Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:34:22 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một cây cầu quá xa  (Đọc 131838 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #210 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2010, 04:46:20 pm »

Tướng Harmel không hiểu chuyện gì đang diễn ra. Đưa ống nhòm lên mắt, ông ta ngồi trên nóc của một bunker gần làng Lent. Từ vị trí này bên bờ bắc sông Waal chỉ cách cây cầu đường bộ chính tại Nijmegen 1 dặm, ông ta có thể thấy khói lửa bốc lên phía phải mình và nghe thấy âm thanh của trận đánh. Nhưng không ai có vẻ biết rõ việc gì đang xảy ra, trừ việc đối phương cố gắng vượt sông gần cây cầu đường sắt. Ông ta có thể thấy khá rõ cây cầu đường bộ; không có gì trên đó. Thế rôi, Harmel nhớ lại, “thương binh bắt đầu đổ về, và tôi bắt đầu nhận được báo cáo chiến sự”. Quân Mỹ, viên tướng được biết, đã vượt sông, “nhưng tất cả đã bị phóng đại lên. Tôi không dám nói chắc họ đã qua sông trên 10 hay 100 chiếc xuồng”. Đầu óc ông ta “làm việc căng thẳng để cố quyết định cần làm gì tiếp theo”, Harmel kiểm tra công binh của mình. “Tôi được báo cáo cả hai cây cầu đã sẵn sàng cho việc phá hủy”, ông nhớ lại. “Viên chỉ huy đồn trú đã ra lệnh phá cây cầu đường sắt. Thiết bị kích nổ cây cầu đường bộ được dấu trong một khu vườn gần bunker ở Lent, và một người được bố trí ở đó sẵn sàng dập cần”. Sau đó Harmel nhận được báo cáo rõ ràng đầu tiên: chỉ có vài chiếc xuồng qua được sông, và trận đánh vẫn đang tiếp diễn. Nhìn qua ống nhòm lần nữa, ông ta thấy cây cầu đường bộ vẫn hiện lên rõ ràng và vắng lặng. Cho dù linh tính của ông ta mách bảo “nên phá hủy những cây cầu khó chịu đang đè nặng lên vai tôi, tôi không có ý định làm gì cho tới khi hoàn toàn chắc chắn tất cả đã mất”. Nếu ông ta buộc phải cho nổ tung cây cầu đường bộ, Harmel quyết định, ông sẽ đảm bảo để “lúc đó cây cầu chật ních xe tăng Anh để chúng cùng bắn lên không trung”.

Tại Hunter Park và Valkhof gần đầu cầu phía nam của cây cầu đường bộ, lực lượng thủ pháo SS của đại úy Karl Euling đang chiến đấu một mất một còn. Cuộc tấn công của lực lượng Anh – Mỹ thuộc đơn vị Thủ pháo cận vệ của trung tá Edward Goulburn và tiểu đoàn 2 trung đoàn 505 sư đoàn 82 của trung tá Ben Vandervoort đã diễn ra một cách bài bản và liên tục. Súng cối và pháo của Vandervoort nã liên hồi vào dải phòng ngự Đức trong khi người của ông ta luồn từ ngôi nhà này sang ngôi nhà khác. Khép chặt kẽ hở giữa họ và dải phòng ngự không ngừng co lại của Euling, xe tăng của Goulburn tiến dọc theo các con phố, đẩy lùi quân Đức phía trước, những khẩu pháo 17 pounder và súng máy liên tục nhả đạn.

Quân Đức đánh trả ngoan cường. “Đây là màn hỏa lực dữ dội nhất tôi từng gặp phải”, thượng sĩ Spencer Wurst, lúc đó là một người lính cựu 19 tuổi đã từng chiến đấu cùng sư đoàn 82 từ khi ở Bắc Phi. “Tôi có cảm tưởng có thể khua tay lên quơ lấy những viên đạn bay tới”. Từ vị trí tiền tiêu của anh ở trên nóc một ngôi nhà cách Valkhof chừng 25 yard, Wurst có thể nhìn xuống các vị trí quân Đức. “Hố cá nhân được đào khắp nơi trong công viên,” anh ta nhớ lại, “và tất cả hoạt động có vẻ tập trung từ đây và từ một tòa tháp thời trung cổ. Tôi quan sát thấy người của chúng tôi bật dậy từ phía bên phải và bên trái, xung phong thẳng tới bùng binh. Chúng tôi nóng lòng muốn chiếm cây cầu đến mức tôi thấy nhiều người bò tới tận các hố cá nhân và thộp cổ quân Đức lôi ra theo đúng nghĩa đen”. Khẩu súng trường của Wurst đã nóng đến mức dầu bôi trơn bắt đầu chảy ra từ báng súng bằng gỗ.

Trong lúc cuộc đấu súng khủng khiếp tiếp diễn, Wurst sững sờ trông thấy trung tá Vandervoort “đi băng qua phố, vừa đi vừa hút thuốc lá. Ông ta dừng lại ngay trước cửa ngôi nhà tôi đang ẩn nấp, nhìn lên và nói, “Thượng sĩ, tôi nghĩ anh nên đi xem có thể giúp chiếc tăng kia di chuyển không”.” Vandervoort chỉ về phía cổng công viên nơi một chiếc xe tăng Anh đang đứng yên, tháp pháo đóng kín. Trèo xuống, Wurst chạy tới chỗ chiếc xe tăng và dùng chiếc mũ sắt gõ vào thành xe. Nắp tháp pháo mở. “Trung tá muốn các cậu di chuyển,” Wurst nói. “Đi nào. Tớ sẽ chỉ cho các cậu cần bắn vào đâu”. Đi bên cạnh chiếc xe tăng ngay trong tầm nhìn của quân Đức, Wurst chỉ ra các mục tiêu. Khi hỏa lực dữ dội từ người của Vandervoort và xe tăng của Goulburn tăng lên, vành đai phòng ngự của quân địch bắt đầu sụp đổ. Vành đai súng chống tăng đáng gờm đã chặn đứng các đợt tấn công trước đã bị khuất phục. Cuối cùng chỉ còn lại 4 khẩu pháo tự hành chôn chìm ở trung tâm bùng binh là còn bắn. Sau đó, lúc hơn 4 giờ chiều, trong một cuộc tấn công hiệp đồng bộ binh – xe tăng, những khẩu súng này cũng bị tiêu diệt. Trong khi lính của Vandervoort xung phong bằng lưỡi lê và lựu đạn, Goulburn dàn xe tăng của mình thành hàng ngang 4 chiếc và tấn công vào công viên. Trong cơn hoảng loạn quân Đức tan rã. Trong khi quân Đức rút lui, một số tìm cách ẩn nấp trong các rầm cầu; một số khác, xa hơn, chạy qua làn đạn Anh – Mỹ về phía pháo đài cổ. Khi quân Đức chạy qua, hàng chục người lính Đồng Minh ném lựu đạn vào giữa đám quân địch. Cuộc tấn công đã kết thúc. “Chúng đã khiến chúng tôi phải vất vả khá lâu,” Wurst nói. “Chúng tôi thấy chúng đột phá vòng vây, chạy qua ngay trước mặt chúng tôi, về hướng con đường dẫn tới cầu, một số chạy về phía đông. Chúng tôi cảm thấy thật nhẹ nhõm”.
Logged

IN PAUL WE TRUST
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #211 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2010, 04:46:32 pm »

Tướng Allan Adair, tư lệnh sư đoàn thiết giáp cận vệ, chỉ huy cuộc tấn công từ một ngôi nhà gần đó, nhớ rằng ông “nghiến chặt hai hàm răng, lo lắng chờ đợi tiếng nổ sẽ cho tôi hay quân Đức đã phá cầu”. Ông không nghe thấy gì cả. Đường tiếp cận cây cầu lớn qua sông Waal đã mở, bản thân cây cầu vẫn nguyên vẹn.

Phân đội xe tăng bốn chiếc của thượng sĩ Peter Robinson đã đợi đúng thời điểm này. Giờ họ bắt đầu tiến lên cầu (CT: Người ta kể lại rằng một lá cờ Mỹ được treo lên ở đầu bắc cây cầu đường sắt và, trong làn khói và sự hỗn loạn, lính xe tăng Anh đã nghĩ lá cờ đang tung bay ở đầu đối diện cây cầu đường bộ - dấu hiệu cho biết quân Mỹ đã chiếm được đầu cầu đó. Câu chuyện này có thể đúng, nhưng trong hàng chục cuộc phỏng vấn tôi đã không tìm được một người trong cuộc nào khẳng định nó. Tôi đã đi bộ khắp khu vực và có vẻ khó mà tin được ai đó nhìn qua cây cầu đường bộ có thể nhầm lẫn vị trí của một lá cờ ở cách đó đến một dặm là nằm ở đầu kia của cây cầu). Người cựu binh 29 tuổi từ thời Dunkirk vài giờ trước đã nhận được thông báo từ chỉ huy của mình, thiếu tá John Trotter, “sẵn sàng để chiếm cầu”. Quân Đức vẫn còn trên cầu, và Trotter lúc này cảnh báo Robinson, “Chúng tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra khi anh qua cầu, nhưng cần phải chiếm cây cầu. Đừng dừng lại vì bất kỳ lý do nào”. Bắt tay viên thượng sĩ, Trotter đùa thêm, “Đừng sợ. Tôi biết vợ anh sống ở đâu và nếu có chuyện gì xảy ra, tôi sẽ báo cho cô ấy”. Robinson không cảm thấy buồn cười. “Ngài có phấn khởi quá không đấy?” Anh ta hỏi lại Trotter. Trèo lên xe tăng, Robinson hướng tới cây cầu.

Toán xe tăng 4 chiếc tiến vào công viên Huner theo mé phải bùng binh. Robinson quan sát thấy “cả thành phố đang bốc cháy. Những tòa nhà ở hai bên tôi đều chìm trong lửa”. Lờ mờ trong làn khói, cây cầu lớn qua sông trông có vẻ “to lớn tợn”. Trong khi xe của Robinson rồ máy tiến lên, anh liên tục báo cáo lại bằng radio với sở chỉ huy sư đoàn. “Những người khác đã được yêu cầu không được chen vào kênh liên lạc”, anh nhớ lại. Tới gần đầu cầu, Robinson nhớ, “Chúng tôi gặp phải hỏa lực dữ dội. Có một tiếng nổ lớn. Một bánh đỡ xích thụ động bị bắn trúng”. Chiếc xe tăng vẫn chạy, cho dù “điện đài đã hỏng và tôi mất liên lạc với sở chỉ huy”. Hét lớn ra lệnh cho lái xe của mình cơ động, Robinson lùi chiếc xe của mình vào bên đường. Viên thượng sĩ nhanh nhẹn nhảy ra ngoài, chạy xuống chiếc xe tăng đi sau và gọi trưởng xe, thượng sĩ Billingham, ra ngoài. Billingham cự nự. Robinson quát lên rằng anh “nhận được lệnh trực tiếp. Hãy ra khỏi chiếc xe chết tiệt đó ngay lập tức và theo sau bằng xe của tôi”. Chiếc tăng thứ ba trong đội hình, do thượng sĩ Charles W.Pacey chỉ huy, đã tiến lên dẫn đầu đội hình hướng về phía cầu. Nhảy lên xe của Billingham, Robinson ra lệnh cho những chiếc xe còn lại theo sau. Khi bốn chiếc tăng tiến lên, Robinson nhớ lại, họ rơi vào tầm bắn của một khẩu ”88 hạng nặng đặt bên kia sông, gần mấy ngôi nhà đang cháy và từ một khẩu đội có vẻ là pháo tự hành ở khá xa”.

Trung tá Vandervoort, quan sát những chiếc xe tăng, cũng thấy khẩu 88 bắt đầu nhả đạn. “Đó là một cảnh tượng ngoạn mục”, ông ta nhớ lại. “Khẩu 88 được đặt sau những bao cát ở bên xa lộ cách đầu cầu phía bắc chừng 100 yard. Một chiếc tăng và khẩu 88 đấu pháo chừng 4 loạt từ mỗi phía, chiếc tăng không ngừng chỉnh hướng khẩu 30-caliber. Trong lúc chiều tà đó quả là một màn trình diễn”. Sau đó, pháo thủ của Robinson, người lính cận vệ Leslie Johnson, hạ khẩu 88 bằng phát đạn tiếp theo. Lính Đức trang bị lựu đạn, súng trường và súng máy được buộc vào các thanh xà của cầu, Robinson nhớ lại. Những khẩu súng máy trên xe tăng bắt đầu “bắn đám này lộn xuống treo lủng lẳng như quả lắc”. Và Johnson, đáp trả lại hỏa lực trọng pháo của địch, “lao đạn vào nòng ngay khi người tiếp đạn kịp chuyển tới cho anh ta”. Trong cơn bão lửa toán của Robinson tiến lên, lúc này đã gần tới vạch dấu giữa cầu.
Logged

IN PAUL WE TRUST
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #212 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2010, 04:46:48 pm »

Trong ánh sáng sắp tắt, từng cuộn khói trùm lên cây cầu đường bộ trên sông Waal ở phía xa. Tại vị trí tiền tiêu gần Lent, tướng Heinz Harmel nhìn chăm chú qua ống nhòm. Súng nổ khắp nơi xung quanh ông ta, và binh lính đang rút lui qua làng để chiếm lĩnh các vị trí mới. Điều Harmel lo ngại nhất đã biến thành sự thật. Quân Mỹ, trái với mọi trông đợi, đã thành công trong việc thực hiện cuộc vượt sông Waal liều lĩnh. Tại Nijmegen sự lạc quan của đại úy Karl Euling rõ ràng là không có căn cứ. Báo cáo cuối cùng nhận được từ ông ta thật tuyệt vọng: Eulinh báo cáo ông ta đang bị bao vây, chỉ còn có 60 người. Giờ thì Harmel hiểu cây cầu đã mất. Ông ta không rõ cây cầu đường sắt đã bị phá chưa, nhưng nếu ông muốn phá cây cầu đường bộ, cần phải thực hiện ngay lập tcs.

“Tất cả đồng thời hiện lên trong đầu tôi”,ông nhớ lại. “Cần làm gì bây giờ? Hành động khẩn cấp nhất, quan trọng nhất phải thực hiện là gì? Tất cả đều dẫn tới những chiếc cầu”. Ông ta không liên lạc với Bittrich “trước để báo rằng có thể tôi buộc phải phá cầu. Tôi thầm hiểu chính Bittrich đã ra lệnh tất cả các cầu phải được chuẩn bị để sẵn sàng phá hủy.” Như vậy? Harmel suy luận, bất chấp lệnh của Model, “nếu Bittrich ở địa vị của tôi, ông ấy hẳn sẽ phá hủy cây cầu chính. Theo ý tôi, mệnh lệnh của Model lúc này đã tự động mất hiệu lực”. Ông chờ đợi xe tăng đối phương xuất hiện trên cây cầu đường bộ bất cứ lúc nào.

Đứng bên người lính công binh cạnh hộp điểm hỏa, Harmel quan sát cây cầu. Lúc đầu ông ta không phát hiện thấy chuyển động nào. Thế rồi đột nhiên ông ta nhìn thấy “một chiếc xe tăng đi tới giữa cầu, theo sau là một chiếc thứ hai, hơi chếch sang bên phải nó”. Quay sang người công binh, ông ta ra lệnh, “Sẵn sàng”. Thêm hai chiếc xe tăng nữa xuất hiện trong tầm nhìn, và Harmel đợi cả toán ra tới đúng giữa cầu trước khi ra lệnh. Ông hô lớn, “Cho nổ cầu!” Người lính công binh dập cần điểm hỏa. Không có gì xảy ra. Các xe tăng Anh tiếp tục tiến lên. Harmel hét lớn,”Lại lần nữa!” Người lính công binh lại dập cần điểm hỏa lần nữa, nhưng một lần nữa vụ nổ lớn Harmel trông đợi đã không xảy ra. “Tôi đã trông đợi được thấy chiếc cầu đổ sụp và những chiếc xe tăng lộn xuống sông,” ông ta nhớ lại. “Thay vào đó, chúng tiến lên không ngừng, mỗi lúc một gần, mỗi lúc một lớn hơn trong tầm nhìn”. Ông ta kêu lên với ban tham mưu đang lo lắng,” Chúa ơi, chúng sẽ tới đây sau hai phút nữa!”

Vội vàng ra lệnh cho sĩ quan của mình, Harmel bảo họ “khóa chặt con đường giữa Elst và Lent bằng tất cả súng chống tăng và pháo có được bởi nếu chúng ta không làm thế, chúng sẽ lao thẳng tới Arnhem.” Sau đó, ông ta càng thêm lo ngại khi được báo cáo cây cầu đường sắt cũng vẫn còn nguyên vẹn. Đi vội tới một vị trí radio ở một trạm chỉ huy gần đó, viên tướng liên lạc với sở chỉ huy tiền phương của mình và trao đổi với các sĩ quan tác chiến thuộc quyền. “Stolley,” Harmek nói,”hãy báo với Bittrich, chúng đã vượt sông Waal rồi”.(CT: Đây là tiết lộ đầu tiên về cố gắng phá hủy cầu đường bộ tại Nijmegen của quân Đức. Vì sao các khối bộc phá không kích nổ được cho tới nay vẫn là một bí ẩn. Nhiều người Hà Lan tin rằng cây cầu chính đã được cứu nhờ một công nhân trẻ tham gia lực lượng kháng chiến ngầm, Jan van Hoof, người đã được cử vào nội thành Nijmegen hôm 19 bởi sĩ quan liên lạc Hà Lan của sư đoàn 82, đại úy Arie Bestebreurtje, để dẫn đường cho lực lượng dù. Người ta cho rằng Van Hoof đã xâm nhập thành công qua phòng tuyến Đức và tới được cầu, tại đây anh ta cắt đứt các dây cáp nối với bộc phá. Có thể anh đã làm như vậy thật. Năm 1949, một ủy ban Hà Lan điều tra câu chuyện này đã kết luận là Van Hoof đã cắt đứt một số đường dây, nhưng không thể khẳng định chỉ mình việc này giúp giữ nguyên cây cầu. Bộc phá và dây dẫn được đặt ở phía bờ gần Lent của sông Waal, và những người điều tra giữ vững ý kiến rằng Van Hoof không thể tới được tận đó mà không bị phát hiện.Những cuộc tranh luận vẫn còn sôi nổi. Cho dù các bằng chứng chống lại người thanh niên, cá nhân tôi vẫn muốn tin rằng chàng trai Hà Lan, người đã bị quân Đức xử bắn vì vai trò của mình trong lực lượng kháng chiến trong khi trận đánh diễn ra, thực sự là người đã thực hiện điều này).
Logged

IN PAUL WE TRUST
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #213 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2010, 04:46:56 pm »

Bốn chiếc xe tăng do thượng sĩ Peter Robinson chỉ huy tiến qua cầu. Một khẩu 88 thứ hai đã ngừng bắn, và Robinson “tự nhủ chúng tôi cũng đã loại được nó khỏi vòng chiến”. Lù lù dựng lên phía trước là một chướng ngại vật bằng những tảng bê tông nặng, ở giữa chỉ có một quãng hở rộng chừng mười bộ. Robinson thấy chiếc tăng của thượng sĩ Pacey đi xuyên qua quãng hở và dừng lại ở phía bên kia chướng ngại vật. Sau đó, Robinson cũng vượt qua, và trong khi Pacey dừng lại yểm trợ ba chiếc tăng còn lại, và một lần nữa lại dẫn đầu đội hình. Robinson nhớ lại “tầm nhìn thật tệ hại. Tôi hét lên như hóa rồ, cố gắng cùng lúc hướng dẫn pháo thủ, lái xe, đồng thời báo cáo về sở chỉ huy. Tiếng ồn thật không thể tưởng tượng nổi, với đủ thứ đạn va vào các thanh xà thép của cầu”. Phía trước chừng ba hay bốn trăm yard về phía phải, ở bên vệ đường, Robinson lại phát hiện ra một khẩu 88 nữa. Anh ta hét lên với pháo thủ của mình: “Quay phải 400 yard và bắn”. Người lính cận vệ Johnson bắn khẩu pháo nổ tung từng mảnh. Khi bộ binh địch xung quanh ụ pháo bắt đầu bỏ chạy, Johnson khai hỏa súng máy của mình. “Đó là một cuộc tàn sát,” anh này nhớ lại. “Tôi chẳng buồn dùng kính ngắm nữa. Chúng đông đến nỗi tôi chỉ việc siết cò”. Anh ta có thể cảm thấy chiếc tăng “đang nghiến lên những xác người nằm trên đường”.

Từ tháp pháo Robinson thấy cả ba chiếc tăng của anh vẫn tiến lên không hề hấn gì. Anh gọi radio cho các xe còn lại lệnh cho họ “tiến gần lên và cùng đột kích!” Họ đã tới gần đầu cầu phía bắc. Vài giây sau một khẩu pháo tự hành khai hỏa. “Có hai tiếng nổ lớn phía trước chúng tôi,” Robinson nhớ lại. “Mũ của tôi bay mất, nhưng tôi không bị thương”. Johnson đáp trả 3 hay 4 phát. Khẩu pháo tự hành và một ngôi nhà gần kề “bùng cháy và cả vùng được thắp sáng như ban ngày”. Trước khi viên thượng sĩ nhận ra, toán xe tăng của Robinson đã vượt qua cầu.

Anh ra lệnh cho các pháo thủ ngừng bắn, và khi khói bụi đã tan, anh nhìn thấy vài bóng người trong đường hào. Thoạt đầu anh ta nghĩ đó là quân Đức. Thế rồi “từ hình dạng mũ sắt của họ tôi biết đó là đám Mỹ. Bất thình lình quân Mỹ xuất hiện đầy xung quanh chiếc xe tăng, ôm hôn tôi, thậm chí hôn cả chiếc tăng nữa.” Đại úy T.Moffatt Burriss, quân phục vẫn còn nhem nhuốc ướt sũng máu từ vết thương do mảnh đạn gém dính phải khi vượt sông Waal, nhe răng cười với Johnson. “Anh bạn là thứ đẹp nhất tớ từng thấy từ bao nhiêu năm nay đấy,” anh ta nói. Cây cầu lớn nhiều nhịp tại Nijmegen, cũng với các đường dẫn dài đến gần nửa dặm, đã được chiếm nguyên vẹn. Trong số những cây cầu của Market Garden, tất cả - trừ một cây cầu cuối cùng – đã nằm trong tay Đồng Minh. Lúc đó là 7 giờ 15 tối ngày 20/9. Arnhem chỉ còn cách đó 11 dặm.
Logged

IN PAUL WE TRUST
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #214 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2010, 04:47:28 pm »

Trung úy Tony Jones thuộc Công binh Hoàng gia – một người sau này tướng Horrock mô tả như là “người dũng cảm nhất trong những người dũng cảm” – đã theo người của Robinson qua cầu. Cẩn thận tìm kiếm bộc phá, Jones chú tâm vào công việc đến mức không nhận ra quân Đức, vẫn còn nấp trên các nhịp cầu, đang nhằm bắn vào mình. Trên thực tế, anh nhớ lại, “Tôi không nhớ có nhìn thấy tên nào”. Gần chướng ngại vật ở giữa cầu, anh tìm thấy “sáu hay tám đường dây chạy dọc theo các rầm sắt và nằm trên đường bộ hành”. Jones lần lượt cắt đứt tất cả các đường dây. Gần đó anh tìm thấy một tá mìn Teller được sắp cẩn thận thành hàng trong một rãnh nhỏ. Viên trung úy đoán “chúng có lẽ dự kiến được dùng để bịt khoảng trống rộng mười bộ ở chướng ngại vật, nhưng quân Đức đã không có thời gian làm việc này”. Jones tháo các kíp nổ và vứt xuống sông. Ở đầu cầu phía bắc anh tìm thấy các khối bộc phá chính ở một trong các trụ cầu. Anh “choáng váng trước sự chuẩn bị cho việc phá cầu của quân Đức”. Các hộp thiếc đựng thuốc nổ được sơn màu xanh lá để lẫn với màu của cây cầu, “đã được sản xuất một cách chính xác để vừa khít với các thanh rầm nơi chúng được gắn vào. Mỗi hộp có một số thứ tự, tất cả chứa khoảng 500 cân Anh TNT”. Những khối thuốc nổ này dự kiến được điểm hỏa bằng điện và kíp nổ vẫn còn nguyên chỗ, được nối với những sợi dây mà Jones đã cắt trên cầu. Anh không hiểu vì sao quân Đức lại không phá hủy cầu trừ khả năng cuộc đột kích quá nhanh của quân Anh –Mỹ đã khiến cho họ không có thời gian. Sau khi các kíp nổ được tháo, tất cả dây dẫn bị cắt đứt, cây cầu giờ đây đã an toàn cho xe tăng và các quân xa khác.

Nhưng lực lượng thiết giáp Anh mà những người lính Mỹ trông đợi sẽ lập tức lên đường tới Arnhem vẫn chưa thấy đâu.

Cuộc hội quân với sư đoàn đổ bộ Anh số 1 tại đầu xa nhất của hành lang đè nặng lên tâm trí của những người lính Mỹ. Cũng là lính dù, họ cảm thấy một mối liên hệ như họ hàng với những người vẫn còn phải chiến đấu phía trước. Tiểu đoàn của Cook đã tổn thất nặng nề khi vượt sông Waal. Anh đã mất quá nửa hai đại đội của mình – 134 người hy sinh, bị thương hay mất tích – nhưng nhiệm vụ đánh chiếm các cây cầu tại Nijmegen từ cả hai đầu đã hoàn thành. Lúc này, các sĩ quan của Cook khẩn trương triển khai đơn vị của họ thành một vành đai phòng ngự ở đầu phía bắc cây cầu đường bộ và chờ đợi, hy vọng thấy xe tăng vượt qua trước mặt họ để giải cứu lực lượng dù Anh ở phía trước. Nhưng trên cầu không có gì thêm xảy ra nữa. Cook không hiểu nổi chuyện gì đang diễn ra. Anh đã trông đợi những chiếc xe tăng “lao như ma đuổi” tới Arnhem trước khi trời tối.

Đại úy Carl Kappel, chỉ huy đại đội H, có người bạn là trung tá John Frost “đang ở đâu đó phía trước”, đang như muốn nổ tung. Người của anh cũng đã tìm ra và cắt đứt các đường dây điện ở đầu bắc. Anh tin chắc cây cầu đã an toàn. Trong khi viên đại úy và trung úy La Riviere tiếp tục quan sát cây cầu vắng tanh, Kappel sốt ruột nói, “Có lẽ chúng ta phải lập một đội tuần tra và dắt họ tận tay qua cầu”.

Trung úy Ernest Murphy thuộc tiểu đoàn của Cook chạy tới gặp thượng sĩ Robinson, vừa cùng nhóm của mình vượt qua cầu, và báo lại cho anh này rằng “chúng tôi đã làm chủ khu vực phía trước chừng một phần tư dặm. Giờ đến lượt các vị tiến hành cuộc tấn công tới Arnhem”. Robinson muốn đi, nhưng anh đã được lệnh “giữ vững đầu cầu bằng mọi giá”. Anh chưa nhận được lệnh tiến xa hơn.
Logged

IN PAUL WE TRUST
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #215 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2010, 04:47:45 pm »

Đại tá Tucker, chỉ huy trung đoàn 504, sôi lên sùng sục trước sự chậm trễ của người Anh. Tucker đã nghĩ một phân đội đặc biệt sẽ tiến thẳng lên theo con đường ngay khi cầu được chiếm và dọn sạch thuốc nổ. Thời điểm để thực hiện đột kích, ông tin tưởng “là đúng lúc đó, trước khi quân Đức kịp trấn tĩnh”. Sau này ông viết, “Chúng tôi đã bất chấp mạng sống vượt sông Waal để chiếm lấy đầu cầu phía bắc. Chúng tôi chỉ biết đứng đó, bực bội, trong khi người Anh chuẩn bị nghỉ qua đêm, bỏ qua cơ hội tận dụng tình thế thuận lợi. Chúng tôi không hiểu nổi điều đó. Chỉ đơn giản đó không phải là cách chúng tôi làm trong quân đội Mỹ - đặc biệt nếu đồng đội của chúng tôi lại đang trong cảnh ngàn cân treo sợi tóc cách đó 11 dặm. Chúng tôi sẽ tiến lên, lao lên không ngừng nghỉ. Đó là điều mà George Patton hẳn sẽ làm, cho dù là ngày hay đêm”.

Trung úy A.D. Demetras nghe thấy Tucker tranh luận với một thiếu tá thuộc sư đoàn thiết giáp cận vệ. “Tôi nghĩ một quyết định khó tin nhất đã được tạo ra ngay tại đầy,” anh nhớ lại. Từ phía trong ngôi nhà nhỏ được dùng làm sở chỉ huy tiền phương, Demetras nghe Tucker giận dữ nói, “Người của các vị đang khốn khổ ở trên kia, ở Arnhem. Các vị tốt nhất nên đi ngay. Chỉ có 11 dặm thôi”. Viên thiếu tá “ nói với đại tá rằng thiết giáp Anh sẽ không tiến quân cho tới khi bộ binh tới,” Demetras nhớ lại. “Họ tiến hành chiến tranh như trong sách,” đại tá Tucker nói. “Họ “dừng chân” khi trời tối. Và như thường lệ, họ dừng lại uống trà”.

Cho dù đơn vị của ông chỉ còn hơn nửa sức chiến đấu và đã gần hết đạn, Tucker đã nghĩ đến việc cử người của mình tự tiến tới Arnhem. Nhưng ông biết tướng Gavin sẽ không phê chuẩn hành động này. Sư đoàn 82, bị căng ra trên khắp dải hành lang của mình, không thể gửi đi một đơn vị nào. Nhưng Gavin cũng đồng cảm với người của mình: người Anh cần tiến ngay lên phía trước. Như sau này ông thuật lại, “không có người lính nào tốt hơn quân đoàn trưởng, tướng Browning. Thế nhưng ông vẫn là một lý thuyết gia. Nếu Rigway nắm quyền chỉ huy lúc đó, chúng tôi hẳn đã được lệnh tiến ngược lên theo con đường ngay lập tức bất chấp mọi khó khăn, để cứu những người tại Arnhem (CT: tướng Gavin nói, “Tôi không thể tả lại được với ông sự tức giận và cay đắng của thuộc cấp tôi. Tôi gặp Tucker đang phẫn nộ đến mức ông ấy gần như không thể nói gì. Không có người lính nào trên thế giới tôi ngưỡng mộ hơn những người Anh, nhưng các chỉ huy bộ binh Anh có vẻ không hiểu tình đồng đội của những người lính đổ bộ đường không. Với người của tôi chỉ có một mục tiêu: cứu những người anh em lính dù của họ tại Arnhem. Thật bi kịch. Tôi biết Tucker muốn đi, nhưng tôi không bao giờ có thể chấp thuận. Tôi đã có quá đủ trong tay rồi. Bên cạnh đó, Tucker và các sĩ quan khác của tôi đã không hiểu một số vấn đề mà người Anh gặp phải lúc đó”).

Bất chấp vẻ bình thản bên ngoài của họ, các sĩ quan Anh – Browning, Horrock, Dempsey và Adair – ý thức rất rõ sự khẩn cấp của việc tiếp tục tấn công. Nhưng khó khăn gặp phải rất lớn. Quân đoàn của Horrock đã cạn kiệt đạn và nhiên liệu. Ông đã thấy những triệu chứng báo trước đội hình của ông có thể bị chững lại ở phía nam Nijmegen bất cứ lúc nào. Chiến sự vẫn tiếp tục ở trung tâm thành phố, và sư đòan 43 Wessex của thiếu tướng G.I.Thomas, tụt lại xa phía sau đội hình, thậm chí còn chưa tới được cây cầu tại Grave, cách đó 8 dặm về phía nam.Thận trọng và nguyên tắc, Thomas đã không thể giữ nhịp tiến quân được với đội hình cơ giới. Quân Đức đã cắt đứt đường hành quân ở một số điểm và người của Thomas đã phải chiến đấu ác liệt để giữ thông đường hành quân cũng như đẩy lui các đợt phản kích. Cho dù lo ngại trước cường độ tấn công của quân Đức lúc này đang ép mạnh vào cả hai phía hành lang hẹp dẫn tới Nijmegen, tướng Browning tin rằng Thomas cần tiến nhanh hơn. Horrock thì không chắc vậy. Lo lắng trước cuộc tắc nghẽn giao thông khổng lồ dọc đường, ông nói với tướng Gavin, “Jim này, đừng bao giờ cố tiếp tế cho một quân đoàn chỉ theo có một con đường thôi”.

Địa hình – khó khăn mà Montgomery đã lường trước và Model cũng đã trông đợi vào – đã ảnh hưởng lớn đến các suy tính chiến thuật liên quan đến hướng tấn công tiếp theo từ cây cầu tại Nijmegen. Với tướng Adair, tư lệnh sư đoàn thiết giáp cận vệ, thì rõ ràng là xe tăng của họ đã tới đoạn tồi tệ nhất trong hành lang của Market Garden. Con đường thẳng tắp nằm trên đỉnh đê nhô cao nối giữa Nijmegen và Arnhem trong như “một hòn đảo”. “Khi nhìn thấy hòn đảo đó tim tôi nặng trĩu”, Adair sau đó hồi tưởng. “Bạn không thể tưởng tượng ra điều gì không phù hợp hơn với xe tăng: bờ đê dốc đứng với rãnh sâu ở hai bên đường mà các khẩu đội Đức có thể dễ dàng khống chế”. Bất chấp sự e ngại của bản thân Adair biết họ sẽ “buộc phải thử một cú với nó”, nhưng ông không có bất cứ lực lượng bộ binh thực thụ nào trong tay và “tiến lên theo con đường đó rõ ràng là kiểu công việc cho bộ binh”. Horrock cũng đi đến kết luận tương tự. Những chiếc xe tăng sẽ phải đợi đến khi bộ binh kịp tới và vận động lên trước đội hình thiết giáp cận vệ. Sẽ phải đợi gần 18 tiếng nữa trước khi một cuộc đột kích bằng xe tăng về phía Arnhem có thể bắt đầu.
Logged

IN PAUL WE TRUST
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #216 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2010, 04:47:59 pm »

Nhưng viên tư lệnh quân đoàn, cũng như những người Mỹ, vẫn nuôi hy vọng có thể tiến chớp nhoáng ngược lên hành lang. Ngay sau khi chiếm được cầu tại Nijmegen, tin rằng đầu cầu phía bắc tại Arnhem vẫn nằm trong tay quân Anh, tướng Browning đã báo với Urquhart rằng xe tăng đang vượt sông. Trước lúc nửa đêm hai phút, vẫn còn lạc quan về một cuộc tấn công sớm, Browning đã gửi đi bức điện sau:

202358 ... dự định của sư đoàn thiết giáp cận vệ ...ngay khi trời sáng sẽ tiến khẩn cấp tới các cây cầu tại Arnhem...

Khoảng 45 phút sau, biết được sự chậm trễ trong việc đưa bộ binh lên tiền tuyến, Browning gửi cho Urquhart bức điện thứ ba:

210045 ... cuộc tấn công ngày mai, sư đoàn đổ bộ số 1 sẽ là ưu tiên hàng đầu nhưng không nên trông đợi một cuộc tấn công mới trước 12h00.

Tại Arnhem ngay cả “ưu tiên hàng đầu” này cũng đã là quá muộn. Người thuộc tiểu đoàn 2 của trung tá John Frost đã rơi hoàn toàn vào số phận bi thảm của họ. Ba giờ trước khi toán của thượng sĩ Robinson vượt qua cây cầu lớn tại Nijmegen, ba chiếc xe tăng đầu tiên dưới quyền thiếu tá Hans Peter Knaust cuối cùng cũng đã đột phá được qua cầu Arnhem.

Vào buổi chiều, khi đợt quân dù đầu tiên của thiếu tá Cook bắt đầu vượt sông Waal, đại úy Eric Mackay ra lệnh rút khỏi ngôi trường ở Arnhem nơi người của anh đã chống giữ trong hơn 60 giờ - từ tối ngày 17/9. Từ cách đó 70 yard một chiếc Tiger nã hết quả đạn này tới quả đạn khác vào mặt nam của tòa nhà. “Ngôi nhà lúc đó đang bốc cháy,” Mackay nhớ lại, “và tôi nghe thấy dự trữ thuốc nổ ít ỏi mà chúng tôi để trên gác nổ tung”. Với 13 người còn vận động được, mỗi người chỉ còn một băng đạn. Chui xuống tầng hầm, Mackay quyết định người của anh sẽ phá vây ra ngoài và tiếp tục chiến đấu đến cùng.

Anh không có ý định bỏ thương binh ở lại. Với trung úy Dennis Simpson đi mở đường, Mackay và hai người nữa làm nhiệm vụ chặn hậu trong khi những người còn lại chuyển thương binh từ hầm nhà lên. Trong khi Simpson yểm hộ cho họ, những người bị thương được chuyển vào một khu vườn bên cạnh. “Sau đó, ngay khi Simpson chạy tới ngôi nhà bên cạnh một trận oach kích bằng súng cối bắt đầu và tôi nghe thấy anh ấy hô lớn, “Có thêm sáu người bị thương”. “Tôi biết,” Mackay kể lại, “rằng chúng tôi sẽ bị tiêu diệt hết – hoặc ít nhất là những người bị thương – nếu chúng tôi cố thoát vây cùng với họ. Tôi hét lớn lệnh cho Simpson đầu hàng”.

Tập hợp 5 người còn lại, mỗi người có một khẩu Bren, Mackay hướng về phía đông – hướng mà anh tin rằng quân Đức không ngờ anh sẽ chọn. Kế hoạch của viên đại úy là “nằm im chờ tối và cố gắng quay trở lại về phía tây để tìm quân mình”. Mackay dẫn người của mình băng qua đường, xuyên qua những ngôi nhà đổ nát phía đối diện và luồn sang con phố tiếp theo. Tại đó, họ chạm trán hai chiếc xe tăng, đi cùng là khoảng 50 đến 60 quân địch. Nhanh chóng vận động thành hàng dọc, sáu người lính dù xả súng vào đám quân Đức đang ngỡ ngàng. “Chúng tôi chỉ có thời gian đủ để bắn hết một băng mỗi khẩu,” Mackay nhớ lại. “Tất cả kết thúc sau 2 hay 3 giây. Quân Đức đổ gập xuống như những bao lúa chỉ đầy một nửa”. Trong lúc Mackay ra lệnh cho nhóm của mình hướng tới một ngôi nhà gần đó, một người bị giết, một người khác bị thương. Tới nơi trú ẩn tạm thời, Mackay nói với ba người còn lại. “Cuộc chiến đấu đã chấm dứt.” Anh đề nghị từng người sẽ tìm cách thoát ra riêng rẽ. “Nếu may mắn,” anh nói, “có thể tối nay chúng ta sẽ gặp lại nhau ở cầu”.

Từng người một rời đi. Nấp vào một khu vườn, Mackay nằm ép người xuống dưới một bụi hồng. Tại đây anh xé bỏ quân hàm vứt đi. “Tôi nghĩ sẽ ngủ một lúc,” anh nhớ lại. “Tôi chỉ vừa nhắm mắt lại và hơi mơ màng thì nghe thấy những giọng nói tiếng Đức. Tôi cố thở nhẹ hơn và, với bộ quân phục cháy xém loang lổ máu của mình, tôi nghĩ mình sẽ đóng vai xác chết khá thuyết phục”. Bất thần viên đại úy nhận được “một cú đá trời giáng vào mạng sườn”. Anh cố nhịn không phản ứng, “như một cái xác mới chết”. Thế rồi anh “cảm thấy một chiếc lưỡi lê đâm vào mông và gần chạm vào xương chậu”. Thật lạ, Mackay nhớ lại, “nó không làm tôi đau, chỉ làm tôi hơi rùng mình khi chạm xương chậu. Chỉ khi chiếc lưỡi lê được rút ra tôi mới thấy đau”. Nó làm Mackay nổi cáu. Đứng bật dậy, anh rút khẩu Colt của mình ra. “Mày muốn làm trò quái gì mà dám chọc lưỡi lê vào một sĩ quan Anh hả?” anh ta quát lên. Hoàn toàn bất ngờ trước cơn thịnh nộ của Mackay, đám lính Đức lùi lại và Mackay nhận ra anh có thế “hạ một vài tên nếu tôi còn đạn. Chúng không thể bắn trả,” anh nhớ, “vì chúng đứng khắp quanh tôi. Chúng sẽ bắn lẫn vào người mình. Tình thế của chúng lúc đó buồn cười đến mức tôi phá lên cười.” Trong lúc đám lính Đức trố mắt ra nhìn, Mackay khinh khỉnh ném khẩu Colt qua tường khu vườn “để chúng không lấy được nó làm kỷ niệm”.

Bắt Mackay úp mặt vào tường, quân Đức bắt đầu khám xét anh ta. Đồng hồ đeo tay và một chiếc cốc bạc vốn của người cha viên đại úy bị lấy đi, nhưng tấm bản đồ thoát hiểm để trong túi áo ngực của anh đã không bị phát hiện. Một viên sĩ quan trả lại anh chiếc cốc. Khi Mackay hỏi tới đồng hồ anh được trả lời, “Ông sẽ không cần tới nó ở nơi ông sắp tới, còn chúng tôi thì lại thiếu đồng hồ”. Hai tay đặt lên đầu, anh bị giải tới một ngôi nhà nơi giam giữ các tù binh Anh khác. Đi từ nhóm này sang nhóm khác, Mackay nhắc nhở mọi người rằng họ có nhiệm vụ phải tìm cách bỏ trốn. Đột nhiên Mackay, sĩ quan duy nhất ở đó, bị giải tới một căn phòng khác để hỏi cung. “Tôi quyết định chiếm thế chủ động,” anh nhớ lại. “Có một tay trung úy Đức nói tiếng Anh rất tốt, và tôi nói với anh ta, lịch sự nhưng cứng rắn, rằng mọi việc đã chấm dứt với người Đức và tôi rất sẵn sàng tiếp nhận sự đầu hàng của họ”. Viên trung úy tròn mắt nhìn anh ngỡ ngàng nhưng Mackay nhớ “đó là sự chấm hết cuộc hỏi cung”.

Ngay trước khi đêm xuống, các tù binh bị dồn lên xe tải mang họ về phía đông hướng tới Đức. “Chúng có một lính gác ở sau xe, khiến cho việc tìm cách bỏ trốn khó hơn,” Mackay nói, “nhưng tôi nói với các cậu thanh niên xúm lại vây kín lấy hắn ta khiến hắn không dùng súng được”. Khi chiếc xe tải chở anh chạy chậm lại ở một khúc cua, Mackay nhảy xuống và cố chạy trốn. “Thật không may tôi đã chọn phải địa điểm tồi tệ nhất,” anh nhớ lại. “Tôi đã nhảy xuống cách một tên lính canh có ba bộ. Tôi nhảy bổ vào và cố bẻ cổ hắn. Lập tức những tên khác ùa tới và đánh tôi ngất xỉu”. Khi tỉnh lại, Mackay thấy mình đang chen chúc cùng các tù binh khác trong một gian phòng tại một nhà trọ Hà Lan nhỏ. Anh cố ngồi dậy tựa vào tường và lúc đó, lần đầu tiên sau 90 giờ, viên đại úy trẻ ngủ thiếp đi (CT: Ngày hôm sau Mackay và ba người khác trốn thoát khỏi thành phố Emmerich trên đất Đức. Một người trong số đó là trung úy Dennis Simpson, người đã dẫn đầu cuộc phá vây khỏi trường học của toán quân nhỏ. Bốn người tìm đường tới sông Rhine. Đánh cắp một chiếc thuyền, họ chèo xuống tận chiến tuyến Đồng Minh ở Nijmegen).
Logged

IN PAUL WE TRUST
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #217 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2010, 04:48:20 pm »

Khi màn đêm buông xuống xung quanh ngôi nhà đặt sở chỉ huy của trung tá Frost và dọc theo rầm cầu, gần một trăm người phân tán thành các nhóm nhỏ vẫn tiếp tục chiến đấu kiên cường để bám trụ lại. Nóc tòa nhà đặt sở chỉ huy đang bốc cháy và gần như tất cả mọi người đã bắn đến băng đạn cuối cùng. Nhưng những người lính dù vẫn giữ vững được tinh thần. Thiếu tá Freddie Gough tin rằng “ngay cả lúc này, nếu chúng tôi chỉ cần đứng vững thêm vài giờ nữa, chúng tôi sẽ được giải vây”.

Vào khoảng 7 giờ tối viên chỉ huy đã bị thương của tiểu đoàn 2 tỉnh dậy, áy náy vì đã ngủ thiếp đi. Frost nghe thấy “tiếng ú ớ của vài người bị choáng do sức ép” trong bóng tối của căn hầm. Quân Đức vẫn đang bắn phá ngôi nhà và Frost nhận ra sức nóng trong căn hầm, lúc này chật cứng với hơn hai trăm thương binh, thật là ngột ngạt. Cố gắng cựa mình, ông cảm thấy một cơn đau nhói chạy dọc chân. Ông yêu cầu gọi Gough tới. “Anh phải nắm lấy quyền chỉ huy”, Frost nói với viên thiếu tá, “nhưng không được ra quyết định quan trọng nào mà không tham khảo tôi trước”. Lúc này Frost đã hiểu điều ông lo ngại nhất đã bắt đầu xảy ra: ngôi nhà đang cháy dần và các thương binh đang có nguy cơ “bị thiêu sống”. Khắp nơi trong căn hầm tối mò vang lên tiếng người ho vì hít phải làn khói khét lẹt. Bác sĩ James Logan, chỉ huy quân y tiểu đoàn, quỳ xuống bên cạnh Frost. Đã đến lúc, Logan nói, cần đưa thương binh ra ngoài. “Chúng ta cần thỏa thuận ngừng bắn với quân Đức, thưa ngài,” Logan nhấn mạnh. “Chúng ta không thể đợi thêm được nữa”. Quay sang Gough, Frost lệnh cho ông thu xếp việc này, “ nhưng di chuyển những người còn khả năng chiến đấu sang những tòa nhà khác và tiếp tục đánh. Tôi cho rằng mặc dù cây cầu đã mất chúng ta vẫn có thể kiểm soát đầu cầu thêm một thời gian nữa, có thể đủ lâu để xe tăng của ta kịp tới”.

Gough và Logan quay ra để thu xếp ngừng bắn. Logan đề nghị mở cánh cửa chính nặng nề ở mặt tiền tòa nhà và đi ra dưới một lá cờ chữ thập đỏ. Gough e ngại ý tưởng này. Ông không tin lính SS; đám này có thể vẫn bắn bất chấp lá cờ. Quay lại hỏi ý kiến Frost, Logan nhận được chuẩn y cho kế hoạch của ông. Trong khi người bác sĩ quay ra cửa, Frost tháo quân hàm của mình ra. Ông hy vọng “ẩn lẫn vào đám đông và sau đó có thể trốn thóat”. Wicks, cần vụ của ông, chạy đi tìm một chiếc cáng.

Gần đó, binh nhì James Sims, một trong số thương binh, buồn bã nghe kế hoạch sơ tán đang được chuẩn bị. Anh ý thức rõ không còn cách nào khác. “Tình thế của chúng tôi hiển nhiên là vô vọng,” anh nhớ lại. “Đạn đã hết sạch, hầu hết sĩ quan và hạ sĩ quan đã hy sinh hay bị thương, còn ngôi nhà đang bốc cháy; khói gần như làm tất cả ngạt thở”. Anh nghe thấy Frost ra lệnh cho những người còn lành lặn và các thương binh còn đi được “luồn ra ngoài và thoát đi thật nhanh”. Sims biết đó “ là cách duy nhất còn ý nghĩa, nhưng việc chúng tôi bị để lại đằng sau đã không được đón nhận dễ dàng”.

Trên tầng bác sĩ Logan mở cửa chính ngôi nhà. Đi cùng hai cứu thương và mang một lá cờ chữ thập đỏ, Logan đi ra gặp quân Đức. Những âm thanh của trận đánh im bặt. “Tôi thấy một số lính Đức chạy vòng ra sau tòa nhà nơi chúng tôi để những chiếc xe jeep và xe tải của mình,” Gough nhớ. “Chúng cần những chiếc xe này để di tản những người bị thương, và tôi thầm vĩnh biệt những phương tiện di chuyển còn lại của chúng tôi mãi mãi”.

Trong hầm nhà mọi người nghe thấy những giọng tiếng Đức vang lên trên cửa lên xuống và Sims nghe thấy “tiếng những chiếc ủng Đức nặng nề vang lên trên cầu thang”. Cả căn hầm đột nhiên yên lặng. Ngước mắt nhìn lên Sims thấy một sĩ quan Đức xuất hiện ở ngưỡng cửa. Anh kinh hoàng khi thấy “một người lính dù bị thương nặng vơ lấy khẩu Sten của mình, nhưng nhanh chóng bị khống chế. Viên sĩ quan,” Sims nhớ lại, “kiểm soát tình hình và ra một số mệnh lệnh. Lính Đức tiến vào và bắt đầu mang những người bị thương lên trên.” Họ chỉ chậm hơn chút nữa là quá muộn. Khi Sims đang được mang đi, “một mảnh gỗ cháy lớn suýt nữa rơi xuống đầu chúng tôi”. Anh cay đắng nhận ra quân Đức đang rất “kích động, phấn khởi, và rất nhiều trong số này được vũ trang bằng súng trường Anh và tiểu liên Sten”.
Logged

IN PAUL WE TRUST
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #218 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2010, 04:48:38 pm »

Nhờ một người lính dù bị sức ép của đại bác giúp, Frost được mang lên đặt trên mặt kè cạnh cây cầu mà ông đã cố giữ. Khắp xung quanh ông nhìn thấy những ngôi nhà đang cháy rừng rực. Viên trung tá quan sát trong khi cả người Đức lẫn người Anh cùng xúm lại “cố đưa chúng tôi ra nhanh nhất có thể, trong khi cả khung cảnh được chiếu sáng bởi những đám cháy”. Chỉ vài phút sau khi thương binh cuối cùng được đưa ra ngoài, một tiếng rầm rầm bất thần vang lên và cả tòa nhà sụp xuống thành một đống đổ nát. Quay sang thiếu tá Douglas Crawley, đang nằm trên một chiếc cáng bên cạnh mình, Frost mệt mỏi nói, “Thế đấy, Dough, lần này chúng ta không thoát được rồi đúng không?” Crawley lắc đầu. “Không, thưa ngài,” ông ta nói, “nhưng chúng ta đã bắt chúng trả giá không đến nỗi tồi”.

Trong khi các thương binh Anh quan sát với vẻ ngạc nhiên uể oải, lính Đức đi len vào giữa họ với thái độ thân thiện bất ngờ, mời mọc thuốc lá, chocolat và rượu brandy. Những người lính dù cay đắng nhận ra phần lớn đó đều là đồ tiếp tế dành cho họ, hiển nhiên lấy từ những kiện hàng tiếp tế rơi vào tay quân Đức. Trong khi những người lính đói lả, khát cháy họng bắt đầu ăn, lính Đức ngồi xuống bên cạnh họ, khen ngợi họ về trận đánh. Binh nhì Sims nhìn chằm chằm vào một hàng xe tăng kiểu IV xếp dọc bên kia đường. Nhìn thấy bộ dạng của anh này, một lính Đức gật đầu. “Đúng đấy, anh bạn Tommy”, tay này nói với Sims,” chúng để dành cho các anh vào sáng mai nếu các anh không đầu hàng”.

Nhưng những người còn khả năng chiến đấu của Frost vẫn bướng bỉnh không buông xuôi. Khi những thương binh cuối cùng được đưa khỏi căn hầm, trận đánh lại tái diễn, ác liệt không kém một giờ trước đó. “Đó là một cơn ác mộng”, Gough nhớ lại. “Nhìn đâu cũng thấy quân Đức – phía trước, sau lưng, hai bên sườn. Chúng đã thâm nhập một lực lượng lớn vào khu vực trong lúc ngừng bắn. Giờ đây trên thực tế chúng kiểm soát tất cả các ngôi nhà. Chúng tôi đã thực sự bị đè bẹp”.

Gough ra lệnh cho những người lính tản ra và ẩn nấp chờ tối. Ông hy vọng đến rạng sáng sẽ tập trung những người còn lại vào một cụm nhà đã đổ nát một phần ở bờ sông. Ngay cả lúc này ông vẫn hy vọng được giải vây vào sáng hôm sau, và ¨ tôi nghĩ chúng tôi cần giữ vững đến lúc đó bằng cách nào đó”. Trong khi mọi người di chuyển trong bóng tối, Gough nằm xuống bên radio của mình. Đưa bộ đàm lên sát miệng, ông nói, “Đây là lữ đoàn dù 1. Chúng tôi không thể giữ lâu hơn nữa. Tình hình chúng tôi đã tuyệt vọng. Xin nhanh lên. Xin nhanh lên”.

Quân Đức biết trận đánh đã chấm dứt. Tất cả công việc còn lại là tuần tra thu dọn chiến trường. Thật trớ trêu, cho dù có xe tăng ở trên cầu, nhưng chúng không thể qua cầu được. Đúng như tướng Harmel lường trước, đống đổ nát trên cầu cần đến hàng giờ để thu dọn đi. Phải đến tận sáng thứ năm 21/9, một tuyến đường một xe đi lọt mới được dọn xong và việc vận chuyển qua cầu bắt đầu.

Khi những tia sáng đầu tiên xuất hiện sáng ngày thứ Năm, Gough và những người còn sót lại đang tản mát trong khu vực rời khỏi nơi ẩn nấp. Viện binh đã không tới. Một cách tuần tự, quân Đức khuất phục các vị trí chống cự, buộc những người lính dù lúc này không còn đạn phải đầu hàng. Từng người hay thành nhóm vài ba người, những ai còn sống sót và chưa bị phát hiện cố gắng thoát vây. Chậm chạp, thách thức, sự kháng cự của quân Anh đi tới hồi kết.

Thiếu tá Gough hướng tới khu nhà máy nước, hy vọng ẩn nấp nghỉ ngơi một thời gian, sau đó tìm cách đi về phía tây tìm lực lượng chính của sư đoàn do Urquhart chỉ huy. Ngay bên ngoài tòa nhà, ông ta nghe thấy tiếng Đức. Lao về phía một đống gỗ, Gough cố chui xuống nấp phía dưới. Gót ủng của ông thò ra, một lính Đức chụp lấy nó lôi Gough ra ngoài. “Lúc đó tôi mệt rũ, và chỉ nhìn chúng và phá lên cười”, Gough nói. Hai tay đặt lên đầu, ông bị giải đi.

Trong một căn phòng chật ních những tù binh khác, một thiếu tá Đức gọi Gough đến gặp. Tay này chào viên sĩ quan Anh theo kiểu Hitler. “Tôi hiểu ông là người chỉ huy,”tay người Đức nói. Gough uể oải nhìn anh ta. “Phải,” ông trả lời. “Tôi muốn chúc mừng ông và người của ông,” tay người Đức nói. “Các ông là những người lính can đảm. Tôi đã chiến đấu ở Stalingrad và rõ ràng người Anh các ông có rất nhiều kinh nghiệm trong tác chiến đô thị”. Gough nhìn chằm chằm vào hắn ta. “Không,” ông nói. “Đây là lần đầu chúng tôi thử. Lần sau chúng tôi sẽ khá hơn”.

Vào một thời điểm nào đó trong những giờ cuối cùng một cuộc gọi đã được gửi qua radio bởi ai đó gần cầu. Cuộc gọi đó không tới được sở chỉ huy của Urquhart hay đạo quân Anh số 2, nhưng tại sở chỉ huy sư đoàn SS số 9 Hohenstaufen, hiệu thính viên của trung tá Harzer đã bắt được nó rất rõ. Nhiều năm sau, Harzer không thể nhớ lại hết toàn bộ nội dung, nhưng ông ta ấn tượng sâu sắc về hai câu cuối cùng: “Hết đạn. Chúa phù hộ đức vua”.

Cách đó vài dặm về phía bắc gần Apeldoorn, binh nhì James Sims nằm trên bãi cỏ bên ngoài một quân y viện Đức, xung quanh là những lính dù bị thương khác đang chờ được khám và chữa thương. Tất cả đều im lặng, trầm tư. “Ý nghĩ chúng tôi đã chiến đấu chẳng vì cái gì thật tự nhiên, “Sims viết, “nhưng tôi không thể không nghĩ tới lực lượng chính, mạnh đến vậy, mà lại không thể vượt qua vài dặm cuối cùng để đến chỗ chúng tôi. Điều nặng nề nhất phải chấp nhận là cảm giác chúng tôi đã bị bỏ rơi”.
Logged

IN PAUL WE TRUST
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #219 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2010, 04:49:06 pm »

Vào đúng 10 giờ 40 phút sáng thứ năm, 21/9, đại úy Roland Langton thuộc lực lượng cận vệ Ireland được lệnh dẫn phân đội 1 của mình vượt qua cây cầu mới chiếm được tại Nijmegen và tiến về Arnhem. Giờ G, anh được trung tá Joe Vandeleur thông báo, là 11 giờ. Langton không thể tin nổi. Anh nghĩ Vandeleur hẳn đang đùa. Anh chỉ có đúng 20 phút để phổ biến kế hoạch cho phân đội và chuẩn bị họ cho một cuộc tấn công lớn. Bản thân Langton cũng được phổ biến gấp gáp trên một bản đồ chiến lợi phẩm. “Chiếc bản đồ thứ hai chúng tôi có là một bản đồ đường sá thiếu chi tiết,” anh kể. Thông tin về các vị trí súng lớn của địch chỉ dựa vào một tấm ảnh không thám duy nhất, cho thấy một trận địa cao xạ giữa các làng Lent và Elst, và “giả thiết là nó không còn ở đó nữa”.

Theo Langton, mọi thứ trong kế hoạch đều không ổn – đặc biệt là việc “họ sẽ phải thực sự tiến hành nó trong 20 phút nữa”. Phân đội của anh có nhiệm vụ đột kích cùng một đơn vị thứ hai theo sau. Hai xe tăng sẽ chở theo bộ binh; và Langton được cho biết sẽ có thêm bộ binh theo sau. Thế nhưng anh chỉ có thể trông cậy rất ít vào yểm trợ của pháo binh, và những chiếc Typhoon yểm trợ trên không gọi đến theo radio, đã được sử dụng rất hiệu quả trong cuộc tấn công đầu tiên, sẽ không có ngay; tại Bỉ những chiếc Typhoon bị giữ chặt dưới đất do thời tiết. Tuy vậy, Langton được lệnh “tiến nhanh như ma đuổi và tiến tới tận Arnhem”.

Cho dù không để lộ suy nghĩ của mình với Langton, Joe Vandeleur rất bi quan về kết quả của cuộc tấn công. Trước đó, ông ta cùng các sĩ quan khác, gồm cả người em họ, trung tá Giles Vandeleur, đã đi qua cây cầu Nijmegen để quan sát con đường xa lộ nhô cao lên “như hòn đảo” chạy lên phía bắc tới Arnhem. Với các sĩ quan này con đường thật tệ hại. Chỉ huy phó của Joe Vandeleur, thiếu tá Desmond Fitzgerald, là người đầu tiên lên tiếng, “Thưa ngài,” ông ta nói, “chúng ta không thể nhích nổi lấy một yard trên con đường chết tiệt này đâu”. Giles Vandeleur đồng ý. “Đây là vị trí dở hơi nhất để thử tác chiến bằng xe tăng”. Cho tới lúc này, mặc dù trên hành lang tiến quân đội hình xe đã tiến thành hàng một, nhưng luôn có thể vòng ra khỏi đường chính khi cần thiết. “Ở đây,” Giles Vandeleur nhớ lại, “không có bất cứ khả năng nào cho việc rẽ ra khỏi đường: một con đập với đường xa lộ chạy trên đỉnh thật hoàn hảo cho việc phòng thủ nhưng khó có thể coi là nơi thích hợp cho xe tăng”. Quay sang những người khác, Giles nói, “Tôi có thể tưởng tượng bọn Đức đang ngồi đằng kia xoa tay khoái trá khi nhìn thấy chúng ta tới”. Joe Vandeleur im lặng nhìn chằm chằm vào quang cảnh phía trước. Sau đó ông nói, “Dù sao đi nữa, chúng ta phải thử. Chúng ta cần thử vận may trên con đường chết tiệt đó”. Theo như Giles nhớ, “Cuộc tiến công của chúng tôi dựa trên một thời gian biểu. Chúng tôi dự kiến tiến với tốc độ 15 dặm trong 2 giờ”. Chuẩn tướng Gwatkin, tham mưu trưởng sư đoàn thiết giáp cận vệ, đã nhấn mạnh với họ, “chỉ đơn giản là hãy tìm cách vượt qua”.

Vào đúng 11 giờ, đại úy Langton nhấc bộ đàm trong chiếc xe trinh sát của mình và gọi radio: “Tiến lên! Tiến lên! Tiến lên! Không dừng lại vì bất cứ lý do nào”. Những chiếc xe tăng của đơn vị anh đi qua bưu điện tại Lent và tiến lên đường chính. Langton hồi hộp nghĩ, bây giờ hoặc không bao giờ. Sau 15 hay 20 phút, anh bắt đầu dễ thở hơn. Không có hoạt động nào của quân địch, và Langton cảm thấy “hơi ngượng vì trước đó đã bực bội đến vậy. Tôi bắt đầu tự hỏi mình sẽ làm gì khi tới cầu Arnhem. Tôi chưa bao giờ nghĩ đến nó trước đây”.

Sau những chiếc tăng dẫn đầu là hai anh em Vandeleur trên chiếc xe trinh sát của họ và ngay sau là trung úy phi công Donald Love trên chiếc xe liên lạc mặt đất với RAF. Bên cạnh anh một lần nữa lại là biên đội trưởng Max Sutherland, lặng lẽ và lo âu. Khi leo lên chiếc xe trinh sát bọc thép sơn trắng, Sutherland- người đã hướng dẫn những chiếc Typhoon tại cuộc đột kích từ kênh đào Meuse – Escaut – nói với Love rằng “đám đổ bộ tại Arnhem đang gặp rắc rối lớn và cần được giúp đỡ khẩn cấp”. Love nhìn lên trời tìm kiếm những chiếc Typhoon. Anh dám chắc họ sẽ cần chúng. Nhớ lại sự kinh hoàng của cuộc đột kích, Love “không e ngại sẽ phải ở vào đúng vị trí của mình chủ nhật trước, khi quân Đức đã chặn đứng chúng tôi”.
Logged

IN PAUL WE TRUST
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM