Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 08:43:32 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử phát triển súng đạn - Buổi sớm mai  (Đọc 238485 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #20 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2008, 03:02:41 am »

Như vậy, đến những năm 149x thì súng trường mới có mặt ở châu Âu, nhưng cũng phải một thế kỷ sau, người Âu mới làm súng đủ nhỏ gọn để khẩu súng trường khang khác khẩu pháo nhỏ. Điểu này chậm hơn nhiều so với Triều nhà Minh, đã có nhứng binh đoàn dùng súng, mà là súng trường thật sự, có báng có ngắm có ốp. Hỏa Long Kinh chỉnh lần cuối 1412, có kết hợp những kiến thức của Hồ Nguyên Trừng, đã nói đến cò mồi, trước châu Âu 80 năm. Còn khẩu súng dùng kíp như phần trên thì trước châu Âu 400-500 năm.

Chuyện phiên bản 1412 của Hỏa Long Kinh rất đáng nghĩ, kể cả cuốn sách đặc trưng của Hồ Nguyên Trừng là Thần Cơ Thương Pháo Pháp, Tác giả cũng từ chối không nhận. Có thể, như các phỏng đoán trang trước, ông không nhận sự nghiệp vĩ đại bên Tầu là vinh, mà chỉ là thân nô tỳ bán mình cứu cha, em và các đồng hương. Hồ NGuyên Trừng chỉ nhận mình là tác giả Nam Ông Mộng Lục, cuốn sách viết về nước Việt xa xôi. Ngay sau khi đến Nam Kinh, Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương đã bị phán tội giết vua cướp ngôi, không có lý được sống, Hồ Nguyên Trừng đã dâng sách chế súng đổi lấy mạng sống cha em, lập tức được làm "Chủ sự Binh Trượng Cục" (Cục trưởng cục quân khí), một chuyện quá đặc biệt đến nỗi dân Tầu tị nạnh đến nay, tất nhiên chỉ là những chú tầu đê tầu tiện, như mấy lão giả học Tầu Sing. Những hành động đó của Hồ Nguyên Trừng có ý tư cách vĩ đại chả kém sự nghiệp chế súng của ông mấy: Công Bộ Thượng Thư Tầu có quân đông có lẽ hơn dân số nhà vịt, về thực tế là chức to hơn vua nhà vịt.

Trong suốt Thế Kỷ 15-16, người Âu học được những mảnh lẻ kỹ thuật chế súng từ nơi xa, nhưng không thể cho ra và phổ biến súng trường. Ta ví dụ súng như năm 1400, còn năm 1470 và sau đó trên kia đã nói. Mãi đến giữa thế kỷ 16, người Âu mới chế ra báng súng trường và khẩu súng trường đủ gọn nhẹ, không còn là "pháo tay", "thủ pháo", "hand_gun".

Chúng ta đưa khẩu này lên để so, nó không thể ngăm bắn, không thể điểm hỏa đúng lúc, không thể cầm 2 tay tỳ vai cho vững, không thể chịu được lực giật mạnh vì không có báng tì...Đưa nó ra để thấy được công lao của Hồ Nguyên Trừng, ngoài cốc mồi, cò mồi... thì báng, tay cầm, ốp lót, đường ngắm... là những kỹ thuật không kém phần cơ bản của súng trường.


Cái này so với cái "thủ pháo" ở đây.
http://quansuvn.net/index.php?topic=1307.msg20707#msg20707

Rõ ràng, chúng cùng một lớp súng, nhưng chênh thời gian chẵn 400 năm.

Người Âu, như trên kia đã nói, học các loại súng trường từ Ả Rập. Họ cũng học loại súng vừa cavalry, có thể cầm một tay trên lưng ngựa. Sau này, cavalry gun của Ả Rập trở thành cạc bin (carbine). Đấy là thế kỷ 16-17.
Từ thế kỷ 15 trỏe về, họ có Pháo Vò và Hand Gonnes. Hand Gonnes rất giống pháo nhà nguyên, có thể quân Mông Cổ đem sang châu Âu. Còn pháo vò, những súng thô sơ này có thể do người Âu phát minh, tuy nhiên, nó rất hiếm và chỉ có mặt trên đời một thời gian ngắn thế kỷ 14.
Thế Kỷ 15, người Âu dùng toàn súng pháo có nòng mỏng và mồi lửa ngòi, chưa có cốc và đường dẫn hẹp. Các loại siêu pháo nòng mỏng trang trước và súng cá nhân dưới đây cho thấy điều đó.
http://quansuvn.net/index.php?topic=1307.msg20765#msg20765
http://quansuvn.net/index.php?topic=1307.msg20820#msg20820
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tư, 2008, 11:37:15 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #21 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2008, 03:21:13 am »

Khi phương tây đã học được phương Đông súng hỏa mai thì phương Đông lại vượt lên với súng kíp. Có thể thấy, các ảnh súng thời Minh trên trang trước là súng kíp.

Súng kíp cũng xuất hiện từ thời đầu Minh. Tuy nhiên, suốt mấy trăm năm sau đó, súng nhỏ không nhiều ở Viễn Đông vì thiếu sắt tốt và diêm sinh khoáng. Thứ diêm sinh phân dơi tồi tệ lại hiếm. Chỉ thời Minh, khi lắm tiền nhập ngoại diêm sinh tây Vực mới có những binh đoàn lớn dùng súng. Trong khi Thiên Triều dùng diêm sinh xịn thì các chư hầu đành bằng lòng với diêm sinh phò phạch xấu bẩn, tuy nhiên, không vì thế mà thiếu súng kíp. Súng kíp được truyền khắp các vùng rừng rậm non cao Đông Nam và Nam Á, cũng được truyền trên binh nguyên Trung Á khô cằn đến Trung Đông. Súng kíp có thể không được châu Âu dùng nhiều do tỷ lệ bắn không nổ kha khá của nó. Còn dân Nam Á mưa nhiều thì kíp hơn đứt hỏa mai.

Súng kíp không được như hạt nổ nhưng cũng thỏa mãn tuyệt vời yêu cầu chiến đấu mọi thời tiết, kể cả trong điều kiện nóng ẩm nhà Vịt với thuốc phân dơi xấu bẩn. Kíp khá giống hạt nổ nhưng không đập mà chọc, búa đập hạt nổ thay bằng kim nhọn cong. Kíp là ống lông vũ bọc thuốc nổ đen và hỗn hợp các đá phát lửa như đá oxyd-silic, có đá lửa của Vân Quý thì nghiền ra làm bột quá xịn. Lò xo ruột gà cũng thiếu nên các thợ khéo thiết kế lò xo lá. Súng kíp có mặt trong quân nhà Minh từ Thế Kỷ 15, sau đó rất phổ biến. Cũng không hiểu từ bao giờ, người tầu biết dùng Hồng Hoàng (fulminate thủy ngân), tuy nhiên, chỉ khi trộn thữ này với các thứ đá lửa thì mới có kíp nhậy và an toàn. Một trong những yêu cầu cao cấp của kíp là phải nhỏ, để buồng đốt kín và ít phát lửa.
Súng Kíp nhồi có phần mệt hơn súng hỏa mai đá lửa, vì vướng "bầu ngòi" đựng kíp, nhưng nhồi xong rồi chiến đấu thích hơn nhiều. Mỗi khi bắn không nổ Huh? lên cò bắn lại.

Đến tận nửa đầu Thế Kỷ 19, súng châu Âu chỉ hơn ở Thuốc Nổ Đen ngon, khi họ chiếm được con đường buôn bán với Mỹ, Phi, Trung Đông, Ấn Độ là những nơi có các mỏ diêm sinh tốt. Còn thiết kế súng thì chưa có gì hay ho cả.
Gần hơn, súng Phú Lãng Sa với súng Vịt. Súng Phú chỉ vượt lên súng vịt nửa sau Thế Kỷ 19, khi có hạt nổ và đạn có vỏ. Còn các loại súng hỏa mai thì bất chấp có diêm sinh với thép tốt, đều không thể chiến đấu mọi thời tiết, gọn nhẹ, tin cậy, bắn nhanh, dễ bảo dưỡng như súng kíp.

Súng kíp với cái mỏ chim mổ kíp từ thời nhà Minh



Súng Hạt Nổ được người Âu và Mỹ dùng đầu Thế Kỷ 19, nó đảm bảo chiến đấu mọi thời tiết hơn là súng hỏa mai. Reverend John Forsyth of Aberdeenshire phát triển phân bản tin cậy của hạt nổ năm 1805. Hạt nổ này gồm fulminate thủy ngân và thuốc nổ đen, đặt ở đầu ống dấn lửa của vòi cốc mồi. Búa đập vào hạt này phát nổ.

Hạt nổ cho phép nhồi sẵn thuốc cho các súng bắn nhiều đạn và tiếp theo là đạn có vỏ.


« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tư, 2008, 11:55:04 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #22 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2008, 09:49:37 am »

http://5nam.ttvnol.com/quansu/395715.ttvn
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #23 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2008, 10:45:43 am »

Thêm một vài ảnh về thời "tiền súng trường", các thủ pháo, Hand Gonnes. Có thể hiểu về chúng thế này. Nòng ngắn mỏng, nạp ít thuốc, nạp lâu, bắn yếu và tản mát khủng khiếp. Như ảnh các trận đánh trang trước trong Thế Kỷ 15 ở châu Âu, người ta phải đến sát chân tường mà bắn. Khái niệm đường ngắm cũng chưa thèm có Huh?? sao vậy nhỉ, dễ hiểu, bắn cách có vài mét thì cần qué gì ngắm.
Thủ phảo và súng lớn nòng mỏng ngắn thời đó không khác gì nhau về cấu tạo.
Có thể hiểu, người ta dùng chúng như một vũ khí hỗ trợ, vũ khí chính vẫn là đao thương giáo mộc. Tuy nhiên, trong suốt thế kỷ 14 ở Tầu và 15 ở Âu, Thủ Pháo và các thứa súng lớn nòng mỏng ngắn đã phổ biến.

Thủ Pháo (Hand Gonne, Hand Gun...) xuất hiện từ thời Bắc Tống. Năm 1002:


Thủ Pháo (Hand Gonne, Hand Gun...), nhưng theo Huy Phúc, khẩu súng này rất yếu, nòng mỏng rộng ngắn, có thể chỉ là súng lệnh. Nhà nguyên thế kỷ 13.


Pháo vò, đây là đặc sản của châu Âu trước khi Hand Gonnes truyền đến. Pháo bắn mũi tên, Thế kỷ 14. Bắn mũi tên thì không thể mạnh được vì mũi tên vỡ nát ngay. Các sách nói về thời Minh có nói đến việc Hồ Nguyên Trừng thử đạn hình mũi tên, rồi thấy không ổn và bỏ. Nhưng không thấy có pháo vò ở Việt Nam và Tầu.


Hand Gonnes đã đến châu Âu. Những Hand Gonnes đầu tiên ở châu Âu cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15, khi mà Hồ Nguyên Trừng đang kháng chiến rồi bị bắt sang Minh Triều.


Các thứ "Hỏa Thương", "Hỏa Kiếm", "Hỏa Dao Găm"... Thế kỷ 14 ở châu Âu. Chuẩn bị phát bắn thì lâu, phát bắn yếu bởi cái nòng vừa ngắn vừa mỏng Huh? súng vữa chưa hơn dao găm, sau phát bắn "dọa là chính" thì trận chiến dao găm thông thường diễn ra. Có lẽ, tác dụng lớn nhất của khẩu súng này là tiếng kêu gọi đồng đội đến trợ chiến.
Mặt khác, nhìn vào thấy tương đồng giữa súng nhà Nguyên Thế Kỷ 12-13 và súng châu Âu thời này. Điều này minh chứng cho luận điểm của các nhà lịch sử về việc các cuộc chiến Mông Cổ dã đem súng đến châu Âu.



Năm 1400. Đầu thế kỷ 15, đây là bằng chứng cho thấy lúc này ở châu Âu chưa có súng trường.


Năm 1470, người châu Âu vẫn chưa có khái niệm đường ngắm, báng, tay cầm, ốp tay... và chưa có súng trường. Điều này cho thấy, súng Âu vẫn rất kém và chỉ là thứ đồ chơi dọa là chính. Chuẩn bị rất lâu mới được phát bắn, bắn thì ngàn phát trúng một, thằng nào trúng thì cú điên nên bởi... mẻ má xấu trai.


Năm 1475, trình độ súng châu Âu vẫn chưa hơn gì.


Đầu Thế Kỷ 15, Thần Cơ Thương của Hồ Nguyên Trừng đã là khẩu súng trường MATCHLOCK. Những súng này châu Âu chỉ có trong các Thế Kỷ 16 và 17.
MatchLock được Hồ Nguyên Trừng gọi là Hỏa Thằng Thương (火绳枪), một trong những phát triển kỹ thuật được ghi trong Thần Cơ Thương Pháo Pháp (神机枪砲法). Súng trường là phát minh quan trọng nhất về vũ khí và vẫn được dùng cho đến nay.


Và những binh đoàn bộ binh đầu tiên lấy súng làm vũ khí chính, thế kỷ 15, nhà Minh. Trang trước đã nói, đây là đơn vị Thần Cơ Doanh (神机枪), sử dụng Hỏa Thằng Thương 火繩槍, còn gọi là Hỏa Thằng Câu Thương, 火繩鉤槍.
http://quansuvn.net/index.php?topic=1307.msg20707#msg20707


Thế kỷ 17, Long Binh châu Âu. Long Binh là bộ binh cơ giới-bộ binh nặng, ngựa không dùng xung trận mà dùng thồ nặng. Trong ảnh thấy khẩu cavalry, tiền thân của cạc bin. Châu Âu học được các kỹ thuật súng trường và cạc bin qua người Ả Rập, đây là trào lưu truyền súng đến châu Âu lần thứ 2, những khẩu súng này không còn là Thủ Pháo-Hand Gonnes của Tống-Nguyên nữa, mà đã trở thành loại vũ khí quan trọng.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tư, 2008, 04:58:46 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #24 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2008, 11:29:48 am »

Ở đây đã nói về cơ cấu máy móc của Hỏa Thằng Thương. http://quansuvn.net/index.php?topic=1307.msg20774#msg20774 . Hỏa Thằng Thương là tên loại súng có cò đầu tiên, tuy nhiên, quan trọng hơn thế, nó là súng trường. Châu Âu có đơn vị đầu tiên dùng Hỏa Thằng Thương sau Minh Triều hơn 100 năm chút. Hỏa Thằng Thương được vẽ trong Hỏa Long Kinh sau lần chỉnh sửa 1412.

Hỏa Thằng Thương 火绳枪. Châu Âu gọi là matchlock. Đây là Hỏa Thằng Thương của Minh Triều, phiên bản nguyên thủy của Hồ Nguyên Trừng, có thể thấy, nó dùng máy lò xo trong.


Nguyên lý súng hỏa mai mồi cò. Mồi cò và cốc mồi, báng và tay cầm, đường ngắm và ốp lót... đều là những thiết kế của Hồ Nguyên Trừng. Mồi cò tạo cơ hội điểm hỏa chính xác khi có đường ngắm. Trong khi đó: báng, tay cầm, ốp lót... tạo điều kiện xác lập đường ngắm. Đến nay vẫn là nguyên tắc cơ bản nhất của súng trường và súng trường vẫn là vũ khí cơ bản nhất của loài người. Thế mà lâu rồi dân chúng không Tế Súng, Hiến Trừng, láo thật.

Cốc mồi có cấu tạo miệng rộng để dễ châm và thời gian điểm hỏa chính xác, đậy kín để chiến đấu mọi thời tiết, ống dẫn lửa nhỏ để an toàn cho xạ thủ và không thất thoát nhiều khí nóng. Cốc mồi được áp dụng cho đến Thế Kỷ 19, khi có Hạt Nổ. Tuy nhiên, kết cấu lỗ dẫn lửa ngày nay vẫn giống cốc mồi. Nhưng đó chưa phải là những bộ phận chính của súng trường.
Dân viết lịch sử thường là lưng dài tốn vải, viết về súng ống thường chỉ nói đến máy điểm hoả của súng !!!! Trong khi đó, thân pháp lũ dài lưng quá đỉnh để hiểu được cấu tạo của súng trường. Cái bọn ăn bám kiêu căng đó lại hay có tính đê tiện, chê những bản lĩnh của lính bằng từ "võ biền", không thèm để ý. Súng ngắn tuy quít sờ toọc, pháo tuy lớn... nhưng chúng không phải là "chính khí binh gia", vũ khí chính của quân đội. Súng trường thừa kế tên cây giáo là "thương" được thiết kế sao cho chiến đấu hiệu quả nhất, chứ không được thiết kế để đẹp để oai. Nếu dân viết sử ngắn lưng thân thủ có một chút khí lực, sẽ gọi khẩu súng trên là Hoả Thằng Bộ Thương, Hoả Thằng Trường Thương... để phân biệt giáo dài, đao lớn với dao găm.

Súng trường có những bộ phận đặc trưng là gì, là nòng, là thuốc, là đạn, hay là buồng đốt. Ô, đó là những bộ phận chính nhưng đại bác hay súng ngắn đều có. Những bộ phận đặc trưng của súng trường là:
+Tay cầm, nơi cầm tay phải gần cò (tất nhiên với người thuận phải).
+Ốp lót, nơi cầm tay trái. Khoảng cách xa tạo thế cầm vững chắc.
+Báng tỳ, để tỳ súng vào vai, mục tiêu cao nhất là giảm rung động trước khi bắn, bắn chính xác. Mục tiêu phụ là giảm giật.
+Cò, ô, đây là một phận siêu quan trọng, nó cho phép thời điểm điểm hỏa chính xác, không cần vẫy vẫy: "Ới mày ơi, đứng yên để tao bắn mày".
+Nòng dài, tất nhiên, trường là dài, đây là loại súng trường đầu tiên của loài người. Đây là điểm khác hẳn với các "Thủ Pháo-Hand Gun-Hand Gonne-Hỏa Thương-Hỏa Kiếm-Hỏa dao găm". Các hỏa thương-Hand Gonne cho đến các siêu pháo công thành Thế Kỷ 15 châu Âu đều nỏng mỏng ngắn nhồi ít. Nòng mỏng nhồi ít nên nổ chỉ dọa là chính, rồi vác dao găm vào chiến sau khi hỏa dao găm nổ. Còn nòng dài và dầy, thì súng trở thành vũ khí chính của loài người cho đến nay.
+Đường ngắm. Gồm hai dường ngắm: đường ngắm cơ bản nối "mắt-thước ngắm-đầu ruồi", đường ngắm đúng là "mắt, thước ngắm, đầu ruồi, mục tiêu". Hình vẽ đơn vị của Thần Cơ Doanh trong Hỏa Long Kinh đang chiến cho thấy lính đã biết dùng đường ngắm. Hồi đó thước ngắm đầu ruồi chưa cần Huh tầm súng gần, lấy đường ngắm theo nòng là đủ.
Trên đây là những bộ phận dặc trưng nhất của súng trường, đánh dấu một bước tiến vĩ đại, súng đã thay đao kiếm. Nói một cách khác, mở đầu thời đại của súng mà đến nay chưa dứt.

Minh Sử ghi rõ: Thành Tổ bình Giao Chỉ, lấy được Thần Cơ Thương Pháo Pháp (神机枪砲法), đặt Thần Cơ Doanh, ban đầu dùng Hỏa Thương, sau dùng Hỏa Thằng Thương. Điều đó có nghĩa, Hồ Nguyên Trừng cùng các tù binh đã làm xuất hiện những đơn bị bộ binh của loài người đầu tiên dùng súng làm vũ khí chính. Ban đầu Hồ Nguyên Trừng trang bị cho binh chủng này súng Hỏa Thương, súng lai đao thương, sau đó là súng trường Hoả Thằng Thương.

Chúng ta thật tự hào, chính cha ông chúng ta đã chế ra thứ đồ giết người chủ lực của loài người, căn cốt của các cuộc chiến tranh, vũ khí chính quan trọng nhất của khoa học quân sự. Khác biệt của súng trườnghỏa thương chứng minh cả trí tuệ khoa học, trình độ quân sự và cả thâm pháp phi phàm của Hồ Nguyên Trừng và cha ông chúng ta, cũng như kinh nghiệm chiến đấu uyên thâm sành sỏi bậc nhất địa cầu của dân ta.

Súng Hỏa Mai Mồi Cò Hỏa Thằng Thương, matchlock có ba loại máy phổ biến: loại đơn sơ không lò xo, loại lò xo trong và loại lò xo ngoài. Nhìn trên các súng thời Minh thì thấy rằng, kể cả loại phức tạp an toàn nhất là lò xo trong đều có từ lúc đó.
http://quansuvn.net/index.php?topic=1307.msg20820#msg20820

Hình động này mô tả một khẩu mồi cò khá hiện đại. Nó có lò xo đàng hoàng




Kiểu này là kiểu cò mồi đơn sơ nhất. Nó không có lò xo và tòan bộ máy móc chỉ là cò và nắp cốc mồi, cò kiêm kim hoả. Kiểu này cũng khá nhiều, vì rẻ. Ngày đó, kỹ thuật non kém, sắt mềm lại thiếu, có một hai chi tiết máy móc không dễ, nhất là lại có cả lò xo thì đại quýt sờ toọc.



Đây là các kiểu cò mồi lò xo trong, rất đặc trưng của nhà Minh, là loại Hoả Thằng Thương tiên tiến phức tạp nhất. Khi súng trường truyền đến châu Âu (mất hơn 100 năm), thì nguyên bản thiết kế này được đem đến, có thể thấy các ảnh súng thời Minh trên kia.
Nhà Minh rất mạnh về súng pháo, quân Thanh đánh mãi không được. Nhưng Bồ Đào Nha buôn bán kha khá với Thanh, Hàn, Nhật... và một số thợ đúc súng Bồ Đào Nha đã đến vùng này các thế kỷ 16-17.
Sau này, thấy những khẩu súng nhà Thanh ở Bảo Tàng Lịch Sử Quân Sự Hà Nội có vẻ rởm lắm, to nhưng đúc thô rỗ nhiều mà rỉ rỗ nhanh hơn súng nhà vịt mít. Cuộc xâm lăng tàn bạo của quân Thanh đã làm sụt đi mặt bằng công nghệ Tầu, báo ứng cho năm 1407 đau thương của nước ta.
Người Âu thường dấu biến đi việc học công nghệ này của Minh Triều-qua con đường lòng vòng Ả-Rập, mà thường hay vỗ ngực khoe khoang đã chuyển giao công nghệ cho Mãn Thanh, Nhật, Đài... là những nước kẻ thù bị Minh Triều cấm vận. Súng mà Nhật học của Bồ ngày đó là kiểu cò không lò xo đơn sơ bên trên.
Tầu cũng nhiều thằng ti tiện. Có vài chú học giả đê tiện kiểu đó đã làm một luận văn năm ngoái ở Sing, rằng Hồ Nguyên Trừng chẳng chế được cái gì trừ cốc mồi và cò Huh?? Thôi, thương cho chúng vậy, những thằng trí thức kiểu dài lưng tốn vải, thứ Khổng Giáo đã hủ hoá thành xương khô mà vẫn bi bô dạy đời.



Một kiểu cò mồi có lò xo lá bên ngoài cũng rất phổ biến. Kiểu này máy móc không được bảo vệ, nhưng rất rẻ mà vẫn bắn tốt như lò xo trong, nhược điểm là rườm rà không bền. Kể cả lò xo trong và ngoài thì đều là lò xo lá hay đơn giản chỉ là cái que đàn hồi, lò xo ruột gà chưa đủ rẻ để lắp vào đây. Mà hình như không phải là rẻ mà công nghệ chưa cho phép làm lò xo lá đủ mạnh.
Hình bên dưới thì khẩu súng đã quá rỉ cũ, nên độ dơ đã sai đi. Thanh ngang có đầu nhọn uốn lên trên trông như chữ L nằm ngửa chính là lò xo. Thanh chữ V có đuôi uốn cong queo là kim hỏa đấy. Đầu kim hỏa có kẹp buộc thừng mồi. Đầu có đuôi cong của kim hỏa là phần để đầu nhọn lò xo que đẩy kim hỏa chọc vào cốc mồi.
Cái cốc mồi chắc vỡ rồi, chỉ còn ống dẫn ở đầu chữ V. Cũng có thể đây nằm trong số súng hiếm chưa có cốc mồi, cắm ngòi, lai Hỏa Thương và Hỏa Thằng Thương. Cốc mồi cũng đi đến châu Âu hơn 100 năm, như các hình phóng ngắn mỏng cho thấy. Nếu đúng như thế thì khẩu này quá hiếm xịn, có khi đổi được cả cái T-90. Nếu không có cốc mồi thì chả mấy khi kim hỏa thừng chọc đúng lỗ dẫn lửa bé tí thế kia.


Hình động dưới này chỉ hơi khác một chút, loại này có một lò xo lá bên ngoài, kim hỏa mổ ngược trước ra sau, máy súng ngắn gọn được chút, chỉ còn nhược điểm máy nằm ngoài:


Chú chiến binh đây, hỏa mai mồi cò.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tư, 2008, 09:32:44 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #25 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2008, 12:04:47 pm »

Ý tưởng xây dựng một đọan dài dài về súng ống có từ lâu. Mèo bay già RandomWalker là người đầu tiên triển khai (mịe, bới mãi mới ra).
http://5nam.ttvnol.com/quansu/395715/trang-4.ttvn
http://smg.photobucket.com/albums/v11/thoky/Ancient%20rifles/?start=160

Đây là hình vẽ phối cảnh thời hiện đại bên trong của khẩu bánh xe. Hình vẽ rất hiện đại nhưng đã được làm nhăn nhó (giống mặt cú), cho "giả cổ".


Một khẩu súng rất hiến, có thể làm bởi một thợ thích bắt chước, giỏi rèn nhừng dốt đánh nhau, hay cũng có thể theo một đơn đặt hàng làm đồ lưu niệm. Súng có bánh xe nhưng không tau cầm kiểu Hand Gun, tân cổ giao duyên.


Một khẩu súng ngắn, rất đẹp nhưng quan trọng là đúng, có báng, tay cầm.


Một khẩu súng trường


Khẩu nữa


« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tư, 2008, 06:15:12 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #26 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2008, 01:15:15 pm »

Súng ngắn thì oai. Nhưng cứ tưởng tượng, đút khẩu súng ngắn có mồi lửa cháy nghi ngút vào túi quần rồi đi chiến các bé gái Huh?? Thật là không lịch bịch chút nào.

Mồi bánh xe thỏa mãn điều đó. Dễ hiểu, đây là loại súng có số lượng súng quít sờ toọc cực lớn. Các khẩu này bóng bẩy, lắm vàng bạc kim cương. Cũng nhiều khẩu rất "đỉnh công nghệ", ví dụ, những khẩu nhiều nòng bắn liên tiếp hay nạp đạn nhanh.

Tuy có từ trước, nhưng chỉ đến giữa Thế Kỷ 17 ở châu Âu mồi bánh xe mới phát triển, do dắt. Một trong nhữg động lực rất lớn phát triển loại mồi này là súng ngắn quít sờ toọc ở châu Âu và súng kỵ sỹ cavalry ở Ả Rập. Hai loại súng này sẽ phát triển thành súng ngắn của sỹ quan ngày nay và súng cạc bin (carbine). Tuy có cò, nhưng đánh lửa bánh xe ban đầu vẫnc mang dáng Hỏa Thương, hỏa kiếm hỏa dao găm-Pháo Tay-Hand Hand Gonne.  Nhìn các ảnh dưới đây, chúng ta thấy súng ngắn đã càng ngày càng khác Hand-Gun hỏa thương, càng ngày càng giống K54. Báng và đường ngắm hình thành và khẩu súng có dáng như ngày nay.

Chúng ta đã nói đến xưởng Nurnberg Puffer sau chuyển về Tây Bán Nhà rồi nhỉ.

Đây là một trong những khẩu súng ngắn bánh xe đầu tiên, làm thời vua Charles V những năm 1540–45, bởi một thợ tên là Peter Peck (1500/10–1596) tại Munich, Đức. Súng dài 49,2 phân. Súng có hai nòng và hai máy đánh lửa rời.


Súng Thế Kỷ 17. Một dài 42,5cm và 45,5cm


Súng kỵ sỹ Thế Kỷ 17


Một khẩu kỵ sỹ cavalry Thế Kỷ 16, năm 1560


Đây là loại súng ngắn rất nổi tiếng Thế Kỷ 16, do xưởng của Nurnberg Puffer (Hoa văn kiểu "Nhật nhĩ mạn thức" 日耳曼式, Tầu nó dịch thế, chả hiểu là phong cách giề) chế tạo. Khẩu trên năm  1593 khẩu dưới năm 1579.


Phiên bản copy. Súng dài 52 phân, nòng 32 phân. Lúc này, khắp châu Âu, vương tôn quít sờ toọc săn lùng Nurnberg Puffer dắt lưng. Đám nhát gan đó mua súng có lẽ cần đẹp hơn là mạnh Huh? Nhưng cũng có thể ai đó trong số họ khá dũng cảm, lại cũng có người thông minh, đã đẩy kỹ thuật chế súng phát triển. Khỏi phải nói các bác thợ phát tài thế nào, khi bán súng cho bọn không biết tiếc tiền. Hàng xịn bị nhái là đương nhiên.


Chả phải nói phét. Cái thằng tậu khẩu này không bít vân vê được bà công hầu già chồng chán nào không.
Súng Pháp năm 1630. Phần gỗ làm bằng Hắc Đàn (tiếng Tầu dịch, không bít gỗ giề), phầm máy làm bằng bạc, phần nòng bọc vàng bạc chạm trổ, khảm đá với nhiều con giống.
Nếu chú ý kỹ hơn thì thấy câu nói xiền bạc bó chân tay, khéo tay đi bộ không bằng mặt rỗ đi ô tô... có vẻ đúng. Khẩu này có trình hơn hẳn mấy khẩu cùng thời bởi cái vít đá lửa, trông ra dáng đồ quy chế ngày nay lắm. Vật liệu tốt (bạc cơ mà), và chắc thằng thửa súng cũng thừa xiền để thuê thợ khéo. Ngày ấy chưa có các công nghẹ tiện nghiền dập ép... để làm ốc vít, toàn chạm trổ mà thành ren đấy.


Nurnberg Puffer , Thế Kỷ 16, dài 3,5 phân. Trên cả mỹ miều !!!!!, ước gì có một cái dắt lưng đi săn mấy ẻm Trường Quốc Gia nhỉ.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tư, 2008, 09:04:40 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #27 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2008, 02:15:05 pm »

Pháo vò, tranh vẽ trong sách Walter de Millimete Thế Kỷ 14. Nếu chỉ nhìn hình vẽ thì thấy hình như pháo vò chỉ là một sự tưởng tượng hoặc chỉ là một thử nghiệm. Cũng có thể, pháo vò được chế tạo và sử dụng trong một thời gian ngắn, thậm chí có thể suy đoán là nó được ứng dụng dựa theo lời kể của những người đã chứng kiến quân Mông Cổ dùng súng. Nhưng điều chắc chắn là nó rất yếu.

Nó không có hình dáng khoa học và rất nặng, cũng như bắn múi tên thì rất yếu, nếu không mũi tên sẽ vỡ vụn ngay trong nòng.
Tuy nhiên, trên thực thế, số pháo vò làm bằng đồng còn lại không ít, cho thấy, châu Âu đã thật sự phải chấp nhận sử dụng quả bầu lẩm cẩm này.

Sách Walter de Millimete Thế Kỷ 14


Đây là pháo vò cuối Thế Kỷ 14 trong bảo tàng lịch sử Thụy Điển, nòng dài cỡ 30cm, đường kính 36mm


http://quansuvn.net/index.php?topic=1307.msg20707#msg20707
http://quansuvn.net/index.php?topic=1307.msg20765#msg20765
http://quansuvn.net/index.php?topic=1307.msg20820#msg20820

Chúng ta đã đề cập về vẫn đề này rồi nhỉ. Trước Thế Kỷ 16, châu Âu chủ yếu sử dụng loại súng yếu, bao gồm pháo vò và pháo ống nòng ngắn mỏng. Có lợi thế nhiều sắt-đồng, châu Âu chế ra những siêu pháo khổng lồ như trên kia, nhưng vẫn cứ là nòng ngắn mỏng.
Còn pháo vò, có thể là một phát minh của người Âu, nhưng rất ít dùng.

Súng châu Âu biết đến lần đầu qua người More Tây Ban Nha và người Ả Rập vào năm 1250 và 1275. Tuy nhiên, trước đó nhiều người Âu đã biết đến súng, hỏa hổ và xa hơn nữa là thuốc nổ. Ví dụ điển hình là Marco Polo, ông nói chả ai tin. Bùn cừi, đến lúc chết cha cố bảo ông xưng tội bốc phét, ông kếu liển ... không... tôi nói thật. Thật đáng thương cho cha cố, ông ta rủ lòng thương hại và cũng cầu chúa cho nhà du hành vĩ đại đang hấp hối.

Nhưng có thể phỏng đoán là người Âu dùng súng vào thời kỳ đó, thế kỷ 13.

Pháo nòng mỏng xuất xứ từ hỏa đồng và thủ pháo (súng cầm tay, hand gun) đến châu Âu từ nhiều đường. CHủ yếu là các hướng đi của quân Mông Cổ. Người Ả Rập đã học quân Mông Cổ kỹ thuật thuốc nổ và hoàn thiện nó nhờ sắt với diên sinh chất lượng cao, đến lượt mình, người Ả RRập lại dùng Minh Giáo của họ đuổi quân Mông Cổ từ Ba Tư về đến Nội Mông. Súng đến chấu Âu bởi hai đường.
Một là, hậu phương của Tây Đế Quốc Kim Trướng, sau trở thành nước Hungary, nay vẫn nói tiếng giống Mông Cổ, Quân đoàn của Truật Xích đã bỏ lại vùng này quay về hộ tang và rất lâu sau đó mới sang tây lần nữa được, nhưng lại hướng Nga.
Hai là Ả Rập, Quân Mông Cổ đã bị Ả Rập chặn đứng ở Xi Nai lần đầu tiên, sau này, con cháu Truật Xích muốn thoát khỏi ảnh hưởng của dòng Hốt Tất Liệt đã làm cuộc Tây Chinh của Các Trưởng Tử, đánh đến Trung Á, nhưng lại rẽ về Nga. Người Ả Rập có vai trò lớn với Minh Giáo cùng con đường mang nguyên liệu tốt làm súng đến đánh Nguyên Triều cho Hồ Nguyên Trừng.

Bản thân pháo nòng mỏng ngắn chỉ là cấu tạo phóng to của các Hand Gonne-Hand Gun-Thủ Pháo. Cho dù là siêu pháo khổng lồ như trên thì cũng vậy. Chúng cấu tạo đơn giản, nhồi được ít, nặng nề, yếu đuối, chậm chạp... Không khác nhiều so với hỏa hổ. Pháo có hai đoạn, có thể liền nhau nhưng vẫn có gờ ngăn cách. Lỗ mồi đơn giản, đến hoa văn cũng đơn giản.

Pháo nòng mỏng ngắn phóng to từ Thủ Pháo nhà Tống đó được đúc thành rất nhiều cỡ khác nhau. Chúng ta đã xem đại diện 3 khẩu công thành pháo của Ấn, Nga và Thổ. CÒn đây là tranh vẽ các tình huống dùng chúng ở châu Âu trong suốt Thế Kỷ 15, khi mà ở Viễn Đông, Thần Cơ Sang Pháo của Hồ Nguyên Trừng đã phổ biến.

Đây là ngắn mỏng của Tầu, ảnh chụp tại Sơn Tây 1945, đáng tiếc sau đó pháo đã bị bán sắt vụn. Pháo đúc năm 1377. So sánh thì châu Âu đang dùng pháo vò. Pháo nòng ngắn mobngr không hơn gì hỏa hổ nhiều, tồn tại ở Tầu trong thời gian rất ngắn và hiện vật còn rất ít.


Còn dưới đây là hình vẽ Thế Kỷ sau đó, Thế Kỷ 15 ở châu Âu.

Tranh Sáp của Anh, pháo dùng đạn đá.


Các cỡ pháo súng trong một trận công thành năm 1430.


Đây là "Súng cá nhân", cấu tạo không khác gì siêu pháo công thành Sa Hoàng cả. Cấu tạo này chưa có cốc mồi, cò... đứng nói đến đường ngắm, tay cầm sau, ốp tay trước và báng. Cùng với tranh công thành trên, cho thấy châu Âu đến cuối Thế Kỷ 15 chưa có súng trường. Cái gọi là súng cá nhân chỉ là pháo nòng ngắn cỡ nhỏ.
Ảnh trên là súng Thụy Sỹ những năm cuối cùng Thế Kỷ 14, súng nặng 2,25kg, đường kính nòng 30mm, nòng dài 18 phân, sau nòng có tỳ đỡ vào ngực (như báng, nhưng không phải sau cùng súng mà rẽ ngang)
Tiếp là súng của người vùng Bô-Hêm, 420x18mm.
Giữa là sơ đồ mặt cắt loại "súng cá nhân" này.




Tấn công lâu đài, giữa Thế Kỷ 15. Tất cả các tranh vẽ đều cho thấy, trong suốt Thế Kỷ 15 châu Âu chỉ sử dụng loại pháo mỏng ngắn này. Nó thay thế pháo vò và được áp dụng cho cả vũ khí cá nhân lẫn vũ khí cộng đồng. Nó quá đơn giản, chưa có các khái niệm bóp cò hay ngắm bắn.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tư, 2008, 06:57:16 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #28 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2008, 03:09:48 am »

http://www.china.com.cn/aboutchina/zhuanti/lddw/2008-04/02/content_14083460.htm
http://www.guoxue123.com/biji/ming/0000/mrbj_023.htm (bắc chinh ký)

Thần cơ thương pháo 神机枪砲 không phải tên một loại súng, mà tên của một thế hệ kỹ thuật mới có tên là Thần Cơ Thương Pháo Pháp 神机枪砲法. Thế hệ công nghệ này là những kỹ thuật được tổng kết thành cuốn sách cùng tên. Minh sử nói: Thành Tổ (明成祖-Minh Thành Tổ) bình Giao Chỉ, lấy được Thần Cơ Thương Pháo Pháp (神机枪砲法) , nhưng Hồ Nguyên Trừng không nhận mình là tác giả cuốn này, cũng như đoạn viết thêm Hỏa Long Kinh năm 1412. Suốt thời gian bên Tầu, ông chỉ công nhận mình là tác giả "Nam Ông Mộng Lục", những giấc mơ nhớ quê của người phương nam.
Đến cả việc nộp lý lịch sau 9 năm làm quan ông cũng xù.

Thần Cơ Thương Pháo Pháp 神机枪砲法=công nghệ chế tạo súng pháo có nguyên lý của thần. Thương là súng cá nhân-thừa kế chữ thương là cây giáo, pháo là súng lớn cộng đồng-thừa kế tên pháo của máy bắn đá, là máy móc hay nguyên lý máy móc, pháp là phương pháp hay cách làm mà nay gọi là công nghệ. Những sản phẩm của thế hệ công nghệ này gọi chung là Thần cơ thương pháo 神机枪砲. 3 sản phẩm nổi tiếng sau này là giàn phóng tên lửa nhanh Hỏa Xa (MRLS ngày nay), Súng phun lửa và súng pháo bắn đạn động năng.

Như đã nói, đặc trưng của thế hệ súng động năng mới là bắn nhanh và mạnh, chịu được thời tiết xấu, chế tạo tinh vi bằng vật liệu tốt.

Trận chiến đầu tiên lớn của Thần Cơ Thương Pháo là 6/1410. Lúc này, đã có Thần Cơ Doanh, mà như đoạn trên đã nói, là những binh đoàn dùng súng pháo đầu tiên trên thế giới. 
http://quansuvn.net/index.php?topic=1307.msg20821#msg20821
http://quansuvn.net/index.php?topic=1307.msg20820#msg20820
http://quansuvn.net/index.php?topic=1307.msg20707#msg20707

Hòang Đế Vĩnh Lạc Chu Lệ đích thân dẫn 50 vạn quân đánh Nguyên. An Viễn Bá Liễu Thăng chỉ huy Thần Cơ Doanh của Kinh Binh (Quân Kinh Thành) theo Vĩnh Lạc Đế chiến thắng trận lớn ở Tĩnh Lỗ Trấn (静虏镇), nay là đồng nam hồ Kim Bối Nhĩ (今贝尔湖东南). Chỉ huy NguyênA Lỗ Thai (阿鲁台). Chu Lệ bố trí Liễu Thăng trước mặt trung quân, đích thân Chu Lệ cầm kỵ binh sau trung quân. Kỵ binh Mông Cổ tiến lên bị súng pháo bắn, Chu Lệ nhân đó tiến kỵ binh tiến đánh giành thắng. Tuy nhiên, kết quả trận đánh không lớn, quân Mông Cổ chạy lên phương Bắc. Quân Minh truy kích vài hôm thì không quen khí hậu, hồi triều.

Ngõa Thứ Bộ (瓦刺部) của Bắc Nguyên Triều nhân A Lỗ Thai (阿鲁台) suy yếu đem quân đánh bại Thát Đát Bộ (鞑靼部) của A Lỗ Thai. A Lỗ Thai chạy vào đầu hàng quân Minh, Vĩnh Lạc Đế phong cho làm Hòa Trữ Vương (和宁王). Nhân đó phát 50 vạn đại quân Bắc Tiến.

Trận chiến lớn thứ 2 của Thần Cơ Thương Pháo là 6/14104.
Tháng 3/1414, Vĩnh Nhạc (永乐, niên hiệu của Minh Thành Tổ) Đế Chu Lệ mang 50 vạn đại quân đánh Nguyên lần thứ 2 (第二次漠北之战, đệ nhị thứ mạc bắc chi chiến) hay là Minh Thành Tổ Viễn Chinh Mạc Bắc Chi Chiến (明成祖远征漠北之战). Lần Thứ Nhất là năm 1410. Nhà Minh chỉ ngoe ngẩy được với Nguyên cỡ gần 100 năm, may sao sau đó Thanh nổi lên trị Nguyên. Nhưng đi kèm cái không may là sau đó Thanh thịt nốt Minh.

Cuộc chiến này đích thân Hoàng Đế nhà Minh tiến đánh Mã Cáp Mộc (马哈木). Thượng tuần tháng 6 cùng năm, quân Minh đến đất Mã Cáp MộcHốt Lan Hốt Thất Ôn 忽兰忽失温, ngày nay nằm trong đất Mông Cổ có tên Ô Lan Ba Thác Nam (乌兰巴托南) (éo bít viết tiếng Anh thế nèo, ai bít giúp với). Mã Cáp Mộc vác 3 vạn quân đánh trả-đừng cười, vì tỷ lệ như thế là bình thường với quân Nguyên thuần chủng.

Chu Lệ dùng kinh kỵ binh lừa Mã Cáp Mộc vào bẫy ba hướng. Trữ Dương Hầu Trần Mậu (宁阳侯陈懋) cánh trái. Phong Thành Hầu Lí Bân (丰城侯李彬) cánh phải.
An Viễn Hầu Liễu Thăng (安远侯柳升) đốc suất Thần Cơ Doanh cánh giữa, tạo thành ba cánh tiến công. Liễu Thăng mang theo các thể loại súng pháo các cỡ.

Liễu Thăng bắn thằng vào trung quân Mã Cáp Mộc, quân Mã Cáp Mộc ngã chết rối ren. Chu Lệ nhân đó dẫn kỵ binh tiến công thọc sâu cánh giữa, chọc thủng trận địch. Liễu Thăng mang súng pháo lên, từ giữa quân Thần Cơ Doanh bắn ra hai bên. Trận chiến toàn thắng.

Sau này, Nã Phá Luân hay Giucov đều nổi tiếng với những trận dùng súng pháo đánh kỵ binh. Nhưng đây là trận đánh lớn đầu tiên mang lại chiến lệ đó, trong điều kiện hoang mạc bằng phẳng thuận lợi cho kỵ binh.

Đây là trận đánh lớn đầu tiên mà Thần cơ thương pháo của Hồ Nguyên Trừng lập công lớn. Trận đáng diễn ra trong thời kỳ ông làm quan chưa được 9 năm.

A Lỗ Thai dưỡng quân Thát Đát một thời gian dưới trướng Minh Triều thì bị Vĩnh Lạc Đế đánh năm 1420. Cuộc chiến này nổi lên Binh Bộ Thương Thư Lý Khánh (兵部尚书李庆). Nhà Minh tiếp tục chính sách vừa chia vừa đánh Nguyên trong suốt 50 năm sau đó. Sự suy yếu của nhà Nguyên làm quân Thanh nổi lên, vốn quân Nữ Chân thường trước bị Liêu, Mông kiềm chế. Quân Thanh chiến đất và người Mông Cổ, lại chén nốt Minh Triều.

Mấy chú tướng trên sau đó. Huh
Chúng ta đều biết. Thành Xương Giang chìm trong biển đạn lửa của quân nhà Lê, thất thủ nhanh như lửa cháy luôn. Liễu Thăng không biết, vẫn tiến về đó, mong hợp binh cứu Đông Đô. Liễu Thăng dẫn kỵ binh tiến lên trước, mất đầu trong con mưa "phiêu". Vài hôm sau, lần lượt các phó tướng lên thay đều tương tự, trong đó có Thương Thư Lý Khánh. Những gì còn lại của đoàn quân mạnh nhất Viễn Đông lúc đó cố lết đến thành Xương Giang nương nhờ và mất hết hy vọng sống. Số phận của đám tàn quân này kéo dài thêm vài hôm trên doanh trại lập vội bên chân thành, rồi bị bắt và giết không sót một mống.
Hồi đó, trong điều kiện du kích, chắc quân nhà Lê ít súng, nếu có thì cũng chỉ nhiều súng pháo nhỏ nhẹ, nhưng sức mạnh thì vẫn khủng. Sau này, trong xung đột Nam bắc Trièu và Trịnh Nguyễn thì số lượng súng pháo tăng lên kinh khủng.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tư, 2008, 09:57:39 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #29 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2008, 01:57:15 pm »

Trong Thiên Niên Kỷ thứ 2 thì đạo Nho đã hủ hóa lắm rồi. Chúng ta sẽ có dịp bàn luyận nghiêm túc về những ảnh hưởng của bọ hủ lậu này, tội tày trời của chúng là một xã hội Trung Quốc bị đè nén trong hủ lậu của bọn Nho Lưu ngu hèn. Người Tầu chỉ sảng khoái quật cường được những khi bị đám tự xưng là đệ tử Khổng Tử trói buộc đến mức chỉ còn vùng lên may ra trong 10 người thì có một người được sống. Những thời điểm đó, khoa học kỹ thuật nước Tầu phát triển rất mạnh, nhưng rồi lại nhanh chóng, nước Tầu lại bị chôn vùi trong đám hủ lậu đó.

Hồ Nguyên Trừng có công lớn với khoa học kỹ thuật và kinh tế Tầu. Không chỉ riêng làm súng, ông còn chỉ huy những xưởng làm sắt đúc đồng lớn nhất Tầu khựa, tạo tiền đề cho ngành công nghiệp này ở Minh Triều suốt 200 năm sau đó phát triển lớn nhất thế giới. Dưới tay ông, không chỉ Thần Cơ Thương Pháo Pháp thay thế kiếm đao, mà còn cuộc cách mạng chuyển từ đồng sang gang thép trong đúc nòng súng, đi trước châu Âu nhiều thế kỷ.

Trong số các quan lại trong lịch sử Việt nam, Hồ Nguyên Trừng là một số rất ít người thạo việc thiết kế tính toán, thạo việc chỉ huy nhiều thợ thuyền xuất chúng. Phải nói rằng, khả năng quan hệ với những anh tài kỹ thuật sau này, khi ở Tầu, là cơ sở nền tảng cho sự nghiệp của ông. Lúc đó, nhà Minh đánh các nơi, mang về kinh thành rất nhiều thợ thuyền từ nhiều nước. Một số người xuất chúng trong đó bổ sung vào đám hoạn quan, như Trịnh Hòa, Nguyễn An. Hồ Nguyên Trừng cứu được cha anh cùng đám tù binh bằng nghề làm súng, nhưng sau khi đến Yên Kinh, quan hệ khăng khít với đám hoạn lúc đó đang thực sự làm vua lại đảm bảo cho ông quyền cao chức trọng truyền đời.

Ta phải nhìn lại nhà Minh chút, để thấy cuộc chiến giằng co giữa đám hủ nho và những anh tài.
Chu Nguyên Chương xuất thân bần nông, chữ ít, cũng giống như đa phần anh em Hồng Cân khác. Nhưng Chu vượt lên vì vợ lại xuất thân gia đình chữ nghĩa. Sau khi Chu Nguyên Chương lên ngôi, đám hủ nho bám váy vợ, con, cháu trưởng của ông rồi giết sạch chiến hữu của ông, chúng làm rất có học, và mọi tội lỗi đổ lên đầu người đàn ông già lẫm.
Thế nhưng, một bộ phận các anh tài vẫn tồn tại. Trong khi vợ, con cả, cháu... của Chu Nguyên Chương tự chặt hết móng vuốt quanh mình, thay bằng son phấn hủ lậu, thì ở Bắc Kinh, con thứ Chu Nguyên Chương là Yên Vương vẫn phải ngày đêm chống đỡ với Bắc Nguyên. Chu chết 2-3 năm thì Yên Vương Chu Lệ giết Kiến Văn Đế cướp ngôi. Sau đó quân Chu Lệ đi đánh nhiều nơi nữa rồi về Bắc Kinh, đem theo một đoàn chiến lợi phẩm lớn là đám hoạn quan, những người tài hoa tuấn tú từ khắp nơi.
Rồi Chu Lệ lại thân chinh nhiều lần phạt Nguyên, đánh Đại Việt, dân Miêu Choang, dân phía Tây... Những chuộc chiến cực kỳ dã man, ví như dân Miêu Choang bị giết gần hết. Hay như sử Đại Việt, sử nhà Minh ghi về Đại Việt: thây chất thành núi, ruột người quấn thành cây to, rán mỡ người, mổ bụng người chửa lấy tai hài nhi lĩnh thưởng Huh?? Ở Kinh Đô mới, một công trường siêu khổng lồ chưa từng có mở ra xây thành Bắc Kinh ngày nay. Đa phần công trường này được bọn nô nệ và dân phu xây dựng. Tuy nhiên, có một nghịch lý: đám hoạn quan tài hoa tuấn tú đến thừ trăm miền đó dần đần trở thành những ông chủ thực sự của triều đại. Đến đây, lại một ra đám hủ nho mới bám vào cái triều đình ngầm này, thay ngôi và thậm chí nghi ngờ cả tra tấn đến chết con Chu Lệ. Lại những cuộc chém giết khủng khiếp, nhưng lần này là trong kinh thành nhà Minh.
Đám hoạn quan không con cái cũng cầm quyền ngắn ngủi, nhưng để lại những công trình huy hoàng của Nguyễn An (Việt Nam), hay những chuyến đi bất hủ của Trịnh Hòa (Đại Lý). Đám hoạn quan về cuối đời Trịnh Hòa quyền lực xuống dần, những rồi lại lên xuống mấy lần nữa. Nhưng kể từ đó, Tuyên Đức phải công nhận Đại Việt và Bắc Nguyên hồi phục dần dần.

Đời Minh sau đó trở thành vùng kinh tế-kỹ thuật phát triển rực rỡ nhất địa cầu, với sản lượng sắt, vải, với những công trường thủ công, mỏ than đá... đã chớm trởn thành nhà nước tư bản mới. Nhưng thay cho một cuộc cách mạng tư bản, lại là một cuộc xâm lăng của quân Thanh, cuộc xâm lăng nếu tính cả những khởi nghĩa khắp nơi thì lớn hơn Thế chiến 1, dã man hơn nhiều lần Hồng Cân của Chu Nguyên Chương, tất cả chỉ tại lũ hủ nho.

Về Hồ Nguyên Trưừng: cuộc xâm lăng của Thanh Triều làm súng nhà Minh vốn xịn nhất quả đất thay bởi súng do thợ Bồ Đào Nha làm đốc công. Truy nhiên, với pháo lớn, kiều cốc mồi vẫn rất đặc Viễn Đông. Hồ Nguyên Trừng đã đặt nền móng cho công nghiệp luyện kim Minh Triều, nền luyện kim lớn và hiện đại nhất thế giới ngày đó. Thế nhưng súng Thanh Triều thi hết sức rởm. Ngay cả cốc mồi cũng khác xa súng nhà Vịt, có vẻ như là súng Minh Triều không cải tiến gì. Thậm chí, có một số khẩu dùng mồi ngòi cháy chậm.

Khác hẳn đám hủ nho như vậy, Hồ Nguyên Trừng và cha em bị đám hủ lậu nhà Vịt, bên tầu bới móc rất nhiều. Điển hình là "Khâm định Việt sử thông giám cương mục", viết dưới triều đại nổi tiếng đê nhược là nhà Nguyễn. Bọn này đi xin Minh Sử rồi về chế lại, ví dụ, đổ cho Hồ Nguyên Trừng giúp giặc đánh vua Trùng Quang. (Lúc này vua tôi Trần Ngỗi-Trần Quý Khoang đã chém giết lẫn nhau, cả hai đều xưng Đế. Đế Quý Khoáng cử chánh phó sứ sang Tầu, có được gặp Hồ Nguyên Trừng. Về hai vị phó chánh này đổ cho nhau tội làm lộ quân cơ vì...nói chuyện với Trùng. )

Nhưng lũ hủ nho ngu hèn, truyền đời khinh thợ, không thèm học toán... thidf kiến thức kỹ thuật !!!!!! Nhiều đoạn đã làm các nhà nghiên cứu nổ óc. Ví dụ, đoạn Minh lấy Thần Cơ Thương Pháo đánh Đa Bang. Trong Minh Sử ghi rõ: Thành Tổ bình Giao Chỉ, lấy được Thần Cơ Thương Pháo Pháp, đặt ra Thần Cơ Doanh. Mà thằng tướng Thần Cơ Doanh đầu tiên, nổi tiếng Liễu Thăng bay đầu ở Mã Yên. Trước khi có Trừng, nhà Minh Chu Nguyên Chương đã nổi tiếng dùng hỏa khí, mà chũng ta đã chụp ảnh trong Hỏa Long Kinh, đó là Hỏa Đồng và pháo nòng mỏng ngắn. Liễu Thăng và các tướng khác của Thần Cơ Doanh trước khi bị Đại Việt chặt đầu đã lập rất nhiều công lao, làm Minh Thành Tổ nổi tiếng với Thần Cơ Thương Pháo.
Thấy triều Thành Tổ nổi về Thần Cơ thì chế sử là đánh Đa Bang bằng Thần Cơ Huh? Chúng ta sẽ quay lại đề tài về lũ hủ nho ngu si đần độn khi có dịp.

Bọn Hủ nho đã cõng rắn cắn gà, xưng là Trần gọi Minh đến, uốn gối gọi Thanh đến. Nguyễn triều hết cõng Thái lại cõng Pháp. Nửa Thiên niên Kỷ thứ 2, Vịt Chúng nhà ta may mắn sống trong đám nho ngu hèn như vậy. Đám người không thèm học toán Huh?? Đám ấy đã làm các cuộc cải cách của Hồ Quý Ly, Mạc Đăng Dung, Quang Trung Hoàng Đế tan vỡ hay thối dần, đất nước chìm trong loạn lạc.
Bọn hủ nho không thèm học toán, chỉ chau dồi môn chửi bậy hơn hai ngàn tuổi, nói về một trong những người giỏi kỹ thuật hiếm hoi của nước ta như thế nào không cần nói nữa.

Hồ Nguyên Trừng, như đã nói, một lòng với cố quốc. Một Việt Kiều vĩ đại làm gương cho bao thế hệ Việt Kiều. Suốt đời Minh Thành Tổ, ông không thèm nộp lý lịch, đó là một tội cực lớn (không phải dối lừa khi quân mà là khinh bỉ quân). Cũng hài, ông làm quan gần 20 năm, bướt đầu tiên đã là quan rất to, (Binh Trượng Cục Chủ Sự, cục trưởng cục quân khí, mà lúc đó ngoài quân khí+xây dựng ra chả còn ngành công nghiệp nào khác trong xã hội quân phiệt đang chiến tranh), mà 9 năm hết hạn không nộp lý lịch. Các sách nhà Minh đều ghi rõ Bộ Lại (như cục Cán Bộ), hặc tội ông. Đến 2 đời vua, năm 1426, khi Minh Thành Tổ chết đã lâu, Tuyên Đức lên ngôi thay bố, thay ông Thành Tổ Chu Lệ... thì Hồ Nguyên Trừng mới nộp lý lịch. Nhưng, lúc này, ông nộp bản lý lịch chính xác, và Triều Minh gọi ông là An Nam Vương Tử, chứ không phải kiểu nói lấy lòng trong khinh miệt: "em của con giặc đầu sỏ". "Gặc đầu sỏ" là Quý Ly, "con giặc đầu sỏ" là Hán Thương (Thật ra Trừng là anh, nhưng Thương lên ngôi coi như trưởng).
Bộ Lại hặc trừng tội làm quan gần 20 năm không nộp lý lịch !!!!! Tuyên Đức tuyên ngay dụ chỉ bênh Nguyên Trừng, rồi cho làm Tả Thị Lang. Lúc này đám hoạn quan Nguyễn An Trịnh Hòa cũng đã hay sắp làm những việc phi thường của họ.

Hồ Nguyên Trừng dâng Thần Cơ Sang Pháo Pháp để cứu cha, em và đồng đội. Đợi Minh Thành Tổ Chu Lệ đến 3 đời mới nhận làm quan (thông qua "nộp lý lịch"). Xâm Lược Ngoại Bang tuy bắt được ông nhưng coi trọng mấy đời nhà ông. Tuyên Đức phải công nhận Đại Việt, còn pho Sử Minh Triều phải công nhận Vương Triều nhà ông khi ghi ông là Vương Tử.

Mấy lão hủ nho ngu si đần thối có mở mồm dèm bậy ông thì chỉ tổ sau khi chết bị Huy Phúc Ninh Binh bửi cho là ngu si đần thộn mà thôi. Thế mà bọn hủ nho chưa chết hết. Gần đây có mấy thằng viết chữ vuông Singapore bình luận về việc súng Tầu đã có từ trước thời ông nhiều, Thần Cơ Pháo chỉ khác cái ngòi. Mịe, hủ nho ngu si đã hai ngàn rưỡi năm rồi, có thêm 3 thằng không thèm học toán nữa thì cũng thế. Chũng ta đã nói một ít, dần dần sẽ nói về các loại súng, sắt, thuốc và công nghệ. Bây giờ nhân dịp nói chuyện hủ nho, ta tìn hiểu cái cốc mồi, một phát minh đặc sắc của Việt Nam mà Hồ Nguyên Trừng đã phổ biến. Đây có thể coi như cò, khóa... đầu tiên. Ngay nay, cấu trúc ống dẫn nổ của đạn có vỏ vẫn là nguyên tắc này.

Mà bực quá, không sửa được nữa nhỉ. Cái này là người ta chú thích sai, mình không cẩn thận xếop nhầm. Đây là sơ đồ của một lọai Thần Cơ Thương Pháo, chứ không phải pháo nòng ngắn mỏng. Anh nào đã vẽ hình này (tất nhiên, thời cổ không có mặt cắt), vẽ để minh họa cái gì đó và vẽ sai, râu ông nọ cắn càm bà kia.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Tư, 2008, 02:05:41 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM