Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:32:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 60 Năm Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng (hỏi và đáp)  (Đọc 127910 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #90 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 09:26:35 pm »

356. Lịch sử ra đời và vai trò của “đội quân tóc dài”?

Đội quân tóc dài, đội quân tay không gồm phụ nữ ở các lứa tuổi, bộ phận xung kích của đội quân chính trị và lực lượng đấu tranh tại chỗ rất quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Đội quân tóc dài đấu tranh trực diện một cách có lý, có tình để ngăn chặn quân Mỹ và quân ngụy Sài Gòn càn quét, bắn phá, cào nhà, dồn dân…  hoặc xông ra cản xe tăng, bịt nòng đại bác của địch. Đội quân tóc dài xuất hiện trong phong trào Đồng khởi ở miền Nam Việt Nam, có những hình thức đấu tranh rất linh hoạt sáng tạo, đặc biệt là phối hợp với lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam trong thực hiện ba mũi giáp công.

357. Tại sao Tiểu đoàn tăng 195 được mệnh danh là “những vị thần có cánh”?

Đó là biệt danh mà quân Mỹ và quân ngụy Vàng Pao dùng để gọi Tiểu đoàn tăng 195 sau “sự kiện Sảm Thông - Long Chẹng” ngày 11-3-1972.
Chuyện bắt đầu khi Quân tình nguyện Việt Nam gồm Trung đoàn 141 thuộc Sư đoàn 312 hiệp đồng với Tiểu đoàn tăng 195 tiến công trên hướng chủ yếu của sư đoàn giải phóng căn cứ Sảm Thông - sào huyệt của quân ngụy Vàng Pao trên chiến trường Lào. Để tiến đánh cứ điểm này bộ binh và xe tăng ta phải vượt qua nhiều điểm cao ở vòng ngoài, trong đó có điểm cao 1.800 mét, với độ dốc tử 26-31 độ. Chiều cao và độ dốc đó với bộ binh thì bình thường, nhưng với tăng T.34 của ta khó lòng vượt qua nổi. Chỉ huy Trung đoàn 141 và Tiểu đoàn tăng 195 đã tổ chức cuộc họp dân chủ bàn bạc xây dựng quyết tâm và tìm ra hướng khắc phục cho xe tăng vượt qua điểm cao. Các chiến sĩ xe tăng đã nêu một sáng kiến kỳ diệu: nếu dùng những chiếc cọc gỗ có đường kính 5-7 cm, độ dài khoảng 40-50 cm, đóng xuống lòng đường vào làn bánh xích tạo độ bám, tăng T.34 sẽ bò được qua điểm cao. Sáng kiến đó được chỉ huy các cấp chấp nhận; và chỉ trong một thời gian ngắn, các đơn vị bộ binh xe tăng đã chặt hàng nghìn cọc đóng xuống lòng đường cho xe tăng vượt qua điểm cao.
17 giờ ngày 11-3-1972, những chiếc tăng T.34 cùng bộ binh ta đột ngột xuất hiện ở Sảm Thông trước sự kinh ngạc của kẻ địch. Bọn chúng phải thốt lên: “Họ là những vị thần có cánh”.

358. Tên phi công Mỹ dầu tiên bị bắt làm tù bính trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam tên là gì ? Hắn lái chiếc máy bay nào?

Ngày 5-8-1964, chiếc máy bay “Chim ưng nhà trời” (A. Skyhawh) - loại máy bay cường kích hạng nhẹ kiểu A4 của hải quân Mỹ, do Trung uý Anvarét lái bị quân và dân ta bắn rơi ở Hòn Gai (Quảng Ninh). Đây là tên phi công Mỹ đầu tiên bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Còn chiếc máy bay hắn lái cũng là chiếc “Chim ưng nhà trời” đầu tiên của Mỹ bị bắn rơi ở miền Bắc Việt Nam.

359. Hòn đảo nào hai lần được phong tặng danh hiệu anh hùng?

Đó là đảo Cồn Cỏ thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Trong kháng chiến chống Mỹ Cồn Cỏ là một trong những mục tiêu đánh phá ác hệt của không quân và hải quân Mỹ. Đảo đã hai lần được phong tặng danh hiệu anh hùng vào các năm 1967 và 1970.

360. Đơn vị bắn rơi chiếc B52 dầu tiên (chiếc đầu tiên bị bắn rơi tại chỗ ở Việt Nam) trong chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng cuối tháng 12-1972?

Đó là Trung đoàn 261, trung đoàn tên lửa phòng không của Quân đội nhân dân Việt Nam, đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, được mang đanh hiệu “Đoàn tên lửa Thành Loa”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #91 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 09:27:57 pm »

361. Lịch sử ra đời cờ “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Đơn vị đầu tiên dược nhận lá cờ này là đơn vị nào?

Cờ “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, cờ thưởng luân lưu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng quân, dân các quân khu lập chiến công bắn rơi máy bay. bắn chìm tàu biệt kích Mỹ trong chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam, kể từ ngày 5-8-1964. Các tỉnh và khu (trong quân khu) lập chiến công được thêu tên và thành tích lên cờ và được gửi cờ cho đến khi có đơn vị khác lập được chiến công mới.
Ngày 3-5-1965. Quân khu IV và Quân khu Tả Ngạn được nhận cờ đầu tiên, mở đầu cho phong trào thi đua “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” được phát động trong toàn quân.

362. Máy bay F111 được sử dụng lần đầu tiên trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam vào năm nào? Chiếc đầu tiên bị bắn rơi ở đâu? Khi nào?

Máy bay F111 là loại máy bay tiêm kích, ném bom có hình dạng cánh thay đổi (cụp, xoè) đầu tiên trên thế giới do Mỹ chế tạo. Năm 1968 lần đầu tiên không quân Mỹ sử dụng máy bay F111 trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam và chiếc đầu tiên bị bắn rơi tại Hà Tĩnh ngày 28-3-1968. Theo thú nhận của Mỹ, từ năm 1968 đến năm 1973 có 10 chiếc F111 bị bắn rơi trên miền Bắc.

363. Ai là phi công dầu tiên của Việt Nam bắn rơi máy bay không người lái?

Đó là phi công Nguyễn Hồng Nhị, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Hồng Nhị lái máy bay Mig21 đã bắn rơi tám máy bay Mỹ (3F4, 3F105, 1F8, một không người lái) và chỉ huy biên đội bắn rơi hai chiếc khác.

364. Ai là phi công Việt Nam bắn rơi nhiều máy bay Mỹ nhất?

Đó là phi công Nguyễn Văn Cốc, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Văn Cốc lái máy bay Mig21 bắn rơi chín máy bay Mỹ, yểm hộ đồng đội và chỉ huy biên đội bắn rơi chín chiếc khác.

465. Loại máy bay nào được Mỹ sử dụng phổ biến nhất trong chiến tranh phá hoại miền Bắc? Chiếc đầu tiên của loại máy bay này bị bắn rơi khi nào? Ở đâu?

Đó là loại máy bay tiêm kích ném bom Fl05 “Thần Sấm”. Trong thời gian 1965-1973, không quân Mỹ đã sử dụng 137.391 lần chiếc loại máy bay này đi đánh phá miền Bắc Việt Nam. Chiếc “Thần Sấm” bị bắn rơi đầu tiên ngày 2-3-1965 tại Quảng Bình. Theo tài liệu của Mỹ, có 334 chiếc “Thần Sấm” bị bắn rơi ở Việt Nam.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #92 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 09:30:48 pm »

366. Tại sao chiếc máy bay Mig21 mang số hiệu 4324 có 14 ngôi sao đỏ?

Vào thăm Bảo tàng Quân đội, nay là Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, khách tham quan thường dừng lại khá lâu trước một chiếc máy bay Mig21 còn nguyên vẹn, mang số hiệu 4324. Họ hiểu đó là một hiện vật lịch sử, một biểu tượng cho tinh thần quyết chiến quyết thắng của Không quân nhân dân Việt Nam anh hùng. Nhưng không phải ai cũng hiểu được vì sao lại có 14 ngôi sao đỏ in lấp lánh trên mình của chiếc máy bay này?
Ngày 30-4-1967, Lê Trọng Huyên được lệnh cất cánh trên chiếc máy bay này, anh đã bình tĩnh, dũng cảm bắn rơi 1 chiếc F105 của địch. Ngôi sao đầu tiên được in trên mình của chiếc máy bay được ra đời từ đó. Sang tháng 5, để lập thành tích mừng thọ Bác Hồ kính yêu các chiến sĩ lái chiếc máy bay 4324 liên tiếp hai lần lập công và hai ngôi sao đỏ nữa xuất hiện. Cứ như thế, mỗi lần một máy bay địch bị diệt, lại hiện trên mình chiếc máy bay 4324 một ngôi sao đỏ mới. Đặc biệt, ngày 17-2, đồng chí Vũ Ngọc Đỉnh đã góp thêm vào chiếc máy bay thân yêu của mình hai ngôi sao đỏ nữa, nhờ lối đánh mưu trí. dũng cảm, diệt tại chỗ hai chiếc F105 của địch. Rồi ngày 19-12, máy bay 4324 do đồng chí Nguyễn Đăng Kính điều khiển đã hạ một chiếc F4 của địch trên bầu trời Tam Đảo, mang về ngôi sao chiến công thứ 14. Vậy là với 69 lần xuất kích, 22 lần gặp địch, 16 lần nổ súng, chiếc máy bay Mig21 mang số hiệu 4324 do chín chiến sĩ ta thay nhau lái (trong đó có sáu người được tuyên dương anh hùng) đã bắn rơi 14 máy bay gồm bốn kiểu loại của địch.
Sau này, lực lượng không quân tiêm kích có thêm nhiều chiếc máy bay lấp lánh trên mình hàng chục ngôi sao đỏ. Song chiếc Mig21 số hiệu 4324 vẫn là con chim đầu đàn, là niềm tự hào của các chiến sĩ lái máy bay, chiến sĩ thợ máy, sân đường Đoàn sao đỏ, bộ đội Không quân nhân dân Việt Nam anh hùng.

367. Ở đâu bộ đội và thanh niên xung phong đã biến dòng suối thành đường cơ giới?

Đó là đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh những năm đánh Mỹ.
Do vị trí đặc biệt quan trọng của đường Hồ Chí Minh đối với cuộc chiến tranh trên toàn Đông Dương nên đế quốc Mỹ tìm mọi thủ đoạn để cắt đứt tuyến chi viện chiến lược này. Chúng thường xuyên sử dụng các loại máy bay trinh sát, các thiết bị dò la dấu vết của con đường, kể cả việc chụp ảnh bằng vệ tinh. Để ngụy trang đường, giữ bí mật và an toàn cho những đoàn xe vận tải, bộ đội và thanh niên xung phong Trường Sơn đã làm phẳng lòng suối, tạo thành con đường cho xe chạy, lợi dụng dòng nước để xoá đi dấu vết của các đoàn xe.

368. Người bắt sống phi công Mỹ đầu tiên?

Chiến công đầu đánh thắng không quân Mỹ (ngày 5-8-1964) làm nức lòng nhân dân cả nước, củng cố niềm tin cho bạn bè khắp năm châu. Niềm vui được nhân lên gấp bội khi ta công bố bắt sống được tên giặc lái Ivơrít Anvarét (Evereet N. Alvarez). Nhưng ai là người bắt được tên phi công Mỹ đầu tiên này và quá trình tổ chức vây bắt diễn ra như thế nào thì do yêu cầu “bí mật quân sự” nên báo đài chỉ công bố. do cha con một ông lão dân chài bắt.
Ngày 15-8-1964, báo Quân Bạch Đằng của Quân khu Đông Bắc tường thuật trận đánh, có tiết lộ hai chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam bắt sống Alvarét. Ngày 22-8- 1964. Chính uỷ quân khu ký bằng khen, nhưng không công bố rộng.
Bẵng đi một thời gian, năm 1986 Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ thị: Việc bắt sống phi công Mỹ đầu tiên Anvarét đã đi vào lịch sử, phải tìm ra nhân chứng… 30 năm sau (1994), đồng chí Trần Minh Thái, nguyên là Thượng uý, cán bộ tác chiến của Quân khu Đông Bắc nêu lại vấn đề trên báo Quân khu Ba. Ngày 22-6-1996 nhà báo Trương Thiếu Huyền cũng viết một bài trên báo Quảng Ninh, song vẫn bặt vô âm tín. Tháng 7-1997, nhờ đọc bài Người bắt sống phi công Mỹ đầu tiên ngày 5-1964 ở Quảng Ninh hiện ở đâu? đăng trên báo Cựu chiến binh số 144, ngày 26-6-1997, trong một lần sinh hoạt của Hội Cựu chiến binh phường Cẩm Phú, thì đồng chí Nguyễn Kim Bảo mới nhận mình là người bắt Anvarét. Nguyễn Kim Bảo quê Ở Hưng Hà, Thái Bình nhập ngũ năm 1952, về hưu năm 1973 với quân hàm Thượng uý. Năm nay, ông đã 68 tuổi, trú tại phường Cẩm Phú, Cẩm Phả, Quảng Ninh. Đồng chí Nguyễn Xuân Trọng, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Cẩm Phú đã viết bài đăng và có ảnh kèm theo trên báo Cựu chiến binh khẳng định: Đã tìm được người bắt sống phi công Mỹ đầu tiên. Sau đó, các báo Cựu chiến binh, Văn nghệ Quảng Ninh cung cấp thêm nhiều chi tiết cụ thể như người bắt sống phi công Mỹ đầu tiên là nhân viên cơ yếu, chụp lại ảnh bằng khen ghi rõ: Nguyễn Kim Bảo, Thượng sĩ đảo Cô Tô, ngày 5-8 máy bay địch oanh tạc đã bình tĩnh chỉ huy bắt được tên phi công Mỹ; khẳng định thêm hai chiến sĩ cùng tham gia bắt Anvarét là bác Lộc quê Đại Bình, Quảng Hà và bác Giang quê Phú Hải, Quảng Hà.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #93 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 09:31:52 pm »

369. Chiếc bao gùi đầu tiên trên đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh?

Khi mới thành lập, tuyến vận tải chiến lược mang tên Hồ Chí Minh, phương thức vận chuyển chủ yếu là  gùi bộ để chuyển hàng vào chiến trường. Có một chiếc bao giờ bằng vải bạt dài 0,7 mét, rộng 0,4 mét đã cũ do đồng chí Thái thuộc Đại đội 3 sử dụng vận chuyển hàng. Đến năm 1963, chiếc bao đó được chuyển qua đồng chí Hồ Mược ở Đại đội 9B chuyển hàng từ bắc đường số 9 vào chiến trường.
Đến tháng l-1964, chiếc bao đó được chuyển sang cho đồng chí Đào Triệu gùi hàng qua đèo l.800m, qua đường số 71. Đến tháng 7-1965, chiếc bao lịch sử ấy được chuyển qua Trạm giao liên T.73 (đơn vị anh hùng). Tính đến ngày 15-3-1970, khi đó đã nằm trong nhà truyền thống, tính ra chiếc bao đó đã cùng nhiều chủ chuyển hơn 50 tấn hàng, 915kg công văn thư từ đến chiến trường. Chiếc gùi đã bị rách nhiều lỗ nhỏ, có năm chỗ rách được vá lại nhiều lần.

370. Chiếc xe đạp gùi thồ đầu tiên vàn Trường Sơn.

Đó là chiếc xe đạp Favôrít có số khung 20.220 được đưa vào đường Hồ Chí Minh từ năm 1961. Từ năm 1963 đến năm 1965, Đại đội 9 (Đoàn 70) đã dùng chiếc xe này thồ hàng từ đường số 9 qua Sêbănghlêng vào tới sát vùng giáp ranh, chiếc xe này đã từng chở được 1,800 tấn hàng vào chiến trường. Năm 1966, chiếc Favôrít trên được đưa về Trạm 34, do đồng chí Hồng Tiểu đội trưởng sử dụng thồ hàng vào và cho thương binh ra. Đường hẹp, nhiều dốc cao, vực thẳm, nhiều tháng mưa lầy lội nhưng đồng chí Hồng luôn bảo đam an toàn cho thương binh. Có ngày đồng chí đưa hai chuyến thương  binh qua chặng đường khó khăn đảm bảo an toàn.
Tử năm 1969 đến tháng 4-1970, chiếc xe này đã chở được 50 thương binh nặng, 450 ba lô, l.000kg rau, gạo và thực phẩm. Dùng xe đạp chở thương binh đã tiết kiệm được hơn 500 công cáng bộ.

371. Những chiến sĩ “3C”?

Các chiến sĩ cơ yếu trên đường vào Nam luôn luôn được coi là “khách đặc biệt” của các trạm giao liên. Họ dược cấp giấy chứng minh Trường Sơn đóng dấu đỏ ba chữ C (CCC). Đây là ký hiệu chỉ các cán bộ có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Nhưng vì trên đường hành quân lính cơ yếu luôn phải chạy (chạy máy bay, chạy biệt kích, chạy địch càn, thậm chí gặp địch cũng không được đánh) để về tới đích an toàn. Do đó họ thường phiên biệt hiệu “3C” của mình là “co cẳng chạy”.

372. Tiểu đội nữ dân quân “bắn chẻ đầu” máy bay Mỹ?

Năm 1967, chín cô gái xã Kỳ Phương (Kỳ Anh) được trang bị ba khẩu súng thượng liên trực chiến đấu bắn máy bay Mỹ Qua thực tế chiến đấu, các cô đã xây dựng quyết tâm, “Phải bắn chẻ đầu máy bay Mỹ” chờ cho địch nhào xuống thấp nhất, gần nhất, nhằm thật trúng để những viên đạn bắn lên găm thẳng vào máy bay Mỹ. Bằng cách đánh ấy, trận địa của tiểu đội xây dựng trên cồn cát ven biên ở những chỗ bất ngờ nhất. Trong 27 ngày (từ ngày 26-7 đến ngày 21- 8 tiểu đội đã độc lập bắn rơi ba máy bay Mỹ và phối hợp với các đơn vị bạn bắn rơi bốn chiếc khác.
Tiểu đội trưởng Tưởng Thị Diên được thay mặt chị em đi gặp Bác Hồ, được Người gửi tặng mỗi cô một huy hiệu. Năm 1971 tiểu đội chín cô gái Kỳ Phương đã được tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

473. Ai là “Dũng sĩ phá bom nổ chậm” ở Ngã ba Đồng Lộc?

Đố là Vương Đình Nhỏ. Trong chiến tranh phá hoại, giặc Mỹ ném xuống Ngã ba Đồng Lộc đủ mọi thứ bom chồng chất lên nhau, hòng tạo ra một “điểm tắc” chặt đứt con đường ra tiền tuyến. Hằng ngày, Tiểu đội trưởng phá bom Vương Đình Nhỏ cùng đồng đội đánh vật với các loại bom nổ chậm của địch để thông đường thông xe.
Từ trong cuộc chiến đấu ác hệt đó. Anh đã sáng tạo ra cách phá bom “làm cho nó câm, không cho nó nổ” bằng cách tính toán sử dụng một lượng thuốc nổ vừa phải và đặt ở một hướng hợp lý để tách đầu nổ ra khỏi quả bom, hoặc có lúc bom nổ chậm nằm trên đường, anh dùng lượng bộc phá đủ để hất quả bom ra xa đường hoặc cho nó nổ trên không, không cho nổ dưới đất phá hỏng đường. Trong những ngày địch đánh ác liệt ở Ngã ba Đồng Lộc, anh đã cùng đồng đội phá hơn 500 quả bom nổ chậm, riêng anh phá 150 quả, xứng đáng danh hiệu “Dũng sĩ phá bom nổ chậm”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #94 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 09:33:45 pm »

374. Ngày hội Quốc phòng toàn dân là gì?

Ngày hội Quốc phòng toàn dân là ngày nhân dân Việt Nam trong cả nước tiến hành các hoạt động tập trung vào chủ đề quốc phòng và quân đội với các hình thức phong phú: mít tinh, hội thảo, hội nghị quân - dân, hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, dạ hội, hội thảo…, nhằm khơi dậy trong toàn dân, nhất là trong thanh niên lòng tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, động viên mọi công dân chăm lo củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc. Từ năm 1989, theo chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ, ngày hội Quốc phòng toàn dân được tổ chức vào ngày 22-12 hằng năm, đồng thời với ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

375. Số phận tàu Mađốc?

Tàu khu trục Mỹ Mađốc (DD 731) , con tàu gây ra “Sự kiện vịnh Bắc Bộ” ngày 5-8-1964 trải qua số phận khá long đong. Tàu mang tên Đại uý Uyliam Mađốc, một anh hùng của lực lượng lính thuỷ đánh bộ Mỹ trong chiến tranh biên giới giữa Mỹ và Mêhicô.
Tàu Mađốc do xưởng Bath Iron Works Corp đóng và hạ thuỷ ngày 19-3-1944, đưa vào sử dụng ngày 2-6-1944. Tàu dài 114,8m, rộng 12,4m, mớm nước 5,8m; lượng giãn nước 2.200 tấn tiêu chuẩn và 3.320 tấn chở đầy, vũ khí của tàu gồm 3 bệ pháo hai nòng 127 ly, hai  bệ pháo 2 nòng 761y. Vũ khí chống tàu ngầm gồm hai ống phóng bom chìm cố định, hai giàn ngư lôi, mỗi giàn ba ống. Tàu có tốc độ cao nhất 64 hải lý/giờ. Biên chế trên tàu gồm có 274 người, 14 sĩ quan, 260 thuỷ thủ, khi có chiến tranh có thể tới 2.345 người.
Ngày 6-7-1972, tàu Mađốc bị bán cho hải quân Đài Loan. Cái tên Mađốc cũng bị xoá sổ từ đó vì hải quân Đài Loan gọi là là Po Yang. Tàu cũng được trang bị lại hiện đại hơn. Tuy nhiên, thân phận con tàu này cũng không được lâu bền. Năm 1989 nó bị loại khỏi biên chế hải quân Đài Loan.

376. Ai là người đầu tiên dùng cụm từ “Quốc phòng toàn dân”?

Đến thời điểm này thì cụm từ “Quốc phòng toàn dân” đã đi vào Từ điển Bách khoa quân sự và được sử dụng phổ biến, thống nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng. Lần lại lịch sử trước năm 1964, sách báo vẫn viết “Quốc phòng nhân dân”. Chỉ đến khi đồng chí Trường Chinh đọc bài báo “Quán biệt quan điểm Quốc phòng nhân dân” của đồng chí Hoàng Văn Thái đăng trên Tạp chí Quân đội nhân dân số tháng 8-1964, thì cụm từ này được thay đổi. Nhân buổi làm việc với Ban biên tập Tạp chí, đồng chí Trường Chinh góp ý từ nay nên dùng cụm từ “Quốc phòng toàn dân” thay cho “Quốc phòng nhân dân” cho nó chính xác khoa học và nghe cũng hay hơn.
Từ đó cụm từ “Quốc phòng toàn dân” được chính thức dùng trên Tạp chí Quân đội nhân dân và phổ biến đến nay.

377. Chuyện “con rắn vuông” ở nước Mỹ?

Ngày 25-3-1968, Tổng thống Giônxơn cùng các cộng sự thân cận nghe thuyết trình về tình hình miền Nam Việt Nam trong cuộc tấn công Tết. Sau khi nghe bài thuyết trình của Trung tướng U.Đơpuy, phụ tá Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, ông Gônbéc, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc hội Đơpuy: “Bài thuyết trình của ông cho biết là địch bị giết 80.000 người trong cuộc tấn công Tết. Vậy tỷ lệ thông thường giữa số bị thương và bị giết là bao nhiêu?”. “Mười trên một” - Gôn béc nói tiếp: “Đó là một con số lớn, liệu có thể coi là tỷ lệ ba trên một như là con số vừa phải không?”. “Được” - Đơpuy quả quyết. Gôn béc: “Theo ông thì họ có bao nhiêu quân chiến đấu thực sự có hiệu lực đang hoạt động trên chiến trường?”. Đơpuy: “Khoảng 230.000 người”. Gônbéc sửng sốt. “Vậy thưa Trung tướng, tôi không phải là nhà toán học giỏi, nhưng với con số 80.000 bị giết và với tỷ lệ giữa số bị thương và bị giết là ba trên một, hoặc là 240.000 bị thương vong so với tổng số là 230.000, như thế thì chúng ta đang đánh nhau với cái ma quỷ gì đây?”.
Hoá ra ở Mỹ cũng có chuyện con rắn vuông!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #95 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 09:39:45 pm »

378. Số lượng tàu chiến, xe tăng, pháo của Mỹ - ngụy bị tiêu diệt?

Số lượng tàu, xuồng chiến đấu của Mỹ - ngụy bị quân và dân ở miền Nam thu và phá huỷ (từ năm 1961 đến năm 1975): 7.492 chiếc;
Số lượng tàu địch và pháo binh và loại vũ khí của đích ta bắn cháy, bắn chìm (từ năm 1964 đến năm 1973): 296 chiếc;
Số lượng xe tăng, xe bọc thép Mỹ - ngụy bị thu và phá ở miền Nam (từ năm 1961 đến năm l975): 38.835 chiếc;
Số lượng pháo (đại bác) Mỹ - nguy bị thu và phá ở miền Nam (từ năm 1961 đến năm 1975): 13.153 khẩu(1).

379. Số lượng bom đạn Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam?

“Về quân sự: Trong 21 năm (…) với ba tập đoàn không quân chiến thuật và một tập đoàn không quân chiến lược tham gia vào cuộc chiến tranh với mức độ sử dụng lúc cao nhất là 6.431 máy bay chiến thuật và trực thăng (1969) và 197 máy bay chiến lược B52 (46% tổng số B52 của Mỹ và đã ném xuống đất nước Việt Nam: 7.850.000 tấn bom các loại”(2).

380. Số lượng chất đọc hoá học Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam?

Trong 10 năm (1962-1972), Mỹ đã rải trên 19 triệu galông hoá chất xuống chiến trường miền Nam Việt Nam (l galông = 4,51ít)(3).

381. Số lượng máy bay Mỹ đã sử dụng và bị bắn rơi tại Việt Nam?

Số lượng máy bay Mỹ đã sử dụng tại Việt Nam: Về quân sự: Trong 21 năm với ba tập đoàn không quân chiến thuật và một tập đoàn không quân chiến lược tham gia vào cuộc chiến tranh với mức độ sử dụng lúc cao nhất là 6.431 máy bay chiến thuật và trực thăng (1969) và 197 máy bay chiến lược B52 (46% tổng số B52 của Mỹ)(4).
Số lượng máy bay Mỹ bị bắn rơi và thu tại Việt Nam:
Số lượng máy bay Mỹ bị thu và phá huỷ ở miền Nam (1961-1975): 33.068 chiếc
Số lượng máy bay Mỹ bị bắn rơi trên miền Bắc (từ ngày 5-8-1964 đến ngày 17-l-1973): 4.181 chiếc.

382. Thành tích tổng hợp bắn rơi máy bay Mỹ của các tỉnh, thành phố trên miền Bắc tính từ ngày 5- 8-1964 đến ngày 17-1-1973?

Từ ngày 5-8-1964 đến ngày 17-1-1973, số máy bay Mỹ bị rơi trên vùng trời các tỉnh, thành phố như sau:
Quảng Bình: 704 (có 3 B52 , 3 F11)
Ninh Bình: 90
Nghệ An : 553 (có 12 B52, 1 F 111)
Lạng Sơn. 85
Thanh Hoá: 376 (có 3 B52)
Hải Hưng cũ: 85
Hà Nội: 338 (có 23 B52, 2 F111)
Hà Tây: 83 (có 1 B52, 2 F111)
Hải Phòng 31 (có 5 B52, 1 F111)
Bắc Thái cũ: 69 (có 2B52)
Vĩnh Linh: 283 (có 15 B52)
Sơn La: 68
Hà Tĩnh: 267 (có 1 B52, 1 F111)
Hoà Bình: 47 (có 1 B52)
Quảng Ninh: 199
Thái Bình: 44
Hà Bắc cũ 162 (có 1 F111)
Tuyên Quang: 21
Nam Hà: 120
Nghĩa Lộ: 16
Vĩnh Phú cũ: 120 (có 2 B52, 1 F111)
Lai Châu: 14
Yên Bái: 98 (có 1 F111)
Lào Cai: 2
Tổng số máy bay bị bắn rơi: 4.181 chiếc (có 68 chiếc B52 và 13 chiếc F111.


(1)Theo Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 - thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.563-567.
(2)Theo Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, 1991, tr. 344-345.
(3)Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 15 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân 1944-2004, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004, tr. 150.
(4)Theo Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 60 nam ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 15 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân 1944, Sđd, tr. 148-149.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #96 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 09:43:49 pm »

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Sách

1. Tổng cục Chính trị: Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 15 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (1944-2004), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.

2. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: 55 năm Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, l999.

3. Sổ tay tuyên truyền chống Mỹ cửu nước, t. 2, Phụ san Thời sự phổ thông.

4. Sức mạnh Việt Nam: Một số tư liệu về thắng lợi vĩ đại của dân tộc và tình hình nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ quân đội trong giai đoạn mới, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976.

5. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Tóm tắt các chiến dịch lớn trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001.

6. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Tóm tắt các chiến dịch lớn trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000.

7. Trần Ngọc Ninh (Chủ biên): Tổng kết cách đánh của lực lượng dân quân du kích - tự vệ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1954-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000.

8. Trung tâm từ điển bách khoa quân sự - Bộ Quốc phòng: Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996.

9. Việt Nam: Những sự kiện (1954-1986), Viện khoa học - xã hội – Viện sử học, Hội khoa học xã hội, Hà Nội, 1990.

10. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Việt Nam thế kỷ XX; Những sự kiện quân sự, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội 2001.

II. Báo, tạp chí

1. Báo Quân đội nhân dân.

2. Sự kiện và nhân chứng.

3. Tạp chí Lịch sử quân sự.

4. Tạp chí Quốc phòng toàn dân,
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Bảy, 2009, 09:52:10 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM