Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:26:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Thăm dò
Câu hỏi: Có đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu được không? (Trân trọng cám ơn các thành viên đã tham gia bỏ phiếu)
Chưa đủ cơ sở để đồng nhất - 7 (58.3%)
Có cơ sở khoa học để đồng nhất - 0 (0%)
Không có cơ sở để đồng nhất - 5 (41.7%)
Tổng số phiếu: 12

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man  (Đọc 65432 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2009, 12:31:36 am »

Nhân ngày kỷ niệm 999 năm Thăng Long-Hà Nội, tròn 1 năm trước đại lễ 1000 năm Thăng Long, chúng ta nhắc đến mảnh đất địa linh nhân kiệt với núi Nùng sông Tô (NNST) có một nhân vật lịch sử rất tiêu biểu của Thăng Long-Hà Nội cách nay 15 thế kỷ. Danh nhân đó chính là “vị tướng quân đầu tiên của một triều đình có tổ chức”, lão tướng Phạm Tu-một tấm gương trong của lịch sử dân tộc.
 Thế nhưng ngày nay vai trò của ông với mảnh đất núi Nùng sông Tô mới dần được làm rõ. Một việc cản trở tiến trình tất yếu đó, chính là việc đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu  gây nên sự thiếu thống nhất trong giới khoa học. Điều đó làm ảnh hưởng đến việc tôn vinh vị khai quốc công thần triều Tiền Lý, người đã sinh ra, sống, dù cao tuổi vẫn đánh giặc và đã hy sinh vì mảnh đất NNST. Ngay tại hương Long Đỗ xưa, ông đã cống hiến tính mạng cho nhân dân Vạn Xuân khi ở tuổi “xưa nay hiếm”. So với các vị tướng quân nổi tiếng trong lịch sử dân tộc, ông xứng đáng là vị Thành hoàng Thăng Long-Hà Nội.
Từ lòng kính trọng một danh nhân hàng đầu của Thủ đô, của nước Việt, chúng tôi sưu tầm tư liệu và viết chuyên đề
ĐI TÌM CƠ SỞ ĐỒNG NHẤT LÝ PHỤC MAN VỚI PHẠM TU
với tâm nguyện tìm ra đâu là cơ sở để xác định đâu là sự thật của vấn đề đồng nhất.
Bố cục của chuyên đề như sau:
Sử dụng bài Lão tướng Phạm Tu của GS Lê Văn Lan để đặt vấn đề
I.   Những tư liệu đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu (gồm 4 bài)
II.   Tư liệu về Phạm Tu (gồm 6 bài)
III.   Tư liệu về Lý Phục Man (gồm 7 bài)
IV.   Đi tìm cơ sở đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu (gồm 8 bài):
Đây là nội dung chính của chuyên đề này với các bài viết giải quyết từng việc cụ thể như nguyên nhân đồng nhất, thời gian xuất hiện đồng nhất, mức độ đồng nhất, những ai đã đồng nhất, …
1.   Tìm cơ sở đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu qua tài liệu cổ
Để tìm ra cơ sở phải tìm ra việc đồng nhất này “nói có sách, mách có chứng” hay không? Thư tịch cổ vẫn là căn cứ quan trọng nhất. Không tìm thấy việc đồng nhất từ thư tịch cổ hiện có.
2.   Xác định thời gian xuất hiện việc đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu
Căn cứ thông tin xuất hiện việc không đồng nhất và đồng nhất để xác định mốc thời gian xuất hiện sự việc.
3.   Trả lời một số ý kiến của người viết blog Người làng Giá về danh tướng Phạm Tu ở Thanh Liệt
Phủ nhận lại việc Người làng Giá phủ nhận: Phạm Tu không phải là người Thanh Liệt, Phạm Tu không phải là lão tướng.
4.   Sự tích về Lý Phục Man có những điều khó đứng vững trong cuộc sống và trong lịch sử dân tộc
Từ Sự tích cho thấy tướng quân Lý Phục Man phần nhiều vẫn sống trong tưởng tượng từ thời Lý Thái Tổ đến nay.
5.   Những cuốn sách viết về danh tướng Phạm Tu và Lý Phục Man
Bài viết này nhằm tìm hiểu mức độ đồng nhất thể hiện chủ yếu qua các cuốn sách. Từ đó xác định quan điểm của các nhà khoa học và các tác giả về việc đồng nhất.
6.   Tìm cơ sở đồng nhất từ văn bia Quán Giá
Đây là căn cứ chính xác định xem việc đồng nhất có đủ cơ sở khoa học không.
Trong khi các nhà khoa học còn nghi vấn là có thể Lý Phục Man không phải là nhân vật lịch sử. Thay vì việc trước tiên phải chứng minh Lý Phục Man là nhân vật lịch sử, nhiều người đã đánh lạc hướng bằng cách đồng nhất vị thần này với danh tướng Phạm Tu.
7.   Điều rút ra từ công trình nghiên cứu về Lý Phục Man của GS Nguyễn Văn Huyên.
Công trình này là một nghiên cứu khoa học, khách quan có thể xem là một nghiên cứu quyết định cho việc đưa ra kết luận không thể đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu.
8.   Có đồng nhất tả tướng Phạm Tu với phò mã Lý Phục Man được không?
Bằng một số chứng minh cho thấy việc đồng nhất hiện nay là không phù hợp và thiếu cơ sở khoa học.
Thay lời kết
Cuối cùng là một số cảm xúc Nhớ về Lão tướng Phạm Tu (gồm 5 bài)
Cuối mỗi bài viết các mục I, II, III (phần sưu tầm tư liệu) có nêu một số chú thích của chúng tôi.
Do nguồn tư liệu hạn chế và các bài phân tích mới ở dạng tập viết của một người làm về kỹ thuật nên sẽ không tránh khỏi thiếu sót.
Mong nhận được ý kiến đóng góp của quý vị.
Chân thành cám ơn các nhà nghiên cứu đã cho chúng tôi thông tin viết chuyên đề này. Chính những ý kiến đồng nhất đã cung cấp tư liệu và giúp chúng tôi tìm hiểu sâu thêm về danh nhân Phạm Tu. Một lần nữa “phủ định của phủ định” để làm sáng rõ về thân thế sự nghiệp của Lão tướng Phạm Tu quê ở Thanh Liệt.
Cám ơn sự động viên giúp đỡ và chia sẻ của bạn đọc gần xa.
Long Biên, ngày 08/10/2009
Tháp Bút
 
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #51 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2009, 09:05:37 am »

Theo bác thì núi Nùng nằm ở đâu ạ?
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #52 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2009, 09:28:46 am »

Bộ đội ơi, có định hỏi thử thapbut không đó?
Hoặc nếu có thông tin gì về Núi Nùng sông Tô thì cho thapbut biết với nhé?
Theo mình được biết thì núi Nùng chính là nền điện Kính Thiên trong Thành , ngay bên đường Nguyễn Tri Phương. Có lần mở cửa cho vào thăm thành cổ, vẫn còn thềm đá có hai con rồng lớn, ngay phía sau còn có ngôi nhà 2 tầng của lãnh đạo BQP cũ, hình như của bộ Tổng Tham mưu. Núi ở công viên Bách Thảo là núi Sưa, không phải núi Nùng.
Thank
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #53 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2009, 09:55:48 am »

He he, hồi nhỏ em được học là ở vườn Bách Thảo. Bây giờ đổi qua Điện Kính Thiên rồi ạ?
Nhà nước có tài liệu nào chính thức nói núi Nùng là ở đâu không bác?
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #54 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2009, 10:57:14 am »

Các nhà khoa học đã bàn về việc này, bạn tìm trên mạng là ra thôi.
Chính có cái đúng cái sai mới cần nghiên cứu khoa học. Nếu đúng cả, có tất cả thì các nhà khoa học thất nghiệp mất.
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #55 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2009, 11:02:15 am »

Hehe, các nhà khoa học thì em luôn coi như thánh!
Nhưng vài nhà sắp chết, nghĩ đi nghĩ lại chưa làm được cái gì shock, đâm ra đổ đốn! Loại này thì em xem để tham khảo thôi!

Cái chính là sắp tới 1000 năm TL-HN, thì ban tổ chức (nhà nước) coi cái núi Nùng là cái nào?
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #56 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2009, 12:13:13 pm »

Mời quý vị tham khảo tư liệu chính thống từ trang web 1000 năm Thăng Long, nơi hội tụ các tài liệu của những nhà khoa học về các vấn đề liên quan đến Thăng Long - Hà Nội
http://www.thanglonghanoi.gov.vn/


Chúng ta cùng chờ tin ở trang này: hiện nay chưa thấy xuất hiện việc đồng nhất trên trang web này.
Còn trang này nữa

http://36pho.vn/
Mình vừa viết lên tường Facebook đã bị xóa mất; không dám bàn thì tìm sao ra được sự thật. Từ điển Bách khoa mở (rộng) Hà Nội???
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười, 2009, 12:21:55 pm gửi bởi thapbut » Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #57 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2009, 07:00:22 am »

Qua các tài liệu lưu hành 50 năm trở lại đây mà chúng tôi đã khảo sát, ở các tài liệu có trước năm 1980, đặc biệt quan trọng là ba tấm văn bia cổ ghi sự tích của Quán Giá không có một chỗ nào đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu. Đáng chú ý là quốc sử của ta và Trung Quốc cùng hệ thống sách giáo khoa đã không đồng nhất hai nhân vật này. Đến nay có thể khẳng định: tài liệu hiện có về Lý Phục Man phát hành trước năm 1980 không đủ cơ sở cho ông là Phạm Tu người đứng đầu ban Võ nhà nước Vạn Xuân. Tài liệu về Phạm Tu cũng không thể chứng minh ông là Lý Phục Man. Trong khi thông tin về tiểu sử hai nhân vật cũng là riêng biệt mà không thể đồng nhất được: đó là quê hương, tên họ hai vị thân sinh và năm sinh của từng nhân vật.

Tuy vậy vẫn xảy ra suy đoán trong dân gian, nhưng không đủ cơ sở về khoa học lịch sử. Phải tìm hiểu kỹ lưỡng để xác định chân tướng của vấn đề này. Người viết lại Sự tích tướng công Lý Phục Man (bản quốc ngữ đã nêu cuối cuốn “Văn bia Quán Giá”) đã không đứng tên dưới tài liệu soạn lại của mình mà chỉ viết dạng tài liệu tuyên truyền trong làng. Chúng ta thấy sự tích thường để giải thích điều gì đó bằng câu chuyện về thời xa xưa không rõ có thực hay không.

Một góc độ khác huyền bí giữa thực và ảo - vấn đề tâm linh có thể liên quan đến sự xuất hiện của thần Lý Phục Man: Vào năm 1016, danh tướng Phạm Tu có hiện về trong giấc mộng của Lý Thái Tổ mà xưng là thần Lý Phục Man hay không? Ngày nay, câu hỏi đó phải nhờ sự giải đáp của vị Thành hoàng Thăng Long-Hà Nội để loại trừ sự hoài nghi kéo dài bấy lâu.

Theo thần tích của hai làng: Hãy để quê hương của Phạm Tu ở làng Quang Liệt (Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội) và thần Lý Phục Man ở làng Giá (Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội) là một cách làm tôn trọng lịch sử. Khi chưa tìm ra sự thực, hãy sử dụng tư liệu về từng nhân vật riêng biệt, không nên lẫn lộn để làm phức tạp vấn đề.

Hà Nội, tháng 10.2009

Tháp Bút
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #58 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2009, 08:34:36 am »

Tài liệu ebook đã được gửi các nhà Sử học và các nhà nghiên cứu và quý vị bạn đọc
Chúng tôi đã nhận email, điện thoại báo nhận được tài liệu của các vị:

1.   Tổng thư ký Hội KH Lịch sử Dương Trung Quốc
2.   GS. Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội KH Lịch sử
3.   PGS. TS. Trịnh Văn Sinh (viện Khảo cổ)
4.   KS. Phạm Đình Nhân (Chủ tịch Quỹ giải thưởng Phạm Thận Duật)
5.   PGS. TS. Phạm Đạo – trưởng ban BLL họ Phạm Việt Nam
6.   CVCC Phạm Cầu – trưởng ban Thông tin BLL họ Phạm Việt Nam
7.   ông Phạm Văn Dương - ban Thông tin BLL họ Phạm Việt Nam
8.   ông Phạm Minh Liêm
9.   TS. Đoàn Trần Lâm – Giám đốc Nxb Thế giới
10.   TS. Phan Thanh Hải (Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế)
11.   ông Lê Tiến Công (Khoa Việt Nam học - Du lịch,  ĐH Phan Châu Trinh, Tp Hội An)
12.   KTS. Trần Thanh Vân
13.   ông Phạm Ngọc Tiến (tác giả viết kịch bản GIÓ LÀNG KÌNH)
14.   ông Phạm Huy Du


Cám ơn quý vị đã đón đọc bài viết trong chủ đề này. Đặc biệt cám ơn những quý vị đã đóng góp ý kiến quý báu cho chúng tôi.

Chân thành cám ơn quý vị!

Trân trọng

Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #59 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2009, 08:25:37 pm »

Các ngôi đình thờ tướng Phạm Tu
Cập nhật lúc 09h57, ngày 17/11/2009
 

KTĐT - Xã Thanh Liệt (Thanh Trì) là quê hương của hai nhân vật lịch sử nổi tiếng là thầy giáo Chu Văn An và tướng quân Phạm Tu, người đứng đầu ban võ của triều đình Lý Nam Đế.

 

Năm 541, Lý Bí tập hợp nhân dân khởi nghĩa đánh đuổi quân đô hộ nhà Lương, khôi phục nền độc lập của đất nước. Sau mấy năm chiến đấu gian khổ, đến mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, xưng là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân. Những người từng theo ông từ ngày đầu khởi nghĩa đều được ông trọng dụng. Triệu Túc ở huyện Chu Diên (nay là vùng Đan Phượng và Từ Liêm) được cử làm thái phó. Tinh Thiều một nho sinh xuất chúng đứng đầu ban văn, còn tướng Phạm Tu đứng đầu ban võ.

 

Phạm Tu vốn là một đô vật giỏi nên mọi người gọi là Đô Tu. Theo thần phả, ông sinh năm 476, khi Lý Bí khởi binh ông đã 66 tuổi song vẫn hăng hái tham gia. Năm 542, ông đã đánh bại quân Lương do Tử Hùng và Tôn Quýnh chỉ huy. Tháng 5/543, giặc Lâm Ấp xâm chiếm Cửu Đức ở biên giới phía Nam, Phạm Tu được giao trọng trách đưa quân đi đánh đuổi, quân giặc thua to, bờ cõi nước ta được giữ yên ổn. Đến năm 545, nhà Lương lại cử hai tướng thiện chiến là Trần Bá Tiên và Dương Ràn dẫn quân sang xâm lược nước ta một lẫn nữa. Phạm Tu đã chỉ huy quân chiến đấu bảo vệ thành ở cửa sông Tô Lịch. Nhưng do quân ít, thành lũy vừa mới dựng bằng tre gỗ nên dù Phạm Tu cùng quân sỹ chống cự quyết liệt, cuối cùng thành bị vỡ, ông đã anh dũng hy sinh. Theo sách “Thiên Nam ngữ lục” thì ông theo Lý Bí rút quân lên hồ Điển Triệt, rồi vào động Khuất Lão và hy sinh ở đó năm 548.

 

Tại thôn Trung, xã Thanh Liệt có đình Ngoại thờ Phạm Tu. Ngôi đình này được dựng trên khu đất cao giữa cánh đồng, quay về hướng đông nam, thông ra đầm nước phía trước. Kiến trúc này chia làm hai phần rõ rệt, đình và thọ đàn. Đình Ngoại có hình chữ “đinh”. Đại đình xây kiểu “đầu hồi bít đốc tay ngai”, phía trong có các vì kèo làm theo kiểu quá giang. Các bức cốn trang trí rồng mây. Hậu cung gồm hai gian nhà nhỏ, vì kèo theo kiểu “chồng giường giá chiêng”. Trong hậu cung xây ba bệ gạch để đặt các khám thờ bằng gỗ sơn son. Trong khám đặt tranh vẽ chân dung Phạm Tu cùng các nàng hầu.

 

Hằng năm vào ngày 3/3 và ngày 20/7 âm lịch, là ngày sinh và ngày hóa của thần, dân làng lại tổ chức tế lế, rước cờ đại, cờ ngũ hành đuôi nheo, long ngai, bài vị, long án.

 

Ở xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) có đình Ngọc Than cũng thờ Phạm Tu và Lý Bí. Xung quanh khuôn viên của ngôi đình có tường xây bằng đá o­ng bao bọc, nhiều cột trụ mở ba lối vào sân đình. Bên phải sân có cây đa cổ thụ, bên cạnh đó có tấm bia khắc năm Chính Hòa thứ tư ghi chép lệ hát cửa đình. Qua sân đình khá rộng là đến tòa tiền tế. Công trình này được xây dựng vào thời Nguyễn và được trùng tu năm 1946. Tòa đại đình, một kiến trúc to lớn và cổ kính gồm năm gian, hai chái, là phần nổi bật nhất của đình này. Đáng chú ý là ban đầu đình không có hậu cung, sau này do gian giữa nới rộng ra, xây dựng thêm thành hậu cung, xung quanh đều bưng ván gỗ.

 

Về giá trị kiến trúc của đình Ngọc Than, các kiến trúc sư đánh giá cao hệ thống vì kèo đều được dựng kiểu “giá chiêng kẻ suốt”. Đây là một dạng kiến trúc độc đáo và tiêu biểu của thế kỷ XVII. Về điêu khắc, đề tài rồng được sử dụng làm chủ đề trang trí cho nhiều mảng gỗ. Rồng ở đây được tạc với nhiều tư thế ẩn hiện trong mây, đang nô đùa với các loại vật như thằn lằn, sóc…, Đình Ngọc Than còn có những bức chạm nổi, tượng tròn võ sỹ đánh hổ, cưỡi voi… rất tự nhiên và tinh xảo.


Thu Hoa
 
http://ktdt.com.vn/newsdetail.asp?NewsId=185469&CatId=29

Tác giả Thu Hoa có thể là con của tác giả Triệu Chinh Hiểu đã viết bài "Quán Giá và tướng  Lý Phục Man" ra ngày 15.9.2009
http://ktdt.com.vn/newsdetail.asp?NewsId=174056&CatId=29
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM