi, ăn cơm rồi đi. Chị sẽ không giữ em ở lại đây lâu đâu. Nhưng chị đề nghị em khoan về thẳng đơn vị, vì đơn vị em ở dưới Hắc-dịch. Tối nay, chị sẽ cho người đưa em tới một chỗ chắc em khoái, ở đó chơi rồi mai về đơn vị ...

Tôi thắc mắc:

- Chỗ chị nói đó là chỗ nào?

Chị Tám Mây vẫn chưa nói toạc ra:

- Chỗ đó là một cái kho chứa vũ khí. Kho này nhận hàng từ chỗ chị để chuyển về tiểu đoàn em. Người giữ kho hổm nay cứ ghé lại tổng trạm của chị hỏi thăm em đã về tới chưa ...

Tôi ngớ ra:

- Ai vầy kìa?

- Đố em đoán ra người đó là ai? Ráng đoán thử coi?

Những lời lẽ cùng cái cười của chị Tám Mây đã khiến tôi hơi ngờ ngợ. Không đợi tôi nói ra, chị Tám đã kề miệng nói rỉ vào tai tôi:

- Con nhỏ Biếc của em hiện đang ở cách đây chừng nửa tiếng đi bộ. Nó với mấy đứa nữa đã đến đây chiều nay cất kho, tiếp nhận vũ khí.

Tôi mừng quá, kêu lên:

- Ủa, thiệt hả chị Tám?

- Ai nói chơi với em làm chi. Chuyện giữa em với nó, chị biết ráo trọi rồi ... Bữa nào nó cũng qua đây hỏi em về chưa. Con nhỏ thiệt khôn quá trời, cứ đón đầu tổng trạm mà hỏi, là vì nó biết chắc thế nào em có về cũng đi qua đây. Nó sốt ruột dữ, nói em đi đã bốn tháng rồi mà sao chưa về tới.

Tôi hỏi:

- Hôm em đi, Biếc nó bị thương nằm quân y.

Chị Tám nói:

- Nó lành lâu rồi, ra quân y mấy tháng nay. Hổm rày tụi nó đã làm xong nhiệm vụ tiếp nhận và vận chuyển hàng, nay mai tụi nó cũng đi về ... Vậy cơm nước xong, chị cho người dắt em tới đó. Đồng ý chớ?

Tôi gật đầu. Trong bữa cơm, chị Tám Mây kể:

- Hôm trước chị đi công tác có ghé qua sóc Chùm đuông, ông Xà, ông Cổ vẫn mạnh. Ông Xà năm nay đã một trăm mười tuổi. Trên đường về đơn vị, em nên ghé sóc chơi. Sóc Chùm-đuông bị Mỹ liệng bom mấy lượt nhưng bà con vẫn vững. Phải nói vừa rồi bà con Châu-ro ở Chùm-đuông và mấy sóc kế đó đã góp phần công sức rất lớn trong đợt tải vũ khí cho bộ đội. Già trẻ bé lớn gì cũng đi hết, ông Xà, ông Cổ cũng đi ...

- Hai ông già có còn nhớ em không?

- Nhớ chớ sao không, Chị có nói chuyện về em, nói em đánh Mỹ giỏi và đã thành anh hùng. Hai ông già mừng lắm, dặn hễ gặp em thì nhắn em ghé chơi, hai ông sẽ đãi rượu.

Tôi hỏi:

- Chị Tám có ngó thấy cây ná bắn voi của ông Xà còn đó không?

- Còn, cây ná đó vẫn còn!

Cơm nước xong, một cô giao liên của chị Tám Mây dắt tôi sang chỗ Biếc. Trời đã chạng vạng vừa đi theo ánh đèn pin của cô giao liên vừa nghĩ ngợi sắp đặt chọn tặng cho Biếc một món quà trong số những quà đại hội đã tặng tôi. Những món quà ấy gồm có một khẩu súng ngắn K.54, một đài thu thanh bán dẫn kiểu Nhật, một cái đồng hồ và một chiếc võng đôi. Tôi định bụng sẽ tặng lại anh Ba Đấu khẩu súng hoặc cái đồng hồ, tặng Biếc chiếc võng, còn cái đài sẽ để cho khẩu đội nghe chung. Cô giao liên dắt tôi rẽ vào một đường mòn hơi khó đi, hai bên cây ve ra rậm rạp. Lát sau, tôi ngó thấy có ánh đèn le lói. Cô giao liên vượt lên trước, nhảy qua mấy lượt chiến hào, rồi đưa tôi vào trước một gian nhà mà vách ken lại bằng những thân cây rừng lột vỏ, chôn sâu chân xuống đất. Trong nhà có tiếng chuyện trò, tiếng ai đó đang rang đậu phộng. Cô giao liên tinh nghịch đẩy tôi nép qua bên cửa rồi lên tiếng gọi. Một cô chạy ra. Đó chính là Biếc. Nhưng Biếc chưa ngó thấy tôi. Cô giao liên nói với Biếc:

- Có anh khách nè!

Và cô ta kéo tôi ra. Biếc ngó tôi chưng hửng, rồi quýnh kêu lên:

- Anh Quyết, anh Quyết về rồi mấy đứa bây ơi!

Cả đám con gái thanh niên xung phong gồm bốn năm cô liền xô ra kéo tôi vào. Tôi không trả lời kịp câu hỏi của các cô. Tôi bảo các cô nấu nước và soạn bồng lấy trà, kẹo Hà-nội ra đãi. Trà và kẹo ấy là của hậu phương lớn Miền Bắc gởi đến đại hội, tôi để dành đem về. Tội nghiệp, mấy đứa con gái không đứa nào dám ăn, đều chia phần đem cất cả. Tôi kể cho các cô nghe con đường đi tới đại hội, rồi hôm lên báo cáo thành tích tôi run như thế nào. Tôi bảo tuy tôi cũng có ghi ra giấy tờ nhưng lên diễn đàn tôi chỉ cầm tờ giấy cho có lệ chớ tôi nói toàn tuồng bụng. Sự thiệt là nhờ tôi nhớ hết từng trận đánh, nên ban đầu thì run chớ về sau tôi bình tĩnh thuật lại rất đầy đủ, những chi tiết giáp chiến với Mỹ, những chi tiết về anh em trong khẩu đội tôi, đặc biệt là về cái chết của Khởi, Cần, Lắm. Khi tôi kể lại cái chết của Lắm, kể lại tư thế anh hùng và hồi kèn cuối cùng của Lắm, cả đại hội đều bừng bừng xúc động.
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #98 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2011, 09:01:52 pm »

                                     Tiếp theo :

Chúng tôi trò chuyện tới khuya. Ngồi giữa cái kho giờ chỉ còn lại vài khẩu súng kiểu rất lạ, tôi hỏi Biếc súng gì. Biếc lôi ra một khẩu có bánh xe bảo tôi đấy là đại liên Liên-xô. Tôi ngồi thụp xuống coi khẩu súng.

Biếc nói:

- Hôm trước, mấy anh cán bộ quân khí ghé đây có dạy cho tụi em cách tháo ráp, cách bắn. Dễ lắm anh à, để em chỉ sơ qua là anh biết ngay

- Ừ, chỉ cho anh coi!

Biếc hất tóc, chụp khẩu đại liên tháo tung ra, lắp lại, nạp đạn giây vào rồi nhanh nhẹn nhoài người ngắm bắn. Đợi Biếc thao tác xong, tôi tới vơ lấy khẩu súng ngắm nghía xem xét, tháo ra và lắp lại cũng được y hệt như Biếc. Tôi hỏi:

- Khẩu này bắn tốt không?

Biếc đáp:

- Nghe mấy anh nói nó bắn mạnh hơn đại liên Mỹ.

Được cái nó bắn cùng loại đạn với súng AK nên rất tiện!

- Để mai anh bắn thử coi?

- Không được, khu vực này cấm nổ súng. Vả lại, ở đây có tình hình không. tốt.

- Tình hình gì mà không tốt?

- Mới có một thằng ở đây nhảy theo giặc. Thằng này tên là thằng Mẹo huyện đội phó. Nó biết rành khu này và việc chuyển vận vũ khí. Cái kho này đã chuyển hàng xong, sáng mai anh nên đi luôn với tụi em về đơn vị.

Tôi cười:

- Không đi thì ở lại giữ cái kho trống này à?

Tôi hậm hực quay trở lại chuyện thằng Mẹo:

- Tới nước này rồi mà cũng còn có thằng nhảy. Kể ra bây giờ nó nhảy theo giặc thì cũng như nhảy vô rọ, sớm muộn gì mình cũng dở rọ trói đầu mấy thằng đó!

Nhưng nghe việc này, tự nhiên tôi đâm cảnh gịác, hỏi thêm:

- Thằng Mẹo thằng Mẽo gì đó theo địch cách đây bao lâu?

- Theo thông báo thì chỉ mới có hai hôm.

- Nó mới nhảy một tiếng cũng phải coi chừng chớ đừng nói hai bữa. Theo lẽ là nên rời khỏi chỗ này liền!

Biếc phân trần:

- Kẹt cho mình là phải chuyển đi một khối lượng đạn rất lớn. Tới trưa nay mới xong đó anh!

- Thôi đi ngủ đi, mai rời chỗ này cho sớm!

Biếc và các cô lần lượt lên võng ngủ. Tôi cũng mắc võng nằm. Nhưng tôi chưa ngủ ngay được. Dường như có linh tính, hay đúng hơn là tinh thần cảnh giác thường trực của những năm ở đơn vị đã buộc tôi cứ nghĩ tới tên huyện đội phó phản bội mà Biếc vừa kể. Ngả mình trên võng, tôi nhìn đồng hồ thấy kim đã chỉ gần một giờ khuya. Tôi nghĩ bụng: "Chỉ còn có mấy tiếng đồng hồ nữa là sáng, tốt nhất mình sẽ gác!". Quyết định như thế rồi, tôi liền vấn thuốc hút, hầu như hết điếu này tới điếu khác. Vào lúc ba giờ rưỡi sáng, bỗng nhiên tôi nghe có tiếng lào thào rất khẽ ngoài rừng. Thoạt tiên, tôi ngỡ là tiếng gió khua lá. Để xác minh cho chắc, tôi ngồi dậy, nghe ngóng. Tiếng lào thào chợt im bặt. Nhưng lát sau tiếng đó lại nổi lên. Nghe là tiếng người nói, chớ không phải tiếng gió. Lập tức, tôi liền mò đến nắm đầu giây võng của Biếc và các cô kia mà lắc mạnh. Biết có động, tất cả đều nhảy xuống võng. Tôi nói khẽ:

- Có địch, theo tôi ra chiến hào!

Trong bóng đêm mờ mờ, tôi nắm cò cây đại liên Liên-xô lôi ra khỏi nhà. Không chần chờ, Biếc quơ vội ba bốn giây đạn vắt lên vai, bò theo tôi. Những giây đạn nằm thõng thượt trên vai Biếc giống như những con trăn. Mấy cô kia đều chụp mấy khẩu AK bò ra theo.

Tôi nhanh chóng đặt khẩu đại liên lên bờ chiến hào, chĩa nòng xoay thử các hướng. Đây là khẩu súng tôi chưa hề bắn, nhưng trong tình huống này tôi phải bắn. Sau lưng tôi là Biếc, đang sẵn sàng với những giây đạn quấn đầy người.

Quân địch đã bắt đầu tiếp cận. Trong đêm hãy còn tối, nghe rõ tiếng chân giầy của chúng gượng dẫm lạt sạt trên lá khô. Và một thứ mùi phất tới mà tôi đã từng ngửi thấy nhiều lần. ấy là mùi lính Mỹ, một thứ mùi pha trộn hỗn tạp giữa áo quần, mồ hôi, xà-bông và hơi thuốc lá thơm. Tôi không thể nào nhầm lẫn cái mùi đó.

Nhờ vậy, tôi xác định một cách chắc chắn, những tên giặc đang bò tới chính là bọn biệt kích Mỹ. Bọn này tôi đã gặp nhưng không lần nào gặp chúng đi quá một trung đội. Tôi lại cầm điếu nữa, thế nào cũng có tên Mẹo dẫn đường. Tên phản bội này dĩ nhiên sẽ đi trước. Do đó, tôi cần cố gắng bắn chết nó trước. Mất tên này, bọn Mỹ sẽ quờ quạng ngay.

Bọn chúng đang nhích tới từng bước. Nhưng dù chúng cố trườn bò thiệt êm cũng không thể nào tránh gây nên tiếng động. Những chiếc lá khô bị dẫm lên rào rạo, những cành khô khẽ gãy rắc rắc. Đêm tối có sự yên tĩnh rất khắc nghiệt, nó dễ làm nổi bật mọi tiếng động, dù là một tiếng động nhỏ.

Bọn địch đến rất sát. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy chúng sắp nổ súng. Có kẻ bội phản dẫn đường, lại nắm biết trong kho chỉ có mấy cô gái thì chúng dám không cần nổ súng, chỉ cần vây chặt và bắt sống các cô mà thôi. Nhưng tình huống không cho phép tôi để cho chúng tiếp cận gần hơn nữa. Khi tôi nhận ra bóng chúng lom khom, mờ mờ xuất hiện cách chiến hào chùng chục mét thì tôi nổ súng. Khẩu đại liên Liên-xô nổ thiệt giòn khiến tôi yên tâm ngay. Mấy cô đứng rải dưới chiến hào cũng bắn xả vào địch. Sự đón tiếp bất ngờ nầy lập tức làm cho toán biệt kích Mỹ rối loạn, hoảng hốt. Chúng nhốn nháo bò lùi trở lại. Và bây giờ có cấm chúng cũng la ré lên bằng tiếng Mỹ. Nhân lúc chúng chưa kịp lại hồn, tôi bắn thiệt rát. Bọn biệt kích bắn trả lại vài loạt AR15 rồi tức khắc tháo trở ra. Có lẽ chúng cho rằng chúng đã bị gài bẫy. Lúc bọn Mỹ vừa rút khỏi thì chị Tám Mây cùng hai chục tay súng từ bên tổng trạm chạy qua tới.

Trong buổi rừng hé sáng, chúng tôi rời khỏi nhà kho, đi ngang qua xác sáu tên biệt kích Mỹ nằm chết cùng với tên phản bội nằm úp mặt xuống đất. Tôi đưa chân đá lật mặt tên nầy lên và hỏi chị Tám Mây:

- Có đúng là thằng Mẹo không chị?

Chị Tám gật đầu:

- Thì nó chớ ai!

Tôi nói:

- Thằng nầy đền tội lẹ quá, chắc chỉ kịp ăn được vài bữa bơ thừa sữa cặn!

Sau đó, chúng tôi theo chị Tám về tổng trạm. Tới trưa tôi và Biếc đi Hắc-dịch. Còn mấy cô gái kia thì tranh thủ lại xã nhà rồi sẽ về đơn vị sau.

Con đường từ chỗ chị Tám Mây đi về Hắc-dịch có một chặng đường mà bảy năm trước tôi đã đi qua, hồi tôi rời Xà-bang. Sở dĩ tôi nhận ra được c đường đó là vì tôi ngó thấy rừng cặp bên đường có nhiều sợi giây chìu lớn bằng cổ tay mà tôi đã từng tạt vào chặt giây để lấy nước uống. Rồi tiếp đến là những cánh rừng chồi cũng chói chang ánh nắng như xưa. Bây giờ song đôi cùng đi với Biếc, tôi lại càng bồi hồi nhớ rõ bóng mình đi ngày đó, thiệt đơn độc làm sao. Ngày đó tôi đi như chạy, chỉ sợ Bảy Vàng đuổi theo, cố mà đi cho mau khỏi Xà bang, giữa lúc bụng thì đói mà cổ thì khát bỏng.

Tôi rưng rưng xúc động nói với Biếc rằng đây là con đường tôi đã đi tìm bộ đội, đi một mình với niềm hy vọng bùng cháy.

Tới chiều, hai chúng tôi đi qua những cánh rừng chồi nối tiếp dai dẳng. Cũng y như lần trước, trong ánh lửa chiều đỏ rực, rừng Hắc-dịch sừng sững giăng ngay trước mặt chúng tôi như bức trường thành xanh thẳm.

ở nơi cách rừng cháy ngày nọ tôi phải chạy dẫm lên than lửa để vượt qua giờ đây không còn cháy nữa. Bên trên đất rừng cháy đen, đã mọc lên một khu rừng chồi mới, nhưng khu rừng chồi đó bị bom B.52 đánh ác liệt.

Những thân cây non trẻ đứng bên các miệng hố bom đìa trông dãì dầu, tơi tả.
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #99 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2011, 09:13:07 pm »

                                 Tiếp theo :

Tôi và Biếc đến bờ con suối Châu-pha vào lúc ngày tắt, chỉ vừa kịp nhìn thấy dòng suối loang loáng cuộn chảy rồi chỉ còn nghe tiếng suối khẽ reo, bởi đêm đã tràn xuống. Để Biếc khói bị ướt, tôi bắt Biếc lên lưng, cõng Biếc đi qua suối. Nhờ cặp chân cao, tôi đi qua suối mà không bị ướt quá gối. Trên vai tôi Biếc cười khúc khích như trẻ thơ mà nói rằng lần nào hành quân qua suối nầy Biếc cũng phải chịu ướt mà Biếc thì chỉ mong sao ba lô quần áo cái nào cũng được khô ráo lúc hành quân. Tôi bảo nếu như vậy thì khi nào hành quân qua đây Biếc cử gọi chuyền, tôi sẽ tới cõng cho. Biếc la lên: "Làm như vậy thì chắc chết quá!" rồi cười ngất.

Chúng tôi dừng lại bên bờ suối, lấy đèn "Pin", và đi lên dốc suối kiếm con đường rẽ về sóc Chùm-đuông.

Chẳng bao lâu, tôi đã bắt đầu nhận ra những đồi cỏ trúc. Trong buổi đầu đêm, những trái đồi thoai thoải nối tiếp nhau như những cồn sóng. Qua sương mờ giăng, chợt tôi nghe vẳng tới tiếng đờn chình-kha-la. Tiếng của cây đờn tre ấy thánh thót lan qua các triền đồi. Bản đờn nghe triền miên không dứt, tợ tiếng suối reo, lúc như gần lúc lại như xa, lúc tưởng người chơi đã ngừng chơi, nhưng rồi lại chới với cất lên. Kia rồi sóc Chùm- đuông đã ló dạng dưới lũng trảng, với những ánh lửa bập bùng nhảy nhót như nhịp t tiếng đờn cất lên từ đó. Biếc nắm tay tôi, cùng tôi men theo triền đồi mà đi xuống lũng. Chợt ở trên đầu hai chúng tôi như có cơn gió dậy. Trong thế đi nghiêng nghiêng, chúng tôi ngước nhìn lên, thấy một bầy chim hồng-hoàng mấy mươi con đang vỗ những đôi cánh lớn ào ào bay ngang qua lũng. Những con chim to ấy không nhìn thấy tôi và Biếc đứng sát dưới cánh chúng, vì chúng bay mải miết dường như còn phải đi nhiều dặm đường xa.

Bây giờ tôi đã ngửi thấy mùi khói, mùi phân bò quen thuộc. Vẫn hệt như cái đêm tôi theo chị Tám Mây ghé sóc, giờ tôi cũng cảm như ngó thấy những con bò dưới các sàn nhà đang thong thả nhai cỏ, mặc dù tôi không hề thấy chúng, nhưng vì trong đêm tối tôi ngửi thấy rõ ràng mùi cỏ tươi bị răng chúng vầu nghiến. Nhờ ánh lửa ở các đống un bò cháy chờn vờn, tôi nhận ra có nhiều nhà sàn bị cháy trụi chỉ còn lại những thân cột đen sì và trên nền nhà rải rác nhiều mảnh chum sành bể vụn. Máy bay giặc Mỹ bắn phá không chừa cái sóc Châu-ro ở miệt rừng hẻo lánh này. Nhưng sóc vẫn còn, có vẻ đông đúc hơn trước là khác.

Chúng tôi lần theo ánh lửa dưới các sàn nhà để tìm tới nhà ông Xà ông Cổ. Do lâu ngày và cảnh vật đổi thay, tôi không tìm ra được. May sao gặp mấy anh du kích Châu-ro đi tuần, tôi xưng là bộ đội giải phóng từ chỗ chị Tám Mây muốn tới nhà ông Xà. Mấy anh du kích Châu-ro rối rít dẫn chúng tôi đi. Càng đi, tôi càng nghe tiếng đờn tới gần. Cho đến lúc mấy anh Châu- ro đưa chúng tôi tới dưới chân ngôi nhà sàn mà họ bảo là nhà ông Xà thì ra chính tiếng đờn phát ra từ đó.

Thì ra, từ nãy giờ tiếng đờn bay tới đồi cỏ trúc chính là tiếng đờn của ông Cổ.

Khi tôi và Biếc bước lên sàn nhà thì bên bếp lửa rực hồng, ông Cổ hãy còn ngồi bật giây đờn trên thân cây đờn tre vàng óng khoét đầy những lỗ. Ngồi đối mặt với ông Cổ là ông Xà. Ông già trên trăm tuổi ấy đang rót mật ong vàng quện từ những ống tre vào một cái chum lớn. Cả hai ông già đều dừng lại. Tiếng đờn buông ngân lơ lửng và dòng mật óng ánh kia cũng thôi rỏ giọt. Hai ông ngó sững tôi và Biếc, chưa nhận ra ai. Tôi cởi bồng đặt xuống sàn, bước nhanh về phía hai ông mà nói:

- Hai ông quên cháu rồi à, cháu là thằng Quyết đây!

Ông Cổ không ngờ là tôi, là người chiến sĩ giải phóng cao lớn như vậy. Ông ngạc nhiên trố mắt nhìn tôi, đôi bàn tay run run sờ bấu lên cây đờn tre. Rồi ông từ từ đứng lên, dạng chân bước tới. Bước chân ông Cổ đi chẩm rẩm như trẻ nhỏ, và ông ôm lấy tôi mà khóc cái tiếng khóc sung sướng. Chỉ có ông Xà là cười. Vẫn còn cầm hai cái ống tr đựng mật, ông Xà cười không ra tiếng. Cặp mắt ông sáng rực, bờm râu bạc của ông rung lên. Trong cái cười của ông Xà có ẩn sự đắc chí, hể hả.

Hẳn ông đã biết rõ chuyện về tôi rồi. Chắc ông đã nhớ ra tôi, thằng bé đã ghé đây hồi bảy mùa rẫy trước, thằng bé nằm sốt trên sàn nhà này, được ông cho ăn thứ cháo nếp trộn mật và ngải.

Hai ông già Châu-ro hết sức vui mừng. Khi biết chúng tôi chỉ ăn cơm vắt từ trưa, hai ông liền vo gạo nếp nấu xôi và nướng thịt.

Ông Xà kéo dụm những cây gỗ dài lại cho bếp lửa giữa sàn cháy to hơn. Than ở đầu những cây gỗ rơi xuống, đỏ hực. Ông Cổ lấy thịt nai khô từ trong chum, đem ra xiên đầy bốn cây xiên rồi đặt lên bếp. Lát sau mùi thịt nai khô ướp sả ớt bốc dậy thơm ngát. Đang đói bụng, tôi khoan khoái thở hít lấy cái mùi hấp dẫn đó.

Ông Cổ già hơn xưa nhưng có vẻ khỏe hơn xưa, cứ ngồi ngắm tôi và Biếc mà cười. Bữa cơm hai đứa tôi ăn gồm có thịt nai nướng, lá bép nấu rục, và một ống mật mà ông Xà nói để lâu tới năm mùa rẫy. Thứ mật lâu năm này quện đặc sệt, bày ra với một cái dầm tre dùng để phết lên cơm nếp ăn vào cuối bữa. Ông Xà còn lôi ra từ góc sàn một hũ rượu cắm một cần trúc có nhiều mắt, cong vút. Ông bảo tôi uống rượu, rồi ông với ông Cổ cũng uống, vì: "Đêm nay vui, tụi tao được uống rượu với thằng bộ đội đánh Mỹ nhiều!".

Lửa nhảy nhót trên sàn nhà, thỉnh thoảng lại reo lên khe khẽ. Thân gỗ lõi tiếp tục rơi vạc, đỏ rực. Khuôn mặt của Biếc rạng hồng ánh lửa. Đang đói, chúng tôi ăn ngon miệng lạ lùng. Hai đứa tôi ngó nhau cười tủm tỉm thích thú, vì bữa ăn trong ngôi nhà sàn vừa ngon lại vừa ấm nhờ cơm nóng thịt nóng, chút rượu nồng, nhờ ngọt đậm gắt của mật lưu niên, nhờ ánh lửa hồng và bao trùm lên tất cả các thứ đó là sự chúng tôi ngồi ở bên nhau, dưới ánh mắt vui vẻ, chất phác của hai ông già. Một nỗi mệt nhọc do trận đánh địch hồi gần sáng cùng với suốt ngày đi đường bỗng tan biến. Tôi thấy khỏe khoắn, hồi sức giữa ngôi nhà sàn này. Đêm đó chúng tôi không mắc võng mà nằm ngủ trên sàn tre lên nước bóng nhẫy, đầu trở ra ngoài chân đặt vào phía lửa ấm. Đêm đó, hai đứa tôi ngủ say nhứt, yên lành nhứt, giấc ngủ không có bọn Mỹ đột kích. Lúc gà trong sóc Chùm-đuông gáy rõ, chúng tôi choàng dậy thì thấy ông Xà ông Cổ đã dậy từ lúc nào. Ổng Xà đang ngồi bên bếp, đốt mấy ống tre non xanh rờn trong đó có gạo nếp và thịt gà. Còn ông Cổ thì đang bịt nút một ống tre già chứa mật ong. Đó là những món ăn đường có thể nói là tốt nhất mà hai ông già sửa soạn cho hai đứa tôi đem the

Trước khi lên đường về tiểu đoàn, tôi đứng lại dưới sàn nhà ngắm coi cây ná lớn bắn voi của ông Xà. Cây ná này vẫn đặt y chỗ cũ, dưới gậm sàn. Gỗ trắc thân ná lên nước đen bóng. Chừng như càng trải thêm nhiều năm tháng, cây ná càng thêm chắc khỏe, lực lưỡng. Thấy tôi cứ đứng nhìn cây ná, ông Xà vỗ hai bàn tay to bè của ông lên vai tôi, cất tiếng sang sảng:

- Thằng Quyết mầy bắn chết nhiều Mỹ được làm anh hùng, chắc bây giờ lên cây ná này được đó!

Ông Cổ cũng nói:

- Bây giờ nó cao lớn mạnh mẽ, chắc nó đủ sức lên cây ná thiệt đó!

Tôi cười, nín im. Tôi đưa mắt nhìn Biếc, như ướm hỏi. Biếc cũng chỉ cười, không nói chi cả. Lại có thêm nhiều người trong sóc kiếm coi mặt tôi, cũng hô hào tôi lên thử cây ná. Họ đưa ra một lý lẽ hết sức đơn giản rằng tôi đánh giết Mỹ chết đầy đồng thì tức nhiên lên nổi cây ná đó. Nhất là mấy anh du kích Châu-ro thúc dục tôi dữ quá. Thiệt tình tôi cũng rất muốn lên thử cây ná, nhưng còn cân nhắc. Tuy lượng sức mình có thề lên nổi nhưng tôi không khỏi hồi hộp, phập phồng, vì cây ná quá lớn. Muốn giương được nó để đẩy mũi tên đúng mức cần phải có đủ sức, nếu không mũi tên sẽ tuột khỏi tầm tay mà bản thân người giương sẽ không sao cưỡng nổi.

Ngay giữa lúc tôi còn đang do dự thì Biếc ghé vào tai tôi hỏi:

- Anh Quyết đã biết cách lên cây ná chưa?

Tôi khẽ đáp:

- Anh có coi kỹ ông Xà lên một lần rồi?

- Anh còn nhớ rõ chớ?

- Nhớ.

- Vậy cứ việc lên thử đi anh!

Lời của Biếc là một lời cổ võ có tính cách quyết định.

Không lưỡng lự nữa, tôi day qua nói cùng ông Xà:

- Ô cháu lên thử nghen!

Tức thời ông Xà hồ hởi đi vào gầm sàn, lịch kịch đưa cây ná xuống. Tôi xắn tay áo, bước ra sân. Ông Xà khoác ống tên lên vai tôi và trao cây ná. Trong cái ống tên dài cả sải tay chỉ có một cây tên cũng bằng gỗ trắc đen mun.

Bà con, anh em du kích Châu-ro chừng chục người đứng vòng quanh, chờ đợi. Biếc đưa mắt thìn tôi khuyến khích.

Không để lâu tôi lập tức khom người quỳ gối chân trái xuống. Trong lúc khom xuống đó, tôi đã với tay phải rút phắt mũi tên và cũng với khuỷu tay của cánh tay ấy, tôi từ từ giương ná. Tuy đã hơn bảy năm trôi qua, nhưng tôi nhớ rõ từng động tác của ông Xà, nên lập lại không chệch chút nào. Tôi giương cánh ná mạnh lên, mạnh lên mãi. Cuối cùng, tranh thủ vừa lúc giây ná đã giương tới tầm, tôi mau lẹ cài tên. Nghe đánh rắc một tiếng. Mũi tên đã được cài xong. Bà con chung quanh thở phào, vỗ tay reo hò vang cả sân. Em Biếc cũng mừng quá, cũng vỗ tay kịch liệt hoan hô tôi.

Ông Xà lụi đụi chạy tới, dang rộng tay ôm lấy tôi.

Ông cười kha kha:

- Thấy chưa, mấy đứa ở trong sóc thấy chưa? Tao đã nói rồi mà, hễ đứa nào đánh chết được nhiều thằng giặc Mỹ như anh bộ đội đây thì lên được cây ná của tao thôi mà!

Một anh đu kích Châu-ro tóc tai xồm xoàm vụt đưa hai bàn tay lên miệng ráng sức gọi lớn:

- Bà con ơi ... Anh bộ đội giải phóng lên được cây ná của ông Xà rồi!

Anh du kích gọi tới ba lần, như thể anh đang phát loa truyền đi cái tin mới mẻ đó, cho cả sóc Chùm-đuông được biết. Tiếng gọi lan đi cùng lúc với tiếng chim rừng đã líu lo khúc hát đầu ngày, tiếng vo vo lớn dần của một bầy ong bay qua. Tôi và em Biếc thân yêu của tôi từ biệt ông Xà ông Cổ, từ biệt bà con lên dường, đi ra phía lũng trảng đứng sững những cây dầu đen cháy mà bây giờ bình minh đã nhuốm đỏ những mảng trời.

12/1973. A Đ
 Linh truyện :
   http://www.e-thuvien.com/forums/showthread.php?t=33447
   http://vietmessenger.com/books/?title=dduaconcuadat 
                                                 Hết                                 
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Năm, 2011, 09:24:58 pm gửi bởi vmt » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM