Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:44:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Thăm dò
Câu hỏi: Có đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu được không? (Trân trọng cám ơn các thành viên đã tham gia bỏ phiếu)
Chưa đủ cơ sở để đồng nhất - 7 (58.3%)
Có cơ sở khoa học để đồng nhất - 0 (0%)
Không có cơ sở để đồng nhất - 5 (41.7%)
Tổng số phiếu: 12

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man  (Đọc 65428 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #60 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2009, 08:51:56 pm »

Phần in đậm được cho là sai sót trong cuốn sách do dùng tư liệu về Lý Phục Man ở Hoài Đức để gắn cho Phạm Tu:

Tên sách: LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM - TẬP 2:  ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP TỰ CHỦ (từ năm 179 TCN đến năm 938)
Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia
Năm xuất bản: 2001
Số hoá: ptlinh, UyenNhi05
Ban chủ nhiệm:

- Đại tá, PGS,TS. TRỊNH VƯƠNG HỒNG
- Đại tá, TS. LÊ ĐÌNH SỸ  
- Đại tá TRẦN BÍCH

Tác giả:
 
- GS. TRẦN QUỐC VƯỢNG (Chủ biên)
- Đại tá TS. LÊ ĐÌNH SỸ

IV- KHỞI NGHĨA LÝ BÍ. SỰ THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC
VẠN XUÂN ĐỘC LẬP (542-602)

1. Khởi nghĩa Lý Bí (542-543)

Phong trào của nhân dân chống ách đô hộ nhà Lương ngày một lên cao, mở đầu là cuộc khởi nghĩa Lý Tông Hiến (516), và đỉnh cao nhất là khởi nghĩa Lý Bí (542) bắt đầu từ phủ Long Hưng (Thái Bình) rồi tỏa lan nhanh chóng ra các châu huyện khác.

…  
Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Vua bấy giờ làm chức giám quân ở châu Cửu Đức, nhân liên kết với hào kiệt mấy châu, đều hưởng ứng. Có Triệu Túc tù trưởng ở Chu Niên phục tài đức của vua, bèn dẫn đầu đem quân theo”.  Phạm Tu (3) (có đền thờ ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội) cũng là một tướng tài của Lý Bí ngay từ buổi đầu khởi nghĩa.
________
(3).  Về nhân vật Phạm Tu, hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.  Phạm tu có phải là Lý Phục Man không? Kết quả nghiên cứu còn tồn tại ba quan niệm: là một người, là hai người và hoài nghi chưa kết luận. Do sử sách ghi chép không rõ ràng và những tư liệu thu thập được cho đến nay đều có thể khai thác, theo những góc độ khác nhau để chứng minh cho những quan niệm trên.

Các sách Đại Việt sử ký toàn thư, Việt điện u linh, Đại Nam nhất thông chí và thần tích, bi ký, truyền thuyết ở làng Giá tức làng Cổ Sở (Yên Sở, Thanh Trì, Hà Nội) đều phản ánh Phạm Tu (có sách chép là Lý Phục Man) đã cùng dân làng tham gia cuộc khởi nghĩa giải phóng đất nước. Về sau nhân dân mở hội Giá để nhớ lại sự kiện đó.
 
Trong lễ “niêm quân” của ngày hội cho thấy, không phải chỉ Phạm Tu tham gia cuộc khởi nghĩa, mà đông đảo dân làng Giá đã vùng dậy với người anh hùng của quê hương góp phần tạo nên thắng lợi của sự nghiệp cứu nước do Lý Bí lãnh đạo.
 
Lý Bí, khi đã lên ngôi, đánh giá rất cao công lao của Phạm Tu và gả con gái cho ông.  


Có lẽ sau khi đánh tan được cuộc phản công thứ nhất, thì ở phía nam, thứ sử Ái châu Nguyễn Hán cũng bị thất bại; nghĩa quân đã vượt Ái châu tiến thẳng vào giải phóng Đức châu, nơi Lý Bí đã làm quan trong một thời gian và đã có uy tín với các hào kiệt và nhân dân vùng này. Ta có thể khẳng định điều đó, vì như sự phản ánh của Đại Việt sử ký toàn thư, mùa hè năm 543 khi Lâm ấp đưa quân vào cướp Cửu Đức đã bị đại tướng Phạm Tu đánh tan (2).  
_______
(2).  Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.l79; Sách Lịch sử Hà Tĩnh, Sđd, t.1, tr.87, chép rằng: “Nam 542,... vua Chăm pa là Rudravarman I đã đem quân vượt Hoành Sơn đánh lên Đức châu.  Năm 543, Lý Bôn đã phải cử Lý Phục Man, sau đó cử thêm Phạm Tu, đem quân vào chống cự. Chiến trận diễn ra ở đây và quân Chăm pa bị đánh bại hoàn toàn”.
Sách Tư trị thông giám của Tư Mã Quang (q.158) ghi: “Mùa hè tháng tư, vua Lâm ấp tiến công Lý Bí, viên trưởng của (Lý) Bí là Phạm Tu đã phá quân Lâm ấp ở Cửu Đức”. Như vậy đến đây nghĩa quân đã toàn thắng và nắm quyền làm chủ đất nước. Từ đồng bằng Bắc Bộ, Lý Bí đã kiểm soát được tới Đức châu (Hà Tĩnh) ở phía nam, các vùng Ái châu, An châu (Quảng Ninh) và cả vùng bán đảo Hợp Phố ở phía bắc.  Bị thua đau, vua Lương lại sai thứ sử Cao châu là Tôn Quýnh, thứ sử Tôn châu là Lư Tử Hùng thống lĩnh binh mã, một lần nữa tiến sang Giao châu để tiêu diệt nghĩa quân Lý Bí. Sự kiện này diễn ra vào cuối năm âm lịch, sử của ta chép:
"Mùa đông, tháng 12 (542), Lương Đế sai Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng sang lấn”.



Sau khi đánh tan được quân xâm lược phía bắc, Lý Bí phải lo ngay việc đối phó với nước Lâm ấp ở phía nam. Biên giới phía bắc của nước Lâm ấp lúc đó là Hoành Sơn (Quảng Bình). Vua Lâm ấp Rudravarman I nhân cơ hội ở Giao châu quan lại Trung Hoa bị đuổi, nên đã đem binh thuyền đánh phá Đức châu (5-543). Lúc đó, như các tài liệu đã dẫn ở phần trên thì, Lý Bí đã cử đại tướng Phạm Tu đưa quân vào đánh tan quân Lâm ấp ở huyện Cửu Đức, vua Lâm ấp phải chạy trốn (2).

___________

(2).  Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t. 1, tr.179; Lương thư, q 3, t.11b; Tư trị thông giám, q.158, t.13a. Theo Thiên Nam ngữ lục thì Phạm Tu đã phá tan quân Lâm ấp rồi sau đó, Lý Bí cử Lý Phục Man vào trấn thủ biên thuỳ phương Nam (?).  


2. Sự thành lập nhà nước Vạn Xuân độc lập (544-602)

Sau những thắng lợi trên cả hai chiến trường biên giới bắc và nam, giành lại và bảo toàn lãnh thổ cơ bản có từ thời dựng nước đầu tiên, mùa xuân, tháng giêng năm Giáp Tý (tức 2-544), Lý Bí tuyên bố dựng nước, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, đóng đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Chính sử nước ta chép “Giáp Tý(Thiên Đức) năm thứ nhất (544). Mùa xuân tháng giêng, vua nhân thắng giặc, tự xưng là Nam Việt Đế, lên ngôi, đặt niên hiệu, lập trăm quan, dựng quốc hiệu là Vạn Xuân, ý mong cho xã tắc truyền đến muôn đời vậy”.  
 
Lý Bí lên ngôi hoàng đế, tự xưng là Nam Đế vua nước Nam), tổ chức một triều đình riêng với hai ban văn và võ, dựng điện Vạn Thọ để làm nơi triều hội.  Triệu Túc làm thái phó, giữ cương vị gần như tể tướng; Tinh Thiều, nhà Nho học giỏi được cử cầm đầu ban văn; Phạm Tu, vị tướng tài vừa chiến thắng ngoại xâm được cử đứng đầu ban võ. Nam Đế phế bỏ niên hiệu nhà Lương, đặt niên hiệu mời là Thiên Đức (Đứe trời) hay Đại Đức (Đức lớn).  ông sai dựng một ngôi chùa mới, lấy tên là chùa Khai Quốc (mở nước). Nhớ ơn vị nữ anh hùng tiền bối, Lý Nam Đế ban sắc phong thần cho Bà Triệu . . .


Cơ cấu chính quyền mới hẳn còn sơ sài, nhưng ngoài hoàng đế đứng đầu đã có các tướng văn, tướng võ. Triệu Túc giữ chức thái phó, bên cạnh Tinh Thiều và Phạm Tu phụ trách hai ban văn và võ. Có tài liệu còn chép: Lý Phục Man làm tướng quân coi giữ một miền biên cảnh từ Đỗ Động (Thanh Oai, Hà Tây) đến Ba Vì “để phòng ngừa Di Lão”  (4).
 
_____________
(4).  Lý Phục Man được thờ ở Yên Sở (Hà Nội) và nhiều vùng đồng bằng, tương truyền ông là người Yên Sở tức làng Cổ Sở xưa.  Phạm Tu và Lý Phục Man là một hay hai người và quan hệ với nhau như thế nào, đấy là một vấn đề được đặt ra từ rất lâu, nhưng chưa đủ cứ liệu khoa học để kết luận.      

…  
Theo thần tích đền Thanh Liệt, trong cuộc chiến đấu ở  cửa sông Tô Lịch, lão tướng Phạm Tu, tướng trụ cột của Lý Nam Đế, người đứng đầu hàng võ quan trong triều đình Vạn Xuân, đã chiến đấu rất anh dũng và đã hy sinh vào ngày 20 tháng bảy năm Ất Sửu (8-545) (2).
 __________
(2).  Về cái chết của Phạm Tu chính sử không chép. Thần tích làng Thanh Liệt cho biết Phạm Tu hy sinh trong trận đánh quân Lương ở cửa sông Tô Lịch ngày 20-7 năm Ất Sửu. Truyền thuyết làng Giá và nhiều đền thờ cũng phản ánh như vậy. Nhưng sách Việt điện u linh nói rằng Phạm Tu hy sinh vào năm Đinh Mão (547) khi Lý Nam Đế rút vào động Khuất Lão. Sách Thiên Nam ngữ lục cho rằng Phạm Tu chết ở động Khuất Lão còn Lý Phục Man hy sinh trong một trận đánh nhau với Lâm ấp.
Phạm Tu, người làng Cổ Sở, đã tham gia khởi nghĩa Lý Bí và có công lớn trong sự nghiệp giải phóng trước đây. Sau đó, được phái vào nam đánh tan quân Lâm ấp ở Cửu Đức (Hà Tĩnh), rồi trấn giữ vùng Đường Lâm (Ba Vì, Hà Tây). Khi nhà Lương phái quân tái chiếm nước ta, Phạm Tu chỉ huy một cánh quân lớn chiến đấu và hy sinh rất anh dũng. Thi hài của ông được đưa về bến Hồ Mã, an táng tại quê hương. Đó là khu Mả Thánh, cây cối mọc như rừng, nên được gọi là Rừng Giá hay Rừng Cấm nổi tiếng là thiêng: “Rừng Giá cái lá cũng thiêng” . Nhân dân thương nhớ lập miếu thờ và suy Tôn làm thành hoàng của làng.

Năm 1016, vua Lý Thái Tổ qua bến Cổ Sở, đã sai lập đền thờ và đắp tượng Phạm Tu. Từ đó, các triều vua đều có sắc phong và hằng năm vào ngày 10-3, tương truyền là ngày sinh của Thánh Giá, nhân dân lại mở hội Giá nhằm tưởng niệm và nêu cao công lao, sự nghiệp của người anh hùng.  Chiến đấu chống quân Lương xâm lược, Lý Nam Đế chỉ dựa vào một đội quân mới được tổ chức, co cụm ở một vài thành lũy mà cố thủ, lực lượng kháng chiến vì thế mà bị sứt mẻ, suy yếu dần.

trích từ: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=4682.0
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Hai, 2009, 02:07:10 am gửi bởi thapbut » Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #61 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 11:43:13 pm »

http://www.nxbhanoi.com.vn/Pages/Action.aspx?intro=1184c8f9-4602-4ef2-8adc-246b905b50df
BIÊN BẢN NGHIỆM THU BẢN THẢO
“THĂNG LONG - HÀ NỘI NHỮNG TRANG SỬ VẺ VANG  CHỐNG NGOẠI XÂM”
(Chủ biên: PGS.TS Đại tá Lê Đình Sỹ)
 
          A. Thành phần:
* Hội đồng nghiệm thu:
1. GS . Phan Huy Lê    - Chủ tịch Hội đồng
2. PGS.TS Trịnh Vương Hồng    - Phản biện 1
3. PGS.Bùi Đình Thanh    - Ủy viên
4. PGS.TS Vũ Văn Quân    - Ủy viên
5. PGS.TS Lê Đình Sỹ    - Chủ nhiệm đề tài
* Nhà xuất bản Hà Nội:
6. ThS. Nguyễn Khắc Oánh    - Tổng Giám đốc NXB Hà Nội
7. Ông Phạm Quốc Tuấn    - Chánh Văn phòng Dự án
8. Bà Quách Thị Hoà    - Thư ký
* Vắng mặt:
PGS.TS Nguyễn Văn Nhật    Phản biện 2
            * Và đại diện Hội đồng TVKH, Ban Tư vấn chuyên môn cùng các biên tập viên Nhà xuất bản Hà Nội.
             B. Nội dung:
Nghiệm thu bản thảo: “Thăng Long - Hà Nội những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm”, PGS.TS Đại tá Lê Đình Sỹ chủ biên.
...
          * Nhận xét của PGS. TS. Nguyễn Văn Nhật:
         …
+ Một số khái niệm cần thống nhất: Lý Phục Man và Phạm Tu, là một người hay 2 người (Tr.47, 48), tên gọi các vòng thành theo vị trí hay thứ tự (Tr.64), nhà Tống hay triều Tống (Tr.78)…

          * GS .Phan Huy Lê:
        …
+ Chương 1: Tiền Thăng Long còn nhiều vấn đề tác giả phải đính chính:
-> Lý Bí đóng đô ở Vạn Xuân, còn cửa sông Tô Lịch là nơi đắp thành chống giặc.
-> Thế nào là “lãnh địa Hà Nội”?
-> Quân Tần tiến vào Văn Lang (thực ra là chỉ là Âu Lạc chứ chưa tới Văn Lang).
-> Cổ Loa không nằm trên đất Âu Việt.
-> Đặc biệt trong chương này, người viết chưa nắm được về diên cách: ví dụ năm 111 chưa xuất hiện Giao Châu.
-> Niên đại Tây Hán và Đông Hán chưa thống nhất.
-> Việc sử dụng tư liệu ngọc phả nên lưu ý về tính đáng tin cậy của nó không cao: 17 vạn quân Mã Viện là vô lý.
-> Quan điểm về Phạm Tu và Lý Phục Man là 1 người hay 2 người hiện nay chưa thống nhất, tác giả không nên khẳng định.

* PGS.TS Lê Đình Sỹ:
- Cám ơn các ý kiến đóng góp của Hội đồng. Bản thảo này qua những ý kiến nhận xét của Hội đồng cho thấy đúng là còn nhiều sai sót, nhiều sai sót đáng lẽ không nên có.
- Về bố cục do được nhiều tác giả viết nên cố gắng trung thành với đề cương đã được thông qua. Tuy nhiên, trong quá trình viết các tác giả phải cố gắng lựa chọn giữa tính nổi bật và tính toàn diện.
- Phần lịch sử cổ đại viết để nắm diên cách và viết được chính xác về các cuộc chống ngoại xâm ở Hà Nội rất khó. Hiện tại bản thảo chỉ mới viết chung cho gần như toàn bộ lịch sử khi đó.
- Phần các bài học, chúng tôi cũng đã cố gắng cân nhắc giữa bài học chung và bài học riêng.
- Tiếp thu các ý kiến đóng góp của hội đồng, tôi sẽ cố gắng rà soát, chỉnh sửa lỗi kỹ thuật.
- Phần Phụ lục, sơ đồ, bản đổ sẽ bổ sung đưa vào: Ảnh Cách mạng tháng Tám, tư liệu của kháng chiến toàn quốc, kết luận chi tiết của 12 ngày đêm ở Hà Nội, để tăng thêm giá trị công trình.
         …
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN
(Đã ký)
 
 
Quách Thị Hòa    

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Đã ký)
 
 
Phan Huy Lê    

NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI
TỔNG GIÁM ĐỐC
(Đã ký)
 
Nguyễn Khắc Oánh
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #62 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2010, 03:14:38 am »

Tài liệu hoàn chỉnh đã được đăng tải trên youtemplates.com
http://www.youtemplates.com/show.asp?file=30434
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #63 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2010, 09:37:50 am »

http://www.nxbhanoi.com.vn/Pages/Action.aspx?intro=1184c8f9-4602-4ef2-8adc-246b905b50df
tên gọi các vòng thành theo vị trí hay thứ tự (Tr.64), 

          * GS .Phan Huy Lê:
        …

-> Quân Tần tiến vào Văn Lang (thực ra là chỉ là Âu Lạc chứ chưa tới Văn Lang).
-> Cổ Loa không nằm trên đất Âu Việt.


Bác thapbut cho hỏi 3 điểm này là cần đính chính lại hay đây là quan điểm chính thức của Hội Sử học?
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #64 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2010, 11:59:52 am »

Đây là ý kiến nhận xét của Viện trưởng Nguyễn Văn Nhật và Chủ tịch hội Sử học Phan Huy Lê. Chắc là tác giả viết chưa đúng. Còn quan điểm chính thức của Hội Sử học thì thapbut không rõ.
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #65 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2010, 12:49:00 pm »

Đây là ý kiến nhận xét của Viện trưởng Nguyễn Văn Nhật và Chủ tịch hội Sử học Phan Huy Lê. Chắc là tác giả viết chưa đúng. Còn quan điểm chính thức của Hội Sử học thì thapbut không rõ.

Chắc phải mời bác thapbut tham khảo topic này:http://ttvnol.com/forum/f_533/888829/trang-1.ttvn và http://ttvnol.com/forum/f_533/489251.ttvn vậy.
Ông PHL này lâu lâu lại lòi ra  một vài ý "xét lại" đến thật là khổ.
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #66 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2010, 09:36:32 pm »

Khởi công tu bổ, tôn tạo đình thờ Lão tướng Phạm Tu (Thanh Trì)
Cập nhật lúc 08h49, ngày 29/01/2010
 
  KTĐT - Cách đây gần 15 thế kỷ, năm 541, Phạm Tu khi đó 66 tuổi đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Lý Bí chống nhà Lương ( phong kiến phương Bắc xâm lược ). Ông tham gia nhiều chiến trận và trở thành một danh tướng trụ cột của cuộc khởi nghĩa. Mùa hè năm 543, ông chỉ huy nghĩa quân đánh tan quân giặc ở Cửu Đức (Hà Tĩnh ngày nay). Năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu Lý Nam Đế, đã phong Phạm Tu làm Tả tướng quân, đứng đầu Ban Võ (tương đương Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh quân đội ngày nay). Sau đó, ông vẫn trực tiếp tham gia đánh giặc và hy sinh anh dũng trong trận đánh bảo vệ thành Thăng Long (cửa sông Tô Lịch - sau chợ Đồng Xuân, TP Hà Nội ngày nay), nhưng đã giúp vua Lý Nam Đế cùng quần thần và nghĩa quân rút lên vùng trung du bảo toàn lực lượng, xây dựng căn cứ, kháng chiến lâu dài tới 60 năm tiếp theo, lập lên nước Vạn Xuân (545 - 602) - Nhà nước có tổ chức đầu tiên ở nước ta.
Ghi nhớ công ơn của ông, nhân dân địa phương đã xây đình thờ ông và công trình này đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia. Ngày 20/7 năm Mậu Dần (tức 8/9/1998), Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và chính quyền xã Thanh Liệt, quê hương ông và Ban liên lạc dòng họ Phạm Việt Nam đã tổ chức hội thảo đã suy tôn ông là: Đô Hồ đại Vương Phạm Tu, là Thượng thuỷ tổ họ Phạm Việt Nam.

Hôm qua 28/1, tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì đã diễn ra Lễ khởi công xây Dự án (DA) Tu bổ, tôn tạo di tích đình thờ lão tướng Phạm Tu (thuộc khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An), công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Nguyên Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, nguyên Chủ tịch MTTQ Việt Nam Phạm Thế Duyệt, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Thị Thanh Hằng cùng đại diện các ngành chức năng của TƯ và TP, đại diện Ban liên lạc dòng họ Phạm Việt Nam, trên địa bàn và đông đảo nhân dân địa phương đã tham dự.

Dự án tu bổ đình Phạm Tu có quy mô rộng 6.900 m2 đất, các hạng mục tu bổ trên đó bao gồm: tòa Đại đình, kiến trúc 5 gian, mái đao; Nhà thọ 5 gian, hình chữ Công, nhà khách 5 gian hình chữ Nhất; các hạng mục liên quan có: Ban thờ thần nông, giếng cổ, nghi môn, hồ bán nguyệt; cổng phụ, hệ thống sân vườn, tiểu cảnh, phụ trợ… tạo thành quần thể di tích hoành tráng. Tổng mức đầu tư, dự kiến gần 30 tỉ đồng, do UBND huyện thanh Trì làm chủ đầu tư, thời gian thực hiện năm 2009 - 2010.

Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND xã Thanh Liệt - Nguyễn Duy Hòa cho biết, công trình này thực hiện theo phương thức xã hội hóa, và đã liệt kê 68 danh mục đóng góp, cần khoảng trên 2,64 tỉ đồng. Tuy nhiên, ngay sau đó đã có hàng chục tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hưởng ứng. Cty cổ phần SX- KD XNK Bình Minh (Bitexco) ủng hộ 500 triệu đồng, đặc biệt là ông Hoàng Trọng Hùng, ở phòng 908, nhà CT3 (Khu đô thị Bắc Linh Đàm) ủng hộ 2 tỉ đồng… (đến chiều qua, ông Nguyễn Duy Hoà cho biết, tổng số tiền ủng hộ tới 2,85 tỉ đồng cùng nhiều hiện vật). Ông Phạm Đạo, Trưởng ban liên lạc dòng họ Phạm Việt Nam cho biết, bước đầu dòng họ đã đăng ký cung tiến toàn bộ Hoành phi câu đối bằng gỗ quý. Cụ Nguyễn Công Ý, 92 tuổi, ở thôn Vực, đại diện người cao tuổi xã xúc động nói: - Nhân dân địa phương chúng tôi rất phấn khởi trước sự quan tâm của chính quyền các cấp đã tu bổ tôn tạo đình Phạm Tu. Các đơn vị, cá nhân nơi khác cũng tham gia đóng góp xây dựng, công trình ý nghĩa lớn lắm và đặc biệt phục vụ Đại lễ kỷ niệm Thủ đô nghìn năm tuổi…         

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP - Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là dịp thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân cha ông có công dựng xây đất nước của nhân dân Thủ đô. Đồng chí cũng khẳng định, đình thờ Đô Hồ Đại Vương Phạm Tu, là di tích có giá trị lịch sử, ghi công ơn vị "Quan Võ" Phạm Tu - Người có công lớn đã cùng nhân dân đánh tan giặc ngoại xâm, giải phóng đất nước, hy sinh anh dũng trong lịch sử đấu tranh vì độc lập dân tộc. Việc tu bổ di tích này thể hiện mục tiêu trên và công trình có ý nghĩa, là cầu nối không gian lễ hội, góp phần vào Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Phó Chủ tịch yêu cầu chính quyền và các cấp, các ngành tổ chức tuyên truyền, giới thiệu nội dung; sưu tầm, bổ sung những hình ảnh, tư liệu để làm khu di tích thêm phong phú, sinh động, thu hút đông đảo nhân dân đến tham quan, nghiên cứu và tuyên truyền để thế hệ trẻ tự hào truyền thống lịch sử noi theo học tập. Phó Chủ tịch hoan nghênh các doanh nghiệp, cá nhân đã ủng hộ DA, mong muốn có nhiều đơn vị, cá nhân tham gia và tin tưởng công trình hoàn thành đúng tiến độ, đạt chất lượng cao vào dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm TL - HN.


Bài và ảnh: Lý Anh Quý
 
http://www.ktdt.com.vn/newsdetail.asp?NewsId=198838&CatId=47
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Hai, 2010, 09:49:46 pm gửi bởi thapbut » Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #67 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2010, 11:54:59 pm »

Ngày 14-01-2010 tại Viện nghiên cứu Hán Nôm có hội nghị Thông báo Hán Nôm 2009 (gồm 130 bài viết) trong đó có bài viết của TS Trương Sỹ Hùng thuộc Phòng nghiên cứu Lịch sử Văn hóa của Viện Đông Nam Á với tiêu đề "Danh tướng Phạm Tu-Lý Phục Man là một hay hai người".
Mong quý vị nào có tài liệu này giới thiệu để chúng tôi được biết
Trân trọng cám ơn
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #68 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2010, 12:11:17 am »

 
 Bác nào biết tiếng Hàn , nhờ dịch giúp chúng tôi thông tin về nước Vạn Xuân

  http://www.vnnews.co.kr/cult/column.php?INC_md=view&fn=114&page=2
  

 
 
 
Logged
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #69 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2010, 07:14:47 am »

Em không biết tiếng Hàn, nhưng xem mấy cái tranh minh họa thì y như tranh trong quyển "Lịch sử Việt Nam bằng tranh" tập nói về nước Vạn Xuân (hình như là tập 6). Vậy em đoán họ cũng lấy từ sách ấy của ta mà ra thôi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM