Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:03:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chân lý thuộc về ai  (Đọc 80962 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #80 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2007, 08:44:10 pm »

Tháng 4 năm 1981 Việt Nam đa ra việc sẵn sàng rút tất cả quân đội của họ khỏi Campuchia nếu Trung Quốc sẵn sàng ký một hiệp ước không xâm lược Việt Nam, Lào và Cộng hoà nhân dân Campuchia. Nhng Trung Quốc kiên quyết không chấp nhận đề nghị trên. Tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc mô tả đề nghị rút quân của Việt Nam là một “thủ đoạn” nhằm “đổ tất cả chê trách cho Trung Quốc". Trung Quốc sẽ sẵn sàng ký một công ước không xâm lược với Việt Nam chỉ sau Việt Nam ngừng “xâm lược và bành trướng”, chấm dứt “thâm nhập” vào lãnh thổ Trung Quốc, và rút tất cả quân đội của họ ra khỏi cả Campuchia lẫn Lào. Tóm lại, Trung Quốc đòi sự đầu hàng hoàn toàn trước khi bất cứ một cuộc nói chuyện nào có thể bắt đầu.


Đối với các nước ASEAN, tuyên bố Đông Dương ngày 28 tháng giêng năm 1981 đã chủ trương một cuộc “đối thoại” sắp diễn ra giữa ASEAN và Đông Dương. Nó đưa ra một đề nghị cho một cuộc họp khu vực gồm có ASEAN và các nước Đông Dương và có lẽ cả Miến Điện nữa để thảo luận các “vấn đề có liên quan đến nhau”. Sau khi những nước đó đã ký được một hiệp ước về hoà bình và ổn định ở Đông Nam Á, thì bản tuyên bố yêu cầu một cuộc hội nghị quốc tế mở rộng để công nhận và bảo đảm hiệp ước đó. Điều này khác với đề nghị của ASEAN chủ yếu ở chỗ nó kêu gọi các nước trong khu vực cùng nhau đi đến một giải pháp thương lượng của chính mình về vấn đề Campuchia mà không có sự can thiệp của các cường quốc bên ngoài, đặt ra cho các cường quốc lớn (nhất là Trung Quốc) một việc đã rồi để phải uủn hộ. Tuyên bố Đông Dương cũng nhấn mạnh rằng Cộng hoà nhân dân Campuchia phải được chọn làm “đại diện hợp pháp và chân chính duy nhất của nhân dân Campuchia”, trong khi đưa ra việc rút một phần lực lượng Việt Nam “nếu Thái Lan chấm dứt việc để cho quân đội Pol Pot và các lực lượng Khmer đỏ phản động khác dùng lãnh thổ Thái Lan làm căn cứ tiếp tế vũ khí và lương thực và nếu Thái Lan tập trung các lực lượng đó vào những trại riêng cách xa các khu vực biên giới".


Trả lời chính thức của ASEAN đã được đưa ra qua ngoại trưởng Philippin, tướng Các-lốt P.Rô-mu-lô, ngày 6 tháng 2, năm ngày sau khi Triệu Tử Dương nói lên sự chống đối của Trung Quốc. Ông ta nói lên các đề nghị của Đông Dương “không biết đến nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, sự vi phạm trắng trợn ở Campuchia đối với những nguyên tắc cơ bản của phong trào không liên kết và các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc” và “tìm cách bào chữa và kéo dài vĩnh viễn sự chiếm đóng quân sự tiếp tục ở Campuchia và gạt bỏ quyền của nhân dân Campuchia tự quyết định lấy tương lai của mình không bị sự can thiệp và ép buộc từ bên ngoài”.


Bế tắc ngoại giao tiếp tục cho đến năm 1983. Chủ yếu là không bên nào chịu có một thoả hiệp thực sự và mỗi bên đợi bên kia đưa ra trước nhượng bộ lớn. Cách làm của Đông Dương là nhằm bảo đảm với các nước ASEAN về những ý định hoà bình của mình và đưa ra cho họ tình hữu nghị và hợp tác để đổi lấy sự thừa nhận một chính phủ thân Việt Nam ở Phnôm Pênh. Như là một phần của chiến lược cơ bản đó, Việt Nam bắt đầu xác định các điều kiện mà theo đó họ sẽ rút quân của họ ra khỏi Campuchia, và công bố một sự giảm quân vừa phải ở Campuchia tháng 7 năm 1982. Một đợt rút quân nữa đã được tiếp theo tháng 6 năm 1983, đưa số quân Việt Nam ở Campuchia xuống còn khoảng 150.000, theo các nguồn tin tình báo phương Tây.


Lập trường của ASEAN là ép Việt Nam rút quân bằng cách ủng hộ Campuchia dân chủ trong khi vẫn bảo đảm với Hà Nội rằng họ thừa nhận lợi ích an ninh của Việt Nam ở Campuchia. Vì vậy ASEAN bị buộc vào trách nhiệm duy trì Campuchia dân chủ như là một chính phủ thay thế cho Cộng hoà nhân dân Campuchia. Các nước ASEAN cũng thấy rằng họ đã hiểu nhầm một cách nghiêm trọng chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia trong năm 1979. Bắc Kinh không quan tâm chủ yếu đến việc bảo vệ chủ quyền của Campuchia, mà là đến việc “làm chảy máu” Việt Nam để buộc phải khuất phục. Cả ASEAN lẫn Trung Quốc ủng hộ Campuchia dân chủ, nhưng với những lý do khác nhau. Trong khi các nước ASEAN, nhất là Thái Lan, thực sự muốn Việt Nam rút khỏi Campuchia, thì người Trung Quốc lại muốn họ bị sa lầy trong một cuộc chiến tranh kéo dài ở Campuchia. Như Đặng Tiểu Bình đã thẳng thắn giải thích cho thủ tướng Nhật Bản tháng 12 năm 1979: ”Trung Quốc sẽ khôn ngoan nếu buộc người Việt Nam ở lại Campuchia bởi vì bằng cách đó họ sẽ chịu thiệt hại nặng nề hơn và sẽ không có khả năng đưa tay vào Thái Lan, Malayxia và Singapore” (xem trích của Nayan Sanda trong Tạp chí Kinh tế Viễn Đông, 21 tháng 12 năm 1979). Do đó Trung Quốc dùng ảnh hưởng của mình để ngăn cản mọi biện pháp có thể đưa đến một giải pháp thoả hiệp cho cuộc khủng hoảng Campuchia. Các nước ASEAN vì vậy mà tự thấy rằng do đã cam kết cho sự nghiệp của Campuchia dân chủ, họ không thể nào giải quyết cuộc khủng hoảng mà có thể tránh khỏi xung đột công khai với Trung Quốc được Mỹ ủng hộ, vào những lúc trọng yếu như tại cuộc họp của Liên hợp quốc về Campuchia dân năm 1981. Do đó họ bị khoá chặt vào cam kết mà họ đã đưa ra tháng 2 năm 1979.


Do không thể có một giải pháp thương lượng vào giai đoạn này, cho nên kết quả cuộc tranh chấp trở nên phụ thuộc vào các phát triển chính trị và quân sự có thể làm thay đổi so sánh lực lượng trong khu vực. Chính muốn đạt được điều đó, chứ không phải bằng ngoại giao, mà cả hai bên tập trung cao độ nhất năng lực của mình sau năm 1979. Việt Nam tập trung vào việc củng cố chính phủ Heng Samrin, tăng cường “mối quan hệ đặc biệt” với Lào và Campuchia và xây dựng hệ thống phòng thủ trên biên giới Trung-Việt. Còn Thái Lan, được ASEAN ủng hộ, thì tìm cách tăng sức ép đối với Hà Nội bằng việc lợi dụng cuộc khủng hoảng người tị nạn và bí mật ủng hộ những người nổi dậy chống Việt Nam hoạt động trên biên giới Thái-Campuchia.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #81 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2007, 06:59:24 pm »

Cuộc xâm chiếm của Việt Nam và luật pháp quốc tế

Cuộc can thiệp của Việt Nam vào Campuchia đã bị ASEAN, Trung Quốc và phương Tây lên án vì những lý do căn bản là chiến lược, nhưng những lý lẽ được chính thức đưa ra lại có tính chất luật pháp. Người Việt Nam bị tố cáo, không phải vì làm thay đổi so sánh lực lượng chống lại Thái Lan và ASEAN, mà vì trắng trợn vi phạm luật pháp quốc tế. Hệ quả tất yếu của tình hình đó là các nước ASEAN cho rằng, trong khi họ rất phàn nàn về những tội ác của chế độ Pol Pot, họ lại bị ràng buộc vì luật pháp để thừa nhận Campuchia dân chủ chứ không phải Cộng hoà nhân dân Campuchia là chính phủ hợp pháp của Campuchia, bởi vì họ lập luận rằng nếu làm khác đi sẽ có nghĩa là “hợp pháp hoá xâm lược". Đối với cách lập luận này, người Việt Nam trả lời rằng Pol Pot là kẻ xâm lược và sự có mặt của Việt Nam ở Campuchia là một hành động tự vệ hợp pháp. Hai quan điểm mâu thuẫn nhau đó đã được tóm tắt gọn trong một cuộc trao đổi giữa Nguyễn Cơ Thạch và thủ tướng Malayxia Mahathi Mohamed tháng 7 năm 1982. Thạch tuyên bố: “Sự có mặt của Việt Nam ở Campuchia là một quyền tự vệ, bởi vì Campuchia đã bị sử dụng để đe doạ nền an ninh của Việt Nam". Mahathia đã trả lời: “Anh không nên vào một lãnh thổ láng giềng, đúng như anh không muốn người khác vào lãnh thổ của anh”.


Cơ sở cho lập trường của ASEAN là điều 2 (4) của Hiến chương Liên hợp quốc. Điều đó viết như sau: “Tất cả các thành viên sẽ phải kìm chế trong các quan hệ quốc tế của mình để không đe doạ hoặc dùng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thô hoặc độc lập chính trị của bất cứ nước nào, hoặc bằng bất kỳ cách nào không phù hợp với các mục đích của Liên hợp quốc”. Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có quyền xác định xem liệu có xảy ra những “đe doạ cho hoà bình” những “vi phạm đối với hoà bình” hoặc những “hành động xâm lược" hay không và có hành động để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, kể cả việc dùng lực lượng quân sự quốc tế nếu cần. Tuy nhiên, các người thảo ra hiến chương biết rõ rằng các nước bị xâm lược vũ trang xảy ra chống lại một nước thành viên của Liên hợp quốc trướckhi Hội đồng bảo an có những biện pháp cần thiết để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Những biện pháp mà các nước thành viên sử dụng theo quyền tự vệ đó sẽ được báo cáo ngay lên Hội đồng bảo an và sẽ không bao giờ ảnh hưởng đến quyền lực và trách nhiệm của Hội đồng bảo an trong việc định ra hành động mà hội đồng cho là cần thiết để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế”. Trên thực tế, hầu như tất cả các cuộc xung đột vũ trang từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã được giải quyết mà không cần sự can thiệp có hiệu quả của Hội đồng bảo an, và việc triển khai các lực lượng gìn giữ hoà bình đã tỏ ra thành công chỉ khi nào được tất cả các bên của cuộc xung đột tán thành. Hơn nữa, trong khi cuộc chiến đấu còn đang tiến triển, các nước có liên quan ít khi “báo cáo ngay” những hành động của họ cho Hội đồng bảo an.


Rõ ràng là Việt Nam đã dùng lực lượng quân sự chống lại “toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị” của chế độ Pol Pot, thực vậy, Việt Nam đã tìm cách quét sạch hoàn toàn chế độ đó, không để cho tồn tại nữa. Về điểm này ASEAN dựa vào điều khoản nói trên. Nhưng điều 2(4) phải được đọc cùng với điều 51 của Hiến chương để thấy rằng Hiến chương không những không mặc nhiên lên án tất cả các cách mà quốc gia sử dụng lực lượng quân sự mà còn làm cho sự phân biệt giữa hành động xâm lược và hành động tự vệ trở nên quan trọng một cách căn bản. Rất đáng tiếc là khi cuộc chiến đấu đang ở giai đoạn nóng bỏng nhất thì không thể làm rõ một số điểm quan trọng. Vấn đề bên nào khởi xướng “cuộc tiến công vũ trang” là vấn đề trung tâm. “Quyền tự vệ” chỉ tồn tại khi để đáp lại những cuộc tiến công vũ trang đã xảy ra, và Hiến chương không có điều khoản chung về cái gọi là “tự vệ ngừa trước”. Điểm thứ hai là lực lượng dùng để tự vệ phải tương xứng với cuộc tiến công, do đó các rắc rối biên giới nhỏ không thể dùng làm một cái cớ để tiến hành chiến tranh tổng lực. Điểm thứ ba là phần đông những người viết về vấn đề đó vạch rằng, nó không bao gồm quyền đánh trả vũ trang. Như Akehurst đã viết: “… nếu những người khủng bố từ một nước này tràn vào nước kia, thì nước kia dùng lực lượng để chặn đứng hoặc đuổi những kẻ khủng bố, nhưng sau khi đã làm được như vậy, nước đó không có quyền trả đũa bằng tiến công nước kia” (xem Micaen Akehurst, “một lời giới thiệu hiện đại về luật pháp quốc tế”, Luân Đôn, 1970, tr.317-318-ND).


Đây là những tiêu chuẩn mà những hành động của Hà Nội trong cuộc xung đột của mình với chế độ Pol Pot, phải được xem xét theo pháp luật quốc tế. Xuất phát từ bằng chứng nêu trong trương 4, rõ ràng là chính chế độ Khmer đỏ đã khởi xướng các cuộc tiến công vũ trang chống phía bên kia. Để chống lại Việt Nam, có lập luận cho rằng phản ứng của Việt Nam là không tương xứng với các cuộc tiến công mà Việt Nam phải chịu đựng. Và đặc biệt là cuộc xâm nhập tháng 12 năm 1977 và cuộc xâm chiếm tháng 12 năm 1978 và những cuộc đánh trả không thể bào chữa bằng “quyền tự vệ” nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #82 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2007, 06:59:56 pm »

Khi xem xét vấn đề đánh trả, thì phải phân biệt giữa các hành động “tự vệ” và “đánh trả vũ trang”. Đánh trả vũ trang chỉ áp dụng đối với những va chạm giữa các nước căn bản là sống hoà bình với nhau. Nhưng theo các nhà chức trách về luật pháp quốc tế một khi đã vươợ qua ngưỡng cửa để đi vào một tình trạng “hoạt động giống chiến tranh" hoặc “một tình trạng chiến tranh" thì khái niệm đánh trả không còn được áp dụng nữa. Trong các quan hệ giữa Campuchia và Việt Nam những năm 1977-1978, rõ ràng đó ít nhất là một tình trạng “hoạt động giống chiến tranh". Để làm rõ vấn đề cần trích lời của một nhà chức trách hàng đầu, giáo sư D.W.Greig: “Trước khi có Hiến chương, tuyệt nhiên không thể thấy rõ một cuộc chiến tranh tự vệ có thể chứng minh đến đâu hành động đánh vào toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của kẻ xâm lược. Quan điểm của những nước đã đánh bại Đứa và Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai cho rằng họ có quyền chiếm lãnh thổ của các nước thù địch đó và chiếm chính quyền trên các lãnh thổ đó để thành lập chính quyền và các thể chế dân tộc trên một nền tảng vững chắc… Điều 2 (4) của Hiến chương không ngăn cản hành động chống lại một kẻ xâm lược đã tiến hành một cuộc tiến công vũ trang chống lại bất cứ nước nào… Một quốc gia có đủ lý lẽ để tin rằng sự tồn tại của mình bị đe doạ, quốc gia đó có quyền tự bảo vệ mình, thậm chí đến mức tiến hành một cuộc tiến công vào lãnh thổ của nước mà từ đó xuất phát mối đe doạ. Vấn đề “toàn vẹn lãnh thổ” của một nước không thể mở rộng ra đến mức làm cho nước đó có thể tự do chuẩn bị một cuộc xâm chiếm chống lại một nước láng giềng mà không bị an can thiệp. Toàn vẹn lãnh thổ của một nước không có nghĩa là bất khả xâm phạm nếu điều mà nước đó chuẩn bị là một vi phạm đối với hoà bình hoặc là một hành động xâm lược" (xem “Luật pháp quốc tế” của D.Wgreig, xuất bản lần thứ 2, Luân Đôn, 1976.ND).


Tóm lại, nếu được chấp nhận rằng một tình trạng chiến tranh hoặc “hoạt động giống chiến tranh" tồn tại giữa Việt Nam và Campuchia dân chủ; rằng chính phủ Campuchia dân chủ là một kẻ xâm lược; và rằng Việt Nam có “những cơ sở pháp lý” để tin rằng tình trạng đó là một đe doạ nghiêm trọng cho chính phủ Việt Nam; thì Việt Nam có đủ lý lẽ để loại bỏ đe doạ đó bằng việc xâm lăng và chiếm đóng Campuchia, cũng giống như đồng minh có đủ lý lẽ để xâm lăng và chiếm đóng Đức và Nhật Bản năm 1945.


Greig viết tiếp: “Tuy nhiên, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị sẽ rõ ràng được áp dụng để ngăn chặn một quốc gia, lúc ban đầu hành động để tự vệ chống lại một đe doạ từ một quốc gia khác, nhưng rồi đi đến thôn tính toàn bộ hoặc một phần lãnh thổ của quốc gia khác đó… Một sự đe doạ tiến công sẽ không bao giờ có thể bào chữa cho quốc gia bị đe doạ chiếm chính quyền của quốc gia cho là “xâm lược". Vì vậy không thể bào chữa cho việc thôn tính lãnh thổ của Campuchia hoặc đặt nó dưới quyền vĩnh viễn của một chính quyền Việt Nam; những người xâm chiếm chắc chắn sẽ giao quyền hành lại cho một chính phủ Campuchia mới để cai trị đất nước trong biên giới hiện có của nó. Và đó chính là điều mà người Việt Nam đã làm với việc thành lập chính quyền Cộng hoà nhân dân Campuchi của Heng Samrin. Việc Cộng hoà nhân dân Campuchia hữu nghị với Việt Nam và làm cho Thái Lan không bằng lòng là một hậu quả tất yếu, nhưng về mặt pháp lý, việc đó không liên quan gì đến những lý lẽ trên đây.


Trường hợp của ASEAN chống cuộc xâm chiếm Campuchia của Việt Nam do đó là một trường hợp yếu về cơ sở pháp lý. Quan điểm cho rằng can thiệp quân sự của một nước này vào một nước khác luôn luôn không thể bào chữa được là một quan điểm đơn giản và không thể đứng vững được. Những xét đoán về đỉnh cao của một xung đột không thể tách khỏi nguồn gốc và sự phát triển của xung đột đó, và bên chấm dứt một cuộc chiến tranh không nhất thiết bị xem là “kẻ xâm lược". Dù sao, phản ứng của ASEAN đối với cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc cho thấy rằng trên thực tiễn ASEAN sẵn sàng chấp nhận sự can thiệp quân sự, khi sự can thiệp đó trùng hợp với lợi ích của họ.


Tính chất hợp pháp của sự can thiệp Việt Nam ở Campuchia gắn liền chặt chẽ với vấn đề thừa nhận quốc tế của Cộng hoà nhân dân Campuchia. Lý lẽ của ASEAN về việc tiếp tục thừa nhận chế độ Pol Pot là nếu thừa nhận chính phủ Heng Samrin sẽ có nghĩa là “hợp pháp hoá xâm lược". Với sự ủng hộ của Trung Quốc và của Mỹ, những lập luận của ASEAN đã thắng những lập luận của Việt Nam và các đồng minh Xôviết của mình. Tháng 9 năm 1979, Đại hội đồng Liên hợp quốc bỏ phiếu 71 trên 35 và 34 không bỏ phiếu để xác nhận lại sự thừa nhận Campuchia dân chủ. Tuy các nước ASEAN tỏ ra lo ngại rằng sự ủng hộ đó sẽ cuối cùng bị sụp đổ, nhưng các năm sau, sự thừa nhận đó có tăng lên một số phiếu, thí dụ năm 1980 thì tỷ lệ phiếu là 74, 35 và 32 và năm 1981 là 77, 34 và 31.


Thừa nhận một chính phủ mới, như chính phủ Cộng hoà nhân dân Campuchia chẳng hạn, có nghĩa là sẵn sàng chấp nhận nó là thành viên hợp pháp của cộng đồng quốc tế. Trên nguyên tắc, phần đông các nước dựa sự thừa nhận vào việc kiểm soát có hiệu quả lãnh thổ và nhân dân, chứ không phải dựa vào sự tán thành của chính sách chính phủ. Cách đề cập này đã được đại sứ Anh tại Mỹ, ngài Roger Matkins tuyên bố một cách kinh điển năm 1954: “Nếy một chính phủ kiểm soát có hiệu quả đất nước của mình; nếu chính phủ đó tỏ ra có hy vọng hợp lý tồn tại bền vững; nếu nó có thể hành động cho đa số nhân dân của đất nước; nếu nó có đủ khả năng (tuy có thể không sẵn sàng) thi hành các nghĩa vụ quốc tế; nếu, nói tóm lại, nó có thể đưa ra một câu trả lời có tính chất thuyết phục cho câu hỏi: Ai chịu trách nhiệm ở đây? Thì lúc đó chúng tôi sẽ công nhận chính phủ đó”.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #83 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2007, 07:00:30 pm »

Tuy nhiên, Mỹ đã theo một cách giải quyết khác. Năm 1931, ngoại trưởng Mỹ Henry L.Stimson lập luận rằng nhà nước bù nhìn Mãn Châu Quốc của Nhật Bản ở Mãn Châu không nên được thừa nhận vì nó đã được tạo ra bằng một hành động xâm lược không hợp pháp, và đòi Hội Quốc liên (tiền thân của Liên hợp quốc) phải chấp nhận cách đó đó là nguyên tắc chung. Tuy nhiên, học thuyết của Stimson đã tỏ ra không hiệu quả, bị sụp đổ ngay khi được đưa ra thử thách lầ đầu tiên với việc Mussolini chiếm Abixini năm 1936. Vì những lập trường ngoại giao sớm muộn gì rồi cũng phải khuất phục những thực tế chính trị, cho nên tác dụng chính trong việc áp dụng học thuyết Stimson là trì hoãn việc thừa nhận, chứ không phải ngăn cản nó. Tất nhiên, nó được áp dụng trong một kiểu mãu độ đoán và có tính chất lựa chọn về mặt chính trị. Trong khi mặt đạo đức này của vấn đề thừa nhận ngoại giao nói chung đã bị gạt đi trước mặt thực tế của vấn đề như Matkins đã đa ra, nhng Mỹ vẫn còn giữ quan điểm cho rằng thừa nhận ngoại giao có nghĩa là tán thành chính trị đối với một chế độ.


Trong trường hợp của Campuchia, vào cuối năm 1979 trả lời cho câu hỏi “Ai chịu trách nhiệm ở đây” đã trở nên rõ ràng. Chính phủ Cộng hoà nhân dân Campuchia của Heng Samrin đã kiểm soát hầu hết đất nước và đang củng cố vị trí của mình. “Chính phủ” Campuchia dân chủ kiểm soát chỉ những vùng lõm trong phần xa xôi và cô lập của đất nước. Chúng tôi xin mời những ai nghĩ khác thử đi thăm Campuchia bằng một thị thực do Campuchia dân chủ cấp.


Có lẽ có lập luận cho rằng sự thừa nhận quốc tế của Cộng hoà nhân dân Campuchia có thể là còn sớm và phải đợi đến khi nó tỏ ra có khả năng tồn tại mà không cần sự bảo vệ quân sự của Việt Nam. Nhưng theo tiêu chuẩn thông thường của việc kiểm soát lãnh thổ và nhân dân, thì không thể có lý do tiếp tục thừa nhận chế độ Campuchia dân chủ. Không những không còn là một chính phủ hợp pháp, Campuchia dân chủ đã trở thành một vật giả tạo hợp pháp. Lập luận cho rằng thừa nhận Cộng hoà nhân dân Campuchia là hợp pháp hoá sự xâm lược của Việt Nam là một lập luận đáp ứng đòi hỏi của học thuyết Stimson. Tuy nhiên, nếu điều đó mà được chấp nhận, thì mặt trái của nó cũng phải được chấp nhận, tức là thừa nhận Campuchia dân chủ cũng bao hàm cả việc thừa nhận các chính sách của chế độ đó.


Những sự không nhất quán của lập trường các nước ASEAN và Campuchia đã được làm nổi bật bằng thái độ của họ đối với các sự kiện ở châu Phi cùng thời gian đó. Năm 1978 chế độ đáng ghét của Idi Amin ở Uganda đã bị một cuộc can thiệp quân sự của Tanzania lật đổ, sau khi Amin xâm chiếm Tanzania. Mặc dù tình hình này rất giống với tình hình Việt Nam-Campuchia, nhưng không hề có tranh chấp gì về sự thừa nhận quốc tế của chế độ mà người Tanzania thiết lập ở Campala, tuy chế độ này còn tỏ ra ít ổn định hơn nhiều so với Cộng hoà nhân dân Campuchia. Các nước ASEAN, cùng với phần còn lại của thế giới không do dự gì trong việc chấp nhận sự can thiệp của Tanzania là hợp pháp và trong việc thừa nhận chế độ mới.


Mỹ có một lập trường đặc biệt khác thường về vấn đề Campuchia Mỹ đã không thừa nhận Campuchia dân chủ đầu tiên. Năm 1978 tổng thống Jimmy Cater tố cáo Campuchia dân chủ là “kẻ vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất trên thế giới”, và vấn đề nhân quyền đã được coi như là trụ cột chính sách đối ngoại của Cater. Rồi, sau khi chế độ đó bị lật đổ. Mỹ lại bỏ phiếu, tuy với nhiều lúng túng, cho phái đoàn Campuchia dân chủ để trở thành đại diện hợp pháp của Campuchia ở Liên hợp quốc. Các quan chức Mỹ lập luận rằng ủng hộ Campuchia dân chủ tại Liên hợp quốc, tuyệt nhiên không dính líu gì đến việc thừa nhận hoặc ủng hộ bản thân chế độ Campuchia dân chủ. Sau khi đại diện của Mỹ tại Uỷ ban về các thư uỷ nhiệm của Liên hợp quốc bỏ phiếu cho phái đoàn Pol Pot năm 1979, ai đó đã bắt tay ông ta. Về sau ông ta nhớ lại: “Tôi nhìn xuống thì thấy đó là Ieng Sary. Tôi có cảm giác như đang rửa tay” (trích Ga-rết Poóc-tơ trong bài: “Ghế Liên hợp quốc của Campuchia: cắt đứt quan hệ Pol Pot” đăng trong tạp chí Indonesia Issues số 8 tháng 7 năm 1980-ND).


Các nước phương Tây khác cảm thấy lúng túng vì sự ủng hộ ngoại giao của họ đối với tên độc tài gọi là cộng sản đã bị phế truất và tìm cách tách xa mình ra khỏi hắn ta ít nhất là trên công khai. Khác với Mỹ, chính phủ Anh trước đây đã thừa nhận đầy đủ Campuchia dân chủ, trên cơ sở chế độ này kiểm soát lãnh thổ và nhân dân Campuchia. Sau cuộc xâm chiếm của Việt Nam, những cơ sở đó không còn giá trị nữa và sự thừa nhận Campuchia dân chủ cũng bị rút lại tháng 12 năm 1979. Sau nhiều do dự, chính phủ Astralia làm theo Anh tháng 2 năm 1981.


Tuy nhiên, cả Anh lẫn Astralia đều không múôn thừa nhận chính phủ đang thực sự kiểm soát nhân dân và lãnh thổ của Campuchia. Họ đã vội vã làm yên lòng Trung Quốc và các nước ASEAN rằng họ không thừa nhận Cộng hoà nhân dân Campuchia trên cơ sở rằng chính phủ đó còn phụ thuộc vào Việt Nam. Không có những suy xét như vậy khi thừa nhận chế độ mới ở Campuchia, mặc dù chế độ đó rõ ràng phụ thuộc vào Tanzania. Hy vọng của các chính phủ đó là một chế độ thay thế cho cả Heng Samrin lẫn Pol Pot có thể sẽ xuất hiện và một địch thủ không cộng sản để nắm quyền ở Campuchia có thể sẽ được tìm ra.


Chính phủ mới ở Phnôm Pênh là một thực tế chính trị, bất kể việc đó đã đạt được bằng cách nào. Những lý lẽ để không thừa nhận nó có liên quan đến vấn đề chính trị quyền lực hơn là những lý do về luật pháp: Việt Nam đứng về phía Liên Xô và đã lật đổ một chế độ thân Trung Quốc ở Campuchia, làm thay đổi so sánh lực lượng không có lợi cho Thái Lan, trong khi đó thì phương Tây và các nước ASEAN chống lại mọi sự mở rộng ảnh hưởng Xôviết và hy vọng nuôi dưỡng Trung Quốc thành một đồng minh chống Liên Xô. Với tình hình như vậy, những cái phải và cái trái của bản thân cuộc can thiệp của Việt Nam là không quan trọng. Trong không khí của một cuộc chiến tranh lạnh đã được nối lại trong cuối những năm 1970, không thể có một chế độ thân Xôviết nào có thể hy vọng được các cường quốc phương Tây chấp nhận như một chính phủ hợp pháp, bất kể nó được ổn định và có cách cư xử tốt như thế nào, và bất kể chính phủ trước nó dã man như thế nào. Uganda là một vấn đề hoàn toàn khác, không phải vì có liên quan đến pháp luật, mà bởi vì các quyền lợi của các cường quốc lớn không bị va chạm gì ở đây.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #84 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2007, 08:19:25 pm »

Cuộc khủng hoảng người tị nạn của Thái Lan

Trong những năm 1979-1980 đã xảy ra một luồng ào ạt người tị nạn Campuchia vào Thái Lan. Một số người cho đó là sự chạy trốn khỏi sự thống trị của Việt Nam, nhưng sự thật phức tạp hơn. Sự bỏ ra đi là sản phẩm của nhiều nhân tố: sự sụp đổ kinh tế bên trong Campuchia, những chiến dịch quân sự của Việt Nam chống các khu vực căn cứ Khmer đỏ ở gần biên giới Thái Lan, và các chính sách của chính phủ Băng Cốc và của các cơ quan cứu trợ quốc tế. Cuộc khủng hoảng người tị nạn đã đặt Thái Lan vào một tình trạng căng thẳng nặng nề, nhưng đồng thời nó cũng đưa lại cho Thái Lan một đòn bẩy ảnh hưởng lớn bất ngờ trong cuộc đấu tranh chính trị ở Campuchia.


Luồng tị nạn này bắt đầu từ năm 1975, khi Khmer đỏ cướp chính quyền nhưng ở mức độ thấp cho đến năm 1979. Từ tháng 4 năm 1975 đến tháng 12 năm 12 năm 1978, tổng số 34.000 người đã chạy vào Thái Lan trong đó 19.000 được đưa đi định cư ở các nước khác, còn lại ở Thái Lan chỉ 15.000. Trái với cảm tưởng chung, cuộc xâm chiếm của Việt Nam không gây ra cuộc bỏ chạy quy mô lớn qua biên giới. Cho đến giữa tháng 4 năm 1979 chỉ thêm có 5.000 người tị nạn vào Thái Lan, mà phần lớn là những người sống sót của giai cấp trung gian Phnôm Pênh, những người theo Lon Non trước đây và những người chống cộng sản.


Nhưng tình hình đã thay đổi đột ngột tháng 4 năm 1979 khi người Việt Nam tiến công các cứ điểm của Khmer đỏ gần biên giới Thái. Hàng chục nghìn nhân dân kể cả hàng nghìn binh lính Khmer đỏ chạy vào Thái Lan. Thái Lan cho phép họ vào với điều kiện duy nhất là hạ vũ khí, nhưng không cho lực lượng Việt Nam-Heng Samrin truy kích vào lãnh thổ Thái. Chính phủ ở Phnôm Pênh trả lời lại chính sách đó của Thái Lan bằng việc giận dữ lên án rằng sự trung lập mà Thái Lan tuyên bố về cuộc xung đột Campuchia là gian lận vì Thái Lan cung cấp đất thánh cho Khmer đỏ và vì chính phủ Băng Cốc rõ ràng “đứng về phía Pol Pot và Bắc Kinh". Vào cuối tháng 5 có khoảng 80.000 đến 90.000 người Campuchia trên đất Thái. Chính phủ Thái không cho họ quy chế tị nạn mà coi họ là những “người đột nhập bất hợp pháp”. Hậu quả của việc này là người Thái có quyền đẩy họ trở lại Campuchia khi tình hình được bình thường hoá và trong lúc chờ đợi, những người này nằm dưới sự kiểm soát của giới quân sự Thái chứ không phải dưới cơ quan quốc tế như Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn mà Thái Lan không cho phép vào vùng biên giới.


Trong nửa năm sau của năm 1979 tình hình biên giới xấu đi một cách đáng lo ngại. Trong mùa mưa chỉ có một số ít chạy khỏi vùng Khmerd đỏ, nhưng đến ngày 10 tháng 10, khi mùa mưa kết thúc, Việt Nam tiến hành một loạt tiến công mạnh vào các vị trí của Khmer đỏ quanh Phnôm Ma-lai, ở phía nam Aranyapratet thì quân Pol Pot chạy sang Thái Lan và đợt di tản này lên đến 80.000 người. Michael Richardson vượt biên giới và vào một trại của Khmer đỏ ở Phnôm Malai. Anh ta mô tả tình hình ở đó như sau: “Phần lớn các trại nằm trong rừng. Vào được cái thế giới ảm đạm đó… phải thực hiện một cuộc đi bộ dài qua địa ngục. Chúng tôi theo một con đường mòn quanh co nhiều kilômét quanh các núi đá vôi cao ngất… Hai bên đường, sâu trong rừng đầy bệnh sốt rét, người ta sống từng nhóm dưới những lều bằng chất dẻo, chiếu, cành cây và cỏ. Không khí đầy khói của vô số các bếp mà phụ nữ dùng để nấu cơm, ngô, cá khô và đu đủ xanh. Tuyệt đại đa số các nhà ẩn dật đó là phụ nữ và trẻ con với một số người già. Một vài người có vẻ được ăn uống khá và khoẻ mạnh. Nhưng nhiều người bị thiếu ăn, bị sốt rét hoặc bệnh sưng phù nằm trên những  bằng lá hoặc chiếu rơm. Ngoài tình trạng vắng lặng đó, điều mà tôi nhớ nhất rõ ràng không phải là những tiếng nói bị chẹn lại hay tiếng chặt gỗ mà là tiếng khóc lê thê của trẻ con và tiếng ho sù sụ của người lớn”. Phóng viên AP Denis Gray thăm một trại khác của Khmer và cũng thấy những điều kiện tương tự. Phần đông người ở đó không chịu nói chuyện với anh ta và những người chịu nói thì giải thích cái gì cũng theo giọng ăng-ca cả (ăng-ca là “tổ chức”, tức là đảng cộng sản Campuchia). Anh ta kết luận rằng ”ngay dù cho phong trào cách mạng cực đoan có thể đang chuẩn bị cho bước đường cuối cùng của nó, nó vẫn không nhượng bộ đối với những người dưới quyền kiểm soát của nó. Tính dã man và kỷ luật sắt vẫn được duy trì”.


Tại trại Sa Kaeo, có khoảng 30.000 người tị nạn trong đó khoảng một nửa bị bệnh kiết lỵ và ba phần tư bị sốt rét và 7.000 là lính Pol Pot. Trưởng trại là đại tá Phak Lim do người Thái chỉ định là người đã tổ chức các cuộc thanh trừng tại vùng Tây Bắc (Battambang và Puốcxét) cho Pol Pot năm 1978. Hắn ta luôn luôn đi lại trong trại với một nửa tá người bảo vệ, ra lệnh cho các người tị nạn qua một cái loa do người Thái cung cấp. Những ai không nghe lời ăng-ca bị hắn đánh đập, phơi nắng trên mái tôn hoặc chôn đến tận cổ. Những quan chức phương Tây lo công việc viện trợ cũng không được miễn trừ nếu không làm vừa lòng hắn ta. Một người đã bị chuyển ra khỏi trại sau khi bị đe doạ phải chết.


Cuộc tiến công quân sự của Việt Nam vào Tây Campuchia tháng 10 năm 1979 đã đưa họ ngay đến sát biên giới Thái ở nhiều điểm, và tình hình trở nên căng thẳng giữa Việt Nam và Thái Lan. Vì họ tiến công các lực lượng Khmer đỏ nằm lơ lửng trên biên giới nên đôi khi đạn pháo của Việt Nam rơi vào đất Thái và lúc này hay lúc khác, quân đội tuần tiễu Việt Nam và Thái vẫn bắn nhau. Ngày 16 tháng 10 chính phủ Thái kêu gọi Tổng thư ký Liên hợp quốc cử quan sát viên đến biên giới và cảnh cáo rằng Thái Lan có thể trả đũa chống lại những vi phạm trắng trợn lãnh thổ họ của các bên tham chiến ở Campuchia. Ba ngày sau, Nguyễn Cơ Thạch bay đi Băng Cốc và đoan chắc với chính phủ Thái rằng lực lượng Việt Nam đã không vào đất Thái, nhưng thủ tướng Thái cho đó là “trò lừa dối ngoại giao để chia rẽ chúng ta với ASEAN”. Thạch trả lời lại bằng cách nói rõ rằng những bảo đảm của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào việc Thái Lan ngừng viện trợ cho các lực lượng Khmer đỏ.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #85 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2007, 08:20:24 pm »

Vào đầu tháng 11 năm 1979 các lực lượng còn lại của Pol Pot ở Tây Campuchia dường như nằm trên miệng hố của thất bại, tự phân tán trước những cuộc tiến công của Việt Nam và bỏ phần lớn đất đai của họ. Các căn cứ của họ ở Campuchia đều bị chiếm, chỉ những nhóm phân tán (phần lớn nằm vắt ngang qua biên giới Thái) còn sống sót ở phía Nam Pailin, và chính thị trấn nhỏ này cũng rơi và tay Việt Nam. Ngày 5 tháng 11, họ bị đẩy ra khỏi cứ điểm chính của họ ở vùng Pnhom Malai. Lực lượng có tổ chức chính của họ mà người Thái ước lượng còn lại chỉ 12.000 ẩn nấp trong các núi đá vôi giữa Phnom Malai và Pailin.


Nói chung người ta cho rằng Việt Nam sẽ đánh đòn lớn cuối cùng vào Khmer đỏ trong mùa khô 1979-1980. Nhưng do địa thế hiểm trở và Khmer đỏ lại trốn tránh trên biên giới Thái Lan nên đó không phải là chuyện dễ. Cũng có sự bàn tán rằng Việt Nam có khả năng đánh vào Đông Thái Lan để bao vây hoàn toàn lực lượng của Pol Pot. Tháng 10 năm 1979, Đặng Tiểu Bình cam kết rằng Trung Quốc sẽ đến giúp đỡ Thái Lan nếu bị Việt Nam tiến công.


Những cuộc tiến công phỏng đoán của Việt Nam không trở thành hiện thực. Cuộc đánh nhau vẫn tiếp tục quanh Phnom Malai trong phần còn lại của mùa khô, nhưng với mức độ thấp hơn nhiều kể từ giữa tháng 11. Tháng giên năm 1980, Việt Nam chiếm trong một tuần căn cứ tại Phnom Chát của Khmer đỏ, phía bắc Aranyapratet. Rồi họ rút và Khmer đỏ lại nhanh chóng chiếm trở lại. Chủ yếu, tình hình ở trong thế dẫm chân tại chỗ: các lực lượng Pol Pot trốn tránh trên biên giới và rút vào Thái Lan khi bị tiến công trong khi Việt Nam tránh xâm phạm Thái Lan.


Theo quan điểm của Hà Nội, không cần thiết phải nhảy vào Thái Lan để gây ra tất cả các phản ứng quốc tế tiếp theo. Tuy không hoàn toàn bị loại bỏ, nhưng các lực lượng Pol Pot chỉ còn không hơn gì mấy một mối phiền toái mà thôi. Mục tiêu của Việt Nam lúc này là dồn chúng vào vùng núi và tập trung vào việc xây dựng Cộng hoà nhân dân Campuchia thành một chính phủ vững chắc. Còn các lực lượng Khmer đỏ thì tuy ở trong những điều kiện thảm khốc, vẫn không có dấu hiệu đầu hàng. Điều mà họ muốn là thời gian để tập hợp và tổ chức lại lực lượng trên bộ của họ và tập hợp sự ủng hộ quốc tế cho sự nghiệp của họ.


Ngày 19 tháng 10 năm 1979, chính phủ Thái công bố một quyết định làm thay đổi tình hình biên giới. Criangxac tuyên bố một chính sách “cửa ngỏ” đối với những người trốn từ Đông Dương đang cư trú chính trị ở Thái Lan. Tuyên bố đó đã mở đường tức khắc cho cố gắng viện trợ quốc tế cho những người đó. Ngày 1 tháng 11, Criangxac chính thức yêu cầu Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn chăm sóc 300.000 người Campuchia ở Thái Lan với một số chi tiêu là 59,7 triệu đôla. Hai ngày sau, Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn đồng ý với đề nghị và tại hội nghị Liên hợp quốc ở New York ngày 5 tháng 11, 46 triệu đôla đã được hứa cho kế hoạch đó.


Kết quả của chính sách mới này là một trung tâm lớn có thể chứa 200.000 người, đã được xây dựng ngày 21 tháng 11 tại Khao I Đang, 12 kilômét bắc Aranyapratet. Nhưng khi tập trung những người tị nạn từ các trại trên biên giới Campuchia để vào trại ở phía Thái Lan thì phần đông muốn trở về nước, bất chấp tình hình không ổn định về kinh tế và chính trị. Khi được hỏi tại sao như vậy, thì họ nói rằng họ sợ quân đội Thái Lan. Kết quả là, trái với dự kiến rằng trại sẽ nhận đủ số người vào cuối năm, đến đầu năm 1980 trại mới chỉ có 84.000. Khao I Đang đạt đỉnh cao 130.000 người vào tháng 5 năm 1980 và trở thành trại tập trung lớn nhất của Khmer đỏ bên ngoài Phnôm Pênh.


Khi các cơ quan quốc tế bắt đầu phát lương thực viện trợ ở những điểm biên giới không bị Pol Pot kiểm soát và khi các điều kiện bên trong Campuchia xấu đi, thì có một sự di chuyển lớn những người chạy ra những điểm đó của biên giới. Tuy họ kể lại những câu chuyện gian khổ, thiếu thốn và đôi khi cả những điều kiện đói kém nữa, nhưng các người phụ trách viện trợ nhận xét rằng những người đó có điều kiện thể chất tốt hơn những người chạy từ vùng Khmer đỏ ra. Những người này là “những bộ xương di động” đã gây ra những hình ảnh đói khát ở Campuchia cho các nhà báo phương Tây. Do sự khuyến khích của Mỹ, hình ảnh đó đã được áp dụng một cách không đúng đắn cho những người tị nạn đến từ khu vực của Cộng hoà nhân dân Campuchia và mở rộng ra nữa, cho toàn bộ nhân dân Campuchia.


Vào tháng 12 năm 1979, có khoảng một triệu người Khmer đóng trại dọc theo biên giới cho đến bắc Aranyapratet. Không ai biết rõ được con số chính xác. Những khu nhà lụp sụp tồi tàn mọc lên dài hàng dặm trên các đồng lúa trước kia và trong rừng thưa và toàn bộ vùng này trở thành những mớ lộn xộn lều rơm đông đúc và bụi bặm, nhung húc ruồi nhặng và đầy phân. Tất cả những người tị nạn này đều không sản xuất và chủ yếu sống nhờ viện trợ của các cơ quan quốc tế hoạt động dọc theo biên giới. Và các trại tị nạn trở thành những trung tâm buôn bán lớn, mà hàng hoá là đồ viện trợ phân phát trên biên giới. Đầu năm 1980, một quan chức Chữ thập đỏ nói rằng đến 80 phần trăm lương thực phân phát đã trở thành hàng hoá. Hàng nghìn nhà buôn Thái đổ vào biên giới vì giá cả tại đây gấp bốn hoặc năm lần so với các thị trấn của Thái Lan. Chính phủ Thái muốn dẹp kiểu buôn bán này, nhưng bất lực vì bản thân giới quân sự Thái cũng tham gia sâu vào công việc này. Chỉ huy quân đội Thái tại khu vực Araniapratet này có tin là đã trưng dụng mỗi chuyến hàng đi qua một tấn gạo để làm giá cho sự hợp tác của quân đội.


Phía Campuchia cũng vậy, hàng nghìn nhà buôn Khmer cũng đổ vào trại mua hàng hoá mang về nội địa Campuchia. Vào điểm cao tháng 8 năm 1980, kim ngạch buôn bán biên giới này lên đến 30- 60 triệu bạt một ngày (bằng 1,5-3 triệu đôla Mỹ). Chính sách “cửa mở” đối với người tị nạn của Criangxac chưa hề bao giờ được ủng hộ nhiệt liệt của giới thượng lựu cầm quyền ở Băng Cốc. Chính thức mà nói, chính phủ Thái cho rằng đó là vì lý do nhân đạo, nhưng tác động chính trị sâu xa hơn không thể thoát khỏi sự chú ý của họ. Thái Lan đã thành công trong việc động viên được tiền của quốc tế cho một chương trình có thể lôi kéo hàng trăm nghìn người Khmer ra khỏi các khu vực do Cộng hoà nhân dân Campuchia kiểm soát để đến vùng ảnh hưởng của người Thái và những người nổi dậy chống Việt Nam trên biên giới. Số người đó có thể biến thành một cơ sở ủng hộ của các người nổi dậy, đưa lại cho Thái Lan một đòn bẩy ảnh hưởng lớn trong nền chính trị Campuchia.


Những người chỉ trích chính sách của Criangxac đưa ra lập luận rằng một khi sự chú ý của thế giới và quỹ viện trợ không còn nữa thì Thái Lan phải chịu gánh nặng tài chính to lớn để nuôi dưỡng những người tị nạn. Để đề phòng việc đó, chính phủ Thái sẽ không nhận quy chế tị nạn cho những người Campuchia chạy vào đất Thái để khi cần thiết có thể buộc họ phải hồi hương. Nhưng chiến lược này đòi hỏi phải có sự hợp tác của chính phủ Campuchia (chính phủ thực sự chứ không phải chính phủ hưu cấu để chiếm ghế Liên hiệp quốc), và như vậy thì có khả năng biến vấn đề tị nạn thành một món nợ cho Thái Lan và một điểm mặc cả có ích cho Cộng hoà nhân dân Campuchia và Việt Nam.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #86 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2007, 05:36:31 pm »

Việc hồi hương và phản ứng của Việt Nam tháng 6 năm 1980

Khi các người tị nạn ở Khao I Đang và ở các trại tị nạn khác tiêu hết số tiền dành cho họ trong tháng 11 năm 1979, thì một số những điều lo ngại của những người chỉ trích Criangxac bắt đầu trở thành thực tế. Khi cuộc hội nghị các nước cho viện trợ vào tháng 3 năm 1980 đến gần, thì rõ ràng là Thái Lan sẽ không giành được mức viện trợ mà họ mong muốn; nhiều nước nghiêng về đề nghị cho rằng cách tốt nhất để giúp đỡ người Campuchia là gửi tiền cho Campuchia chứ không phải cho Thái Lan. Người Thái doạ tẩy chay hội nghị và dùng cơ hộ này để đòi một giải pháp chính trị toàn bộ cho cuộc khủng hoảng (nghĩa là đòi Việt Nam rút quân và thay thế chính phủ Cộng hoà nhân dân Campuchia) và đòi các nước thứ ba nhận thêm những người tị nạn Campuchia.


Nhận thấy nỗi bực bội của chính phủ Thái, Phnôm Pênh đã đề nghị tháng 2 năm 1980 mở hội đàm với Băng Cốc về vấn đề người tị nạn. Người Thái bác bỏ đề nghị này vì họ cho rằng thương lượng với Cộng hoà nhân dân Campuchia sẽ có nghĩa là thừa nhận trên thực tế chủ quyền của chính phủ đó đối với Campuchia và đó là điều mà họ muốn tránh trước tiên. Thay vào đó, họ quyết định tiếp tục đơn phương hồi hương người tị nạn, do đó mà trực tiếp thách thức sự kiểm soát Campuchia của Cộng hoà nhân dân Campuchia.


Ngày 26 tháng 3 năm 1980, tư lệnh quân sự tối cao của Thái Lan công bố rằng 1.345 người từ trại Khao I Đang đã được đưa về một trại tại làng Mak Mun dưới quyền kiểm soát của du kích Khmer Xơ-rây cánh hữu. Để làm giảm tầm vóc của hành động đó, bộ tư lệnh tối cao nhấn mạnh mặt nhân đạo của việc họ làm. Những người hồi hương đều là những người tự nguyện (khác với những người đưa về tháng 6 năm 1979), họ được cung cấp lương thực và đưa về vùng có đánh nhau của biên giới. Phần đông trong số họ trở về đoàn tụ với gia đình. Đài Phnôm Pênh ngày 30 tháng 3 lên án Thái Lan đã hồi hương những người Khmer phản động" để giúp Khmer Xơ-rây, nhưng Phnôm Pênh không có hành động trả đũa.


Suốt trong tháng 4 và tháng 5, người Thái đã lặng lẽ cho hồi hương những nhóm tị nạn nhỏ. Đặc biệt là đại tá Lim và các nhà lãnh đạo Khmer đỏ câp cao tại Sa Kaeo đã được bí mật chở đến biên giới ban đêm. Tháng 5, chính phủ Thái bắt đầu nói công khai về việc hồi hương quy mô lớn. Ngày 26 tháng 5, ngoại trưởng Thái, thống chế không quân Sitdi Xavetxila nói với một hội nghị do Liên hợp quốc đỡ đầu rằng “tình hình tự nhiên và mong muốn nhất đối với người Campuchia mà hầu hết là những người làm ruộng, là trở về đồng ruộng của mình và tham gia sản xuất lương thực cho cuộc sống của họ cũng như cho việc xây dựng lại nền kinh tế của đất nước". Người Thái đề nghị rằng, một khu vực an toàn cho người tị nạn được xây dựng dưới sự giám sát của Liên hợp quốc, tại vùng Tây Campuchia. Điều này gợi lên triển vọng một nước Campuchia bị chia cắt ở vùng phía Tây cho những người nổi dậy chống Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc.


Bằng một cố gắng chặn trước mọi hoạt động theo hướng đó, ngày 6 tháng 6, Phnôm Pênh đề nghị hội đàm với Băng Cốc “ở bất cứ cấp nào với tất cả các hình thức thích hợp” để thảo luận những “vấn đề thuộc lợi ích chung”, nhất là nhà những nguyên nhân căng thẳng ở biên giới. Tầm quan trọng của đề nghị này đã được nhấn mạnh qua các đợt tuyên truyền từ Hà Nội, Viêng Chăn và Matxcơva, những người Thái từ chối hội đàm với chính phủ ở Phnôm Pênh và cứ tiếp tục tiến hành kế hoạch của họ.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #87 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2007, 05:37:18 pm »

Ngày 10 tháng 6, bộ tư lệnh tối cao Thái công bố rằng những người tị nạn nào muốn trở về sẽ được hồi hương sớm bắt đầu từ những người ở trại Sa Kaeo. Ragiaratnam của Singapore hoan nghênh lời công bố và khuyến khích những người tị nạn “trở về và chiến đấu". Đài Phnôm Pênh ba ngày sau trả lời bằng một tuyên bố cứng rắn mô tả việc hồi hương dự định là “một thủ đoạn đê hèn”, một âm mưu đưa lậu những binh lính của Pol Pot trở về khu vực chiến đấu dưới danh nghĩa là một cử chỉ nhân đạo. Lời tuyên bố nói với Thái Lan “không nên chơi với lửa” và cảnh cáo rằng Cộng hoà nhân dân Campuchia “sẽ không cho phép một sự vi phạm lãnh thổ Campuchia như vậy”. Hà Nội lặp lại những lời cảnh cáo đó. Tổ chức Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn cố gắng nói chuyện với người Thái để hoãn hoạt động đó, nhưng người Thái đã từ chối.


Bằng một cử chỉ có tính toán về chính trị, việc hồi hương đó bắt đầu ngày 17 tháng 6 năm 1980, đúng một tuần trước khi cuộc hội nghị quan trọng của các ngoại trưởng ASEAN. Tại Khao I Đang chỉ 1.600 trên số 128.000 người tị nạn tình nguyện trở về. Đại đa số những người hồi hương (7.464 và trên 9.090) là từ trại Sa Kaeo là nơi, cũng như ở các trại khác, việc hồi hương là tự nguyện trên danh nghĩa, nhưng quá trình “tự nguyện” là do cán bộ Khmer đỏ giám sát. Một phóng viên của báo “Thế giới” Poland Pierre Paringaux thăm Sa Kaeo lúc đó mô tả tình hình như sau: “Khmer đỏ, chiếm không quá một phần ba số người của trại, rất tự hào là thành viên của Ăngca (Đảng Cộng sản Campuchia) và sau đó được khuyến khích trở về Campuchia để đánh nhau với người Việt Nam. Chúng khống chế trên hàng nghìn người dân sự kiệt sức mà nhiều người không dám nói chuyện công khai với người nước ngoài. Một nhóm nông dân trẻ nói chuyện với tôi về màn sợ hãi trùm xuống trại ban đêm… Hàng trăm người ngủ tại chùa của trại, rất sợ bị hành hạ về thể xác như kiểu Khmer đỏ thường làm đối với những người chúng cho là cứng cổ. Khác với những người tị nạn ở Khao I Đang, những người ở Sa Kaeo cảm thấy, không phải là không có lý do, rằng họ đã bị ruông bỏ” (xem Tuần san “Người bảo vệ" ngày 6 tháng 7 năm 1980-ND). Khi đợt người tị nạn đầu tiên rời Sa Kaeo một quan chức Liên hợp quốc bình luận với John Pilger: “… Họ sẵn sàng chiến đấu… chúng tôi cho về cả toàn bộ một sư đoàn bọn con hoang đó. Đó giống nh một lời tuyên chiến”. Khi họ về đến biên giới hơn 250 quân Khmer đỏ vượt vào đất Thái Lan để nghênh đón họ. Dẫn đầu họ là bộ mặt quen thuộc: đại tá Lim.


Trong một tuần lễ, Phnôm Pênh và Hà Nội lớn tiếng phàn nàn trong khi cuộc hồi hương tiếp tục, nhưng họ không làm gì. Rồi, sáng sớm ngày 23 tháng 6 năm 1980, người Việt Nam trả đũa bằng việc tiến công các trại tị nạn ở Mak Mun và Nong Chan, ở phía bắc Aranyapratet. Được trinh sát báo trước, phần đông binh lính Khmer Xơ-rây tại Mak Mun biến vào rừng và bỏ ngỏ trại, trong khi những binh lính tại Nong Chan cố thủ để chống lại cuộc tiến công. Tại Mak Mun, người Việt Nam chiếm trại sau không đầy nửa tiếng đồng hồ, đóng cửa trại và cho 25.000 người tị nạn trở về bên trong Campuchia. Tại Nong Chan, họ bắn súng lớn và súng cối khi bị kháng cự, giết hại một số người không rõ là bao nhiêu, đẩy 60.000 người tị nạn hoảng hốt chạy vào Thái Lan và hàng nghìn người khác vào rừng Campuchia. Sau đó, các nguồn Khmer Xơ-rây nói với các phóng viên rằng người Việt Nam sát hại hàng loạt và phạm những hành động tàn ác khác tại Mak Mun và Nong Chan, nhưng không thể đưa ra những bằng chứng nào (như xác chết chẳng hạn) cho những lời buộc tội của họ. Phía Thái Lan thì tố cáo Việt Nam xâm phạm lãnh thổ của Thái.


Rồi người Việt Nam đóng chặn một dải dài 50 kilômét trên biên giới phía bắc Aranyapratet trong một tháng, chấm dứt các hoạt động cứu trợ qua biên giới, đóng cửa thị trường chợ đen và kết thúc hoạt động hồi hương.


Vì sự kiện này xảy ra đúng vào trước hội nghị ngoại trưởng ASEAN nên nó đã có những hậu quả ngoại giao quan trọng. Malayxia và Indonesia khép chặt hàng ngũ với Thái Lan và Singapore và hội nghị các ngoại trưởng ASEAN là một thắng lợi khác của những người cứng rắn chống Việt Nam. Cuộc họp đã thông qua một tuyên bố lên án “hành động xâm lược của Việt Nam" là “vô trách nhiệm và nguy hiểm”. Tuyên bố xác nhận lại sự thừa nhận tiếp tục Campuchia dân chủ như là chính phủ hợp pháp của nhân dân Khmer và hoàn toàn ủng hộ kế hoạch hồi hương của Thái Lan. Mỹ đã đáp ứng bằng việc lên án hành động của Việt Nam như một đe doạ đối với hoà bình, kêu gọi Liên Xô kìm chế Việt Nam và loan báo một cầu hàng không đặc biệt chuyên chở vũ khí để bảo vệ Thái Lan. Người Trung Quốc thì đáp ứng bằng một loạt những lời tố cáo các cuộc xâm nhập, xung phong giúp đỡ Thái Lan đi đôi với việc nối lại các cuộc va chạm mạnh mẽ trên biên giới Trung-Việt và với những đe doạ hành động quân sự chống lại những “người gây rối” Việt Nam.


Nhưng trái với lời lẽ của Mỹ, Trung Quốc và ASEAN, ít có nguy cơ của một cuộc tiến công đầy đủ giữa Việt Nam và Thái Lan. Cuộc tiến công của Việt Nam là một hành hạn chế, một trả lời đối với mưu đồ hồi hương đơn phương của Thái Lan. Nhưng bằng việc tiến hành cuộc hồi hương trước một hội nghị quan trọng, người Thái buộc người Việt Nam phải chọn giữa những cố gắng ngoại giao của họ trong 6 tháng đã qua và nền an ninh của Cộng hoà nhân dân Campuchia trong chính lãnh thổ Campuchia. Chúng tôi không biết được liệu có mẫu thuẫn gì bên trong Hà Nội về vấn đề đó không. Nhưng bằng cách dùng hành động trả đũa chống lại người Thái ngày 23 tháng 6 năm 1980, người Việt Nam cho thấy họ xem nền an ninh của Cộng hoà nhân dân Campuchia là quan trọng hơn các quan hệ tốt với ASEAN.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #88 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2007, 05:38:28 pm »

Tam giác cường quốc lớn đang thay đổi

Cuộc khủng hoảng Đông Dương những năm 1978-1980 đã phá hoại chính sách đối ngoại “cân bằng” mà Thái Lan đã lựa chọn sau kế hoạch Mỹ tách khỏi Đông Dương về quân sự trong đầu những năm 1970. Người Thái bây giờ đi vào một chính sách thân Trung Quốc và thân Mỹ, chống Việt Nam và Liên Xô. Có phần do dự hơn, các nước ASEAN khác đi theo sự dẫn đầu của thành viên “tiền tuyến” đó. Tiền đề cơ bản làm cơ sở cho cam kết đó là sự liên kết cường quốc lớn của những năm 1970 sẽ tiếp tục tồn tại. Đó là những mối quan hệ ngày càng tăng giữa Washington và Bắc Kinh và sự thù địch của cả hai đối với Matxcơva. Nhưng vào khoảng năm 1983, việc đó đã tỏ ra sai lầm.


Ở Mỹ, việc bầu Ronald Regan làm tổng thống tháng 11 năm 1980 đã củng cố xu hướng đối với một cuộc chiến tranh lạnh mới trong quan hệ Xô-Mỹ. Tháng 6 năm 1982, Regan tuyên bố rằng, đối với ông ta “Liên Xô là trong tình trạng chiến tranh với Mỹ”. Tháng 3 năm 1983, ông ta nói rằng Liên Xô là “tiêu điểm của sự xấu xa trên thế giới” và chúng tôi được lệnh của Kinh thánh là Jesu chống lại Liên Xô với tất cả sức mạnh của chúng tôi”. Liên Xô trả lời lại một cách cứng rắn. Trong bài diễn văn cuối cùng của mình tháng 10 năm 1982, Leonid Brezhnev tố cáo tổng thống Mũ là “phiêu lưu, thô bạo và ích kỷ trắng trợn”. Ông ta nói chính sách của Regan “đe doạ đẩy thế giới vào một cuộc chiến tranh hạt nhân”, và Liên Xô sẽ ”không từ bỏ gì cả” trong cố gắng của mình để đối phó với thách thức xây dựng quân sự Mỹ dưới chế độ Regan.


Cái chết của Brezhnev tháng 11 năm 1982 cũng không giúp gì vào việc cải thiện Xô-Mỹ. Người kế tục ông ta, Iuri Andopop, cam kết tiếp tục chính sách đối ngoại cũ. Trong một diễn văn trước Ban chấp hành Trung ương của Đảng Cộng sản Liên Xô không lâu trước khi được bầu làm Tổng bí thư của Đảng, Andropop đã tuyên bố: “Chúng ta biết rõ rằng hoà bình không thể giành từ tay bọn đế quốc bằng việc van xin; hoà bình chỉ có thể được bảo vệ bằng sức mạnh bách chiến bách thắng của các lực lượng vũ trang Xôviết”. Vào năm 1983, cả các chuyên gia Xôviết lẫn Mỹ đều đồng ý rằng các quan hệ giữa hai nước xấu hơn bao giờ hết kể từ chiến tranh Triều Tiên.


Thái độ của Regan đối với đồng minh chính của Liên Xô ở Viễn Đông là một dự thù địch liên tục. Một quan chức Regan nói về Việt Nam cuối năm 1981: “Hãy để cho họ ngấm trong nước ngọt của Liên Xô. Họ chưa trả được những điều họ phải trả; chúng ta viện trợ cho những nước mà chúng ta đánh bại, chứ không phải những nước đánh bại chúng ta” (xem Tạp chí Kinh tế Viễn Đông 25 tháng 12 năm 1981-ND). Thái độ của Mỹ cắt ngang các chiều hướng hoà giải trong nội bộ ASEAN và củng cố bàn tay của những diều hâu.


Vì người Trung Quốc luôn luon đòi người Mỹ có một lập trường cứng rắn hơn đối với người Xôviết trong quá khứ nên người ta có thể cho rằng lập trường đó chỉ củng cố các quan hệ Trung-Mỹ. Và thực vậy, lúc đầu rõ ràng là như vậy. Tiếp theo việc chính quyền Cater thừa nhận Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ngày 1 tháng 1 năm 1979, các quan hệ buôn bán giữa hai nước mở rộng một cách nhanh chóng. Những hiệp định về hợp tác khoa học và kỹ thuật đã được ký và người Mỹ bắt đầu xây dựng cho người Trung Quốc một máy gia tốc nguyên tử và một đài vệ tinh tiếp nhận trên đất. Năm 1980, người Mỹ loan báo ý định bán trang bị yểm trợ quân sự cho Bắc Kinh và sẵn sàng bán vũ khí trong năm tiếp theo đó. Năm 1981, có tin rằng hai nước hợp tác xây dựng một đài do thám điện tử ở Tây Trung Quốc để theo dõi các cuộc thử tên lửa của Liên Xô (cả Bắc Kinh lẫn Washington không xác nhận hoặc cải chính các tin đó).


Matxcơva theo dõi các phát triển đó với nỗi lo ngại không che giấu. Nhớ lại những kinh nghiệm không hay ho gì với người Trung Quốc trước kia, người Xôviết lập luận rằng vũ trang Trung Quốc sẽ không phải vì lợi ích của Liên Xô hoặc của Mỹ, bởi vì Trung Quốc có những tham vọng riêng của họ mà họ sẽ theo đuổi một cách không có lợi gì cho hai siêu cường. Một bài báo đăng trong báo Sự thật ngày 27 tháng 6 năm 1981 dưới tên “I.A.Iexandrop”, một bí danh dùng cho các quan chức chóp bu Kremlin, đã bình luận: “Sự nguy hiểm của việc quân sự hoá Trung Quốc mà chính quyền Regan đã lựa chọn, là ở chỗ những vũ khí trong tay người Trung Quốc sẽ được sử dụng trước tiên chống lại các nước láng giềng tương đối nhỏ mà trong đó, tình cờ có cả những đồng minh của Mỹ… Dường như Trung Quốc đang bị đẩy vào việc phải thực hiện những yêu sách lãnh thổ của họ ở Đông Nam Á và Nam Á… Nếu Washington dựa vào việc dùng chính sách chống Xô điên cuồng của giới lãnh đạo Trung Quốc hiện nay để đẩy mạnh chiến lược chống Xô của Mỹ, thì Bắc Kinh cũng có những lợi ích riêng của họ để theo đuổi, chẳng hạn như làm cho Liên Xô và Mỹ đối chọi nhau để cho Trung Quốc thống trị thế giới sau một cuộc xung đột hạt nhân mà theo kế hoạch của Bắc Kinh, sẽ tiêu diệt Mỹ và châu Âu nhưng có thể còn để sót lại một vài chục hoặc vài triệu người Trung Quốc… Sự hợp sức giữa Mỹ và Trung Quốc trên một cơ sở chống Xô sẽ được xem xét một cách thích hợp tại Liên Xô…” (xem Keesing 30 tháng 7 năm 1982, tr.31621-ND). Nhưng chính vào lúc này mà sự liên kết các cường quốc lớn bắt đầu chịu một sự biến đổi mới.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #89 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2007, 05:39:20 pm »

Sự lập lại quan hệ Trung Mỹ năm 1979 bao gồm một thoả hiệp mong manh về Đài Loan. Bắc Kinh vẫn tiếp tục đòi rằng Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc và cuối cùng sẽ thống nhất vào lục địa. Nhưng trong năm 1978-1979, Bắc Kinh rất muốn giành sự bảo vệ của Mỹ chống lại người Xôviết trong cuộc xâm lược Việt Nam của Bắc Kinh, và vì vậy mà Trung Quốc cam kết không thống nhất Đài Loan vào lục địa bằng vũ lực. Mặt khác, Brejinski cũng rất muốn chơi “con bài Trung Quốc" chống lại người Xôviết, nhưng không muốn để cho Mỹ bị xem là bỏ đồng minh của mình ở Đài Loan. Vì thế người Mỹ đồng ý thừa nhận chính phủ đó và rút quân Mỹ khỏi Đài Loan. Nhưng rồi Mỹ lại thông qua đạo luật quan hệ với Đài Loan. Theo đó Mỹ duy trì quan hệ không chính thức ở Đài Bắc, và tiếp tục bán vũ khí cho hòn đảo đó. Hậu quả là Bắc Kinh tiến hành cuộc xâm lược Việt Nam, trong khi nững nhượng bộ của Mỹ  về Đài Loan làm cho Đài Bắc bực mình nhưng không làm yên lòng được Bắc Kinh. Ngay sau khi mối lo sợ trả đũa của Liên Xô bắt đầu tan biến thì Bắc Kinh lại có một đường lối cứng rắn hơn về Đài Loan một lần nữa và sự nhích lại gần bắt đầu khập khiễng.


Nhóm “Hành lang Trung Quốc" trước đây vẫn rất còn ảnh hưởng trong phái hữu của Đảng Cộng hoà và Regan đã tiến công chính sách của Cater là một sự bán rẻ. Sau khi lên nắm quyền Regan đẩy mạnh việc bán vũ khí cho Đài Loan, một hành động mà Bắc Kinh chỉ trích là “can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc". Sự bất đồng vấn đề đó đã kéo dài trong hai năm, không bên nào chịu lay chuyển. Ngày 17 tháng 8 năm 1982, một thông cáo chung Trung-Mỹ về vấn đề đó được công bố nhưng không giải quyết được bất đồng nào. Bắc Kinh tiếp tục đửâ những kế hoạch tiếp quản Đài Loan một cách hoà bình nhưng đều bị Đài Bắc bác bỏ ngay. Người Mỹ tán thành chính sách “một Trung Quốc", làm cho Regan bị ngay cánh hữu của ông ta chỉ trích tơi bời, và Mỹ đồng ý cuối cùng sẽ chấm dứt việc bán vũ khí cho Đài Loan. Tuy nhiên, Mỹ không định ra một ngày dứt khoát để chấm dứt việc bán đó. Tháng 3 năm 1983, Regan công bố Mỹ sẽ gửi sang Đài Loan vũ khí trị giá 800 triệu đôla trong năm đó và 780 triệu đôla cho năm 1984. Ông ta nói: “Chúng tôi không nghĩ rằng để có một người bạn, chúng tôi sẽ phải bỏ một đồng minh và bạn lâu năm là nhân dân Đài Loan”. Đối với việc đó tờ Hằng ngày Trung Quốc bằng tiếng Anh của Bắc Kinh trả lời: “Chỉ là điều hoàn toàn chế riễu khi vừa bày tỏ mối quan tâm đến sự thống nhất hoà bình Đài Loan với Trung Quốc, vừa luôn luôn ủng hộ về mặt quân sự các nhà cầm quyền Đài Loan”.


Regan cũng không vui sướng gì trước triển vọng Trung Cộng nổi lên là một cường quốc khu vực lớn bằng chính sức lực của mình. Như một  người phát ngôn bộ ngoại giao Mỹ nói năm 1981: “Chúng tôi không yêu cầu Trung Quốc trở thành người cảnh sát khu vực. Chúng tôi muốn tự đóng lấy một vai trò tích cực ở đây”. Sự lo ngại của chính quyền Regan về những tham vọng khu vực độc lập của Trung Quốc tăng lên khi cuộc tranh chấp về Đài Loan tăng lên. Chính sách của Mỹ bắt đầu nhấn mạnh nhiều hơn đến Nhật Bản, và ở một mức độ thấp hơn, đến Nam Triều Tiên như là những đồng minh chính của Mỹ ở khu vực. Sự thay đổi đó cuối cùng đã được nói rõ ngày 5 tháng 3 năm 1883 khi George Schultz người kế tục He-gơ làm ngoại trưởng, lần đầu tiên trình bày một cách đầy đủ chính sách của Mỹ ở châu Á trong vòng 6 năm. Nhật Bản đã được nâng lên làm đồng minh chính của Mỹ, trong khi Trung Quốc chỉ được coi như một cường quốc khu vực chứ không phải một cường quốc thế giới. Thái độ đó đã làm cho Trung Quốc phản kháng vì đã đưa Trung Quốc xuống một địa vị trên thế giới thấp hơn điều họ mong muốn và vì đã củng cố một liên minh chống cộng có thể hướng vào Trung Quốc cũng như vào Liên Xô.


Suy nghĩ chủ đạo của Mỹ lúc bấy giờ là cho rằng sự đối kháng Trung-Xô không thể giải quyết được. Bắc Kinh đã quay sang phương Tây là để bảo vệ mình chống lại sự đe doạ Xôviết. Do đó, nếu bị phương Tây ép Trung Quốc không có cách nào khác ngoài sự nhượng bộ. Đó là một tính toán sai lầm nghiêm trọng. Như chúng tôi đã trình bày ở chương 5, những tham vọng cường quốc độc lập của Bắc Kinh đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phân liệt Trung-Xô và Trung Quốc có nhiều thế chủ động trong quan hệ Trung-Xô hơn là người ta tưởng. Việc Trung Quốc chuyển sang phương Tây là do chủ nghĩa cơ hội hơn là do sợ Liên Xô và vì vậy có thể dễ dàng đảo ngược nếu Bắc Kinh thấy rằng những thế lợi của họ đã hết. Việc này xảy ra năm 1981.


Người Xôviết thì luôn luôn cho rằng sự phân liệt Trung-Xô là một phút lầm lạc, một sự “xa rời có tính chất quốc gia” khỏi con đường của “chủ nghĩa quốc tế vô sản”, và luôn luôn trông chờ một sự hoà giải cuối cùng giữa hai cường quốc lớn của thế giới cộng sản. Việc này dường như không thể xảy ra khi Mao còn thống trị nền chính trị Trung Quốc, nhưng sau khi Mao chết năm 1976, người Xôviết đã ngừng những cuộc luận chiến chống Trung Quốc và bắt đầu ngụ ý rộng rãi về ý muốn hữu nghị của họ. Nhưng vào lúc đó, con mắt của Bắc Kinh còn đang quả quyết hướng về Washington nên đã trả lời bằng cách xác định lại quan điểm của Mao xem Liên Xô như là một nước “đế quốc xã hội". Vào năm 1978, các quan hệ Trung-Xô còn xấu hơn cả trong những năm cuối của đời Mao.


Tuy nhiên, việc xoá bỏ dần chủ nghĩa Mao ở Trung Quốc trong vài năm tiếp theo đã đưa lại cho lãnh đạo Bắc Kinh một phạm vi linh động lớn hơn. Các bài trong báo chí Trung Quốc những năm 1979-1980 đã nói rõ rằng sự chỉ trích của Mao đối với người Xôviết cũng như những chính sách đối nội của ông ta đã rơi vào tình trạng không còn ưa thích nữa. Ngày 20 tháng 4 năm 1980, Nhân dân nhật báo công khai bác bỏ loạt bài nổi tiếng đã đăng trong những năm 1963-1965, trong đó Mao đã chỉ trích chi tiết “chủ nghĩa xét lại” Xôviết.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM