Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:36:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chân lý thuộc về ai  (Đọc 80967 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #70 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2007, 06:32:35 pm »

Sau khi được thành lập, Cộng hoà nhân dân Campuchia thiết lập những quan hệ chính thức với chính phủ Hà Nội. Chính phủ Hà Nội đã thừa nhận ngoại giao vp đó ngay ngày hôm sau. Ngày 12 tháng giêng năm 1979 hai bên trao đổi đại sứ. Trong tháng 2, một phái đoàn Việt Nam do ông Phạm Văn Đồng đứng đầu đã thăm Phnôm Pênh và một hiệp ước 25 năm về “hoà bình, hữu nghị và hợp tác” giữa hai nước được ký kết. Họ đồng ý “giúp đỡ lẫn nhau trong tất cả các lĩnh vực trên cơ sở tôn trọng nền độc lập, không can thiệp vào nội bộ công việc của nhau và bình đẳng”. Đối nội thì sự hợp tác dự định đó sẽ bao gồm kinh tế, văn hoá và giáo dục, y tế, khoa học và kỹ thuật, huấn luyện cán bộ và trao đổi các chuyên gia. Về vấn đề biên giới, sẽ có thương lượng “trên cơ sở đường biên giới hiện nay”; vấn đề biên giới trên biển được để lại cho những cuộc hội đàm về sau.


Theo hiệp ước hữu nghị này Việt Nam và Campuchia “giúp đỡ lẫn nhau để củng cố khả năng bảo vệ nền độc lập của mình” chống lại “tất cả các âm mưu và hành động phá hoại của các lực lượng đế quốc phản động quốc tế”. Các điều khoản về chính sách đối ngoại nói lên những nguyên tắc chung về độc lập, hoà bình và trung lập. Các điều khoản đó cũng đề cập đến sự củng cố “tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân Campuchia, Lào và Việt Nam" và quan hệ của họ với các nước xã hội chủ nghĩa. Đối với Thái Lan và các nước Đông Nam Á khác, các điều khoản đó nói một cách mập mờ về các chính sách “hữu nghị và láng giềng tốt” đi đôi với “hợp tác” với các phong trào dân chủ và giải phóng dân tộc.


Cuối cùng hiệp ước nêu cao mục tiêu của Hà Nội về “mọt mối quan hệ đặc biệt” giữa Việt Nam và Campuchia, song song với mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào. Nó đưa ra những điều khoản hợp tác mở rộng giữa Hà Nội và Phnôm Pênh trong các vấn đề kinh tế, văn hoá, chính trị và quân sự, và làm cho Việt Nam có thể giúp đỡ một cách hợp pháp việc xây dựng một chính phủ có hiệu quả và việc phục hồi nền kinh tế Campuchia.


Những điều khoản quân sự của hiệp ước Việt Nam-Campuchia đưa lai những cơ sở pháp lý cho sự có mặt của quân đội Việt Nam ở Campuchia. Lúc đầu Hà Nội không thừa nhận sự có mặt của quân đội của họ ở Campuchia, kiên quyết cho rằng việc lật đổ Pol Pot là kết quả cuộc nổi dậy của nhân dân Campuchia. Nhưng sau tháng 2, có thể nói rằng quân đội Việt Nam đã vào chỉ theo lời mời của chính phủ Campuchia nên không thành một sự can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Hà Nội công bố rằng theo hiệp ước hữu nghị, Việt Nam đã “đồng ý đưa lực lượng vũ trang vào giúp đỡ nhân dân Campuchia bảo vệ đất nước của họ” và sự có mặt của quân đội Việt Nam là “một vấn đề riêng giữa hai nước”.


Cộng hoà nhân dân Campuchia đã được các nước có quan hệ hữu nghị với Hà Nội và Matxơva thừa nhận, nhưng ngoài ra thì còn bị cô lập về phương diện quốc tế.


Cả Trung Quốc lẫn Bắc Triều Tiên đã mạnh mẽ ủng hộ Pol Pot trong cuộc chiến tranh với Việt Nam và gay gắt lên án cuộc xâm chiếm của Việt Nam. Các nước ASEAN ra một tuyên bố chung ngày 13-1-1979 phàn nàn sự “can thiệp vũ trang” ở Campuchia và phần đông các nước châu Á đi theo lập trường này trừ Miến Điện duy trì một thái độ trung lập và Ấn Độ thì thừa nhận Cộng hoà nhân dân Campuchia tháng 7 năm 1980. Phương Tây cũng vội vã chạy theo hợp xướng lên án những hành động của Việt Nam đó.


Về mặt kinh tế, các nhà chức trách Việt Nam và Campuchia phải đương đầu với những vấn đề có quy mô to lớn ở Campuchia trong năm 1979. Một số người chống đối Việt Nam đổ tội cho cuộc xâm lăng về cuộc khủng hoảng kinh tế đó. Tất nhiên sự sụp đổ của Khmer đỏ có góp phần vào cuộc khủng hoảng nhưng về căn bản, nguồn gốc của nó phải trở lại xa hơn nữa về trước. Campuchia đã là một đất nước tan nát khi quân Việt Nam tràn vào.


Trước tiên, cuộc chiến tranh 1970-1975 đã gây ra những tàn phá khủng khiếp. Với một số dân 7 triệu người, khoảng 600.000 đã bị giết và một triệu bị thương. Hơn một nửa số dân đã trở thành tị nạn trong năm 1975, và sản xuất gạo tụt xuống còn một phần tư mức trước chiến tranh. Rồi, khi Khmer đỏ lên nắm chính quyền, chúng lùa hàng tiệu người về nông thôn đã bị tàn phá để tự túc. Đại sứ Thuỵ Điển ở Bắc Kinh vào thăm Campuchia năm 1976 và 1978 nhận xét rằng Campuchia là “một nước dưới sự kiểm soát quân sự chặt chẽ” với toàn dân làm việc như “trong thời kỳ chiến tranh". Với cách làm việc đó, Khmer đỏ đã đưa sản xuất lương thực năm 1977-1978 lên hai phần ba mức trước chiến tranh, nhưng với một cái giá khủng khiếp.


Sau cuộc xâm chiếm của Việt Nam, những mối ràng buộc dã man của Khmer đỏ đã bị phá huỷ. Hàng triệu người trở về quê cũ hoặc tìm kiếm những người trong gia đình bị Pol Pot chia rẽ. Không ai còn lo nghĩ đến làm ăn, tình hình kinh tế trở nên rất bi đát.


Tháng 2 năm 1979, các nhà cầm quyền Cộng hoà nhân dân Campuchia báo rằng “số gạo dự trữ cho nhân dân còn không đáng kể”. Tháng 7 thì báo rằng nạn đói sắp xảy ra và kêu gọi viện trợ quốc tế khẩn cấp. Các quan chức Mỹ cho tuyên bố đó là “gây hoang mang sợ hãi”, nhưng khi các quan chức Liên hợp quốc và Chữ thập đỏ vào điều tra thì họ rất kinh hãi trước điều họ chứng kiến. Họ thấy rằng những cố gắng của Pol Pot “kéo ngược kim đồng hồ” đã biến một đất nước từng là màu mỡ thành một “sa mạc” và cảnh cáo rằng 2 triệu rưỡi người có thể chết đói trong vài tháng tới, nếu không nhanh chóng có biện pháp ngăn ngừa. Tháng 9 thì một nhà báo Anh John Pilger vào Campuchia đã viết: “Trong 20 năm là một nhà báo mà phần lớn tham gia các cuộc chiến tranh và các nơi có những cuộc nổi dậy, tôi chưa hề thấy cái gì có thể so sánh với cái tôi đã thấy ở Campuchia”. Tình hình này cho thấy rằng viện trợ quốc tế là một vấn đề có tính chất sống còn.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #71 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2007, 07:43:57 pm »

Mặt chính trị của viện trợ


Chỉ có Việt Nam và khối Xô-viết đáp ứng ngay những lời kêu gọi của chính phủ Cộng hoà nhân dân Campuchia về tình hình lương thực ở Campuchia. Vào ngày 1 tháng 11 năm 1979, Liên Xô đã gửi 159.000 tấn lương thực cho Campuchia. Mặc dù có những vấn đề kinh tế nghiêm trọng của chính mình, Việt Nam đã gửi 120.000 tấn khác và các nước còn lại của khối Xô-viết gửi 2.000 tấn. Vào tháng 12, khoảng 1.500 tấn lương thực từ các nước khối Xô-viết đã được dỡ hàng ngay ở cảng Côngpông Xom; thêm vào đó, thuốc men đã được chở đến bằng đường không, và những nhà kỹ thuật khối Xô-viết đã được đưa đến để giúp khôi phục lại hệ thống vận tải đã bị phá huỷ. Viện trợ của khối Xô-viết đã đóng một vai trò chủ chốt trong việc mở các bến cảng ở Côngpông Xom và trên sông Mê Công tại Phnôm Pênh, và trong việc phục hồi đường bộ và đường xe lửa giữa Phnôm Pênh và Bat-tam-bang ở phía tây.


Chính phủ Mỹ từ ban đầu đã chống lại bất cứ cố gắng viện trợ nào cho Campuchia. Ngay sau khi chế độ Pol Pot bị đánh đổ, Mỹ đã phát động một chiến dịch thuyết phục các nước phương Tây “trừng phạt” Việt Nam bằng việc cắt viện trợ. Trong tình hình như vậy, một chương trình viện trợ lớn cho Campuchia có nghĩa là phá vỡ sự bao vây. Do đó các quan chức Washington từ chối gửi viện trợ cho Phnôm Pênh và tìm cách làm cho những tin từ Thái Lan về tình trạng thiếu lương thực ở Campuchia không còn được ai tin nữa.


Nhưng khi tình hình nghiêm trọng đã trở nên rõ ràng rồi thì cố gắng viện trợ cho phối hợp cũng tăng lên, không có sự tham gia của Mỹ nếu cần. Điều này đặt ra một thế khó xử cho Washington: Nếu tìm cách ngăn cản viện trợ cho một nước bị đói thì sẽ tổn thương đến hình ảnh nhân đạo của Mỹ, nhưng nếu đồng ý viện trợ cho Campuchia thì làm thế nào có thể ngăn cản được việc củng cố và hợp pháp hoá chính phủ Cộng hoà nhân dân Campuchia? Về mặt chính trị mà nói thì Mỹ không còn kiểm soát Liên hợp quốc và các cơ quan viện trợ quốc tế, nhưng Mỹ còn là nước đóng góp nhiều nhất cho các cơ quan đó, nên chính phủ Mỹ vẫn còn một số lớn thế lực.


Tháng 6 năm 1979, Washington đồng ý viện trợ cho Campuchia, nhưng đề nghị chỉ viện trợ cho các hoạt động tại biên giới Thái. Mặc dù nhiều viện trợ qua biên giới cuối cùng chỉ đến tay Khmer đỏ mà thôi, nhưng Mỹ nhắc lại đạo luật trước đây cấm viện trợ cho Campuchia vì bất bình với chế độ Pol Pot để làm cớ không viện trợ cho chính phủ Heng Samrin.


Ngày 2 tháng 7 năm 1979 ngoại trưởng Xây-rớt Van-xơ kêu gọi viện trợ chống đói trực tiếp cho Campuchia, lần đầu tiên một quan chức cấp cao Mỹ nói công khai như vậy. Sự thay đổi lập trường này của Mỹ đã mở đường cho viện trợ phương Tây cho Campuchia, nhưng tổng thống Cater đã để ba tháng trôi qua trước khi công bố Mỹ có bất cứ đóng góp nào cho cố gắng đó. Viện trợ của OXFAM, một cơ quan Anh không phụ thuộc vào chính phủ Mỹ, đã bắt đầu trong tháng 8. Nhưng trước khi có cam kết của Mỹ trong tháng 10, viện trợ của phương Tây cho Phnôm Pênh không đáng kể so với viện trợ của khối Xô-viết. Đến ngày 12 tháng 10, khi OXFAM gửi đến 1.500 tấn lương thực, thì tất cả viện trợ của phương Tây mới có 200 tấn.
Lý do căn bản của tình hình này là việc Hội chữ thập đỏ và UNICEF, những cơ quan viện trợ quốc tế chính đã bị mắc kẹt trong các đường lối trái ngược nhau của Mỹ và Phnôm Pênh. Trong khi Washington không chịu cung cấp quỹ và đòi viện trợ cho cả hai bên, thì chính phủ Heng Samrin gay gắt chống lại viện trợ nhân đạo cấp cho các lực lượng Pol Pot và đòi rằng tất cả viện trợ phải được gửi đến Phnôm Pênh.


Nhưng đến 26 tháng 9, Phnôm Pênh cho phép Hội chữ thập đỏ và UNICEF thực hiện những hoạt động cứu trợ quy mô lớn ở Campuchia, ngay dù cho họ vẫn còn gửi viện trợ cho các vùng biên giới Thái. Phnôm Pênh không nhấn mạnh chấm dứt viện trợ ở biên giới, nhưng vẫn xem viện trợ cho Pol Pot là kéo dài sự chống đối lại nhân dân Campuchia, là can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia, là bất hợp pháp và vi phạm chủ quyền của Campuchia. Ngày 24 tháng 10 năm 1979, đúng 5 ngày sau khi thủ tướng Gri-ăng-xắc tuyên bố chính sách “cửa mở” đối với những người tị nạn từ Campuchia, tổng thống Cater công bố một chương trình viện trợ 69 triệu đôla cho Campuchia để ngăn chặn “một thảm kịch có tỷ lệ hầu như là diệt chủng”. Cater cũng kêu gọi các nước khác cung cấp viện trợ và kêu gọi cố gắng từ thiện tư nhân. Tại một cuộc hội nghị tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York ngày 5 tháng 11, một tổng số số 20 trệu đôla viện trợ đã được hứa hẹn. Đó là tiền cứu trợ nạn đói bên trong Campuchia cũng như trong các trại tị nạn ở Thái Lan và trên biên giới Thái.


Từ đó, viện trợ phương Tây bắt đầu được đưa vào Campuchia ngày càng nhiều và đầu tháng 12 thì đạt con số 1.000 tấn ngày. Do hệ thống giao thông bị phá hoại nghiêm trọng, nên Campuchia không thể phân phát hết số viện trợ gửi đến. Đầu tháng 12 một phát ngôn của UNICEF nói rằng lương thực đã được phân phát tốt ở Phnôm Pênh, nhưng chỉ 10 phần trăm đến được nhân dân nông thôn. Vì các kho ở cảng Côn-pông Xom quá đầy nên viện trợ của phương Tây từ 30.000 tấn một tháng giảm xuống còn 13.00 tấn vào cuối tháng 12.


Ngay trước khi đó, người Mỹ đã luôn luôn tiến công chính phủ Cộng hoà nhân dân Campuchia về vấn đề phân phối viện trợ. Mặc dù có những tuyên bố ngược lại của Hội chữ thập đỏ và UNICEF, người Mỹ vẫn không ngừng lặp đi lặp lại rằng Cộng hoà nhân dân Campuchia cố tình ngăn cản cố gắng viện trợ. Họ rêu rao rằng người Việt Nam không cho nhân dân lương thực để buộc họ phải khuất phục. CIA còn đưa ra báo cáo rằng viện trợ rất cần thiết cho nhân dân đã bị chuyển cho các lực lượng quân sự của Việt Nam và Cộn hoà nhân dân Campuchia, rằng người Việt Nam đốt mùa màng và đặt mìn ở đồng ruộng để khuất phục nhiệm vụ Campuchia và dùng cả chiến tranh hoá học chống nhân dân cũng như chống các lực lượng Pol Pot.


Vì báo cáo của CIA là “mật” nên bằng chứng cho tất cả những lời buộc tội đó không bao giờ được tiết lộ. Việc các quan chức viện trợ và các nhà báo ở Campuchia phủ nhận các tin đó đã bị phương Tây lờ đi. Jim Laurie người phụ trách hãng ABC tại Hong Kong, sau sáu tuần ở Campuchia đã viết: “Đã được thừa nhận chung rằng việc phân phối lương thực ở Campuchia là chậm và ít hiệu quả. Nhưng không có nhà quan sát thông thạo nào, quan chức viện trợ hoặc nhà báo nào đã thăm Campuchia trên một tuần lại kết luận rằng sự bế tắc đó là do kết quả của chính sách cố ý của Việt Nam hoặc Campuchia. Ngược lại, họ đều nói rằng những chậm trễ đó là do bộ máy quan liêu phức tạp, do các quan chức thiếu kinh nghiệm và thiếu khả năng, do thiếu phương tiện vận tải và giao thông quá thô sơ” (xem Jim Laurie, Tạp chí Kinh tế Viễn Đông 18-1-1980-ND). Các quan chức viện trợ đến điều tra kết luận rằng một số viện trợ cũng bị ăn cắp vặt, nhưng ở mức dưới một phần trăm, thấp hơn nhiều số bị chuột ăn. Cuối cùng ngay đại sứ Mỹ tại Thái Lan cũng thừa nhận rằng không có bằng chứng là các nhà chức trách Việt Nam hoặc Phnôm Pênh đã ngăn chặn việc phân phối viện trợ.


Sự thật về những luận điểm đó đúng lúc đã được lọt ra ngoài. Tháng giêng năm 1980, John Gittings viết trong The Guardian (người bảo vệ): “Tháng 11 vừa qua, các nguồn tin Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ ý định dựng lên một cuộc tiến công tuyên truyền về cách cư sử của Việt Nam ở Campuchia. Mấy ngày sau đó, coi như là theo những chỉ thị của Nhà Trắng, các nhà báo Mỹ ở Bangkok và Singapore được tiếp xúc với những “câu chuyện tị nạn” thích hợp và tiến sĩ Brơ-din-xki đích thân thông báo miệng cho một phóng viên nổi tiếng nước ngoài về nội dung của “báo cáo CIA mới nhất”. Sau đó trong năm John Pilger hỏi một nhà ngoại giao liệu anh ta có thấy báo cáo đó của CIA đã từng làm cho Tổng thống Cater quá xúc động như vậy không. Nhà ngoại giao trả lời: “Có nhưng Bộ Ngoại giao bảo chúng tôi phải lờ nó đi vì nó chỉ là để cho báo chí” (xem “Chỉ có đồng minh là mới” của Pilger và Bác-nết, tr.99-ND). Nhưng những luận điệu đó đã gây tác hại của chúng trong giai đoạn nói trên, và câu chuyện hoang đường vẫn dai dẳng tồn tại, câu chuyện rằng Mỹ cố tình tìm cách khoác cho mình chiếc áo cứu tinh của Campuchia nhưng bị những người cộng sản độc ác phá hoại nghĩa vụ nhân đạo đó. Sự thật là số lượng lớn viện trợ cho Campuchia năm 1979 là của khối cộng sản, trong khi Mỹ thì chần chừ. Sự thật đó phần lớn phương Tây không được biết.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #72 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2007, 07:45:06 pm »

Khi chúng tôi thăm Campuchia đầu năm 1980, chúng tôi thấy đất nước đó tốt hơn nhiều so với sự tưởng tượng của chúng tôi. Cung cấp rõ ràng còn thiếu, nhưng có gạo, cá và hoa quả ở các chợ địa phương. Mức ăn còn chưa đủ là điều phổ biến nhưng chúng tôi không thấy có dấu hiệu của chết đói trong các vùng mà chúng tôi thăm. Còn có thể thấy những trẻ bụng to, nhưng không còn những “bộ xương lang thang” đáng tháng đã từng thu hút sự chú ý của báo chí vài tháng trước đây. Nhiều người nói với chúng tôi họ bị đói trong 6 tháng cuối năm 1979 và cũng có một số chết vì đói. Tình hình ở các tỉnh phía Tây xấu hơn nhiều vì ở đó vấn đề an ninh còn kém nhất. Trong một vài tháng gay gắt nhất, một số lớn nhân dân đã sống sót chủ yếu nhờ trồng rau và như vậy là sự giàu có thiên nhiên của đất nước đã nuôi sống họ chứ không phải là viện trợ quốc tế. Sức ép về lương thực cũng được giảm khi gần một triệu người ở các vùng khó khăn nhất chạy sang biên giới Thái Lan.


Tuy những điều kiện đó là kinh khủng nhưng có ít lý lẽ để không tin rằng nó còn tốt hơn nhiều dưới chế độ Pol Pot. Vì vậy chúng tôi không thể chấp nhận được đánh giá của CIA cho rằng trong năm đầu của chế độ Heng Samrin, số dân của Campuchia bị mất thêm 700.000 nữa. Theo ước tính của chúng tôi thì con số chết vì thiếu lương thực là không quá 36.000, đó là một con số đáng sợ rồi.


Các điều kiện đã được cải thiện nhanh chóng từ tháng 11 năm 1979, một phần cứu trợ quốc tế đã đến được đất nước, nhưng chủ yếu là nhờ vụ gặt chính tháng 11, tháng 12. Nhưng vụ này chỉ mới được 300.000 tấn nên có tác dụng rất tạm thời.

Các nhà quan sát bên ngoài vẫn cho rằng sự phân phối viện trợ còn chưa thích hợp, còn bị người Việt Nam chiếm đoạt và họ tiên đoán sẽ có nạn đói trở lại. Nhưng những người đến thăm Campuchia thì lại đưa ra một câu chuyện khác. Tháng 9 năm 1980, John Swain đưa tin: “Thăm lại Campuchia ngày nay giống như đi vào lại một buồng bệnh nhân và thấy buồng đó đầy không khí mới… Tháng giêng trước, tôi thấy trên mỗi một bộ mặt vừa sự đau khổ vừa vẻ đói ăn… Quang cảnh đất nước cũng vậy, cũng bị tàn phá. Tôi thấy không có gì ngoài những đồng ruộng bỏ hoang và những đô thị những thôn xã tan nát… Ngày nay đất đã trở nên màu mỡ… Trong nhiều vùng của tỉnh Công-pông Chàm ruộng lúa kéo dài đến hết tầm mắt. Nông dân ở đó đã thu hoạch một vụ sớm cấy từ tháng 5. Vụ chính sẽ vào tháng 12 và nhân dân tin rằng vụ đó sẽ tốt hơn mong đợi (Xem John Swain, Xơn-đê Tai-m (London), 31-8-1980-ND). Đánh giá này đúng hơn đánh giá của các người quan sát ngoài nước. Mùa gặt năm 1980 được trên 700.000 tấn, hơn gấp đôi năm trước, và đủ để nuôi nhân dân cho đến tháng 6 năm 1981 mà không cần viện trợ từ bên ngoài. Nhưng năm 1981 nhiều vùng bị hạn hán và rồi đến tháng 8 thì lụt nặng đã tàn phá phần lớn mùa màng quanh sông Mê Công. Kết quả là, tuy không có nguy cơ có nạn đói lan rộng, nhưng đất nước còn phụ thuộc vào cứu trợ trong mùa mưa năm 1982. Năm 1982 có nhiều mưa và sản xuất đã tăng lên  gấp đôi, 1,48 triệu tấn.


Tháng 3 năm 1983, Bob Sector của tờ Thời báo Los Angeles đưa tin: “Ngày này sau bốn năm tương đối yên tĩnh, một tình hình tốt lên đã trở lại một số vùng, như ở tỉnh Battambang… đầy ắp lúa chưa xay”. Một người đến thăm vùng Tây Campuchia đầu năm 1983 nói với chúng tôi về một sự đảo ngược có ý nghĩa của tình hình những năm trước. Các nhà buôn mua gạo ở thị trường nội địa để đem ra bán ở biên giới Thái Lan. Tuy nhiên, như Sector đưa tin, cũng còn nhiều vùng quan trọng thiếu lương thực.


Nhưng khi sự căng thẳng về lương thực trong nước dịu đi thì mặt chính trị của hoạt động viện trợ ngày càng nổi lên trên mặt. Vào năm 1982, những nước phương Tây cho viện trợ, gây sức ép với Liên hợp quốc cắt viện trợ bên trong Campuchia và chuyển tất cả các viện trợ đó vào biên giới Thái Lan. Các quan chức viện trợ của Liên hợp quốc bị tố cáo là trì hoãn “ngày phán xét” trong khi Tổng thư ký Liên hợp quốc Gia-vi-ê Pê-rê đơ Cu-ê-da trả lời rằng uỷ nhiệm của ông ta là giúp “nhân dân Campuchia như là một thể thống nhất” và nói bóng gió rằng chính thái độ của các nước cho viện trợ đã làm cho không thực hiện được điều đó. Trong số 87 triệu đôla cần thiết cho hoạt động năm 1982 ở Campuchia, Liên hợp quốc chỉ vận động được 49 triệu. Hơn nữa, tất cả những số tiền mới cho (trừ của Phần Lan 230.000 đôla) đều dành cho biên giới Thái Lan chứ không phải cho nội địa Campuchia. Tóm lại, những người cho, đòi rằng viện trợ của Liên hợp quốc phải dành cho những người nổi dậy chống Việt Nam chứ không phải cho Cộng hoà nhân dân Campuchia.
Khối Liên Xô tiếp tục khong tham gia chương trình của Liên hợp quốc và gửi tất cả viện trợ của họ thẳng đến Phnôm Pênh. Tháng 6 năm 1982 Matxcơva đồng ý viện trợ thêm cho Cộng hoà nhân dân Campuchia 60 đến 65 triệu đôla nữa chủ yếu là thiết bị làm đường sá, phân bón và các phương tiện khác để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Đông Đức cũng có tin đã cấp cho Phnôm Pênh 10 triệu đôla cho không và 10 triệu cho vay.


Vấn đề viện trợ cho Campuchia đã gây ra những vấn đề chính trị trong tất cả các giai đoạn. Nhưng vào năm 1982, tình hình dường như đã trở nên ổn định. Với sự ủng hộ quốc tế, một nền kinh tế có hiệu quả đã được xây dựng lại và sự kiểm soát của Cộng hoà nhân dân Campuchia đối với phần lớn đất nước đã trở nên chắc chắn. Đó thực chất là một chính quyền Khmer, được vũ khí Việt Nam bảo vệ và chỉ viện trợ của khối Xôviết ủng hộ. Vì thế, không có gì là lạ nếu nó liên kết chặt chẽ với Việt Nam và Liên Xô. Phương Tây ngày càng tập trung năng lực của mình xây dựng du kích Khmer đỏ và Khmer Xơ-rây để lật đổ Cộng hoà nhân dân Campuchia. Những hạt giống của một cuộc chiến tranh mới như vậy đã được giao xuống, lần này trên biên giới Thái-Campuchia chứ không phải trên biên giới Việt Nam-Campuchia.



“Vai kề vai”

Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào là chính phủ thứ hai công nhận chế độ Heng Samrin. Nhằm hợp pháp hoá sự thừa nhận, ngày 30 tháng giêng năm 1979 tờ Xiêng Pa-xa-xon xác nhận lần đầu tiên về những tin xung đột trước đó tại biên giới Lào-Campuchia. Mặc dù vậy, dường như nưgời Lào ít thấy rõ quy mô của tai hoạ ở Campuchia dưới chế độ Pol Pot. Điểm chính sự giải thích của Viêng Chăn về các chính sách xâm lược của Pol Pot là theo cách giải thích của Hà Nội: Pol Pot đang “đi theo sự lãnh đạo của một nước khác” để tiến công láng giềng của mình: đây rõ ràng là nhằm vào Trung Quốc. Nhưng những đợt báo cáo về tính dã man của chính quyền Pol Pot, tiếp theo sự xâm lược Việt Nam của Trung Quốc, đã củng cố sự ủng hộ của Viêng Chăn đối với các hành động của Hà Nội.


Hoàng thân Xuphanuvong dẫn đầu một phái đoàn của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào thăm Phnôm Pênh tháng 3 năm 1979 và ký một hiệp định 5 năm với chính phủ Heng Samrin đưa lại sự hợp tác kinh têế văn hoá và kỹ thuật giữa hai nước. Tuy không có một điều khoản quân sự trong hiệp định chính thức, nhưng sự có mạt của tư lệnh quân sự Nam Lào trong phái đoàn nói lên khả năng của một sự hợp tác quân sự không chính thức. Các tin từ Băng Cốc rêu rao rằng người Lào đi với người Việt Nam trong các chiến dịch quân sự chống lại các lực lượng Pol Pot ở Bắc Campuchia. Một thông cáo chung của ba chính phủ hoan nghênh việc lật đổ “chế độ độc tài và phát xít của tập đoàn Pol Pot-Ieng Sary” và tuyên bố: “… thật là hoàn toàn hợp pháp cho nhân dân Campuchia, Lào và Việt Nam để xây dựng tình đoàn kết của họ bằng cách vai kề ai với nhau và ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau để bảo vệ đất nước của mình chống lại sự xâm lược và can thiệp của bọn đế quốc và phản động Bắc Kinh". Như vậy là ba nước Đông Dương đã đến với nhau trong một khối chính trị quân sự để chống lại sức ép của Trung Quốc. Như có thể thấy trước được, đài phát thanh của Pol Pot tố cáo chính phủ Lào là một “bù nhìn” của người Việt Nam trong ngày ngay sau khi phái đuàn Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào rời Phnôm Pênh.


Trung Quốc khó có thể không chú ý đến lập trường của Viêng Chăn. Từ tháng giêng năm 1979, Bắc Kinh bắt đầu công khai chỉ trích Lào, tố cáo là một nước khách hàng của Hà Nội. Tờ Nhân dân nhật báo công bố rằng “Việt Nam đã đặt Lào dưới sự kiểm soát chặt chẽ bằng 50.000 quân và hàng nghìn cố vấn”. Nhưng chính cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc tháng 2 đã đẩy những nhà trung lập còn lại ở Viêng Chăn vào phe thân Việt Nam. Khi cuộc tiến công vào Việt Nam bị thất bại, quân Trung Quốc có tin là tập trung tại biên giới Trung-Lào, và có vẻ như số quân đó sẵn sàng đổ qua Bắc Lào. Khả năng đó thậm chí đã kéo thủ tướng trung lập trước đây, Xuvana Phuma vào cuộc và ông ta đã bày tỏ mối lo sợ Trung Quốc có thể xâm lăng Lào để đánh Việt Nam qua Điện Biên Phủ.


Nhưng Trung Quốc có đủ lý do để đắn đo không làm việc đó. Dư luận phương Tây sẵn sàng xem cuộc tiến công của Trung Quốc vào Việt Nam một cách rộng lượng, bởi vì Việt Nam đã tiến công Campuchia trước đó. Nhưng một cuộc xâm lăng Lào chắc chắn sẽ bị đánh giá một cách rất khác, nhất là Lào rõ ràng chẳng làm gì nhiều lắm để khiêu khích Trung Quốc. Hơn nữa cuộc xâm lăng đó sẽ gây ra những tổn thương không thể chuộc lại được cho các quan hệ của Trung Quốc với các nước ASEAN. Ngay người Thái cũng thậm chí ít quan tâm đến việc người Trung Quốc dòm ngó họ qua sông Mê Công hơn là đối với quân Việt Nam đóng trên biên giới của họ.


Trạng thái không yên tâm ở Viêng Chăn về ảnh hưởng của người Trung Quốc ở Bắc Lào đã được thấy rằng các tỉnh phía bắc của Lào như Phong Xa Lỳ hình thành với vùng Hoa Nam một khu vực kinh tế tự nhiên, tương đối ít có quan hệ với vùng thấp Viêng Chăn. Trong 18 năm người Trung Quốc đã giúp vào việc sáp nhập các khu vực đó vào nền kinh tế quốc gia của Lào bằng việc dùng Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc xây dựng một hệ thống đường sá rộng rãi qua các núi của Bắc Lào. Vào năm 1978, hệ thống đó đã chạy từ đô thị cấp tỉnh Mường La ở tỉnh Vân Nam của Trung Quốc đến Điện Biên Phủ, gần biên giới Lào-Việt Nam và gần đến Luông Pha Băng ở trung tâm Bắc Lào. Trong hoàn cảnh chính trị đang thay đổi của lúc này, tình hình đó ngày càng trở nên đáng lo ngại. Hệ thống đường đó sẽ giúp Trung Quốc một sự cơ động quân sự to lớn và đó là một trong những lý do chính tại sao người Việt Nam quan tâm như vậy đến nền an ninh quân sự của Lào.


Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã yêu cầu phần lớn 18.000 quân Trung Quốc ở Lào rời Lào năm 1978, sau khi một đoạn quan trọng của con đường đã hoàn thành, và ngay sau khi nhận được những tin chuẩn bị chiến tranh của Trung Quốc ở biên giới, Viêng Chăn lại yêu cầu số quân còn lại ra đi “vì an ninh của chính họ”. Một tuần sau, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào lên án bằng việc đào hầm hố, và tố cáo Trung Quốc thâm nhập vũ trang vào lãnh thổ Lào và ủng hộ những bọn nổi loạn chống chính phủ.


Vào giữa năm 1979, đại sứ quán Trung Quốc ở Viêng Chăn đã phải tự bỏ số nhân viên quân sự và giới hạn số nhân viên đại sứ quán xuống còn mười hai người, nghĩa là ngang với phái đoàn Mỹ ở Lào. Từ đó trở đi, sự  tuyên truyền giữa Lào và Trung Quốc đã trở thành ngày càng xấu và càng ít nhắc đến những thời buổi tốt trước kia. Tuy nhiên lời lẽ vẫn còn chưa thậm tệ bằng giữa Việt Nam và người Trung Quốc. Sự  cãi vã với Trung Quốc không phải là tự ý Lào gây ra và sức ép của Trung Quốc đối với Lào cũng nhằm vào “khối Đông Dương" bị Việt Nam khống chế chứ không phải nhằm thẳng vào Lào. Đài phát thanh Bắc Kinh tuyên bố rằng Việt Nam đã thuộc địa hoá Lào và biến Lào thành một căn cứ để hoạt động chống Trung Quốc, nhưng nhân dân Lào đang mạnh mẽ chống lại. Nhưng trên thực tế, cuộc nổi dậy ở Lào do Trung Quốc ủng hộ đã tỏ ra không có hiệu quả lập trường của Trung Quốc càng củng cố việc Lào đi với phe Xôviết-Việt Nam. Năm 1982, các quan chức ở Viêng Chăn nhắc lại đường lối của Việt Nam rằng Trung Quốc là “kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất” của các nước Đông Dương và là một mối đe doạ cho hoà bình ở Đông Nam Á.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Một, 2007, 10:21:16 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #73 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2007, 10:52:18 am »

Một nước Lào “không còn là Lào” nữa

Các chính phủ Lào và Thái tìm cách giữ cho công việc song phương của họ không bị ảnh hưởng vì cuộc đấu tranh quyền lực khu vực, trong khoảng 18 tháng sau cuộc xâm lăng Campuchia của Việt Nam. Điều đó là tiếp theo chính sách của thủ tướng Criangxac, nhằm cố duy trì một ảnh hưởng của Việt Nam. Tuy nhiên, sự củng cố khối các nước Đông Dương năm 1979 và rồi sự sụp đổ của Criangxac tháng 2 năm 1980, đã làm khó khăn cho mỗi nước tách các vấn đề song phương ra khỏi các vấn đề khu vực. Rồi đến giữa tháng 6 năm 1980 một cuộc bắn nhau xảy ra trên biên giới Mê Công, với một mức độ mà dưới thời Criangxac thì đã được bỏ qua rồi, nhưng lần này thì bị gắn với một cuộc xâm nhập của Việt Nam từ biên giới Campuchia vào Thái Lan ngày 23 tháng 6, và đưa đến việc Thái Lan đóng cửa biên giới Lào. Từ đó Băng Cốc tìm cách khẳng định mối quan hệ quyền lực truyền thống của mình đối với Viêng Chăn. Như một trong những tờ báo hàng ngày chính của Thái Lan đã viết, mục đích của việc đóng biên giới là “để làm cho Lào nhận thức rõ rằng họ phụ thuộc vào Thái Lan nhiều hơn là vào Việt Nam. Mặc dù Lào nằm dưới sự khống chế chính trị của Việt Nam, nhưng Lào không thể có được cứu trợ kinh tế từ nước đó”.


Nhưng trái ngược với quá khứ, lần này Lào không quan tâm đến ngón võ đó của Thái. Một nhà ngoại giao ASEAN lúc đó bình luận: “Người Thái luôn luôn thấy rằng người Lào lúc nào cũng sẵn sàng thoả hiệp, nhưng trong vài tuần qua, họ thấy rằng lập trường của Lào rất là không Lào. Họ nói họ cảm thấy rằng không còn là người Lào nữa mà là người Việt Nam đến nói chuyện với họ”. Bằng nhiều cách, tuyên bố này tổng kết thái độ miễn cưỡng của Thái Lan không muốn thừa nhận mối quan hệ quyền lực đang thay đổi trong khu vực và thực tế rằng, bất chấp những khó khăn của họ là gì, Lào đang trở nên tương đối mạnh hơn. Lào bây giờ đã phá vỡ độc quyền của Thái đối với việc Lào tiếp xúc với thế giới bên ngoài: một phần đất nước đã được ống dẫn dầu do Việt Nam xây dựng phục vụ; và con đường số 9 nối thành phố Xavanakhet với cảng Đà Nẵng của Việt Nam có thể dùng hầu như suốt năm, nhờ có 68 cây cầu do Thuỵ Điển xây dựng. Xulivong Phaoxinitdet, tổng thư ký của bộ ngoại giao Lào đã phàn nàn: “Thái Lan đóng biên giới bất cứ lúc nào họ muốn. Ý nghĩa của con đường đó là tính độc lập của chúng tôi. Khi đường số 9 làm xong… người Thái có thể đóng hoặc mở biên giới lúc nào họ muốn”. Đối với người Thái, việc này sẽ làm cho người Lào trở nên “không Lào” hơn nữa.


Tầm quan trọng của việc phá vỡ thòng lọng của Thái Lan đối với Lào đã được thừa nhận trong một cuộc họp của ngoại trưởng ba nước Đông Dương tháng 2 năm 1981. Đường bộ và đường xe lửa giúp cho Lào ra đến tận biển thông qua Việt Nam và Campuchia đã được đưa lên ưu tiên hàng đầu cho cả ba nước. Sự tồn tại của một chính phủ hữu nghị và hợp tác ở Phnôm Pênh là rất thiết yếu cho Lào và càng có đường ra biển bao nhiêu thì tính độc lập của Lào càng lớn bấy nhiêu. Dưới thời Pol Pot điều này không thể có được. Bây giờ chế độ mới ở Campuchia mở rộng khả năng hợp tác nhờ có liên minh quân sự Đông Dương.


Toàn bộ chính sách đối ngoại của Lào đã được tổng hợp trong báo cáo chính trị của Cayxon tại Đại hội toàn quốc lần thứ ba của Đảng Nhân dân cách mạng Lào tháng 4 năm 1982. “Nền tảng” của chính sách đó là “sự đoàn kết đặc biệt với Việt Nam và Campuchia” của Lào được củng cố thêm bởi “tình đoàn kết và hợp tác nhiều mặt với Liên Xô vĩ đại và các nước xã hội chủ nghĩa khác”. Ông ta tuyên bố rằng các giới cầm quyền ở Bắc Kinh đã tự biến mình thành “kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất của nhân dân chúng ta”. Tuy nhiên, ông ta nói tiếp “chúng tôi kiên trì trong những cố gắng và ý chí của chúng tôi để làm mọi điều có thể làm nhằm duy trì và củng cố tinh thần hữu nghị láng giềng giữa nhân dân chúng tôi và nhân dân Trung Quốc, trong khi kiên quyết chống lại chính sách thù địch của tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh. Vì lợi ích của hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới, chúng tôi sẵn sàng bình thường hoá các quan hệ của chúng tôi với Cộng hoà nhân dân Trung Hoa”. Ông ta cũng nói rằng Lào “thiết tha” cải thiện các quan hệ với Mỹ, và kêu gọi củng cố đối thoại và cùng tồn tại hoà bình giữa các nước Đông Dương các nước ASEAN và phát triển hơn nữa những mối quan hệ kinh tế và văn hoá với Thái Lan.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #74 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2007, 10:52:53 am »

“Liên bang Đông Dương” được thăm lại

Như vậy là Việt Nam đã thành công trong chiến lược cơ bản của mình nhằm chống lại sức ép Trung Quốc. Việt Nam đã tạo được một đồng minh vững vàng ở Campuchia và củng cố mối quan hệ chặt chẽ với Lào. Liên minh khu vực đó đã được sự giúp đỡ vật chất to lớn của Liên Xô và sự cam kết Liên Xô đó đã hạn chế hành động của Trung Quốc chống các nước Đông Dương.


Việc xuất hiện khối chính trị Đông Dương đã được phần còn lại của thế giới thấy rõ tháng 2 năm 1980 khi các ngoại trưởng của Việt Nam, Lào và Campuchia họp ở Sài Gòn. Trong khi các chính sách đối ngoại của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Cộng hoà nhân dân Campuchia liên kết chặt chẽ với các chính sách của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các chính phủ đó đã gắn vào nhau bằng những “hiệp ước hữu nghị”, bây giờ họ ra thông cáo chung nhấn mạnh “sự nhất trí quan điểm về các vấn đề quốc tế”. Họ tuyên bố không có chỗ ở Campuchia cho nhóm Pol Pot hoặc cho những kẻ ”phản động khác, kể cả Sihanouk” đang hoạt động để lật đổ chính phủ Cộng hoà nhân dân Campuchia. Trung Quốc bị mô tả như kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân Đông Dương và trong khi Trung Quốc, Mỹ và “các lực lượng phản động khác” duy trì thái độ thù địch đối với các nước Đông Dương, thì sự có mặt của quân đội Việt Nam ở Lào và ở Campuchia là “rất cần thiết” cho sự bảo vệ của họ. Tuyên bố không thoả hiệp đó nói rõ rằng ba nước Đông Dương quyết tâm đấu tranh lâu dài với Trung Quốc và họ sẽ thương lượng với các nước ASEAN và các nước khác về vấn đề Campuchia chỉ với tư cách là một khối chứ không phải riêng rẽ.


Ngay lập tức những người chỉ trích thù địch tố cáo rằng việc thành lập khối Đông Dương chẳng khác gì sự nô dịch hoàn toàn Lào và Campuchia của Việt Nam. Nhiều người xem đó là một chứng minh cho những lời buộc tội của Pol Pot về ý đồ thành lập một “Liên bang Đông Dương" của Việt Nam. Khi một bài trong báo của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1982 nhắc đến mối quan hệ giữa các nước Đông Dương như một “liên minh chiến lược” thì một nhà bình luận Trung Quốc trả lời ngay: “Trong ba năm qua, các nhà cầm quyền Việt Nam bác bỏ những lời tố cáo của những người khác rằng Việt Nam đang theo đuổi một chiến lược “liên bang Đông Dương". Nhưng bây giờ thì các nhà cầm quyền Việt Nam đã thừa nhận thực sự giữa cách gọi hiếu chiến mới này với cách gọi cũ “Liên bang Đông Dương?" Nó chỉ giúp để bóc trần âm mu chiến lược của Việt Nam nhằm thống trị Đông Dương". Rồi nhà bình luận đó kết thúc bằng việc cho đó là một màn khói nhằm che đậy sự củng cố việc Việt Nam kiểm soát Đông Dương “trước khi mở rộng ra các khu vực khác”.


Đứng trước một kiểu lập luận như vậy, một vài điểm sơ đẳng phải được làm rõ. Sự khác nhau giữa một “liên bang” và một “liên minh” là rất lớn dù cho người Trung Quốc và nhiều nhà bình luận phương Tây không thể thấy được. Một liên minh là một thoả thuận giữa các quốc gia có chủ quyền. Dù cho liên minh có chặt chẽ đến đâu, các thành viên của nó vẫn phụ trách việc điều hành các quan hệ đối ngoại của chính họ và được xem như những quốc gia độc lập trong pháp luật quốc tế; và bất cứ cơ quan nào do liên minh đó tạo ra (như bộ chỉ huy tối cao của các lực lượng công ước NATO chẳng hạn) cũng không được thừa nhận là quốc gia. Trái lại, một liên bang gồm việc thành lập một quốc gia liên bang, chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc điều hành các quan hệ quốc tế. Quyền lực đối với các công việc nội bộ được chia cho các bang thành viên và các nhà cầm quyền liên bang, nhưng các bang thành viên đó không được xem như những quốc gia về phương diện pháp luật quốc tế.


Trong trường hợp của Đông Dương, chúng ta rõ ràng đang bàn đến một liên minh như người Việt Nam chủ trương. Không có một liên bang nào đã được thành lập. Về ngoại giao, Việt Nam và Lào đã được Trung Quốc, Mỹ và các nước khác thừa nhận là những quốc gia có chủ quyền, chịu trách nhiệm về việc điều hành các công việc đối ngoại của chính họ, bao gồm cả quyền lập các liên minh. Những mục tiêu chính của nền ngoại giao Đông Dương là giành sự thừa nhận như vậy cho Cộng hoà nhân dân Campuchia. Một trong những đánh giá cân đối hơn của mối quan hệ đó đã được nhà báo Richard Nations khi bình luận về các hiệp ước ký giữa Việt Nam, Campuchia và Lào năm 1979: “… chúng đưa lại những chân đứng vững chắc của một cơ cấu ngoại giao đơn giản, khống chế Đông Dương với đỉnh của cơ cấu đó ở Hà Nội. Những hiệp định kỹ thuật giữa Viêng Chăn và Phnôm Pênh bây giờ đưa lại một xà ngang cơ cấu, tức là một điều cần thiết, nếu không nói là một bộ phận chịu lực của toàn bộ cơ cấu… Những hiệp ước và hiệp định đó tuy trong vài năm qua phải dựa vào xương sống của quân đội Việt Nam, nhưng tuyệt nhiên không làm cho chủ quyền quốc gia lệ thuộc vào một liên bang, ít ra là về quan điểm pháp lý. Với cơ cấu của các hiệp định đó, Hà Nội hầu như không cần đến một liên bang như vậy”. (xem Richard Nations. Tạp chí kinh tế Viễn Đông ngày 6-4-1979-ND). Anh ta kết luận rằng chừng nào còn sự thống nhất trong các chính sách đối ngoại cơ bản của họ, thì “Lào và Campuchia còn có thể theo đuổi các lợi ích quốc gia theo cách riêng của mình”.


Không ai chối cãi rằng người Việt Nam đã đưa lại xương sống quân sự cho liên minh và rõ ràng là lực lượng át hẳn trong đó, cũng giống như Mỹ trong trường hợp NATO chẳng hạn và Trung Quốc trong bất cứ khối khu vực nào mà Trung Quốc có thể thành lập được sau này. Nhưng người Việt Nam đã đi khá xa để nhấn mạnh rằng liên minh đó là một liên minh được dựa trên sự thoả thuận chung và Hà Nội không áp đặt chính sách cho các bạn đường của mình. Vì vậy Lào đã được chọn làm người phát ngôn chính thức cho khối Đông Dương, và người Việt Nam đã nhấn mạnh rằng họ sẽ không thương lượng bất cứ giải pháp nào cho vấn đề Campuchia qua đầu các nhà chức trách Cộng hoà nhân dân Campuchia cả. Các nhà cầm quyền ở Viêng Chăn và Phnôm Pênh lập luận rằng khối Đông Dương đã xuất hiện không phải vì những giấc mơ của Việt Nam vè một nhà nước liên bang của Đông Dương mà vì, trước sự thù địch của Trung Quốc, liên minh của Lào và Campuchia với Hà Nội là cách tốt nhất để bảo vệ lợi ích của mình. Tất nhiên các nước khác trong khu vực hoảng sợ vì sự mở rộng ảnh hưởng của Việt Nam và Liên Xô nhưng đó lại là một vấn đề khác và là vấn đề mà chúng tôi sẽ bàn đến.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #75 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2007, 08:30:11 pm »

7.ASEAN: Những dômino đẩy lùi

Nước không cộng sản bị ảnh hưởng trực tiếp nhất vì những phát triển ở Đông Dương là Thái Lan. Chính phủ Thái đã đóng một vai trò trung tâm trong cuộc đấu tranh của Mỹ nhằm “ngăn chặn” chủ nghĩa cộng sản ở châu Á: khi SEATO (tổ chức hiệp ước Đông Nam Á) được thành lập năm 1954, tổng hành dinh của nó đã được đặt tại Băng Cốc. Sau khi Đông Dương rơi vào tay cộng sản, và sự rút lui rõ ràng của sức mạnh quân sự Mỹ khỏi khu vực, nhiều nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Thái Lan tin rằng họ đứng trước một nguy cơ nghiêm trọng của sự xâm chiếm từ Việt Nam, và sự ủng hộ của Lào và Campuchia đối với những kẻ nổi dậy do cộng sản lãnh đạo, hoạt động ở vùng bắc và đông bắc Thái Lan sẽ làm cho chính phủ không thể đánh bại được những kẻ nội dậy đó. Sự sụp đổ của chế độ Pol Pot vào tay quân đội Việt Nam năm 1979 chỉ làm tăng thêm những nỗi lo sợ và nghi ngờ trên đây. Nhiều người kể cả những người thuộc phái tả tin rằng Thái Lan sẽ là con “domino” tiếp theo sẽ sụp đổ.


Trong hai mươi năm sau cuộc đảo chính do Xarit Tharat lãnh đạo năm 1951, các nhà lãnh đạo quân sự Thái Lan đã dựa vào “đe doạ” của cộng sản để lôi kéo viện trợ vô điều kiện của Mỹ và để bào chữa cho sự đàn áp những đối thủ trong nước của họ. Chiến tranh lạnh rất có ích cho họ và họ đã hoan nghênh rất nhiệt liệt việc tăng cường dính líu của Mỹ vào Đông Dương. Nhưng khi Mỹ từ năm 1968 trở đi nghiêm chỉnh bắt đầu tìm cách rút ra khỏi Việt Nam, thì người Thái, theo lời của John Girling, “bị đẩy vào một cam kết chống cộng hăng hái nhưng lại không có phương tiện để thực hiện (xem “Thái Lan: xã hội và chính trị” của John Girling, Ithaca và Luân Đôn, 1981, tr.239-ND).


Để cho phù hợp với tình hình, người Thái giảm nhẹ việc dựa vào Mỹ: đầu năm 1969, Băng Cốc đưa tin giảm bớt sự có mặt quân sự Mỹ ở Thái Lan, và bắt đầu một cách thận trọng tìm cách đối thoại với Bắc Kinh. Tuy nhiên mục đích là một chính sách trung lập, giữ khoảng cách cân đối giữa các cường quốc lớn chứ không phải lệ thuộc vào cường quốc nào. Chính sách của Thái, được kết tinh khi chiến tranh Đông Dương kết thúc, đã được tổng hợp lại trong diễn văn tháng giêng năm 1974 của ngoại trưởng Thái. Ông ta nói chính phủ Thái sẽ tiếp tục duy trì những quan hệ hữu nghị với Mỹ nhưng sẽ điều chỉnh “sự quá nhấn mạnh về hợp tác quân sự". Chính sách Thái nhằm đạt một sự “cân bằng” giữa tất cả các cường quốc có lợi ích trong khu vực: trong khung cảnh đó, không những ông ta tiên đoán sẽ phát triển quan hệ với Trung Quốc mà ông ta còn mô tả Liên Xô đang ở trong một “vị trí mạnh” để đóng góp vào sự ổn định của Đông Nam Á.


Giống như Việt Nam, Thái Lan tìm cách cân bằng Mát-xcơ-va với Bắc Kinh tuy mục tiêu của Băng Cốc là hạn chế càng nhiều ảnh hưởng của một Việt Nam thống nhất càng tốt. Nhưng chính sách của Thái đã trở thành nạn nhân của sự leo thang trong các cuộc xung đột Việt Nam-Campuchia và Việt Nam-Trung Quốc, nhất là tình hình đó lại trùng hợp với sự đổ vỡ của hoà dịu và chuyển sang chiến tranh lạnh.


Tuy nhiên chính sách “cân bằng” này không được các phần tử cánh hữu có ảnh hưởng trong quân đội Thái tán thành. Họ cho là Thái Lan đã chấp nhận sự mất ảnh hưởng ở Viêng Chăn, Sài Gòn và Phnôm Pênh. Họ gắn sự “đầu hàng cộng sản” đó với chính phủ dân sự ở Băng Cốc năm 1973 và với sự “mất trật tự” của nền chính trị dân chủ mà chính phủ đó đưa lại. Tháng 10 năm 1976, giới quân sự Thái tiến hành một cuộc đảo chính. Chính phủ mà họ dựng lên do Thanin Crayvichin đứng đầu, theo đuổi một lập trường chống cộng hung hăng với ý định làm sống lại liên minh Mỹ. Nhưng Washington sợ gây tổn thương hoa dịu Trung-Mỹ mới đạt được, nên nhanh chóng nói rõ rằng Mỹ không có ý định tham gia một cam kết quân sự với Thái Lan. Trong hoàn cảnh như vậy, việc Thanin chống lại sự cải thiện quan hệ với Trung Quốc và các nước Đông Dương đang đẩy Thái Lan vào thế cô lập nguy hiểm. Bị mất ảo tưởng giới quân sự lật Thanin trong một cuộc đảo chính khác tháng 10 năm 1977.


Tướng Criangxac Chomaran lên thay và chuyển sang một đường lối thực tiễn hơn. Chấp nhận sự rút hẹp của sức mạnh Mỹ, ông ta xem Trung Cộng là một cường quốc lớn có thể giúp duy trì ổn định ở Đông Nam Á và ông ta đi đến cải thiện quan hệ với Đông Dương. Về mặt này Criangxac đã bị lúng túng trước thái độ hiếu chiến của Khmer đỏ đối với Thái Lan. Còn quan trọng hơn nữa, ông ta nhận ra rằng mục tiêu chính của Đặng Tiểu Bình là đẩy Thái Lan vào một liên minh khu vực với Pol Pot để chống lại người Việt Nam. Trong khi không có bằng chứng để cho rằng Criangxac đã thực sự chấp nhận gợi ý của Đặng Tiểu Bình, nhưng chỉ việc ông ta chấp nhận một “mối quan hệ xây dựng" với Trung Quốc vào lúc gay cấn này cũng đã gây ra những ngờ vực xấu nhất ở Hà Nội.


Một sợi chỉ khác của chính sách đối ngoại Thái Lan trong những năm 1970 là âm mưu tập hợp các nước không cộng sản của khu vực làm một đối trọng có hiệu quả đối với Việt Nam. Việc này chỉ đạt đươợ trong năm 1979 để đáp ứng lại cuộc khủng hoảng về Campuchia và vấn đề “thuyền nhân”. Sự xuất hiện của ASEAN như là một khối chống cộng đã đối lại được với sự xuất hiện của khối Đông Dương cộng sản, tuy rằng sự xuất hiện đó tương đối ít được bình luận đến.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #76 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2007, 08:32:14 pm »

ASEAN: một khối chống cộng

Được thành lập ban đầu tại Băng Cốc năm 1967. ASEAN gồm có Philippin, Thái Lan, Malayxia, Singapore và Indonesia, nhưng trong nhiều năm những xung đột và tranh chấp giữa các nước thành viên với nhau đã làm cho tổ chức đó ít có ý nghĩa thực tiễn. Khi ASEAN được thành lập Singapore mới chỉ tách ra khỏi Liên bang Malayxia, Malayxia cũng phải đương đầu với thách thức vũ trang của chính sách công-phrông-ta-xi (đối đầu) của Indonesia cho đến khi Xucacno bị lật đổ năm 1965, và với yêu sách về lãnh thổ của Philippin đối với bang Xaba ở Đông Malayxia. Yêu sách này phải đến mãi năm 1982 mới được huỷ bỏ. Cả Thái Lan lẫn Philippin đều là thành viên của SEATO, trong lúc Malayxia, Singapore và Indonesia nghiêng hơn về phía chính sách trung lập.


Sự tán loạn của Mỹ ở Việt Nam đã củng cố các xu hướng trung lập ở ASEAN. Ngay đầu năm 1971 một đề nghị của Malayxia về một “khu vực hoà bình, tự do và trung lập” đã được sự ủng hộ chung, mặc dù chẳng có gì đã được làm để loại trừ sự có mặt quân sự của Mỹ. Năm 1974-1975, các nước ASEAN bắt đầu mở các quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Bắc Việt Nam, Campuchia và Lào. SEATO rút lui dần dần, và các căn cứ Mỹ ở Thái Lan (tuy không phải là các căn cứ ở Philippin) đã được đóng cửa.


Những nhà bình luận phương Tây sợ rằng sự sa sút ảnh hưởng của Mỹ sẽ mở đường cho sự mở rộng quan trọng ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Nam Á, nhưng kết quả chính của sự chuyển hướng vào chủ nghĩa trung lập đó là củng cố ASEAN thành một khối khu vực. Những cố gắng ngoại giao Xôviết ít đạt được kết quả và, như chúng ta đã thấy, ảnh hưởng của Trung Quốc chứ không phải của Liên Xô đã tăng lên ở Đông Nam Á.
Những nỗi lo sợ rằng một Đông Nam Á không cộng sản yếu và chia rẽ sẽ chịu sự đe doạ của một Đông Dương thống nhất và mạnh, đã thúc đẩy các nước ASEAN chôn sâu những bất đồng của họ sau năm 1975. Cuộc họp cấp cao đầu tiên của những người đứng đầu nhà nước của ASEAN tại Bali tháng 2 năm 1976 do đó là một trả lời cho những thắng lợi của cộng sản ở Đông Dương. Những hiệp định ký tại cuộc họp đó đã đặt cơ sở cho sự hợp tác chính trị, kinh tế và văn hoá giữa 5 nước. Để tránh khiêu khích những người láng giềng cộng sản mới của họ một cách không cần thiết hội nghị đã nhấn mạnh rằng ASEAN không phải là một công ước quân sự.


Nhưng sau năm 1975, các nước ASEAN đã trải qua một cuộc phồn thịnh kinh tế, trong khi Đông Dương bị lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị. Các nước ASEAN tựt hấy được tất cả bên trong cuộc xung đột Campuchia-Việt Nam-Trung Quốc tranh thủ. Ngoại trưởng Singapore Xinnathambi Ragiaratman bình luận năm 1978: “Các domino đã không bị đổ. Dường như tình hình đã đi theo hướng khác… thay cho việc củng cố làn sóng cộng sản như đã dự kiến sau thắng lợi của họ, bây giờ chúng ta thấy sự tan rã của khói đoàn kết cộng sản, ASEAN đang được củng cố chứ không phải tan rã”.


Tình hình này rất thuận lợi cho các nước ASEAN, đã đi đến chấm dứt khi người Việt Nam lật đổ chế độ Pol Pot. Bản thân tóc độ và hiệu quả của sự can thiệp quân sự của Việt Nam đã làm cho các nước Đông Nam Á không cộng sản hoảng sợ vì họ biết rằng họ không có một khả năng quân sự như vậy. Hơn nữa hậu quả chính của cuộc can thiệp là tạo thành một khối Đông Dương cộng sản thống nhất mà các nước ASEAN đã lo sợ có thể xuất hiện trong năm 1975. Do đó không có gì lạ việc họ lên án hành động của Việt Nam, chẳng hề có chút chú ý gì đến những chi tiết của cuộc tranh chấp Việt Nam-Campuchia. Xét vè sự thay đổi so sánh lực lượng vũ khí, thì theo quan điểm của họ, những đúng và những sai của cuộc xung đột không có nghĩa lý gì. Có một kẻ độc tài giết người như Pol Pot làm láng giềng còn hơn là một khối Đông Dương cộng sản.


Các ngoại trưởng ASEAN họp ở Băng Cốc ngày 11 tháng giêng năm 1979 để thảo luận cách họ phải trả lời cuộc xâm chiếm Campuchia của Việt Nam. Ngay sau đó, họ ra một tuyên bố chung phàn nàn “cuộc can thiệp vũ trang đe doạ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia”, xác nhận quyền của nhân dân Campuchia quyết định lấy tương lai của chính họ, không có sự can thiệp hoặc ảnh hưởng từ bên ngoài”, và đòi “việc rút ngay quân đội bên ngoài khỏi lãnh thổ Campuchia”.


Mặc dù tỏ ra nhất trí trong dịp này, nhưng có những khác biệt nghiêm trọng giữa các thành viên ASEAN về vấn đề Campuchia. Thái Lan nằm trong một vị trí bất lợi của một “quốc gia tiền tuyến” với sự sụp đổ của chế độ Pol Pot, Thái Lan thấy mình đứng trước một lực lượng Việt Nam ưu thế hơn dọc theo tất cả biên giới phía bắc và từ phía đông, từ Chiang Saen ở phía bắc đến Klong Yai ở đông nam. Việc người Việt Nam đến biên giới đối diện với Araniapratet là điều đặc biệt gây lo sợ cho chính phủ Thái, bởi vì nó có nghĩa là quân Việt Nam chỉ cách bản thân Băng Cốc vài giờ, qua một đất nước bằng phẳng, dễ đi qua và bảo vệ sơ sài. Đã trở thành một lời nói đùa có tính chất mẫu mực rằng nếu người Việt Nam xâm chiếm Thái Lan, họ sẽ chỉ bị sự tắc nghẽn giao thông chặn lại ở Băng Cốc, nhưng đối với những người chịu trách nhiệm về nền an ninh đất nước thì đó không phải là vấn đề để cười. Trong khi sự lo lắng về những ý định của Việt Nam tất nhiên là mạnh nhất ở Thái Lan, thì Singapore cũng tán thành như vậy và cũng đưa ra một đường lối chống Việt Nam mạnh. Tháng giêng năm 1979, Ragiaratman tuyên bố rằng “ý nghĩa của điều đã xảy ra mà chủ nghĩa đế quốc không còn liên kết với chủ nghĩa đế quốc phương Tây nữa mà với chủ nghĩa đế quốc cộng sản”. Tuy nhiên, Malayxia và Indonesia nghiêng về một lập trường dễ dãi hơn. Chính phủ Giacacta tuyên bố rằng những sự kiện ở Campuchia không có nghĩa có một mối đe doạ Việt Nam đối với các nước ASEAN, bởi vì Việt Nam đang quá bận với những vấn đề trong nước của họ.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #77 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2007, 08:37:42 pm »

Những khác nhau đó là một phần sự phản ánh những thái độ khác nhau đối với Trung Quốc. Những mối lo sợ trước đây về việc bành trướng xuống phía nam của cộng sản Trung Quốc đã được dịu bớt nhờ sự ve vãn các nước ASEAN của Bắc Kinh trong những năm 1970, nhưng những mối lo sợ đó tuyệt nhiên không phải đã tắt hẳn. Việc Trung Quốc khăng khăng duy trì các quan hệ với các Đảng Cộng sản “anh em” đang lãnh đạo các cuộc nổi dậu là một nguồn gốc cọ xát trong các quan hệ của họ với các chính phủ ASEAN. Một nguồn gốc khác là ảnh hưởng của Trung Quốc đối với cộng đồng Trung Quốc hải ngoại trong các nước đó. Sự ngờ vực đối với những vấn đề đó đặc biệt sâu sắc ở Malayxia và Indonesia là những nước có xu hướng có cảm tình với ý kiến về một nươc Việt Nam độc lập làm hàng rào ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc. Bản thân là thuộc địa cũ, họ cũng có cảm tình hơn với những nguyện vọng quốc gia của những người cộng sản Việt Nam. Trái lại, ở cả Singapore lẫn Thái Lan, các cộng đồng kinh doanh Trung Quốc địa phương gây một ảnh hưởng mạnh đối với chính phủ để có quan hệ hữu nghị với Bắc Kinh và ở đó cũng không có những ký ức về một cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc phương Tây. Thái độ của Băng Cốc còn chịu ảnh hưởng hơn nữa của suy nghĩ rằng Thái Lan đã có truyền thống cạnh tranh với Việt Nam về ảnh hưởng với Lào và Campuchia.


Từ lúc bắt đầu, các nước ASEAN khác công khai theo sự dẫn đường của Thái Lan, với tư cách là nước bị ảnh hưởng trực tiếp nhất của cuộc khủng hoảng Campuchia. Nhưng ngay trong chính phủ Băng Cốc, ý kiến cũng khác nhau về việc nên dùng những biện pháp thực tiễn nào. Những lời khuyên thận trọng đề nghị rằng trong khi cuộc xâm lăng của Việt Nam phải bị lên án mạnh mẽ, chính phủ Heng Samrin nên được thừa nhận một cách lặng lẽ như một thực tế của cuọc sống trừ phi xuất hiện một đe doạ trực tiếp đối với Thái Lan: Không có ích gì dính vào một cố gắng, có lẽ là vô ích và chắc chắn là nguy hiểm, tìm cách buộc người Việt Nam rút khỏi Campuchia. Những quan điểm đó đã được người Malayxia và người Indonesia củng cố thêm, họ tán thành mở một cuộc ”đối thoại” với Hà Nội chứ không phải một cuộc đối đầu. Đằng sau sân khấu, người Indonesia nói riêng đã tìm cách hạ những người cứng rắn và đi đến một sự thích nghi với Việt Nam.


Nhưng những người cứng rắn ở Băng Cốc và Singapore thắng thế đối với những lời khuyên nói trên. Criangxac bay đi Washington và Jimmy Cater đoán chắc với ông ta về sự ủng của Mỹ nếu nền an ninh của Thái Lan bị de doạ. Rồi người Trung Quốc tiến công Việt Nam. Ngày 22 tháng 2, năm ngày sau cuộc xâm lược của Trung Quốc, Criangxac nói rằng Thái Lan sẽ tiếp tục thừa nhận chính phủ Pol Pot như chính phủ hợp pháp của Campuchia. Ông ta cảnh cáo “những kẻ xâm lược tiềm tàng” về sức mạnh của các lực lượng vũ trang Thái Lan và nói rằng các lực lượng đó có đủ khả năng chặn đứng đe doạ của bất cứ phong trào bành trướng nào. Ông ta cũng bắt đầu xây dựng các công trình phòng thủ biên giới Thái Lan và tập hợp sự ủng hộ của ASEAN cho lập trường đó. Criangxac đã làm điều mà sẽ chứng minh là một cam kết quyết định của Thái Lan: cơ sở của một chính sách đối ngoại cân đối đã bị phá huỷ bằng quyết định đứng về phía với Trung Quốc và Khmer đỏ trong cuộc xung đột Đông Dương.


Trong vài tháng tiếp theo, tình hình trên biên giới Thái-Campuchia trở nên ngày càng căng thẳng. Mất trật tự, đánh nhau và thiếu lương thực ở Tây Campuchia đã gây ra một dòng thác những người tị nạn chạy sang Thái Lan. Vì việc tị nạn trên bộ đó trùng họp với việc bỏ chạy của những “thuyền nhân” khỏi Việt Nam, cho nên đã thành một phận của vấn đề tị nạn làm cho các nước ASEAN hoảng sợ. Cùng lúc đó, các lực lượng Pol Pot rút lui vào biên giới Thái trước sự truy kích của quân Việt Nam và người ta ngại rằng chiến sự giữa họ với nhau có thể tràn sang Thái Lan. Chính phủ Thái có phần không nhất quán khi tuyên bố lập trường trung lập của mình đối với cuộc xung đột bên trong Campuchia bởi vì họ lên án người Việt Nam và ủng hộ Campuchia dân chủ của Pol Pot là chính phủ hợp pháp của Campuchia. Họ không thể chối cãi được điều đó khi Sihanouk trích lời của Hàn Niệm Long, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc, tuyên bố tháng 5 năm 1979: “Đối với thế giới bên ngoài, người Thái nói rằng họ trung lập, nhưng trên thực tế họ không trung lập. Họ đi với Pol Pot”.


Khi các ngoại trưởng của các nước ASEAN họp ở Bali tháng 6 năm 1979 về cuộc khủng hoảng người tị nạn, cuộc họp đó đã bị các người cứng rắn chống Việt Nam khống chế. Người nói thẳng thừng nhất lại một lần nữa là Ragiaratnam của Singapore. Ông ta nói rằng Việt Nam là một cường quốc bành trướng nhằm thống trị toàn Đông Nam Á, đã “tuyên chiến” với ASEAN và “đang thực hiện một chính sách diệt chủng”. “Ngày nay là những người Việt Nam gốc Hoa. Người Campuchia đã bị cộng thêm vào danh sách những người sắp phải chết… Tại sao không phải là Thái Lan ngày mai, và Malayxia, Singapore và các nước khác đang dám ngăn cản những giấc mơ của Việt Nam?”. Theo cách nhìn của Ragiaratman, Việt Nam đã đe doạ Thái Lan với 180.000 quân và đang cố tình xua những người tị nạn ra khỏi Đông Dương nhằm làm mất ổn định các nước không cộng sản của Đông Nam Á. Ông ta nói rằng ASEAN đã đi đến giới hạn của sự kiên nhẫn rồi, đòi phải có đường lối cứng rắn về vấn đề tị nạn, và chủ trương rằng ASEAN cung cấp vũ khí và ủng hộ vật chất cho cuộc chiến tranh yêu nước của Campuchia chống lại sự thống trị của Việt Nam (cụ thể là các lực lượng Pol Pot). Ông ta nhắc nhở những bạn ASEAN của ông không được có bất cứ chính sách hoà giải nào với Hà Nội, lập luận rằng Việt Nam không thể được đối xử như “một láng giềng chủ yếu là yêu hoà bình”.


Thông cáo cuối cùng được thông qua tại Bali lên án người Việt Nam và kêu gọi “sự ủng hộ quốc tế” đối với “quyền tự quyết” của Campuchia, Campuchia ở đây là chế độ Campuchia dân chủ. Thông cáo khẳng định lại sự ủng hộ Thái Lan của các nước ASEAN, và tuyên bố rằng bất cứ cuộc leo thang nào trong chiến đấu ở Campuchia hoặc bất cứ sự xâm nhập nào vào Thái Lan sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến nền an ninh của các nước ASEAN với tư cách là một nhóm thống nhất. Không có công ước quân sự nào được ký ở Bali, nhưng đã khá rõ rằng nếu Thái Lan bị tiến công, thì các nước khác sẽ đến giúp đỡ. Sau hội nghị, ngoại trưởng Mỹ, Xai-rớt Van-xơ cam kết rằng Mỹ sẽ đến giúp đỡ bất cứ nước ASEAN nào bị tiến công từ bên ngoài. Hội nghị Bali tháng 6 năm 1979 như vậy là một bước có ý nghĩa vào hướng chuyển ASEAN thành một liên minh quân sự trên thực tế được Mỹ ủng hộ.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #78 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2007, 08:41:44 pm »

Sự hợp tác quân sự giữa các nước ASEAN đã được đẩy nhanh sau hội nghị Bali nhưng trên cơ sở song phương chứ không phải đa phương. Họ thực hiện những cuộc trao đổi tập trận chung và cố gắng tiêu chuẩn hoá trang bị của họ. Công việc đó đòi hỏi tăng nhanh chi tiêu quân sự và đã được viện trợ quân sự của Mỹ góp sức. Đối với toàn bộ các nước ASEAN, chi tiêu quốc phòng lên đến 5.466 triệu đôla Mỹ năm 1980, tăng 47 phần trăm so với năm 1979 và 2.849 phần trăm so với năm 1975.


Ngay dù như vậy, trong bất kỳ sự so sánh trực tiếp nào về lực lượng quân sự của họ với nhau, so sánh lực lượng khu vực vẫn có lợi cho Việt Nam. Vào năm 1980, các nước ASEAN có 693.000 quân tại ngũ so với một triệu quân của Việt Nam. Hơn nữa quân đội của nhiều nước ASEAN còn bị cột chặt vào công việc nổi dậy trong nước hoặc phải tham gia vào công việc của chính quyền. ASEAN vẫn là một sự tập hợp các nước yếu về quân sự, phụ thuộc nặng nề vào sự bảo vệ của Mỹ và Trung Quốc để đối phó với đe doạ của Việt Nam.


Các nhà bình luận phương Tây rất thông cảm với lý do tại sao ASEAN đi vào hướng một liên minh quân sự và họ chẳng bao giờ dùng những lý luận ngốc nghếch như khi nói đến khối Đông Dương. Không có chút ý định nào coi ASEAN như một “liên bang” hoặc mô tả nó như một công cụ “chủ nghĩa thực dân" của một trong những nước thành viên có thế lực, hoặc của Mỹ. Tất nhiên, tình hình đó phản ánh một phần thực tế rằng không có nước nào khống chế được ASEAN. Nó cũng phản ánh sự hợp tác quân sự rộng rãi hơn nhiều ở Đông Dương mà Việt Nam chịu gánh nặng chủ yếu. Tuy nhiên cái chính là vì các nhà quan sát phương Tây dễ dàng nhận thức đe doạ của Việt Nam đối với Thái Lan và hiểu phản ứng của ASEAN là một phản ứng phòng ngự. Cũng chính những nhà quan sát đó nhưng lại không thấy được rằng khối Đông Dương cũng là phòng ngự về tính chất. Họ thấy một đe doạ của Việt Nam đối với Thái Lan trong cuộc xâm chiếm Campuchia nhưng lại không thể thấy đe doạ của Trung Quốc đối với Đông Dương, mặc dù cố cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc. Nếu khối Đông Dương liên kết với nhau chặt chẽ hơn, đó chủ yếu là vì đe doạ mà họ phải đương đầu là thực sự hơn nhiều. Tuy có những vấn đề song song như vậy, nhưng ASEAN và khối Đông Dương có nững mục tiêu cơ bản ngược nhau về vấn đề Campuchia: Đối với ASEAN, quan tâm hàng đầu là chấm dứt mối đe doạ cảm thấy đối với Thái Lan bằng một sự rút quân Việt Nam khỏi Campuchia, trong khi vấn đề Trung Quốc là thứ yếu; tuy nhiên, đối với Đông Dương, thì đe doạ của Trung Quốc là mối quan tâm bậc nhất, và sự có mặt của Việt Nam ở Campuchia là thứ yếu. Khả năng của một giải pháp ngoại giao có thể thoả mãn cả hai bên do đó là một điều còn xa xôi.


Những cuộc hội đàm giữa ASEAN và các nước Đông Dương chưa hề bao giờ được bắt đầu. Năm 1980 người Việt Nam lặp đi lặp lại rằng họ sẽ không thương lượng tương lai của Campuchia qua đầu chính phủ ở Phnôm Pênh, nhưng các nước ASEAN sẽ không tham gia vào cuộc đàm phán nào gồm có chính quyền Heng Samrin. Người Việt Nam cũng nói rằng quân đội của họ sẽ ở lại Campuchia chừng nào còn “đe doạ của Trung Quốc" đối với các nước Đông Dương. Họ đưa ra việc rút một số quân để đổi lấy việc Thái Lan không cho Khmer đỏ đất thánh và hàng cung cấp, nhưng sẽ không rút hoàn toàn khi thái độ của Trung Quốc còn thù địch. Tuy nhiên các nước ASEAN lại nhấn mạnh việc rút hoàn toàn. Hà Nội đã tìm cách giảm nhẹ những lo sợ của Băng Cốc về sự “bành trướng” của Việt Nam bằng việc đề nghị một công ước không xâm lược với Thái Lan. Nhưng theo con mắt của người Thái, thì một công ước như vậy ít có ý nghĩa trước những hành động của Việt Nam ở Campuchia và Băng Cốc đã bác bỏ đề nghị đó. Việt Nam đề nghị phi quân sự hoá biên giới Thái-Campuchia và Thái Lan đã bác bỏ vì nếu làm như vậy có nghĩa là Thái Lan là một bên của cuộc tranh chấp ở Campuchia. Thái Lan đổi lại bằng việc đề nghị một khu phu quân sự giữa các bên tham chiến bên trong Campuchia và Việt Nam đã bác bỏ vì nó có nghĩa là chia cắt trên thực tế Campuchia.


Về vấn đề này các nước ASEAN tự thấy mình nằm trong liên minh với Mỹ và, có phần không thoải mái hơn với Trung Quốc. Họ tiếp theo thắng lợi ngoại giao của họ trong việc đưa Pol Pot vào Liên hợp quốc bằng việc yêu cầu một hội nghị quốc tế vè Campuchia dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc. Họ đề nghị rút hoàn toàn quân Việt Nam, thành lập một lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc để giữ gìn luật pháp và trật tự ở Campuchia sau khi Việt Nam rút, và tổ chức bầu cử do Liên hợp quốc đỡ đầu để thành lập một chính phủ mới. Ngày 22 tháng 10 năm 1980 Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 35/6 về Campuchia. Nghị quyế này theo đúng dự thảo của ASEAN trừ một điểm là bỏ việc thành lập lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc. Việc không thành lập lực lượng này có nghĩa là Khmer đỏ sẽ là lực lượng quân sự có tổ chức duy nhất trên đất nước (bất kể kết quả của cuộc bầu cử như thế nào). Đó là điều mà có tin là do Trung Quốc đòi hỏi. Các nước Đông Dương bác bỏ đề nghị này vì Liên hợp quốc đã chấp nhận tính hợp pháp của chế độ Pol Pot và bác bỏ tính hợp pháp của Cộng hoà nhân dân Campuchia cho nên Liên hợp quốc không còn là một cơ quan không thiên vị nữa.


Không có sự tham gia của các nước Đông Dương thì một hội nghị về Campuchia, như một nhà ngoại giao đã nói, cũng giống như vỗ tay với một tay. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là khoảng cách giữa lập trường của ASEAN với lập trường của Trung Quốc và Mỹ. Trong Nghị quyết Liên hợp quốc 35/6 ASEAN cố viết thành điều khoản sự bảo đảm với Việt Nam rằng nền an ninh của họ không bị đe doạ. Ngoại trưởng Singapore, Suppia Dhanabalan (Ragiaratnam đã trở thành phó thủ tướng phụ trách các công việc đối ngoại) nhấn mạnh rằng ASEAN không muốn thấy Khmer đỏ trở lại chính quyền bằng vũ lực và ASEAN thừa nhận rằng bất kỳ giải pháp nào cho vấn đề Campuchia phải tính đến sự “quan tâm chính đáng của Việt Nam rằng Campuchia không được dùng để đe doạ nền an ninh của họ”. Ông ta đã được các ngoại trưởng ASEAN khác ủng hộ.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #79 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2007, 08:43:01 pm »

Sự xuất hiện đường lối hoà giải đó trong ASEAN đã làm cho người Trung Quốc hốt hoảng. Trước hội nghị, Bắc Kinh công khai tiến công đề nghị của ASEAN mời các phe phái chính trị Campuchia khác nhau làm người quan sát. Theo người Trung Quốc thì chỉ hai bên xung đột, Việt Nam và Campuchia dân chủ, phái được mời, Cộng hoà nhân dân Campuchia không được hỏi đến trong bất cứ vai trò nào; Sihanouk hoặc Son Sen cũng vậy, trừ phi họ sẵn sàng liên kết với Campuchia dân chủ, đại diện hợp pháp duy nhất của Campuchia. Trả lời của Trung Quốc về những ý kiến nói đến “lợi ích an ninh chính đáng” của Việt Nam là đòi hội nghị tập trung vào “vấn đề chính” nghĩa là buộc Việt Nam rút tất cả quân đội của họ khỏi Campuchia. Tại chính hội nghị, Hàn Niệm Long, quyền ngoại trưởng Trung Quốc, đề nghị rằng chỉ sau khi Việt Nam rút, các thành viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và các nước Đông Nam Á mới cam kết tôn trọng độc lập và trung lập của Campuchia.


Lập trường cứng rắn của Trung Quốc đã được Mỹ ủng hộ. Mục tiêu chính sách Mỹ ở Đông Dương là gây sức ép tối đa đối với Hà Nội, leo thang cuộc khủng hoảng Campuchia chứ không phải tìm một giải pháp cho nó. Năm 1979 một “nhà ngoại giao phương Tây kỳ cựu” ở Băng Cốc “quen thuộc với suy nghĩ của Washington” nói với Nayan Sanda rằng Mỹ chống lại mọi cố gắng đi đến một thoả thuận với Việt Nam bởi vì điều đó “chỉ khuyến khích chủ nghĩa bành trướng của Hà Nội chứ không phải hạn chế nó”. Người Mỹ thích gây ra một cuộc đối đầu mà họ hy vọng có thể làm cho họ “bẻ gãy” ý chí của giới lãnh đạo Hà Nội, ngay dù cho phải mất năm đến mười năm (xem trích của Nayan Sanda, Tạp chí Kinh tế Viễn Đông, 21 tháng 12 năm 1979-ND). Ngoài ý muốn trả thù, người Mỹ còn rất muón làm vừa lòng người Trung Quốc. Vào lúc hội nghị Liên hợp quốc một người Mỹ nói: “Nếu có ai đó nghĩ rằng Campuchia dân chủ là một thay thế (cho Cộng hoà nhân dân Campuchia) thì anh ta là một người mất lý trí… Lý do duy nhất chúng tôi ủng hộ thư uỷ nhiệm của Campuchia dân chủ là vì người Trung Quốc muốn chúng tôi làm như vậy” (xem trích dẫn của J.M. Van Kroef, bài “Campuchia: cung mê ngoại giao, đăng trong Asian Suwey, vol.22, 1982, tr.1020-ND). Lập trường đó của Mỹ không còn để cho ASEAN có chỗ để linh động.


Ngoại trưởng A-lec-xan-đơ He-gơ nói với hội nghị Liên hiệp quốc rằng: “Mỹ không có ý định bình thường hoá quan hệ với một Việt Nam đang chiếm Campuchia và làm mất ổn định toàn bộ khu vực Đông Nam Á”. Ở Bắc Kinh, không lâu trước hội nghị, trợ lý bộ trưởng của He-gơ, Giôn Hôn-đri-giơ đã nói lên sự ủng hộ của ông ta đối với việc tăng cường ”các sức ép chính trị, kinh tế và vâng, cả quân sự nữa đối với Việt Nam" để đưa lại “một số thay đổi trong thái độ của Hà Nội". Hai ngày sau hội nghị, Hôn-đri-giơ nói lên chính sách của Mỹ đối với Đông Dương, trong cuộc điều trần trước tiểu ban công việc Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng viện như sau: “… Vấn đề trung tâm trong chính sách của Mỹ đối với Việt Nam là sự chiếm đóng Campuchia và đó là điều mà tại sao chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì sức ép với Hà Nội. Chúng tôi sẽ tiếp tục một quá trình cô lập ngoại giao và tước đoạt kinh tế cho đến khi Hà Nội… (đồng ý) rút quân, bầu cử tự do và chấm dứt can thiệp từ bên ngoài” (Xem “Ngoại giao của cuộc xung đột Campuchia: Tư liệu chủ chốt”, Indochina Isaues số 21-11-1981-ND).


Do có sự khác nhau về quan điểm giữa ASEAN với Trung Quốc và Mỹ, nên hai tuyên bố dự thảo đã được đưa ra hội nghị, một của Singapore và một của Bắc Kinh. Những khác nhau giữa hai dự thảo cũng giống nưh những khác nhau của Nghị quyết 35/6, nhưng bây giờ những khác nhau đó được đưa ra công khai. Kết quả hội nghị là, tuy những người ôn hoà trong ASEAN chiếm được tay trên, nhưng sức ép Trung Quốc-Mỹ vẫn bảo đảm rằng trên thực tế họ tiếp tục đứng sau lưng Pol Pot. Trong khi họ không mong có một giải pháp quân sự cho cuộc khủng hoảng Campuchia, việc làm của họ đã làm cho một giải pháp ngoại trở nên cực kỳ khó khăn.


Các nước Đông Dương đã trình bày rõ lập trường thương lượng cơ bản của mình trong một tuyên bố của các ngoại trưởng Việt Nam, Lào và Cộng hoà nhân dân Campuchia ngày 28 tháng giêng năm 1981. Họ quy trách nhiệm của sự căng thẳng và bá quyền của ta và lập luận rằng “nhân tố cơ bản để lập lại hoà bình và ổn định ở Đông Nam Á hiện nay là Trung Quốc phải chấm dứt chính sách thù địch đối với ba nước Đông Dương và chính sách can thiệp vào các nước khác ở khu vực này”. Ba chính phủ tuyên bố sẵn sàng “ký những hiệp ước song phương về cùng tồn tại hoà bình với Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên cơ sở các nguyên tắc tuyệt đối tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, không xâm lược, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước khác, bình đẳng; cùng có lợi; quan hệ láng giềng tốt và giải quyết tất cả các tranh chấp song phương bằng biện pháp hoà bình”. Tuyên bố trên đây đã bị thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương bác bỏ tại một cuộc họp báo ở Băng Cốc ngày 1 tháng 2. Ông ta nói “không có gì mới” trong đề nghị của Đông Dương, và ông ta tuyên bố rằng Trung Quốc sẵn sàng tham gia một hội nghị với Việt Nam và các nước khác để giành một sự bảo đảm quốc tế chống lại sự can thiệp nước ngoài ở Campuchia, chỉ sau khi Việt Nam rút tất cả quân đội của họ.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM