Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 02:46:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày truyền thống của QC Hải quân với hai trận đầu đối hải-đối không  (Đọc 65043 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #10 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2007, 03:47:44 pm »

Cám ơn các tư liệu của Tunguska đã làm phong phú thêm trận 2/8/1964 của HQNDVN.
Tiếp trận 05/08/1964.
Viên phi công Mỹ bị bắn rơi đầu tiên ở miền Bắc
Nguồn: Báo CCB ngày 04/08/2004

Vào một ngày đầu xuân năm 1993, một người đàn ông ngoại quốc chừng 60 tuổi, nước da ngăm tìm đến Bảo tàng Quân đội. Với vẻ mặt đăm chiêu, ông lướt nhanh qua các phòng trưng bày về cuộc kháng chiến chống Pháp. Khi tới phòng trưng bày về cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ đối với miền Bắc Việt Nam, người ta thấy ông đứng sững lại trước bức ảnh đen trắng được phóng rất to.
Trong ảnh là một viên phi công mặc đồ bay tuổi khoảng 25-26 đang bị áp giải. Mặt cúi gằm, ánh mắt hoảng hốt, gương mặt viên phi công còn vẻ bàng hoàng như chưa tin vào những gì đang diễn ra trước mắt. Phía dưới bức ảnh là những đồ dùng cá nhân, trang bị của phi công chiến đấu như kính, gương phản chiếu, mũ bay, găng tay... Ngay bên cạnh là chềnh ềnh một mảnh xác chiếc máy bay A-4, Skyhawk (con ó nhà trời) của Mỹ.
Người đàn ông cứ bần thần, nhìn không chớp mắt những bức ảnh và hiện vật. Ông không biết ở phía sau, một cán bộ thuyết minh trong bảo tàng cũng đang lặng lẽ quan sát ông. Người cán bộ nhẹ nhàng đến gần hỏi: "Xin lỗi, ông có phải là Everett Alvarez, người phi công trong tấm ảnh này?". Bị bất ngờ, vị khách luống cuống trả lời: "Yes, it's me" (Vâng chính là tôi)...
Người đàn ông đó đúng là  Everett Alvarez - viên phi công Mỹ đầu tiên bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc Việt Nam, là vị khách không mời đầu tiên, cũng là người có thâm niên "mặc áo ngủ" (áo sọc tù nhân) cao nhất trong số các tù binh Mỹ ở Việt Nam. Tính từ ngày 5/8/1964 đến ngày 12/2/1973 - ngày được Chính phủ Việt Nam trao trả cho Chính phủ Mỹ, Everett Alvarez đã ở trong Hoả Lò, còn được gọi là "khách sạn Hilton" Hà Nội hơn 8 năm rưỡi trời...
Hai mươi năm sau khi được trao trả về Mỹ, ông quay trở lại Việt Nam với tư cách một nhà kinh doanh, tìm hiểu thị trường, tham gia trong đoàn làm phim "Tết hoà giải". Trong chương trình làm việc khá bận rộn của mình tại Hà Nội, ông không quên dành một khoảng thời gian để đến Bảo tàng Quân đội, những mong thấy lại một vài dấu vết về những ký ức không thể quên. Và rồi, những tấm ảnh, hiện vật trong Bảo tàng làm lại một lần nữa làm ông bàng hoàng...
Đêm 31/7, rạng sáng 1/8/1964, tàu khu trục Maddox thuộc biên đội xung kích 77, hạm đội 7 của Mỹ xuất hiện cách bờ biển miền Bắc Việt Nam 8 dặm. Tàu Maddox được coi là tai, mắt của Bộ Tư lệnh quân  Mỹ ở Thái Bình Dương. Cũng vào rạng sáng hôm đó, một số tàu biệt kích của chế độ Sài Gòn xâm phạm vùng biển Thanh Hoá miền Bắc, tiến hành bắn phá ác liệt vào đảo Hòn Mê và Hòn Miêu. Máy bay T-28 của Mỹ ném bom xuống đồn biên phòng Nậm Cắn và Noọng Dẻ thuộc miền tây tỉnh Nghệ An. Ngày 2/8/1964, tàu khu trục Maddox khi tiến sâu vào vùng biển miền Bắc Việt Nam, gần đảo Hòn Mê và cửa Lạch Trường (tỉnh Thanh Hoá ) đã bị Đoàn 135 Hải quân nhân dân Việt Nam đánh đuổi. Tuy nhiên, phía nhà cầm quyền Mỹ lại cho rằng, tàu chiến của Việt Nam dân chủ cộng hoà khiêu khích tàu khu trục Maddox và tàu Turnejoy ngoài vùng biển quốc tế. Đó chính là "Sự kiện vịnh Bắc Bộ" được cả thế giới biết đến.
Tại Washington, Hội đồng An ninh Mỹ nhóm họp, thông qua kế hoạch Pierce Arrow (Mũi tên xuyên) với nội dung thực hiện đòn trả đũa Bắc Việt Nam bằng một cuộc tiến công đường không vào các mục tiêu được lựa chọn sẵn. Chiến dịch được ấn định vào lúc 10h30 phút ngày 5/8/1964. Mỹ chính thức mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân quy mô lớn và vô cùng tàn bạo đối với miền Bắc Việt Nam. Trong cuộc công kích đầu tiên, 64 máy bay của Hải quân Mỹ tiến hành bắn phá nhiều đợt xuống vùng phụ cận Vinh- Bến Thuỷ (Nghệ An), vùng phụ cận thị xã Hòn Gai (Quảng Ninh), cửa Lạch Trường (Thanh Hoá) và cửa Gianh (Quảng Bình).
 
Chiếc máy bay của trung uý Everett Alvarez cùng 7 chiếc khác cất cánh từ tàu sân bay Constellation được lệnh đến bắn phá căn cứ Hải quân Việt Nam tại Bãi Cháy, thị xã Hòn Gai.  Alvarez tham gia đợt công kích thứ 3. Cũng như hầu hết các phi công Mỹ tham gia trận này, lúc đầu Everett Alvarez cảm thấy rất tự tin vì cấp trên nhiều lần nói rằng hệ thống phòng không của Bắc Việt chỉ gồm các loại pháo có từ chiến tranh thế giới lần thứ hai, không thể sánh với những chiếc máy bay siêu hiện đại của Hoa Kỳ.
Nhưng chỉ ít phút sau khi bay vào vùng trời Hòn Gai, Alvarez đã không còn tự tin nữa. Đằng trước, đằng sau, phía trên, phía dưới, khắp nơi,  Everett Alvarez đều nhìn thấy tia lửa sáng rực phóng lên nhằng nhịt. Viên phi công bèn bay lên độ cao 3.000m, chọn góc 30 độ bổ nhào xuống, phóng rốc két rồi định bay về phía Hà Tu để kịp thoát thân. Nhưng chỉ sau đó vài giây, Everett Alvarez bỗng thấy khói đen xộc vào mũi đến ngạt thở. Một ý nghĩ thoáng qua về cái chết của chàng trai 26 tuổi mới cưới vợ được 6 tháng làm anh thấy lạnh dọc sống lưng.
Phải tìm lấy đường sống. Everett Alvarez cố trấn tĩnh, bỏ cần lái, gạt chiếc hãm màu đỏ, chiếc ghế ngồi hất tung ra khỏi cabin, trong khi "con chim ó nhà trời" như một phoi lửa quằn quại trong đám khói đen kịt, lao nhanh xuống biển.
Chiếc dù trắng bật ra, bay dần về phía xa rồi biến mất sau những dãy núi đá trên vịnh Hạ Long. Chưa kịp hoàn hồn để gọi máy bay cấp cứu, vừa ngoi khỏi mặt nước, Everett Alvarez đã thấy trước mặt một tốp thuyền đánh cá với những người súng tay cầm súng, từ sau những hòn núi lao vút ra quây chặt.
Ba tiếng súng nổ ròn vang, âm thanh đập mạnh vào núi đá nghe chát chúa làm anh ta giật nảy người, vội giơ tay lên trời xin hàng, mặc cho chiếc phao cao su màu da cam tròng trành. Một cụ già với gương mặt hiền hậu có chòm râu bạc kéo Everett Alvarez lên sạp thuyền.
Nghĩ lại, Everett Alvarez vẫn thấy mình thật may mắn khi còn sống sót trở về nước Mỹ. Người bạn cùng phi đội với anh, trung uý Richard Christan cùng nhiều phi công khác tham gia trận đánh này đã thiệt mạng.
Từ Hòn Gai (Quảng Ninh), Everett Alvarez được đưa về Hà Nội bằng ô tô. Bộ đồ bay, những trang bị của phi công và mảnh xác chiếc máy bay A- 4 giờ đã trở thành những hiện vật của Bảo tàng Quân đội mang ký hiệu BTQĐ - P 2671, BTQĐ-2857/K1-155, 2683/K1-16. Trong thời gian Alvarez nằm trong khách sạn Hilton Hanoi, người vợ đầu của anh đã không thể chờ đợi được đã bỏ đi lấy chồng.
Sau khi về Mỹ, Everett Alvarez lấy vợ mới, vẫn tiếp tục phục vụ trong lực lượng Hải quân Mỹ. Năm 1980 được nghỉ hưu với quân hàm trung tá. Hiện ông sống tại Rockvill bang Maryland. Ông đã viết cuốn sách "Chim ưng bị xiềng", được xuất bản tại Mỹ năm 1978. Cuốn sách kể về cuộc sống trong những ngày bị giam tại Hoả Lò, trong đó có cả những dòng nói về sự hận thù đối với những người đã bắt giam ông...
 
Cô thuyết minh của Bảo tàng Quân đội kể lại câu chuyện xảy ra 29 năm trước bằng một giọng tiếng Anh khá chuẩn và ấm áp. Qua câu chuyện, Everett Alvarez mới biết, máy bay của mình bị bắn rơi không phải bởi loại tên lửa siêu hạng nào hết mà chỉ bởi những viên đạn súng máy phòng không 14,5mm của Đại đội 141 do Trung đội phó Trương Thanh Luyện chỉ huy bắn rơi lúc 14h43 ngày 5/8/1964. Ngày đó bây giờ được kỷ niệm như "ngày đánh thắng trận đầu" của Hải quân nhân dân và Bộ đội Phòng không Việt Nam.
Alvarez đề nghị cô thuyết minh xin lãnh đạo Bảo tàng Quân đội cho đội lại chiếc mũ bay. Chiều lòng vị khách đặc biệt, Bảo tàng đã đặc cách cho phép ông được thoả ước nguyện của mình.

Câu chuyện về chiếc Skyhawk và "chim ưng bị xiềng" năm xưa giờ đã thuộc về dĩ vãng. Ba tiếng đồng hồ thăm Bảo tàng Quân đội đã trở thành một thời khắc đáng nhớ nhất trong những năm tháng còn lại của cuộc đời đối với vị khách đặc biệt Everett Alvarez.
Khác hẳn với những điều được nghe trước khi sang Việt Nam, ông không thấy sự thù hận nào, những người lính Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đối xử với ông với sự thân thiện và hữu hảo như đối với tất cả những người muốn đến mảnh đất này để kết bạn. 
Everett Alvarez vẫn đứng lặng. Chốc chốc, ông lại lấy chiếc khăn chấm lau những giọt nước rơi từ hai hốc mắt đã nhăn nheo. Giọng nói của cô thuyết minh vẫn đều đều, ấm áp bên tai ông...

Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #11 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2007, 03:50:09 pm »

Người bắt giặc lái Mỹ đầu tiên trên miền bắc

Cựu chiến binh Nguyễn Kim Bảo, người bắt tên giặc lái Mỹ đầu tiên trên vùng biển Hạ Long, năm nay tròn 75 tuổi. Trong ngôi nhà đơn sơ ở số 544, tổ 123, phường Cẩm Phú, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh), ông bộc bạch về cuộc đời binh nghiệp của mình.

Ðáp lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!", tôi cùng thanh niên xã Văn Lang, huyện Hưng Hà (Thái Bình) tham gia lực lượng du kích chống địch càn quét, bảo vệ quê hương. Chuẩn bị lực lượng đánh quân Pháp xâm lược ở Ðiện Biên Phủ, tôi được điều làm chiến sĩ Trung đoàn 98 của Ðại đoàn 316 (nay là Sư đoàn 316).

Như để chứng minh điều mình nói, Cựu chiến binh Kim Bảo đưa cho chúng tôi xem chứng minh thư quân nhân số 2675QL do Quân đội quốc gia Việt Nam cấp ngày 20-1-1953.

Ông Bảo kể tiếp: Ở chiến dịch Ðiện Biên Phủ, lực lượng và vũ khí của quân Pháp mạnh hơn  quân ta nhiều lần. Tuy có bị tổn thất nhưng sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm kiên cường, giành giật từng mỏm đồi, từng con suối, cuối cùng quân ta đã đập tan cứ điểm hùng mạnh của thực dân Pháp ở Ðiện Biên Phủ. Chiến dịch Ðiện Biên Phủ toàn thắng.

Trong đoàn quân chiến thắng trở về, tôi vinh dự được tham gia làm nhiệm vụ tiếp quản thủ đô Hà Nội, rồi thành phố Hải Phòng. Ðã hơn 50 năm, nhưng trong tôi còn giữ mãi niềm phấn khởi tự hào về chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ. Ðó là chiến thắng của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo và sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Ðảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là thắng lợi của sức mạnh quân với dân một ý chí, của lòng quả cảm của hàng vạn cán bộ, chiến sĩ LLVT và dân công hỏa tuyến đã không quản hy sinh, chiến đấu quên mình, trong đó có sự đóng góp quan trọng của Ðại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp.

Miền bắc được hoàn toàn giải phóng bước vào công cuộc lao động xây dựng hòa bình. Quân đội thực hiện xây dựng chính quy, tiến lên hiện đại. Tháng 4-1959, tôi được cấp trên cử đi học cơ yếu, làm nhiệm vụ dịch mật mã. Sau thời gian học tập tôi được điều về làm Tổ trưởng cơ yếu của Ðại đội 17 ở đảo Cô Tô, thuộc Quân khu Ðông Bắc.

Ngày 5-8-1964, sau khi kết thúc hội nghị chuyên ngành cơ yếu tại quân khu và chuẩn bị đủ 3 tấn lương thực, thực phẩm đưa xuống thuyền, tôi cùng các chiến sĩ Lê Văn Lộc và Phạm Ðình Giang căng buồm cho thuyền rời Hòn Gai, vượt vịnh Hạ Long về đảo Cô Tô.

Biển lặng, buồm không đủ gió, chúng tôi phải thay nhau chèo tay đưa thuyền ra khơi. Khoảng 14 giờ 30 phút bầu trời rung chuyển bởi tiếng gầm của máy bay phản lực và tiếng nổ của pháo cao xạ, súng 12,7 ly và các loại súng bộ binh. Bỗng một vệt khói đen kéo dài trên đầu chúng tôi rồi lao xuống biển làm nước biển khu vực Cửa Dứa sôi ùng ục. Màn khói loãng dần, phát hiện một chiếc dù đang rơi xuống biển, chúng tôi chèo nhanh thuyền và thấy một tên giặc lái Mỹ đang bám vào chiếc phao cứu sinh. Chúng tôi cho thuyền áp sát, chĩa súng AK uy hiếp. Tên giặc lái hoảng sợ, chúng tôi túm lấy hắn kéo lên thuyền, trói chặt, hạ buồm phủ kín lên người hắn. Có tàu hải quân lướt tới, chúng tôi trao tên giặc lái Mỹ cho bộ đội hải quân đem về Hòn Gai.
Hai ngày sau (7-8), tôi được lãnh đạo đảo Cô Tô mời lên nhận bằng khen, các anh Giang và Lộc được nhận giấy khen của Bộ Tư lệnh Quân khu Ðông Bắc khen tặng do thành tích bắt được giặc lái Mỹ. Tại buổi nhận bằng khen, tôi biết giặc lái đó là trung úy Anvaret, điều khiển loại máy bay A4D có tên Skyhawk, có nghĩa là "chim ưng nhà trời". Ðây là loại cường kích phản lực của hải quân Mỹ. Nó có thể trang bị rốc-két, tên lửa đối không và đối đất, pháo 20 ly hoặc 2.000 kg bom. Lần đầu loại máy bay hiện đại này leo thang đánh phá miền bắc đã bị trừng phạt và số phận của kẻ cuồng chiến, trung úy

Anvaret, tên giặc lái Mỹ đầu tiên bị bắt sống trên vùng biển Hạ Long.

Cuối năm 1964, tôi được cấp trên cử vào nam chiến đấu. Suốt 20 năm là bộ đội Cụ Hồ, tôi trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường ở miền bắc, miền nam. Năm 1973, tôi rời quân ngũ về hưu với quân hàm thiếu úy.

Về với đời thường, vào những ngày lễ, những dịp kỷ niệm, tôi luôn được các cấp ở địa phương tổ chức mời dự. Nhớ những đồng chí, đồng đội đã khuất, tôi thấy mình là người hạnh phúc. Bởi vì tôi được cống hiến, được chứng kiến thành quả cách mạng, được Ðảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần.
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2007, 07:11:20 pm »

 Tặng cựu binh HQ baoleo 2 bức ảnh:


Trận đầu.

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
leopard
Thành viên
*
Bài viết: 34


« Trả lời #13 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2007, 04:37:44 pm »

Cảm ơn bác dongadoan.
Cái tranh này có lẽ là do cụ Huy Toàn vẽ. Theo nhận dạng máy bay thì đây là loại A4. Loại này đánh vào Bãi Cháy ngày 2/8/64. Tầu 79 thì cụ Toàn vẽ khá đúng nhưng pháo của tầu 79 tấn hồi ấy ở Bãi Cháy là 40 ly loại 1 nòng cơ. Chắc cụ Toàn cải biên đi tí chút cho nó oách.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #14 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2008, 06:27:31 am »



(hình ảnh sưu tầm - Cầu treo Hàm Rồng - hình do @MiG17Fresco đăng tại ttvnol.com)

Cầu Hàm Rồng có trụ bằng bê tông hẳn hoi, sao gọi là cầu treo được?
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tám, 2008, 06:31:56 am gửi bởi ngao5 » Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #15 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2008, 07:01:39 am »

Xin hỏi:

1) Trong bài "Chúng tôi đánh tàu Madox năm 1964 như thế nào"  Báo An ninh thế giới, số 157, ngày 22-7-2004, tác giả Nguyễn Tiến Đạt ghi theo lời kể của Đại tá Nguyễn Xuân Bột - nguyên thuyền trưởng tàu 333, có đoạn:
"Dũng cảm, mạo hiểm nhưng thành công. Khi chỉ còn cách tàu địch dưới 4 liên và chọn góc phóng gần 90 độ tôi mới lệnh cho phóng ngư lôi và tiếp tục bám sát tàu địch. Quả ngư lôi trúng ngay mũi tiến của tàu Maddox làm tàu bị sứt mũi. Biết tàu Maddox bị trúng ngư lôi, tôi cho tất cả các loại hoả lực trên tàu bắn quét trên mặt boong tàu địch. Đúng lúc ấy 4, 5 máy bay địch liên tục bắn rốc két xuống các tàu của Phân đội 3, tạo cơ hội cho tàu khu trục Maddox rút lui. Có nòng pháo đã đỏ, tôi liền lệnh cho các pháo thủ thay nòng để chuyển từ đối hải sang đối không. Các pháo thủ của ta đã chiến đấu anh dũng, bắn rơi 1 máy bay của địch, 2 máy bay khác bị thương".

Tháng 8-2004 tôi đã gửi một bức thư đến BTL hải quân Việt nam để hỏi việc "bắn trúng mũi tàu Maddox". Sau đó được một sĩ quan phụ trách lịch sử hải quân Việt nam gọi điện trả lời rồi không có chuyện ngư lôi của ông Bột  bắn trúng mũi tàu Maddox, "là người biết về ngư lôi, ông Bột phải hiểu rằng đã trúng mũi tàu thì phải có vết thương và tàu phải đem đi sửa chữa" – người sĩ quan nói với tôi như vậy.
Thực tế thì một viên đạn 14,5 ly của tàu ông Bột bắn trúng cột anten của tàu Maddox, phía Mỹ cũng xác nhận như vậy.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #16 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2008, 07:04:34 am »

2) Mỹ đưa 4 (chứ không phải 5) máy bay F8 Crusader (Thập tự quân) đánh 3 tàu phóng lôi của ta. Và lý do phía Việt nam tưởng nhầm một máy bay bị rơi như sau: (trích đoạn một tài liệu nước ngoài)
"Ngay khi các tàu phóng lôi Bắc VN bỏ chạy, 4 máy bay F-8 Crusader (Thập tự quân) thuộc tầu sân bay Ticonderoga do trung tá James Stockdale chỉ huy nhập trận. Để tránh trở ngại và ngộ nhận, khu trục hạm Maddox rời khỏi chiến trường, đổi đường xả hết tốc lực đi về hướng nam, nhường mục tiêu lại cho các máy bay thanh toán.
Lúc đó 3 tàu chiến Bắc VN chia làm 2 toán: hai chiếc T-333 và T-336 chạy trước, còn T-339 tụt lại phía sau. Máy bay Hoa Kỳ do dó cũng chia làm hai toán. Hai máy bay của trung tá Stockdale và trung uý Richard Hastings tấn công 2 tàu chiến đi đầu; hai chiếc còn lại do trung tá R. F. Mohrhardt và thiếu tá C. E. Southwick tấn công chiếc T-339 chạy sau.
Các máy bay bắn tên lửa Zuni trước nhưng đều không trúng mục tiêu. Zuni là loại tên lửa khá lớn, đường kính chừng 4 inches, nặng khoảng 50 kg. Ngay trong đợt tấn công đầu tiên, trung uý phi công Hastings, người kém thâm niên nhất thấy súng phòng không từ tàu chiến bắn lên và cánh trái của mình bị bay mất một mảng, anh báo cáo máy bay mình bị trúng hoả lực phòng không của các tàu chiến Bắc Việt. Thật ra, máy bay của phi công Hastings không bị hư hại vì đạn phòng không mà vì sau khi nhào xuống để bắn rocket, anh đã hoảng hốt bay lên quá mau khiến cánh máy bay không chịu nổi sức cản của không khí nên bị bể mất một miếng. Đây là nhược điểm thường thấy của loại máy bay Crusader. Trung tá Stockdale phải hộ tống phi công Hastings tới gần chiến hạm Maddox để được cấp cứu nếu cần rồi bay trở lại mục tiêu. Tưởng lầm đây là một máy bay mới tới nên sau này phía Bắc VN cho rằng có 5 máy bay tấn công các tàu chiến, đợt đầu 4 chiếc trong số này có 2 chiếc bị hư hại bỏ chạy; đợt sau chỉ có 1 chiếc.
Sau khi bắn hết tên lửa Zuni nhưng tất cả đều không trúng đích, các máy bay bắt đầu nã đạn đại bác 20 ly Oerlikon. Lần này, cả 3 tàu chiến đều bị trúng đạn. Chiếc T-339 bị hư hại nặng nhất không còn chạy được và bị bốc khói. Phía Bắc VN nói là chiếc tàu phóng lôi cố tình thả khói để che dấu và cũng để đánh lừa các phi công Hoa Kỳ lầm tưởng rằng mục tiêu đã bị hư hại nên không bắn nữa. Thật ra, bình khói của chiếc T-339 bị trúng đạn nên phun khói ra. Phần lớn các ổ phòng không chính 14,5 ly trên các tàu chiến cũng bị trở ngại tác xạ. Súng trên chiếc T-339 bị kẹt đạn. Súng trên chiếc T-333 không quay được nên không thể nhắm vào mục tiêu.
Sau khi bắn hết hỏa tiễn Zuni nhưng tất cả đều không trúng đích, các phi cơ bắt đầu nã đạn đại bác 20 ly Oerlikon. Lần này, cả ba tiểu đĩnh đều bị trúng đạn. Chiếc T-339 bị hư hại nặng nhất không còn chạy được và bị bốc khói. Phía Bắc Việt nói là chiếc tiểu cố tình đĩnh thả khói để che dấu và cũng để đánh lừa các phi công Hoa Kỳ lầm tưởng rằng mục tiêu đã bị hư hại nên không bắn nữa.
Thật ra, bình khói của chiếc T-339 bị trúng đạn nên phun khói ra. Phần lớn các ổ phòng không chính 14.5 ly trên các tiểu đĩnh cũng bị trở ngại tác xạ. Súng trên chiếc T-339 bị kẹt đạn. Súng trên chiếc T-333 không quay được nên không thể nhắm vào mục tiêu
.

Trong trận này ta không bắn rơi hoặc bị thương một máy bay nào của Mỹ.
Mong tác giả cuốn sách tìm hiểu kỹ và cho biết chi tiết về chuyện này.
Tôi được biết sau này phi công Stockdale cũng từng được xếp vào liên danh tranh cử chức vụ phó tổng thống Mỹ.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #17 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2008, 07:19:59 am »

3) Trong cuốn sách này, tôi thấy vắng bóng ông Nguyễn Văn Giản, thiếu uý, thuyền trưởng tàu T-339, người được gặp chủ tịch Hồ Chí Minh sau vụ 5-8-64


Hình: Ông Nguyễn Văn Giản, tại nhà riêng năm 2004

Theo tài liệu nước ngoài, tháng 7 năm 1966, ba tàu phóng lôi nói trên trong một lần chiến đấu bị bắn chìm. Chiến hạm Hoa Kỳ vớt được 19 người sống sót. Theo lời khai, chiếc này là các chiếc mang số T-333, T-336 và T-339 trước đây đã đụng độ với chiến hạm Maddox!
Trong số các sĩ quan Hải Quân Bắc Việt bị bắt sống, có hai người biết rất rõ về biến cố ngày 2 tháng 8 năm 1964. Đó là Đại uý Trần Bảo, Chỉ Huy Phó Phân Đội 135, người viết báo cáo về biến cố ngày 2 tháng 8. Người kia là Thượng Úy Nguyễn Văn Giản. Lúc đó vẫn còn là thuyền trưởng chiếc T-339.


Hai năm sau, 1968, Mỹ thả tất cả những người trên  ba tàu trên cho  Việt nam.
Tôi nghĩ rằng chiến công của ba tàu trên trong ngày 2-8-64 là một trang lịch sử anh hùng của hải quân. Trong chiến tranh chuyện bị bắt cũng là bình thường, nhưng sao chúng ta lại quên những con người từng đổ máu cho tổ quốc như vậy. Tôi vẫn cứ băn khoăn hoài?
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #18 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2008, 07:28:40 am »




(Hình ảnh sưu tầm - Bà Tuyển - đứng giữa - về hưu với hàm Trung tá)


Đây là cầu Hàm Rồng, trụ nhìn rõ ràng mà lại bảo là cầu treo(!).
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #19 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2008, 07:54:17 am »

Thực ra nói cầu treo là chưa chính xác. Phải nói là cầu vòm ép-phen.

Cái cầu có trụ bê tông là cầu sau này, khi cầu "treo" kia bị bị đánh sập.

(trích từ 1 trang của Thanh Hóa)

Xưa kia, khi chưa có cầu, nhân dân hai bờ qua lại bằng đò ngang. Đầu thế kỷ 20, C.A Ra Gông - một chuyên gia về cầu ở Đông Dương, khi khảo sát để bắc cầu, đã nêu ra những cái khó ở đoạn sông Hàm Rồng: đáy sông đầy hang huyệt, nên không thể xây trụ giữa được, lũ lụt hàng năm không cho phép kéo dài thời gian thi công trên mặt nước (trước đó, cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp thuê kỹ sư Đức bắc cầu có trụ ở đây, cầu chưa xong đã bị lũ lớn cuốn mất, ông kỹ sư người Đức đã nhảy xuống sông tự vẫn). Chính vì thế thực dân Pháp phải xây cầu treo, hai kỹ sư người Pháp là Đay - Đê và Pillê thiết kế, chỉ đạo thi công, cầu treo gối lên sườn hai ngọn Châu Phong (bờ Bắc) và Mắt Rồng (bờ Nam). Cầu treo hình cánh cung bán nguyệt thi công trong 4 năm (1904 - 1908). Khẩu độ hẹp ô tô và tàu hoả không thể qua một lúc được.

Khu vực cầu Hàm Rồng nagfy nay:

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tám, 2008, 08:11:26 am gửi bởi tuaans » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM