Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 08:56:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: AK vs. M16  (Đọc 505619 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #160 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2009, 10:24:33 pm »

tác giả về súng này nói cũng hay thật ,Ak 47 hay ,tốt ,vì xài đạn 7,62 ly ,m 16 không tốt vì xài đạn nhỏ  .khoa học quân sư NGA có vấn đề hay sao ấy ,mà bây giờ lại xài đạn nhỏ như :M 16 , đó là AK 74 ,lạ nhẩy  Tongue  ,đầu người NGA có vấn đề sao ấy .

Đọc để tham khảo, cay cú làm gì! Hehe. Smiley
Logged
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #161 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2009, 11:14:23 pm »

tác giả về súng này nói cũng hay thật ,Ak 47 hay ,tốt ,vì xài đạn 7,62 ly ,m 16 không tốt vì xài đạn nhỏ  .khoa học quân sư NGA có vấn đề hay sao ấy ,mà bây giờ lại xài đạn nhỏ như :M 16 , đó là AK 74 ,lạ nhẩy  Tongue  ,đầu người NGA có vấn đề sao ấy .
Vấn đề là nằm ở cái đầu bạn về khả năng hấp phụ chứ không phải đầu người ta.

So sánh độ xuyên đạn 7.62x39 7N23 AP và 5.45x39 7N22 AP đạn 5.45 chỉ thua khi thử xuyên thép  tấm 5mm
không thua khi thử với áo giáp titan, hơn ở phép thử xuyên thép 16mm. Đó là do người ta đã làm được đạn tốt
nên cho phép thiết kế cỡ nhỏ mà không ảnh hưởng nhiều đến đặc tính so với đạn cũ. Qua cái bảng dưới cũng
thấy đạn khác nhau hơn kém nhau xa ví dụ: 7N22 và 7N6. Mỹ cũng chẳng dám công bố các cuộc thử nghiệm
đạn của mình để đưa vào đây để so sánh. Chỉ có dân Amatơ thử với nhau. Mỹ phải giấu phép thử đi cho kín, để
lộ ra kết quả thử thì xấu hổ mà chết mất. Họ lấp liếm bằng cách tính năng lượng viên đạn bằng Jun thí dụ đạn
5.56 của họ là 1798 jun, 5.45 là 1316 jun thua xa đạn Mỹ về năng lượng nhưng thật hay đó là loại giun dế chứ
chẳng nói lên gì cả.

Căn bệnh vĩ cuồng cùng những hư hỏng như nước Mỹ dẫn đến tình trạng làm ra súng đạn gì cũng kém rồi tuyên
truyền để lấp liếm và những thủ đoạn kê giá thấp và chia bánh để cho những người Mỹ tử tế biết mà có phản đối
cũng chẳng thể làm gì được.



 
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Hai, 2009, 11:34:54 pm gửi bởi SSX » Logged
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #162 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2009, 02:31:49 am »

Sao nhỉ? các prô cho ý kiến, viên đạn bé tẹo 5.45 bắn xuyên thép 16mm 100%
ở 150m xa hơn viên đạn to 50m. Ăn đứt vỏ thép các loại APC vớ vẩn như Humvee với M113?
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #163 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2009, 05:00:55 am »

tiếp tục đoạn này http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg75713#msg75713

Kiểu đầu đạn chóp nhọn phương Tây gọi là Spitzer, xuất phát từ tiếng Đức. Đặc trưng bởi nó có mũi khí động, tâm khí động đi trước trọng tâm, nó tương tác với không khí để ngoáy đảo trục trong đường đạn trung bình chứ không lệch đi khi hướng đầu đạn lệch so với hướng bay. Đầu đạn ngoáy sẽ nắm trở lại hướng trục đạn và hướng bay đúng, khi hướng trục đạn đúng, nó tự dừng ngoáy trục. Để sử dụng đầu đạn này cần một thuật phóng và tính toán thiết kế phức tạp, tốc độ quay quá cao sẽ cố định trục đầu đạn và làm mất tác dụng ngoáy. Có thể hiểu nó làm việc như một con quay, khi đẩy con quay nghiêng đi, nó lắc đảo để dựng trục quay về vị trí sao cho trọng tâm dựng ngược trên đúng đầu đinh rồi mới hết ngoáy (trạng thái "ngủ").
Chóp nhọn khí động được gọi là mũi khí động. Ballistic Cap.

Đầu đạn hình trụ được áp dụng cho những súng trường nòng xoắn cuối tk19, nó cố định trục đầu đạn bằng quán tính xoáy, vì vậy khi có gió hay tầm xa, hướng trục đạn lệch so với hướng chuyển động không khí, không khí tác động không đồng đều vào trục đạn lệch làm nó ngáy đảo ngẫu nhiên sinh ra và phát triển mạnh tản mát.

Kiểu đầu đạn ngắn gần như viên bi được dùng ở những súng trường có vỏ đạn đầu tiên, thực chất chỉ là làm vỏ cho đạn súng hoả mai cổ đại. Kiểu dầu đạn này nay gọi là dum-dum dùng cho súng ngắn.

Trái là đạn 45-70 (".50-70 GOVERNMENT") của súng Springfield Model 1866, 13,1 mm. Đây là loại đạn gần gióng đạn hoả mai, rất ngắn. Viên trong ảnh thật ra là đã sửa chữa gì đó, kéo dài đầu đạn ra một chút.
Viên thứ 2 là đạn M1892, hay là Krag-Jørgensen Mỹ. ".30-40 Krag". Đây là loại đạn hình trụ cố định trục tiếp theo.
Tiếp dến là đạn ".03-03" của M1903 Springfield . Hình trụ cố định trục.
Bên phải là ".03-06". Spitzer có mũi nhọn kéo dài.


Người Pháp áp dụng Spitzer dầu tiên năm 1889 ở Lebel. Nhưng việc đó nhanh chóng trôi qua, mẫu đạn không được chấp nhận đại trà. Đến sau 1902 Pháp mới đưa ra MAS phát triển súng hướng này và cải tiến các mẫu súng cũ. Tuy nhiên, do thiếu toán học, phương Tây chỉ ước lượng rất chung chung và hiệu quả áp dụng không cao, dẫn đến quay lại cái máng lợn. Lebel áp dụng năm 1898, nhưng lại bắn trên ... nòng cũ, không có một kiểu nòng mới nào cho nó. Người Pháp tự hào rằng Lebel đã có đầu đạn chóp nhọn và thuốc nổ dẹt sớm nhất quả đất năm 1898, nhưng chính họ phải quẳng chúng đi. Kết quả của sự đầu tư phát triển manh mún hời hợt.

trong này có hình các súng trường Pháp và đạn.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=41.msg32626#msg32626

Thuốc nổ không khói ban đầu là dạng tấm mỏng cuộn. Đạn bi bắn nòng trơn, 1886
http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/scan18lebeltirreduit.jpg

kiểu đạn sau này, có chóp nhọn, có vỏ mềm, thay cho cuộn là các mảnh vụn. Các mảnh vụn này đã gần giống đạn AK-47, tuy nhiên, AK là những viên thuốc nhỏ dẹt, cứng rắn, bóng cứng lên, hết sức đồng đều, so với AK thuốc này khác gì mớ giấy lộn so với đông quân cờ domino. Chỉ thiếu có toán học, người Pháp đã không thể tìm cách thực hiện nghiên túc ý tưởng đúng, và phải bỏ.
http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/scan18lebelperfo.jpg




Hài hước hơn cả, như bạn SSX nói, M16 thiết kế súng trước khi thiết kế đạn, các nhà thiết kế đạn đành bó tay trước sự cố định của súng. Hài hước lại kéo theo hài hước, đến khi súng đẻ non ra đời, thì nó lại được fix tiêu chuẩn và các nhà sản xuất có muốn cải tiến nó theo yêu cầu của đạn cũng đành... bó cả chân tay. Nói cho đúng hơn, không hẳn thằng nào thiết kế trước thằng nào, mà việc thiết kế diễn ra rất chậm chạp, 1940 trở đi, hơn 20 năm sau khi người ta muốn có loại đạn nhỏ mạnh, nó vẫn chưa có, và tiến trình thiết kế súng đạn khoá chân tay nhau.

TRong khi dó, đợt cải tiến đạn М1908/30, Liên Xô dã bắt đầu áp dụng kiểu đạn đầu rỗng, sau này giống của AK-74, lúc đó cho Mosin và SVT. Sau đó là M-43 mở đường cho AK-47, đạn đạt được sử hoàn hảo cả 3 mặt: thuật phóng trong mạnh mà nòng nhẹ bền+thuật phóng ngoài chính xác+rẻ. Thêm nữa, kinh nghiệm sản xuất thuốc nổ viên cứng cho súng nhỏ khá khó đạt được, đã được Liên Xô phát triển lâu dài, nhiều chục năm trước khi phương Tây nỗ lực điều đó.
 Người Nga gọi Spitzer bằng tên nhà phát minh của họ. Tuy nhiên, người Nga chấp nhận kiểu đạn này không nhanh gì so với Mỹ. Do khó khăn về công nghệ, chính quyền Nga Hoàng chỉ chấp nhận đại trà vào năm 1908, bất chấp các nhà kỹ thuật kêu ca ỏn tỏi. Đạn chóp nhọn Nga được dùng từ giai đoạn 1888-1902, nhưng không được chấp nhận rộng, đây là phiên bản đạn chóp nặng. Kiểu M1908 là kiểu chính thức đầu tiên dùng chóp nhọn, nhẹ hơn. Kiểu M1908/30 là một tiêu chuẩn đạn hiện đại, trong những năm 1930 phát triển nhiều loại đạn trong tiêu chuẩn này.

Không thể có lý do gì phản bác SVT là súng trường xuất sắc nhất của WW2. Nước Đức, trước đó có trình độ thiết kế súng cao nhất thế giới, đã copy y nguyên súng (tất nhiền trừ cấu tạo trong nòng và đường đạn), mà copy làm súng chủ lực, G43. Copy súng kẻ thù trực tiếp, kẻ thù một mất một còn ngay trong chiến tranh, copy bởi những người đã thiết kế súng giỏi nhất thế giới, để làm súng chủ lực được sản xuất lớn. Vậy còn gì để nói SVT không phải súng trường tốt nhất thế giới ??
Thêm nữa, ngoài vai trò là súng trường chủ lực, SVT còn là khẩu súng bắn tỉa cũng tốt nhất thế giới lúc đó. Khả năng bắn tỉa này chắc chắn phần đạn M1908/30 đóng vai trò lớn Khả năng này còn được khẳng định hơn nữa bởi Liên Xô hiện đại sau này, đến tận cuối TK 20 và hiện nay tiếp tục thiết kế những súng bắn tỉa dùng tiêu chuẩn đạn này. Không còn gì để phản bác tiêu chuẩn đạn M1908/30 là tiêu chuẩn đạn có thuật phóng ngoài tốt nhất lúc đó, đồng thời trên tiêu chuẩn đó người ta cũng làm những viên đạn hiện đại nhất lúc đó.

Còn thuật phóng trong ?? hình ví dụ ở đầu post này, bên trên là M1908/30, dưới là Mosin cổ, áp suất tối đa của đồ thị cổ vẫn ưu thế hơn nhiều M16. Mình post cái đồ thị đó lên dể thấy nguyên nhân mà  Krag-Jørgensen, M1892 Mỹ cùng thời không bao giờ làm đạn mạnh được, những người thiết kế đạn cho nó cả trăm năm sau cũng không biết cách làm giảm áp suất tối đa và kéo dài đồ thị áp suất theo nòng.

M1908/30 đã đạt vị trí xuất sắc nhất thế giới, cả thuật phóng trong lẫn ngoài. Nó đảm bảo súng nhẹ mà mạnh, đạn bắn xa mà chính xác. Nối tiếp bước cải tiến đạn những năm 193x và M43 (1943) của AK-47, bước tiến tiếp theo của vị trí xuất sắc nhất thế giới dĩ nhiên là trên vị trí xuất sắc nhất thế giới. Nó đã tạo ra cuộc cách mạng biên chế súng bộ binh mới.

Ở thế hệ Mauser-Mosin, người ta nâng tầm bắn lên cao 1500-2000met. Nhưng đó là dùng cho chiến đấu kiểu đối kháng battle rifle, mà còn lại ngày nay là bắn tỉa. Ở tầm đó, tốc độ ngắm bắn rất chậm, khả năng trúng rất thấp, hiệu quả thấp... không hợp với ngày nay. Do đó, người ta đầu tư vào tầm bắn hiệu quả khi tấn công, chứ không đầu tư vào tầm bắn xa nhất nữa. Tầm bắn hiệu quả là tầm bắn diệt địch với tốc độ cao, khi nó xuất hiện đột ngột và có thể trốn mất nhanh chóng, để diệt địch thì cần bắn trúng địch với tỷ lệ cao trong loạt đạn đầu và xuyên vào người địch. Tầm bắn hiệu quả yêu cầu độ chính xác của đường đạn ngoài và sức công phá của đầu đạn. Cùng với M43, Mỹ và Đức cũng có những phiên bản đạn cùng thời. Phiên bản đạn cũng tên M43 Đức đã làm cho MP44 nặng 5,2kg mà quá yếu so với AK chúng ta biết rồi, có đặc điểm hài hước là những người thiết kế ra nó bảo nó là đạn súng ngắn, còn dân Mỹ liệt não bảo nó là đạn súng trường.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg24317#msg24317

 Đạn Mỹ dùng cho M1 Carbine mang tên ".30 Carbine". Ở đây, lại một sự sai concept quá lớn nữa xảy ra, tiền thân cho 50 năm sau M16 quay lại TK19.  ".30 Carbine" là đầu đạn dum-dum, kiểu đầu đạn rất ngắn không có chóp nhọn khí động, trong súng trường, đường bay của kiều đầu đạn này lạc hậu hơn cả kiểu đầu đạn trụ cuối tk19, mà hiệu quả dum-dum tương đương lớp đầu đạn bi cổ lỗ thời còn dùng đạn chì súng hoả mai, ngày nay chỉ dùng cho súng ngắn và súng ngắn liên thanh MP (PP SMG). Nó quá ngắn, bị cản không khí lớn và dễ lộn, tản mát rất lớn. Người Mỹ cho rằng kéo dài một khẩu súng ngắn sẽ thành súng trường, hay là chỉ cần làm đạn có vỏ thì hoả mai sẽ được hiện đại hoá ?? Nghe quá hoảng, nhưng đó là sự thực. Trong trào lưu format đạn AK người Mỹ đã làm như vậy. M1 Carbine sản xuất 6,5 triệu khẩu, một khẩu súng chủ lực chứ không phải thử nghiệm, nhưng sự thật là như thế, nó mang tên Carbine (súng trường ngắn), nhưng có đạn súng ngắn, hoặc có kiểu đầu đạn súng trường tương đương lớp kỹ thuật của hoả mai. Nó thối quá đến mức sau thay bằng M16. Rõ ràng, lớp kỹ thuật đường đạn cuối TK19 tiến một bước dài so với đạn ngắn của hoả mai, M16 đã tiến một bước so với M1 Carbine như thế.

M43 trên vị trí xuất sắc nhất thế giới thế nào ?? 03-06 và Krag-Jørgensen M1892 chỉ yếu hơn các súng đạn đương thời một phần, một phần tuy lớn nhưng không lớn đến mức quá đáng. Nhưng AK có sức công phá cao gấp đôi M16A2. Ở trong tầm thước ngắm 800 mét của AK, đạn M16A2 lệch gió ngang 15km/h đến hơn 3 mét, M16A1 4 mét. M16 không thể bắn bài 1 AK ngoài trời trong gió ngang đó, vì lệch chỉ gió thôi đã ra hết vòng 10 điểm bia số 4 . Ở tầm bắn hiệu quả của AK, điều kiện ngoài trời, xạ thủ M16A1 bắn trúng bia số 8 (người đứng) chỉ là may mắn, vì lêch gió ngang 15km/h là M16A1 là 30cm, M16A2 là 27cm, không ai có thể ngắm bắn được như thế. Một người tiến về phía trước một bước dài khi đã ở vị trí tốt nhất thế giới, còn người kia quay lại tk19.
khẩu AK do Mỹ thiết kế ở đây http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg25637#msg25637

Giải thích như thế nào đây ?? không có Nga và Đức, người Mỹ hoàn toàn không biết đến những lý thuyết đơn giản nhất về đường đạn. Có thể nói, họ không biết được thế nào là súng trường. Loay hoay nỗ lực chế M16 trong những điều kiện đó ??
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg31094#msg31094
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg31075#msg31075

AK công phá mạnh hơn 2-3 lần M16A2.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg31094#msg31094


Đạn Mosin 193x, 7N1, một loại đạn thiết kế cho dòng Mosin theo tiêu chuẩn M1908/30. Năm 1930 Liên Xô đưa ra kiểu đạn giống loại đạn AK-74, còn năm 1980 NATO đưa đạn M16 về cuối TK19. M16 thuật phóng ngoài cố định trục đạn còn thuật phóng trong áp suất tối đa 4,3 ngàn atm.


Châu Âu chê súng đạn Mỹ, nhưng châu Âu bại trận lệ thuộc Mỹ, dù có cố gắng cải tiến. Súng trường dùng 7,62 x 51mm NATO thì quá nặng, đại liên thì quá yếu. Nhắc thêm là M1908/30, cơ sở của 7,62x54 sau này manh hơn nhiều 7,62 x 51mm NATO, nhưng mạnh không phải điểm nổi trội nhất của nó, mà ưu việt nhất là chính xác và súng nhẹ. Cùng một thời, nhưng đại liên PKMS vừa nhẹ mà lại khủng.  Đạn AK-47 nhỏ còn có sức xuyên phá tốt hơn NATO 7,62x51. Thật đáng tiếc cho châu Âu, Mauser chết cùng với Đức, không ai đứng ra cải tiến nó cả.

7,62 x 51mm NATO và đạn M16 đã fix. Thế là mọi nỗ lực súng trường tấn công trong các thập niên 1950, 1960 xuất hiện nhan nhản ở châu Âu đành ... bó tay và ... bó chiếu. Một cơ hội để người ta bỏ M16 đã đến cuối những năm 197x, thế nhưng, nó lại là khẩu súng trường cuối thế kỷ 19 được ... thu nhỏ. Có thể coi ý tưởng sai lầm ban đầu của người Mỹ đã đi đến thành công: một battle rifle, súng trường chiến đấu đối kháng được thu nhỏ. Người ta đã thực hiện sai lầm ... hoàn toàn thành công. Ở các trang 34567 cuat topic này vẫn còn chuyện bạn SSX post rằng người Mỹ khốn khổ với M16 và khốn khổ những thằng liệt não tung hô nó.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.20
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.30
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.40
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.50
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.60
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Hai, 2009, 05:00:48 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #164 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2009, 06:23:05 am »

lại tiếp theo về đạn http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg76065#msg76065

Thiết kế đạn động năng nhỏ rất khó. Nếu nó dài thì hiệu ứng con quay giảm, góc nghiêng gây tác động gió mạnh. Nếu đạn nhỏ không dài, thì nó quá nhẹ yếu và lại bị tác động không khí mạnh, để thu nhỏ cỡ nòng thì phải làm đạn dài cho nặng, nếu không sẽ không còn là súng trường. Nhưng một súng dù rất mạnh về động năng nhưng độ chính xác và sức phá không lớn thì cũng không là súng trường.

Phát triển tiếp theo là đạn AK-74, nếu đạn AK-47 là loại đạn Spitzer tốt nhất thế giới, tạo ra cuộc cách mạng súng trường, thì đạn AK-74 vượt ra ngoài Spitzer, nó không còn là viên đạn chóp nhọn kiểu Spitzer nữa. Người ta phải làm sao để thu nhỏ đầu đạn mà vẫn đảm bảo các tính năng của súng trường. Viên đạn AK-74 là kết quả của việc thiết kế và công nghệ sản xuất tiên tiến, nó có cấu tạo phức tạp như viên đạn đại bác để đảm bảo yêu cầu trên. Đạn có muĩ rỗng để chuyển trọng tâm ra xa hơn loại đạn Spitzer. Nó có mũi tù mềm dưới mũi rỗng để bám mục tiêu. Sau mũi tù mềm là lõi cững bọc vỏ mềm tăng sức xuyên.

Kiểu đạn này không có gì mới về cấu tạo, cái mới là cấu tạo trong kích thước đó. Trước đây, kiểu đạn này được dùng cho đạn xuyên bắn từ pháo nòng xoắn. Cái mới của AK-74 là tính toán, thiết kế và chế tạo cho đạn nhỏ mà vẫn đảm bảo yêu cầu rẻ. Như phần trên, kiểu đạn này đã được Liên Xô chế tạo cho Mosin từ những năm 193x, nhưng lúc đó nó chưa co lõi xuyên và chưa thể sản xuất như là đạn chủ lực vì giá thành. Ngày nay cũng vậy, nhiều hãng phương tây bán đạn này nhưng không nước nào dùng được với vai trò đạn súng trường chính. Cũng cần nói thêm là, tuy có làm loại đạn này, nhưng không hãng nào bán loại đạn có cấu tạo ưu việt như AK-74, thông thường chỉ có đặc điểm mũi rỗng và mũi rỗng của họ nhỏ, lớp vỏ mềm mỏng, không có đệm mũi và không có lõi xuyên.
đạn AK-74 http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg24188#msg24188

Thời đại đạn Spitzer trong súng trường kết thúc. Người ta đi ra khỏi thời đại Spitzer bằng hai cửa, AK-74 tiến lên phía trước bằng công nghệ, M16A2 quay trở lại tk19 đạn trụ. Nó có tiến bộ không, có chứ, nó tiến bộ hơn nhiều dum-dum của súng hoả mai. M1 Carbine  tiến lên M16, người Mỹ đã tiến từ súng hoả mai lên súng trường cố định trục đạn cuối tk19.
Đạn AK-74 tuy nhỏ nhưng độ chính xác cao hơn, nó giảm sức phá thịt mềm một chút xo với AK-47 nhưng tăng khả năng xuyên. Ở tầm bắn 250met nó bắn 3 viên chui một lỗ ngoài trời thế này. Độ chính xác và sức xuyên là hai yếu tố tạo nên tầm bắn hiệu quả, ví dụ, M3 Grease thừa sức xuyên ngoài 50 mét, nhưng tầm bắn hiệu quả chỉ 50 mét do ngoài tầm đó bắn trúng với tỷ lệ thấp không chấp nhận được. Cũng cần nhắc lại là, trong điều kiện ngoài trời có gió ngang 15km/h (thông thường), ở tầm 250 mét như trên, đạn M16A1 lệch gió "tính toán" gần 30cm, M16A2 gần 25cm. (đây chỉ là con số trung bình, trong điều kiện gió đều, không phải viên đạn nào cũng đi đúng vào điểm cách đó xx cm như con số trên, trục đạn nghiêng với đường đạn một cách cố định làm xuất hiện những xoáy cuộn không khí ngẫu nhiên sinh ra tản mát ngẫu nhiên, chứ mỗi viên không theo tính toán, không chỉ lệch ngang, mà lệch cả đứng ngẫu nhiên).
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg27646#msg27646

Việc thu nhỏ đạn là xu thế chung để hiện đại hóa súng trường. Từ những súng hỏa mai cỡ nòng 30mm, rồi kiểu súng trường phổ biến 11mm Thế kỷ 19. Hết tk 19, Đức chuyển dần sang 8mm. Mosin dùng đạn 7,62mm. AK-47 không giảm cỡ nhưng nhỏ nhẹ hơn nhiều Mosin. Đạn càng nhỏ càng nhẹ súng mang được nhiều đạn, đương nhiên. Tuy nhiên, súng trường nhẹ và súng ngắn khác nhau. Súng trưởng phải đảm bảo năng lực của đầu đạn, đặc trưng bởi tầm bắn và sức công phá, không phải súng ngắn súng cho mục tiêu gần và yếu.

Buồn cười, dân liệt não truyền nhau thông tin là do M16 dùng đạn nhỏ nên AK-74 dùng đạn nhỏ ?? Hai cô dến tuổi 15, cô đĩ đời ngực to trước, sau này bảo là: "cô thứ 2 ngực to do đua đòi với tôi". Việc này giống như Mỹ dùng đạn 03-03 7,62mm vậy, Mỹ dùng đạn nhỏ nhưng không vì thế mà Mauser kém họ, vì Springfield M1903 chỉ là một bản thu nhỏ dở người của Mauser, Mỹ thuê Mauser thiết kế và bắt chước đạn (cải lại hình dáng ngoài của Krag-Jørgensen Mỹ, ".30-40 Krag").  Mà chính  Krag-Jørgensen ở chính quốc Na-uy đạn nhỏ thì Mỹ vứt mịe nó đi. Sau này cũng vậy, FN FAL của châu Âu vẫn dùng đạn 7,52x51 NATO, ị vào đạn M16. Liệt não nghĩ rằng châu Âu dùng đạn M16 ?? liệt não bao giờ chẳng ngu si, đạn M16tA2 được chấp nhận ở NATO chỉ vì nó là đạn châu Âu S109 của FN, M16A2 chính là M16 bị châu Âu hoá cái đường đạn (nòng và đạn), chứ không phải đường đạn Mỹ nhập sang châu Âu. Thiết kế đạn nhỏ M1 cùng lúc với AK dở người thế nào thì xem dưới này.

Đạn AK-47 có sức xuyên cao hơn cả NATO 7,62x51. NATO 7,62x51 là đạn được dùng cho súng trường hạng nặng, vì thế, không ai dám nói nó không phải đạn súng trường, mặc dù nó nhỏ. AK-74 tuy sức phá thịt mềm giảm một chút, nhưng vẫn đảm bảo tầm bắn hiệu quả của súng trường, thực tế thì sức phá thịt của AK-74 giảm kha khá nhưng so với AK-47, nhưng vẫn xấp xỉ NATO 7,62x51 .  http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg31094#msg31094 . Người ta cũng áp dụng các kỹ thuật mới cho đạn AK-47 7,62mm . So với đạn cũ, đạn 6N23 của AK-47 có sức xuyên tăng theo tầm bắn 3 lần. Có cần nhắc lại là đạn AK-47 7,62mm cũ phá tốt hơn đạn súng trường nặng NATO 7,62x51, xuyên tốt hơn đạn M16A2 2 lần và sức phá thịt mềm cao hơn 3 lần.

đây là độ chính xác của đạn AK-74, 3 viên chui một lỗ 250 met:
http://club.guns.ru/barnaul.html

đây là thử nghiệm đạn xuyên Đạn AK-74 loại 7N22 bắn xuyên thép cán xây dựng CT3 dầy 16mm ngoài 200 mét, xuyên qua tấm áo giáp đặc biệt  6БЗТМ có 6mm titan và 15 lớp keva, cao hơn đạn AK-47 7,62mm cũ. Đạn AK-47 7,62mm khi áp dụng các kỹ thuật mới mã tên 7N23 xuyên qua các tấm đó ở 400 mét:
http://world.guns.ru/ammo/am07-r.htm




Đạn súng trường nhỏ phải có kỹ thuật cao hơn để làm nhỏ mà vẫn giữ được sức mạnh. Chính vì thiếu kỹ thuật cao mà đạn M43 Đức được họ đặt tên Pistolenpatrone 43 = đạn súng ngắn 1943, bất chấp nhiều thằng liệt não cố gọi là đạn súng trường. Đạn yếu là đạn súng ngắn, dân Đức nói thế, bất chấp khẩu MP44 nặng 5,3kg có to hơn súng trường, thì nó vẫn là súng ngắn. Dân viết tiếng Anh về kỹ thuật và lịch sử kỹ thuật dốt đặc, vì khách hàng của họ là bọn đọc tiếng Anh thế mà. Dân tiếng Anh gọi MP44 là súng trường, bất chấp người Đức gọi nó là MP=maschinenpistole = PP tiếng Nga=пистолет-пулемёт=machine pistol tiếng Anh=súng ngắn liên thanh=SMG.  Một tên nữa của nó là STG44=súng bộ binh xung phong 1944, Sturmgewehr 44, Sturm=bão-xung phong gewehr=bộ binh, giống như Trung Quốc gọi M3 grease SMG là "37 thức xung phong thương", thương là súng.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg24317#msg24317

Người Đức đã không thể thu nhỏ đạn súng trường như AK, nhưng họ còn biết thế nào là súng trường, thế nào là súng ngắn, để mà gọi cho đúng đắn. Người Mỹ thì không được như thế, họ gọi M1 Carbine là Carbine, tức súng trường nhỏ, trong khi đó, viên đạn súng này yếu hơn cả súng ngắn K-54 Fedor Tokarev. Phương thức kỹ thuật của loại đạn này cũng vậy, dùng đầu đạn dum-dum như súng ngắn. Để có một khẩu súng trường nhỏ thì gọi súng ngắn là súng trường ?? Thật quá đơn giản. Sự thật là sự thật, người Mỹ không biết thế nào là súng trường, và việc họ dùng lớp kỹ thuật của tk19 cho M16A2 1980 là điều dễ hiểu.

Cùng một thời điểm, Nga, Đức Mỹ cùng nắm được nhu cầu súng trường nhỏ nhẹ. Người Nga có AK thành công vĩ đại ngoài sức tưởng tượng. Đức không thành công và đắp điếm bằng súng ngắn.

Mỹ thì đơn giản nhất, chỉ việc dán mác súng trường vào một khẩu súng ngắn. Dân viết sách tụng ca tiếng Anh đã chứng minh M1 Carbine là súng trường thế nào ?? họ nói tầm bắn hiệu quả của súng này là xxx mét bất chấp không có tiêu chí nào được coi là "tầm bắn hiệu quả" trong câu nói đó. M1 Carbine lệch ngẫu nhiên ở 100 yard 5 độ, tức là xấp xỉ 5 mét, hay mục tiêu để tính "tầm bắn hiệu quả  M1 Carbine 100 mét"  là người to 5 mét 3 mét. Một lý luận theo hướng khác, ở Mỹ, M3 Grease có tầm bắn hiệu quả 50 mét vẫn là súng MP bộ binh, thì 70  mét quá xứng đáng là súng trường.
Đạn M1 Carbine tản mát thế vì đó là lớp kỹ thuật của súng hoả mai. Ở 100 mét đạn tản mát 5 mét, nó có thể nhỉnh hơn súng hoả mai bắn đạn chì một chút, nhưng vẫn là lớp kỹ thuật súng hoả mai. WWII Mỹ sử dụng các súng chính là M1 và M3,  độ chính xác ngang hoả mai Napoleon, vậy nên chạy tụt quần trước quân Tầu ô ở Triều Tiên là đương nhiên. Đạn súng ngắn K-54 Fedor Tokarev dùng cho PPSh-41 còn dài hơn và cho độ chính xác cao hơn, tầm bắn hiệu quả xa hơn. Ở đây thể hiện nhược điểm dốt nát của các nhà chế súng Mỹ. Mong muốn chế tạo một súng trường nhưng kết quả yếu hơn súng ngắn. Mỗi kiểu đạn có hình dáng ưu việt nhất, ".30 Carbine" làm ngắn nhẹ hơn cỡ ưu việt nhất đó để có tốc độ cao hơn, làm lực cản gió mạnh gây tản mát, cản gió tác động mạnh hơn nữa khi đầu đạn lại quá ngắn ngủn-quán tính bé và dễ lộn. Nó không đạt hiệu quả bằng những đạn nhẹ yếu hơn, trình độ thiết kế quá cao.
Đạn M1 Carbine tản mát thế nhưng nõ vẫn được dùng vì nó tốt bằng chán bạn M3 Grease. Súng này có tầm bắn hiệu quả 50 mét, đạn dưới âm 280m/s.


Dĩ nhiên, nói "khẩu súng có độ lệch ở 100 yard (91 mét) là 3-5 độ, tầm bắn hiệu quả 200 mét" thì chỉ có thể vào tai những kẻ liệt não ngu si nhất. Người ta thêm chút, effective combat range chứ không phải effective range, để những người Mỹ tỉnh táo không cãi được. Effective range là tiêu chí đánh giá hay được công bố của của AK, effective combat range là của M1, ở Mỹ nó thế, nếu cố hiểu thì combat range có thể là combat thời các ô vuông bộ binh của Napoleon, vãi đạn vào đấy không trúng thằng này thì trúng thằng kia, nhăn trán lên thì có thể đoán cái effective combat range đó tương đương tầm bắn sát thương 1200 met của AK, đoán thế thôi, chứ không thằng nạo dại mà nói rõ cho liệt não effective combat range chính xác là cái gì.
Khách hàng của những câu nói này là ai ?? nó nằm trên wiki đấy, một công cụ để dầu độc não thối. Truyền thống này tiếp tục được thừa kế ở M16. M16 bắn rất tản mát, đạn súng yếu và bị cản gió mạnh, thế nhưng không thiếu thằng não thối tin rằng nó bắn xa hơn, sát thương xa hơn. M16 chưa bao giờ công bố, thậm chí chưa bao giờ thống kê hay thử nghiệm để cho ra  effective range. AK chui 3 viên qua một lỗ ngoài trời ở bia 250 mét, xuyên qua người ở đó, nên bia này nằm trong tầm bắn hiệu quả, còn tầm này của M16 là bao nhiêu trong khi chỉ riêng lệch gió ngang 15km/h đã là 20-30cm, liệu có bao nhiêu % khi thử nghiệm trên giá bắn phát một, rồi nhân lên thành bao nhiêu % khi thử nghiệm bởi các loại người bắn khác nhau ??. Effective range nào của M16. Lại một cách đánh võng qua những người hiểu biết để nhồi sọ liệt não, họ không công bố  effective range, mà là  maximum effective range, AK không có cái  maximum effective range, miễn so. Thật là hài,  effective range của AK được định nghĩa là một kết quả thống kê thử nghiệm sao cho các thể loại lính tráng điều kiện khác nhau dùng súng trong tầm đó với chức năng súng trường, hiệu quả súng trường, tức là ngắm bắn chính xác, đã là một con số thống kê trung bình thì không có maximun. Vậy  maximum effective range là gì ?? là tầm bắn sát thương tối đa ư ?? AK là 1200 mét, là tầm bắn phát một trúng người ư ?? nếu có gió như trên, thì M16 bắn người 25cm ở 250 mét trượt một nửa trong khi bắn bằng giá máy bắn thử, lệch gió này là một mét ở 400 mét, 3-4 mét ở 800 mét. AK bắn 3 viên chui qua một lỗ ngoài trời 250 mét, nên bia 250 mét nằm trong tầm bắn hiệu quả theo công bố AK. Còn nếu lệch gió một mét vẫn hiệu quả ?? là tầm hiệu quả của liệt não.

Súng cỡ nhỏ có từ lâu rồi, súng trường cũng có từ lâu rồi. Nhưng việc thu nhỏ súng trường cần một sự nghiệp nghiên cứu lớn lao. Còn việc gọi súng ngắn là súng trường thì chỉ cần lớp kỹ thuật của súng hỏa mai là đủ.

bên trái là AK-47, bên phải là một viên đạn dum-dum dùng cho súng ngắn K-54, 7,62x25mm. Hai ảnh trên dưới cùng tỷ lệ, bên dưới là ảnh ".30 Carbine". Chúng ta dễ dàng nhận đâu là đạn súng trường và đâu là đạn súng ngắn.


bên trái là Spitzer Mauser 8mm, 2 viên Spitzer của Lebel và viên đạn dum-dum của M1 Carbine mang tên ".30 Carbine" bên phải. Cùng lúc M43 của AK ra đời, người ta dùng đạn súng hoả mai. Có thể nói, đạn cố định trục của M16A2 tiến bộ rất xa so với hoả mai.  "khẩu súng có độ lệch ở 100 yard (91 mét) là 3-5 độ, tầm bắn hiệu quả 200 mét" là câu ranh ngôn của M1 Carbine dành cho não thối.  M1 Carbine dùng đạn hoả mai làm liệt não thối, truyền thống này được M16 thừa kế.


Đoạn dưới của SSX hài quá. AK bắn một phát vào quả trứng chim cút, quả trứng vỡ tan. M16 bắn tiếp vào quả trứng chim cút khác, cũng vỡ tan. He he he he he, AK thường thôi, cũng chỉ bắn được vỡ trứng chim cút như M16.

« Sửa lần cuối: 10 Tháng Hai, 2009, 04:05:30 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #165 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2009, 01:04:00 pm »

Khi chuyển sang sử dụng loại đạn mới SS109/M855, M16A2 và M4 gặp phải vấn đề rất lớn về lệch gió ngang.
Ở tầm 300m, đạn đã lệch hơn 1 thân người. Có lẽ 2 khẩu này là một trong số ít súng trên thế giới có bộ điều
chỉnh lệch gió trên thước ngắm.



Còn trên các tài liệu hướng dẫn, huấn luyện, người ta tính toán và cho độ lệch gió này trên các bảng hay sơ
đồ. Nhờ thế binh lính biết cách mà điều chỉnh. Cái bảng này HP đã post ở đâu đó.
 





Vấn đề còn lại tốc độ gió là bao nhiêu? Chẳng nhẽ lại mang máy đo gió đi chiến đấu? Lính tráng phải ước lượng
sức gió bằng kinh nghiệm. Có mấy cách: nhìn khói lửa, nhìn cờ, hay đứng lên thả mẩu giấy như hình dưới. Hay
lắp lẫn đạn lửa, đạn vạch đường vào trong băng để hiệu chỉnh đường đạn.




Người ta gắn vào M16 và M4 rất nhiều đồ chơi, kể cả ống ngắm quang học, tuy nhiên không thể vì thế mà
coi nó là một khẩu bắn tỉa theo đúng nghĩa mà chỉ có thêm thuận lợi khi bắn khoảng cách gần hay bắn đêm.
Bởi viên đạn đầu rất quan trọng với bắn tỉa, trượt mục tiêu là coi như không còn cơ hội. Với độ lệch gió lớn
như vậy, và cách tính sức gió thủ công dựa vào kinh nghiệm như vậy liệu M16A2/M4 có thể làm súng bắn tỉa?
Ở các lò súng lớn châu Âu như Đức, Nga, Áo, Bỉ hiện đang có xu hướng súng bắn tỉa nòng trơn, đã có súng
bắn tỉa nòng trơn với cỡ đạn 15.2mm và đang thử nghiệm 12.7mm. Nòng có độ xoắn lớn không bao giờ là một
khẩu bắn tỉa tốt.




Hai chuyên gia Mỹ bắn so sánh AK-47 và M16 trong đường hầm lặng gió, điều này không
cho kết quả như thực tế trên chiến trường.
 
http://www.youtube.com/watch?v=G6BpI3xD6h0


Một chuyên gia Mỹ đang giảng giải về sức mạnh của Ak-47 bằng các so sánh với một số súng khác.
Mục tiêu là một quả dưa hấu, lại còn chú thích không có chất nổ trong quả dưa. Tất nhiên là vậy.
Kết quả cho thấy súng khác bắn nát quả dưa hơn là AK-47 rồi ông ta kết luận AK cũng thường thôi,
không như đồn đại.
Nhưng có một điều ông ta nhầm lẫn cơ bản là mục tiêu thực sự của AK cũng như M16 chẳng phải là
dưa hấu. Liệu ông ta có dám thử với thép tấm hay áo chống đạn không?

http://www.youtube.com/watch?v=Vgr3kTU68uw

ảnh: so sánh 2 loại đạn M193 và M855

« Sửa lần cuối: 09 Tháng Hai, 2009, 01:18:48 pm gửi bởi SSX » Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #166 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2009, 09:37:12 pm »

Họ lấp liếm bằng cách tính năng lượng viên đạn bằng Jun thí dụ đạn
5.56 của họ là 1798 jun, 5.45 là 1316 jun thua xa đạn Mỹ về năng lượng nhưng thật hay đó là loại giun dế chứ
chẳng nói lên gì cả.
 

Em tưởng đạn 5.56 Nato động năng là 1570 Jun chứ. Còn 7.62 của AK-47 mạnh hơn nhiều, đạt 1990 J.
Logged
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #167 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2009, 09:21:17 pm »

Họ lấp liếm bằng cách tính năng lượng viên đạn bằng Jun thí dụ đạn
5.56 của họ là 1798 jun, 5.45 là 1316 jun thua xa đạn Mỹ về năng lượng nhưng thật hay đó là loại giun dế chứ
chẳng nói lên gì cả.
 

Em tưởng đạn 5.56 Nato động năng là 1570 Jun chứ. Còn 7.62 của AK-47 mạnh hơn nhiều, đạt 1990 J.

Bác SSX nói về đạn 5,45 là đạn của AK74 chứ có phải đạn 7,62 của AK47 đâu Roll Eyes
Logged
mig19farmer
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #168 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2009, 01:11:05 pm »

Sao nhỉ? các prô cho ý kiến, viên đạn bé tẹo 5.45 bắn xuyên thép 16mm 100%
ở 150m xa hơn viên đạn to 50m. Ăn đứt vỏ thép các loại APC vớ vẩn như Humvee với M113?

Dạ khủng vật. Nhưng nếu bắn vào các loại APC siêu việt hơn cỡ BTR-40, BTR-152, BTR-60 và BTR-80 thì sao hả bác.

PS: Nhà em hỏi thật không có ý gì nhá. Nhà em hỏi để biết sau này có biến thì nhà em xin vào cầm súng chạy bộ còn hơn chứ thà chết không vào bộ binh cơ giới, ngồi BTR-xx, mặc giáp chống đạn dày cui làm giề. Vì đằng nào nó bắn mà chả xuyên, chạy bộ mặc áo vải có khi còn dễ lăn lộn tránh đạn hơn.
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #169 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2009, 04:22:16 pm »


Chú không đọc trang đã post của SSX đấy à, đây là thép mềm CT-3 (mã Nga theo TOCT5781-82, mã Mỹ là SWRM12, TCVN1765-75 có các mark CT33, CT34 CT38), loại thép hay được dùng trong xây dựng. CT-3 loại thép có carbon thấp (0,06-0,22%), mềm dễ gia công ngoài hiện trường. Trong các bài viết về thiết giáp thường có "thép cán tiêu chuẩn", là CT-3 cán nóng, đã ủ khử ứng lực, vì đây là loại thép phổ biến nhất, thông dụng nhất.
Còn tấm thép làm thiết giáp (ô số 2, II) dầy 5mm đã có số liệu trên. http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg76039#msg76039 .
Cái kiểu xỏ xiên của chú thì anh đã va rồi.

Về thiết giáp, loại M115 vỏ nhôm bị đạn AK thế hệ mới bắn tan nát là chuyện có thể, tuy nhiên, cần tầm gần và góc chạm đứng. Xe này trúng B41 thì vỡ tan nát chứ không chỉ thủng một lỗ nhỏ.

Sao nhỉ? các prô cho ý kiến, viên đạn bé tẹo 5.45 bắn xuyên thép 16mm 100%
ở 150m xa hơn viên đạn to 50m. Ăn đứt vỏ thép các loại APC vớ vẩn như Humvee với M113?

Dạ khủng vật. Nhưng nếu bắn vào các loại APC siêu việt hơn cỡ BTR-40, BTR-152, BTR-60 và BTR-80 thì sao hả bác.

PS: Nhà em hỏi thật không có ý gì nhá. Nhà em hỏi để biết sau này có biến thì nhà em xin vào cầm súng chạy bộ còn hơn chứ thà chết không vào bộ binh cơ giới, ngồi BTR-xx, mặc giáp chống đạn dày cui làm giề. Vì đằng nào nó bắn mà chả xuyên, chạy bộ mặc áo vải có khi còn dễ lăn lộn tránh đạn hơn.

-----------------------
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg75244#msg75244
ở đây, SSX đã nói chi tiết về quá trình được chấp nhận và cải tiến của M16.

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg31094#msg31094
Còn ở đây, mình đã xếp các kết quả thử nghiêm theo đúng tỷ lệ hình ảnh để so. Đạn AK-47 tuy nhỏ hơn, nhưng lại xuyên phá tốt hơn đạn NATO 7,62x51.

Đạn M16 ?? yếu xìu. Các cải tiến cải lùi của nó không làm nó nhỉnh lên so với ".224" nguyên thủy là bao nhiêu. Khi bắn vào thịt, sức xuyên của AK-47 cao gấp 2 lần M16, sức phá thịt cao gấp 2,5-3 lần. Đạn AK-74 tuy nhỏ hơn M855 của M16A2, nhưng vẫn mạnh hơn nhiều.
Nguyên bản các thử nghiệm ở đây: http://www.firearmstactical.com/wound.htm

?? tại sao vậy.  Tại sao một khẩu súng tồi tệ như vậy vẫn được Mỹ sử dụng ??

Ở 400 mét, viên đạn yếu xìu và lệch gió nhẹ 1 mét. Thế nhưng hàng tỷ chú nhảy dựng lên là tầm bắn hiệu quả 470 mét ?? Người ta 3 viên chui trong một lỗ là tầm bẵn hiệu quả, còn lệch một mét tầm bắn hiệu của của ai đây ??
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Ba, 2009, 10:53:22 am gửi bởi DepTraiDeu » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM