Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:06:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một cây cầu quá xa  (Đọc 131615 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #230 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2015, 09:47:15 am »

Trung sĩ Leonard Overton của trung đoàn tàu lượn giờ đã “Hoàn toàn tin chắc mình sẽ mất mạng ở Hà Lan.” Anh cùng những người xung quanh đáp trả bằng những tràng súng máy. Trung sĩ Lawrence Goldthorpe cũng nghe thấy giọng nói trên loa. Vài tiếng trước anh đã liều mình ra lấy 1 thùng hàng tiếp tế - để rồi phát hiện nó chẳng hề chứa thức ăn hay đạn dược mà chỉ toàn là mũ bêrê đỏ. Lúc này khi nghe thấy tiếng gọi hàng “Hãy ra đầu thú khi còn chưa muộn.” thì anh hét lên “Cút đi, lũ khốn ngu xuẩn.” Vừa nâng khẩu súng trường lên thì nghe những binh sĩ khác ở trong các chiến hào, bụi cây gầy đó cũng chửi theo ào ào. Những anh lính giận dữ cứ hướng súng máy, súng trường về phía cái loa mà nhả đạn. Giọng trên loa im bặt.

Theo như điều mà thiếu tá Richard Stewart  thuộc lữ đoàn đổ bộ đường không số 1 khám phá - Với quân Đức thì dường như lính Anh chỉ có lựa chọn duy nhất là ra hàng. Stewart, đã bị bắt và do nói được tiếng Đức trôi chảy nên được giải đến 1 bộ chỉ huy lớn. Ông còn nhớ viên tư lệnh nhìn rất mạnh mẽ. Stewart nhớ lại: tướng Bittrich là “1 người cao ráo, thon thả, khoảng chừng hơn 40 tuổi mặc áo dài bằng da màu đen đội mũ lưỡi trai.” Chẳng thấy Bittrich tra hỏi gì mà chỉ “muốn tôi về chỗ sư đoàn trưởng thuyết phục ông ấy đầu hàng để cứu đơn vị khỏi bị tận diệt.” Stewart lịch sự từ chối. Vị tướng “giải thích1 hồi lâu bảo tôi phải cứu lấy những tinh hoa của đất nước.” Stewart lặp lại lần nữa: “Tôi ko thể làm vậy.” Đến khi Bittrich cố ép lần nữa thì Stewart mới hỏi: “Thưa ngài, nếu như ta đổi chỗ cho nhau thì ông sẽ trả lời thế nào đây?” Vị tư lệnh quân Đức chậm rãi lắc đầu: “câu trả lời của tôi sẽ là: Không!” Stewart liền nói: “Tôi cũng sẽ trả lời vậy.”

Dù Bittrich “Chưa bao giờ thấy những binh sĩ nào chiến đấu ‘rắn’ như quân Anh ở Oosterbeek và Arnhem, ông vẫn tiếp tục đánh giá thấp sự quyết tâm của lính Urquhart và nhận định sai cả việc lính dù Ba Lan nhảy xuống Driel. Ông coi việc quân Ba Lan xuất hiện là để “Nâng tinh thần” cho thế trận của sư đoàn 1 Không vận. Bittrich tin nhiệm vụ của Sosabowski là đánh tập hậu quân Đức và cản không cho sư đoàn Frundsberg của Harmel, lúc này đang sử dụng cầu Arnhem, tiến tới khu vực Nijmegen. Ông coi mối đe dọa của quân Ba Lan nghiêm trọng đến mức “can thiệp cả vào chiến dịch tấn công Oosterbeek” và lệnh cho thiếu tá Hans Peter Knaust cho tiểu đoàn thiết giáp của mình tiến gấp xuống phía nam. Chiến đoàn mạnh của Knaust giờ được tăng cường thêm 25 chiếc xe tăng Tiger nặng 60 tấn cùng 20 chiếc tăng Panther sẽ bảo vệ Elst, ngăn ko cho quân Ba Lan tiến đến phía nam cầu Arnhem và cản xe tăng của Horrocks lên hội quân với họ. Sư đoàn Frundsberg của Harmel sau khi tổ chức lại được lệnh “đánh bật quân Anh – Mỹ trong khu vực Nijmegen sang sông Waal.”

Với Bittrich, thì việc quan trọng nhất là đẩy quân Anh ra khỏi Nijmegen. Ông ta tin rằng sư đoàn của Urquhart đã bị kìm chặt và chẳng thể làm gì được. Chưa bao giờ ông nghĩ mục đích quân Ba Lan lại là đến củng cố đầu cầu của Urquhart. Tuy nhiên kế hoạch của Bittrich  - phát triển dựa trên những nhận định sai – đã khiến số phận của sư đoàn 1 Không vậnan bài.

Sáng sớm thứ 6 ngày 22/9, khi những xe tăng cuối cùng của Knaust đến được Elst thì Urquhart nhận được tin của tướng Horrocks, tư lệnh Quân đoàn 30. Bằng 2 bức điện do đơn vị Phantom gửi đi trong đêm, Urquhart đã báo cho bộ tư lệnh Tập đoàn quân 2 biết việc ko còn giữ được bến phà nữa. Có vẻ Horrocks chưa biết việc này. Điện tín của vị tư lệnh Quân đoàn có nội dung: “Sư đoàn 43 sẽ chấp nhận mọi rủi ro để đến cứu trong hôm nay và sẽ tiến thẳng đến bến phà. Để đảm bảo thì hãy thu phà lại.” Urquhart đã trả lời rằng : “Rất mừng nếu gặp được các anh.”

Trong hầm rượu của khách sạn Hartenstein đổ nát – “là nơi duy nhất còn tương đối an toàn” Urquhart nhớ lại khi mình hội ý cùng tham mưu trưởng là thượng tá Charles Mackenzie. Ông nhớ lại “Tôi chẳng hề muốn gieo rắc nỗi hoang mang. Điềucầnnhấtlà làm gì đó để tác động tới quân cứu viện và phải nó phải có hiệu quả ngay lập tức.”

“Buổi sáng đáng ghét”, binh lính bên ngoài gọi những buổi sáng thường xuyên bị nã cối như thế - đã bắt đầu. Khách sạn Hartenstein đổ nát lắc lư rung chuyển mỗi khi có đạn nổ gần đó khiến Urquhart cứ phải tự hỏi liệu họ còn trụ được bao lâu nữa đây? Trong số 10.000 lính dù – 8905 của sư đoàn cùng 1100 phi công tàu lượn – đã đổ bộ xuống Arnhem, giờ Urquhart ước tính họ chỉ còn chưa đầy 3000 người. Dù đã liên lạc được với Horrocks và Browning, Urquhart vẫn ko tin là họ hiểu hết những gì đang xảy ra. Ông nói: “tôi đã bị thuyết phục rằng Horrocks chưa hhận thức đầy đủ tình thế gay go chúng tôi đang gặp phải. Phải làm gì đó để báo cho họ biết sự nghiêm trọng và cấp thiết của tình hình lúc này.” Ông quyết định cử thượng tá Mackenzie cùng trung tá Eddie Myers, chỉ huy trưởng công binh “ người được giao nhiệm vụ chuyển quân và tiếp liệu qua phà” đến Nijmegen gặp Browning và Horrocks. Mackenzie kể : “Tôi hẳn sẽ phải nói 1 cách rất trầm trọng để cho Horrocks và Browning biết sư đoàn thực sự ko còn tồn tại đúng nghĩa nữa – tất cả chỉ còn là những nhóm quân độc lập đang cố thủ.” Giới hạn của sự chịu đựng đã hết.

Urquhart tin rằng, Mackenzie sẽ làm họ phải thấy rằng: “nếu đêm nay ko có người và tiếp tế tới thì sẽ ko còn kịp nữa.” Urquhart  đứng dậy khi Mackenzie và Myers chuẩn bị đi khỏi. Ông biết chuyến này sẽ rất nguy hiểm có khi còn ko về được nữa kia nhưng vẫn có cơ may lọt qua được– vì nếu đúng như bức điện của Horrocks,  và sư đoàn 43 Wessex phát động tấn công theo đúng kế hoạch thì đường từ Nijmegen đi sẽ thông đúng lúc Mackenzie và Myers vượt sông. Khi 2 người rời Urquhart còn“Dặn Charles lần cuối. Tôi nhắc anh phải cố để cho họ hiểu rằng chúng ta đang khó khăn đến mức nào. Charles đã nói anh sẽ làm hết sức mình và tôi nghĩ anh ta có thể làm được.” Lấy 1 xuồng cao su, Myers và Mackenzie lái xe jeep chạy đến Oosterbeek Hạ rồi ra sông Rhine.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #231 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2015, 09:08:36 am »

Cách đó 10 dặm tại khu vực của Nijmegen phía bắc sông Waal, Huân tước Richard Wrottesley,1 đại úy 26 tuổi, chỉ huy 1 trung đội thuộc trung đoàn Kỵ binh Household số 2 đang ngồi trong xe bọc thép bánh hơi và sẵn sàng truyền lệnh xuất phát. Đêm nay, đơn vị trinh sát của anh được lệnh dẫn đầu tiểu đoàn mũi nhọn của sư đoàn 43 Wessex tới bắt liên lạc với quân dù. Từ hôm trước, khi quân Cận Vệ Ireland phải dừng lại thì Wrottesley đã “biết rõ quân Đức phía bắc Nijmegen rất mạnh.” Chẳng thấy tin tức gì của sư đoàn 1 Không vận lẫn lính Ba Lan ở Driel cả, do đó “phải có người đi tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra”. Wrottesley nhớ lại: “ Vai trò của tiểu đoàn là tìm cách đánh vượt qua tuyến phòng thủ địch. Bằng cách tránh tuyến xa lộ nối Nijmegen-Arnhem  và đi sang con đường thứ 2 phía bên tây, Wrottesley tin mình có cơ hội lợi dụng sương mù buổi sáng “có thể góp vào phần may mắn” mà vọt được qua tuyến phòng ngự đối phương. Wrottesley hạ lệnh xuất phát ngay khi trời vừa hửng sáng. 2 xe bọc thép cùng 2 xe trinh sát của anh biến mất trong làn sương mù. Theo sau anh là trung đội thứ 2 dưới quyền trung úy Arthur họ sẽ vượt ngôi làng Oosterhout và men theo bờ sông Waal chừng 6 dặm rồi lộn lại hướng về phía bắc đến Driel. Wrottesley nhớ lại : “có lúc đã gặp mấy lính Đức nhưng có vẻ bọn chúng còn bất ngờ hơn cả bọn tôi nữa. 2 tiếng rưỡi sau đó, vào 8g sáng thứ 6 ngày 22/9, lần đầu tiên lực lượng mặt đất của chiến dịch Market-Garden và sư đoàn 1 Không Vận Anh đã liên kết được với nhau. Việc hội quân sau 48 giờ như Montgomery từng trù tính giờ đã kéo dài thành 4 ngày và 18 giờ. Wrottesley và trung úy Young đã làm tốt hơn nỗ lực của sư đoàn thiết giáp Cận vệ hôm thứ 5. Họ tới được Driel và sông Rhine mà ko phải nổ 1 phát súng nào.

Trung đội thứ 3 của trung úy H. S. Hopkinson, tiến phía sau họ thì đã gặp rắc rối. Sương mù bất ngờ tan đi khiến đơn vị bị phát hiện. Thiết giáp địch khai hỏa. Hopkinson kể: “Lái xe Read trên xe đi đầu bị giết ngay tức thì, tôi tiến lên cứu họ nhưng chiếc xe trinh sát đã cháy rực, tăng địch vẫn tiếp tục bắn tới. Chúng tôi buộc phải rút lui.” Đến lúc này thì quân Đức lại cắt đứt 1 tuyến đường tiếp tế nữa cho sư đoàn 1 Không vận của Urquhart.

Những sự việc kỳ quái ngăn trở chiến dịch Market-Gardentừ khi nó bắt đầu ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Rạng sáng ngày thứ 6 22/9; sau thời gian chờ đợi dài đằng đẵng, sư đoàn 43 Wessexcủa tướng Thomas đã từNijmegen tiến hành đột phá đến chi viện cho sư đoàn Thiết giáp Cận vệ vẫn đang bị chặn ở Elst. Kế hoạch là dùng lữ đoàn 129 tiến quân theo xa lộ vượt qua Elstrồi đến Arnhem. Đồng thời lữ đoàn thứ nhì là lữ 214 sẽ tấn công xa hơn về phía tây đến thị trấn Oosterhout nhằm đánh chiếm Driel cùng bến phà. Thật khó tin vì phải mất đến 3 ngày lính của sư đoàn Wessex mới từ kênh đào Escaut tới được đây - với khoảng cách còn gần hơn đoạn này 60 dặm. Phần nào là vì bị địch tập kích không ngớt dọc đường nhưng cũng có phần bởi phương pháp thận trọng quá mức của Thomas. Vậy mà sư đoàn của ông giờlại có thể vượt qua quãng đường trên nhanh hơn tốc độ đi bộ?*

* Chú thích: Chester Wilmot, chiến tranh châu Âu trang 516. Tên của các trung đoàn nổi tiếng của Anh luôn khiến cho người Mỹ bị nhầm lẫn nhất là khi nó được viết tắt. 1 bức điện tín gửi của trung đoàn khinh binh Quận công Cornwall (Duke of Cornwall) gửi tới tập đoàn quân Không Vận 1 của đồng minh có nội dung sau: "5DCLI đã bắt liên lạc được với sư đoàn 1 Không Vận..." Viên sĩ quân trực sau hồi bối rối rốt cục cũng giải mã được tin nhắn. Anh ta báo cáo như sau: " 5 chiếc xe lội nước chở quân 'con vịt' (Duck Craft Landing Infantry) đang trên đường tới chỗ Urquhart."

Giờ thì sư đoàn 43 Wessex lại tiếp tục gặp phải vận rủi. Tướng Essame, chỉ huy lữ đoàn 214 hết sức thất vọng khi tiểu đoàn mũi nhọn của mình là tiểu đoàn 7 Somersets đã đi lạc và ko vượt được sông Waal trong đêm 21. "Cậu ở chỗ quái nào vậy?" Essame cáu tiết cật vấn viên tiểu đoàn trưởng khi lực lượng của anh này cuối cùng cũng tới nơi. Tiểu đoàn Somersets đã bị các chốt chặn ở Nijmegen cản lại. Trong lúc hỗn loạn, có 1 số đại đội đã bị chia cắt và đi lạc qua cây cầu khác. Kế hoạch lợi dụng sương mù buổi sáng để vọt tới Driel của Essame đã thất bại. Hai mũi tiến công đến tận 8g30 mới xuất phát được. Trời đã sáng rõ, cuộc đột kích của đơn vị trinh sát trung đoàn Kỵ binh Household đã khiến cho quân thù đề phòng và chuẩn bị sẵn sàng. Đến 9g30 thì 1 chỉ huy giỏi bên phía Đức đã khéo léo dùng xe tăng và pháo kìm đầu thành công lữ đoàn 214. Lữ đoàn 129 đang tiến đến Elst để hỗ trợ lực lượng Thiết giáp Cận Vệ Ireland của trung tá Vandeleur cũng lọt vào lưới lửa của rất nhiều xe tăng dưới quyền thiếu tá Knaust, ,vừa đượcBittrich điều về phía nam để nghiền nát quân Anh - Mỹ.Vào ngày thứ 6 cực kỳ quan trọng này, khi mà theo quan đểm của Urquhart, số phận của sư đoàn 1 Không Vận sẽ tùy thuộc vào việc cứu viện có tới kịp hay không? trời đã xế chiều trước khi sư đoàn 43 Wessex chiếm được Oosterhout. Quá trễ để có thể đưa đội hình lớn đến cứu những người đang bị vây ở Oosterbeek.

Cũng như Essame, nhiều người khác cũng rất tức giận khi thấy tốc độ cuộc tiến công lại chậm chạp như vậy. Trung tá George Taylor, chỉ huy tiểu đoàn Khinh binh Quận công Cornwall số 5 chẳng sao hiểu nổi cái gì “đã cản trở mọi việc”. Ông biết lực lượng Garden đã trễ hẹn với sư đoàn 1 Không Vận 3 ngày rồi. Ông cũng  bồn chồn lo lắng như các chỉ huy cấp trên. Ông đã gặp tướng Horrocks, tư lệnh Quân đoàn hôm thứ 5 và được ông này hỏi: “George, anh định làm gì nào?”. Chẳng hề do dự, Taylor đề xuất tung gấp 1 lực lượng đặc nhiệm tới sông Rhine trong đêm mang theo các xe lội nước loại 1 tấn DUKW trở đầy hàng tiếp tế. Taylor nhớ lại “Tôi chỉ đưa đại ý kiến vậy thôi. Horrocks có vẻ hơi giật mình như lúc có người đưa ra 1 đề nghị ko thực tế, rồi lảng sang chuyện khác.”
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #232 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2015, 08:49:08 am »

Lúc này Taylor đang kiên nhẫn đợi lệnh cho tiểu đoàn vượt sông Waal. Mãi đến trưa thứ 6 thì 1 thiếu tá, sĩ quan tham mưu của Quân đoàn 30 mới đến và nói sẽ cấp cho tiểu đoàn 2 xe DUKW chở đồ tiếp tế, đạn dược để đưa tới Driel. Ngoài ra Taylor còn có thêm 1 tiểu đoàn xe tăng thuộc trung đoàn Long Kỵ binh Cận Vệ nữa. Viên thiếu tá nói: “Tình hình ở Arnhem khó khăn lắm. Mấy chiếc DUKW phải sang được sông đêm nay.” Nhìn mấy chiếc DUKW lặc lè tới vị trí tập kết lúc 3g chiều thứ 6, Taylor tự hỏi liệu số hàng tiếp tế như vậy có đủ hay ko? Ông nhận xét với sĩ quan tình báo của mình là trung úy David Wilcox “Chắc chắn số hàng ta được nhận bên này nhiều hơn số được chở qua sông cho bọn họ.”

Khi bộ binh vừa từ Nijmegen tiến đến đầu cầu, thì thượng tá Mackenzie cùng trung tá Myers cũng trên đường đến chỗ quân Ba Lan và Sosabowski tại Driel. Thật bất ngờ khi họ đã vượt sông Rhine 1 cách yên ổn. Mackenzie kể: “Chúng tôi chỉ bị bắn mấy phát mà đạn toàn bay trên đầu thôi.” Trên mặt nam 1 trận đánh lớn đang diễn ra, quân Ba Lan bị ép mạnh nhưng vẫn chặn được các mũi đột kích của bộ binh địch trên hướng Elst và Arnhem. Mackenzie cùng Myers phải đợi bên bờ nam sông Rhine chờ lính Ba lan đến đón mất 1 lúc. Mackenzie kể: “Họ gọi điện đài báo sẽ ra ngoài tìm chúng tôi, nhưng đang có đánh nhau và Sosabowski rất bận rộn.” Cuối cùng thì họ cũng được hộ tống tới sở chỉ huy của bằng xe đạp. Mackenzie rất phấn khởi khi gặp đơn vị kỵ binh Household. Nhưng rồi hy vọng tới gặp Browning tại Nijmegen của ông đã tan biết nhanh chóng. Theo Huân tước Wrottesley và trung úy Arthur Young, việc trung đội xe trinh sát thứ 3 của Hopkinson ko thể tới Driel được có nghĩa đường lui đã bị quân Đức cắt mất rồi còn sư đoàn 43 Wessex thì vẫn chưa đột phá được. Mackenzie và Myers đành phải đợi cho đến khi đường được thông.

Wrottesley nhớ là: “Mackenzie lập tức hỏi mượn tôi điện đài để liên lạc với bộ chỉ huy Quân đoàn.” Ông bắt đầu gửi tin tới tiểu đoàn trưởng của Wrottesley rồi nhờ chuyển tiếp đến cho Horrocks và Browning. Đứng cạnh, Wrottesley nghe Mackenzie nói bằng bạch văn: “Chúng tôi thiếu đồ ăn, đạn dược, thuốc men. Ko thể cầm cự thêm 24 giờ nữa. Tất cả chỉ biết chờ đợi và cầu nguyện.” Đây là lần đầu tiên Wrottesley biết: “tình cảnh sư đoàn Urquhart tệ đến mức ấy.”

Sau đó Mackenzie và Myers trao đổi cùng Sosabowski về việc phải đưa quân Ba Lan sang sông ngay. Mackenzie nói “Cho dù được 1 vài người thì cũng rất đáng quí” và Sosabowski cũng cho là như vậy nhưng ông hỏi thuyền bè đâu ra? Hy vọng rằng mấy chiếc DUKW được yêu cầu sẽ đến trong đêm nay. Trong khi đó Myers cho rằng có thể dùng tạm những xuồng cao su chở 2 người của lính dù. Lấy dây thừng nối chúng với nhau rồi kéo tới lui trên sông. Sosabowski rất “vui với sáng kiến này”. Ông nói, nó chậm đến phát sốt nhưng “nếu ko bị cản trở vẫn có thể đưa được 200 quân sang sông trong đêm.” Myers gọi điện đài ngay về cho Hartenstein bảo chuẩn bị sẵn xuồng. Hành động liều lĩnh và tuyệt vọng này được quyết định sẽ bắt đầu ngay khi đêm xuống.

Nơi đầu cầu bên kia sông, các binh sĩ của Urquhart vẫn tiếp tục chiến đấu với lòng dũng cảm và quyết tâm phi thường. Tuy nhiên trong chu vi phong thủ mọi người cũng ngày càng lo lắng về vấn đề quân cứu viện. Cảm giác lờ mờ về việc bị cô lập ở đây dần trở nên rõ hơn;những người Hà lan cũng thấy như thế.

Douw van der Krap, cựu sĩ quan hải quân Hà Lan, chỉ huy 1 đơn vị có 25 kháng chiến quân đang chiến đấu bên cạnh quân Anh. Nhóm quân này được tổ chức dưới sự đề xuất của thiếu tá hải quân Arnoldus Wolters, sĩ quan liên lạc Hà Lan trong sở chỉ huy của Urquhart.Jan Eijkelhoff, người tham gia vào việc chuẩn bị để khách sạn Schoonoord đón thương binh hôm thứ 2 đã được giao nhiệm vụ tìm vũ khí Đức cho nhóm. Quân Anh chỉ có thể cấp cho mỗi người 5 viên đạn -  nếu như họ tìm được súng. Đi tới tận Wolfheze mà Eijkelhoff chỉ kiếm được 3-4 khẩu súng trường. Thoạt đầu thì Van der Krap, người chỉ huy mới của đơn vị rất phấn khởi trước ý tưởng này nhưng hy vọng ngày càng xa vời. Người của anh sẽ bị bắn bỏ ngay tức khắc nếu bị bắt khi đang chiến đấu với lính dù. "Rõ ràng người Anh chẳng thể cầm cự lâu nếu ko có tiếp tế, cứu viện." Van der Krap nhớ lại: "Họ ko thể vũ trang và cho chúng tôi ăn nên tôi đành phải cho giải tán nhóm." Tuy nhiên Van der Krap vẫn muốn ở lại chiến đấu với lính dù. Anh kể: "Tôi muốn chiến đấu dù biết chẳng hy vọng gì nữa."

Cô gái trẻ Anje van Maanen từng rất vui khi thấy lính dù đến và ngày nào cũng mong đợi "xe tăng của Monty" thì giờ đây rất khiếp hãi khi thấy chiến tuyến cứ bị pháo kích liên miên. Cô viết trong nhật ký: "Ko thể chịu đựng được nữa rồi. Tôi rất sợ và chẳng nghĩ được gì hơn ngoài đạn pháo và cái chết. Cha của Anje, bác sĩ Gerritt van Maanen đang làm việc với các bác sĩ Anh ở khách sạn Tafelberg vẫn mang tin tức về nhà mỗi khi có thể nhưng Anje lại chẳng còn tin vào đó nữa. Cô viết: "Tôi ko hiểu nổi. Bên này phố thì là quân Anh, bên kia lại là lính Đức đang cố bắn giết lẫn nhau. Trong nhà, trên sàn, ở các phòng chỗ nào cũng đánh nhau cả." Đến thứ 6 thì Anje viết: "Người Anh nói Monty sẽ đến vào bất cứ lúc nào nhưng tôi chẳng tin nữa. Monty xuống địa ngục mất rồi! Ông ta sẽ chẳng bao giờ tới đây đâu."

Trong khách sạn Schoonoord, thương binh của cả Anh lẫn Đức nằm chen chúc ở ngoài hiên,trong sảnh lễ tân, hành lang và các phòng ngủ. Hendrika van der Vlist chẳng thể tin hôm nay đã là thứ 6 rồi. Bệnh viện liên tục bị đổi chủ. Quân Đức chiếm nó hôm thứ 4, đến thứ 5 thì quân Anh tới chiếm rồi đến sáng thứ 6 lính Đức lại giành lại. Chiếm Schoonoord có vẻ còn dễ hơn tránh cho nó khỏi bị nhắm bắn. 1 lá cờ chữ thập đỏ lớn đã được treo trên mái nhà cùng nhiều lá cờ nhỏ hơn cắm xung quanh khuôn viên nhưng khói bụi, mảnh vỡ thường xuyên che khuất chúng.Các hộ lý, y tá và bác sĩ cứ cắm đầu làm việc mà chẳng biết gì hết ngoài việc thương binh cứ ùn ùn đổ đến.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #233 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2015, 11:02:22 am »

Hendrika cứ mặc nguyên quần áo và ngủ mỗi đêm được chừng vài tiếng rồi lại phải dậy phụ giúp các bác sĩ, hộ lý khi có thương binh mới được đưa đến. Nhờ nói thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Đức nên thoạt đầu cô để ý lính Đức có vẻ bi quan trái ngược với vẻ vui tươi bên lính Anh. Giờ thì nhiều Quỷ đỏ bị thương nặng có vẻ đã sẵn sàng chấp nhận số phận của mình. Khi cô phần súp và bánh qui nhỏ bé trong bữa ăn duy nhất trong ngày do bệnh viện cung cấp tới tới chỗ 1 binh sĩ thì anh này chỉ sang ca thương binh vừa mới đến nói: "Đưa cho anh ấy đi." Đến khi kéo tấm chăn ra thì lại thấy người này mặc quân phục Đức. Anh lính hỏi: "Đức à?" Hendrika gật đầu. Người lính Anh nói: "Thôi cứ cho hắn đi. Hôm qua tôi ăn rồi." Hendrika nhìn anh chằm chằm và hỏi: "Vậy mà sao chiến tranh vẫn diễn ra?" Anh mệt mỏi lắc đầu. Cô viết về nỗi sợ của mình trong nhật ký. "Có phải thị trấn mình đang trở thành 1 trong những bãi chiến trường đẫm máu nhất ko? Đạo quân chủ lực đang bị cái gì cản lại vậy? Ko thể cứ tiếp tục như thế này nữa."

Trong hầm nhà bác sĩ Onderwater, nơi gia đình Voskuil đang trú ẩn cùng với 20 người khác, cả Hà Lan lẫn Anh. Chị Voskuil thấy sàn nhà nhầy nhụa máu. Lính Anh đã đưa 2 sĩ quan bị thương của mình là thiếu tá Peter Warr và trung tá Ken Smyth đến trong đêm. Cả 2 đều bị thương nặng, Warr bị vào đùicòn Smyth thì ở bụng. Mấy thương binh vừa được đặt nằm xuống thì lính Đức xộc đến. Chúng ném xuống 1 trái lựu đạn. Hạ sĩ George Wyllie thuộc tiểu đoàn 10 của trung tá Smyth còn nhớ: " 1 ánh chớp chói lòa và tiếng nổ lộng óc." Chị Voskuil đang ngồi phía sau thiếu tá Warr thấy 2 chân mình "đau kinh khủng". Trong bóng tối căn hầm nghe có tiếng người hét "Giết chúng nó! Giết chúng nó!". Cô thấy có người lao đánh huỵchngay chỗ mình. Đó là khi binh nhất Albert Willingham nhảy ra phía trước để che cho cô. Hạ sĩ nhất Wyllie thấy lưng Willingham bị thủng 1 lỗ lớn. Anh còn nhớ người phụ nữ đang ngồi trên ghế với đứa con bên cạnh, xác người lính dù nằm vắt ngang đùi chị. Người đứa bé đầy máu. Wyllie còn kịp nghĩ trước khi bất tỉnh. "Chúa ơi! Chúng tôi đã giết đứa bé rồi!". Bỗng nhiên trận đánh ác liệt kết thúc. Có người thắp đuốc lên. Chị Voskuil gào lên gọi chồng: "anh còn sống ko?" rồi với sang đứa con trai là Henri. Chẳng thấy nó trả lời. Chị kể lại mình đã nghĩ chắc con chết mất rồi: "Đột nhiên tôi thấy trống rỗng, chẳng muốn quan tâm đến những gì đang xảy ra nữa."

Cả lính lẫn dân đều bị thương nặng và đang kêu gào la hét. Trước mặt chị, chiếc áo dài của thiếu tá Warr đẫm máu mở tung. Tiếng khóc la inh ỏi. "Im lặng". Chị Voskuil thét lên bằng tiếng Anh. Người đang đè trên người chị được kéo ra và chị thấy Wyllie ở bên cạnh mình. "Cậu lính Anh đứng dậy, run lẩy bẩy. Cậu ta chống báng súng xuống sàn, cái lưỡi lê ở ngay tầm mắt tôi, Nó cứ động đậy tới lui trong khi cậu ta cố giữ thăng bằng. Miệng cậu phát ra tiếng tru như của chó sói."

Hạ sĩ nhất Wyllie giờ mới định thần trở lại. Có người thắp 1 ngọn nến trong hầm. 1 sĩ quan Đức đưa cho anh ngụm rượu. Wyllie còn thấy chai có nhãn chữ thập đỏ với hàng chữ "Lực lượng của Hoàng Thượng". Khi được dẫn ra, Wyllie còn ngoái lại xem người phụ nữ "có con bị chết" những muốn nói với chị vài lời nhưng "chẳng tìm ra câu gì cả." *

* Chú thích: Wyllie chẳng bao giờ gặp lại gia đình Voskuils và cũng ko hề biết tên của họ. Suốt nhiều năm trời ông bị ám ảnh vìhình ảnh người phụ nữ trong hầm rượu cùng đứa bé mà mìnhcoi là đã chết. Henri Voskuil hiện nay đã là 1 bác sĩ.

Tay sĩ quan Đức bảo chị Voskuil nói với lính Anh: "Họ đã chiến  đấu dũng cảm và cư xử như những qúi ông, nhưng bây giờ thì họ phải đầu hàng. Hãy bảo họ là mọi thứ đã kết thúc." Khi lính dù Anh đã ra ngoài thì 1 lính quân y Đức vào xem xét bé Henri. Anh ta nói với chị Voskuil "Nó đang hôn mê. Bụngcó vết rách còn mắt thì sưng húp, nhưng chú bé sẽ ổn." Chị gật đầu ko nói nên lời.

Thiếu tá Warr nằm trên sàn, vụ nổ khiến xương vai ông lòi ra. Ông la hét, chửi bới rồi lại lăn ra bất tỉnh. Chị Voskuil cúi xuống lấy nước dấp vô khăn rồi lau máu trên môi cho ông. Cách đó 1 quãng là trung tá Smyth, miệng đang lẩm bẩm điều gì đó. 1 lính gác Đức quay qua hỏi chị Voskuil. Chị nhẹ nhàng trả lời: "Ông ấy cần bác sĩ." Người lính ra khỏi hầm 1 lúc rồi quay lại cùng với 1 bác sĩ Đức. Trong khi kiểm tra, người bác sĩ nói: "Nói tay sĩ quan là xin lỗi phải làm anh ta đau, nhưng tôi chỉ muốn xem vết thương mà thôi." Khi anh ta cởi quần áo cho Smyth thì ông ngất đi.

Trời vừa sáng thì dân thường được lệnh lên khỏi hầm. 2 lính SS khiêng chị Voskuil và Henri ra ngoài phố, 1 nhân viên chữ thập đỏ Hà Lan hướng dẫn họ tới hầm nhà bác sĩ nha khoa Phillip Clous. Bố mẹ vợ của Voskuil thì ko chịu tới đó. Họ thích về nhà mình hơn. Bác sĩ Clous nồng nhiệt chào đón gia đình. Ông nói với Voskuil: "Đừng có lo. Rồi sẽ ổn thôi. Người Anh sẽ chiến thắng." Voskuil tâm trí vẫn chưa hết kinh hoàng đứng cạnh vợ con đang bị thương cứ nhìn ông ta chằm chằm rồi lặng lẽ nói: "Không. Họ không thắng nổi đâu."

Dù chẳng muốn thừa nhận đã hết khả năng chịu đựng nhiều lính dù cũng phải nhận ra là mình chẳng thể trụ lâu hơn nữa. Trung sĩ nhất Dudley Pearson đã quá mệt mỏi: "vì bị quân Đức đuổi chạy khắp nơi". Ở đầu bắc chu vi phòng thủ, anh cùng lính dưới quyền bị xe tăng truy sát, bị ghìm chặt trong rừng và buộc phải cận chiến bằng lưỡi lê với lính Đức. Cuối cùng đến thứ 5, khi chu vi phòng thủ thu hẹp lại thì nhóm của Pearson mới được lệnh rút. Anh kể mình đang dùng 1 quả lựu đạn khói để ngụy trang cho việc rút quân thì ghe thấy tiếng 1 khẩu Bren vẫn bắn cạnh đó. Anh chui vào bụi rậm và phát hiện 1 hạ sĩ nhất vẫn còn nấp dưới hố sâu trong rừng. Pearson bảo: "Ra khỏi hố đi! Tôi mới là người cuối cùng ở đây." Tay hạ sĩ nhất kia lắc đầu nói "Tôi ko đi đâu, trung sĩ. Tôi sẽ ko cho lũ khốn kia bén mảng tới đây". Trên đường rút Pearson vẫn còn nghe tiếng tay xạ thủ Bren bắn và bắt đầu tự hỏi liệu ra hàng có tốt hơn chăng?
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #234 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2015, 10:40:41 am »

Trong 1 cái hào sâu ở Hartenstein gần sân tennis - nơi mặt đất chằng chịt toàn những hố cá nhân do các tù binh Đức đượccho đào để ẩn nấp -  phi công tàu lượn Victor Miller đang nhìn đăm đăm vào xác 1 phi công khác đang nằm sóng xoài cách đó mấy thước. Bắn nhau dữ quá nên chẳng thể chuyển được người chết đi. Miller thấy cành lá do đạn cối hất tung đã lấp gần 1 nửa cái xác. Anh tiếp tục nhìn nó chằm chằm tự hỏi liệu có ai tới mang nó đi ko? Anh lo sợ xác bạn sẽ bị biến dạng và phải ngửi "cái mùi nồng nặc của tử khí". Miller thấy phát bệnh. Anh nhớ có lúc mình đã nghĩ bừa rằng "nếu ko làm ngay điều gì đó thì tất cả chúng tôi rồi cũng sẽ trở thành xác chết hết. Đạn pháo sẽ diệt chúng tôi từng người một cho đến khi chỉ còn là những mảnh xác vụn."

Những người khác lại được cổ vũ lòng can đảm đếnnổi tảng lờ trước những việc đang diễn ra. Binh nhất William O'Brien ở gần nhà thờ Oosterbeek còn nhớ: "1 sĩ quan đêm nào cũng đến đi vòng vòng bảo bọn tôi hãy cố chịu đựng, ngày mai là Tập đoàn quân 2 đến rồi. Điều này chỉ đem lại sự thờ ơ khủng khiếp. Ai cũng hỏi họ ở chốn địa ngục này vì cái gì và cái tập đoàn quân chết tiệt kia hiện đang ở đâu? Chúng tôi xin đủ." Trung sĩ Edward Mitchell, phi công tàu lượn, trong 1 vị trí đối diện nhà thờ còn nhớ 1 người lính tự nhốt mình trong cái kho gần đó. "Anh ta ko cho ai lại gần cả. Thỉnh thoảng lại thấy anh hét lên: 'Lại đây lũ khốn kiếp' rồi vãi cả băng đạn ra xung quanh." Anh lính lẻ loi kia cứ hết hét lại bắn suốt mấy giờ đồng hồ rồi bỗng ko nghe thấy tiếng gì nữa. Trong khi Mitchell cùng mấy người khác đang bàn cách làm thế nào đưa anh ta ra thì 1 loạt súng vang lên rồi im bặt. Khi họ vào đến nhà kho thì phát hiện anh lính dù kia đã chết.

Đó đây là những binh sĩ bị chấn thương tâm lý, choáng váng, mất sức chiến đấu. Họ cứ lang thang khắp khu vực Hartensteinmà quên cả trận đánh đang diễn ra. Anh lính cứu thương Taffy Brace, người hôm thứ 3 đã băng bó cho cơ thể nát bấy của bạn mình là Andy Milbourne đã phải chứng kiến nhiều trường hợp thương tâm,bi hài trong quá trình làm việc của mình. Lúc này Brace đã hết sạch morphine và phải dùng giấy để băng bó. Anh ko muốn lộ ra là mình đã hết thuốc. "Cậu ko dùng morphine được chứ?" Brace hỏi 1 thương binh nặng"Chúng chỉ dành cho những người rất đau thôi còn cậu thì chịu đựng giỏi lắm."

Khi Brace đang băng cho người lính kia thì bỗng nghe sau lưng có tiếng kêu tu tu quái lạ. Ngoảnh đầu lại thì thấy 1 lính dù trần truồng như nhộng, tay cứ đưa lên đưa xuống miệng thì kêu "như thể đầu máy xe lửa". Nhìn thấy Brace, tay lính dù liền chửi bới "Cho nổ tung thằng lính cứu hỏa kia đi, nó chẳng có gì tốt cả". Khi Brace đến ngôi nhà gần chu vi phòng thủ của mình để chữa cho thương binh thì nghe có tiếng người khẽ hát bài: "The White Cliffs of Dover - Những vách đá trắng của vùng Dover." Nghĩ người này đang an ủi những thương binh khác, Brace mỉm cười và gật đầu khuyến khích anh. Người lính bỗng lao đến bóp cổ Brace. Anh ta gào lên: "Tao sẽ giết mày. Mày biết gì về Dover nào?" Vừa gỡ tay người kia khỏi cổ mình, Brace nhẹ nhàng nói: "Rồi rồi. Tôi đã đến đó mà." Người kia bỏ đi và nói "Ồ. Vậy thì được." rồi lát sau lại hát tiếp. Nhiều người khác còn nhớ 1 binh sĩ bị chấn thương tâm lý cứ đi vòng vòng suốt đêm. Cúi xuốngnhững người lính đang cố dỗ giấc ngủ anh ta lay bọn họ dậy, nhìn thẳng vào mắt họ rồi hỏi độc 1 câu: "Cậu có trung thành ko?"

Dù cho có những người bị thương, bị sốc và tuyệt vọng mà đánh mất lòng tin thì vẫn còn hàng trăm người khác lại được cổ vũ tinh thầnbằng những hành động phi thường. Nhiều người lính can trường hầu như ko biết sợ luôn nhận lãnh những nhiệm vụ nguy hiểm, khó khăn. Hình như chỗ nào cũng thấy có mặt Thiếu tá Dickie Lonsdale, chỉ huy "Lực lượng Lonsdale", cố thủ khu vực nhà thờ ở Oosterbeek hạ. Trung sĩ Dudley Pearson nhớ lại: " Cánh tay ông ta bị băng treo lủng lẳng, đầu cũng cuốn đầy băng và cả 1 chân cũng thấy băng bó nữa. Cứ vừa tập tễnh vừa cổ vũ lính tráng, Lonsdale chỉ huy đánh phản kích liên tục.

Thượng sĩ Harry Callaghan, người gắn đủ thứ lên bộ quân phục - tìm được 1 chiếc mũ cao màu đen nhặt được trong chiếc xe tang cứ đội nó đi khắp nơi giải thích cho các binh sĩ rằng mình là người "Đại diện cho quân dù đến dự tang lễ của Hitler"–vẫn còn nhớ hình ảnh tuyệt vời của Lonsdale với giọng sang sảng diễn thuyết trước lính tráng trong nhà thờ. Các sĩ quan và hạ sĩ quan gom lính lại đưa họ đến chỗ cái nhà thờ trung cổ bị tàn phá. Callaghan nhớ lại: "Mái nhà thờ đã bay mất. Mỗi tiếng nổ lại khiến thạch cao rơi xuống như mưa. Những người lính phờ phạc dựa lưng vào tường hay ngồi trên các băng ghế hư hỏng hút thuốc, uể oải ngủ gà ngủ gật. Lonsdale trèo lên bục giảng kinh. Mọi người nhìn đăm đăm vào cái người trông dữ tợn, máu me bê bết ấy. Callaghan còn nhớ Lonsdale nói: "Chúng ta đã đánh nhau với bọn Đức ở Bắc Phi,đảo Sicily và Ý. Bọn chúng ko giỏi bằng chúng ta và nhất định ko đủ sức đánh bại chúng ta lúc này." Đại úy Michael Corrie thuộc trung đoàn phi công tàu lượn cảm thấy rất ấn tượng khi bước vào trong nhà thờ. "Tôi đang rất mệt mỏi thì được bài diễn văn của Lonsdale vực dậy. Lời nói của ông ấy làm tôi ấn tượng mạnh và trở nên tự hào.  Những người lính trông nhừ tử khi bước vào giờ bước ra với tinh thần khác hẳn. Có thể nhận rõ trên vẻ mặt của bọn họ."

1 số người lính hầu như đã vượt qua nỗi khiếp sợ đến tê liệt trước sức mạnh của thiết giáp địch. Chỉ có rất ít pháo chống tăng, nên lính tráng hầu như bất lực trong việc chống lại xe tăng và pháo tự hành địch đang rong ruổi khắp chu vi phòng thủ. Tuy nhiên chẳng biết làm thế nào mà những binh sĩ trang bị thiếu thốn vẫn đánh trả được. Nhiều chiếc Tiger nặng 60 tấn đã bị tiêu diệt bởi những anh lính chưa bao giờ bắn pháo chống tăng. Hạ sĩ Sydney Nunn, người từng háo hức đến Arnhem để thoát khỏi "cơn ác mộng" vì lũ rệp đang xâm chiếm cái nệm ở doanh trại bên Anh quốc giờ đang phải đối mặt với cơn ác mộng khủng khiếp hơn rất nhiều tuy vẫn cố giữ vẻ bình tĩnh. Anh cùng 1 lính dù khác là binh nhất Nobby Clarke đã chơi thân với tay phi công tàu lượn trong cái hào kế bên. Trong khi súng cối địch tạm lắng, tay phi công gọi với qua: "Chẳng hiểu cậu có biết ko, bồ tèo, nhưng chếch bên phải ngay trước mặt chúng ta có 1 con tăng to chà bá loại Tiger đó." Clarke nhìn Nunn rồi hỏi: "Ta làm gì bây giờ? Ra 'đục' cho nó 1 lỗ nhé?
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #235 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2015, 08:59:06 am »

Nunn cẩn thận nhìn qua thành hào. Cái xe tăng nhìn "khủng" thật. Trong bụi cây gần đó có giấu 1 khẩu pháo chống tăng, nhưng các pháo thủ đã chết hết; chẳng ai trong nhóm của Nunn biết thao tác nạp đạn và khai hỏa thứ vũ khí ấy cả. Nunn cùng tay phi công tàu lượn quyết định bò tới khẩu pháo. Vừa mới trèo ra thì chiếc tăng địch khai hỏa. Nunn  còn nhớ: "Bọn tôi nằm bẹp dí sát đất, sao cho thật thấp. Cây cối trong đám rừng xung quanh bọn tôi đổ xuống ào ào như thể đây là khu đốn gỗ vậy." 2 người bò tới chỗ khẩu pháo thì cũng là lúc chiếc Tiger "bắt đầu chiếu cố riêng với bọn tôi bằng súng đại liên." Tay phi công ngắm qua nòng pháo và reo lên vui sướng "Pháo ta đang chĩa thẳng vào nó. Nếu ta biết sử dụng khẩu pháo thì cũng chẳng thế nhắm tốt hơn được đâu."Người phi công quay sang nói với Nunn: "Hy vọng nó còn hoạt động được." Anh giật cò. Liền đó là 1 tiếng cổ lớn. cả 2 đều ngã ngửa ra sau. Nunn kể: "Khi tai hết kêu ong ong thì tôi nghe tiếng lính tráng xung quang reo hò inh ỏi." Anh trợn tròn mắt nhìn và ko thể tin nổi khi thấy chiếc xe tăng chìm trong lửa đỏ, đạn dược trên xe nổ tung. Tay phi công tàu lượng quay sang long trọng bắt tay Nunn nói "Vậy là xong phim."

Nhiều thành viên trong tiểu đoàn 2 trung đoàn Nam Staffordshires của thiếu tá Robert Cain chở thành chuyên nghiệp trong việc chống lại xe tăng và pháo tự hành. Dường như ngay từ lúc mới đến, Cain cùng lính dưới quyền toàn bị xe tăng Tiger truy đuổi, uy hiếp. Lúc này lực lượng nhỏ bé của anh đang bố trí trong nhà thờ Oosterbeek, trong vườn tược, nhà cửa bên kia đường cùng tại hiệu giặt của nhà Van Dolderen. Cain ra quyết tâm hạ gục bất cứ thiết giáp nào mình nhìn thấy. Anh đã chọn căn nhà của Dolderen vì đó là vị trí tốt nhất. Nhưng ông chủ lại chẳng muốn dời đi. Khảo sát vườn sau nhà, Cain nói: "ừm, vậy thì tôi sẽ đào công sự ngoài này và dùng nhà của anh để chứa đạn."

Cain dùng loại súng kiểu bazooka tên là Piat để săn thiết giáp địch. Trong những trận đánh ác liệt hôm thứ 6, do bắn nhiều quá nên giờ tai của Cain đã ù đặc. Anh lấy mấy mẩu áo quân phục rách nhét vào lỗ tai rồi lại tiếp tục chiến đấu.

Bỗng có người gọi Cain báo có 2 xe tăng đang theo con đường tiến đến. Cain nấp trong góc nhà, nạp đạn khẩu Piat rồi lấy đường ngắm. Trung sĩ nhất Richard Long, phi công tàu lượn kinh ngạc chứng kiến. Long kể: "Đấy là người chiến sĩ dũng cảm nhất mà tôi từng thấy. Anh ấy bắn từ khoảng cách chưa đầy 100m. Cain chưa kịp nạp đạn lại thì cái xe tăng đã bắn trả. Quả đạn đại bác đã bắn trúng ngôi nhà sau lưng anh. Trong làn khói bụi dày đặc, Cain bắn tiếp rồi lại bồi thêm phát nữa. Tổ lái trong chiếc xe tăng đi đầu nhảy ra, dùng súng tiểu liên quét đạn khắp con phố. Lập tức lính dù quanh Cain cũng nổ súng trung liên Bren. Cain nhớ lại: " Bọn Đức bị bắn què giò cả." Anh lại nạp đạn và khai hỏa, trung sĩ Long thấy " 1 ánh chớp sáng lòe, quả đạn từ nòng khẩu Piat phụt ra. Thiếu tá Cain giơ tay lên trời ngã bật ra sau. Khi đến cạnh bên chúng tôi thấy mặt anh ta đen thui. câu đầu tiên anh thốt ra là: "Tôi nghĩ mình mù rồi." Trung sĩ nhất Walton Ashworth, 1 xạ thủ trung liên Bren đã bắn hạ đám lính tăng Đức, dửng dưng nhìn khi thấy Cainđược đưa đi. "Tôi chỉ nghĩ đó là 1 tên khốn máu me, đáng thương nào đó mà thôi."

Chỉ nửa tiếng sau Cain đã nhìn được trở lại nhưng mặt thì găm đầy mảnh sắt. Anh ko chịu dùng morphinmà cho rằng "mình chưa bị thương đến mức phải nằm lại trạm" rồi quay lại với trận đánh như đại úy W. A. Taylor đã mô tả là "để kiếm thêm mấy cái xe tăng nữa." Đến chiều thứ 6, thì Cain đã 'kiếm được đầy túi'. kể từ lúc đổ bộ xuống hôm 18, anh thiếu tá 35 tuổi này đã diệt và loại khỏi vòng chiến tổng cộng 6 chiếc xe tăng cùng mấy khẩu pháo tự hành.

Những chiến sĩ dù đã chiến đấu anh dũng đến quên mình. Vào chiều tối thứ 6, hạ sĩ nhất Leonard Formoy, 1 trong số những người sống sót thuộc tiểu đoàn dù 3 của trung tá Fitch từng tham gia vào cuộc hành quân tuyệt vọng đến với quân của Frost ở cầu Arnhem, đang chốt giữ ở 1 vị trí cách ko xa với sở chỉ huy sư đoàn tại Hartenstein lắm.

“Sự thực là bọn tôi bị tiến công từ mọi hướng” Formoy nhớ lại. Bất ngờ có 1 chiếc tăng Tiger từ phía Arnhem ầm ầm xộc thẳng đến đám lính quanh Formoy. Trong ánh chiều tà Formoy còn thấy cả tháp pháp nó đang quay. Trung sĩ “Cab” Calloway lấy 1 khẩu Piat và xông thẳng về phía nó. Formoy nghe anh thét “Mày đi đâu tao theo đó!”. Calloway khai hỏa cách chiếc xe tăng chừng 50 thước. Quả đạn bắn trúng xích khiến nó đứng khựng lại nhưng pháo xe tăng cũng giết Calloway ngay lúc đó. Formoy nhớ lại: “Đó là 1 hành động cực kỳ liều lĩnh. Anh ấy bị cắt làm đôi nhưng đã cứu được mạng chúng tôi.”

Binh nhất James Jones còn nhớ 1 thiếu tá đã kêu anh cùng 3 người khác theo ông ra ngoài chu vi phòng thủ tìm súng và đạn dược. Toán lính nhỏ bất ngờ vấp phải 1 ổ súng máy Đức. Viên thiếu tá xông lên vừa bắn vừa thét: “Lại có thêm mấy thằng khốn nữa phải chết này!”. Khi quân Đức nổ súng thì nhóm lính bị lạc nhau, John bị kẹt lại phía sau 1 xe jeep hỏng. Anh nhớ lại: “Tôi cầu nguyện, đợi khẩu súng máy bắn xong 1 loạt rồi chạy về phòng tuyến mình.” Anh ko bao giờ gặp lại người thiếu tá kia nữa.

Những sĩ quan cấp cao, thường ít để ý đến hành động mình làm, lại khiến lính của mình nhớ mãi. Đại tá Pip Hicks ko chịu đội mũ sắt trong suốt trận đánh. Anh lính William Chandler, thuộc 1 nhóm trong đơn vị trinh sát của thiếu tá Freddie Gough đã bị cắt rời trên phần bắc của tuyến Báo hôm chủ nhật và phải rút về 1 giao lộ ở Oosterbeek, vẫn nhớ cái mũ bê rê đỏ của Hicks trông lạc lõng ra sao giữa đám lính đội mũ sắt. Có người còn gọi: “Này, đại tá. Bỏ cái mũ đầy máu kia ra đi.” Hicks chỉ cười và vẫy tay chào lại. Ông giải thích “Chẳng phải tôi cố tỏ ra yêu đời đâu mà là vì ko chịu nổi cái mũ sắt chết tiệt cứ lúc lắc trên đầu thôi.” Nhiều binh sĩ còn nhớ những chuyến đi hàng ngày của Hicks về sở chỉ huy của  Urquhart. Lúc đầu thì đi từ từ và sau cùng là chạy hộc tốc dưới những đợt pháo kích của Đức. Hicks thú nhận: “Tôi cảm thấy rõ áp lực tuổi tác sau những màn chạy như điên ấy.”
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #236 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2015, 10:13:36 am »

Đại tá Shan Hackett, người đã đem tiểu đoàn 10 và 156 tả tơi dưới quyền về Oosterbeek sau những nỗ lực dũng cảm nhưng vô ích nhằm chọc thủng tuyến phòng ngự của quân Đức ở phía bắc và phía đông để tiến đến Arnhem, thì liên tục đến thăm và ôn tồn khen ngợi lính dưới quyền. Thiếu tá Geoffrey Powell, chỉ huy 2 trung đội lính của tiểu đoàn 156 ở phía bắc chu vi phòng thủ nhớ lại: “Chúng tôi rất thiếu thức ăn, nước uống, thuốc men và đạn dược.” Hackett bỗng xuất hiện tại vị trí chỉ huy của Powell hôm thứ 6. Hackett phân trần là lúc trước mình ko có thời gian để tới thăm Powell. “Nhưng anh bám trụ cừ lắm đấy Geoffrey ạ, tôi rất yên tâm về anh.” Powell rất vui. Anh nói “Sếp ạ, sai lầm thực sự của tôi tới giờ là đặt vị trí chỉ huy trong sân nuôi gà nên tất cả đành phải sống chung với bọ chét đấy ạ.” Trung sĩ nhất Dudley Pearson, tổ trưởng văn thư của lữ đoàn 4, rất đỗi tôn trọng Hackett vì: “Ông ấy chia sẻ mọi thứ ko đếm xỉa gì đến cấp bậc. Ăn cùng ăn, nhịn cùng nhịn. Đến cái cặp lồng ông cũng chẳng có. Hôm thứ 6, ông phải ngồi ăn bốc số thức ăn ít ỏi với chúng tôi.” Pearson đi tìm dao, đĩa cho ông. Trên đường về anh bị thương vào gót chân nhưng vẫn nói: “Tôi nghĩ đại tá xứng đáng được hưởng những thứ tốt hơn là cái cách ông phải cùng sống với bọn tôi.”

Còn binh nhất Kenneth Pearce ,được phối thuộc cho bộ phận chỉ huy thông tin pháo binh trong sở chỉ huy sư đoàn, thì luôn nhớ cái người đã giúp đỡ mình. Pearce là phụ trách kho bin đại gọi là “Dags”- Mỗi cục tới 25 kg được đựng trong hộp gỗ có tay cầm làm bằng gang – để cung cấp điện cho thiết bị liên lạc. Gần đêm, khi Pearce đang vất vả lôi 1 cục Dag mới ra khỏi nơi cất trữ trong chiến hào sâu thì nghe có giọng nói trên đầu: “Này, để tôi giúp cậu.” Pearce đưa cho người đó nắm 1 tay cầm để lôi nó lên. Rồi 2 người cùng khiêng cái hộp nặng trịch ấy tới hào chỉ huy. Pearce nói: “Còn 1 cục nữa, ta đi lấy nhé.” Người kia cũng làm tiếp chuyến thứ 2. Khi về lại hào chỉ huy, Pearce nhảy xuống hào còn người kia thì chuyền xuống cho anh mấy cái hộp. Đến khi bỏ đi thì Pearce bỗng nhận ra người đó đeo phù hiệu màu đỏ của sĩ quan tham mưu trên ve áo. Anh đứng ngây người lắp bắp nói: “Cảm ơn sếp ạ.” Tướng Urquhart gật đầu nói: “Ko có chi, con trai à.”

Tình hình mỗi lúc càng thêm tệ hại. Cả ngày chẳng có gì diễn ra như ý muốn cả, đến nỗi tướng Horrocks phải gọi nó là “ngày thứ 6 đen”, Thời tiết ở cả Anh lẫn Hà Lan lại 1 lần nữa chống lại máy bay Đồng minh, làm cản trở những phi vụ tiếp tế. Trước lời cầu xin máy bay không kích của Urquhart, không quân Hoàng Gia Anh đã trả lời như sau: “Sau khi đã xem xét kỹ lưỡng, chúng tôi rất lấy làm tiếc là ko thể chấp thuận…” Và đúng trong lúc mà Horrocks đang cần mọi người lính, mọi xe tăng, từng tấn tiếp liệu để giữ lấy đầu cầu của Montgomery bên kia sông Rhine và đột phá đến chỗ những con Quỷ đỏ, thì đòn phản công của thống chế Model rốt cục cũng đã cắt đứt được hành lang. 30 phút sau khi nhận được điện của Mackenzie báo Urquhart có thể bị tràn ngập trong vòng 24 giờ tới thì tướng Horrocks lại nhận 1 bức điện nữa: từ khu vực sư đoàn Không vận 101 nói 1 lực lượng thiết giáp mạnh của Đức đã cắt đứt hành lang ở bắc Veghel.

Model khó có thể tìm ra vị trí then chốt và thời điểm tốt hơn thế này để tấn công. Bộ binh Anh thuộc các Quân đoàn XII và VIII tiến 2 bên xa lộ mới chỉ đến được tới Son, sâu vào khu vực của sư đoàn 101 chừng 5 dặm. Tốc độ tiến quân rất chậm do gặp phải sự kháng cự quyết liệt. Tướng Taylor, sư đoàn trưởng sư 101 đã mong chờ quân Anh tới khu vực của mình ở “Xa lộ Địa Ngục” lâu lắm rồi. Sau 5 ngày chiến đấu liên tục chẳng hề được chi viện, quân của Taylor đang bị căng mỏng và rơi vào thế rất nguy ngập. Nhiều đoạn dài trên xa lộ chẳng có quân canh giữ từ khi thiết giáp và bộ binh Anh đi qua để tiến lên phía Bắc. Thống chế Model đã chọn Veghel để phản công vì 1 lý do đặc biệt: Trong suốt chiều dài của hành lang Market-Garden thì khu vực Veghel tập trung nhiều cầu nhất - ko ít hơn 4 cái trong đó có 1 cầu lớn qua bắc sông đào. Chỉ cần 1 đòn đánh là Model có thể hy vọng tuyệt được đường sống cùa quân Đồng Minh và ông ta gần như đã làm được như thế. Nếu ko nhờ lực lượng kháng chiến Hà Lan thì ông ta đã có thể thành công.

Người Hà Lan đã phát hiện thấy quân Đức tập kết lúc nửa đêm về sáng trong những thôn làng, thị trấn ở Veghel. Họ liền gọi điện thoại báo ngay cho sĩ quan liên lạc sư đoàn dù 101. Tin báo đến thì đã hơi trễ. Số lượng đông đảo thiết giáp Đức đã áp đảo gần như hoàn toàn quân của Taylor. 2 lần trong vòng 4 giờ, xe tăng Đức nỗ lực đột phá qua các cây cầu trong 1 trận đánh tàn khốc trên suốt5 dặm dọc hành lang. Lính của Talor được sự chi viện của xe tăng và pháo binh Anh phải đánh chí chết mới đẩy lùi được các đợt tấn công đó. Nhưng quân Đức vẫn cắt được hành lang tại Uden, cách đó 4 dặm về phía bắc. Lúc này, khi mà trận chiến vẫn diễn ra ác liệt, lại bị cắt đứt và cô lập với các lực lượng phía sau, tướng Horrocks buộc phải đưa ra 1 quyết định mang tính định mệnh: là điều các đơn vị thiết giáp - vốn rất cần trong nỗ lực đánh tới chỗ Urquhart - quay về phía nam để cứu tướng Taylor với tình cảnh thậm chí còn cấp bách hơn nữa. Lữ đoàn 32 Cận vệ được vội vã gửi xuống phía nam hỗ trợ sư đoàn 101 giải tỏa hành lang. Những binh sĩ can trường của sư 101 vẫn sẽ giữ được những cây cầu nhưng dù có sự chi viện của quân Cận Vệ thì sẽ chẳng có  binh sĩ, xe tăng hay đồ tiếp liệu nào có thể tiến lên phía bắc trong vòng 24 giờ nữa. Đòn phản công của Model, dù lúc này chưa thành công, vẫn khiến đối phương phải trả giá đắt. Rốt cục, trận đánh trên hành lang vẫn sẽ quyết định đến số phận của Arnhem.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #237 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2015, 09:13:21 am »

Vào 4 giờ chiều thứ 6 ngày 22/9, tại khu vực Nijmegen-Arnhem - sau 6 tiếng rưỡi bị xe tăng và pháo binh Đức kìm chặt - bộ binh Anh cuối cùng cũng thọc được vào Oosterhout. Thị trấn chìm trong lửa đỏ, tù binh SS được gom lại. Tuyến đường dự phòng nằm phía tây xa lộ - với những con đường dưới thấp từng được Kỵ binh Household gan dạ sử dụng để vọt đến Driel lúc bình minh lúc này vẫn còn hy vọng bị địch bỏ ngỏ hoặc nếu xấu hơn thì chỉ có kháng cự chút ít. Tiểu đoàn Khinh binh quận công Cornwall số 5 được sự yểm trợ của 1 đại đội xe tăng Long Kỵ binh cận vệ kèm theo 2 xe lội nước chở đầy hàng tiếp tế đã sẵn sàng đột phá mọi sự đề kháng còn lại để tiến tới sông Rhine. Trung tá George Taylor, chỉ huy lực lượng trên mong đến được chỗ Urquhart đến độ: "Chỉ muốn lấy tay lùa hết bộ binh lên xe tăng và xuất phát." Những phương tiện chất đầy nhóc của ông đang chờ lệnh khởi hành trong đám rừng phía bắc Oosterhout. Bỗng từ đằng xa, Taylor phát hiện 2 xe tăng Tiger. Ông lặng lẽ báo cho trung úy David Wilcox, sĩ quan tình báo của mình: "Đừng có nói gì hết. Tôi chẳng muốn ai biết về mấy cái xe tăng đó đâu. Giờ ta ko thể dừng lại nữa." Taylor khoát tay cho đoàn xe cứu trợ tiến ra đường. Ông nói: "Tôi biết nếu ta đợi thêm 5 phút nữa thì đường sẽ bị khóa chặt."

Chạy hết tốc lực - bộ binh ngồi trên xe tăng, xe bọc thép và xe tải - đoàn xe của Taylor lăn bánh qua các thôn làng, thị trấn Hà Lan. Chỗ nào cũng gặp những người dân sửng sốt hò reo chào đón nhưng họ vẫn hề ko giảm tốc độ. Mối quan tâm duy nhất của Taylor là đến được sông Rhine. Ông kể: "Tôi có 1 cảm giác rất gấp gáp, mỗi phút giây phí phạm đều sẽ tạo cho kẻ thù thời cơ chặn đoàn quân lại." Đoàn xe ko gặp phải sự chống cự nào, và với Taylor thì: "Cảm giác thật phấn khởi khi những xe đi đầu đến được Driel vào lúc ánh sáng đang tắt dần." Họ đã nuốt 10 dặm đường mà chỉ mất có 30 phút. Đến 5g30 chiều thì chiếc xe tăng Cận Vệ đi đầu đã tới sông Rhine và chạy men theo bờ sông lên phía đông bắc tiến vào ngoại ô thị trấn. Taylor nghe thấy 1 tiếng nổ và đoán được ngay đó là vì: 1 chiếc tăng đã cán phải mìn của quân Ba Lan khi nó chạy vào chu vi phòng thủ của Sosabowski.

Taylor đến được sở chỉ huy của Sosabowski thì trời đã tối. Thông tin ông được biết về sư đoàn của Urquhartđến nay khá là mơ hồ:
"Tôi chẳng biết họ ở chỗ nào tại Arnhem và họ còn bám được đầu kia cây cầu hay ko?". Nhưng Taylor vẫn lên kế hoạch đưa bộ binh và xe tăng sang đầu nam của cây cầu. Ông biết mấy xe DUKW phải "qua sông càng nhanh càng tốt và nếu vẫn giữ được cầu thì sẽ cho chúng chạy thẳng qua cho nhanh." Tại sở chỉ huy của Sosabowski, Taylor rất ngạc nhiên khi thấy thượng tá Charles Mackenzie và trung tá Myers. Họ nhanh chóng khuyên ông đừng tới cầu Arnhem nữa. Mackenzie giải thích, chẳng còn tin gì của Frost nữa, kể từ tối hôm thứ 4 thì sở chỉ huy đã coi như "chuyện cây cầu đã kết thúc."

Taylor đành miễn cưỡng từ bỏ kế hoạch của mình và lệnh cho 1 toán trinh sát đi sục xạo trên bờ sông tìm chỗ để cho xe DUKW bơi qua. Có vẻ như công binh của Sosabowski lại chẳng lạc quan lắm; mấy chiếc xe lưỡng cư vụng về tỏ ra quá cồng kềnh khi di chuyển qua các rãnh đất mấp mô dọc bờ sông, nhất là trong bóng tối. Lát sau thì toán trinh sát của Taylor cũng phải đồng ý với quan điểm của lính Ba Lan. Chỉ có thể tiếp cận bờ sông theo con đường trũng rất hẹp. Dù có những trở ngại như thế, quân của Taylor vẫn tin tưởng có thể đưa được mấy xe DUKW xuống sông. Do vẫn chưa đi Nijmegen được nên thượng tá Mackenzie sẽ chỉ đạo chuyến vượt sông này. Mấy xe DUKW sẽ qua sông lúc 2 giờ sáng thứ 7 ngày 23. Tuy nhiên ưu tiên hàng đấu vẫn là chuyển người sang cho đầu cầu: Lính Ba Lan của Sosabowskivẫn sẽ phải vượt sông bằng mấy cái xuồng cao su nối tiếp nhau.

Cuộc vượt sông bắt đầu lúc 9g tối thứ 6. Những người lính Ba Lan khom người chờ đợi dọc bờ sông. Trên cả 2 bờ là lính công binh do trung tá Myers chỉ huy, trong tư thế sẵn sàng để kéo dây thừng cho thuyền cao su chạy tới lui trên sông. Chỉ có 4 chiếc xuồng - 2 chiếc chở được 2 người và 2  chiếc chở 1 người - nên mỗi lượt chỉ đưa được 6 lính qua quãng sông Rhine rộng 400m. Cùng mấy cái xuồng còn thêm ít bè gỗ do công binh Ba Lan làm để chuyển 1 lượng nhỏ đồ tiếp tế, dự trữ nữa. Theo lệnh của Sosabowski, 6 người lính đầu tiên nhảy lên xuồng bơi đi. Mất vài phút là họ sẽ sang đến bờ bên kia. Đi sau họ là mấy cái bè. Ngay khi lính sang tới bờ bắc thì xuồng và bè liền được kéo trở lại bên này sông.Sosabowski nhớ lại: "Đó là 1 quá trình rất chậm chạp, nhưng cho đến lúc ấy thì có vẻ quân Đức chưa nghi ngờ gì hết."

Rồi từ 1 điểm phía tây bến vượt bên kia sông, có 1 tia sáng vọt lên bầu trời. Gần như ngay lập tức toàn bộ khu vực sáng bừng lên bởi 1 quả pháo sáng. Súng máy Spandau cày nát mặt sông "làm cho mặt sông dậy sóng và sôi lên ùng ục"; Sosabowski nhớ lại. Đồng thời đạn cối cũng rót xuống nơi lính Ba Lan đang chờ. Trong chốc lát đã có 2 xuồng cao su bị bắn thủng, người trên xuồng rơi cả xuống sông. Lính tráng bên bờ nam bị bắn, chạy tán loạn dướiánh pháo sáng. Trong cơn hỗn loạn, Sosabowski cho lệnh dừng lại. Các binh sĩ lùi lại tới vị trí khác, cố tránh đạn cối đang nổ tung. Đến lúc pháo sáng tắt đi thì họ lại chạy đến chỗ xuồng và tiếp tục vượt qua sông. 1 quả pháo sáng nữa nổ tung trên trời. Trong trò chơi trốn tìm tàn bạo này, quân Ba Lan dù bị tổn thất nặng nề vẫn tiếp tục qua sông trên những chiếc xuồng còn lại. Ngôi trường tại Driel giờ được chuyển thành trạm sơ cứu tạm thời và Cora Baltussen bắt đầu chăm sóc cho những thương binh được chuyển đến. 1 lính Ba Lan nói với cô: "Chẳng thể qua sông nổi. Chỗ đó đúng là lò sát sinh. Thậm chí bọn tôi còn ko thể bắn trả lại được."

Các xe DUKW của Taylor bắt đầu tiến xuống sông lúc 2g sáng. Do mưa lớn suốt ngày con đường trũng hẹp dẫn xuống sông ngập toàn bùn nhão. Những chiếc DUKW với 60 người vây quanh chậm chạp tiến xuống bờ sông trong màn sương mù nặng trĩu. Các binh sĩ chẳng nhìn thấy gì cả. Họ liên tục vật lộn giữ cho những chiếc xe khỏi trượt ra khỏi con đường. Đồ tiếp tế đã được dỡ ra cho nhẹ xe nhưng vẫn chẳng ăn thua. Rốt cục bất chấp những nỗ lực nhằm giữ chúng lại, mấy xe DUKW cồng kềnh vẫn bị lọt xuống rãnh khi chỉ cách sông Rhine có vài mét. Mackenzie tuyệt vọng nói với Taylor: "Hỏng rồi! Vô vọng thôi." Đến 3g sáng thì toàn bộ hoạt động này phải dừng lại. Chỉ có 50 lính vượt được sang bên kia sông đến đầu cầu của Urquhart. Đồ tiếp tế thì gần như ko sang được gì.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #238 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2015, 01:38:42 pm »

3



Vào sáng thứ 7, ngày 23/9, vào lúc thượng tá Mackenzie đến được bộ chỉ huy của tướng Browning tại Nijmegen thì ông đã: "Mệt chết đi được, người lạnh cóng, răng đánh lập cập."; đại tá Gordon Walch, tham mưu trưởng còn nhớ như thế. Dù đã quyết tâm phải gặp Browning ngay, Mackenzie vẫn kịp tắm 1 phát. Tuy quân Anh đã sử dụng tuyến đường dự phòng bên hướng tây chạy song song với đường đê, để kéo đến Driel, nhưng trên đường đê vẫn còn quân địch. Dù thế, huân tước Wrottesley vẫn quyết định đưa Mackenzie cùng trung tá Myers về Nijmegen. Chuyến đi ngắn ngủi của đoàn xe trinh sát nhỏ bé đúng là rợn tóc gáy. Tới một giao lộ, họ bắt gặp 1 xe halftrack Đức cháy dở nằm chắn ngang đường. Wrottesley vừa nhảy ra để hướng dẫn xe qua thì từ cuối đường hiện ra 1 chiếc tăng Tiger. Để tránh đụng độ, xe chở Mackenzie liền quay lui nhưng nền đường bỗng bị lở làm nó bị lật. Mackenzie cùng tổ lái buộc phải chui vào ruộng để trốn bộ binh Đức trong lúc Wrottesley hét lên với tài xế chiếc xe trinh sát của mình "phóng hết ga" về phía Nijmegen để tìm lính Anh. Khi tìm được quân cứu viện, Wrottesley mới đua trở lại tìm Mackenzie. Khi số quân ít ỏi này tới nơi thì chiếc xe tăng Đức đã đi mất. Mackenzie cùng tổ lái chiếc xe bọc thép bánh lốp bò từ chỗ nấp ra gặp mọi người. Trong lúc rối loạn, chiếc xe thứ nhì chở Myers, đã bị lạc.

Tướng Browning lo lắng ra đón Mackenzie. Theo ban tham mưu thì: "Tuần qua là 1 chuỗi thất bại đau đớn và bi thảm." Việc quá khó khăn khi liên lạc với Urquhart làm Browning lo hơn bất cứ điều gì khác. Dù lúc này sư đoàn 1 Không vận với Quân đoàn đã trao đổi điện tín được với nhau nhưng với Browning thì tình thế của Urquhart vẫn còn rất mơ hồ. Theo kế hoạch Market-Garden lúc đầu thì sư đoàn 52 Lowland sẽ bay vào Arnhem ngay khi lính của Urquhart tìm được bãi đáp - tốt nhất là vào thứ 5, 21/9. Đến khi biết được tình thế tuyệt vọng của Urquhart thì thiếu tướng Edmund Hakewill Smith, sư đoàn trưởng sư 52, đã lập tức đưa ra đề nghị có phần mạo hiểm là cho đơn vị mình sử dụng tàu lượn đổ bộ sát xuống chỗ sư đoàn 1 Không Vận. Browning đã từ chối đề nghị này vào sáng thứ 6: Ông gửi qua điện đài " Cảm ơn vì bức điện của anh nhưng cũng phải lặp lại là tình thếvẫn sáng sủa hơn là anh nghĩ...tập đoàn quân 2 chắc chắn...sẽ cho các anh bay từ sân bay Deelen ngay khi tình hình cho phép." Sau này tướng Brereton, tư lệnh Tập đoàn quân Không Vận Đồng minh số 1, người đã lưu lại bức điện ấy trong nhật ký của mình, nhận xét: "Tướng Browning đã quá lạc quan nên có vẻ ko đánh giá đúng tình thế của Qủy đỏ lúc ấy." Nhưng vào lúc ấy thì Brereton cũng chẳng có thông tin gì hơn là Browning. Trong báo cáo gửi Eisenhower, cũng được gửi cho cả tướng Marshall ở Washington đêm thứ 6, Brereton còn nói về khu vực Nijmegen-Arnhem như sau: "tình hình ở đây đang được cải thiện trông thấy."

Chỉ mấy giờ sau niềm lạc quan của Brereton và Browning đã lụi tắt. Những nỗ lực ko thành côngnhằm tiến đến chỗ Urquhart dường như đã làm cho vị tư lệnh quân đoàn thay đổi thái độ. Theo các nhân viên ở bộ tham mưu thì: "Ông ta rất chán ghét tướng Thomas cùng sư đoàn 43 Wessex". Ông đã nói với bọn họ rằng mình: "quá lo lắng nên chẳng thể tiếp tục được." Thêm nữa thẩm quyền của Browning giờ đã bị thu hẹplại: Khi các đơn vị dưới đất của Anh tiến đến khu vực Nijmegen, thì quyền chỉ huy ở đây sẽ được chuyển sang cho tướng Horrocks, tư lệnh Quân đoàn 30. Mọi việc sẽ do Horrocks và thượng cấp của ông này là tướng Miles C. Dempsey của Tập đoàn quân 2, quyết định. Hầu như Browningchẳng còn việc gì để làm nữa.

Đến lúc này khi ngồi với Mackenzie, sau khi ông này đã tạm hồi lại, Browning mới lần đầu biết đến tình thế cực kỳ khó khăn của Urquhart. Mackenzie kể tuốt tuột những gì đã xảy ra. Đại tá Walch còn nhớ Mackenzie đã kể với Browning rằng: “ sư đoàn hiện đang trong 1 chu vi phòng thủ rất chật chội và thức ăn, đạn dược, thuốc men đều đã cạn.” Vẻ gay gắt, Mackenzie nói: “nếu như Tập đoàn quân 2 có cơ đến được, thì chúng tôi cũng có thể giữ thêm – nhưng ko lâu đâu.” Walch vẫn nhớ câu kết đầy cay nghiệt của Mackenzie; ông ta nói: “Chẳng còn lâu lắm đâu.” Browning im lặng lắng nghe rồi nói với Mackenzie rằng đừng đánh mất hy vọng.” Kế hoạch đưa người và đồ tiếp tế sang đầu cầu trong đêm thứ 7 đang được tiến hành. Nhưng, đại tá Walch lại nói: “tôi nhớ Browning bảo Charles là dường như khó có hy vọng qua được sông trót lọt.”

Khi Mackenzie lên đường về lại Driel ông chú ý đến những mâu thuẫn trong suy nghĩ tại Bộ tư lệnh Quân đoàn – đang làm ông thấy khó xử. Số phận của sư đoàn 1 Không Vận Anh hiện vẫn như trứng để đầu đẳng. Cho đến nay vẫn chưa ai ra được những quyết định rõ ràng. Ông biết nói với Urquhart thế nào đây? Mackenzie  nói: “Sau khi chứng kiến tình hình ở 2 bên bờ sông tôi thấy rằng việc vượt sông từ bờ nam qua sẽ thất bại. Tôi sẽ nói với ông ta y như thế hoặc cứ báo cáo rằng mọi người đang làm hết sức và sẽ sang sông được nên cần phải cố mà giữ. Nói theo cách nào thì tốt hơn đây? Nói cho ông ấy là đã vô phương theo quan điểm của tôi được ko? Hay là bảo cứu trợ đang trên đường đến?”. Mackenzie quyết định chọn cách sau vì ông cảm thấy nó có thể giúp Urquhart “giữ cho mọi người ko bị ngã lòng.”

Cũng như Browning, các chỉ huy cao cấp phe Đồng minh đến giờ mới biết sự thật và tình cảnh của sư đoàn 1 Không Vận. Trong những cuộc họp báo ko chính thức ở các bộ tư lệnh của Eisenhower, Brereton và Montgomery thì các phóng viên chiến trường được cho hay: “Tình hình khá nghiêm trọng nhưng mọi biện pháp vẫn đang được thực hiện để giúp đỡ Urquhart.”
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #239 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2015, 09:16:44 am »

Đây là dấu hiệu nhỏ cho thấy thái độ đã có sự thay đổi căn bản. Ngay từ lúc đầu, kế hoạch Market-Garden đã được tô vẽ trên các bản thông cáo như 1 siêu thành công. Hôm thứ 5, 21/9, dưới tiêu đề như sau “ Xe tăng! Thiên đường đang ở phía trước”, 1 tờ báo của Anh đã viết thế này: “Sườn phía bắc của Hitler đã sụp đổ.

Thống chế Montgomery, với sự hỗ trợ xuất sắc của Tập đoàn quân Không Vận 1 đã mở được đường tiến vào Ruhr – và chiến tranh sẽ kết thúc.” Ngay cả tờ Thời báo London vốn trầm tĩnh hôm thứ 6 cũng giật tít: “Trên đường tới Arnhem: Xe tăng vượt qua sông Rhine.” Chỉ đến tiểu mục mới thấy ám chỉ tới những trục trặc “Xông lên chiến đấu vì Arnhem, thời khắc gian lao của quân dù.” Cũng khó có thể trách cứ các phóng viên được. Thông tin liên lạc thiếu lại thêm tinh thần quá lạc quan của 1 bộ phận sĩ quan Đồng Minh cùng sự kiểm duyệt chặt chẽ đã khiến các báo cáo ko còn chính xác nữa. Rồi thì qua 1 đêm, mọi chuyện đã thay đổi. Sang thứ 7, 23/9, tờ Times chạy tít: “Tập đoàn quân 2 gặp phải sức kháng cự mạnh; Quân dù phải chiến đấu rất ác liệt.” còn tờ London Daily Express thì gọi Arnhem là “1 góc địa ngục.”*

* Chú thích: 1 số báo cáo chính xác đến từ Arnhem. 1 nhóm ký giả gồm 10 người đi cùng với sư đoàn 1 Không Vận gồm có thiếu táRoy Oliver, sĩ quan thông tin đại chúng; trung úy Billy Williams và đại úy Peter Brett, kiểm duyệt viên; các trung sĩ Lewis và Walker, nhiếp ảnh gia quân đội; cùng các phóng viên Alan Wood, của tờ London Daily Express; Stanley Maxted và Guy Byam, BBC; Jack Smythe của Reuter, cùng Marek Swiecicki, nhà báo người Ba Lan đi cùng lữ đoàn Sosabowski. Dù bị hạn chế về thông tin liên lạc nên chỉ chuyển được mỗi ngày những bản tin ngắn vài trăm từ, nhưng họ vẫn miêu tả rất sinh động sự ngắc ngoải của quân Urquhart. Tôi chẳng thể tìm được phóng viên nào trong toán này. Có thể họ đều đã chết.

Tuy nhiên hy vọng vẫn còn lớn. Vào hôm thứ 7, cũng là ngày thứ 7 của kế hoạch Market-Garden. Thời tiết nước Anh khá quang đãng và máy bay đồng minh lại hoạt động được.( Tôi ko thể giải thích được lý do trong báo cáo của 1 số viên chức của Anh cho rằng thời tiết xấu đã làm cản trở hoạt động đường không hôm thứ 7. Trong ngày 23 thì cả bên Khí tượng, Quân đoàn và Không lực Đồng Minh đều báo cáo là thời tiết khá là tốt, và họ đã thực hiện được nhiều nhiệm vụ, phi vụ hơn hẳn những ngày trước kể từ hôm thứ 3, 19/9. Trong sách ‘Chiến đấu vì châu Âu - Struggle for Europe’, Chester Wilmot đã sai khi viết là vào thứ 7: ”tiếp tế đường không gặp trở ngại vì thời tiết xấu.” Các báo cáo khác, dẫn theo Wilmot, nên cũng trở nên ko chính xác.) Số tàu lượn còn lại đỗ ở Grantham từ hôm thứ 3 cuối cùng cũng lên đường chuyển cho sư đoàn 82 của Gavin 3385 quân – thuộc trung đoàn bộ binh đổ bộ bằng tầu lượn số 335 mà ông hằng mong bấy lâu – cùng 3000 quân để lấy lại sức mạnh cho sư đoàn 101 đang khốn đốn của Taylor. Thế nhưngSosabowski, đang bị đánh mạnh ở Driel, lại chẳng hề được tăng cường bằng số quân còn lại của chính lữ đoàn mình.Browning buộc phải chỉ đạo cho thả số quân này xuống ngay khu vực của sư đoàn 82. Vì lý do thời tiết nên kế hoạch đổ bộ đường không vĩ đại của Brereton đổ 35.000 quân xuống trong vòng 3 ngày đã kéo dài gấp đôi thời gian dự kiến.

Tuy những đợt tiếp tế đã thành công ở nhiều nơi, thì quân của Urquhart, đang hao hụt với tốc độ nhanh chóng trong cái túi Oosterbeek, lại 1 lần nữa phải chứng kiến hàng hóa rơi vào tay kẻ thù. Do ko xác định được vị trí bãi thả ở Hartenstein và phải bay qua lưới lửa phòng không dữ dội, các máy bay chở hàng tiếp tế liên tục gặp trục trặc. Trong số 123 máy bay có 6 chiếc bị bắn rơi, 63 chiếc bị hư hại. Urquhart  báo cáo trong điện tín gửi cho Browning:

23165...Nhặt được rất ít hàng tiếp tế bằng đường không. Lý do là địch bắn tỉa nên việc vận động rất hạn chế. Thêm nữa cũng ko thể đi bằng xe jeep được do đường đã bị cây ngã và nhà đổ làm tắc.

Máy bay yểm trợ tầm gần cũng thiếu. Suốt cả buổi sáng thời tiết ở Arnhem khá xấu, và chỉ đến trưa trời mới quang. Kết quả là chu vi phòng thủ chỉ nhận được sự chi viện của vài phi tuần máy bay Spitfirevà Typhoon. Urquhart rất lúng túng và sau này nhớ lại: "Quan niệm của chúng tôi là phải giành được ưu thế hoàn toàn trên không nên tôi cực kỳ thất vọng khi thấy sự chi viện của máy bay chiến đấu ít như thế." Nhưng với đám lính của ông, những người chưa hề thấy máy bay chiến đấu kể từ ngày D (chủ nhật tuần trước) tới giờ thì những trận không kích này khiến họ thấy khá phấn khởi. Đến giờ thì hầu hết binh sĩ đều đã biết rốt cục quân bạn cũng tới được Driel, trên bờ nam sông Rhine. Họ tin rằng cứu binh đã ở trong tầm tay rồi.

Sau những thất bại, giờ thì quân của Thomas đang di chuyển trên các con đường nhánh đến Driel. Tướng Horrocks tin tưởng tình hình đang xấu đi của Urquhart sẽ được giàm bớt.

Là người thông minh, giàu trí tưởng tượng và kiên định, Horrockschẳng hề muốn những gì đã giành được thành ra công cốc. Muốn thế ông phải tìm ra cách đưa quân và tiếp liệu tới được đầu cầu. Ông nói sau này: " Chắc chắn đó là quãng thời gian đen tối nhất đời tôi." Quá đau xót trước: " hình sảnh những lính dù phải chiến đấu tuyệt vọng trong trận đánh bên kia sông" và việc hành lang bị cắt ở phía bắc Veghel, chiều hôm thứ 6, đã khiến ông chẳng thể ngủ được.

Lúc này thì thời gian là vàng bạc. Cũng như Horrocks, tướng Thomas cũng quyết đưa quân của mình sang sông. Sư đoàn 43 Wessex đã dốc hết sức vào cuộc hành binh gồm 2 giai đoạn này: Đánh chiếm Elst rồi tiến đến Driel. Mặc dù lúc này ko còn ai ảo tưởng việc còn giữ được cầu Arnhem - qua không ảnh đã thấy rõ đối phương đã cho lực lượng mạnh bảo vệ cầu - thì sườn phải Thomas, kết thúc tại Elst vẫn phải được giữ vững nếu muốn từ Driel vượt sông Rhine.Horrocks còn hy vọng ngoài quân Ba Lan ra, 1 số bộ binh Anh cũng có thể sang tới đầu cầu trong đêm thứ 7.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM