Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Năm, 2024, 02:26:54 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.  (Đọc 115622 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #10 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2007, 08:44:16 pm »

Bác chơi khó rồi, em có biết tiếng tầu nào đâu.
Về từ ngữ em thấy sách vở của nhà ta hay gọi rocket là hoả tiễn, pháo hoả tiễn rồi pháo phản lực. Missile là tên lửa. Còn phân loại thì rocket là tên lửa không dẫn hướng, missile là tên lửa có dẫn hướng.

Tên lửa trong tiếng Anh là rocket. Những thứ gì lấy tên lửa làm động cơ cũng thường gọi luôn là rocket (hiện tượng nói tắt thường thấy).

Missile trong tiếng Anh là đạn tự hành, chấp nhận chuyện viết là missle. Ở wiki tiếng Anh trước đã có người nói đúng, nhưng sau bọn nó xóa sạch, xóa cả history. Tiếng Tầu là đạo đạn 飛彈, đạo này là đạo dẫn, dẫn dắt của đạo giáo đấy. Trước đây cứ đạn có điều khiển là missile, nhưng gần đây Mỹ hay dùng là đạn có tự đẩy và điều khiển.

Như vậy, missile đạn được dẫn, đạn có diều khiển, đạn tự hành.....ATGM đạn chống tăng có điều khiển, AGM là đạn có điều khiển không đối đất. Trước đây nhà mình dịch rất chuẩn, SAM là đạn đất đối không có điều khiển, báo cáo lính đều ghi là đạn, chỉ mấy ông nhà báo lúc nào cũng tên lửa.

Bây giờ nhiều cái tên lửa quá sai, nhưng tớ nghĩ chúng mình đừng lên sai. Ví dụ, BGM-109 Tomahaw là đạn có điều khiển, AS-1 cũng là đạn có điều khiển, nhưng không phải tên lửa. Người Nga gọi là đạn có cánh, mấy nhà báo dốt hồi trước nhầm thành tên lửa (cuối những năm 1970), những mấy thằng dốt ấy to quá, thành ra phải sai theo báo đảng. Hai loại đạn trên có động cơ chính là động cơ Turbine, không phải động cơ tên lửa. Hay AGM-62 không có tí động cơ nào (AGM- air to suface missile), không phải là tên lửa cũng chả máy bay, nó là bom lượn. AS-1 ban đầu được gọi là đạn dạng máy bay, sau Nga gọi chung là đạn có cánh, Mỹ gọi những đạn có động cơ hoạt động trong suốt hành trình là đạn hành trình.

Vũ khí thì hay lấy tên lửa làm động cơ nên đạn có điều khiển đa phần là tên lửa, như ATGM AT-3 hay SAM-2 đều là tên lửa. Nhưng rõ ràng, missile hay được nhầm làm tên lửa, và nhiều cái tên lửa không phải missile. Ngư lôi cũng là một loại missile, đạn hành trình đạn có cánh đa phần không dùng động cơ tên lửa làm động cơ chính nhưng là missile.

Theo tớ, chúng mình nên "bầu" ra một từ thay thế, nhiều người sai, nhưng chúng mình không nên sai.

Việc dùng từ nào chưa biết, còn tùy anh em. Nhưng phải có 'đạn', có vào hợp lý ngay. Chả cần biết nó là tên lửa, bom, hay máy bay nhưng làg đạn tất, rất hợp lý. Tuy vậy, "bầu" xong từ mới cũng cần nhắc nhau dùng mới quen.


Trước khi "bầu cử" từ này, chúng ta thảo luận tiếp thiết giápbọc thép.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười, 2007, 08:53:46 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2007, 11:06:30 pm »

Thế các bác phân biệt mấy cái này như thế nào Cheesy
- Fighter Ground Attack
- Fighter-Bomber
- Ground Attack
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #12 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2007, 05:55:19 pm »

Thế các bác phân biệt mấy cái này như thế nào Cheesy
- Fighter Ground Attack
- Fighter-Bomber
- Ground Attack

Theo ý tớ thôi nhé, mấu thuẫn tí nữa giải guyết ở Lan Chín.

- Ground Attack là tấn công mặt đất.
- Bomber ném bom
- Fighter là đánh nhau
Tất nhiên, ném bom cũng là xuống đất. Nhưng người ta phân biệt Ground Attack khi phải tấn công chính xác những mục tiêu có bảo vệ tốt. Trước đây, dể tấn công chính xác có mỗi bổ nhào nên còn gọi là ném bom bổ nhào. Sau này có thể bằng đạn có điều khiển, pháo... Ngày nay, việc tấn công mặt đất yếu cầu nhiều chức năng phức tạp nên tách ra một dòng riêng là chống thiết giáp hạng nặng. Các tấn công mặt đất bao gồm nhiều tính năng như các khả năng tìm kiếm, theo dõi, chỉ thị mục tiêu, tương thích với vũ khí mang theo, vận động linh hoạt, bảo vệ tốt (do ở tầm thấp).
Bomber được dùng khi máy bay ném được bom nhưng không có hay yếu những tính năng tấn công chính xác, như các ném bom rải thảm là bomber.
Fighter là một kiểu chiến đấu trên không, chiến đấu trên không bao gồm kiểm soát bầu trời và đánh chặn. Kiểm soát bầu trời là phải bay lâu, kiểm soát bầu trời, chống lại máy bay địch để máy bay ta Ground Attack bombard. Thông thường Fighter hộ tống các bomber sang đất địch nướng chả. Còn đánh chặn interceptor là máy bay đánh nhanh, nhờ tập trung vào chiến đấu trên không nên chiến đấu trên không tốt hơn. Thông thường có động lực rất mạnh mẽ, ít vũ khí nhưng vũ khí khí tài tốt. Khả năng kiểm soát bầu trời kém hơn Fighter như thời gian bay ngắn, vũ khí ít. Thông thường nhất interceptor tiến ra nghênh chiến Fighter và các bomber.

Ném bom rải thảm rất to lớn đường dài nên đi riêng một kiểu.
Nhưng các chức năng - Fighter Ground Attack - Fighter-Bomber - Ground Attack thì có thể làm trên một máy bay. Ví như F-4 có đủ Fighter Bomber . SU-24 là bomber nhưng SU-25 là Ground Attack. SU-27 là Fighter-Ground Attack. F-4 khi đối đất thì chỉ là Fighter-Bomber vì không có khả năng chống tank, chống công sự kiên cố, chống mục tiêu di động.

Việc làm chung chức năng trên máy bay (đa năng) rất quan trọng với hải quân do tầu sân bay chật hẹp, không thể chứa nhiều máy bay. Nhưng làm chung chức năng thì các chức năng đôi khi giảm đi.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Lizzy
Moderator
*
Bài viết: 83


Phái viên của Tư lệnh


« Trả lời #13 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2007, 01:58:16 pm »

- Fighter Ground Attack

- Ground Attack là tấn công mặt đất.

Tất nhiên, ném bom cũng là xuống đất. Nhưng người ta phân biệt Ground Attack khi phải tấn công chính xác những mục tiêu có bảo vệ tốt.


hì..........hì....... em nói trước là kiến thức quân sự của em = 0, nên em chỉ nói trên phương diện em search của anh Gu gồ thôi nhé Cheesy

Em đọc thấy nó giải thích thì cái ground attack nó chỉ là tấn công những mục tiêu cụ thể dưới đất thôi chứ không có nói đến được bảo vệ tốt Cheesy vì những ví dụ đưa ra như tấn công bộ binh, hay tăng thì theo suy nghĩ của em đâu có được bảo vệ tốt đâu ạ

còn định nghĩa về fighter ground attack của em Sơn đây Cheesy

Like most combat aircraft classifications the definition of ground attack is somewhat vague. A key difference between it and otherwise similar designs like attack aircraft is the expectation that they will receive small arms fire and are generally armored to protect the pilot against this threat. In general a ground attack aircraft will also be smaller and more "fighter like" than designs like strike fighters, attack aircraft or interdictors.

Có bác nào giải thích cho em cái "small arms" nó là cái gì không ạ Cheesy đọc thì em hiểu nghĩa nhưng k kiếm được từ chính xác (vốn từ quân sự của em hẻo quá)

Hì.............hì........ cái topic này em thấy hay, nên em tham gia có yếu kém các bác từ từ chỉ dẫn, k nặng lời nhá Cheesy
Logged

Who can say where the road goes
Where the day flows?
Only time...
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #14 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2007, 03:06:14 pm »

- Fighter Ground Attack

- Ground Attack là tấn công mặt đất.

Tất nhiên, ném bom cũng là xuống đất. Nhưng người ta phân biệt Ground Attack khi phải tấn công chính xác những mục tiêu có bảo vệ tốt.


hì..........hì....... em nói trước là kiến thức quân sự của em = 0, nên em chỉ nói trên phương diện em search của anh Gu gồ thôi nhé Cheesy

Em đọc thấy nó giải thích thì cái ground attack nó chỉ là tấn công những mục tiêu cụ thể dưới đất thôi chứ không có nói đến được bảo vệ tốt Cheesy vì những ví dụ đưa ra như tấn công bộ binh, hay tăng thì theo suy nghĩ của em đâu có được bảo vệ tốt đâu ạ

còn định nghĩa về fighter ground attack của em Sơn đây Cheesy

Like most combat aircraft classifications the definition of ground attack is somewhat vague. A key difference between it and otherwise similar designs like attack aircraft is the expectation that they will receive small arms fire and are generally armored to protect the pilot against this threat. In general a ground attack aircraft will also be smaller and more "fighter like" than designs like strike fighters, attack aircraft or interdictors.

Có bác nào giải thích cho em cái "small arms" nó là cái gì không ạ Cheesy đọc thì em hiểu nghĩa nhưng k kiếm được từ chính xác (vốn từ quân sự của em hẻo quá)

Hì.............hì........ cái topic này em thấy hay, nên em tham gia có yếu kém các bác từ từ chỉ dẫn, k nặng lời nhá Cheesy


Chào bé mới quen, bé dễ thương quá, thía mừ bi giừ mới bít.

sờ mon am rờ là vũ khí nhỏ, tức cái giáp yếu đó chỉ chống được súng nhỏ thui mừ. Vũ khí nhỏ được bắn từ mục tiêu.

Em nói đúng đấy. Có điều chứ rõ thôi. Mục tiêu cụ thể của máy bay mặc định là được bảo vệ tốt. Mục tiêu không cụ thể, tức động tác rải thảm thì chỉ cần bom nổ cách nhau hàng trăm mét, nhà dân đổ người chết, thế là được.

Nhưng công trình quân sự cầu cống... bom nổ trên đầu chưa chắc đã chết, cần đánh rất chính xác, mới là mục tiêu cụ thể.

À bé, anh đang xem kịch ở VTV-3, đang có vài over and over, thổi sáo hay thật.

Cái missile mình không hiểu nên gọi là gì nhỉ. Đạn tự hành thì có vẻ đúng, hay là đạn tự đẩy. Nhìn chung bây giờ nói đạn tự hành Tomahaw có vẻ lạ tai nhỉ. Nhưng tên lửa Tomahaw là sai,  Tomahaw có thể có hoặc không động cơ tên lửa xuất phát, nhưng động cơ chính là động cơ turbine, động cơ máy bay. Người nước ngoài cũng không nói Rocket Tomahaw bao giờ cả.

Về thiết giáp bọc thép.
tớ thấy trong nhiều ngôn ngữ, đều tồn tại thiết giáp bọc thép, như armour ironclad. Mình có cảm giác bọc thép ironclad là bọc thép nhẹ, còn thiết giáp armour là giáp dầy. Ví như những chỗ bảo vệ quan trọng của BattleShip thì là armour, còn tầu ram gỗ bọc thép là ironclad. Có đúng không nhỉ.

Còn cái này nữa, cánh quạt chân vịt, đều là Propeller. Thế lúc nào nó là cánh quạt và lúc nào nó là chân vịt nhỉ.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười, 2007, 04:02:12 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Lizzy
Moderator
*
Bài viết: 83


Phái viên của Tư lệnh


« Trả lời #15 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2007, 05:35:42 pm »

Trích dẫn
Cái missile  mình không hiểu nên gọi là gì nhỉ. Đạn tự hành thì có vẻ đúng, hay là đạn tự đẩy. Nhìn chung bây giờ nói đạn tự hành Tomahaw  có vẻ lạ tai nhỉ. Nhưng tên lửa Tomahaw là sai,  Tomahaw  có thể có hoặc không động cơ tên lửa xuất phát, nhưng động cơ chính là động cơ turbine, động cơ máy bay. Người nước ngoài cũng không nói Rocket Tomahaw  bao giờ cả.

Bác ạ, em search tiếp, thì thấy nước ngoài họ nói

Trích dẫn
The main difference between rockets and missiles are that rockets have no guidence. Missilse can turn and track a target, while a rocket has to be aimed directly at a target.

Simply put, a missile is a "smart" rocket.

Nếu cái missile là smart rocket, thì mình dịch là tên lửa cũng đâu có sai, nên việc gọi Tomahaw là tên lửa tomahaw cũng vẫn chấp nhận được đấy chứ ạ Cheesy
Logged

Who can say where the road goes
Where the day flows?
Only time...
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #16 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2007, 06:18:07 pm »

Có lẽ AGM-62 là trường hợp đặc biệt bác Phúc ạ. Trên wiki tiếng Anh nó cũng viết thêm thế này : The designation of the Walleye as an "air-to-ground missile" is something of a misnomer, as it is a unpowered bomb with guide avionics, similar to the more modern GBU-15.

Những thằng khác đều có động cơ cả. Hồi trước có lần em đã thử định nghĩa "rocket" là "đạn phản lực không điều khiển", vậy "missile" là "đạn phản lực có điều khiển". Nhưng em nhớ hình như những thằng dùng động cơ turbine cũng đều có động cơ tên lửa để khởi động trước thì phải, thế thì gọi là "tên lửa" cũng châm chước được Cheesy


- Nhưng các chức năng - Fighter Ground Attack - Fighter-Bomber - Ground Attack thì có thể làm trên một máy bay. Ví như F-4 có đủ Fighter Bomber . SU-24 là bomber nhưng SU-25 là Ground Attack. SU-27 là Fighter-Ground Attack. F-4 khi đối đất thì chỉ là Fighter-Bomber vì không có khả năng chống tank, chống công sự kiên cố, chống mục tiêu di động.

Fighter Ground Attack nhà ta dịch là "tiêm kích bom", Ground Attack hay Fighter-bomber gọi chung hết là "cường kích". Nhưng bọn Mẽo thì khi kí hiệu Su-22/24/25 hay F-105/111 lại đều dùng F (fighter).
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười, 2007, 06:31:38 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2007, 06:19:54 pm »

Nhưng em nhớ hình như những thằng dùng động cơ turbine cũng đều có động cơ tên lửa để khởi động trước thì phải, thế thì gọi là "tên lửa" cũng châm chước được Cheesy
----------------------------------------------------------------------------------------------
  Còn gọi là động cơ khởi tốc!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #18 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2007, 06:59:53 pm »

Trích dẫn
Cái missile  mình không hiểu nên gọi là gì nhỉ. Đạn tự hành thì có vẻ đúng, hay là đạn tự đẩy. Nhìn chung bây giờ nói đạn tự hành Tomahaw  có vẻ lạ tai nhỉ. Nhưng tên lửa Tomahaw là sai,  Tomahaw  có thể có hoặc không động cơ tên lửa xuất phát, nhưng động cơ chính là động cơ turbine, động cơ máy bay. Người nước ngoài cũng không nói Rocket Tomahaw  bao giờ cả.

Bác ạ, em search tiếp, thì thấy nước ngoài họ nói

Trích dẫn
The main difference between rockets and missiles are that rockets have no guidence. Missilse can turn and track a target, while a rocket has to be aimed directly at a target.

Simply put, a missile is a "smart" rocket.

Nếu cái missile là smart rocket, thì mình dịch là tên lửa cũng đâu có sai, nên việc gọi Tomahaw là tên lửa tomahaw cũng vẫn chấp nhận được đấy chứ ạ Cheesy

Em nhỏ nói đúng đấy, smart rocket thì gọi là tên lửa được.
Nhưng smart rocketmissile, nhưng không phải tất cả missile smart rocket.

Cái này thì không ít người nhầm lẫn. Những cái search ấy nó nhầm đấy. Bọn Wiki tiếng Anh cũng cãi nhau ỏn tỏi. Tên lửa tiếng Anh là rocket. Những gì chạy bằng động cơ tên lửa gọi là tên lửa cũng được. Động cơ tên lửa là động cơ phản lực nhiệt, nhưng chỉ chạy bằng những gì nó mang theo, không hút vào cái gì cả. Động cơ turbine của Tomahaw là động cơ dùng không khí, động cơ máy bay, không phải động cơ tên lửa.

Thực ra thì từ điển Oxford English Dictionary nói cũng rõ. Missile là đạn tự di chuyển đến mục tiêu, chứ không phải bắn bằng súng.  Theo thói quen, ngày nay tiếng Anh người ta dùng missile như guided missile. Tức là đạn vừa tự đi, vừa được dẫn.  Tiếng Tầu gọi missile là đạo đạn (导弹), đạo ở đây là dẫn dắt, đạn được dắt, cũng nghĩa trên.

Phần lớn các đạn tự di chuyển đến mục tiêu là tên lửa, nên nhiều người cứ đinh ninh đạn tự đi đến mục tiêu là tên lửa. Ví dụ:
Đạn tự hành đạn đạo, ballistic missile, người tầu phát chuẩn tức là đạn đạo đạo đạn, 弹道导弹 (http://army.news.tom.com/class/missile/dandao.html). 道 đạo này là đường, 导 đạo này là dẫn, đạn được dẫn đường đạn. Phần lớn các đạn ballistic missile là tên lửa đúng nghĩa, như V-2,Scud, R-24, R-7... nên phần lớn trong trường hợp này đều có thể dùng tên lửa đạn đạo. Vậy nên người ta dùng quen từ tên lửa đạn đạo, chính điều đó đã dẫn đến việc nhiều người tưởng rằng missiletên lửa.
Phần lớn các đạn chống tăng có điều khiểntên lửa, nhưng nhiều đạn chống tăng bắn từ nòng pháo không có động cơ, tất cả chúng đều là ATGM (anti tank guided missile).
Các đạn không đối đất của Mẽo là AGM (Air to Ground Missile). Ví dụ như đạn AGM-62 không có chút động cơ nào, không thể gọi nó là tên lửa được. http://www.fas.org/man/dod-101/sys/smart/agm-62.htm
Tomahaw cũng vậy, Mỹ goi nó là Cruise missile BGM-109, đạn hành trình.  http://www.globalsecurity.org/military/systems/munitions/bgm-109.htm . Đạn này có nhiều bản, phiên bản không đối đất hoàn toàn không có tí tẹo tên lửa nào. Lúc đó, dùng tên lửa Tomahaw là sai. Người Nga gọi những đạn này là đạn có cánh крылатый снаряд (крылатый=có cánh; снаряд=đạn), không liên quan gì đến tên lửa. Крылатая ракета là tên lửa có cánh, vì dụ như P-15 trưng bầy ở Bảo tàng Quân Đội.
Người Nga có ngữ pháp và hệ thống từ rất rộng và chặt, nên dịch ra tiếng Việt nhiều người nhầm. Cùng là đạn chống hạm có cánh, nhưng KS-1 là đạn có cánh không phải là tên lửa có cánh, P-15 gọi là đạn có cánh cũng được mà tên lửa có cánh cũng được. KS-1 là máy bay MiG-15 không người lái, vậy gọi KS-1 là tên lửa tức là gọi MiG-15 là tên lửa được. P-15 có động cơ tên lửa nên gọi nó là tên lửa được, cũng như các đạn khác dùng động cơ tên lửa.

Vấn đề là như vậy, nhưng bây giờ thay đổi cách nói rất khó. Tuy vậy, theo mình thì cứ đúng mà làm.

Mình thấy rằng, gọi tất cả missile đạn tự dẫn, đạn tự hành.... gì đó thì đơn giản hơn là tìm hiểu xem nó chạy bằng động cơ gì để gọi nó là tên lửa hay máy bay, hay bom, hay đạn, hay ngư lôi. Thay vì tìm hiểu nhức đầu ta cứ phang missileđạn tự hành (giả sử ta đã thống nhất như thế), quá tít. Có mỗi việc cần làm là ta thống nhất xem gọi missile là gì một lần, sau cứ thế.

To Đại trưởng Cự. BGM-109 có những bản xuất phát từ tầu ngầm, tầu thủy, máy bay. Những phiên bản phóng từ ống phóng tiêu chuẩn thì có động cơ tên lửa khởi tốc. Nhiều loại đạn chạy bằng không khí, những động cơ ramjet (dùng tốc độ để nén khí), có động cơ khởi tốc đến tốc độ mà ramjet chạy được. Tuy vậy, những động cơ đó không phải là động cơ chính. Ví dụ như phiên bản BGM-109 thả từ máy bay, không hề có động cơ khởi tốc.

To Sơn. có đoạn đấy là cái mà những người không hiểu nghĩa lý giải để hợp thức hóa cái sai của họ đấy.
Chuyện coi missile tên lửa nước nào cũng có. Không riêng gì AGM-62 đâu, có rất nhiều phiên bản (mình không nhớ lắm, hình như có AGM-130 hay 138) đều có những phiên bản nhỏ hơn không và có động cơ. Trước đây mình cũng đau đầu missile là gì lắm rồi cố lý giải như Sơn, sau này mới biết, đó là những thứ không bắn đi từ súng mà bằng gì đó cùng với điều khiển đến được mục tiêu thôi. Phần lớn các cách tự đi như thế bằng tên lửa nhưng có những cách không là tên lửa. Sơn thấy không, không thể gọi MiG-15 hay những bom không động cơ là tên lửa.
Trước đây wiki tiếng Anh cãi cọ ghê gớm vấn đề ấy lắm, nay nó đã thống nhất khá đúng và dọn dẹp lại rất gọn article http://en.wikipedia.org/wiki/Missile. Nó cũng nói đến chuyện người ta thường dùnh chung missileguided missile. Thực ra nghĩa gốc của missile chỉ là đạn tự đẩy, đạn tự hành, tức là có cả rocket không điều khiển. Nhưng không hiểu tại sao ngày nay đều dùng missile với nghĩa guided missile. Có thể là nói tắt thành quen.
Theo mình, có thể dùng đạn dẫn được không nhỉ. Có hai từ đạo trùng âm (đạo là dẫn và đạo là đường, mịe hai từ này lại cùng gốc mới ức). Anh em nghĩ ra cách nào hay đi Huh?


To Sơn.
Về cái SU-25, mình thấy gọi là F chuối nhỉ. Con này thì không chiến gì. Đúng chức năng của nó là chống thiết giáp hạng nặng. Tốc độ cố lết bằng đốt đít mới lên đến M1 thì có mà không chiến với trực thăng.
SU-22 coi là Ground Attack được nhỉ.  SU-24 là ném bom hay tấn công mặt đất đều được.
Không thể hiểu. Bọm Mỹ còn có phong tục đặt tên máy bay bùn cừi lắm. Như, nó chế ra một con F-4 gốc, rồi từ đó chế ra các con F-4 ném bom, F-4 không chiến, F-4 trinh sát.... Nhưng đều gọi là F-4 cả.
F-111 tương ứng với MiG-23, nên MiG-23 cũng là dòng F Huh? chuối???.

Thật ra ban đầu Tầu dùng Tiêm Kích chỉ đánh chặn-không chiến nhẹ-Interceptor, Cường Kích chỉ máy bay kiểm soát bầu trời-không chiến nặng-air superiority-fighter, đều là không chiến. Nhưng sau chúng loạn tùng bậy lên. Nhưng các chức năng của máy bay lại nhiều hơn là tiêm với cường.
Theo mình, hơi mệt nhỉ. Ví như F-4C=ném bom bổ nhào(Ground Attack), F-4D=không chiến nặng (fighter). F-4E thêm tính năng đánh chặn-không chiến nhẹ-Interceptor. Tuy vậy, đây là máy bay đa năng, khác biệt giữa các loại không nhiểu, mỗi loại đều có thể làm cả ba nhiệm vụ: khống chế bầu trời, tấn công mặt đất chính xác và hỗ trợ mặt đất bám sát (Air Superiority, Ground Attack, Close Air Support).

Theo mình, đành bỏ công ra chọn cách dịch cho từng loại thôi. Nhưng cũng nên phiên phién đỡ mất công. Ví như MiG-15, MiG-17, MiG-21 là tiêm kích tất. MiG-19 và tất cả các loại F-4 là cường kích, tức là tất cả nhứng loại không chiến mạnh. SU-22 có các chức năng tấn công mặt đất chính xác và ném bom + hỗ trợ bám sát, dịch là F, cường kích cũng được. SU-24 thừa kế MiG-23 với F-111, ném bom được đánh nhau được, vậy cũng F. SU-25 thì không F được, nó chỉ hỗ trợ bám sát và tấn công mặt đất chính xác Ground Attack, Close Air Support, cái này tớ thua, chả tiêm cũng không cường.
Sơn có thể cho tớ biết cụ thể hơn cái tình huống đó không.

Chức năng tấn công mặt đất thông thường được chia ra 3 cái bombard, Ground Attack, Close Air Support.

Ground Attack là tấn công mục tiêu cụ thể kiên cố. Close Air Support là hỗ trợ mặt đất bám sát, đây là kiểu bám theo trận đánh hỗ trợ lục quân, yêu cầu bắn được xe cộ và thiết giáp hạng nặng, công sự kiên cố và cả người... những gì của lục quân. Nó cũng cần bay lâu trên bầu trời trận đánh.  SU-25 ban đầu là chống tank anti heavy armour, ngày nay gọi là Close Air Support. Cùng chức năng SU-25 Mỹ gọi là A-10, chắc là Ground Attack. Thật ra, Close Air Support chỉ là một nhóm nhỏ trong Ground Attack.

« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười, 2007, 08:33:49 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #19 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2007, 03:32:54 pm »

Lại còn thiết giáp. Mình gặp mấy ông dịch sách, ngay cả trang phim tầu cũng vậy. Hai chiếc Trấn ViễnĐịnh Viễn của Bắc Dương Thủy Sư họ dịch thành thiết giáp hạm. Rôi cả Chiến hạm Rạng Đông cũng dịch thành thiết giáp hạm.

Tiếng mình dùng Thiết Giáp Hạm chỉ loại tầu giáp dầy súng to như Yamato battleship, cái này Nhựt nó gọi là Chiến Hạm.
Cái tầu Chiến hạm Rạng Đông là tầu tuần dương thiết giáp, armoured cruisers.

Hay gặp nhất là hai chú Định Viễn với Trấn Viễn dở hơi ăn cám lợn. Đây là hai tầu ironclad, tầu bọc thép, nhưng tầu khựa nó phong là thiết giáp hạm cho oai. Nó cũng có từ tầu bọc thép, trang thiết hạm, nhưng bà Thái Hậu thích oai gọi là thiết giáp hạm. Thành ra rất nhiều người Tầu gọi kiểu tầu bọc thépthiết giáp hạm, nhiều người còn không biết trang thiết hạm là gì nữa. Kệ tầu nó gọi là gì, nhưng hai chú Định Viễn với Trấn Viễn dở hơi ăn cám lợn không phải là thiết giáp hạm tiếng ta.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM