Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 03:17:33 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: AK vs. M16  (Đọc 506187 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #20 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2008, 03:33:54 pm »

Mấy cái hình đạn AK trên cứ phải vào trang này rồi nó mới hiện, phò phạch. Đây là một chức năng đặt để tránh các trang khác lạm dụng trang này thành pic server. Nếu một client chưa request trang đọc mà đã đòi ảnh thì nó cấm, request trang đọc được lúc thì nó reset trạng thái cấm.
http://grigorew.narod.ru/raznoe/kal545.htm

Một số ảnh có trong này
http://s180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/74/dan/


Đây là một số hình ảnh thử nghiệm khác của đạn 7N22 (7Н22), ở tầm 250 mét bắn xuyên thép dầy 5mm là cao so với súng trường tấn công. Mỗi viên đạn nặng hơn 10g, đường kính 10mm, làm băng và mang đạn thoải mái. Thép thử nghiệm là thép xây dựng mác 3 (CT-3).

(đọc chữ tây các bạn cẩn thận nhầm, cartridge là đạn bao gồm cả cát tút, đầu đạn, hạt nổ, thuốc nổ... bullet cũng là đạn nhưng chỉ là đầu đạn. Khi đếm đạn, như số đạn đại bác, loại thì có vỏ loại không, người ta dùng viên-round. Ví dụ, 100 round-viên đạn 75mm và cối, cối không có vỏ chỉ là bullet, còn 75mm là cartridge. Đạn pháo còn có projective là cái đầu đạn nhưng không tính guốc).
http://club.guns.ru/barnaul.html

6N22 là đạn sát thương, một số đạn xuyên mạnh hơn. 1

Tiêu chuẩn
http://diversant.h1.ru/guns/raznoe/spauto.html
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Sáu, 2008, 03:40:33 pm gửi bởi anh_vinh_coi » Logged
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #21 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2008, 03:52:40 pm »

Cảm ơn bác HP, để em chuyển mấy cái ảnh này về đây:

Ảnh các biến thể của đạn 5,45x39
[attachment=1]

Kích thước điển hình đạn 5,45x39
[attachment=2]


Kích thước điển hình đạn 7,62x39
[attachment=3]


Và đạn .223 rem hay 5,56x45 Nato

[attachment=4]
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Sáu, 2008, 03:55:25 pm gửi bởi ChienV » Logged
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #22 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2008, 06:16:12 pm »

Theo tin trên net thì quân Mỹ sẽ bán M16 used của mình cho quân Afghan (khỏang 50 ngàn khẩu) và Iraq (khỏang 150 ngàn khẩu).

Trong tình hình carbin M4 dự định để trang bị thì đang bị tranh cãi quyết liệt (cũng lạ, lấy carbin trang bị đại trà cho bộ binh) không rõ súng mới của quân Mỹ sau khi xả hàng tồn là bao nhiêu khẩu gì. Khả năng cao nhất là SCAR hoặc HK416 sẽ vào thế chân.

Sau Gruzia, giờ các kênh truyền hình và báo chí ở Afghan và Iraq đang vào cuộc, trích đăng những bài tung hô M16 lên mây xanh.
Tuy nhiên các huấn luyện viên Mỹ thì phàn nàn vì lính Afhan ngu lâu đào tạo khó, cứ lấy dầu diezel và giẻ bẩn lau súng Grin, bắn thì dạy mãi vẫn cứ thỉnh thỏang cho đi nguyên 1 băng, tốn 3 lần số đạn so với lính chuyên nghiệp Mỹ Grin Grin Grin Grin

Bên Iraq, sĩ quan Mỹ kể lại là những chiến sĩ Iraq  luôn có cảm giác mỹ mãn dâng trào khi được bắn khẩu súng nhẹ, chính xác và bền bỉ như M16 Grin. Tuy vậy, tình trạng dân trí thấp nên các huấn luyện viên Mỹ cũng đang khá mất công dạy cách tháo lắp lau chùi đúng cách (không ăn cắp quy trình, lau khẩu M16 mất khỏang 1,5 tiếng sau mỗi lần sử dụng).

Các bác cựu binh nhà mình lau súng mất bao lâu với AK nhỉ? Mà không có bác nào từng bắn M16A1 từ thời VNCH ạ???
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Sáu, 2008, 06:21:57 pm gửi bởi ChienV » Logged
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #23 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2008, 07:34:25 pm »

Trên kia là các tiêu chuẩn đạn về hình dáng. Còn một tiêu chuẩn nữa, chỉ được nói ngắn gọn là 1023xyz j` đó, một tràng số ký hiệu. Từ thời Mosin và Mauser ra đời, ở Đức và Nga hết thời các thuốc nổ danh tiếng. Người ta không dùng một loại thuốc nổ dang tiếng nào để nhồi đạn súng trường, mà thiết kế riêng một loại thuốc nổ cho súng trường đó, đi kèm kích cỡ trong của nòng, áp suất tối đa...và các tiêu chuẩn hình dáng đạn. Từ đó, các nhà thiết kế cho ra các loại súng và thường thấy ở súng trường là đạn ra trước súng, Như M43 Nga (đạn AK) hay MP43 Đức. Việc điều khiển tốc độ cháy bằng hình dáng, kích thước và thành phần thuốc viên là một bí truyền. Ví dụ, đạn khẩu M-1892 không thể mạnh và khẩu này chóng chết, thay bởi M1903 bắn đạn 03-06. Các khẩu này đều là thiết kế không ít thì nhiều của Mauser, dùng thuốc nổ mạnh, nhưng lại yếu. Nhồi nhiều thì súng nặng mà nhồi ít thì yếu, rồi các súng đó chóng chết.

Về cơ cấu nguyên lý máy thì AK và M16 giống nhau. Đây là kiểu khóa nòng then xoay, thừa kế thừ thời súng trường bắn phát một kéo quy lát bằng tay Mosin và Mauser (thật ra có nhiều súng Bolt Action trước hai khẩu này, nhưng mức độ thành công thì quá còi cọc). Khóa nòng then xoay trông như cái ngón tay đầu có ngạnh, nếu có nhièu tâng ngạnh thì giống khóa nòng ren cắt của pháo, nhưng súng trường chỉ dùng một tầng. Xoay ngạnh đi rút về sau là mở khóa nòng, vỏ đạn được móc có lò xo giữ trên khóa nòng và gẩy ra ngoài. Đút khóa nòng vào xoay ngạnh ngược lại là nạng gài vào khe, khóa chặt nòng, sẵn sàng bắn.

AK và M16 không dùng thay quay khóa nòng như Mosin, mà khóa nòng được đặt trong bệ khóa nòng. Trích khí đẩy bệ khóa nòng lùi về sau, ngạnh giữ khóa nòng không lùi về, nhưng ren chéo trên bệ khóa nòng vặn khóa nòng để mở khóa buồng đạn. Khi khóa đã mở thì khóa nòng lùi về được và lùi theo bệ khóa nòng vẫn đang lùi tiếp. Lò xo đẩy về làm ngược lại.

Cái khác nhau là AK thô to, khoàng cách giữa các chi tiếp lớn và kích thước các chi tiết của khối nòng-khóa to tướng. M16 có đến 8 ngạnh, chỉ lắc một góc nhỏ là mở (hơn 20 độ). Còn AK chỉ có 2 ngạnh, phải quay đến 60 độ. Nhờ vậy, quãng đường lùi để xoay khóa nòng M16 rất ngắn. Thoi đẩy của M16 cũng nhẹ, nó không có piston có cái cần dài, ống piston dài...Một đường ống dẫn khí dẫn khí cao áp từ trước về sau, thổi thẳng và bệ khóa nòng, bớt chiều dài piston và thoi đẩy.
Logged
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #24 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2008, 08:07:59 pm »

Tiếp
Vừa rồi máy báo sắp mất điện, chuyển UPS xong bật lên thấy nó báo là không sửa được  Huh Huh Huh Huh

Như vậy, M16 (xuất thân AR-15) có cấu trúc tinh vi hơn AK nhiều. Còn ưu việt thì chắc chắn là không, vì sử dụng cấu trúc tinh vi như vậy mà M16 vẫn nặng hơn AK. Thật ra M16 khá nặng bởi nòng, vừa nặng vừa dài, cái này lại do thiết kế viên thuốc, nguyên nhân chính làm M16 nặng và người ta không thể ném toàn bộ đạn tích lũy cho đại chiến thế giới III đi để thay thế. Đó là chưa kể đến, phần nặng nhất của máy AK là bệ khóa nòng, chi tiết không nhẹ được vì cái bệ này dùng tích năng lượng của piston và sẽ ảnh hưởng đến tốc độ bắn. Không kể cái nguyên nhân làm nặng này thì máy móc AK còn nhẹ nữa.

Cái nhược điểm của M16 chính là tinh vi, nhược điểm thứ hai là không ưu việt (hai cái rời nhau chứ không phải không ưu việt do tinh vi). Tinh vi sao lại không tốt Huh rõ ràng, cái xe đạp rơi xuống nước vẫn chạy chứ cái đồng hồ mà rơi máy xuống nước thì đi, cái thô thiển như cuốc xẻng ngâm nước 3 năm vẫn chạy oành oành. M16 cũng vậy, "cản thủy tĩnh", nước đọng trong các ống máy súng không thoát được vì quá tinh vi, làm súng không chuyển động được và hỏng súng nếu cố ý bắn. Mà chả cần nghĩ nhiều cũng thấy, đồng tinh vi như đồng hồ nếu cân nặng bằng xe đạp thì đắt lòi kèn, đây lại còn nặng hơn  Grin.

May mắn nhất là nước đọng trong ống dẫn khí cao áp (khí trích), nó chỉ làm súng bắn phát một, không tự lên đạn được. Bao giờ cũng thế, M16 rơi xuống nước là đọng nước ống này. Kể ra, nình thường lau nước tong ống khá lâu, nhưng chỉ cần bắn một vài viên là nước trong ống đó đi hết, mỗi tội phải lên đạn bằng tay phát một. Thế thì có sao đâu Huh mỗi lần ngập nước đoành đoành vài phát, nhưng người ta cấm  Huh ơ hay, động tác tốt thế để tháo nước trong ống trích khí lại cấm Huh à, vì nó không chỉ động ở đấy, nếu có thể nhắc nước là chỉ được ở trong đó thì có thể thông như vậy.

Cái đáng sợ nữa là vỡ nòng, đi cả chiến binh. Nòng M16 dài, lâu thoát hết nước (mà nước phải sạch). Hơn nữa, M16 là loại đạn cao áp, dễ vỡ nòng. Đạn M15 có xuất xứ Mỹ và đậm đặc chất Mỹ, đó là khả năng điều khiển phản ứng cháy tồi tệ, thuốc cháy nhanh, nhồi chặt, áp suất tối đa lớn, kiểu đạn này hợp vối các MP nòng ngắn hơn là súng trường. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề với động năng và sức công phá của đạn, nên M16 kéo dài nòng ra để tận thu động năng đầu đạn, đưa sơ tốc đến 950m/s (quay chậm) và 900m/s(quay nhanh). Cái này thì làm súng nặng, đã nói rồi, nhưng nó rất dễ vỡ nòng do đọng nước và dính bụi. Cả đạn AK 47 và 74 đều có áp suất tối đa thấp. Vậy nên M16 cấm ngặt bắn khi dọng nước và rơi súng xuống nước là thảm họa với chiến binh, vì anh ta chỉ còn lựu đạn với lưỡi lê, nếu anh ta cố bắn thì có thể, với xác suất cao, đơn vị mất luôn cả anh ta-kèm theo lưỡi lê lực đạn nói trên, chứ không phải chỉ là khẩu M16.
Logged
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #25 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2008, 09:12:44 pm »

Cái Cản thủy tĩnh cần chú ý không vỡ nòng. Tuy nhiên, đó chỉ là điều lệnh nhắc lính, chứ cố ý bắn khi đã ngập nước thì phần lớn khả năng súng không nổ, mặc dù khi nổ phần lớn khả năng là xạ thủ chết.  Grin Grin Grin

Sao lại không nổ. Tất cả các chất lỏng đều có lực căng bề mặt. Dầu là một chất bôi trơn nhưng không thể để máy súng đọng dầu, vì nó nặng. Khi lau súng, người ta thấm dầu vào rồi lau sạch dầu đọng đi, chỉ để lại lớp dầu mỏng. Nước không bôi trơn tốt bằng dầu  Grin Grin, mà rơi xuống nước nó đọng lớp dày nhiều mm.
Máy AK rất thoáng, nếu giữ không cho nước vào nòng (tớ đã thử bằng bịt nến), bắn dưới nước vẫn lên đạn mới được. Nhưng với các đồ tinh vi như M16 là chuyện hoàn toàn khác.

Hai tấm đặt các nhau độ 2mm, nhúng nước rồi nhấc lên, chắc chắn là nước đọng giữa hai tấm đó, trong máy súng không thể làm nó thoát ra ngoài được. M16 tinh vi các chi tiết cách nhau dưới 2mm và thế là súng toàn nước.  Grin Grin AK thì khác, chỉ có cái khóa nòng là sát với bệ khóa nòng và buồng đốt thôi, chút nhỏ đó không chống được năng lượng của máy súng và không đáng kể. Còn M16, khủng nhất là máy súng không chạy nữa. Nếu may thì trở lại 100 năm, thời Bolt Action, lên đạn tay. Nhưng không xạ thủ nào dám bắn thêm một phát nếu biết như thế, vì phát sau có thể tắc cái j` và vỡ nòng. Nhưng thật may mắn, phần lớn khả năng xảy ra là cơ cấu cò không chạy, chiến binh được nghỉ.
Logged
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #26 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2008, 09:27:58 pm »

Cái chuyện tắc súng thì nhiều người nói rồi. Không phải ở đâu tinh vi cũng tốt cả.  Grin Grin Grin Grin Grin Thật ra, thiết kế để có một khẩu súng mạnh mà không cần tinh vi mới khó. Tinh vi bao giờ cũng là một nhược điểm lớn ngoài dã chiến, chứ không phải là một thể hiện tầm cao công nghệ như ở hậu phương, ngược nhau. Nếu người ta làm được cái gì đó đơn giản như giáo mà năng lực như M16 thì chắc chắn đó là binh khi tốt nhất mọi thời đại.

Trong số các nguyên nhân tắc súng có một cái há miệng mắc quai, tự trói mình, đấy là cái bệ khóa nòng M16.

Nó là thế này, sau chiến tranh Việt nam thì tốc độ bắn cao đã bị chửi bới tơi bời khói lửa, không chú nào khôn ngoan dám mở miệng ra nói tốc độ bắn cao là hay nữa, ngược hẳn với 15 năm trước.

AK phải duy trì cái khối lượng bệ khóa nòng, chỉ giảm khối lượng máy đi khi thu nhỏ đạn và sau đó là chuyển sang máy lùi có hãm. Còn M16 thì cầu mong tăng khối lượng này lên nhưng không tăng được.

Ấy là cái đường dẫn khí dài, hao tốn năng lượng và thời gian. Người ta phải tích khí ở gần đầu nòng, nếu không khí phun ra hết lỗ trích, còn đâu là cái nòng. Nhưng khí đi đường dài, đạn M16 bắn ra khỏi nòng rồi mà khí trích chưa đến nơi, có đến thì đạn ra khỏi nòng là giảm áp, cũng chả còn nhiu năng lượng. Nếu làm lỗ trích khí to để dẫn khí nhanh thì đến lỗ tríc là áp giảm hết, còn j` cho đạn. Gần đây có một số cải tiến cải lui đường dẫn khí, tính sóng âm sao cho tận dụng tối đa, nhưng đường dẫn dài vẫn là dài. Kể ra, có 2 cách. Một là làm đoạn đũa nhỏ dẫn lên piston nhỏ gần lỗ, nhưng như thế lại thành piston hành trình, còn j` là ưu thế của piston xung. Cách nữa là làm piston giống AK, nhưng mà đó là cấu tạo của súng trường tiến công MA  Grin Grin Grin Grin Grin.

Thật ra, AK có cấu tạo trích khí cực kỳ phức tạp về nguyên lý, chứ không đơn giản như cấu tạo. Nguyên lý phức tạp và cấu tạo đơn giản là đặc trưng đồ Nga. Người ta hay nói đó là trích khí xung, nhưng không phải như vậy. Lỗ trích khí của AK không to như trích khí xung, lại thẳng và dài, chứ không ngắn có hình tuye như trích khí xung. Phần piston của cơ cấu này rất ngắn và to nên nhiều người gọi đó là trích khí xung, bí quyết ở cái ống dẫn xiên. Trích khi xung tin cậy hơn hơn nhưng trích khí hành trình tiết kiệm khí trích hơn. Trích khí xung tức là bệ lùi nhận được một tốc độ trong piston ngắn, từ đó chuyển động theo quán tính, nhờ đó nó tích nhiều năng lượng vùa dễ dàng vượt qua các cản trở. Piston ngắn thoáng cũng khó hỏng hóc gây kẹt.

Cái nguyên lý của AK cũng cho tốc độ cao như xung, nhưng không phải bằng cách trích nhiều khí, mà bằng cách tận thu năng lượng của khí thuốc với hiệu quả cao và dồn vào trong một cú đấm ở đầu piston. Có thể so sánh với các piston khác về độ phức tạp nguyên lý và đơn giản về cấu tạo giống như so sánh động cơ turbine với động cơ piston. Lỗ trích khí của AK nhỏ, thẳng dài độ vài phân, chéo về sau và đâm thẳng vào mặt piston, khoang piston ở trạng thái đóng hết khá lớn, đến phân khối. Dòng khí chuyển động khá phức tạp. Nó tăng tốc trong ống hẹp như chuẩn bị lao vào cánh turbin, nhờ đó chuyển thế năng áp suất thành động năng và tiếp tục chuyển động khi đạn đã ra khỏi nòng, áp giảm. Dòng khí này đập vào mặt piston, bị cản lại và tăng áp trên khoang piston, nhờ động năng trong ống dẫn khí giảm từ từ, áp suất này duy trì lâu trong thời gian đạn đã ra khỏi nòng và có tác dụng như một hành trình ngắn. Nhờ đó, AK có động năng trích khí mạnh, có piston xung đúng nghĩa, nhưng không phải là trích khí xung và ống nhỏ thẳng dài ngắn chặn khí trích, trong khi vẫn thoáng và không hao khí đẩy đạn. Khe ống xiên về sau làm phản ứng này xảy ra chậm, không ảnh hưởng đến đường đạn.

M16 có ống dẫn dài cũng có cơ chế delay biến áp suất thành động năng, rồi lại thành áp suất như vậy, nhưng đó không phải tính toán của người thiết kế, mà chỉ là bớt đi cái piston, do đó chiều dài không tuân theo yêu cầu piston và không hợp, cụ thể hơn là quá yếu.

Cơ chế của AK khác hẳn các cơ chế trích khí xung có tiết lưu hay dùng ở phương tây. Đây là một cơ cấu làm giảm thất thoát khí so với trích khí xung mà vẫn tận dụng ưu thế của nó. các cơ cấu này gọi chung là Shor Stroke Piston. Chúng cũng có một khoang tích áp trước mặt đỉnh piston như AK, nhưng khoang này được nối với nòng bằng một lỗ tiết lưu nhỏ. Nhờ lỗ tiết lưu này mà lượng khí qua ít. Khách biệt ở chỗ, lỗ tiết lưu này chỉ chuyển áp suất qua, không tích năng lượng vào động năng dòng khí, nên không hình thành cú đấm ở đầu piston và cản trở khí thoát ra lỗ trích vì chính khối lượng của khí thuốc. Vì không tính đến động năng nên không có dáng xiên ngược, làm lộn ngược chuyển động khí thuốc và kéo dài phản ứng, cho đến khi đạn ra khỏi nòng, giảm thất thoát.
Đã trích khí ít, AK lại nhờ có cái xiên này mà dùng dòng khí chủ yếu khi đạn đã đi, tất nhiên tận dụng năng lượng thùa này quá tít, vừa mạnh vừa đỡ tốn. Có rất nhiều súng đã dùng cố dùng năng lượng thừa này, nhưng đều cồng kềnh do thiếu cái ống dài xiên.

Đây là cut, không có ảnh rõ hơn của cái tuye delay xiên ngược. Ở vị trí lỗ trích, dòng khí chuyển động về trước với tốc độ 600m/s, không quay về ngay lỗ xiên mà phải đến khi đạn đã ra khỏi nòng, áp suất thừa mới gây phản ứng. Không có góc xiên này, các súng khác phải làm lỗ trích nhỏ dài dễ tắc. làm to thì mất khí.
Áp suất biến thành động năng tích trong ống hẹp dài và vẫn duy trì chuyển động khi áp suất bên ngoài đã giảm hết.
Chuyển động này đập thành cú đấm ở đầu piston, đẩy piston đi mà không thoát ngược trở về qua lỗ kể cả khi áp suất trong nòng đã hết sạch, nhờ đóm máy súng chuyển động em dịu như hành trình nhưng lại vẫn dùng piston xung.
So với các ống bên dưới, ống AK thẳng tưng, to tướng, ngắn. Piston AK đến 2 phân, trong khi các piston bên dưới bé hơn cái nòng 5,6mm. Đặc biệt AK không có lỗ tiết lưu, nhìn cái hình bến dưới có chỗ xỏ kim không lọt  Grin Grin Grin.
Chuyển động trơn chu mạnh mẽ do đâu Huh? do đây chứ đâu. Quan nhà Vịt có ăn hơi quá đà, trộn bột đá vào thuốc súng cũng chưa chắc tắc, phải là gạo đá 2mm mới sợ.  Grin Grin Grin Grin


Mãi mới up đưpợc


Đây là ống dẫn khí của M16 nguyên thủy. Ống dẫn dài này lại phải ngăn bằng lỗ tiết lưu nhỏ, dẫn đến năng lượng bé và delay lớn. Nếu làm lỗ to thì ở cơ chế này, khí thoát đi nhiều, mà thoát ngược lại cũng nhiều. Óng dẫn khí này đã được coi là một phát minh lớn Huh  Grin Grin Grin còn nay thì. Lỗ tiết lưu nhỏ, nhưng thể tích và chiều dài ống lớn, làm áp suất tăng chậm. Áp suất tăng chưa đủ  Grin Grin Grin thì đạn đã véo đi và không tăng nữa  Grin Grin Grin


Đây là trích khí ống tiết lưu nhỏ, không dùng động năng mà dùng áp suất, có thể so với AK như so động cơ piston với turbine.


Đây là máy trích khí, gồm lỗ tiết lưu, ống dẫn, piston và ống piston của  M16 siêu hiện đại (lấy trong link bạn chiến vịt, thật ra là giống trên. Cơ cấu này trông có vẻ giống AK, nhưng lại quay về cái máng lợn. Đây là piston hành trình điển hình. Trông nó thì xiên như AK, nhưng ở piston hành trình, khoang khí ở vị trí chết và tiết diện piston đều nhỏ, áp suất đồng đều, không cho biến đổi áp suất ra vận tốc. Nhược điểm là dễ hỏng và các súng như M16 nguyên thủy, AK đã bỏ. Piston hành trình dùng áp cao, cản trở khí thoát bằng chính độ kín của piston, không như AK.
Piston hành trình này thể hiện căn bệnh kinh điển của M16 nặng thêm chứ không nhẹ đi. Bệnh đó là tinh vi. Piston hành trình điển hình này các piston của máy hơi nước và máy đốt trong, làm máy súng hơi thiếu dầu bôi trơn.  Grin Grin Grin Grin Bùn cừi nhất là cải tiên cải lui M16 đến giờ thành vòng tròn, quay về cái máng lợn piston hành trình  Grin Grin Grin
Ở AK piston cũ hở vô tư vì mới coóng nó đã hở toác, nó bị đẩy bởi cú đấm của dòng khí nên kín hở không ảnh hưởng và làm độ dơ của piston với cylinder tăng thoải mái cho bền.
Nhìn ảnh trên, piston  của AK dễ đến 2 phân, còn đây piston bé như cái đũa, chưa bằng cái nòng 5,6mm. ống dẫn khí thì chưa đến 2mm, lỗ tiết lưu thì chắc bằng cái kim  Grin Grin Grin Grin , hỏng ở đây, tắc ở đây, ngấm nước ở đây chứ ở đâu. Những cải tiến sau chắc là sợ cái lỗ tiết lưu xỏ kim không lọt, nên chấp nhận làm to ra và đạn yếu đi.



Mịe nó. không up được ảnh, sau vậy.


Cái ống dẫn khí không có lỗ tiết lưu của AK tạo ra được một thuận lợi phụ, cũng quan trọng không kém việc máy súng chuyển động thuận lợi, đó là điều khiển được tốc độ bắn dễ dàng bằng thay đổi khối lượng bệ khóa nòng. Máy súng cần tích một động lượng đáng kể, để vượt qua được những cản trở khi chuyển động, tất nhiên phải tính cả những cản trở ngoài ý muốn như cái j` đó hơi móp hay là có bẩn, có nước đọng... Ơn cái ống dẫn nhỏ mà không hề có lỗ tiết lưu, các cản trở này bé mà không ảnh hưởng đến đường đạn.
Khi người ta muốn chậm, chỉ cần tăng khối lượng khối lùi, ở đây là bệ khóa nòng. Khi muốn nhanh, giảm cái khối lượng này, cũng có thể tăng lò xo đẩy về lên cho chuyển động mạnh mẽ, tốc độ bắn được điều chỉnh bằng tăng khối lượng bệ khóa nòng.
Nhìn chung, khi đã  có động cơ khỏe thì làm j` cũng thuận lợi cả, mà động cơ khỏe không tốn xăng thì đúng là thiên đỉnh muôn trượng, nên các súng có máy kiểu AK rất đa dạng bền bỉ.

Khổ thân anh M16 tụt hơi. Cái ống dẫn tụt hơi lỗ tiết lưu bé chưa tích đủ năng lượng đã hết tiền. Giờ đây, nếu bệ khóa nòng nặng thì ống dẫn không dủ năng lượng. Nếu bệ khóa nòng nhẹ thì tốc độ bắn quá cao, nếu chỉnh tốc độ bắn thì giảm lò xo.  Grin Grin Grin cái này thì bạn Chiến Vịt đã nói rồi  Grin Grin Grin Đây là một nguyên nhân lớn làm súng tắc. Năng lượng lùi và lò xo đẩy về quá yếu, chỉ cần có chút lạ lùng hay chỉ làm việc một thời gian ngắn là lò xo đẩy về đẩy không hết, trở thành bolt action 100 năm trước như Mosin và Mauser.
Mọi chuyện càng tệ hại hơn khi người ta không cần bắn nhanh nữa mà cần bắn chậm hơn, lò xo đã giảm đến mức không thể giảm.  Grin Grin Grin Trong khi đó thì cơ cấu cò đã quá chật, nhất là sau khi có lẫy 3 viên, không còn chỗ bỗ trí một cái búa delay (một cái búa đàn hồi tiếp tục chuyển độ sau khi bệ khóa nòng đã lên cò, chuyển động này hãm cò không bật ra ngay khi bệ khóa nòng đã chuyển động khóa nòng xong.

Tội lỗi chỉ là ở cái phát minh ống dẫn khí mà ra. Trước đây nó là một phát minh sáng chói, nay nó là thứ đẻ ra đã chả giống ai Grin Grin Grin Grin. Nhưng bùn cừi nhất là cải tiến cải lui, lại quay về trích khí hành trình dài, piston nhỏ kín của hơn nửa thế kỷ trước. Grin Grin  Đúng là ông lão đánh cá và cái máng lợn. Grin Grin

Thật ra, nguyên lý ống tích năng ngược của AK không khó học, nhất là thời buổi có máy tính simulator. Ừ ta không giỏi như K và các phụ tá, nhưng ta có computer, nhiều súng đã vứt quách lỗ tiết lưu đi mà thay bằng ống chéo ngược. Nhưng M16 thì cương quyết không thành M-AK  Grin Grin Grin nên quay lại cái pít tông đũa.

Ảnh ở link của bạn chiến vờ
http://www.gec-intl.com/LWRIFLE.htm

Tu bạn j` bên dưới, bạn xem lại topic này.


Minh hoạ cho máy AK nhé. Các bạn thấy, những người làm cái demo đó đã chú ý cho mọi người cái đặc tính của lỗ trích khí đặc biệt ngay trước khi mô tả máy AK. Cái ống này không có lỗ tiết lưu, lộn ngược, thẳng tắp và to bự. Nó delay được thời gian tác động của năng lượng khí thuốc bằng vận tốc 600m/s của chính dòng khí, phải cỡ vài phần vạn giây thì lượng khí đáng kể mới "phanh gấp" và lộn về được mặt piston, khi đó đạn đã ra khỏi nòng. Trước đây, những nỗ lực cổ trích khí khi đạn đã ra khỏi nòng di chuyển lỗ trích khí lên đầu nòng, áp suất giảm nhanh và rất yếu.
Trong khi M16 làm cái lỗ tiết lưu cắm kim không lọt thì lỗ trích khí của AK-47 khéo to bằng nửa nòng của M16  Grin Grin Grin, ai yếu ai mạnh chả bàn làm gì, cái khoái là nó mạnh như vậy mà lại không tốn khí, thế mới tài  Grin Grin Grin
http://www.youtube.com/watch?v=TRBEJCU8rf4


« Sửa lần cuối: 13 Tháng Sáu, 2008, 03:27:26 am gửi bởi anh_vinh_coi » Logged
DepTraiDeu
Thành viên
*
Bài viết: 658

Kẻ thù của Đế quốc và CHỊ EM!No prisoner pls!


WWW
« Trả lời #27 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2008, 09:46:56 pm »


Như vậy, M16 (xuất thân AR-15) có cấu trúc tinh vi hơn AK nhiều. Còn ưu việt thì chắc chắn là không, vì sử dụng cấu trúc tinh vi như vậy mà M16 vẫn nặng hơn AK. Thật ra M16 khá nặng bởi nòng, vừa nặng vừa dài, cái này lại do thiết kế viên thuốc, nguyên nhân chính làm M16 nặng và người ta không thể ném toàn bộ đạn tích lũy cho đại chiến thế giới III đi để thay thế. Đó là chưa kể đến, phần nặng nhất của máy AK là bệ khóa nòng, chi tiết không nhẹ được vì cái bệ này dùng tích năng lượng của piston và sẽ ảnh hưởng đến tốc độ bắn. Không kể cái nguyên nhân làm nặng này thì máy móc AK còn nhẹ nữa.



M16 nặng hơn AK hả bác?? bác cho em xin cái giè chứng minh đi, chứ em thấy AK nặng hơn hẳn. Riêng phần ốp lót tay + báng bằng nhựa tổng hợp đã nhẹ hơn so với ốp lót tay + báng gỗ của AK rồi.

Em lấy số liệu từ http://world.guns.ru/ nhé:
AK 4.3kg, AKM 3.14kg
M16A1 2.89kg M16A2 3.77kg
Trọng lượng trên khi súng gắn hộp tiếp đạn rỗng.

Kính bác!
Logged

BAO CHIẾN SỸ ANH HÙNG! NÀO CÙNG VUNG GƯƠM RA SA TRƯỜNG!
pằng.. chéo! oái nó có súng còn mình có mỗi gươm! Cheesy
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #28 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2008, 10:51:34 pm »


M16 nặng hơn AK hả bác?? bác cho em xin cái giè chứng minh đi, chứ em thấy AK nặng hơn hẳn. Riêng phần ốp lót tay + báng bằng nhựa tổng hợp đã nhẹ hơn so với ốp lót tay + báng gỗ của AK rồi.

Em lấy số liệu từ http://world.guns.ru/ nhé:
AK 4.3kg, AKM 3.14kg
M16A1 2.89kg M16A2 3.77kg
Trọng lượng trên khi súng gắn hộp tiếp đạn rỗng.

Kính bác!

Bác này không đọc topic từ đầu nhỉ? Bác trở lại trang 1 xem hộ tí  Grin
Logged
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #29 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2008, 04:37:07 am »

So sánh đạn tí nhẩy


Có thể thấy, so đạn 5,45x39R và đạn 5,56x45 NATO. Đạn NATO dài bằng, hơi nặng hơn, hơi to hơn, khối lượng đầu đạn và sơ tốc hơn hẳn. Đạn NATO nhồi chặt hơn và áp suất tối đa cao hơn.

Có một điểm ở đây không nói là đạn NATO có kích thước nòng to và dài, nặng hơn. Do khóa nòng M16 phải quay ít nên quãng đường chuyển động của bệ khóa nòng ngắn hơn, có thể nhìn thấy ở khoảng cách gần giữa băng và báng. Tuy làm ngắn súng một chút như vậy nhưng M16 vẫn cứ to dài nặng như thường bởi vì cái nòng.

Có điều ngược đời là tuy nhẹ và chậm, nhưng đạn AK-74 sức xuyên tăng vọt. Cứ tưởng tượng, ở 100 mét nó xuyên qua vỏ xe M113 với xác suất phần lớn, nếu mà hồi Kháng Chiến có nó thì chả cần đến B40  Grin Grin Grin. Đó là do cấu tạo đầu đạn phức tạp, đầu đạn giống như một viên đạn đại bác chống tăng bắn từ nòng xoắn AP. Đây là một thành tựu kỹ thuật rất lớn, thành tự không phải ở cấu tạo đạn, mà ở cách làm ra nó. Giỏi giầu đến như Mỹ mà chỉ dám dùng đạn lõi thép cứng vỏ đồng mềm  Grin Grin Grin. Làm một viên đạn mẫu thì không cần đến giá, nhưng nếu là đạn bắn như vãi trấu thì không đơn giản.

Đạn AK-47 có sức sát thương lớn. Các đạn súng trường tấn công đều hơn súng trường chiến đấu truyền thống ở sức sát thương. Mặt dù các đạn cổ của Mosin và Mauser động năng rất mạnh, nhưng chỉ làm thành một lỗ nhỏ ở mục tiêu rồi xuyên qua.

AK-47. Đạn ngắn và đường kính lớn, xoáy mạnh. Khi vào mục tiêu đạn quay lộn tạo thành ổ phá lớn. Đạn vừa xuyên sâu vừa phá mạnh.


AK-74, sức xuyên rất cao, cao hơn cả đạn súng trường hạng nặng.


M16, đây là bức tranh thường thấy mô tả đạn M16 sát thương cao do vỡ thành nhiều mảnh  Grin Grin Grin Grin thật ra, va phải xương thì nhiều đạn có khả năng vỡ  Grin Grin Khi không vỡ thì sức sát thương của M16 không đạt thế này. Thật ra thì đạn AK-74 hiện đại dễ trút vỏ hơn chứ, nó có một lớp đệm rất mềm giữa lõi và vỏ (xem ảnh trước), khi xoáy trong mục tiêu thì tội j` lớp đệm này không lột da viên đạn.
Sức xuyên chỉ bằng nửa AK-47. Đây là đạn M16 cải tiến, đạn M16 ban đầu hồi Kháng Chiến thiên về xuyên sâu hơn mà không phá sát thương.


Đạn 7,62x51NATO, sức xuyên sâu nhỉnh hơn AK-74 nhưng không truyền động năng thành sát thương nhiều, xuyên qua mục tiêu bay đi. Sức đâm xuyên sâu của AK-74 không kém nhiều nhưng sức phá thì mạnh. Sức đâm xuyên của đạn AK-74 mới thì mạnh hơn cả đạn này.



M16 hồi Kháng Chiến chống Mỹ có khả năng phá sát thương tồi tệ, yếu xìu so với AK. Còn nhiều nhược điểm nữa về đường đạn thể hiện hồi đó. Ví dụ, đạn tản mát. Tệ hại dẫn đến do đạn dài, làn quán tính vòng quay giảm đi và tăng khả năng xuyên qua mục tiêu chứ không phá. Phiên bản M16A2 cải tiến từ chiến tranh này, nòng làm dài nặng hơn, đặc biệt vận tốc xoáy rất lớn, đến 12 in một vòng, phải nói là vận tốc khủng khiếp, gần 4 ngàn vòng giây. Vận tốc quay này giảm tản mát và tăng sức phá, được loại M16 ngày nay.
Vậy nhưng điều đó không khắc phục được nhược điểm, một là, AK-74 lại cải tiến công nghệ tiếp và bi h sức xuyên dạng hàng khủng. Hai là, độ bền nòng M16 hiện nay chả ai buồn đánh giá. Các nhà thầu thì nói bắn được đâu trăm ngàn viên. Nhưng mà trước khi bắn được đến đố thì ở tầm vài ngàn viên. M16 đã xếp xó bởi nguyên nhân khác, và chả ai buồn kiểm tra tuổi thọ nòng cả.

To Chiến Vờ, tớ có nghe thấy chuyện Mỹ tìm cách làm cho một vài đồng minh sống bằng xiền Mỹ dùng M16 rồi khen vài câu cho xôm. Nhưng mồm thì khen, tay nó vẫn dùng AK. AK, B41, thậm chí là AK-47 vẫn là vũ khí chủ lực của Iraq (gian theo Mỹ), Afghan, Gruzia và họ chưa có kế hoạch thay thế. Hôm rồi tùmg xum lên chuyện đạn đại liên PK bị tráo hàng rởm.
Nhìn chung, hồi này Bush đang giẫy mạnh, nên không thiếu gì câu khen mua bằng giá triệu vàng  Grin Grin Grin , nhưng không ai dại dùng cây M16 cồng kềnh bắn được vài chục băng cả  Grin Grin Grin

Chú thích.
Cả hai loại đạn AK đều lộn hai vòng, các đạn khác đều lộn một vòng trước khi dừng lại. M43 của AK không phải là loại đạn có quán tính xoáy quá mạnh, nhưng đều là nững loại đạn có mũi đường đạn làm việc mạnh, mũi làn khi đạn thay đổi tốc độ ngoáy đảo.

cái temporary cavity và permanent caviti. Đây là người ta mô tả đạn bắn vào một vật liệu độ bền gần giống thịt. permanent caviti là lỗ phá còn lại sau phát đạn. temporary cavity là lỗ phá tồn tại trong  khi đạn bắn, nhưng vật liệu đàn hồi đẩy liền lại sau phát đạn.

Trên thực tế xảy ra hơi khác. Nếu vật liệu không dầy đến một mét như thử nghiệm, mà vách kết thúc của vật liệu đúng vào temporary cavity thì cái temporary cavity này nổ bung ra, thay cho việc bị đẩy đàn hồi trở lại vị trí cũ, đây là những lỗ phá to bằng cái bát sắt của AK-47. Phần lớn bụng người lại chỉ dầy 20-30 phân, 40-60 phân theo 2 chiều, nên chuyện lỗ to như cái bát chiếm tỷ lệ lớn. Các trận đánh phục kích hay tấn công, tầm dưới 100 mét, thì tất cả các lỗ đạn vào thân không va phải xương như vậy, trừ khi đạn vào chân tay hay sớt thân một tí xuyên ra.

Khi temporary cavity không nổ bung ra thì nó cũng trở thành khối mô hỏng, rất nguy hiểm vì người ta không phân biệt được nó để phẫu thuật cắt bỏ, tất nhiên nếu tim phổi mà bị cú đấm "lõm tạm thời" cỡ đó thì chả cần phải chữa, đây chỉ nói đến cơ. Khối "tồi tâm chưởng" này khác hẳn vỏ đầu đạn trút ra bắn lung tung, có thể soi X quang gắp ra và chỉ rạch thành những lỗ nhỏ.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Sáu, 2008, 01:08:28 am gửi bởi anh_vinh_coi » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM