Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:40:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Thăm dò
Câu hỏi: Có đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu được không? (Trân trọng cám ơn các thành viên đã tham gia bỏ phiếu)
Chưa đủ cơ sở để đồng nhất - 7 (58.3%)
Có cơ sở khoa học để đồng nhất - 0 (0%)
Không có cơ sở để đồng nhất - 5 (41.7%)
Tổng số phiếu: 12

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man  (Đọc 65433 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2009, 06:14:01 am »

Kết luận:
Các tài liệu được lưu hành trước những năm 1960, bi ký của Quán Giá và có thể cả thần phả cũng không có một chỗ nào đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu. Nếu có ghi trong thần phả, tôi tin rằng ông Nguyễn Bá Hân không thể không ghi câu trích dẫn trong cuốn "Văn bia Quán Giá" (và cả Người Làng Giá sẽ lấy làm căn cứ).
Tuy nhiên việc suy đoán trong dân gian là có thực, nhưng không đủ cơ sở khoa học lịch sử. Người viết lại sự tích về tướng công Lý Phục Man (bản quốc ngữ đã nêu cuối cuốn Văn bia Quán Giá) đã không dám đứng tên dưới tài liệu soạn lại của mình mà chỉ viết dạng tài liệu tuyên truyền trong làng.
Đến nay chúng tôi khẳng định: tài liệu về Lý Phục Man có trước những năm 1960 không đủ cơ sở cho ông là Phạm Tu người đứng đầu ban Võ nhà nước Vạn Xuân. Tài liệu về Phạm Tu cũng không thể chứng minh ông là Lý Phục Man.
Theo thần tích của hai làng: Hãy để quê hương của Phạm Tu ở làng Quang Liệt (Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội), Lý Phục Man ở làng Giá (Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội) là một cách làm tôn trọng lịch sử nhất.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Chín, 2009, 09:55:14 pm gửi bởi thapbut » Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #41 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2009, 04:02:42 pm »

Trước hết xin được cám ơn những người lập ra và duy trì hoạt động của Diễn đàn này, theo những thông tin đăng tải, tôi cũng đoán rằng đây chính là Diễn đàn do Viện lịch sử quân sự Việt Nam mở ra.
-----------------------------
 Chúng tôi - những người thành lập ra diễn đàn này - không có cái vinh dự ấy đâu, bạn thapbut ạ! Diễn đàn này được lập nên bới một số người yêu thích lịch sử quân sự và tự hào về truyền thống đánh giặc của dân tộc mà thôi.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2009, 09:56:47 pm »

Nếu quả vậy thì diễn đàn này "nghiệp dư" mà rất hiệu quả, mong sẽ trở thành sân khá rộng của người yêu sử
Logged
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #43 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2009, 11:57:24 pm »

Nếu quả vậy thì diễn đàn này "nghiệp dư" mà rất hiệu quả, mong sẽ trở thành sân khá rộng của người yêu sử

Để mong muốn đó ngày càng được mở rộng phải nhờ rất nhiều vào sự đóng góp, xây dựng của mọi người, trong đó có cả bạn nữa.
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2009, 11:38:56 am »

THỐNG KÊ
những cuốn sách tiếng Việt được xuất bản trong 50 năm gần đây viết về Danh tướng Phạm Tu và Lý Phục Man
(để xem xét vấn đề đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man mới được nêu ra gần đây)
---------------

LTS Thông tin họ Phạm Việt Nam: Gần đây trên một vài Trang web cá nhân (blog) có nêu ra một số lập luận đồng nhất Lão tướng Phạm Tu - Trưởng ban Võ của Nhà nước Vạn Xuân với Phò mã Lý Phục Man tướng quân Triều Lý Nam Đế. Để bạn đọc có thêm thông tin về vấn đề này, chúng tôi xin giới thiệu một thống kê tài liệu của một sĩ quan quân đội rất quan tâm tới vấn đề này, mới chuyển cho chúng tôi. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho bạn đọc thấy rõ việc đồng nhất đề cập đã lâu nhưng chưa được giải quyết.

SÁCH KHÔNG ĐỒNG NHẤT PHẠM TU LÀ LÝ PHỤC MAN

A. Về hệ thống sách giáo khoa lịch sử cho các trường học

- Tất các cuốn sách giáo khoa lịch sử từ trước đến nay (dùng cho các trường PTCS (sách Lịch sử lớp 6) không có bất kỳ cuốn sách nào đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu.

- Tất cả các bài giảng của giáo viên lịch sử trên mạng dùng cho giáo dục http://violet.vn/ có trên 1,5 triệu thành viên với đông đảo đội ngũ giáo viên tham gia, các bài giảng về Khởi nghĩa Lý Bí đều nêu hai nhân vật Phạm Tu và Lý Phục Man riêng biệt.

B. Những cuốn sách nghiên cứu về lịch sử văn hóa Việt Nam xuất bản gần đây

1. “Việt điện u linh tập”, tác giả Lý Tế Xuyên, dịch giả Lê Hữu Mục (lời dẫn nhập viết tại Huế, ngày 24-11-1959) (Lý Tế Xuyên viết cuốn này khoảng năm 1329)

2. “Danh nhân Hà Nội”, (Hội văn nghệ Hà Nội, xuất bản 1973)

3. “Hà Nội nghìn xưa”, (Sở Văn hóa - thông tin Hà Nội, xuất bản 1975)

4. “Lịch sử Việt Nam”, Trương Hữu Quýnh, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1977, Quyển I – tập I
“Lịch sử Việt Nam trước thế kỷ X” quyển I –tập I (Sách bồi dưỡng giáo viên) của tác giả Trương Hữu Quýnh được in lại lần thứ hai do Nxb Giáo dục phát hành năm 1977. Chương thứ tư của cuốn sách (trang 141 đến 153) viết về Khởi nghĩa của Lý Bí và nhà nước Vạn Xuân. Trang 145 viết: năm 543 Phạm Tu đánh Lâm Ấp và năm sau làm tướng võ của nhà nước Vạn Xuân. Trang 146 về người có công trấn áp các lực lượng chưa thuần phục là Phục Man tướng quân – Lý Phục Man, việc trấn áp ấy được thực hiện khi Lý Bí đã lập xong chính quyền – đã thành lập nhà nước Vạn Xuân. Qua cuốn sách này, tác giả đã không đồng nhất hai nhân vật Phạm Tu và Lý Phục Man là một.

5. “Lịch sử Việt Nam”, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1983, tập I,

6. “Đại Nam nhất thông chí”, Nxb. Thuận Hoá, 1992

7. “Từ điển văn hóa Việt Nam”, Nxb. Văn hóa, Hà Nội, 1993

8. “Thành hoàng Việt Nam”, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1997, tập II

9. “Danh tướng Phạm Tu và họ Phạm trong lịch sử”, Phạm Đình Nhân, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1999.

10. “Lịch sử Hà Tĩnh”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập I.

11. “Thiên Nam ngữ lục” ( Thơ Nôm), Biên soạn Nguyễn Thị Lâm, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2001

12. “Thành Hoàng Làng Việt Nam”, Vũ Ngọc Khánh, Nxb. Thanh Niên, 2002

13. “Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh”, Nguyễn Văn Huyên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003, tập I
Contribution à I'estude d'un gesnie tétulaire annamite Ly Phuc Man [Góp phần nghiên cứu một vị thành hoàng Việt Nam: Lý Phục Man], Hanoi.

14. “Danh tướng Phạm Tu (476-545)…”, Phạm Hồng Vũ, Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội, 2003

15. “Danh nhân Hà Nội”, Trần Quốc Vượng, Nxb.Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004

16. “Việt Nam văn minh sử”, Lê Văn Siêu, Nxb. Văn học,2006



17. “Từ Điển Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam” (Bộ Mới), Nguyễn Bá Thế. Nguyễn Q. Thắng, Nxb. Tổng hợp TP.HCM, 2006.



18. “Từ Điển Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam”, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2006

19. “Nguyễn Hãng – tác phẩm”, Biên soạn Nguyễn Văn Toại, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2007 (Nguyễn Hãng sống ở thế kỷ 16)

20. Bộ sách “Họ Phạm trong cộng đồng dân Việt”, 2 tập, gần 1000 trang, Bản thảo do Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam ấn hành nội tộc, Hà Nội, 2007

21. “Việt Nam Các Nhân Vật Lịch Sử - Văn Hóa”, Đinh Xuân Lâm. Trương Hữu Quýnh, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2008

22. “Hà Nội nghìn xưa”, Trần Quốc Vượng. Vũ Tuân Sán, Nxb. Hà Nội, 2009

23. “Thăng Long - Hà Nội một nghìn sự kiện lịch sử”, Chủ biên Vũ Văn Quân, Nxb. Hà Nội, 2009

Và sách Trung Quốc là "Tư trị thông giám" của Tư Mã Quang (q.158) cũng ghi: “Mùa hè tháng tư, vua Lâm Ấp tiến công Lý Bí, viên trưởng của (Lý) Bí là Phạm Tu đã phá quân Lâm ấp ở Cửu Đức”. Tư Mã Quang (tiếng Trung Quốc: 司馬光/司马光; bính âm: Sima Guang; Wade-Giles: Szuma Kuang; 1019–1086), tự Quân Thật 君實, hiệu Vu Tẩu 迂叟, là một nhà sử học, học giả Trung Quốc, thừa tướng thời nhà Tống.).


*
**


SÁCH ĐỒNG NHẤT HAI NHÂN VẬT PHẠM TU VÀ LÝ PHỤC MAN

1. “Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991 .

Cuốn sách ghi: "Phạm Tu quê ở làng Giá, thuộc xã Yên Sở, Huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ông được vua Lý phong chức Phục Man tướng công, đổi theo họ vua là Lý nên cũng gọi là Lý Tu hay Lý Phục Man, lại được vua gả công chúa Phương Dung cho. Mộ và đền thờ ông nay hãy còn di tích tại quê hương ở làng Giá"

2. “Văn bia Quán Giá”, Nguyễn Bá Hân, Nxb. Thế Giới, 1995
Ngoài nội dung 5 văn bia được ghi chữ Nho và dịch công phu (hoàn toàn không có một ý nào đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu), tác giả có kèm tư liệu “Sự tích tướng công Lý Phục Man” từ trang 259-265 được cho là tư liệu lưu tại Phòng Bảo tàng Quán Giá với nguồn tư liệu từ thần phả, văn bia và sử. Việc làm này đã làm mất đi phần nào giá trị của cuốn sách và ảnh hưởng uy tín của người giới thiệu. Do không có giá trị về sử học và xuất xứ không rõ ràng, không thấy tên tác giả, thời gian xuất hiện. Sự tích này đã đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu. Chúng tôi nhận ra đây là tài liệu viết hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ (không phải là tài liệu cổ, chữ Nho) bởi có những câu mang đậm dấu ấn thế kỷ 20, ở trang 262 có câu: “Tin cấp báo về tới Lý Bôn và các bạn chiến đấu của ông.”

3. “Lịch sử quân sự Việt Nam”, GS Trần Quốc Vượng. Lê Đình Sỹ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, Tập II
Cuốn sách này không khẳng định việc có thể đồng nhất hai nhân vật, nhưng trong nhiều chỗ lại dùng thông tin về Lý Phục Man ở các tài liệu khác rồi thay tên Phạm Tu vào, theo kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”

Ngoài ra, chúng tôi nhận được một tin là, còn có một cuốn sách sắp xuất bản: “Thăng Long-Hà Nội những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm”, Lê Đình Sỹ, Nxb. Hà Nội. Và trong buổi họp nghiệm thu bản thảo có ý kiến PGS, TS Nguyễn Văn Nhật là: Một số khái niệm cần thống nhất: Lý Phục Man và Phạm Tu, là một người hay 2 người (Tr.47, 48), …

Hàng loạt sách về Thăng Long - Hà Nội phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long cũng sẽ đề cập đến một nhân vật lịch sử hàng đầu của Thăng Long-Hà Nội xưa đó chính là tướng quân Phạm Tu. Người sinh ra, sống, đánh giặc và hy sinh vì mảnh đất Hà Nội 15 thế kỷ trước.

Ngày 01.10.2009
Tháp Bút

Tài liệu tham khảo
Lão tướng Phạm Tu, GS Lê Văn Lan
Blog Người làng Giá: http://nguyenthedung.vnweblogs.com/
Internet:
http://www.vinabook.com/
http://www.nxbhanoi.com.vn/
http://www.quansuvn.net/
http://www.lichsuvietnam.info/
http://vi.wikipedia.org/


Một số cuốn sách nêu trên
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #45 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2009, 12:18:55 pm »

Để bạn đọc thuận lợi theo dõi chuyên đề này, chúng tôi lập blog sau

http://phamtu-phucman.blogspot.com/

Trân trọng giới thiệu

Tháp Bút
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2009, 11:49:23 pm »

Ebook dạng PDF của chuyên đề này đã có trên blog, tài liệu đã được hệ thống để thấy rõ cơ sở của việc đồng nhất.
chọn
http://phamtu-phucman.blogspot.com/
hoặc
http://hopham.blogspot.com/
Logged
Lanang
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #47 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2009, 02:55:12 am »

Cám ơn sự kiên trì của @thapbut.

Em là em thích nhất đọc nhưng vần thơ bất tận của @Mùa Thu, chuyện tình bộ đội của nhà văn "Lệ đá", cũng như nghiên cứu lịch sử của bác.

Nhờ có bác em mới rõ cụ Lý Phục Man và Phạm Tu là 2 ông, cũng như kiểu cán bộ xã cưỡi trâu lên huyện họp thì mới biết Mác-Lê là 2 ông vậy!

Thật đấy ạ! Chứ hồi giờ em chả biết là có hai ông này, nói chi đến chuyện 2 ông không là 1.
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2009, 10:27:12 am »

Mời quý vị tham khảo tư liệu chính thống từ trang web 1000 năm Thăng Long, nơi hội tụ các tài liệu của những nhà khoa học về các vấn đề liên quan đến Thăng Long - Hà Nội
http://www.thanglonghanoi.gov.vn/
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #49 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2009, 10:50:38 am »

Cám ơn sự kiên trì của @thapbut.

Em là em thích nhất đọc nhưng vần thơ bất tận của @Mùa Thu, chuyện tình bộ đội của nhà văn "Lệ đá", cũng như nghiên cứu lịch sử của bác.

Nhờ có bác em mới rõ cụ Lý Phục Man và Phạm Tu là 2 ông, cũng như kiểu cán bộ xã cưỡi trâu lên huyện họp thì mới biết Mác-Lê là 2 ông vậy!

Thật đấy ạ! Chứ hồi giờ em chả biết là có hai ông này, nói chi đến chuyện 2 ông không là 1.

Em thì biết thêm Các Mác và Mác là 1 người tên Mác chứ không phải các người tên Mác
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM