Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 08:59:32 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chân lý thuộc về ai  (Đọc 81194 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #60 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2007, 07:00:32 pm »

Sự kình địch Trung-Xô trong những năm 1970


Việc Trung Quốc chuyển sang phương Tây thường được xem trong bối cảnh đe doạ mà vai trò ngày càng tăng của Liên Xô trong các công việc Đông Á gây ra cho Trung Quốc. Phần đông các nhà bình luận phương Tây xem đó như một sự mở rộng quyền lực Xô-viết ra ngoài khu vực lợi ích chính đáng và là triệu chứng của chủ nghĩa bành trướng của Mát-xcơ-va. Nhưng một cái nhìn thoáng qua trên bản đồ cũng đủ để xác định một điểm quan trọng cốt yếu mà thường bị lãng quên: Liên Xô rộng 8,6 triệu dặm vuông nằm trên toàn bộ miền bắc châu Á cũng như một nửa miền bắc châu Âu. Bảy mươi phần trăm lãnh thổ và 29 phần trăm số dân của Liên Xô là châu Á. Ngay dù cho không tính đến các bộ phận châu Âu, Liên Xô là một trong những nước châu Á lớn nhất và đông dân nhất. Trước tình hình như vậy, như Geofrey Jukes đã nhận xét, điều cần giải thích không phải là sự quan tâm hiện nay của Liên Xô đối với các vấn đề châu Á hay là sự thiếu quan tâm trong thời đại Stalin.


Chính sách Viễn Đông của Liên Xô hiện nay phải lo đến nhiều điều. Điều lo âu đầu tiên là làm cho các biên giới lãnh thổ, mà hầu như không thể bảo vệ nổi, trở thành an toàn và bảo đảm. Ở đây biên giới với Trung Quốc là mối đau đầu lớn: với 7.500 kilômét bề dài, biên giới đó tách một khu vực rộng lớn, thưa dân có tài nguyên thiên nhiên rất giá trị ra khỏi một cường quốc thù địch đã có truyền thống khống chế khu vực. Thứ hai, Liên Xô tìm cách thúc đẩy sự phát triển các lãnh thổ châu Á của mình. Nhất là để phát triển Siberia và cảng Vladivostok, Liên Xô đã tìm kiếm sự hợp tác của Nhật Bản, mà cho đến nay chưa thành công. Nhật Bản còn dán mắt vào thị trường Trung Quốc tiềm tàng và sự nhích lại gần Trung-Nhật tiếp theo sự nhích lại gần Trung-Mỹ đã làm giảm ảnh hưởng Xô-viết ở Bắc Á.


Liên Xô cũng đã và đang sử dụng viện trợ và buôn bán với các nước Đông Nam Á để thực hiện sự có mặt của mình nhằm chống lại ảnh hưởng của cả Mỹ lẫn Trung Quốc.

Trong lĩnh vực quân sự, có hai mặt chủ yếu trong việc Liên Xô “phải tiến” vào Viễn Đông. Mặt thứ nhất là việc xây dựng quân sự trên biên giới Trung-Xô, nhất là từ khi đánh nhau trên sông Út-xu-ri năm 1969. Người Xô-viết ước lượng có 400.000 quân đóng tại biên giới với 1,5 triệu quân Trung Quốc triển khai chống lại họ. Mặt thứ hai là sự phát triển hạm đội Hải quân Thái Bình Dương, đóng tại Vladivostok. Như John Lewis đưa tin năm 1979, “trong 20, 25 năm qua, Liên Xô đã từ một cường quốc hải quân, hạng ba lên một cường quốc hải quân hạng nhất” và “bây giờ ngang về sức mạnh” với hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ (xem Tạp chí kinh tế Viễn Đông, FEER, 24-8-79-ND). Người Xô-viết rõ ràng muốn đi đến cân bằng với đối thủ siêu cường của mình mà sự xây dựng lực lượng đã vượt xa bất cứ một cường quốc khu vực nào như Trung Quốc và Nhật Bản và đã làm cho các cường quốc này lo sợ. Cả sự cạnh tranh hải quân với Mỹ lẫn sự mở rộng hạm đội thương thuyền đã làm cho Liên Xô đặc biệt quan tâm về mặt chiến lược đối với sự tự do đi lại trên biển Đông Nam Á, và sự ra vào các cảng và các cơ sở hải quân trong khu vực.


Sự lo ngại về việc người Xô-viết “tiến vào” châu Á đã làm xao lãng sự chú ý đến sự phát triển ảnh hưởng nhanh hơn của Trung Quốc ở Đông Nam Á trong những năm 1970. Sự khai thông đầu tiên của Bắc Kinh là sự bình thường hoá các quan hệ với Miến Điện năm 1971, nhưng điểm ngoặt là lúc mở các quan hệ ngoại giao chính thức với Malaysia năm 1974 và với Philippine và Thái Lan năm 1975. Bắc Kinh đã giảm vai trò ủng hộ đối đầu với các cuộc nổi dậy cộng sản và chính thức bỏ những rêu rao trước kia về việc bảo vệ các cộng đồng hoa kiều, để làm yên lòng những ai còn nghi ngại về những mục tiêu của Trung Quốc. Những cuộc trao đổi chính thức và không chính thức của giới lãnh đạo đã được sử dụng để xây dựng các quan hệ hữu nghị với các chính phủ không cộng sản. Chỉ Singapore và Indonesia tiếp tục từ chối sự công nhận chính thức, nhưng ở đây, cũng vậy, những tiếp xúc không chính thức nhân lên nhanh chóng. Các quan hệ buôn bán cũng tăng nhanh, kim ngạch của Trung Quốc với các nước ASEAN lên đến 4,2 tỷ đôla Mỹ. người Trung Quốc đã tìm được một thị trường sẵn sàng cho xuất khẩu của họ ở Đông Nam Á. Trái lại với buôn bán của Liên Xô ở khu vực này, cán cân buôn bán của Trung Quốc là dư thừa. Một nhà báo tổng hợp lại như sau: “Ảnh hưởng Trung Quốc đã lan rộng nhanh chóng trong khu vực, nhất là trong các nước không cộng sản mà trong quá khứ đã rất sợ những ý đồ của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa”. Việc xây dựng các quan hệ với Đông Nam Á là “một trong những câu chuyện thành công lớn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc gần đây”.


Sự đẩy mạnh chính sách của Trung Quốc ở Đông Nam Á trong những năm 1970 là nhằm gạt bỏ ảnh hưởng của Liên Xô khỏi khu vực. Những điều khoản cm kết cùng chống “bá quyền” (từ riêng của Trung Quốc dùng để chỉ người Xô-viết) đã được đưa vào Thông cáo Thượng Hải Chu-Nixon năm 1972 và trong các thông cáo bình thường hoá quan hệ với các nước Đông Nam Á. Sau khi binh thường hoá các quan hệ Trung-Thái, người Trung Quốc mô tả việc đó như là một khâu trong “mặt trận chống bá quyền” do Trung Quốc đỡ đầu, nhằm “bảo đảm” cho Đông Nam Á thoát khỏi “sự bành trướng tăng lên của Liên Xô”. Một mặt khác của mưu đồ kéo Đông Nam Á vào một khối chống Xô do Trung Quốc lãnh đạo là việc khuyến khích sự có mặt quân sự tiếp tục của Mỹ trong khu vực nhằm tăng thêm nanh vuốt. Trong khi Bắc Kinh đã từng tự tuyên bố là người chống đối kiên cường nhất “chủ nghĩa đế quốc Mỹ”, người Trung Quốc bây giờ bắt đầu nói đến Mỹ như ”một quốc gia châu Á và Thái Bình Dương" với một “vai trò xứng đáng và có trách nhiệm” ở Đông Nam Á (xem “Chính sách đối ngoại của Trung Quốc sau cách mạng văn hoá 1966-1967” của Robert G.Sutter)-ND).


Như vậy, giới lãnh đạo Bắc Kinh có thể nhìn một cách rất hài lòng những kết quả chính sách của họ ở Đông Nam Á. Nói một cách rộng hơn thì họ đã thành công trong việc bảo đảm rằng ảnh hưởng của Trung Quốc chứ không phải của Liên Xô đã được mở rộng ở Đông Nam Á khi sự có mặt của Mỹ suy yếu sau thất bại ở Đông Dương. Đó là những vấn đề mà tất cả các phe phái chính trong giới lãnh đạo Trung Quốc có thể thoả thuận với nhau, mặc dù có những bất đồng khác của họ. Vì vậy cái chết của Chu và Mao (1976), sự sụp đổ của bà Mao và “Lũ bốn tên” (1976), sự lên và xuống của Hoa Quốc Phong (1976-1981) và sự nổi lên của Đặng Tiểu Bình (1977 trở đi) rất kỳ lạ đã có ít tác động đến sự điều khiển chính sách của Trung Quốc. Thực vậy, có thể là sự bận tâm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc với cuộc tranh giành quyền lực nội bộ đã góp phần làm cứng rắn thêm các chính sách đối ngoai của Trung Quốc trong giai đoạn đó.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #61 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2007, 07:02:10 pm »

Siết mạnh Việt Nam


Theo quan điểm của Bắc Kinh, chính Việt Nam là nguyên nhân chính của sự bất bình. Chính phủ Bắc Kinh đã giúp những người cộng sản ở Việt Nam, và hoàn toàn chờ đợi rằng Trung Quốc chứ không phải Liên Xô là cường quốc lớn chính được hưởng thắng lợi của Việt Nam. Sức ép của Trung Quốc đã tăng lên, nhưng người Việt Nam tìm cách sử dụng tối đa tính chất độc lập của họ đối với Bắc Kinh bằng việc tiếp tục cân bằng ảnh hưởng Trung Quốc và Liên Xô, và bằng cách khai thông với phương Tây. Nhất là với những thắng lợi rõ rệt của chính sách chống Xô-viết của Trung Quốc ở các nơi khác trong kháng chiến, các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi cố gắng của Hà Nội giữ cân bằng giữa Mát-xcơ-va và Bắc Kinh là một hiểu hiện “vô ơn bạc nghĩa” không còn cần phải dung thứ nữa. Tuy đã từng có những căng thẳng trong quan hệ giữa các chế độ cộng sản Trung Quốc và Việt Nam từ lâu, nhưng khí ức ép của Trung Quốc tăng lên thì những căng thẳng đó nhân lên nhanh chóng.


Trong những luận chiến sau cuộc chiến tranh Trung-Việt năm 1979, người Trung Quốc cho rằng những căng thẳng đó xuất hiện sớm hơn nhiều. Họ giải thích bằng sự vô ơn bạc nghĩa của ông Lê Duẩn và đồng sự của ông ta, đã để cho thắng lợi vượt qua đầu họ. Luận chiến của Trung Quốc không nhắc đến sức ép ngày càng tăng của Bắc Kinh đối với Hà Nội, nhưng họ nói rằng Trung Quốc chờ đơi sự giúp đỡ thời chiến của họ phải được trả lại bằng việc xem trọng những mục tiêu chiến lược của Trung Quốc trong khu vực, nhất là việc gạt bỏ ảnh hưởng Xô-viết.


Sách trắng tháng 10 năm 1979 của Việt Nam mô tả người Trung Quốc luôn luôn cản trở cách mạng Việt Nam từ Hội nghị Geneva trở đi. Hà Nội cho rằng người Trung Quốc thực sự câu kết với người Pháp tại Geneva, và họ đã ép Việt Nam chấp nhận một giải pháp thoả hiệp làm cho Việt Nam và Lào bị chia cắt và không quy định vùng tập kết cho người Khmer Ít-xa-rắc, vào một lúc mà tình hình trên chiến trường đã đưa thắng lợi hoàn toàn đến tầm tay. Khi Mỹ, sau đó, can thiệp để ủng hộ chế độ chống cộng sản ở Sài Gòn (và cũng cần thêm cả Viêng Chăn nữa) thì Trung Quốc làm hết sức minh để hạn chế phía cộng sản. Trung Quốc đã bật “đèn xanh” cho sự leo thang sau đó của Mỹ bằng việc nói rõ rằng Trung Quốc không trả lời bằng quân sự các hành động của Mỹ, tích cực tìm cách ngăn cản một hành động thống nhất của khối cộng sản và rồi tìm cách gạt bỏ một giải pháp thương lượng cho cuộc xung đột. Tất cả điều đó, Sách trắng lập luận, là nhằm giữ cho Việt Nam yếu và bị chia cắt để dễ dàng sự bành trướng của Trung Quốc ở Đông Nam Á.


Nếu lập luận này phần nào có vẻ kích động, thì trả lời của Trung Quốc đặc biệt không thuyết phục. Họ thích nhắc đến số lượng viện trợ mà Trung Quốc cấp cho Hà Nội và đến các quan hệ hoà thuận của giai đoạn 1949-1954 (mà Sách trắng càng ít nói đến càng tốt) và cố tìm cách dùng lừa gạt và đe doạ để che lấp các điểm chính trong lời buộc tội của Việt Nam.


Nhưng trên thực tế, những phân tích của phương Tây về trò chơi quyền lực của Trung Quốc ở Geneva xác nhận các tuyên bố của Việt Nam. Các lợi ích của Trung Quốc đã được thoả mãn khi đã thành lập được một quốc gia cộng sản ở Bắc Việt Nam và khi Pa-thét Lào kiểm soát tỉnh Phong Xa Lỳ ở Lào. Sau khi đạt được hai việc đó, Trung Quốc tìm một thoả hiệp với phương Tây (hy vọng rằng bằng cách đó có thể duy trì được một nước Mỹ thù địch nằm xa Trung Quốc), trong khi Việt Minh thì tính đến việc giải phóng hoàn toàn Đông Dương, tiếp theo thắng lợi của họ đối với người Pháp tại Điện Biên Phủ; và không những họ không nhất trí được với nhau về những hành động của họ, nhiều lần Chu Ân Lai đã làm cho ông Phạm Văn Đồng mất khả năng mặc cả với Pháp.


Cũng đúng là trong những năm 1960, tuy lời lẽ thì đầy giọng chiến đấu, nhưng Bắc Kinh đã làm hết sức mình để tránh bị vướng vào một đối đầu quân sự trực tiếp với Mỹ trên đất Việt Nam. Với việc Mỹ leo thang chiến tranh trong năm đó, Bắc Kinh bỏ moi hy vọng về một giải pháp hoà bình. Họ dành cho cố gắng chiến tranh của Việt Nam mọi viện trợ có thể có nhưng không chịu cùng với Mát-xcơ-va phản đối Mỹ và làm hết sức mình cản trở cuộc thương lượng Mỹ-Việt Nam mà Mát-xcơ-va khuyến khích. Họ cũng đòi Hà Nội dùng một chiến lược kéo dài chiến tranh, ít nguy hiểm, chứ không nên có bất cứ cố gắng nào để đạt một thắng lợi quyết định. Trong trả lời của họ cho Sách trắng của Hà Nội, người Trung Quốc tránh bất cứ sự thảo luận cụ thể nào về vấn đề đó.


Chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam trong thời kỳ đó dường như bị chi phối chủ yếu vì những suy xét về an ninh quốc gia, và vì các quan hệ tam giác giữa Bắc Kinh, Mát-xcơ-va và Washington. Một mặt Bắc Kinh muốn các lực lượng Mỹ thù địch đang “bao vây” Trung Quốc bị đánh bại, nhưng mặt khác thì cố ngăn cản bất kỳ giao chiến hoặc hành động trực tiếp nào của Việt Nam có thể khiêu khích Mỹ trả đũa chống lại chính Trung Quốc. Cuối cùng Bắc Kinh cũng tìm cách gạt bỏ mọi sự “câu kết” giữa Mát-xcơ-va và Washington. Chẳng có chút nghi ngờ nào các chính sách cơ bản đó (đừng nói gì đến những điều cực đoan của cách mạng văn hoá) đã đưa đến những căng thẳng nghiêm trọng trong mối quan hệ Bắc Kinh-Hà Nội, cũng giống như những lợi ích khác nhau của những người cộng sản Việt Nam và Campuchia đã dẫn đến những căng thẳng trong mối quan hệ của họ.


Như vậy những căng thẳng Trung-Việt nghiêm trọng đã tồn tại suốt từ cuối những năm 1950 và trong những năm 1960. Nhưng sự nhích lại gần của Trung Quốc với Mỹ trong đầu những năm 1970 đã căn bản làm thay đổi các chính sách của Bắc Kinh đưa đến việc theo đuổi một lập trường quyết đoán hơn đối với Hà Nội. Trước tin, việc Mỹ quay sang Trung Quốc rõ ràng là nhằm ý định tăng sức ép với Hà Nội. Trong thông cáo Thượng Hải năm 1972 phía Mỹ hứa rằng các lực lượng của họ sẽ dần dần rút khỏi Đài Loan “khi căng thẳng trong khu vực giảm đi”. Trong lời tuyên bố “viết một cách khéo léo” đó, như các người viết tiểu sử Kissinger đã viết, “người Mỹ ngụ ý rằng nếu Trung Quốc muốn đẩy nhanh việc Mỹ rút khỏi Đài Loan, thì Trung Quốc chỉ cần ép Hà Nội đi vào một giải pháp thoả hiệp” (xem “Kissinger” của Marvin Kalb và Bernard Kalb, New York, 1975, tr.318-ND).
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #62 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2007, 07:02:55 pm »

Thứ nhì, một khi đã rõ ràng là Mỹ đang trên con đường ra khỏi Đông Dương, thì Liên Xô đã trở thành đối thủ tranh giành ảnh hưởng chính thức của Trung Quốc. Và sau cuộc “ngừng bắn” ở Nam Việt Nam và Lào, việc các lực lượng cộng sản địa phương không còn dựa nhiều vào vũ khí do Mátxcơva cung cấp như trước nữa, đã mở đường cho Trung Quốc ảnh hưởng trở lại ở khu vực. Những báo cáo bí mật nội bộ của Trung Quốc, gọi là “Tài liệu Côn Minh”, cho thấy rằng các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đang chuẩn bị cho một trận giao tranh lớn với Liên Xô để giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á, tiếp theo Hiệp định hoà bình Paris năm 1973: “Cuộc đình chiến Việt Nam là… có lợi cho chúng ta… Sau cuộc đình chiến Triều Tiên ván cờ trên bàn cờ Đông Nam Á không còn chơi được nữa. Ván cờ bây giờ đã được cuộc ngừng bắn, Việt Nam làm sống lại. Một khi Mỹ đã ra đi, những chó săn của chúng ở châu Á trở nên rất lo lắng. Những nhà thống trị của các nước như Thái Lan, Singapore và Philippin, do nhận thấy rằng Mỹ không thể bám lại mãi nên tất cả đều muốn có quan hệ với chúng ta… Trong quá khứ, chủ nghĩa xét lại Xô-viết đã can thiệp ở Đông Nam Á với lý do để giúp đỡ Việt Nam. Ngày nay vì chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt, chúng ta, bằng cách làm việc nhiều hơn, có thể đánh bại chủ nghĩa xét lại Xô viết một cách có hiệu quả hơn” (xem “Trung Quốc và ba thế giới: sổ tay chính sách đối ngoại”, do C.Chen xuất bản, London, 1979, tr.149-150-ND).


Trong tình hình như vậy, người Trung Quốc không chút nào muốn kết thúc nhanh cuộc đấu tranh ở Việt Nam. Việc Trung-Mỹ nhích lại gần nhau đã loại bỏ mối đe doạ của sự có mặt của Mỹ, cho nên việc chế độ Thiệu chậm sụp đổ sẽ làm cho người Trung Quốc có thêm thì giờ và cơ hội xoay sở để chống lại ảnh hưởng Xô viết trong một Đông Dương sau chiến tranh. Vào điểm này, những khiêu khích của Thiệu ở quần đảo Paracel (Hoàng Sa-ND) đã cho Bắc Kinh một cơ hội hoàn hảo để gây sức ép với Hà Nội bằng việc khẳng định yêu sách của họ trong biển Đông. Nhưng rồi chế độ Sài Gòn đột ngột tan rã đầu năm 1975, và một Việt Nam thống nhất lại đã xuất hiện, mà theo quan điểm của Trung Quốc, đã quá sẵn sàng đi với người Xô viết. Một tình hình giống như vậy, tuy tính chất có nhẹ hơn, cũng được áp dụng cho Lào. Chỉ có chế độ Pol Pot không có quan hệ gì với người Xô viết và chính chế độ đó đã được người Trung Quốc ban cho mọi ân huệ từ sau năm 1975.


Trước đây Hà Nội đã tìm cách cân bằng những yêu sách của hai nước lớn, nhưng khi Bắc Kinh tăng cường sức ép sau năm 1973 thì việc cân bằng đó trở nên ngày càng khó khăn. Hà Nội đáp ứng lại bằng việc tiến lại gần Mát-xcơ-va, một bên ủng hộ vừa là giầu hơn vừa là ít đòi hỏi hơn, và bằng cách khai thông với phương Tây, nhưng chưa thành công. Vào năm 1976 thì sức ép của Trung Quốc đã trở nên công khai với lời tuyên bố của Mao rằng người Việt Nam đã không chiến đấu bốn mươi năm để rồi lại dâng đất nước cho người Xô viết. Nhưng cái chết của Mao tháng 9 năm 1976 gây ra một cuộc đấu tranh phe phái đắng cay ở Bắc Kinh làm cho Hà Nội đỡ căng thẳng trong một số tháng.


Sau cuộc thanh trừng “Lũ bốn tên” đã xảy ra một sự cải thiện ngắn trong các quan hệ Trung-Việt và có vẻ như các nhà lãnh đạo mới Trung Quốc đã quyết định rằng cách đề cập tốt nhất sẽ là tranh thủ Hà Nội chứ không phải đẩy họ sâu về phía Mát-xcơ-va. Tuy nhiên, vào giữa năm 1977, rõ ràng Bắc Kinh cho rằng cách đó không đưa lại những kết quả vừa lòng, và bắt đầu siết đinh ốc một lần nữa ở biển Đông. Năm 1978, căng thẳng tăng lên về vấn đề người Hoa và tình hình ở biên giới Trung Việt bắt đầu xấu đi một cách nghiêm trọng nhưng phát triển bùng nổ nhất là quyết định của Trung Quốc công khai ủng hộ chiến tranh biên giới của Pol Pot chống Việt Nam.


Tầm quan trọng của Campuchia trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh không phải là điều mới. Trung Quốc đã có quan hệ tốt với chính phủ Sihanouk từ hội nghị Geneva. Mục tiêu chính của Bắc Kinh lúc đó là gạt sự có mặt quân sự của Mỹ, và chế độ trung lập của Sihanouk thoả mãn được mục tiêu đó. Từ năm 1956, Trung Quốc cho Sihanouk nhiều viện trợ kinh tế và, theo một chuyên gia, Trung Quốc đã cho chính phủ Sihanouk một sự “bảo đảm” an ninh chống lại người Việt Nam (Xem “Chính sách đối ngoại của Campuchia” của Roger M.Smith, Itâc, 1965, tr.117-118-ND). Trung Quốc ít ủng hộ Đảng Cộng sản Campuchia, nếu không nói là không ủng hộ gì, vì cũng như người Việt Nam, Trung Quốc không đồng ý với chiến lược lật Sihanouk của Pol Pot. Nhưng khi Sihanouk bị cánh hữu lật đổ năm 1970, thì chính Chu Ân Lai đã thuyết phục Sihanouk đi với Khmer đỏ. Cả Sihanouk lẫn đảng cộng sản Campuchia không tin những người cộng sản Việt Nam mà lúc đó họ đã trở thành đồng minh, và việc Matxcơva nhanh chóng thừa nhận chế độ Lon Non ở Phnôm Pênh có thể đã vô tình giúp đẩy cả hai vào phe Trung Quốc. Năm 1972, Trung Quốc đã cảnh cáo rằng họ sẽ chống lại một tình hình trong đó Đông Dương bị bất cứ nước nào (đó là Việt Nam) khống chế (Michael B.Yahuda) trích trong quyển “Vai trò của Trung Quốc trong công việc thế giới”, London, 1978, tr.263-ND).


Các quan hệ giữa Trung Quốc và Khmer đỏ đã được củng cố sau tháng 4 năm 1975. Các máy bay Trung Quốc đã có tin bay vào Campuchia ngay sau thắng lợi của Khmer đỏ và trong một số tháng đã trở thành khâu liên lạc duy nhất của Campuchia với thế giới bên ngoài. Thật vậy, Trung Quốc là nước duy nhất mà chế độ mới ở Phnôm Pênh có quan hệ chặt chẽ. Không lâu sau đó, Bắc Kinh cung cấp viện trợ quân sự lớn, bảo đảm việc mở rộng quân đội Khmer đỏ, đã được ra đời cùng với sự trở lại của hoà bình. Tháng 8 năm 1975, Khieu Samphan thăm Bắc Kinh và ký một hiệp định về hợp tác kinh tế, theo đó Trung Quốc thoả thuận viện trợ cho Campuchia 200 triệu đô la Mỹ trong khoảng thời gian từ 5 đến 6 năm. Cùng dịp đó, Khieu Samphan cũng ký một thông cáo chung lên án “bá quyền” Xô viết.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #63 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2007, 07:05:21 pm »

Dưới ánh sáng của những cam kết đó, không thể tránh khỏi được việc Trung Quốc dính líu vào cuộc chiến tranh biên giới của Pol Pot với Việt Nam. Khó mà đồng ý được với Stephen Heder rằng lập trường của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp Việt Nam-Campuchia là một lập trường trung lập. Trung Quốc đã thiết lập với chế độ Khmer đỏ cái mà Heder mô tả khá chính xác là “một liên minh chống Xô viết”. Nhưng Bắc Kinh cũng ra sức ép Việt Nam theo liên minh đó, không phải nhằm tìm cách tránh làm xấu thêm quan hệ với Hà Nội như Heder cho là như vậy. Trong khi Việt Nam duy trì các quan hệ của mình với Liên Xô thì Trung Quốc nhất định phải chống lại việc Việt Nam phát triển một ”mối quan hệ đặc biệt” với Phnôm Pênh. Thật vậy, khuyến khích Pol Pot là cách có lợi cho Trung Quốc để tăng cường sức ép đối với Việt Nam.


Dù sao “hành động cân bằng” của Trung Quốc đã kết thúch với sự leo thang của cuộc tranh chấp Việt Nam-Campuchia năm 1977. Khi Pol Pot ăn mừng thắng lợi của ông ta trong cuộc đấu tranh nội bộ đảng bằng cuộc đi thăm Bắc Kinh tháng 10, thì Pol Pot đã được đón tiếp cực kỳ nồng nhiệt. Hoa Quốc Phong, người tạm thời đứng đầu nên chính trị Bắc Kinh đã đích thân chủ trì cuộc đón tiếp với sự tham dự của 9 uỷ viên khác của Bộ Chính trị Trung Quốc. Trung Quốc cắt tất cả mọi hợp tác quân sự với Việt Nam ngày 31 tháng 12, ngày mà Campuchia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hà Nội. Trung Quốc bỏ bộ mặt trung lập giả sau cuộc tính chất của Việt Nam tháng 12 năm 1977, công khai lên án Hà Nội là xâm lược Bắc Kinh đòi hỏi một giải pháp thương lượng, nhưng cố tình không biết rằng chính Phnôm Pênh chứ không phải Hà Nội đã không chịu thương lượng.


Tháng giêng năm 1978, vợ goá của Chu Ân Lai, Đặng Dĩnh Siêu đã thăm Phnôm Pênh và ký một hiệp định xúc tiến viện trợ quân sự cho Campuchia. Những chuyến vũ khí và đạn dược mới đã được gửi đến trong tháng tiếp theo. Số vũ khí đó gồm cả trọng pháo 130 mm, được triển khai ngay để bắn phá Việt Nam. Tháng 3, các kỹ sư Trung Quốc đến để xây dựng lại đường xe lửa Công-pông Xom-Phnôm Pênh. Sau khi làm xong nhiệm vụ này, những kỹ sư đó ở lại tại chỗ, rõ ràng để báo hiệu cho Hà Nội biết rằng bất cứ hành động nào chống lại Phnôm Pênh sẽ có liên quan đến người Trung Quốc.


Tất cả điều đó là một bộ phận của cái mà một chuyên gia Mỹ mô tả như là một chính sách “kiềm chế” của Trung Quốc đối với Việt Nam. Chính sách đó đã chấm dứt tháng 5 năm 1978, khi người Trung Quốc “bắt đầu một loạt… các hành động rõ ràng nhằm gây sức ép mạnh hơn nữa đối với Việt Nam". Các công trình viện trợ đều bị cắt giảm và người Trung Quốc bắt đầu mô tả Việt Nam là “Cuba châu Á”. Khi Việt Nam đến giai đoạn cho là phải triệt bỏ Pol Pot, tham gia hội đồng tương trợ kinh tế để tự bảo bảo vệ mình, thì Nhân dân nhật báo Bắc Kinh phản ứng bằng việc tố cáo Việt Nam có những tham vọng thôn tính và lặp lại những lời tố cáo của Pol Pot về “Liên bang Đông Dương”. Người Trung Quốc đẩy mạnh viện trợ quân sự cho chế độ Campuchia, cắt phần còn lại của các công trình viện trợ ở Việt Nam, và đóng cửa biên giới Trung-Việt. Tiếp theo tình hình này, các cuộc va chạm quân sự ở biên giới tăng lên nhanh chóng.


Từ chuỗi sự kiện đó, những người cộng sản Việt Nam kết luận rằng bàn tay đen tối của Bắc Kinh nằm sau những rắc rối của họ với Campuchia. Phản ánh lại những lý luận mà chúng tôi đã nghe ở Hà Nội, Uyn-Phrết Bơ-sết đã viết: “Tại sao một giải pháp thương lượng giữa hai quốc gia láng giềng do hai đảng cộng sản cho là đồng chí lãnh đạo, lại không thể thực hiện được? Bây giờ đã rõ rằng rằng vào năm 1977, Bắc Kinh đã điều khiển các công việc của Khmer đỏ… Trong khi Việt Nam quyết tâm không chịu đặt mình vào túi của Trung Quốc thì Pol Pot đã tự nhảy vào đó. Trung Quốc đã bị lên án trong nhiều dịp muốn đánh Mỹ với người Việt Nam cuối cùng và chắc chắn không chống lại việc đánh Việt Nam với người Campuchia cuối cùng”.


Khi Việt Nam tham gia COMECON, bộ trưởng quốc phòng của Pol Pot, Son Sen được cử ngay đến Bắc Kinh để tranh thủ thêm sự ủng hộ, nhưng kết quả tỏ ra rất thất vọng đối với ông ta. Kể từ chuyến đi thăm của Pol Pot, cuộc đấu tranh quyền lực ở Bắc Kinh đã đánh vào những người bạn của chế độ Khmer đỏ, và Son Sen không làm việc với Hoa Quốc Phong, mà với Đặng Tiểu Bình, con người đã không quên rằng đã từng bị đài phát thanh Phnôm Pênh lên án năm 1976 là “chống xã hội và phản cách mạng". Rõ ràng Đặng muốn tìm cách đẩy chế độ Pol Pot vào con đường ôn hoà. Người ta nói rằng Đặng đã nói toạc với Son Sen rằng trong khi Trung Quốc sẽ làm hết sức mình để tránh một sự sụp đổ của chế độ Phnôm Pênh, tất cả viện trợ của Trung Quốc trên thế giới sẽ không còn có ích gì nếu Pol Pot tiếp tục bước đi chính trị của ông ta hiện nay.


Đặng cũng cam kết mạnh mẽ như bất cứ ai ở Bắc Kinh cho khái niệm dùng chế độ Phnôm Pênh như là một công cụ chống lại “bá quyền” Xô viết ở Đông Nam Á, nhưng ông ta được người ta nói là đã lập luận rằng nếu Campuchia tiếp tục những khiêu khích hung hăng trên biên giới Việt Nam với mức đang làm hiện nay thì sẽ làm cho một cuộc xâm chiếm của Việt Nam không thể tránh khỏi được. Kết quả sẽ là sự khống chế của Việt Nam đối với toàn bộ Đông Dương, chứ không phải như mong muốn cá nhân của Đặng rằng một Campuchia thân Trung Quốc sẽ “làm chảy máu” Việt Nam lâu dài.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #64 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2007, 07:06:18 pm »

Như vậy là Son Sen trở về với nhiệm vụ khó khăn là tìm cách vận động Pol Pot trở nên ôn hoà hơn trong khi ông ta đang nói đến việc trả thù cuối cùng đối với những kẻ “phản bội thân Việt Nam" của khu vực Đông Campuchia. Pol Pot đã để cho Sihanouk đa ra một vài tuyên bố công khai có tính chất trang sức, nhằm ủng hộ chế độ Campuchia dân chủ, còn thì dường như không đáp ứng gì hơn đối với sức ép của Đặng. Đầu tháng 9, một người khác trong bọn của Pol Pot-Nuon Chea, đi thăm Bắc Kinh, nhằm đề nghị Trung Quốc đưa quân vào Campuchia nhưng có vẻ không thành công. Trái lại Đặng thúc giục Khmer đỏ bắt đầu chuẩn bị một chiến dịch du kích lâu dài chống lại các lực lượng chiếm đóng của Việt Nam. Người Trung Quốc bắt đầu chuyển vũ khí, đồ ăn hộp và trang bị radio vào Campuchia để dùng cho cuộc đấu tranh đó. Son Sen chịu trách nhiệm chuẩn bị các căn cứ trong núi và chuyển dự trữ gạo và các đồ tiếp tế khác vào các căn cứ đó.


Khi người Việt Nam ký hiệp ước hữu nghị với Liên Xô tháng 11 năm 1978, người Trung Quốc nhanh chóng cử một phái đoàn đi Phnôm Pênh để bảo đảm với các nhà lãnh đạo Khmer đỏ về sự ủng hộ của Bắc Kinh. Pol Pot lên đài phát thanh Phnôm Pênh để ca ngợi điều mà ông ta mô tả như là “sự ủng hộ vô điều kiện" của Bắc Kinh đối với cuộc đấu tranh chống Việt Nam của Campuchia. Nhưng thực tế thì ít chắc chắn hơn. Đặng Tiểu Bình đã cử Uông Đông Hưng, một trong những kẻ thù chính trị của ông ta (mà cuối cùng ông ta đã cách chức tháng 2 năm 1980) sang Phnôm Pênh, trong khi bản thân ông ta đã đi vòng quanh các thủ đô ASEAN để đối lại chuyến đi trước đó của ông Phạm Văn Đồng.


Vào giai đoạn này dường như Đặng đã xoá tên của chế độ Pol Pot. Tại Bangkok ông ta tiên đón rằng Việt Nam sẽ xâm chiếm và Campuchia sẽ hoàn toàn bị chinh phục. Mục tiêu của ông ta không phải giữ Pol Pot ở Phnôm Pênh, mà thuyết phục các nước ASEAN cùng với Trung Quốc ủng hộ một cuộc nổi dậy vũ trang ở Campuchia chống lại chế độ do Việt Nam ủng hộ ở Phnôm Pênh. Ông ta cũng nói rằng phản ứng trực tiếp của Trung Quốc đối với cuộc xâm chiếm có thể xảy ra của Việt Nam với Liên Xô, tuy ông ta thêm rằng ông ta sẽ không loại trừ “một cuộc tính chất trừng phạt của Trung Quốc giống như cách đã tính chất các lực lượng Ấn Độ năm 1962” (xem bài của Nayan Chanda đăng trong Tạp chí Kinh tế Viễn Đông, 24 tháng 11 năm 1978-ND).


Vào giai đoạn này, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn còn khác nhau về con đường phải đi. Khi Việt Nam đối với Matxcơva trong tháng 6, một số như Hoa Quốc Phong rõ ràng cho rằng Trung Quốc phải có những biện pháp quyết liệt. Nhưng Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh sự cần thiết phải thận trọng bởi vì có nguy cơ trả đũa của Liên Xô nếu Trung Quốc có bất cứ biện pháp quân sự nào chống lại Việt Nam (xem “Chiến lược của Trung Quốc" của Robert G.Sutter, tr. 1818-182-ND). Trong tình hình còn đang lưỡng lự một cách tế nhị này, sự ủng hộ của Mỹ đối với Trung Quốc làm nghiêng cán cân về phía chiến tranh.


Trong khi các quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam xấu đi, thì sự bình thường hoá các quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington thu được tiến bộ nhanh chóng. Hai quá trình này liên kết với nhau, bởi vì chính ý muốn tăng cường các chính sách chống Xô của họ đã thúc cả hai bên thoả hiệp về vấn đề Đài Loan, và những người theo đường lối chống Xô cứng rắn ở Washington khuyến khích Trung Quốc có đường lối thô bạo chống Việt Nam. Trong chuyến đi thăm tháng 5 năm 1978 mà cuối cùng mở đường cho việc bình thường hoá hoàn toàn các quan hệ Trung-Mỹ, Brê-din-zki tuyên bố rằng Mỹ chia sẻ “quyết tâm của Trung Quốc chống lại các cố gắng của bất cứ quốc gia nào tìm cách thiết lập bá quyền toàn cầu hoặc khu vực"; “bá quyền khu vực" là từ mà Bắc Kinh dùng để chỉ Việt Nam. Việc Trung Quốc quay sang chính sách thô bạo đối với Việt Nam chỉ xảy ra 4 ngày sau đó. Mỹ thì đã ngăn chặn các cố gắng đầu tiên sau chiến tranh của Việt Nam nhằm mở cửa ra phương Tây, và trong nửa sau của năm 1978, Mỹ tiếp tục bác bỏ những cố gắng hoà giải ngày càng tăng của Hà Nội.


Khi Việt Nam ký hiệp ước quân sự với Liên Xô tháng 11, Mỹ phản ứng lại bằng việc công bố rằng Mỹ không còn chống lại việc bán hàng quân sự cho Bắc Kinh, và đầu tháng 12, Mỹ rõ ràng đi đến chống Hà Nội trong cuộc tranh chấp biên giới Việt Nam-Campuchia. Khi người Trung Quốc hoan nghênh các hành động đó như là đã giúp hạn chế ảnh hưởng của “người thay thế” Mat-xcơ-va, thì Washington không hề phản đối. Hiệp định bình thường hoá quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh, công bố ngày 15 tháng 12, đã nhấn mạnh cam kết của cả hai bên chống lại “bá quyền quốc tế” (tức là Liên Xô), và không có sự phản đối nào của Mỹ khi Hoa Quốc Phong thêm rằng hiệp định cũng sẽ có ích để chống lại “bá quyền khu vực". Mười ngày sau, Việt Nam xâm chiếm Campuchia đánh đổ chế độ Pol Pot với một tốc độ làm kinh ngạc ngay những người (như Đặng) đã từng không tin về các khả năng quân sự của Campuchia dân chủ.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #65 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2007, 07:06:46 pm »

Người Trung Quốc bắt đầu từ giữa tháng giêng chuẩn bị quân sự cho cuộc xâm lược Việt Nam của họ, tin chắc rằng sự ủng hộ của Mỹ sẽ bảo vệ họ chống lại sự trả đũa có thể có của Liên Xô. Nhưng Đặng rõ ràng không hoàn toàn hài lòng cho đến sau khi thăm Mỹ vào cuối tháng đó. Đặng đã báo riêng cho tổng thống Mỹ về cuộc xâm lược dự định đó. Nhưng công khai thì ông ta nói đến sự cần thiết “dạy cho Việt Nam một bài học”. Cater nói rằng ông ta khuyên riêng Đặng không nên thực hiện cuộc xâm chiếm (xem “Giữ lòng tin” của Jimmy Cater, London, 1982, tr.206-209-ND). Công khai mà nói thì trong khi không ủng hộ các tuyên bố của Đặng về sự cần thiết “dạy Việt Nam một bài học”, người Mỹ vẫn không phản đối. Nhưng họ cũng không công khai nhắc nhở Trung Quốc không nên xâm lược hoặc đe doạ Trung Quốc sẽ dùng một hình thức trả đũa ngoại giao nào đó, nếu Trung Quốc cứ thực hiện ý định của mình. Họ đợi đến khi Đặng đã rời Mỹ rồi mới tuyên bố rằng các quan điểm đó không nhất thiết là của Mỹ hoặc của Trung Quốc. Đặng dường như coi đó là một sự ủng hộ mặc nhiên. Quyết định cuối cùng thực hiện cuộc xâm lược đã có tin được đưa ra trong ngày sau khi Đặng về đến Bắc Kinh.


Theo Victor Zorza một nhà quan sát thạo tin, động cơ chính của chính sách Mỹ vào tình huống đó là củng cố phái của Đặng trong cuộc đấu tranh quyền lực đang diễn ra ở Bắc Kinh. Mười lăm ngày trước cuộc xâm lược của Trung Quốc, anh ta đưa tin: “Các qua chức cấp cao Nhà Trắng đã… nói rằng một lý do tại sao Tổng thống Cater quyết định nhanh chóng bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc là vì ông ta muốn tỏ ra ủng hộ Đặng. Đó là một lý do tại sao Cater nhượng bộ về Đài Loan và bị tố cáo là bỏ mặc đồng minh lâu đời. Nếu không có thoả thuận về Đài Loan và bình thường hoá quan hệ với Mỹ, thì không chắc Đặng có thể thắng thế hơn Hoa…”.


Người Mỹ đã lo sợ trước những dấu hiệu về một sự tan giá trong các quan hệ Trung-Xô và trước những tin rằng Hoa tán thành rút một phần quân đội khỏi biên giới Trung-Xô như là một cử chỉ hoà giải với Mat-xcơ-va trước khi đánh Việt Nam. Đặng thì trái lại, đặc biệt rất muốn tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ vì ông ta muốn duy trì một tư thế đối kháng trên biên giới Trung-Xô cũng như muốn trừng phạt Việt Nam. Zorza viết: “Chiến lược của Mỹ trong cuộc tranh chấp Trung-Xô là nhằm cố giành những nhượng bộ của Kremlin bằng cách dọa xây dựng lực lượng của Trung Quốc để chống lại Liên Xô. Nhưng khi Mát-xcơ-va và Bắc Kinh đi đến kết luận rõ rằng rằng sự dàn xếp có lợi cho họ hơn là tranh chấp… thì Mỹ sẽ bị đặt vào tình trạng như một chiếc tàu mắc cạn”.


Ít nhất chính sách của Mỹ là một chính sách khoan dung đối với cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc trong khi lại lên án, bằng những lời lẽ mạnh mẽ nhất, cuộc xâm chiếm Campuchia của Việt Nam. Chính quyền Cater thậm chí không làm chậm lại quá trình bình thường hoá các quan hệ ngoại giao với Trung Quốc như là một dấu hiệu của sự bất bình, trong khi đối với trường hợp Việt Nam thì chính quyền đó đã bá bỏ hoàn toàn việc bình thường hoá.


Cuộc chiến tranh Trung-Việt là đỉnh cao của sức ép Trung Quốc ngày càng tăng một cách vững chắc chống lại Việt Nam, tiếp theo sau sự nhích lại gần Trung-Mỹ của đầu những năm 1970. Việc đó mở đường cho sự mở rộng nhanh chóng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á, mà Việt Nam tỏ ra là người chống lại mạnh mẽ nhất. Trung Quốc gây chiến tranh với Việt Nam bởi vì Hà Nội đã đánh đổ chế độ Pol Pot ở Campuchia. Việc đó tuyệt nhiên không phải là một đe doạ đối với nền an ninh Quốc gia của Trung Quốc (như cuộc tính chất của Trung Quốc đối với nền an ninh của Việt Nam) nhưng nó gây thiệt hại đến uy tín mới giành được của Trung Quốc với tư ách là một cường quốc lớn ở khu vực Đông Nam Á. Không những người Việt Nam luôn luôn coi thường sức ép của Trung Quốc đòi Việt Nam phải tách ra khỏi Matxcơva, họ còn đánh đổ một chế độ mà Trung Quốc tự cam kết bảo vệ. Trước tình hình như vậy, nhóm ôn hoà của Đặng dù có xem chế độ Pol Pot là đã gây ra tàn phá một cách tự sát, cũng chẳng làm được gì. Các hành động của Việt Nam là không thể tha thứ được trước con mắt của Bắc Kinh: Hà Nội phải bị trừng trị và những mối quan hệ tăng nhanh chóng của Trung Quốc với Mỹ đã đưa lại sự đảm bảo mà Đặng cho là cần thiết để chống lại sự trả đũa của Liên Xô khi Trung Quốc ép buộc Việt Nam phải khuất phục, bằng một cuộc xâm lược quân sự. Ở phương Tây, các cuộc xung đột đó đã được nhận thức thông quan lăng kính của những đối kháng chiến tranh lạnh Xô-Mỹ: trong khi Việt Nam bị lên án và tẩy chay vì xâm chiếm Campuchia của Pol Pot, cuộc xâm lược trả đũa của Trung Quốc đối với Việt Nam đã được nhận xét với sự khoan dung rộng rãi.


Cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc như vậy là một sự thực hiện cổ điển của chính sách quyền lực. Việc Đặng tuyên bố rằng Trung Quốc có “quyền” dạy cho Việt Nam những “bài học” bất kỳ lúc nào họ muốn, là một sự quyết đoán rằng Việt Nam đã nằm trong khu vực lợi ích của Trung Quốc. Đó là một sự phủ định rõ ràng về thực tiễn những lời rêu rao tốt đẹp rằng chính sách đối ngoại của Trung Quốc là dựa trên cơ sở dân chủ.


Nhưng âm mưu của Trung Quốc ép buộc Việt Nam đi vào khuất phục đã thất bại. Trên các chiến trường ở phía Bắc Việt Nam năm 1979 đã bộc lộ sự yếu kém quân sự của Trung Quốc chứ không phải sức mạnh vô địch của nó. Sự bộc lộc đó nói lên tính chất trống rỗng trong những đe doạ của Bắc Kinh về một ”bài học khác”. Các lực lượng quân sự của Việt Nam ở Campuhia đã sớm biến các lực lượng của Pol Pot trở thành một lực lượng du kích bị cô lập một lần nữa. Một chính phủ thân Việt Nam được thành lập ở Campuchia; ảnh hưởng chính thức của Trung Quốc ở Lào đã bị gạt bỏ. Hà Nội vẫn hiên ngang bướng bỉnh và khẳng định lại vị trí của mình trên biển Đông. Do không thể dùng sức mạnh quân sự để đi đôi với những đe doạ cho nên chính sách cả Trung Quốc đối với Đông Dương đã tỏ ra là phản tác dụng. Từ một vị trí có ảnh hưởng lớn trong năm 1975, các chính sách của Bắc Kinh đã đưa lại kết quả là ảnh hưởng của Trung Quốc đã tụt xuống gần con số không và vào năm 1980, Trung Quốc phải đứng trước triển vọng của một khối nước thân Liên Xô vững chắc, thách thức ý muốn của Trung Quốc ở Đông Dương. Sân khấu đã được bày ra cho một cuộc đấu tranh mới với Việt Nam và Liên Xô, trong những điều kiện ít lợi hơn nhiều cho Trung Quốc.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


dem_den
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #66 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2007, 10:49:42 am »

6.Đông Dương:Liên bang hay liên minh?


 Trong những tháng đầu của năm 1979 người Việt Nam đã thành công cả trong việc đánh đổ chế độ Pôn Pốt ở Cam-pu-chia lẫn việc đẩy lùi phản ứng quân sự của Trung Quốc.Cuộc khủng hoảng trước mắt đã được giải quyết có lợi cho họ,nhưng bây giờ họ đứng trước một cuộc đấu tranh lâu dài để củng cố những thắng lợi đã giành được của họ.Chính phủ Hà Nội gặp nhiều khó khăn với nền kinh tế bị sa sút và phải đứng trước một mối đe doạ nền an ninh của mình từ Trung Quốc .Hà Nội phải giảm bớt các kế hoạch phát triển kinh tế và nhân dân lại phải sẵn sàng chiến đấu quân sự một lần nữa.Hà Nội phải tìm những đồng minh đáng tin cậy để ủng hộ thái độ không khuất phục của mình đối với sức mạnh Trung Quốc.Hà Nội phải thành lập một chính phủ ổn định và hữu nghị từ những đổ nát của Cam-pu-chia sau Pôn Pốt

Việt Nam trong sự bao vây


Khó có gì có thể rõ rệt hơn sự khác nhau giữa những hi vọng năm 1976 của Đảng cộng sản Việt Nam và những thực tế kinh tế của năm 1979.Tốc độ tăng trưởng không những không lên ,mà còn tụt xuống từ 9 phần trăm năm 1976 xuống con số không vào cuối thập kỉ.Công nghiệp có mở rộng ,nhưng chỉ mới được một phần ba tốc độ dự kiến.Trên hết,sản xuất gạo nằm ở mức 10 triệu tấn ,trong khi số dân tiếp tục tăng 2,6 phần trăm năm.Sự tăng xuất khẩu (chủ yếu là nông phẩm )mà các nhà vạch kế hoạch dự tính đã không thực hiện được,trong khi nợ nước ngoài tăng nhanh chóng.Vào cuối năm 1981,nợ nước ngoài ước tính trên 3,5 tỷ đô la trong đó hơn một nửa là nợ của Liên Xô và các nước Đông Âu ,với Pháp và Nhật Bản là những chủ nợ chính không cộng sản.Tin tức báo chí trước đây còn đưa ra con số cao hơn nhiều ,nhưng ngay dù cho đã lấy con số đã đã điều chỉnh lại cũng có nghĩa việc xử lý món nợ đó chiếm đã chiếm hết một nửa thu nhập về xuất khẩu của Việt Nam .Sự không có khả năng nhập khẩu dẫn đến việc thiếu nguyên liệu và hàng tiêu dùng.Nói một cáchs đơn giản ,Việt Nam tự thấy không đủ khả năng tự túc và ngay mức sống đã bị giảm của năm 1979-1981 cũng còn phải phụ thuộc vào viện trợ bên ngoài.

  Chiến lược kinh tế sáu chiến tranh của Việt Nam đã bị hoàn toàn đảo lộn vì cuộc xung đột không đoán trước được với chế độ Kơ-me đỏ và Trung Quốc,cũng như vì không khai thông được với phương Tây sau năm 1975 như mong muốn.Những biện pháp mà chế độ Hà Nội dùng để phản ứng lại những cuộc khủng hoảng đó (như đánh vào buôn bán và hợp tác hoá ở miền Nam)càng tăng thêm sự tan rã về kinh tế ,đặc biệt là khu vực nông nghiệp .Rồi năm 1978 ,nền kinh tế lại chuyển trở lại tình trạng chiến tranh ,do đó vào năm 1980 ,47 phần chăm chi tiêu công cộng (khoảng 14 phần trăm tổng sản phẩm thu nhập quốc dân) là hướng voà lĩnh vực quân sự.
  Kế hoạch năm1976 đã bị phụ thuộc vào viẹn trợ tài chính bên ngoài và làm cho Việt Nam dễ bị sức ép từ bên ngoài Trung Quốc cắt tất cả viện trợ năm 1978.Nhật Bản và nhiều nước phương Tây cũng làm theo sau khi Việt Nam đánh đổ chế độ Pôn-pốt.Từ đó Oa-sinh-tơn cũng đi vào con đường ngăn cản mọi viện trợ của các tổ chức quốc tế cho Việt Nam.Về công trình phát triển của Liên hợp quốc năm 1981 ,Mĩ đã không thành công ,nhưng các giám đốc mĩ của Ngân hàng thế giới và ngân hàng phát triển Châu Á đã được chỉ thị "tích cực chống lại "việc  cho Việt Nam vay cho đến lúc "Việt Nam rút quân đội của họ ra khỏi Cam-pu-chia và Lào".Người Mi viện lý lẽ rằng viện trợ cho Việt Nam là trợ cấp cho Việt Nam là trợ cấp cho sự bành trướng quân sự của họ.Pháp đồng ý nối lại viện trợ cho Hà Nội  và cấp một tín dụng 40 triệu đô la tháng 12 năm 1981 ,nhưng ngoài Pháp ra những nước việc trợ phương Tây và quốc tế chính đã đi theo đường lối của Mĩ.

 Việt Nam phản ứng bằng cách xem xét lại chiến lược kinh tế cơ bản của mình tại cuộc họp toàn thể ban chấp hành lần thứ 6 tháng 8 năm 1079 ,nhấn mạnh vào các lực lượng thị trường.Chính sách của chính phủ nhằm vào việc giảm các hàng rào ngăn cản việc lưu thông hàng hoá của tư nhân và khuyến khích sản xuất tư nhân cho thị trường cũng như quản lý có hiệu quả hơn các cơ sở quốc doanh.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười Một, 2007, 06:28:56 pm gửi bởi ptlinh » Logged
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #67 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2007, 06:30:19 pm »

Những chính sách mới đã được được toàn bộ những mục tiêu đề ra với sự góp phần của những điều kiện khí hậu thuận lợi. Ở các đô thị hàng nghìn xưởng nhỏ xuất hiện và người ta bắt đầu nói đến “bùng nổ” kinh tế. Các xí nghiệp quốc doanh cũng tăng sản xuất mạnh, tuy vẫn còn thiếu nguyên liệu. Nhưng quan trọng hơn là sản xuất nông nghiệp tăng nhanh. Sản xuất năm 1981 đã lên đến kỷ lục 15 triệu tấn. Tháng 12 năm 1983, Võ Văn Kiệt, Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước báo cáo rằng chỉ tiêu 17 triệu tấn đã “ít nhiều đạt được” tuy phải chịu những thời tiết khắc nghiệt (kể cả ba trận bão). Xuất khẩu đã tăng, làm giảm bớt sự mất cân đối bên ngoài. Mức sống đã được cải thiện so với mức 1979-1980.


Kế hoạch năm năm lần thứ ba bắt đầu thực hiện trong năm 1981. Theo báo cáo của chủ tịch Phạm Văn Đồng tại Quốc hội thì ưu tiên đầu tiên là “ổn định và cuối cùng cải thiện” đời sống của nhân dân. Kế hoạch nhấn mạnh việc thúc đẩy việc sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng, và mở rộng xuất khẩu để giảm bớt mất cân đối trong cán cân thương mại. Công nghiệp hoá và “củng cố các quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong cả nước” vẫn là những mục tiêu cuối cùng, nhưng được đặt ở mức thứ yếu và những nhu cầu về quân sự đứng cuối cùng.


Không nghi ngờ gì Mỹ và Trung Quốc có thể cùng nhau làm tổn thương Việt Nam thông qua sức ép liên tục về kinh tế. Một phần vì lúc đầu, niềm vui mừng về chiến thắng đã đưa ra một chiến lược kinh tế quá lạc quan và dựa vào việc khai thông được với phương Tây. Nhưng từ năm 1979 Hà Nội đã có một cách đề cập khiêm tốn và thực tế hơn cho nên vào khoảng năm 1983, rõ ràng là những mưu đồ Trung-Mỹ làm chảy máu Việt Nam để đi đến khuất phục đã thất bại. Thật là xa vời triển vọng rằng Việt Nam vì những lý do kinh tế mà chịu bán rẻ các lợi ích chiến lược sống còn của họ.


Kết quả trực tiếp của sức ép kinh tế đối với Việt Nam là đẩy Việt Nam kiên quyết hơn vào phe Xô viết. Liên Xô đã trở thành bạn buôn bán chính của Việt Nam. Giữa năm 1981 chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch nhà nước Việt Nam nói rằng hơn hai phần ba nhập nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, hàng hoá tiêu dùng và máy móc là từ Liên Xô và các nước COMECON khác nhất là Đông Đức. Năm 1980, Matxcơva viện trợ cho Hà Nội 1.428 triệu đôla Mỹ. Khác với kế hoạch năm 1976, kế hoạch năm năm lần thứ ba bao gồm một số hiệp định dài hạn với Liên Xô. Liên Xô đã đồng ý viện trợ ba hệ thống phát điện và 40 công trình công nghiệp. Việt Nam chấp nhận tăng thêm xuất khẩu nông phẩm hàng dệt sang vùng châu Á của Liên Xô. Năm 1982 đã ký những hiệp định Xô-Việt về khai thác dầu và hơi đốt ở biển Đông và về hợp tác khoa học và kỹ thuật.


Hà Nội đã để cho Liên Xô ra vào cảng nước sâu do Mỹ xây dựng ở Cam Ranh. Nằm giữa đường từ Vladivostok đến Ấn Độ Dương. Cam Ranh có một giá trị chiến lược lớn đối với lực lượng hải quân Xô-viết ở Viễn Đông. Từ năm 1975, Liên Xô đã muốn được phép vào Cam Ranh, nhưng Việt Nam từ chối vì ngại gây thù địch với Trung Quốc. Nhưng đến tháng 4 năm 1979, một vài tuần sau khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam, chuyến thăm đầu tiên của tàu Liên Xô vào Cam Ranh đã được đưa tin. Đến năm 1983 thì các cuộc đi thăm như vậy trở nên thường xuyên. Trước năm 1979 Hà Nội nói sẽ không cho phép các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng sau cuộc xâm lược của Trung Quốc, Hà Nội theo một lập trường có thể cho phép việc đó trong tương lai nếu đe doạ quân sự của Trung Quốc cứ tiếp tục.


Có một số tin nói về những căng thẳng giữa Hà Nội và Matxcơva, nhưng chúng tôi cho rằng những câu chuyện về đối kháng nghiêm trọng Xô-Việt là không có cơ sở vững chắc.


Suy xét bao trùm là các lợi ích chiến lược của Việt Nam và Liên Xô phù hợp với nhau một cách rộng rãi. Liên minh giữa 2 nước ít có khả năng bị phá vỡ vì những vấn đề có tầm quan trọng thứ yếu. Dù có thể có một số phàn nàn riêng về tính chất của viện trợ đó có tầm quan trọng sống còn nếu đất nước của họ còn tiếp tục coi thường những yêu sách của Trung Quốc. Mặt khác, đúng là cuộc xâm lăng Campuchia của Việt Nam đã gây thêm cho Liên Xô nhiều vấn đề trong khi giao thiệp với các nước ASEAN, nhưng Việt Nam là một thắng lợi lớn của nền ngoại giao Xô-viết ở châu Á. Đặc biệt là do tầm quan trọng của vịnh Cam Ranh cho Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô, chắc chắn người Xô-viết sẽ không vì những lợi ích chỉ có tính chất giả định với các nước ASEAN mà làm tổn thương đến Cam Ranh được. Và cừng nào người Xô-viết còn bất hoà với người Trung Quốc, thì họ không thể bỏ Việt Nam cho tham vọng của Trung Quốc địch thủ. Do đó, dù có một vài cọ sát thường tình, rõ ràng là Việt Nam sẽ ở lại trong phe Xô-viết trong tương lai trước mắt.


Khi bị buộc phải chọn giữa Matxcơva và Bắc Kinh, Hà Nội có đủ lý lẽ vững chắc để chọn Matxcơva, Liên Xô mạnh hơn Trung Quốc vừa về kinh tế, vừa về chính trị và có thể cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự có giá trị hơn. Thêm vào đó, vị trí địa lý cách xa nhau đưa lại cho Hà Nội một sự độc lập lớn hơn. Tuy nhiên do những kinh nghiệm gần đây, từ tháng giêng năm 1979 đến nay Hà Nội đã tập trung phần lớn năng lực để củng cố vị trí của mình ở Đông Dương, trước hết ở Campuchia sau thời kỳ Pol Pot.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #68 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2007, 06:31:09 pm »

Campuchia-nhặt những mảnh vụn lại với nhau


Trong cuộc đi xuyên qua Campuchia sau khi đánh đổ chế độ Pol Pot, quân đội Việt Nam tìm được chứng cớ đầy đủ của những điều dã man khủng khiếp đã xảy ra. Một nhà báo Ba Lan thăm Prây Veng tháng 2 năm 1979 đã đưa ra một bài tường thuật mắt thấy tai nghe về sự phát hiện hàng nghìn tử thi thối rữa mà bọn Khmer đỏ để lại khi bỏ chạy. Những người sống sót của cuộc tàn sát nói với anh ta rằng 22.000 người đã bị giết trong chợ của thị trấn và xác của họ bị cứt trong các cống rãnh, cuộc tàn sát chỉ chấm dứt khi quân đội Việt Nam tràn sang. Sau đó anh ta hỏi một nhà báo ở Bangkok “Bạn đã có nghe nói về những thân thể ở nước không? Điều mà chúng tôi thấy là những di hài tử thi da tan thành nước với hàng triệu ròi bọ”. Sau đó các nhà báo phương Tây được phép vào và họ đã xác nhận cảnh tượng đó. Nước Campuchia mà Pol Pot để lại đã được một phóng viên của hãng AP Harish Charandola mô tả hồi tháng 3 như một “xứ sở của đầu lâu, máu đông và mùi tanh thối”. Khi đến Pray Veng, Charandola thấy rằng mùi tanh thối “không thể chịu được”. Đó không phải chỉ vì các cống rãnh của thành phố bị tắc do các xác chết bị thối rữa, mà trong vùng nông thôn quanh đó, “những mộ chôn cạn không được đánh dấu nằm ở khắp nơi. Xương nằm ngay dưới mặt đất”. Trong vài tháng tiếp theo, những tin tức như vậy trở thành rất thông thường, và vào năm 1981 việc phát hiện các ngôi mộ tập trung ở Campuchia không còn là điều đáng chú ý đối với báo chí phương Tây nữa. Việc khai quật 60.000 xác chết tháng 9 năm 1981 chẳng hạn, chỉ nêu được vẻn vẹn một câu trên báo, những tàn bạo của Pol Pot đã trở thành những đầu đề đã qua rồi của báo chí.


Nhưng không thể hiểu được các phát triển chính trị bên trong Campuchia dưới sự chiếm đóng của Việt Nam nếu không biết được di sản của Pol Pot. Không phải chỉ có việc Pol Pot và nhóm của ông ta bị ghê tởm hầu như khắp nơi, tuy đó là sự thật. Người ta có thể đi bất kỳ ở đâu trong những năm 1980-1981, dù cho ở các trại tị nạn hoặc chính bên trong Campuchia, hầu như tất cả người Khmer đều nói đến việc hoan nghênh cuộc xâm chiếm của Việt Nam như là một cuộc giải phóng khỏi chế độ chuyên chế của Pol Pot, dù cho họ có lo sợ như thế nào về ý định cuối cùng của người Việt Nam. Một công nhân ở Phnôm Pênh nhận xét với chúng tôi năm 1981 rằng: “Đúng là người Việt Nam đã không được mời vào đây, nhưng nếu có một dây điện thoại nối với Hà Nội thì nó sẽ bị tắc nghẽn vì có quá nhiều người gọi điện để mời”. Sự lo sợ rằng Pol Pot sẽ trở lại nắm quyền và những cuộc giết hại tập trung sẽ được nối lại, vẫn còn là mối lo ngại bao trùm của nhân dân; việc phần lớn thế giới còn thừa nhận Pol Pot là người thống trị hợp pháp của đất nước và sự bất bình khi Việt Nam lật đổ ông ta đã làm cho nhân dân Campuchia ngờ vực và sợ hãi. Mối lo sợ rằng với sự ủng hộ của nước ngoài, Pol Pot có thể trở lại nắm quyền đã tự thúc đẩy sự ủng hộ việc người Việt Nam có mặt ở Campuchia, bất chấp những lo sợ trước đây của nhân dân Khmer đỏ đối với người Việt Nam láng giềng như thế nào.


Nhiều lập luận trước kia về “kẻ thù truyền kiếp” đã bị các sự kiện hiện nay làm cho mất hiệu quả. Chính không phải người Việt Nam mà là những “nhà yêu nước” Khmer hăng hái nhất đã khủng bố dân tộc Campuchia, đặt tôn giáo và nền văn hoá truyền thống ra ngoài vòng pháp luật và sát hại công dân Campuchia. Những người Campuchia khác, dù thuộc cánh tả, trung gian hay cánh hữu, đều không đủ khả năng ngăn chặn sự tàn phá đó, và chỉ sự can thiệp của người Việt Nam mới rõ ràng đã kết thúc được sự tự hy sinh dân tộc đó. Đối với một số người Khmer, tất cả các nhóm truyền thống của nền chính trị Campuchia đã không còn tin nhau nữa, và đất nước phải bắt đầu lại từ đầu. Trong tinh thần như vậy, họ sẵn sàng đi với những nhà cầm quyền mới được Việt Nam ủng hộ. Tâm trạng bao trùm là một tâm trạng của sự mất tinh thần và ngờ vực sau chấn thương do chế độ Pol Pot để lại chứ không phải một tâm trạng bất bình đối với cuộc xâm lăng của Việt Nam.


Sự có mặt quân sự của Việt Nam chắc chắn đã làm cho Việt Nam trở thành lực lượng khống chế ở Campuchia mới. Vào năm 1980, số quân Việt Nam ở Campuchia đã lên đến 200.000 nhưng khi đi khắp vùng nông thôn, người ta rất ngạc nhiên là ít thấy họ. Là chuyện rất bình thường khi thấy những binh sĩ đi lẻ tẻ hoặc đi thành nhóm nhỏ, không có vũ khí, ngồi bên vệ đường nói chuyện với nông dân Khmer hoặc mua bán ở chợ giống như những người khác. Không có ai chú ý gì đặc biệt đối với họ. Binh sĩ Việt Nam tự xây dựng lấy doanh trại, trồng rau cho mình, tập trung vào nhiệm vụ canh gác của mình, càng can thiệp ít vào các hoạt động của nhân dân Khmer càng tốt. Về cơ bản, họ sống cùng mức sống với người Khmer và tỏ ra hoà vào cảnh vật địa phương một cách rất tự nhiên. Họ nhận khẩu phần hằng ngay hai bát gạo và một ít thịt hộp và một khoảng tiền bằng 20 xu Mỹ làm tiền tiêu vặt.


Chắc chắn là Campuchia không có vẻ gì là một nước bị chiếm đóng quân sự, và những binh sĩ mà chúng tôi nói chuyện chẳng cho thấy tý gì thái độ hăng hái của người chinh phục, trái lại họ phà nàn phải sống một mình ở một nước ngoài và họ mong muốn được trở về với gia đình và bạn gái ở Việt Nam. Họ được lệnh nghiêm khắc phải cư xử tuyệt đối đúng mực với nhân dân Khmer và các quan hệ yêu đương với người địa phương bị cấm một cách triệt để. Các nhà chức trách Việt Nam biết rõ mối ác cảm truyền thống của người Campuchia đối với Việt Nam nên họ làm hết sức mình để giảm đến mức tối thiểu thành kiến đó. Thái độ tôt của các lực lượng cộng sản Việt Nam ở Campuchia ngày nay trái ngược hoàn toàn với những hành động tàn bạo và cướp bóc của lực lượng Việt Nam Cộng hoà ở Đông Campuchia trong những năm 1970-1971.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #69 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2007, 06:31:57 pm »

Chúng tôi chẳng tìm thấy được ai muốn người Việt Nam về nước trong khi còn khả năng Pol Pot có thể trở lại. Nhưng đồng thời cũng phải thừa nhận còn tình trạng không thoải mái lắm trong một số người về những ý định lâu dài của Việt Nam đối với Campuchia. Điều này thường thấy ở Phnôm Pênh là nơi mà vấn đề an ninh được đảm bảo nhất. Ở các tỉnh nhất là miền Tây mà hoạt động Khmer đỏ còn nhiều nhất. Những mối lo ngại nói trên hiếm thấy lắm. Một năm sau, chúng tôi thấy các thái độ đó đã thay đổi một cách có ý nghĩa ở Phnôm Pênh. Người ta nói với chúng tôi rằng khi người Việt Nam lần đầu tiên mới đến, người Khmer còn lo ngại điều mà người Việt Nam có thể làm, nhưng sau hai năm người Việt Nam giữ một tư thế càng khiêm nhường càng tốt và cư xử tốt đối với những người dân cho nên những lo ngại đó đã giảm bớt. Sự thay đổi thái độ đó sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa nếu người Campuchia biết rõ được việc quốc tế còn ủng hộ mạnh bọn Khmer đỏ.


Người Việt Nam tập trung cố gắng của họ vào mục tiêu quân sự nhằm giữ gìn đất nước chống lại các lực lượng Pol Pot. Trách nhiệm xây dựng một bộ máy chính phủ mới ở khu vực họ đã giải phóng thuộc về Mặt trận thống nhất dân tộc cứu quốc của Campuchia. Việc thành lập nước Cộng hoà nhân dân Campuchia đã được tuyên bố ngày 8 tháng giêng năm 1979, một ngày sau khi Phnôm Pênh rơi vào tay Việt Nam. Chính phủ mới đã được xây dựng từng bước, từ trên xuống và từ trung tâm toả ra chung quanh. Như vậy có nghĩa là ở cấp xã, có một thời gian không có chính quyền, từ lúc lật đổ Khmer đỏ đến khi cử được các nhà chức trách thuộc quyền lãnh đạo của chính phủ trung ương. Ở các vùng trung tâm và vùng phía đông, giai đoạn đó chỉ mất vài tuần, nhưng ở phía tây thì nó kéo dài cho đến tháng 5, tháng 6 năm 1979, chính quyền mới mới có khả năng củng cố sự kiểm soát của mình, và sự kiểm soát đó vẫn còn mong manh trong một thời gian sau đó.


Không có gì có thể sử dụng được để xây dựng chế độ mới. Sự khủng bố của Pol Pot đã giết hại hàng ngũ những người có học thức và khéo léo về nghề nghiệp vốn ít ỏi của Campuchia, và nhiều người còn sống sót đã lợi dụng tình hình lộn xộn của cuộc xâm lăng để trốn khỏi đất nước. Và nhiều người khác có lẽ nằm im, đợi xem các nhà chức trách mới như thế nào trước khi xuất hiện trở lại. Nhưng không phải chỉ thiếu những người đủ khả năng, hầu như cái gì cũng thiếu. Ngay đến tháng 2 năm 1980, khi đã có một chính quyền hoạt động rõ ràng rồi, vẫn chưa có một văn phòng làm việc một cách hiện đại. Không dễ gì kiếm được giấy và bút. Không có dây nói, và khó tìm được máy chữ. Chính tức mà nói thì có cơ quan bưu điện, nhưng không ngoài việc nối liền Phnôm Pênh với Sài Gòn. Công văn cho các nhà chức trách ở tỉnh được giao cho các lái xe tải và chở trong các thùng xe. Để đảm bảo cho ai đó nhận được chỉ thị thì cách tốt nhất là trực tiếp đến gặp họ.


Lúc đầu chính quyền Campuchia mới rất phục thuộc vào sự giúp đỡ của Việt Nam. Jean Pierre Galloir một phóng viên của AFP viết tháng 4 năm 1979: “Có ba cố vấn Việt Nam cho một quan chức Campuchia, 10 nhân viên quân sự Việt Nam cho mỗi một binh sĩ Campuchia”. Khi chúng tôi thăm tháng 2 năm 1980, chúng tôi chắc rằng sẽ thấy người Việt Nam vẫn còn gánh phần lớn gánh nặng của chính quyền, nhưng không phải như vậy. Do lòng tha thiết muốn giữ một tư thế càng thấp càng tốt ở Campuchia (và cũng để đáp ứng nhu cầu khẩn cấp của những người lành nghề trong chính nước họ) người Việt Nam trao lại khi thực tế có thể trao được cho người Campuchia những nhiệm vụ hành chính.


Đầu năm 1980, tuy các cố vấn Việt Nam còn đóng một vai trò then chốt trong nhiều bộ ở Phnôm Pênh, nhưng chính quyền đã chủ yếu là một chính quyền Khmer tự điều khiển lấy đất nước. Trong quá trình của năm đó, phần đông các cố vấn Việt Nam còn lại đã rút về nước. Một số được các nhà kỹ thuật Xô-viết thay thế, nhưng chủ yếu các nhà cầm quyền Khmer ngày càng dựa vào khả năng của chính họ.


Khi chính phủ mới đã được củng cố thì Campuchia dần dần chấp nhận những đường nét của một quốc gia cộng sản. Năm 1981, một hiến pháp mới đã được công bố và các cuộc bầu cử đã được tổ chức để bầu một quốc hội thay thế cho Hội đồng cách mạng nhân dân quản lý đất nước trước đây.


Đồng thời, việc thành lập một Đảng Cộng sản Campuchia mới, lấy tên là Đảng nhân dân cách mạng của Campuchia được công bố. Pen Sovan được cử làm tổng bí thư, và phần đông các nhà bình luận lúc đó nhấn mạnh rằng ban lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng bị những “cựu binh của cuộc chiến tranh" khống chế, nghĩa là những người thân Việt Nam đã sống lưu vong ở Hà Nội trong suốt những năm của Pol Pot, chứ không phải những người cộng sản “trong nước” như Heng Samrin. Tháng 12 năm 1981 Pen Sovan rút lui với lý do chính thức vì sức khoẻ và được Heng Samrin thay thế.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM