Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 12:29:12 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 10 ngày cuối cùng của Hitler  (Đọc 12061 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 12 Tháng Tám, 2017, 03:27:10 pm »

     
        - Tên sách: Mười ngày cuối cùng của Hitler

        - Tác giả: Gerhard boldt, người dịch: Người Sông – Kiên và Lê Thị Duyên

        - Năm xuất bản: 1946

        - Nhà xuất bản: Sông Kiên

        - Số hóa : Giangtvx
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2017, 06:02:28 am »

         
LỜI NÓI ĐẦU

        Chùng tôi vẫn còn choáng váng vì cơn biến động hãi hùng đã chụp xuống chúng tôi. Hàng triệu người Đức cảm thấy những khó khăn vĩ đại riêng chỉ đề tiếp tục sống mà thôi, nhiều người khác còn bị khổ đau vì các vết thương thể xác và tinh thần mà chiến tranh đã đề lại. Liệu chúng tôi đã có thể động đến các vết thương ấy chưa ? Đó là câu hỏi mà tôi tự đặt ra khi nghe câu chuyện lôi cuốn do một Đại úy kỵ binh kể lại trong một trại tù binh nơi tôi bị giam giữ. Các thính giả của ông ta cực kỳ hỗn tạp gồm những người bị bắt một cách thường tình, những người khác bị bắt để thẩm cung, các đảng viên Quốc Xã và những người chống Quốc Xã. Sự tinh cờ đưa đẩy viên sĩ quan trẻ tuổi ấy đến sống bên cạnh Hitler, ba tháng trước khi chiến sự chấm dứt. Những gì diễn ra dưới mắt chúng tôi là cả một cuốn phim về trận đánh đẫm máu tại Bá-linh, những trận chiến do những người phòng vệ cuối cùng tung ra và những khổ đau không thể nào tả được của thường dân, với một bối cảnh đầy những rối ren,những xung đột đầy tham vọng, những tâm trạng vị kỷ không một chút ngại ngùng, những sự luồn cúi nhu nhược, cùng với sự suy mòn của tinh thần và thể chất của một con người đã dẫn dắt dân tộc Đức vào một cơn tai biến rùng rợn nhất Lịch sử.

        Những người nghe câu chuyện đã phản ứng khác nhau. Luôn luôn có những người quyết liệt, không chịu rời bỏ dù cho là một phần nhỏ, thiên kiến của mình. Lại có những người, mãi cho đến hồi chung cuộc tàn bạo vẫn vào những bài diễn văn của Fuhrer như lá lời kinh thánh, cũng như vào sự ồn ào của hệ thống tuyên truyền của Goebbels. Những người đó lại còn muốn cho rằng các hình ảnh về các trại tập trung Belsen Buchenmald chỉ là "tuyên truyên". Nhưng khi nghe câu chuyện của một chứng nhân được nhìn tận mắt, họ cảm thấy vũ trụ của niềm tin và của ảo tưởng bị sụp đổ, không còn giữ được khả năng xây dựng một chuyện truyền kỳ mới vào nữa, cũng như cầu viện đến một danh từ rất thích hợp là "phản bội" nữa. Có những người khác đã từng phải cúi đầu trước sự khủng bố của sở mật thám Gestapo và đã chỉ tìm thấy trong câu chuyện nay sự xác nhận những điều họ được biết hay cảm thức được từ lâu nay. Tất cả mọi người đều muốn đưa ra ánh sáng để sau cùng có thể lập bảng kết toán của một quá khứ, tất cả mọi người muốn sự thật, chỉ có sự thật mà thôi.

        Chắc chắn rằng các biến cố đang còn gần gũi quá, thời gian chưa đủ chín để có thể tuyên bố phán xét tối hậu. Cần phải làm thật   nhiều,phải sưu tầm kỹ trước khi có thể viết   lại lịch sử của trận Đệ nhị thế chiến và về Fuhrer của nền Đệ tam Cộng hòa Đức Quốc Xã. Những điều mà chúng tôi nghe được từ miệng của Đại úy Boldt là một phần nhỏ trong cái toàn bộ mênh mông, nhưng đấy là một phần đóng góp cho cuộc điều tra rộng lớn cần thiết. Chính vì vậy tôi đã yêu cầu ông ta viết lại câu chuyện về các biến cố trong đó ông ta có tham dự, dể giúp dân tộc Đức tìm thấy sự thật. Kết quả là cuốn sách nhỏ này.

        Gerhard Boldt nói với chúng tôi với sự ngay thẳng bộc trực,không thiên kiến của một sĩ quan ở tiên tuyến không bao giờ làm chánh trị và cùng với hàng triệu quân nhân Đức khác nữa, ông ta là người luôn luôn tin tưởng nơi cấp chỉ huy của mình, ông ta đã tham dự, trong tư cách là kỵ binh, vào các trận đánh gay go tại phòng tuyến Maginot, giữa Sedan và Montmédy và ông đã tiến vào Toul trên lưng ngựa, kiếm tuốt trần. Chiến trường Nga Sô đã mang ông đi qua các quốc gia ven bờ biển   Baltique cho đến  Leningrat, trong bão tuyết ở Demiamk,trong khu đầm lầy thuộc Pripet và miền đông nam hồ Ilmen. Ông ta xứng đáng với chiếc huy chương thập tự sắt. Ông ta đã bị thương năm lần nhưng, sau một thời gian nghỉ ngơi ngắn tại Đức và một công việc tạm thời tại Hung Gia Lợi, trong Bộ tham mưu liên lạc với Sư đoàn ky binh Hung, ông ta trở lại Nga Sô và đã sống ngay tuyến đầu qua các trận đánh khủng khiếp trên đường di tản chiến thuật dài dằng dặc. Các huy chương và nhất lá chiếc chiến thương bội tinh vàng, đã giúp cho ông ta được chỉ định vào tháng giêng năm 1945, làm sĩ quan tùy của Tướng Guderian, Tổng tham mưu trưởng quân lực Đức một chức vụ mà ông vẫn giữ bên cạnh Tướng Krebs, người tiếp nối Guderian. Người Anh đã bắt giữ ông ta ngày 26 tháng giêng năm 1946, để thẩm vấn ông về những tháng bi thảm cuối cùng ấy và đặc biệt hơn nữa vè những ngày cuối cùng mà ông đã sống với Hitler trong căn hầm tại Dinh Tể Tướng. Ông được trả tự do mà khônq bị một cấm đoán nhỏ nào ngay cả sau khi khai cung.

        Câu chuyện của ông bắt đầu vào thời kỳ cuối cùng của trận Đệ nhị thế chiến.


ERNST A. HEPP                    
Reichenberg, tháng 12 năm 1946        
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2017, 07:43:01 pm »

     
I

HỘI NGHỊ TẠI DINH TỀ TƯỚNG

        Lúc đó là đầu tháng hai năm 1945. Công trường Wilhelmplatz vắng tanh và lạnh lẽo. Khắp nơi mà mắt có thế nhìn thấy được, những bức tường, những cửa sồ bể tan hoang, đàng sau đó những đống gạch ngói đổ nát điêu tàn chất cao. Từ dinh Tể Tướng cũ, một công thự kiểu trung cổ đẹp mê hồn, tượng trưng cho thời đại Wilhelmie, nay chỉ còn lại mặt tiền bị hư hại nặng. Khu vườn hoa trước dinh bị gạch ngói chôn vùi. Chỉ còn tiền điện của Dinh Tể Tướng mới là còn đứng vững với chiếc bao lơn có góc cạnh, nơi mà Adolf Hitler đến loan báo cho dân chúng Bá-linh các chiến thắng đề được các tiếng hoan hô bất tận chào đón. Luôn luôn với vẻ oai nghiêm, hơn thế nữa, vẻ làm lo sợ, biểu hiệu toàn vẹn phong thể của Hitler, các tòa nhà của "dinh thự của Fuhrer" trải dài suốt dọc con đường Voss Strasse, giữa công trường Wilhelmphatz và đại lộ Hermann Goering. Những binh sĩ của Tiểu đoàn phòng vệ Bá-linh, những thanh niên cao lớn, từ lâu biến mất trên đường các thành phố Đức quốc, vẫn còn đứng trên các bục gỗ và bồng súng chào tất cả các sĩ quan mà họ trông thấy. Những tấm thép che đường xuống hầm trú ẩn được hé mở. Mỗi khi có báo động chúng được khép lại. Nơi căn hầm này, năm trước mỗi đêm hàng trăm trẻ con tại Bá-linh cùng với mẹ của chúng đến ẩn nấp tránh bom trong tư cách là "khách của Fuhrer". Nhưng từ nhiều tuần qua, chính Hitler cũng phải xuông ở tại căn hầm ẩn trú dưới mặt đất này.

        Đây là lần đầu tiên tôi được đưa đến tham dự hội nghị hàng ngày về tình hình, trong đó có mặt Hitler và đại biểu của ba thành phần cấu tạo quân lực Đức : Lục quân, Không quân, Hải quân. Trong các cuộc hội nghị ấy, tình hình được mang ra thuyết trình và các quyết định liên quan đến đường lối chiến tranh trên bộ, trên biển và trên không được hình thành. Hôm nay tôi sẽ được trình diện ở đó.

        Chiếc Mercédés nặng nề dừng bánh trước các cây trụ vuông khổng lồ của cánh cửa vĩ đại phía bên phải, dành cho các quân nhân. Dinh Tể tướng có hai lối ra vào riêng biệt. Cánh cửa bên trái dành cho Đảng, cửa bên phải, dành cho Quân đội. Đại tướng Guderian, Tổng tham mưu trưởng. Thiếu tá Nam tước Frey- tag Von Loringhoven, phụ tá của ông và tôi, đặt chân xuống đất. Hai binh sĩ canh gác bồng súng chào. Chúng tôi chào lại và bước lên 12 bậc cấp đưa đến cửa ra vào. Tôi đếm từng bậc một và tôi thấy hình như chúng có ảnh hưởng đáng kể đến số mệnh của tôi. Một binh sĩ hầu cận mở cánh cửa bằng cây sồi nặng nề và chúng tôi tiến vào Dinh Tể Tướng. Được soi sáng bằng một vài bóng đèn hiếm hoi và có vẻ khiêm nhường, căn phòng mênh mông càng có vẻ trống trải và lạnh lẽo hơn. Trước sự gia tăng dồn dập của các cuộc không tập, người ta đã đem cất các bức tranh, các tấm thảm. Bốn cửa sổ lớn bị vỡ toang được bịt kín bằng giấy bồi cứng và cây. Trên trần và trên một trong các bức tường một vệt nức rộng và sâu chạy dài. Một tấm vách ván đã được dựng lên phía Dinh Tế Tướng cũ. Một binh sĩ phục dịch mặc đồng phục hỏi giấy phép ra vào quy định của tôi. Vì lẽ tôi không có giấy phép ra vào, cũng như chẳng có giấy tờ tùy thân gì cả nên tên tôi được soát xét lại trong một cuốn sổ lớn. Người ta để cho tôi đi qua. Nam tước Freytag dắt tôi đến cục sở của võ phòng, ở gần ngay đó, và giới thiệu tôi với vị Chánh võ phòng, Trung tá Borgmann. Ông hỏi ông nầy cuộc họp sẽ được tổ chức ở trong văn phòng của Hitler hay dưới hầm ẩn trú. Vì lẽ lúc nầy không có mối đe dọa bị không tập nào đè nặng lên thành phố, cuộc họp được trù liệu diễn ra trong văn phòng rộng lớn. Trong trường hợp trái ngược, phiên họp sẽ diễn ra dưới hầm ẩn trú, nằm ngay dưới dinh Tể Tướng.

        Để có thể đến được mục tiêu, chúng tôi phải đi qua không biết bao nhiêu là hành lang và tiền đình. Từ lâu, người ta không thể đi theo lộ trình trực tiếp vì tòa nhà đã bị bom làm thiệt hại nặng nề. Chính vì thế mà gian phòng khách danh dự rộng lớn gần như bị phá hủy hoàn toàn. Cứ đầu mỗi lối đi, các quân nhân ss lại một lần kiểm soát giấy tờ của chúng tôi. Tuy nhiên cảnh tòa nhà trong đó có phòng làm việc hay còn y nguyên và gần như là phần duy nhất của tòa nhà mênh mông còn lại có thể được toàn dụng. Mặt nền các hành lang bóng lộn như gương, các bức tranh vẫn còn được treo trên tường, những bức màn hoa vĩ đại và nặng nề treo mỗi bên của các cửa sổ thật cao.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2017, 10:46:33 pm »


        Trong tiền đình cuối cùng, chúng tôi lại phải chịu một cuộc kiểm soát gắt gao hơn. Chúng tôi thấy có nhiều sĩ quan ss và lính gác với súng tiểu liên. Đại tướng, Thiếu tá và tôi phải gởi vũ khí lại. Hai sĩ quan lấy các chiếc cặp đựng giấy tờ của chúng tôi và kiểm soát kỹ càng xem có chứa vũ khí hoặc chất nổ không. Các chiếc cặp nầy đặc biệt bị nghi ngờ từ khi có vụ mưu sát ngày 20 tháng 71. Lẽ tất nhiên chúng tôi lại phải chứng minh lý lịch. Chúng tôi không bị lục soát nhưng các sĩ quan ss quan sát chăm chú quân phục của chúng tôi.

        Chúng tôi đến sớm, mới chỉ có 15 giờ 45 và căn phòng đợi gần như còn trống rỗng. Ba binh sĩ hầu cận ss đứng gần một chiếc bàn dài đặt thức uống và bánh ngọt. Trước cảnh cửa đối diện mở thông với văn phòng, ba sĩ quan ss khác đang canh gác với tiểu liên. Đại tướng lợi dụng mấy phút chờ đợi để gọi điện thoại về bộ Tổng hành dinh đặt tại Zossen để hỏi tình hình mới nhất của mặt trận Miền Đông. Chúng tôi chờ đợi. Sau cùng, ông Sturmbannfuhrer ss Gunsche, phụ tá nhân viên của Hitler xuất hiện, ông ta loan báo là chúng tôi có thể vào phòng họp ngay. Hitler vừa chấm dứt một cuộc tiếp xúc với Bormann. Thật vậy cảnh cửa văn phòng đột nhiên mở rộng và ông Bí thư Bormann từ trong đó bước ra.

        Kia rồi, tự nhiên tôi nghĩ, con người có ảnh hưỏng rất to tát đối với Hitler, một viên ác thần. Trông ông ta độ chừng 45 tuổi, vóc dáng trung bình, mập, vạm vỡ với chiếc cổ bò mộng. Người ta có cảm tưởng ông là một lực sĩ. Khuôn mặt tròn với hai má phình và hai cánh mũi rộng, tạo nên một vẻ cương nghị và hung bạo. Tóc ông đen và dán sát xuống đầu, được hất ngược ra sau. Cặp mắt âm trầm, và tướng mạo của ông ta bộc lộ ra một mẫu người mưu lược.

        Chúng tôi chào ông ta và bước vào văn phòng. Cảnh trí bên trong thật khác thường. Căn phòng thật cao và rộng, nền phòng gần như được hoàn toàn trải thảm, bàn ghế tương đối nghèo nàn. Bức tường hướng ra vườn bị ngắt quãng bởi các khung cửa số thấp gần đến mặt đất và bởi một cánh cửa kiếng lớn. Những bức màn màu xám viền quanh các khuôn cửa. Bàn giấy của Hitler nặng, đồ sộ, nằm ngay trước bức tường ấy. Chiếc ghế bành bọc vải đen được đặt theo một vị trí để có thề ngồi nhìn ra khu vườn. Trên bàn chỉ có vô số viết chì, một bộ trang trí bàn giấy, hai chặn giấy có chiều cao bất bình thường, một điện thoại và một chuông bấm. Dọc hai bên tường, bên trái cũng như bên phải có nhiều bàn tròn và ghế da.

        Nam tước và tôi trải các bản đồ tham mưu trên mặt bàn giấy theo thứ tự dự định trình bày. Bản đồ thứ nhất thuộc mặt trận vùng Balkans, bản đồ cuối cùng, mặt trận Courlande.

        Trong vài phút làm công việc đó, Phụ tá nhân viên của Hitler đứng đàng sau chúng tôi và không bỏ sót một cử chỉ nào của chúng tôi cả. Xong xuôi chúng tôi ra khỏi văn phòng. Đồng hồ chỉ 4 giờ và hầu hết những người phải dự hội nghị đã đến trong phòng đợi. Họ kết từng nhóm, đứng hoặc ngồi, nói chuyện gẫu với nhau, ăn bánh, uống cà-phê ướp hưong đậu hay rượu mạnh. Đại tướng ra hiệu cho tôi lại gần để giới thiệu tôi. Chung quanh ông có Thống chế Keitel, Đại tướng Jodl, Đại Đô đốc Doenitz và Bormann. Xa hơn một chút là nhóm tùy viên của họ. Trong một góc, cạnh chiếc bàn nhỏ có đặt một điện thoại, Himmler đang nói với Fegelein, Chỉ huy trưởng Waffen ss, đại diện thường trực của Himmler cạnh Hitler. Fegelein cưới em gái Eva Braun, bà nầy sẽ trở thành bà Hitler. Thái độ của ông ta đã có nét cao kỳ của người anh em cột chèo với vị lãnh tụ tối cao của chế độ. Kalten- brunner, lãnh tụ đáng sợ của cơ quan an ninh, ngồi một mình trong góc đọc một tờ báo. Đại diện thưòng trực của lãnh tụ ngành tuyên truyền và báo chỉ, Lorenz, đang nói chuyên với ông Standartenfuhrer Zander, đại diện của Bí thư Bormann. Thống chế Goering ngồi nơi chiếc bàn tròn ngay chính giữa phòng với Bộ tham mưu của ông : Tướng Koller và

        Christians. Tướng Burgdorf, Đệ nhất tùy viên của Hitler, đi ngang qua phòng đợi và vào văn phòng. Một lát sau ông trở ra và loan bảo : "Fuhrer mời quí vi vào". Goering đi đầu, những người khác tiếp nối ông theo một thứ tự vị thứ.

        Hitler đứng ngay giữa căn phòng đối diện với phòng đợi. Những người mới đến tiến về phía ông. Ông tiếp đón gần như tất cả mọi người bằng một cái bắt tay câm lặng, không một lời chào hỏi nào. Thỉnh thoảng ông hỏi người nầy người kia một câu và được trả lời "vâng, thưa Fuhrer" hoặc "không, thưa Fuhrer". Tôi dừng lại gần cửa và mở lớn mắt xem những gì xảy ra trước mặt. Chưa bao giờ tôi trông thấy một quang cảnh đặc biệt hơn thế. Đại tướng Guderian có lẽ đang nói với Hitler về tôi vì ông nầy đang nhìn về phía tôi. Guderian ra dấu cho tôi, tôi tiến lại gần. Chầm chậm, người khom xuống, từng bước ngắn, Fuhrer tiến đến trước mặt tôi. Ông đưa bàn tay phải cho tôi bắt và nhìn tôi bằng một cải nhìn thấu suốt hãn hữu. Nắm tay của ông mềm và yếu ớt. Đầu ông lắc lư nhè nhẹ. Chi tiết này còn hiện ra rõ ràng hơn sau đó, khi tôi có thì giờ ngắm ông. Cánh tay trái của ông buông thõng như bị tê liệt, và bàn tay luôn luôn bị run rẩy. Mắt ông có một thứ ánh sáng khó tả cho ta cảm giác một sự sợ hãi, gần như là tàn bạo. vẻ mặt và hai tủi dưới hai mắt xệ xuống chửng tỏ sự mệt mỏi, sự kiệt sức. cử động của ông là cử động của một ông già.

-------------------
        1. Đọc : "Những trận đánh lịch sử của Hitler"; sách in lần thứ hai — Sông-Kiên xb.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tám, 2017, 11:03:35 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2017, 10:00:33 am »

        
        Đấy không còn là một Hitler tự tin ở sức mạnh của mình nữa, sức mạnh được dâng hiến cho dân tộc Đức trong những năm trước và lúc nào cũng được Goebbels bày tỏ ra trong kỹ thuật tuyên truyền của ông. Với Bormann tháp tùng, ông đi từng bước chậm chạp về phía chiếc bàn giấy và ngồi xuống trước một chồng bản đồ. Hôm nay hội nghị phải bắt đầu bằng sự duyệt xét tình hình chiến lược tại Miền Tây và Miền Nam. Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Quân lực (O.K.W.)1 phải thuyết trình và chính Đại tướng Jodl đứng ra nói. Mặc dù là vị chỉ huy của O.K.W., nhưng Keitel không xen vào việc thuyết trình tình hình và còn tỏ ra không hề chú ý đến những gì được trình bày là khác. Những sĩ quan trẻ chủng tôi chỉ gọi ông ta là "Ông Thống chế phân phối xăng". Danh từ ít nhằm tấn công vào cả nhân ông, hơn là các chức vụ của ông. Trong thực tế người ta không biết làm cách nào đề định nghĩa cho đúng vai trò của ông trong tư cách là vị chỉ huy O.K.W. Ông ta chỉ hành xử quyền hạn thật sự trên số dự trữ xăng của Đức Quốc, trong tất cả các lãnh vực khác thuộc thẩm quyền của ông, vị đại diện của Quân lực Đức Quốc Xã này chỉ nhận lệnh của Hitler và mang chúng ra thi hành.

        Jodl bắt đầu. Mỗi một lời nói, mỗi một cử chỉ của ông đều thích ứng với khí sắc của Hitler. Ông Fuhrer thì lại không chịu được kẻ khác nói lớn tiếng trước mặt mình. Do đó Jodl nói chậm rãi và bằng một giọng ôn hòa. Tất cả tình hình phía Tây còn bị chế ngự bởi cảm giác gây ra do sự thất bại của cuộc Tổng phản công tại Ardennes2. Hai phe đối nghịch đang chỉnh đốn lại hàng ngũ. Sau cuộc thất bại thảm hại của chúng tôi, mặc dù với ý chí kiên cường nhứt đời, vấn đề chiến thắng không còn có thề được đề cập tới nữa. Do đó Jodl cố gắng một cách thấy rõ để không làm phật lòng Fuhrer, bằng cách chỉ trình bày các chiến công cá nhân.

        "Thưa Fuhrer, ông ta trình bày, trên cao độ này, và với một cây viết chì ông chỉ một điểm trên bản đò, đàng sau ngôi làng Mesenicht, một cuộc phục kích do bốn quân nhân và một Feldwebel tổ chức, đã bắt được hai tù binh".

        Nhưng lần này thì quả đáng, ngay cả Hitler cũng phải đưa tay ra hiệu ngắt lời, và Jodl nói qua các Sư đoàn và các đại pháo. Tại Ý, hai Quân đoàn của chúng tôi bị địch đẩy lui cho đến phía Bắc Florence. Ai cũng ý thức rằng theo cách trình bày của ông, Tướng Jodl có một nhiệm vụ rất khó khăn. Khí sắc của Hitler hôm nay lại không phải là tốt đẹp nhất. Jodl lại áp dụng phương thức của ông. Ông làm nối bật tinh thần tranh đấu của một Đại đội quân nhân tiền phong ; Đại đội nầy đã chiến đấu đặc biệt hăng say trong một vụ phản công trong vùng Florence. Thế rồi rất nhanh và rất nhẹ nhàng, như là sự kiện chẳng có gì quan trọng so với thành quả tuyệt diệu do Đại đội nói trên thu đạt đưọc, ông trình lên Hitler cuộc "di tản chiến thuật" của nhiều Sư đoàn trong khu vực hải cận thuộc biển Adriatique. Mọi chuyện đều êm xuôi. Những người tham dự len lén nhìn nhau, người ta cỏ thể nghe cả tiếng thở của họ, Jodl làm ta nghĩ đến một người làm trò quỷ thuật khéo lẻo, ông ta ở trong nhóm cận thần tả hữu của Hitler từ lâu lắm rồi, và biết ông nầy rất rõ cũng như cách thức làm cho ông nầy vui lòng khi trình lên các báo cáo có vẻ bất lợi. Keitel chưa hề mở miệng lấy một lần và không tham dự vào cuộc thảo luận lúc đó đã được bắt đầu. Tất cả các chuyện đó còn có thể có nghĩa gì nữa đâu ! Chỉ một mình Goering thỉnh thoảng phát ra một tiếng để bày tỏ quan điểm của mình.

        Hitler có vẻ bằng lòng với bản báo cáo của Jodl. Ồng ta vừa đùa vừa nói với Trung tá Von John, tùy viên của Keitel : "John, hãy canh chừng kỹ để hai ông già có thể đến với tôi kịp thời trong hầm trú ẩn lúc có báo động oanh tạc nhé". Phải cả hai đều là những thuộc hạ tuyệt đối tuân phục. Thật không đáng ngạc nhiên chút nào khi nhiều người gọi Keitel một cách đầy ác ý là "Lakei-tel" (Laquais-tel - gia nô đến thế).

        Tiếp theo đó là cuộc duyệt xét tình hình phía Đông. Trong tư cách Tổng tham mưu trưỏng và Chỉ huy trưởng O.K.H.3, Guderian trình bày một cái nhìn tổng quát về tình hình. Phần trình bàv của ông rất chính xác, đầy tính cách chuyên môn, ông ta không biết đến các thủ đoạn khôn khéo của Jodl. Thái độ của ông được xác định vừa do cả tánh vừa do tình trạng của ông đối với Hitler. Năm 1941, sau vụ thất bại của cuộc tấn công vào Mạc-tư-khoa, Hitler đã bắt Guderian hồi hưu. Sau vụ chính biến do quân đội chủ xướng ngày 20 tháng 7 năm 1944, tướng Zeitzler, Tổng Tham mưu trưởng bị giải chức, Guderian lại được tín nhiệm trở lại và được chỉ định vào chức vụ ấy. Người ta biết rằng, từ ngày đó, lòng tin của Hitler vào tập thề sĩ quan và vào Bộ Tổng tham mưu đã lung lay rất nhiều. Như vậy sự trở lại quân đội của Guderian không được thực hiện dưới sự tán trợ tốt đẹp. Mối tương quan giữa họ với nhau tương đối tốt đẹp trong mấy tháng đầu tiếp theo sau đó, tuy nhiên một vụ đụng chạm đã xảy ra vào tháng 12 năm 1944. Nó phát xuất từ sự khác biệt trong quan điểm chiến lược. Ít ra Guderian cũng có giá trị riêng của ông là dám cãi lại với Hitler. Có lẽ ông ta gần như là người độc nhất trong đám cận thần của Hitler hãy còn cỏ sự can đảm ấy.

------------------
        1. O.K.W. : Ober Kommando der Wehrmacht : Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Quân lực.

        2. Đọc : "Những trận đáuh lịch sử của Hitler Sòng Kiên xuất bản —Sách in lần thứ hai.

        3. O.K.H, : Oberkommanđo des Heeres: Bộ Tư lệnh Tối cao Lục quân.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Tám, 2017, 10:50:57 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2017, 10:51:31 pm »


        Ngay cả sau sự thất bại của cuộc Tổng phản công tại Ardennes, Fuhrer vẫn bị chế ngự bởi một định kiến là không bao giờ để bị dồn vào thế phòng thủ tuyệt địa. Ồng ta tưởng tượng là có thể dấu được yếu điểm của mình trước kẻ thù bằng cách hành động một cách hung hăng, Adolf Hitler chỉ biết có tấn công. Tấn công bằng mọi giá, đấy là châm ngôn chính trị và quân sự của suốt cuộc đời ông. Mục tiêu chiến lược của ông là trước hết phải tranh thủ thời gian. Guđerian cho rằng quan niệm ấy sai lầm, quan niệm của ông hoàn toàn trái ngược, ông cho rằng các trận tuyến kéo dài quá và lực lượng của chúng tôi không đủ để có thể vừa phát động một cuộc tấn công ở một phía, vừa chống trả khả mạnh trong thế thủ ở phía kia, nhứt là ở phía Đông. Tình hình cực kỳ căng thẳng trên tất cả các tuyến phòng thủ của chúng tôi. Vì lẽ biết quá rõ mặt trận Miền Đông và tiềm lực quân sự của Nga Sô, Guderian đã ước lượng đúng mức mối đe dọa đang đè nặng lên cạnh sườn nầy. Mục tiêu chính của ông là ngăn chặn bằng mọi giá không cho quân đội Nga Sô Viết tràn ngập Trung Âu. Do đó ông đề nghị tập trung tất cả các lực lượng còn khả dụng để kết tạo và phòng ngự một thành lũy hùng mạnh ở phía Đông. Để có thể đạt mục tiêu ấy, lẽ tự nhiên là phải đề phòng tuyến phía Tây yếu đi, từ bỏ các thành công vì uy tín hão và rút bỏ khu vực Courlande.

        Chuyện gì đã xảy ra trong thực tế? Hitler đã từ chối rút ra hậu quả của sự thất bại phải gánh chịu tại Ardennes. Ông đã cương quyết ra lệnh không được đề cho cuộc phản công bị gián đoạn và cấm ném vào mặt trận Miền Đông các đơn vị vừa được thong thả. Kết quả là các sự việc mà bộ Tổng tham mưu vừa loan báo đã xảy ra. Ngày 12 tháng giêng, với một lực lượng đáng kể, quân Nga mở một cuộc tấn công vĩ đại vào con sông Vistule, ở phía Nam Varsovie. Vì phòng tuyến của chúng tôi quá yếu nên chỉ cần vài ngày là quân Nga đã phá vỡ gần như hoàn toàn tất cả những cơ cấu phòng thủ của chúng tôi, Ba Lan bị mất, lập tức đến phiên vùng Silésie, rồi phần lớn nhất của Đồng Phổ và các tỉnh ở phía đông con sông Oder. Sau khi chiếm Kustrin, Hòng quân đã ở ngay ngưỡng cửa Bá-linh.

        Guderian chấm dứt phần trình bày, chào kính và rút lui. Tôi đến bàn giấy thu dọn các bản đồ sau chót. Rồi đến phiên tướng Christians, chồng của một trong ba nữ thư ký của Hitler. Ông ta bắt đầu trình bày tình hình trên không. Goering và Tham mưu trưởng của ông, Tướng Roller nghe thuyết trình với vẻ xa vắng. Trong khi đó, Guderian đến gần Doenitz, kéo ông này ra cuối phòng và nói nhỏ nhưng với giọng khẩn khoản. Ông ta biết ảnh hưởng của Đô đốc đối với Hitler và Đô đốc sẽ làm cho Hitler chấp nhận đề nghị dễ dàng hơn là ông. Mặt trận vùng Couiande lại được đề cập đến.

        Guderian tuyệt đối muốn mang trở về Đức, đề tăng cường cho mặt trận miền Đông, 23 Sư đoàn thuộc các Binh đoàn XVI và XVIII đang bị vây hãm ở đó. Đối với các đơn vị này, mở một đường máu đề tiến về Đông Phổ là chuyện không còn có thể làm được nữa. Cuộc di tản chỉ còn có thể thực hiện được nhờ hai hải cảng Windau và Libau. Nhưng phải làm gấp mới được. Mỗi ngày chậm trễ sẽ làm cho phương tiện chuyển vận bị giảm bớt đồng thời mối nguy sẽ phải gánh chịu nhiều sự tổn thất nặng nề gia tăng. Người ta cần từng binh sĩ một. Tuy nhiên, Hitler, vì Thụy Điển cho nên đã gạt bỏ tất cả các đề nghị của Guderian về vấn đề này. Hitler sợ rằng Thụy Điền sẽ tham chiến vào phút chót mặc dầu Đại sứ của ông ở Stockholm đã đoan quyết ngược lại, và ông nghĩ rằng chỉ có sự hiện diện của các sư đoàn tại Courlande mới còn giữ được không để cho Thụy Điền nhảy vô vòng chiến.

        Christians tiếp tục bài thuyết trình. Ông nói về các cuộc oanh tạc của đối phương trên các mặt trận sôi động dữ, và công cuộc tiếp tế bằng đường hàng không cho những đơn vị bị bao vây. Hitler nóng nảy ngắt lời ông : "Goe- ring, công việc chế tạo máy bay săn giặc mới đã đến đâu rồi"?, Goering ấp úng vài tiếng rồi nhường lời cho Roller. Ông này lại chuyển lời cho Christians trả lời :

        "Thưa Fuhrer, công cuộc chế tạo có gặp một vài khó khăn, hệ thống chuyền vận bằng đường sắt ngày càng khó nhọc, tôi...", Hitler lại ngắt lời ông bằng một cử động đột ngột: "Bỏ qua đi!", ông ta nói với giọng khàn khàn.

        Christians lại tiếp tục thuyết trình. Làm sao người ta cò thề chế tạo các kiểu phi Cơ mới được ? Vừa mới hoàn thành một kiểu phi cơ và bắt đầu lo sản xuất hàng loạt thì Hitler can thiệp vào bắt hoàn thiện thêm một vài điểm mà kẻ nào đó đã xúi dại ông, ông ta liền ra lệnh cấm xúc tiến việc sản xuất đã gần như xong xuôi và ra lệnh nghiên cứu một kiều mẫu mới. Kỹ nghệ hàng không Đức do đó không thể nào sản xuất hàng loạt một kiểu máy bay được nữa. Mặt khác, kỹ nghệ hàng không lại phải chịu đựng các cuộc oanh tạc hãi hùng và tỏ ra thua kém Anh Mỹ đến mức độ không còn hy vọng gì nữa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2017, 10:22:24 pm »


        Tiếp theo là Đô đốc Wagner, tư lệnh hành quân hải chiến trình bày tình hình thuộc lãnh vực của ông. Như thường lệ, Doenitz ngồi ngang mặt Hitler. Bên cạnh ông là Đô đốc Puttkamer, phụ tá cho Hitler từ năm 1934 và là sĩ quan liên lạc với Thủy sư Đô đốc. Chẳng có gì nhiều để trình bày. Vấn đề tiếp tế cho các đơn vị tại Courlanđe và tại Na Uy, vài chiến công yếu ớt của tàu ngầm và vài trận đánh do các đơn vị duyên phòng thực hiện. Chỉ có thế !

        Buổi hội nghị về tình hình chính thức coi như đã chấm dứt. Mọi cặp mắt đồ dồn vào Đô đốc Doenitz khi ông nầy nói với Hitler : "Thưa Fuhrer, sau khi thảo luận với O.K.H, tôi có một vài điểm để nói thêm về vấn đề di tản chiến thuật các đơn vị tại Courlande. Kế hoạch di tản đã sẵn sàng. Bằng cách vận dụng tất cả chiến thuyền cơ hữu, bằng cách xử dụng tất cả trọng tấn mà chúng tôi có thể cung cấp được và bằng cách nhờ không quân che chở hữu hiệu, tôi tính rằng chủng ta sẽ cần bốn tuần để đưa người và quân dụng trở về. Tuy nhiên việc bỏ lại một số cơ giới nặng là việc không tránh được. Tổng quát, cần phải rút 500.000 người. Khả năng của Windau và Libau rất đầy đủ đề thực hiện chiến dịch". Hitler dửng dậy đi lui đi tới vài bước ngang qua căn phòng. Bỗng nhiên ông ta quay lại và bằng một giọng lanh lảnh, gần như là hét lên, ông tuyên bố :

        "Tôi đã nói rằng không thể có vấn đề di tản các đơn vị tại Courlande. Tôi không thể bỏ lại quân dụng. Mặt khác, tôi phải đề phòng Thụy Điển". Đoạn dịu giọng, ông nói tiếp :

        "Có thể đưa về một Sư đoàn, Guderian, trình tôi ý kiến về vấn đề nầy vào sáng ngày mai. Xong rồi, xin cám ơn quí ông. Bormann, xin anh ở lại".

        Tất cả các sĩ quan chào kính. Các tùy viên thu dọn tài liệu, và mọi người đi ra, trừ Bormann.

        Trong phòng đợi quang cảnh lại náo nhiệt trở lại. Các tùy viên gọi điện thoại. Goering cáo từ cùng với người phụ tá trẻ. Himmler cũng rút lui cùng với Kaltenbrunne và Fegelein. Những người khác ngồi xuống chung quanh các chiếc bàn, giải khát và thảo luận về tình hình. Một binh sĩ hầu cận đến gần Keitel và mở nắp một hộp xì gà mời ông. ông Thống chế cười thoả mãn, chọn một điếu với sự chăm sóc có vẻ quả đáng và sửa soạn châm lửa. Ông ta cũng lấy một điếu thử hai và nhét vào túi áo nhỏ. Doenitzuong rượu mạnh với các sĩ quan của ông. Mọi người chia tay nhau chừng nửa giờ sau đó. Chúng tôi lại đi theo lộ trình bất tận, qua các hành lang và tiền đình, vượt qua các hàng rào kiểm soát và lính canh, và rồi bước ra ngoài trời. Lúc đó đã 19 giờ 30, chúng tôi lên xe đi về.

         Bầu trời đêm trong suốt và nhiều sao. Đèn xe tắt hết, chúng tôi tiến qua thành phố tối om, diễn qua trước hàng dãy đống gạch ngói đổ nát bất tận. Không có một dấu hiệu nhỏ nào của sự sống, không một tia sáng yếu ớt nào. Với vẻ ma quái, như là dấu tích còn sót lại của một thế giới đã biến mất, những bức tường còn lại vểnh mũi nhọn lên trời. Thật khó mà tưởng tượng rằng, ngày trước, nơi đây đã có một thủ đô cực kỳ náo nhiệt, những con đường tràn ngập ánh sáng và sức sống, với những cửa hàng xinh đẹp và nhiều người ăn mặc thanh lịch đi dạo phố. Người tài xế thình lình lái xe chệch sang một bên để tránh một trái bom chưa nổ. Chúng tôi ra khỏi thành phố và chiếc xe lao mình vào con đường thoang thoảng hương thông.

        Sau chừng nửa giờ, chiếc xe quanh về phía trái và dừng bánh trước một cánh cổng lớn. Chúng tôi đã đến Tổng hành Dinh Jossen ở cách Bá-Iinh khoảng 30 cây số về phía Nam.

        Nó gồm hai nhóm cơ sở chính : "MaybachI" mà hiện tại chúng tôi đang có mặt, và nơi đặt Bộ Tham mưu của O.K.H. và "Mavbach II" cách thêm 300 thước ở phía Nam về phía Wunsdorf, nơi đây lại có một bộ phận chi nhánh của O.K.W. Các hầm ẩn trú được kiến trúc như nhà ở,( được lập lại rải rác trong khu rừng Marche được che dấu kỹ đến nỗi người ngoại cuộc không thề nghi ngờ gì được. Ngay khi vừa đến nơi chúng tôi được báo cho biết một cuộc báo động có thể sắp diễn ra.

        Đến 21 giờ, Dinh Tể Tướng gọi đến "Hội nghị tại hầm trú ẩn của Fuhrer vào nửa đêm. Vào theo Đại lộ Hermann Goering. Tướng Gehlen mang theo tài liệu liên quan đến mặt trận Hung Gia Lợi và Poméranie". Hitler thường triệu tập các cuộc hội nghị đêm kiểu nầy mà không cần nghĩ đến chuyện làm phiền cộng sự viên. Vì chính ông gần như là chỉ làm việc vào ban đêm. Đối với chúng tôi đấy chỉ là một sự mất thì giờ phiền phức. Mỗi lần như như vậy, Guderian cực kỳ phiền giận vì chúng tôi vốn dĩ đã quả nhiều việc rồi. Tôi vừa đặt ống nghe xuống thì Dinh Tể Tướng lại gọi nữa : "Vì lý do bảo động oanh tạc, hội nghị dời lại đến một giờ sáng. Ngoài ra không có gì thay đổi". Lại một đêm không ngủ nữa !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2017, 09:05:31 pm »


        Từ ngày bắt đầu có các cuộc oanh tạc, chúng tôi đã xuống ở tầng nhì của hầm trú ẩn chìm dưới đất. Mỗi một trong 12 hầm trú ẩn có hình mỏng ngựa gồm có hai tầng, hầm nầy nối kết với hầm khác. Ngoài ra, một hệ thống liên lạc ngầm dưới đất nối liền trụ sở của chúng tôi với trạm 500, một trung tâm điện thoại lớn nhất Đức quốc đặt sâu 20 thước dưới lòng đất. Từ đó xuất phát các mạch dây quân sự và dân sự quan trọng nhất nối liền các trung tâm đầu não của thủ đô và vùng phụ cận với các quốc gia Âu Châu chưa bị Đồng minh tái chiếm. Cơ sở nầy đã hoàn tất từ năm 1939, Tổng hành dinh đã ở đấy trong chiến dịch xâm chiếm Ba Lan1 và trong thời sắp phát động cuộc tấn công về phía Tây. Vào thời kỳ ấy vị Chỉ huy trưởng là Brauchitsch có tướng Halder làm Tham mưu trưởng. Báo động chấm dứt, chúng tôi lại trở lên. Sự di chuyến bao giờ cũng nhọc mệt vì phải mang theo tất cả các tài liệu quan trọng. Chúng tôi lại trở lại Bá-linh một lát sau nửa đêm. Chân trời được chiếu sáng bởi một đám cháy khổng lồ. Trước khi khởi hành chúng tôi đã hỏi xem coi các khu vực nào đã vừa bị oanh tạc để không bị kẹt nửa đường một cách vô ích.

        Chúng tôi rời Đại lộ Hermann Goering để chầm chậm tiến vào lối đi hẹp dẫn đến hầm trú ẩn của Fuhrer. Số lính gác được tăng gấp đôi vào ban đêm. Gần như mỗi bước đều có một lính canh, họ mang tiểu liên và lựu đạn. Trong bóng tối, việc kiểm soát được thực hiện nghiêm ngặt còn hơn ban ngày. Một binh sĩ đưa chúng tôi cho đến lối vào hầm nằm trong hoa viên của Dinh Tể Tướng và giao chúng tôi cho trạm gác ở đấy.

        Chúng tôi phải đi xuống 37 bậc thang vì mái hầm bằng bê tông cốt sắt ở đây dày đến tám thước. Hầm trú ẩn của Fuhrer chỉ là một phần của cơ sở ngầm dưới Dinh Tề Tướng và gồm có hai phần : một phần dùng làm chỗ ở đích danh của Hitler, văn phòng, phòng ngủ, phòng tắm và một phòng họp với một phòng đợi. Từ đó một hành lang dẫn đến năm phòng khác : chỗ ở của giáo sư Morcll, bác sĩ riêng của Hitler, con chó và bầy chó con của ông ta, một phòng làm trung tâm tin tình báo, một phòng cho đội cận vệ và một w.c. Trong hành lang có bốn tổng đài điện thoại. Mười hai bậc thang đưa lên phần thứ hai mà nóc hầm chỉ dày có ba thước. Chỉ có phần trú ẩn của Hitler là đã hoàn tất khi trận đánh Bá-linh bắt đầu.

        Dưới chân cầu thang, chúng tôi gặp lại các sĩ quan ss đã tiếp đón chúng tôi hồi chiều. Chúng tôi phải để lại áo choàng và vũ khí. Các xách tay lại bị khám xét cẩn thận, chúng tôi lại phải bình thản và tươi cười trong khi những cái nhìn như muốn lột trần chúng tôi chiếu thẳng vào người. Rồi chúng tôi đi vào phòng đợi và chờ ở đó. Kaltenbrunner chào Guderian. Bormann vẫn còn ở cạnh Hitler. Sau đó ít lâu, cửa mở và Bormann mời Kaltenbrunner vào.

        Chúng tôi ở lại phòng đợi một mình với biết bao ý tưởng. Mới thoạt nhìn, tôi cảm thấy một mối bất thiện cảm không cưỡng lại được đối với Kaltenbrunner, thật khó mà giải thích tại sao. Ông ta cao đến gần hai thước, có cặp vai đặc biệt rộng và hai bàn tay ông là hai chiếc ê-tô thật sự. Mỗi lần bắt tay ông ta là tôi lo cho bàn tay của tôi. Nét mặt của ông có vẻ thô lỗ và hung dữ. Một vết thẹo dài vắt ngang mặt và không bao giờ người ta có thể tưởng tượng được đó là một người trí thức. Ông ta gốc người Áo và tạo được sự nghiệp bằng sự cuồng tính và tính tàn nhẫn và những mưu mô, các mưu mô nầy không phải do chính ông ta tự tay sắp đặt tất cả. Vì lẽ các mưu mô ấy xác định tính cách đặc biệt của môi trường ông ta sống, tưởng nên ngừng tại đây một lát vì lẽ cũng có đôi chút thú vị.

--------------------
        1. Đọc: "Hitler, người phát động thế chiến thứ hai" Sông Kiên xb — Sách đã phát hành.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2017, 10:59:09 pm »

      
        Sau khi nắm chính quyền và cho đến lúc cuộc chiến sắp bùng nổ, chính Hevdrich là người nắm giữ nhiệm vụ lãnh đạo ngành An ninh của chế độ tập họp dưới quyền lực lượng cảnh sát hình sự và chính trị cũng như cơ quan SD và sở Gestapo ; ông ta còn tiến đến mức đặt Himmler vào một thế có thể gọi là lệ thuộc vào ông ta. Đấy là câu chuyện ai ai cũng biết mà Heyđrich luôn luôn biết dàn xếp để đạt đưọc cứu cảnh của mình. Sau khi chiến tranh bắt đầu, vài người thân cận của Himmler, nhất là Schellenberg và Ohlendorf thành công trong việc bôi đen Heydrich với Himmler .Heyđrich thấy ảnh hưởng của mình đối với Hỉmmler giảm sút nhưng đã dàn xếp để chiếm được sự tin cẩn của Hitler. Tánh kiêu căng bệnh hoạn của ông, lòng tham vọng vô biên làm cho ỏng ta muốn có một lãnh vực hoạt động mới hoàn toàn độc lập với Himmler. Ông đã đạt đến kết quả là được bổ nhiệm vào chức vụ Toàn quyền Bảo hộ xứ Bohême- Moravie và bị ám sát chết năm 19431 bởi những người Tiệp Khắc sau khi đặt xứ này duới một chế độ khủng bổ đẫm máu. Himmler lợi dụng cơ hội để củng cố vị trí của mình, ông phải ngăn chặn sự trở lại của một người đối thủ nguy hiểm như Ihế. Do đó ông ta đã gạt bỏ Streckenbach, môn hạ của Heydrich để gọi Kaltenbrunner thế vào chức vụ cũ của ông này, lúc đó Kaltenbrunner là lãnh tụ cơ quan Gestapo và cơ quan SD tại Vienne. Thoạt tiên Kaltenbrunner chỉ là một dụng cụ ngoan ngoãn trong tay của Himmler, nhưng chẳng bao lâu sau lại bị lôi cuốn vào một đợt sóng khác.

        Lúc ấy có ba người cạnh tranh nhau để dành sự sũng ái của Hitler : Goebbels, Himmler và Bormann. Ribbentrop bị gạt ra ngoài từ lâu rồi, chính Goering cung bị dồn vào phía sau. Uy tín của ông ta bị sứt mẻ nhiều do sự thất bại của Không quân Đức. Mỗi người trong số năm người đó ghét cay ghét đắng những người khác, và tìm cách dùng mưu hoành đạt nhau một cách thường trực. Khi Himmler được bổ nhiệm làm Tư lệnh Binh đoàn "Sồng Vistule" vào năm 1944, và bắt đầu tập trung trong tay càng ngày càng công khai, toàn bộ quyền binh dân sự và quân sự, Bormann đã cảm thấy rất sợ hãi cho vị thế của chính mình, ông ta tin rằng có thể tìm thấy nơi Kaltenbrunner một dụng cụ thích nghi cho các sự vận động của ông. Khéo léo, đầy âm hiểm, ông ta cố gắng đẩy Kaltenbrunner lên vai trò quan trọng hàng đầu cạnh Hitler. Các cuộc vận động của ông ta càng được dễ dàng thêm, nhờ sự kiện theo đó Himmler, do các chức vụ mới, bắt buộc phải thường có mặt tại Tổng hành dinh của ông ta đặt tại Bade, san đó lại được di chuyến đến Prenzlau, phía Tây Nam Stettin, đề chứng tỏ khả năng quân sự của ông. Kaltenbrunner leo rất mau lên các cấp bậc đến mức được Hitler ra lệnh trực tiếp mà không cần phải qua trung gian Himmler, thượng cấp của ông ta.

        Chúng tôi chờ đợi khoảng nửa giờ khi Hitler, Bormann và Kaltenbrunner xuất hiện. Sau nghi thức chào hỏi ngắn ngủi, chúng tôi bước vào phòng và Hitler lập tức yêu cầu Guderian trình bày tình hình mặt trận Miền Đông. Căn phòng nhỏ chỉ rộng chừng năm thước vuông, vách tường trơ trụi và được quét vôi màu xám. Bàn ghế trong phòng chỉ có một ghế dài nâu, gắn liền vào tường, một chiếc bàn lớn trải bản đồ và một ghế bành nhỏ. Số người tham dự hôm nay rất hạn chế. Guderian biết rằng phải lợi dụng cơ hội rất hiếm có nầy. Ông ta cố gắng hết sức làm cho phần trình bày càng nổi bật càng tốt và đặc biệt đưa ra ánh sáng mối đe dọa đè nặng lên Bá linh, Đức Quốc, ông tuyên bố một cách cương quyết, sẽ đứng vững hay sẽ sụp đổ cùng với Thủ đô của nó. Vậy phải cố gắng bằng mọi giá đầy xa sự đe dọa đó. Hitler hỏi tầm quan trọng của các lực lượng mà Hồng quân đang điều động về phía Bá-linh. Tương quan lực lượng là 5 chống 1 và phần bất lợi thuộc phía chúng tôi. Gehlen muốn trải các cuộn bản đồ đế nhấn mạnh cho Hitler rõ hơn sự bất cân xứng lực lượng đó. Nhưng Hitler ra hiệu ngăn ông lại.

        Guderian tiếp nối phần trình bày và giải thích chi tiết kế hoạch của ông về vùng Pomé- ranie. Ông ta vận dụng tất cả tài thuyết phục của mình để chứng minh rằng tình thế của chúng tôi rất tuyệt vọng và các đề nghị của ông là cơ may độc nhất của chúng tôi để thoát hiểm. Cần phải hồi hương ngay lập tức hai Binh đoàn đang trú đóng tại Courlande, tập họp tức khắc các lực lượng trừ bị có thể vận dụng được trong nội địa, di chuyển ngày đêm đến Poméranie cùng với Quân đoàn VI Thiết kỵ ss do Sepp Dietrich chỉ huy, vừa mới chiến đấu tại Arđennes, và đừng do dự để cho phòng tuyến phía Tây yếu bớt. Như vậy người ta có thể tập trung từ 30 đến 40 Sư đoàn với chừng 1.500 chiến xa. Với các lực lượng ấy Guderian sẽ tấn công tại Poméranie hướng về mặt Nam và tại khu vực Glogau hướng về mặt Đông Bắc. Ông ta hy vọng thế này : thứ nhất, đẩy xa nguy cơ đang đe dọa Bá-linh thứ hai, tái chiếm vùng Silésie và các nhà máy kỹ nghệ của vùng nầy, thứ ba, xây dựng một tuvến phòng ngự vững chắc dọc theo biên giới, phòng tuyến nầy sẽ mang tên là phòng tuyến Tirschtiegel. Phải dốc hết toàn lực vào lá bài cuối cùng còn lại nầy. Nếu địch quân đầy mạnh được lợi điểm của họ ở phía Tây, hậu quả sẽ ít trầm trọng hơn là nếu tình hình sa sút ở phía Đông. Phải đẩy Hồng quân ra khỏi Đức Quốc bằng mọi giá.

        Guđerian bắt đầu nói nhanh hơn và với nhiều nhiệt tâm hơn thường lệ. Ông ta không lưu tâm đến các cử chỉ của bàn tay Hitler như muốn để qua một bên, gạt bỏ các đề nghị của ông, mà cử tiếp tục giải thích sự cần thiết phải chấp nhận các đề nghị đó, được hỗ trợ bởi các tin tình báo do Gehlen mang lại, đó là các tin tửc cực kỳ chính xác. Ông ta trỏ vào các bản đồ, các đồ biểu, các bản liệt kê dựa theo kết quả của các chuyến bay thám thính, của các cơ sở tình báo, các cung từ tù binh và đào binh.

        Hitler không ừ hữ một tiếng nào cả. Ông ta nhìn chăm chăm vào các tấm bản đồ như là không nghe thấy gì cả. Hai bàn tay ông nắm lấy nhau một cách xung động. Guderian dứt lời. Ông ta mệt mỏi, nhìn Hitler tràn đầy hy vọng. Hitler vẫn luôn luôn bất động. Ông ta tạo một sự im lặng đầy lo ngại, đôi lúc bị khuấy động bởi những tiếng ầm ầm xa xa do các trải bom nổ chậm phát nổ. Tôi gần như không dám thở và cảm thấy tim mình đập mạnh liên hồi. Số phận của mặt trận Miền Đông đang được quyết định. Hitler chậm chạp đứng dậy kéo lê chân đi vài bước và nhìn trân trối vào khoảng không. Thình lình ông ta dừng bước và ra lệnh cho chúng tôi lui ra một cách mau lẹ và lạnh lùng. Chỉ có Bormann ở lại với ông ta.

        Con xúc xắc cuối cùng vừa được quăng ra.

------------------
        1. Đọc : "Hitler, người phát động thể chiến thứ hai". Sông Kiên xb. Sách đã phát hành.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2017, 03:37:46 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 03:39:45 pm »

       
II

HITLER VÀ CÁC TƯỚNG LÃNH CỦA ÔNG

        Như thưởng lệ, Hitler không chịu nghe theo các đề nghị của Bộ Tổng tham mưu. Số 22 Sư đoàn của các Binh đoàn XVI và XVIII vẫn ở lại Courlande. Quân đoàn Thiết kỵ ss và vài Sư đoàn có thể được trích ra từ mặt trận Miền Tây và tại Đức vẫn không được gởi đến Poméranie, nơi đây binh sĩ của chúng tôi coi thường cái chết đề chiến đấu chống lại một bức tường thép lửa. Nhưng tại Hung Gia Lợi, 1200 chiến xa được tập trung đề thực hiện một cuộc tấn công điên rồ lên mạn Bắc và mạn Đông hồ Balaton, nẳm về phía tây Budapest. Tại đấy đã có sẵn lực lượng tập trung của Binh đoàn VI chỉ huy bởi Tướng Balk, Quân đoàn VI Thiết kỵ của Sepp Dietrich và một đơn vị kỵ binh. Ý định của Hitler là bắt họ tấn công về phía Nam và phía Đông để tái chiếm tất cả khu vực nằm giữa Punfkirchen và ngã ba sông Danube với sông Drave, tái hội nhập Budapest vào hệ thống phòng thủ Đức lấy sông Danube làm xương sống của tuyến phòng thủ ấy. Ngược lại cuộc tấn công tại Poméranie thì được đảm trách bởi Binh đoàn III, rất yếu, với chừng 500 chiến xa.

        Tuy nhiên Guderian vẫn không sờn lòng. Cho đến tháng 3, cùng hiệp ý với Tướng Gehlen, ông đã cố thuyết phục Hitler từ bỏ các kế hoạch của ông ta nhưng không có kết quả nào khác hơn là càng bị Hitler nhìn với một nhãn quan xấu.

        Khi Gehlen tỏ ra khẩn khoản trong một cuộc tiếp xúc mới, trưng ra các tin tức tình báo chính xác, dựa trên các sự kiện hiền nhiên, chứng minh ưu thế to tác của địch quân, nhấn mạnh rằng địch quân làm chủ bầu trời và họ không ngừng gia tăng sản xuất chiến xa và đại bảc, Hitler thình lình đứng bật dậy và tuyên bố một cách kiêu kỳ :

        "Tôi bảc công việc này của Bộ Tổng tham mưu. Đoán biết ý định của quân thù và từ đó rút ra những kết luận hữu ích là công việc của bậc thiên tài, và bậc thiên tài thì không bao giờ bận bịu vì các chuyện vụn vặt như các chuvện mấy ông trình tôi !"

         Đến mức ông còn cấm Guderian và Gehlen trình bày tình hình "một cách có ẩn ý" mỗi khi họ phải trình báo lên ông những tin tức xấu. Nhiều lẫn ông ta tuyên bố rằng ông có bốn phận phải theo đuổi mà không vướng mắc một trở ngại nào các chủ tâm của một đại lãnh tụ quân sự của ông. Vào đầu tháng 4, ngay sau khi Guderian ra đi, Tướng Gehlen bị cất khỏi chức vụ chỉ huy "phân bộ quân đội ngoại quốc Miền Đông", và theo lệnh của Fuhrer, phân bộ này phải thu hẹp lại đến nỗi không còn có thể làm được việc gì nghiêm chỉnh nữa. Lưỡi búa cũng giáng lên chính Guđerian sau đó.

        Trong vòng thảng 3, nhiều khó khăn đã xảy ra trong việc lựa chọn các vị chỉ huy quân sự. Nhân một buổi hội Guderian lưu ý Hitler về Thống chế Manstein, và đề nghị gọi Thống chế trở lại quân đội. Manstein là người đã chiến thắng tại Sébastopol và sau đó là một trong những Tướng lãnh sung sướng nhất hoạt động với Binh đoàn XI trong khu vực phía Nam của mặt trận Miền Đòng. Tuy nhiên ông đã phạm "lỗi lầm không thể tha thứ được" là nhiều lần dám khuyên Fuhrer cẩn thận trong đường lối chiến tranh tại Nga Sô. Ông ta phải về vườn. Khi Guderian nêu tên ông ta ra trước hội nghi, Hitler trả lời : "Nếu tôi cỏ được 40 Sư đoàn xung kích được trang bị tuyệt hảo, tôi sẽ không giao cho ai khác chỉ huy ngoài Manstein. Có lẽ đó là sĩ quan giỏi nhất mà Bộ Tổng tham mưu đã sản xuất ra, nhưng tôi không thể dùng đến ông ta trong tình thế hiện tại. Ông ta không tin tưởng ở chủ nghĩa Quốc Xã. Do đó ông ta không thể nào chịu đựng nỗi gánh nặng trách nhiệm mà ngày nay là phận của mỗi một đại lãnh tụ quân sự".

        Vào tháng 3, khi Hitler được báo cho biết sự thất bại của trận phản công tại hồ Balaton, ông ta nổi một con thịnh nộ kinh hồn chưa từng thấy. Ông ta quên mất rằng chính mình đã ra lệnh mở cuộc tấn công đó. Theo ý ông, cuộc thất trận này phát sinh do sự thiếu nhiệt tín của Tướng Wôhler, Tư lệnh Đạo quân miền Nam. Tay nắm chặt, ông ta hét lớn với Guderian : "Wôhler đa luôn luôn chống lại chủ nghĩa Quốc Xã với thái độ ngạo mạn tệ hại nhứt. Hắn không có nhiệt tâm. Một con người nắm trong tay nhiều trách nhiệm to lớn mà như vậy thì thử hỏi tôi còn có thề trông cậy được gì ?" Lập tức Wôhler bị bãi chức.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM