Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:12:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chân lý thuộc về ai  (Đọc 80958 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #100 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2007, 10:22:21 pm »

Sự kháng cự chống cộng ở Lào và Việt Nam

Nếu các nhóm kháng chiến không cộng sản ở Campuchia quá yếu để có thể được sử dụng như một đòn bẩy có hiệu quả đối với Hà Nội, thì các phong trào kháng cự ở Lào và ở chính Việt Nam lại thậm chí còn trong tình trạng nguy ngập hơn. Nhưng khái niệm cho rằng Lào, cũng như Campuchia, đang bị mòn mỏi dưới một sự chiếm đóng đàn áp của nước ngoài, đã làm cho một số nhà bình luận suy nghĩ một cách cường điệu về sức hấp dẫn tiềm tàng có tính chất quốc gia của các nhóm kháng chiến ở Lào. Ví dụ Geoffrey Gunn trong một tường thuật về hoạt động chống chính phủ ở Lào, kết luận: “… do việc Hà Nội dùng quân sự để ngăn cản mọi sắp xếp chính trị ở Lào và Campuchia nên các mặt trận chống lại chỉ có thể mở rộng mà thôi”. Suy xét này không được chứng minh bằng thực tế.


Sự chống đối chính phủ mới ở Viêng Chăn chủ yếu là dựa trên cơ sở các bộ tộc chứ không phải trên cơ sở dân tộc hay giai cấp. Xương sống của sự chống đối đó là các bộ tộc Hmông ở Trung Lào, có truyền thống chống lại sự kiểm soát của người Lào miền xuôi. Nhiều người trong bọn họ đã phục vụ trong “đội quân bí mật” trước năm 1975, do CIA cung cấp ngân sách, dưới sự chỉ huy của tướng Vàng Pao, và đang sợ bị cộng sản trả đũa. Những cố gắng của chính phủ nhằm định cư các bộ tộc trên núi xuống đồng bằng, những cố gắng tập thể hoá và sự mất mùa liên tiếp đã làm cho những người Hmông bất bình với chính phủ Pathet Lào. Nhưng sự bất bình đó chỉ đẩy họ sang Thái Lan chứ không phải tổ chức kháng cự vũ trang bên trong đất Lào. Và lòng trung thành bộ tộc này chỉ đưa lại cho phong trào một vài cơ sở trong bộ tộc Hmong, trong khi rất bị hạn chế đối với các bộ phận khác của nhân dân.


Sau năm 1975 có một vài chống đối quân sự đối với chế độ mới, hưng trên quy mô ngày càng giảm. Số người ủng hộ Vàng Pao còn lại ở Lào sau năm 1975 vẫn không rõ, nhưng có lẽ không quá một vài nghìn. Cơ cấu tổ chức của “đội quân bí mật” cũ đã tan rã, binh lính thì hoàn toàn bị tán loạn. Có tinh đánh nhau lẻ tẻ trong năm 1976 và 1977, và trong những tháng cuối của năm 1977 xảy ra một cuộc xung đột lớn với quân chính phủ quanh Phu Bia, gần Cánh Đồng Chum. Trận này đã đập gãy lưng lực lượng chống đối và nhiều người của Vàng Pao còn lại hoặc chạy sang Thái Lan, hoặc biến thành kẻ cướp bình thường hoặc trở về làng bản của họ. Từ đó, những hoạt động quân sự của Pathét Lào ở đó không vượt qua hành động vây ráp địa phương. Như Geoffrey Gunn đã viết, sự chống đối chính đối với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào là một “nhóm những người cánh hữu” được sự ủng hộ của “những người tị nạn trong các trại ở Bắc và Đông Bắc Thái Lan, chứ chẳng có tý nào bên trong Lào”.


Quy mô của vấn đề không tỏ ra cần thiết phải dùng đến các biện pháp quân sự triệt để như sử dụng hơi độc chống lại những người nổi dậy Hmông, như các người tị nạn ở Thái Lan rêu rao. Những lời rêu rao đó lại đưa đến những lời lên án “diệt chủng” chống lại Pathet Lào của những nhà báo và những nhân viên cứu trợ liên hệ với những người tị nạn Hmông. Những lời tố cáo đó đã được bộ ngoại giao Mỹ vồ ngay và công bố rộng rãi, nhưng một nhóm của Liên hợp quốc được cử sang để điều tra vấn đề cuối năm 1981 đã kết luận rằng “thiếu bằng chứng ụ thể”. Khi cuộc điều tra kết thúc tháng 12 năm 1982, cũng không có bằng chứng cụ thể. Nhóm của Liên hợp quốc kết luận rằng những lời lên án không được xác minh cụ thể. Từ Luông Nam Tha ở Bắc Lào cũng có tin về phong trào chống đối dựa vào bộ tộc Yao và do Chao La đứng đầu. Dù sao, cho đến nay chẳng ai biết gì về hoạt động của chúng. Thêm vào đó, một toán du kích còn không rõ rệt hơn do một “tướng Châmp” cầm đầu được nói là hoạt động ở tỉnh Phong Xaly. Những tin này chẳng thêm gì mấy cho sự chống đối của quần chúng đối với chính phủ thân Việt Nam của Cộng hoà nhân dân Campuchia.


Sau cuộc xâm chiếm Campuchia của Việt Nam tháng 12 năm 1978, các phong trào chống đối ở Bắc Lào đó có thể tranh thủ được sự ủng hộ của Trung Quốc. Cho đến lúc dó, người Trung Quốc đã tự giới hạn trong việc tuyển chọn những người của các bộ tộc nhằm vào các mục tiêu tình báo. Tuy nhiên từ lúc này trở đi, người Trung Quốc cung cấp tiếp tế cho các du kích Hmông và Yao; và nhóm của “Tướng Champa” được nói rõ là do Trung Quốc huấn luyện và lãnh đạo.


Năm 1981, có tin là người Trung Quốc quản lý một trại huấn luyện cho những người nổi dậy Lào tại thị trấn Xumao ở tỉnh Vân Nam. Người ta cho là có khoảng 2.000 đến 3.000 những người nổi dậy Lào mới được huấn luyện dưới quyền chỉ huy của Koong Le, một nhà lãnh đạo trung lập Lào trước đây. Họ không phải được người Trung Quốc mà là do khoảng 100 nhà hoạt động Thái cánh hữu huấn luyện. Nhiều người Thái đó coi như là những lính đánh thuê đã chiến đấu trong “đội quân bí mật” của CIA ở Lào. Những người khác bị cho là những thành viên của tổ chức Hồng vệ binh Thái Lan, là tổ chức đã tàn sát sinh viên tại trường đại học Tham-ma-xát của Băng Cốc năm 1976, và từ lâu nay đóng một vài trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại Đảng Cộng sản Thái trong các vùng bộ tộc của Bắc Thái Lan sát với Lào (xem FEER ngày 31 tháng 7 năm 1981-ND).


Tuy nhiên, các cố gắng đó của Trung Quốc có ít tác động đến quang cảnh chính trị của Lào. Nhà báo Gunn cho rằng đó là vì Trung Quốc đã “ủng hộ chưa bằng mức mong đợi”, do việc Bắc Kinh không muốn cắt tất cả các quan hệ với Viêng Chăn. Nhưng sự cay độc của những lời lẽ lên án “các bù nhìn của Lê Duẩn” ở cả Phnôm Pênh lẫn Viêng Chăn làm cho người ta thấy không phải nh Gunn nhận xét. Chúng tôi xin đưa ra hai suy xét khác nhau có thể là thích hợp hơn. Trước tiên là sự chống đối của các bộ tộc miền núi luôn luôn có một cơ sở rất hạn chế về quân sự mà nói thì xương sống của chúng đã bị bẻ gãy năm 1979; trong khi người Trung Quốc tất nhiên là muốn khuyến khích chúng tiếp tục đấu tranh, bất kể hậu quả đối với nhân dân như thế nào nhưng sẽ không ích gì đổ tiền của vào một sự nghiệp nhất định thất bại. Rõ ràng từ năm 1979 trở đi các nhóm đó chẳng có hoạt động quân sự nào có ý nghĩa cả mặc dù có sự giúp đỡ của Trung Quốc. Tứ hai là Bắc Kinh rất thận trọng trong việc khuyến khích các xu hướng ly khai trong các bộ tộc miền núi của Bắc Lào, bởi vì đa số nhân dân của nhiều bộ tộc đó (kể cả hai nhóm chủ chốt, người Hmông và người Yao) lại sống ở Trung Quốc chứ không phải ở Lào. Một cuộc nổi dậy đòi ly khai của các bộ tộc có thể có những hậu quả không thể kiểm soát nổi đối với bản thân Trung Quốc.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #101 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2007, 10:23:12 pm »

Cũng có một số tin về sự chống đối trong phần phía nam của Lào, một cứ điểm cổ truyền của những đối thủ quý phái của hoàng gia ở Luông Pha Băng. Sự hống đối ở Nam Lào có một cơ sở rộng hơn phong trào bộ tộc. Sự chống đối của “người Lào trắng” đó tuy nhiên đã tan rã vào giữa năm 1977 nhưng lại phục hồi lại đầu năm 1980. Một nhà ngoại giao ở Băng Cốc nói với phóng viên Mascel Barung cuối năm 1980 rằng: “Cho đến khoảng 8 tháng trước đây, cái gọi là sự chống đối vở miền Nam chẳng có gì hơn là một tón kẻ cướp, những có bằng chứng rằng chúng cố trở thành có tổ chức hơn và được tin cậy về chính trị hơn  bằng cách rêu rao chiến đấu để đuổi người Việt Nam chứ không phải chống chế độ Pathet lào. Tháng 9 năm 1980 việc thành lập một Mặt trận giải phóng dân tộc của nhân dân Lào được công bố.


Sự chống đối ở Nam Lào nổi lên lại trong năm 1980 một phần là do kết quả của sự bất mãn đối với việc tập thể hoá vội vã của Pathet Lào năm 1978-1979, nhưng những người Lào trắng tỏ ra ít thành công trong việc gắn sự nghiệp của họ với những lo ngại của nông dân địa phương, hoặc trong việc tuyển thêm người bên trong Lào. Sự nổi lên đó chủ yếu là do dự ủng hộ của Khmer đỏ, thông qua căn cứ của Son San, gần vùng ba biên giới Thái, Lào và Campuchia. Gunn trích dẫn những tin nói rằng đến 1.500 người Lào đã được Khmer đỏ huấn luyện. Anh ta viết: “Trong khi không có một cơ cấu chỉ huy thống nhất nhưng sự liên lạc giữa du kích Lào và các lực lượng Campuchia dân chủ lại đòi hỏi mở rộng về mặt tổ chức và tiếp tế cho du kích Lào xa lên phía bắc đến tận Xavanakhet”. Hay nói một cách khác, sự bất lực về tổ chức của người Lào trắng đã đến mức là trong khắp địa bàn hoạt động của họ, họ phụ thuộc nặng nề vào sự ủng hộ của Khmer đỏ.


Sự phụ thuộc đó không tăng thêm sự hấp dẫn nào của những người chống Cộng đối với bất bình về sự tập thể hoá của Pathet Lào. Nó cũng không khắc phục được óc bè phái địa phương giữa những người Lào cánh hữu. Những cố gắng được Trung Quốc và Khmer đỏ khuyến khích nhằm thành lập một mặt trận thống nhất các nhóm chống Việt Nam đã có ít kết quả. Mặc dù rêu rao của Gunn rằng việc đi với Khmer đỏ là một “sự kiện bước ngoặt” trong sự phát triển của nhóm chống đối ở Nam Lào, nhưng phong trào Lào trắng vẫn mất hút một lần nữa sau năm 1980.


Như một quy luật, những nhóm chống đối Lào có thể tính đến sự ủng hộ của chính phủ Thái có cảm tình và của các quan chức quân sự ở các tỉnh, nhưng Băng Cốc đã không làm gì để giúp họ, mặc dù Băng Cốc ủng hộ cuộc kháng chiến của Khmer đỏ. Rõ ràng do sự khuyến khích của chính phủ liên hiệp Campuchia, một thủ tướng cũ của chính phủ hoàng gia Lào, Phumi Noxanvan công bố tháng 8 năm 1982 rằng ông ta sẽ thành lập một chính phủ giải phóng ở Lào vào ngày 10 tháng 10. Người Thái nhanh chóng tuyên bố rằng họ sẽ không thừ nhận cũng như không ủng hộ một chính phủ như vậy. Họ nói tình hình ở Lào và ở Campuchia hoàn toàn khác nhau; trong khi ở Campuchia, ASEAN không thừa nhận chính phủ Heng Samrin mà thừa nhận Campuchia dân chủ, thì ở Lào họ thừa nhận Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và sẽ không ủng hộ những người nổi dậy vũ trang chống lại chính phủ đó.


Khmer đỏ cũng tìm cách xây dựng các mối quan hệ với số người chống đối vũ trang chính bên trong Việt Nam, “mặt trận thống nhất giải phóng những chủng tộc bị áp bức” (FULRO). Họ hoạt động nhằm vào các bộ tộc miền núi cao nguyên Trung Bộ, rải trên biên giới với các tỉnh Ratanikiri và Mondunkiri, cho nên việc những Khmer đỏ hoạt động ở Đông Bắc Campuchia liên hệ với họ là việc có lý. Căn cứ của Son San là nơi làm đường tiếp tế chính của thế gới bên ngoài cho FULRO.


Ít ai biết được gì về hoạt động của FULRO. Những người đến thăm cùng cao nguyên Trung Bộ năm 1981 đưa tin rằng những nhà chức trách Việt Nam địa phương còn phải đương đầu với những vấn đề an ninh nghiêm trọng. Các lực lượng FULRO “và các nhóm vũ trang khác” thường tống tiền hành khách trên các xe buýt địa phương, và thỉnh thoảng các xe quân đội Việt Nam bị phục kích ở các đường hẻo lánh. Tuy nhiên, nhìn toàn bộ, chiến đấu chỉ ở quy mô nhỏ và không thường xuyên so với thời kỳ trước năm 1975. Và khi đánh giá các tin này cũng cần nhớ rằng trộm cướp là bệnh địa phương trên phần này của thế giới.


Tháng 9 năm 1982, báo Sài Gòn giải phóng công bố một báo cáo về sự cáo chung của FULRO. Theo nguồn tin đó, FULRO đã bị yếu đi vì một loạt các cuộc thanh trừng và chém giết lẫn nhau trong cuộc đấu tranh nội bộ giành quyền lực trong những năm 1976-1978. Năm 1980, Khmer đỏ rêu rao hợp tác với FULRO. Những nguồn tin khác nói rằng vũ khí Trung Quốc cũng được chuyển cho FULRO thông qua Khmer đỏ. Chính phủ Việt Nam đáp lại bằng việc tiền hành một loạt các cuộc hành quân chống các lực lượng FULRO. Vào giữa năm 1981 các lực lượng FULRO nói là bị đập tan và một số các nhà lãnh đạo phong trào đã bị bắt. Nhưng ít có khách nước ngoài vào vùng hẻo lánh đó, nên chúng tôi không biết những nguồn tin độc lập xác nhận lại lời tường thuật của tờ Sài Gòn giải phóng.


Thỉnh thoảng trong đầu những năm 1980, Hà Nội công bố các cuộc hành quân chống “thổ phỉ” tại các vùng núi Bắc Việt Nam. Một bài báo Nhân Dân năm 1981 xác nhận rằng ở các tỉnh Sơn La và Lai Châu “bọn phản động Trung Quốc đã câu kết và thúc giục bọn thổ phỉ cũ thành lập các nhóm phản động nhằm thúc đẩy các cuộc nổi dậy phản cách mạng”. Một số cán bộ ở các tỉnh biên giới bị lên án là “hoạt động hai mang”, một mặt tỏ ra trung thành với Hà Nội nhưng đồng thời bí mật đi với người Trung Quốc.


Nhưng không có gì có thể cho rằng vấn đề đó đã đến mức trở thành một lo ngại lớn cho Hà Nội. Một lần nữa, có sở bộ tộc của những nhóm đó bảo đảm rằng họ ít có sự hấp dẫn rộng hơn về mặt giai cấp hoặc dân tộc. Khu vực chính của sự bất bình của quần chúng đối với chế độ cộng sản ở miền Nam, nhất là ở Sài Gòn. Nhưng mọi phong trào chống đối ở đây đã bị dập tắt một cách có hiệu quả bằng việc đưa phần đông những nhân vật hàng đầu của chế độ cũ vào trại cải tạo”. Và một số quan trọng nhân dân sau đó đã rời bỏ đất nước với tư cách là “thuyền nhân”. Có tin một vài đơn vị Quân đội Việt Nam Cộng hoà đã rút vào bí mật hoạt động sau năm 1975, nhưng chẳng ai nghe được gì về họ từ đó. Như vậy là sự chống đối của tư sản đã trở thành sự chống đối của những người di cư.


Tổng hợp lại, ít có dấu hiệu của một sự chống đối có tính chất quốc gia đối với ảnh hưởng của Việt Nam ở Lào, hoặc của một sự chống đối có tổ chức đối với chế độ cộng sản bên trong Việt Nam. Nếu có một sự chống đối như vậy thì chỉ trên cơ sở chống đối có tính chất bộ tộc. Chúng tôi đang nói đến những cộng đồng cổ truyền chống lại những xâm phạm của nhà nước tập quyền chứ không phải đến một phong trào quốc gia hiện đại. Không thấy rõ được điểm đó sẽ dẫn đến đánh giá quá mức sức mạnh tiềm tàng của những cộng đồng đó. Trong khi Trung Quốc và Khmer đỏ ủng hộ phần nào các nhóm đó, thì các nước ASEAN đã khôn ngoan giữ một khoảng cách với họ. Nhưng vấn đề chính không phải như những người di tản đôi khi khẳng định, là thiếu sự ủng hộ từ bên ngoài. Chính nó thiếu một cơ sở quần chúng bên trong Lào hoặc Việt Nam.


Người Trung Quốc, bằng một sự đảo ngược kỳ lạ khái niệm “Liên bang Đông Dương” đã tìm cách đưa tất cả các nhóm phân tán đó vào một mặt trận thống nhất toàn Đông Dương “đấu tranh chống chủ nghĩa bá quyền”. Trong khi không có gì chắc chắn có thể đưa ra được một khả năng như vậy, nhưng do sự yếu kém của tất cả các nhóm khác, cho nên Khmer đỏ sẽ khống chế một mặt trận thống nhất như vậy nếu nó được hình thành. Chính Khmer đỏ chứ không phải các nhóm không cộng sản pha tạp đó, sẽ đưa ra một khả năng thay thế thực sự cho các chính phủ thân Hà Nội hiện có.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #102 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2007, 07:04:52 pm »

9. Kết luận: chiến tranh giữa những người anh em đỏ


Một trong những luận điệu chủ yếu của những người ủng hộ các chế độ Sài Gòn, Phnôm Pênh và Viêng Chăn trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai là họ đấu tranh để bảo vệ nền độc lập của đất nước họ, chống lại sự chinh phục của “chủ nghĩa cộng sản quốc tế”. Những người cộng sản Việt Nam lại bị lên án là tay sai hoặc của Matxcơva hoặc của Bắc Kinh chứ không phải là những người quốc gia; còn những người cộng sản Khmer và Lào về phần minh lại bị tố cáo là bù nhìn của Hà Nội. Những sự kiện xảy ra sau thắng lợi của cộng sản đã cho thấy những ý kiến trên đây đã được nhận thức hoàn toàn không đúng như thế nào.


Động lực thúc đẩy chính của biến đổi cách mạng ở toàn Đông Dương là cuộc biến động long trời lở đất ở Việt Nam, nước phát triển nhất và đông dân nhất, không tránh khỏi được thực tế rằng ảnh hưởng của Việt Nam đã in sâu dấu ấn vào các phong trào của Lào và Campuchia sau khi các nước này giành được độc lập. Nhưng chủ nghĩa cộng sản ở Lào và Campuchia không hề bao giờ bị Hà Nội hoàn toàn kiểm soát, trái lại đó là những phong trào bản xứ mà vào những giai đoạn đầu họ đã xem Việt Minh như một kiểu mẫu cho các phong trào cách mạng của chính mình. Nhưng khi họ phát triển được một cơ sở xã hội và chính trị của chính mình, thì họ thích nghi với những môi trường chính trị khác nhau trong nước và do đó đường đi của họ cũng tách ra. Những người cộng sản Lào và Campuchia hoạt động trong một môi trường ít bị các lực lượng hiện đại hoá đụng đến so với Việt Nam và tình hình đó tác động lại đến các quan hệ của họ với Hà Nội.


Do sức mạnh của chế độ quân chủ ở Campuchia trong những năm 1960 và 1960, quan tâm chính của Hà Nội lúc bấy giờ là xây dựng cho được những quan hệ tốt với Sihanouk. Những căng thẳng mà việc này gây ra giữa Hà Nội và một nhóm các người “cực tả” trong Đảng Cộng sản Campuchia lúc đó tỏ ra ít quan trọng, nhưng chúng đã dội lại dữ dội vào người Việt Nam sau khi nhóm Pol Pot lên nắm quyền năm 1975. Trái lại ở Lào, chính phủ hoàng gia Lào yếu kém không buộc Hà Nội có những lo toan như vậy. Lợi ích của các giới lãnh đạo Hà Nội và Pathet Lào không hề bao giờ cách biệt nhau một cách có ý nghĩa, và kết quả là liên minh của họ kéo dài cho đến sau năm 1975.


Những cuộc xung đột xảy ra sau năm 1975 là kết quả sự vận động của những con đường khác nhau nhưng lại bện vào nhau của cuộc cách mạng dân tộc cộng sản. Quan điểm thường gặp của các nhà bình luận phương Tây và Trung Quốc rằng Việt Nam đi vào quá trình “bành trướng”, tìm cách nô dịch Lào, Campuchia và xa hơn nữa, có lẽ Đông Nam Á chỉ là những luận điệu tuyên truyền, không hơn, không kém. Bằng chứng thực sự phải được thấy một cách ngược lại. Giới lãnh đạo ở Hà Nội muốn tập trung vào nhiệm vụ đối nội là phát triển kinh tế và hiện đại hoá.


Nhưng những người theo quan điểm nói trên rêu rao rằng, phải qua thử thách mới biết dở hay, bằng chứng của những tham vọng có tính chất bá quyền của Việt Nam là ở chỗ nô dịch Lào và Campuchia. Họ hỏi rằng, nếu Hà Nội không muốn, sao việc đó lại đã xảy ra? Câu trả lờ cho việc đó là những thực tế của các quan hệ quốc tế phức tạp hơn nhiều điều mà các nhà lý thuyết đó suy nghĩ; các quyết định của Hà Nội không phải đã được đưa ra, trong một khoảng chân không. Tiếp theo những thắng lợi của năm 1975, thay cho một môi trường quốc tế hoà bình mà Hà Nội cho rằng đáng ra phải là như vậy, thì Hà Nội đã thấy mình bị sức ép ngày càng tăng của Trung Quốc và bị Mỹ cản trở mọi mong muốn khai thông với phương Tây. Vì sức ép tăng lên, giới lãnh đạo Việt Nam phản ứng lại bằng việc chuyển sự chú ý của mình từ phát triển kinh tế sang an ninh quốc gia. Với sự quan tâm này, do tình hình địa lý khu vực, Hà Nội phải ngày càng lo nghĩ đến các quan hệ của mình với các chính phủ Phnôm Pênh và Viêng Chăn. Trong trường hợp của Lào, kết quả là việc ký hiệp ước hữu nghị năm 1977 với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Việc ký kết này đã được mô tả như đỉnh cao cố gắng “thực dân” của Hà Nội nhằm “nô dịch” Lào. Trên thực tế, đây chỉ là một sự củng cố các quan hệ chặt chẽ lâu đời giữa Pathet Lào và những người cộng sản Việt Nam. Lời buộc tội đó không được chứng minh bằng bằng chứng cụ thể. Nó chỉ đáp ứng những thành kiến của phương Tây đối với chủ nghĩa cộng sản và bôi nhọ một liên minh đi ngược lại các lợi ích của phương Tây trong khu vực này chứ nó ít có sơ sở thực tế. Như chúng ta đã thấy, trong khi Việt Nam tìm cách củng cố lực lượng của mình để chống lại Trung Quốc thì Lào cũng làm như vậy để chống Thái Lan.


Cơ sở để lên án “chủ nghĩa thực dân” của Việt Nam chỉ là việc Viêng Chăn đã chọn một liên minh chính trị và quân sự chặt chẽ với Hà Nội, trong khi các nhà chỉ trích của phương Tây muốn Viêng Chăn trung lập hoặc liên kết với Băng Cốc. Nhưng một sự sắp xếp lại như vậy là một trong những kết quả có thể đoán trước được sau những thắng lợi năm 1975 của cộng sản, và chẳng có gì liên quan đến chủ nghĩa thực dân cả. Chủ nghĩa thực dân cổ điển bao hàm việc áp đặt một chế độ thống trị nước ngoài trực tiếp, đó rõ ràng không phải là trường hợp ở nước Lào hiện nay. Còn cái gọi là “chủ nghĩa thực dân mới” bao hàm sự thay thế chế độ thống trị về kinh tế cho chế độ kiểm soát chính trị trực tiếp. Cả hai hình thức đó không phải là kiểu mẫu của các quan hệ Lào-Việt Nam. Chính quyền ở Lào là một chính quyền Lào, mặc dù có sự có mặt của quân đội Việt Nam, cũng giống như chính phủ Tây Đức không nghi ngờ gì vẫn là một chính phủ Đức, mặc dù có sự có mặt của quân đội Mỹ. Và nếu chúng ta chuyển sang vấn đề phụ thuộc kinh tế, thì người Lào đã và còn phụ thuộc vào Thái Lan hơn là vào Việt Nam. Trong hoàn cảnh như vậy, việc phát triển quan hệ với Hà Nội và khối Xôviết đã thực tế mở rộng những lựa chọn cho Viêng Chăn; chính điều này đã gây ra mối lo ngại của nhiều nhà lãnh đạo của Băng Cốc, là những nưgời đã xem thái độ cư xử của giới lãnh đạo Pathet Lào “không còn tính chất Lào nữa”.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #103 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2007, 07:05:38 pm »

Đối với một nước nằm giữa một khu vực hỗn loạn như Lào hiện nay, thì việc lựa chọn chế độ trung lập hoặc không liên kết là một lựa chọn hấp dẫn. Nhưng một chính sách như vậy có thể dễ dàng tỏ ra là một sự xa xỉ, tốn kém đối với một nước nhỏ, làm cho nó dễ bị rơi vào một sự can thiệp từ bên ngoài. Thay thế chính sách đó là chọn một cường quốc khu vực này hay một cường quốc kháng chiến khác để thành lập một liên minh có đủ khả năng bảo vệ mình. Trong trường hợp của Lào, sự lựa chọn đó là giữa Băng Cốc, Bắc Kinh hoặc Hà Nội. Khi bị buộc phải chọn, phía các nhà lãnh đạo Pathet Lào không có lý do gì để quay lại chống những người đồng minh lâu đời của họ là những người cộng sản Việt Nam. Cũng không có lý do gì để cho rằng việc chọn phía này sẽ làm tổn thương tình cảm lan rộng của nhân dân, tuy rằng đó chính là một câu chuyện hoang đường rất được các nhóm di cư chống cộng ưa thích.


Cũng trong một bối cảnh rộng lớn hơn đó mà sự có mặt của quân đội Việt Nam ở Lào cần phải được xem xét. Là một nước yếu về quân sự nằm ở trung tâm địa lý của những xung đột giữa các nước mạnh hơn, nên không lấy gì làm lạ việc Lào dựa vào sự có mặt quân sự của các lực lượng đồng minh để ngăn cản sự can thiệp của các lực lượng thù địch. Nhiều chính phủ khác trong một hoàn cảnh tương tự cũng theo đuổi một chiến lược tương tự. Theo chính phủ ở Viêng Chăn, thì quân đội Việt Nam được triển khai ở Lào để ngăn chặn sự xâm lược của Trung Quốc. Còn theo những người tán thành luận thuyết “chủ nghĩa thực dân Việt Nam" thì cho rằng quân đội Việt Nam ở Lào để cưỡng bức nhân dân địa phương, nhưng họ không đưa ra được bằng chứng nào để làm cơ sở cho luận thuyết đó. Điều mà người ta biết về sự triển khai thực tế của quân đội là phù hợp với những tuyên bố của chính phủ Lào chứ không phải là với những lời rêu rao của cá nhà chỉ trích phương Tây. Chắc chắn là Viêng Chăn không có không khí của một thành phố nằm dưới sự chiếm đóng nước ngoài.


Cũng đáng nhắc lại rằng nhiều người bây giờ lớn tiếng cho rằng Lào là một “thuộc địa” của của Việt Nam, những người đó đã lớn tiếng cũng như vậy trước năm 1975 để cho rằng Khmer đỏ không gì khác hơn là “bù nhìn” của Hà Nội. Rõ ràng những điều mà họ nêu ra, đều xuất phát từ nhu cầu tuyên truyền chứ không phải từ sự hiểu biết có cơ sở của họ.


Chính trong quan hệ với Campuchia chứ không phải với Lào mà nổ ra cuộc khủng hoảng sau năm 1975 ở Đông Dương, và tại đây các nhà chỉ trích chống Việt Nam có vẻ có cơ sở hơn là ở Lào. Trước hết, Pol Pot và những đông sự của ông ta giải thích cuộc chiến tranh Việt Nam-Campuchia là cuộc kháng chiến anh dũng của họ chống lại âm mưu của Việt Nam nhằm chiếm Campuchia làm “thuộc địa”. Nhưng có phải họ là những người trung thực không?”.


Một lần nữa, khi xét kỹ các bằng chứng có sẵn thì lý thuyết về sự bành trướng của Việt Nam sẽ bị phá sản. Không nghi ngờ gì Hà Nội muốn có những quan hệ hữu nghị với chế độ mới ở Phnôm Pênh đúng như họ đã có với Lào, và với cả Sihanouk trước kia. Vì mục đích đó, Hà Nội đã làm ngơ trước những sự tàn bạo dã man của chế độ mới, cả ở trong nước lẫn trên biên giới Việt Nam. Khi Pol Pot bác bỏ đề nghị ký một hiệp ước hữu nghị thì Việt Nam đã miễn cưỡng chịu như vậy. Trong khi Hà Nội thích một chính phủ có cảm tình ở Phnôm Pênh hơn, nhưng Hà Nội vẫn sẵn sàng chấp nhận một chính phủ không có cảm tình miễn là không đe doạ Việt Nam.


Chất xúc tác trực tiếp của cuộc chiến tranh Đông Dương thứ ba không phải là bất kỳ cố gắng bành trướng nào từ phía Việt Nam mà là cách xử sự hung bạo và khiêu khích của chế độ Pol Pot; nếu cần phải phê phán Hà Nội điều gì về vấn đề này thì đó là việc Hà Nội sẵn sàng mặc nhận cách cư xử dã man nhất của Pol Pot trên biên giới vì danh nghĩa thiêng liêng là tôn trọng nền “độc lập quốc gia”. Nhưng không thể đạt được việc tìm kiếm một “chủ quyền tuyệt đối”, chế độ Pol Pot không những sát hại đồng bào mình mà còn biến những vấn đề vốn không quan trọng thành cơ sở cho cuộc đối đầu trên biên giới Việt Nam-Campuchia. Không thể trông mong có một chính phủ nào có thể tha thứ những hành động quân sự theo kiểu mà chế độ Pol Pot đã gây ra cho Việt Nam trong những năm 1977-1978. Hà Nội rất nhạy cảm vì tác động phá hoại của các cuộc tiến công của Phnôm Pênh đối với một tình hình đã mong manh ở Nam Việt Nam.


Tuy vậy, phản ứng ban đầu của Hà Nội là có mức độ. Trong khi Hà Nội không nhượng bộ các yêu sách đơn phương của Phnôm Pênh về vấn đề biên giới, Hà Nội tìm cách hạn chế cuộc xung đột và tìm ra một giải pháp ngoại giao. Chính vì đứng trước những sự bác bỏ liên tục của Pol Pot về một giải pháp như vậy, mà Việt Nam tăng dần phản ứng quân sự của họ, và cuối cùng quyết định lật đổ chế độ Pol Pot bằng vũ khí. Có lẽ quyết định xâm chiếm có thể bị chỉ trích là một phản ứng quá mức đối với chiến tranh biên giới của Pol Pot. Nhưng điều rõ ràng là các hành động của chế độ ở Phnôm Pênh đã bắt đầu cuộc chiến tranh, và các hành động của Hà Nội đã chấm dứt cuộc chiến tranh đó.


Do đó, nếu chúng ta muốn hiểu nguồn gốc của cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ ba, chúng ta phải tập trung vào bản chất của chế độ Campuchia dân chủ chứ không phải vào các tham vọng bị cho là của Việt Nam. Hà Nội và chính phủ Heng Samrin cho rằng một nhóm cuồng tín mao-ít do Pol Pot đứng đầu đã cướp chính quyền lãnh đạo cuộc cách mạng nhân dân chân chính. Những kẻ cướp quyền đó phá tan đời sống đô thị vì đường lối bần nông của họ, chống giai cấp công nhân và biến Campuchia thành căn cứ tuyến đầu cho sự bành trướng của Trung Quốc xuống Đông Nam Á. Có thể tìm được xu hướng chống đô thị của học thuyết Mao trong hành động của chế độ Pol Pot, nhưng khó mà tìm được ở đâu tiền lệ cho chủ nghĩa cực đoan của Pol Pot. Tính chất sát nhân của Hồng vệ binh Mao chỉ là trò chơi trẻ con nếu đem ra so sánh với những đội xử tử do Pol Pot đưa ra.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #104 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2007, 07:06:28 pm »

Các nhà báo phương Tây thường mô tả nền chính trị nội bộ của các chế độ cộng sản như là cuộc xung đột giữa “những nhà thực dụng” (những người ôn hoà và cánh hữu) với “những nàh tư tưởng” (cánh cực tả). Nhưng Pol Pot không tỏ ra là một nhà tư tưởng, ông ta tự xưng là thực dụng. Năm 1978, ông ta khoe khoang “xây dựng chủ nghĩa xã hội không cần một kiểu mẫu nào”, dựa vào “kinh nghiệm giành được trong quá trình của cuộc đấu tranh giải phóng". Như vậy là mọi suy xét về các nguyên lý chung cũng như về kinh nghiệm của các nước khác trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã bị gạt bỏ.


Do đó nếu chính sách cực đoan của chế độ Pol Pot có những gốc rễ thực dụng thì phải xem xét các hoàn cảnh thực tiễn của cách mạng Campuchia mới tìm được những giải thích. Trong sự hỗn loạn tiếp theo sau khi lật đổ Sihanouk, Khmer đỏ đã từ tình trạng tuyệt đối bị cô lập nổi lên nắm quyền chỉ trong 5 năm. Thực chất hệ tư tưởng của Pol Pot là ca ngợi sự hy sinh và dũng cảm quân sự đã làm cho ông ta có thể cướp chính quyền. Sau thắng lợi năm 1975, toàn bọ đất nước phải được làm lại trên kiểu mẫu tuyệt đối của một trại du kích riêng biệt.


Khi họ lên nắm quyền năm 1975, Khmer đỏ thiếu cán bộ có học để điều hành bộ máy chính quyền của một quốc gia hiện đại. Sự lạc hậu của toàn bộ cơ cấu xã hội và sự phát triển nhanh chóng của phong trào đòi hỏi phải lấy các cán bộ của Khmer đỏ từ hàng ngũ binh lính nông dân ít có học thức. Hầu hết đó là những thanh niên không có kinh nghiệm, chẳng hiểu thế giới bao nhiêu ngoài thôn xóm và chiến tranh, dễ dàng bị những người thạo đời hơn thao túng và sẵn sàng dùng sức mạnh tàn bạo để giải thích các vấn đề mà họ chẳng hiểu biết gì. Có lẽ với một giới lãnh đạo thống nhất, linh hoạt và thông thạo, Đảng Cộng sản Campuchia đáng ra có khả năng với thời gian sẽ vượt được những khó khăn đó. Nhưng tất cả những thứ đó cũng vậy, vẫn không có ở Campuchia năm 1975.


Chính sự bất lực của một bộ máy chính trị như vậy trong việc giải quyết các vấn đề quản lý các đô thị của Campuchia đang đầy ắp những người tị nạn, đã giải thích quyết định bất thường giải tán nhân dân đô thị và đẩy họ vào một chiến dịch khủng bố. Như trong các cuộc cách mạng trước kia, việc dùng các biện pháp khủng bố là một biểu hiện của sự yếu kém và không an ninh chứ không phải của sức mạnh. Bằng những biện pháp thực dụng đó, Pol Pot có thể không cần đến việc xây dựng một nhà nước quan liệu hiện đại.


Phong trào Khmer đỏ chẳng có chút nào là thống nhất trong năm 1975, và bước đi của giới lãnh đạo Pol Pot chỉ gây thêm căng thẳng nội bộ. Rồi Pol Pot dùng cảnh sát bí mật và các phái quân sự trung thành tiến hành những đợt thanh trừng rộng rãi để tiêu diệt các đối thủ của mình, cả ở chính phủ trung ương lẫn ở các cơ cấu khu vực của đảng và chính quyền. Kết quả là sự xuất hiện một nhà nước cảnh sát quân sự tập quyền rất cao, đó một tập đoàn gia đình nhỏ cầm đầu và nuôi dưỡng một sự cuồng loạn quốc gia trong một cố gắng tuyệt vọng để giành lấy tính hợp pháp cho nhà nước đó.


Khmer đỏ có lẽ không có những tham vọng bành trướng rõ rệt lắm, nhưng chắc chắn họ là những người láng giềng nóng nảy. Những rắc rối xảy ra khắp nơi trên đất nước khi Khmer đỏ đóng cửa tất cả các biên giới còn chưa rõ ràng nhằm ngăn chặn các đợt sóng tị nạn và sự xâm nhập của các tay chân nước ngoài. Do Việt Nam có ảnh hưởng rõ rệt nhất đối với phong trào cộng sản Campuchia, nên Việt Nam đã trở thành tiêu diểm cho chính sách bài ngoại của Pol Pot. Do đó chiến dịch tiêu diệt những nhóm thù địch bên trong Campuchia đi đôi với việc leo thang bạo lực chống Việt Nam.


Không có gì giống như thế đã xảy ra ở Việt Nam hoặc Lào. Ở Việt Nam, một xã hội phát triển hơn đã sản sinh ra một hệ thống cộng sản do những người có quan điểm mới lãnh đạo. Ở Lào, nước kém phát triển nhất trong 3 nước Đông Dương, kết quả cũng giống như vậy, đó là con đường nắm quyền lâu dài và phức tạp của Pathet Lào và do mức độ ảnh hưởng của Việt Nam. Điều đó đã giúp cho Lào dần dần xây dựng một đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm và một sự áp dụng khôn khéo chủ nghĩa quốc gia hơn là ở Campuchia. Người Khmer không có hoàn cảnh thuận lợi như vậy.


Pol Pot đã lợi dụng một cách có lợi cho ông ta những “lo sợ cổ truyền” của Sihanouk về sự bành trướng của Việt Nam như Lon Nol đã từng làm trước đây. Việc ông ta đòi điều chỉnh lại biên giới Việt Nam-Campuchia cũng dựa vào những lời kêu ca “lịch sử" của Sihanouk về sự suy yếu của Campuchia. Pol Pot không bao giờ chấp nhận khái niệm cổ truyền xem biên giới là khu vực dễ thay đổi và không có thể hoàn toàn dứt khoát được. Trái lại Pol Pot đòi một “chủ quyền tuyệt đối” và chủ trương giải quyết các yêu sách của các láng giềng bằng vũ lực.


Như vậy không phải mưu đồ bành trướng của Việt Nam hoặc những truyền thống bi thảm của Campuchia đã làm cho cuộc chiến tranh Việt Nam-Campuchia không thể tránh khỏi; mà đó chính là do các hành động của Pol Pot với tư cách là một nhà lãnh đạo của một cuộc cách mạng hiện đại. Cuộc cách mạng đã thành công trong việc đập tan cơ cấu chủ nghĩa truyền thống của Sihanouk, nhưng không thành công trong việc xây dựng một cơ cấu mới để thay vào. Cuộc chiến tranh với Việt Nam chỉ là một cách đẩy ra ngoài sự không ổn định, tính hiếu chiến và sự hung bạo của chế độ Pol Pot ở bên trong Campuchia. Cuộc chiến tranh không phải xảy ra vì những hành động bành trướng của Việt Nam. Người Việt Nam chẳng may ở gần đó khi cuộc cách mạng Campuchia nổ ra và họ đang rất bận tâm vào những vấn đề của chính riêng họ.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #105 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2007, 07:07:08 pm »

Nói như vậy không có nghĩa là người Việt Nam không quan tâm đến những điều đang xẩy ra ở một nước láng giềng. CŨng giống như người Thái, họ rất quan tâm đến Campuchia và Lào. Điều chúng tôi muốn làm nổi lên là chứng cớ cho thấy rằng người Việt Nam tìm cách phát triển một cách hoà bình các quan hệ hữu nghị với Phnôm Pênh và chính các lực lượng Pol Pot đã bắt đầu cuộc chiến tranh giữa hai nước.


Người ta có thể bẻ lại rằng thật là bất hợp lý đến mức tự sát cho chế độ Pol Pot nếu nó chủ động khiêu khích để gây chiến tranh với một quốc gia mạnh hơn như Việt Nam (hoặc Thái Lan mà chế độ đó suýt gaay ra chiến tranh năm 1977). Nói như vậy có thể là đúng, nhưng điều được chứng minh không phải là việc đánh hay không đánh của Pol Pot mà là chính sách đối ngoại của ông ta là bất hợp lý. Như An-tô-ni Bác-nít đã chỉ ra, đây là một cuộc chiến tranh mà một chế độ độc tài không ổn định gây ra nhằm tạo ra một sự thống nhất bên trong, với những hậu quả vô cùng tai hại.


Các nhà bình luận này đã làm đúng khi nhấn mạnh nguồn gốc địa phương của cuộc chiến tranh Việt Nam-Campuchia. Không nên hiểu như cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Cater, Brejinski mô tả năm 1979 về cuộc chiến tranh Campuchia-Việt Nam như là một “cuộc chiến tranh uỷ nhiệm” giữa Liên Xô và Trung Quốc (như vậy, Mỹ là một bên vô tội sao?). Tuy nhiên cuộc chiến tranh địa phương đó đã bị các cường quốc lớn ngoài khu vực lợi dụng và làm trầm trọng thêm. Trong các nước lớn đó, nước quan trọng nhất là Trung Quốc. Nếu không xét mặt toàn cầu cũng như các nguyên nhân địa phương sẽ không thể hiểu hết những hậu quả cuộc xung đột.


Trong những năm 1977-1978 quan điểm chung cho rằng những lộng hành về quyền con người ở nước Campuchia của Pol Pot đã kinh khủng đến mức có thể bào chữa cho một sự can thiệp quân sự từ bên ngoài. Nhưng khi sự can thiệp đó xảy ra thì hầu như khắp nơi đều lên án. Thật vậy, chính những người đã lớn tiếng nhất lên án chế độ Campuchia dân chủ thì bây giờ lại khăng khăng nhấn mạnh rằng Campuchia dân chủ là “chính phủ hợp pháp” của đất nước và đòi lật đổ chính phủ Heng Samrin, dù rằng ai ai cũng thừa nhận rằng thành tích về quyền con người của chính phủ này đã ưu việt một cách không thể so sánh với chế độ Pol Pot. Như vậy rõ ràng là sự quan tâm thực sự đối với nhân dân Campuchia hoàn toàn bị đặt dưới nhu cầu tuyên truyền của nền chính trị các cường quốc lớn.


Những thắng lợi của cộng sản ở Đông Dương năm 1975 đã căn bản chuyển biến cán cân lực lượng ở toàn khu vực Đông Nam Á. Quyền lực Mỹ đang trên con đường rút lui cùng với việc Thái Lan, và ngay cả Philippin ở mức độ nhất định, suy nghĩ lại về toàn bộ vấn đề căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ của họ, sau nững hỗn loạn ở Campuchia, Nam Việt Nam và Lào. Như “Tài liệu Côn Minh” năm 1973 tiết lộ, Trung Cộng mong muốn tự xây dựng mình thành một cường quốc khống chế trong khu vực, khi ảnh hưởng của Mỹ giảm dần và xem Liên Xô là kẻ thù chính của mình. Cố gắng của Trung Quốc mở các quan hệ ngoại giao và thương mại với các nước Đông Nam Á đã giành được thắng lợi lớn, lớn hơn cố gắng song song của Liên Xô. Là một đồng minh mà Bắc Kinh đã ủng hộ trước đây, Việt Nam tự nhiên được coi như phải chịu dưới bá quyền của Trung Quốc. Sức ép đối với Hà Nội đã bắt đầu ngay trước khi Sài Gòn sụp đổ, với sự chiếm đóng các đảo Paracel năm 1974 và sức ép đó đã tăng lên nhanh chóng sau đó.


Tuy vậy, phần đông các nhà bình luận phương Tây đã nhắm mắt một cách kỳ lạ trước những chính sách quyết đoán của Trung Quốc từ năm 1975. Trong những năm 1950 đã có nhiều dư luận về “các chính sách bành trướng” của Bắc Kinh, nhưng lúc đó Trung Quốc còn yếu và thận trọng trong cách cư xử của mình. Chính là dựa vào những dư luận như vậy để bào chữa cho sự can thiệp của Mỹ vào Triều Tiên và Đông Dương lúc bấy giờ. Tất nhiên, lúc đó Trung Quốc là một đồng minh của Liên Xô và theo quan điểm của Washington là ở phía trái của sự khẳng định của Trung Quốc về nguyện vọng đạt được một quy chế cường quốc lớn, độc lập, là sự tan vỡ của liên minh Trung-Xô; và vào cuối năm 1970, các nhà lãnh đạo Mỹ khao khát chơi “con vài Trung Quốc" chống lại Liên Xô. Trong bối cảnh đó, các nhà bình luận phương Tây không thấy sự phát triển to lớn ảnh hưởng của Trung Quốc trong khi rất hốt hoảng trước bất kỳ dấu hiệu nào của “chủ nghĩa bành trướng” Xôviết. Do đó một sự thay đổi lớn trong cán cân lực lượng quốc tế đã xảy ra nhưng rất ít được bình luận tới. Đó là sự thay đổi quan trọng hàng đầu đối với Đông Dương.


Thật mỉa mai, chính ở nước Việt Nam cộng sản mà bá quyền của Trung Quốc bị chống đối mạnh nhất. Từ lâu các nhà lãnh đạo Hà Nội đã đấu tranh để tăng cường đến mức tối đa sự tự do hành động của họ bằng việc cân đối một cách thận trọng những yêu cầu của Trung Quốc và Liên Xô. Bằng cách đó, họ có thể tiến hành một cuộc chiến tranh mà không cường quốc cộng sản nào vui vẻ muốn đi đến kết thúc thắng lợi. Nhưng từ năm 1975 trở đi, sự quyết đoán mới của Trung Quốc đã làm cho chính sách cân đối ngày càng trở nên khó khăn. Trong khi các nước không cộng sản của Đông Nam Á lại có thể cân đối ảnh hưởng của Trung Quốc với ảnh hưởng của Mỹ, một quá trình mà một chính phủ vừa mới đánh bại sự can thiệp quân sự của Mỹ lại không thể làm được. Cố gắng của Hà Nội phát triển một khai thông với phương Tây đã bị sự thù địch của Mỹ cản trở. Vì những lựa chọn của mình bị giảm dần, Hà Nội ít có lựa chọn nào khác ngoài việc tự liên kết với Matxcơva và tự chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc đấu tranh lâu dài với Trung Quốc.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #106 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2007, 07:07:51 pm »

Đứng trước một sự lựa chọn giữa Matxcơva và Bắc Kinh, Hà Nội có những lý lẽ vững chắc để chọn Matxcơva. Đối với một ban lãnh đạo tha thiết hiện đại hoá một đất nước lạc hậu, Bắc Kinh sẽ ít giúp được gì về kỹ thuật tinh vi, viện trợ kinh tế hoặc việc vạch kế hoạch phát triển tốt được. Và đối với một nước một lần nữa bị rơi vào một tình hình quốc tế nguy hiểm, Matxcơva có thể cung cấp vũ khí tinh vi hơn. Không thể cạnh tranh với những sự tranh thủ của Matxcơva, Bắc Kinh dùng những biện pháp cưỡng bức thô bạo như đe doạ Hà Nội, cắt viện trợ, và đẩy mạnh sức ép quân sự trên biên giới Trung-Việt. Với mỗi hành động đó, ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Hà Nội giảm sút; vào năm 1978, ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định rằng Trung Quốc đã trở thành “kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam". Đồng thời, Bắc Kinh cũng ngày càng lo ngại về các mối quan hệ giữa người láng giềng phương nam và kẻ đối kháng phía bắc của họ là Liên Xô.


Kết quả là sự tranh chấp gay gắt giữa Việt Nam Việt Nam Trung Quốc để giành ảnhhưởng ở Đông Dương. Việt Nam bắt đầu thúc Lào và Campuchia xây dựng một “mối quan hệ đặc biệt” mà trên thực tế, có nghĩa là gạt ảnh hưởng Trung Quốc ra ngoài. Lào đã đi với chủ trương này nhưng ở Campuchia, nó chỉ làm bùng lên sự đối kháng của chế độ Pol Pot đối với Việt Nam. Ở vùng Đông Nam Á không cộng sản, các quan hệ với Trung Quốc đã trở nên quan trọng và không có nước nào muốn làm tổn thương các quan hệ đó bằng việc đi với Việt Nam. Và sự hăng hái đột ngột của Hà Nội muốn gạt các ảnh hưởng nước lớn ra khỏi khu vực đã không tránh khỏi bị xem xét với một sự ngờ vực, vì Hà Nội ngày càng tăng quan hệ với Matxcơva.


Nhóm Pol Pot đưa lại cho Trung Quốc thắng lợi ngoại giao duy nhất ở Đông Dương. Từ năm 1975, Bắc Kinh trở thành người chủ nước ngoài chính của chế độ Campuchia dân chủ, và đã sử dụng chế độ đó để đẩy mạnh sức ép đối với Hà Nội. Khi cuộc chiến tranh Việt Nam-Campuchia nổ ra, Bắc Kinh công khai đứng sau lưng Phôm Pênh, Trung Quốc thích một cuột xây dựng kéo dài, ở mức phải chăng để “làm chảy máu” Việt Nam mà không gây ra sự trả đũa lớn, nhưng những điều tế nhị như vậy vượt quá khả năng của chế độ Pol Pot. Dường như Bắc Kinh có tìm cách kiềm chế một số hành động quá mức có tính chất tự sát của chiến dịch trong năm 1978, nhưng vô ích. Trong khi những nhân vật như Pol Pot không được ưa thích tại Bắc Kinh của Đặng Tiểu Bình, nhưng Đặng khó có thể ngồi nhìn khi Việt Nam lật đổ chế độ mà Trung Quốc tự cam kết bảo vệ. Về việc này, nếu không nói đến các việc khác, những người mao-ít và những người “thực dụng” đồng ý với nhau. Một thái độ ngồi nhìn sẽ là một đòn gây tổn thất cho uy tín mới kiếm được của Trung Quốc trên khắp Đông Nam Á. Nhưng, do sự ủng hộ Xôviết đối với Việt Nam, sự can thiệp quân sự của Trung Quốc là một lựa chọn nguy hiểm. Giới lãnh đạo Bắc Kinh bị chia rẽ về vấn đề này, và trong hoàn cảnh như vậy, thái độ của Mỹ tỏ ra quyết định. Bằng cách lên án mạnh mẽ các hành động của Việt Nam ở Campuchia và nói rõ rằng một cố gắng “dạy cho Việt Nam một bài học” sẽ tuyệt nhiên không làm gián đoạn quá trình bình thường hoá quan hệ Trung-Mỹ, Washington đã giúp làm chuyển cán cân một cách quyết định có lợi cho sự can thiệp. Nhưng dù vậy, quyết định cuối cùng được đưa ra chỉ sau khi Đặng được bảo đảm lại bằng chuyến đi thăm Mỹ của ông ta tháng giêng năm 1979.


Cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc tháng 2 năm 1979 đã tỏ ra không thành công. Tuy đã gây thiệt hại cho bắc Việt Nam, nhưng quân Trung Quốc đã hoạt động tồi và chịu thương vong nặng. Hà Nội có đủ khả năng đẩy lui cuộc xâm lược mà không cần hành động ủng hộ của các người Xôviết hoặc không cần rút quân từ Campuchia. Không những không chút sợ hãi trước những hành động của Trung Quốc, ban lãnh đạo Hà Nội trở nên kiên quyết hơn bao giờ hết. Và, sau thất bại đầu tiên đó, những đe doạ về một “bài học khác” nghe có vẻ rỗng không.


Trong khi giữ cho tình hình tiếp tục căng thẳng trên biên giới Trung-Việt và ủng hộ các du kích chống Việt Nam hoạt động ở Campuchia, Trung Quốc tập trung vào việc gây sức ép ngoại giao tối đa đối với Việt Nam. Trong việc này, Trung Quốc được sự ủng hộ của Mỹ và đạt được nhiều thắng lợi. Sự can thiệp của Việt Nam hầu như bị lên án một cách phổ biến bởi các nước ngoài khối Xôviết (và một vài nước trong khối đó). Viện trợ của phương Tây cho Việt Nam đã bị cắt bỏ trong khi nền kinh tế gặp khó khăn. Năm 1979, Hà Nội tự thấy bị bao vây hơn bất cứ lúc nào trong cuộc chiến tranh Đông Dương thứ hai.


Việt Nam đã đáp lại những sức ép đó bằng việc chuyển sâu hơn nữa vào quỹ đạo Xôviết, bằng việc điều chỉnh lại các chính sách kinh tế trong nước và bằng việc củng cố những quan hệ của họ với Lào và với chế độ mới ở Phnôm Pênh. Các quan hệ kinh tế giữa khối Xôviết và Việt Nam đã được củng cố thêm nữa, và người Xôviết được phép ra vào Vịnh Cam Ranh, một việc làm cho Bắc Kinh và Washington bực tức. Những chính sách kinh tế ôn hoà được chấp nhận năm 1979 có nghĩa là giảm bớt các kế hoạch hiện đại hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng những chính sách đó đã thành công trong việc đẩy nền kinh tế của Việt Nam ra khỏi tình hình khủng hoảng sâu sắc của những năm 1979-1980. Đến năm 1983 thì rõ ràng là chiến lược cưỡng ép kinh tế đã thất bại; Việt Nam còn trong tình trạng nghèo túng gay gắt, nhưng triển vọng dùng sức ép kinh tế để buộc giới lãnh đạo Hà Nội khuất phục trước những vấn đề sống còn về an ninh, là một điều xa xôi hơn bao giờ hết.


Trong khi đó thì Đông Dương cộng sản xuất hiện như là một khối chính trị và quân sự đoàn kết chặt chẽ. Lào đã nhanh chóng thiết lập quan hệ với chính phủ Cộng hoà nhân dân Campuchia của Heng Samrin và tháng 2 năm 1979 Việt Nam ký một hiệp ước hữu nghị với Campuchia, song song với hiệp ước năm 1977 với Lào. “Tình đoàn kết chiến đấu của Lào, Việt Nam và Campuchia” trở thành câu nói chính trong lời lẽ chính trị, và ba nước cùng theo một lập trường chung về vấn đề Campuchia. Theo các nhà bình luận Trung Quốc, thì đó là sự chứng minh cho lời lên án của Pol Pot rằng Hà Nội đã mong muốn xây dựng một “Liên bang Đông Dương". Trên thực tế, chính sức ép của Trung Quốc là nhân tố chính trong việc thúc đẩy cố gắng của Hà Nội nhằm củng cố các liên minh khu vực.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #107 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2007, 07:08:26 pm »

Ở Campuchia, người Việt Nam đã phải đối phó với nhiều vấn đề rộng lớn. Trái với một số lời rêu rao, sự chống đối quân sự không phải là một trong những vấn đề đó. Khmer đỏ không đầu hàng, nhưng chỉ trong vòng sáu tháng, chúng đã bị đẩy vào những vùng xa xôi và không có dân, và bị Việt Nam tìm cách làm cho chết đói để phải khuất phục. Được Trung Quốc và phương Tây viện trợ, Pol Pot có thể xây dựng lại lực lượng của ông ta trong các khu lõm dọc theo biên giới Thái-Campuchia, nhưng Pol Pot không thể trở thành một thách thức nghiêm trọng nào đối với sự có mặt quân sự của Việt Nam ở Campuchia, dù cho bằng chiến tranh quy ước hoặc bằng du kích. Hành động tàn bạo quy mô lớn của chế độ Pol Pot khi cầm quyền đã nói lên rằng lực lượng của ông ta không có được thậm chí một sự ủng hộ tối thiểu của quần chúng (hoặc ngay cả sự khoan dung) cần thiết cho chiến tranh du kích có hiệu quả.


Đằng sau tấm chắn của sức mạnh quân sự Việt Nam, những đồng minh Campuchia của họ đã cố gắng xây dựng một chính quyền mới. Ở đây họ đứng trước những vấn đề có quy mô đáng sợ. Sau thời gian khủng bố của Pol Pot, ít còn lại gì của giai cấp trung gian có học thức cần cho việc điều khiển chính phủ; và những người sẵn sàng làm việc với Cộng hoà nhân dân Campuchia thường còn bị mất tinh thần, mang nặng chấn thương vũ và với lòng trung thành chính trị không chắc chắn. Vì thế, tất nhiên chính quyền mới lúc đầu phụ thuộc nặng nề vào các cố vấn Việt Nam. Tuy nhiên, khi số quan chức Khmer được huấn luyện tăng lên, thì Cộng hoà nhân dân Campuchia ngày càng có khả năng đứng vững một mình và phần lớn các cố vấn Việt Nam được rút về. Không lấy gì làm lạ, chính phủ mới do những người cộng sản Khmer chạy sang Việt Nam để tránh sự khủng bố của Pol Pot, chiếm đa số và đã được tổ chức theo đường lối của kiểu mẫu Việt Nam. Sự sụp đổ của chế độ độc tài Pol Pot đã để lại một dân tộc kiệt sức, và một nền kinh tế bị tàn phá. Đất nước cấp bách cần một khối lượng viện trợ lớn từ bên noài để tránh nạn đói. Nhưng cố gắng viện trợ Campuchia đã nhanh chóng bị kéo vào cuộc xung đột quốc tế bao quanh sự can thiệp của Việt Nam. Viện trợ của khối Xôviết đã được chuyển đến ngay trong khi Mỹ không muốn viện trợ để giúp Cộng hoà nhân dân Campuchia và giảm bớt sức ép đối với Việt Nam, và Mỹ lại là nước chính cung cấp ngân sách cho các cơ quan viện trợ quốc tế mà qua đó viện trợ được gửi đến. Cuối cùng họ cũng thoả thuận được với nhau gửi viện trợ đến Phnôm Pênh, nhưng đưa ra một chiến dịch bôi nhọ việc Cộng hoà nhân dân Campuchia xử lý viện trợ, và họ đòi phần lớn viện trợ phải được phân phát trên biên giới Thái-Campuchia. Ở đây, dưới danh nghĩa “nhân đạo”, viện trợ đã được chuyển cho Khmer đỏ và những người nổi dậy khác và được sử dụng như một sức hút lôi kéo nhân dân từ các khu vực do Cộng hoà nhân dân Campuchia kiểm soát đến các khu vực do bọn nổi loạn kiểm soát.


Trong vòng ba năm tiếp theo, những điều kiện bên trong Campuchia đã dần dần trở lại bình thường. Vào năm 1983, những người đồng minh Khmer của Việt Nam đã xây dựng một cơ cấu chính quyền, với sự kiểm soát có hiệu quả phần lớn lãnh thổ và nhân dân Campuchia. Nhưng chính quyền đó còn phải đối phó với sự nổi dậy ở biên giới Thái được duy trì, và còn phải phụ thuộc vào lá chắn quân sự của 150.000 quân Việt Nam. Chính quyền đó đã trở thành một trụ cột của khối Đông Dương chống Trung Quốc của Hà Nội, và là tiêu điểm của sự tranh chấp quốc tế.


Sự có mặt của quân đội Việt Nam ở Campuchia đã bị lên án rộng rãi như một “sự chiếm dóng nước ngoài”, và đã được dùng làm lý luận thông thường để đòi họ phải rút quân. Trên một mức độ thực tiễn, điều rõ ràng là quân đội đó đã được triển khai để đối phó với những kẻ nổi dậy ở biên giới Thái chứ không phải để cưỡng ép nhân dân nói chung và cũng rõ ràng là trong vai trò đó, quân đội đã giúp đỡ nhân dân rất lớn (bất kể nhân dân có thể có những lo ngại đối với họ về lâu dài như thế nào). Sự có mặt của quân đội đã được “hợp pháp hoá” bởi hiệp ước năm 1979 giữa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Campuchia, một hiệp ước tất nhiên bị Campuchia dân chủ lên án. Vì một chính phủ có chủ quyền có quyền thành lập bất kỳ liên minh quân sự nào mà họ muốn và mời quân đội đồng minh vào để bảo vệ lãnh thổ của mình, cho nên tính hợp pháp của sự có mặt quân sự của Việt Nam ở Campuchia cũng phụ thuộc vào liệu người ta quyết định thừa nhận Pol Pot hay Cộng hoà nhân dân Campuchia của Heng Samrin làm chính phủ hợp pháp của đất nước.


Ngoài khối Xôviết, hầu như khắp nơi các nước không thừa nhận Cộng hoà nhân dân Campuchia, trên cơ sở rằng cuộc xâm chiếm của Việt Nam là một hành động bất hợp pháp. Nhưng đó là một lập luận không vững chắc, bởi vì nó không biết đến thực tế rằng chính cuộc xâm lược của chế độ Pol Pot đã gây ra cuộc chiến tranh Việt Nam-Campuchia. Khái nhiệm về sự bất khả xâm phạm chủ quyền quốc gia không thể được sử dụng như một lá chắn để bảo vệ một chế độ có tội vi phạm liên tục chủ quyền của một nước khác. Sự lên án các hành động của Việt Nam do phương Tây và các nước ASEAN đưa ra có vẻ nghe như trống rỗng so với sự ủng hộ của họ đối với cuộc xâm lược Uganda của Tanzania, sự tán thành của họ đối với cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc (một sự sử dụng quyền lực một cách cổ điển chứ tuyệt nhiên không phải vì bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc) cuộc xâm lược Đông Timo của Indonesia và cuộc xâm lược Grenada của Mỹ.


Tất nhiên, sự chống đối hành động của Hà Nội không thực sự dựa vào những khái niệm nửa vời đó của luật pháp quốc tế. Nó xuất phát chủ yếu từ vấn đề ai sẽ là cường quốc chiếm ưu thế ở Đông Dương có lợi cho Việt Nam. Trung Quốc đã mất đòn bẩy của mình để chống lại Hà Nội. Thái Lan đã mất nước đệm giữa họ với Việt Nam, đỉnh cao của việc Thái Lan mất ảnh hưởng trong khu vực. Mỹ thua một cuộc chiến tranh khác nhằm hạn chế sự mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô. Campuchia do đó đã rơi vào sự bất hạnh để trở thành một tiêu diểm của cuộc chiến tranh lạnh mới cũng như một cuộc đấu tranh khu vực để giành phạm vi ảnh hưởng.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #108 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2007, 07:09:09 pm »

Trong khi sự xuất hiện của một khối cộng sản Đông Dương, đã thu hút nhiều sự chú ý của một liên minh khu vực chống cộng lại ít được bình luận đến. Tuy vậy, đây là một trong những hậu quả quan trọng nhất của cuộc xung đột ở Đông Dương. Khi việc đó được thừa nhận thì nó thường được trình bày như một phản ứng tự nhiên đối với mối đe doạ cảm thấy của Việt Nam nhằm vào nền an ninh của các nước ASEAN, nhất là Thái Lan. Nói như vậy có phần xác đáng, nhưng không hề có ai làm rõ rằng nó cũng giống như việc Hà Nội, Viêng Chăn và chính phủ Heng Samrin khép chặt hàng ngũ trước những đe doạ của Trung Quốc, những đe doạ thực sự chứ không phải chỉ “cảm thấy”. Một bên thì được xem là tự nhiên, còn bên kia thì bị xem là không hợp pháp. Như chúng tôi đã nhận xét trước đây, nhiều nhà bình luận đã cố tình nhắm mắt khi xét đến vai trò của Trung Quốc trong cuộc xung đột Đông Dương.


Các nước ASEAN đáng ra có thể phản ứng đối với cuộc xâm chiếm Campuchia của Việt Nam bằng cách hoan nghênh việc lật đổ chế độ khủng bố của Pol Pot, thừa nhận Cộng hoà nhân dân Campuchia và tiếp tục các quan hệ hoà dịu với Đông Dương cộng sản. Một chính sách như vậy sẽ có một cơ sở tốt cả về mặt suy xét nhân đạo lẫn về luật pháp quốc tế. Có một dòng dư luận có ý nghĩa bên trong các chính phủ ASEAN tán thành một quá trình như vậy. Nhưng, trái lại ASEAN tìm cách động viên dư luận quốc tế chống lại Việt Nam, lợi dụng vấn đề tị nạn và viện trợ, và đứng hẳn về phía những người nổi dậy ở biên giới Thái-Campuchia nhằm lật đổ chính phủ mới ở Phnôm Pênh.


Họ đi vào con đường đó là vì các nhóm khống chế ở ASEAN (đặc biệt trong các chính phủ Băng Cốc và Singapore) sợ rằng cuộc xâm chiếm Campuchia của Việt Nam đặt ra một đe doạ nghiêm trọng cho nền an ninh của Thái Lan, và của các nước ASEAN nói chung. Chấp nhận hành động của Việt Nam như một sự đã rồi, theo ý họ, sẽ mặc nhận một sự yếu đi nghiêm trọng vị trí quốc tế của Thái Lan. Họ cũng hy vọng rằng Việt Nam sẽ gặp sự chống đối quần chúng rộng rãi ở Campuchia và kết quả của cuộc xâm chiếm tuyệt nhiên không phải “không đảo ngược” được như Việt Nam hằng tuyên bố.


Sự chống lại các hành động của Việt Nam đã được tăng cường bằng cuộc khủng hoảng về người tị nạn, rời khỏi Đông Dương qua đường bộ và đường biển lúc bất giờ và bằng thái độ thù địch của Trung Quốc và Mỹ đối với Việt Nam. Điều này bảo đảm rằng các nước ASEAN sẽ được ủng hộ mạnh mẽ khi có lập trường cứng rắn đối với Việt Nam. Trên thực tế, có lẽ chính sự ủng hộ này là một nhân tố lớn ảnh hưởng đến con đường mà các nước ASEAN chọn năm 1979.


Cuộc vận động mà ASEAN đưa ra đã thành công trong việc cô lập Việt Nam về mặt ngoại giao, nhưng ngoài việc đó ra, nó đã tỏ ra là một thất bại. Trước khả năng của giới lãnh đạo Việt Nam (với sự ủng hộ của khối Xôviết) đứng vững trước các sức ép ngoại giao, kinh tế và quân sự của Trung Quốc và Mỹ, ASEAN dựa vào khả năng của những người nổi dậy trên biên giới Thái-Campuchia để biến họ thành một lực lượng chiến đấu. Điều đó không thể xảy ra bởi vì, mặc dù có sự ủng hộ to lớn (tuy là bí mật) từ bên ngoài, các nhóm đó không có khả năng xây dựng một cơ sở ủng hộ của quyết chiến bên trong Campuchia.


Nhóm nổi loạn lớn nhất và có tổ chức nhất là Khmer đỏ mà sự tàn bạo quy mô lớn khi họ nắm quyền, đã tách họ ra khỏi căn cứ nông dân ban đầu của họ. Nhóm lớn tiếp theo là Mặt trận giải phóng dân tộc nhân dân Campuchia, mà trên thực tế là một nhóm nhỏ còn sót lại của chế độ Lon Non. Nhóm này chủ yếu đại diện cho giai cấp trung gian di cư, luôn luôn yếu về tổ chức và bị xâu xé vì chủ nghĩa bè phái. Nhóm này chẳng có chút gì hấp dẫn đối với nông dân Khmer. Cuối cùng, là những người ủng hộ Sihanouk, nhóm nhỏ nhất và kém tổ chức nhất, nhưng lại có khả năng tranh thủ lòng trung thành truyền thống của nông dân đối với chế độ quân chủ. Mức độ chính xác của lòng trung thành đó trong nước Campuchia ngày nay thì không rõ, nhưng có ít nghi ngờ rằng nó đã bị đập tan tành vì tác động của những sự kiện những năm 1970. Do đó, không có nhóm nào trong các nhóm đó có thể là khối nam châm có hiệu lực tập hợp được dư luận chống Việt Nam.


Và việc thành lập chính phủ liên hiệp của Campuchia dân chủ cũng không thay đổi được tình hình đó. Chính phủ đó chủ yếu là để phục vụ cho mục đích đối ngoại và chỉ nhằm để tránh mọi sự sụp đổ của sự ủng hộ quốc tế đối với Campuchia dân chủ. Nhưng trên thực địa thì sự hợp tác giữa người cộng hoà chống cộng, những người quân chủ và những người cộng sản đang tham gia chính phủ liên hiệp Campuchia dân chủ, là mong manh. Những bất đồng về hệ tư tưởng và những mâu thuẫn đối kháng do các sự kiện trong quá khứ để lại, đã tỏ ra quá sâu sắc nên không thể vượt qua bằng một văn kiện được viết ra tại bộ ngoại giao Thái Lan. Tuy có những cố gắng của ASEAN nhằm thúc đẩy KPNLF và Sihanouk, nhưng Khmer đỏ vẫn là lực lượng chính trong cuộc chống cự, và chắn chắn là kẻ có lợi chính nế, với sự giúp đỡ của ASEAN và phương Tây, chính phủ liên hiệp Campuchia dân chủ được đặt vào Phnôm Pênh. Tính chất cực kỳ xa xôi của khả năng này đã được thấy rõ trong thắng lợi vang dội của những cuộc tiến công của Việt Nam vào các căn cứ chính của các nhóm không cộng sản trong chiến dịch mùa khô 1983.


Trong khi ASEAN cố sức vá víu một chính phủ liên hiệp chia rẽ và tan nát với chỗ đứng mong manh chỉ bằng một ngón chân trên lãnh thổ Campuchia, thì chính quyền Cộng hoà nhân dân Campuchia củng cố một cách vững chắc sự kiểm soát của mình đối với toàn bộ đất nước. Các đợt rút quân từng phần của Việt Nam từ năm 1981 là do kết quả lòng tin cậy ngày càng tăng của Hà Nội vào khả năng của chính quyền Cộng hoà nhân dân Campuchia, chứ không phải là một dấu hiệu của sự yếu đuối. Do đó việc giảm số lượng quân tuyệt nhiên không có nghĩa là giảm ảnh hưởng của Việt Nam (hay, nói một cách chính xác hơn, cúa thái độ thân Việt Nam) ở Campuchia. Đó là lý do tại sao các nước ASEN mặc dù đòi rút quân, lại không hoan nghênh khi các đợt rút quân xảy ra. Ngược lại, các đợt rút quân lại bị tiếp đón bằng sự giận dữ và bị tố cáo là một “sự lừa gạt”-bởi vì, tất nhiên, vấn đề thực sự không phải là làm cho quân đội Việt Nam rút ra khỏi Campuchia, mà là lật đổ chính phủ thân Hà Nội ở Phnôm Pênh.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #109 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2007, 07:10:02 pm »

Nếu ASEAN vẫn tiếp tục tìm cách ”đẩy lùi” ảnh hưởng của Việt Nam, chứ không phải hoà giải với một chính phủ thân Việt Nam ở Phnôm Pênh, thì “vấn đề Campuchia” sẽ còn là một điểm cọ sát trong khu vực. Trong khi những người nổi dậy chống Cộng hoà nhân dân Campuchia còn tiếp tục được sự ủng họ và che chở của Thái Lan thì Việt Nam có thể kiềm chế nhưng không thể tiêu diệt chúng được. Và nếu điều đó xảy ra thì biên giới Thái-Campuchia sẽ vẫn là tiêu điểm của sự không ổn định và bạo lực. Tình hình như vậy không làm tăng nền an ninh của Thái Lan như mục tiêu các chính sách của ASEAN đối với Campuchia mong muốn.


Bằng những cố gắng của mình nhằm gây sức ép tối đa với Hà Nội, các nước ASEAN đã tự gắn mình một cách chặt chẽ với các chính sách của Trung Quốc và của Mỹ đối với Việt Nam, tuy một số chính phủ ASEAN có những ngờ vực đối với các mục tiêu lâu dài của Trung Quốc. Vì các chính sách của Hà Nội đối với Campuchia đã được vạch ra chủ yếu là để đối phó với sức ép của Trung Quốc, cho nên hậu quả chính của việc này là làm cho Hà Nội trở nên không khoan nhượng hơn đối với ASEAN. Một lần nữa chính sách của ASEAN tỏ ra là phản tác dụng nếu xét về lợi ích của ASEAN trong nền hoà bình và ổn định khu vực. Nhưng nó lại phục vụ lợi ích của chính sách Trung Quốc và Mỹ đối với Việt Nam, và bất kỳ cố gắng nào của phía ASEAN nhằm thay đổi quá trình đó có thể gây ra sự bất bình của Bắc Kinh và Washington.


Trong khung cảnh này, sự tìm kiếm một “giải pháp” cho vấn đề Campuchia chủ yếu là sự tìm kiếm một công thức gỡ thể diện cho ASEAN. “Giải pháp” của Việt Nam cho cuộc khủng hoảng Campuchia là phù hợp với Phnôm Pênh, nhưng trên thực tiễn, ASEAN chẳng có gì có thể làm được với giải pháp đó, trừ việc tiến hành một cuộc xâm lăng tổng lưhc rất tai hại cho Thái Lan cũng như cho Campuchia và Việt Nam. Với tình hình như vậy, tìm một con dường đi ra cho ASEAN có nghĩa là tìm một con đường để cho ASEAN tự tách ra khỏi chính sách ngày càng phá sản nhằm thúc đẩy chính phủ liên hiệp Campuchia dân chủ và đi đến hoà giải với chính phủ ở Phnôm Pênh, như đã miễn cưỡng hoà giải với chính phủ thân Việt Nam ở Viêng Chăn. Nó cũng có nghĩa là tìm cách đạt một tình hình giảm căng thẳng với Đông Dương cộng sản mà không gây mâu thuẫn đối kháng với Bắc Kinh và Washington. Đó chắc chắn là phần khó khăn nhất của công việc này.


Nếu tình hình trên thực địa ở Đông Dương tỏ ra ngày càng ổn định, thì mối quan hệ giữa các cường quốc lớn lại luôn luôn thay đổi. Tình hình quốc tế thịnh hành vào lúc xảy ra cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ ba bây giờ đã qua rồi. Nhưng như vậy chẳng hay ho gì cho chính sách hiện này của ASEAN. Từ khi tổng thống Regan được bầu năm 1980, các quan hệ Trung-Mỹ đã xấu đi hầu như liên tục và từ năm 1981, giới lãnh đạo Trung Quốc đã chậm rãi nhưng vững chắc cải thiện các quan hệ của họ với Matxcơva. Việc này đã phá hoại một số các giả định then chốt mà ASEAN đã lấy làm cơ sở cho chính sách của họ đối với Đông Dương từ năm 1979. Chưa có sự thay đổi nào trong các chính sách của Bắc Kinh đối với Hà Nội và Bắc Kinh cũng không thành công trong việc thuyết phục Matxcơva thôi ủng hộ chính sách của Hà Nội ở Đông Dương.


Tuy nhiên, rất có thể những nhân tố đang thay đổi các mối quan hệ giữa các cường quốc lớn đó sẽ mở ra một “giải pháp” cho vấn đề Campuchia. Cũng không chắc rằng Bắc Kinh vẫn tiếp tục những cố gắng vô ích để ép buộc những đồng minh của Matxcơva ở Đông Dương trong khi tìm cách bình thường hoá quan hệ với chính Matxcơva. Không nghi ngờ gì, các nhà thống trị Trung Quốc vẫn còn mong muốn gây ảnh hưởng ở Đông Dương, cũng như ở phần còn lại của Đông Nam Á. Nhưng họ sẽ phải thấy và thích nghi với thực tế rằng thái độ ép buộc sống sượng của họ ở Đông Dương từ năm 1975 đã đẩy lùi sự nghiệp của họ hàng năm, có thể là hàng thập kỷ.


Nếu một sự nhích lại gần chậm rãi giữa hai cường quốc lớn của thế giới cộng sản dẫn đến một sự làm dịu thái độ của Bắc Kinh đối với Hà Nội, thì việc đó sẽ mở đường cho sự giảm căng thẳng giữa Đông Dương và ASEAN. Khi năm 1981 một trào lưu hoà giải nổi lên trong khối ASEAN, chính độ không khoan nhượng của Trung Quốc đã phá hoại nó. Nếu Trung Quốc đi đến chấp nhận một chính sách bớt cẳng thẳng hơn, thì điều đó có thể có nghĩa là những hành động tương lai theo hướng tương tự như vậy có thể sẽ thành công hơn. Nhưng đến điểm này, chúng ta đang tiến vào lĩnh vực suy diễn, và tiên đoán về tương lai là một trò mạo hiểm.


Nếu chuyển sang những suy xét chung hơn, thì rõ ràng sự giải thích các sự kiện ở Đông Dương từ năm 1975 của cả hai bên cuộc chiến tranh lạnh là không đầy đủ và không thích hợp một cách nghiêm tọng. Các giới chống cộng ở phương Tây và ASEAN thường dựa vào lập luận của họ vào “chủ nghĩa bành trướng” của Việt Nam. Việc đó làm nhớ lại học thuyết domino và sự giống nhau với vụ Munich trước đây. Nó chỉ lợi cho mục đích tuyên truyền nhưng không thấy được những phức tạp của nền chính trị khu vực và nó là hoàn toàn sai lạc. Sự can thiệp của Việt Nam vào Campuchia thường bị xét một cách hoàn toàn tách rời khởi những hành động khiêu khích của chế độ Campuchia dân chủ và cố gắng thống trị Đông Dương sau chiến tranh của Bắc Kinh. Trong khi cố gán ép các sự kiện vào khuôn mẫu chiến tranh lạnh theo kiểu những “người yêu cầu" chống lại “chủ nghĩa bành trướng cộng sản”, một số các nhà lý thuyết đó quên rằng Trung Quốc và Campuchia dân chủ cũng là những nước cộng sản. Trên thực tế, các cuộc xung đột của Đông Dương sau cách mạng đã phá tan thế hai cực của cuộc chiến tranh lạnh trước kia.


Về phía bên kia Mao đã tự hào nói với tướng Mông-gô-mê-ri năm 1961 rằng: “Chúng tôi là Macxit Lenin-nít, nước chúng tôi là một nước xã hội chủ nghĩa chứ không phải một nước tbcn, do đó chúng tôi sẽ không xâm chiếm các nước khác trong một trăm năm tới hoặc thậm chí trong mười nghìn năm tới” (xem Trích của Đích Uyn-xơn trong quyển “Mao: Hoàng đế của nhân dân", Mên-buốc, 1979, tr.362-ND). Những người kế vị của ông ta đã làm cho ông ta trở nên không đúng, chỉ ba năm sau khi ông ta chết.


Các cuộc thắng lợi của cộng sản năm 1975 là đỉnh cao của các cuộc cách mạng dân tộc đã từng triệt phá sự thống trị của phương Tây ở Đông Dương. Nhưng các quốc gia mới không được an toàn và ổn định và hệ thống quyền lực trong khu vực tuyệt nhiên không rõ ràng. Trong cố gắng giành quy chế cường quốc lớn của mình, Trung Quốc đã tìm cách thiết lập nền thống trị của họ và lợi dụng chủ nghĩa phiêu lưu của chế độ Pol Pot cho mục đích đó. Phản ứng của Việt Nam không phải là phản ứng của những “kẻ bành trướng cộng sản” cuồng tín muốn chinh phục thế giới. Nó là phản ứng điển hình của một cường quốc hạng trung muốn giữ gìn nền độc lập của mình bằng cách xây dựng một liên minh có khả năng bảo vệ với một cường quốc hữu nghị lớn, Liên Xô, bằng cách giữ cho sau lưng mình được an toàn thông qua việc tiêu diệt chế độ Pol Pot và bằng cách thiết lập một khối khu vực để đương đầu với sức ép của Trung Quốc.


Cuộc chiến tranh Đông Dương thứ ba giải quyết vấn đề ai là cường quốc có ưu thế ở Đông Dương, nhưng đồng thời nó cũng gây ra phản ứng của một cường quốc khu vực khác: Thái Lan. Bằng một phản ứng song song với phản ứng của Việt Nam, Thái Lan đành vượt qua những đắn đo về hệ tư tưởng để thành lập một liên minh không chính thức với Trung Quốc và tranh thủ sự ủng hộ khu vực của ASEAN. Rồi Thái Lan tìm cách đảo ngược điều đã thành đạt qua cuộc chiến tranh Đông Dương thứ ba, nhưng đã không thành công.
Một chuỗi những hành động và phản ứng đã diễn ra đánh dấu một thời đại chính trị quần chúng hiện đại. Nhân dân các nước Đông Dương đã phải trải qua một sự khởi đầu đau đớn khi bước vào thời đại đó, và không có dấu hiệu nào là thử thách đã kết thúc.


                     Hà Nội ngày 10-7-1985
                        Người dịch
                        Nguyễn Tuấn Cưu
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM